Thứ Sáu, 19 tháng 7, 2013

những lời gốc phật dạy tập 1 -2



1- Hiếu sinh

2- Buông xả và cần lao

3- Chung thủy

4- Thành thật

5- Sáng suốt, minh  mẫn

Hiện giờ  như  chúng  ta  đã  biết: con người chỉ  là  hình  người  mà  tâm địa là  loài động  vật. Có   phải   vậy   không   các  bạn?   Cho  nên,   con người  sinh  ra nhiều  nhưng  không  phải  người thật   các  bạn  ạ.   Vì  thế,   chúng   ta   xác   định những con người mà chúng ta gặp hằng ngày là từ  loài  thú  vật  đã  trải  qua nhiều  kiếp làm  loài thú vật để  trả nợ nhân quả, vì thế họ đã  huân nhiều sự ác độc, hung dữ. Đến khi họ được sinh ra làm người thì bản chất loài thú vật vẫn còn nguyên. Cho nên, con người hiện giờ rất hung dữ,  tham  lam  và  độc  ác.  Mọi  người  vì  miếng cơm manh  áo  mà  chà  đạp  lên  cuộc  sống  của nhau  chẳng  chút  thương  tâm.  Xét  cho  cùng, một con người chết đi đến khi được sinh  ra làm người  trở  lại  thì phải  trải  qua làm  thân  chúng sanh  vô  lượng vô  biên kiếp.  Do vậy,  đức  Phật bảo  rằng:  quá  khó.  Nếu  xét  ra các  bạn có  thấy đúng như vậy không?



Từ những con người đã có gieo duyên với chánh   pháp   của  Phật   bằng   cách   “Thọ  Bát Quan Trai”  nên may mắn nhờ duyên này gặp lại được chánh pháp. Từ đó, chúng ta tu sửa lần lần  bỏ  những  ác  hạnh  bản  chất  của  loài  động vật, sống đúng năm thiện hạnh không còn sai trái vi phạm những lỗi lầm. Nhờ sự tu tập theo thiện  pháp  ngăn  và  diệt ác  pháp,  chúng  ta  đã trở thành con người thật người. Từ con người thật  người,  khi chết  đi  chúng  ta  tiếp  tục  sinh làm  người  ngay liền, vì chúng  ta  không  có  vay nợ  máu  xương của  loài  động  vật  khác  nữa.  Do đó  nhân quả không có. Cho nên, một con người thật   người   sinh   ra  là   không  ăn  thịt   chúng sanh, không tham lam, trộm cắp, cướp của, không vọng ngữ, không tà dâm, không ưa thích uống  rượu.  Những  đứa  trẻ  sinh  ra mà  mang bản  chất   như  vậy   là   con  người   thật   người. Những con người ấy được nuôi dưỡng theo đúng chánh  pháp  của  Phật  thì những  người  này  sẽ dễ  dàng trở thành những bậc Thánh A La Hán sau này.
Ở   đây,  chúng  tôi  xin  lưu ý  các  bạn, muốn sinh  ra được làm người thì không phải khó, bởi vì  đức   Phật  đã   cho  chúng  ta  biết  năm  tiêu chuẩn để được   làm người. Chỉ cần các bạn sống



đúng năm tiêu chuẩn ở  trên thì lúc nào bỏ thân này các bạn sẽ có thân người mới ngay liền, không có khó khăn, vì năm tiêu chuẩn ở  trên là năm tiêu chuẩn làm người chân thật không còn mang bản chất loài cầm thú. Cho nên, hiện giờ các bạn thấy người sinh ra rất nhiều, nhưng người thật người rất ít các bạn ạ!
Các bạn cũng nên nhớ: Được thân người còn mang bản chất loài thú vật đã khó khăn vô cùng,  phải  trải  qua vô  lượng kiếp làm  chúng sanh, như trên đã nói, huống hồ là được thân người thật người còn khó hơn. Phải không hỡi các bạn?
Bởi vậy, muốn được thân người thật người thì các bạn ngay bây  giờ hãy bắt  đầu tập  sống cho đúng  năm  điều  thiện  ở    trên  đã  nói.  Nhờ sống  đúng  năm  điều  thiện  này  thì không  bao giờ các bạn còn làm thân chúng sanh nữa. Các bạn có nhớ không?

    Khó  thứ  ba:  “Được  sanh  vào   trung
tâm của đất nước là khó”.

Những con người sinh  ra ở  những nơi biên cương thống  khổ  vì  nơi  đó  thường  hay  có  giặc giã,  trộm  cướp,  v.v..; những  nơi  ấy  đất  cày  lên sỏi đá, chai cằn cỗi; những nơi ấy khó được học



tập  kiến thức  sâu  rộng;  những  nơi  ấy  làm  ra thực phẩm rất vất vả và khó khăn. Cho nên “Được sanh vào  trung tâm  của  đất  nước là khó”. Chỉ nơi trung tâm của đất nước mới có sự yên  ổn,  mới  có  cơm ăn  áo  mặc  đầy  đủ,  mới  có đủ duyên trau dồi kiến thức và nơi đó mới có những bậc Thánh xuất hiện dạy người sống có đạo đức, để  tu tập  trở thành  những bậc Thánh Hiền.

   Khó  thứ  tư:  “Được  gặp  thiện  hữu tri
thức  là khó”.

Trong  thời  đại  nào  cũng  vậy,  ác  hữu  tri thức thì nơi đâu cũng có, còn thiện hữu tri thức thì dù  có  thắp  đuốc  đi  suốt  ngày  đêm  từ  năm này đến năm khác cũng rất khó gặp.
Bởi vì, trong thời đại tu hành theo Phật giáo  hiện  tại  của  chúng  ta,  ác  hữu  tri thức  thì không  thiếu  gì. Họ chỉ  học  hỏi  kiến  giải  trong kinh sách, chứ chưa có vị nào tu chứng đắc. Lấy sự học ra làm thầy hoặc tu hành chỉ có hình thức, tu chưa đến đâu mà vội đem ra dạy thiên hạ  tu  hành,  thì các  bạn  nghĩ  sao? Có  phải những  hạng  thầy  này  chỉ  là  những  hạng  giỏi lừa gạt người bằng khoa ngôn ngữ học lỏm của người  khác?  Cho nên,  người  tu  theo  Phật  giáo thì đông  như  kiến,  nhưng  thành  tựu  đạo  giải



thoát  thì chẳng  có  ai.  Vì  thế,  đức  Phật  dạy:
“Được gặp thiện hữu tri thức là khó”.

Thưa các bạn! Thiện hữu tri thức đâu phải dễ  tìm. Họ là  những  bậc tu  chứng:  thứ  nhất  là chứng Giới luật; thứ hai là chứng Thiền định; thứ ba là chứng tuệ Tam Minh. Những bậc tu chứng  như  vậy  mới  được gọi  là  thiện  hữu  tri thức, mới là những bậc Thầy của chúng ta. Khi chúng  ta  muốn  tìm một  bậc  thiện  hữu  tri thức nào, thì phải xem xét cho kỹ ba cấp chứng đạo này. Nếu trong ba cấp này xét thấy họ không chứng  được  cấp  nào  hết  thì họ  là  những  ác  tri thức, chúng ta không nên thân cận.
Bậc thiện hữu tri thức là người không những học thức thông suốt giáo pháp mà còn tu hành  chứng  đạo,  sống  một  đời  sống  đạo   đức trọn vẹn, giới luật không hề vi phạm, thường làm  gương đức  hạnh  cho mọi người  soi. Những bậc này trong đời người rất khó tìm kiếm. Cho nên, đức Phật bảo gặp thiện hữu tri thức khó là như vậy.

