NGUỒN GỐC CỦA SỰ KHỔ ĐAU
(18/11 Bính tuất – 2006, Ngọc Điện Đát Đa La)
(18/11 Bính tuất – 2006, Ngọc Điện Đát Đa La)
Có hai vấn đề được đặt ra là tính khách quan
của sự khổ đau và chủ quan của sự khổ đau, nguyên nhân nào tạo ra sự khổ đau
đó. Như bốn cái khổ đau lớn nhất là sinh già bệnh chết; rồi còn hàng trăm thứ
khổ đau khác như đói của sự khổ đau, nghèo của sự khổ đau, tai họa của sự khổ
đau. Nói đến tai họa thì rất nhiều không thể kể hết được, ví như con người đang
sống bổng xe tung chết, hay đang sống bị tai biến chết, hoặc đang sống bị nhiễm
các loại siêu vi chết mất…
Hôm nay chúng ta sẽ học bài: triết giải Nguồn Gốc Khổ Đau có liên quan đến Công Luật hóa vũ trụ và có liên quan đến nền đạo luật vũ trụ. Bởi sự khổ đau không thể tách rời ra cái giá trị tổng thể của vũ trụ. Vì có vũ trụ thì mới có chúng ta, mà khi có chúng ta rồi thì cái khổ đau nó luôn luôn dồn dập, còn cái hạnh phúc của loài người thì lại quá ít, nếu đem tính tỉ lệ hạnh phúc thì chỉ có ba mà khổ đau thì đến bảy. Sự bình an trong đời sống loài người thì rất là mong manh, mà biến cố của sự khổ đau và tai họa thì lại quá lớn. Chính vì vậy mà chúng ta phải khai thác, đào sâu về nguồn gốc của sự khổ đau và triết chứng giải quyết vấn đề khổ đau đó.
Khi chúng ta biết được nguồn gốc của sự khổ đau rồi, thì chúng ta mới có phương pháp giải quyết sự khổ đau đó. Như vậy thì hiện nay thực tế đã chứng minh sự khổ đau đối với nhân loại trên hành tinh là có thực. Nếu chúng ta không hiểu được tính Công Luật thì chúng ta đổ thừa do Thượng Đế, do đấng Thống hóa sinh chúng ta ra nên bây giờ chúng ta phải chịu cái hình hài này và hàng trăm ngàn thứ khổ đau nó dồn tới. Hoặc là ta lại đổ thừa cho cha mẹ ông bà và những người chung quanh, đó là tính khách quan. Còn chủ quan là do chúng ta làm sai nên bị khổ đau. Nhưng có những người làm đúng cũng phải sinh già bệnh chết và chịu sự khổ đau đó. Như vậy giữa người đúng và người sai đều chịu cái sinh già bệnh chết giống nhau. Thì không biết đâu là chân lý để chúng ta nghiêng về mà giải quyết sự khổ đau đó. Như tất cả những người làm thiện thì cũng phải chịu khổ đau của sinh già bệnh chết và những người làm ác thì cũng sinh già bệnh chết và khổ đau giống vậy. Như vậy thì cái gì để rạch ròi và giải quyết sự khổ đau có ân sủng? Các vị hãy lắng nghe!
Nguyên lý của sự khổ đau: Chúng ta phải thấy rằng ở trong tính chất của sáu kinh mà tôi đã nói, thì cái đích thực về giá trị hóa sinh ra loài người là đấng Thống hóa. Đấng Thống hóa không áp đặt sự khổ đau trong đời sống vĩnh viễn của nhân loại, của thế giới nhị nguyên, mà Ngài thiết lập nhị nguyên là nhằm rèn luyện và kết tinh hình thành giá trị tinh hoa. Như vậy thì Ngài áp đặt thiết lập sự khổ luyện chứ không áp đặt sự khổ đau.
Khổ luyện để chi? Khổ luyện để hóa an lạc thường trụ. Vậy cái giá trị khổ luyện với sự khổ đau của trầm luân, hai cái đó khác nhau hoàn toàn. Bởi khổ đau trầm luân là bị dày xéo tri thức ánh sáng, chịu phân biến giá trị tri thức ánh sáng và làm cho tâm thức bị xáo trộn, bị những hình ảnh đau khổ của sự phạt trích do nhân quả mà chúng ta đã tạo ra. Thì đó là khổ đau của sự trừng phạt, do tính nhân quả tạo tác lầm lẫn của chúng ta mà thành ra sự khổ đau của trầm luân. Nhưng nếu chúng ta quay ngược trở về để huân tập và hình thành những giá trị tinh hoa thì cái đó không gọi là khổ đau mà gọi là khổ luyện. Như vậy đấng Thống hóa không áp đặt sự khổ đau vĩnh viễn trong đời sống của nhị nguyên. Ngài hình thành nhân loại là nhằm để khổ luyện hóa trong quá trình kết tinh tinh hoa, bèn hình thành định luật sinh tử là để khổ luyện hóa và kết tinh tinh hoa đi đến chỗ thường trụ an lạc vĩnh viễn.
Chúng ta đã biết được phần nguyên lý nguồn gốc của khổ đau là do sự lầm lẫn. Thống hóa Ngài cho chúng ta sáu căn là để huân tập chứ không phải Ngài cho chúng ta sáu căn là để chúng ta nhiễm trước. Ngài cho chúng ta cái tham muốn của sự quay về, chớ không phải tham muốn của sự chìm đắm. Cái muốn ấy là tham, nhưng nếu Ngài không cho chúng ta cái muốn và không cho chúng ta cái biết tham thì chắc có lẽ là chúng ta không bao giờ quay về với Ngài. Nhưng khi chúng ta có cái tham muốn thì chúng ta lại không tham muốn trở về với Ngài, mà tham muốn tất cả những giá trị vị ngọt trong đời sống của dục lạc và cấu trúc của sự tham muốn về ngũ trược ác thế. Chúng ta lầm lẫn cái đó nên phải chịu những móc xích nhân quả của sự khổ đau, là do chúng ta lầm lẫn tạo ra. Lầm lẫn bởi ngã sở, bởi kiến chấp, bởi năm ấm. Như Ngài cho chúng ta năm ấm, sắc thọ tưởng hành thức là để tập hợp tinh hoa, chớ Ngài đâu cho năm ấm để chúng ta hưởng thụ một cách thoái hóa. Vì chúng ta dùng năm ấm để hưởng thụ thoái hóa cho nên bị phân biến tinh hoa của đấng Thống hóa, bèn phải chịu những định luật luân chuyển và trầm luân. Vậy trầm luân đó là do sự lầm lẫn của chúng ta.
Chúng ta phải định nghĩa cho rõ về tính chất của hai sự khổ. Khổ của sự sa đọa và khổ của sự công luyện. Khổ công luyện là khổ công luyện tập để kết tinh tinh hoa, để trở về tính thường trụ và không còn bị biến đổi nữa. Như vậy khổ công luyện trong đó có khổ sinh tử và khổ bệnh lão. Thì ngay cả đức Như Lai cũng đã nói bốn phép ấy phải lấy chân tính ánh sáng trị liệu, dùng thuốc thần hóa tâm pháp để giải quyết vấn đề sinh lão bệnh tử. Như vậy thì cái khổ của công luyện thì có bốn phép sinh tử, nhưng bốn phép sinh tử nếu ta lầm lẫn thì nó sụp vào trầm luân, trở thành cái khổ của sinh tử trầm luân chứ không phải cái khổ của công luyện nữa. Như vậy thì bên này cũng chịu sinh lão bệnh tử nhưng cái khổ của công luyện, còn bên này cũng chịu sinh lão bệnh tử nhưng cái khổ của nhân quả và trầm luân do chúng ta lầm lẫn. Hai khổ ấy rạch ròi và rõ ràng như vậy, thế nên mới biết rằng: nguồn gốc của sự khổ đau không bởi do đấng Thống hóa mà bởi do ta không tuân thủ các phép của đấng Thống hóa đã cho. Như vậy trong đời sống tiến hóa của phép nhị nguyên thì định luật nhân quả nó là định luật tất yếu của sự nghiệp chúng ta.
Tại sao gọi là sự nghiệp? Vì ở tầng dưới nó gọi là nhân quả bá nghiệp nhưng khi chuyển hóa được nhân quả bá nghiệp thì kết tinh thành nhân quả đại nghiệp Như Lai. Nếu chúng ta không có những quả của bá nghiệp ấy thì cũng không bao giờ có cái quả tối thượng của Như Lai. Ở tầng dưới thì nhân quả nó chia ra hàng tỉ như vậy, nhưng khi nó kết tinh lên tầng trên thì nó có một nhân quả duy nhất, đó là nhân quả Như Lai. Tức nhân Như Lai và quả Như Lai, nhân Thống hóa và quả Thống hóa, nhân Trung Tâm và quả Trung Tâm, nhân ánh sáng và quả ánh sáng. Nhưng khi nó xuống phân hóa các hoặc lậu, thì nó sinh ra nhiều nhân quả khác nhau. Nó tác động tạo cho chúng ta chịu những luật nhân quả thuộc về tốt và xấu, nên cái đau khổ này là do sự lầm lẫn.
Như vậy thì nguồn gốc của sự khổ đau nó có hai tính khách quan và chủ quan. Khách quan là đấng Thống hóa thiết lập công án khổ luyện để chúng ta đến với Ngài. Nhưng về phần chủ quan là không giác ngộ được chân tính của vũ trụ, không giác ngộ được tính Công Luật vũ trụ, nên làm theo bản giác, làm theo bản năng, làm theo chủng nghiệp, làm theo cái tham muốn thấp hèn. Thật ra Ngài cho chúng ta cái tham muốn đó để chúng ta quay về với Ngài chứ không phải chúng ta tham muốn rồi mãi mãi ở trong cái đời sống trói buộc đó. Như vậy thì cái đó cũng bởi do lầm lẫn mà thôi, nhưng lầm lẫn rất có lý là vì sao? Vì tất cả những cái giả hợp chúng ta bèn tưởng nó là thật, thấy năm ấm tưởng nó là thật, thấy ngã tướng tưởng nó là thật. Nói tóm lại, là từ tính sinh ra hình và hình ngã ra cái bóng, mà chúng ta thấy cái bóng cái hình đó tưởng đó là thực cho nên lầm cái bóng và cái hình đó mà không quay về cái tính của sự giải thoát, vì vậy cho nên chúng ta chịu sự khổ đau.
Nếu định nghĩa về hai cái khổ thì bên này là cái khổ của công luyện, thì phép sinh tử là phép của công luyện, nhưng nếu chúng ta không biết về công luyện thì phép sinh tử là phép của loại nhân quả và trầm luân, nó có hai cái lập thể như vậy. Phép trầm luân thì đức Phật gọi là chưa giác ngộ. Chưa giác ngộ tức là chưa giải quyết được sự lầm lẫn, còn ở trong tăm tối nên phải chịu những nhân quả móc xích, và cứ như thế nó quay mãi mà không bao giờ thoát ra được. Vậy khổ là gốc của sự lầm lẫn chứ không phải gốc của Thượng Đế.
