Tuy Ba Mươi
Bảy phẩm Trợ đạo mà không phải tu tuần tự
theo pháp mà nên
chọn pháp nào phù hợp
với đặc
tướng của mình mà
tu tập thì chứng đạo ở pháp
đó chớ không phải tu hết cả Ba
Mươi Bảy Pháp
Môn.
Cho nên khi
vào tu tập chúng ta nên chọn pháp
phòng hộ sáu căn rồi lấy
CHÂN LÝ DIỆT ĐẾ,
ôm chặt pháp
NGŨ LỰC tu tập
đến khi TUỆ LỰC xuất hiện
thì chúng ta thành công.
Nếu
chúng ta không chọn pháp
NGŨ CĂN và NGŨ LỰC tu tập
thì chúng ta nên chọn pháp môn TỨ VÔ LƯỢNG TÂM đây là pháp thứ ba của Phật giáo trong
37 pháp tu tập.
Bài pháp thứ ba
Tứ Vô Lượng Tâm gồm có:
1- Từ Vô Lượng
Tâm
2- Bi Vô Lượng
Tâm
3- Hỷ Vô Lượng
Tâm
4- Xả Vô Lượng
Tâm
Trên
đây là
bốn pháp, Tứ
Vô Lượng Tâm là pháp thứ ba của
Phật giáo trong Ba Mươi Bảy Phẩm
Trợ Đạo. Khi tu tập bốn pháp này giúp cho tâm chúng ta mở rộng
LÒNG YÊU THƯƠNG đến với muôn loài. Nhờ
LÒNG YÊU THƯƠNG ấy mà không có một ác
pháp nào tác động vào thân tâm chúng ta được, tức là chúng ta biết buông xả mọi
ác pháp
bằng LÒNG THƯƠNG
YÊU. Cho nên gọi
nó là TỨ
VÔ LƯỢNG TÂM nghĩa là
pháp môn dạy
chúng ta mở rộng
lòng thương yêu rộng lớn như đất trời.
TỨ VÔ
LƯỢNG TÂM chỉ có
Phật giáo mới có
mà thôi, nó
còn ghi lại
trong kinh sách Nguyên Thủy cho đến ngày nay. Nếu quý vị không
đủ lòng tin thì
hãy tìm ngay kinh tạng
Pali do Hòa Thượng
Minh Châu dịch.
Bắt đầu tu tập TỨ
VÔ LƯỢNG TÂM thì nên tu tập tâm từ. TỪ VÔ LƯỢNG TÂM có nghĩa là LÒNG
YÊU THƯƠNG rộng lớn như đất trời phủ
trùm vạn vật
không chỗ nào là không có LÒNG
THƯƠNG YÊU ấy.
LÒNG YÊU
THƯƠNG ấy không
có một vật gì
mà không thương
yêu, thương
yêu từ cây cỏ đất đá núi sông, từ không khí ánh sáng mặt
trời mặt trăng, các tinh tú ngày đêm đều thương yêu cả.
TỪ VÔ
LƯỢNG TÂM có nghĩa
là LÒNG YÊU THƯƠNG tất cả muôn loài còn đang sống, còn đang hít thở không khí, còn đang hoạt động, rung động theo không gian
và thời gian.
Người tu tập lòng
TỪ VÔ LƯỢNG TÂM là
người tu tập
Chánh Niệm Tĩnh Giác, nhờ có TĨNH
GIÁC nên chúng ta mới thực hiện TỪ VÔ LƯỢNG
TÂM, nhờ có TỪ TÂM VÔ LƯỢNG chúng ta mới buông
xả tất cả ác pháp một cách dễ
dàng.
Khi thực
hiền được TỪ
TÂM VÔ LƯỢNG thì đồng thời là
BI TÂM VÔ LƯỢNG, HỶ TÂM VÔ LƯỢNG và XẢ
TÂM VÔ LƯỢNG cũng xuất hiện một lượt.
TỨ VÔ LƯỢNG
TÂM tuy nói là bốn pháp, nhưng chỉ tu tập thành tựu một pháp là ba pháp kia đều
xuất hiện đủ. Đây gọi là một chùm pháp,
chúng ta nên
chọn một trong bốn pháp này, pháp nào mà mình ưa thích nhất
là pháp đó
đúng đặc tính của mình.
Nếu chúng ta
có duyên với pháp môn TỪ VÔ LƯỢNG TÂM
thì tu tập rất thích thú và kết quả tu tập đâu là đạt được
ngay liền. Còn nếu
chúng ta tu tập mà không
có kết quả tức
là chúng không
có duyên với pháp
môn này thì
chúng ta nên
thay đổi pháp tu tập. Chúng
ta nên chuyển
qua tu tập pháp môn NIỆM PHẬT TỨ BẤT
HOẠI TỊNH. NIỆM PHẬT TỨ BẤT HOẠI TỊNH. là pháp
thứ tư trong
ba mươi bảy pháp
tu tập của Phật giáo.
