Thứ Tư, 28 tháng 8, 2013

NGƯỜI PHẬT TỬ CẦN BIẾT -TẬP 1-3


Chuyện  tự  cao, tự  đại,  phách  lối,  ngã  mạn, xem người như cỏ rác, tham muốn, giận dữ chửi mắng, la hét, đánh đập, làm đau khổ, chạy theo danh  lợi,  sắc  dục,  ăn  uống,  ngủ  nghỉ,  v.v...  nói chung làm khổ mình, khổ người, điều đó ai làm cũng được. Chuyện tùy thuận, nhẫn nhục, bằng lòng trước mọi người, mọi hoàn cảnh, mọi sự việc, và  khắc phục tâm tham, sân, si của mình  là một việc khó làm, không phải ai cũng làm được.
Làm khổ mình,  khổ người, tức là việc đem quả xấu,  khổ  đau, tai ương, hoạn  nạn,  bịnh  tật  cho mình,  cho người,  thì dù  người  đó  có  sang trọng, giàu có tột đỉnh, uy quyền, thế lực như vua chúa cũng  không  tránh  khỏi  quả  khổ  do mình  gây  ra. Tuy có  hằng  trăm  vạn quân  lính, có  tiền  bạc của báu chất ngập cả không gian, cũng không làm sao tránh  khỏi  tai ương, họa  khổ.  Kiếp  này  chưa trả xong,  kiếp  sau vẫn  phải  tiếp  tục  trả  nữa.  Luật nhân quả công bằng không thiên vị một ai, dù kẻ đó là Ngọc Hoàng, Thượng Đế, hay chư Phật, một khi đã  tạo  ác,  làm  khổ  người  và  chúng  sanh, thì luật  nhân  quả  phán  xét  xử  phạt  họ  rất  công minh.
Các  con hãy  để  mắt  nhìn  xem,  sẽ  thấy  quả báo nhãn tiền, họ không thể chạy đàng trời nào thoát  khỏi,  khi họ  đang nằm  trong  vòng  tay  của nhân quả, không những trong kiếp hiện tại này mà còn phải tiếp tục trả ở kiếp sau nữa.
Các con hãy tin nhân quả, không bao giờ trên đời này có sự ngẫu nhiên, vô tình của vũ trụ, mà


phải  thấy  sự vi  diệu  sắp  xếp  của  Đạo Luật  Nhân Quả  rất  tuyệt  vời,  không  sai sót  một  ly hào  nào của  mỗi  hành  động  thiện,  ác,  từ  thân,  miệng,  ý của mỗi con người.






HỌC TRÒ BẠC NGHĨA


Hỏi: Kính  thưa Thầy, có tu sĩ thọ cụ túc giới, phạm  lỗi  phá  giới,  Thầy  Bổn  sư  cảnh  cáo  răn dạy,  vị  tu sĩ  ấy  bỏ  chùa  ra  đi,  nhận  chùa  khác, lấy của đàn na thí chủ mua sắm xe cộ, bị phật tử ở  địa  phương đó  đánh  đuổi  ra khỏi  chùa,  nhưng nói với người khác là phật tử rất thương mến ông ta. Thưa  Thầy,  có  phải  đó  là  hành  động  lừa  dối mọi người không?
Đáp:  Thời  nay  tu  sĩ  chẳng  nghe  lời  dạy  của thầy Bổn sư, khi bị cảnh cáo, bị đuổi vì phạm giới luật  thanh  quy  trong  Tu  Viện.  Ra  đi  đến  chùa khác  thường  nói  xấu  Thầy,  Tổ  bằng  cách  này, cách  khác  đặt  chuyện  thêm  bớt,  đó  là  đệ  tử  thời nay  trả  ơn  thầy  Bổn  sư  bằng  cách  đó.  Những hạng người này rất nhiều, họ chẳng có tình có nghĩa  gì  hết,  sống  ngoài  đầu  môi  chót  lưỡi,  nói tốt mình,  lừa đảo người khác để tìm miếng ăn bất chính.
Ngoài  đời,  họ  chẳng  làm  nên  việc  gì  cả,  chỉ tìm cách  lừa  đảo,  ăn  bám  vào  người  khác,  họ  là