Công án của mười phương đã hóa thân vạn hữu là nhằm để tiến hóa, nhưng chúng ta lại không chịu tiến hóa mà đi ngược dòng tiến hóa đó nên bị thoái hóa. Chính cái thoái hóa đó là cái bị đào thải, phải chịu luật bềnh bồng trong định luật chuyển động đào thải đó. Thì cái khổ chúng ta không thể đổ thừa cho Thống hóa, và cũng không đổ thừa cho ai hết. Vì chính chúng ta không giác ngộ được cái giá trị công án hóa của vũ trụ đã cho chúng ta những tinh hoa rất lớn mà chúng ta lại không biết ly tâm, không biết kết tinh, không biết tu chính chuyển hóa, không biết quay trở về cái nguồn gốc đó. Cho nên bèn sinh ra khổ đau. Vì vậy trong mặc khải của đấng Thống hóa là luôn luôn khi thiết lập ra thế giới nhị nguyên, thì đồng thời thiết lập tất cả những công án thế vì và thiết lập mười phương hóa thân vào trong đời sống, để chỉ cho sự lầm lẫn đó. Như vậy thì cái tương tục độ tận của Chư Phật luôn luôn cứ mỗi thời kỳ là có Thánh Nhân ra đời để thiết lập ngôi trường, để giải quyết lầm lẫn đó cho chúng sinh, để chúng sinh từ cái khổ lầm lẫn vô nghĩa đó trở về cái khổ luyện và từ cái khổ luyện đi đến sự an vui và thường trụ. Vậy thì đức Như Lai nói hoàn toàn là đúng.
Trong cái khổ mà chúng ta muốn quay trở về cái khổ luyện là chúng ta phải quay về chu trình hai tức là tập. Như trước đây chúng ta tập những điều xấu thì bây giờ chúng ta quay trở lại tập những điều tốt. Trước đây chúng ta tập kết những nhân quả xấu, thì bây giờ chúng ta quay về tập kết những nhân quả tốt. Trước đây chúng ta tập kết cái ngũ trược ác thế, thì hôm nay chúng ta phải tập kết được thiện nghiệp hóa tri thức ánh sáng và hóa tri thức pháp tạng. Trước đây chúng ta dong ruỗi buông xuôi theo bản ngã, theo cảm tính, theo những cái dục lậu một cách không có chân lý, thì hôm nay chúng ta quay về cái chân lý để cân đối trong những điều kiện tốt đẹp nhất của Thượng Đế đã cho. Tất cả đều quay ngược trở về, mà quay ngược trở về tức là huân tập, một khi mà chúng ta huân tập được như vậy thì tinh hoa của Thống hóa, của mười phương, của vũ trụ đã cho chúng ta một số vốn đó. Chúng ta có đủ sức mạnh để tiêu diệt tất cả những sự lầm lẫn, diệt tất cả những nghiệp lực, những điều xấu ác mà trước đây chúng ta đã làm. Thì cái đạo lộ của Công Luật, đạo lộ chân tính của Thống hóa sẽ bày hiện ở trong đời sống của tri thức chúng ta. Như vậy thì đạo sẽ phát sinh ở trong tri thức ánh sáng và đạo sẽ phát sinh trong chân tâm của chúng ta, sau khi chúng ta đã tập diệt và hoàn toàn chiến thắng nó. Vậy thì cái khổ mà đấng Thống hóa cho chúng ta là cái khổ luyện. Khổ luyện nhằm để thành vàng, mà muốn thành vàng ròng thì chúng ta phải li tâm, vì trong vàng có quặng. Chúng ta li tâm tức là tinh lọc các quặng cấu đó ra khỏi đời sống của vàng, bây giờ chỉ còn lại vàng chứ không còn có quặng, thì cái khổ đó rất có ý nghĩa. định nghĩa của minh triết, thì khổ là thuộc những công trình tiến hóa, công trình thăng hoa, công trình tu chính, công trình kết tinh tinh hoa tâm pháp. Trong các công trình đó nó luôn luôn kết hợp giữa tính và thể, tâm và vật.
Như vậy, nguồn gốc của sự khổ đau không bởi Thượng Đế, không bởi thế giới pháp giới gì hết, mà bởi cái lầm lẫn của nhân bản và cái lầm lẫn của cộng đồng nhân bản. Một khi mà chưa có một đại sự nhân duyên, chưa có một ánh sáng lớn để mà soi rọi thì sự lầm lẫn của chúng sinh là lầm lẫn theo tập nghiệp, lầm lẫn theo quán tính và lầm lẫn theo vọng thức, những tư duy chưa quay về bên trong. Chứ thật ra một khi hiểu được ánh sáng chân lý rồi thì tất cả đều quay về bên trong, quay về chiều thượng, thì mọi cái khổ từ từ được giải quyết từng phần và lần lượt sẽ thoát ra mọi sự khổ đau.
Như vậy thì sinh lão bệnh tử là có hai thềm, một thềm dành cho những con người không quay trở về nguyên lý, phải chịu những nhân quả tất yếu trong sự đọa đày, đó là cái khổ của trầm luân. Một thềm dành cho những con người quay về công luyện, thì cái sinh lão bệnh tử đó là cầu nối của khổ luyện để người ta đi đến giải thoát. Vậy giữa tính khách quan và chủ quan là do nguồn gốc của sự lầm lẫn. Vì đấng Thống hóa không áp đặt sự khổ đau vĩnh viễn trong đời sống nhị nguyên, thì không thể nói là do đấng Thống hóa. Chúng ta có thể thoát ra khỏi đời sống nhị nguyên được. Chúng ta có thể công luyện kết tinh chân tâm kim cương, để chúng ta tự tại trong sinh tử. Vậy chúng ta không thể đổ thừa đấng Thống hóa cũng không đổ thừa mười phương, mà chúng ta phải xác định là do thế giới lầm lẫn hoặc là nhân loại lầm lẫn, hoặc là cá nhân lầm lẫn. Đó là những lầm lẫn tương tục mà sinh ra đau khổ trầm luân. Còn cái tai họa trong đời sống, thì mối chốt của sinh lão bệnh tử là mối chốt quan trọng nhất trong bát đại khổ đó. Cái chết thì có nhiều cái chết như chết bệnh, chết xe tung, hay già chết, tất cả đều là chết hàng trăm loại khác nhau, nhưng kết chung nó cũng là cái tử. Cái tử đó nó không đồng với nhau, là do biên độ của các nghiệp lực chuyển động. Như người có tâm đức và trí tuệ thì có cái tử khác với người không có tâm đức và trí tuệ. Tôi lấy ví dụ như một người đi xe bằng trí, họ luôn luôn có một tâm đức trí tuệ vững vàng không vượt ẩu phóng nhanh, thì người đó ít bị xảy ra những tai nạn xe cộ. Cũng như bất cứ thứ gì trong đời sống của mọi hoạt động, mà người ta đưa trí đức vào thì luôn luôn cái tai họa nó được giảm xuống, đó là tính biện chứng. Người ta cũng không hưởng thụ một cách bừa bãi, mà hưởng thụ một cách chân chính thì cái giới hạn về sự đau khổ cũng giảm. Như vậy lấy trí đức để giải quyết vấn đề tai họa, chứ không phải lấy sự cầu mong. Ngay cả việc đi chơi thôi thì người ta cũng phải dùng trí đức để đi chơi, chứ không dùng cảm tính. Vì dùng cảm tính để đi chơi thì việc đi chơi sẽ sụp vào vũng lầy. Còn nếu dùng trí đức đi chơi là đi chơi trên đỉnh cao. Thì chính cái đó cũng giải quyết vấn đề khổ đau. Vậy thì chúng ta luôn luôn dùng trí huệ và đạo đức để thực hiện bất cứ một công trình gì, dù nhỏ hay lớn cũng đem lại hiệu quả và kết quả rất cao, và tai họa nếu có thì cũng hạn chế. Còn nếu chúng ta làm theo cảm tính, làm theo bản năng, làm bừa bãi theo sự hư dối và cấu dục của cấp hạ thì sự tai họa sẽ đến với chúng ta rất lớn.
Hôm nay, chúng ta học bài “nguồn gốc của sự khổ đau” không bởi đấng Thống hóa, không bởi các pháp lập nhị nguyên và hệ thống vạn loại trong đời sống tiến hóa đó, mà nguồn gốc của sự khổ đau nói tắt là do sự lầm lẫn. Vì trong siêu ý của đấng Thống hóa là cho chúng ta thân thể ngũ ấm để tiến hóa, chớ không phải để chúng ta hưởng thụ thoái hóa. Vì chúng ta chấp ngã cho nó là thật, cho nó là thường trụ mãi mãi, rồi chúng ta lại chạy ra ngoài tung tác mà quên đi chân tính ánh sáng bên trong. Chúng ta lại không chịu kết tinh, vì bên ngoài càng khuyếch đại thì bên trong càng thu hẹp thì sự khổ đau chuẩn bị tấn công; còn nếu bên trong càng lớn, thì bên ngoài thu hẹp lại và sự an vui sẽ xuất hiện. Vậy sinh tử bệnh lão của người công luyện được giải thoát, sinh tử bệnh lão của người tha hóa bị sa đọa. Nguồn gốc của sự khổ đau là do sự lầm lẫn.
Giải trình của kinh Khổ- Tập- Diệt- Đạo mà đức Như Lai đã nói từ nhiều đời thì do sự lầm lẫn mà ra. Nếu đem cái chân thật mà theo cái giả thì chân thật đó bị giảm biến. Cái thật của nó là cái hạt, là chân tâm, là tri thức ánh sáng, mà lại phóng theo cái giả để rồi cái thật bị giảm đi mà cái giả lại tăng lên. Bây giờ chúng ta phải dùng cái giả để bồi bổ cho cái thật, buộc cái giả làm cho cái thật. Như vậy chân tính là thật, vật thể là giả hợp tạm mượn. Nếu đem cái cứu cánh mà chạy theo phương tiện thì phương tiện nó triệt tiêu cái cứu cánh, nên buộc phương tiện phải phục vụ cho cứu cánh.
Vậy, phẩm kinh này là giải luận cho nguồn gốc khổ đau, không phải bởi do đâu mà bởi sự lầm lẫn. Chúng ta muốn giải quyết sự lầm lẫn thì trở về sự huân tập và kết tinh tâm pháp. Lấy sinh- lão- bệnh- tử làm sự khổ luyện và kết tinh, biến đổi năm ấm của chiều thấp qua chiều cao để đạt lấy tinh hoa của pháp thân. Lấy sự huân tập tinh hoa thiện nghiệp để bồi đắp cho pháp thân và diệt đoạn tất cả những ảo giác, diệt đoạn tất cả những ác dục, quay trở về với thiện dục. Diệt tất cả những chiều hạ để quay về với chiều thượng, diệt tất cả những cỏ rác của chân thức để bày tỏ được chân địa của tâm pháp thì giải thoát nó sẽ tức khắc đến với chúng ta. Nếu chúng ta có thành Phật và mang thân này đến với thế gian thì chúng ta cũng không có khổ đau. Bởi vì chúng ta chấp nhận sinh lão bệnh tử để hóa chúng sinh cho nên được vui. Còn cái chết đối với đức Phật là giải thoát, vì chết là Ngài xuất quang đi khắp vũ trụ này, đó là vui sướng không có khổ đau. Còn sinh thì Ngài đã nguyện sinh xuống để cứu độ chúng sinh, nên sinh cũng là vui sướng chứ không có khổ đau. Khi Ngài có bệnh là tri kiến cho chúng sinh, nên bệnh của Ngài cũng là vui sướng. Khi già thì Ngài chứng kiến cái trái thành tựu của quả vị Phật, Ngài tri kiến Phật, chứng Phật cho chúng sinh thấy cũng là vui sướng. Cho nên sinh lão bệnh tử tâm tự tại của đức Phật là vui sướng, còn sinh lão bệnh tử của chúng ta thì bị ràng buộc, vì nghiệp lực chồng chất dày xéo tâm thức, không tự tại được nên khổ đau.
