Thứ Hai, 13 tháng 5, 2013

cửu kinh minh triết 58


GIẢNG NGHĨA PHẬT PHÁP TĂNG
Hôm nay chúng ta xác định về cái lõi của Phật Pháp Tăng để chúng ta thấy được hình tượng của Phật Pháp Tăng qua cái lõi đó, nếu không thì chúng ta sẽ bị vướng vào Phật Pháp Tăng lập ngoại.
Nói về Pháp Tăng thì liên quan đến Phật. Phật nếu dịch ra về nguyên bản của hóa là tinh đởm tinh hoa xá lợi phất, còn gọi là ngọc. Vì nếu không thuộc về kết tinh tinh hoa của ngọc thì làm sao gọi là Phật. Nên chữ Phật là sự kết tinh tinh hoa của ngọc, nên gọi là ngọc xá lợi phất. Định nghĩa về tính biện chứng của Phật thì xá lợi là bản vị của ngọc, vậy Phật là hồi lưu bản vị của Ngọc. Về siêu chứng pháp của Phật: Chữ Phật còn có nghĩa sâu sắc là vạn năng; Tức là năng động của sức mạnh lớn nhất để kết tinh tinh hoa chân tâm; Là vượt trên mọi địa vị để đạt được chính vị cao nhất đó. Như vậy Phật là mang tính hồi lưu, mang tính kết tinh, mang tính chuyển động tổng thể tinh hoa về não để kết cứng về ngọc xá lợi và cũng nhân ngọc xá lợi đó mà có Phật. Đó là thực hiện công trình phản bản hoàn nguyên, mà sự phản bản hoàn nguyên được cụ thể nhất là sự kết cứng ngọc xá lợi trên não bộ của hệ thống lập thể, nên khi hỏa táng ra thì thấy hàng vạn viên ngọc trong đó. Thì chính khối ngọc viên trên não bộ của Phật, đó là xá lợi phất. Về xá lợi phất thì Phật cũng đặt ra một vị Bồ Tát Xá Lợi Phất để đại diện cho các loại ngọc quý nhất trong đời sống của Như lai. Vậy là có liên quan đến pháp tăng nội cốt.

Thường thường là chúng ta hiểu pháp là mặt bằng của hóa pháp, tăng là mặt bằng của hành giả, thì đó không thuộc về cốt lõi của pháp tăng. Vậy pháp tăng về kinh điển minh triết hóa thì như thế nào là tăng? Tăng là hạt tâm tăng tính hóa lập thể; đó là cái mối chốt quan trọng nhất của vạn loại. Vì nếu phần hạt tâm mà không tăng tính thì không hóa được các lập thể khác biệt về cao thấp và các hình tri khác nhau về các loài. Bây giờ lập thể huân tập để tăng pháp tính. Đó là hạt tâm tăng tính hóa lập thể và ngược lại lập thể huân tập để tăng pháp tính. Như vậy chữ tăng và pháp luôn luôn dính liền với nhau trong trục hóa pháp giữa tính và thể, tâm và vật, chính đó là mối chốt của tăng và pháp.
Nếu chúng ta chạy ra ngoài để tìm tăng và pháp thì chỉ có cái vỏ mà thôi. Nhưng tại sao lại đa số phật tử hiện nay cứ chạy ra ngoài tìm tăng và pháp, kể cả các ông Hành giả được gọi là tăng ấy cũng chạy ra ngoài, chạy từng đoàn, từng đoàn và cả những đạo tràng khổng lồ cũng đều chạy như vậy; và đã chạy suốt cả nghìn năm và nhiều nghìn năm cũng không có tăng và pháp. Như vậy nếu học trò Công Luật mà không hiểu được mối chốt này thì cũng tiếp tục chạy như thế để tìm tăng và pháp. Nhưng cuối cùng không có tăng và pháp mà lại bị triệt tiêu tăng và pháp.
Như Lai nhân ở cốt lõi về tăng và pháp, thiết lập hình thể tăng và pháp để tri kiến cốt lõi tăng và pháp và hình thành mối chốt tăng và pháp để hóa tăng và pháp thành Phật. Như vậy sự nghiệp chúng ta đang đi vào nội cốt của tăng và pháp và thực hiện những công trình huân tập pháp hóa lý tính và thành tựu hạt tâm lý tính trong giá trị tăng và pháp ấy để trọn vẹn giá trị sự nghiệp về tăng và pháp đối với chân tính. Vậy tăng và pháp không ly chân tính và chân tính hoàn toàn chiếm lĩnh tăng và pháp. Khi qua quá trình hạt già đi thì tất cả mọi hạt đều có thể gieo khắp cả tam thiên đại thiên thế giới. Như vậy hạt của Tăng Già được gieo ở đâu? Được gieo ở bất cứ nơi nào có mặt bằng của duy ngã đại thể là hạt Tăng Già có thể gieo, mà nhất là hạt Tăng Già của tứ quả thánh, của Bích chi và đại Bồ Tát. Nên những hạt Tăng Già trong giá trị hóa về hệ thống lập thể nhân bản có tính vững chải hơn là các hạt Tăng Già của các loài còn yếu ớt ở trong cảm thọ. Như vậy hạt tâm nếu không tăng pháp tính thì các hệ thống hóa lập thể sẽ y cứ trên không tăng ấy mà mang hình thể nhất định và không biến đổi. Ví dụ như con cá sấu không tăng pháp tính thì đời đời con cá sấu vẫn mang thân con cá sấu. Hoặc nếu con sư tử không tăng pháp tính hóa của giá trị hạt tâm thì con sư tử đời đời sẽ mang thân con sư tử và tất cả các loài cũng như thế, nếu các loài không tăng pháp tính về hạt tâm thì cũng đời đời mang hình lập thể ấy và không thay đổi các hình lập thể ấy.
Như vậy sở dĩ tăng pháp tính của giá trị phức tạp, thì hình thể cũng nhân đó mà phát triển tăng tiến và đi đến tiến hóa giá trị hóa của các lập thể khác biệt thành các lập thể đẹp hơn và có tính đôn hậu hơn, uy nghiêm và lộng lẫy hơn, là do tăng tính hóa phần lập thể và lập thể huân tập để kết tinh về giá trị hóa của tăng tính cho nên lộng lẫy trong vô lượng pháp.
Như vậy chúng ta có liên quan đến các sự hỗ trợ của tăng tính đối với các loài đã phụng sự và thực hiện giá trị Công Luật hóa trong đời sống của các hệ thống lập thể, bèn làm những công năng giá trị sinh thái hóa và được đôn hậu trong giá trị tăng tính và hệ thống lập thể cũng bắt đầu chuyển động từ đó mà tiến lên duy ngã đại thể.
Mối chốt của tăng, đức Như Lai không chia phân giá trị tăng ở giai cấp nào, mà đức Như Lai nói là: tế tế tăng, vi tế tăng, nhân tế tăng; tức là cực vi tăng và đi đến cực đại tăng của giá trị thượng tầng, trung tầng và hạ tầng đều tăng cả nếu nó biết quay đầu trở về cốt lõi của mối chốt hạt tâm thì nó được tăng trọng giá trị bình đẳng như nhau.
Bài học hôm nay để chúng ta không còn rơi rớt vào hệ thống tướng pháp của pháp tăng và bị kẹt ở pháp tăng này. Mà chúng ta đã quay ngược 180 độ về trục để hóa pháp tăng và hình thành pháp thể.
Tôi xin nhắc lại tất cả những đạo tràng không quay về mối chốt của cốt lõi pháp tăng mà tiếp tục dong ruỗi và cố chấp hình tướng pháp tăng thì đi suốt ba nghìn năm cũng chưa có pháp tăng; vậy thì hãy mau mau quay về cốt lõi của pháp tăng để hóa pháp tăng và hình thành cơ bản vững chắc giá trị pháp tăng của thực tướng.
Sự quy y Phật Pháp Tăng đầu tiên là mượn hình lập để quy y, mượn sắc tướng để quy y, những giá trị hóa của sự nghiệp chuyển động và hình thành Phật pháp tăng trong hệ thống lập thể để quy y. Nhưng sau khi y cứ thì quy y là trở về với giá trị thường trực để quy y chính mình thì lúc bấy giờ mình mới tròn đủ Phật Pháp Tăng.
Như Lai nói: nếu ai quy y được như vậy thì cha và con đồng pháp tính mà đồng pháp tính thì sẽ mãi mãi ở với nhau trong tam thiên đại thiên thế giới, và có thể là mãi mãi ở trong đồng quả vị và thành lập đồng quả vị ở trong các đại hội cao tầng của những ngôi sao kinh điển.
Như Lai thành lập ba ngôi là hoàn toàn Như Lai đã thể hiện tính công suất hóa của giá trị Thống hóa, tức là thống thức chân quang trung tâm vạn năng và oai âm dương vạn tỏa. Lấy chỗ trục lập ba ngôi, lấy chỗ hiệp thông của giá trị tính và thể để lập ba ngôi. Thì đây là vấn đề quan trọng nhất mà Như Lai đã lập ba ngôi.
