Thứ Tư, 28 tháng 8, 2013

NGƯỜI PHẬT TỬ CẦN BIẾT-TẬP 2-6


còn  sai,  còn  lậu  hoặc,  còn  đủ  các  thứ.  Kính  xin
Thầy chỉ dạy.

Đáp: Trong  kinh Đại thừa Duy Ma Cật, ngoại đạo viết kinh này đã có ý  đồ diệt Phật giáo bằng cách hạ bệ các bậc A La Hán hàng đại đệ tử đức Phật, trong đó có ông Xá Lợi Phất được đức Phật xem là người đệ tử trí tuệ đệ nhất.
Bây giờ đến thầy Chơn Quang cũng đi theo lối mòn của các Tổ, muốn dùng lý luận học giả để hạ bệ  hai  vị  đại  đệ  tử  A La  Hán  của  Phật,  ông  Ca Diếp   và   ông   Phú  Lâu   Na.  Thầy   Chơn  Quang không  hiểu  đó  là  những  bài  kinh do các  giáo  sĩ Bà La Môn lồng vào trong kinh sách Phật để diệt Phật giáo.
Như  chúng  ta  đã  biết,  hai  vị  A La  Hán,  ngài Ca Diếp  và  ngài  Phú  Lâu  Na là  hai  vị đại  đệ  tử của  Phật,  tu  hành  đã  chứng  quả  A La  Hán  hẳn hòi. Giáo sĩ Bà La Môn bịa  đặt ra câu chuyện bỏ những  giới  nhỏ nhặt, chứ  giới  luật  là  thiện  pháp giúp người tu ly dục, ly ác pháp để tâm bất động trước các ác pháp, để được tâm giải thoát hoàn toàn,  để  tâm  nhập  Sơ Thiền.  Và  như  vậy  thì có giới nhỏ nhặt nào phải bỏ. Chỉ có một số tỳ kheo chạy theo dục lạc, mới a dua theo Bà La Môn mà tuyên bố bỏ những giới nhỏ nhặt.
Đối  với  hai vị  A La  Hán  này,  thì sự  giải quyết bỏ những giới nhỏ nhặt đâu phải là việc  khó,  vì họ  có  đủ  Tam  Minh nên  nhập vào Niết Bàn sẽ hỏi đức Phật bỏ những giới nào?  Tại  sao hai  vị  A  La  hán  có  đầy  đủ  thần


thông, mà  không  làm  điều  này,  lại  còn  tranh cãi với  nhau không  khác  gì phàm  phu? Đại  Thừa  có thủ  đoạn  nhưng  không  khôn  ngoan, khi họ  lồng vào  những  loại  kinh này  để  lừa  đảo  tín đồ  Phật giáo. Trí tuệ học giả tưởng giải của thầy Chơn Quang lọt vào cạm bẫy của Bà La Môn nên đã vô tình nối giáo cho Đại thừa hạ bệ những vị đại đệ tử của  đức Phật  một  cách  quá  đáng. Hai  vị đệ  tử này đều từ giới luật mà đạt được quả A La Hán. Không do Giới thì làm sao các ông có được Thiền định,  có  được  Tam  minh,  chứng  quả  A  La  Hán. Sao các ông lại bỏ những giới luật nhỏ nhặt?
Các  bậc  A  La  Hán  đều  do giới  sanh  ra,  cho nên đức Phật nói:  “Ta nói giới luật là nói tâm ly dục,  ly ác  pháp”.  Nếu  tâm  không  ly dục,  ly ác  pháp  thì làm  sao chứng  quả  A La  Hán  được, phải không? Cho nên các nhà Đại thừa đã dìm Phật giáo xuống. Thầy Chơn Quang không hiểu biết, bắt chước ngoại đạo diệt Phật giáo một lần nữa,  khi nói  các  bậc  A La  Hán  Thánh  tăng  của Phật  giáo  như  kẻ  phàm  phu,  không  bằng  chư Thiên.  Đó  là  một  lời  phỉ  báng  Phật  giáo  tận cùng, sau này  thầy Chơn Quang không thể tránh khỏi  quả  báo  này.  Các  bậc  Hòa  Thượng  tôn  túc chỉ  có  vô  tình xương minh  Đại  thừa  mà  còn  chịu nghiệp  quả  khổ  đau. Các  vị  A La  Hán  này  sống một đời sống phạm hạnh, giới luật nghiêm chỉnh mà đến bây giờ không có một vị Hòa Thượng nào sống  được  bằng  các  vị  đó,  thế  mà  thầy  Chơn Quang dám phỉ báng những bậc A La Hán.