Pháp môn
NIỆM PHẬT TỨ BẤT HOẠI TỊNH là một pháp môn mà người ta lầm
tưởng là pháp môn Tịnh Độ, Pháp môn Tịnh Độ là pháp môn niệm danh hiệu Phật
Di Đà,
dùng câu Di Đà ức chế
ý thức để tưởng thức xuất hiện hoạt động, nên trong
kinh Di Đà dạy: “Thất nhật nhất tâm bất loạn
chuyên trì danh hiệu A
Di Đà
dữ chư thánh chúng hiện tại kỳ tiền”.
Câu này có nghĩa là
niệm Phật Di Đà bảy ngày đêm
tâm không loạn
thì sẽ thấy cảnh giới Cực Lạc Tây Phương và Thánh chúng. Khi
chúng ta ức chế ý thức không hoạt động thì liền ngay
đó tưởng thức
hoạt động, khi tưởng
thức hoạt động
thì một thế giới ảo
xuất hiện
như cảnh giới
trong giấc chiêm bao.
Bài pháp thứ tư
1- Niệm Phật
2- Niệm Pháp
3- Niệm Tăng
4- Niệm Giới
Trên
đây là
BỐN pháp, pháp
thứ tư của Phật giáo theo lời dạy
của Phật còn ghi
lại trong
kinh sách Nguyên Thủy. Bốn pháp niệm Phật này không giống pháp môn niệm Phật
trong kinh sách Đại Thừa. Bốn pháp môn niệm Phật này dạy chúng ta sống như Phật, sống như các pháp, sống
như chúng thánh Tăng đệ tử của Phật và sống như giới
luật.
Chữ niệm ở đây không có
nghĩa là niệm lầm thầm trong miệng mà chữ niệm ở đây có nghĩa là bắt chước, làm theo từng hành động cho đúng
những oai nghi
chánh hạnh của những bậc chân tu.
Trong bốn pháp môn này cũng là một chùm pháp,
nếu chúng ta chỉ cần
tu một pháp trong
bốn pháp này
thì cũng thành tựu luôn cả bốn pháp kia, vì một pháp là cả bốn pháp.
Ví dụ: Tu tập
pháp thứ nhất là NIỆM PHẬT trong
pháp môn TỨ BẤT HOẠI TỊNH
thì cũng giống
như tu tập
NIỆM PHÁP, NIỆM TĂNG và NIỆM GIỚI. Cho nên tuy
nói là bốn
pháp, có bốn
tên khác nhau nhưng
khi thực hành
thì trong bốn pháp này không khác nhau. NIỆM PHẬT cũng
giống như NIỆM PHÁP, NIỆM PHÁP cũng giống như NIỆM TĂNG, NIỆM TĂNG
cũng giống
như NIỆM GIỚI,
vì Phật sống như
PHÁP, như GIỚI và
như CHÚNG THÁNH TĂNG. Cho nên
người sống giống như Phật là người sống không sai PHÁP,
người sống không sai PHÁP là người sống không
sai khác CHÚNG
THÁNH TĂNG; sống không sai khác
CHÚNG THÁNH TĂNG là sống đúng GIỚI LUẬT.
Muốn tu tập
pháp môn NIỆM PHẬT TỨ BẤT HOẠI TỊNH thì chỉ tu một pháp môn NIỆM PHẬT mà thành
tựu bốn pháp: niệm PHẬT, niệm PHÁP, niệm
TĂNG, niệm GIỚI.
Khi tu tập NIỆM
PHẬT TỨ BẤT HOẠI không
hợp với đặc tướng
của mình nên thường bị niệm vọng
tưởng khởi hay bị hôn trầm, thùy miên, vô ký và ngoan không tấn công thì chúng ta nên thay đổi pháp tu tập. Thay đổi pháp
tu tập thì
chúng ta tu tập ngay pháp môn TỨ CHÁNH CẦN.
Tuy pháp
môn TỨ CHÁNH
CẦN có bốn pháp tu tập, nhưng kỳ thực chỉ tu tập một
pháp mà thôi.
Dưới đây là
pháp môn tu tập TỨ CHÁNH CẦN. Pháp môn TỨ CHÁNH CẦN
là pháp
thứ năm trong
Ba Mươi Bảy Phẩm
Trợ Đạo của
Phật giáo.
Bài pháp thứ năm
Tứ
Chánh Cần gồm có:
1- Ngăn ác
pháp
2- Diệt ác
pháp
3- Sinh thiện
pháp
4- Tăng trưởng
thiện pháp
Trên đây là
bốn pháp tu tập của pháp môn TỨ CHÁNH CẦN. Pháp môn TỨ CHÁNH CẦN là pháp môn thứ năm của Phật giáo theo lời dạy của đức
Phật còn ghi lại trong kinh sách Nguyên Thủy.