Như vậy minh triết đã làm sáng tỏ và chúng ta hoàn toàn không còn hư dối, thì con đường chúng ta đi đến thực tướng có thể nói là rất dễ dàng. Khi chúng ta hiểu được lý tất yếu đó rồi nếu còn yếu thì mạnh lên; mà đã mạnh thì càng mạnh vĩ đại hơn nữa để chúng ta vượt trùng đi đến chỗ mục đích cao nhất đó. Chữ tăng ấy là chủ thể của đại thể, là chủ thể của pháp giới, là chủ thể của vũ trụ quan và nhân sinh quan. Chữ tăng còn ở khắp cùng trong các loài, vì chúng sinh cùng các loài đều có sự tăng trưởng. Như vậy chữ tăng ấy đã ở trong tất cả mọi chiều hướng của giá trị hóa, chứ không phải chữ tăng ấy chỉ ở trong một đạo tràng nào, hoặc một hình tướng nào. Thí dụ một người tu theo đạo thiêng chúa giáo thì tăng trưởng theo giáo pháp đó; còn người tu xuất gia theo phật giáo thì tăng trưởng theo pháp tu đó, hoặc tu tại gia thì cũng tăng trưởng theo kiểu tu tại gia. Vậy là tất cả đều cùng nhau để mà tăng và thực hiện một công trình tăng trưởng theo giá trị hóa của vạn pháp tức là bình đẳng hóa tăng pháp và thực hiện công trình tăng pháp đại thể.
Như vậy hôm nay chúng ta không còn bị gượng ép về Phật pháp tăng của hệ thống lập thể và không còn kẹt trong hình tướng của Phật pháp tăng mà chúng ta diệu nghĩa hóa về Phật pháp tăng, thực nghĩa hóa về Phật pháp tăng và ngộ nhập giá trị chân tính hóa của Phật pháp tăng, thì lúc bấy giờ chúng ta mới trở về với thực tướng Phật pháp tăng của chính ta.
Diệu nghĩa của tăng là rất khách quan ở giá trị tăng trong mọi điều kiện và hoàn cảnh của chúng sinh, hoặc là tính khách quan của các loài được tăng tùy theo mức độ giá trị hóa của các loài. Nên Như Lai rất tôn trọng về sự hóa của các loài, Ngài nói: các loài cực vi hóa, trong đời sống chúng ta không nên dẫm đạp nó vì nó cũng có sức tăng độ của giá trị hóa. Như vậy hoan hô Đức Thích Ca Mâu Ni là đấng thống thái vô cùng vĩ đại của chúng ta. Vì Đức Thích Ca Mâu Ni Ngài không nói một lời nào mang tính độc đoán và áp đặt đối với nhân sinh. Ngài không nói: nếu ngươi tin ta thì được giải thoát cùng ta, nếu ngươi không tin ta thì sẽ rơi vào địa ngục. Nhưng Ngài lại nói: nếu ngươi tin ta mà không làm giống như chư Phật thì ngươi sẽ rơi vào địa ngục. Nếu ngươi không tin ta mà ngươi làm giống như chư Phật thì ngươi sẽ được lên thiên đàng. Ngài không áp đặt về chữ ta đối với giá trị hóa giữa ta và chúng sinh, giữa chúng sinh và ta. Hoàn toàn Ngài có một tinh thần bình đẳng về giá trị hóa ấy và được rung động ở trong sự nghiệp chung của vũ trụ và nhân sinh.
02/06/Kỷ Sửu
CÔNG CUỘC CHUYỂN TRẠNG
Hệ thống lập thể là biện chứng pháp, là mặt bằng chuyển trạng. Nên tuần hoàn gồm có 2 vấn đề là tuần hoàn âm dương và chuyển trạng lập thể. Chuyển trạng là những trạng thái chuyển hóa luôn luôn có 2 mặt: thứ nhất là chuyển trạng nội lập kết tinh hạt tâm; thứ hai là chuyển trạng ngoại hối phân ly tâm thức.
Nghĩa của ngoại hối tức hoàn toàn là bỏ gốc, hối thúc bởi nghiệp thức, bị phân hóa các hệ thống lập và hình thành phân biến hệ thống lập nên gọi là ngoại hối.
Chuyển trạng là một trong những vế lớn thuộc phần kinh Tuần Hoàn. Chẳng hạn như vận luật chuyển trạng, vật chất chuyển trạng, tâm pháp chuyển trạng,…Như tất cả những trạng thái thay đổi ấy đều gọi là chuyển trạng cả.
Về công cuộc chuyển trạng của thế giới quan đối với công luật vũ trụ thì lấy duy ngã đại thể làm biểu trưng cho sự chuyển trạng, vì nó liên quan đến ý thức và hạt tâm tròn đủ. Như vậy chuyển trạng có hai mặt lập tính và lập thể. Về hệ thống lập tính là siêu tinh hoa hóa chuyển trạng về tinh hoa hóa và tinh hoa hóa chuyển trạng về siêu tinh hoa hóa.
Công cuộc chuyển trạng ở đây là tổng thể hóa của mặt bằng đối với duy ngã đại thể trong hệ thống tính và thể tương tác chuyển trạng và thành lập hệ thống chuyển trạng tùy theo mức độ của các loại nhân quả khác biệt giữa tốt và xấu, đều căn cứ trên đó mà chuyển trạng và không lệch trong hệ thống ấy. Ví dụ chúng ta thống nhất một ý niệm, một tư tưởng, một sức mạnh để đi vào sự chuyển trạng thì chúng ta chuyển trạng hệ thống hạt tâm về chỗ duy nhất, thì hệ thống kết tinh tinh hoa về chỗ duy nhất. Nhưng nếu chúng ta buông xuôi nó thì nó vẫn chuyển trạng nhưng chuyển trạng theo ngoại hối, là bị nghiệp lực hối thúc chạy rong ra ngoài và làm phân ly tâm thức.
Như vậy, an vui và khổ đau đều trực thuộc vào 2 chiều chuyển trạng này. Thì chuyển trạng hóa sinh tử tế bào và các phân tử tế bào luôn luôn nằm trong định luật chuyển trạng và sinh tử tương tục bất tận ở trong hệ thống tế bào ấy. Vì không có tế bào nào sinh mà không có diệt và không có tế bào nào diệt mà không có sinh. Chuyển trạng lập thể sinh diệt tương tục vô tận đối với hệ thống tế bào và hệ thống lập thể đại thể duy ngã. Chúng ta có thể tính về giá trị chuyển trạng của sinh diệt tương tục từng giây và tính đến tháng, đến năm và tính đến thập kỷ, thế kỷ, thiên niên kỷ và không có đầu mối của thiên niên kỷ thì định luật chuyển trạng ấy vẫn không thay đổi.
Ngài hỏi ông Chơn Ngọc Biện Hộ, công cuộc chuyển trạng của hệ thống có đi vào sự nghiệp của Công Luật vũ trụ không?
Ông Chơn Ngọc Biện Hộ: Thưa cha, nói về công cuộc chuyển trạng của thế giới quan là chuyển trạng trong tính Công Luật; định luật, quy luật tất yếu của vận luật tuần hoàn chu kinh. Vì các hệ thống lập thể là sinh diệt tương tục vô tận mà không chấm dứt thì đó là mang tính chuyển trạng khách quan nhằm để chuyển hóa tinh hoa và đưa tinh hoa về gốc.
Như chuyển trạng nội lập kết tinh hạt tâm, tức là hạt tâm lý tính điều động hệ thống lập thể của não bộ thần kinh quỹ tích để hoạt động theo mục đích là kết tinh tinh hoa hạt tâm.
Trong công cuộc chuyển trạng này thì luôn luôn có hai phần tính và thể tương tác bất đoạn trong tính khách quan và chủ quan rất rõ ràng. Đối với tính khách quan của công luật vũ trụ, thì công luật chuyển trạng theo vận luật tuần hoàn chu kinh là chuyển trạng để kết tinh và chuyển trạng để đào thải. Nếu chúng ta vận dụng tính ánh sáng hạt tâm để thực hiện công cuộc chuyển trạng theo định luật, theo mục đích tiến hóa, là lập nội thì sẽ được thăng hoa và kết tinh. Còn ngược lại thì chúng ta sẽ bị mọi khủng bố điên đảo làm phân ly tâm thức.