    Khó  thứ  năm:  “Gặp  Chánh  pháp  là
khó”.

Gặp chánh pháp là khó, vì hiện giờ quý vị muốn tìm chánh pháp để  tu tập được giải thoát

 

thì đâu  phải  là  một  việc  dễ,  bởi  vì  Phật  giáo hiện đang có tám mươi bốn ngàn pháp môn của Đại Thừa. Chính  tám mươi bốn ngàn pháp môn này đã đánh lạc hướng quý vị. Quý vị có biết không?
Trong  khi ấy  Đạo  Phật  duy  chỉ  có  một pháp  môn  chân  chánh.  Đó  là  Bát  Chánh  đạo. Bát  Chánh  Đạo  đang bị  dìm  mất  nên  hỏi  đến tín đồ   Phật  giáo  thì họ  đều  ngơ  ngẩn  không biết tu tập  Bát  Chánh Đạo như thế nào,  và  họ cũng không hiểu nữa. Do đó, muốn tu theo Phật giáo   họ   chẳng   biết   tìm  đâu   ra  pháp   chân chánh,  vì  chùa  nào  hiện  giờ  cũng  dạy  ngồi thiền,  tụng  kinh, niệm  Phật,  cầu  cúng,  lễ  bái, sám hối, v.v..
Vì thế, đức  Phật dạy: “Gặp  Chánh  pháp là  khó”. Đúng  vậy.  Hiện giờ  muốn  tu  hành theo  Phật  giáo  mà  không  có  một  vị  tu  chứng quả A La Hán hướng dẫn thì rất khó cho chúng ta biết pháp nào tu tập đến nơi đến chốn giải thoát hoàn toàn. Cho nên, “Gặp  Chánh  pháp là khó”, lời dạy ấy không bao giờ sai. Phải không quý vị?

   Khó thứ sáu: “Nghe được Chánh pháp
là khó”.



Nghe  được Chánh  pháp  là  khó.  Tại  sao vậy? Vì quý vị đã chịu ảnh hưởng giáo pháp của Đại  Thừa  và  Thiền  Tông quá  sâu  đậm,  nên kiến chấp  (kiến kiết  sử)  về  tà  giáo  này  quá kiên cố.  Nó  đã   trở  thành  một  thói  quen  tu hành  ức  chế  thân  tâm  của  quý  vị  rất  khó  bỏ, nhất  là  ngồi  thiền  giữ  tâm  hoặc  niệm  Phật nhất  tâm, hoặc sổ tức, tùy tức không cho niệm khởi.  Khi tu  tập  ức  chế  tâm  như  vậy  đã   trở thành  một  thói quen với 18 loại  hỷ  tưởng  xuất hiện, mà các vị Sư Thầy trong Đại Thừa và Thiền  Tông cho đó  là  nhập  định. Từ  đó,  thói quen này đã trở thành một nếp nhăn trong đầu óc của quý vị Sư Thầy này.
Bị kiến chấp quá kiên cố, nên khi nghe pháp  môn  tu  thiền  xả  tâm  thì quý  vị  đâu  hiểu rõ  xả  như  thế  nào,  cho nên  khi tu  tập  quý  vị đều  rơi vào  pháp  ức  chế  tâm  mà  không  biết. Khi tu  pháp  thiền  ức  chế  tâm,  quý  vị  đã  quen tập  trung  tâm  cho hết  vọng  tưởng;  khi không vọng tưởng cho là mình  tu tập tốt, còn có vọng tưởng cho là mình  tu tập thất niệm, tu không chất  lượng, tu  không  tiến  bộ.  Cũng  như  do từ kiến chấp  pháp  môn  của  Đại  Thừa  và  Thiền Tông cho rằng không niệm khởi là tu đúng. Với kiến  chấp  và  thói  quen như  vậy  quý  vị  muốn



gạt bỏ nó để  tu hành trở lại pháp  môn xả tâm chân  chánh  của  Đạo  Phật  thì rất  khó,  khó muôn vàn. Phải không quý vị?
- Thứ nhất, là  vì thói  quen tập  trung gom tâm  vào  một  đối  tượng  như  ngựa  quen đường
cũ.

- Thứ  hai,  tư  tưởng  chưa thông  suốt  chân lý Phật giáo, còn bán tin bán nghi Đại Thừa và Nguyên Thủy, chưa biết phân biệt pháp nào đúng, pháp nào sai.
Kính  thưa các bạn! Nếu các bạn quyết tâm tu  hành  để  cầu  sự  giải  thoát  thì các  bạn  hãy lắng  nghe cho kỹ  những  lời  chúng  tôi  dạy, khi nào hiểu tường tận, biết rõ pháp môn Đại Thừa là pháp tưởng của ngoại đạo Bà La Môn thì chừng đó  các bạn mới nên tu tập thiền định xả tâm  ly  dục  ly ác  pháp,  mới  thấy  được kết  quả tốt. Còn chưa thông suốt, còn bán tin bán nghi thì các  bạn  khoan  vội  tu  tập  mà  hãy  nên  chịu khó  nghiên  cứu  kỹ  lại  tạng  kinh Nguyên  Thủy do HT Minh Châu dịch từ Tạng kinh Pali.





Có HAI  LỘ TRÌNH


LỜI PHẬT DẠY

“Có  hai đường  đi, một là  đường  ác; hai  là đường thiện. Người làm ác từ đường  ác  đến  chỗ  khổ,  người  làm  lành dạo chơi đường lành đến chỗ vui”.
(Tăng Nhất A Hàm tập 3 trang 498)


CHÚ GIẢI:

Đạo  Phật  chỉ  dạy  rất  rõ  ràng  về  cuộc sống  của  con người.  Cuộc  sống  của  con người chia làm hai con đường:
1- Con đường sống lối ác

2- Con đường sống lối thiện.