những loại ký sinh trùng, mượn chiếc áo Phật để tìm miếng  sống  hàng  ngày,  mượn  chiếc  áo  Phật để  mua danh,  mua lợi,  chớ  chẳng  có  tu  hành  gì cả. Ngoài miệng thì nói kinh, nói pháp, mà trong tâm  chứa  danh,  chứa  lợi,  những  tu  sĩ  này  trong thời  nào  cũng  có,  đuổi  chùa  này  đi  chùa  khác, sống chụm ba, chụm bảy lập phe lập nhóm, chẳng có chút gì gọi là người tu sĩ. Phật tử hãy đề cao cảnh  giác,  tu  sĩ  nói  xấu  Thầy,  Tổ  là  tu  sĩ  giả, thiếu đạo đức, thiếu tình nghĩa. Những người này sống  để  mà  phá  Đạo, diệt  Đạo. Do những  người người  này  mà  Phật  giáo  suy đồi,  do những  người này mà Phật giáo bị người đời chê bai.
Những điều con hỏi trên đây là sự thật. Có rất nhiều tu sĩ như vậy đang lũng đoạn Phật giáo. Số tu  sĩ  này  đông  vô  số  kể,  trình độ  học  thức  khá cao, nhưng  giới  luật  và  đức  hạnh  chẳng  có  chút nào, tâm thế gian dục lạc đầy dẫy, họ đang làm giàu  trên  xương  máu  của  tín đồ  bằng  những  lý luận láo khoét.







TU SĨ KHÔNG NÊN LÀM CON NUÔI, EM  NUÔI


Hỏi: Kính  thưa Thầy, có tu sĩ ở chùa nhà quê, sau khi  đi học  lớp  dự  thính tại  chùa  Quán  Sứ, hết  khóa  học  không  chịu  về  quê,  ở  nhờ  nhà  một vị cư sĩ và nhận hai người này làm cha mẹ nuôi. Một người xuất gia bỏ cả gia đình,  cha mẹ đi tu, thế mà nhận người khác làm cha mẹ nuôi, anh nuôi, như vậy có đúng không thưa Thầy?
Đáp: Thời đại mạt pháp, người ta lợi dụng chiếc áo tu sĩ để đi học hành, tạo công danh mà khỏi tốn tiền bạc của cha mẹ. Đó là những hạng người lừa đảo tín đồ, chớ không phải là những người tu hành thực sự. Đúng nghĩa của đạo Phật, đi tu là phải tự lực tìm đường giải thoát cứu mình ra  khỏi  biển  khổ  trầm  luân  của  cuộc  đời,  chớ không phải tìm danh tìm lợi. Cho nên bỏ hết cuộc đời,  sống  không  gia đình,  không  nhà  cửa,  có  đâu lại tìm người làm cha nuôi, mẹ nuôi, anh nuôi, chị nuôi, kết tình kết nghĩa thì sợi dây ái kiết sử làm sao bứt được?
Một tu sĩ nhận cha nuôi, mẹ nuôi, anh chị em nuôi  là  một  điều  không  đúng  đạo  Phật.  Đó  là hạng người tu hành dối trá, lừa đảo phật tử. Quý phật  tử  hãy  lưu  ý  những  người  tu  hành  như vậy. Họ  là  người  giả  tu,  là  những  người  chạy  theo danh  lợi  bằng  cách  lường  gạt,  phật  tử  hãy  tránh


xa, họ  là  bọn  ma vương đội  lốt  tu  sĩ  Phật  giáo, phá giới luật khiến cho mọi người khinh chê Phật giáo. Phật giáo mất uy tín là vì giới tu sĩ này.
Quý phật tử hãy tránh xa, tránh xa họ như tránh bệnh cùi, bệnh hủi.






