Thứ Bảy, 11 tháng 5, 2013

cửu kinh minh triết 1


STT                                                                                                   TRANG
CÔNG LUẬT VŨ TRỤ… 1
ĐẠO LUẬT VŨ TRỤ… 4
TÍNH CHẤT ĐẠO LUẬT TRONG CÔNG LUẬT VŨ TRỤ… 9
CÔNG LUẬT PHỦ CHIẾU TOÀN DUY.. 12
CÔNG ÁN THIÊN SÁCH… 21
CHÍNH TRỊ THIÊN MỆNH… 32
CÔNG LÝ LÀ NGUYÊN TẮC CAO NHẤT.. 38
NÊN KHOA HỌC CHÍNH THÔNG CỦA CÔNG LUẬT.. 44
CÔNG LUẬT CÔNG QUYẾT LÀ THỰC TƯỚNG CỦA TỐI THƯỢNG VÀ TỐI THẮNG… 49
Hai chữ Công Luật trở thành vô cùng to lớn khắp cả tổng thể vũ trụ quan từ thượng tầng đến trung tầng và hạ tầng.
Định nghĩa về thực tướng của giá trị Công Luật là cái chung của công lý, cái chung của sự công bằng, mà cái chung ấy mang tính tất yếu. Tất yếu tức là không thay đổi và không thể khác đi được, vì nó là giá trị thực của chân tướng vũ trụ quan. Ví dụ như trung tâm công luật vũ trụ quan là luật trung tâm vạn hóa. Vì khi có lực hấp dẫn và hình thành sự chuyển động bắt đầu siêu hành hóa, hình thành ra tất cả tổng thể là có luật rồi, nên luật ấy có thể nói là luật vạn năng. Vậy từ sức mạnh của vạn năng có thực đã hình thành sinh phát ra tất cả những giá trị sức mạnh khác, như luật âm dương vạn tỏa.
Gọi là luật âm dương, vì nếu thiếu một âm hoặc một dương thì không thành luật, nên đó là một cặp bộ tất yếu sinh hóa ra vạn loại, nên trở thành luật chung. Tức là luật ấy, nếu đứng trên nhân sinh quan là của đại thể. Mà đứng trên vũ trụ quan là của tổng thể. Nên được gọi là công luật, vì nó là cái chung của toàn thể. Nếu đứng trên cái toàn thể của vũ trụ quan, thì khắp cùng cả trung tâm vạn năng, thống thức chân quang và oai âm dương vạn tỏa. Nếu xuống trong hạ tầng hóa thì cái thực của đất nước gió lửa, cái thực của âm dương vạn đại, cùng cái thực sinh hóa của vạn hữu và vạn hữu có mặt trong định luật ấy.
Luật là tất yếu, tất yếu là không thay đổi giá trị ấy. Vậy, đứng trên giá trị thực của luật, thì luật cũng là thực tướng của tổng thể. Nhưng cái thực tướng của tổng thể ấy rất công bằng. Vì sao chúng ta biết rất công bằng? Vì chúng ta hóa sinh trong luật ấy, chúng ta chịu những định luật ấy, chịu những qui luật ấy và nếu chúng ta không chịu mà đi ngược lại thì chúng ta sẽ bị đào thải, hoặc chúng ta bị nghiêng lệch ở một chiều nào đó thì chúng ta sẽ bị băng hoại. Vậy thì bản chất của nó đã là công bằng rồi. Thế thì ở trung tâm công luật đã có sự công bằng, cho nên đời sống chúng ta mà thiếu mất sự công bằng của trung tâm thì đồng nghĩa với triệt tiêu và thoái hóa.
Hôm nay, chúng ta biết rõ về nguyên tắc, về định luật, công luật tất yếu ấy, chúng ta không thể chối bỏ sự thực của giá trị tổng thể ấy, chúng ta theo về giá trị tổng thể của sự thực ấy là công luật vũ trụ. Đó là những giá trị toàn thực của vũ trụ, nên theo công luật, làm công luật nhà như thế đó.
