Thứ Bảy, 10 tháng 8, 2013

không có thế giới siêu hình 3

Chúng tôi xin giới thiệu một câu chuyện nữa mà người đời không hiểu cho là mầu nhiệm:
Nhà siêu ngoại cảm Vanga là một nữ tiên tri người Bungari đã làm cả thế giới phải ngưỡng mộ lên khuôn mặt, với đôi mắt không nhìn thấy ánh sáng của bà, như vậy bà Vanga là một người mù.
Một người cháu của bà thuật lại: "Mỗi khi bà tiên tri một việc gì thì măt bà tự nhiên tái nhợt, miệng thôt ra những điêu khó hiểu, giọng nói bỗng to lên một cách không tự nhiên, tiếng nói không giông bà, thậm chí đây đe dọa, làm chúng tôi kinh ngạc vì cái sức nào đó tiêm ẩn trong bà."
Quý vị lưu ý lời thuật lại ở trên của người cháu bà, khi bà Vanga muốn tiên tri một điều gì thì toàn thân bà không còn bình thường, giống như có ai nhập xác bà. Theo chúng tôi hiểu không có ai nhập xác bà cả mà chỉ có Tưởng Uẩn của bà hoạt động. Cho nên tất cả những hiện tượng gọi là tâm linh đều hoàn toàn do Tưởng Uẩn mà chỉ có Phật giáo mới vạch trần bộ mặt tâm linh mầu nhiệm của thế giới siêu hình.
CÔ GÁI CÓ ĐÔI MẮT THẦN KỲ
Nữ bác sĩ quân y Trịnh Tường Linh mới 23 tuổi, người Thiểm Tây Trung Quốc có đôi mắt thần kỳ mà không ai lý giải nổi, nhìn cành hoa thì cành hoa đứt ngang, nhìn cá thì cá chết.
Dùng tai đọc chữ, nếu ai viết một tờ giấy rồi xếp lại nhét vào tai Tường Linh thì Tường Linh đọc không sai chữ nào cả.
Dùng đôi mắt nối được chỉ đứt, kim gãy và cũng đôi mắt đó nhìn thì kim gãy và chỉ lại bị đứt.
Dùng đôi mắt khám bệnh, Trịnh Tường Linh đã khám bệnh cho 4 vạn người. Bệnh nhân thuộc mười mấy tỉnh thành ở Trung Quốc đã mời cô hội chẩn.
Dùng đôi mắt khám thai nhi như máy X quang, như máy siêu âm B và máy rà quét CD.
Ở đây chúng ta thấy rất rõ, nếu mọi người không hiểu biết đều cho tai và mắt Tường Linh là mầu nhiệm, nhưng sự thât không có mầu nhiệm chút nào cả, chỉ Tưởng Uẩn của Tường Linh hoạt đông ở tai, ở mắt thì việc làm như trên của Tường Linh làm rất dễ dàng.
Trên đời này không có gì mầu nhiệm vì thân người có năm uẩn đầy đủ khả năng làm bất cứ việc gì, nhưng năm uẩn có chịu làm việc hay không, nếu chịu làm việc thì người nào cũng giống như người nào. Người ta chỉ thấy có người làm được và có người không làm được, vì thế mà mọi người mới cho nó là mầu nhiệm.
Tất cả mọi sự mầu nhiệm chẳng qua chỉ là Tưởng Uẩn hoạt động mà thôi.
Chúng tôi xin kể lại một số người có khả năng tưởng uẩn hoạt động như
sau:
1-  Cháu Bích Hằng người Việt Nam đã nổi tiếng là nhà ngoại cảm có một cảm nhân chính xác tìm hài cốt liệt sĩ.
2-  Bà Vanga người Bungari có đôi mắt không bị thời gian ngăn cách.
3-  Trịnh Tường Linh người Trung Quốc có đôi lỗ tai nghe chữ, có đôi mắt nhâp định đã cắt đứt cành hoa, nối chỉ và nối kim bị gãy, nhìn cá cá chết.
4-  Ông B.Kajinxki người Liên Xô (cũ) có ý thức giao cảm với mọi việc xảy ra (thần giao cách cảm).
5-  Trung sĩ Ivan Petrov người Liên Xô (cũ) nằm mộng thấy mọi việc xảy ra đúng như thât.
6-  Ông Nguyễn Văn Chiều chữa bệnh bằng đôi tay, khi bị điện cao thế giât tưởng ông đã chết vì cơ thể bị bỏng nặng, nhưng khi ông tĩnh lại được và dùng đôi tay của mình vuốt các vết bỏng liền phục hồi lại như xưa. Ông Chiều cũng nghe được những âm thanh của những người đã chết.
7-   Nguyễn Thị Hằng được hồn liệt sĩ Nguyễn Văn Tự nhập vào dẫn tìm hài cốt anh ta.
8-   Trương Thị Phước nằm mộng thấy đúng như thật.
9-   Em trai liệt sĩ Nghiêm Xuân Phú theo giấc mộng tìm hài cốt của anh.
10-   Hài cốt Nguyễn Bá Hòa được một người bạn đồng đội 13 lần đi vào Nam tìm kiếm, đó là bác sỹ Trần Văn Bản.
11-   Đỗ Bá Hiệp có khả năng tìm hài cốt như cháu B.H. Tìm hài cốt người con cho bà mẹ Mỹ.
12-   Phạm Văn Mẫn có khả năng tìm hài cốt như cháu B.H.
20-   Một cháu gái bé khi thấy bộ hài cốt liệt sĩ được người cha dấu trong khóm chuối hoảng hồn ngất xỉu, khi tỉnh dậy cháu bé như người mất hồn giống như người lên đồng nhập xác.
21-   Nguyễn Văn Liên người tỉnh Hải Dương thường ngồi tại nhà dùng Tưởng Uẩn của mình giao cảm chỉ cho những người thân của các liệt sĩ đi tìm hài cốt, tìm đâu được đấy. Ngay cả giữa thành phố Hà Nội ông chỉ cho những người thân tìm hài cốt những người đã bị giặc Pháp sát hại trong nhà giam Hỏa Lò.
22-   Năm Chiến tức là Bùi Đăng Chiến người Thăng Bình (Quảng Nam - Đà Nẵng), ông đã từng đảm nhiệm những chức vụ như: phó Bí thư Huyện đoàn; Trưởng công an xã, vào năm 38 tuổi ông bị một cơn bệnh thập tử nhất sinh. Hai năm sau bệnh tật qua khỏi, bỗng một hôm ông bị "nhập đồng" và tìm được nơi chôn người chết dưới lớp đất sâu. Sau này trước khi mỗi lần tìm hài cốt ông phải thắp nhang, lâm râm khấn khứa... Rồi lặng người theo kiểu "nhập đồng" mới chỉ mọi người tìm hài cốt.
Đây là một hiện tượng ngoại cảm, đó là cách thức để Tưởng Uẩn hoạt động. Cho nên ngoài Tưởng Uẩn con người không có cách thức nào giao cảm với các từ trường người còn sống cũng như người đã chết.