Ngài dạy, chuyển trạng ngoại hối phân ly tâm thức thì chữ hối nó đã trở thành định luật và sức mạnh của nghiệp nó sẽ biến đổi chúng ta về phần nội. Nhưng khi chúng ta giác ngộ thì chữ hối còn có nghĩa ngược lại là sám hối. Như vậy phần chuyển trạng luôn luôn có hai mặt, mặt hội tụ và mặt phân ly, mặt kết tinh và mặt tan rã đào thải. Đó là mặt sinh và mặt tử, mặt nội và mặt ngoại, mặt trong và mặt ngoài, mặt gốc và mặt ngọn, mặt trên và mặt dưới, mặt nào cũng điều hợp giá trị tùy theo mức độ hạt tâm và tinh thần giác ngộ để chuyển trạng. Như vậy khách quan là chuyển trạng theo định luật, mà chủ quan thì nhân định luật phát triển ánh sáng để chuyển trạng về lập nội kết tinh hạt tâm.
Chuyển trạng ngoại hối phân ly tâm thức là chuyển trạng của khủng bố, của điên đảo, là chuyển trạng của những sự chuẩn bị lo âu về tất cả những mất mát. Tâm thức lúc bấy giờ không còn ở điểm tụ và kết tinh nữa mà nó bị phân giải nên phát sinh ra sự sợ sệt rất khủng khiếp, bởi các sự cướp lấy của quỷ vô thường và hoàn toàn họ không còn một thứ gì trên cõi đời này nữa.
Chuyển trạng lập nội kết tinh hạt tâm là đã trở về làm chủ hạt tâm, thấy các pháp bên ngoài là cái vỏ, nên mọi sự khủng bố đều không có. Nếu có chết thì cũng rất bình tĩnh và không hề sợ hãi.
Như Đức Đạt Ma cũng là một hình thức chuyển trạng lập nội. Khi Ngài ra đi để lại một chiếc giày làm ấn tích, còn một chiếc thì mang theo. Khi gặp học trò hỏi Ngài đi đâu, thì Ngài nói ta về Tây Phương, thì đó là chuyển trạng lập nội kết tinh chân tâm, là trở về nguồn gốc, là trở về nội lý, là chỗ kiến tính, là chỗ siêu thể và Ngài hoàn toàn không còn ở đơn vị lập ngoại nữa, mà Ngài đã về trong đơn vị lập nội một cách bất biến thể đối với hạt tâm lý tính. Và hạt tâm lý tính hoàn toàn làm chủ hết mọi sự chuyển trạng và thành lập được sự nghiệp chuyển trạng trong hệ thống nội lập.
Ông Chơn Ngọc Biện Hộ nói tiếp: Thưa cha, nói về mặt bằng của thế giới nhị nguyên là luôn luôn có những sự khủng bố về mặt chuyển trạng khách quan, thí dụ sinh lão bệnh tử cũng là định luật chuyển trạng khách quan và rất là khủng bố. Vì nếu chúng ta không trở về chuyển trạng lập nội để kết tinh hạt tâm thì chúng ta sẽ bị khủng bố bởi định luật ấy.
Về chuyển trạng ngoại hối phân ly tâm thức của cộng đồng chúng sinh quá lớn đã tạo ra những cuộc chiến tranh và có thể dẫn đến cuộc chiến tranh thế giới thứ 3 sẽ bùng nổ. Thì hệ quả đó rất khủng khiếp mà chúng ta không thể nào lường được. Nhưng nếu chúng ta không chuẩn bị một tinh thần chuyển trạng nội lập là trở về làm chủ hạt tâm thì nhất định chúng ta cũng sẽ bị khủng bố ngay trong tính chuyển trạng khách quan ấy.
Ngài dạy, như vậy đa số là khi một cuộc bùng nổ nào đó thì chuyển trạng ngoại hối phân ly tâm thức lại nhiều hơn là chuyển trạng lập nội kết tinh tâm pháp. Nếu chúng ta dùng con mắt thịt để thấy là thấy chuyển trạng đơn giản của phân tử, sinh tử, hoặc chuyển trạng của một nhà y học, người ta nghiên cứu về sự biến đổi về các tế bào gen và không còn đúc kết trong quy trình sinh nữa mà lại bị rã rời trong hệ thống gen ấy. Nhưng họ lại không thấy được sự chuyển trạng lập nội kết tinh tinh hoa tâm pháp. Đây là chiều mà các nhà khoa học bị bí lối về sự chuyển trạng này. Đó là chiều chuyển trạng của kiến tính và thành đạt sức mạnh của kiến tính. Nghĩa là kiến tính trong giá trị đặc biệt của các sự thấy và biết khác.
Ngài bảo ông Chơn Quốc Chính Thống trình bày.
Ông Chơn Quốc Chính Thống: Thưa cha, đây là một đề tài mang tính chất sư phạm của hàm giáo sư. Bởi vì trong công cuộc đại hóa của Thống Hóa vũ trụ đó là tính ánh sáng tự chiếu vô biên và thể hoành tác sinh diệt tương tục vô tận, nó hoàn toàn nằm trong chủ tính chuyển động của Thống Hóa. Từ phạm trù của tính ánh sáng tự chiếu ấy đó là nguồn gốc của sự chuyển trạng rồi. Vậy về mặt trạng nhị nguyên phải có một sự chuyển động để kết tinh tinh hoa đó là tính tất yếu khách quan của Thống Hóa vũ trụ không thể khác hơn được. Trong sự nghiệp đại hóa của Thống Hóa vũ trụ, đó là tự tính của tình thương yêu vô hạn mới có nguồn gốc của sự chuyển trạng.
Về tính khách quan chuyển trạng của Thống Hóa 10 phương đó là tính tất yếu. Về tính tích cực chuyển trạng của tính khách quan thì thấy rằng có định luật sinh trụ dị diệt để muôn loài tăng trưởng trong tính khách quan ấy. Tính khách quan của ánh sáng tự chiếu không bao giờ có tính chất của ngoại hối mà hoàn toàn là nội lập. Như chúng ta nhìn thấy một cái cây, từ khi nó bắt đầu nảy mầm mọc lên cho đến khi cây già thì hoàn toàn là nội hành hết, mặc dù chúng ta thấy lá này rụng xuống và là khác mọc lên, đó là về mặt chuyển động lập thể sinh diệt vô tận để mà kết tinh tinh hoa. Điều đó có tính chất hoàn toàn là một phạm trù dứt khoát.
Về chuyển trạng ngoại hối, là con người sống vì thập bát giới nên mới có ngoại hành, thấy sự chuyển động bên ngoài mà tưởng là thật, nên chúng ta đem ánh sáng hạt tâm lý tính phóng ra ngoài và lấy biên bìa làm gốc, đó là một sự nguy hiểm nhất, bởi nó đã đưa chúng ta lạc vào con đường phân biến của cái võ.
Nếu chúng ta thông được lý, thấy được chiều thuận của ánh sáng tự chiếu vô biên thì hoàn toàn sẽ không còn rơi vào trường hợp của ngoại hành nữa, mà chúng ta đi thẳng vào bên trong của hạt tâm lý tính mà chủ động và dẫn đạo chúng ta trở về kết tinh kim cương chân tâm.
Ngài bảo ông Chơn Hải Vạn Tường trình bày
Ông Chơn Hải Vạn Tường: Thưa cha, trong công cuộc chuyển trạng hệ thống lập thể, đối với vũ trụ quan thì được biện chứng qua sự hình thành và sự hủy diệt của thái dương hệ, mặt trời và các hành tinh. Đối với muôn loài vạn vật thì định luật tất yếu của thành trụ hoại không và sinh trụ dị diệt là mang tính chuyển trạng. Còn đối với nhân bản duy ngã đại thể thì nội hàm kết tinh tinh hoa trong giá trị hạt tâm chân tính hóa lập thể, lập thể huân tập để kết tinh tinh hoa pháp tâm. Thì chính sự huân tập đó để nuôi dưỡng hạt tâm lý tính. Và hạt tâm lý tính trở về hoàn bị giá trị nhân bản và thành tựu kim cương chân tâm.
Một khi mà chuyển trạng ngoại hối thì hệ thống lập thể này chuyển động không có mục đích nên dẫn đến phân hóa về tâm thức và hạt tâm lý tính, được biện chứng là 3 đường ác khổ đã có mặt trong duy ngã đại thể.
Ngài bảo ông Chơn Luân Quân Tích trình bày
Ông Chơn Luân Quân Tích: Thưa cha, trong công cuộc chuyển trạng mà Thống Hóa đã hình thành trong thế giới quan và vũ trụ quan, thì công cuộc chuyển trạng là tất yếu để các hệ thống vật chất nhờ đó mà kết tinh. Và hệ thống lập thể của muôn loài cũng nhờ đó mà được tiến hóa và thăng hoa. Nếu không có công cuộc chuyển trạng ấy thì cũng không có duy ngã đại thể và cũng không có thánh nhân và Phật. Thì công cuộc chuyển trạng ấy đã trở thành thiết yếu đối với vũ trụ quan và nhân sinh quan.
Ngài dạy, công cuộc chuyển trạng của thế giới quan và Công Luật vũ trụ, thì đây là phẩm kinh thuộc kinh Vận Luật Tuần Hoàn. Chúng ta xác định 3 kinh trục là kinh chủ thì kinh Vận Luật Tuần Hoàn là kinh chuyển trạng.
