Thứ Bảy, 25 tháng 5, 2013

Hiện Trạng Vũ Trụ

Hiện trạng vũ trụ – Thành trụ hoại không – Sinh trụ dị diệt – Sinh lão bệnh tử – Quỹ đạo tuần hoàn – Tinh luyện kim sắc – Vãng hồi trung tâm.
Bài học hôm nay là nhằm nói lên giá trị cuối cùng của TTHK- SSDD- SLBT. Một khi mà chưa thông suốt được phần diệu nghĩa của những định luật quy luật ấy thì ta sẽ thấy thành trụ hoại không hoặc sinh trụ dị diệt sẽ có sự mâu thuẫn.
Thí dụ như: nếu ta chấp thành trụ hoại không là cuối cùng trở về không, là cái không có gì ở tại đây; hoặc sinh trụ dị diệt thì đến chữ diệt cũng là chấm dứt ở tại đây là hết và sinh lão bệnh tử thì đến chữ tử cũng là hết. Nếu ta chấp như thế thì sau cái không, diệt và chết là hết thì hoàn toàn không có nghĩa lý gì cả. Nhưng không phải như vậy mà nó là một hệ thống liên hoàn kết dính rất tuyệt đối và mạnh mẽ.
Hiện trạng vũ trụ


Hiện trạng vũ trụ là nói về hệ thống lập thể từ cực vi đến cực đại, tức là những gì có hình tướng đều gọi là hiện trạng vũ trụ và hiện trạng vũ trụ là luôn luôn thành trụ hoại không, sinh trụ dị diệt, sinh lão bệnh tử trong hệ thống quỹ đạo tuần hoàn, tinh luyệnkim sắc, vãng hồi trung tâm (hay là vãng hồi chân tâm, hay là vãng hồi pháp tâm).
Vãng hồi trung tâm là dành cho mười hiệu của Như Lai và chư đại Bồ Tát. Vãng hồi chân tâm là dành cho hệ thống thánh hiền, còn vãng hồi pháp tâm là dành cho chúng sinh. Như vậy thì chư đại Bồ Tát và thánh hiền cho đến tất cả những hệ thống trong các loài sống đều chịu định luật này. Tức là phải chấp nhận về hiện trạng vũ trụ của thành trụ hoại không, của sinh trụ dị diệt và phải chấp nhận về sinh lão bệnh tử. Sự chấp nhận này không có nghĩa là vô lý mà là sự chấp nhận trong quỹ đạo tuần hoàn nhằm mục đích để tinh luyện kim sắc và vãng hồi trung tâm.
Thế thì ta thấy thành trụ hoại không, sinh trụ dị diệt và sinh lão bệnh tử hoàn toàn là có gốc. Gốc nó là tuần hoàn, gốc nó là âm dương siêu sắc năng, trung tâm vạn năng, ttcq. Như vậy nó có một hệ thống gốc mang tính tổng thể ấy.
Thành trụ hoại không là hiện trạng chung trong đại thể vũ trụ: còn sinh trụ dị diệt là nói cho từng phần cơ cấu khác biệt của hệ thống vũ trụ. Nghĩa của dị diệt là sự hủy diệt từng phần của những thứ khác biệt. Thí dụ trong vũ trụ có rất nhiều hành tinh nhưng khi hành tinh này vỡ nát thì vẫn còn những hành tinh khác vẫn sống. Hoặc trong một ngôi nhà thì những thứ nào xấu thì nó diệt trước, những thứ nào tốt thì nó diệt sau. Nhưng tât cả những thứ được cơ cấu trong ngôi nhà ấy nó đều có cái độc lập của sinh – trụ – dị – diệt. Trụ là đỉnh cao nhất của tuổi thọ rồi sau đó diệt. Diệt ở đây là diệt theo hình thức phân chi. Thì chính quy luật này có liên quan đến sinh lão bệnh tử, có nghĩa là sự dị diệt của mỗi con người trong xã hội, nên người nào chết là chết, người nào sống là sống. Người chết chỉ người đó chết chứ không liên quan đên người khác đang sống.
Sinh lão bệnh tử là định luật chung cho tất cả các loài động vật thì thế giới duy ngã là đại diện rõ nét nhất.