23-   Nguyễn Thị Nghi người tỉnh Hải Dương chữa được bệnh điên, bệnh mắt, tìm xác người chết bị mất tích, tìm mộ bị thất lạc. Cô chỉ ngồi tại nhà mà hướng dẫn mọi người bằng khả năng của mình qua chiếc đĩa cũ và hai đồng tiền xu để gieo quẻ âm dương như những ông thầy bói ở nơi đền thờ Bà Chúa Xứ, Trần Hưng Đạo, Quan Thánh Đế Quân, Bà Chúa Tiên, Bà Đen v.v... Đó cũng là một hành động đánh thức Tưởng Uẩn hoạt động.
24-   Phạm Ngọc Hiền dùng con lắc để tìm hài cốt liệt sĩ, có khi dùng quả trứng vịt còn sống đặt trên đầu đũa. Con lắc và đầu đũa đều có một lực hút, vậy lực hút từ đâu mà có. Có phải từ hài cốt liệt sĩ không? Ngoài Phạm Ngọc Hiền thì mọi người dùng con lắc và đầu đũa sao không có sức hút. Như vậy rõ ràng không có linh hồn người chết mà lực hút đó có từ anh Phạm Ngọc Hiền. Lực hút của anh Phạm Ngọc Hiền do đâu mà có?
Lực hút của anh Phạm Ngọc Hiền do từ Tưởng Uẩn của anh hoạt động mà có. Do sự hoạt động này tác động vào sáu căn của con người mà mọi người không biết nên mới gọi là Tâm Linh Mầu Nhiệm.

Ngày 20 - 07 - 2003, khi tới trường Trưng Vương (Hà Nội) công tác, bằng khả năng đặc biệt của mình, Phan Bích Hằng - người từ lâu được coi là nhà ngoại cảm tài năng đã phát hiện ít nhất chừng 7, 8 bộ hài cốt vẫn còn nằm dưới lòng đất trong khuôn viên trường, đồng thời xác định cả tên và vị trí nằm của 3 bộ hài cốt nói trên. Chị đã đề nghị với trường, khi nào có điều kiện, những hài cốt này sẽ được khai quật.
Dịp may đó đã đến khi dự án cải tạo nâng cấp trường được chính thức phê duyệt và thi công. Ngày 15 - 9 - 2004, ba bộ hài cốt nói trên đã được tìm thấy ở đúng vị trí chị đã xác định, với những đặc điểm đúng như nhận định ban đầu của chị.
Ngay sau khi phát hiện ra hài cốt (mà Bích Hằng khẳng định là của chiến sĩ cảm tử trong trận 60 ngày đêm chiến đấu bảo vệ Thủ đô mùa Đông năm 1946), Bích Hằng đã báo cho Trung tâm Nghiên cứu Tiềm năng đặc biệt của Con người, nơi chị đang là cộng tác viên.
Vấn đề này, giáo sư Đào Vọng Đức (Giám đốc Trung tâm) và nhà văn - tiến sỹ - Thiếu tướng Chu Phác (Chủ nhiệm Bộ môn) trước đó đã cử ba nhà ngoại cảm khác với tính chất độc lập trắc nghiệm. Tất cả đều xác nhận thông tin này là chính xác.
Nhưng trớ trêu thay, theo bản sơ đồ của Bích Hằng và ba nhà ngoại cảm kia thì vị trí của ba bộ hài cốt lại nằm ngay dưới chân cầu thang nhà C (còn gọi là dãy Côn Sơn - giáp đường Lý Thường Kiệt), không thể vì lý do đó mà khai quật
được.
Cho mãi tới ngày 15 - 9 - 2004, trường Trưng Vương chính thức bàn giao mặt bằng để khởi công. Theo hình thức xây cuốn chiếu nên dãy nhà Côn Sơn được phá dỡ trước. Ngay sau đó, Trung tâm Nghiên cứu Tiềm năng đặc biệt của con người và Phan Bích Hằng đã có cuộc trao đổi với nhà trường và bên thi công, đề nghị được tìm kiếm hài cốt nói trên. Ngay trong hai ngày khai quật đầu tiên (23 và 24 / 9) ở đây đã tìm được hai^ bộ hài cốt và tối 25 / 9 là bộ hài cốt thứ 3 ở đúng vị trí trong sơ đồ của Bích Hằng đã khẳng định. Đông đảo đại diện các cấp ngành, cùng các thầy cô giáo Trường THCS Trưng Vương đã chứng kiến việc làm trên.
Điều đặc biệt là mặc dù những bộ hài cốt đã khá mủn, nhưng các đặc điểm nhận dạng trên từng bộ đều khớp với những tình tiết mô tả của Bích Hằng một năm trước đó như: ông D. là người hy sinh đầu tiên. Hài cốt của ông D. bị mất sọ khi ông vừa nhô người lên khỏi giao thông hào thì bị pháo địch phạt ngang, đồng đội thương ông nên trước khi chôn đã lấy chiếc bát (loại Bát Tràng thời đó có đáy bằng, thành đứng) úp lên cổ (hiện hay chiếc bát đó được đặt trong tiểu cùng hài cốt có tên là D). Bích Hằng còn cho biết chị đã "nói chuyện" và biết được tên và chức danh của ba người hy sinh, nay là ba bộ hài cốt nói trên, đó là Phan Hào (còn gọi là Hào Professeur) - trung đội trưởng, Nguyễn Văn Dư (còn gọi là Dư đen, Dư còi) là trung đội phó, chính trị viên và Nguyễn Văn Đẳng. Cả ba đều thuộc Trung đội 1, Đại đội 1, Tiểu đoàn 77, hy sinh ngày 21-12-1946.
Ông Hàn Thụy Vũ - đại tá, hiện là phó trưởng bộ môn Cân Tâm lý, nguyên phóng viên báo Quân đội nhân dân, trước đây cũng là chiến sĩ Trung đoàn 48 - Trung đoàn Thăng Long (hai trung đoàn của Hà Nội là Thủ đô và Thăng Long) xác nhân: Về tiểu sử trung đội trưởng Phan Hào đã được nhắc đến trong cuốn lịch sử 60 ngày đêm toàn quốc kháng chiến.
"Trung đội của ông Hào còn được gọi là Tiếp hoàn quân, chọn lọc toàn những trí thức, giỏi tiếng Pháp. Đêm 19 rạng ngày 20, các lực lượng vũ trang, nhân dân thủ đô Hà Nội và các thành phố nổ súng chiến đấu - toàn quốc bước vào cuộc kháng chiến chống thực dân Pháp xâm lược. Ngày 20 / 12, Chủ tịch H'ô Chí Minh kêu gọi toàn quốc kháng chiến. Cũng trong ngày 20 / 12 / 1946, bộ đội ta và quân Pháp giao tranh ở Tòa thị chính (tức UBND thành phố Hà Nội ngày nay), Bưu điện và Bắc Bộ phủ. Các chiến sỹ của ta tuy lực mỏng nhưng đã dũng cảm ngăn cản được nhiều đợt tấn công của giặc Pháp, cầm cự được 01 ngày để cho nhân dân và bộ đội chủ lực rút qua cầu Long Biên về chiến khu an toàn.
Đến ngày 21-12-1946, địch tăng cường lực lượng viện binh nên đã chiếm được một số chốt, trong đó có chốt ở Trường THCS Trưng Vương. Và ba ông Hào, Dư, Đẳng có thể đã hy sinh trong ngày 21-12" (Theo báo Hà Nội Mới điện
tử 15 / 11 / 2O04).
