TAM QUYỂN HỢP HÓA LÀ NỀN TẢNG THỰC ĐỊA CỦA HỆ THỐNG
LẬP THỂ ĐA CHIỀU, ĐA CHUYÊN MÔN HÓA
Tất cả
những thế giới thực vật, động vật và thế giới loài người, những thế giới ấy
khắp trên toàn hành tinh đều nhờ Tam quyển hợp hóa thì mới có thể nuôi sống
được lập thể mình và cả những hệ thống lập thể chế biến ở không gian 3 chiều
hoặc ở các chiều hướng khác nhau, để có thể thực hiện những công trình vĩ đại
nhất thì cũng nhờ tam quyển hợp hóa.
Đối với
Tam quyển hợp hóa là quyết định sự sinh tồn trên hành tinh này. Và Tam quyển
hợp hóa là nền tảng thực địa, là sức mạnh của những công trình tổng hợp trên hệ
thống chuyên môn. Nếu không có Tam quyển hợp hóa thì con người hoàn toàn không
thể làm bất cứ một thứ gì cả.
Biết rằng
Thất đại hội hóa là hệ thống cơ cấu tổng thể của vũ trụ quan. Nhưng chúng ta
đang sống trên địa đàn này, thì trước mắt là phải cần đến Tam quyển hợp hóa.
Nếu đặt ra trong 3 quyển bị gãy đi một thôi, thì hệ thống lập thể hoàn toàn bị
rã rời và gãy từng nhịp rồi ngã gục.
Nói đến
Tam quyển hợp hóa là nói đến sinh thái môi trường, môi sinh, nói đến đất nước,
sông biển và tất cả những hệ thống xanh đều thuộc về bản địa của Tam quyển hợp
hóa.
Nếu ta rút
hết khí quyển trong trời đất thì tất cả mọi sự sống lập thể sẽ bị triệt tiêu.
Như tất cả những hệ thống bánh lăn trên đường kia đều từ khí động lực mà ra.
Nên khí động lực là sức mạnh của khí quyển đã trở nên giá trị vô cùng vĩ đại,
mà không thể thiếu vắng đi một giây trong đời sống lập thể.
Nếu chúng ta nói bất cứ một thứ gì trên đời
này mà không có hiện thực hóa trong giá trị khoa học biện chứng pháp, thì không
bao giờ chúng ta tìm về giá trị chứng tính của ánh sáng trung tâm. Như mỗi một thái dương hệ, hành tinh nó có những cơ
học, chất liệu học, tinh hoa học ở nhiều cấp độ khác nhau. Nhưng trên thực tế
nó vẫn là những thứ cơ bản. Ví dụ như ở hành tinh này oxy là cơ bản. Còn ở hành
tinh khác thì lại có những chất khác, đậm đặc về giá trị hóa ở cấp cao mà tất
cả những quy trình sống ở đó cần đến nó. Hoặc nếu chúng ta về ngôi sao kinh
điển thì tìm khí quyển không thấy, mà thấy một chất khác cao cấp hơn. Cho nên
sự đột phá liên trùng trong hệ thống tam thiên, thì tất cả những chất liệu về
hóa, khi càng lên cao thì càng phức tạp. Đối với hành tinh này thì mặt bằng của
giá trị hóa là Tam quyển hợp hóa, là nền tảng thực địa của hệ thống lập thể đa
chiều.
Nếu không
có Tam quyển hợp hóa thì con người không thể thực hiện được đa năng và siêu
năng trong đời sống nhị nguyên, vì vậy mà Tam quyển hợp hóa là nền tảng thực
địa của hệ thống lập thể đa chiều, đa chuyên môn hóa.
Phần nghị luận:
Ngài bảo
ông Chơn Nhật Đàn Sơn trình bày
Ông Chơn Nhật Đàn Sơn: Thưa
Cha, Tam quyển gồm có thạch quyển, khí quyển và sinh quyển thì 3 quyển này
không thể thiếu đi một. Vì nếu thiếu đi sinh quyển là thiếu đi hệ thống sinh
thái. Còn thiếu khí quyển là thiếu đi tầng lớp oxy, thì tất cả các loài không
thể sống được. Còn nếu thiếu đi thạch quyển là sụp đổ về các nền.
Đối với sinh quyển trong thời kỳ này đã bị
giảm trừ, vì các rừng, các sông ngòi và các loài sinh vật sống trên mặt địa cầu
đã bị con người tàn phá, giết hại. Tầng ozon có bề dày khoảng 30 km nhằm để bảo
trợ cho tầng khí quyển oxy đối với tất cả sự sống trên địa cầu. Nhưng nền khoa
học người ta đã phóng lên không gian vũ trụ, những phi thuyền và những hỏa tiển
đã làm cho tầng ozon bị mỏng dần và nóng lên. Do đó nó ảnh hưởng đến đời sống
của vạn vật và vạn loại trên hành tinh.