Nhưng trong quỹ đạo tuần hoànm chuyên luyện kim tính thì Như Lai dạy rằng: nếu các thể loại quy tích và trọng lượng nhỏ thì nó chuyển động kim tính vãng hồi trung tâm. Vãng hồi trung tâm là nói về giá trị gốc mà tất cả từ thực vật cho đến động vật đều đi theo quy luật tuần hoàn của sự quay về gốc, có nghĩa là trước hay sau gì có thể thời gian bằng A tăng kỳ đi nữa thì cuối cùng cũng phải quay về gốc.
Như vậy hiện trạng vũ trụ thành trụ hoại không, sinh trụ dị diệt, sinh lão bệnh tử. Qũy đạo tuần hoàn, tinh luyện kim sắc, vãng hồi trung tâm (hoặc vãng hồi chân tâm hoặc vãng hồi pháp tâm). Tùy theo mức độ thăng hoa của các loài càng cao thì vãng hồi càng cao. Vì sau khi chết tất cả mọi sự vãng hồi đó đều quy về pháp tâm rồi từ đó pháp tâm thuộc dòng nghiệp gì thì nó chuyển động theo dòng nghiệp đó. Như vậy nhờ sự vãng hồi pháp tâm ấy mà chúng ta được bắt đầu lại từ chữ thành, hoặc từ chữ sinh. Còn nếu vãng hồi trung tâm thì siêu sắc kim sắc hóa pháp thân hoàn toàn có một cách tròn đủ và không còn biến đổi nữa. Thế thì đức Như Lai cũng đã trải qua những công cuộc thành trụ hoại không, sinh trụ dị diệt, sinh lão bệnh tử trùng trùng không biết bao nhiêu hiền kiếp đi trong định luật này. Và định luật này không tách rời quỹ đạo tuần hoàn để được kết tinh những giá trị kim sắc vạn năng. Như vậy thành trụ hoại không thuộc về tuần hoàn, sinh lão bệnh tử thuộc về tuần hoàn, sinh trụ dị diệt thuộc về tuần hoàn.


Ngài bảo Ông Chơn Quốc Chính Thống nghị luận về đề kinh này.
Ông Chơn Quốc Chính Thống: Thưa Cha thực trạng của vũ trụ là thành trụ hoại không, sinh trụ dị diệt, sinh lão bệnh tử định luật tuần hoàn rất rõ ràng. Vì thế mà thế giới nói riêng và vũ trụ nói chung là mỗi ngày nó được kết tinh trong con đường kỳ quan thì đó là sự vãng hồi. Từ đó ta nghiệm chứng được là vũ trụ có quỹ đạo tuần hoàn. Như khoa học người ta cũng tìm ra con người không phải chết là hết. Như vậy tùy theo tầng độ tiến hóa mà có được sự kết tinh kim tính ấy đó cũng là mục đích đến của vạn pháp. Đó là vãng hồi pháp tâm. Thế nên hiện trạng của vũ trụ này nhằm mục đích đưa con người nói riêng cùng muôn loài nói chung được thăng hoa, chứ không phải hiện trạng của vũ trụ là vô cớ vô lý. Như vậy tất cả những định luật ấy nó là nằm trong quỹ đạo của tuần hoàn. Ngài bảo Ông Chơn Ngọc Biện Hộ phát biểu.
Ông Chơn Ngọc Biện Hộ: Thưa Cha, Cha đã khai thị cho chúng con về hiện trạng vũ trụ luôn luôn chuyển động theo định luật, quy luật của thành trụ hoại không, sinh trụ dị diệt và sinh lão bệnh tử. Thì đây là những quy trình chuyển độn cho vạn pháp được tiến hóa, thăng hoa và vãng hồi pháp tâm. Vì vận luật tuần hoàn là luôn luôn giữ lại tất cả những tinh hoa của vạn pháp. Thành trụ hoại không ở đây không có nghĩa là thành cho đến không là hết. Mà trong quá trình của thành trụ hoại không là nó để lại những giá trị ánh sáng và giá trị tinh hoa trong đời sống của thành trụ hoại không đó. Vì bản chất tinh hoa luôn luôn có trong vạn pháp. Thí dụ như xây lên một ngôi nhà gọi là thành rồi ngôi nhà được ưng trụ một thời gian rồi hủy hoại trở về không. Thì trong một chu trình thành trụ hoại không ấy nó đã đem lại cho con người có một cuộc sống tương đối ổn định, để con người nhân đó mà tiền hóa kết tinh những tinh hoa trong cuộc sống ấy. Thì chính ngôi nhà ấy nó đã có phần ánh sáng tinh hoa của nó.
