Thứ Hai, 12 tháng 8, 2013

những lời gốc phật dạy - tập 3-6



Tóm lại, Phật pháp là dành riêng cho những người sống trong thiện pháp, chứ không phải để cho những người sống trong ác pháp.
   Câu thứ sáu: Đức Phật dạy: “Phật pháp để   cho  người  thiền định  không phải  để cho người  không  thiền  định”. Người tu theo Đạo Phật cần nên lưu ý và hiểu cho rõ nghĩa này. Thiền định nghĩa là gì?
Thiền định của Phật giáo Nguyên Thủy là nói  ly  dục  ly ác  pháp,  nói  rõ  nghĩa  hơn  là  ở trong niệm thiện vô lậu. Vậy niệm thiện vô lậu nghĩa  là  gì? Là  tâm  đã  muội  lược  lìa xa, từ  bỏ tham, sân, si, mạn, nghi v.v..
Theo nghĩa  của  Đại  Thừa  và  Thiền Tông, thì thiền  định là  ở    chỗ  tâm  không  có  vọng tưởng, như kinh Kim  Cang đã dạy: “Ưng vô sở trụ   nhi  sanh  kỳ   tâm”,   Thiền   Tông   dạy: “Chẳng  niệm  thiện  niệm  ác,  bản  lai diện mục  hiện tiền”.  Đó  là  thiền định ức chế  tâm, rơi  vào   trạng   thái   tưởng   không   niệm,   chứ không  phải  thiền  định xả  tâm,  theo  như  Phật giáo Nguyên Thủy.
Thiền định của Phật giáo Nguyên Thủy, mà đức Phật đã xác định trong Bát Chánh Đạo: Chánh định là Bốn thiền hữu sắc, còn gọi là Tứ



Thánh Định, ngoài Tứ Thánh Định này, thì thiền  định nào  cũng  không  được  gọi  là  Chánh định cả. Cho nên, Bốn định vô sắc thường được ghép  chung  vào  Tứ  Thánh  Định. Đó  là  ngoại đạo ghép vào để đánh lừa tín đồ Phật giáo. Bốn Định Vô  Sắc  là  thiền  định của  ngoại  đạo,  là loại thiền định tưởng chứ không phải của  Phật giáo.  Nhưng  các  Tổ  sau này  không  tu  tập  đến nơi, đến chốn, không hiểu nó là thiền định tưởng,  cho nên  lầm  tưởng  bốn  Định Vô  Sắc  là thiền  định của  Phật  giáo.  Đã  thế  khi kết  tập kinh sách  không  có  vị  Trưởng  lão  nào  chứng quả  A  La  Hán,  nên  theo  sự  nghĩ  tưởng  phàm phu  của  các  Tổ  mà  sắp  thành  chín  lớp  thiền định như  kinh sách  Đại  Thừa  và  ngay  trong tạng  kinh tạng  Pali. Đó  là  một  sự  lầm  lẫn  rất lớn  trong  kinh sách  Phật  giáo  hiện  nay.  Khi đức   Phật  tu  nhập  xong  các  loại  thiền  tưởng này, Ngài thấy nó chẳng có lợi ích, nên ném bỏ như  một  chiếc  giày  rách,  thế  mà  người  sau nhặt  nó  vào,  để  làm  sống  lại  thiền  định ngoại đạo này.
Như chúng ta đã  biết thiền định của Phật là  loại  thiền  định xả  tâm,  vì thế  phương pháp tu  thiền  định này  là  Tứ  Chánh  Cần,  ngăn  ác diệt ác pháp  trên bốn chỗ trong thân ngũ uẩn:



Thân,  thọ,  tâm,  pháp.  Khiến cho bốn  chỗ  này được thanh thản, an lạc và vô sự.
Phật lấy chỗ tâm bất động trước các pháp và các cảm thọ làm mục đích giải thoát cho con đường tu tập của mình. Cho nên, người tu tập ngăn ác diệt ác pháp là người tu tập thiền định của Phật.
“Phật pháp  để  cho người  thiền  định”. Lời  dạy  này  có  nghĩa:  Người  nào  sống   biết nhẫn  nhục,  tùy  thuận,  bằng  lòng,  ăn,  ngủ,  độc cư, trầm lặng là người có thiền định, tức là người biết ngăn ác diệt ác pháp. Còn người nào không ngăn ác, diệt ác pháp là người không tu tập Phật pháp được. Cho nên, Phật nhắc nhở chúng  ta:  “không  phải  để  cho người  không thiền  định”.  Vậy  người  thiền  định như  thế
nào?

Như  trên  đã   nói:  người  thiền  định  của Phật giáo không phải là người ngồi kiết già, ức chế  tâm  cho hết  vọng  tưởng.  Người  thiền  định của  Đạo  Phật  là  người  biết  buông  xả  các  ác pháp, là người biết yểm ly tham, sân, si, biết thiểu  dục  tri túc,  biết  sống  độc cư trầm  lặng một mình.  Người nào sống được  tâm thiền định như vậy  thì Phật  pháp  mới  là  pháp  môn  dành riêng cho họ. Ngược lại, ai sống không có thiền



định  như  vậy  thì Phật  pháp  không  phải  là pháp môn cho họ tu tập.
Những người về tu viện Chơn Như thường sống không đúng hạnh độc cư, không chịu xả tâm, thường ức chế tâm, khi đi kinh hành cũng như ngồi hít thở, thích tập họp nói chuyện. Đó là những người không có thiền định.
Đức   Phật   đã    xác   định:  “Người   thiền định  của  Đạo  Phật  là  người  cạo  bỏ  râu tóc, đắp y phấn tảo, sống không nhà cửa, không gia đình, thiểu dục tri túc, ba y một bát, tâm hồn trắng bạch như  vỏ ốc, phóng khoáng  như hư không”.   Người  có  một  đời sống   như  vậy  là  người  thiền  định  của  Phật giáo. Vì thế, pháp môn của Phật là để  dành cho những người như vậy. Và những người như vậy là những người đáng thừa hưởng pháp môn giải thoát của Đạo Phật. Chúng tôi xin nhắc lại để quý bạn ghi nhớ: “Phật pháp để cho người thiền định,  không phải  để   cho  người không thiền định”. Khi  vào  tu  viện  Chơn Như  thì các  bạn  nhớ  lấy  lời  này,  chứ  không phải các bạn đến đây nghỉ mát dưỡng bệnh.
   Câu thứ bảy: Đức Phật dạy: “Phật pháp




để cho người thiện tuệ, chứ không  phải để
cho người có ác tuệ”.

Người tu theo Đạo Phật cần nên lưu ý và hiểu cho rõ nghĩa này. Thiện tuệ nghĩa là gì?
Thiện  tuệ  của  Phật  giáo  Nguyên  Thủy  là nói  tri kiến giải  thoát,  nói  rõ  nghĩa  hơn  nó  là Chánh  tư  duy. Vậy  Chánh  tư  duy nghĩa  là  gì? Là sự suy tư để  lìa xa, từ bỏ, hay yểm ly tham, sân, si, mạn, nghi,  v.v..
Người  có  Chánh  tư  duy  là  người  có  lòng yêu thương người khác, biết tha thứ mọi sự lỗi lầm  của  người  khác,  biết  giúp  đỡ  những  người bất  hạnh trong  xã  hội. Người  nào có  được lòng yêu thương ấy, thì Phật pháp mới là pháp môn dành  riêng  cho họ,  còn  ngược  lại  ai  có  tà  tư duy, có  nghĩa  là  tâm  tính hung dữ,  gian  tham, sân  hận,  thù  oán,  ganh  ghét,  tị  hiềm,  kiêu căng, ngã mạn, xan tham, tật đố, v.v.. thì Phật pháp  không  phải  để  cho họ  tu  hành.  Chính  vì tà  tư duy là  ác  tuệ.  Ác tuệ là  tri kiến suy nghĩ về  tham  dục,  tri kiến  về  sân  hận,  si  mê,  ngã mạn, nghi ngờ...
Như  trên  chúng  tôi  đã   nói  người  có  tri kiến ác là người không thể tu theo Phật giáo được. Cho  nên   “Phật   pháp   để   cho  người



thiện tuệ  không để  cho người  có  ác  tuệ”.
Các bạn nên ghi nhớ những lời dạy này.