Về thạch quyển là đại diện cho các loại nền
móng, là phần cứng trên quả địa cầu, nhưng con người cũng đã khai thác lấy nó
ra quá nhiều, làm cho quả địa cầu trở nên bệnh hoạn, yếu ớt.
Như vậy Tam quyển này là thực địa đối với tất
cả những giá trị sự sống của loài người và vạn vật, vì nó luôn hỗ trợ nhau và
thống nhất trở thành 1 hệ thống. Nếu một trong 3 quyển này bị mất đi thì hệ
thống Tam quyển sẽ bị sụp đổ.
Ngài dạy:
Thạch quyển, sinh quyển và khí quyển là 3 chân, trở thành sức mạnh hợp hóa bất
ly. Nếu như thạch quyển bị đào bới, sinh quyển bị triệt tiêu, khí quyển bị
nghèo đi thì mọi hoạt động dần dần rồi cũng sẽ chấm dứt.
Như hiện
nay con người đã làm cho thạch quyển không ổn định. Tức là đã đào bới khai thác
một cách bừa bãi, làm cho tiềm năng của thạch quyển bị cạn dần và đão lộn. Về
sinh quyển thì con người tha hồ giết các loài sinh vật, động vật, tha hồ chặt
rừng, tha hồ làm cho môi trường của biển, của sông bị ô nhiễm. Và nếu cứ tiếp
tục làm như thế thì hệ thống sinh quyển dần dần sẽ bị triệt tiêu. Như vậy, đời
sống sinh quyển của con người có liên quan đến đời sống sinh quyển của các loài
động vật, thực vật khắp đó đây trên hành tinh này.
Về khí
quyển, nếu chúng ta muốn bảo tồn được một cách triệt để thì phải bảo vệ các
tầng ozon không cho nó bị lủng. Như những chất liệu diệu kính mà chúng ta không
nhìn thấy bằng mắt, thì những chất liệu đó là để bảo hộ vòng chuyển động của hệ
thống oxy trong khí quyển đó. Đồng thời không cho biến đổi giá trị tính chất
của oxy và khí quyển để bảo lưu được hệ thống mặt trời qua 2 tia hồng ngoại và
cực tím. Đó là sự bảo lưu và dung chứa để giữ được tất cả những nền xanh trong
đời sống khí quyển. Thế thì bây giờ nó đã bắt đầu biến động.
Tam quyển
hợp hóa là nền tảng thực địa của hệ thống lập thể đa chiều. Hệ thống lập thể đa
chiều là gì? Là các chiều trong không gian thời gian cũng không ngoài tam quyển
đó. Ví dụ con người muốn chế ra chiếc máy bay, thì phải cần có Tam quyển mới
làm ra được máy bay; Hoặc làm một chiếc tàu thủy cũng như thế. Cho đến làm tất
cả mọi thứ trong hệ thống lập thể đa chiều thì cũng cần lấy tam quyển này để mà
thực hiện.
Như khí
quyển là một trong hệ thống khí có sức mạnh vô biên. Vì nó có sức mạnh vô biên
nên nó đã chịu lực của thế năng, khí năng, động năng và khí động năng. Vậy nhờ
có sức mạnh của khí quyển nên tất cả mọi hoạt động của các loại xe, máy bay,
tàu thủy lưu thông trên tất cả mọi hệ thống vận tải và tất cả mọi hệ thống đa
chiều đều không tách rời Tam quyển mà có.
Chúng ta
phải biết rằng: Tam quyển là con đẻ của Thất đại hội hóa, Tam quyển là con đẻ
của đất nước gió lửa. Như vậy chúng ta phải xác định Tam quyển có tính cơ bản
thực địa để thấy được đời sống lập thể của chúng ta trong Tam quyển ấy.
Ngài bảo
ông Chơn Ngọc Biện Hộ trình bày
Ông Chơn Ngọc Biện Hộ: Thưa
Cha, Tam quyển hợp hóa là nền tảng thực địa của hệ thống lập thể đa chiều. Như
Cha đã khai thị và chúng con hiểu rằng: Trong đời sống lập thể thì Tam quyển
phải luôn luôn hợp hóa để bảo tồn đời sống của tất cả muôn loài. Vì chỉ cần mất
một quyển thôi thì hệ thống lập thể sẽ bị sụp đổ ngay.
