Thứ Hai, 12 tháng 8, 2013

những lời gốc phật dạy - tập 4-11

Â


CHỨNG ĐẠT CHÂN LÍ


LỜI PHẬT DẠY

‚Cho đến như vậy, thưa Tôn giả Gotama là chứng đạt chân lí, cho đến như  vậy chân lí được chứng đạt, và cho đến như  vậy, chúng con thấy chứng đạt chân lí.   Nhưng  trong  sự   chứng đạt chân lí.  Thưa Tôn  giả  Gotama,  pháp nào được   hành trì nhiều?  Chúng  con xin   hỏi    Tôn   giả   Gotama,  trong    sự chứng đạt   chân lí,   pháp   nào   được hành trì nhiều?‛.
(Kinh Trung  Bộ tập II trang 732, kinh Canki)


CHÚ GIẢI:
Muốn  chứng  đạt  chân  lí tức  là  muốn tâm   thanh   tịnh   không   còn   một   chút   tham pháp, sân pháp, si pháp thì phải theo lời Phật dạy  trong  kinh  Canki này  mà  thực  hành  thì mới có kết quả như ý nguyện.

NHỮNG LỜI GỐC PHẬT DẠY – TẬP IV


Sau  khi được đức   Phật  giảng  trạch  cho chúng  ta  biết:  Cho đến  như  thế  nào  là  hộ  trì chân  lí;  cho đến  như  thế  nào  chân  lí được  hộ trì; cho đến như thế nào giác ngộ được chân lí; cho đến như thế nào chân lí được giác ngộ. Khi thông suốt những lời dạy này Bà La Môn Bharadvaja mới hỏi Phật: cho đến như thế nào chứng  đạt  được chân  lí,  cho đến  như  thế  nào chân lí được chứng đạt. Muốn chứng đạt chân lí pháp nào hành trì nhiều.
Đọc  bài  kinh Canki này  ta  thấy  một  giá trị thực hành rất cao. Đức Phật dạy rất rõ ràng và  tỉ  mỉ,  khi đọc  bài  pháp  này  chúng  ta  sẽ không lầm lạc tà pháp của ngoại đạo Đại Thừa
nữa.

Bởi  vì  loài  người  chỉ  có  một  chân  lí chứ không  bao giờ  có  hai  ba chân  lí.  Một  chân  lí chia làm 4 nhánh gọi là Tứ Diệu Đế.
Tứ  Diệu   Đế  là  4  nhánh  chân  lí của  đạo
Phật để xác định một kiếp người.

Nhánh chân lí thứ nhất là ‚KHỔ ĐẾ‛. Khổ đế tức là tâm tham, sân, si.
Nhánh  chân  lí thứ  hai  là  ‚TẬP  ĐẾ‛.  Tập đế tức là tâm tham ái.

Trưởng lão THÍCH THÔNG LẠC


Nhánh chân lí thứ  ba là  ‚DIỆT  ĐẾ‛.  Diệt đế là trong  tâm hết tham ái.
Nhánh  chân  lí thứ  tư  là  ‚ĐẠO  ĐẾ‛.  Muốn hết tham ái (tham,  sân, si,) thì phải có một chương trình đào  tạo  giáo dục  đó là  ‚ĐẠO  ĐẾ‛. Đạo đế còn gọi là Bát Chánh Đạo. Bát Chánh Đạo tức là 8 lớp học được chia ra trong 3 cấp GIỚI, ĐỊNH, TUỆ:
Người  nào  giác  ngộ  chân  lí là  phải  giác ngộ ‚TỨ DIỆU ĐẾ‛. Giác ngộ Tứ Diệu  Đế mới được gọi là giác ngộ chân lí.
Còn chưa giác ngộ chân lí, mới hộ trì chân lí, và chân lí được hộ trì thì coi chừng phải cẩn thận  để  không  rơi vào  tà  giáo  của  ngoại  đạo, như  trong  kinh Canki đức  Phật  đã  dạy:  Người hộ trì chân lí và chân lí được họ hộ trì là người mới  đặt  lòng  tin nhưng  lòng  tin ấy  dễ  bị  mù quáng  vì  họ  chưa giác  ngộ  được  chân  lí.  Chưa giác ngộ được chân lí mà bảo đây là chân pháp, còn tất cả đều là sai pháp thì quá nông nổi.
Người  giác  ngộ  được  chân  lí là  để  tu  tập cho mình,  chứ không phải giác ngộ được chân lí rồi  đem ra bài  bác  giáo  pháp  của  người  khác:
‚Chỉ  đây  là  sự  thật,  ngoài  ra là  sai lầm‛. Tu tập  chừng  nào  chứng  đạt  được chân  lí, khi

