MỤC LỤC
STT
TRANG
1. PHÁP TỰ TÍNH VÀ TÍNH CHÍNH THỐNG CÁC PHÁP.. 1
2. PHƯƠNG TIỆN KINH TAM SAO THẤT BỔN CỨU CÁNH KINH BẢN LAI
BẤT BIẾN.. 10
3. CÁC PHÁP THUẬT LINH BẤT SINH PHẬT PHÁP.. 12
4. THỰC TẾ PHẢN THỰC TẾ VÀ THỰC TẾ SIÊU THỰC TẾ.. 17
5. BIỆN CHỨNG PHÁP ĐỒ HÌNH TAM HỢP CHIẾU.. 19
6. ĐỨC TIN THỰC TƯỚNG.. 23
7. KHẢ ĐẮC VÀ BẤT KHẢ ĐẮC.. 26
8. KHẢ THUYẾT VÀ BẤT KHẢ THUYẾT. 30
9. VÔ LẬU VÀ HỮU LẬU.. 32
10.
GIẢNG NGHĨA VỀ NHƯ MINH VÀ NHƯ LINH.. 37
11.
PHÁP BẢO MỆNH AN SINH.. 41
12.
TRIẾT GIẢNG MƯỜI HIỆU CỦA NHƯ LAI 44
13.
NGŨ MINH.. 46
14.
ĐIỀM TRIẾT VỀ TÍNH VÔ NHIỂM.. 50
15.
GIẢNG NGHĨA PHỤ NGUYÊN.. 51
16.
PHÁP TÂM ĐẮC.. 52
PHÁP TỰ TÍNH VÀ TÍNH CHÍNH THỐNG
CÁC PHÁP
(9/10/Bính
Tuất, 2006 Ngũ Giác Đài)
Ngài hỏi và cả lớp cùng đáp:
- Nhân bản đại thể có phải là pháp chính
thống không? – Dạ phải!
- Quyền tất yếu tiến hóa của muôn loại không
ai có quyền tước đoạt được nó, có phải là pháp chính thống không? -Dạ phải!
- Tính bất biến Trung Tâm Vạn Năng tầng cao
tối thượng có phải pháp chính thống không? – Dạ phải!
- Oai Âm Dương Vạn Tỏa có phải pháp chính
thống không? – Dạ phải!
- Tính thể dung thông hợp chiếu siêu sắc thể
và sắc thể, cơ cấu hệ thống nhân bản và các loài, có phải là pháp chính thống
không? – Dạ phải!
- Dùng thần quyền đạo mà không có hệ thống
minh triết cửu kinh để thực hiện xã hội ( tức là thần trị) có phải là pháp
chính thống không? – Dạ không!
- Lấy tư tưởng mơ hồ trừu tượng không có hệ
thống cơ cấu của minh triết, huyền hoặc hóa trong đời sống, bày vẽ ra tất cả
các pháp một cách không thực, có phải là pháp chính thống không? – Dạ
không!
- Cái nhân quyền, tức là quyền lợi nhân bản
có tính đại thể không bị tước đoạt bất cứ một quyền lợi nào về sự xâm hại của
các sức chính trị riêng và cơ cấu hệ thống riêng, có phải là pháp chính thống
không? – Dạ phải!
- Những cương lĩnh và giá trị của pháp chính
thống và tập hợp tất cả sức tinh hoa của đại thể, tức là ý trời và lòng người
hợp nhất có phải là pháp chính thống không? – Dạ phải!
- Dân chủ hóa trong tiến trình xã hội hóa của
con đường chính thượng và gặt hái tất cả những tinh hoa của các nền khoa học,
đem lại lợi ích cho nhân loại, đó có phải là pháp chính thống không? – Dạ
phải!
- Tính dân chủ không bị đào thải, không làm
móp méo đi tính dân chủ, chủ thị giá trị tính và thể hợp nhất trên con đường
Công Bản hóa xã hội đó có phải là pháp chính thống không? – Dạ phải!
Hôm nay chúng ta học bài các pháp tự tính và tính chính
thống các pháp. Tôi đã trắc nghiệm và các con đã trả lời rất đúng!.
Tất cả xã hội loài người đã đi qua rất nhiều thời kỳ và
đã làm băng hoại giá trị tinh hoa của chân lý Thống hóa. Vì đi ngược lại cái
định luật Công Luật vũ trụ nên bị đào thải, chính vì sự đào thải đó mà không có
pháp chính thống.
