Thứ Hai, 22 tháng 7, 2013

ba mươi bảy phẩm trợ đạo 4


chúng  ta  tu tập  như  thế  nào  để  hộ  trợ  cho pháp  môn  trên  thân  quán  thân  đạt  được viên mãn. Vậy chúng ta hãy nghe đức Phật dạy: “Này  các  tỳ kheo! Cái gì là thức ăn cho Ba Thiện Hành? Các Căn Được Chế Ngự, cần phải trả lời như  vậy”.

Thầy  xin  nhắc  lại,  nếu  chúng  ta  tu tập pháp môn TỨ NIỆM XỨ trên thân quán thân   mà   không   thực   hiện   BA   THIỆN HẠNH  thì  không  bao giờ  chứng được  trạng thái  TỨ  NIỆM  XỨ,  cũng  như  chúng  ta  tu tập BA THIỆN HẠNH mà CÁC CĂN không chế   ngự   tức   là   không   ĐỘC   CƯ  thì   BA THIỆN  HẠNH  không  thành  công  có  nghĩa là không bao giờ diệt hết ác pháp.

Cho nên CHẾ NGỰ CÁC CĂN là một vấn đề  quan trọng trong việc tu tập BA THIỆN  HẠNH. Vậy  chế ngự  các căn  là chế ngự như thế nào?

Trong thân con người có sáu căn:

1- Nhãn căn (hai con mắt)

2- Nhĩ căn (hai lỗ tai)

3- Tỹ căn (hai lỗ mũi)

4- Thiệt căn (lưỡi)


5- Thân căn (cơ thể)

Chế ngự các căn  là làm cho căn không chạy theo các trần bên ngoài, không bị các trần  bên  ngoài  lôi  cuốn   các  căn.   Căn  và trần  không  lôi  cuốn,  không  chạy  theo  thì tâm BẤT ĐỘNG hiện tiền quý vị có thấy không?

Rất  tiếc  quý  vị  về  đây  tu  tập  người nào cũng mong muốn chứng đạo nhưng luôn luôn  để   CĂN  và  TRẦN  tìm nhau  thì  làm sau chứng đạo hỡi quý vị?

Đời   thì   khổ   vô   vàn,   các    pháp   vô thường nay còn, mai mất không chờ đợi một ai.  Cớ  sao quý  vị  lại  xem thường,  có  gì vui mà ham nói chuyện; có  gì vui mà ham nhìn ngó người khác làm gì?

Muốn tu chứng đạo hãy siêng năng CHẾ NGỰ CÁC CĂN, nhờ  đó mới mong chứng đạo quý vị ạ!

Muốn  chế  ngự  các  căn  có  kết  quả  vậy chúng ta hãy tu tập  các pháp môn nào?

Chúng   ta  hãy   lắng   nghe  đức   Phật dạy: “Này  các  tỳ kheo! Cái gì là thức ăn cho  Các   Căn   Được   Chế   Ngự?   Chánh


Niệm  Tỉnh  Giác,  cần  phải  trả  lời  như
vậy”.

Đức Phật đã dạy rõ ràng: “CHÁNH NIỆM TỈNH GIÁC” là pháp môn tu  tập “CHẾ NGỰ CÁC CĂN”. Chánh Niệm Tỉnh Giác là một pháp môn tu tập trên THÂN HÀNH NGOẠI và THÂN HÀNH NỘI tức là nương vào THÂN HÀNH tu tập như:


























1- Đi kinh hành 10 bước hoặc 20
bước rồi đứng lại nghỉ. Trong thời gian đứng nghỉ  phải tập trung  tâm vào  hơi  thở, nghĩa là biết hơi thở ra và hơi thở vào.

Khi  thở ra thở vào đếm 1 kế tiếp thở ra thở vào đếm 2 và cứ như vậy nương theo hơi  thở  đếm  đến  20  hơi  thở,  nhưng  phải nhớ  khi nhiếp  tâm  trong  hơi  thở  không  để một niệm nào xen vào, còn có  niệm xen vào trong hơi  thở thì  tu tập  bớt hơi  thở lại,  khi nào  không  có  niệm  khởi  rồi  lần  lượt  tăng


dần hơi  thở lên cũng như đi kinh hành vậy rồi chuyển tiếp tục đi kinh hành lại và cứ tu tập  như  từ  5 phút  đến  30 phút  rồi  sau này lần lượt tăng lên dần đến 1 giờ.

Nên lưu  ý  khi bước  đi  phải  tập  trung tâm  chỉ biết bước đi không có một   niệm nào sinh  khởi  vào  thì  mới  tăng  dần  lên  đến  1 giờ,  còn  có  niệm  khởi  thì  phải  lui  lại  đúng thời gian chỉ còn biết bước đi mà thôi. Đó là cách   thức   tu   tập   CHÁNH   NIỆM   TỈNH GIÁC giai đoạn đầu.

2- Đi kinh hành cũng 10 bước hoặc 20 bước rồi ngồi xuống nghỉ. Trong thời gian ngồi xuống nghỉ phải tập trung tâm vào hơi thở, nghĩa là biết hơi thở ra và hơi thở vào.