Như vậy, sinh lão bệnh tử của Như Lai là tự tại vô ngại, mà sinh lão bệnh tử của chúng sinh là ràng buộc trong bá nghiệp và khổ đau trong bá nghiệp đó. Thì các vị phải cố gắng lên tập hợp tinh hoa bằng sự công luyện qua ý thức tâm pháp mạnh mẽ nhất để chúng ta kết tập được tổng tinh hoa đó mà giải thoát. Chúng ta không thể chối bỏ được, vì chúng ta đã trở thành một tác phẩm hiện thực trong đời sống. Chúng ta không thể dứt bỏ thân này được, không thể trốn chạy được vì chúng ta đã trở thành hiện thực rồi mà hiện thực đó là chúng ta phải quay trở về để công luyện. Còn nếu chúng ta không chịu khuất phục công án công luyện của Thống hóa, thì chúng ta phải chịu sống theo kiểu mê lầm và tất nhiên phải chịu khổ đau. Vậy nay chúng ta đã giác ngộ thấy rõ được chân lý của sinh lão bệnh tử thì chúng ta không thể chấp nhận đi theo con đường buông thả hưởng thụ để rồi phải chịu khổ đau. Mà chúng ta phải quay về cái công án công luyện thuận theo ý muốn của đấng Thống hóa mà kết tinh tinh hoa chân tâm. Thì lúc bấy giờ chúng ta sẽ được tự tại trong sinh tử và vượt thoát ra mọi sự khổ đau.
Thế giới nhị nguyên là mặt bằng của công luyện và kết tinh tinh hoa chân tâm, thì phải có các pháp tương tác. Tương tác các pháp bất tương ưng thì hóa thành nạn, còn tương tác các pháp tương ưng thì giải nạn và kết tinh tinh hoa chân tâm.
Nếu cộng nghiệp bất tương ưng càng lớn thì ác nạn, đại nạn nó trùng trùng vây bủa và áp lực của sự đau khổ càng gia tăng trong thế giới ấy.
Như vậy mặt bằng của nhị nguyên sẳn sàng hóa nạn và cũng sẵn sàng giải nạn trên định luật tương ưng và bất tương ưng.
Đời sống ổn định hoặc không ổn định là do ý niệm tương tác của nhân sinh. Nếu lập dòng nghiệp thiện sẽ giải nạn và thăng hoa. Nếu lập dòng nghiệp ác thì sẽ hóa nạn và chìm đắm, đó là có thực trong mặt bằng nhị nguyên.
Vì chúng ta cố chấp về định luật sinh tử nên phát sinh khổ đau. Nếu chúng ta bèn biết sinh tử là định luật hóa thì chúng ta sẽ dứt ý niệm khổ trong sinh tử ấy.
Sinh tử là cầu nối của sự hóa thì chúng ta phải thèm khát sự sinh tử đó, vào ra trong sinh tử, để rồi được tự tại trong sinh tử và thoát ra mọi sự khổ đau.
Tại sao ta hỏi người đã giác ngộ: Ông có đau khổ trong sinh tử không? Người trả lời: Không! Sinh tử là cầu nối của sự hóa, tôi đang thèm khát sự sinh tử thì sao tôi lại khổ trong sinh tử được
Như vậy, khổ hay không khổ là do ý niệm của người ấy phát sinh, là do các pháp bất tương ưng và các pháp tương ưng. Các pháp tương ưng của ý niệm luôn luôn có đề tài giải khổ. Còn pháp bất tương ưng của ý niệm luôn luôn có đề tài khổ đau.
¯ Nguyên nhân nào dẫn đến sự lầm lẫn?
Do ý thức phân biệt mà chúng ta nhận sự lầm lẫn hoặc nhận một chiều. Khi phân biệt thì luôn luôn có tính bản ngã cao, mà có tính bản ngã cao thì lại bảo thủ bản ngã đó. Chính cái bảo thủ của bản ngã mà làm mất đi giá trị của tổng thể chân ngã và chính cái bản ngã đó mà làm lủng đoạn giá trị tổng thể tinh hoa. Như vậy, bản ngã hóa là do sự phân biệt của giá trị tổng thể chân ngã, làm sụp đổ chân ngã là do bản ngã mà ra. Nếu chúng ta đánh sập được bản ngã, trở về với chân ngã thì liền thu liễm tất cả các pháp về một gốc và tổng tinh hoa trở về một gốc, không còn phân hoa tổng tinh hoa nữa thì chân ngã tự nhiên hóa thân từ trung tâm đó. Vì vốn gốc của trung tâm không đi lệch cân của hai chiều tâm và vật, không bị sự đối lập của tâm vật. Cũng như trong bát nhã chính nó không lập dị giữa sắc và không nhưng do ý thức phân biệt mà có lập dị các pháp đó. Nếu trở về được trung tâm, lõi của bát nhã thì bát nhã không có tính phân biệt, mà giá trị của nó là hợp chiếu thống nhất. Chúng ta trở về cái nguyen lý của giá trị hợp chiếu thống nhất, là trở về cái lý uyên bác của hội tụ, thì trí huệ bát nhã tự phát sinh.
Nơi nào có hội tụ là nơi đó có cường độ phát triển lớn, nơi nào có sự phân hóa là nơi đó bị yếu ớt, bị thoái hoá, bị băng hoại, đó thuộc về định luật. Chúng ta nắm vững định luật ấy để tránh những sự mơ hồ và ảo giác do sự phân biệt của bản ngã làm lủng đoạn, làm sập đổ chân ngã ánh sáng. Như vậy, chúng ta luôn luon tập hợp tư tưởng ánh sáng trở về trung tâm hội tụ, để sắp xếp ổn định và trật tự hóa về sự thật để có đủ sức mạnh phát triển toàn diện. Đó là vinh quang nhất của sự nghiệp vũ trụ, vì trí huệ bát nhã là bậc thay số một của tất cả những sự nghiệp học chuyên môn trong đời sống của nhân loại. Hôm nay, chúng ta học công luật cũng có nghĩa là chúng ta trở về thẩm định tính chất, giá trị của trí huệ bát nhã để thực hiện những công trình vũ trụ.
Chân tính ánh sáng vũ trụ là cái nguồn gốc sinh ra chúng ta, mà ánh sáng vũ trụ không mất thì chúng ta không bao giờ mất. Như vậy, chúng ta còn trong sự an vui và giải thoát hoặc còn trong sự khổ đau và sa đọa.
Trong đời sống chúng ta không lo sợ cái chết mà lo sợ sự lầm lẫn trên con đường tiến hóa dẫn đến sự sa đọa. Vậy sa đọa của phần tâm thức là đáng lo còn cái chết là thuộc về bình thường, mà siêu thoát thăng hoa và thành tựu chính vị mới gọi là phi thường. Nếu đem sự nghiệp công luật mà cứu độ được nhân loại và làm cho loài người được hạnh phúc thì mới có phi thường. Nếu chết mà hóa chính vị và trở thành sự sống phi thường như Thích Quảng Đức hoặc Đức Kitô… là phi thường, còn chết vì tai họa và bệnh đau là bình thường. Vậy chết là mất đi phần bóng, còn hình thì không mất, tức mất đi phần lập thể còn phần tổng thể tinh hoa là tri thức của quần thể ánh sáng là không mất.
¯ Thế nào là lấy khổ diệt khổ?
Cái khổ của sinh lão bệnh tử là cái khổ không có thực tướng nên chúng ta có thể thay đổi được sự khổ đau đó bằng tính công luyện và trở về nguyên lý tổng thể ánh sáng để đạt chứng giá trị chân thể và loại sự khổ đau ra khỏi đời sống của chính vị. Về tính công luyện thì y phép của sinh lão bệnh tử, hóa trị của nó là khổ tập diệt đạo. Tức là lấy cái khổ luyện để giải quyết cái khổ lầm lẫn. Đó là lấy khổ hóa khổ. Vì cái khổ của sinh lão bệnh tử là cái khổ của nghiệp lực, thì lấy cái khổ của sự công luyện đó để giải quyết cái khổ nghiệp lực trầm luân đó. vì khổ công luyện là khổ của sự kết tinh tinh hoa tâm pháp, mà khổ trầm luân là khổ phân biến của sinh tử về các lậu hoặc biến động trong dòng nghiệp không có thực tướng.
Như vậy đứng trên tổng thể vũ trụ quan thì sinh lão bệnh tử là thuộc về công án hóa pháp thân, nếu Như Lai không nhờ sinh lão bệnh tử thì không tập hợp tinh hoa tổng thể của vũ trụ được, cũng như không có tổng tinh hoa vật lý thì làm sao hóa kim cương? Như vậy thì đời sống vật lý mà tổng tinh hoa của nó là đời sống của tiền đề kim cương vật lý. Vậy lầm lẫn là phân biến cái thực thể và tính ánh sáng của tổng thể; mà giác ngộ là tinh tụ, là tập hợp được tinh hoa, đi đến tròn đủ tinh hoa để phát triển và vượt ra khỏi dòng nghiệp để không còn bị nó lôi chúng ta vào sinh tử trầm luân. Vậy thì trầm luân thuộc về nghiệp lực hoặc lậu không có thực tướng. Nó làm cho thực tướng chúng ta bị nô lệ các dòng nghiệp lầm lẫn ấy và biến đổi giá trị của sự sống qua chiều hạ.
Như vậy dần dần nhân loại sẽ được giác ngộ định luật này, mà cụ thể hóa Như Lai là biểu tượng cho sự giác ngộ cao nhất và các vị sơ thánh là tiền đề cho sự giác ngộ, công luyện giải quyết vấn đề trầm luân đó. Như vậy đấng Thống hóa không áp đặt thực tướng và giá trị bất biến của sự khổ đau trong đời sống của nhân loại, mà đấng Thống hóa cho phép sinh tử nhằm để công luyện và thành tựu chính vị hóa kim cương để được thoát ra các dòng nghiệp và có tác phẩm tối thượng. Đó là định luật chung của vũ trụ không thể thay đổi, khi chúng ta chưa biết được nguyên lý của sự khổ đau thì chúng ta sợ sự khổ đau, nhưng khi chúng ta biết được nguyên lý của sự khổ đau rồi thì chúng ta dùng ánh sáng minh triết và chân hành hóa công luyện để giải quyết sự khổ đau. Vì chỉ có con đường tiến hóa cấp thượng mới triệt tiêu con đường cấp hạ của sự chìm đắm và đam mê một cách lầm lẫn. Khổ đau là vì chúng ta bỏ thực tướng đi theo giả tướng nên chịu khổ đau. Nếu chúng ta lìa xa giả tướng trở về thực tướng thì khổ đau được chấm dứt.