NHỮNG LỜI GỐC PHẬT DẠY – TẬP IV


chứng  đạt  được chân  lí mới  dám  bảo:  ‚Đây  là chân pháp,  còn  tất  cả  đều  là  sai lầm‛.  Đó là  lời  khuyên của đức  Phật, cho nên người mới giác ngộ chân lí cũng không được nói: ‚Đây  là chánh  pháp,  còn  tất  cả  đều  sai lầm‛  như trên đã dạy.
Tại sao chúng tôi nhắc nhở câu này rất nhiều?  Vì  ở   đời  có  nhiều  người  tu  hành  chẳng ra  tới  đâu,  lợi  dụng  kiến thức  học  hỏi,  cấp bằng, chỉ dùng ba tấc lưỡi chê người này, mạ nhục,  mạt  sát  người  khác.  Nhưng  không  nhìn lại mình  là con số không?
Đọc kinh sách Nguyên Thủy, đức Phật dạy chúng ta rất cẩn thận và kỹ lưỡng, từng li, từng chút, thế mà chúng ta không lưu ý, không chịu hiểu cho rõ ràng những lời Phật dạy, vội cho rằng Phật dạy: ‚Không được nói tôn giáo mình đúng, tôn giáo khác sai, pháp môn mình đúng pháp môn người khác sai‛.
Trong  kinh sách  Phật  thường  dạy  người mới tu: ‚thấy  lỗi  mình không  được  thấy lỗi người‛. Còn  người  tu  chứng  đạt  chân  lí thấy cái  sai  của  các  tôn  giáo  khác,  đang  lừa  đảo lường  gạt   mọi  người  mà   không  dám  nói  là người hèn nhát, là xu nịnh v.v..


Trưởng lão THÍCH THÔNG LẠC


Cho  nên,  muốn  nói  một  điều  gì  tốt  thì mình  hãy xem mình  có làm điều tốt được chưa? Nếu  mình  làm  chưa tốt  được mà  nói  ra, đó  là mình  làm  trò  cười  cho mọi  người.  Mình   như đống  rác  bẩn  mà  nói  kẻ  khác  bẩn  là  tự  mình đưa mình  xuống  vực  thẳm.  Thường  người  nói xấu để  hạ kẻ  khác là có ý tỏ ra nâng cao mình là người tốt. Nhưng không ngờ mình  nói xấu kẻ khác, người hiểu biết, có đạo  đức nhân bản sẽ đánh giá ngược lại kẻ nói xấu người khác là người xấu.
Vì  thế,  đức  Phật  thường  dạy:  ‚Thấy  lỗi mình đừng thấy lỗi người‛, kẻ nói xấu người khác là kẻ xấu ác. Người xấu ác là người không tốt, chúng ta không nên tin tưởng, thân cận và gần gũi những người nói xấu người khác.
Khi đọc kinh sách Phật, các bạn đừng đọc một bài kinh mà hãy đọc toàn bộ tạng kinh thì các bạn mới hiểu được ý Phật, nếu chỉ đọc một hai  bài  kinh hay một  đoạn kinh thì chắc  chắn các  bạn  không  hiểu  ý  Phật.  Nhất  là  các  bạn chưa tu  chứng  đạo  thì sự  hiểu  biết  kinh sách của Phật hoàn toàn  không đúng nghĩa. Đối với kinh sách  Phật,  người  tu  chứng  đạo  mới  giảng giải nỗi nghĩa lý thâm sâu của nó như Phật đã dạy:   ‚Tôn  giả   ấy   thuyết   pháp,   pháp   ấy