Khi  thở ra thở vào cũng đếm 1 kế tiếp thở ra thở  vào  đếm  2 và  cứ  như vậy  nương theo  hơi  thở  đếm  đến  20  hơi  thở,  nhưng phải   nhớ   khi   nhiếp   tâm   trong   hơi   thở không  để  một  niệm  vọng nào  xen vào,  còn có  niệm  vọng xen vào  trong  hơi  thở  thì  tu tập  bớt  hơi  thở  lại,  khi  nào  không  có  niệm khởi  rồi  lần  lượt  tăng  dần  hơi  thở  lên  cũng như đi kinh  hành vậy.  Ở  đây  chỉ  có  khác  ở phần  đi  kinh  hành  1 là  tu  tập  hơi  thở  là


phải  ngồi.  Khi tu  tập  xong  hơi  thở  thì  lại tiếp  tục  đi  kinh  hành và  cứ  tu tập  như vậy từ  5 phút  đến  30 phút  rồi  sau này  lần  lượt tăng lên dần đến 1 giờ.

Nên lưu  ý  khi bước  đi  phải  tập  trung tâm  chỉ biết bước đi không có một   niệm nào sinh  khởi  vào  thì  mới  tăng  dần  lên  đến  1 giờ,  còn  có  niệm  khởi  thì  phải  lui  lại  đúng thời gian chỉ còn biết bước đi mà thôi. Đó là cách   thức   tu   tập   CHÁNH   NIỆM   TỈNH GIÁC THÂN HÀNH NIỆM NỘI VÀ THÂN HÀNH  NIỆM  NGOẠI,  đây  là  ở    giai  đoạn kinh hành thứ nhất.

Muốn tu tập CHÁNH NIỆM TỈNH GIÁC như trên đã dạy thì tu tập THÂN HÀNH NIỆM NỘI và THÂN HÀNH NIỆM NGOẠI,  nhưng  khi   tu  tập  hai  pháp  môn này  mà  không  có   PHÁP  DẪN  TÂM  thì  tu tập không mang đến kết quả tốt đẹp được. Vậy PHÁP DẪN  TÂM như thế nào?

Chúng   ta  hãy   lắng   nghe  đức   Phật dạy: “Này  các  tỳ kheo! Cái gì là thức ăn cho  Chánh Niệm  Tỉnh  Giác?  Như   Lý Tác Ý, cần phải trả lời như  vậy”.
















 



















Đúng vậy, pháp NHƯ  LÝ  TÁC Ý
là PHÁP MÔN DẪN TÂM. Đến lời dạy này chúng  ta  thấy  đức  Phật  dạy  từ  pháp  môn này kế tiếp pháp môn khác, pháp  thấp  đến pháp cao cụ thể  rõ ràng như hai bàn tay của


chúng  ta  có  10 ngón  là  10 ngón  không  sai một  ngón  nào  cả.  Còn  nói  về  pháp  cơ bản cho  đến   pháp   chứng   đạo   nó    giống   như chương trình giáo  dục  đào  tạo văn  hóa  của Bộ Giáo Dục. Nếu một người tu theo Phật giáo mà tu không chứng đạo là tu lấy hình thức chứ không quyết tâm thật sự.

Chúng tôi xin bảo đảm, nếu ai quyết tâm  tu  tập  thật  sự  đúng  như  lời  dạy  của Phật trên  đây thì  một trăm người  sẽ  chứng đạt  100 người  không  bỏ  sót  một  người  nào cả.  Qua những  bài  pháp  này  chúng  ta  mới rõ Phật pháp là pháp cứu loài người thoát khổ với tầm sức và khả năng của con người. Cho nên là con người bất cứ ai học và tu tập đều đạt kết quả làm chủ sanh tử dễ dàng không có  khó khăn, không có  mệt nhọc.  Chỉ có  những người mới đầu thì  hăng hái tu tập, nhưng  chỉ  được  một  tuần  lễ  hay nửa  tháng là mở cửa thất đi tìm người khác nói chuyện giả  vờ  giúp  bạn  đồng  tu  hoặc  xin  phép  để gặp Thầy hỏi điều này, thế kia hay viết thư thưa hỏi đúng sai v.v... Đó là những người không  quyết  tâm giải thoát mà  chỉ  tu danh tu  lợi  khoe  khoang  sự  tu  tập  của  mình  để làm thầy mọi người.


Đó chính là hành động tự giết mình trong  sự  tu  tập. Một  khi  Thầy  đã  dạy  cũng như đức Phật đã dạy BA MƯƠI BẢY PHÁP MÔN vào cửa giải thoát là đầy đủ giáo pháp của  đức  Phật.  Không  còn  thiếu  một  pháp nào cả. Nếu bảo rằng BA MƯƠI BẢY PHÁP MÔN này còn thiếu là người ấy chưa hiểu Phật  giáo,  họ   bị  ảnh  hưởng   của  tà   giáo ngoại đạo TÁM MƯƠI BỐN NGÀN PHÁP MÔN. Bài pháp trên đây đức Phật dạy rất cặn  kẻ,  nếu  người  nào  đọc  xong mà  không biết cách tu tập thì  thật là tối tăm và trí óc mất bình thường.