Sinh quyển là các hệ thống sống của các loài
động vật, thực vật và tất cả những loài có sự sống trên hành tinh này. Như hệ
thống sinh thái có liên quan đến đời sống của tất cả muôn loài, là môi sinh và
môi trường, là sự sinh hóa, sinh học, sinh lý… Như Thống hóa đã hình thành ra
quả địa cầu của chúng ta thì Ngài đã tính toán một cách chính xác và vô lệch là
nước bao phủ 70,8% bề mặt trái đất và 29,2% còn lại là không bị bao phủ bơtr
nước ( bao gồm có núi, sa mạc, cao nguyên, đồng bằng và các địa hình khác). Thì
đó là những giá trị về sinh thái nhằm để bảo tồn đời sống của Tam quyển. Vì
rừng là cung cấp oxy và làm sạch hóa môi trường sinh thái. Tức hỗ trợ và bổ
sung oxy cho khí quyển, đồng thời khí quyển cũng làm nhiệm vụ cung cấp năng
lượng oxy cùng các chất tố khác, cho tất cả mọi sự sống của các loài thực vật,
động vật trên hành tinh. Thí dụ như một ngọn đèn thôi nếu không có oxy thì ngọn
đèn ấy không thể sáng được. Còn thạch quyển là nói về phần cứng chắc có trong
đời sống của hành tinh và các loài. Ví dụ như bề dày cứng chắc chịu lực của
trái đất, hoặc trong hệ thống lập thể của các loài như con ong thì phải có cái
tổ, con người thì phải có cái nhà… Như vậy, Tam quyển này đã thuộc về nền tảng
thực địa trong hệ thống lập thể đa chiều đều phải có mà không thể thiếu được.
Ngài dạy:
Ta nói thực địa là vì chúng ta sống trên mặt đất này nếu như không có đất thì
không thể trồng được một thứ gì cả và cũng không có chỗ để dung thân, thì Tam
quyển cũng như thế. Như vậy Tam quyển hợp hóa là nền tảng thực địa của hệ thống
lập thể đa chiều và đa chuyên môn hóa. Thì không thể gãy một nhịp nào trong Tam
quyển hợp hóa ấy mà có thể hình thành được một thứ gì cả.
Chúng ta
phải hiểu Tam quyển hợp hóa từ Thất đại mà ra. Nhưng Thất đại là nói chung
chung, còn nói Tam quyển hợp hóa là để làm sáng tỏ về nền khoa học, là sức mạnh
của hệ thống lập thể và là nền tảng thực địa của hệ thống lập thể đa chiều, đa
chuyên môn hóa.
Nếu Tam
quyển không còn hợp hóa nữa, chỉ cần trong một ngày thôi thì đời sống lập thể
chúng ta hoàn toàn bị triệt tiêu. Vì tất cả những phương tiện chính yếu, cơ bản
trong đời sống lập thể hoàn toàn không còn tồn tại nữa.
Ông Chơn Ngọc Biện Hộ nói tiếp: Thưa
Cha, như vậy đời sống lập thể là rất quan trọng vì nó là con đường thăng hoa
cho hạt tâm lý tính của con người. Vì thế mà con người luôn luôn phải bảo tồn
hệ thống sinh quyển, thạch quyển và khí quyển.
Ngày dạy:
Xác định về hệ thống lập thể nhị nguyên nói chung thì chúng ta thấy Tam quyển
hợp hóa là kinh mạch của đấng Thống hóa. Tức kinh mạch ấy đã điều động một sức
mạnh vô cùng trong sức mạnh của Thất đại hội hóa, để điều hợp và nuôi dưỡng
trong hệ thống lập thể. Nếu không có những kinh mạch và sức mạnh của Tam quyển
ấy thì hệ thống lập thể là bằng không. Cho nên Thống Hóa thực hiện những công
trình kinh mạch của hệ thống lập thể, là thực hiện những công trình thuộc về
quyển và quyển hóa trong hợp chiếu ấy.
Ngài bảo
ông Chơn Quốc Chính Thống trình bày
Ông Chơn Quốc Chính Thống: Thưa
Cha, đây là một đề kinh có tính chất sư phạm cao cấp, mang tính khoa học thực
nghiệm một cách rõ rệt mà không còn nói chung chung ở phần tính nữa, mà nó đi
vào nền tảng thực địa rất là biện chứng và biện chứng này không tách rời ra chủ
tính. Đây là một điều yếu quyết của hệ thống Cửu kinh minh triết, hay là tính
đạo đã được thực hiện ở chỗ này. Tức không còn lầm lẫn giữa đạo và đời, giữa
tính và thể nữa. Và từ tính nó chuyển động qua phần thể một cách rất rõ ràng.