Dám  phỉ  báng  những  bậc  A La Hán  như ngài Ca  Diếp  và   ngài  Phú  Lâu  Na  tức  là  phỉ  báng Phật giáo. Đức hạnh của ngài Phú Lâu Na khó có ai sanh kịp. Chúng ta hãy nghe đây:
Một hôm, Ngài Phú Lâu Na xin Phật để đi độ chúng  sanh  ở  xứ  Độc  Ác  Sunaparanta, thì  đức Phật hỏi Ngài:
- Này Phú Lâu Na, xứ Sunàparanta là xứ thô bạo, nếu người xứ đó chửi bới nhiếc mắng ông, ở đây ông nghĩ thế nào?
- Nếu người xứ đó chửi bới nhiếc mắng con, ở đây con sẽ nghĩ: “Thật là hiền thiện”, vì những người đó không lấy tay đánh đập con.
- Nếu như  người xứ  đó lấy  tay đánh đập  ông, thì ông nghĩ sao?
- Nếu  người  xứ  đó  lấy  tay đánh  đập  con, thời con sẽ  nghĩ: “Thật là hiền thiện”, vì những người xứ này không đánh đập con bằng cục đất.
- Nhưng  nếu  họ  đánh  đập  ông  bằng  cục  đất, thì ở đây ông nghĩ thế nào?
- Vậy  con sẽ  nghĩ:  “Thật  là  khéo  hiền  thiện”, vì những người xứ này không đánh đập con bằng gậy.
- Nhưng  nếu  họ đánh  đập  ông  bằng  gậy,  thời ông nghĩ thế nào?
- Vậy  con sẽ  nghĩ:  “Thật  là  khéo  hiền  thiện”, vì những người xứ này không đánh đập con bằng kiếm.


- Nhưng  nếu những người này đánh ông bằng kiếm, thì ông nghĩ như thế nào?
- Con sẽ nghĩ: “Thật là hiền thiện”, vì những người này không đoạn mạng con với cây kiếm sắc bén.
-  Nếu  họ  đoạn  mạng  ông  với  cây  kiếm  sắc bén, thì ông nghĩ thế nào?
-  Vậy  con  sẽ   nghĩ:  “Thật  là  hiền  thiện”,  vì người xứ đó vẫn còn thương con.
Câu  chuyện  trên  đã  nói  được  đạo  hạnh  của một vị Thánh tăng không thể lường được.
Đến mức độ người ta giết ông, ông vẫn còn thương  người  ta.  Một  người  như  vậy  là  người đã  ly dục,  ly ác  pháp  hoàn  toàn,  thì làm  gì còn  tranh  chấp  những   việc  nhỏ  nhặt  đó. Phải  không  hỡi  các  con?  Mà  ly dục,  ly ác  pháp đâu phải ly bằng ngôn ngữ được, mà phải ly bằng giới luật.
Đọc lại một đoạn sử của ngài Phú Lâu La, chúng ta thấy rõ ràng ông phú Lâu Na là bậc Thánh tăng. Không lẽ một vị Thánh tăng mà lại tuyên bố bỏ những giới nhỏ nhặt như vậy thì thật là vô lý. Đúng là lý luận này của ngoại đạo diệt Phật giáo.
Tóm lại, việc phỉ báng bậc Thánh tăng A La Hán  đại  đệ  tử  của  đức  Phật  là  một  việc  làm  tội lỗi rất lớn đối với Phật giáo, đối với loài người.






ĐỨC PHẬT VÀ CHÚNG THÁNH TĂNG ĐỀU ĂN NGÀY MỘT BỮA MÀ ĐÃ CHỨNG ĐẠO


Hỏi:  Thật  tình chúng  con rất  mến  mộ  thầy Chơn Quang, chính  chúng con đã kêu gọi bạn bè đóng  góp  tiền  để  in cuốn  sách  Luận  Về  Nhân Quả. Thậm chí những cuộn băng của thầy Chơn Quang  chúng  con rất  quý,  nhưng  từ  khi  chúng con nghe được  cuộn  băng  mà  thầy  Chơn  Quang nói về thầy Thông Lạc, có những điểm mà trước đây chúng con nghe qua những cuốn sách, băng của  Thầy  giảng  viết  thì khác,  ví  dụ  có  những điểm như thế này:
Thầy Chơn Quang nói rằng, Thầy không có đồng ý với Sư ông (Thầy Chơn Quang đang nói chuyện  với  các  đệ  tử  của  mình,  cho nên  gọi  thầy Thông  Lạc  là  Sư  ông).  Nói  rằng  sư ông  Thông Lạc  còn  có  những  điểm  mà  Thầy  không  đồng  ý, như   là   ăn   uống   không   đủ  chất  bổ.   Ăn   uống không  đủ chất  bổ thì không  thể  nhiếp  tâm  được, thậm chí mình  ăn no đi, ăn thật no nữa là khác, chỉ  cần  đi kinh  hành  một  chút  xíu  thì bắt  chân lên  ngồi  là  nhiếp  tâm  được  liền;  còn  ăn  uống thiếu  chất  thì nó  hại  đến  não,  sẽ  làm  cho mình bệnh hoạn này kia.