Học qua bài pháp BA  MƯƠI BẢY PHẨM TRỢ ĐẠO trên đây, chỉ còn có theo thứ lớp các  pháp tu tập thì  sự chứng đạo sẽ ở   trong  tầm  tay  quý  vị,  không  còn  phải  tu tập thêm một pháp môn nào nữa cả  và cũng không  cần  phải  thưa  hỏi  với  một  vị  thầy nào.  Trong  bài  dạy  rất  kỹ  dù  có  một  trạng thái  tưởng  hay  một  hiện  tượng  nào  xảy  ra thì  trong  bài  pháp  này  cũng   chỉ  rõ  ràng, nên những  ai  cứ  theo  bài  pháp  này  tu  tập dù bất cứ nơi đâu cũng không sợ điên khùng loạn trí hay bị tẩu hỏa nhập ma.


Nếu  chúng   ta  sợ   hãi  thì   nên   lắng nghe  đức  Phật  dạy  thì   quý  vị  càng  vững lòng tin hơn: “Này  các  tỳ kheo! Cái gì là thức  ăn  cho  Như  Lý  Tác  Ý?  Lòng  Tin, cần phải trả lời như vậy.”






























Những  lời  chúng  tôi  khuyên  quý
vị trên đây cũng là ý này, nếu  có lòng tin chúng  ta  mới  nhiệt  tâm  tu  tập,  tu  thật  sự, còn  không có lòng tin thì  dù có tu tập cũng chỉ  tu lấy  có  hình  thức  làm  vừa  lòng  người
khác.

Lời đức Phật xác định trên đây chúng tôi  tin rằng mọi  người  sẽ  tin tưởng  hơn


nhiều. Người tu theo đạo Phật mà không tin
Phật thì  còn tin ai. Phải không quý vị?

Nhưng  trong  cuộc  đời  con  người  có quá nhiều  sự gian dối,   khi  họ theo một tôn giáo nào thì  dựa vào đó làm nghề buôn thần bán  thánh, dựa  vào  đó  chia phe chia nhóm để mình làm bá chủ lãnh đạo một góc trời chẳng thua kém một ai. Đó  là danh đã  làm cho họ lạc lối tu hành. Rồi đây sinh tử luân hồi đến họ biết lấy gì bảo vệ.

Đức Phật thường dạy:  “Được thân người  là  khó  mà gặp  được  chánh  pháp còn khó hơn”.  Vậy  hôm  nay  quý  vị  đã  gặp  hai thứ   khó   thế   mà   quý   vị   lại   xem  thường không  lo  tu  tập. Chánh   pháp  của  Phật  là một phương thuốc cứu người, nhưng ai có uống  thì   mới  hết  bệnh  còn  ai  không  tin, không uống thì  cũng đành chịu mà thôi.

Khi   nói   về   chánh   pháp   của   Phật chúng tôi hết sức giảng dạy để  làm cho mọi người  dễ   hiểu  và  thấy  kết  quả  ngay  liền, nhưng không đủ duyên nên họ tu tập lơ là không  nghiêm  chỉnh  thường  phá  hạnh độc cư thích   tụm  ba  tụm  bảy  nói chuyện.  Dù pháp  có  hay đến  cỡ  nào  mà  thấy  mọi người


dụm  ba dụm  bảy  nói  chuyện  thì  pháp  hay cũng thành  pháp dở.

Những người dụm ba dụm bảy nói chuyện là những người không có lòng tin chánh pháp của Phật. Không có  lòng tin chánh  pháp  của  Phật  thì  tu  tập  theo  Phật giáo để làm gì?

Đối với đạo Phật, pháp môn thứ nhất là LÒNG TIN.  Nhờ có  LÒNG TIN  chúng ta mới tu tập đến nơi đến chốn.

Trên đời  người  ta  sinh  sống  làm  ăn được giàu sang hay nghèo khổ là nhờ vào LÒNG TIN  khả năng của mình  và chọn lựa nghề  nghiệp,  nếu không  có  LÒNG  TIN  vào khả  năng  của  mình  và  sự  lựa  chọn nghề nghiệp thì  luôn luôn sẽ gặp thất bại.

Cho  nên  LÒNG  TIN   rất  quan  trọng trong  cuộc  sống  đời  người,  vì  thế   nó  còn quan trọng gấp trăm ngàn lần trong việc tu hành theo Phật giáo.

Trong pháp môn NGŨ LỰC của Phật giáo,  LÒNG  TIN  đứng  hàng  đầu gọi là  TÍN LỰC.  Trong  tất   cả  Pháp  môn  tu  tập  của Phật  giáo,  pháp  tu  tập  thứ  nhất  là  LÒNG TIN,  quý vị  có  LÒNG  TIN  này  không?  Nếu


quý   vị  chưa  có   LÒNG  TIN   thì   hãy  lắng nghe đức Phật dạy: “Này các tỳ kheo! Cái gì là thức ăn cho Lòng Tin? Nghe Diệu Pháp  (chân  pháp  của  Phật), cần  phải trả lời như vậy”.









































Đúng   vậy,   nếu   chưa  có    LÒNG
TIN      thì       hãy     nghe   giảng  dạy     về        DIỆU PHÁP.  Vậy DIỆU PHÁP là pháp gì?


Diệu Pháp là pháp môn TỨ DIỆU ĐẾ là  một  pháp  môn  chỉ  thẳng  vào  con người nói rõ sự chân thật của một kiếp làm người.

Toàn bộ thân tâm con người là một khối  khổ  trong  đó  không  có   gì  là  vui  cả, nhưng con người lầm chấp dục lạc cho là vui chứ  kỳ  thật  thân  tâm con người  là  pháp  vô thường.  Cho  nên   trong  kinh  TỨ  ĐẾ  đức Phật gọi là KHỔ ĐẾ.