Người   tu   theo   Phật   giáo   chọn  lấy   con đường   sống  thiện  để  đi,  vì  thế  họ  luôn  luôn sống thảnh thơi, an lạc và hạnh phúc. Con đường thiện  là  con đường  sống  không  làm  khổ mình,  khổ người  và  khổ tất  cả  chúng sanh. Đó là con đường đạo đức nhân bản – nhân quả, con



đường cao quý nhất của đời người. Những người nào  chọn  Phật  giáo  làm  chỗ  nương  tựa  vững chắc  để sống  một  đời sống  có  đạo  đức,  có  đầy đủ nhân cách làm người, có đầy đủ trực hạnh, thắng  hạnh,  diệu  hạnh  của  bậc  Thánh  nhân, v.v.. Đó  là  đạo   lộ duy nhất  của  Phật  giáo.  Thế mà Phật giáo ngày nay có 84 ngàn đạo lộ. Như vậy quý vị có tin được không?
Những  người  nào  chọn  lấy  con đường  ác thì đó  là con đường phàm phu đi, con đường tội lỗi, con đường  sống  vô  đạo  đức,  con đường  đầy rẫy tham, sân, si, mạn, nghi, con đường luôn luôn làm khổ mình,  làm khổ người và làm khổ tất  cả  chúng  sanh,  con đường  ích  kỷ  cá  nhân, con đường  đầy  rẫy  những  sự  khổ  đau. Vì  thế, đời  sống  của  họ  khổ  đau vô  cùng,  vô  tận,  họ luôn luôn sống trong những ngày mai đen tối, trong những khu rừng âm u, ảm đạm, buồn tẻ không một chút ánh sáng thoát khổ.
Thưa các bạn! Đọc đoạn kinh trên đây các bạn quan sát lại đường lối tu tập của Đạo Phật thì các bạn sẽ nhận ra được nền đạo  đức nhân bản  –  nhân  quả  một  cách  cụ  thể,  rõ  ràng  như đã  nói  ở   trên.  Vì thế,  pháp  môn  hướng  dẫn  tu tập  của  Phật  giáo  rất  đơn  giản,  chỉ  cần  biết nhận  ra: “Thiện  pháp  và  Ác  pháp”.  Và  khi



nhận  ra thiện  pháp  và  ác  pháp  thì các  bạn phải   ngăn  và   diệt ác  pháp,   không  được để trong tâm dù  chỉ  là  một  giây,  một  sát  na cũng phải diệt trừ, từ bỏ ngay liền. Có như vậy mới thấy  Phật  giáo  giải  thoát  thiết  thực,  cụ   thể trong  cuộc  sống  hằng  ngày  của  đời  người,  đến để mà thấy, để mà hướng thượng...
Thiện và ác tức là nhân quả. Do nhân quả mà  con người  có  vui,  có  khổ.  Hiểu được điều này  nên  đức  Phật  dạy  cho chúng  ta  chọn  lấy con đường  thiện,  dù  tu  sĩ  hay  cư sĩ,  là  tín đồ hay không  phải  là  tín đồ  của  Phật  giáo.  Vì lợi ích  cho mình  cho người,  cho gia  đình,  cho xã hội,  cho đất  nước  quê  hương, các  bạn đều  phải tập luyện và sống trong nền đạo  đức này. Nó sẽ giúp  các  bạn  không  còn  khổ  đau. Các  bạn  có biết không?
Do  lợi ích  thiết  thực  cho loài  người  như vậy, nên đức Phật dạy cho mọi người sống phải siêng năng, cần mẫn hằng ngày tu tập “ngăn ác,  diệt  ác  pháp,  sanh  thiện, tăng  trưởng thiện  pháp”. Đó  là bốn điều siêng  năng chuyên  cần  quan  trọng  trong  Phật  giáo  mà người  tín đồ  nào  cũng  phải  biết, cũng  phải  tập tu; chứ không phải siêng năng cúng bái, cầu nguyện tụng niệm, ngồi thiền, v.v..



Phương pháp tu tập này có tên gọi là  “Tứ Chánh  Cần”.  Nếu  ai  không  nghe lời dạy này, không  thực  hiện  ngăn  ác,  diệt ác  pháp,  thì người  ấy  đang  chọn  con đường  ác  để  đi,  suốt cuộc  đời  mình  luôn  luôn  gánh  chịu  nhiều  tai ương,  hoạn  nạn,  khổ  đau,  v.v..  Đi   trên  con đường ác ấy không thể có người nào tránh khỏi đau khổ được. Và cứ thế tiếp tục tương ưng luân hồi  từ  kiếp này,  đến  kiếp khác,  thọ  khổ  vô lượng vô biên kiếp. Đạo Phật gọi đó là tái sanh luân hồi khổ đau triền miên bất tận.
Những ai nghe và tin theo lời dạy này, thường sống ngăn ác và diệt ác pháp, luôn sống sanh  thiện,  tăng  trưởng  thiện  pháp  thì người ấy đã  chọn đi trên con đường thiện. Và  vì thế, đời sống  của  họ  sẽ  được thảnh  thơi, an vui  và hạnh  phúc,  sau khi chết  sẽ  tương  ưng  với  sự giải thoát của chư Phật nên chấm dứt tái sanh luân hồi.
Thưa   các   bạn!   Nếu   các   bạn   chọn   con đường  thiện  này  là  các  bạn  đã  xây  dựng  cho mình  một  cuộc  sống  ngay  tại  thế  gian  này  là cõi Cực lạc hay Thiên đàng. Đó chính là bạn đã tự  thắp  đuốc  lên  mà  đi  và  cũng  chính  bạn đã lấy mình  làm hòn đảo nương tựa vững chắc cho



mình.   Những   việc   làm   này   các   bạn   có   tin không?
Bảo  đảm  với  các  bạn,  con đường  tu  tập này, nếu các bạn tu  tập  ít thì có lợi ích ít, còn bạn cố  gắng  tu  tập  nhiều  thì có  lợi ích nhiều. Pháp  tu  hành  này  cũng  giống  như  công  việc làm hằng ngày của các bạn; pháp tu hành này giống như bạn sống  phải  ăn, ăn để  sống;  pháp tu hành này có tu tập thì tâm bạn thanh thản, an lạc và vô sự, còn không tu tập thì các bạn sẽ phải chịu nhiều khổ đau, phiền muộn, v.v..
Chọn lấy  con đường  thiện  để sống  thì các bạn đâu cần gì phải cầu an cầu siêu, đâu cần gì phải  tụng  kinh, lạy  hồng  danh  chư Phật  sám hối  chi  cho mệt,  đâu  cần  gì phải  ngồi  thiền  ức chế  tâm  cho hết  vọng tưởng  để  chịu  đau chân, căng đầu, mệt óc, cuối cùng sanh ra loạn tưởng, bệnh thần kinh điên loạn, mất trí nhớ.
Chính  đức  Phật  đã   xác  định: “Ngăn  ác diệt ác pháp, sanh thiện tăng trưởng thiện pháp”  là  “Định  Tư Cụ”, tức  là  phương pháp tu  thiền  định. Vậy  mà  thời  nay,  người  ta  tu theo thiền định Phật giáo lại không tu theo pháp  này.  Không  tu  theo  pháp  này  mà  bảo rằng tu theo Phật giáo thì các bạn nghĩ sao? Có đúng không? Những  pháp hành như vậy  chúng



ta có tin không? Tu theo pháp của Phật mà không giống lời dạy của Phật chút nào cả, thì thật là buồn cười cho những ai còn đam mê Đại Thừa   và   Thiền  Tông,   sống   trong   ảo   tưởng, mộng  mơ  như  đang  trong  một  giấc  mộng  dài của Đại Thừa.