NGỒI TRONG MÁT ĂN BÁT VÀNG


Hỏi:  Kính  thưa Thầy,  những  tu sĩ  không  giữ gìn giới  luật  và  trai  giới,  cứ  thọ  lạm  của  đàn  na thí chủ,  không  chịu  tu hành,  có  phải  là  hành động cưỡi ngựa xem hoa không thưa Thầy?
Đáp:  Thời  nay tu  sĩ  giữ  gìn  giới  luật  nghiêm túc  và   trai giới  thanh  tịnh  thì quá  hiếm,  còn những người tu sĩ lạm dụng tiền của đàn na thí chủ,  ăn  không  ngồi  rồi  thì chẳng  thiếu  gì.  Chỉ biết lo cho thân mình  sung sướng, ngồi trong mát ăn  bát  vàng,  thì  những  người  tu  sĩ  này  tính không  hết.  Đời  sống  khó  khăn,  làm  nên  cuộc sống rất vất vả, cho nên có một số người lợi dụng Phật  giáo  chui  rúc  vào  để  tìm lối  sống,  vì vừa  có danh  vừa  có  lợi.  Những  hạng  tu  sĩ  này  đâu  phải đi  tìm đường  giải  thoát,  mà  đi  tìm cơm ăn,  áo mặc và danh lợi.


Lợi dụng giới luật Phật giáo không nghiêm chỉnh nên dễ dàng chui vào. Nếu giới luật Phật giáo  nghiêm  chỉnh  thì những  người  này  không thể chui vào được, vì không thể kiếm ăn làm giàu và  danh lợi  được.  Người tu sĩ chân chánh  của Phật  giáo  buông  xả  sạch,  đời  sống  thiểu dục, tri túc tối đa, thì làm sao có chùa to, tháp lớn, y áo nhiều. Ăn ngày một bữa, chẳng ăn uống phi  thời,  thì làm  sao những  kẻ  đầu  cơ tôn  giáo núp  áo  cà  sa được.  Sống  không  gia  đình,  không nhà cửa, nay đây mai  đó (du tăng), đâu phải như những kẻ buôn Phật, bán pháp (trụ thế tăng), xây dựng chùa to tháp, lớn như cung vàng, điện ngọc, làm hao tốn của đàn na thí chủ biết bao nhiêu mà
kể.

Đạo Phật  ra  đời  vốn  để  giúp  người  tu  hành giải  thoát  khỏi  kiếp  sống  làm  thân  chúng  sanh rất là khổ đau, chớ đâu phải để những người vô lương lấy đó làm cuộc sống. Vì thế, khi đạo Phật mất hết ý  nghĩa giải thoát thì thật là đau lòng.
Quý phật tử hãy đề cao cảnh giác những người buôn  Phật,  bán  pháp  này.  Những  điều  phật  tử thấy mà thưa hỏi, đó là những người gian xảo mà không  ngoan nên  để  lộ  cho phật  tử  thấy.  Còn  có những người gian mà ngoan phật tử khó thấy, họ làm như bậc chân tu thực sự, họ có những thần thông,  hoặc  kiến  giải,  lý  luận,  khiến  cho  mọi người khó mà xét được đâu chánh, đâu tà.
Cho nên Phật dạy:  “Này các Calama! Đừng tin lời  ta nói,  mà  hãy  thực  hiện  lời  ta dạy,


khi nào có sự thanh thản, an vui  thật sự thì hãy tin”. Lời nhắn nhủ của Phật như vậy, chúng ta hãy đề cao cảnh giác với những kẻ tà sư, ngoại đạo đang đội lốt tu sĩ Phật giáo lừa đảo tín đồ, họ chẳng phải là người tu giải thoát, mà còn dạy những điều không đúng của đạo Phật.
Quý phật tử cần cảnh giác và tránh xa, đừng giúp  cho những  kẻ  ma vương phá  Phật  pháp,  mà cùng thọ tội chung với chúng.






NHỮNG KẺ ĂN MÀY
ĐỘI LỐT TU SĨ PHẬT GIÁO


Hỏi:  Kính  thưa Thầy,  sáng  ngày  21 tháng  10 năm  Mậu  Dần,  có  một  sư cô  cùng  đi đường  với con, cô ấy cứ chìa bình bát vào người con, cô ta không nói năng gì, trong bình bát có tiền và củ đậu, con nói: “Con không có tiền, nếu muốn dùng bữa con xin mời về nhà để dùng bữa trưa.” Sư cô hỏi con pháp danh,  con ngắm nhìn  sư cô ấy, đầu đội mũ len nâu, tóc dấu bên trong mũ, con nói để con sửa lại cái mũ cho cô ấy, cô ấy biết đã bại lộ nên  nói  khoác:  “Phật  Tổ  cho cô  để  tóc  hai  tháng nay, hiện giờ là thời mạt kiếp, cô là Phật giáng trần đi hành khất để gieo duyên với chúng sanh. Con hỏi: “Cô gieo duyên với chúng sanh sao cô lại