NHỮNG LỜI GỐC PHẬT DẠY – TẬP IV


thâm sâu  khó  thấy, khó chứng  tịch tịnh, thù thắng, vượt ngoài luận lí suông, tế nhị được người  trí chấp nhận,  pháp  ấy  không thể do một người có lòng tham,  lòng sân, lòng si khéo thuyết giảng được?‛. Như trong bài kinh này dạy: Nếu tâm tham, sân, si còn đủ thì làm  sao các  bạn hiểu  được kinh sách  Phật. Không hiểu mà cắt nghĩa một đoạn kinh đưa ra vội vàng lên án người  khác sai  bằng  những lời Phật  dạy như thế  này,  như thế  khác,  để  mạ  lị mạt  sát  người  khác  khi mình  còn  cả  một  trời tham,  sân,  si.  Những  hành  động  như  vậy  các bạn có biết không? Đó  chính  là các bạn đã phỉ báng  Phật  pháp.  Hiểu thì phải  hiểu  cho tận nguồn  gốc,  còn  không  hiểu  thì thôi,  chứ  đừng đọc ba bốn bài kinh mà xem mình  là hiểu kinh sách Phật thì các bạn quá nông nổi.
Khi đọc  kinh sách  Phật  phải  đọc  toàn  bộ những lời Phật dạy như trên đã nói, đừng đọc một hai bài kinh mà vội cho Phật dạy như thế này,  như  thế  khác,  và  như  vậy  chứng  tỏ  các bạn  không  bao giờ  hiểu  kinh sách.  Cho  nên, các nhà học giả không tu chứng chân lí mà thuyết   giảng   kinh  sách   Phật   thì  sự   thuyết giảng  ấy  sai  lệch  nghĩa  lí cách  xa  ngàn  dặm khiến  cho Phật  giáo  suy đồi,  chánh  pháp  của

Trưởng lão THÍCH THÔNG LẠC


Phật bị dìm mất, chính là những nhà học giả không tu hành, chưa chứng đạo, nên Phật giáo mới  ra nông  nỗi  như ngày  hôm  nay. Từ  khi có kinh sách Phật giáo Đại Thừa thì chương trình giáo dục đào tạo  đạo  đức nhân  bản  - nhân quả đã bị đánh mất, Bát Chánh Đạo không còn là 8 lớp  học  của  Phật  giáo  nữa  mà  đã  biến tám  lớp học của Phật  giáo (Bát  Chánh Đạo) thành một bài pháp  Bát Chánh Đạo. Thật là sai lầm! Xét qua những kiến giải của các Thầy Tổ Đại Thừa, họ  đều  là  những  người  dò   dẫm  theo  lối  mòn tưởng giải của nhau, giống như một chuỗi người mù, người đầu không thấy, người giữa cũng không  thấy  và  người  cuối  cũng  không  thấy  mà cứ bảo nhau: ‚Đây là chánh pháp, còn tất cả đều  sai lầm‛.  Rồi  xúm  nhau hộ  trì và  bảo  vệ những  chân  lí ảo tưởng  ấy. Thật  là  tội  nghiệp, nhưng  hễ  ai  đụng  chạm  đến   kinh  sách  Đại Thừa thì sân hận dữ tợn, dùng mọi phương tiện thủ đoạn để hạ kẻ đó cho bằng được.
Theo  như  lời  đức  Phật  dạy:  muốn  chứng đạt  chân  lí thì phải  siêng  năng  tu  tập,  không siêng  năng  tu  tập  thì không  thể  chứng  đạt chân  lí.  Đó  là  một  điều  chắc  chắn,  giác  ngộ chân  lí chỉ  là  mới  hiểu  rõ  chân  lí, chứ  chưa thâm  nhập  vào  chân  lí. Chưa thâm  nhập  vào

NHỮNG LỜI GỐC PHẬT DẠY – TẬP IV


chân  lí thì cũng  giống  như  một  người  đứng nhìn  cái  bánh,  chứ  chưa ăn  thì làm  sao biết được bánh  ngon,  dở,  ngọt, bùi,  mặn,  lạt,  cay, đắng v.v..
Vậy   chúng   ta   hãy   nghe  đức   Phật   dạy:
‚Trong  sự  chứng  đạt  chân  lí,  này Bharaduja, tinh cần  được hành trì nhiều. Nếu  không tinh cần  chân lí thì  không thể chứng đạt  chân lí.  Do vậy  trong  sự  chứng đạt chân lí, tinh cần được  hành trì nhiều‛.
Kính  thưa các bạn!  Khi chúng ta giác ngộ được chân  lí mà  không  siêng  tu  tập  thì cũng như con chim học  nói  tiếng người  chẳng  có ích lợi gì các bạn ạ?
Phần đông người ta chưa giác ngộ chân lí. Chỉ  nghe người  khác  nói  chân  lí một  cách  mơ hồ, không rõ ràng, không cụ thể, chỉ lí luận suông:  ‚Đây  là  chân lí còn  tất  cả  cái  khác đều sai lầm‛. Rồi cứ theo đó mà hộ trì chân lí, bảo  vệ  chân  lí,  nhưng  không  ngờ  lòng  tin ấy thiếu căn cứ vững chắc nên trở thành lòng tin mù  quáng  và  sự  siêng   năng  tu  tập  trở  thành phí công vô ích.
Bởi  vậy,  loài  người  chỉ  có  bốn  chân  lí, ngoài  ra không  còn  có  một  chân  lý  nào  khác