Từ lâu loài người chưa biết thân tâm của  mình  là  pháp  vô  thường,  là  khối  đau khổ  cho nên  thường  lo  lắng  yêu  thương  nó và dính  mắc ai đụng đến nó đều ăn thua đủ, bảo  vệ  nó  như bảo vệ  một vật  quý giá nhất trên đời.

Khi  đức  Phật  nói thân  tâm con người là một khối khổ đã làm sáng mắt mọi người nhưng bản chất kiến chấp nhiều đời đã ăn sâu  đã  thành  một  dấu  ấn  nên  họ  muốn  bỏ mà bỏ chẳng được.

Thân tâm con người  là một  khối  khổ, đó   là  một  sự  thật  nên  không  còn  ai  dám phủ nhận lời đức Phật dạy là sai. Nhưng muốn thoát ra khỏi sự khổ của thân tâm thì chẳng  biết  làm  sao cả.  Lấy  cái  gì làm  cho


nó hết  đau khổ đây, do đó các  tôn giáo khác tưởng  tượng  ra  thế  giới  siêu  hình:  Cõi  Trời có  Ngọc Hoàng Thượng Đế và chư Thiên, cõi Phật có  Tam Thế Chư Phật, Phật ông, Phật bà, chư Bồ Tát và các bậc A La Hán ngồi lủ khủ  đầy  bàn  đầy  ghế  khiến  con người  trần gian  lạy  lễ  quá  mệt  nhọc và  tốn  hao tiền bạc  công  sức  cúng  bái  cầu  nguyện,  nhưng khổ  vẫn  còn  nguyên  vẹn  và  còn  gia  tăng hơn.  Khi  mình  đi  ăn  trộm  của  người  khác công an bắt được thì  đi tù thì  có bậc Thánh Thần, chư Thiên, chư Phật chư Bồ Tát nào dám cứu khổ những kẻ này, bộ  các  vị muốn ở  tù phải không?

Tội  ở   tù  của  Thánh,  Thần,  chư Phật, chư Bồ Tát là tội ăn lo hối lộ nải chuối bình hoa, cây hương v.v...

Cho nên những  việc dạy tín đồ mê  tín của các tôn giáo cầu nguyện chư Phật ban phước, chư Bồ Tát cứu khổ, Chúa ban phước lành  là  những  việc  làm  lừa  gạt  con người, phi  pháp luật. Nhà nước cần phải quan tâm những  hệ  phái  tôn  giáo  này  để  giúp  nhân dân sống có  đạo đức văn hóa lành mạnh tốt đẹp hơn.


Chấm dứt ngay những phong tục lạc hậu  đồng  cốt  nhảy  múa  hát  hò   trống  kèn rập rình miệng gọi  cô, cậu, thánh  thần, âm binh   v.v...  Đó  là  những  văn  hóa   lạc  hậu cách đây hơn mấy ngàn năm.

Chấm dứt ngay những đàn tràng cúng bái  cầu hồn,  gọi  hồn,  cúng  vong  tiển  linh, làm tuần, làm tự cầu siêu tụng kinh bảy ngày, hai mươi  mốt ngày rồi bốn mươi chín ngày làm tuần giáp năm và làm tuần mãn tang.  Tất  cả  những  hành  động  này  đều  là mê   tín  lạc  hậu.  Đạo  Phật  không  có   dạy những điều này vì đức Phật đã xác định không có  linh hồn. Thân tâm của con người gồm có  năm uẩn:

1- Sắc uẩn

2- Thọ uẩn

3- Tưởng uẩn

4- Hành uẩn

5- Thức uẩn

Khi  năm uẩn này hoại diệt thì  không còn một uẩn nào cả. Vậy  linh hồn ở  đâu mà người  ta gọi  hồn về  cúng  bái.  Một việc  làm sao quý  vị  cứ  nghe đâu  làm  theo mà  không


chịu suy  xét.  Không  lẽ  chúng  ta  toàn  là người mù mắt hết sao bị tôn giáo lừa gạt mà không  biết.  Trong  khi   đức  Phật  dạy:  “Ba mươi ba cõi trời là cõi tưởng”, vậy Ngọc Hoàng Thượng Đế ở  đâu khi  mà 33 cõi Trời là  cõi  tưởng.  Vậy  quý  vị  cầu  nguyện  ai  đây khi mà không có thế giới siêu hình. Quý vị làm một điều mê tín mù quáng  mà quý vị không biết.

Sau khi  chỉ  cho con người  thân  tâm của con người là một khối khổ, vậy khối khổ này từ nguyên nhân nào làm cho nó khổ? Câu hỏi được đặt ra đức Phật mới xác định chân  lý  thứ  hai  để  mọi người  biết  nguyên sinh ra đau khổ của con người là chính LÒNG THAM MUỐN của con người. Lòng tham   muốn   của   con  người   làm   khổ   con người  chớ  không  có  ai  làm  đau  khổ  con người cả.

Pháp  Phật  thật  là  vi diệu  nói  đâu  là đúng  đó  không  sai  một  li hào  nào  cả.  Chữ DIỆU  PHÁP không  có  nghĩa là  thần  thông phép lực  cao cường  hô  phong hoán  vũ,  tàng hình biến hóa; DIỆU PHÁP không phải là pháp cao siêu vĩ đại mà DIỆU PHÁP chỉ là một   pháp   thuyết   về   con  người   đến   đâu


khiến  cho mọi  người  hiểu biết  (giác  ngộ)  rõ ràng  đến  đó  không  có một   chỗ  nào  không
biết.

