Thứ Hai, 27 tháng 5, 2013

GIẢ ĐỘ VÀ THỰC ĐỘ

Nếu nói công luật là độ giả đối với chúng sinh thì thật vậy. Bởi vì bản chất của công luật là không dành riêng cho chí tôn, và không riêng cho các cao tăng cùng thánh nhân đối với giá trị hoá. Mà nó là thực lực thực độ của giá trị hoá đối với duy ngã đại thể. Như vậy duy ngã đại thể là bản chất thống nhất của giá trị hoá đối với sự thực độ của giá trị hoá mà không phải chờ đợi ở thống hoá điều gì nữa.
Thế nên Phật độ là độ giả. Độ giả nghĩa là ngài chỉ mặt trăng hoặc chỉ một vật gì đó còn sâu kín, để cho nhân loại nhìn nhận thấy đó mà tìm đến để giải quyết những vấn đề chính của ta chứ Phật không thể giải quyết những vấn đề chính của ta.


Phật đã tự giải quyết vấn đề chính của Ngài, và Ngài muốn tất cả chúng sinh cũng tự giải quyết những vấn đề chính của mình. Nếu ta đợi Phật đến để giải quyết cho ta thì cũng giống như Phật tu chúng ta thành, hoặc Phật ăn chúng ta no thì hoàn toàn là điều vô tưởng.
Phương tiện là giả hoá nhưng ngược lại có cái thực, vì chúng sinh cùng tăng chúng giác ngộ tu học thành tựu giá trị thực độ của chính mình. Như vậy chúng sinh giác ngộ được thực tướng mà được độ, hoặc là nghe thấy chính pháp tu học mà được độ. Thế nên chúng ta là thực độ, còn Phật là giả độ.
Nếu Phật không đưa ra phương tiện giả độ thì thực độ của chúng ta cũng không có. Ví như chúng ta đang bềnh bồng trên biển cả nên Như Lai quăng phao ra là phương tiện giả độ . Mà thực độ là chúng ta phải dùng nội lực để bơi vào bờ. Như vậy phao là giả độ,còn thực độ là thực lực của chính ta đã bơi được vào bờ.
Thế nên chúng sinh và tăng chúng là thực độ của giá trị Phật đạo, mà Phật là đưa ra những phương pháp hoá là giả độ thị khai của giá trị Phật độ.
Nếu chúng sinh nhân loại mà không giác ngộ được chỗ này thì giữa Phật và chúng sinh nghìn đời vẫn không thống nhất, vì sao? Vì Phật đi một đường, còn chúng sinh đi một đường. Và tất cả những trọng nghiệp cưu mang đi một đường, còn tất cả những người giác ngộ hướng về ánh sáng đi một đường. Thì tất cả những con đường ấy không thống nhất, cho nên vẫn gọi là Phật giả độ.
Hôm nay công luật cũng thế, nếu thực độ của giá trị hoá đối với sự nghiệp công luật mà ai cũng có trong thân tầm chúng ta, thì mỗi con người hãy tự giải quyết cái bản lai công luật của chính mình, chứ không còn ỉ lại là Cha sẽ cưu mang gánh vác và giải quyết những vấn đề thuộc về công luật nhân bản và công luật duy ngã đại thể đối với đại chúng và toàn chúng sinh.
Như vậy Phật là chia bang các hệ thống phao pháp, thành lập các phương tiện hoá và chuyên trị các hệ thống bệnh tật. Nhưng người uống thuốc và người chịu trị bệnh vẫn là chúng sinh. Nên được hết bệnh hay không là thuộc về tính giác ngộ của chúng sinh chớ không thuộc về Đức Phật.
Tất cả mọi bệnh tật của chúng sinh là có nguồn gốc. Nên đức Như Lai nói nguồn gốc của chúng là vô minh. Nếu vô minh cứ tiếp tục hình thành trong chúng thì bệnh tật của chúng cũng không bao giờ chấm dứt.
Sự nghiệp công luật là của chung tất cả mọi người, giữa tôi cùng đại thể. Nhưng nếu giữa tôi cùng đại thể vẫn chưa thống nhất thì sự nghiệp công luật đó sẽ không đến với tôi cùng đại thể đó. Nếu có đến là đến với Như Lai hoặc đến với những người đã có thánh quả. Vì chúng sinh còn quá nhiều nghiệt ngã trong đời sống chúng sinh tướng. Thấy ánh sáng thì không tiến tới mà thấy bóng tối thì lại lao vào. Thì ngôi nhà lửa ngũ ấm đã hình thành trong đời sống của chúng sinh đối với thập ác, tam độc hoặc hình thành trong 18 giới xứ.