nhận tiền?” Sư cô trả lời: “Phật giáng trần đi cứu nhân  độ  thế  phải  xin  tiền,  chỉ  có  con đường  này mới làm phước báo cho họ, chớ ngồi một chỗ tu làm  sao độ  được.  Vì  thế  Phật  Tổ  cho phá  giới”. Con hỏi: “Phá giới như thế nào?”
Cô đáp: “Vì thấy dân chúng bị nhiều tai nạn nên  tôi  phải  đi xin  tiền  (khất  cái)  để  tạo  phước cho dân  chúng.  Năm  2000 người  mới  biết  ta là ai”. Cô còn nói thêm: “Cô để tóc sau này Phật Tổ cho cô  làm  diễn  viên”,  cô  ngâm  thơ rồi  chuyển sang hát  giọng  quan  họ  Bắc  ninh.  Thưa  Thầy, loại người này là loại người như thế nào?
Đáp: Những hạng người này con gặp là những hạng  người  gian  manh  lừa  đảo,  nói  quàng  xiên bậy bạ, loại người này là loại ăn mày tay chân không tật. Ở đâu, xứ nào cũng có loại người giả dạng tu sĩ đi xin  tiền, đô la. Chỉ vì Giáo Hội Phật Giáo  kém  tổ  chức,  cho nên  giới  người  này  mạo danh  lường  gạt  tín đồ  Phật  giáo.  Các  xứ  Nam tông  Phật  giáo  họ  có tổ  chức  hẳn  hòi  về sự  khất thực. Nếu một vị tăng đến một trụ xứ nào mà không khai  báo với phật tử, dù đi khất thực suốt ngày  cũng  chẳng  có  một  hạt  cơm, chớ  đừng  nói chi là tiền.
Tu sĩ Nam tông khi đến một địa điểm mới, vị trụ  trì ở  vùng  đó  đến  khai  báo  với  phật  tử  cúng dường  thêm  cho một  vị  tăng  mới  đến.  Do  khai báo, trưa hôm sau vị tăng đó đi khất thực mới có khẩu phần ăn, còn ôm bình  bát đi xin  bậy bạ thì không bao giờ có ai cho.


Ở   các  xứ  Phật  giáo  Nam  tông,  những  kẻ  ăn mày mạo danh Phật giáo không thể lường gạt ai được hết. Còn ở Việt Nam, những hạng người mà con gặp không phải là ít, họ lường gạt phật tử bằng mọi cách. Đó là lỗi của Giáo hội thiếu tổ chức, bây giờ Giáo hội Phật giáo cấm tu sĩ không cho khất  thực,  để  kẻ  gian  manh  nhờ  cảnh  sát truy bắt, nhưng  bắt tội họ là tội gì? Vì luật pháp nhà  nước  không  có  bắt  tội  người  đi  xin  thì cảnh sát làm sao bắt họ được, cũng không có pháp luật bắt  buộc họ không  được  quyền  mặc  áo tu sĩ  Phật giáo được. Đó là quyền của họ, nên cuối cùng vẫn có tu sĩ đi xin đô la, tiền bạc, mà Giáo hội cũng chẳng làm gì được họ.
Muốn  cho Phật  giáo  càng  ngày  càng  thêm  tốt đẹp, thì lấy giới luật khép tu sĩ vào khuôn khổ, tổ chức  cư  sĩ  cúng  dường  đúng  cách,  không  được cúng dường bừa bãi.
Hiện giờ, chỉ có Giáo hội mới có đủ tư cách tổ chức  lại  Phật  giáo,  lấy  giới  luật  làm  hàng  rào ngăn chặn những kẻ đầu cơ buôn Phật bán pháp. Lấy giới luật làm tiêu chuẩn đạo đức của người tu sĩ  thì những  người  tìm cơm  ăn,  áo  mặc,  danh, lợi... chẳng dám bén mảng bước vào cửa đạo.
Dạy cho người  phật  tử  thông  suốt  giới  luật, nếu  Thầy  nào  vi  phạm  làm  sai  giới  luật,  cư sĩ được quyền chỉnh đốn và tố cáo cho Giáo hội biết. Cũng như kẻ gian manh mượn áo Tỳ kheo đi khất thực tiền bạc, hoặc làm điều xảo trá nguy hại đến thanh danh Phật giáo, thì người phật tử có quyền