     Câu  thứ  tám:   Đức   Phật   dạy:   “Phật pháp  để   cho  người  không hý  luận,  chứ không   phải   để   cho  người   ưa  hý   luận”. Người  tu  theo  Đạo  Phật  cần  nên  lưu ý  và  hiểu cho rõ nghĩa này. Hý luậän nghĩa là gì?
Hý  luận  là  lời  nói  giễu  cợt, lời  nói  bông đùa,  lời   nói  không  có  lợi ích,  lời   nói  không mang  lại  kết  quả  thiết  thực  cụ  thể,  như  trong kinh Bát  Nhã  dạy:  “Quán  Tự   Tại   Bồ   Tát hành thâm Bát  Nhã  Ba  La  Mật Đa  thời chiếu kiến  ngũ  uẩn  giai không, độ  nhất thiết  khổ ách”.  Đó  là  lời  nói  hý  luận.  Nói  ra được, nhưng  không  ai  làm  được như  vậy.  Lời nói  mơ  hồ,  trừu  tượng,  lời  nói  uốn  trườn  như con lươn, lời nói qua, nói lại không cụ thể thực tế: “Sắc tức thị  không, không tức thị  sắc”.
Người  hay  dùng  kiến  giải  lý  luận  nghĩa này,  nghĩa  kia,  thường  dựa vào  ý  hay  lời  đẹp của  kinh sách  đời  hoặc  đạo,  rồi  đem ra tranh luận hơn thua, để chứng tỏ mình là người lão thông thiên kinh vạn điển, là người giỏi, người hay.  Người  như  vậy  là  người  thích  học  hỏi  để hý  luận,  vấn nạn người  khác, để  tỏ ra mình  là người  thông  suốt  kinh  Phật  và  Thiền  định.



Nhưng  sự  thông  suốt  ấy  đối  với  người  chứng
đạo thì họ là người thông thái “dỏm”.

Những hạng người hay hý luận như vậy là những người không tu theo Đạo Phật được. Vì Đạo  Phật  không  phải  là  đạo  hý  luận.  Người đến thưa hỏi đạo là phải hỏi những điều tu tập thực tế, để  thoát ly sinh  tử luân hồi, còn người hỏi đạo theo chữ nghĩa và những tưởng giải mênh mông điều này, điều khác trên trời, dưới đất  để  vấn  nạn  hơn  thua,  là  những  người  hý luận chứ không phải người tu thật sự. Cho nên, “Phật  pháp để  cho  người  không  hý  luận,  chứ không  để  cho người  ưa  hý  luận”.  Vì  thế,  khi một người đến hỏi đạo mà hỏi chuyện: “Có  thế giới  siêu  hình, linh hồn,  ma,  quỷ  không? Có  tái  sanh  luân  hồi,  có  vua  Diêm  Vương, có Ngọc Hoàng Thượng Đế hay không?”, những câu hỏi ấy là những câu hý luận. Với những người này các bạn đừng nên đem Phật pháp bán rẻ cho họ. Vì họ không phải là người tu theo  Phật  giáo  được. Nên mời họ  ra khỏi tu viện, vì tiếp họ mất thì giờ, không có ích lợi gì. Xin  các bạn lưu ý cho. Đó là những hạng người kiến chấp, ngã chấp.