Trưởng lão THÍCH THÔNG LẠC


nữa. Bốn chân lí ấy gọi là ‚TỨ DIỆU ĐẾ‛ Chúng tôi  xin  nhắc  lại  để  các  bạn  nhớ:  Bốn  chân  lí này do một con người như bao nhiêu con người đã tu hành làm chủ sanh tử luân hồi. Lần đầu tiên, Người đã dạy cho loài người biết rõ bốn chân lí này. Đó là đức Phật Thích Ca Mâu Ni.
1- KHỔ ĐẾ là chân lí thứ nhất, tức là tâm tham,  sân,  si. Tâm  tham,  sân,  si  là  con người ai mà không có. Do tâm tham, sân, si mà con người  đau khổ. Người  giác ngộ được tâm  tham, sân, si là khổ đau, đó là người giác ngộ được chân lí thứ nhất.
2- TẬP ĐẾ là chân lí thứ hai tức là nguyên nhân sinh  ra tâm tham, sân, si, đó  là  ÁI  DỤC, ái dục tức là lòng ham muốn. Làm con người ai mà không có lòng ham muốn. Do tâm tham muốn  mà  sinh  ra tâm  tham,  sân,  si  nên  phải chịu  nhiều  khổ  đau. Người  giác  ngộ  được  lòng ham muốn là khổ đau, là người giác ngộ chân lí thứ hai.
3- DIỆT ĐẾ  là chân lí thứ ba. Chân lí thứ ba là một trạng thái tâm không còn tham, sân, si, tức là trạng thái bất động tâm trước các ác pháp và các cảm thọ. Chính  là tâm thanh thản, an lạc và vô sự. Người giác ngộ được trạng thái tâm này là người giác ngộ chân lí thứ ba.

NHỮNG LỜI GỐC PHẬT DẠY – TẬP IV


4- ĐẠO  ĐẾ  là  chân  lí thứ  tư.  Chân  lí thứ tư  là  chương trình giáo  dục đào  tạo  những  bậc tâm  vô  lậu  (A La  Hán),  có  tám  lớp  học  và  ba cấp. Người giác ngộ được chương trình giáo dục đào  tạo  những  bậc  tâm  vô  lậu  (A La  Hán),  có tám lớp học và ba cấp là người giác ngộ được chân lí thứ tư.
Khi giác  ngộ  được bốn  chân  lí thì phải siêng năng tu tập, muốn siêng năng tu tập thì phải cân nhắc kỹ lưỡng những lời đức Phật đã dạy:  ‚Trong sự  tinh cần,  này Bharadvaya sự cân nhắc  được  hành trì nhiều.  Nếu không cân  nhắc  thì không thể  tinh cần chân lí. Nếu có cân nhắc sẽ  có tinh cần, do vậy trong  sự tinh cần, cân nhắc được hành trì nhiều‛.
Danh từ cân nhắc còn có nghĩa là xem xét cẩn  thận,  kỹ  lưỡng  từng  tâm  niệm  của  mình. Cho nên, khi siêng năng tu tập thì phải tu tập kỹ lưỡng, tu cho có chất lượng, chứ không phải tu chơi. Luôn luôn phải để  ý xem kết quả trong sự tu tập có đạt được chất lượng tốt hay không? Càng tu tập kỹ lưỡng tức là càng cân nhắc từ hành động tỉnh giác tu tập để ngăn và diệt ác pháp và các dục, thì cần phải phân biệt thấy rõ Chánh  niệm  hay Tà  niệm  sinh  khởi.  Cho nên