Tam quyển là chẻ nhỏ ra từ Thất đại đi đến Tứ
đại và hôm nay thực tế trước mắt chúng ta là có một nền tảng của Tam quyển. Như
vậy nhân có Tam quyển này mới có muôn loài vạn vật và có sự sống cho đến ngày
hôm nay được tồn tại. Nếu một trong 3 quyển mà mất đi thì hoàn toàn sẽ không có
sự sống của phần lập thể.
Ngài dạy:
Như vậy chúng ta có quyền nâng Tam quyển lên hệ thống kinh mạch của sự nghiệp
Thất đại hội hóa. Và kinh mạch của tổng tinh hoa Thất đại hội hóa đã có hiện
diện trong đời sống của chúng ta một cách rõ ràng. Nếu ai chối bỏ những kinh
mạch cực kỳ quan trọng trong sự nghiệp hợp hóa thì chính họ đã không còn biết
rõ về ta trong sức mạnh vạn năng, để thực hiện những công trình vạn năng. Trong
đó có chi kinh Tam quyển của sức mạnh Thất đại hội hóa. Thì chi kinh này rất
quan trọng đối với hệ thống lập thể và không thể cắt đoạn hệ thống kinh Tam
quyển, gọi tắt là Kinh Quyển.
Ông Chơn Quốc Chính Thống: Thưa
Cha, chúng con không còn mơ hồ về mặt chủ tính nữa, vì chủ tính đã được thực hiện
bằng nền tảng của khoa học biện chứng rồi. Đó là sự hiện diện của Tam quyển. Và
Tam quyển ấy luôn luôn hợp hóa và hoàn lưu tất cả mọi sự sống. Cụ thể như chiếc
máy bay, hay tàu thủy và tất cả những gì mà con người ngày hôm nay người ta cho
rằng văn minh, thì tự tính của chủ tính ấy đã biến thành chủ thể và được cụ thể
hóa bằng nền tảng của Tam quyển.
Ngày dạy:
Như vậy hệ thống lập thể đa chiều đã có từ gốc của vạn năng mà chúng ta là sao
chép về hệ thống lập thể đa chiều ấy. Rồi dựng lên bản ngã vô lý trong sự
nghiệp đại ngã đối với nền khoa học đại ngã và dựng lên bản ngã vô lý trong
những kinh điển vững chắc của hệ thống Tam quyển hợp hóa, mà không thấy đó là
sức mạnh của đấng Thống hóa đối với các hành tinh.
Ông Chơn Quốc Chính Thống nói tiếp: Thưa
Cha, như vậy tự tính Tam quyển nó đã là hiện thực của chủ thể Thống hóa tại
hành tinh này, hoặc là nhiều hành tinh khác thì nền tảng Tam quyển còn cao hơn.
Và chủ thể của Thống hóa nhân ở Tam quyển. Bởi vì luôn luôn Tam quyển hợp hóa
theo trình tự khoa học, theo định luật quy luật một cách rất vững chắc và Tam
quyển ấy được sinh hóa, sinh động, hợp hóa và hoàn lưu tất cả mọi sự sống. Thì
con người đã ứng dụng được giá trị của Tam quyển và sống từ trong Tam quyển.
Thì chuyên môn phải bảo vệ Tam quyển để tồn tại được sự sống và sự sống được
thăng hoa.
Ngài bảo
ông Chơn Hoàng Quang Quân trình bày
Ông Chơn Hoàng Quang Quân: Thưa
Cha, tất cả vạn vật trên hành tinh này có sự sống là nhờ vào Tam quyển và Tam
quyển đã trở nên sự tương sinh và tương hỗ với nhau. Thạch quyển là tất cả
những hệ tầng đất đá giống như xương sống của hành tinh và khi người ta xét tất
cả những tầng như macma granit và andesit hoặc là những tầng móng. Thì đây là
những tầng có thể tạo ra tất cả những tinh hoa của hành tinh và chính những
tầng này là tạo những nền tảng cơ bản nhất để tạo được sinh quyển và khí quyển.
Thì đây là mang một tính chất trật tự, tương sinh và tương hỗ. Vậy thì Tam
quyển là nền tảng, là kinh mạch của hành tinh và là sự sống của tất cả vạn vật
trên hành tinh. Nếu như không có 3 quyển này thì tất cả mọi cơ học, vật lý học,
cùng tất cả mọi thứ gì khác cũng không có sự chuyển động, hoặc làm bất cứ gì
trên hành tinh này được cả, kể cả sự hoạt động của hành tinh xung quanh.