Nói đến chuyển trạng là nói đến tổng thể của sự hoạt động của thượng tầng và hạ tầng, của trung tâm Vận Luật Tuần Hoàn Chu Kinh. Về mặt lập thể thì cũng phải chịu định luật chuyển trạng, về mặt hạt tâm thì cũng chịu định luật chuyển trạng. Như vậy chuyển trạng có 2 phần quan trọng một cách rõ ràng mà chúng ta phải xác định, chuyển trạng đó là nội hàm kết tinh tinh hoa tâm pháp và chuyển trạng ngoại hối phân ly tâm thức.
Phân ly tâm thức là mối chốt của giá trị phân ly, còn đối với vật chất thì vốn dĩ là sinh diệt tương tục vô tận, vì nếu vật chất không chuyển trạng là không kết tinh được thành vàng và kim cương. Như ta trồng một cái cây, nếu vật chất không chuyển trạng thì cây ấy sẽ không bao giờ lớn lên được. Như vậy trong tất cả mỗi đời sống của nhân sinh và muôn loại đều nằm trong công cuộc chuyển trạng hết. Như chuyển trạng sinh, chuyển trạng diệt, chuyển trạng biến đổi của hệ thống vật lý và chuyển trạng của hệ thống hạt tâm thuộc về phân ly hoặc là hội tụ.
Chuyển trạng nội hàm kết tinh tinh hoa tâm pháp thì chính cái biến đổi về sinh diệt ấy nó đã được kết tinh. Như vậy thì tính khách quan của định luật chuyển trạng là để kết tinh. Nhưng do bản chất lầm lẫn do ý thức vọng động của chúng ta phóng ra ngoài nên bị biến đổi. Nếu chúng ta giác ngộ được nó không phải là tâm, là phương tiện để kết tinh tinh hoa chân tâm thì chúng ta sẽ không dính mắc nó và không bị ngoại hối phân ly tâm thức, mà lại được ổn định về phần nội hàm kết tinh tinh hoa chân tâm.
Vậy công cuộc chuyển trạng là công cuộc hóa và thiết lập sự nghiệp Công Luật vũ trụ để nhằm đưa con người đi đến chỗ thành tựu chính vị và hưởng thụ được tinh hoa pháp tâm. Đó là hưởng thụ kim tính, hưởng thụ siêu tâm, hưởng thụ ánh sáng, hưởng thụ bất biến, hưởng thụ niết bàn, hưởng thụ cực lạc. Thì đó mới là thực tướng của sự hưởng thụ đời đời.
Nếu hưởng thụ của hệ thống lập thể thì hưởng thụ ấy bị biến đổi. Như hưởng thụ về xác thịt, thì xác thịt sẽ già theo thời gian và trở thành 1 bộ xương khô, và cũng không ai hưởng thụ được bộ xương khô ấy. Nếu hưởng thụ về tất cả những vị chất, lấy vị chất làm cứu cánh mà không nghĩ rằng vị chất ấy nuôi thân thể để ta kết tinh tinh hoa tâm pháp, thì một ngày nào đó sự chuyển trạng biến đổi của vị chất ấy sẽ không còn tồn tại để chúng ta hưởng thụ nữa. Vậy công cuộc chuyển trạng trong tính khách quan là khi chuyển trạng về nội hàm thì được hưởng thụ, còn chuyển trạng ngoại hối là phân ly tâm thức thì hoàn toàn không có hưởng thụ.
Về chuyển trạng lập nội thì đất là tổng thể dinh dưỡng lập nội để nuôi thân cây. Khi mà thân cây ra lá, nuôi lá và lá già rụng xuống thì nó lại tiếp tục hỗ trợ cho phần lập nội, vì lá sẽ biến thành thức ăn cho cây để cây tiếp tục ra lá mới. Tức là lá nuôi lá và lá nuôi cây và cuối cùng tất cả những giá trị đều trở về hạt. Thì hạt cuối cùng đó là giá trị tổng thể của hệ thống lập nội mà hoàn toàn không có lập ngoại. Như vậy lập nội là chính, mà lập ngoại là phụ. Đối với chúng sinh vì không kiến tính nên lại cho lập ngoại là chính, vì vậy mà bị chết với hệ thống lập ngoại đó; còn đối với những bậc giác ngộ thấy lập nội là chính, cho nên được sống và sống mãi trong hệ thống lập nội mà không biến đổi hệ thống lập nội, nên giải thoát hoàn toàn và trường viễn mênh mông bao la trong vũ trụ.
21/4/Kỷ sửu
ĐỘNG LỰC VÀ ĐỘNG NGHIỆP
Động lực phát nguyên từ lực hấp dẫn và các quy chiếu hấp dẫn giữa tâm và vật tác động thành động lực. Thì động lực là mối chốt để hình thành ra sức mạnh của các nghiệp dĩ.
Thường thì chúng ta cứ cho nghiệp dĩ là do ý thức và ý niệm mà chúng ta không sâu sắc về giá trị cơ bản của tính động lực và sức hấp dẫn tạo ra nghiệp.
Chúng ta hãy tìm ra cấu trúc và hệ thống động lực nào mà tạo ra các động nghiệp. Và động nghiệp tiếp tục chuyển động và không bao giờ tan biến. Như vậy thì nguyên nhân nào tạo thành động lực thì chúng ta làm sáng tỏ vấn đề này và nắm bắt được nguồn gốc của nó để mà chúng ta giải hóa, còn nếu không thì khó mà giải hóa được.
Ngài bảo ông Chơn Ngọc Biện Hộ nói về định nghĩa của động lực.
Ông Chơn Ngọc Biện Hộ: Thưa Cha, động lực là một sự chuyển động cực mạnh mà không có một lực nào có thể cản lại được. Như chúng ta đã thường niệm: Thống hóa siêu cực đại luật thiên công, thì trong tính siêu cực đó đã nói lên sự vô cùng của cực mạnh và tính trung tâm của siêu cực là một động lực cực mạnh. Và chính từ nơi trung tâm thần kinh vũ trụ đã có tính siêu cực đó thì mới hóa tất cả mọi hạt nhân, thì hạt nhân của chúng ta cũng đã có cái bản chất của động lực trong đó rồi. Như vậy khi có hạt nhân thì phải có động lực, thì động lực là thuộc về nguyên tắc khách quan tất yếu không thể thiếu được, vì thiếu nó là không thể thành lập được các pháp.
Vậy, định nghĩa của động lực là một sự chuyển động khách quan cực mạnh từ trung tâm thượng tầng cho đến hạ tầng bản hạt trung tâm đều có động lực đó.
Ngài bảo ông Chơn Quốc Chính Thống hãy trình bày rõ hơn.
Ông Chơn Quốc Chính Thống: Thưa cha, động lực là có một lực hấp dẫn ma sát để chuyển động mọi vấn đề, như vậy thượng tầng nếu không có âm dương vạn tỏa thì tất nhiên không có khởi nguồn của động lực. Như vậy về mặt hạ hóa thì nhân có những sức hấp dẫn của vạn hữu, bởi vì tự tính trong gốc của nó lúc nào nó cũng hóa và mới, chính từ cái hóa mới đó nó tác động về ý thức của chúng ta, cho nên mới có những sự thu hút và sự chuyển động nó hấp dẫn để ý thức chúng ta cảm ứng mà chạy theo vật đó, nên nó mới sinh ra động lực, đó là về mặt lập hạ.
Tuy nhiên về tính khách quan của động lực thì lúc nào nó cũng hóa thượng và lúc nào cũng đẹp, đẹp từ ngoài và đẹp vào trong. Cũng nhân cái đẹp từ ngoài và sức hấp dẫn ấy nó cuốn hút ý thức của chúng ta chạy theo cái đẹp của vòng ngoài đó mà tạo ra nghiệp dĩ. Vì chúng ta không thấy được cái nguồn gốc tận cùng nên chúng ta chỉ chạy theo cái bóng và bị lực hấp dẫn của vạn hữu mà cuốn hút chúng ta mới tạo ra nghiệp dĩ và nghiệp dĩ luôn luôn đeo đẳng theo chúng ta, bởi vì chúng ta chỉ ôm chấp cái vòng ngoài mà thôi.
Tóm lại, động lực là một sự hấp dẫn ma sát và cuốn hút có tính chất tương tác để tạo một lực chuyển động trong và ngoài, đó là tính động lực.
Ngài dạy: Động lực luôn luôn tác động vào trong đời sống của vật thể và đời sống của khoa học, và động lực cũng tác động vào tư tưởng và ý niệm của tất cả.