ĐỪNG NÊN DẠY ĐẠO KHI  MÌNH
TU CHƯA XONG


LỜI PHẬT DẠY

“Như có người tự mình chìm đắm mà  muốn  cứu  người  thì  trọn không có lý,   mình  tu   chưa   giải   thoát   mà   dạy người  tu  giải  thoát,  việc  ấy  không thể làm được”.
“Như có người tự mình không chìm đắm mới  có  thể  cứu người,  lý  ấy có  thể được, nay  cũng lại như  thế,  tự mình tu được  giải  thoát  khiến cho  người  khác tu được giải thoát, lý ấy có thể được”.
(Tăng Nhất A Hàm tập 3 trang 239)


CHÚ GIẢI:

Hiện  giờ  người  dạy  đạo  tu  hành  theo Phật  giáo,  phần  đông  là  học  giả  chưa  có  tu hành ngày nào cả và cũng có một số người tu hành  chưa tới  nơi  tới  chốn  cũng  ra giảng  đạo



dạy người tu hành. Họ nương theo lời dạy trong kinh sách  Đại  Thừa,  tự  vỗ  ngực  xưng  mình “Hành Bồ Tát đạo, tu Bồ Tát hạnh”, vừa tu vừa độ  người. Do kinh sách Đại Thừa dạy như vậy, nên  Tăng,  Ni và  ngay  cả  những  người  cư sĩ cũng ra giảng đạo dạy người tu hành, trong khi tâm  mình  như  bãi  sình  lầy  hôi  thối  nực  mùi danh  lợi,  giới luật  bẻ  vụn  tan  nát.  Trong  lúc dạy người  tu  sợ  người  ta  cười  chê  nên  bảo:  “Y kinh  bất    y   nhân”.   Ngược   lại,   trong   kinh Nguyên  Thuỷ  của  Đạo  Phật  thì không  chấp nhận  làm  những  việc  này;  dạy  đạo theo  kiểu này là đưa người vào cõi chết.
Thưa các bạn! Nhìn  lại Đạo Phật hiện giờ, người  đứng  ra thuyết  giảng  dạy người  tu  hành phần  đông là  những  học  giả  tu  hành  chưa đến nơi đến chốn; họ cũng giống như một người mù dắt  một  đoàn  người  mù  đi,  vì  thế  biết  bao nhiêu  người  bị  rối  loạn  thần  kinh,  tẩu  hỏa nhập ma, điên khùng. Nhìn  thấy cảnh này, chúng  tôi  không  biết làm  cách  nào  để  cho mọi người hiểu rõ những giáo pháp của Đại Thừa và Thiền  Tông   tai   hại   như  vậy,   để   mọi   người tránh khỏi cạm bẫy của chúng.
Do  lòng  thương  tưởng  các  bạn  tu  hành, nên  chúng  tôi  nói  quá  thẳng  và  nói  quá  mạnh

NHỮNG LỜI GỐC PHẬT  DẠY – TẬP I


để mọi người đừng bị những vị giảng sư học giả lừa  đảo,  vì  thế  có  người  ngộ  nhận,  cho chúng tôi: hằn học, mạ lị, mạt sát. Chúng tôi vui lòng chấp nhận miễn là tiếng nói của chúng tôi là tiếng sét làm cho mọi người thức tỉnh cơn ác mộng Đại Thừa và Thiền Tông.
Tóm lại, những người tu hành chưa chứng quả A La Hán thì đừng có giảng đạo; giảng đạo như vậy là giết Phật giáo và làm khổ đau cho nhiều người khi họ bị trở thành những người bệnh rối loạn thần kinh. Người không bệnh do tu hành thành bệnh, biến họ thành gánh nặng cho gia đình và xã hội. Các bạn có biết không?





VƯỢT DÒNG SANH TỬ


LỜI PHẬT DẠY

“Ý  muốn qua dòng sanh tử mà không tu tập theo pháp cấm giới” thì bị Ma  Ba Tuần chiếm phần tiện lợi, đó  là theo  con  đường  đi  tìm cầu  Niết  Bàn mong  được  giải  thoát  trọn  không đạt kết  quả,  tự  tạo  tội  lỗi  và  nghiệp báo cho mình, lại còn làm cho người khác đắm chìm  trong  tội lỗi và nghiệp khổ”.
(Tăng Nhất A Hàm tập 4 trang 179)



CHÚ GIẢI:

Hầu  hết  tu  sĩ  và  cư sĩ  hiện  giờ  không giữ gìn giới luật nghiêm chỉnh, nên bị Ma Ba Tuần  xỏ  mũi.  Cho  nên  nhìn   trước,  nhìn   sau chúng ta chưa thấy có một vị tu sĩ nào tu chứng quả  A  La  Hán,  chỉ  là  nói  vọng  ngữ  khéo  che đậy  theo  kinh sách  Đại  Thừa  “Vô  sở  đắc”  hoặc “còn  thấy  mình tu  chứng  là  chưa  chứng”  hoặc



“tu  vô  lượng  kiếp”.  Đó  là  những  lối  nói  để  lừa đảo tín đồ bằng tưởng giải nghĩa lý kinh sách.

Người tu hành nào cũng mong cầu sự giải thoát để ra khỏi bốn sự đau khổ của cuộc đời, nhưng lại gặp giáo pháp Đại Thừa phá giới, bẻ vụn  giới,  nên  tu  sĩ  và  cư sĩ  thời  nay không  có một sư thầy nào giới hạnh nghiêm chỉnh, chỉ toàn  chạy  theo  dục  ăn,  dục ngủ,  dục danh,  dục lợi, dục chùa to, vật chất nhiều, v.v.. Muốn giải thoát  mà  không  ly  dục  ly  ác  pháp  thì làm  sao giải thoát được. Phải không hỡi các bạn?
Không  giữ  giới  thì  Ma  Ba  Tuần  chiếm phần tiện lợi. Ma Ba Tuần chiếm phần tiện lợi là gì?
Không giữ giới Ma Ba Tuần chiếm phần tiện  lợi  có  nghĩa  là  không  giữ  giới  thì tâm tham,   sân,   si   lẫy   lừng.   Người   tu   hành   mà không giữ giới thì đâu khác gì là người thế tục. Đi tu như vậy chỉ phí uổng một cuộc đời, chẳng làm ích lợi gì cho mình  cho người, cho gia đình và xã hội
Người  đi  tu  mà  không  giữ  giới  luật  thì theo  lời dạy  trên  đây:   “Tự  tạo   tội  lỗi   và nghiệp báo   cho  mình,  lại   còn   làm   cho



nghiệp   khổ”. Đúng  vậy,  đi  tu  mà  không  giữ gìn giới luật  là  tự  tạo  tội lỗi. Tạo  tội lỗi  là  tạo thành nghiệp báo đời này sang đời khác không bao giờ  dứt,  không  những  cho riêng  mình  mà còn cho những người khác nữa.
Người  tu  hành  không  giữ  gìn giới luật  thì oai nghi tế hạnh của vị chân tu Thánh Tăng, Thánh Ni,  Thánh  Cư sĩ  không bao giờ có.  Giới luật  đức  hạnh  Thánh  Tăng,  Thánh  Ni,  Thánh Cư sĩ không có thì lấy gì làm gương cho tín đồ theo  đó  mà  tu  hành.  Cho nên,  đoạn kinh này dạy:  “Lại   còn   làm   cho  người   khác   đắm chìm  trong  tội lỗi và nghiệp khổ ”.
Lời dạy này  rất  đúng  các  bạn ạ!  Các  bạn có  thấy  không,  các  thầy  Đại  Thừa  và  Thiền Tông không giữ gìn giới luật nghiêm chỉnh nên đệ  tử  của  họ  (cư sĩ  và  tu  sĩ)  cũng  xem thường giới luật Phật, phạm  giới, phá giới, bẻ vụn giới (ăn uống, ngủ nghỉ, cất giữ tiền bạc phi thời, sống ưa thích tụ tập nói chuyện phi thời) chẳng có  một  ngày  sống  độc cư. Họ sống  như  người thế gian, chỉ có khác là chiếc áo cà sa với chiếc đầu  cạo  trọc,  chứ  cũng  danh,  cũng  lợi,  cũng  xe hơi,  nhà  cao cửa  rộng,  chùa  to  Phật  lớn,  v.v.. Đó   là   do  các   thầy   không   giữ   gìn  giới   luật