Ngày dạy:
như vậy, những kinh mạch của hệ thống lập thể đối với hệ thống Thống hóa đã làm
sáng tỏ về kinh mạch từng phần của hệ thống Thống hóa, được phân giải trên lý
nhiệm của biện chứng pháp và siêu chứng pháp. Thống hóa không làm sai những giá
trị cơ cấu của hệ thống kinh mạch và sức mạnh kinh mạch của hệ thống tổng thể
đã được kết lập thành những định luật, quy luật mà không thể sai chạy trong
định luật, quy luật đó. Để chúng ta tồn tại trên những kinh mạch, như Tam quyển
kinh mạch đây đã bày tỏ sức mạnh của vạn năng, là sự bày tỏ của lòng thương yêu
vô tận đối với hệ thống Tam quyển. Trong hệ thống tổng thể của Thất đại hội hóa
thì Tam quyển là sức mạnh của giá trị hóa.
Chúng ta
đã xác định Tam quyển là sức mạnh của giá trị hóa về mặt bằng lập thể. Thì sự
trân trọng về kinh mạch Tam quyển là những năng lực đặc biệt nhất của hệ thống
hóa để trãi rộng trong đời sống của hành tinh và các thế giới có tương quan đối
với sinh thái hành tinh. Thì chúng ta phải thấy rằng: Hãy ổn định ngay về thạch
quyển, sinh quyển thì chúng ta sẽ có một bầu khí quyển tuyệt đối trong sạch.
Những
Thánh nhân, các bát tinh vương cùng những nhà thiện tri thức đến thế gian nhằm
phục lâm giá trị Tam quyển, vì Tam quyển là hệ thống sống của hệ thống lập thể,
là quyết định giá trị lập thể và chuyên môn hóa trong hệ thống lập thể đa
chiều. Vì vậy nên đa chiều chuyên môn hóa là giá trị cơ bản thực địa của Tam
quyển đời sống.
Như vậy,
chúng ta có thể kết tập Tam quyển hóa là đời sống thống nhất về giá trị trạng
đối với các mặt trạng trên đời sống ấy và hành tinh được đi mãi trong không
gian theo mặt trời mà vui vẻ với mặt trời.
Hành tinh
sẽ được ổn định và hạnh phúc với mặt trời vì những con cái đã thuận theo Tam
quyển một cách trật tự trong hệ thống kinh mạch này, thì kinh mạch Tam quyển là
một kinh mạch sống vững chắc nhất của giá trị lập thể đa chiều và chuyên môn
hóa đa chiều.
Chúng ta
thấy muôn ngàn loài hoa nở trên thực địa của Tam quyển và tất cả những tinh hoa
được kết thành và hóa các sắc màu rực rỡ nhất là đều nở trong Tam quyển. Nếu
không có Tam quyển thì hoàn toàn không có một loại hoa nào có cả. Như vậy tổng
thể tinh hoa trong giá trị mặt bằng đại thể luôn luôn có kinh mạch Tam quyển
của đấng Thống hóa đối với sự nghiệp hóa lập thể và thành lập lập thể vững chắc
trong đời sống của Tam quyển ấy.
Như vậy
ngày phục lâm của Tam quyển cũng sẽ về với nhân gian và trả lại Tam quyển đối
với một đời sống ổn định thái hòa, bảo hòa và trung đạo trong Tam quyển. Thái
hòa trong Tam quyển là chớ xúc phạm đến tam quyển, như sự xúc phạm tế toái mà
đức Từ Phụ Thích Ca đã nói. Thế thì những sự phục lâm của Tam quyển là sự sống
trên hành tinh kéo dài tuổi thọ và đời sống ấy có được ổn định hay không là
chính chúng ta quyết định. Vì sao? Vì Tam quyển đã cho rồi và đời đời không lấy
lại, nhưng chúng ta có biết trân trọng và giữ gìn hay không, đó là quyền quyết
định của Duy ngã đại thể.
Nếu ta cho
rằng đây không phải là kinh, thì những thứ kinh bị thừa ra đó không có một loại
kinh nào mà không có giá trị khi chúng ta quyết định quyền thừa. Đức Như Lai
thế vì trong sự nghiệp vũ trụ, thì Ngài đem cái giá trị vô dư để giữ gìn vũ trụ
và đem các thừa tạng của giá trị hóa về sức mạnh của vật lý làm đời sống trước
mắt cho các con. Như Lai trân trọng vật lý từ cực vi đời sống cũng được tôn
trọng, thì đó là sinh quyển. Ngài chưa bao giờ bóp chết sinh quyển. Vì sinh
quyển là hệ thống sống của thực vật và động vật và Ngài trân trọng sinh quyển
như một sự sống của trái tim. Ngài nói: “độ nồng của sinh quyển là trái tim của
tôi và tôi quyết gìn giữ nó như trái tim tôi vậy”.