Vậy khổ đau là do lầm lẫn của ý thức phân biệt trong 6 căn ấy. Chúng ta mất tính viên giác, hoặc chưa chiếm lĩnh tính viên giác nên bị khổ đau trong biến thức của ý thức thứ 6. Một khi đã trở về chân tính có tính viên mãn thì không có lầm lẫn trong tính ánh sáng viên mãn đó, cũng không có lầm lẫn trong tính viên giác đó. Nên đức Phật nói, khổ đau là cỏ rác trên thềm đất chưa nhổ xong.
Tóm lại, muốn thay đổi cái khổ trầm luân là phải lấy khổ luyện để đổi cái khổ trầm luân. Vì khổ luyện để kết tinh chân tâm kim cương và thoát ra khổ trầm luân. Còn nếu chúng ta càng hưởng thụ vật chất càng nhiều thì cái khổ trầm luân càng nhân lên. Vì sự tiêu xài sẽ làm tổn thất về tinh hoa kim cương chân tâm. Nên con người ta thường nói là vì ăn xài quá nên hết phước.
Hôm nay chúng ta sẽ học bài: triết giải Nguồn Gốc Khổ Đau có liên quan đến Công Luật hóa vũ trụ và có liên quan đến nền đạo luật vũ trụ. Bởi sự khổ đau không thể tách rời ra cái giá trị tổng thể của vũ trụ. Vì có vũ trụ thì mới có chúng ta, mà khi có chúng ta rồi thì cái khổ đau nó luôn luôn dồn dập, còn cái hạnh phúc của loài người thì lại quá ít, nếu đem tính tỉ lệ hạnh phúc thì chỉ có ba mà khổ đau thì đến bảy. Sự bình an trong đời sống loài người thì rất là mong manh, mà biến cố của sự khổ đau và tai họa thì lại quá lớn. Chính vì vậy mà chúng ta phải khai thác, đào sâu về nguồn gốc của sự khổ đau và triết chứng giải quyết vấn đề khổ đau đó.
Khi chúng ta biết được nguồn gốc của sự khổ đau rồi, thì chúng ta mới có phương pháp giải quyết sự khổ đau đó. Như vậy thì hiện nay thực tế đã chứng minh sự khổ đau đối với nhân loại trên hành tinh là có thực. Nếu chúng ta không hiểu được tính Công Luật thì chúng ta đổ thừa do Thượng Đế, do đấng Thống hóa sinh chúng ta ra nên bây giờ chúng ta phải chịu cái hình hài này và hàng trăm ngàn thứ khổ đau nó dồn tới. Hoặc là ta lại đổ thừa cho cha mẹ ông bà và những người chung quanh, đó là tính khách quan. Còn chủ quan là do chúng ta làm sai nên bị khổ đau. Nhưng có những người làm đúng cũng phải sinh già bệnh chết và chịu sự khổ đau đó. Như vậy giữa người đúng và người sai đều chịu cái sinh già bệnh chết giống nhau. Thì không biết đâu là chân lý để chúng ta nghiêng về mà giải quyết sự khổ đau đó. Như tất cả những người làm thiện thì cũng phải chịu khổ đau của sinh già bệnh chết và những người làm ác thì cũng sinh già bệnh chết và khổ đau giống vậy. Như vậy thì cái gì để rạch ròi và giải quyết sự khổ đau có ân sủng? Các vị hãy lắng nghe!
Nguyên lý của sự khổ đau: Chúng ta phải thấy rằng ở trong tính chất của sáu kinh mà tôi đã nói, thì cái đích thực về giá trị hóa sinh ra loài người là đấng Thống hóa. Đấng Thống hóa không áp đặt sự khổ đau trong đời sống vĩnh viễn của nhân loại, của thế giới nhị nguyên, mà Ngài thiết lập nhị nguyên là nhằm rèn luyện và kết tinh hình thành giá trị tinh hoa. Như vậy thì Ngài áp đặt thiết lập sự khổ luyện chứ không áp đặt sự khổ đau.
Khổ luyện để chi? Khổ luyện để hóa an lạc thường trụ. Vậy cái giá trị khổ luyện với sự khổ đau của trầm luân, hai cái đó khác nhau hoàn toàn. Bởi khổ đau trầm luân là bị dày xéo tri thức ánh sáng, chịu phân biến giá trị tri thức ánh sáng và làm cho tâm thức bị xáo trộn, bị những hình ảnh đau khổ của sự phạt trích do nhân quả mà chúng ta đã tạo ra. Thì đó là khổ đau của sự trừng phạt, do tính nhân quả tạo tác lầm lẫn của chúng ta mà thành ra sự khổ đau của trầm luân. Nhưng nếu chúng ta quay ngược trở về để huân tập và hình thành những giá trị tinh hoa thì cái đó không gọi là khổ đau mà gọi là khổ luyện. Như vậy đấng Thống hóa không áp đặt sự khổ đau vĩnh viễn trong đời sống của nhị nguyên. Ngài hình thành nhân loại là nhằm để khổ luyện hóa trong quá trình kết tinh tinh hoa, bèn hình thành định luật sinh tử là để khổ luyện hóa và kết tinh tinh hoa đi đến chỗ thường trụ an lạc vĩnh viễn.
Chúng ta đã biết được phần nguyên lý nguồn gốc của khổ đau là do sự lầm lẫn. Thống hóa Ngài cho chúng ta sáu căn là để huân tập chứ không phải Ngài cho chúng ta sáu căn là để chúng ta nhiễm trước. Ngài cho chúng ta cái tham muốn của sự quay về, chớ không phải tham muốn của sự chìm đắm. Cái muốn ấy là tham, nhưng nếu Ngài không cho chúng ta cái muốn và không cho chúng ta cái biết tham thì chắc có lẽ là chúng ta không bao giờ quay về với Ngài. Nhưng khi chúng ta có cái tham muốn thì chúng ta lại không tham muốn trở về với Ngài, mà tham muốn tất cả những giá trị vị ngọt trong đời sống của dục lạc và cấu trúc của sự tham muốn về ngũ trược ác thế. Chúng ta lầm lẫn cái đó nên phải chịu những móc xích nhân quả của sự khổ đau, là do chúng ta lầm lẫn tạo ra. Lầm lẫn bởi ngã sở, bởi kiến chấp, bởi năm ấm. Như Ngài cho chúng ta năm ấm, sắc thọ tưởng hành thức là để tập hợp tinh hoa, chớ Ngài đâu cho năm ấm để chúng ta hưởng thụ một cách thoái hóa. Vì chúng ta dùng năm ấm để hưởng thụ thoái hóa cho nên bị phân biến tinh hoa của đấng Thống hóa, bèn phải chịu những định luật luân chuyển và trầm luân. Vậy trầm luân đó là do sự lầm lẫn của chúng ta.
Chúng ta phải định nghĩa cho rõ về tính chất của hai sự khổ. Khổ của sự sa đọa và khổ của sự công luyện. Khổ công luyện là khổ công luyện tập để kết tinh tinh hoa, để trở về tính thường trụ và không còn bị biến đổi nữa. Như vậy khổ công luyện trong đó có khổ sinh tử và khổ bệnh lão. Thì ngay cả đức Như Lai cũng đã nói bốn phép ấy phải lấy chân tính ánh sáng trị liệu, dùng thuốc thần hóa tâm pháp để giải quyết vấn đề sinh lão bệnh tử. Như vậy thì cái khổ của công luyện thì có bốn phép sinh tử, nhưng bốn phép sinh tử nếu ta lầm lẫn thì nó sụp vào trầm luân, trở thành cái khổ của sinh tử trầm luân chứ không phải cái khổ của công luyện nữa. Như vậy thì bên này cũng chịu sinh lão bệnh tử nhưng cái khổ của công luyện, còn bên này cũng chịu sinh lão bệnh tử nhưng cái khổ của nhân quả và trầm luân do chúng ta lầm lẫn. Hai khổ ấy rạch ròi và rõ ràng như vậy, thế nên mới biết rằng: nguồn gốc của sự khổ đau không bởi do đấng Thống hóa mà bởi do ta không tuân thủ các phép của đấng Thống hóa đã cho. Như vậy trong đời sống tiến hóa của phép nhị nguyên thì định luật nhân quả nó là định luật tất yếu của sự nghiệp chúng ta.
Tại sao gọi là sự nghiệp? Vì ở tầng dưới nó gọi là nhân quả bá nghiệp nhưng khi chuyển hóa được nhân quả bá nghiệp thì kết tinh thành nhân quả đại nghiệp Như Lai. Nếu chúng ta không có những quả của bá nghiệp ấy thì cũng không bao giờ có cái quả tối thượng của Như Lai. Ở tầng dưới thì nhân quả nó chia ra hàng tỉ như vậy, nhưng khi nó kết tinh lên tầng trên thì nó có một nhân quả duy nhất, đó là nhân quả Như Lai. Tức nhân Như Lai và quả Như Lai, nhân Thống hóa và quả Thống hóa, nhân Trung Tâm và quả Trung Tâm, nhân ánh sáng và quả ánh sáng. Nhưng khi nó xuống phân hóa các hoặc lậu, thì nó sinh ra nhiều nhân quả khác nhau. Nó tác động tạo cho chúng ta chịu những luật nhân quả thuộc về tốt và xấu, nên cái đau khổ này là do sự lầm lẫn.
Như vậy thì nguồn gốc của sự khổ đau nó có hai tính khách quan và chủ quan. Khách quan là đấng Thống hóa thiết lập công án khổ luyện để chúng ta đến với Ngài. Nhưng về phần chủ quan là không giác ngộ được chân tính của vũ trụ, không giác ngộ được tính Công Luật vũ trụ, nên làm theo bản giác, làm theo bản năng, làm theo chủng nghiệp, làm theo cái tham muốn thấp hèn. Thật ra Ngài cho chúng ta cái tham muốn đó để chúng ta quay về với Ngài chứ không phải chúng ta tham muốn rồi mãi mãi ở trong cái đời sống trói buộc đó. Như vậy thì cái đó cũng bởi do lầm lẫn mà thôi, nhưng lầm lẫn rất có lý là vì sao? Vì tất cả những cái giả hợp chúng ta bèn tưởng nó là thật, thấy năm ấm tưởng nó là thật, thấy ngã tướng tưởng nó là thật. Nói tóm lại, là từ tính sinh ra hình và hình ngã ra cái bóng, mà chúng ta thấy cái bóng cái hình đó tưởng đó là thực cho nên lầm cái bóng và cái hình đó mà không quay về cái tính của sự giải thoát, vì vậy cho nên chúng ta chịu sự khổ đau.