nghiêm  chỉnh  nên  các  đệ  tử  của  họ  đắm  chìm trong tội lỗi và nghiệp khổ.
Thấy gương hạnh xấu này, nếu chúng ta quyết tu theo Phật giáo thì hãy tránh xa họ. Tránh  xa để  làm  gương tốt  cho tín đồ  hay nói cách khác là đệ tử của mình,  để họ không bị tội lỗi  và  nghiệp khổ.  Có  phải  như vậy  không  các
bạn?

Xin  các bạn vui lòng đọc kỹ đoạn kinh này thì mới  rõ  lời  răn  dạy  đối với  tu  sĩ  Phật  giáo hiện  nay rất  đúng:  “Ý  muốn  qua dòng  sanh tử  mà không  tu tập  theo pháp  cấm  giới”. Người tu sĩ nào cũng muốn tìm tu để vượt thoát sanh tử,  nhưng  giới luật  lại  vi phạm. Vi  phạm giới  thì tâm  không  bao giờ  ly  dục  ly ác  pháp như  trên  đã  nói.  Không  ly  dục  ly  ác  pháp  thì làm sao tìm cầu Niết Bàn được, phải không các bạn? Cho nên,  lời  Phật  dạy rất  đúng:  “Bị Ma Ba  Tuần chiếm phần  tiện  lợi,  đó  là  theo con đường đi  tìm cầu Niết Bàn mong được giải thoát trọn không đạt kết quả”. Tìm cầu giải thoát không được lại tự tạo tội lỗi rất lớn làm  cho mình  cho người  chìm  đắm  trong  biển sanh tử luân hồi, như kinh dạy: “tự tạo tội lỗi và  nghiệp báo  cho mình, lại  còn  làm  cho



nghiệp  khổ”. Như  vậy,  các  Thầy  tu  theo  Đại Thừa  và  Thiền  Tông phạm  giới, phá  giới  thật đáng trách vì làm cho Phật giáo suy đồi, diệt mất  chánh  pháp  của  Phật:  “Giới  luật  còn  là Phật  giáo  còn,  giới luật  mất  là  Phật  giáo  mất” và cuối cùng đánh mất nền đạo  đức nhân bản – nhân quả của loài người.





BIẾT  RÕ SỰ TÁI  SANH TRONG
TƯƠNG LAI


LỜI PHẬT DẠY

“Bị  vô  minh ngăn  che, bị  tham ái trói buộc,  các  loài  hữu  tình  thích thú chỗ này, chỗ kia như  vậy, tái sanh trong tương lai sẽ xảy ra”.
“Vô   minh  được  xả   ly,  minh  khởi tham  ái được đoạn diệt (ly dục ly ác pháp). Như  vậy tái sanh  trong  tương  lai
sẽ không xảy ra”.
(Tăng Nhất A Hàm tập 3)


CHÚ GIẢI:
Muốn hiểu rõ đoạn kinh này thì chúng ta  phải  hiểu  rõ  những  danh  từ  cần  thiết  như: Vô minh,  Tham ái, Hữu tình,  Tái sanh.
1- Vô minh nghĩa là gì? Các bạn đừng hiểu nghĩa là không biết, không hiểu, không thông  minh,   ngu  dốt,  v.v..  Vô  minh  ở    đây  có



nghĩa  là  hiểu  biết rất  rõ  ràng,  thông  minh,  có trí tuệ,  không  ngu dốt,  v.v..  nhưng  nó  thường đối  mặt  với  minh,  nên  nó  có  một  nghĩa  khác hơn minh.  Phần đông trong xã hội loài người, đều  là  những  người  vô  minh.  Các  bạn có  nhận xét  điều  này  chưa?  Khi nói  mọi  người  đều  vô minh  thì các  bạn rất  ngạc  nhiên vì không  thể ngờ được. Phải vậy không các bạn?
Các  bạn  có  biết  không?  Những  người  vô minh  không riêng giới bình dân ít học, tay lấm chân  bùn,  cùng  đinh  khốn  khổ,  sống  không  đủ cơm ăn áo mặc, mà cho đến những giới trí thức có đầy đủ học thức, như những nhà Bác học, những ông Giáo sư, các Bác sĩ, Thạc sĩ, Tiến sĩ và những nhà khoa học danh tiếng, v.v.. tuy họ có trình độ học thức về đời cao như vậy, nhưng đối  với  Phật  giáo  họ  vẫn  là  những  người  vô minh.   Các  bạn  có  tin lời   nói  của  chúng  tôi không? Xin các bạn bình tĩnh đọc tiếp những dòng  dưới  đây  thì các  bạn  sẽ  rõ  vô  minh  của giới có học thức là một sự thật, chứ không phải chúng  tôi  có  ý  chỉ  trích hay  nói  không  đúng, mà từ lâu chưa có ai nghĩ đến.
Vô minh  đức Phật xác định nghĩa ở  đây là sự hiểu biết thông minh  theo tâm ái dục, tưởng ái  dục,  nên  sự  hiểu  biết  ấy  bị  hạn  cuộc  trong



không gian và thời gian. Đức Phật dạy: “Bị vô minh ngăn  che” tức  là  bị  sự  hiểu  biết ái  dục, tưởng dục ngăn che làm cho mọi người không thấy, không hiểu rõ mọi sự việc như thật. Do không  thấy,  không  hiểu  biết  mọi  sự  vật  như thật  nên  sinh  ra tham  ái  dính  mắc,  chấp  chặt không dám buông bỏ. Vô minh là một sự hiểu biết trong góc độ  ái dục, tưởng dục. Khi vượt ra ngoài ái dục, tưởng dục thì sự thấy vàø hiểu biết đó  là  “minh”. Khi nói  đến  vô  minh  thì phải nói đến minh. Vậy minh  nghĩa là gì?
Như trên đã  nói: “Vượt  ra ngoài  ái  dục, thì sự  thấy vàø  hiểu biết  là  minh”. Minh là trí tuệ hiểu biết không bị ái dục, tưởng dục chi phối,  nên  thấy  và  hiểu  biết  mọi  sự  vật  như thật, không bị dục ngăn che. Cho nên, khi nào tâm hết dục thì ta mới có “minh”.
Tóm  lại,  vô  minh  gọi  là  sự  hiểu  biết  của dục tri, tưởng  tri; còn  minh  gọi là  sự  hiểu  biết của Liễu tri, Thắng tri, Trực tri, Chánh tri.
Bát Chánh Đạo là con đường tu tập của Phật  giáo  dạy  cho chúng  ta  có  cái  nhìn  thấy đúng  đắn,  cái  suy  tư  đúng  đắn  không  mang theo  dục tri, tưởng  tri. Vì thế,  Bát  Chánh  Đạo dạy cho chúng ta “minh”.