Như vậy đối với nền đạo học thì chúng ta ít khi nghĩ đến động lực là gì cả. Nhưng Đức Phật thì Ngài đã nêu ra rồi thì đó là ngũ lực và sự chuyển động của ngũ lực ở chu trình thượng. Đồng thời Ngài đã nêu ra sự chuyển động đó có thể quay ngược lên 180 độ và cũng có khi bị hấp dẫn với mức độ cực kỳ lớn mà con người không thể quay lên được mà phải trôi dạt. Như nước về nguyên tắc là ở trên chảy xuống; nhưng có những động lực mà con người có thể thực hiện là đi ngược nước và bơi ngược nước, thì đó cũng là động lực. Động lực khách quan và động lực chủ quan. Động lực khách quan là động lực hóa của hệ thống vật lý nằm trong tính hấp dẫn nhất định, mà không tách rời những định luật để chuyển động; thì sự chuyển động đó thuộc về định luật, là cái mạnh mà không ai có thể bì kịp về sức mạnh đó.
Như vậy, chúng ta dùng danh từ động lực là danh từ có thực trong đời sống của tâm vật. Tức là nó có một quy tiến tất yếu giữa giá trị tổng thể của các chiều hướng về thượng và hạ, trong và ngoài nó đều có một động lực nhất định về giá trị hóa để mà chuyển động vạn pháp.
Như vậy thì chính động lực đó là biện chứng pháp của nghiệp, nếu tất cả mọi động lực bị tắt đi trong đời sống của vũ trụ và nhân sinh quan thì con người chẳng có nghiệp gì cả.
Nếu không có động lực và sự chuyển động của động lực cực mạnh trong đời sống vô cùng, là vượt trên thời gian và không gian thì sẽ không có động lực được khép kín trong thời gian và không gian và luôn luôn có mặt trong đời sống của tam thiên đại thiên thế giới.
Chứng minh về động lực, như động lực của chu trình quay đối với thái dương hệ và động lực của tất cả những năng lượng và giá trị hóa của các đơn vị, nó đều trở thành động lực và tạo ra một sự hấp dẫn của hệ quy chiếu ánh sáng và hệ quy chiếu vật thể của hệ thống vật lý.
Động lực là giá trị chung thực thể trong đời sống của vũ trụ quan và nhân sinh quan. Như vậy thì giữa động lực và nghiệp lực khác nhau ở chỗ nào?
Chúng ta phải biết rằng nghiệp lực là tính khách quan ở những dòng chảy còn chịu những lực hấp dẫn đối với động lực ấy. Nhưng khi chúng ta đi ngược lại với dòng chảy thì ta cũng có một động lực, thì đây gọi là sức mạnh vượt nghiệp.
Sức mạnh vượt nghiệp sẽ đưa chúng ta ra khỏi địa ngục và ra khỏi các thế giới khổ đau, và địa ngục sẽ không có đời đời đối với người có sức mạnh vượt nghiệp ấy.
Về chân tính ánh sáng là không biến đổi được, nhưng cái hệ thống lập thể thuộc về động nghiệp, thuộc về nghiệp lực thì chúng ta có thể thay đổi được. Vậy động nghiệp là luôn luôn có 2 chiều, chiều quay xuống và quay lên. Nhưng khi mà động nghiệp được chuyển động quay lên thì người ta gọi là chánh nghiệp hoặc là chánh thượng nghiệp.
Như vậy thì quỹ đạo địa ngục sẽ có trong sự chuyển động của các nghiệp thức bất tương ưng và địa ngục sẽ bị tan vỡ đối với sức mạnh vượt nghiệp cùng thành lập các pháp tương ưng trong đời sống của chánh nghiệp.
Chúng ta đã tìm ra được động lực của tính khách quan và chúng ta cũng giác ngộ được động lực và sức mạnh của tính chủ quan đối với duy ngã đại thể.
Như vậy thì động lực đã có trong 3 chiều, thì động lực cũng sẵn sàng cho chúng ta một chiều vô cùng mà chúng ta hoàn toàn không bao giờ nghĩ đến nó, mà thường thì chúng ta lại bị kẹt trong 3 chiều ấy. Mà nhất là lực hấp dẫn của chiều thấp nhất thì con người lại bị kẹt ở chiều này mà động lực và động nghiệp bắt đầu thu tóm giá trị hạt nhân và chôn sâu vào các thế giới đen thẳm và tối tăm nhất.
Như dòng nước trên nguồn chảy xuống và chảy về biển cả của trầm luân. Nếu chúng ta là duy ngã đại thể thì chúng ta không thể tách khỏi con sông trong đời sống ấy. Và con sông trong đời sống ấy là động lực thì chúng ta sẵn sàng nhận lấy một động lực của sức mạnh chung để vượt lên. Nó là động lực thì ta cũng là động lực. Tính khách quan về động lực thì tính chủ quan cũng là động lực.
Động lực của tính khách quan là tính của định luật, mà động lực của tính chủ quan là tính của mục đích và giá trị hóa trong giá trị vô cùng.
Như vậy động lực của con sông là đổ về biển cả, thì động lực của người trên dòng sông có quyền bơi ngược về nguồn. Thì cái nghiệp tương tác của trầm luân giữa con người và dòng sông sẽ được giải quyết ở cái đích cuối cùng là về nguồn và không còn con sông nữa. Còn mọi sự mâu thuẫn giữa chiếc thuyền, con người và dòng sông đều bị kẹt ở các động lực của tính khách quan; vì năng lực, nghị lực của tính chủ quan hoàn toàn bị thất bại nơi động lực ấy, nên khiến cho mọi sự khổ đau luân trầm nơi bể khổ.
Như vậy, nếu chúng ta thất bại nơi động lực và sức mạnh của con sông thì chúng ta có mặt tại biển cả. Nếu chúng ta thắng được mọi động lực tính khách quan và có được động lực mục đích chủ quan thì chúng ta sẽ có mặt tại nguồn tiên bồng. Đó là chúng ta quay động nghiệp của chu trình hạ qua chu trình thượng, thì chúng ta sẽ có đại nghiệp vũ trụ và thành tựu Như lai thể.
Chúng ta đã xác định về động lực và động nghiệp là hệ thống tác động dữ dội và mạnh mẽ có thể tạo ra những quỹ đạo của những thế giới thống khổ đó, đều gọi là thế giới đa nguyên. Nhất là thế giới đa nguyên của dục giới, và thế giới đa nguyên của địa ngục, ngạ quỷ và súc sinh. Những thế giới ấy hoàn toàn nó thuộc về thế giới của cực phân, là phân tán tổng tinh hoa, giảm trụt về tổng tinh hoa. Cho nên những quỹ đạo và quỹ tích ấy đều là tích chứa những đau khổ và ở trong quỹ đạo chuyển động của sự đau khổ.
Vậy động lực và động nghiệp là tác nhân của sự báo ứng của các quỹ đạo thấp, các quỹ tích thấp, các đơn vị thấp và các hệ thống thấp ở trong chu trình ấy. Thì địa ngục cũng sẽ không bao giờ tan biến đối với kẻ không biết ăn năn và sám hối. Địa ngục cũng không tan biến đối với những tác nhân chưa quy tập được sức mạnh để quay lên và địa ngục cũng không bao giờ giảm trừ đối với những người tiếp tục phát triển những ác tính. Thì động lực và động nghiệp này sẽ không bị tan biến, là vì nó cứ tiếp tục phát triển và nhân lên, thì quỹ đạo đa nguyên trong đời sống của các thế giới thấp sẽ xuất hiện đối với chúng nó.
Động lực báo, động nghiệp báo là sức mạnh báo ứng mà không thể lệch giá trị quỹ đạo của sự báo ứng trong các quỹ tích và quỹ đạo thấp nhất đối với thế giới đa nguyên của địa ngục, ngạ quỷ, súc sinh, Atula, nhân, thiên. Nhưng ở thế giới nhân và thiên thì tỉ trọng và giá trị báo ứng thấp hơn, ít thâm trọng hơn. Như vậy thì động lực và động nghiệp ở chu trình hạ thấp nhất cũng không bị tan biến ở những báo ứng nhất định về giá trị hóa và các quỹ đạo thấp ấy là tích chứa sự đau khổ nhiều hơn là sự an vui.
Như vậy, địa ngục đã tích chứa tại cái biết của sự sống và tác động mọi nhân quả của sự sống trong động lực và động nghiệp ấy và địa ngục đã ký vào trong tâm thức ấy. Thì địa ngục sẽ không ký được vào người thánh thiện, vì bản chất của những người ấy đã thoát ra những dòng nghiệp, những nghiệp lực, những tác nhân giữa ý thức thấp hèn, xấu xa; thoát ra tội ác và hành vi của thân- khẩu- ý tội ác. Và hoàn toàn địa ngục đã được bóc vỡ ra khỏi đời sống của tâm pháp đối với những con người thánh thiện ấy.
Như một con người an tâm là biện chứng pháp của thiên đàng. Một con người loạn tâm là biện chứng pháp của địa ngục. Địa ngục là cái hiểu biết về sự đau khổ, thiên đàng là cái hiểu biết về sự an vui.