Pháp  môn TỨ  DIỆU  ĐẾ là  một  pháp môn DIỆU PHÁP. Quý vị có  nhớ không, bài pháp đầu tiên của đức Phật thuyết cho năm anh  em  Kiều  Trần  Như  không?  Một  bài pháp đã khiến cho tất cả các  tôn giáo ngoại đạo rung chuyển, được xem là một bài pháp làm  cho cả thế   giới  chấn  động  và  thế  giới siêu hình  rơi rụng như lá vàng mùa Thu.

LÒNG THAM MUỐN của con người làm  khổ  con  người  cho  nên  không  ai  cứu khổ  con  người  bằng  chính  mỗi  người  hãy dẹp  bỏ   LÒNG  HAM   MUỐN  của  mình  thì ngay  đó  thân  tâm  hết  khổ,  thế  giới  không còn xung đột và chiến tranh nữa.

LÒNG HAM  MUỐN là một sự thật và ai  cũng  biết  rằng dẹp nó  thì  chấm  dứt  khổ đau. Nhưng dẹp nó thì họ sẽ mất hết không còn  gì nữa  cả.  Cho nên  đức  Phật  biết  tâm trạng  con  người  như  vậy  nên Ngài  dạy:  “LY DỤC LY BẤT THIỆN PHÁP DO LY DỤC SINH HỶ LẠC”.   Danh từ HỶ LẠC ở  đây có nghĩa là HÂN HOAN  VUI VẺ và AN LẠC.


Nghe   lời   dạy   này   quý   vị   có   hiểu không?  Khi  dẹp bỏ  LÒNG  HAM  MUỐN  thì chúng  ta  lại  được  TÂM BẤT  ĐỘNG, THANH THẢN, AN  LẠC, VÔ  SỰ.  Cho nên dẹp  bỏ   LÒNG  HAM   MUỐN  chúng  ta  lại được  AN  VUI  gấp  trăm  ngàn  lần.  Vậy  quý vị có bỏ  không?

Nói thế chứ của cải tài sản đất đai ruộng vườn tiền bạc bỏ  đâu phải dễ, nhất là danh thì  lại càng khó bỏ  hơn. Nghe hết khổ thì  ai  cũng  ham  nhưng  buông  bỏ hết  thì  ít ai làm được. Bởi vậy bỏ cái  gì thì  dễ chứ bỏ LÒNG  THAM,  SÂN,  SI,  MẠN,  NGHI  thì quá khó phải không quý vị?

Đời người khổ là do NGŨ TRIỀN CÁI và  THẤT KIẾT  SỬ  chính  trong  thân  tâm họ, đức  Phật  dạy  rất  rõ nhưng  đến  giờ  này có   mấy  ai  bỏ   sạch  đâu.  Chỉ  có   muội  lược
3/10 hay  5/10 mà  người  ta  cảm  thấy  mình đã an vui, nếu bỏ hết thì  đã làm Phật xong rồi. Phải không quý vị?

Biết   rõ   chân   lý   DIỆT   ĐẾ   là   một trạng  thái  giải  thoát  trong  thân  tâm  của mỗi  người  nên  Thầy  dùng  pháp  NHƯ   LÝ TÁC  Ý   mà  tác  ý  ngay  TÂM  BẤT  ĐỘNG,


THANH THẢN, AN LẠC, VÔ SỰ để giữ gìn và  bảo  vệ  nó,  khiến  cho nó  luôn  luôn  hiện tiền  trong  tâm  thì  LẬU  HOẶC  không  còn có  nghĩa là đau khổ không còn nữa. Như đức Phật  đã  dạy:  “Có  như  lý  tác  ý  lậu  hoặc chưa  sinh  sẽ  không sinh  mà đã sinh  thì bị diệt”.


































Một  người  tu  tập  cứ  bền  tâm

bền chí TÁC Ý  khi  có niệm khởi, khi  có  hôn trầm thì niệm khởi và hôn trầm sẽ bị tiêu diệt, nó bị tiêu diệt thì  chứng đạo ngay liền tại chỗ  đó.  Cho nên  tu hành khi biết  đúng Chánh  pháp  thì  tu  hành  chứng  đạo  không còn  khó  khăn  mệt  nhọc gì cả.  Thầy  đã  dạy


rất  rõ thì  quý  vị  hãy  ôm  cho chặt  pháp  để chiến thắng giặc sinh tử luân hồi.

Con đường tu tập của Phật giáo rất rõ có tám    lớp  tu  học  mà  ai  cũng  biết,  đó   là BÁT   CHÁNH   ĐẠO.   BÁT   CHÁNH   ĐẠO gồm có:

1- Chánh kiến

2- Chánh tư duy

3- Chánh ngữ

4- Chánh nghiệp

5- Chánh mạng

6- Chánh tinh tấn

7- Chánh niệm

8- Chánh định

Bởi  vậy  đến  với  đạo  Phật  là  đến  với sự  thật,  đến  với  sự  thật  là  đến  với  tri kiến thì  tri kiến  ấy  mới  đem lại  sự  bình  an cho loài người.