Bốn pháp này
rất quan trọng trong sự tu tập theo Phật giáo. Đây là một phương pháp giúp cho
người tu sĩ Phật giáo hằng ngày sống trong thiện pháp, sống trong tâm BẤT ĐỘNG.
Ai cũng
biết mục đích của Phật
giáo là sống trong tâm BẤT ĐỘNG. Muốn tâm BẤT ĐỘNG thì hằng giây, hằng phút, hằng giờ, hằng
ngày phải siêng
năng tu tập NGĂN ÁC, ngăn ác pháp tức là ngăn từng
tâm niệm
THAM, SÂN, SI, MẠN,
NGHI. Khi có niệm
khởi lên trong
tâm thì hãy mau mau dùng pháp
NHƯ LÝ TÁC Ý
làm cho niệm đó dừng lại
và tan biến mất. Khi niệm đó
dừng lại và tan biến mất thì để lại
một khoảng thời gian ngắn trong tâm BẤT ĐỘNG
rồi có niệm
khác khởi lên,
khi có niệm khác khởi lên như vậy
thì chúng ta lại tác ý
ngăn chặn niệm ấy
thì niệm ấy dừng lại
và tan biến mất, lúc bấy giờ để lại
cho
tâm
chúng ta BẤT ĐỘNG một khoảng
thời gian ngắn nữa.
Hằng
ngày chúng ta chỉ cần
tu tập một pháp
NGĂN ÁC là
có đủ bốn
pháp DIỆT ÁC, SINH THIỆN, TĂNG
TRƯỞNG THIỆN PHÁP. Cho nên tu tập TỨ CHÁNH CẦN
không phải tu cả bốn
pháp mà chỉ tu
tập một pháp mà thôi.
Khi vào tu tập chúng ta nên lấy pháp môn đầu
tiên của TỨ
CHÁNH CẦN mà tu
tập đó là pháp môn NGĂN ÁC.
NGĂN ÁC tức
là ngăn các niệm khởi, nhưng trong
tâm chúng ta có niệm
thiện khởi thì chúng ta phải làm
sao?
Dù niệm đó
thiện nhưng vì tâm chúng ta chưa ly dục
ly ác pháp hết nên
thiện đó vẫn còn là ác pháp chớ
không phải là thiện pháp thật sự.
Hiện giờ
trong tâm chúng ta có một niệm thiện duy nhất đó là niệm thiện tâm BẤT ĐỘNG.
Cho nên trong pháp môn TỨ CHÁNH CẦN dạy SINH
THIỆN TĂNG TRƯỞNG THIỆN, tức là niệm thiện
TÂM BẤT ĐỘNG, niệm
này thì không
nên diệt mà phải
tăng trưởng sống cho
được với
TÂM BẤT ĐỘNG
này, còn tất
cả niệm thiện khác đều diệt sạch. Nhưng
khi tâm khởi ra niệm thì phải mau
mau đình chỉ không cho chúng hoạt động, do ngăn các niệm
khởi nên tâm sẽ BẤT ĐỘNG.
Tâm sẽ BẤT ĐỘNG
là chúng ta đã
đạt được mục đích giải thoát của Phật giáo. Vì
thế chúng ta chỉ cần
tu một pháp
mà thôi, pháp NGĂN ÁC là đủ rồi. Cho nên nói tu tập TỨ CHÁNH
CẦN chớ thực
ra chỉ có tu tập pháp NGĂN ÁC.
Pháp NGĂN ÁC là pháp đầu tiên trong bốn pháp của pháp môn TỨ CHÁNH
CẦN. Xin quý vị lưu
ý trong khi tu tập pháp môn này.
Con đường tu
tập theo Phật giáo nếu không tu tập
pháp môn TỨ
CHÁNH CẦN thì không bao giờ tu tập pháp nào có giải thoát cả,
vì pháp môn TỨ CHÁNH CẦN rất quan trọng, nó
là đệ nhất
pháp XẢ TÂM của
Phật giáo. Cho nên những
ai không tu tập TỨ CHÁNH CẦN mà tu tập các pháp môn
khác là không biết đường lối tu tập của Phật giáo. Không biết đường lối của Phật
giáo mà
tu tập thì
tu tập sai
làm mất căn bản con đường tu tập của mình.
Pháp môn TỨ
CHÁNH CẦN như đội quân tiền phong luôn luôn đi trước khai sơn phá thạch để cho
cả một quân đoàn thiện chiến tiến sâu
vào căn cứ giặc, nhờ
đó nó mới san bằng những căn cứ
của giặc để TỨ
NIỆM XỨ
đến thành lập
chánh quyền cai
trị.