Như vậy, địa ngục và thiên đàng luôn luôn xuất hiện trong đời sống của ý thức, vật chất, tư tưởng, tâm niệm, ngôn ngữ và hành vi; thì động lực và động nghiệp luôn luôn có mặt trong đời sống của con người, thì địa ngục hay thiên đàng cũng luôn có trong chúng ta dù cho sống hay chết cũng như thế.
Còn tất cả những hình tướng thiên đàng và địa ngục nó là cái bóng hiện ra từ tâm thức chớ không phải nó có thực.
Vậy thiên đàng tánh là thuộc về động lực và động nghiệp của chu trình thượng. Địa ngục tánh là thuộc về động lực và động nghiệp của chu trình hạ. Tâm là làm chủ nó. Như vậy tâm là mối chốt và sức mạnh của động lực và động nghiệp để giải quyết vấn đề toàn pháp, vô lượng pháp và toàn pháp giới.
Chúng ta phải thấy rằng sự kinh ngạc về sức mạnh của hệ thống vật lý, và sự kinh ngạc về sức mạnh của hệ thống siêu tầng. Thì chúng ta sẵn sàng có một đại chánh nghiệp để kết hợp động lực của mười phương vũ trụ đã cho mà chúng ta tìm đường trở về.
30/11/Kỷ Sửu
CÁC HOẶC LẬU CHUYỂN ĐỘNG TRONG Ý THỨC VÀ TIỀM THỨC
Tầm sát các hoặc lậu đang chuyển động trong ý thức và tiềm thức, thì hoặc lậu ấy thuộc về loại gì? cũ hay mới?
Chúng ta có thể chia ra hai giai đoạn là quá khứ và hiện tại; Quá khứ thuộc về hoặc lậu tiềm thức, còn hiện tại thuộc về hoặc lậu ý thức. Thí dụ như ý thức chúng ta không muốn điều đó, nhưng trong tiềm thức thì nó buộc mình phải muốn. Đó là điều nghiệt ngã mà chúng ta thường bị thất bại, bởi các hoặc lậu tiềm thức ấy tấn công ta.
Hôm nay chúng ta phân tích và làm rõ chỗ này để làm sáng tỏ về Bát thức tâm vương, đồng thời chính mình làm rõ được mình thì mình mới chuyển được nghiệp.
Đối với các hoặc lậu thuộc về ý thức chúng ta có thể chuyển được nó rất dễ dàng. Thí dụ như ta khởi tâm ghét một người, rồi ý thức ta khởi lên lòng bất nghĩa, thì ta liền biết ta sai; nên ta liền phát ra lòng bình đẳng và thần phục ý niệm bất nghĩa đó. Còn đối với các hoặc lậu thuộc về tiềm thức thì hoàn toàn ta không muốn, không khởi nhưng bên trong nó cứ trào ra, mà chính ta thì không biết cách để tinh lọc nó, nên cuối cùng nó vẫn cứ còn nguyên trong ta, rồi nó lại khiến ta đi theo nó. Vì vậy thắng phục các hoặc lậu ý thức phân biệt ở trước mắt dễ hơn là thắng phục các hoặc lậu đã cấu kết trong tiềm thức và có tính quĩ tích từ nhiều đời.
Thật ra chúng ta đang học cửu kinh nhưng hầu như chúng ta lại thất bại trong hệ thống cửu kinh là vì sao? Vì các hoặc lậu tiềm thức ấy nó đã trở thành dòng nghiệp chuyển động bên trong, mà chúng ta chưa bức phá được, chưa giải quyết được. Thì đây là một căn bệnh và gốc của nó là thuộc về các hoặc lậu quá khứ đang chuyển động trong tiềm thức.
Như vậy, nghiệp dĩ nó luôn luôn gắn liền với quá khứ, vì vậy nên Tổ Đạt Ma Ngài đã phản ánh về tính chất nhân quả đối với Thần Quang rất là rõ ràng và Ngài thừa nhận trong thế giới nhị nguyên là còn kẹt trong hệ thống lập thể, là chưa kết tinh trở về chân tính, thì không thể xem thường các hoặc lậu đang chuyển động trong tiềm thức ấy. Nên Đức Phật Thích Ca nói: “Hãy nhìn vào cuộc sống hiện tại của ta để biết được quá khứ của ta” thì điều đó hoàn toàn đúng. Vì chúng ta chưa chứng được sinh tử minh nên không thể thấy được quá khứ, mà muốn thấy quá khứ là phải nhìn hiện tại.
Thật ra các hoặc nghiệp trong tiềm thức của chúng sinh còn nhiều hơn số cát trên sông Hằng. Nên việc trở về trên đỉnh vinh quang của sự giải thoát là phải sạch tất cả mọi hoặc nghiệp, tức vinh quang của sự toàn thắng chính ta. Vì tất cả những sự chiến thắng trên mặt bằng nhị nguyên đều thua xa với sự toàn thắng của chính ta. Nên Đức Phật nói rằng: “Cái khó nhất là hãy tự chiến thắng chính mình” Vì thắng phục cái bên ngoài về hệ thống lập thể, thì nghiệp thức nó vẫn tiếp tục trôi chảy và lăn theo qui trình chuyển động của các loại nhân quả mà chúng ta đã gieo, thì thắng đó đã trở nên thất bại. Còn chiến thắng mà nó không thể xoay chuyển được chúng ta, thì thắng đó Đức Phật luôn khen ngợi, đó chính là thắng được tâm mình.
Nếu cho rằng nghiệp thức là đơn giản hóa của sự phân biệt và trực diện đối với vạn pháp thì đó chỉ là một chiều, mà lại là chiều cuốn theo và có thể trở thành quĩ tích ở tiềm thức. Thí dụ như có những thứ chúng ta mới trồng hôm nay và có những thứ chúng ta đã trồng trước đây 100 năm nó đã trở thành cổ thụ. Vì đất luôn sẵn sàng nuôi tất cả mọi thứ ta trồng. Đối với lý nhân quả thì chúng ta thấy rằng: giá trị của hệ thống Công Luật là siêu nguyên nhân, thì mặt bằng là phải có nguyên nhân, mà có nguyên nhân là phải có kết quả. Như vậy, nguyên nhân như thế nào là thuộc về các ý thức nghiệp phân biệt, ý thức nghiệp chuyển động và ý thức nghiệp hành vi đã tạo tác để hình thành giá trị chủng và hình thành nhân quả ở quá khứ và hiện tại.
Như vậy, về tâm thức có một quĩ tích đó là Mạt na luôn gắn liền với A lại da. Vì thế mà A lại da đã bao nhiêu lần khổ đau bởi Mạt na. Mạc na là quĩ tích, vì từ ý thức phân biệt dồn dập trãi qua hằng tỷ kiếp để kết cấu trong Mạt na và hình thành các nghiệp chuyển động mà chúng ta chưa thoát khỏi. Nên kinh Bát Thức Tâm Vương của ngài Đại Bố đưa ra, là nhằm để cơ cấu hóa về hệ thống một cách rạch ròi để hành giả khỏi có lầm lẫn. Vì đối với thế giới nhị nguyên chưa trở về nhất nguyên thì có nhiều tâm chứ không thể là một tâm và chính có nhiều tâm đó nên Như Lai mới nói: tâm chúng sinh vô thường. Như vậy, tâm vô thường thuộc về hoặc lậu nghiệp thức, còn tâm thường trụ là thuộc về chân tâm.
Nghiệp thức có thể nói là cái đọt của tâm, cũng giống như nước sinh ra sóng, thì sóng là đọt của nước. Nhưng thật ra sóng ấy cũng là nước, vì nếu không có nước thì sẽ không hình thành ra sóng. Nhưng khi hình thành ra sóng thì hoàn toàn không có tính thấy và phản chiếu như mặt nước bằng, thì hai mặt trạng này lại khác nhau. Như vậy, sóng là một sự chuyển động cực mạnh trên phần đọt cuối cùng của nước; Nhưng bản chất của nước là sự phẳng lặng ổn định và không có gợn sóng. Thí dụ nếu mặt nước có gợn sóng lăn tăn là vì có cá ăn móng, thì nghiệp thức của chúng sinh cũng giống như hàng triệu con cá ăn móng một lượt trên mặt hồ vậy; Còn đối với các vị từ A La Hán trở lên thì hoàn toàn không có điều đó xảy ra.
Bây giờ chúng ta bắt đầu phân tích về nghiệp thức chuyển động trong tiềm thức là thuộc về loại gì, và nghiệp thức chuyển động trong 6 căn của mắt- tai- mũi- miệng- thân- ý là thuộc về loại gì?