Nếu định nghĩa về hai cái khổ thì bên này là cái khổ của công luyện, thì phép sinh tử là phép của công luyện, nhưng nếu chúng ta không biết về công luyện thì phép sinh tử là phép của loại nhân quả và trầm luân, nó có hai cái lập thể như vậy. Phép trầm luân thì đức Phật gọi là chưa giác ngộ. Chưa giác ngộ tức là chưa giải quyết được sự lầm lẫn, còn ở trong tăm tối nên phải chịu những nhân quả móc xích, và cứ như thế nó quay mãi mà không bao giờ thoát ra được. Vậy khổ là gốc của sự lầm lẫn chứ không phải gốc của Thượng Đế.
Công án của mười phương đã hóa thân vạn hữu là nhằm để tiến hóa, nhưng chúng ta lại không chịu tiến hóa mà đi ngược dòng tiến hóa đó nên bị thoái hóa. Chính cái thoái hóa đó là cái bị đào thải, phải chịu luật bềnh bồng trong định luật chuyển động đào thải đó. Thì cái khổ chúng ta không thể đổ thừa cho Thống hóa, và cũng không đổ thừa cho ai hết. Vì chính chúng ta không giác ngộ được cái giá trị công án hóa của vũ trụ đã cho chúng ta những tinh hoa rất lớn mà chúng ta lại không biết ly tâm, không biết kết tinh, không biết tu chính chuyển hóa, không biết quay trở về cái nguồn gốc đó. Cho nên bèn sinh ra khổ đau. Vì vậy trong mặc khải của đấng Thống hóa là luôn luôn khi thiết lập ra thế giới nhị nguyên, thì đồng thời thiết lập tất cả những công án thế vì và thiết lập mười phương hóa thân vào trong đời sống, để chỉ cho sự lầm lẫn đó. Như vậy thì cái tương tục độ tận của Chư Phật luôn luôn cứ mỗi thời kỳ là có Thánh Nhân ra đời để thiết lập ngôi trường, để giải quyết lầm lẫn đó cho chúng sinh, để chúng sinh từ cái khổ lầm lẫn vô nghĩa đó trở về cái khổ luyện và từ cái khổ luyện đi đến sự an vui và thường trụ. Vậy thì đức Như Lai nói hoàn toàn là đúng.
Trong cái khổ mà chúng ta muốn quay trở về cái khổ luyện là chúng ta phải quay về chu trình hai tức là tập. Như trước đây chúng ta tập những điều xấu thì bây giờ chúng ta quay trở lại tập những điều tốt. Trước đây chúng ta tập kết những nhân quả xấu, thì bây giờ chúng ta quay về tập kết những nhân quả tốt. Trước đây chúng ta tập kết cái ngũ trược ác thế, thì hôm nay chúng ta phải tập kết được thiện nghiệp hóa tri thức ánh sáng và hóa tri thức pháp tạng. Trước đây chúng ta dong ruỗi buông xuôi theo bản ngã, theo cảm tính, theo những cái dục lậu một cách không có chân lý, thì hôm nay chúng ta quay về cái chân lý để cân đối trong những điều kiện tốt đẹp nhất của Thượng Đế đã cho. Tất cả đều quay ngược trở về, mà quay ngược trở về tức là huân tập, một khi mà chúng ta huân tập được như vậy thì tinh hoa của Thống hóa, của mười phương, của vũ trụ đã cho chúng ta một số vốn đó. Chúng ta có đủ sức mạnh để tiêu diệt tất cả những sự lầm lẫn, diệt tất cả những nghiệp lực, những điều xấu ác mà trước đây chúng ta đã làm. Thì cái đạo lộ của Công Luật, đạo lộ chân tính của Thống hóa sẽ bày hiện ở trong đời sống của tri thức chúng ta. Như vậy thì đạo sẽ phát sinh ở trong tri thức ánh sáng và đạo sẽ phát sinh trong chân tâm của chúng ta, sau khi chúng ta đã tập diệt và hoàn toàn chiến thắng nó. Vậy thì cái khổ mà đấng Thống hóa cho chúng ta là cái khổ luyện. Khổ luyện nhằm để thành vàng, mà muốn thành vàng ròng thì chúng ta phải li tâm, vì trong vàng có quặng. Chúng ta li tâm tức là tinh lọc các quặng cấu đó ra khỏi đời sống của vàng, bây giờ chỉ còn lại vàng chứ không còn có quặng, thì cái khổ đó rất có ý nghĩa. định nghĩa của minh triết, thì khổ là thuộc những công trình tiến hóa, công trình thăng hoa, công trình tu chính, công trình kết tinh tinh hoa tâm pháp. Trong các công trình đó nó luôn luôn kết hợp giữa tính và thể, tâm và vật.
Như vậy, nguồn gốc của sự khổ đau không bởi Thượng Đế, không bởi thế giới pháp giới gì hết, mà bởi cái lầm lẫn của nhân bản và cái lầm lẫn của cộng đồng nhân bản. Một khi mà chưa có một đại sự nhân duyên, chưa có một ánh sáng lớn để mà soi rọi thì sự lầm lẫn của chúng sinh là lầm lẫn theo tập nghiệp, lầm lẫn theo quán tính và lầm lẫn theo vọng thức, những tư duy chưa quay về bên trong. Chứ thật ra một khi hiểu được ánh sáng chân lý rồi thì tất cả đều quay về bên trong, quay về chiều thượng, thì mọi cái khổ từ từ được giải quyết từng phần và lần lượt sẽ thoát ra mọi sự khổ đau.
Như vậy thì sinh lão bệnh tử là có hai thềm, một thềm dành cho những con người không quay trở về nguyên lý, phải chịu những nhân quả tất yếu trong sự đọa đày, đó là cái khổ của trầm luân. Một thềm dành cho những con người quay về công luyện, thì cái sinh lão bệnh tử đó là cầu nối của khổ luyện để người ta đi đến giải thoát. Vậy giữa tính khách quan và chủ quan là do nguồn gốc của sự lầm lẫn. Vì đấng Thống hóa không áp đặt sự khổ đau vĩnh viễn trong đời sống nhị nguyên, thì không thể nói là do đấng Thống hóa. Chúng ta có thể thoát ra khỏi đời sống nhị nguyên được. Chúng ta có thể công luyện kết tinh chân tâm kim cương, để chúng ta tự tại trong sinh tử. Vậy chúng ta không thể đổ thừa đấng Thống hóa cũng không đổ thừa mười phương, mà chúng ta phải xác định là do thế giới lầm lẫn hoặc là nhân loại lầm lẫn, hoặc là cá nhân lầm lẫn. Đó là những lầm lẫn tương tục mà sinh ra đau khổ trầm luân. Còn cái tai họa trong đời sống, thì mối chốt của sinh lão bệnh tử là mối chốt quan trọng nhất trong bát đại khổ đó. Cái chết thì có nhiều cái chết như chết bệnh, chết xe tung, hay già chết, tất cả đều là chết hàng trăm loại khác nhau, nhưng kết chung nó cũng là cái tử. Cái tử đó nó không đồng với nhau, là do biên độ của các nghiệp lực chuyển động. Như người có tâm đức và trí tuệ thì có cái tử khác với người không có tâm đức và trí tuệ. Tôi lấy ví dụ như một người đi xe bằng trí, họ luôn luôn có một tâm đức trí tuệ vững vàng không vượt ẩu phóng nhanh, thì người đó ít bị xảy ra những tai nạn xe cộ. Cũng như bất cứ thứ gì trong đời sống của mọi hoạt động, mà người ta đưa trí đức vào thì luôn luôn cái tai họa nó được giảm xuống, đó là tính biện chứng. Người ta cũng không hưởng thụ một cách bừa bãi, mà hưởng thụ một cách chân chính thì cái giới hạn về sự đau khổ cũng giảm. Như vậy lấy trí đức để giải quyết vấn đề tai họa, chứ không phải lấy sự cầu mong. Ngay cả việc đi chơi thôi thì người ta cũng phải dùng trí đức để đi chơi, chứ không dùng cảm tính. Vì dùng cảm tính để đi chơi thì việc đi chơi sẽ sụp vào vũng lầy. Còn nếu dùng trí đức đi chơi là đi chơi trên đỉnh cao. Thì chính cái đó cũng giải quyết vấn đề khổ đau. Vậy thì chúng ta luôn luôn dùng trí huệ và đạo đức để thực hiện bất cứ một công trình gì, dù nhỏ hay lớn cũng đem lại hiệu quả và kết quả rất cao, và tai họa nếu có thì cũng hạn chế. Còn nếu chúng ta làm theo cảm tính, làm theo bản năng, làm bừa bãi theo sự hư dối và cấu dục của cấp hạ thì sự tai họa sẽ đến với chúng ta rất lớn.
Hôm nay, chúng ta học bài “nguồn gốc của sự khổ đau” không bởi đấng Thống hóa, không bởi các pháp lập nhị nguyên và hệ thống vạn loại trong đời sống tiến hóa đó, mà nguồn gốc của sự khổ đau nói tắt là do sự lầm lẫn. Vì trong siêu ý của đấng Thống hóa là cho chúng ta thân thể ngũ ấm để tiến hóa, chớ không phải để chúng ta hưởng thụ thoái hóa. Vì chúng ta chấp ngã cho nó là thật, cho nó là thường trụ mãi mãi, rồi chúng ta lại chạy ra ngoài tung tác mà quên đi chân tính ánh sáng bên trong. Chúng ta lại không chịu kết tinh, vì bên ngoài càng khuyếch đại thì bên trong càng thu hẹp thì sự khổ đau chuẩn bị tấn công; còn nếu bên trong càng lớn, thì bên ngoài thu hẹp lại và sự an vui sẽ xuất hiện. Vậy sinh tử bệnh lão của người công luyện được giải thoát, sinh tử bệnh lão của người tha hóa bị sa đọa. Nguồn gốc của sự khổ đau là do sự lầm lẫn.
Giải trình của kinh Khổ- Tập- Diệt- Đạo mà đức Như Lai đã nói từ nhiều đời thì do sự lầm lẫn mà ra. Nếu đem cái chân thật mà theo cái giả thì chân thật đó bị giảm biến. Cái thật của nó là cái hạt, là chân tâm, là tri thức ánh sáng, mà lại phóng theo cái giả để rồi cái thật bị giảm đi mà cái giả lại tăng lên. Bây giờ chúng ta phải dùng cái giả để bồi bổ cho cái thật, buộc cái giả làm cho cái thật. Như vậy chân tính là thật, vật thể là giả hợp tạm mượn. Nếu đem cái cứu cánh mà chạy theo phương tiện thì phương tiện nó triệt tiêu cái cứu cánh, nên buộc phương tiện phải phục vụ cho cứu cánh.