Trưởng lão THÍCH THÔNG LẠC


kinh dạy: trong sự siêng  năng tu tập thì cân nhắc  được hành  trì nhiều,  có  nghĩa  là  cùng siêng  năng  tu  tập  thì sự  tu  tập  kỹ  lưỡng  phải kỹ   lưỡng   nhiều   hơn.  Càng  tu   tập   kỹ   lưỡng nhiều là siêng năng nhiều. Đến đây các bạn đã hiểu câu này rồi chứ? Tu tập  kỹ  lưỡng là  siêng năng,  nhưng  siêng  năng  hộ  trì không  đúng chân lí, là phí công, tổn sức và như vậy là lòng tin mù quáng. Lòng tin mù quáng mà tu tập thì không được gọi là chân lí được hộ trì.
Con  người  ngày  nay  đang  bị  những  tôn giáo lừa gạt, tin một cách mù quáng không biết đó  có  thật  hay không  thật,  cứ  cúi  đầu  đảnh  lễ tôn trọng cung kính  một đấng thần Thánh siêu hình  mà  không  căn  cứ  vào  sự  thật  cụ  thể  rõ ràng, có khi còn dám hy sinh  cả thân mạng vì tôn  giáo  của  mình,  tức  là  hộ  trì chân  lí một cách  vô  lí.  Lời  đức Phật  dạy muốn  siêng  năng tu tập một pháp môn nào thì phải cân nhắc kỹ lưỡng  về  chân  lí của  mình  đang  theo,  xem có đúng  như  thật  hay  không,  hay  nó  chỉ  là  một chân lí ảo tưởng. Nếu chân lí đúng như thật  là KHỔ, TẬP, DIỆT, ĐẠO, ngoài Khổ, Tập, Diệt, Đạo ra thì không được gọi là chân lý.
Vậy chúng ta hãy nghe đức Phật dạy tiếp:
‚Trong sự  cân  nhắc,  thưa Tôn  giả  Gotama

NHỮNG LỜI GỐC PHẬT DẠY – TẬP IV


pháp nào được  hành trì nhiều? Chúng con xin hỏi Tôn giả Gotama, trong  sự cân nhắc pháp môn nào được hành trì nhiều?‛.
‚  –   Trong   sự  cân  nhắc,  này Bharadvaya cố  gắng  được hành trì nhiều. Nếu không cố gắng thì  không có cân nhắc. Nhưng nếu có cố gắng thì  có cân nhắc, do vậy  trong   sự  cân  nhắc  thì   cố  gắng  được hành trì nhiều‛.
Các  bạn  có  nghe  đức  Phật  dạy  không?
‚Trong sự cân nhắc thì sự cố gắng được hành trì nhiều‛.   Nếu  tu  tập  kỹ  lưỡng  mà không  cố  gắng  thì làm  sao tu  tập  kỹ  lưỡng được, phải không các bạn?
Bây  giờ,  chúng  tôi  xin  nhắc  lại  các  bạn một lần nữa và các bạn cũng nên lưu ý kỹ. Nếu không  giác  ngộ  chân  lí mà  tu  tập  là  tu  mù,  tu theo kiểu Đại Thừa và Thiền Tông.
Cho nên, trước khi tu tập là phải giác ngộ chân  lí của  loài  người.  Muốn  giác  ngộ  chân  lí của loài người là phải tìm một vị Thầy tâm không  còn  tham  pháp,  sân  pháp,  si  pháp  để thân cận. Khi thân cận gần vị  Thầy ấy ta mới giác ngộ được chân lí khổ đế, tập đế, diệt   đế và đạo  đế. Khi giác  ngộ  được bốn  chân  lí các  bạn

Trưởng lão THÍCH THÔNG LẠC


phải siêng năng tu tập, nhưng siêng năng phải đúng cách (Chánh tinh tấn) còn siêng năng không đúng cách (Tà tinh tấn) là tu tập lấy có, tu tập không kỹ lưỡng, tu tập không cân nhắc từng hành động, từng hơi thở, từng tâm niệm, từng ác pháp, từng  hoàn  cảnh  v.v.. Tu tập  như vậy  thì không  bao giờ  có  kết  quả;  tu  tập  như vậy  rất  phí  công,  uổng  sức.  Xin  các  bạn  hiểu
cho.

Nếu cân nhắc kỹ lưỡng từng hành động thân,  miệng  và  ý  của  mình  mà  không  có  cố gắng thì làm sao cân nhắc kỹ lưỡng được. Phải không các bạn? Cho nên, Phật dạy: ‚Do vậy trong  sự  cân nhắc,  thì  cố  gắng được hành trì nhiều‛.
Trong sự tu tập các bạn nên theo từng thứ tự phương pháp và từng mỗi hành động mà đức Phật  đã  dạy  ở   đây,  thì sự  tu  tập  của  các  bạn mới không uổng công, mới có kết quả tốt đẹp.
Bấy   giờ   chúng   ta   nghe  tiếp   Phật   dạy:
‚Trong sự  cố  gắng,  Tôn  giả  Gotama, pháp nào được hành trì nhiều?‛
‚ – Trong  sự cố gắng, này Bharadvaja, ước  muốn  được  hành trì nhiều,  nếu  ước muốn đối với chân lí ấy không khởi lên thì