Nếu đứng trên tinh thần Công Luật thì chúng ta thấy Thống Hóa có thực, Trung Tâm Vạn Năng có thực, Oai Âm Dương Vạn Tỏa có thực, Vận Luật Tuần Hoàn có thực và chúng ta có thực. Nói về tổng tàng thì tam thiên đại thiên thế giới có thực, ngân hà thiên hà có thực, thái dương hệ và mặt trời có thực, trái đất có thực. Chính tất cả những sự thực ấy đều chuyển động theo quy trình của Công Luật vũ trụ. Tức những thứ có thực đó đều đi theo quy luật, định luật, tức là đi theo sự công bằng của Công Luật vũ trụ.
Về tinh thần công luật ở trong nội lý thì nó là bản chất triệt để của sự công bằng, vì thế nên lập trình đều mang tính công bằng. Ví dụ như đất nước gió lửa là công bằng, vì trung hòa tử địa đại là bão hòa giữa nước và lửa, nếu rút địa đại ra khỏi trái đất thì lửa và nước sẽ gặp nhau rồi triệt tiêu và tan vỡ. Vậy luật công bằng đã được khép kín ở giá trị trung hòa tử địa đại đó. Như âm dương là công bằng, ví dụ như âm dương điện tử phải có trung hòa tử, mà trung hòa tử là bão hòa âm dương điện tử và âm dương điện tử chuyển động đi theo quy trình thuận để tồn tại và hóa sinh. Nếu rút trung hòa tử ra khỏi âm dương điện tử thì âm dương điện tử sẽ kình chống nhau và tạo ra sức phá tống làm triệt tiêu nguyên tử năng lượng. Vậy trung hòa tử là công bằng.
Trung tâm vạn năng là định luật tất yếu cân bằng, bất ly trục âm dương vạn tỏa và chuyển động âm dương vạn tỏa trong quy luật, định luật khép kín, mở ra mà không bị biến đổi. Đó là luật cân bằng. Như vậy, giá trị thượng tầng của tổng thể vũ trụ quan đã có tính công luật tuyệt đối công bằng, nên hóa sinh vạn hữu trong định luật công bằng ấy. Chính chúng ta có định luật công bằng ấy, chúng ta mới được sinh diệt tương tục vô tận, chúng ta mới hóa được tâm pháp và thăng hoa trong trí huệ mà thành tựu đại nhân. Như vậy, luật công bằng đã cho chúng ta sự thăng hoa, nếu chúng ta ngược lại luật công bằng ấy thì chúng ta bị băng hoại, bị triệt tiêu. Luật công bằng ấy đã tỏ nên ánh sáng của lý nhân quả tất yếu trong định luật chung mà vận luật tuần hoàn khép vào mở ra, cho chúng ta được trao đổi những giá trị tổng chất để kết tinh tinh hoa, đó là luật công bằng.
¯ Về luật công bằng của vật lý
Vật lý ổn định trật tự trong tính nhất thể, có nghĩa là trong tính duy nhất ấy, tính duy nhất ấy không bị biến đổi mà luôn luôn hỗ tương trong giá trị tổng thể để thực hiện hóa mà không cho biến đổi, đó là tính công bằng.
Sự nghiệp học công luật là bác học, là địa vị hóa trong sự nghiệp tiến hóa để đạt đến chính vị hóa trong sự nghiệp tổng thể.
Hai chữ công luật là giá trị chung có thực, tính tất yếu có thực và không bao giờ thay đổi tính tất yếu ấy. Nếu đi ngược lại là bị hủy diệt.
Khi đã nói đến luật thì giá trị cán cân được can thiệp vào sự bất công. Ai bất công sẽ bị bánh xe luân của vận luật tuần hoàn nghiến chết và nó sẽ quay đưa chúng ta ra vòng ngoài và không cho chúng ta vào vòng trong. Công luật là mạch lạc giá trị của tính chất không thể đổi khác, từ vi tính và siêu vi tính của giá trị tổng thể đó.