Thầy  ấy  còn  nói  là  Sư  ông  ở  tu viện  Chơn Như bệnh nặng lắm, việc này thực hư thế nào xin Thầy từ bi dạy cho.
Đáp:  Để  xác  định  điều  này,  quí cư sĩ  về  đây trực tiếp gặp Thầy, có thấy Thầy bệnh nặng không?
- Dạ không.

Thầy không có bệnh nặng, Thầy làm việc suốt đêm  từ  7 đến  12 giờ  đêm,  rồi  Thầy  chỉ  đi  nghỉ chút xíu, khuya Thầy dậy tọa thiền phục hồi sức khỏe  để  ngày  hôm  sau làm  việc  nữa.  Trong  một thời   gian   ngắn   chưa  đầy   3  năm   mà   bộ   sách Đường  Về  Xứ  Phật  nhiều  tập  và  các  tập  sách khác  trên  6000 trang  giấy  được  Thầy  soạn  thảo ra.  Một  khả  năng  làm  việc  phi  thường  như  vậy thì các con cũng đủ biết Thầy làm việc rất nhiều. Và Thầy còn tiếp tục soạn thảo bộ sách đạo đức làm  người  nhiều  tập.  Trong  lúc  ấy,  Thầy  vừa  trả lời thư các cư sĩ bốn phương và cũng vừa làm việc trên  máy  vi  tính để  in thành  sách  với  những trang sách có mỹ thuật như người chuyên nghiệp, nhằm để hoàn tất một cuốn sách đẹp, chứ không in bừa bãi thiếu mỹ thuật. Thầy làm việc như vậy quý phật tử phải thấy được sức khoẻ của Thầy không kém thua những người còn trẻ. Trong lúc tuổi Thầy đã 74 (năm 2001). Nhất là Thầy chỉ ăn ngày  một  bữa. Ăn  ngày  một  bữa  không  thiếu  sức khỏe,  không  bị  bịnh  đau.  Ăn  ngày  một  bữa  ít bịnh đau hơn người ăn nhiều bữa.


Đau bịnh  phần  lớn  là  do tâm  phiền  não,  giận hờn, lo lắng, khổ đau, thương ghét,  v.v... kế đó là do ăn uống không điều độ, ăn uống quá nhiều, ăn uống  phi  thời,  ăn  nhiều  bữa,  ăn  uống  không  vệ sinh, v.v... ăn uống nhiều sanh ra dục tầm liên hệ giữa nam nữ, phạm cấm giới làm hư hoại Phật pháp,  còn  ăn  ngày  một  bữa  đủ  sống  mà  không sanh dục, không hôn trầm, dễ tu hành.
Trong giới  luật,  Phật  đã  cấm  không  cho tu sĩ  ăn  uống  phi thời.  Người  mới  vào  tu  như một  Sa di  tăng  hay Sa di  ni,  thọ  10 giới  thì giới thứ  9 cấm  ăn  phi  thời,  còn  tỳ  kheo thọ  250 giới thì giới  thứ  37 cấm  ăn  phi  thời,  giới  này  thuộc giới đọa Địa Ngục (Ba Dật Đề). Lý luận của thầy Chơn Quang ở trên là lý luận của người phá giới, để chạy theo tham dục về ăn uống. Những lý luận đó tức là thầy Chơn Quang không hiểu  thiền  của đạo Phật, đã giẫm lại lối mòn của các Tổ nên mới bảo:  “Ăn  thật  no chỉ  cần  đi  kinh hành  một  chút xíu thì bắt chân lên ngồi là nhiếp tâm được liền”. Như  quí phật  tử  đã  biết,  thiền  của  Phật  là  phải lìa  tâm  tham  diệt  ác  pháp,  chứ  không  phải  ngồi bắt chân lên là nhiếp tâm không vọng tưởng. Thiền  của  Phật  là  ngăn  ác,  diệt  ác  pháp, tức  là  ly dục,  ly ác  pháp.  Cho  nên,  nếu  còn tham ăn, tham dục mà gọi là Thiền định thì phải gọi đó là Tưởng thiền, thiền Đông độ, thiền Đại thừa, v.v...
Tóm lại, ngày xưa đức Phật và chúng Thánh tăng ăn ngày một bữa mà tu hành chứng đạo làm


chủ sự sống chết, chấm dứt luân hồi sanh tử. Còn bây  giờ  tu  sĩ  ăn  uống  phi  thời  cho bổ  khỏe,  phá giới luật Phật tận cùng, sống đời sống phi phạm hạnh. Vì thế, chẳng có vị tu sĩ nào chứng quả giải thoát  làm  chủ  sanh,  già,  bịnh,  chết,  chấm  dứt luân hồi sanh tử được. Rất uổng phí một đời tu hành, đời chẳng ra đời mà đạo chẳng ra đạo.