PHÁP MƠN YỂM LY


LỜI PHẬT DẠY

“Này  các  Tỳ  Kheo!  Như thật  quán với  chánh trí tuệ:  “Cái  này không  phải của  tôi,  cái  này  không phải  là  tôi,  cái này  không phải  tự  ngã  của  tôi’’.  Nếu thấy vậy,  này  Sona  vị  đa  văn  Thánh đệ tử yểm ly đối với sắc, yểm ly đối với thọ, yểm   ly   đối   với   tưởng,   yểm   ly   đối   với hành, yểm  ly  đối  với  thức.  Do yểm  ly  vị ấy  ly  tham.  Do ly  tham vị  ấy  giải  thoát. Trong  sự  giải  thoát,  khởi lên  chánh trí: “Ta  đã  giải  thoát”.  Vị ấy  biết  rõ:  “Sanh đã   tận,   Phạm  hạnh  đã   thành, những việc làm nên làm đã làm, không còn trở
lui trạng thái này nữa”.



CHÚ GIẢI:
Theo như lời dạy trên đây của đức  Phật thì pháp môn tu hành của Phật giáo rất đơn giản. Phải không các bạn?



Chỉ  cần  biết  cách  thức  yểm  ly  thân  ngũ uẩn:  sắc,  thọ,  tưởng,  hành,  thức  thì tâm  tham, sân, si, mạn, nghi sẽ được ly sạch. Và  như vậy thì các bạn sẽ thấy  ngay trạng thái giải  thoát. Trong  sự  giải thoát  các bạn biết rất  rõ  như lời Phật đã dạy trên: “Sanh đã tận, Phạm hạnh đã thành, những việc làm nên làm đã làm, không còn trở lui trạng thái này nữa”.
Chỉ  cần  yểm  ly  thân  ngũ  uẩn  là  chúng  ta đã tìm thấy sự giải thoát ngay liền. Phải không các  bạn? Nhưng  đọc lời dạy  trên  đây,  các  bạn có biết cách tu tập chưa?
Các  bạn  nên  mượn  lời dạy  cô  đọng  này, làm câu pháp hướng tâm, thì chúng tôi tin rằng do sự siêng  năng tác ý như vậy, với một lòngï nhiệt tâm, tha thiết yểm ly ngũ uẩn thì các bạn sẽ  thành  công.  Đây  là  con đường  tu  tập  duy nhất có một không hai của Phật giáo.
Pháp môn rất tuyệt vời, các bạn có biết chăng? Đấy là pháp môn quét tâm các bạn ạ! Hãy  siêng năng,  bền  chí, gan dạ cầm  cây  chổi như lý tác ý mà quét xuôi, quét ngược, quét tới, quét lui, quét chừng nào mà tham, sân, si bay sạch  thì mới  thôi.  Phải  không  các  bạn?  Tu hành  như  một  con đại  tượng  đi  thẳng  không bao giờ ngó lui lại.



Các  bạn  hãy  cố  gắng  tiến  lên,  tự  mình thắp  lên  ngọn  đuốc  mà  đi,  tự  mình  lấy  mình làm  chỗ  nương  tựa,  không  nương  vào  bất  cứ một  ai.  Chỉ  nương  tựa  vào  chánh  pháp  của Phật.  Chánh  pháp  của  Phật  đây  rồi,  các  bạn nên lưu ý mà tu tập, đừng chùng bước.





CĨ BỐN  PHÁP  CẦN NÊN TRÁNH


LỜI PHẬT DẠY

“1-      Tránh sự        khởi    lên      do       tranh luận.
2-  Tránh sự  khởi lên  do  chỉ  trích
(nói xấu).

3- Tránh sự khởi lên do phạm giới.

4-        Tránh sự        khởi    lên      do       trách
nhiệm”.