Đứng trong tinh thần pháp tự tính là tính vốn bất diệt,
như vậy cái gì gọi là diệt độ và cái gì gọi là hủy diệt?. Như thế nào gọi là
tính bất tịch, như thế nào gọi là tính bất diệt?
Tính bất tịch của cái nguồn gốc tuyệt đối về giá trị chân
tính là chủ thể của vạn pháp, đó là tính bất tịch. Trong chúng ta có giá trị
nhất định của tính bất tịch, mà do chúng ta bị lầm lẫn cho nên bị phân hóa làm
cho tính đó bị phân hóa. Nên không được gọi là diệt độ.
Chết không phải là mất mà nó có hai quy trình nhất định,
đó là tiến hóa và thoái hóa, siêu thể và sa đọa. Về tính chất giá trị của hạt
tâm thì không mất, nhưng chu trình của hạt tâm thì nó có định hướng đi lên và
đi xuống. Đó là siêu hóa và tha hóa, hoặc là tiến hóa và thoái hóa, hội tụ hoặc
cực phân. Rõ ràng như vậy chứ không phải chết là giống nhau. Nếu tất cả mọi
người chết mà giống nhau thì không cần phải tu chính công phu rèn luyện, huân
tập và tập hợp tất cả các pháp tốt lành nhất để mà kết tinh tinh hoa tâm pháp,
loại trừ những cấu quặng, những ý niệm tà vạy, những ý niệm viễn tưởng không
thuộc về chất liệu tinh hoa.
Khi chết là đi vào một trạng thái không giống nhau, đó là
do chủng nghiệp không giống nhau. Vì trong đời sống hạnh nghiệp không giống
nhau. Người thì làm ác, người thì làm thiện, người thì làm những việc cao quý,
người thì làm những việc thấp hèn. Người thì đi ban bố, đi ân sủng, người thì
đi tham lam, đi đạo tặc. Những người làm ngược lại với chính pháp, đi ngược lại
con đường tiến hóa thì khi chết không được gọi là diệt độ, mà gọi là trầm luân.
Vậy danh từ diệt độ là dành cho tất cả những vị chánh nhân quân tử. Hay nói về
tính đại thể là dành cho tất cả những hệ thống thiện nhân. Còn nói về cao minh
là dành cho Thánh nhân, dành cho cả bốn quả Thánh và dành cho những vị đắc
thành thánh khí, thì mới gọi là diệt độ. Chẳng hạn như Bồ Tát diệt độ, hoặc là
một vị Hòa Thượng nào đó đã thành tựu được chính vị, từ quả Thánh thứ nhất đến
quả Thánh thứ tư thì được gọi là diệt độ. Đối với những vị đã đánh mất tất cả
những chánh khí và tinh hoa tâm pháp chỉ còn là cấu quặng và phân thức, thì gọi
là trầm luân.
Cho nên cái chết của nhà Phật là không dùng chữ chết mà
gọi là diệt độ; diệt là phần mượn, mà độ là phần gốc của chân tâm, gốc của hạt
tâm. Tức là độ phần tính, diệt phần thể. Phần thể là phần mượn gọi là diệt,
nhưng độ phần hạt tâm, độ phần tri thức, độ phần lý tính, độ phần ánh sáng, độ
phần siêu thể.
Như vậy, diệt phần vỏ, mà độ phần hạt tâm. Phần hạt được
độ như thế nào? Ví như quả soài trên cây rớt xuống, thì diệt phần vỏ, nhưng
phần hạt nó mượn đất mọc lại cây khác đó gọi là phần độ. Độ tức là phục sinh,
là chuyển trạng, là hình thành một thể lập mới. Thể lập mới của các tầng cao
hoặc là các tầng bình thường. các tầng bình thường tức là ở trong những thế
giới thấp có thời gian ngắn hạn. Thí dụ như tính theo quy trình quay của hành
tinh là thời gian của 100 năm, còn nếu chúng ta sinh về sắc giới thì thời gian
của nó tính là mười ngàn năm, hoặc là trăm ngàn năm. Thời gian rộng lớn hơn và
quá trình thọ tử cũng lớn hơn.