Đối với Hồng Ân chúng ta thì tỉ lệ còn kẹt trong ngôi nhà lửa ấy là quá lớn, vì còn kẹt nên tính hấp dẫn của nghiệp lực còn rất lớn đối với mỗi con cái. Vì thế mà không cho chúng đến ánh sáng công luật đại hoá.
Như vậy sự nghiệp công luật là dành cho những ai có ý chí đã ra khỏi nhà lửa của thập ác, tam độc cùng ngũ ấm nặng nề còn trói buộc trong ngôi nhà lửa ấy.
Thường thì ta thấy đời sống vật chất ngày càng sung mãn thì sự trói buộc càng lớn và khó có thể vượt ra khỏi mọi sự cưu mang đó để đến với ánh sáng nhất thừa. Như vậy nếu đã còn cưu mang thì hoàn toàn Phật vẫn là giả độ. Mà chúng ta là những người hoàn toàn không có thực độ, vì chúng ta không có thực lực nên không được thực độ và giải thoát.
Hôm nay chúng ta làm công luật là phân chia công án để thực hiện công luật và chia giá trị công án ấy rất đích thực để con cái phát huy ý thức trách nhiệm và có thể thực hiện được công luật mà không bị trở ngại thì mới gọi là thống nhất trong công án. Mặc dù chúng ta có thể thực hiện công luật trong gián tiếp mà không bị tan vỡ thì mới có giá trị thực lực trong thực độ. Còn nếu bị tan vỡ trong gía trị thống nhất ấy thì Phật vẫn đời đời giả độ, mà chúng sinh là hoàn toàn không được độ.
Đây là một điều trái ngược, vì chúng sinh là thực độ. Phật là giả độ, nhưng ngược lại chúng sinh thì không được thực độ. Thì cái giả độ của Đức Phật hoàn toàn không có tác phẩm đối với chúng sinh.
Cũng như một vị chuyển luân ra đời thành lập ra trường lớp là nhằm đem ánh sáng khai hoá, nhưng học trò lại không học và không tựu lớp thì ánh sáng của vị chuyển luân ấy vẫn không đến với mọi người.
Như vậy ánh sáng của Như Lai không đến với mọi người, vì mọi người không đến với ánh sáng đó. Chứ không phải là Như Lai không đem ánh sáng đến cho chúng ta. Như trước mắt là ai cũng muốn được thụ ký Dòng chơn và muốn được độ. Nhưng mà tinh thần thực độ của Dòng chơn thì không có vì luôn nhận cái giả độ của Chư Phật về mặt ngoài mà không đi sâu về bên trong thì cái Phật giả độ ấy vẫn là những giá trị giả độ đối với Dòng Chơn ấy mà thôi.
Như vậy dù cho Đức Phật có nói đến 1000 năm hoặc 60 tiểu kiếp đi nữa, thì Phật nói giá trị ánh sáng Như Lai là nói cho Phật, chứ không thấm nhuần gì đối với chúng sinh cả, thì chúng sinh hoàn toàn không có giá trị đó. Nên chúng sinh không có thực độ đối với giá trị chính pháp.
Ta thấy giữa Phật và chúng sinh có thực độ là khi nào chúng sinh ra khỏi nhà lửa, vì Đức Phật đã ra khỏi nhà lửa còn chúng sinh còn trong nhà lửa thì đó là 2. Nếu nhà lửa ấy còn hình thành trong đời sống tâm pháp thuộc về ngũ độn sử và các hệ luỵ đối với nghiệp thức. Mười ác chưa sạch, mười thiện chưa tròn, 18 giới xứ chưa được tinh lọc và còn ở trong ngũ trược ác thế, thì hoàn toàn nhà lửa còn hoành hành trong đời sống ấy.
Chúng sinh vì không giác ngộ nên không đủ nội lực, ý chí và sức mạnh để vượt ra khỏi ngũ độn sử và vượt ra khỏi những nghiệp thức đã hình thành trong nhiều đời nhiều kiếp. Ta thấy tất cả những chúng sinh nghèo tận cùng về vật chất cũng không đủ sức ra nhà lửa, và có những người giàu có thì lại đam mê bởi vật chất ấy thì cũng không thể ra khỏi nhà lửa. Thì trong hai trạng thái đều có trọng nghiệp tương quan với nhau. Đức Phật đã nói rằng: Hãy ra khỏi nhà lửa thì mới được sự an toàn và hạnh phúc. Còn ở trong nhà lửa thì đường nào cũng bị triệt tiêu về hạt tâm lý tính và ngày cuối cùng khi mất lập thể này thì lại ở trong nghiệp lực vô cùng đó.