THẦY CHƠN  QUANG GIẪM LẠI KIẾN TƯỞNG ĐẠI THỪA


Hỏi:  Thầy  Chơn  Quang  nói  rằng,  con đường đạo  Phật  trong  tương lai  thứ  nhất  là  phải  tôn kính   Phật  thật  nhiều  thì mới  chứng  đạo  được. Thứ hai là phải có lòng vị tha vô hạn để cứu độ đời. Còn tu mà ăn ít, ngủ ít như vậy là không có chứng đạt được, còn có thể có tác hại nữa. Cho nên, cuối cùng Thầy dẫn chứng rằng con đường của  thầy  ấy  đi là  con  đường  được  Phật  chấp nhận. Sự dẫn chứng là thầy CQ có một người đệ tử ngồi thiền hai tiếng đồng hồ mà cảm thấy như mới ngồi 15 phút. Trong khi đó, vị sư này được nhập vào hội đức Phật đang thuyết pháp và nghe đức  Phật  thuyết  pháp  rất  hay.  Và  vị  sư  đó  kể rằng  đức  Phật  thuyết  pháp  y  như   thầy  Chơn Quang thuyết.  Đó  là  kết  luận  của  cuộn  băng  mà con được nghe. Kính  xin Thầy chỉ dạy.


Đáp: Thầy Chơn Quang nói tôn kính  chư Phật thật  nhiều, nhưng  tôn  kính  như thế nào thì thầy Chơn Quang không nói rõ. Nếu Thầy lập lại ý  của kinh sách Đại thừa mà từ xưa những kinh sách này đã dạy như:
1- Kinh sách  Đại  thừa  dạy  là  phải  lạy  hồng danh   tam   thiên   chư  Phật   để   tiêu   tội   nghiệp chướng (Lạy hồng danh sám hối). Lạy hồng danh sám  hối  tức  là  kinh sách  Đại  thừa  cho đó  là  tôn kính  chư Phật.  Khi tôn  kính  chư Phật  lạy  hồng danh sám hối thì tiêu tội nghiệp chướng. Nếu dựa vào kinh sách này mà thầy Chơn Quang cho là chứng  đạo  thì e rằng  không  đúng.  Vì từ  xưa đến nay,  có  biết  bao  nhiêu  người  cung  kính tôn trọng Phật theo kiểu lạy sám hối tam thiên chư Phật, mà có thấy người nào tiêu tội và chứng đạo đâu?
2- Phải có lòng vị tha vô hạn để cứu độ chúng sanh. Điều này kinh sách Đại thừa đã dạy “Hành Bồ Tát Đạo”, tức là thực hiện lòng  vị tha vô hạn để cứu độ chúng sanh. Nhưng con người tu chưa chứng đạo thì làm sao có lòng vị tha vô hạn được. Phải không quí vị?
Tâm  còn  tham, sân,  si  chưa  lìa, thì lòng vị  tha vô  hạn  ở  chỗ  nào  có  được?   Vì  thế những  người  tu  chưa chứng  mà  thực  hiện  Bồ  Tát Đạo, cũng giống như người mù dắt một đám người mù mà đi.
Vì lòng vị tha vô hạn của người tu chưa chứng để  độ  chúng  sanh,  vì  thế  độ  chúng  sanh  đâu


không thấy, mà thấy độ danh, độ lợi, độ chùa to, Phật lớn, độ xe hơi, tivi, tủ lạnh, v.v...
Có lẽ thầy  Chơn Quang nghĩ rằng  người tu có chùa to, Phật lớn, tủ lạnh, tivi là chứng đạo.
3- Thầy  Chơn  Quang dạy:  ăn  ít, ngủ  ít thì tu không chứng đạo. Thầy dạy như vậy  có ngược lại với Phật giáo hay không?
Đức  Phật  và  chúng  Thánh  tăng,  Thánh  ni ăn ngày một bữa, sao các Ngài lại chứng quả giải thoát, tự tại trong sinh tử, chấm dứt luân hồi, mà trong kinh sách Nguyên Thủy còn ghi rõ ràng. Thời  nay  quí Thầy  ăn  uống  phi thời,  thân xác  mập   phì,  đau   bịnh   liên   tục,   lúc  nào cũng thuốc thang châm cứu. Vậy chứng đạo chỗ nào?
Thầy Chơn Quang dám phỉ báng đức Phật và chúng   Thánh   tăng   và   Thánh   ni  như  vậy   mà không sợ tội đọa Địa Ngục sao?
Tại  tu  viện  Chơn  Như,  Thầy  đã  tiếp  nhận những   tin  tức   từ   chùa   Phật   Quang  loan   báo: “Thầy Thông Lạc chết; Thầy Thông Lạc bịnh nặng; thầy Thông lạc bại liệt; thầy Thông Lạc ói ra máu...”. Những tin tức loại này đã làm cho một số  phật  tử hoang mang dao động. Nhờ những  tin tức này mà Thầy mới được rảnh rang.
Làm một vị Thầy có trách nhiệm và bổn phận đối với đệ tử của  mình  thì rất  vất  vả, nhưng  nếu chỉ  cần  có  số  lượng  đệ  tử  đông  thì để  làm  danh, làm lợi chứ họ tu hành đi đến đâu. Điều này đã chứng  minh  cụ  thể,  hiện  giờ  số  lượng  tu  sĩ  đông