Như vậy hiện trạng vũ trụ là rất khách quan chuyển động để đưa vạn pháp quy về gốc. Mà kết quả cuối cùng là duy ngã đại thể là con người. Như vậy con người có thể là đại diện cho tất cả những định luật thành trụ hoại không, sinh trụ dị diệt và sinh lão bệnh tử.
Cái tuyệt vời thay ở đây là vũ trụ có quỹ đạo tuần hoàn mà bản chất tuần hoàn là tinh luyện kim sắc, đồng thời bảo trì cho tất cả mọi giá trị tinh hoa, vì thế mà muôn loài được tiến hóa và thành tựu duy ngã đại thể.
Như vậy chúng con thấy rằng trong những định luật và quy luật chuyển động mang tính tất yếu đó thì không bao giờ tách rời chân tính ánh sáng. Tức là động hoàn toàn không tách rời định. Mà cụ thể là chân tính ánh sáng hoặc là tri thức chân quang luôn luôn soi sáng trong đời sống của duy ngã đại thể. Mọi hoạt động của duy ngã đại thể ở trong thành trụ hoại không, hoặc trong sinh lão bệnh tử thì chân quang ánh sáng đó nó cũng thường lưu trong giá trị sống đó. Nên trong định có động và trong động có định. Thì đây là một giá trị thống nhất giữa thượng và hạ, hoặc thống nhất giữa trung tâm vạn năng và các định luật quy luật của muôn loài vì thế mà duy ngã đại thể tiến hóa lên thành tựu chân tâm hoặc vãng hồi trở về trung tâm đối với Như Lai và Bồ Tát.
Ngài dạy: hiện trạng vũ trụ là luôn luôn có ánh sáng lý tính tổng thể của thành tựu hoại không, luôn luôn có ánh sáng tinh hoa của sinh trụ dị diệt. luôn luôn có ánh sáng tri thức, hoặc ý thức hoặc cảm thức, hoặc nhỏ nhất là thọ thức thì vẫn có trong sinh lão bệnh tử. Và luôn luôn ở trong hệ thống tuần hoàn để được tinh luyện về mặt tính và tổng thể tinh hoa tính để hóa kim sắc, tinh luyện kim sắc và thành tựu kim sắc. Và kim sắc ấy là đại diện cho thực tướng. Như vậy các hệ thống lập thể tan biến thì phần tính vẫn giữ lại trong định luật tuần hoàn. Và tuần hoàn sẽ đẩy ngược về trung tâm của ánh sáng. Chính vì vậy mà con người cùng muôn vật không tan biến sự hiểu biết đó. Mà vẫn tiếp tục thành trụ hoại không trở lại.
Thế nên thành trụ hoại không là luật chuyển trạng, hóa trạng và đưa đò trong quy trình hóa để chúng ta có những tác phẩm cao nhất của vũ trụ. Như vậy công luyện của tuần hoàn là luyện kết tinh tính kim sắc là đồng nghĩa với giá trị tụ kết tính ánh sáng, để tính ánh sáng không biến đổi và đủ sức mạnh trở về trung tâm.
Khi hiểu ra thì chúng ta rất hân hoan vui mừng cho định luật thành trụ hoại không để có một sự chuyển trạng, hóa trạng và thành trạng của giá trị hóa kim sắc. Tức là các tướng pháp ấy thay đổi nhằm mục đích để thăng hoa đó là sự luân hồi.
Lành thay cho sự sinh tử của thiện nghiệp và lành thay công luyện trong sinh lão bệnh tử của hệ thống thiện nghiệp trí thức và tri thức, thì tuần hoàn vẫn kết tinh chân tâm giá trị chân thần để hóa pháp tính và thành tựu kim sắc thăng hoa chân tâm, thì sinh lão bệnh tử đó là công luyện của duy ngã đại thể và công luyện của tính công luật và quy luật vũ trụ. Như vậy thì tất cả mọi sự thành trụ hoại không trong vũ trụ này đều trở thành định luật công luyện.