Ngày  xưa cho đến  ngày  nay, Tổ  tiên,  ông bà, cha mẹ, Thầy Tổ (các thầy Đại Thừa) và tất cả   mọi   người   chung  quanh  ta   đều dạy   cho chúng  ta  sự  hiểu  biết  thường  tục,  gọi  là  kiến thức;  nhưng  kiến  thức  ấy  luôn  luôn  mang  đầy ắp  những  ái  dục  tri,  ái  dục  tưởng  tri. Từ  khi Đạo Phật ra đời dạy cho chúng ta cái hiểu biết khác,  cái  hiểu  biết  ly dục  tri,  ly  dục  tưởng  tri và ly ác pháp. Do đó, chúng ta mới nhận thấy mình thoát khổ, tâm không còn tham, sân, si phiền  não,  khổ  đau như  trước  nữa.  Cho  nên, kinh Pháp  Cú  dạy: “Vui thay Phật  ra đời!”. Phật  ra đời  luôn  luôn  đem lại  hạnh  phúc,  an vui cho mọi người và mọi loài trên hành tinh sống  này.  Nhưng  có  mấy  ai  đã  hiểu  biết  đúng như  vậy,  tất  cả  mọi  người  đang  sống  trong mộng mơ, ảo tưởng, mơ hồ của thế tục, của các tôn giáo, của các triết học, v.v..
Ở  đâu có vô minh, thì ở đó   không có minh; ở  đâu có minh thì ở đó   không có vô minh.  Minh là bờ bên kia  và vô minh  là bờ bên này, bờ bên này là đau khổ và bờ bên kia là giải thoát.
Như  vậy,  luận  về  minh   và  vô  minh   thì chúng  ta  đã  nhận  ra pháp  tu  hành  của  Phật giáo  rất  rõ  ràng,  chỉ  có  điều  chúng  ta  muốn  ở bờ  bên  này  hay  ở    bờ  bên  kia  mà  thôi.  Muốn



khổ  đau thì ở    bờ  bên  này;  ở    bờ  bên  này  thì đừng than trời trách đất. Muốn hết khổ đau thì ở  bờ bên kia; bờ bên kia là giải thoát, tâm luôn luôn thanh thản, an lạc và vô sự.
2- Tham ái  nghĩa là  gì?  Tham  là  lòng ham  muốn;  ái  là  lòng  yêu  thích.  Đã  là  con người thì ai cũng có lòng ham muốn và ưa thích hoặc nhiều hoặc ít. Lòng ham muốn và ưa thích là  một  sợi  dây  vô  hình  thường  trói  buộc  rất chặt  chúng  ta  vào  vạn vật.  Khi chúng  ta  khởi tâm  ưa  thích  hay  ham  muốn  một  vật  gì  thì chúng ta bị trói chặt vào vật ấy, khó cho chúng ta buông bỏ được nó. Ví dụ: khi chúng ta khởi ý ham  thích  ưa  muốn  có  một  ngôi  nhà  khang trang,  đầy  đủ  tiện  nghi,  thì lúc  bây  giờ  muốn bỏ  ý  niệm  ấy  rất  khó.  Nó  thôi  thúc  chúng  ta phải  cố  gắng  làm  lụng  hoặc  phải  bán  đến  cả đất  đai  của  cha mẹ  cho để   xây  cất  cho bằng được ngôi nhà. Đó  là bị tham ái trói  buộc. Cho nên,  đức  Phật  đã  xác  định cho chúng  ta  thấy tham ái rất là nguy hiểm, nó như sợi dây trói buộc  rất  chặt  “bị  tham ái  trói buộc”. Đó  là lời  cảnh  báo  để  chúng  ta  thoát  ra sợi  dây  vô hình  này. Nếu mọi người không biết Phật pháp thì chắc  chắn  không  người  nào  tự  ý  thức  để



thoát khỏi sợi dây tham ái này. Có đúng không các bạn?
Đời  người  thường  bị  khổ  đau đều  do sợi dây tham ái này. Bát Chánh Đạo giúp chúng ta cắt đứt những sợi dây tham ái đó.
Thưa các bạn! Chúng tôi đã nhờ pháp môn Bát Chánh Đạo mà đoạn lìa được sợi dây tham ái này môt cách dễ  dàng không mấy khó khăn và mệt nhọc, chỉ có bền chí ngày ngày siêng năng  mài  dũa  tâm  mình  đúng  pháp.  “Có  công mài sắt có ngày nên kim” các bạn ạ!
3- Hữu tình là gì? Hữu là có; tình là tình cảm,  cảm  mến.  Các  loài  hữu  tình là  chỉ  chung cho loài người và loài vật (loài có tình  cảm).
4- Tái  sanh  là  gì?  Tái  sanh  có  nghĩa  là sanh  trở  lại  làm  người  làm  loài  vật.  Đọc  hết đoạn kinh này ta biết rõ:  “Các  loài  hữu tình thích thú  chỗ  này,  chỗ  kia như   vậy,  tái sanh trong tương lai sẽ xảy ra”.  Lời dạy này rất đúng. Mọi người đang sống trên hành tinh này  luôn  luôn  ưa thích  cái  này  cái  kia,  lúc  nào cũng ưa thích. Do tâm ưa thích mà loài người cũng  như  loài  vật  đều  phải  chịu  tiếp  tục  tái sanh luân hồi.



Chúng tôi xin các bạn vui lòng đọc lại trọn vẹn đoạn kinh trên đây để chúng ta rút ra được một bài pháp tu tập thực tế và cụ thể có pháp hành  hẳn  hoi:  “Bị  vô   minh  ngăn   che,  bị tham  ái trói buộc, các loài hữu tình thích thú  chỗ  này,  chỗ  kia như   vậy,  tái  sanh trong  tương  lai sẽ   xảy  ra”.  Như  vậy,  muốn chấm dứt tái sanh luân hồi thì phải diệt trừ vô minh.  Do vô  minh  mà  có  tham  ái;  do tham  ái mà  thích  cái  này  cái  kia;  do ưa thích  cái  này cái kia mà phải chịu tái sanh luân hồi, khổ đau muôn  kiếp.  Như  vậy,  vô  minh  là  vấn  đề  quan trọng  hàng  đầu  trong  sự  tu  tập  thiền  định của Phật giáo, là đề tài tối hậu cần phải tiêu diệt, cần phải từ bỏ, cần phải xa lìa, v.v.. Với đề  tài vô  minh  này  người  tu  sĩ  hay  cư sĩ  Phật  giáo phải lưu ý bằng mọi cách để thiện xảo vén sạch màn vô minh.
Muốn vén sạch màn vô minh  thì chúng ta phải  có  minh,  tức  là  trí tuệ  Tam Minh. Nhưng làm  sao có  Tam  Minh được?  Muốn  có  trí tuệ Tam Minh thì chúng ta phải tu tập bằng những con đường Bát Chánh Đạo: Chánh kiến, Chánh tư   duy,   Chánh   ngữ,   Chánh   nghiệp,   Chánh mạng, Chánh tinh tấn, Chánh niệm, Chánh định.