chỉnh đốn, chỉ vạch cho họ biết đừng giả danh tu sĩ  Phật  giáo  làm  điều  lừa  đảo,  và  sẽ  gọi  công  an bắt họ. Có như vậy mới chỉnh đốn lại Phật giáo.
Phật  giáo  tốt  hay  xấu  là  người  cư  sĩ  phải thông suốt giáo lý và  đức hạnh của đạo Phật, thì mới ngăn chặn được những kẻ tà sư ngoại đạo và những  người  đi  tìm cơm ăn,  áo  mặc,  núp  bóng danh nghĩa Phật giáo.
Trách  nhiệm  ở  người  đệ  tử  Phật,  giới  cư sĩ Phật  cần  phải  chỉnh  đốn  lại  Phật  giáo  cho tốt đẹp, đúng nghĩa Phật giáo. Đừng nghe theo kinh sách Đại thừa và Bồ Tát giới, cấm các phật tử không được nói cái sai của các vị Tỳ kheo, nếu ai nói lỗi của các vị Tỳ kheo sẽ bị đọa Địa Ngục!
Kinh sách  này  dùng  sự  ngăn  cản  như  vậy  là cốt  để  cho Phật  giáo  suy đồi,  và  phá  Phật  giáo tận  gốc,  đồng  thời  để  bảo  vệ  uy tín của  những thầy tu phá giới, phạm giới. Vậy quý phật tử hãy cảnh  giác,  đừng  sợ  hãi,  chỉ  vạch thẳng  những  vị Tỳ  kheo  làm  sai  để  xây  dựng  lại  Phật  giáo  cho tốt. Như sư cô con gặp, hãy cho công an làm việc với họ, có như vậy họ mới không làm điều xảo trá nguy hại  đến  thanh  danh  Phật  giáo.  Người  phật tử có quyền chỉnh đốn, chỉ vạch cho họ biết, đừng giả danh tu sĩ Phật giáo làm điều lừa đảo sẽ gọi công  an bắt  họ.  Có  như vậy  họ  mới  sợ  và  không còn lợi dụng Phật giáo nữa.
Nếu quý phật tử thấy một vị Tỳ kheo tăng hay ni làm  sai, không  đúng  tính cách  của  Phật  giáo, thì thẳng tay mà trừng trị. Có như vậy Phật giáo


mới tốt đẹp. Còn nếu theo kinh sách Đại thừa và Bồ  Tát  giới  thì ngàn  đời  Phật  giáo  sẽ  chìm  đắm và  mất dần, biến phật tử thành những tín đồ mê tín, lạc hậu.
Quý  phật  tử  hãy  mạnh  dạn,  có  tội  thì tôi  xin chịu.  Quý  vị  làm  điều  tốt,  điều  phải  mà  tội  gì? Theo luật nhân quả quý phật tử đừng sợ gì, đừng nhân  nhượng  những  kẻ  vô  đạo  đức,  gian  manh, xảo trá này.






CHIẾM ĐOẠT CHÙA


Hỏi: Kính  thưa Thầy, ở miền Bắc có một vị tu sĩ xuất gia từ thuở ấu thơ, sau khi Bổn sư qua phần, để lại một ngôi chùa cho vị tu sĩ này, vị tu sĩ này khép mình  trong khuôn khổ giới  luật, qua hai cuộc chiến tranh chống Pháp và Mỹ vị này không bao giờ bỏ chùa, suốt 50 năm liên tục. Đến năm 1990, mắt lòa, chân chậm, vì lo tu hành nên không giao du với ai, thân cô thế yếu. Do đó, có một số cư sĩ nam và cư sĩ nữ đưa một  vị sư khác đến cướp chùa của vị này.
Vì  thân  cô  thân  thế  yếu,  vị  này  đành  phải giao chùa, nhưng quá buồn khổ, chẳng biết than thở cùng ai nên thắt cổ tự tử, may có người hay được  mới  cứu  thoát.  Thưa  Thầy,  đạo  Phật  ngày nay như vậy có đúng không?