Cho nên những
ai tu tập
pháp môn TỨ NIỆM XỨ mà chưa tu tập
pháp môn TỨ CHÁNH CẦN là
không biết đường
lối tu tập. Tu như vậy là sai, chẳng
bao giờ có giải thoát, vì tu lộn ngược
pháp, pháp trước
ra sau pháp sau ra trước.
Xin lưu ý quý vị pháp môn TỨ CHÁNH
CẦN bao giờ
cũng tu tập
trước pháp môn TỨ NIỆM XỨ.
Bài pháp thứ sáu
Tứ Niệm Xứ gồm
có:
1- Quán thân
trên thân
2- Quán thọ
trên thọ
3- Quán tâm
trên tâm
4- Quán pháp
trên pháp
Pháp môn TỨ
NIỆM XỨ là một pháp môn tu tập để chứng
đạo, pháp môn này là một pháp môn rất quan trọng cho sự chứng đạo, nếu ai
không tu tập pháp
môn này thì không bao giờ chứng đạo,
cho nên chúng ta cần phải thông
suốt đường lối
tu tập như thế nào đúng và như thế nào sai.
Một lần nữa chúng
tôi xin nhắc
quý vị: phải tu tập pháp môn TỨ CHÁNH CẦN rồi sau mới tu tập đến pháp
môn TỨ NIỆM XỨ, nếu không biết thì đừng
tu tập mà có tu tập thì chỉ uổng công mà
thôi.
Đừng nghe
nói pháp môn TỨ NIỆM XỨ mà ham
tu cao. Pháp môn TỨ NIỆM XỨ dành
cho những bậc giới
luật nghiêm túc, dành
cho những bậc
tâm đã BẤT ĐỘNG
trước các ác
pháp và các cảm thọ, chớ không phải pháp môn này ai cũng muốn
tu tập là tu tập được. Nếu quý vị
tu tập mà không biết khả
năng trình độ của
mình thì đó là
tu tập sai
pháp xin quý vị cần
quan
tâm.
Dưới đây là
pháp môn TỨ NIỆM XỨ, một pháp môn dành cho những người đã tu
tập xong
NGŨ CĂN, NGỮ
LỰC và TỨ CHÁNH CẦN.
TỨ NIỆM XỨ là
pháp môn thứ
sáu của Phật giáo theo lời dạy của đức Phật còn ghi lại trong kinh sách
Nguyên Thủy. TỨ NIỆM XỨ theo BÁT CHÁNH ĐẠO thì
nó là CHÁNH NIỆM. Vậy trạng thái CHÁNH NIỆM như thế nào?
Trạng thái
CHÁNH NIỆM là một
trạng thái tâm BẤT ĐỘNG,
THANH THẢN, AN LẠC, VÔ SỰ, tâm
luôn luôn tỉnh giác trên bốn chỗ
THÂN, THỌ, TÂM, PHÁP. Cho nên TỨ NIỆM XỨ gọi là TRÊN THÂN QUÁN THÂN. Tuy
nói rằng trên thân quán
thân nhưng sự thật là
trên THÂN quán cả bốn chỗ THÂN, THỌ, TÂM, PHÁP.
Tuy nói bốn pháp
chớ khi tu tập chỉ có
tu tập một pháp TRÊN THÂN QUÁN THÂN mà thôi.
Pháp môn TỨ
NIỆM XỨ là pháp môn nhiếp tâm BẤT ĐỘNG cuối cùng của Phật giáo, vì
chính người tu tập sống
được với tâm BẤT ĐỘNG là đã chứng
đạo. Ở đây không còn tu pháp
môn nào khác nữa.
Cho
nên pháp môn
TỨ NIỆM XỨ được xem là pháp môn tu tập cuối cùng của Phật giáo gọi là CHÁNH NIỆM.
Nơi đây tất cả năng lực làm chủ thân tâm
sẽ được xuất hiện trên mảnh đất BẤT
ĐỘNG. BẢY GIÁC
CHI cũng xuất hiện đầy đủ trên tâm BẤT ĐỘNG này. Vì thế quý vị đừng vội
vàng tu tập TỨ NIỆM XỨ mà nên xét lại tâm mình
đã BẤT ĐỘNG chưa, nếu tâm BẤT ĐỘNG
thì mới tu tập TỨ NIỆM XỨ,
còn chưa thì nên trở
lại tu tập pháp môn TỨ CHÁNH CẦN.
Bài pháp thứ bảy
1- Niệm Giác Chi
2- Tinh Tấn Giác Chi
3- Khinh An
Giác Chi
4- Hỷ Giác
Chi
5- Định Giác
Chi
6- Xả Giác
Chi
7- Trạch
pháp Giác Chi
Trên đây là
BẢY pháp, pháp thứ bảy của Phật giáo theo lời dạy của đức Phật còn ghi lại
trong kinh sách Nguyên Thủy.