Chánh   niệm  tức  là   Tứ   Niệm  Xứ  thuộc Định Vô Lậu. Vậy muốn tu tập Định Vô Lậu thì phải  dùng  pháp  gì? Muốn  tu  tập  Định Vô  Lậu thì phải  dùng  ý  thức,  pháp  tác  ý  và  pháp  như lý  tác  ý.  Xin  các  bạn  lưu  ý:  con đường  tu  tập theo Phật giáo ý thức là vũ khí  hàng đầu trong việc  đánh  giặc  sanh  tử  “Ý   dẫn  đầu,  ý  làm chủ, ý tạo  tác”. Dùng ý thức tu tập đúng cách chúng ta mới ly dục ly ác pháp; nhờ ly dục ly ác pháp  mà  tâm  mới  nhập  định; nhờ  định mà  ta có Tam Minh; nhờ Tam Minh mà vô minh  mới diệt trừ  tận  gốc  hay  nói  cách  khác  nhờ  Tam Minh mà  tham  ái  được  diệt trừ  tận  gốc.  Như vậy, đến đây  các bạn  đều  đã biết phương pháp và cách thức tu tập rất rõ ràng. Phải không hỡi các bạn?
Còn Chánh Định tức là bốn thiền: Sơ Thiền, Nhị Thiền, Tam Thiền, Tứ Thiền, ngoài bốn thiền này không có thiền nào được gọi là Chánh Định. Vì thế, nói về thiền định các bạn cần nên lưu ý để tránh khỏi những tà thiền của ngoại đạo.
Cho  nên,  kết  luận  đoạn kinh, đức  Phật dạy  như  dưới   đây:   “Vô   minh  được  xả   ly, minh khởi tham   ái  được  đoạn  diệt  (diệt dục diệt ác pháp). Như  vậy, tái sanh trong



tương lai sẽ không xảy ra”.  Nếu chúng ta xét cho kỹ  đoạn  kinh này  thì chúng  ta  thấy  đức Phật đã  trao cho chúng ta một bí quyết cốt  tủy giải thoát của đạo. Chỉ cần siêng năng tu tập là đạt được kết quả ngay liền.
Như  lời dạy  trên  trong  cuộc  đời  tu  hành theo Phật giáo, chúng ta thấy rất rõ, kẻ nào vô minh  thường bị tham ái trói buộc thích thú vui chơi  chỗ  này,  chỗ  kia  thì sự  đau  khổ  và  tái sanh  luân  hồi  không  thể  tránh  khỏi;  còn  kẻ nào  ly  dục,  ly  ác  pháp  thì được  giải  thoát,  an vui,  tâm  hồn  lúc  nào  cũng  thanh  thản,  an lạc và vô sự. Do tâm hồn được như vậy thì sẽ chấm dứt tái sanh luân hồi chắc chắn.





XÁC ĐỊNH CÁC PHÁP  TU TẬP


LỜI PHẬT DẠY

1- Nhất tâm là định.

2- Bốn niệm xứ là định tưởng.

3- Bốn tinh cần là định tư cụ.

4- Sự luyện tập, sự tu tập, sự tái tu tập của những pháp ấy là tu tập định ở đây vậy.
5- Thở vô và thở ra là thân hành.

6- Tầm tứ là khẩu hành.

7- Tưởng thọ là tâm hành.

(Tăng Nhất A Hàm tập 3)



CHÚ GIẢI:

Trên  đây  là  sự  xác  định rất  rõ  ràng  của đức Phật trong các pháp môn tu hành về thiền định phải  tu  pháp  nào  và  tu  tập  như  thế  nào, nhất  là  đức  Phật  chỉ  cho chúng  ta  thấy  phải dùng  thân  hành  nào  trong  thân  để   nhập  các



loại định và  nhập định nào làm chủ được sanh tử luân hồi.
Vậy, muốn thấu hiểu rõ thì chúng ta phải thông hiểu từng câu, từng lời dạy của  đức  Phật như dưới đây:
1- Nhất tâm là gì? Nhất tâm là “tâm  ly dục  ly ác  pháp”,  chứ không phải nhất tâm là tâm “không vọng tưởng, tâm không niệm thiện niệm  ác”.  Tâm ly dục ly ác pháp là tâm bất  động  trước  các  pháp  và  các  cảm  thọ,  cho nên  đức  Phật  gọi  là  “Bất  Động Tâm  Định”. Do vậy  nên  câu  này  đức  Phật  dạy: “Nhất  tâm là định”. Ở đây các bạn phải khéo hiểu, nếu hiểu không đúng nghĩa thì các bạn sẽ hiểu theo kiểu kinh sách  Đại  Thừa  và  Thiền  Tông.  Hiểu theo kinh sách Đại Thừa và Thiền Tông thì dù các bạn có tu muôn ngàn kiếp cũng chẳng bao giờ có giải thoát.
2- Bốn Niệm Xứ là gì? Bốn Niệm Xứ là một phương pháp tu tập trên bốn chỗ của thân ngũ uẩn là: thân, thọ, tâm và pháp để  đạt được ý thức ly dục ly bất thiện pháp, tức là ý thức không phóng dật (không khởi niệm).
Sao  lại   gọi:   “Bốn   Niệm   Xứ   là   định
tưởng”?  Khi mới  bước  chân  vào  tu  tập  Bốn



Niệm  Xứ  thì phải  tu  tập  16 loại  tưởng.  Nhờ  tu tập  16  loại  tưởng  này  nên  tâm  mới  sinh  ra nhàm  chán  các  pháp  thế  gian  vì  thấu  suốt  lý các pháp là vô thường, khổ, vô ngã, bất tịnh, uế trược,   do  qui  luật   nhân  quả   duyên   hợp   tạo thành  chẳng  có  gì là  ta,  là  của  ta,  là  bản  ngã của  ta.  Do  ý  nghĩa  này  mà  Bốn  Niệm  Xứ  là Định Tưởng. Các bạn nên hiểu: “Định Tưởng chứ không phải Tưởng Định”.
3- Bốn Tinh Cần là gì? Bốn Tinh  Cần là một  tên  khác  của  Tứ  Chánh  Cần.  Tứ  Chánh Cần  là  một  phương  pháp  tu  tập  dùng  ý  thức ngăn   ác   và   diệt ác   pháp,   sanh  thiện   tăng trưởng  thiện  pháp.  Một  pháp  môn  dùng  cho mọi  người  tu  tập  lúc  mới  bắt  đầu  theo  Đạo Phật.  Do tu  tập  Tứ  Chánh  Cần  mà  mọi người mới giữ gìn giới luật trọn vẹn. Do tu tập Tứ Chánh   Cần   mà   giới   luật   không   bao  giờ   vi phạm.  Do tu  tập  Tứ  Chánh  Cần  mà  tâm  hồn mới được thanh thản, an lạc và vô sự. Do tu tập Tứ Chánh Cần mà cuộc sống gia đình  mới được an vui và hạnh phúc. Do tu tập Tứ  Chánh Cần mà  không  còn  nạn  trộm  cắp  cướp  giựt  giết người, làm mất trật tự, an ninh. Do tu tập Tứ Chánh  Cần  mà  các  tệ  nạn  xã  hội  không  còn