như  kiến  mà  tu  hành  chẳng  đi  đến  đâu  cả.  Ai chịu trách nhiệm này?
4- Một người nhập định thì không có thời gian và  không  gian, chứ  làm  sao có  chuyện
2 tiếng  đồng  hồ  mà  cảm  thấy  như  15 phút?
Như thế chứng tỏ vị này chưa phải nhập định, mà đã  rơi  vào  trạng  thái  “lên  đồng”  của  tưởng  ấm. Sắc  và  thinh tưởng  hiện  ra,  thầy  ấy  cảm  thấy mình   như  đang  dự  hội  Phật  Thích  Ca  Mâu  Ni thuyết pháp giống như thầy Chơn Quang.
Vị sư ấy  chưa  chứng  minh được  đời  sống phạm  hạnh,  giới  luật  còn  vi phạm  thì làm sao sư ly dục, ly ác pháp được để nhập đúng Chánh  định.  Chưa  nhập  đúng  Chánh  định  thì làm  sao có  Tam  Minh.  Không  có  Tam  Minh  thì làm  sao dự  hội  Phật  thuyết  pháp  được.  Như  vậy, rõ  ràng  vị  sư này  nhập  vào  định  tưởng,  bị  sắc, thinh tưởng đánh lừa.
Tóm lại, vị sư này rơi vào định tưởng, một loại thiền  định  đưa  đến  bịnh  thần  kinh.  Hầu  hết những người có nhiệt tâm tu hành thiền định đều bị  bịnh  thần  kinh này  mà  chúng  tôi  đã  gặp  rất nhiều.






PHƯỚC CHÚNG SANH CHƯA  ĐỦ, TÌM MỘT VỊ A LA  HÁN RẤT KHÓ


Hỏi: Bạch  Thầy!  Thầy nói đợi cho có 10 vị A La Hán, mà bây giờ kiếm một vị cũng không ra. Nếu  không  có  9 vị  như  Thầy  thì họ  không  chịu tin,  mà  đợi  cho có  đủ chín  vị  nữa,  thì con coi  bộ khó quá, đợi chừng nào mới có được thứ nhì?
Đáp: Một người tu chứng trong giai đoạn này làm  Phật  sự,  thì khó  có  người  tin được.  Bởi  vậy, cần  phải  có  10 người  tu  chứng  để  chỉnh  đốn  lại kinh sách Phật thì mọi người mới tin. Vì thế, một người không thể chỉnh đốn Phật giáo lại được.
Phước  của  chúng  sanh  chưa đủ,  nên  các  vị  A La Hán chưa xuất hiện, chứ không phải chúng ta tìm một vị A La Hán khó. Chúng ta cứ sống đúng  đức  hạnh,  giới  luật  của  Phật  thì các bậc  A  La  Hán  sẽ  xuất  hiện.  Chỉ  vì  chúng  ta sống  không  đúng  đức  hạnh,  giới  luật  của  Phật nên chúng ta tìm một vị A La Hán rất khó.
Giới  luật  là  mẹ  sanh  ra  A La  Hán.  Cho nên tất  cả  tăng,  ni giới  luật  nghiêm  chỉnh  thì không những 10 vị A La Hán, mà có hàng trăm vị A La Hán  xuất  hiện.  Giới  luật  ở  đâu  là  có  bậc  A  La Hán  ở đó; Bậc A La Hán ở  đâu là giới  luật ở đó. Như vậy, bậc A La Hán đâu phải khó tìm phải không quí vị?


Bậc A La Hán từ con người  mà có, chứ không phải ngoài con người mà tìm được bậc A La Hán. Con  người  giữ  giới  nghiêm  chỉnh,  tu  tập  đúng pháp ngăn ác, diệt ác, sanh thiện, tăng trưởng thiện,  sống  không  làm  khổ  mình,  khổ  người,  đó là bậc A La Hán. Xưa đức Phật còn tại thế, Ngài đã xác định: “Giới luật còn là Phật pháp còn, giới luật mất là Phật pháp mất”. Câu nói này có  nghĩa  là:  Giới  luật  còn  là  còn  bậc  A La  Hán, Giới luật mất là bậc A La Hán mất.
Quí phật  tử  đừng  bảo  rằng  một  vị  A La  Hán khó kiếm, chẳng qua chỉ vì tăng, ni không giữ gìn giới luật nghiêm chỉnh, nên bậc A La Hán khó kiếm.
Tóm lại, bậc A La Hán xuất hiện ra đời là vì chúng sanh có đủ phước báo thọ hưởng phước vô lậu.