Chuyện có thât ở trường Trưng Vương do cháu Bích Hằng giao cảm hướng dẫn lấy hài cốt là một sự thât, nhưng chúng ta phải xác định cháu Bích Hằng làm sao lại có khả năng đó mà mọi người khác không có, không làm được.
Qua câu chuyện tìm hài cốt cô Khang em gái của giáo sư Trần Phương chúng tôi đã xác định rất rõ ràng. Cháu Bích Hằng có khả năng đó được là nhờ Tưởng Uẩn của cháu hoạt động. Tưởng Uẩn của cháu hoạt động là nhờ nọc độc chó dại. Cháu không chết mà lại có sự giao cảm với các từ trường bên ngoài bằng hình thức như linh hồn người chết nhâp và nói chuyện với cháu. Toàn bộ những sự việc này xảy ra đều do năng lực Tưởng Uẩn của cháu.
These are the pictures of St.Bernadette who died 122 years ago in Lourdes, France and was buried, her body was only discovered 30 years ago after the church officials decided to examine her body. Her body is still fresh until today and if you ever go to Lourdes , France you can see her body in the church in Lourdes . Her body does not decay because during her lifetime, the


mother of Jesus would always appear to her and give messages and advice to all mankind on the right way to live on this earth.


(Đâyl Những bức tranh của nữ thánh Bernadette đã chết cách đây 122 năm tại Lourdes, nước Pháp và được chôn, xác của cô chỉ được khám phá cách đây 30 năm sau khi người của nhà thờ quyết định khám tử thi. Xác của cô vẫn còn tươi tới tận nay và nếu có dịp rảnh tới thăm Lourdes, nước Pháp bạn có thể thấy thi thể của cô trong nhà thờ tại Lourdes. Xác của cô không thôi rữa bởi vì trong thời gian cô _ còn sông, mẹ của chúa Jesus đã hiện ra với cô và cho cô những tín nhắn cùng lời khuyên đến nhân loại sông đúng có đạo đức trên trái đất này.)
Many miracles have taken place in this place of Lourdes and still do until today.These pictures show her body after 122 years.
(Nhiều hiện tượng lạ đã diễn ra tại chỗ này của Lourdes và cho tới tận ngày nay. Những bức tranh này cho thấy xác cô sau 122 năm).


Nhìn xác chết của cô Bernadette cách đây 122 năm mà vẫn còn tươi như người đang ngủ. Tại sao một người chết cơ thể không bị vi khuẩn hủy hoại mà lại còn tươi như người đang ngủ?
Thân xác ấy còn lưu giữ tại nhà thờ Lourdes ở bên Pháp. Đây là một bằng chứng cụ thể mà không ai lý giải dù các nhà khoa học cũng không giải thích được. Vậy có bàn tay thần thánh nào đã giúp cho thân xác của cô Bernadette không hư hoại?
Muốn biết rõ điều này chúng ta hãy đọc câu chuyện kể về đời sống của cô Bernadette thì thấy rất rõ không có bàn tay nào cả mà chỉ có tưởng uẩn của cô đã giữ gìn thân xác suốt 122 năm. Thật là tưởng uẩn của mỗi con người đã làm nên những phép mầu kỳ diệu mà không ai ngờ được. Nếu một người nào biết cách tu tập làm cho tưởng uẩn hoạt động thì trong cuộc đời không còn có một sự việc gì xảy ra mà người ta gọi là mầu nhiệm hay là tâm linh nữa


Thiêu nữ Bernadete
Vậy chúng tôi xin mời quý vị tiếp tục đọc "Vài sự kiên về cuộc đời thôn nữ Bernadette" do Đức Long thuật lại như sau: "VietCatholic News (Thứ Tư 26 / 03 / 2008 10 : 46)
Bernadette sinh ngày 7 tháng 01 năm 1844 trong căn nhà kinh doanh máy xay bột ông Boly, đến tháng 02 năm 1856, gia đình dọn về ở căn phòng "Cachot", Cachot là phòng giam nhà tù xưa. Từ ngày 11 tháng 02 đến 16 tháng 06 năm 1858, Đức Mẹ đã hiện ra 18 lần với Bernadette. Ngày 18 tháng 01 năm 1862, Đức Cha Laurence, giám mục giáo phân Tarbes công nhân sự thât Đức Mẹ hiện ra. Ngày 04 tháng 07 năm 1866, Bernadette xin vào Dòng thánh Gilard, dòng nữ tu Bác Ái ở Nevers. Ngày 30 tháng 10 năm 1867, Bernadette tuyên khấn và lấy tên là chị Marie-Bernard. Tháng 09 năm 1874, Bernadette ngã chứng bệnh hen kinh niên, và mất ngày 16 tháng 04 năm 1879. Ngày 08 tháng 12 năm 1933 được Đức Thánh Cha Piô XI phong thánh.
Gia đình Bernadette rất nghèo. Cha là chủ tiệm một máy xay, bị phá sản, gia đình sống dựa vào những công việc nhỏ nhặt. Họ ở trong căn nhà tù cũ được cải dụng bởi vì nhà tù này trước đây tối tăm và hại cho sức khỏe. Họ có bốn người con, đêm ngủ chung một giường. 14 tuổi mà Bernadette chẳng hề biết đọc, chỉ biết nói tiếng thổ ngữ (bigourdan).
Lúc xưng tội với cha Pomain, cha phó xứ, Bernadette thú nhân với Ngài rằng: "có một người nữ trẻ xinh đẹp ...". Anne Bernet, người viết tiểu sử thánh nhân Bernadette, nhân xét: "mọi người luôn có những lời lẽ thiếu tế nhị và nhã nhặn với Bernadette"(1). Khi sự kiện được tiết lộ, hàng trăm người dẫn Bernadette đến núi đá Massabielle và hỏi "Bà là ai?". Ngày 25 tháng ba, người nữ trả lời: "Que soy era Immaculada Conception" (Ta là Đấng vô nhiễm nguyên tôi). Bốn năm trước đó, Đức Giáo Hoàng Piô IX đã công bố tín điều vô nhiễm nguyên tội, nhưng tín điều này chưa được thông dụng đối với tín hữu công giáo lúc bấy giờ, Bernadette cũng không hiểu ý nghĩa tín điều đó. Vì bệnh hen kinh niên, Bernadette được ở nội trú tại nhà dưỡng lão Lỗ Đức, sau đó vào Dòng nữ tu Bác Ái ở Nervers, chị mất tại đây năm 1879, ở tuổi 35, Bernadette được phong hiển thánh năm 1925 và phong thánh năm 1933. Người Nữ xinh đẹp và Bernadette trong những lần hiện ra
Từ ngày 11 tháng 02 đến ngày 16 tháng 06 năm 18588, Đức Trinh Nữ hiện ra với Bernadette 18 fân. Những lần hiện ra không ai thấy Người, ngoài Bernadette. Lần hiện ra sau cùng, ngày 16 tháng 06, Bernadette không đến hang núi đá, vì bị cấm vào hang, cô sang bên kia bờ sông Gave (đối diện hang núi đá). "Chưa bao giờ tôi thấy Người đẹp đến thế", Bernadette cho biết.