nữa,  tạo  nên  một  xã  hội  có  trật  tự,  một  đất nước phồn vinh, thịnh trị, v.v..
Sao lại gọi Bốn  Tinh  Cần là  Định Tư Cụï? Bốn  tinh cần  là  pháp  môn  tu  tập  làm  cho giới luật  thanh  tịnh  như  trên  chúng  tôi  đã  nói.  Vì giới  luật  thanh  tịnh  là  tâm  thanh  tịnh;  tâm thanh  tịnh  là  tâm  định,  nên  đức   Phật  dạy: “Giới  sinh định”.  Muốn  có  thiền  định thì chỉ cần tu tập giới luật cho thanh tịnh. Giới luật thanh  tịnh  tức  là  tâm  thanh  tịnh;  tâm  thanh tịnh là tâm ly dục ly ác pháp; tâm ly dục ly ác pháp  thì ngay đó  là  thiền  định, nên  đức  Phật dạy: “ly  dục ly ác pháp nhập Sơ  Thiền”.
Đọc   đến  đây  các  bạn  thấy  rất  rõ  thiền định của  Đạo  Phật  là  thiền  định từ  giới  luật sinh  ra. Nó  không  giống bất  cứ  một  loại  thiền định nào của Đại Thừa và Thiền Tông. Phải không các bạn?
Nếu  các  bạn  tu  tập  thiền  định mà  loại thiền định đó  không lấy giới luật làm tiêu chuẩn, sống không đúng Phạm hạnh, thường phạm giới, phá giới mà cứ bảo đó  là thiền định của Phật giáo thì các bạn đừng có tin.
Khi biết rõ pháp môn thiền định của Phật do từ giới luật  sinh  ra thì không  ai  còn  đưa ra một  pháp  môn  nào  khác  để  lừa  đảo  chúng  ta



được nữa.  Vì  lý  do này  nên  lời  dạy  trong  bài kinh nói:  “Bốn  Tinh Cần  Là  Định   Tư Cụï”. Đúng  vậy.  Pháp  môn  tu  tập  thiền  định của Phật giáo Nguyên Thủy chỉ  có Định Tư Cụ (Tứ Chánh Cần), ngoài Tứ Chánh Cần ra thì không còn  pháp  môn  nào  khác  nữa  để   tu  tập  thiền định đúng  chánh  pháp.  Nếu  có  pháp  môn  nào khác  nữa  để   tu  tập  thiền  định thì chúng  ta phải biết đó  không phải là pháp môn của  Phật giáo,  mà  chính  là  pháp  môn  của  ngoại  đạo  Bà La Môn.
4-  Sự luyện  tập,  sự  tu  tập,  sự  tái  tu tập  của  những  pháp  ấy  là  tu  tập  định ở đây vậy.
Chúng ta hãy lắng nghe lời đức Phật xác định những  pháp  môn  đức  Phật  đã  dạy ở   trên đây là những pháp môn tu tập thiền định của Đạo Phật. Vì vậy, quán niệm hơi thở có đúng là pháp môn tu tập thiền định của Đạo Phật không?  Không  đúng  đâu  các  bạn  ạ,  nó  chỉ  là một phương pháp tu tập tỉnh thức mà thôi, chứ nó  không  phải  thiền  định. Tu  hơi  thở  không thể  nhập  định được, tu  hơi  thở  là  để   an  trú thân tâm. An trú thân tâm trong hơi thở là để đẩy lùi các chướng ngại pháp.



Quý Sư, Thầy hiện giờ dạy người tu tập thiền   định  bằng   quán   niệm   hơi   thở,   quán phình  xệp  cơ bụng  (Minh Sát  Tuệ),  quán  niệm Phật  nhất  tâm  (Tịnh Độ),  quán  tri vọng  (biết vọng  liền buông), niệm chú bắt  ấn (Mật Tông), tham  công  án,  tham  thoại  đầu  (Thiền  Tông), v.v..  Các  bạn  hãy  xem  các  pháp  trên  đây  có phải từ giới luật mà thành định không? Nếu không phải từ giới luật sinh  ra định thì những pháp  thiền  định này  là  thiền  tưởng,  thiền  của Bà La Môn, thiền của các nhà học giả nặn ra.
Tóm lại, muốn tu tập thiền định của  Phật giáo là phải tu tập giới luật. Tu tập giới luật là có giải thoát ngay liền; tu tập giới luật là tu tập đạo  đức làm Người, làm Thánh; tu tập giới luật là  xây  dựng cho mình  một  cảnh  giới  Cực  lạc, Thiên đàng  ngay tại  thế  gian;  tu  tập  giới  luật là tu tập giúp cho thân tâm luôn luôn thanh thản, an lạc và vô sự; tu tập giới luật là tu tập tâm  bất  động  trước  các  pháp  và  các  cảm  thọ, một  trạng  thái  Niết  bàn  thật  sự  hiện  tiền  mà mọi người không ai ngờ được.
5- Thở vô và thở ra là thân hành. Tại sao hơi thở ra, vô gọi là thân hành?
Hơi  thở ra, vô là sự hoạt động tự động của thân  để  tạo  thành  sức  sống  của  cơ thể  để  tiếp



nhận dưỡng khí  (gió) bên ngoài. Có thở mới có sống,  hết  thở  là  chết.  Hơi  thở  là  sự  hoạt  độâng của thân cũng giống như sự hoạt động đưa tay, đưa chân  hay  là  chúng  ta  bước  đi  kinh hành. Về  thân  chúng  ta  có  thể  chia ra làm  hai  phần hoạt động:
a) Hoạt động bên trong thân gồm có: hơi thở, đó  là sự hoạt động về hô hấp (phổi). Mạch máu khắp châu thân đang chuyển tải máu đi, máu về. Đó là sự hoạt động về tuần hoàn (tim) gan, bao tử,  ruột  bộ  óc  và  các  tế  bào  đều  đang hoạt  động  trong  thân.  Tất  cả  những  sự  hoạt động đó gọi là thân hành nội.
b)  Thân   hành   ngoại   gồm   có:   đi,   đứng, nằm,  ngồi,  co tay,  duỗi  chân,  nói  nín,  cúi,  gật,
v.v..

Cho nên, sử dụng thân hành nội cũng như thân hành ngoại chỉ tu tập cho tâm được tỉnh thức mà  thôi, chứ nó  không phải thiền định gì cả. Nếu lấy hơi thở nhập định được thì đi kinh hành  cũng  nhập  định được, hay làm  tất  cả  các công  việc  cũng  đều  nhập  định  được sao? Điều này không thể xảy ra được. Do hiểu rõ điều này nên chúng tôi khẳng định: Đại Thừa, Thiền Tông,  Mật  Tông,  Tịnh Độ Tông   và  tất  cả  các loại  thiền  định ức  chế  tâm  đều   không  nhập



0 nhận xét:

Đăng nhận xét

Ví bạn hãy dùng ngôn ngữ lịch sự, tôn trọng lẫn nhau, mỗi người có cấp độ trình độ riêng nên không nên phán xét nếu không thông hiểu. Xin cảm ơn!