PHÁP SAI CHỨ NGƯỜI KHÔNG SAI


Hỏi: Kính  bạch Thầy! Con thấy có một số quý tăng,  ni khi  thuyết  pháp  với  tấm  lòng  rất  tốt. Nhưng  vì pháp mà quí vị đó đọc được qua Thầy, Tổ ngày xưa như thế nào, thì học hỏi như thế đó.


Chưa  hẳn  là  quí  vị  có  tâm  ác,  lừa  đảo  phật  tử đâu. Kính  xin Thầy giảng.
Đáp: Pháp sai chứ người không sai; người không  sai  thì phải  có  trí tuệ;  có  trí tuệ  thì mới nhận  ra  pháp  sai. Pháp  sai tức  là  pháp  lừa  đảo, dối  gạt  người.  Nhận  ra  pháp  sai  mà  cứ  hành pháp sai tức là lừa đảo, lường gạt người. Vì thế, người  mới  vào  tu  là  người  tốt.  Sau một  thời  gian tu  học  pháp  sai  biến  họ  trở  thành  người  xấu. Hằng ngày phải làm nghề lừa đảo: cúng bái, tụng niệm,  cầu  siêu,  cầu  an, v.v...  Cầu  siêu,  cần  an là một cái nghề làm giàu, có nhiều tiền một cách dễ dàng.  Cho  nên  biết  pháp  sai  nhưng  các  Thầy không bao giờ bỏ.
Người mới vào tu thì nghèo  đến nỗi một đồng xu dính  túi còn không có. Nhưng sau khi tu lâu có những kiến giải, họ đứng  vào vị trí trụ trì, giảng sư,  thì tiền  bạc  nhiều,  danh  vọng  lớn,  nên  họ không thể bỏ những pháp sai, vì nhờ những pháp sai, pháp lừa đảo này mà họ sống trên nhung lụa. Thế nên làm sao họ bỏ được.
Chúng ta không thể lường được những tu sĩ mượn  tôn  giáo  để  kinh doanh  buôn  bán,  có  khi còn buôn đồ lậu thuế. Những người này là những người không những buôn bán tôn giáo, mà còn buôn bán đồ trái pháp luật. Chỉ có một thời gian năm, ba năm sau, là họ cất chùa rất đẹp; họ sắm xe hơi,  nhà  lầu  đàng  hoàng;  tủ  lạnh,  tivi cái  gì ngoài đời có là họ cũng có hết.


Tóm lại, pháp sai dẫn người ta đi vào chỗ sai. Pháp  lừa  đảo,  dối  gạt  người  sẽ  dẫn  người  ta  đi vào chỗ lừa đảo, dối gạt. Cho nên, kinh sách phát triển  là  kinh sách  kiến  giải  của  các  nhà  học  giả xưa và nay, là những kinh sách mà mọi người cần phải được lưu ý. Vì đó là những kinh sách phi đạo đức, lừa  đảo,  dối gạt  người.  Biến  người  tốt  thành người  xấu,  bằng  chứng  rõ  ràng  là  những  tu  sĩ Phật giáo hiện giờ đang hành nghề phi pháp.






KINH DUY MA  CẬT LÀ MỘT TRONG NHỮNG BỘ KINH
PHI ĐẠO ĐỨC, KHÔNG PHẢI CỦA PHẬT THUYẾT;
NAM TÔNG, BẮC TÔNG VÀ ĐẠO ĐỨC PHẬT GIÁO


Hỏi:  Kính   bạch  Thầy!  Trong   kinh  Duy  Ma Cật  dạy:  “Bồ  tát  bịnh  vì  chúng  sanh bịnh”.  Câu kinh  này  dạy  có  đúng  theo  giáo  lý  của  đạo  Phật hay không? Kính  xin Thầy chỉ dạy cho chúng con được rõ.
Đáp:  Kinh Duy  Ma  Cật  là  kinh phát  triển. Kinh giáo phát triển là kinh sách chịu ảnh hưởng của  nhiều  tôn  giáo  và  những  phong tục  tập  quán