Như vậy pháp tính là đồng nghĩa của pháp thân, có pháp
tính mới có pháp thân, có pháp thân mới có hóa thân. Nếu không có pháp tính sẽ
không có pháp thân, không có pháp thân thì không có hóa thân. Đứng trên nguyên
lý của pháp tính, thì pháp tính là tính của vô cực nên không dựa vào đâu mới
hóa được pháp thân. Mà pháp thân là tinh hoa tập hợp của kim cương cũng không
dựa vào đâu. Nhưng khi hóa thân thì hình thể ấy nương pháp thân mà có.
Như vậy, hình thể nương pháp thân mà
có. Pháp thân nương ở nguyên lý tột cùng khách quan nhất của Thống
hóa mà có, ấy gọi là tính của pháp tính.Vậy pháp tính là
gốc, là tuyệt đối của nguyên lý và trên mọi nguyên lý,không có nguyên lý
nào sánh với pháp tính ấy. Đó là giá trị tột cùng của pháp chính thống.
Pháp chính thống cũng đồng nghĩa với Thống hóa pháp chính
thống và pháp chính thống là đồng thể Thống hóa pháp chính thống. Như vậy mọi
cái quyền lợi của con người có ra là từ pháp chính thống ấy mà có.
Như vậy tạm dùng ngôn từ để hiểu nghĩa lý ấy
và nghĩa lý ấy nó to lớn như vậy. Thậm chí là không còn ngôn từ để nói nghĩa lý
ấy nữa và nghĩa lý ấy tuyệt đối. Chính nghĩa lý ấy là tuyệt đối cho nên chúng
ta không sợ sinh tử. Khi chúng ta giác ngộ đến nghĩa lý tuyệt đối, thì chúng ta
không sợ sinh tử. Vì sinh tử là nhịp cầu nối nhau trong con đường tiến
hóa, trên đạo luật tiến hóa, trên quỹ đạo tiến hóa và mãi mãi tiến hóa đi đến
chỗ không còn tiến hóa nữa đến pháp tính hóa pháp thân.
Hôm nay các con đã phân biệt được như thế nào là pháp
chính thống và như thế nào là không có pháp chính thống.
Như: – Chính trị thiên mệnh hóa nhân mệnh và nhân mệnh
phục tùng thiên mệnh, đó là pháp chính thống!
- Mất gốc của đạo trời và sinh ra tất cả những phân hóa
của ý thức chính trị gọi là ma đạo, là mất pháp chính thống!
- Bởi một quyền lực của một tập đoàn mà đè lên một đại
thể về quyền lợi con người, là mất pháp chính thống!
- Như vậy tính khách quan của pháp chính thống đại thể
trong xã hội hóa loài người và hành tinh không có là vì sao?
- Vì nó tách rời nguyên lý pháp chính thống của thượng
tầng, của Thống hóa, của cái gốc vũ trụ cho chúng ta, nhưng chúng ta lại làm
mất cái gốc đó, cho nên mất pháp chính thống.
- Những chính trị như Duy vật cực đoan, dùng quyền lực
độc tài, đem mọi áp lực của một tiểu thể về sức mạnh, về cơ hội để áp đặt trên
một đại thể và đại thể chịu đau khổ trên một tiểu thể đó, là mất pháp chính
thống.
- Pháp chính thống là một tiểu thể đi trên một đại thể,
một nhân thể đi trên một quần thể. Quần thể Thống hóa là ánh sáng chung về mọi
giá trị quyền lợi mà không đánh mất quyền lợi đại thể đó, là pháp chính thống.
- Như vậy trong nền triết học minh triết Công Luật là
tham gia vào những giá trị của xã hội hóa về quyền lợi nhân quyền trong mực
thước Công Bản hóa trung tâm, đó là pháp chính thống.
- Nếu mất Công Bản trung tâm thì sao?
- Thì sự biến đổi của các pháp tinh hoa, làm cho sự chết
nhiều hơn sự sống nên mất pháp chính thống.
Đây là bài của đại học, là trình độ của sự uyên bác hóa
trong đời sống xã hội loài người. Như hôm nay người ta dùng cái nhân quyền, là
cái quyền của quần thể đại thể chứ không phải cái quyền của thần quyền, của cá
thể, của một nhóm người, một con người và huyền thoại thần thánh hóa một con
người để trị vì một xã hội. Chính giá trị của Bồ Tát và Phật vương không trị vì
con người của một con người, mà lấy ánh sáng chung của đại thể, của sự nghiệp
chung, của pháp chính thống để làm sống dậy tính dân chủ hóa trong xã hội và
nhân quyền hành tinh. Sức mạnh của nhân quyền như một sự tập hợp lớn nhất để
đem lại đời sống hạnh phúc. Đó là pháp chính thống.