NHỮNG LỜI GỐC PHẬT DẠY – TẬP IV


không có cố gắng. Vì  ước muốn có khởi lên nên cố  gắng;  do vậy trong  sự  cố  gắng,  ước muốn được hành trì nhiều‛.
Như vậy, khi chúng ta giác ngộ được chân lí,  biết  rõ  đời  sống  của  con người  chỉ  là  một chuỗi dài khổ đau, vì thế sự ước muốn thoát ra khỏi mọi sự khổ đau của kiếp làm người, càng nung  nấu  trong  lòng  càng  lớn,  càng  nhiều  thì sự   cố  gắng  càng  nhiệt  tâm,  nhiệt  tình hơn, càng  cố  gắng  hơn  nhiều  thì sự  tu  tập  lại  cân nhắc kỹ lưỡng nhiều hơn. Nhờ đó mà kết quả càng  ngày  lại  thấy  rõ  ràng  hơn.  Tham  pháp, sân pháp, si pháp bị muội lược một cách cụ thể.
Cho nên, ước muốn ra khỏi nhà sanh tử, làm chủ bốn sự đau khổ của kiếp người là một ước   muốn   chân   chánh,   chứ   không   phải   ước muốn  chạy  theo  dục  lạc  thế  gian  ăn  ngủ  phi thời,  sống  theo  thế  tục  chùa  to  Phật  lớn.  Vì muốn giải thoát nên sự ước muốn buông xả các ác pháp và các dục, đó là sự ước muốn chân chánh.
Ước  muốn  chấm  dứt  luân  hồi,  làm  chủ sanh, già, bệnh, chết mà không vui mừng hoan hỉ  sao? Mà  không  chấp  nhận  pháp  tu  hành  đó sao?  Đó là những ước muốn chân chánh, nhờ có những  ước  muốn  này  mà  chúng  ta  mới  siêng

Trưởng lão THÍCH THÔNG LẠC


năng  tu  tập  và  cân  nhắc  kỹ  lưỡng  được. Các bạn thấy có đúng như vậy không?
Trong   cuộc   đời   tu   hành   của   chúng   ta không ai mà không có ước muốn mong cầu ra khỏi nhà  sanh tử, làm chủ  mọi sự đau khổ của kiếp người.  Đi  từ  tôn  giáo  này,  đến  tôn  giáo khác, tu từ pháp môn này đến pháp môn khác, mà  kết  quả  trong  mơ  hồ,  ảo  tưởng,  không  có chút nào thực tế, do đó nỗi đau đớn của người quyết tâm tu hành tìm cầu sự giải thoát thì đau khổ biết dường nào. Nhưng khi nhận ra được pháp tu tập trực tiếp làm chủ sanh, già, bệnh, chết, và chấm dứt luân hồi thì nỗi vui mừng không  sao kể  hết  được. Cho  nên  ở    đây  Phật dạy: ‚Trong ước  muốn, hoan  hỉ chấp   nhận pháp được hành trì nhiều‛.
Trong  cuộc   đời   tu  hành,  chúng  ta  chấp nhận  xả  bỏ của  cải,  tài sản, vật  chất,  nhà  cửa, vợ  con,  anh  em,  chị  em,  cha  mẹ  và  tất  cả những người thân quyến thuộc v.v.. chỉ còn lại một đời sống không nhà cửa, không gia đình, ngày đi xin  ăn với ba y, một bát. Do ước muốn tinh cần  buông  xả  như vậy,  nên  cuộc  sống giải thoát  càng  thấy  rõ  rệt.  Bấy  giờ  sức  làm  chủ thân tâm càng lúc càng hiệu quả hơn.