Giá trị công luật đã được hình thành trong các đơn vị và các tế bào, tất cả những tế bào một khi mất sự công bằng, một khi bị nhiễm tất cả những hóa học, một khi mất lành tính thì nó biến khổng lồ tế bào mất tính công luật thì phát sinh ra nguy hiểm.
Đối với nhân bản, tính công luật được hình thành ở trong đôi mắt, trong đôi tai, đó là công bằng của sự phải trái và nghe rõ sự phải trái để tìm ra giá trị công bằng mà đi vào trung tâm công luật. Như vậy, sự cấu trúc của vũ trụ đã cho chúng ta đôi mắt của sự công bằng, đôi tai của sự công bằng, đôi mũi của sự công bằng, đôi tay của sự công bằng và đôi chân của sự công bằng.
Sức mạnh minh triết và tính chất công luật vũ trụ đã được thể hiện một cách rạch ròi trong đời sống của vạn hữu từ các loài nhỏ nhất cho đến lớn nhất và không có loài nào thoát ra khỏi tinh thần công luật vũ trụ. Vì công luật vũ trụ là sức mạnh vô biên, là tính trọng vô cùng và giá trị cứu độ cũng không có biên giới. Hạnh phúc viên mãn, hiển vinh là nhờ công luật vũ trụ mà có. Cứu cánh giải thoát kết tinh tinh hoa kim cương chân tâm là nhờ công luật mà ra. Tất cả những giá trị được sống và mãi mãi sống không chấm dứt là nhờ công luật vũ trụ cho ta. Đấng Thống Hóa toàn vinh trong sự nghiệp thống hóa; trung tâm vạn năng là siêu hiển vinh trong sự nghiệp vạn hữu và âm dương vạn tỏa là sức mạnh vô địch chưa bao giờ thất bại với tất cả vạn pháp.
Hôm nay, chúng ta theo công luật, làm công luật là làm theo sự công bằng của vũ trụ, ngoài giá trị thực của vũ trụ, chúng ta không theo bất cứ ai. Nếu có Đấng thay mặt sự nghiệp công luật Như Lai, thì chúng ta sẽ theo về ánh sáng ấy để phục vụ giá trị công bằng cho vũ trụ và cho nhân loại.

ĐẠO LUẬT VŨ TRỤ
¯ Đạo luật là gì?
Định nghĩa của đạo là con đường, mà con đường của cấp nào? Con đường của chi hay con đường của tổng? Tại sao đạo lại nhiều loại như vậy? Chẳng hạn như đạo Tin lành, đạo Thiên chúa, đạo Cao đài, đạo Hòa hảo, đạo Hồng ân v.v… Còn về đạo luật thì chúng ta
phải hiểu thế nào cho đúng nghĩa và chúng ta trật tự hóa về đạo luật đối với vũ trụ và nhân sinh muôn loại.
Bây giờ tôi nói về đạo luật quốc gia. Thì đạo luật quốc gia là con đường của một quốc gia, mà toàn bộ quốc hội người ta đã đưa ra một đạo luật và đạo luật đó là sự thống nhất của quốc hội, của lập hiến, của toàn dân đi theo một quỹ đạo, mà quỹ đạo đó toàn thể đã thống nhất, thì đó là đạo luật quốc gia.