Khi chúng ta tu tập tác ý tâm BẤT ĐỘNG mà chỉ còn có
một tâm BẤT ĐỘNG
từ giờ này đến giờ khác mà không có một niệm nào xen vào chỗ tâm BẤT ĐỘNG là
chúng ta
đã đạt được
NIỆM GIÁC CHI. NIỆM
GIÁC CHI tức
là tâm BẤT ĐỘNG
trên TỨ NIỆM XỨ (trên thân quán thân).
Lúc nào
chúng ta cũng
thấy siêng năng trong
trạng thái thân
tâm BẤT ĐỘNG trên TỨ NIỆM XỨ thì
đó là TINH TẤN GIÁC CHI xuất hiện. Trên trạng thái TINH TẤN GIÁC
CHI xuất hiện
tâm BẤT ĐỘNG, AN LẠC, NHẸ NHÀNG
thì đó
là KHINH AN GIÁC
CHI xuất hiện.
Trên trạng thái KHINH AN, GIÁC CHI có một niềm vui
hoan hỷ thì đó
là HỶ GIÁC
CHI xuất hiện. Trên trạng
thái HỶ GIÁC
CHI kéo dài từ ngày này sang ngày khác mà không mất trạng thái
này là ĐỊNH
GIÁC CHI xuất hiện. Trên trạng thái ĐỊNH GIÁC
CHI này kéo
dài mãi suốt bảy ngày đêm, không có một
niệm nào xen vô xen ra thì đó là XẢ GIÁC
CHI. Khi XẢ GIÁC CHI xuất hiện thì
tâm ly dục ly ác
pháp hoàn toàn, lúc bấy giờ tâm không còn ngũ triền cái
và bảy kiết sử nữa. Khi NGŨ TRIỀN CÁI và
THẤT KIẾT SỬ bị diệt trừ tận gốc
thì TRẠCH PHÁP GIÁC CHI xuất hiện. Khi TRẠCH PHÁP GIÁC CHI xuất hiện
thì tâm chúng ta đầy đủ TỨ NHƯ Ý TÚC.
Bài pháp thứ tám
1- Định Như
Ý Túc
2- Tinh Tấn Như Ý
Túc
3- Tuệ Như Ý
Túc
4- Dục Như Ý
Túc
Trên
đây là
BỐN pháp, pháp
môn này là pháp
môn thứ tám của Phật
giáo
theo lời dạy của đức Phật còn
ghi lại trong kinh Nguyên Thủy.
Tổng cộng lại tất cả các
pháp tu tập của đạo Phật chúng ta có đúng là BA MƯƠI BẢY PHÁP MÔN, ngoài ba mươi bảy
pháp môn này, để thực hiện trọn đủ trong chương trình BÁT
CHÁNH ĐẠO thì
không còn pháp môn nào khác nữa,
xin quý vị lưu ý đừng để giáo pháp ngoại đạo lừa đảo.
Đạo Phật chỉ có ba mươi bảy môn tu tập này
mà thôi nó
không còn một
pháp môn nào khác nữa. Nếu
còn có pháp
môn nào ngoài ba mươi bảy pháp pháp môn này thì đó là pháp môn của ngoại đạo.
Bởi vậy Phật
giáo có pháp
môn riêng của Phật giáo
mà ngoại đạo
không bao giờ có những pháp môn ấy,
cho nên ngoại đạo không thể nào mạo nhận
pháp môn của mình
là pháp môn của Phật giáo được. Kinh sách Đại Thừa và kinh sách Thiền
Tông muốn mạo nhận những kinh sách này là của Phật thuyết nhưng không làm sao
được nên Đại Thừa và
Thiền Tông mới nghĩ ra
phương cách gạt tín đồ
bằng cách dựng lên những
trang thiền sử có 33
vị Tổ
sư thiền
Ấn Độ và
Trung Quốc. Kinh sách Đại Thừa và Thiền Tông làm trái ngược lại với lời di chúc
của đức Phật trước khi nhập Niết Bàn:
“Này các
thầy tỳ kheo, sau khi
Ta nhập diệt các
thầy tỳ kheo
hãy lấy GIỚI LUẬT và Giáo Pháp (TỨ NIỆM XỨ) của Ta
làm thầy, làm chỗ nương tựa vững chắc,
không nương tựa
một điều gì khác,
đừng lấy ai làm
thầy cả”. Kinh sách
phát triển làm
sao gạt được khi
kinh sách nguyên thủy còn ghi lại
lời di chúc đó. Ba mươi bảy pháp môn của Phật còn kia thì bộ mặt dối trá bị lật
tẩy quý vị có thấy không?