Vậy, phẩm kinh này là giải luận cho nguồn gốc khổ đau, không phải bởi do đâu mà bởi sự lầm lẫn. Chúng ta muốn giải quyết sự lầm lẫn thì trở về sự huân tập và kết tinh tâm pháp. Lấy sinh- lão- bệnh- tử làm sự khổ luyện và kết tinh, biến đổi năm ấm của chiều thấp qua chiều cao để đạt lấy tinh hoa của pháp thân. Lấy sự huân tập tinh hoa thiện nghiệp để bồi đắp cho pháp thân và diệt đoạn tất cả những ảo giác, diệt đoạn tất cả những ác dục, quay trở về với thiện dục. Diệt tất cả những chiều hạ để quay về với chiều thượng, diệt tất cả những cỏ rác của chân thức để bày tỏ được chân địa của tâm pháp thì giải thoát nó sẽ tức khắc đến với chúng ta. Nếu chúng ta có thành Phật và mang thân này đến với thế gian thì chúng ta cũng không có khổ đau. Bởi vì chúng ta chấp nhận sinh lão bệnh tử để hóa chúng sinh cho nên được vui. Còn cái chết đối với đức Phật là giải thoát, vì chết là Ngài xuất quang đi khắp vũ trụ này, đó là vui sướng không có khổ đau. Còn sinh thì Ngài đã nguyện sinh xuống để cứu độ chúng sinh, nên sinh cũng là vui sướng chứ không có khổ đau. Khi Ngài có bệnh là tri kiến cho chúng sinh, nên bệnh của Ngài cũng là vui sướng. Khi già thì Ngài chứng kiến cái trái thành tựu của quả vị Phật, Ngài tri kiến Phật, chứng Phật cho chúng sinh thấy cũng là vui sướng. Cho nên sinh lão bệnh tử tâm tự tại của đức Phật là vui sướng, còn sinh lão bệnh tử của chúng ta thì bị ràng buộc, vì nghiệp lực chồng chất dày xéo tâm thức, không tự tại được nên khổ đau.
Như vậy, sinh lão bệnh tử của Như Lai là tự tại vô ngại, mà sinh lão bệnh tử của chúng sinh là ràng buộc trong bá nghiệp và khổ đau trong bá nghiệp đó. Thì các vị phải cố gắng lên tập hợp tinh hoa bằng sự công luyện qua ý thức tâm pháp mạnh mẽ nhất để chúng ta kết tập được tổng tinh hoa đó mà giải thoát. Chúng ta không thể chối bỏ được, vì chúng ta đã trở thành một tác phẩm hiện thực trong đời sống. Chúng ta không thể dứt bỏ thân này được, không thể trốn chạy được vì chúng ta đã trở thành hiện thực rồi mà hiện thực đó là chúng ta phải quay trở về để công luyện. Còn nếu chúng ta không chịu khuất phục công án công luyện của Thống hóa, thì chúng ta phải chịu sống theo kiểu mê lầm và tất nhiên phải chịu khổ đau. Vậy nay chúng ta đã giác ngộ thấy rõ được chân lý của sinh lão bệnh tử thì chúng ta không thể chấp nhận đi theo con đường buông thả hưởng thụ để rồi phải chịu khổ đau. Mà chúng ta phải quay về cái công án công luyện thuận theo ý muốn của đấng Thống hóa mà kết tinh tinh hoa chân tâm. Thì lúc bấy giờ chúng ta sẽ được tự tại trong sinh tử và vượt thoát ra mọi sự khổ đau.
Thế giới nhị nguyên là mặt bằng của công luyện và kết tinh tinh hoa chân tâm, thì phải có các pháp tương tác. Tương tác các pháp bất tương ưng thì hóa thành nạn, còn tương tác các pháp tương ưng thì giải nạn và kết tinh tinh hoa chân tâm.
Nếu cộng nghiệp bất tương ưng càng lớn thì ác nạn, đại nạn nó trùng trùng vây bủa và áp lực của sự đau khổ càng gia tăng trong thế giới ấy.
Như vậy mặt bằng của nhị nguyên sẳn sàng hóa nạn và cũng sẵn sàng giải nạn trên định luật tương ưng và bất tương ưng.
Đời sống ổn định hoặc không ổn định là do ý niệm tương tác của nhân sinh. Nếu lập dòng nghiệp thiện sẽ giải nạn và thăng hoa. Nếu lập dòng nghiệp ác thì sẽ hóa nạn và chìm đắm, đó là có thực trong mặt bằng nhị nguyên.
Vì chúng ta cố chấp về định luật sinh tử nên phát sinh khổ đau. Nếu chúng ta bèn biết sinh tử là định luật hóa thì chúng ta sẽ dứt ý niệm khổ trong sinh tử ấy.
Sinh tử là cầu nối của sự hóa thì chúng ta phải thèm khát sự sinh tử đó, vào ra trong sinh tử, để rồi được tự tại trong sinh tử và thoát ra mọi sự khổ đau.
Tại sao ta hỏi người đã giác ngộ: Ông có đau khổ trong sinh tử không? Người trả lời: Không! Sinh tử là cầu nối của sự hóa, tôi đang thèm khát sự sinh tử thì sao tôi lại khổ trong sinh tử được
Như vậy, khổ hay không khổ là do ý niệm của người ấy phát sinh, là do các pháp bất tương ưng và các pháp tương ưng. Các pháp tương ưng của ý niệm luôn luôn có đề tài giải khổ. Còn pháp bất tương ưng của ý niệm luôn luôn có đề tài khổ đau.
¯ Nguyên nhân nào dẫn đến sự lầm lẫn?
Do ý thức phân biệt mà chúng ta nhận sự lầm lẫn hoặc nhận một chiều. Khi phân biệt thì luôn luôn có tính bản ngã cao, mà có tính bản ngã cao thì lại bảo thủ bản ngã đó. Chính cái bảo thủ của bản ngã mà làm mất đi giá trị của tổng thể chân ngã và chính cái bản ngã đó mà làm lủng đoạn giá trị tổng thể tinh hoa. Như vậy, bản ngã hóa là do sự phân biệt của giá trị tổng thể chân ngã, làm sụp đổ chân ngã là do bản ngã mà ra. Nếu chúng ta đánh sập được bản ngã, trở về với chân ngã thì liền thu liễm tất cả các pháp về một gốc và tổng tinh hoa trở về một gốc, không còn phân hoa tổng tinh hoa nữa thì chân ngã tự nhiên hóa thân từ trung tâm đó. Vì vốn gốc của trung tâm không đi lệch cân của hai chiều tâm và vật, không bị sự đối lập của tâm vật. Cũng như trong bát nhã chính nó không lập dị giữa sắc và không nhưng do ý thức phân biệt mà có lập dị các pháp đó. Nếu trở về được trung tâm, lõi của bát nhã thì bát nhã không có tính phân biệt, mà giá trị của nó là hợp chiếu thống nhất. Chúng ta trở về cái nguyen lý của giá trị hợp chiếu thống nhất, là trở về cái lý uyên bác của hội tụ, thì trí huệ bát nhã tự phát sinh.
Nơi nào có hội tụ là nơi đó có cường độ phát triển lớn, nơi nào có sự phân hóa là nơi đó bị yếu ớt, bị thoái hoá, bị băng hoại, đó thuộc về định luật. Chúng ta nắm vững định luật ấy để tránh những sự mơ hồ và ảo giác do sự phân biệt của bản ngã làm lủng đoạn, làm sập đổ chân ngã ánh sáng. Như vậy, chúng ta luôn luon tập hợp tư tưởng ánh sáng trở về trung tâm hội tụ, để sắp xếp ổn định và trật tự hóa về sự thật để có đủ sức mạnh phát triển toàn diện. Đó là vinh quang nhất của sự nghiệp vũ trụ, vì trí huệ bát nhã là bậc thay số một của tất cả những sự nghiệp học chuyên môn trong đời sống của nhân loại. Hôm nay, chúng ta học công luật cũng có nghĩa là chúng ta trở về thẩm định tính chất, giá trị của trí huệ bát nhã để thực hiện những công trình vũ trụ.
Chân tính ánh sáng vũ trụ là cái nguồn gốc sinh ra chúng ta, mà ánh sáng vũ trụ không mất thì chúng ta không bao giờ mất. Như vậy, chúng ta còn trong sự an vui và giải thoát hoặc còn trong sự khổ đau và sa đọa.
Trong đời sống chúng ta không lo sợ cái chết mà lo sợ sự lầm lẫn trên con đường tiến hóa dẫn đến sự sa đọa. Vậy sa đọa của phần tâm thức là đáng lo còn cái chết là thuộc về bình thường, mà siêu thoát thăng hoa và thành tựu chính vị mới gọi là phi thường. Nếu đem sự nghiệp công luật mà cứu độ được nhân loại và làm cho loài người được hạnh phúc thì mới có phi thường. Nếu chết mà hóa chính vị và trở thành sự sống phi thường như Thích Quảng Đức hoặc Đức Kitô… là phi thường, còn chết vì tai họa và bệnh đau là bình thường. Vậy chết là mất đi phần bóng, còn hình thì không mất, tức mất đi phần lập thể còn phần tổng thể tinh hoa là tri thức của quần thể ánh sáng là không mất.
¯ Thế nào là lấy khổ diệt khổ?
Cái khổ của sinh lão bệnh tử là cái khổ không có thực tướng nên chúng ta có thể thay đổi được sự khổ đau đó bằng tính công luyện và trở về nguyên lý tổng thể ánh sáng để đạt chứng giá trị chân thể và loại sự khổ đau ra khỏi đời sống của chính vị. Về tính công luyện thì y phép của sinh lão bệnh tử, hóa trị của nó là khổ tập diệt đạo. Tức là lấy cái khổ luyện để giải quyết cái khổ lầm lẫn. Đó là lấy khổ hóa khổ. Vì cái khổ của sinh lão bệnh tử là cái khổ của nghiệp lực, thì lấy cái khổ của sự công luyện đó để giải quyết cái khổ nghiệp lực trầm luân đó. vì khổ công luyện là khổ của sự kết tinh tinh hoa tâm pháp, mà khổ trầm luân là khổ phân biến của sinh tử về các lậu hoặc biến động trong dòng nghiệp không có thực tướng.
Như vậy đứng trên tổng thể vũ trụ quan thì sinh lão bệnh tử là thuộc về công án hóa pháp thân, nếu Như Lai không nhờ sinh lão bệnh tử thì không tập hợp tinh hoa tổng thể của vũ trụ được, cũng như không có tổng tinh hoa vật lý thì làm sao hóa kim cương? Như vậy thì đời sống vật lý mà tổng tinh hoa của nó là đời sống của tiền đề kim cương vật lý. Vậy lầm lẫn là phân biến cái thực thể và tính ánh sáng của tổng thể; mà giác ngộ là tinh tụ, là tập hợp được tinh hoa, đi đến tròn đủ tinh hoa để phát triển và vượt ra khỏi dòng nghiệp để không còn bị nó lôi chúng ta vào sinh tử trầm luân. Vậy thì trầm luân thuộc về nghiệp lực hoặc lậu không có thực tướng. Nó làm cho thực tướng chúng ta bị nô lệ các dòng nghiệp lầm lẫn ấy và biến đổi giá trị của sự sống qua chiều hạ.