Đức Phật đã dùng đủ mọi phương tiện và dùng mọi siêu lực để tận độ chúng sinh ra khỏi nhà lửa. Nhưng chúng sinh vẫn còn ở nguyên trong nhà lửa thì Đức Phật gọi là Phật giả độ.
Phật giả độ nghĩa là ngài đưa ra phương pháp độ nhưng hoàn toàn không thành đạt được đối với chúng sinh. Mà Chư Phật là không mất giá trị vô thượng chính đấng giác mà chúng sinh thì còn nguyên những giá trị cộng nghiệp và các khổ não của nhà lửa.
Như vậy nếu chúng sinh mê lầm không thống nhất trong con đường tu học, thì đời đời Phật vẫn là Phật còn chúng sinh vẫn là chúng sinh. Nếu chúng sinh giác ngộ thì chính chúng sinh là Phật và cũng ra khỏi mọi sự thống khổ của nghiệp thống nhất ở sự giải thoát, ở sự bình an và thống nhất trên mặt bằng của hệ thống pháp trí và hoàn toàn không bị biến đổi hệ thống ấy thì mới gọi là chúng sinh và Phật được thực độ.
Nếu hôm nay Đức Phật ra đời thuyết pháp và thuyết rất nhiều trong 30 năm. Nhưng nếu con cái vẫn chưa thực độ thì Đức Phật vẫn là giả độ. Vì Ngài đã độ suốt trong 30 năm mà của Ngài vẫn là của Ngài và của chúng sinh vẫn là chúng sinh không có thêm bớt gì cả thì Phật vẫn là giả độ.
Như vậy khi nào chúng sinh được giác ngộ và thống nhất trên con đường của Phật thì Phật và chúng sinh được thực độ.
Đối với sự nghiệp công luật Kim Ngưu phá điền, thì hôm nay thuyền công luật đã quay về bến bờ Bia Sơn. Thì toàn thể con cái về Bia Sơn mục đích là thực hiện công án. Nhưng nếu mỗi người con mà không thành đạt được thì mục đích của giá trị thực độ thì hoàn toàn không có. Bởi vì tất cả những ý thức nghiệp cưu mang vẫn tiếp tục hình thành trong đời sống của mỗi người con và nó có thể kéo chúng ta ra khỏi công án đó. Một khi ta ra khỏi công án Bia Sơn để về nhà thì chắc chắn rằng ta cũng chỉ làm những việc rất đời thường và dần dần có thể mất đi công án trục của Bia Sơn. Và những ánh sáng thường chiếu của công luật mà ta đã có thì dần cũng sẽ bị biến đổi theo thời gian mà khó có thể kết tinh và thống nhất được như những người đang có mắt để thực hiện công án Bia Sơn.
Như vậy công án Bia Sơn là rất thực đối với những người có tính thực độ, có tính quyết liệt về ý chí và giác ngộ cao. Nhưng nó không có giá trị đối với những người không ngộ nhập được công án, hoặc chỉ kiểu công án ở một chiều, một khía cạnh nào đó thì đối với công án Bia Sơn sẽ khó có một quy trình tương ưng đối với những người đó.
Thế nên trong hệ thống Hồng Ân vẫn chia ra 2 phần: một phần là nhập sâu vào lõi của công án và một phần là chỉ ở ngoài da, lông của công án Bia Sơn mà thôi.
Thế thì công án Bia Sơn hoàn toàn có tính bất tương ưng rất lớn và trong tương lai sự chuyển động từ giai đoạn 2 để hình thành giai đoạn 3 của công án Bia Sơn thì chúng ta sẽ thấy nó còn ngoạn mục lắm.
Như vậy sự nghiệp Phật giả độ đối với chúng sinh giác ngộ thực độ, thì công án Bia Sơn cũng không khác về lĩnh vực này. Vậy những ai được thực độ đối với sự giả độ của Phật đạo, để thống nhất được sự giả độ với thực độ, thì có cùng Phật một hệ thống.
Như vậy Phật đưa những phương tiện giả để khai thị, mà đối với tất cả những chúng sinh và tăng chúng đã giác ngộ được sự khai thị đó mà được hưởng trọn vẹn sự thực độ, thì chính Phật và chúng sinh gặp nhau ở đây, còn nếu Phật đưa ra phương pháp độ là giả độ. Nhưng mà chúng sinh không giác ngộ thực độ thì đời đời chúng sinh và Phật không gặp nhau ở đây.