Còn đạo luật vũ trụ thì sao? Chúng ta phải phân tích được quỹ đạo của tổng thể và quỹ đạo của chi thể. Bởi vì trong sáu đường: thiên, nhân, a tu la, súc sinh, ngạ quỷ, địa ngục, sáu con đường đó cũng là sáu con đường đạo. Nên mới có đạo của trời, đạo của người, đạo của a tu la, đạo của ngạ quỷ, đạo của súc sinh và đạo của địa ngục. Như vậy, địa ngục vẫn có quỹ đạo. Đó là quỹ đạo của sự đau khổ và khốc liệt. Ngạ quỷ thì quỹ đạo của sự tranh chấp, cắn xé ăn nhau và giết hại nhau mà không thương tiếc. Đạo của súc sinh thì làm theo bản chất súc sinh, tranh chấp nhau giữa con lớn ăn con bé và chịu những cái luật thấp hèn ở trong cấp độ của súc sinh. Đạo của a tu la thì nóng nảy, lòng nhân tính kém, tình yêu thấp. Đạo con người thì nhân tính cao, tỷ lệ thiện có nhất định của nó và tâm thức tiến hóa tốt. Đạo của trời thì vượt trên con người, hưởng được mọi phúc âm, được sinh vào trong những cảnh giới tốt lành. Thì đó cũng là sáu con đường đạo, mà người ta có thể gọi đó là lục đạo. Bây giờ chúng ta phải thấy cái đạo nào trùm lên tất cả mọi cái đạo đó.
Thí dụ: Như đạo Tin lành là tách biệt của một tôn chỉ bất đồng chính kiến. Vì họ không tin nhận Mẹ Maria là đồng trinh, đó là một quan điểm riêng, họ tự tách ra tìm con đường khác để đi, thành ra con đường của Tin lành. Rồi cũng có  những vị khác ra đời, lại phát minh ra tôn chỉ khác , tức tìm ra một con đường khác nữa. Thì trong vũ trụ đã có nhiều con đường nhánh đó, thật ra mọi con đường nhánh đó được gọi là đạo, nhưng cái đạo đó thuộc về chi. Còn quỹ đạo tổng thể vũ trụ quan, tức là đạo luật Công Luật vũ trụ quan, chớ không phải hiểu theo tôn giáo, không phải hiểu theo cái chi của đạo. Như vậy, trong cái tổng thể của đạo luật – công luật vũ trụ, có hàng trăm ngàn cái chi như vậy đó.
Chúng ta gọi tổng thể đạo luật, hay tổng thể Công Luật là nó trùm lên tất cả mọi cái chi. Thì đạo ấy là trùm lên tất cả mọi tôn chỉ, chứ không khéo chúng ta đem đạo Tin lành hay đạo Thiên chúa giáo mà so sánh đồng với đạo tổng thể vũ trụ là không đúng. Vì những chi đạo đó là đạo của sự thế vì, đạo của hóa thân, đạo của thầy lang, được phép đến thế gian để làm việc cho mười phương Như Lai, hoặc cho một đấng nào đó. Thì đạo đó gọi là đạo chi, gọi là hóa thân. Tức là từ cái tổng mà hóa ra thành cái chi, thì gọi là chi đạo, vì chi đạo từ tổng đạo mà ra. Tổng đạo thuộc về vũ trụ quan, thuộc về Trung Tâm Vạn Năng, thuộc về Thống hóa, thuộc về thập phương Như Lai. Trong cái tổng đạo đó chi phối tất cả sáu đường và ba cõi, tức là chi phối cả dục giới, sắc giới, vô sắc giới; chi phối cả thiên, nhân, a tu la, ngạ quỷ, súc sinh, địa ngục và chi phối tất cả những nhánh hóa thân của các tôn chỉ. Như vậy, chúng ta phải rạch ròi về vấn đề đạo luật tổng trì, đạo luật của Thống hóa, đạo luật của mười phương Như Lai, đạo luật của Trung Tâm Vạn Năng, nó khác với cái đạo luật của một tôn chỉ, của một cái nhánh tách ra, để đi hóa thân và cứu độ. Như vậy, đối với các chi đạo được gọi là tôn giáo.
¯ Tôn giáo là gì?