Như vậy dần dần nhân loại sẽ được giác ngộ định luật này, mà cụ thể hóa Như Lai là biểu tượng cho sự giác ngộ cao nhất và các vị sơ thánh là tiền đề cho sự giác ngộ, công luyện giải quyết vấn đề trầm luân đó. Như vậy đấng Thống hóa không áp đặt thực tướng và giá trị bất biến của sự khổ đau trong đời sống của nhân loại, mà đấng Thống hóa cho phép sinh tử nhằm để công luyện và thành tựu chính vị hóa kim cương để được thoát ra các dòng nghiệp và có tác phẩm tối thượng. Đó là định luật chung của vũ trụ không thể thay đổi, khi chúng ta chưa biết được nguyên lý của sự khổ đau thì chúng ta sợ sự khổ đau, nhưng khi chúng ta biết được nguyên lý của sự khổ đau rồi thì chúng ta dùng ánh sáng minh triết và chân hành hóa công luyện để giải quyết sự khổ đau. Vì chỉ có con đường tiến hóa cấp thượng mới triệt tiêu con đường cấp hạ của sự chìm đắm và đam mê một cách lầm lẫn. Khổ đau là vì chúng ta bỏ thực tướng đi theo giả tướng nên chịu khổ đau. Nếu chúng ta lìa xa giả tướng trở về thực tướng thì khổ đau được chấm dứt.
Vậy khổ đau là do lầm lẫn của ý thức phân biệt trong 6 căn ấy. Chúng ta mất tính viên giác, hoặc chưa chiếm lĩnh tính viên giác nên bị khổ đau trong biến thức của ý thức thứ 6. Một khi đã trở về chân tính có tính viên mãn thì không có lầm lẫn trong tính ánh sáng viên mãn đó, cũng không có lầm lẫn trong tính viên giác đó. Nên đức Phật nói, khổ đau là cỏ rác trên thềm đất chưa nhổ xong.
Tóm lại, muốn thay đổi cái khổ trầm luân là phải lấy khổ luyện để đổi cái khổ trầm luân. Vì khổ luyện để kết tinh chân tâm kim cương và thoát ra khổ trầm luân. Còn nếu chúng ta càng hưởng thụ vật chất càng nhiều thì cái khổ trầm luân càng nhân lên. Vì sự tiêu xài sẽ làm tổn thất về tinh hoa kim cương chân tâm. Nên con người ta thường nói là vì ăn xài quá nên hết phước.
TÍN HẠNH
NGUYỆN
Tín hạnh nguyện đối với nhà Phật rất quan
trọng. Tín không phải là mê tín mà là tin nhận giá trị công luật vũ trụ một
cách chính đáng, và phát huy tất cả những công hạnh rất lớn và đạt được nguyện
lực của sự giải thoát. Đây là nguyện lực phi phàm phi vượt trên mọi sự bình
thường để chúng ta đạt được giá trị cao nhất.
Tín là tin nhận về giá trị công luật vũ trụ, tin nhận về chính pháp Như Lai, tin nhận về giá trị chân tính kim sắc, tin nhận về chân tâm kim cương, tin nhận các vấn đề về luật và không bao giờ vi phạm về luật.
Hạnh là phát huy những công hạnh cao nhất và không bị hạn chế những công hạnh đặc thù nhất và phi vượt nhất, những công hạnh vượt ra khỏi thời gian.
Nguyện là phát ra những nguyện lực khổng lồ đạt được những giá trị thành quả cao nhất trong sự nghiệp tiến hóa ấy để đi đến vô lượng quang A Di Đà kim sắc. Đó là nhất tâm chánh niệm thành kim tính.
Hôm nay quả nhân tế phật tính chúng ta đã có là chúng ta có điều kiện thuận lợi trong tính thể chân hành thì chúng ta sẽ có nền móng kết tinh mạnh mẽ để đi đến chỗ thành tựu trong tứ quả thánh. Vì trong cái quả con người của chúng ta đã có thánh tính, thần tính và nhân tính, thì chúng ta phải quyết vượt từ nhân tính để đạt được thánh tính. Nên tín hạnh nguyện là một trong những chân đế mạnh mẽ để đạt được giá trị cao về sự nghiệp công luật vũ trụ.
Chúng ta thuận theo các pháp bất tương ưng thì đồng nghĩa với thuận theo nghiệp dĩ, là chúng ta đã đầu hàng với cái nghiệp dĩ mà chúng ta đã hình thành.
Hình thành các pháp bất tương ưng là tự đánh đổ các pháp trung hòa, là loại bỏ các pháp trung bảo và loại trừ các pháp trung đạo thì chúng ta không thể tồn tại được.
Giữ các pháp trung đạo, giữ các pháp trung bảo và luôn luôn giữ trung hòa tử để bảo hộ và phát huy tiềm lực giá trị của chúng ta là hình thành các pháp tương ưng
Ý niệm của chúng ta nó sẽ quyết định về các pháp tương ưng và bất tương ưng. Vậy các lập thể sẽ nương theo sự phát huy của chính niệm ấy mà hình thành các pháp tương ưng để chúng ta hoàn toàn được sống trong các pháp tương ưng và ổn định được giá trị thiền định về tâm pháp.
Tính ánh sáng bất diệt đồng nghĩa với tri thức ánh sáng của chúng ta bất diệt. Vậy bất diệt là nguyên lý nhưng giảm trừ hoặc tăng trưởng là do định luật thuận và nghịch, có nghĩa là do chúng ta lập các pháp tương ưng hoặc bất tương ưng.
Ý niệm chúng ta khởi lên ghét người khác là bất tương ưng, còn khi nghe thấy những điều nghịch mà chúng ta hoàn toàn không phát sinh ra ý nghịch thì chính chúng ta mới có pháp tương ưng.
Tín là tin nhận về giá trị công luật vũ trụ, tin nhận về chính pháp Như Lai, tin nhận về giá trị chân tính kim sắc, tin nhận về chân tâm kim cương, tin nhận các vấn đề về luật và không bao giờ vi phạm về luật.
Hạnh là phát huy những công hạnh cao nhất và không bị hạn chế những công hạnh đặc thù nhất và phi vượt nhất, những công hạnh vượt ra khỏi thời gian.
Nguyện là phát ra những nguyện lực khổng lồ đạt được những giá trị thành quả cao nhất trong sự nghiệp tiến hóa ấy để đi đến vô lượng quang A Di Đà kim sắc. Đó là nhất tâm chánh niệm thành kim tính.
Hôm nay quả nhân tế phật tính chúng ta đã có là chúng ta có điều kiện thuận lợi trong tính thể chân hành thì chúng ta sẽ có nền móng kết tinh mạnh mẽ để đi đến chỗ thành tựu trong tứ quả thánh. Vì trong cái quả con người của chúng ta đã có thánh tính, thần tính và nhân tính, thì chúng ta phải quyết vượt từ nhân tính để đạt được thánh tính. Nên tín hạnh nguyện là một trong những chân đế mạnh mẽ để đạt được giá trị cao về sự nghiệp công luật vũ trụ.
Chúng ta thuận theo các pháp bất tương ưng thì đồng nghĩa với thuận theo nghiệp dĩ, là chúng ta đã đầu hàng với cái nghiệp dĩ mà chúng ta đã hình thành.
Hình thành các pháp bất tương ưng là tự đánh đổ các pháp trung hòa, là loại bỏ các pháp trung bảo và loại trừ các pháp trung đạo thì chúng ta không thể tồn tại được.
Giữ các pháp trung đạo, giữ các pháp trung bảo và luôn luôn giữ trung hòa tử để bảo hộ và phát huy tiềm lực giá trị của chúng ta là hình thành các pháp tương ưng
Ý niệm của chúng ta nó sẽ quyết định về các pháp tương ưng và bất tương ưng. Vậy các lập thể sẽ nương theo sự phát huy của chính niệm ấy mà hình thành các pháp tương ưng để chúng ta hoàn toàn được sống trong các pháp tương ưng và ổn định được giá trị thiền định về tâm pháp.
Tính ánh sáng bất diệt đồng nghĩa với tri thức ánh sáng của chúng ta bất diệt. Vậy bất diệt là nguyên lý nhưng giảm trừ hoặc tăng trưởng là do định luật thuận và nghịch, có nghĩa là do chúng ta lập các pháp tương ưng hoặc bất tương ưng.
Ý niệm chúng ta khởi lên ghét người khác là bất tương ưng, còn khi nghe thấy những điều nghịch mà chúng ta hoàn toàn không phát sinh ra ý nghịch thì chính chúng ta mới có pháp tương ưng.
(Ngày 08/03/2008)
GIẢNG VỀ: 4 TƯỚNG CỦA CHÚNG SINH
1- Chúng sinh tướng: Có 2 vấn đề là tính chất và hình tướng của chúng sinh tướng, là do các pháp duyên khởi mà con người thường bị kẹt ở đó. Thật ra chúng sinh là một hệ thống sống để hóa và thiết lập trong tinh thần Công Luật tối đại bình đẳng, là ai cũng có quyền được sống và hóa, đó là tính khách quan. Nhưng một khi chúng ta có những tâm niệm sai biệt thì lại phát sinh ra ý thức phân biệt chấp trước về hình tướng. Từ đó phát sinh về ý niệm. Vậy giữa ý niệm và hình tướng luôn luôn có liên quan và tác động giữa ta và người, giữa người và ta mới tạo ra tất cả những sự mắc gút ấy, đó là mối chốt của luân hồi và sinh tử.
Nếu chúng ta có duyên giác ngộ chính pháp và biết rõ hơn người, tức biết được chúng sinh là một hệ thống mặt bằng của sự hóa để thiết lập tiến hóa, là ai cũng có quyền sống và tiến hóa bình đẳng. Thì khi thấy người khác thoái hóa mình đau thương, còn tiến hóa thì sinh lòng mừng vui. Đó là biết lo trao chuốt tâm thức mình và không phát sinh ra những ý niệm phân biệt giữa các chúng sinh tướng của các tướng pháp, thì chúng ta sẽ trút được gánh nặng này.
Vậy, dính chúng sinh tướng là do ý niệm chấp các tướng pháp của chúng sinh, giữa người và ta, giữa ta và người tác động với nhau mà gây ra những mâu thuẩn bởi những ý niệm phân biệt lầm lẫn bất tác dụng đối với giá trị tiến hóa. Nên chúng ta phải dứt sạch mọi ý niệm phân biệt về các tướng sai đúng của chúng sinh thì chúng ta mới rớt được chúng sinh tướng.
Đối với Đức phật thì Ngài đã thành tựu Như Lai rồi, nhưng vì muốn đến với thế gian để cứu độ chúng sinh, nên Ngài mượn tướng con người để đồng hành với con người và Ngài không còn lầm lẫn với tướng chúng sinh đó. Có nghĩa là Ngài biết rõ Ngài mượn tướng chúng sinh để hóa độ chúng sinh. Thì chúng ta cũng có thể làm như Ngài.
2- Nhân tướng: Là nhân ở mọi hình thể và hình sắc của các pháp mà chúng ta khởi tâm tham trước; tức tướng nào chúng ta cũng tham muốn, cũng chấp trước nên nó trở thành đầy dãy và che khuất ánh sáng tâm thức.
Nếu chúng ta thấy tướng mà không nhân nó, không chấp nó tức là dùng các pháp tướng mà không chấp các pháp tướng là thoát khỏi nhân tướng.