Cảnh tượng diễn ra dưới triều đại vua nước Pháp Napoléon III, tại Lỗ Đức, thị trấn miền Pyréné. Ngày 11 tháng hai năm 1858, Bernadette Soubious, lúc đó còn là một thiếu nữ rất trẻ, đi nhặt củi cùng với em gái và một cô bạn, bên bờ sông Gave, ở chân núi đá Massabielle có một cái hang, phía trên có một lỗ (tiếng Pháp: anfractuosité), theo giải thích: lỗ là nơi, chỉ địa điểm hiện ra, Đức chỉ danh nhân, là tên Đức Mẹ. Hai từ này ghép lại thành địa danh "Lỗ Đức". Từ nơi tăm tối ẩm ướt này, một tia sáng khác thường phát ra thu hút sự chú ý Bernadette, và cô thấy một "người nữ trẻ xinh đẹp" hiện ra.
1.   Lần hiên ra thứ nhất, thứ 5 ngày 11 tháng 02, Bernadette kể lại rằng: "Người Nữ ấy mặc áo trắng dài, đâu đội khăn trùm trắng, lưng thắt đai xanh dương và trên đôi chân có bông hông màu vàng." Hai cô bé kia thì không thấy gì. Bernadette làm dấu thánh giá và lần hạt với Đấng hiện ra. Sau khi đọc kinh, Người biến mất.
2.   Lần thứ hai, chủ nhật ngày 14 tháng 02. Bernadette cảm nhận được sức mạnh nội tâm thôi thúc cô đến hang đá, dù cha mẹ cấm đoán. Năn nỉ mãi cha mẹ cho phép đến hang đá. Sau khi đọc xong một chục hạt, Bernadette thấy Người xuất hiện, Bernadette rảy nước thánh và đọc kinh lần hạt với Người. Người Nữ cười và bái đầu. Khi đọc kinh xong, Người Nữ lại đi mất.
3.    Lần thứ ba, thứ 5 ngày 18 tháng 02. Bernadette đọc kinh lần hạt với Người và hỏi tên Người: "Chị có thể cho biết tên?". Người Nữ trả lời: "Không cần thiết đâu", Người nói với Bernadette "Con muôn làm vinh danh Ta tại chôn này trong 15 ngày? Ta không hứa làm cho con hạnh phúc ở thế gian này, nhưng thế gian khác".
4.   Lần hiên ra thứ tư, thứ 6 ngày 19 tháng 02. Bernadette đọc kinh lần chuỗi với Người, nến thắp sáng trong tay. Phong tục thắp nến dâng Đức Mẹ có từ đây.
5.   Lần thứ 5, ngày 20 tháng 02, Đức Trinh Nữ dạy Bernadette đọc kinh riêng. Sau đó Người biến mất, khiến Bernadette mang nỗi buồn man mác.
6.   Lần thứ 6, ngày 21 tháng 02. Người Nữ hiện ra với Bernadette từ sáng sớm. Sau đó, cha Pène và viên cảnh sát Jacomet chất vấn Bernadette. Viên cảnh sát bắt Bernadette kể lại điều cô đã thấy. Cô bé nói với ông ta bằng tiếng thổ ngữ "Aquero" nghĩa là điều lạ "Bernadette lân chuỗi với Người Nữ."
7.   Lần thứ 7 vào ngày 23 tháng 02, Bernadette đang đọc kinh, thì Người hiện ra.
8.   Lần thứ 8, thứ tư, 22 tháng 02, Người Nữ ban sứ điệp sám hối: "Hãy sám hôi! Ăn năn! Hãy đền tội! Hãy câu cùng Chúa cho kẻ có tôi. Hãy hôn lên đất để kẻ tội lỗi biết sám hôi."
9.   Lần hiên ra thứ 9, vào thứ 5 ngày 25 tháng 02. Đám đông nói với Bernadette: "Cô có biết rằng nói ra những điều vậy người ta cho rằng cô điên?". Bernadette trả lời: "Người Nữ bảo tôi uông nước suôi... Tôi chỉ tìm được ít nước bùn, Người bảo tôi ăn cỏ gân nguôn nước, thế rôi Người biến mất và tôi đi luôn". Người Nữ khuyên: "Con hãy uông nước và tắm nước suôi này. Hãy ăn cỏ nơi đây".


10.   Lần thứ 10 & 11 vào thứ bảy và chủ nhật 27 tháng 02. Bernadette uống nước suối và làm cử chỉ sám hối. Ngày 28, hơn 1000 người tham dự cuộc nhập định "extase", Bernadette cầu nguyện, hôn lên đất và bò bằng đầu gối. Sau đó Bernadette bi đưa về nhà ông thẩm phán Ribes, bị dọa bỏ tù.
12.   Lần thứ 12 vào thứ hai, ngày 01 tháng 02, hơn 1500 người trong đó có một linh mục bao quanh Bernadette tại hang đá Lỗ Đức. Ban đêm, một cô bạn sở tại, tên Cathrine Latapie, đến hang đá nhúng tay vào suối nước, tay của cô liền cử động được.
13.   Lần thứ 13 vào thứ 3, ngày 02 tháng 03. Người Nữ giao cho Bernadette đem sứ điệp cho các linh mục. Người nói: "Hãy đi nói với các cha đến đây rước kiệu và xây dựng tại đây một ngôi nhà nguyện". Bernadette nói điều đó với cha Peyramale quản xứ Lỗ Đức. Cha Peyramale chỉ muốn biết một điều: "Nếu Người thực sự muốn một nhà nguyện thì mong cho biết tên Người và cho hoa hồng nở ở hang đá". Sau đó, có minh chứng cho thấy, vào giữa đông mà hoa hồng ở hang đá vẫn nở.
14.   Lần hiên ra thứ 14, vào thứ 3 ngày 03 tháng 03. Từ 7 giờ sáng, đã có mặt hơn 3000 người. Bernadette đến Lỗ Đức nhũng không thấy hiện ra. Sau khi tan trường, cô nhận thấy trong thâm tâm có tiếng gọi của Người Nữ, liền tới hang đá và hỏi tên Người Nữ, Người Nữ trả lời bằng một nụ cười.
15.   Lần thứ 15, vào thứ 5, ngày 04 tháng 03. Đám đông khoảng 8000 người chờ đợi phép lạ, hết một chục hạt vẫn thấy im lặng. Vị cha xứ Peyramale cắm trại tại chỗ, trong 20 ngày, Bernadette không đến hang đá.
16.   Lần thứ 16 vào thứ 5 ngày 25 tháng 03. Tên của Người được biểu lộ, nhưng hoa hồng trên chân Người Nữ không nở như những lần hiện ra trước. Người ngước mắt lên trời cầu nguyện, đôi tay giăng hướng xuống đất và nói: "Ta là Đấng Vô Nhiễm". Bernadette thấy vậy, liền chạy đi nói lại với mọi người điều cô thấy mà không thể hiểu. Những lời tường thuật của Bernadette làm cho vị cha xứ Peyramale vốn dũng cảm cũng phải bối rối.
17.   Lần thứ 17, vào thứ tư ngày 07 tháng 04. Bernadette cầm nến sáng trong tay. Lửa cháy trên bàn tay mà không bị bỏng. Sự kiện ngay lập tức được bác sỹ Bouzous ghi nhận.