Đáp:  Tu sĩ  đạo  Phật  ngày  nay là  tu  danh,  tu lợi, tu chùa to, tháp lớn, tu ăn, tu ngủ, tu xe cộ, tu quần áo, tu cấp bằng, v.v... Vì thế cướp nhà người khác là chuyện thường, không những ở ngoài Bắc, mà cả trong Nam cũng có.
Khi có chức vụ trong Giáo hội, tức là có quyền hành,  thấy  chùa  nào  có  kinh tế  dễ  dàng,  và  nơi thị  tứ  thuận  tiện  giao thông  là  tìm cách  đuổi  vị trụ  trì ấy  đi.  Nếu  vị  đó  thân  cô,  thế  yếu  thì bị đuổi đi như thường, còn chỗ nào có thế lực thì họ không dám. Đó là hình ảnh tu sĩ Phật giáo Đại thừa hiện giờ là vậy. Họ không phải là những người  tu  giải  thoát,  mà  là  những  người  mượn chiếc áo tôn giáo làm ăn lớn.
Đối với Phật giáo Đại thừa, chuyện đó là chuyện thường. Một vị Thầy Bổn sư chết, đám đệ tử  tranh nhau  chùa  và  phật  tử.  Biết  bao nhiêu cảnh đau lòng trong các chùa Phật giáo Đại thừa mà chúng ta không thể kể hết được.
Nhưng  chúng  ta phải biết, nếu đạo Phật chân chính  mất  đi,  thì đạo  Phật  tà  giáo  làm  những điều sai trái biết bao nhiêu là chuyện mê tín, lừa đảo,  và  biết  bao nhiêu  là  sự  cướp  giật  lẫn  nhau. Nhìn  Phật giáo thời nay, qua chiếc áo tu sĩ trông bệ  vệ  mà  bên  trong  thì chẳng  có  gì, thật  là  đau lòng.





MÊ TÍN, CUỒNG TÍN TRONG CÁC CHÙA


Hỏi:  Trung tâm  thành  phố  Hà  Nội  có  một ngôi  chùa,  ở  phố  Bà  Triệu,  tại  đây  đã  thực  hiện di dân  hai  lần,  tổng  chi  phí  lên  tới  vài  chục  tỷ đồng,  để  cho  nhà  chùa  được  rộng  rãi,   khang trang và riêng biệt. Quý sư ni ở đây hành đạo bằng   pháp   tụng   kinh,   gõ   mõ,   dâng   sao,  giải hạn...  và  đặc  biệt  vào  khóa  lễ  đầu  năm,  có  làm một chiếc thuyền Bát Nhã bằng giấy để chở vong linh người chết về Tây Phương, Niết Bàn...
Vậy, những việc làm trên của các sư ni có đem lại lợi ích gì cho Phật pháp, cho các sư ni và cho chúng sanh không ạ? Con xin Thầy từ bi dạy bảo cho chúng con được rõ, đâu là việc làm đúng chánh  pháp,  đâu  là  việc  làm  sai  không  đúng chánh pháp, để cho những người hiện thời và con cháu mai sau không còn lầm lạc...
Đáp: Tụng kinh, gõ mõ, dâng sao, giải hạn, làm  thuyền  Bát  Nhã  bằng  giấy  để  chở  các  vong linh về Tây  Phương, Niết  Bàn, v.v... đó  là những việc  làm  lừa  đảo  những  tín đồ  nhẹ  dạ,  vì thương cha mẹ và những người thân nên bỏ tiền ra cúng, để  các  sư cô  ghi  tên  họ  mà  đưa về  Tây  Phương Cực  Lạc.  Đó  là  một  việc  làm  mê  tín nhất  trong các kinh sách Đại thừa mà các sư cô thực hiện. Những  việc  làm  này  là  phỉ  báng  Phật  giáo,  có