Quý vị cũng
biết kinh sách phát triển Đại Thừa và
kinh sách Tối
Thượng Thừa của Thiền
Tông Trung Hoa cố
ý mạo nhận là Phật thuyết, nên xếp kinh A Hàm những
lời đức Phật dạy vào hàng Tiểu Thừa để lừa đảo
mọi người. Nhưng khi đọc kinh
Nikaya nguyên gốc của Phật mới biết Đại Thừa và Tối Thượng Thừa
là kinh sách của Phật giáo
Trung Quốc chịu ảnh
Khổng giáo và Lão
giáo rất nặng, cho nên
kinh sách phát triển và kinh sách Tối Thượng Thừa không
còn là Phật giáo nguyên thủy.
Kinh sách
phát triển và
kinh sách Tối Thượng Thừa
tu hành không
bao giờ làm chủ
SINH, GIÀ, BỆNH,
CHẾT. Cho nên kinh sách này không
bao giờ dám đá động đến việc
tu tập làm chủ sinh tử và chấm dứt luân hồi.
Bài pháp thứ chín
Do đâu chúng tôi căn cứ mà biết
Ba Mươi Bảy
Pháp Môn này là của đức Phật Thích Ca
Mâu Ni thuyết giảng?
Do từ các kinh sách Nguyên Thủy,
xin quý vị hãy nghiên cứu tạng kinh
Nikaya do HT Minh Châu
dịch từ tiếng
PALI sang Việt
ngữ. Nhất là chúng tôi căn cứ vào bài pháp “THỨC ĂN” trong
kinh Nikaya để
giải nghĩa rõ ràng. Vậy chúng
ta hãy lắng nghe đức Phật dạy: “Này các tỳ kheo! Cái gì
là thức ăn cho Minh Giải Thoát
(Tam Minh)? Bảy Giác
Chi, cần phải
trả lời như vậy”.
Minh Giải
thoát tức là Ba Minh:
1- Túc Mạng
Minh
2- Thiên
Nhãn Minh
3- Lậu Tận
Minh
Túc Mạng Minh là
một trí tuệ siêu việt
của Phật giáo.
Ai tu hành
có được trí tuệ
này thì nhìn về quá khứ biết
rõ nhiều đời nhiều kiếp của
mình và của những người
khác. Biết
kiếp trước chúng ta sinh ở nước nào,
làng nào, xã nào, huyện nào, tỉnh nào,
tên gì họ gì, nghèo giàu đều biết rất rõ, nhờ trí tuệ này mới biết người chết
đây sinh kia chứ không có linh hồn đi đầu thai xuống địa ngục hay lên thiên
đàng hay sống theo con cháu bốn mươi
chín ngày để
làm tuần, làm tự
rồi mới tái
sanhï kiếp khác.
Đó là sự tưởng tượng của các tôn giáo còn lạc hậu
mê
tín.
Thiên Nhãn
Minh là một
trí tuệ thứ hai, nó
quan sát không gian
vũ trụ không chỗ nào là không thấy. Không có một vật gì trong không gian vũ trụ mà nó bỏ sót dù vật ấy rất nhỏ như hạt vi trần. Xưa
đức Phật dùng Thiên Nhãn
Minh nhìn vào một ly
nước và
tuyên bố rằng
trong ly nước có vô
lượng trùng. Thời
gian đó ít ai
tin nhưng thời đại khoa học
có kính
hiển vi và thiên văn
kính họ bảo rằng đức Phật nói
không
sai.
Lậu Tận
Minh là một trí tuệ
thứ ba thấu suốt mọi vật, mọi
pháp trên thế
gian này không có
pháp nào thường
còn toàn là vô
thường, không có
pháp nào là
ta, là của ta, là
bản ngã của
ta chỉ là
theo các duyên
hợp mà thành
ra vạn vật, vạn pháp rồi
cũng theo các
duyên tan mà vạn vật, vạn
pháp hoại diệt, chứ không có một đấng Vạn Năng nào sinh thành và cũng không
có một đấng Sa Tăng nào diệt vạn vật.
Cho nên, không
ai làm khổ mình và mình cũng không
làm khổ ai, chỉ có
12 duyên tan hợp mà khổ đau trùng trùng diễn tiếp khổ
này đến khổ
khác. Do trí tuệ Lậu Tận Minh mà đức Phật thấy con người sống
trong lậu hoặc nên chịu đau khổ vô vàn.
Người tu
hành muốn có được ba trí
tuệ này thì
phải thực hiện
TÂM BẤT ĐỘNG trên Tứ Niệm Xứ bảy ngày đêm. Khi sống được bảy ngày
đêm TÂM BẤT ĐỘNG thì
Bảy Năng Lực
Giác Chi lần lượt xuất hiện.