18.   Lần cuối cùng vào thứ 6 ngày 16 tháng 06, Bernadette cảm nhận được tiếng gọi huyền bí ở Lỗ Đức, nhưng vì cấm vào hang đá, nên cô sang phía bên kia bờ sông, đi trên đồng cỏ Ribère, đối diện với sông Gave, thấy Đức Trinh Nữ "xinh đẹp hơn bao giờ hết".
Ngay từ đầu, theo chân thánh nữ Bernadette, các người bệnh tật vội vàng về Lỗ Đức, họ cho biết được lành bệnh. Giáo Hội tỏ ra thận trọng vấn đề này: trong 150 năm qua, Giáo Hội chỉ mới công nhận 67 phép lạ, mặc dù phòng y tế trong tâm Lỗ Đức ghi nhận đă có 2000 trường hợp lành bệnh không thể giải thích được. (1) "Anne Bernet, Bernadette, Tempus", p. 384 ) (Nguồn: Asomption & oeuvres và báo Figaro)
Đức Long
Qua câu chuyện về thánh nữ Bernadette, con biết rằng khi còn sống tưởng uẩn của bà làm việc cho nên bà có những hiện tượng lạ là thấy được mẹ của chúa Jesus và làm được nhiều hiện tượng lạ khác. Nhưng con cũng vì tò mò xin Thầy giải thích thêm cho rõ. Cám ơn Thầy. Kim Quang
1-   Khi một người chết mà thân xác còn tươi như vậy là họ do tu tập pháp gì mà có?
Đáp: Khi một người chết mà thân xác còn tươi như vậy là do họ tu tập Tưởng Pháp. Ở đây cô Bernadette do lòng tin tuyệt đối nên tưởng cô hoạt động chớ không phải do tu tập.
Tưởng cô Bernadette đã 18 lần hoạt động và như vậy tưởng cô rất dễ xử dụng khi cô muốn là nó hoạt động. Đọc trong bài chúng ta thấy rất rõ như: lửa cháy trên bàn tay mà không bị phỏng, Đức Trinh Nữ hiện ra nhiều lần cô đã thấy qua tưởng.
Người nào muốn luyện tưởng hoạt động thì dùng tưởng hơi thở từ trên đầu đi xuống chân rồi từ chân đi vòng ra sau lưng rồi chạy theo xương sống trở lên đầu và hơi thở cứ đi vòng tròn như vậy gọi là chuyển pháp luân. Đó là luyện tưởng hơi thở.
Khi ức chế ý thức không cho niệm khởi như Thiền Đông Độ biết vọng liền buông, tham thoại đầu, tham công án v.v..., đó là tu tập về tưởng không, người này tu tập như vậy sẽ nhập vào Không Vô Biên Xứ Tưởng. Khi người này nhập vào không vô biên xứ tưởng rồi bỏ thân xác thì thân xác người này còn nguyên vẹn không tan rã hôi thối.
2-   Người theo đạo thiên chúa không có tu định, vậy tại sao họ lại có thể để lại thân xác như vậy? Bằng cách nào tưởng của họ hoạt động? Do quá tin vào có thiên chúa chăng?
Đáp: Tưởng do lòng tin vào Thiên Chúa, tưởng cô Bernadette hoạt động. Nhờ tưởng hoạt động nên thân xác cô không hư hoại.
3-   Có phải tưởng của họ đang hoạt động cho nên thân xác không hủy hoại?
Đáp: Đúng vậy, tưởng của cô Bernadette đang hoạt động nên thân xác cô không hủy hoại
4-   Những người có thân xác như vậy đã tái sanh chưa? Hay có phải tái sanh không?
Đáp: Việc tái sinh không liên hệ với thân xác người chết. Khi người vừa tắt thở là nghiệp của người ấy tương ưng đã tái sinh làm một người khác rồi. Nghiệp cô Bernadette đã tái sinh làm một người khác, còn thân xác cô không hư hoại là do tưởng uẩn trong thân cô hoạt động bảo vệ nên thân xác cô giống như người đang ngủ, một giấc ngủ dài 122 năm và còn tiếp tục nữa nếu tưởng uẩn cô còn hoạt động. Tưởng uẩn trong con người là một pháp mầu, là một điều kỳ lạ mà người nào cũng có, nhưng người có tưởng hoạt động và người có tưởng chưa hoạt động. Vì thế mà mọi người không biết nên cho là pháp mầu, cho là những điều kỳ lạ.
6-   Có những hiện tượng lạ nói rằng nhiêu người bị bệnh viếng thăm bà thì được chữa khỏi bệnh? Điêu đó được giải thích như thế nào?
Đáp: Đã nói đến tưởng thì trị bệnh cho người khác là một việc dễ dàng, chỉ cần hai tưởng tương ưng nhau trong một từ trường thì người có bệnh sẽ lần lần hết bệnh. Cho nên có người bệnh đến thăm thân xác cô Bernadette là về nhà hết bệnh, nhưng có người lại không hết bệnh. Đó là tưởng người bệnh tương ứng với tưởng của cô Bernadette đang hoạt động để bảo vệ thân xác cô.
7-   Có cách nào làm cho thân xác đang tươi như vậy tan rã không? Hay là cứ để theo thời gian sẽ tan rã?
Đáp: Chỉ cần một người nhâp vào Thức Vô Biên Xứ Tưởng thì sẽ bắt gặp tưởng thức của cô Bernadette và giúp tưởng thức cô ngưng họat động thì thân xác cô tan rã tức khắc.
Còn nếu để tưởng thức của cô Bernadette hoạt động thì thân xác cô không bao giờ tan rã.
"Một vị Tăng ở Tây Tạng đã nói cuộc đời chỉ là một sân khấu. Diễn tại sân khấu này đóng vai một người nghèo khó, nhưng ở một sân khấu khác, người đó lại hóa thân thành vị công tử, có thể là do sự lựa chọn vai diễn của người đó."
Lời nói của vị Tăng Tây Tạng chứng tỏ ông ta chẳng biết gì về Phât giáo. Ông nói theo sự truyền thừa thuyết Linh Hồn Đi Tái Sanh của loài người từ xưa đến nay, chứng tỏ các vị Tăng Tây Tạng chỉ mang hình thức Tăng chớ thât sự không phải là tu sĩ Phât giáo. Các Ngài đang theo tu theo ngoại đạo Bà La Môn nhưng mượn danh là Tăng sĩ Phât giáo để lừa đọc giả.
Phât giáo thì cấm các đệ tử của mình không nên thị hiện thần thông còn các ông Lạt Ma thì chuyên luyện thần chú để thể hiện cầu vòng, biết chuyện quá khứ vị lai của người khác để làm cho mọi người phục mình. Vì thế nói đến Tây Tạng thì người ta kèm theo danh từ Huyền Bí. Có những tác giả họ hiểu như thế nào xứ Tây Tạng mà dám ghép Tây Tạng Đất Phật Huyền Bí. Trong khi Đức Phật sinh ra ở Ấn Độ, còn các sư Tây Tạng tu hành có làm chủ bốn sự đau khổ chưa?, mà dám cho Tây Tạng Đất Phật Huyền Bí.
Tu thành Phật cũng giống như một người bình thường, có gì huyền bí đâu?
Các sư Tây Tạng cũng sợ chết như mọi người, khi Trung Quốc qua xâm chiếm đất nước này thì các ông Lạt Ma chạy trốn sang bên Mỹ.