Bởi  sinh  ra  làm  người  mà  bản  thân con người có  một loại vũ khí  tối tân nhất để bảo  vệ  sự  sống  bình  an  yên  vui  và  hạnh phúc  của  con người.  Đó  là  tri kiến,  tri kiến


của con người rất là quan trọng. Nếu con người  cứ  để  tri kiến  ấy  nuôi  lớn  bằng NGŨ TRIỀN CÁI  và  THẤT KIẾT  SỬ  thì   con người  phải  chịu vô  vàn  khổ  đau, còn  ngược lại nuôi lớn bằng tri kiến diệt NGŨ TRIỀN CÁI  và  THẤT KIẾT  SỬ  thì  con người  sống bình an, yên vui và hạnh phúc.

Ai cũng biết con người sống bằng tri kiến,  nhưng  tri kiến  phải  được  rèn  luyện trong  nền  đạo  đức  của  Phật  giáo  qua tám lớp học như trên đã kể.

Tám  lớp  học này  phải  do  một   bậc chứng  đạo  giảng  dạy  thì  sự  tu  học mới  có kết  quả  thiết  thực.  Khi  giảng  dạy  tất  cả  tu sinh có  quyền thưa hỏi những gì không biết. Một vị tu hành chứng đạo sẽ đáp ứng những đòi hỏi của tu sinh đầy đủ, còn ngược lại người tu chưa chứng đạo sẽ không đáp ứng được.  Do  đó  đức  Phật  dạy:  “Này   các   tỳ kheo! Cái gì là thức ăn cho Nghe Diệu Pháp? Thân Cận Với Bậc Chân Nhân (Bậc  tu  chứng  đạo),  cần  phải  trả  lời như vậy”.








































Đúng  vậy,  chỉ    có  thân  cận   với
những người  tu  chứng  thì  con đường  tu học mới   chứng   đạo.   Trong   đời   rất   khó   gặp


những bậc tu chứng đạo. Đó là một điều khó nhất trên đường tu tập. Tu tập các pháp không  khó  nếu  có  bậc  thiện  hữu  tri thức  tu chứng.

Bậc tu chứng tuy ở trước mặt nhưng không đủ duyên cũng không phải dễ gặp, dù có   gặp  nhưng  phước  duyên  không  đủ  thì lòng tin không có  và như vậy gặp cũng  như không.   Bởi   người   xưa  nói:   “Hữu   duyên thiên  lý   nan   tương  ngộ,   vô  duyên  đối diện bất tương phùng”. Đó là một bằng chứng như hiện giờ ai cũng gặp Thầy nhưng có  mấy ai đủ lòng tin tu tập chứng  đạo như Thầy không?

Cho nên  tìm một  người  tu chứng  đạo là phải đủ nhân duyên, nếu không đủ duyên thì  khó  mà  gặp  người  tu chứng.  Vì thế  quý vị tha  thiết tu hành và tu tập hết sức mình thì   đó   là  quý   vị  tạo  duyên  gặp  người  tu chứng,   nếu không  suốt  đời  quý  vị  khó  gặp lắm  dù  có  gặp  cũng  chỉ như  gặp  một  người bình  thường  chứ  không  được  truyền  trao kinh nghiệm tu tập. Dù những bậc tu chứngï có  truyền  trao  nhưng  quý  vị  nghe rồi  cũng bỏ ngoài tai.


Căn cứ theo những lời Phật dạy trên đây Thầy sẽ chỉ dạy BA MƯƠI BẢY PHẨM TRỢ  ĐẠO  để   quý  vị  hiểu   rõ  phải  tu  tập pháp môn nào trước pháp môn nào sau.






































1/ Người  tu  sĩ  muốn  được  Nghe

Chân Pháp  Của  Phật  thì  phải  THÂN  CẬN BẬC  TU  CHỨNG ĐẠO, đã  làm  chủ  sinh,


già, bệnh, chết. Đó là pháp thứ nhất, quý vị cần phải nhớ kỹ lời dạy này.

2/ Người  tu  sĩ  muốn  có Lòng    Tin  thì phải  được  NGHE  CHÂN PHÁP  CỦA PHẬT.  Đó  là  pháp  thứ  hai  cần  phải  ghi nhớ. Nếu quên đó  là một sự sai lầm hết sức trong đường tu tập theo Phật giáo.

3/  Người  tu  sĩ  muốn  đạt  được  pháp môn Như Lý Tác Ý  thì  phải có LÒNG TIN. Đó là pháp thứ ba cần phải ghi nhớ.
4/ Người  tu  sĩ  muốn  đạt  được  Chánh
Niệm  Tỉnh Giác  thì  phải  tu  tập  NHƯ LÝ TÁC Ý. Đó là pháp thứ tư cần phải ghi nhớ.
5/  Người  tu  sĩ  muốn  Chế  Ngự  Được
Các   Căn  thì   phải  tu  tập  CHÁNH  NIỆM TỈNH GIÁC. Đó là pháp thứ năm cần phải ghi nhớ.
6/  Người   tu   sĩ   muốn   đạt   được   Ba
Thiện  Hạnh  thì   phải  tu  tập   CHẾ NGỰ CÁC CĂN (Độc Cư). Đó là pháp thứ sáu cần phải ghi nhớ.
7/ Người tu sĩ muốn đạt được Tứ Niệm
Xứ  thì  phải  tu  tập  BA THIỆN  HẠNH.  Ba
Thiện Hạnh tức là ý hành thiện, khẩu hành