1- Niệm Giác
Chi
2- Tinh Tấn Giác Chi
3- Khinh An
Giác Chi
4- Hỷ Giác
Chi
5- Định Giác
Chi
6- Xả Giác
Chi
7- Trạch
pháp Giác Chi
Khi Bảy
Giác Chi xuất
hiện đầy đủ thì
chúng ta có đủ Tứ Thần Túc:
1- Tinh Tấn Như Ý Túc
2- Định Như
Ý Túc
3- Tuệ Như Ý
Túc
4- Dục Như
Ý Túc
Khi có Bốn Như
Ý Túc thì mới nhập được
Tứ Thánh Định,
còn chưa có Bốn
Như ý Túc thì
không bao giờ nhập Tứ Thánh Định được, do đó ai nói nhập thiền định
bảy tám ngày hay sáu bảy tháng là nhập thiền định tưởng.
Cho nên khi
người nào nói về thiền mà nói không đúng lời dạy của Phật là
biết ngay họ là những người
chịu ảnh hưởng pháp thiền của
ngoại đạo, còn không là những người nghiên
cứu kinh sách rồi nói ra thì chúng ta cũng biết ngay họ là những
người sống trong kiến giải tưởng chớ
không biết cách thức nhập thiền định nào cả.
Như đức Phật
dạy khi nào chúng ta tu chứng thì mới
dám dạy người tu, còn chưa chứng thì đừng
dạy, nếu dạy sẽ đưa người ta
vào con đường
thiền tưởng như hiện giờ các sư các thầy từ
Nam Tông đến Bắc
Tông tu chưa xong mà dạy
người tu nên thầy trò tu
thiền mà
vào bệnh viện
trị bệnh, thật
là xấu hổ vô cùng.
Thiền sư dạy
người tu thiền là phải làm chủ bệnh, chớ thiền sư gì mà chết trong bệnh ung
thư như thiền sư ni Ayya Khema. Thiền sư đã
viết 25 tác phẩm
nói về thiền và
Phật giáo, nhưng
cái chết của
thiền sư thì sách của thiền sư không còn giá trị nữa. Vì
thiền còn bệnh tật là thiền ngoại đạo.
Nếu người
nào tu theo đúng pháp của Phật tâm Bất Động trên Tứ Niệm Xứ như trên đã dạy thì nhập từ Sơ
thiền đến Tứ thiền thì
tất cả bệnh đau trên thân đều đuổi
ra khỏi
thân. Và chính
Tứ thiền là
pháp môn làm chủ sự sống
chết, có nghĩa hành giả nhập được Tứ thiền thì tịnh chỉ được hơi thở, nhờ
đó muốn sống
chết hồi nào
thì cũng rất tự tại, chết
là chết ngay
liền. Thiền định như vậy mới thật sự là thiền định của Phật giáo.
Nhìn lại từ
Đông sang Tây biết bao nhiêu là thiền sư. Ông
thì bị xe đụng chết,
ông thì đi nằm
bệnh viện rồi chết, những bệnh của quý vị thiền
sư đều thuộc về loại
bệnh nan y.
Khi được
làm thiền sư dạy đạo
thì phật tử dâng cúng những thực
phẩm ngon bổ, càng ngon bổ thì càng độc, do đó “thích” ăn ngon bổ
nên không có vị nào
thoát khỏi những bệnh nan y.
Đạo Phật ly
dục ly bất thiện pháp thế mà thiền sư còn thích
ăn ngon bổ vậy xưng là thiền
của Phật giáo
thì thiền của Phật
giáo làm sao có thiền như vậy được.
Tu hành chưa
nhiếp được tâm bao nhiêu mà đi dạy
người khác tu thật là những người đang “háo danh” muốn mình làm
thầy thiên hạ. Thật đáng chê trách.
Muốn làm thầy
dạy người tu tập thì phải có đủ Bảy Năng Lực
Giác Chi, nếu chưa có
thì nên im
hơi, lặng tiếng
để lo tu tập
cứu mình ra khỏi biển
khổ. Đó là điều
duy nhất quý vị nên
làm, đừng nghĩ đến ai cả mà hãy nghĩ đến mình.
Muốn tu tập có Bảy Năng Lực
Giác Chi thì phải tìm hiểu pháp nào tu tập
mà có Bảy Năng Lực Giác Chi,
chớ không phải từ
trên pháp
môn Bảy Giác
Chi tu tập
mà có Bảy Giác
Chi, quý vị
nên nhớ kỹ
bài pháp các “THỨC ĂN”.
Nếu quý vị
không biết pháp nào tu
tập có Bảy Năng Lực
Giác Chi thì hãy lắng nghe đức
Phật dạy: “Này các tỳ kheo! Cái gì là thức ăn cho Năng Lực Bảy
Giác Chi? Bốn Niệm Xứ, cần phải trả lời như vậy”.
Theo như lời dạy
trên đây của đức
Phật thì Bốn Niệm Xứ là pháp môn tu hành
sinh ra
Bảy Năng Lực Giác
Chi. Vậy cách thức tu tập Bốn Niệm Xứ như thế nào?