khác  nhau của  con người  trên  hành  tinh này  mà thành lập ra giáo lý của mình,  nó không có gì đặc biệt riêng của nó, chỉ khéo dùng những danh từ thật  kêu  và  cũng  giống  như  vẽ  rắn  thêm  chân, thêm râu, khiến cho mọi người dễ bị lường gạt tưởng là rồng thật. Giáo lý phát triển và thiền Đông Độ cũng lường gạt tín đồ như vậy, tưởng là một  chân  lý  siêu  việt  của  đạo  Phật,  nào  ngờ  là một giáo lý chắp vá, như chiếc áo may nhiều loại vải thô xấu.
Câu: “Bồ tát bịnh vì chúng sanh bịnh” cũng giống như câu: “Chúa chịu đóng đinh trên thánh giá là vì Chúa chịu khổ thay cho con người”.
Trên bước đường hoằng hóa độ sanh của Phật giáo,  sau Ngài  A-Nan  nhập  diệt,  các  vị lãnh  đạo Phật giáo lúc bấy giờ nguồn gốc là những giáo sĩ Bà La Môn và lục sư ngoại đạo. Vì thế, kinh sách phát triển do các vị này biên soạn và viết ra, nên các  ngài  cố  tình dìm  giáo  lý  của  đức  Phật  xuống và lồng giáo lý của mình vào, để phát triển một Phật giáo mới mang tên là “Phật giáo Đại thừa”.
Trước  khi nhập  diệt,  đức  Phật  đã  nhìn  thấy trong môn đồ của mình,  chưa có ai là người có đủ khả năng lãnh  đạo giáo  hội  và  duy trì giáo pháp của  mình.   Ngài  biết  rất  rõ,  những  kẻ  có  khả năng,  có  trí tuệ,  có  học  thức  đều  xuất  thân  từ trong  các  gia  đình  của  Bà  La  Môn  và   Lục  sư ngoại đạo, họ còn mang đầy ắp những kiến chấp trong  tôn  giáo  của  họ.  Do những  kiến  chấp  này, họ không thực hiện theo giáo pháp của đức Phật.


Và  cũng  vì  thế  họ  tu  hành  không  giải  thoát, không  chứng  đạt.  Còn  những  đệ  tử  của  đức  Phật đã tu chứng thì hầu hết đã nhập diệt, chỉ còn lại một  số  ít. Khi đức  Phật  nhập  diệt  xong và  giáo đoàn  bị  phân  hóa  chia  làm  nhiều  bộ  phái,  do những  người  có  trình độ  kiến  thức  tranh danh, đoạt lợi với nhau. Đức Phật biết  rất rõ những đệ tử này, nên không trao quyền thừa kế lãnh đạo Phật  giáo  cho ai  cả,  chỉ  nhắc  nhở  các  đệ  tử  của mình nên “lấy giới luật và giáo pháp làm Thầy, không  nên  nương  tựa  vào  ai  cả”.  Ngài  đã  từng dạy con người có ba tướng:
1- Nhân tướng

2- Hành tướng

3- Đặc tướng

Do ba đặc tướng ấy, nên con người không ai giống ai. Vì thế, đức Phật không trao quyền  thừa  kế cho người đệ tử nào hết.  Bởi nếu  được  trao  quyền,  họ  sẽ  dạy  đạo  theo  đặc tướng  riêng  của  họ,  thì Phật  pháp  sẽ  bị  lệch  đi, không  còn  đúng  chánh  pháp,  dù  đó  là  những người đệ tử đã tu chứng, còn những hạng đệ tử tu không  chứng,  thì lại  còn  không  được  trao  quyền thừa kế hơn nữa.
Vậy mà sau này, các vị giáo sĩ Bà La Môn còn bịa  câu  chuyện  “Niêm  Hoa Trên  Núi Linh Thứu”, rằng đức Phật đã trao quyền cho Ngài Ca Diếp thừa  kế  làm  tổ  thứ  nhất.  Đó  là  một  câu  chuyện bịa đặt, thế mà mọi người vẫn tin và còn tiếp tục xây dựng thành 33 vị Tổ Sư Thiền Đông Độ. Tuy


không  được  trao  quyền  thừa  kế,  nhưng  họ  đã khéo léo biến Phật giáo thành Thần giáo. Giáo lý của Phật biến thành một giáo lý chấp ngã, thần quyền,  mê  tín, mơ  hồ,  trừu  tượng,  lạc  hậu,  phi đạo đức, đi ngược lại  giáo lý  chân  chánh  của  đạo Phật.
Những vị giáo sĩ Bà La Môn và giáo sĩ của Lục Sư ngoại  đạo  theo  Phật  tu  hành  đạt  được  giải thoát thì lần lượt họ đã thị tịch trước hoặc sau Ngài  không  bao lâu,  còn  lại  những  người  tu  chưa chứng  đắc,  tâm  danh  lợi  còn  dẫy  đầy.  Những  vị tỳ  kheo  này  là  những  tỳ  kheo  phá  giới,  phạm giới, sống không đúng phạm hạnh, tu không đúng lời  dạy  của  Ngài,  họ  là  những  người  ngoại  đạo, với những thâm ý sâu độc, mang lớp tu sĩ Phật giáo, ẩn núp chờ khi đức Phật thị tịch là sẽ biến giáo  pháp  của  Phật  thành  giáo  pháp  Bà  La Môn và Ấn Độ giáo.
Quý  vị,  nên  đọc  lại  kinh Phạm  Võng  “Bồ  tát giới”, cấm không cho tu sĩ và  cư sĩ học và  tu theo pháp môn Nguyên Thủy. “Bồ tát giới” cho giáo pháp  Nguyên  Thủy  của  Phật  là  ngoại  đạo,  là Thinh   Văn   thừa,   là   Nhị   thừa,   là   phàm   phu thiền...
Đọc  Bồ  tát  giới,  chúng  ta mới  thấy  rõ thâm ý ác độc của ngoại đạo quyết tâm diệt Phật giáo, có thủ đoạn và sách lược rõ ràng, với  ý  đồ  lật  đổ  đức  Phật  Thích  Ca Mâu  Ni  thay vào bằng đức Phật Di Lặc, để dễ bề sử dụng toàn bộ giáo pháp Đại thừa mà không còn ai nghi ngờ.