Khi Trung Quốc đặt nền cai trị đất nước này, biến đất nước này thành một nơi du lịch của Trung Quốc, muốn quyến rũ du khích đông đảo nên đặt cho cái tên đầy hấp dẫn "Tây Tạng Huyền Bí", nghe cái tên ai cũng muốn đến đó tham quan một lần, nhưng các ông Lạt Ma tu hành như các sư thầy ở Việt Nam có khác chỗ nào đâu.
Có ông Lạt Ma nào tu tập làm chủ bốn sự đau khổ: Sinh, Già, Bệnh, Chết
chưa?
Vậy mà huyến bí để làm gì hay để quyến rũ những người hiếu kỳ. Huyền bí để xây dựng thế giới siêu hình, để xây dựng một Linh Hồn bất diệt, để đi ngược lại lời dạy của Đức Phật, để diệt nền đạo đức nhân bản - nhân quả của loài người.
Đừng lấy các sư Tây Tạng mà xây dựng thành một đất nước Huyền Bí, vì các sư Tây Tạng tu hành có ra có tới đâu, chỉ đọc thần chú hiện cầu vòng để lừa bịp thiên hạ. Tu hành mà lừa gạt mọi người như vậy thì tự các Ngài Lạt Ma rất xấu hổ cho người trước đã làm mà người sau phải chịu lấy tiếng xấu muôn đời.
Chúng ta ai cũng biết Phật giáo đã xác định rõ ràng: "Con người có thân ngũ uẩn là do nghiệp thiện ác. Như vậy Nghiệp Thiện Ác Đi Tái Sinh chớ đâu phải Linh Hồn đi tái sinh.
Nếu quả có Linh Hồn đi tái sinh thì Linh Hồn đâu có ngu dại điên khùng mà chọn chỗ nghèo, chỗ con bò, con heo, con gà, con vịt, con cá, con tôm, con trùng, con dế v.v... mà tái sinh. Phải không quý vị?
Nếu có Linh Hồn Tái Sinh thì thế gian này toàn là ông chủ không có người làm công, còn trong cuộc sống hiện tại trong xã hội ông chủ thì ít mà công nhân thì nhiều, như vậy Linh Hồn quá ngu si phải không, thưa quý vị?
Nếu có Linh Hồn Đi Tái Sinh thì thế gian này toàn là người giàu, nhưng sự thật trong xã hội hiện tại người giàu thì ít mà người nghèo thì vô số kể, như vậy Linh Hồn quá ngu si. Phải không quý vị?
Nếu có Linh Hồn Đi Tái Sinh thì thế gian này toàn là con người, nhưng sự thật trên hành tinh của chúng ta đang sống thì con người lại quá ít mà loài vật thì vô số kể, như vậy Linh Hồn quá ngu si. Phải không quý vị?
Cho nên Linh Hồn có là do những người sống trong ảo tưởng dựng lên để nuôi hy vọng mình có một cái gì vô hình mà luôn luôn trường tồn mãi mãi. Do những điều lý luận trên đây chúng tôi xác nhận và bảo thẳng cho mọi người biết


Linh Hồn Không Có. Chỉ có nghiệp thiện ác của mọi người đi tái sinh mà thôi. Đó là luật Nhân Quả không sửa đổi hay bóp méo nó được.
Nếu ai bảo có Linh Hồn là những người không thông suốt Phật giáo, không hiểu biết Luật Nhân Quả.
Chúng tôi xin thành thật khuyên những người viết sách về tâm con người trong góc độ Tôn giáo, chỉ khi nào tu hành làm chủ Sinh, Già, Bệnh, Chết thì mới viết sách, còn chưa làm chủ bốn sự đau khổ này mà viết sách là viết theo Tưởng giải của mình, viết sách như vậy dạy người tu Thiền là giết người mà không cần gươm đao quý vị ạ!. Người chưa chứng đạo giống như người mù, cho nên quý vị đừng viết sách nữa và xin cáo lỗi với độc giả bốn phương để thu hồi những tập sách đó lại.
Viết sách là làm lợi ích cho mọi người chớ không phải viết sách cầu danh, cầu lợi.
Có một cuốn sách đề tựa "Một Linh Hồn Có Nhiều Thể Xác" tác giả biết chắc có Linh Hồn thật hay sao mà dám đặt tên sách như vậy. Muốn viết sách về Linh Hồn thì nên dựa vào lời dạy của Đức Phật mà viết. Khả năng mình biết gì trong thân người mà dám cho trong thân con người có Linh Hồn. Một mình không hiểu biết mà muốn cho mọi người cũng không hiểu biết như mình sao?
Người nào chưa hiểu biết về Linh Hồn mà dám xác định có Linh Hồn là người nói vọng ngữ đệ nhất. Xin quý vị tránh xa những người không thành thật với mình vì những người này còn tiếp tục nói vọng ngữ nữa. Cho nên ở đời cái gì biết chắc thì nói còn chưa biết thì thôi. Đừng làm hay mà thành dở.
Ở đây Linh Hồn là một việc cần phải làm sáng tỏ, bởi vì nó không có, nhưng từ xưa cho tới nay mọi người luôn cho rằng có, nhưng cho có mà không xác định được. Bởi vì nó có là do truyền thuyết từ xa xưa đến nay đã ăn sâu vào lòng con người, nó đã trở thành một Phong Tục Linh Hồn chớ không có Linh Hồn Thật Sự. Cho nên muốn dẹp bỏ nó không phải trong một ngày một giờ mà dẹp được.
Muốn dẹp nó phải bền chí, phải đủ sức thuyết phục mọi người phải dẹp sạch những sách vở nói về Linh Hồn với sự tưởng tượng của các nhà văn, nhà báo.
Có một Phật tử kể: chúng tôi có một ông chú, ông chú có hai đứa con, một trai một gái.
-  Cậu con trai thì ruợu chè be bét
-  Cô con gái thì đàng điếm trai gái toàn là những người hư thân mất nết.
Khi ông sắp chết, ông cấm không cho hai đứa con để tang ,nhưng hai đứa nhậu nhẹt và dẫn bạn bè về quậy phá trong đám tang làm cho cô bác bất bình.
Lúc bấy giờ thân xác ông đang liệm trong một chiếc áo quan bằng thủy tinh, vì thế mọi người đều nhân thấy máu tươi trong miệng ông trào ra.
Có người hỏi tại sao người chết rồi mà còn tức tối đến đỗi máu tươi chảy ra miệng?
Người chết rồi nhưng thân xác chưa hủy hoại nên tưởng còn đang hoạt động, nếu khi thân hủy hoại tan nát còn một đống thịt hôi thối thì tưởng ngưng hoạt động.
Tưởng còn hoạt động thì tham, sân, si, mạn, nghi người đó còn đủ, vì thế con cái không nghe lời dạy bảo, cứ quây phá, dù lúc bây giờ thân xác đã chết tức là thân xác ngưng thở chớ toàn bộ thân ngũ uẩn còn nguyên vẹn thì tức giân ói máu là một lẽ bình thường, vì tai mắt, mũi, miệng họ còn nguyên vẹn có hao mất căn nào đâu.
Cho nên người không hiểu tưởng là hết thở thân xác như một khúc cây. Hiểu như vây là sai, thân xác người mới chết không phải là khúc cây, khúc gỗ. Họ không thở nhưng tưởng của họ vẫn cảm nhân tất cả mọi sự việc xảy ra xung quanh bên ngoài, lúc bây giờ người chết cũng giống như người đang chiêm bao. Khi nào giấc chiêm bao mất là họ mới chết thât.