1- Trên thân quán thân.
nào?
2- Trên thọ quán thọ.
3- Trên tâm quán tâm.
4- Trên pháp
quán pháp.
Vậy trên
thân quán thân
như thế
Trên thân
quán thân có nghĩa là
dùng mắt
nhìn thấy, tai lắng nghe,
cảm
nhận xúc chạm và
ý thức quan
sát ngay trên thân,
nếu thân có
đau nhức chỗ nào liền
biết ngay, thân
đi biết thân
đi, thân ngồi biết
thân ngồi, thân nằm biết
thân nằm, thân đứng biết thân đứng v.v...
Bất cứ thân
làm điều gì đều biết, thân ăn biết thân
ăn, thân ngủ biết thân
ngủ, thân quét sân biết quét
sân, thân lặt
rau đều biết thân lặt rau.
Thân ngồi yên biết
thân ngồi yên
và khi thân
ngồi yên bất động
thì biết hơi thở ra
hơi thở vô
trên thân. Tất cả
hành động đều được xem là
trên thân quán thân.
Dù quán hơi thở ra
hơi thở
vô cũng chính
là trên thân
quán
thân.
Tuy nói
trên thân quán
thân nhưng thật sự là đang quán bốn chỗ: thân, thọ, tâm, pháp.
Vì biết thân
là biết thọ, biết thọ là biết tâm, biết tâm là biết
pháp, biết pháp
là biết thân.
Cho nên trên TỨ NIỆM XỨ biết chỗ
này thì liền biết
chỗ khác. Bốn chỗ này
như một khối tuy nói bốn nhưng mà một.
Quán thân
trên thân tức là tâm tỉnh thức trên thân, nên thân xảy ra một điều gì
dù lớn lao
hay nhỏ nhặt tâm đều biết rất rõ. Cho
nên nói trên
thân quán thân
chớ kỳ thực là
quán TÂM BẤT ĐỘNG,
nếu tâm TÂM BẤT ĐỘNG suốt bảy
ngày đêm là tu tập chứng đạo, nhưng trong suốt bảy ngày đêm tâm thường
bị hôn trầm thùy
miên vô ký và loạn tưởng thì nên dùng pháp ngăn ác diệt ác để mà diệt các
ác pháp này. Nếu
muốn rõ
pháp tu hành
thì nên lắng
nghe đức Phật dạy: “Này các tỳ
kheo! Cái gì là thức ăn cho Bốn Niệm Xứ? Ba Thiện Hành, cần phải trả lời như vậy”.
Đúng vậy chỉ có lấy thiện diệt ác pháp mới
không bị ức chế tâm. Theo như lời Phật dạy: “Ba thiện hạnh nghĩa là gì?”
Ba thiện hạnh
là ba hành động thiện trong thân của mọi người như:
1- Nói lời
êm dịu, nhẹ nhàng, ôn
tồn nhã nhặn, thường
nói lời ái ngữ khiến cho người nghe không
buồn khổ, không
tức giận được an vui và hạnh phúc. Không được nói lời hung dữ, không được
nạt nộ người khác, không được mắng chửi người khác, không được
nói lời thô tục, tục tĩu,
không được chửi thề,
không được xỉa
xói vào mặt
người khác,
không được đánh
đập người
khác.
2- Làm những
điều thiện tức làm mọi việc không làm
khổ mình, khổ người và khổ tất cả chúng sinh.
3- Suy nghĩ
những điều thiện tức là
nghĩ ngợi những điều không
làm khổ mình khổ người và khổ tất cả chúng sinh.
Khi thân hành, khẩu hành và ý hành không làm khổ mình,
khổ người và khổ tất cả
chúng sinh thì
tâm sẽ BẤT
ĐỘNG, THANH THẢN, AN LẠC, VÔ SỰ.
Cho nên, muốn
tâm được BẤT ĐỘNG, THANH THẢN, AN LẠC, VÔ SỰ thì TRÊN THÂN QUÁN THÂN
thường xem xét THÂN HÀNH, KHẨU HÀNH và Ý HÀNH, nếu mỗi
hành động đều đem lại sự bình
an cho mình cho người thì hãy làm, còn không đem lại sự an
vui cho mình cho người
và cho tất cả chúng sinh thì
mình nhất định không làm.
Tuy trên
thân quán thân
như vậy chưa đủ sức diệt các ác
pháp, vì sáu ác pháp bên ngoài thường theo sáu căn mà vào thân tâm làm
cho thân tâm bất an,
như vậy
0 nhận xét:
Đăng nhận xét
Ví bạn hãy dùng ngôn ngữ lịch sự, tôn trọng lẫn nhau, mỗi người có cấp độ trình độ riêng nên không nên phán xét nếu không thông hiểu. Xin cảm ơn!