Tôn là một tôn chỉ, giáo là một giáo lý, một giáo lý nhất định của một vị thánh nào đó ra đời, mà phát minh ra tôn chỉ đó, giáo lý đó để mà giúp đời. Thì gọi là tôn giáo, tức là cái chi của tổng thể đạo luật. Vì vị đó ra đời từ tổng thể ra, thì vị đó đem cái chi, cái ánh sáng của vũ trụ để ra hóa thân, nên gọi đó là tôn chỉ, gọi đó là chi đạo, chứ không gọi là tổng đạo. Vì bản chất tổng đạo thuộc về vũ trụ rồi mà không ai có quyền lấy cái tổng đạo của vũ trụ để làm của mình, mà mình phải đem giá trị chung đó cho nhân loại, rồi trở về với cái chung, chớ không thể lấy cái tổng thể để làm riêng cho của mình được.
Như vậy, đạo là quỹ đạo chuyển động của một chu trình nhất định đối với tổng thể, chứa nhóm tất cả những tinh hoa và giá trị tổng thể đó, mà không có một thứ gì thiếu trong tổng thể đó. Đó gọi là đạo luật tổng thể.

Vì sao gọi là luật?
Luật là tất yếu, tức là không thêm, không bớt, là một sự chuyển động mà không thể sai lệch được. Nó giống như hành tinh phải quay theo mặt trời, nếu không quay theo mặt trời, lệch trục là chết, là bị biến mất không được tồn tại ở trong thái dương hệ, nó giống như vậy đó. Tức là nó có quỹ đạo, nó là tất yếu, là luật, nên gọi là đạo luật tổng thể.
Vậy thì đạo luật tổng thể trùm lên tất cả những đạo luật chi thể, kể cả dục giới, sắc giới và vô sắc giới, kể cả sáu đường địa ngục, ngạ quỷ, súc sinh, a tu la, nhân; thiên. Trong sáu đường đạo đó, vẫn bị tổng thể của đạo luật vũ trụ chi phối và tất cả những hóa thân của các chi đạo, của các thế vì ra đời đều bị tổng thể của đạo luật chi phối. Như vậy, người ở trong vũ trụ nhảy ra sáng lập thụ ký hay được đại sự nhân duyên nào đó mà ra đời thì vẫn gọi là chi đạo, gọi là tôn giáo. Vì đó là thừa sai, bị cái tổng thể của đạo luật chi phối. Mà tổng thể đạo luật đó là Thống hóa vũ trụ quan.
Thế thì sáu đường của lục đạo là đạo của khổ đau và an vui, đạo của sự thăng trầm, đạo của sự luân hồi, đạo của sinh tử và biến đổi tất cả những giá trị sống ở trong đời sống thăng trầm và khổ đau trong sáu đường đó, thì đó cũng là đạo. Vậy, chúng ta phải hiểu đạo có cái chi đạo chánh, nhưng cũng có cái chi đạo tà. Nên trong đời sống con người chúng ta có chánh đạo và có tà đạo.
Tà đạo phát sinh từ đâu? Tà đạo phát sinh từ lầm lẫn và chối bỏ giá trị chân tính.
Chánh đạo phát sinh từ đâu? Chánh đạo phát sinh từ trung tâm ánh sáng và ngộ nhập chân tính ánh sáng trở về nguyên lý ánh sángTức là phản bổn, vượt từ trường hướng về cấp thượng.
Ở đây tôi chưa phân tích về ác, thiện mà tôi chỉ phân tích về định luật chánh, tà. Tức là quay lưng đi chối bỏ là tà đạo, mà quay trở về để nhìn nhận nguồn gốc sinh ra và hướng về nguồn gốc đó là chánh đạo.
Như vậy, trong thiên ma nó cũng lồng lộng tất cả những quyền phép ghê gớm. Thì Thượng đế bắt nó ở đâu, trói nó ở chỗ nào và diệt nó vào lúc nào? Cái nhân quả nhất định của chính nó, thì nó phải có cái kết thúc nhất định của định luật chính nó, chứ không phải định luật muốn bắt, muốn diệt nó lúc nào cũng được.