Như vậy, pháp chính thống này là có thực và tương lai sẽ
tràn ngập trong một thời kỳ thái bình, vì ở đâu cũng có ý niệm hướng về trời
đất, hướng về nguyên lý thánh thiện, thì tự nó sẽ có pháp chính thống trong
lòng người và ở trong vạn tâm của chúng sinh. Ví dụ như sau những cuộc chiến
tranh thì con người ta coi chiến tranh là kẻ thù của nhân loại và những người
làm chiến tranh thì họ lại hối hận và thức tỉnh thì đó cũng là pháp chính
thống.
Vậy pháp chính thống là pháp lõi, là pháp chính khí, là
pháp lọc, pháp tinh hoa, pháp thuần khiết để đem lại sự cứu tinh cho nhân loại.
Pháp chính thống là pháp gốc, còn pháp không phải chính thống là tự tách cái
gốc ra để đi làm chuyện bá nghiệp mà không đúng với tinh thần Công Luật, thì
pháp ấy không phải pháp chính thống, mà đó là ma quân ngoại đạo.
Thiện nghiệp là nền tảng cơ bản của pháp chính thống. Nếu
trong thềm của nhị nguyên mà thiện nghiệp của con người bị mất là mất pháp
chính thống.
Trời và người hợp nhất, đẹp lòng trời và đẹp lòng người
đó là pháp chính thống. Nếu làm gì mà sai biệt với lòng trời và lòng người là
mất pháp chính thống. Mất đại thể thiện nghiệp cũng là mất pháp chính thống.
Nếu trong đại thể thiện nghiệp mà có trên toàn thể hành tinh này thì không có
chiến tranh. Nên đức Phật nói rằng: “Tâm bình thế giới bình, tâm loạn thế giới
loạn”. Như vậy chúng ta có được pháp chính thống thì nhất định tâm sẽ được bình
an, ngược lại mất pháp chính thống thì tâm loạn và có thể dẫn đến đại loạn.
Dụ như có một nhà khoa học không tiếp trợ hệ thống Thống
hóa, mà lại tự bản ngã đi khai thác hoặc làm những điều xúc phạm đến nhiệm luật
của Công Luật thì đều bị nguy hiểm. Như vậy loài người làm cái việc mà không
thuận theo trời đất là mất pháp chính thống. Nếu nhà khoa học thuận theo cái
luật của trời đất, làm cho thật công bằng như trời đất đã làm, thì mới có pháp
chính thống của nhà khoa học, mới trở thành bát tinh vương, còn không là trở
thành bác học ma vương. Nếu bác học mà y cứ thuận theo giá trị của trời đất để
vận hành để phát minh và không làm nghịch lại nguyên lý của trời đất, thì đó
gọi là bát tinh vương. Còn bác học mà nghịch lại giá trị của hệ thống Thống hóa
làm ra bất cứ một sản phẩm nào mà không y cứ trên nguyên lý, thì đó là bác học
ma vương. Như nguyên tử Ni tơ ron thì đó là cộng nghiệp của tất cả những nhà bá
đạo, độc trị, vì nó muốn xích hóa làm bá chủ hành tinh này, nên mới làm ra
những chuyện đó. Như vậy thời kỳ này là thời kỳ nguyên tử bá đạo, chứ không
phải nguyên tử vương đạo. Thật ra nguyên tử của trời đất là để sinh sản, để
nuôi dưỡng và để cân bằng. Do nó làm mất cân bằng, tiêu diệt trung hòa tử, cho
nên âm dương điện tử mới phản ứng và hủy diệt.. Chúng nó tranh nhau làm nguyên
tử là bá đạo, nó muốn đem lại sự chết chóc điêu linh ở thế giới này nên gọi là
mất pháp chính thống.
Trong thời kỳ này là thời kỳ tam phân ngũ liệt thì làm gì
có pháp chính thống. Mà pháp chính thống hôm nay là muốn nói lên một chu vận,
một chu trình chuyển động trong công luật phá hoang lập nguyên. Phá hoang lập
nguyên là tân canh lại đất nước, là sự phục hưng của các pháp tốt đẹp nhất cho
loài người, đó là thuận theo chu trình đi lên và hóa giải tất cả những pháp đau
khổ phía dưới, là thuận theo trời đất để mà thực hiện Công Luật hóa, đó là pháp
chính thống.