CHÚ GIẢI:
Xưa đức Phật dạy chúng Tỳ Kheo có bốn  điều kiện  cần  nên  tránh,  thì đức  hạnh  và sự tu tập mới trọn vẹn và tốt đẹp.
    Thứ  nhất:  Đức  Phật  dạy:  “Tránh  sự khởi  lên  do tranh  luận”.  Người  tu  sĩ  Đạo Phật  cần  nên  tránh  tranh  luận,  thấy  có  sự tranh luận thì nên tránh xa.
Tranh  luận  là  một  cuộc  tranh đấu,  đánh đá  nhau bằng ngôn ngữ. Vì thế, nó là một cuộc



chiến  tranh giết  nhau  bằng  gươm miệng,  lưỡi đao. Người  tu  sĩ  Đạo  Phật  lấy  tâm  từ  bi  làm gốc,  nên phải tránh  xa những  cuộc  tranh luận, để thực hiện lòng từ bi của mình.
Tranh  luận sẽ làm mất tình cảm thương mến,  vì tranh luận  là  phải  có  sự  hơn thua.  Sự hơn thua khiến chúng ta mất bạn thêm thù, vì thế đức Phật dạy: chúng ta tránh xa sự tranh luận. Tránh xa sự tranh luận khiến tâm chúng ta được an ổn, cuộc sống yên vui.
Một người muốn có một cuộc sống bình an, thì xem sự tranh luận là giặc, là kẻ thù, là loài ác  thú,  là  sự  độc hại,  v.v..  Cho nên,  thấy  nơi đâu  có  sự  tranh luận,  thì hãy  mau mau tránh xa. Muốn tránh xa được điều này thì sự im lặng là đệ nhất pháp.
Khi người  ta đặt  ra những câu hỏi để  vấn nạn,  để  khởi  đầu  cho sự  tranh luận  hơn  thua, thì chúng ta nên tránh xa và chịu thua họ trước đi.  Hoặc  im  lặng  như Thánh,  hoặc  để  nghe họ nói gì mặc họ. Ta tập nghe như không nghe.
   Thứ hai: Đức Phật dạy: “Tránh sự khởi lên  do chỉ trích (nói  xấu)”.  Người  tu  sĩ  Đạo Phật cần nên tránh sự chỉ trích, thấy có sự chỉ trích thì nên  tránh  xa. Chỉ  trích là  sự  nói  xấu người  khác.  Người  hay  nói  xấu  người  khác  là



người  xấu,  là  người  không  đáng  cho chúng  ta làm bạn. Nói xấu người có ba cách:
1-  Đặt điều ra nói xấu người.

2-  Bới móc chuyện xấu của người khác, để tỏ ra mình  là người tốt.
3-  Phê bình  chỉ trích những việc làm của kẻ khác, để tỏ ra mình  là người thông thái.
Ở  đây, đức Phật dạy tránh xa sự chỉ trích, có nghĩa là chúng ta không nên chỉ trích ai, không  nên nói xấu  ai. Thấy  ai  nói xấu  hay chỉ trích người  khác  thì chúng  ta  nên  xem  người chỉ trích và nói xấu đó là người xấu, cần nên tránh xa họ. Họ là “con  sâu  làm  rầu  nồi  canh”, họ là con rắn độc là loài ác thú, v.v..
Trong  câu kinh này dạy: “Tránh  sự  khởi lên  do chỉ trích (nói xấu)”.  Tránh  sự  khởi lên,  có  nghĩa  là  khi chúng  ta  muốn  chỉ  trích một  điều  gì  thì chúng  ta  nên  dừng  lại  liền không được nói ra và chấm dứt tư tưởng đó vì ý nghĩ tư tưởng đó xấu, ác.
Người  tu  sĩ  Phật  giáo  cần  ghi  nhớ  những lời dạy này, không được vi phạm những lời dạy này,  thì mới  xứng  là  những  người  đệ   tử  của Phật, không riêng gì tu sĩ mà cả cư sĩ nữa.