Như vậy công án Bia Sơn giữa Kim Ngưu và các thần sĩ cũng không khác những quy luật này. Nếu giữa Kim Ngưu và thần sĩ đã có chung một nguồn gốc để thực hiện công án này, thì không thể tách rời nhau để có thể thực hiện công án này. Nó cũng giống như hình và bóng không tách rời nhau, hoặc tính và thể cũng không tách rời nhau mà luôn thống nhất, thì công án này giữa Kim Ngưu và thần sĩ cũng như thế đó, thì mới được trọn vẹn trong tính thống nhất của công án này.
Ta thấy nghiệp thức cưu mang trong ngũ trược ác thế thì mức độ nhà lửa bốc cháy rất lớn trong đời sống của con cái. Như hôm nay chúng ta tập dần để được ra khỏi nhà lửa và cũng có người đã gần gần ra khỏi nhà lửa thì lại đi trở về nhà lửa. Như vậy nhà lửa ấy tiếp tục hình thành trong hệ thống nhiệt não, và mức độ nghiệp lực của con cái là tăng trưởng mà không giảm đi. Là vì sự xa lìa đối với ánh sáng công luật, hoặc là xa lìa đối với hiện thực hoá trong đời sống tu chính. Ví dụ chúng ta có một đạo tràng Bia Sơn mà lại bỏ đạo tràng ấy ra đi. Nếu chúng ta về xây dựng đạo tràng tại gia đình thì điều đó không hiện thực hoá. Vì sao? Vì từ xưa đến giờ ta sống trong nhiệt não về các nghiệp thức cưu mang. Mà ta phải cần đến phương tiện để khai thị và giải trừ các nghiệp lực.như đạo tràng công án Bia Sơn, hoặc cửu kinh minh triết công án Bia Sơn. Hoặc là ánh sáng tự chiếu đối với giá trị hợp nhất của Đấng thế vì và con cái hoặc giữa thầy và trò. Nhưng nếu không thống nhất được chỗ này thì biến đổi càng thêm biến đổi và nghiệp thức có thể phát sinh ra lớn hơn.
Như vậy những ai chưa ra khỏi nghiệp thức cưu mang, chưa giải trừ được ngũ độn sử, chưa thắng phục được 18 giới xứ và chưa điều ngự được tâm và pháp, thì hoàn toàn còn ở trong nhà lửa.
Ta thấy trong thế giới duy ngã thì nghiệp thức còn rất nặng nề. Chúng ta đang tìm cách để cứu chúng ra khỏi nhưng chưa cứu được. Mà mình lại tiếp tục đi vào nhà lửa đó. Thì nhà lửa đó càng dữ dội thêm trong đời sống duy ngã đại thể còn nằm ở phía dưới. Thì nhất định sẽ còn trôi dạt và luân hồi.
Hôm nay bài học này cho thấy rằng một đại sự nhân duyên mà công luật công án Bia Sơn ra đời là nhằm để câu thúc, dẫn độ con cái ra khỏi nhà lửa. Nhưng con cái có dấu hiệu là đi trở vào nhà lửa nhiều hơn là đi ra khỏi nhà lửa. Như những gia đình bất tương ưng không hạnh phúc giữa phu thê và con cái, không đồng tu các nghiệp lực dẫy đầy trong đời sống của gia đình ấy cũng thuộc về nhà lửa. Lại có những người con thuyết theo kiểu biên bìa là không làm công án Bia Sơn cũng không mất giá trị chính pháp. Thì chẳng qua đây là cách nói để an ủi bởi các nghiệp thức chuyển động của mình trong đời sống mà mình không thực hiện đựơc công án, chứ thật ra là không có chính pháp trong con đường này, vì đó là con đường của nghiệp thức cưu mang.
Như vậy công án Bia Sơn là công án hiện triệu cho sức mạnh của hóa để nhằm giải quyết những vấn đề thuộc về nghiệp thức cưu mang. Những người có duyên và không duyên đồng tương quan để đi đến con đường công luật đại hóa. Thì công luật đại hóa hoàn toàn có thực trong đời sống của chúng ta, nhưng đối với con cái thì không thề hiện thực được tính sự thực đó nên đành phải biến đổi. Đối với Cha rất là xót xa và mong rằng tất cả con cái phải quyết định con đường cho mình để thực hiện cho đúng, vì hiện tại trước mắt lập thể của chúng ta tuổi già ngày càng đến gần, mà tương lai ánh sáng giải thoát thuộc về pháp tính thì còn ở đàng sau rất xa.

0 nhận xét:

Đăng nhận xét

Ví bạn hãy dùng ngôn ngữ lịch sự, tôn trọng lẫn nhau, mỗi người có cấp độ trình độ riêng nên không nên phán xét nếu không thông hiểu. Xin cảm ơn!