thiện, thân hành thiện (Tứ Chánh  Cần). Đó là pháp thứ bảy cần phải ghi nhớ.
8/  Người  tu  sĩ  muốn  đạt  được   Bảy Năng Lực  Giác  Chi   thì   phải  tu  tập   TỨ NIỆM XỨ.  Đó  là  pháp  thứ  tám   cần  phải ghi nhớ.
9/  Người  tu  sĩ  muốn  đạt  được  Tam
Minh để  làm  chủ  sinh  tử  và  chấm  dứt  luân hồi  thì   phải  có   đủ  Bảy  Năng  Lực  Giác Chi.  Bảy  năng  lực   giác  chi  xuất  hiện  khi tâm  bất  động trên  Tứ  Niệm  Xứ.  Tâm chưa bất động  trên  Tứ  niệm  Xứ  thì  không bao  giờ  có  Bảy   năng  Lực Giác  Chi   xuất hiện. Đó là pháp thứ chín cần phải ghi nhớ.


















Ba muai  bdy  phd'm trC? dq,o











Trên  đây  là  ba mươi  bảy  pháp  tu
tập   để  làm  chủ  sinh,  già,  bệnh, chết  rất thực  tế  và  cụ  thể.  Cho nên  trong  thời  đức Phật có  nhiều Vương Tử con các nhà quý tộc bỏ gia đình, nhà cửa đi tu theo Phật như:

1- Nhóm Anuruddha  (A Na Luật Đà)

2- Nhóm Nandiya

3- Nhóm Kimbila

4- Nhóm Bhagu

5- Nhóm Kundadhana

6- Nhóm Revata

7- Nhóm Ananda

Và còn nhiều nhóm con nhà quý tộc khác nữa. Vì các  nhóm Vương Tử  này muốn xuất gia tu theo Phật, nên đức Phật bảo: “Này các Vương  Tử, các ông vì lòng  tin Ta đã xuất gia  làm chủ sinh tử, nên các ông mới từ bỏ  gia  đình, sống không gia đình. Như  vậy các ông có hoan  hỷ sống trong Phạm hạnh này không?”.


Ba lần hỏi như vậy, nhưng các nhóm Vương Tử không có nhóm nào dám trả lời. Đức Phật mới suy nghĩ Ta phải hỏi từng nhóm  một chứ họ không đại diện chung cho các nhóm   trả  lời,  vì  thế,  đức  Phật  gọi  tên từng nhóm một mà hỏi:  “Này  Anuruddha, các Vương Tử có hoan hỷ trong Phạm hạnh  này không?”.

Ông A NA  LUẬT thay mặt nhóm của mình   mà  trả  lời  Phật:  “Bạch   Thế   Tôn, thật sự chúng con hoan hỷ sống trong Phạm hạnh”.

Khi  nghe Anuruddha  trả  lời  như  vậy đức Phật ca ngợi ý chí tìm cầu sự giải thoát: “Lành thay, lành thay, này nhóm Anuruddha, các Vương Tử thật xứng đáng là  những  Thiện  gia   nam   tử,  vì lòng tin  xuất gia, từ bỏ gia đình, sống không gia  đình, sống trong Phạm hạnh này,   các   ông   có   hoan   hỷ   sống   trong Phạm hạnh này không?

Trong  khi các  Vương  Tử  với  tuổi trẻ  tốt  đẹp, trong tuổi  thanh xuân,  với tóc  đen  nhánh,  có  thể  hưởng  thụ  các


dục  lạc,  cớ  sao lại  xuất  gia  từ  bỏ   gia
đình, sống không gia đình?”

Các   Vương  Tử   tuổi  còn  thanh   niên nên đức Phật cẩn thận nhắc đi, nhắc lại vì một lý  do gì, có  phải  vì mệnh lệnh  của  vua hay vì mệnh lệnh  của  kẻ  trộm  cướp  hay vì nợ  nần  hay  vì  sợ  hãi  hay  vì  mất   nghề nghiệp sinh sống?  Muốn biết  rõ những điều này, chúng ta hãy lắng nghe đức Phật hỏi:

“Này  nhóm   Anuruddha,  các Vương Tử không vì mệnh lệnh của vua mà xuất gia,  từ bỏ gia  đình, sống không gia đình.

-  Hay   vì  mệnh   lệnh   của   kẻ   ăn trộm  mà  xuất  gia,  từ  bỏ  gia  đình, sống không gia  đình.

- Hay  vì nợ nần mà xuất gia,  từ bỏ gia đình, sống không gia đình.

- Hay  vì sợ hãi  mà xuất  gia,  từ bỏ gia đình, sống không gia đình.

-  Hay  vì  mất  nghề  sinh  sống  mà xuất  gia,   từ  bỏ   gia  đình, sống  không gia đình.


Các   Vương   Tử  nhóm  Anuruddha trả   lời:   “Thưa  không   phải   vậy,   bạch Thế Tôn”.
Nghe các Vương Tử thuộc nhóm Anuruddha  trả lời như vậy nên đức Phật hỏi tiếp:

“Hay các Vương Tử có những tư tưởng như sau: “Vì bị sinh, già, bệnh, chết, sầu, bi, khổ, não áp bức, chi phối nên  các  Vương  Tử  nhóm  Anuruddha, chỉ mong có thể thấy được sự chấm dứt toàn  bộ  khổ  uẩn  này mà đặt  trọn  lòng tin  xuất gia,  từ bỏ gia  đình, sống không gia đình, có phải vậy không?