Về tính khách quan thì tổng tinh hoa vật chất cuối cùng sẽ trở thành những sản phẩm quý nhất của nó. Nhưng khi hình thành duy ngã đại thể thì trong đó có phần ý thức chủ quan lệch lạc đã làm những việc trái ngược định luật, nên đã bị phân tán pháp tính hóa của giá trị kim sắc bị đào thải hoặc giảm trụt, đó thuộc về nhân bản. Còn đứng trên chủ tính của tổng thể thì mục đích chính vẫn là thăng hoa và thành tựu những giá trị kim sắc cao nhất. Như vậy chuyện thoái hóa phân tán và đào thải vẫn luôn luôn là cái phụ mà thôi. Vì sao? Vì đến một lúc nào đó chính nó sẽ giác ngộ mà quay trở lại.
Vì thế mà Như Lai nói rằng: sự đại loại của thế giới giống như một hồ sen bị con người quậy tan tan tất cả những cây sen trên hồ đó, thì con người bỗng nghĩ rằng sen sẽ không còn mọc được nữa. Nhưng Như Lai nói: Không! Thời gian rồi sen sẽ trở lại bình thường. Thế thì các ngươi cứ phá đi, việc phá đó là hoàn toàn phá cái ngọn, nhưng một khi ngươi giác ngộ và yên định trong giá trị tinh luyện các pháp, thì ngươi sẽ sáng tạo tất cả những công trình trong thành trụ hoại không, sinh trụ dị diệt và sinh lão bệnh tử để kết tinh kim sắc và vãng hồi.
Ngài bảo Ông Chơn Hải Vạn Tường phát biểu.
Ông Chơn Hải Vạn Tường: Thưa Cha, hiện trạng vũ trụ thành trụ hoại không, sinh trụ dị diệt, sinh lão bệnh tử là định luật khách quan của quỹ đạo tuần hoàn và con người nhân đó mà công luyện kết tinh kim sắc thành tựu chân tâm. Qua đề kinh này con liên tưởng lại một đề kinh trước đây Cha dạy: Tính tự chiếu ánh sáng vô biên và thế hoành tác sinh diệt tương trụ vô tận. Thì thấy rằng giữa tính và thể đã được thống nhất trong đề kinh này.
Ngài dạy: như vậy ta đã chứng minh được trung tâm vạn năng và chứng minh được chân tâm bất diệt, vì chính trung tâm bất diệt nên thành trụ hoại không, sinh trụ dị diệt, sinh lão bệnh tử đời đời không chấm dứt. Chính vì đó mà ta xác định trung tâm tuyệt đối của giá trị hóa đối với thành trụ hoại không, sinh trụ dị diệt, sinh lão bệnh tử ở trong quỹ đạo chuyển trạng vô cùng mạnh mẽ của vận luật tuần hoàn kết tinh kim sắc vãng hồi trung tâm. Đó là tính bất biến và không bao giờ thay đổi trong sự nghiệp vũ trụ hóa.
Bài học này đã giải mã được sự thực của thành trụ hoại không, sinh trụ dị diệt, sinh lão bệnh tử và giải mã được tất cả những mâu thuẫn trong đời sống của lập thể. Nhưng thật ra muôn hình thể ấy nó chất chứa vô cùng giá trị tinh hoa để tạo ra một sự nghiệp huy hoàng trong sự giải thoát ra khỏi tam giới và hoàn toàn làm chủ cả vũ trụ.
Ngài bảo Ông Chơn Hoàng Quang Quân phát biểu.
Ông Chơn Hoàng Quang Quân: Thưa Cha, vận luật tuần hoàn là cơ xưởng khổng lồ của trung tâm thống hóa. Để có thể sản sinh và kết tinh kim sắc. Vậy trong thành trụ hoại không, sinh trụ dị diệt, sinh lão bệnh tử thì đây là quy luật của định luật tuần hoàn để tinh luyện kim sắc. Như vậy vật chất thành trụ hoại không là nhằm để kết tinh để trở về bản chất cân bằng. Vì gốc vũ trụ là luôn luôn cân bằng. Như vậy phần lập thể phân hủy là để tìm về bản chất cân bằng của vũ trụ, thì đây là sự vãng hồi.