Như vậy, nếu các pháp chính thống kể cả công luật, qui
luật, định luật mà mất đi, thì tất cả thái dương hệ cũng bị triệt tiêu. Cho nên
pháp chính thống của hệ thống vũ trụ tuyệt đối chặt chẽ mới ổn định được tất cả
các pháp. Vậy chúng ta phải hướng về pháp chính thống, lấy pháp chính thống mà
cứu tinh nhân loại.
Nếu chúng ta biết được bài gốc của pháp chính thống, thì
khi ra đời chúng ta sẽ đem lại nhiều hạnh phúc cho nhân loại. Bài này phải ghi
viết lại rồi truyền bá mà học. Tất cả những sự ghi nhận hôm nay, giống như Đức
từ phụ Thích Ca xưa kia Ngài suốt 49 năm ngồi trên bồ tọa để thuyết giảng tất
cả những kinh triết uy linh nhất, sáng tỏ nhất. Và tất cả những hàng Tôn Giả,
hàng Tỳ Kheo ghi chép những kinh điển đó và để lại cho đời mãi cho đến hôm nay.
Thì tất cả những giá trị đó là pháp chính thống. Vì trong tam thừa tạng thì
tính cứu rất lớn, nếu so với tính nguy hại thì tính cứu là 90%, nên gọi là pháp
chính thống. Nhưng nếu tính cứu 50 mà bị hại cũng 50 thì không gọi là pháp
chính thống, vì giữa cái lợi và cái hại bằng nhau, thì tuyệt đối không là pháp
chính thống.
Pháp chính thống là pháp có sức mạnh từ gốc và từ sức
mạnh nguồn gốc đó phủ xuống cho tất cả những ngọn ngành được tươi tốt. Tức là
sự cứu độ của 100% hoặc có thể là 90%, vì ở đây vẫn còn có một thiếu âm nhất
định trong đời sống của pháp chính thống, của cái tỉ lệ mâu thuẫn để tạo sức
tác động và đẩy lên. Chính vì vậy cho nên có một chút gọi là mâu thuẫn đó. Vậy
pháp chính thống phải được 90% của sức mạnh về giá trị lợi ích cho nhân loại.
Hôm nay dòng Chơn đã có những pháp lý hiện đại như vậy,
có những minh triết vững chắc như vậy, có những kinh điển sáng tỏ như vậy. Thấy
rõ nguồn gốc như vậy thì mới có một hành sự chân chính để đủ sức cứu sinh cho
những thập kỷ tới đây. Trong tương lai trên con đường Công Luật chúng ta thực
hiện hệ thống cửu kinh minh triết để làm con đường thực cho ta và nhân loại đi,
thì chúng ta phải hoàn toàn nắm giữ pháp chính thống. Có nắm giữ được pháp
chính thống thì chúng ta mới có một hệ thống vững chắc. Vì hàng ngày mức tăng
độ của hệ thống chính thống đến cho con người và con người sẽ thu liễm được ánh
sáng đó mà mở rộng khắp cùng ra, làm cho đại thể được bừng sáng. Nếu không có
pháp chính thống thì đời sống nhân loại sẽ bị đắm chìm, sẽ bị phân hóa, sẽ bị
nghiệp dữ và sẽ bị tất cả những nạn khủng bố còn lớn hơn nữa kia. Vậy thì đấng
Thống hóa sẵn sàng ban cho những ánh sáng của pháp chính thống, cho những ai
ngộ nhập được pháp chính thống, cho những ai chân hành được pháp chính thống và
được sống trong pháp chính thống đó.
TÂY DU DIỄN NGHĨA
Người Công Luật học minh triết thì phải hiểu nghĩa Tây Du
Ký bằng minh triết. Vì nguồn gốc sinh ra vạn loại là từ âm dương. Như hòn đá nổ
tung và ông Tề Thiên nhảy ra, diệu nghĩa là nói về nguyên lý âm dương vận hành
và hóa sinh tất cả vạn loại.
Ông Ngô Thừa Ân đưa hình tượng từ khỉ qua người đó là một
sự đại diện cho luật tiến hóa đối với thuyết âm dương.