Thường thì con người khi có tội lại cố dấu che và không bao giờ dám nói tội của mình ra với mọi người. Vì thế nên Đức Ki Tô có một pháp rữa tội rất hay; Ngài bảo con chiên hãy thú tội trước Ngài, là nói ra những tội gì mình đã làm, hoặc đã suy nghĩ mà chưa làm, để được Ngài thay Chúa rữa tội. Ở đây không phải Ngài dùng nước để rữa được tội, mà chính sự nói ra đó là chính nó đã phản ảnh được những dòng nghiệp chuyển động trong chính nó và đồng thời Ngài có phương pháp để chuyển hóa dòng nghiệp đó.
Phần nghị luận:
Ngài bảo Ông Chơn Phát Đạo Quang trình bày.
Ông Chơn Phát Đạo Quang: Thưa Cha, Tiềm thức nó luôn luôn ẩn chứa những gì thuộc về quá khứ do từ 6 căn, 6 thức tạo ra và nó trở thành dòng nghiệp chuyển động. Nên có những điều chúng ta không muốn, mà nó vẫn cứ hiện ra và thúc dục ta, nếu ta không đủ sáng suốt thì sẽ bị nó kéo ta đi.
Ngài bảo Ông Chơn Hoàng Long Hiển trình bày.
Ông Chơn Hoàng Long Hiển: Thưa Cha, nghiệp thức có 2 loại mới và cũ, như về phần lục thức thì gọi là mới, vì ý thức hoặc lậu chuyển động liên tục theo 6 thức ấy. Đối với hoặc lậu là có tương ưng và bất tương ưng, thì tất cả những hoặc lậu đó đã ký gởi vào trong Mạc na tiềm thức đó, mà nó trở thành dòng nghiệp luôn luôn dấy động trong ta. Bây giờ chúng ta muốn bỏ nó thì phải tinh lọc, biết thứ nào là tương ưng thì giữ lại, còn bất tương ưng thì loại bỏ ra.
Ngài dạy, như vậy các hệ thống nghiệp thì nó có cơ cấu và dữ liệu ở từ tiềm thức, vậy nó hoàn toàn có quỹ tích nên có sự tương quan giữa dòng nghiệp tương ưng và bất tương ưng đối với người và người, thì đây đức Phật gọi là: ma nghiệp tương quan. Tức là khi ta có một ma nghiệp trong người ta, thì chúng ta sẽ tương quan với ma nghiệp của người khác và nó sẽ cấu kết với nhau để tạo ra một lực chuyển động với nhau. Nếu đặt ra trong ta không có ma nghiệp đó, thì ma nghiệp của người khác không liên quan gì đến ta và không thể kéo ta theo họ được.
Thường thì con người cái ma nghiệp của chính họ, thì họ lại không chịu trị liệu, mà lại chạy ra tìm những thứ ma nghiệp bên ngoài thuộc của người khác; Vì thế ma nghiệp của chính họ không bao giờ hết được. Những thứ ma nghiệp đó nó đã tạo thành một lực ma sát cấu kết với nhau; nên Đức Phật gọi đó là: tương quan của đồng nghiệp. Thí dụ như một người đang sống và một người đã chết, hai người đó có ân oán với nhau, tức là họ đã có những tương quan đồng nghiệp để chuyển động và tạo thành các nghiệp dĩ về các loại nhân qủa chuyển động có tương quan.
Như vậy, trong thế giới nhị nguyên khi chưa trở về 4 quả thánh, thì cũng đồng nghĩa là ta chưa làm chủ được chính ta hoàn toàn. Thì ma nghiệp nó luôn luôn tạo thành lực ma sát rất mạnh giữa cái cũ và cái mới. Ma nghiệp ở đây nghĩa là tất cả các loại nghiệp bất tương ưng đang chuyển động trong ý thức và tiềm thức nó cản trở không cho chúng ta quay trở về chân tính. Vì thế nên nó luôn tương quan cấu kết với những dòng nghiệp tương ưng với nó, để tạo thành nhân quả theo dòng nghiệp đó.
Ngài bảo Ông Chơn Đạt Pháp Trí trình bày.
Ông Chơn Đạt Pháp Trí: Thưa Cha, về ý thức nghiệp thì dễ phát hiện hơn, khi tính thể tương tác thì tạo ra nghiệp và chính lúc đó nếu tầm sát thì mình sẽ thấy liền kể cả tương ưng và bất tương ưng. Còn tiềm thức nghiệp thì nó nằm trong Mạc na do đã huân tập ở vô lượng kiếp đã tạo thành một sức mạnh khó mà chống lại được. Nếu là chủng tử bất tương ưng thì nó sẽ tạo ra dòng nghiệp xấu và chỉ có sức mạnh của kinh điển minh triết, thì may ra mới loại trừ được nó ra khỏi tiềm thức.
Ngài dạy, chúng ta phải xác định các hoặc lậu về tiềm thức là nó thuộc về quá khứ lâu xa mà chúng ta không thể nhớ được. Nếu là hoặc lậu bất tương ưng, là gieo trồng những loại giống thuộc về ngũ nghịch, thì nó thuộc về đỉnh cao của các loại nghiệp dữ vĩ đại nhất; đức Phật cho đó là định nghiệp và nó có thể chịu một luật phạt lâu dài nhất, có thể đến vài ngàn năm, hoặc là vô gián ký. Khi hình thành định nghiệp thì cái biết không bao giờ mất, mà phải chịu một lực tác động ma sát rất khủng khiếp, mà chính cái biết phải chịu nhận lấy mọi sự đau khổ đó.
Như vậy, đau khổ là thuộc về cái biết. Thí dụ như lúc nào đó ta dấy lên những tư tưởng không tốt, chỉ cần một đêm thôi thì mọi sự khổ đau sẽ xuất hiện theo tư tưởng dấy lên đó. Hoặc là khi ta chiêm bao thấy người khác đánh giết mình, thì cái biết của mình cũng thấy đau đớn, rên khóc, sợ hải và bị khủng hoảng trong chiêm bao đó. Hoặc trong chiêm bao ta được người khác giúp đỡ, yêu thương đùm bọc thì cái biết cũng liền được hạnh phúc trong đó. Như vậy, cái biết của ta luôn luôn có hai trạng thái: khổ đau và hạnh phúc; Thế thì những loại nghiệp dĩ về quá khứ và hiện tại mà nó không thuộc về tương ưng và thiện nghiệp thì luôn luôn dấy lên sự khổ đau. Và tùy theo mức độ mà chúng ta phát triển các hoặc lậu bất tương ưng trong nghiệp thức ấy mà hệ quả khổ đau tiếp tục xuất hiện ở trong ta. Có những sự khổ đau mà nó theo ta suốt cả cuộc đời mà ta không thể diệt được nó.
Như ông Thần Quang có một hiền kiếp rất lớn, nhưng khi sinh ra đời ông trở thành một vị tướng và làm công vụ cho vua là đi đánh giặc khi có giặc nổi lên. Vì tinh thần yêu nước, yêu vua mà ông có một sức mạnh đánh đuổi quân thù, thì tất cả những hình ảnh đánh giết quân thù ấy nó đã trói ông Thần Quang. Chính ông đã tìm đủ mọi cách thoát ra nhưng không thể thoát ra được nó. Rồi cuối cùng ông phải quay về với chính pháp; và chính ngài Đạt Mạ đã giúp cho Thần Quang thoát khỏi mọi nghiệp thức đó. Như vậy, nghiệp thức luôn luôn làm cho chúng ta đau khổ và nghiệp thức không bao giờ mở trói chúng ta khi chúng ta chưa giác ngộ.
Chúng ta phải rõ biết về nghiệp thức và các hoặc lậu trước mắt đối với sự phân biệt của 6 căn và 6 trần; đối với hoặc lậu đã chìm trong Mạt na có liên quan A lại da đã trãi qua không biết bao nhiêu kiếp số mà chúng ta đã tích lũy những loại nghiệp ấy tùy theo mức độ nặng nhẹ. Nếu đem so với địa ngục, ngạ quỉ, súc sinh, a tu la thì có lẽ chúng ta cũng được nhẹ nhàng hơn, vượt thoát hơn những trọng nghiệp nặng nề của các đường ác khổ kia. Như vậy, chúng ta hạnh phúc thay ở những kiếp người còn những hoặc lậu nhẹ và có đủ sức để tiếp tục chuyển hóa các nghiệp ấy để trở về Tứ thánh.
Vì thế đối với chư đại Bồ Tát thường nói trên đời này chẳng có gì để sợ cả, giả như có người đến giết ta, thì ta cũng chưa phải là mất. Vì dẫu ta có mất tất cả về lập thể, thì chỉ cần một tâm ánh sáng thôi cũng đủ huy hoàng cả vũ trụ và hoàn toàn Bồ Tát không biết sợ mất gì cả. Nhưng các đức Bồ Tát vẫn nói rằng: Ta sợ nghiệp dĩ và sợ các hoặc lậu chuyển động trong tiềm thức chưa giải quyết xong và những hoặc lậu trước mắt tiếp tục chuyển động. Đó là cái sợ nhất của chư đại Bồ Tát.