Còn đối với duy ngã đại thể thì dựa trên nền tảng của thành trụ hoại không, sinh trụ dị diệt, sinh lão bệnh tử để có thể kết tinh kim sắc và vãng hồi chân tâm.
Như vậy chúng con xác định đề kinh này rất vững chắc trong sự nghiệp hóa được thành trụ hoại không, sinh trụ dị diệt, và sinh lão bệnh tử để trở về trung tâm.
Ngài dạy: giá trị của trung tâm vô cùng, diệu lý của trung tâm vô hạn chứa nhóm vô lượng thân kim sắc cũng không thừa, cũng không thiếu. Vì sao? Vì kim sắc là bản vị của giá trị vô hạn và đồng nghĩa với giá trị vô cùng trung chung nên được đạt đên chỗ vô dư.
Nên Như Lai nói: nếu ngày mai vô lượng A Dăng kỳ kiếp mà thân kim sắc được kết tinh khắp cả vũ trụ cũng không bao giờ chiếm lĩnh hết chân tính vô hạn ấy.
Như vậy trong đời sống hữu vi thì ta thấy không gian chật hẹp, nhưng đến chỗ vô cùng thì không còn giới hạn trong không gian chật hẹp nữa. Thì đây gọi là vô dư là trạng thái đạt được hạnh phúc nhất của vô lượng thân kim sắc trong giá trị chân tính thường trụ.
Thế thì thân kim sắc đã tròn đủ vô cùng ở trung tâm thì niết bàn vô cùng của giá trị trong đời sống tương dung một cách vô cùng ấy. Nên mới có sự cực lạc vô cùng và hạnh phúc vô cùng.
Nên ta nói rằng: nơi nào còn có sự thay đổi thì nơi đó sẽ mất cực lạc và hạnh phúc; nhưng chỗ không thay đổi thì cực lạc và hạnh phúc không bao giờ biến mất.
Nếu ta thấy hạnh phúc và thiên đàng còn trong các tướng pháp thì sẽ mất giới hạn với giá trị kim sắc niết bàn và thành tựu giá trị trung tâm.
Ngài bảo Ông Chơn Phát Đạo Quang phát biểu.
Ông Chơn Phát Đạo Quang: Thưa Cha, hiện trạng vũ trụ thành trụ hoại không, sinh trụ dị diệt, sinh lão bệnh tử là định luật tất yếu đưa đò và kết tinh phần kim tính. Thì chính kim tính là phần gốc được vãng hồi trung tâm. Như vậy lập thể là nhằm để công luyện trở về thành tựu chân tâm.
Ngài dạy: nếu vật chất bị triệt tiêu trong tam thiên thế giới về mặt lý, về mặt sự, về mặt tính, về mặt thể, về mặt tổng thể, về mặt chi thể, về mặt cực đại, về mặt cực vi, thì lấy gì chúng ta được thành trụ hoại không, được sinh trụ dị diệt và được sinh lão bệnh tử. Lấy gì chúng ta được quỹ đạo tinh luyện để thành tựu kim sắc. Như vậy mỗi phần thể lập là nền tảng cho kim sắc và nền tảng ấy không bị triệt tiêu để kim sắc được tiến hóa đời đời trong vũ trụ.
Nếu vật chất đứng trên gốc độ của chi thì ta thấy có diệt, đứng trên gốc độ của tổng về hiện trạng ta thấy có diệt. Nhưng đứng trên tổng thể tinh hoa của 2 trạng thái giữa tính và thể thì hoàn toàn không có hủy diệt. Chính vì tính và thể không bị hủy diệt mà lại được tròn đủ một cặp bộ tuần hoàn ấy. Nên chúng ta mới hoan nghênh vũ trụ là vô cùng của chúng ta.