NHỮNG LỜI GỐC PHẬT DẠY – TẬP IV


Bấy  giờ  chúng  ta  nghe tiếp  đức  Phật  dạy:
‚Chúng   con  muốn   hỏi  Tôn   giả   Gotama trong   sự  ước  muốn  pháp  nào được  hành trì nhiều?‛.
‚ –  Này Bharadvaja, trong  sự uớc muốn hoan  hỉ chấp  nhận pháp được hành trì nhiều.  Nếu  không hoan  hỉ  chấp nhận pháp  thì  ước  muốn  không khởi lên.  Vì  có hoan   hỉ   chấp nhận  pháp  nên  ước  muốn khởi lên,  do vậy  trong  ước  muốn  hoan  hỷ chấp nhận pháp được hành trì nhiều‛.
Ước  muốn  ra khỏi  nhà  sanh  tử,  nên  phải chịu  khó  ôm  pháp  tu  hành  với  tâm  thích  thú hoan hỉ. Do thích thú hoan hỷ mới chấp nhận pháp  từ  đó  mới  chịu  khó  tu  tập,  cố  gắng  xả từng niệm ác, từng chướng ngại trong thân tâm của  mình.   Xả  các  ác  pháp  và  những  chướng ngại trong thân tâm của mình  đâu phải là một việc dễ  làm. Nói được còn việc buông xả không phải một ngày một bữa mà thành tựu được.
Những  điều  Phật  đã   dạy  trên  đây  là  cả một  kinh nghiệm  tu  hành  của  đức  Phật  trong suốt  đời sống  tu  hành  của  Ngài  rất  thực  tế  và cụ   thể.  Khi  đọc  đến  những  đoạn  kinh  này, người nào có thực hành mới thấy đây là những lời  tâm  huyết  của  đức  Phật  đang trải  dài  trên

Trưởng lão THÍCH THÔNG LẠC


những  trang  giấy  bằng  máu  và  nước  mắt  tu hành của mình  để thành Chánh giác.
Trong  ước  muốn  nếu  không  có  lòng  hoan hỉ chấp nhận pháp thì làm sao có ước muốn được. Phải không các bạn? Lòng vui mừng chấp nhận pháp là vì phải hiểu rõ giá trị pháp thì sự ước muốn mới càng mãnh liệt hơn.
Bấy giờ chúng ta hãy lắng nghe đức Phật dạy tiếp:  ‚Chúng  con hỏi Tôn  giả  Gotama, trong   sự  hoan  hỉ  chấp nhận  pháp,  pháp nào được hành trì nhiều?
‚ – Này Bharadvaja, trong  sự  hoan  hỉ chấp nhận  pháp,  tìm hiểu ý  nghĩa  được hành trì nhiều.  Nếu  không tìm hiểu  ý nghĩa thì  không hoan  hỉ chấp  nhận  pháp, và vì có tìm hiểu ý nghĩa nên có sự chấp nhận pháp, do vậy trong  sự hoan hỉ chấp nhận  pháp,  tìm hiểu ý  nghĩa  được  hành trì nhiều‛.
Người muốn tu theo Phật giáo không được tin mù quáng như tín đồ  các tôn giáo khác, chỉ tin vào giáo điều mặc khải của một đấng thiêng liêng vô  hình,   truyền  qua  như  kẻ   lên  đồng nhập  xác  hoặc  là  cơ bút  tin theo  những  lối truyền dạy như vậy là mù quáng, tin mà không

NHỮNG LỜI GỐC PHẬT DẠY – TẬP IV


căn cứ vào chỗ nào vững chắc, không thực tế, không  rõ  ràng,  lòng  tin như  vậy  dễ  bị  những người khác lợi dụng tôn giáo lừa đảo làm tiền, làm danh và còn lợi dụng sắc dục nữa.
Đối với đức Phật, Ngài dạy rất kỹ lưỡng, trước  khi chấp  nhận  tin vào  một  pháp  nào  thì phải  tìm hiểu  ý  nghĩa  của  pháp  môn  đó.  Khi tìm hiểu  ý  nghĩa  của  pháp  đó  xong, thì chúng ta  mới  thông  suốt  chân  lí của  pháp  đó.  Thông suốt  chân  lí của  pháp  đó  tức  là  chúng  ta  giác ngộ chân lí như trong kinh Canki đã dạy: ‚Vậy trong  những hoan  hỉ chấp  nhận pháp, tìm hiểu ý nghĩa được hành trì nhiều‛.
Chúng  ta  hãy  lắng  nghe  đức   Phật  dạy tiếp:  ‚Chúng  con xin hỏi Tôn  giả  Gotama, trong  sự  tìm hiểu ý  nghĩa, pháp  nào được hành trì nhiều‛.
‚ –  Trong   sự  tìm hiểu ý  nghĩa,  này Bharadvaja,  thọ trì pháp  được  hành trì nhiều.  Nếu  không có  thọ trì pháp  thì không tìm hiểu  ý  nghĩa  và  vì có  thọ  trì pháp,   nên  có   tìm  hiểu ý   nghĩa,  do  vậy trong   sự  tìm hiểu ý  nghĩa,  thọ trì pháp được hành trì nhiều‛.