Và  sẽ  cấm  không  cho tín đồ  tu  và  học  theo  giáo pháp  của  đức  Phật  Thích  Ca Mâu  Ni,  kinh sách và  giáo  lý  của  đức  Phật  Thích  Ca Mâu  Ni  sẽ  bị đốt sạch.
Đúng  vậy,  sau khi đức  Phật  tịch,  trong  giáo hội chia làm hai bộ phái:
1- Thượng tọa bộ

2- Đại chúng bộ

Thượng  tọa  bộ  là  những  tu  sĩ  già  thủ  cựu,  cố giữ nguyên giáo lý căn bản Nguyên Thủy của đức Phật,  không  cho  ai  thêm  bớt  một  chữ  nào  cả. Đem kinh sách này hoằng hóa và phát triển đi về phương Nam, nên người thời bấy giờ gọi là Phật giáo Nam tông.
Trên đường hoằng hóa độ sanh, Thượng tọa bộ tuy  cố  giữ  gốc  Nguyên  Thủy,  nhưng  vì  các  vị  tu hành chưa chứng đắc, nên có sự kiến giải trong giáo lý ấy  bằng trí tuệ học giả, hoặc bằng  những kinh nghiệm chưa đến nơi đến chốn, như thiền sư Mahàsi, thiền sư A-Chaan-chah.  Hai  Ngài có những bài kinh biên soạn theo kiến giải kinh nghiệm  tu  hành  của  mình   như:  Mặt  Hồ  Tĩnh Lặng, Thiền Minh Sát Tuệ, v.v.. Làm sai ý  nghĩa và giáo pháp của đức Phật rất lớn.
Vì tu hành chưa tới nơi tới chốn, nên các Ngài biên  soạn  những  loại  kinh sách  này,  trong  hiện tại và  mai  sau sẽ  để lại  cho loài người  những  tai hại  rất  lớn,  làm  hao tài,  tốn  của  và  phí  cả  cuộc đời của họ chẳng ích lợi gì, khi họ theo tu những pháp môn này.


Trong  thế kỷ này, tín đồ Phật giáo khắp năm châu  bốn  biển  đua nhau  tu  tập  thiền  Minh  Sát Tuệ.  Tu  tập  thiền  này  phải  tập  trung  theo  cơ bụng (phồng, xẹp) nhằm diệt “vọng tưởng”. Loại thiền  ấy  thuộc  về  thiền  ức  chế  tâm,  nó  không phải  là  thiền  của  đạo  Phật,  thiền  của  Phật  giáo là  loại  thiền  xả  tâm  “ly dục,  ly ác  pháp”.  Mục đích tu hành của đạo Phật là phải khắc phục cho bằng được tâm tham, ưu, tức là diệt ngã, xả  tâm, ly dục,  ly ác  pháp,  để  đạt  được  tâm  thanh  tịnh bất động.
Theo  kinh nghiệm  tu  hành  của  những  người đã  trải  qua, thì tâm  thanh  tịnh  bất  động  ấy  là tâm không còn tham, sân, si.  Khi tâm không còn tham,  sân,  si  thì tâm  có  một  năng  lực  (đạo  lực) siêu  việt,  điều  khiển  làm  chủ  sanh,  già,  bịnh, chết.
Năng  lực  điều  khiển  làm  chủ  sự  sống chết  của  kiếp  người  mà  đức  Phật  gọi  là “Bốn   Như   Ý  Muốn”  (Tứ  Như   Ý  Túc),   chứ không phải “Minh Sát” theo kiểu thiền sư Mahàsi dạy.
Cũng  trong  thế  kỷ  này,  thiền  sư  A  Chaan- Chah   người   Thái   Lan   đã   kiến   giải   qua  kinh nghiệm  tu  hành  của  mình  sản  xuất  ra  một  loại thiền “Tĩnh Lặng”. Qua hồi ký tu hành của Ngài, do ức chế tâm hết vọng tưởng, Ngài đã rơi vào thiền tưởng, thay vì ngài tu đúng pháp “ly dục, ly ác  pháp”  thì tâm  Ngài  sẽ  thanh  tịnh.  Khi tâm thanh tịnh thì Ngài sẽ nhập được Nhị thiền, Tam



0 nhận xét:

Đăng nhận xét

Ví bạn hãy dùng ngôn ngữ lịch sự, tôn trọng lẫn nhau, mỗi người có cấp độ trình độ riêng nên không nên phán xét nếu không thông hiểu. Xin cảm ơn!