Công luật và đạo luật khác nhau thế nào?
Về Công Luật, thì hiệp hội Na Tô họ cũng nói Công Luật, đó là Công Luật Na Tô. Công Luật Na Tô là sự thỏa thuận nhau trong các đất nước tư bản, cùng góp sức mạnh để bảo an cho một thế giới và họ đưa ra những điều luật, mà tất cả các đất nước ấy đã chấp nhận điều luật đó, thì gọi là Công Luật Na Tô. Vậy, Công Luật Na Tô họ ứng dụng cách nào? Ứng dụng bằng cán cân, tức là nếu ai làm mất sự công bằng là không được, là cùng nhau chơi một sự sòng phẳng và có tính công bằng. Tức khi có một nước bị nạn, bị chiến tranh thì tất cả các nước khác phải cứu giúp, để bảo an và trả lại sự công bằng cho nước đó, đó là Công Luật Na Tô.
Công Luật vũ trụ là từ trong đạo luật quỹ tích dựng lên sự công bằng, để bảo vệ quỹ tích đó và không cho quỹ tích đó bị băng hoại ở trong đời sống giá trị trọng lực và tính chất của tính và thể và không cho sự đảo lộn của tính và thể từ cán cân Công Luật này, đó là Công Luật vũ trụ.
Như vậy, Công Luật vũ trụ và đạo luật vũ trụ có khác nhau, một bên là dung chứa, một bên là dựng lên sự công bằng. Vậy nếu đem chữ công và chữ đạo hợp lại tức là công đạo, thì đạo luật ấy làm cho chung, chứ không làm riêng cho ai cả. Ai có sự sống trong đời sống của vũ trụ, thì được sự sống ấy ban cho chung. Vì Công Luật không thể ban cho người này mà không ban cho người kia.
Đạo luật là thể dung chứa, là làm cho các tinh hoa ấy không bị biến đổi và không chạy ra ngoài vòng luật của một tổng thể, mà tổng thể đó không thể biến đổi được cái giá trị đạo luật của vũ trụ.
Còn Công Luật có nghĩa là sự công bằng ấy không thể mất, vì mất đi sự công bằng thì vũ trụ bị sụp đổ, thái dương hệ bị triệt tiêu, ngân hà bị băng hoại và thiên hà bị đảo lộn. Nó sinh diệt không đều nhau. Tức là tỷ lệ sinh lớn hơn tỷ lệ diệt, hoặc ngược lại tỷ lệ diệt lớn hơn tỷ lệ sinh, thì vũ trụ này không tồn tại. Cho nên Mẹ nói rằng: “sinh mãn tính, thì diệt mãn tính, sinh bảo hòa thì diệt bảo hòa”. Chính cái sinh mãn tính và diệt mãn tính đó, nó đã là bảo hòa và sinh bảo hòa, diệt bảo hòa nó cũng là bảo hòa, cho nên sinh nhanh, tăng nhanh thì phải giảm đều, đó chính là định luật.
Như vậy, trong tinh thần của đạo luật tổng trì và Công Luật tổng trì đã thể hiện được tính định luật và quy luật rồi. Thì chữ đạo ở đây là phát nguồn từ trung tâm vũ trụ, chứ không phải phát nguồn từ Đức Ngọc Đảnh hay từ một vị Phật nào đó. Vì nếu phát nguồn từ một Đức Phật, thì Đức Phật Thích Ca không bao giờ nói rằng: “Ta là Phật đã thành và chúng sinh là Phật sẽ thành”. Như vậy, phát nguồn ấy không phải của Đức Phật mà là của tổng tinh hoa vũ trụ quan.
Vậy thì đạo phát sinh từ đâu? Đạo của tổng thể vũ trụ phát sinh từ trung tâm vũ trụ.