mục đích tiêu diệt Phật giáo, còn người có trí hiểu biết sẽ đánh giá trị Phật giáo là một loại tôn giáo mê tín, lừa đảo tín đồ.
Những  việc  làm  này  nó  không  có  lợi  ích  cho con  người,   khiến  cho  con  người   tiền  mất,   tật mang, chỉ có những người hành nghề bất chánh này  là  có  lợi  ích mà  thôi.  Bằng  chứng  như trong thư  các  con đã  nói,  các  ni sư chỉ  hành  một  cái nghề  mê  tín này  mà  nhà  chùa  có  hàng  tỷ  bạc, dám bỏ tiền ra di dân để nhà chùa được rộng rãi, khang trang hơn. Cho nên, không có cái nghề nào làm giàu dễ như làm nghề mê tín trong các chùa.
Nghề  mê  tín là  nghề  bói  khoa,  chiêm  tinh, cúng sao, giải hạn, xem ngày giờ tốt, xấu dựng vợ gả chồng, làm nhà xây mồ mả, v.v... Nghề mê tín là  nghề  cúng  bái,  tụng  niệm,  cầu  siêu,  cầu  an, làm  ma chay, làm  tuần  cúng  vong, tiễn  linh, mở cửa mả, đốt tiền vàng mã, và  nghề dán kho đụn, quần áo, mũ nón, v.v... Đó là nghề lừa đảo, lường gạt tín đồ Phật giáo, mà trong kinh sách Nguyên Thủy  không  bao giờ  đức  Phật  có  dạy,  duy chỉ  có kinh sách Đại thừa mới có dạy điều này mà thôi.
Người cư sĩ đệ tử của đức Phật phải có trí tuệ, phải xác nhận thấy biết những điều mê tín không lợi  ích cho mình,  cho người,  những  điều  phi  công lý và công bằng, vô đạo đức thì nhất định không làm theo, hoàn toàn không để cho người khác lợi dụng  mình,  lừa  đảo  mình.  Có  như  vậy  mới  làm sáng tỏ lại Phật giáo, mới đem lại nền đạo đức nhân bản, không làm khổ mình,  khổ người.


Nếu  phật  tử  không  sáng  suốt,  vô  tình làm theo  những  lời  dạy  mê  tín của  giáo  pháp  Đại thừa,  thì đó  là  quý  vị  đã  tiếp  tay  cho Đại  thừa diệt Phật giáo, và như vậy quý vị sẽ tự đánh mất nền  đạo  đức  nhân  bản  nhân  quả  của  đạo  Phật, nền  đạo  đức  nhân  bản  nhân  quả  của  đạo  Phật mất đi là quý vị không còn có đường lối tu hành giải thoát, và như vậy quý vị đã tự làm khổ mình, khổ người và khổ tất cả chúng sanh. Tóm lại, quý vị  cư sĩ  phải  đề  cao cảnh  giác  và   thường  nên tránh  xa  những  giáo  pháp  trừu  tượng,  mê  tín, cúng  bái,  cầu  siêu,  cầu  an, bùa  chú,  thần  thông, dù bất cứ những loại thần thông nào. Chúng là những pháp môn lừa đảo, chứ không có ích lợi gì cho ai  cả.  Quý  vị  nên  nhớ  kỹ  đừng  để  mắc  lừa, tốn hao tiền bạc, công sức tu tập mà chẳng giải thoát gì, chỉ phí uổng công sức cho một đời tu mà thôi.

































CHƯƠNG II:

ĂN CHAY, ĂN MẶN,
SÁT SINH



CON NGƯỜI KHÔNG ĂN THỊT CHÚNG SANH, CHÚNG SANH SẼ
TRÀN NGẬP TRÁI ĐẤT?


Hỏi:  Kính   bạch  Thầy,  nếu  con người  không ăn thịt thì trên trái đất này gà, vịt, bò, chó, ngựa, cá, tôm, cua và tất cả loài động vật khác sẽ  sinh sôi nẩy nở chật đất, nhất là gà, vịt, heo, dê, bò và ngựa, thì nhà cửa đất đai ở đâu chứa cho hết ?
Đáp:  Theo định luật nhân  quả, cái này có thì cái  kia có,  cái  này  không  thì cái  kia không.  Khi người ta càng ăn thịt chúng sanh, thì chúng sanh lại  càng  sanh  ra  nhiều  hơn  nữa.  Nếu  người  ta không  ăn  thịt  chúng  sanh thì chúng  sanh không sanh ra. Tại sao vậy?
Chúng có sanh ra là vì có sự sát hại và ăn thịt tàn nhẫn. Đó là nhân ác, tức là hành động ác của chúng  ta.  Chính   những  hành  động  ác  đó  của chúng  ta  tạo  ra  nhân  quả  ác,  và  nghiệp  lực  ác này chiêu cảm khi chúng ta chết liền sanh ra tất cả  loài chúng sanh để trả quả giết hại bằng cách để cho chúng sanh khác giết chúng ta ăn thịt lại.
Nếu chúng ta không giết hại và  không ăn thịt chúng  sanh  thì chúng  sanh  không  sanh  ra,  vì nhân quả thiện nên không có chúng sanh sanh ra để  mà  ăn  thịt  lẫn  nhau  trở  lại.  Nếu  con người