Khi mới chết chúng ta đừng vội tẩm liệm mà hãy để thân xác người chết nằm ngay ngắn trên giường như người nằm ngủ.
Hiện giờ nghiệp lực của họ đã tương ưng tái sinh luân hồi thành người hoặc thành loài vât khác rồi. Những người tạo nghiệp ác thường khi sống ăn thịt chúng sinh nên khi chết nghiệp ăn thịt chúng sinh tương ưng đi tái sinh làm loài vât để trả nhân quả để người và loài vât khác ăn thịt lại.
Người sống bằng thực phẩm thực vât thì tránh nghiệp tái sinh làm loài vât và cơ thể ít bệnh tât. Cho nên người ăn rau quả sống an vui và trường thọ hơn người sống bằng thịt chúng sinh
Thiết nghĩ trong cuộc đời của một con người ai mà chẳng có không ít những niềm vui mênh mông và có cả những nỗi buồn vô tân. Nhất là đối với những gia đình trong những năm tháng đất nước có chiến tranh, hình ảnh người vợ trẻ ôm đứa con bé bỏng đưa tiễn chồng ra mặt trân. họ lặng lẽ nuốt nước mắt vào trong, dành cho ngày gặp lại. Và sau bao năm, chiến tranh đã lùi xa - người vợ trẻ ngày nào, bây giờ trên mái tóc đã bạc - người ra đi mãi chẳng thấy ve?!
Đó là trường hợp của gia đình chị Trần Thị Nghĩa ở xã Bình Minh, huyện Kiến Xương, tỉnh Thái Bình - giữa những ngày giặc Mỹ mở rộng chiến tranh ở cả hai miền Nam Bắc (1965), anh Đoàn Văn Cờ, chồng của chị - một bộ đội phục viên đã nhanh chóng trở lại quân ngũ. Ngày anh lên đường, chị Nghĩa hai tay ẵm đứa con gái nhỏ tiễn chân anh. và rồi có ai ngờ cho mãi đến khi cả hai miền đất nước tràn ngập niềm vui đại thắng, chị Nghĩa mới biết tin chồng qua mảnh giấy báo tử: anh Đoàn Văn Cờ, chồng chị đã hy sinh ngày 13 / 8 / 1986 tại. "mặt trận phía Nam" (!).
Trước nỗi đau tử biệt, chị Nghĩa chỉ còn biết âm thầm lặng lẽ đau xót phận mình và thương cho đứa con côi, suốt bao năm ròng mong gặp mặt cha.
Giống như nhiều gia đình có người thân còn "nằm" lại trên các chiến trường, dù xa xôi cách trở, chị Nghĩa đã cùng các anh chị em trong nhà và nhất là sự quyết tâm của cháu Hoa - con gái duy nhất của liệt sỹ, đã bằng mọi cách liên hệ với các đồng đội cũ của anh còn sống để thăm dò nơi chôn cất di hài. Các bác, các chú và cả các cô đã cùng cháu Hoa lần dò đến nhiều nơi. Song tất cả chỉ là "mò kim đáy biển". Mãi năm 1994, gia đình mới nhận được tin báo của Ban chính sách Bộ chỉ huy quân sự tỉnh Kon Tum - thì nỗi buồn lại càng thêm sâu nặng! Bởi đó là những lời an ủi, vì chính họ cũng không biết phần mộ liệt sỹ Cờ hiện giờ đang "yên nghỉ" ở nơi đâu!? Chốn trận địa năm nào, gió núi vẫn ào ào, mưa rừng vẫn ngày đêm xối xả.
Cho mãi cuối năm 2003, tức là sau 34 năm ngày liệt sỹ Đoàn Văn Cờ hy sinh, cháu Thiêm - người cháu cùng huyết tộc mới gặp cô Năm Nghĩa - một nhà ngoại cảm có uy tín, được báo chí ca ngợi có khả năng tìm mộ liệt sỹ thất lạc. Cô Năm Nghĩa đã dùng phương pháp đặc biệt của mình để tiếp nối thông tin với những người đã khuất. Qua cô Năm Nghĩa - liệt sỹ Cờ đã chỉ cho người thân trong gia đình, rằng mộ của anh nằm trên một bìa rừng, phải đi qua Huyện Đắc Tô: đây là cầu, đoạn kia là cống và quãng xa xa là khu vực nhà rông.
Liệt sỹ còn chỉ rõ mộ của mình nằm ở phía Tây cách 20 mét của một con suối, đầu quay về phía núi. Phần bên trên, sau 35 năm trên mộ không còn dấu vết. Tỉ mỉ hơn, nay trên mộ có những cây mắc cỡ (xấu hổ) trổ hoa màu tím. Tấm vải bạt mà đồng đội cuộn xác để chôn, hiện có góc đã bị trồi lên trên mặt đất. Mộ của anh ở vị trí đầu tiên, kế đó phía bên trái là mấy ngôi mộ nữa là của những chiến sỹ quê miền Nam (có kèm theo tên tuổi và địa chỉ là các liệt sỹ Nguyễn Đức Tâm, vợ là Bùi Thị Ngoạt ở phường Tân Hiệp, TP. Biên Hòa; liệt sỹ Bùi Văn Trọng, có con là Hoàng Văn Thọ ở thị trấn Bình Ba, Bà Rịa.). Cuối cùng liệt sỹ Cờ thúc giục:
"Các em hãy nhanh chóng đưa anh vê, kẻo mùa mưa này chắc các anh không còn trụ nỗi...".
Qua bước đầu "nắm" được thông tin coi là hệ trọng, những người thân trong gia đình liệt sỹ hẳn còn niềm vui dào dạt nào vui hơn? Và chặng đường thực hiện, dù khó khăn đến mấy, nhưng đã có cô Năm cùng đi và đến đâu cũng gặp người dẫn đường chỉ lối - mọi trở ngại cũng đã qua đi. Mấy gia đình của liệt sỹ Nguyễn Đức Tâm; Bùi Văn Trọng. cùng đi tìm mộ đã toại nguyện niềm mong
đợi.
Riêng có liệt sỹ Đoàn Văn Cờ là người miền Bắc - theo lời kể lại của ông Nguyễn Minh Châu, em rể của liệt sỹ... "Ngày hôm ấy, từ bến xe Gia Lai, hai vợ chồng tôi mua 3 vé xe khách Bắc-Nam - trong đó có một vé dành riêng cho anh.
Trên đường đón và cũng là đưa anh của chúng tôi về rất an toàn. Tới Phủ Lý, tại đây có khá đông đủ anh chị em cùng các cháu công tác và sinh sống ở Hà Nội, Hải Dương. Lại có cả vợ chồng con cái của cháu Thiêm từ Tp.Hồ Chí Minh. tất cả đang túc trực và chuẩn bị sẵn sàng xe cộ, rất trân trọng đón hài cốt của anh với một niềm vui hòa quyện trong nỗi buồn khôn ngăn giọt lệ. Trên đường về Thái Bình, qua cầu Tân Đệ khá hiện đại hôm nay, chúng tôi cố ý cho xe chầm chậm để anh được lắng nghe những âm thanh quá khứ của con phà năm xưa, khi anh cùng đồng đội sang sông thẳng tiến vào Nam.