Xác định được tính chất này nên Bồ Tát đã đưa ra kinh điển và lập bộ nhân quả nói rằng: Chúng sinh sợ quả báo, còn chư Bồ Tát thì sợ mọi nguyên nhân.
Hôm nay kho tàng ánh sáng của hệ thống Cửu Kinh Minh Triết sẽ cho chúng ta sức mạnh giải quyết tất cả những thứ đó. Tức chúng ta đã có vũ khí trong tay để đánh bại toàn bộ những hoặc lậu nghiệp thức của quá khứ, hiện tại, vị lai và thống nhất giá trị chân tính ánh sáng, để hóa giải mọi nghiệp thức và bay vào vũ trụ một cách tự tại vô ngại.
Như vậy, có thể nói là trên trăm triệu hoài bảo trong đời sống của thế giới nhị nguyên và giàu có nhất của vua chuyển luân thì không có một ông vua nào bằng ông vua của Tâm pháp và không có sự hoài bảo nào bằng sự hoài bảo Giải thoát. Ông vua tâm pháp là ông vua có thể ngự trị mãi mãi mà không bao giờ thay đổi ngôi vị, đó là Tâm vương. Còn tất cả những ông vua khác đều bị dòng nghiệp thay đổi, nên các ông vua đó cũng bị thay đổi theo dòng nghiệp đó.
Đối với sự nghiệp Kim Ngưu Phá Điền là phá tất cả mọi hoang mạt để phục hóa chân địa và ánh sáng kỳ quan cho chúng sinh đến mục đích cuối cùng là giải thoát. Chỉ có giải thoát mới có thể đem lại hạnh phúc đời đời cho chúng ta và nhân loại. Còn mãi kẹt trong các dòng nghiệp ấy thì Như Lai nói rõ rằng: Dù cho chúng nó có san hô, mã não, trân châu, hổ phách và có tất cả những kim loại quí nhất thì nó cũng chỉ đeo trên cổ nó mà thôi.
Như vậy, chúng ta phải hiểu được tính đại thừa Cửu Kinh Minh Triết là nhằm đem công suất lớn để hóa giải các dòng nghiệp cho chúng sinh, đồng thời thiết lập bảo đàn, địa đàn xanh tươi để chúng sinh nương tựa mọi âm phúc ấy và thăng hoa trong dòng nghiệp, để đi vào chu trình thượng và thiết lập vạn tâm, thì chúng ta mới có được hạnh phúc vững chắc. Còn hạnh phúc thuộc về vật chất sang trọng là hạnh phúc của hoa đốm. Vậy hoàn toàn chúng ta không thể giản dị trong sức mạnh hóa chân tính; Bình đẳng và tối đại bình đẳng của sự nghiệp chân tính để chúng ta thù thắng các nghiệp và thành đạt giá trị hóa các nghiệp.
Nếu chúng ta không làm được công việc này, thì các dòng nghiệp cũ và mới tương tục chuyển động và chuyển động không dừng nghĩ; thì mọi ý thức phân biệt khổ đau của chúng ta cũng tiếp tục khổ đau mà thôi. Nên đức Phật nói: Ngươi dừng nghĩ được các loại nghiệp nhiều chừng nào thì ngươi hạnh phúc nhiều chừng ấy. Còn lại một tâm cho ánh sáng, một tâm cho sự cứu độ, một tâm cho sự công phu, một tâm cho các công việc làm hàng ngày đối với đời sống thuộc về chân hành và không để chỗ sót, chỗ trống, chỗ thoát mọi giá trị chân hành trong đời sống của nhất tâm, thì ngươi sẽ được hạnh phúc trong nhất tâm.
Như vậy, ai nhất tâm trong ánh sáng huy hoàng thì sự hạnh phúc ở trong ánh sáng huy hoàng và ai là người mau chóng giải hóa các nghiệp thì người ấy sớm được hạnh phúc.
Ngài bảo ông Chơn Quốc Chính Thống trình bày.
Ông Chơn Quốc Chính Thống: Thưa Cha, trên mặt bằng của minh triết thì các chủng nghiệp của con người lớn hơn cát sông Hằng. Vì sinh ra cát sông Hằng nó còn có qui trình thời gian, còn hoặc lậu của con người thì liên tục trong sát na, nên số lượng nó là vô cùng và nhiều hơn số cát sông Hằng. Chính hoặc nghiệp này nó là nguyên nhân che chắn, mặc dù chúng ta đang trực diện với Cửu Kinh Minh Triết nhưng chúng ta chỉ sống trong các hoặc nghiệp mà thôi. Hoặc nghiệp ví như cỏ rác hoặc những cây cổ thụ xấu ác nó đã che khuất chân tâm ánh sáng và chúng ta đau khổ cũng bởi những hoặc nghiệp này. Như vậy, tầm quan trọng của hoặc nghiệp sẽ quyết định cho sự sống còn và phát triển kết tinh của chúng ta hôm nay. Muốn kiểm soát nó phải nương vào Bát Chánh Đạo và Thất Giác Đạo Chi, để chuyển hóa hoặc nghiệp bất tương ưng trở thành tương ưng và trở thành ánh sáng. Thì Cửu Kinh Minh Triết lúc bấy giờ mới thực sự thâm nhập đối với chúng ta. Do đó nên nhà chí sĩ Phan Bội Châu có nói rằng: “Muốn làm thánh khiết thì phải trở về chính tâm và đánh thắng được giặc tâm thì mới là tăng tướng”. Như vậy, đối với minh triết là có đầy dãy cả vũ trụ này, nhưng nếu hoặc nghiệp chúng ta không loại trừ thì tất nhiên kho tàng minh triết cũng chỉ là của vũ trụ, Như Lai mà thôi.
Ngài dạy, như vậy chúng ta xác định cái biết của Như Lai đã ra khỏi mọi hoặc lậu nghiệp thức, hoàn toàn không có hoặc lậu nghiệp thức. Nên cái biết Như Lai bằng vũ trụ. Vũ trụ bấy nhiêu thì cái biết của Như Lai bấy nhiêu. Còn chúng sinh thì bị hoặc lậu nghiệp thức phát sinh lấn áp bao vây, làm cho cái biết bị nhỏ nhoi đi. Nên Như Lai nói rằng: “Người nào mà chuyển hóa và thắng phục được nghiệp thì cái biết được tăng trưởng và nhanh chóng được cái biết vĩ đại”.
Như vậy, chúng ta không phải đi cầu xin cái biết, mà chúng ta phải ra công để chuyển hóa các hoặc lậu nghiệp thức, thì giá trị hiểu biết được thăng hoa theo mức độ chuyển sạch nghiệp của chúng ta và khi lên được Tứ thánh thì hoàn toàn đã sạch được các nghiệp; Thì lúc bấy giờ ánh sáng chân tâm mới kết tinh ròng tính để đưa chúng ta đi đến một bước ngang bằng vũ trụ.
Như vậy, chuyển nghiệp và thắng nghiệp là một hình thức tinh lọc để đi đến hoàng kim tri thức ánh sáng, thuộc về tổng tinh hoa của các chất liệu cao cấp nhất.
Khi hoặc lậu nghiệp thức đã sạch thì cái biết chúng ta trở thành cái biết thông suốt vạn pháp. Thì cái biết đó đức Phật gọi là: “Vô lậu tận thông” là đồng nghĩa với thấy được sinh tử của chúng ta từ vô lượng kiếp, nên gọi là chứng được sinh tử minh. Đối với Như Lai là chưa bao giờ nói sai về chân lý ánh sáng của vũ trụ và chưa bao giờ làm lệch giá trị Công Luật vũ trụ. Vì Ngài đã rạch ròi, đã thông suốt vạn pháp, đã chứng được giá trị vô thượng và đạt thành giá trị chân tâm viên giác.
Bài học hôm nay chúng ta khai thác được các hoặc lậu nghiệp thức thuộc về tiềm thức và ngăn ngừa các hoặc lậu nghiệp thức chuyển động trong ý thức phân biệt đối với 6 căn, 6 thức, 6 trần. Sự hiện hữu hóa trong nhân và quả của sự tích chứa quĩ tích trong đương đại, để chúng ta hóa thân trong sự nghiệp chuyển pháp và hình thành chân tâm ánh sáng. Còn nếu chúng ta chưa thắng được nghiệp, thì mọi sự bẽ bàng đau khổ nhất rồi cũng sẽ đến với chúng ta.
Như vậy, khi chúng ta hoàn toàn thắng nghiệp và sạch nghiệp, thì Cửu Kinh Minh Triết cũng bày tỏ giá trị ánh sáng toàn mãn trong tri thức ánh sáng của chính ta.

0 nhận xét:

Đăng nhận xét

Ví bạn hãy dùng ngôn ngữ lịch sự, tôn trọng lẫn nhau, mỗi người có cấp độ trình độ riêng nên không nên phán xét nếu không thông hiểu. Xin cảm ơn!