Tam quyển
hợp hóa là một đề tài quan trọng mang tính khoa học và tất cả những nền khoa
học cao cấp và hiện đại ở tầng cao nhất thuộc về trung tâm. Thì tất cả những
biên bìa đều phải theo nó để mà sống. Còn nếu làm khác đi và làm xa lạc với
kinh mạch này thì Tam quyển hợp hóa không còn nữa, thì cũng đồng nghĩa với sự
hủy diệt hành tinh.
Chúng ta
đã thấy sự xót xa của loài người khi ý thức đã nhìn nhận được Tam quyển hợp
hóa. Còn sự xót xa và đau khổ của các loài động vật thì nó đang thọ cảm một độ
hụt hẩn và tai họa bởi con người không biết thương tiếc nó. Một ngày nào đó đối
với sự hụt hẩn của khí quyển đối với những máy bay sẽ bật nhào trên không gian
và rơi xuống vì sự yếu ớt của khí quyển.
Nền khoa
học của chúng ta sẽ được đặt cách vào sự nghiệp của Thống hóa và sự nghiệp Cửu
Kinh Minh Triết đại hóa canh tân. Như vậy mục đích của chúng ta là mục đích của
sự nghiệp đại hóa. Thì những thứ hóa không công bằng quyết phải hóa cho được
công bằng.
Trước mắt
chúng ta trong một hoàn cảnh nhỏ hẹp, thì chúng ta bảo vệ cái vi mô của thạch
quyển, sinh quyển và khí quyển ở Thạch Bia Sơn. Đó là một phạm trù nhỏ, nhưng
cũng biểu trưng cho giá trị của sức mạnh đối với nền đạo đức. Và hệ thống sinh
thái Bia Sơn ra đời, như một sự cứu thoát tất cả những sự biến đổi ghê gớm của
những lò than, của những lâm tặc cùng nhiều thứ khác đã phá hoại nó, thì hôm
nay Cha con chúng ta đang làm công việc phục lâm Tam quyển hợp hóa.
Ông Chơn Hoàng Quang Quân xin phát biểu: Thưa
Cha, hiện nay con người đang đưa tất cả nhân loại đi đến chỗ nguy hiểm bởi sự
phá hoại của Tam quyển hợp hóa. Như vấn đề thạch quyển do con người khai thác
quá nhiều tài nguyên trong lòng đất đã làm cho trục trái đất lệch đi thêm một
phần nữa, thì sự nguy hiểm lại càng thêm lên.
Ngài dạy:
Điều này Cha đã đau nhức từ những ngày đầu hóa thân. Vì trước đây đức Từ phụ đã
nói rằng: Khi ông đến thế gian thì kinh mạch và sức mạnh của sự nghiệp hóa về
mặt trần Tam quyển cũng đã bị khuyết rồi. Thì Tôi nói rằng: Thưa Cha, nếu
khuyết như thế thì làm sao? Đức Từ phụ nói: Công cuộc phá hoang vẫn tiếp tục,
Tinh Bản Kim Ngưu, Ông phải làm công việc này, vì phá hoang lập nguyên là một
trong những công trình phục lâm của Tam quyển. Nếu đời ông không đem Cửu kinh
trãi rộng xuống mặt đất, thì đời sau của chùm Thánh nhân không biết đâu mà mở.
Vì Thánh nhân họ sẽ quyền thừa kho tàng Cửu kinh để tiếp tục liên trùng trong
sự nghiệp đại hóa, thì suốt từ thế kỷ này sang thế kỷ khác, sẽ cắt đứt mọi
chiến tranh trong hệ thống Cửu kinh minh triết. Và Cửu kinh minh triết sẽ làm
rã rời những ý thức ác nghiệp và chiến tranh sẽ không đủ tiềm lực để mọc lên trong
hệ thống Cửu kinh.
Về biện
chứng pháp trái đất là người Mẹ và có linh hồn là mặt trời, người Mẹ có tổng
nôi thai giá trị hóa và hóa từ phức tạp đến đơn giản. Thì người Mẹ ấy hoàn toàn
khách quan và trung thực. Khi chúng ta có niềm khát vọng và tư tưởng phục lâm
Tam quyển hợp hóa, thì Mẹ sẽ khen ngợi: Con ta đã biết được ý ta, biết được qui
trình hóa của ta và biết trân trọng ta. Thì những niềm hy vọng công đức trong
những mạch kinh của Thống hóa. Vì khi biết trân trọng mạch kinh của Thống hóa,
cũng có nghĩa là đã và đang trở về với Thống hóa.