Thưa   các   bạn,   ở      đây   đức    Phật   dạy: “Tránh  sự  khởi lên  do chỉ trích (nói xấu)”. Như   vậy  khi  chúng   tôi   nói:   Kinh  sách  Đại Thừa,  Thiền  Tông, Thiền  Minh Sát  Tuệ,  Tịnh Độ Tông,  Mật Tông và tu sĩ Nam Tông ăn thịt chúng sanh là sai, là không đúng giáo pháp của Phật  dạy.  Nói  như  vậy  chúng  tôi  có  chỉ  trích hay không?
Thưa các bạn, các bạn đừng hiểu sai là chúng tôi chỉ trích các hệ phái Phật giáo này, mà là chúng tôi đang làm một nhiệm vụ chỉnh đốn  lại  Phật  giáo,  vì  chúng  tôi  là  tu  sĩ  Phật giáo  không  chỉ  trích nói  xấu  một  tôn  giáo  nào khác. Còn ở  đây, chúng tôi nói ra những gì không  đúng  của  Phật  giáo;  nói  ra những  rác bẩn đang đầy ắp trong Phật giáo; nói ra để dọn dẹp cho sạch  sẽ  ngôi  nhà  Phật  giáo,  thì chúng tôi phải có quyền chỉnh đốn lại, để  giúp cho tín đồ Phật giáo không còn lầm đường, lạc lối, để giúp  cho  mọi  người  không  có  những  thái  độ khinh chê Phật giáo, v.v..
Sau những năm tháng dài (2548 năm)  các Tổ truyền thừa Phật giáo, từ Đông sang Tây, từ Nam  lên  Bắc,  mà  những  người  truyền  thừa  lại là  những  người  tu  hành  chưa  chứng,  chỉ  là những học giả, tâm đời chưa ly dục ly ác pháp,



còn  tham  danh,  đắm  lợi (có  vị  còn  tham  danh ra làm  Quốc  sư), nên  sự  truyền  thừa  có  nhiều sai  lệch,  từ  sự  sai  lệch  của  các  vị  Tổ  sư này, đến  sự sai lệch của các vị Tổ  sư khác. Cho đến hôm nay, khi tu xong chúng tôi như người đứng trên  núi  cao nhìn  xuống,  thấy  sự  sai  lệch  quá rõ  ràng.  Vì  Phật  pháp  trường  tồn,  vì  nền  đạo đức  nhân  bản  - nhân  quả  của  loài  người;  vì lợi ích cho chúng sanh đời sau, buộc lòng chúng tôi phải  nói  thẳng  và  mạnh  tay  chấn  chỉnh  lại toàn  bộ  giáo  lý  của  Phật  giáo,  những  gì đúng của  Phật  giáo  thì dựng  lại,  những  gì  sai  của Phật  giáo  thì ném  bỏ.  Đó  là  việc  làm  của  một người   tu   sĩ   chân  chánh  của   Phật   giáo,   chứ không phải chỉ trích, nói xấu các  hệ phái  Phật giáo,  như  hệ  phái  Phật  giáo  này  nói  xấu  chỉ trích hệ phái Phật giáo khác. Chúng tôi không phải là hệ phái này chỉ trích nói xấu hệ phái khác. Xin các bạn hiểu cho.
Thưa  các  bạn!  Hiện giờ  chúng  tôi  không đứng trong các hàng ngũ của hệ phái Phật giáo nào  cả.  Chúng  tôi  là  những  người  tu  sĩ  lấy những  lời dạy  Nguyên  Thủy  của  Phật  mà  tu tập, nên khi thành tựu trong giáo pháp của Người, chúng tôi biết sự kiến  giải và phát triển của  các  Tổ   trong  Phật  giáo  là  không  đúng,