Tôn giáo phát sinh từ đâu? Tôn giáo phát sinh từ các vị thế vì của mỗi thời kỳ, như các Phật đã ra đời.
Thế thì tổng thể của đạo, sinh chi thể của đạo và chi thể của đạo là sự hóa độ và chịu trách nhiệm trong mỗi thời kỳ mà tổng thể của đạo được phân phối, điều phối.
Vậy nội dung hôm nay là nói về tổng thể của nền đạo luật vũ trụ chi phối các chi thể của nền đạo luật vũ trụ, là từ các vị hóa thân, mà hóa thân là tôn chỉ, là tôn giáo, mà tôn giáo phải trở về với tổng thể của trung tâm đạo luật vũ trụ. Còn ở đạo luật và Công Luật thì khác nhau ở chỗ là: Đạo luật là dung tích chứa nhóm tổng tinh hoa. Còn Công Luật là dựng lên cán cân để cân sự công bằng tổng tinh hoa ấy.
Bài này nó có một giá trị minh kiến thị chiếu ánh sáng và pháp tri, về giá trị chính kiến, hiểu biết rõ về Công Luật, về minh triết, cái nào ra cái nấy để chúng ta phân định rõ ràng, một khi người khác nói ra, thì mình biết người này nói phần tổng, người này nói phần chi của những hóa thân hoặc nói về các thời kỳ của các thầy lang và các sự quyền thừa.v.v.. Hoặc người này nói về đạo A tu la, người này nói đạo địa ngục, người này nói đạo trời, nói đạo người, hay nói về quỹ đạo của thái dương hệ, quỹ đạo của thiên hà, quỹ đạo của ngân hà ….. chúng ta sẽ rạch ròi được hết. Thì trăm ngàn cái đạo, hoặc là trăm ngàn con đường chi đó để cùng đi rồi trở về tổng. Mà quỹ đạo của tổng là quỹ đạo trùm lên tất cả những con đường mà nhân loại được hóa thân và được tiến hóa bằng nhiều hình thức nhân duyên khác nhau, nhiều phương tiện khác nhau và có nhiều màu sắc khác nhau. Song cuối cùng cũng trở về tổng thể. Như vậy, Công Luật tổng thể và đạo luật tổng thể là Cha, là Thầy, là Mẹ, là chủ thể của tất cả những tôn chỉ ở trên hành tinh chúng ta.
Hôm nay tôi đã giảng về đạo luật tổng trì vũ trụ và Công Luật tổng trì vũ trụ, để các vị hiểu được tinh thần tổng thể đó chi phối tất cả các chi đạo và kể cả con đường lục đạo, kể cả con đường tam giới, cũng bị con đường tổng thể đạo luật của vũ trụ chi phối. Thì bài này cũng là bài học cơ bản cho học sinh, sinh viên Công Luật. Sau này nói về đạo phát xuất từ đâu thì biết ngõ nói. Để không còn nghĩ rằng đạo phát xuất từ Tin lành, từ Hòa hảo, từ lục đạo, hay đạo phát xuất từ tam giới đều là sai cả.
Như vậy, hôm nay nếu chúng ta đi trên con đường chi, thì tùy theo nhân duyên của chúng ta thích nghi mà đi, chúng ta thích nghi pháp môn nào, tôn chỉ nào, chúng ta thấy nó vừa sức thì chúng ta đi. Thực ra, tất cả những cái chi đó, những tôn chỉ đó đều đi về tổng, chứ không có con đường nào khác. Còn nếu không đi về tổng thì đi theo ma quỷ, đi theo cái ngoại biên, cái phân hóa, đi theo sự thăng trầm và sa đọa, luân hồi và đau khổ.

0 nhận xét:

Đăng nhận xét

Ví bạn hãy dùng ngôn ngữ lịch sự, tôn trọng lẫn nhau, mỗi người có cấp độ trình độ riêng nên không nên phán xét nếu không thông hiểu. Xin cảm ơn!