không ăn thịt chúng sanh thì trên quả đất sẽ không  có chúng  sanh hung ác, chỉ có  chúng  sanh hiền lành và số lượng sanh ra rất ít. Tại sao vậy?
Tại vì, khi con người không giết hại và ăn thịt  chúng  sanh  thì tâm  của  họ  ít dục  hơn; tâm dục ít hơn thì sự sanh sản ít hơn.  Do đó, nếu  con người  không  ăn  thịt  chúng  sanh thì trái đất  này  không  bao giờ  có  tràn  ngập  chúng  sanh. Bằng chứng con người hiện giờ vì ăn thịt chúng sanh  nên  tâm  ác  nhiều  và  tâm  dục  thì đầy  dẫy, nên  con người  cũng  sanh  nhiều  để  thọ  lấy  quả khổ cùng nhau.
Con người ít dục thì sự sanh  sản cũng ít, sanh sản ít thì việc làm ác cũng ít, và chúng sanh  sanh  ra cũng  ít. Với  đôi  mắt  phàm  phu của con người,  chúng ta không nhìn  thấu hết qua lớp nghiệp của mỗi chúng sanh. Ví dụ, một người đang cắt cổ một con gà, tiếng con gà kêu là do người ấy nhẫn tâm vặn tréo hai  cánh con gà  đạp dưới chân rồi tiếp tục cắt cổ, con gà vùng vẫy với toàn  sức  lực  của  nó  nhưng  không  làm  sao thoát khỏi bàn tay hung ác của con người.
Người  giết  con gà  ấy  đâu  có  biết  rằng  có  thể mình   đang  cắt  cổ  mẹ  mình.   Khi còn  sống  bà thường  giết  gà  cách  này  để  làm  thực  phẩm  cho các con ăn, bây giờ trả quả thì chính  các con của bà  đã cắt  cổ bà  để làm  thịt  cho con chúng  nó ăn (tức là cháu bà ăn bà).
Luật nhân quả vay một mạng con gà chết phải trả  10 mạng  con gà  ở  kiếp  sau, tức  là  phải  chịu


cắt cổ nhổ lông và  nhúng nước sôi 10 lần. Ở  trên đời  này,  chúng  ta  làm  một  điều  ác  thì phải  trả quả  10 lần,  cho nên  chúng  sanh càng  ăn  thịt  thì loài  vật  cũng  sanh  ra  nhiều  để  trả  quả.  Phần nhiều những người ăn thịt chúng sanh là họ đang ăn thịt ông bà, cha mẹ, người thân quyến thuộc của  họ,  đang tái  sanh làm  kiếp  súc  sanh trả  quả ăn thịt chúng sanh ngày xưa.
Đức Phật dạy: được thân người là khó, vì theo nhân quả, chỉ cần chúng ta gieo một nghiệp ác là phải  trả mười, trả trăm.  Ví dụ, ta  ăn một  con gà là  phải  tái  sanh làm  một  trăm con gà,  một  trăm lần  chết  trên  chảo  dầu  sôi,  nước  bỏng,  và  bị  cắt cổ nhổ lông vô số vô lượng lần, chừng nào trả hết quả của kiếp làm người đã giết và ăn thịt chúng sanh.  Như   vậy,   thử   hỏi   trong   một   đời   người, chúng  ta  đã  giết  và   ăn  thịt  bao  nhiêu  chúng sanh? Số lượng cũng khó mà lường được, phải nói là  quá  nhiều,   không  thể  đếm  được.   Như  vậy, muốn làm người thì rất khó, phải trả hết nợ máu xương này rồi mới được đi tái sanh làm người.






0 nhận xét:

Đăng nhận xét

Ví bạn hãy dùng ngôn ngữ lịch sự, tôn trọng lẫn nhau, mỗi người có cấp độ trình độ riêng nên không nên phán xét nếu không thông hiểu. Xin cảm ơn!