HỆ THỐNG HÓA DUY NGÃ ĐẠI THỂ
Tổ khai nguyên
Hệ thống
hóa duy ngã đại thể hình thành theo trường lớp nên có sơ cấp, tiểu cấp, trung
cấp và đại cấp. Nhưng cấp độ hóa của duy ngã đại thể luôn luôn nằm trong hệ
thống thất tổ. Thất tổ là hệ thống cấu trúc của giá trị hình thành thiết lập
mang tính tổ hợp. Thì người đầu tiên hình thành ra giá trị một xã hội gọi là tổ
khai nguyên. Thường thì tổ khai nguyên ở trong tổ hợp của các tộc thuộc về bộ
lạc và từ nhiều bộ lạc kết hợp hình thành ra tổ khai nguyên đó.
Ví dụ như
ở Do Thái thì Da Cóp Mo Xen làm tổ, Trung Quốc thì Tam Hoàng làm tổ, ViệtNamthì
Lạc Long – Âu Cơ làm tổ.
Châu Mỹ là
châu da đỏ họ không đủ cường độ sức mạnh để lập quốc, họ yếu ớt chỉ biết săn
bắn mà không có trí huệ phát minh. Chính vì vậy Châu Mỹ được người da trắng đến
xây dựng đó là Ngài Wasinton. Thì Wasinton chính là tổ khai nguyên đã hợp chủng
quốc và hình thành Mỹ quốc. Wasinton là người Anh nhưng không đối kỵ về tính
dân tộc và tôn giáo, nên Ngài đã hình thành một quốc gia mang tính hợp chủng
quốc. Đó là một trong những sự chuyển hóa về tính duy ngã từ trung cấp đi qua
đại cấp.
Đó không
phải là đồng hóa mà là liên kết tính chất giá trị tinh hoa của các cấp độ và
các dân tộc và hình thành thống nhất để trở thành một đất nước hùng mạnh tiến
lên đại cấp duy ngã.
Chúng ta
không bao giờ xếp lại sự phát triển của cành ngọn, vì cành ngọn luôn luôn
là giá trị đơm hoa và kết quả. Phần gốc luôn luôn là chỗ nương tựa của thân cây
và cành ngọn. Thì chúng ta phải lấy sự tròn đủ của một cái cây, mà không bỏ gốc
theo ngọn, hoặc là không bỏ ngọn theo gốc; mà chúng ta phải luôn luôn nuôi
dưỡng tròn đủ sức mạnh nơi gốc, để chuyển hóa tổng tinh hoa lên thân cây nuôi
tất cả các cành, ngọn để có được hoa và quả, là kết quả tốt nhất của xã hội
hóa.
Muốn hình
thành một xã hội hóa thì trước tiên phải có người khai tổ. Tức thành lập ra một
giống dân, một dân tộc hoặc kết hợp của nhiều dân tộc, do sự chuyển hóa từng
vùng trên châu lục để hình thành theo bản địa đó.
Vậy duy
ngã đại thể hoàn toàn có hệ thống hình thành đi từ sơ cấp đến tiểu cấp, đến
trung cấp và đại cấp. Đều có nguyên lý của tổ hợp và có tổ khai nguyên. Nếu
đứng trên hệ thống hóa thì Trung Tâm Vạn Năng hóa duy ngã đại thể; thì luôn
luôn phải có chủ tính và biểu tượng của sự nghiệp hóa.
Ví dụ như
trong một tổ ong, thì tính chất đặc năng của nó là phải có một con ong đầu đàn
để hình thành ra giá trị hệ thống và chịu trách nhiệm lãnh đạo trong hệ thống
ấy, đó là ong chúa. Ngay cả tổ mối, tổ kiến cũng vậy, thì tính đặc năng của các
loài nó đều mang tính tổ hợp và luôn luôn có thủ lĩnh của nó. Về nguyên tắc thì
hệ thống thượng tầng có tính chủ thể và phép chủ thể ấy được hóa trong duy ngã
đại thể, thì tất cả hệ thống đều phải có chủ thể để hóa; vì vậy luôn luôn có
đầu mối của giá trị hóa và hình thành tổ khai nguyên.
Dù định
luật thành trụ hoại không có biến đổi vô cùng tận, thì nguyên tắc thành lập ấy
không bao giờ thay đổi.