Đức phật nói rằng: Tướng pháp này là do pháp thân hóa ra, nó là giả hợp không thật nên nó sẽ bị tan biến và hủy diệt. Vậy nhân tướng này cho các ngươi là để các ngươi phát triển tiến hóa, mượn nó mà kết tinh được tinh hoa, mượn nó làm cơ sở trường học để tiến hóa, để trở về với nguyên lý của chân tâm. Nhưng các ngươi không tiến hóa mà lại lo rong chơi với nó, rồi đắm nhiễm với nhân tướng đó. Tức người này đắm nhiễm người kia, người kia đắm nhiễm người nọ. Như vậy khi chúng ta liễu ngộ được rồi thì chúng ta hãy lìa tướng để không còn kẹt trong nhân tướng.
3- Thọ giả tướng: Nói về thọ là thọ nhận những việc ân sủng và hóa ân sủng. Thọ nhận những pháp lành để hóa pháp lành. Thọ nhận những pháp của mặt bằng để tiến hóa và để hình thành chính nghiệp, thì thọ đó sẽ đưa chúng ta trở về thực tướng. Nhưng chúng ta không thọ kiểu đó mà lại thọ nhập đam mê trong cái sắc dục để hưởng thụ mà không bao giờ biết nghĩ đến nguồn gốc trở về, thì đó là bị kẹt trong cái thọ giả tướng của phần hạ. Nếu chúng ta biết thay đổi cái thọ giả tướng của phần hạ mà chuyển qua phần thượng, thì chúng ta được chánh thọ và kết tinh tinh hoa từ thọ giả tướng đó.
Ngay trong vũ trụ quan vẫn có thọ nhưng là thọ hóa vạn pháp và hình thành tinh hoa, đó là mục đích của vũ trụ quan thọ. Nếu chúng ta hiểu được nguyên lý thọ của vũ trụ quan là thọ để hóa tinh hoa. Và chúng ta cũng làm như vũ trụ quan thì chúng ta kết tinh được tinh hoa.
Nhưng thọ giả tướng ở đây là sự thọ hưởng, tức chúng ta lầm chấp tham muốn thọ nhận và hưởng thụ một cách quá đáng làm xâm hại đến giá trị tinh hoa tâm pháp, đó là thọ giả tướng.
Như Lai Ngài nói rằng: tất cả mọi cái thọ ấy nó không có thực vì nó là phương tiện, là cái mượn mà các ngươi cho cái mượn đó là thực, nên mới chìm đắm trong cái thọ đó. Vì chúng ta chìm đắm trong cái thọ giả tướng đó nên mất đi cái nguyên lý tinh hoa của chân thọ. Đáng ra chúng ta mượn cái thọ giả tướng đó để nạp tinh hoa về phần tâm thì chúng ta hóa được chân thọ, trở thành hấp thụ các pháp tinh hoa; nhưng vì không biết nên lầm chấp thọ giả tướng đó là cái thực, nên đắm chìm trong cái thọ đó mà làm băng hoại cả tâm pháp chúng ta.
4- Ngã tướng: vì 3 tướng trên không giải quyết được nên phát sinh ra bản ngã thấy cái gì cũng là của ta cả. Thân cũng của ta, nhà cũng của ta và thật sự cố chấp mọi thứ ta làm ra là của ta. Cho đến khi chết mà vẫn không rớt được cái chấp của ta đó, nên cuối cùng phải mang lấy tất cả những cái ta của sự u sầu buồn khổ và khủng bố khi mất thân, mất nhà và mọi thứ… Tức chấp ngã đó nó sẽ làm cho ta chới với điên đảo và khổ đau một khi các pháp tướng kia bị tan biến.
Nếu chúng ta biết được rằng tất cả các pháp là mượn để ứng dụng và kết tinh được thực tướng và thành tựu chân ngã của cái ta chân chính, thì chúng ta sẽ thoát ra khỏi ngã tướng đó. Nên đức Phật mới nói về vô ngã là niết bàn.
Vậy 4 tướng là chúng sinh tướng, nhân tướng, thọ giả tướng và ngã tướng, 4 tướng ấy thuộc về lập thể không thuộc về thực tướng. Thì chúng ta mượn nó để hóa thực tướng và đừng nên lầm nó để phải chịu xích xiềng trong 4 tướng đó.
GIẢNG VỀ: 4 TƯỚNG CỦA CHÚNG SINH
1- Chúng sinh tướng: Có 2 vấn đề là tính chất và hình tướng của chúng sinh tướng, là do các pháp duyên khởi mà con người thường bị kẹt ở đó. Thật ra chúng sinh là một hệ thống sống để hóa và thiết lập trong tinh thần Công Luật tối đại bình đẳng, là ai cũng có quyền được sống và hóa, đó là tính khách quan. Nhưng một khi chúng ta có những tâm niệm sai biệt thì lại phát sinh ra ý thức phân biệt chấp trước về hình tướng. Từ đó phát sinh về ý niệm. Vậy giữa ý niệm và hình tướng luôn luôn có liên quan và tác động giữa ta và người, giữa người và ta mới tạo ra tất cả những sự mắc gút ấy, đó là mối chốt của luân hồi và sinh tử.
Nếu chúng ta có duyên giác ngộ chính pháp và biết rõ hơn người, tức biết được chúng sinh là một hệ thống mặt bằng của sự hóa để thiết lập tiến hóa, là ai cũng có quyền sống và tiến hóa bình đẳng. Thì khi thấy người khác thoái hóa mình đau thương, còn tiến hóa thì sinh lòng mừng vui. Đó là biết lo trao chuốt tâm thức mình và không phát sinh ra những ý niệm phân biệt giữa các chúng sinh tướng của các tướng pháp, thì chúng ta sẽ trút được gánh nặng này.
Vậy, dính chúng sinh tướng là do ý niệm chấp các tướng pháp của chúng sinh, giữa người và ta, giữa ta và người tác động với nhau mà gây ra những mâu thuẩn bởi những ý niệm phân biệt lầm lẫn bất tác dụng đối với giá trị tiến hóa. Nên chúng ta phải dứt sạch mọi ý niệm phân biệt về các tướng sai đúng của chúng sinh thì chúng ta mới rớt được chúng sinh tướng.
Đối với Đức phật thì Ngài đã thành tựu Như Lai rồi, nhưng vì muốn đến với thế gian để cứu độ chúng sinh, nên Ngài mượn tướng con người để đồng hành với con người và Ngài không còn lầm lẫn với tướng chúng sinh đó. Có nghĩa là Ngài biết rõ Ngài mượn tướng chúng sinh để hóa độ chúng sinh. Thì chúng ta cũng có thể làm như Ngài.
2- Nhân tướng: Là nhân ở mọi hình thể và hình sắc của các pháp mà chúng ta khởi tâm tham trước; tức tướng nào chúng ta cũng tham muốn, cũng chấp trước nên nó trở thành đầy dãy và che khuất ánh sáng tâm thức.
Nếu chúng ta thấy tướng mà không nhân nó, không chấp nó tức là dùng các pháp tướng mà không chấp các pháp tướng là thoát khỏi nhân tướng.
Đức phật nói rằng: Tướng pháp này là do pháp thân hóa ra, nó là giả hợp không thật nên nó sẽ bị tan biến và hủy diệt. Vậy nhân tướng này cho các ngươi là để các ngươi phát triển tiến hóa, mượn nó mà kết tinh được tinh hoa, mượn nó làm cơ sở trường học để tiến hóa, để trở về với nguyên lý của chân tâm. Nhưng các ngươi không tiến hóa mà lại lo rong chơi với nó, rồi đắm nhiễm với nhân tướng đó. Tức người này đắm nhiễm người kia, người kia đắm nhiễm người nọ. Như vậy khi chúng ta liễu ngộ được rồi thì chúng ta hãy lìa tướng để không còn kẹt trong nhân tướng.
3- Thọ giả tướng: Nói về thọ là thọ nhận những việc ân sủng và hóa ân sủng. Thọ nhận những pháp lành để hóa pháp lành. Thọ nhận những pháp của mặt bằng để tiến hóa và để hình thành chính nghiệp, thì thọ đó sẽ đưa chúng ta trở về thực tướng. Nhưng chúng ta không thọ kiểu đó mà lại thọ nhập đam mê trong cái sắc dục để hưởng thụ mà không bao giờ biết nghĩ đến nguồn gốc trở về, thì đó là bị kẹt trong cái thọ giả tướng của phần hạ. Nếu chúng ta biết thay đổi cái thọ giả tướng của phần hạ mà chuyển qua phần thượng, thì chúng ta được chánh thọ và kết tinh tinh hoa từ thọ giả tướng đó.
Ngay trong vũ trụ quan vẫn có thọ nhưng là thọ hóa vạn pháp và hình thành tinh hoa, đó là mục đích của vũ trụ quan thọ. Nếu chúng ta hiểu được nguyên lý thọ của vũ trụ quan là thọ để hóa tinh hoa. Và chúng ta cũng làm như vũ trụ quan thì chúng ta kết tinh được tinh hoa.
Nhưng thọ giả tướng ở đây là sự thọ hưởng, tức chúng ta lầm chấp tham muốn thọ nhận và hưởng thụ một cách quá đáng làm xâm hại đến giá trị tinh hoa tâm pháp, đó là thọ giả tướng.
Như Lai Ngài nói rằng: tất cả mọi cái thọ ấy nó không có thực vì nó là phương tiện, là cái mượn mà các ngươi cho cái mượn đó là thực, nên mới chìm đắm trong cái thọ đó. Vì chúng ta chìm đắm trong cái thọ giả tướng đó nên mất đi cái nguyên lý tinh hoa của chân thọ. Đáng ra chúng ta mượn cái thọ giả tướng đó để nạp tinh hoa về phần tâm thì chúng ta hóa được chân thọ, trở thành hấp thụ các pháp tinh hoa; nhưng vì không biết nên lầm chấp thọ giả tướng đó là cái thực, nên đắm chìm trong cái thọ đó mà làm băng hoại cả tâm pháp chúng ta.
4- Ngã tướng: vì 3 tướng trên không giải quyết được nên phát sinh ra bản ngã thấy cái gì cũng là của ta cả. Thân cũng của ta, nhà cũng của ta và thật sự cố chấp mọi thứ ta làm ra là của ta. Cho đến khi chết mà vẫn không rớt được cái chấp của ta đó, nên cuối cùng phải mang lấy tất cả những cái ta của sự u sầu buồn khổ và khủng bố khi mất thân, mất nhà và mọi thứ… Tức chấp ngã đó nó sẽ làm cho ta chới với điên đảo và khổ đau một khi các pháp tướng kia bị tan biến.
Nếu chúng ta biết được rằng tất cả các pháp là mượn để ứng dụng và kết tinh được thực tướng và thành tựu chân ngã của cái ta chân chính, thì chúng ta sẽ thoát ra khỏi ngã tướng đó. Nên đức Phật mới nói về vô ngã là niết bàn.
Vậy 4 tướng là chúng sinh tướng, nhân tướng, thọ giả tướng và ngã tướng, 4 tướng ấy thuộc về lập thể không thuộc về thực tướng. Thì chúng ta mượn nó để hóa thực tướng và đừng nên lầm nó để phải chịu xích xiềng trong 4 tướng đó.
0 nhận xét:
Đăng nhận xét
Ví bạn hãy dùng ngôn ngữ lịch sự, tôn trọng lẫn nhau, mỗi người có cấp độ trình độ riêng nên không nên phán xét nếu không thông hiểu. Xin cảm ơn!