Các   Vương   Tử  nhóm  Anuruddha trả lời: “Thưa vâng, bạch  Thế Tôn”.

Đoạn  kinh  trên  đây  đức  Phật  dạy  rất rõ: “Chỉ vì SINH, GIÀ, BỆNH, CHẾT  mà các  Vương  Tử  con vua  cháu  chúa bỏ  đi tu chấp nhận sống không gia  đình, không nhà cửa”. Các Vương Tử đều là những người giàu sang phú quý thế mà họ hiểu được Phật pháp, sẵn sàng buông bỏ  tất cả  không hề tiếc hối một điều gì. Đối với đời


sống   của  các   Vương  Tử   thì   đời  sống   của chúng  ta  làm  sao bằng  các Vương  Tử  này đâu, thế mà chúng ta lại bỏ không được.

Sinh,   già,  bệnh, chết  sẽ  không  chờ chúng ta đâu,  một khi  nó  đã  đến  thì  không còn  cách  nào  thương  lượng,  điều  đình  được. Cho nên ngay từ phút này phải lo cứu mình ra khỏi biển sinh tử.

Giặc sinh tử đang cai trị đất nước của chúng  ta.  Chúng  ta  đang  là  những  người dân bị nô lệ, nếu chúng ta chấp nhận làm người dân nô  lệ thì  đời đời kiếp kiếp không bao giờ làm chủ sinh già bệnh  chết.

Nếu chúng  ta không đứng lên đòi quyền làm   chủ   sinh,   già,  bệnh, chết   thì muôn  đời  ngàn  kiếp  của  chúng  ta  chỉ   là người dân nô lệ làm tay sai cho giặc sinh tử mà thôi.

Khi  nổi  lên  chống  giặc  sinh  tử  chúng ta phải có  chiến thuật, chiếc lược đấu tranh thì mới mong thắng giặc. Nếu trong tay không có bản đồ chiến thuật, chiến lược thì chúng ta có nổi lên chống giặc sinh tử thì cũng chỉ hy sinh vô ích mà thôi.


Cho  nên  trước  khi   muốn  đánh  giặc sinh  tử  thì  chúng  ta  nên  theo  một  chiến thuật, chiến lược của một người đã chiến thắng giặc sinh tử, nhờ đó nó là một kinh nghiệm   sống  hay  nói   một   cách   khác   là chúng ta có bản đồ chiến lược chiến thuật.

Muốn có bản đồ tu Phật thì chúng ta hãy lắng nghe đức  Phật dạy:  “Và xuất gia như vậy, này các Vương Tử nhóm Anuruddha,  các  người  Thiện  gia  nam tử cần phải làm gì?”.

Trước khi  thuyết pháp đức Phật thường  hay  đặt  ra  câu   hỏi   để  khiến  mọi người chú ý lời dạy của Ngài nhiều hơn.

Cho  nên  khi   xuất  gia  đi  theo  Phật giáo  tu  hành  chỉ  có  từ  bỏ  gia  đình,  sống không gia đình là đủ hay còn phải tu tập những pháp môn nào nữa?

Chúng   ta  hãy   nghe  đức   Phật   dạy: “Này  các  Vương  Tử  nhóm  Anuruddha, khi  từ bỏ gia đình, sống không gia  đình thì  tiếp  tục tu  tập  ly  dục  ly  bất  thiện pháp”.


Theo  như  lời  đức  Phật  dạy  trên  đây khi   từ  bỏ   gia  đình,  sống  không  gia  đình xong thì  chúng ta phải tiếp tục tu tập ly dục ly bất  thiện  pháp.  Vậy  cách  thức  ly dục  ly bất thiện pháp như thế nào?

Ly dục có  nghĩa là lìa tất  cả lòng ham muốn  của  chúng  ta,  hễ   trong  tâm  chúng khởi lên niệm ham muốn nào thì chúng ta nhất   định  không   làm   theo,   không   chạy theo, như vậy gọi là lìa.

Ly  bất  thiện  pháp  có  nghĩa là  lìa  tất cả các  ác pháp làm khổ mình,  khổ người và khổ tất cả chúng sinh. Người tu theo Phật giáo nhất định thà chết chớ không làm theo những  điều  ác.  Cho  nên  người  tu  sĩ  Phật giáo  thường  tỉnh  giác  sáng   suốt  nhận  ra từng hoàn cảnh, từng đối tượng, từng hành động  việc  làm,  từng  ý  niệm  khởi  lên,  nếu xét  thấy  làm  khổ  mình,  khổ  người  và  khổ tất  cả chúng sinh  thì nhất  định không  làm và còn tránh xa. Đó là ly bất thiện pháp.

Muốn  ly dục  ly bất  thiện  pháp  cho có kết quả tốt thì  chúng ta nên sống một mình để phòng   hộ sáu căn. Lúc bây giờ trong bốn oai  nghi  đi,  đứng,  nằm,  ngồi  chúng  ta  đều



0 nhận xét:

Đăng nhận xét

Ví bạn hãy dùng ngôn ngữ lịch sự, tôn trọng lẫn nhau, mỗi người có cấp độ trình độ riêng nên không nên phán xét nếu không thông hiểu. Xin cảm ơn!