Xe vừa xuống khỏi chân cầu, đây rồi! Cháu Hoa con gái của anh!   Cháu                                                Ngọc
con rể của anh, các cháu Long và Linh, cháu của anh. Và còn đây, có không ít những người thân đang chờ, đang đợi. Chỉ tiếc rằng chị Nghĩa vợ anh                                                   hiện đang
ốm nên đành phải ở nhà chờ anh nơi cổng, như những ngày   nào.
Đó là lúc đông đủ anh em, bà con trong gia tộc, trong làng xóm đã có mặt đông đủ để đón nhận di hài của một người chiến sỹ ngày ấy đã ra đi. Trong những tiếng nghẹn ngào nức nở... tôi hiểu, với chị Nghĩa - ngày ấy tiễn chồng lên đường, chị đâu có mong sau này đón anh trở về trong niềm vinh dự được là vợ của một anh hùng liệt sỹ! Trước anh linh của người đã khuất - chúng em và các cháu xin được đôi chút tự hào là đi tìm được di hài của anh đem về trong nỗi ngóng trông gần suốt đời chị".
Mộ của anh đã được nằm trong nghĩa trang liệt sỹ của huyện...Trong nỗi đau mất mát có lẫn niềm vui mừng rằng: sau 35 năm anh đã trở về với bao niềm thương nỗi nhớ.
Trần Ngọc Lân
(Viết theo lời kể của ông Nguyễn Minh Châu và tài liệu của Liên hiệp khoa học thông tin UIA).
Đưa Anh Trở Về làm cho mọi người có người thân đã hy sinh nằm xuống trên mãnh đất quê hương đã không cầm được những giọt nước mắt. Phải rồi! Chúng ta khóc cho những người chưa được mang hài cốt về tận quê nhà, và cũng không biết những hài cốt ấy hiện giờ còn ở đâu. Chẳng hạn như em trai của chúng tôi - Lê Văn Tân, xương cốt em ở đâu? Mẹ đã chết lâu rồi, khi còn sống mỗi khi nhắc đến em, mẹ không cầm được nước mắt, mỗi chiều tựa cửa nhìn về phía bước chân em đi mà nước mắt mẹ cứ tuôn trào không dứt.
Lúc bấy giờ, em biết sao không? Anh chỉ khuyên lơn mẹ: Mẹ đừng khóc nữa mẹ, mai mốt em con sẽ vê, khi nhiệm vụ làm xong.
Lời an ủi mẹ như vậy, nhưng chính anh cũng không cầm được những giọt nước mắt của mình. Vì biết bao giờ nhiệm vụ giải phóng đất nước mới xong. Giặc thì ào ạt súng đồng đại bác, xe tăng thiết giáp, còn quân đội mình đánh giặc bằng tầm vông vạt nhọn. So hai lực lượng thì biết rằng đất nước muốn giải phóng thì phải hy sinh biết bao người con thân yêu của Tổ quốc.
Ngày nay đất nước thống nhất, độc lâp hòa bình, mọi gia đình có con em hy sinh thì rủ nhau đi tìm hài cốt qua các nhà ngoại cảm, họ đi khắp nơi trong nước, còn gia đình mình thì sao?
Gia đình mình đâu có người làm quan lớn thì biết dựa vào đâu mà tìm hài cốt em mình, nhiều khi người ta còn bảo em mình theo giặc chết. Thât là đau lòng. Những anh cán bộ làm tỉnh ủy viên Tây Ninh năm xưa họ đã đưa em tôi thoát ly gia đình vào chiến khu lâp bộ đội để đánh giặc. Bây giờ lần lượt họ đã chết gần hết chỉ còn một vài anh chị em vì quá già nên phải hưu trí.
Nỗi đau của gia đình còn biết nói với ai bây giờ. Cha mất, mẹ mất anh em lần lượt cũng chết theo, những thế hệ con cháu về sau còn có ai biết không, nếu không có những trang sử gia đình thì ngày mai con cháu còn lấy đâu làm chứng cứ. Gia đình từ ông, cha, anh em và chị em đều đem công sức và máu xương tô đắp cho quê hương xứ sở.
Để kết thúc tâp sách này chúng tôi xin khẳng định Linh Hôn Không Có mà chỉ có Tưởng Uẩn hoạt động mà thôi.
Sau khi kết thúc tâp sách này thì chúng tôi nhân được một tài liệu "Nói Chuyện Với Người Âm." Nói chuyện với người âm toàn là những người có học thức, xem thế mới biết kiến thức con người dù có học thức bao nhiêu, nhưng khi đứng trước những hiện tượng của Tưởng Uẩn thì không giải thích được. Khi không giải thích nổi thì chỉ còn biết dùng hai chữ Tâm Linh để tránh né sự ngu dốt của mình.
Tâm Linh là cái thứ gì?
Chẳng qua Tâm Linh mà mọi người đều hiểu biết, đó là Linh Hồn người chết. Linh Hồn người chết chẳng qua là ảo tưởng của mọi người đặt ra qua những hiện tượng mà ý thức con người không giải thích được. Khi viết tâp sách "Một Linh Hồn Có Nhiều Thể Xác", tác giải chưa biết chắc mà dám khẳng định: "Điêu tôi muôn nói là hầu hết những phần quan trọng của chúng ta như là Linh Hồn sẽ tôn tại vĩnh viễn."
Câu này bác sĩ phát biểu quá sớm do sự lượm lặt những trạng thái tưởng của bệnh nhân mà nói ra như vây sẽ làm mất giá trị của một bác sĩ chưa nghiên cứu Phât giáo tường tân. Trong lúc Đức Phât xác định: "Thân người do năm uẩn hợp thành." Trong năm uẩn này Đức Phât không có xác định uẩn nào là Linh Hồn tồn tại vĩnh viễn cả. Vây mà bác sĩ dám xác định Linh Hồn tồn tại vĩnh viễn. Có lẽ bác sĩ Brian L. Weiss hơn Đức Phât ư!
Theo Đức Phât đã dạy: "Tâm Linh không phải là Linh Hồn, vì Linh Hồn không có. Tâm Linh chỉ là Tưởng Uẩn họat động giao cảm mọi âm thinh sắc tướng của mọi người còn lưu lại trong không gian vũ tru. Điều này với ý thức của con người không thể hiểu biết được, nên cho đó là Tâm Linh (Linh hồn)
Thư ngỏ                                                                                        03
Lời nói đầu                                                                                    07
Thế giới siêu hình không có                                                          13
Linh hồn là do tưởng tri của con người còn sống                           23
Chúng ta sẽ làm gì khi biết linh hồn không có.                               35
Sự mầu nhiệm của bàn tay.                                                          38
Sự bí ẩn của một trái tim                                                               42
Khoa học tâm linh của con người.                                                 42
Hoa mầu nhiệm vô ưu.                                                                  43
Cô gái có đôi bàn tay thần kỳ.                                                       45
Về tài liệu: "Nói chuyện với người âm"                                          61

0 nhận xét:

Đăng nhận xét

Ví bạn hãy dùng ngôn ngữ lịch sự, tôn trọng lẫn nhau, mỗi người có cấp độ trình độ riêng nên không nên phán xét nếu không thông hiểu. Xin cảm ơn!