không   đem  đến   lợi   ích  thiết   thực   cho  loài người, mà còn làm hao tài, tốn của và công sức của mọi người một cách nhảm nhí  vô ích. Nhìn thực   trạng   của   Phật   giáo   rất   đau  lòng   và thương  xót  cho  tín đồ   Phật  giáo.  Theo  Phật giáo  sẽ  được những  gì? Đi  về  đâu?  Thưa  các bạn, các bạn chỉ cho?
Một lần nữa, chúng tôi xin các bạn đừng hiểu lầm là chúng tôi chỉ trích Đại Thừa, Thiền Tông,  Mật  Tông,  Tịnh  Độ   Tông,  Nam  Tông, v.v..  mà  chúng  tôi  chỉ  muốn  chấn  chỉnh  lại Phật  giáo  làm  cho nó trở thành  hiện  thực một giáo trình học và tu tập đạo  đức làm người, không làm khổ mình,  khổ người; học và tu tập để làm chủ sanh, già, bệnh, chết và chấm dứt luân hồi.
   Thứ ba: Đức Phật dạy: “Tránh  sự  khởi lên  do phạm  giới”.  Người  tu sĩ  Đạo Phật  cần nên  tránh  sự  phạm  giới, thấy  có  ai  phạm  giới thì nên  tránh  xa.  Phạm   giới là  sự  làm  mất phẩm  hạnh  người  tu.  Người  phạm  giới  là  một ác  tri thức,  người  ác  tri thức  không  xứng  đáng làm thầy, làm bạn của chúng ta. Nhất là người tu  sĩ  phạm  giới thì Phật  tử  nên  xem họ  là  Ma Ba  Tuần  trong  Phật  giáo,  họ  không  phải  là người  tu  sĩ  Phật  giáo,  họ  là  người  đội  lốt  tu  sĩ



Phật giáo, để  lừa đảo tín đồ. Nhất là giới hạnh độc cư. Giới hạnh độc cư trong giới bổn và nằm trong  giới  kinh.  Trong   Tạng  kinh  Pali,  đức Phật   thường   nhắc   đi  nhắc   lại   giới   này   rất nhiều lần. Thế mà tu sĩ thời này xem thường phẩm hạnh này, họ là ma Ba Tuần trong  Phật giáo, họ là những tu sĩ ngoại đạo phá hoại Phật giáo khiến cho mọi người theo Phật giáo không tu hành được.
Tất cả tu sĩ và cư sĩ đến tu viện Chơn Như là để tìm  cầu chánh pháp của Phật, là để tu tập cho đạt mục đích giải thoát bốn chỗ: sanh, già, bệnh, chết và chấm dứt luân hồi, nhưng họ đều phạm  giới, phần  đông  không  giữ  gìn  giới  luật trọn vẹn, cho nên chỉ có một thời gian rồi đành lui bước. Lui  bước với một tâm hồn không thoải mái.  Thay  vì  thực  hiện  lời  Phật  dạy,  lời Thầy dạy  là:  “ly  dục  ly  ác  pháp”, thì họ  lại  ôm  ác pháp ra đi!?
Giới luật tuy nghe thấy hiểu biết thì dễ, nhưng  sống  và  tu  tập  đúng  thì quá  khó  khăn. Phải  không  các  bạn?  Tu sĩ  và  cư sĩ  về  đây  tu tập  khép  mình  trong  giới  luật,  thì giống  như sung rụng.
Kính  thưa các bạn! Giới luật rất là quan trọng  trong  cuộc  đời  tu  hành  của  mình.  Do đó,



đức Phật đã xác định đường  lối tu tập của Ngài rất rõ ràng, có từng lớp, có từng cấp bậc. Vậy đường  lối của  Đạo  Phật  có  mấy  lớp  tu  học?  Có bao nhiêu cấp bậc?
Đường lối tu học của Đạo Phật có tám lớp tu học như sau:
1-  Chánh kiến

2-  Chánh tư duy

3-  Chánh ngữ

4-  Chánh nghiệp

5-  Chánh mạng

6-  Chánh tinh tấn

7-  Chánh niệm

8-  Chánh định

Đường  lối  Đạo  Phật  có  ba  cấp  “Cấp  Giới, cấp Định, cấp Tuệ” như  sau:
- Cấp I giới luật gồm có 7 lớp, phải tu học
7 năm.