Trưởng lão THÍCH THÔNG LẠC


Kính  thưa  các  bạn! Thọ  trì pháp  nghĩa  là gì? Thọ trì pháp nghĩa là tu tập thực hành theo đúng  pháp  đã   dạy;  bởi  vì  muốn  tu  tập  thực hành  pháp  mà  không  có  tìm hiểu  ý  nghĩa  của pháp thì làm sao thực hành pháp được. Phải không các bạn?
Vì thế,  ở   đây  đức  Phật  đã  dạy tìm hiểu  ý nghĩa của pháp là phải song hành với sự tu tập hành trì, nhờ có tu tập hành trì thì sự tìm hiểu ý nghĩa mới thâm sâu, mới cụ thể, rõ ràng. Người  chỉ  tìm hiểu  ý  nghĩa  pháp  mà  không  có hành trì tu tập thì sự tìm hiểu ấy cạn cợt giống như  các  nhà  học  giả,  nhiều  khi lọt vào  tưởng giải, khiến cho sự hiểu biết lệch lạc sai lầm. Do sự   hiểu  biết   sai   lầm  mà   biên  soạn   viết   ra những kinh sách để  lại cho đời, giết  bao nhiêu thế  hệ  và  những  kinh sách  ấy  đã   dìm  mất chánh pháp của đức Phật.
Phần  nhiều  kinh sách  Đại  Thừa  do thiếu sự  hành  trì nên  tưởng  giải  chỗ  bất  động  tâm KHÔNG TÁNH mà lại hiểu là TÁNH KHÔNG, CHÂN KHÔNG DIỆU HỮU, PHẬT TÁNH, thật là tìm hiểu  nghĩa  lý  một  cách  sai  lầm  quá  lớn. Chính  kinh sách  Đại  Thừa  không  hiểu  chân  lí của Phật giáo tức là không giác ngộ chân lí của Phật  giáo  ‚KHỔ,  TẬP,  DIỆT,  ĐẠO‛  mà  lại  giác

NHỮNG LỜI GỐC PHẬT DẠY – TẬP IV


ngộ  PHẬT  TÁNH,  CHÂN KHÔNG,  TRÍ TUỆ BÁT NHà hoặc  CÕI  CỰC  LẠC  TÂY  PHƯƠNG  v.v.. Thật là một điều giác ngộ sai lầm, vì thế các Thầy Đại Thừa tu tập sống phạm  giới, phá giới, bẻ  vụn  giới,  tu  tập  nhiều  loại  định tưởng.  Cho nên,  chết  trên  giường  bệnh,  chết  trong  đau khổ,  chỉ  khéo  dùng  từ  lừa  đảo  thu  thần  nhập diệt hoặc  thị  hiện  một  vài  thần  thông  tưởng hoặc  biết  ngày  giờ  chết  hoặc  một  vài  hành động  ảo  tưởng  khiến  cho những  người  nhẹ  dạ non  lòng  không  hiểu  biết  về  thiền  tưởng  nên khen rằng các Sư Thầy đã tu chứng đạo.
Bấy  giờ  các  bạn  nghe  tiếp  đức  Phật  dạy:
‚Trong sự  thọ  trì pháp,  chúng  con xin hỏi Tôn  giả  Gotama pháp nào được  hành trì nhiều?‛.
‚ – Này Bharadvaja, trong  sự hành trì pháp,  nghe  pháp  được hành trì nhiều  nếu không nghe  pháp  thì   không có  thọ trì pháp,  và  do  có  nghe  pháp  nên  có  thọ trì pháp.   Do  vậy,   trong   sự   hành trì pháp, nghe pháp được hành trì nhiều‛.
Những  lời dạy  trên  đây  các  bạn  có  lưu  ý không?  Chỉ  thực  hành  pháp  mà  không  chịu thưa  hỏi  cặn  kẽ  thì các  bạn sẽ  gặp  nhiều  khó khăn xảy ra trong khi đang tu tập. Lúc bấy giờ



0 nhận xét:

Đăng nhận xét

Ví bạn hãy dùng ngôn ngữ lịch sự, tôn trọng lẫn nhau, mỗi người có cấp độ trình độ riêng nên không nên phán xét nếu không thông hiểu. Xin cảm ơn!