Như vậy ta tạm nói hủy diệt, chứ thật ra không có hủy diệt gì cả. Vì đời sống của những người đã quá cố thì hoàn toàn vẫn còn nguyên. Vì sao? Vì khi họ rời bản ngã thì thân xác này trả lại cho tứ đại và họ vẫn còn trong ánh sáng siêu thể để tiếp tục thiết lập những công trình hóa thân mới, nên vẫn còn nguyên.
Ngài bảo ông Chơn Thức Mật Văn phát biểu.
Ông Chơn Thức Mật Văn: Thưa Cha, đề kinh này cho chúng con thấy tất cả những hình tướng trong vũ trụ đều phải thay đổi trong định luật hành trụ hoại không, sinh trụ dị diệt, sinh lão bệnh tử. Mà đó là sự chuyển trạng lập thể nhưng phần tính thì không bao giờ mất. Vì thế mà duy ngã đại thể đã được kết tinh kim tính kim sắc. Thì đó là cái đích cuối cùng bất biến mà Thống hóa đã cho.
Ngài dạy: Sự vãng hồi viên mãn nhất, toàn diện nhất, toàn năng nhất là sự vãng hồi trung tâm. Nên Như Lai không bao giờ tách trung tâm vạn năng để có thể thành Phật được. Vì trung tâm vạn năng là chỗ tuyệt đối không biến đổi.
Như vậy, xác định rằng chúng sinh chưa trở về trung tâm thì trở về chỗ tâm pháp của chính dòng nghiệp của họ. Còn các bậc Thánh hiền thì là vãng hồi về chân tâm, còn đối với Như Lai toàn năng toàn giác là vãng hồi trung tâm.
Ta phải thấy luật tuần hoàn rất bình đẳng và đã được khép kín trong hệ thống lập thể và lập tính của mỗi nhân bản duy ngã đại thể. Và chứng kiến giá trị tinh luyện chuyển hóa và thành lập của mỗi nhân bản để hình thành giá trị kim sắc. Như vậy duy ngã đại thể phải có sự công phu và thành lập phương trình tu chính để được thăng hoa thì giá trị sức mạnh của âm dương tuần hoàn nó sẽ luôn luôn đáp ứng cho công trình của chúng ta một cách thiết thực mà không bao giờ thêm bớt.
Khi học bài này thì chúng ta không còn sợ chết nữa, mà chỉ sợ trôi nỗi bền bồng thăng trầm trong biển khổ từ đời này cho đến đời kia không ra khỏi được. Nếu sợ thì sợ nhiều lắm: Đó là sợ giảm trụt về phúc đức, sợ tất cả các căn bị nhiễm lục trần lục thức và hoặc lậu chuyển động mà mình chưa thắng được. Sợ sau khi chết ta có lên được những địa đàn tốt không? Có sinh lại được kiếp người không? Đó là những điều mà chúng ta phải đặt ra để giải quyết về bản thân duy ngã.
Như vậy, ta mong rằng tất cả con cái hãy luôn tỉnh táo cảnh giác đề phòng những ý niệm tư tưởng của chính mình. Phải soi sáng được chính mình để vạch ra một con đường đi vào sự nghiệp tu tiến và thăng hoa, là con đường cứu tinh cho nhân loại để ta có thể làm gì cho thế giới.
Ngài bảo Ông Chơn Thăng Ấn Chuyển phát biểu.
Ông Chơn Thăng Ấn Chuyển: Thưa Cha, qua đề kinh này chúng con rất sáng tỏ về mục đích của định luật thành trụ hoại không, sinh trụ dị diệt, sinh lão bệnh tử. Đây là định luật có đến và có đi nhằm để đạt được chỗ tận cùng bất biến của vũ trụ. Trong đó có tất cả mọi loài, mọi giới kể cả các vật thể cũng không mất tính ánh sáng của vũ trụ. Tất cả được tồn tại mãi mãi vĩnh viễn. Khi hiểu được như thế thì chúng con sẽ không còn đi lầng quầng nữa mà đi thẳng vào sự nghiệp công phu công luyện để thành tựu chân tâm.

0 nhận xét:

Đăng nhận xét

Ví bạn hãy dùng ngôn ngữ lịch sự, tôn trọng lẫn nhau, mỗi người có cấp độ trình độ riêng nên không nên phán xét nếu không thông hiểu. Xin cảm ơn!