- Cấp II thiền định gồm có 4 thiền phải tu học 7 tháng.
- Cấp  III trí tuệ  gồm  có  Tam  Minh, phải tu học 7 ngày.



Và tốt nghiệp chỉ có một đêm (Nhất dạ hiền).
Xem thế, đường lối tu học của Phật giáo có khác  nào  là  một  chương  trình  giáo  dục  của Quốc gia. Do chương trình tu học như vậy, nên đường   lối  tu  tập  của  Phật  giáo  được xem  là chân  lý  của  loài  người.  Phải  không  các  bạn? Các bạn có thấy đúng không???
Cho nên,  giới luật  là  cấp  I mà  cấp  I phải tu học 7 năm thì các bạn biết nó là quan trọng đến bậc  nào?  Ngược  lại,  cấp  II Thiền  Định chỉ có 7 tháng. Như vậy, Thiền Định đâu có khó khăn. Phải không các bạn? Và nó cũng không quan trọng các bạn ạ!
Vậy  mà  tu  sĩ  thời  nay  xem  thường  giới luật,  phá  giới luật,  phạm  giới luật,  bẻ  vụn  giới luật. Như vậy có đáng chỉnh đốn lại không thưa các  bạn?  Một  hình  ảnh  Phật  giáo  sa đọa  như vậy, mà chỉnh đốn trở lại thì các bạn bảo rằng chúng tôi chỉ trích Đại Thừa, Thiền Tông, Mật Tông,  Tịnh  độ  Tông,  Nam  Tông, v.v..  Các  bạn nói như vậy có đúng không?
Các bạn còn bảo rằng chúng tôi không ái ngữ  với các  hệ phái  này. Thưa các bạn! Những lời nói của chúng tôi rất ái ngữ, vì lòng thương tưởng   họ   mà   chúng   tôi   nói,   nếu   chúng   tôi



không  nói,  họ  làm  sao biết  được cái  sai,  cái đúng. Phải không các bạn?
Các bạn tu theo Đạo Phật, là đạo diệt ngã. Vậy  khi được người  khác  chỉ  thẳng  cái  sai  của mình  (phạm  giới,  phá  giới)  thì thái  độ  tu  tập của  các bạn tiếp  nhận sự  việc  ấy như thế  nào? Lòng  tốt  của  chúng  tôi  đã  biến  thành  hạt  cát trong mắt các bạn. Có phải vậy không?
Thưa  các   bạn!   Các   bạn   còn   bảo   rằng: chúng  tôi  bác  sạch  những  cái  sai  của  các  hệ phái Phật giáo này, thì Phật giáo còn cái gì?
Thưa các bạn, như trên chúng tôi đã nói: Phật  giáo  còn  lại  ba  cấp  tu  học  (Giới,  Định, Tuệ)  và  tám  lớp  học  (Bát  Chánh  Đạo).  Đó  là bốn  chân  lý  của  Đạo  Phật  (Tứ  Diệu   đế).  Như vậy Đạo Phật có mất không, thưa các bạn? Còn những  gì  chúng  tôi  đập  phá  của  các  hệ  phái này  có  phải  là  của  Phật  giáo  không?  Xin  các bạn cứ xét lại xem: Cúng bái, tụng, niệm, cầu siêu, cầu an, xin xăm, bói quẻ, xem ngày giờ tốt xấu  cất  nhà,  xây  mồ  mả,  dựng vợ  gả  chồng, cúng  sao giải  hạn,  trị  bệnh,  trừ  tà,  yểm  quỉ, Cực Lạc, Thiên Đàng, Phật tánh, ngồi thiền ức chế tâm, v.v.. Những cái này có phải của Phật giáo không? Xin các bạn trả lời đi!



0 nhận xét:

Đăng nhận xét

Ví bạn hãy dùng ngôn ngữ lịch sự, tôn trọng lẫn nhau, mỗi người có cấp độ trình độ riêng nên không nên phán xét nếu không thông hiểu. Xin cảm ơn!