Ví dụ như
một vùng lục địa bị biến đổi và các hệ thống dân tộc ấy bị hủy diệt, thì vẫn
còn giống dân sót lại để tiếp tục thực hiện tổ hợp và hình thành tổ khai
nguyên. Tức là khai lại một nguyên đại mới, hoặc là một xã hội mới, hoặc là một
hệ thống mới…
Như vậy,
duy ngã đại thể là có hệ thống nên mới có lãnh tụ, có nguyên thủ và có người đứng
đầu của một quốc gia để hình thành cơ cấu và hệ thống hóa xã hội. Nên trong sơ
cấp của duy ngã đại thể vẫn có người đầu đàn, vẫn có con đầu đàn, vẫn có tổ hợp
đầu đàn để chia phân công tác và nhiệm vụ, trách nhiệm để đôn đốc hình thành
giá trị xã hội; trong đó có cả chính trị, quân sự, kinh tế, văn hóa và tất cả
các mặt trạng khác đều nằm trong hệ thống hóa.
Trên thềm
lục địa Châu á, chúng ta thấy Trung Quốc là một cái nôi lớn nhất của Châu á.
Nếu chúng ta đi ngược thời gian về quá khứ của 5,6 nghìn năm thì Phục Hy là tổ
khai nguyên ra đất nước Trung Quốc, Ngài ấy có một trình độ uyên bác, có một
trí huệ vô song và có một uy đức lừng lẫy. Theo trong truyền thuyết và trong
mặc khải hóa, thì Ngài hóa thân từ đức Ngọc Đế mà ra. Ngài đến trên lục địa
hình thành cơ cấu hóa các bộ lạc trong hệ thống hóa và liên kết các bộ lạc để
lập quốc.
Tam Hoàng gồm có: Phục Hy, Hữu Sào, Thần Nông
Chúng ta
có thể đi sâu một chút về Trung Tâm Vạn Năng và Âm Dương Vạn Tỏa, thì chính
Ngài Phục Hy là biểu trưng cho giá trị đỉnh cao hóa của duy ngã đại thể để
thiết lập hệ thống duy ngã đại thể và lãnh đạo duy ngã đại thể. Vì vậy mà đất
nước Trung Quốc họ có một bề dày lịch sử kể từ khi hình thành Phục Hy khai
nguyên, cho đến hệ thống tròn đủ của Phục Hy là 12 đời, rồi sau đó chuyển qua
Hữu Sào.
Về bản
chất giá trị Phục Hy là có đầy đủ cả chính trị quân sự và kinh tế, trong đó có
nhân văn nên được tôn vinh là Hoàng. Đối với Hữu Sào thì chuyên môn về xây dựng
kiến trúc và thiết lập quốc gia, kế nghiệp Phục Hy rồi sau đó đến thời kỳ Thần
Nông. Bản chất của Thần Nông là chuyên hóa về canh tân, thay đổi mới tất cả
những mặt diện canh tác về lúa nước và gieo trồng các loại thực chủng khác
nhau, luôn luôn cải tiến biến đổi các thực chủng để hình thành tính xã tắc về
lương thực.
Ngũ đế gồm có: Hoàng Đế, Thúc Hạo, Đế Cốc,
Thiên Khúc, Nghiêu Thuấn.
Về ngũ đế
là dựa trên hệ thống Tam Hoàng mà hình thành sự biến đổi của một thời kỳ mới có
tính chất thương nghiệp mua bán và tranh chấp.
Cái tốt
đẹp nhất của Ngũ Đế là ở thời kỳ Nghiêu Thuấn, là sự kết tinh của Tam Hoàng, để
hình thành một thời kỳ Thánh đức tốt đẹp nhất của xã hội Trung Quốc.
Trên mặc
khải hóa thì Ngài Phục Hy là tổ khai nguyên của đất nước Trung Quốc, cũng như
Ngài Hùng Vương là tổ khai nguyên của đất nước Văn Lang nay là Việt Nam. Như
vậy, mỗi một đất nước đều có tổ của đất nước ấy để hình thành xã hội hóa và cứ
như thế mà truyền nối nhau.
Thường thì
từ sự chuyển hóa của một cái nôi rồi hình thành ra nhiều nôi, thì chính Trung
Quốc tự hào rằng họ là nôi Trung Tâm. Cho nên họ đã hình thành liên kết các nôi
nhỏ và biến đổi hình thành các lục địa liên kết.
Đối với
chúng ta trong đời sống duy ngã đại thể hoàn toàn có lịch sử và lịch sử là sự
ghi nhận phát triển những giá trị của sơ cấp, tiểu cấp, trung cấp và đại cấp
duy ngã. Thì tính lịch sử hóa đã chứng minh cho sự thăng hoa của giai cấp duy
ngã trong tinh thần Trung Tâm Vạn Năng hóa.
0 nhận xét:
Đăng nhận xét
Ví bạn hãy dùng ngôn ngữ lịch sự, tôn trọng lẫn nhau, mỗi người có cấp độ trình độ riêng nên không nên phán xét nếu không thông hiểu. Xin cảm ơn!