Trọng tâm của Tây Du Diễn Nghĩa là đúng về thuyết tiến
hóa và đúng về sức mạnh của Oai Âm Dương Vạn Tỏa đã hóa sinh vạn loại. Mà đại
diện cao nhất là con người. Nhưng khi chưa thành con người thì phải là con khỉ.
Vì con khỉ là chủ thể về chân tính của nó hoàn toàn là chưa giác ngộ và chưa
biết được nguồn gốc. Tức là chưa có thầy, vì thế mới phản loạn và làm những
việc trái với đạo lý. Nghĩa là giai đoạn này chưa thành tựu duy ngã đại thể, là
giai đoạn đang ở nấc trần giữa động vật và con người.
Như vậy, nhân vật Tề Thiên vừa là đại diện cho tính tiến
hóa về lập thể, vừa là đại diện cho tính tâm viên của đại thể duy ngã.
Chúng ta đã biết thế giới duy ngã là mặt bằng để biểu
trưng cho sức mạnh của giá trị hóa. Thì trên giá trị hóa ấy vẫn có Như Lai thể,
vẫn có Thống Hóa chân quang, vẫn có siêu cực vô thượng ánh sáng rực rỡ mới hình
thành được những thứ đó. Nên mới có đức Kim Thiền đản sinh ở Trung Quốc để làm công
việc viên tâm và hình thành giá trị hóa pháp bảo. Như vậy, nhân vật Kim Thiền
là có thực, là đại diện cho cấp độ chính quả và thành tựu ánh sáng cao nhất để
phủ chiếu đối với thế giới duy ngã và đến với lục địa Trung Hoa.
Đức Kim Thiền đến như một sứ giả của Như Lai, đến để tiếp
tục hỗ trợ phục hưng chính pháp trong thời nhà Đường.
Ông Ngô Thừa Ân đưa hình tượng đi thỉnh kinh là mối chốt
của giá trị quay về nguồn, để nhận lấy những ánh sáng vô cùng mà trang trãi cho
pháp giới. Nhưng muốn nhận được ánh sáng đó là phải diệt được tam độc và giữ
bát giới, nên mới có hình tượng Trư Bát Giới. Còn nếu không nhất tâm diệt tam
độc và giữ bát giới thì không thể nào giữ được công trình Phật đạo. Vì nhân
loại đang ở trong thế giới hằng sa. Hằng sa có nghĩa là không thể tính đếm đối
với sự khổ đau đã trãi qua hằng sa kiếp trên con sông mê ấy mới có thể kết tinh
được nhân thể, để được những tác phẩm của giá trị chân lý. Vậy, chân lý ấy là
có hệ thống hóa và hình thành vô lượng kiếp của những công cuộc tiến hóa thăng
trầm trong sinh tử và khổ đau.
Vì vậy nhân vật Sa Tăng sống trên dòng sông chờ người đi
qua bắt ăn thịt, là đại diện cho tính duy ngã của hệ thống hằng sa và hằng sa
kiếp trên con sông mê ấy mà chưa ra khỏi. Nên phát sinh ra những tội ác, mà tội
ác cao nhất là nó đã quay lưng làm những việc phi đạo và ăn luôn thịt đồng loại
của mình. Thì Sa Tăng chính là Sa Quỉ Vương đại diện cho tính duy ngã chưa giác
ngộ, đã ở trên con sông mê và trãi qua không biết bao nhiêu kiếp có thể tính
như cát trên sông vậy.
Đức Tam Tạng là đại diện cho Tam Tạng Kinh, đại diện cho
kho tàng Phật pháp, đại diện cho Kim Thiền Tự, đại diện cho Pháp Vương Tử, đại
diện cho chủ thể ánh sáng và đại diện cho sức mạnh siêu đức hóa. Và Ngài đến để
hóa giải tất cả mọi sự khổ đau.
Như vậy, chúng ta thấy trong Tây Du Diễn Nghĩa về tính
đại diện rất cao như: Ông Trư Ngộ Năng (Bát Giới) là đại diện cho tam độc tham
– sân – si. Ông Ngộ Không (Tề Thiên) là đại diện cho tâm viên (như con khỉ)
luôn luôn nhảy nhót leo trèo mà không bao giờ dừng lại. Thế thì Tôn Ngộ Không
là đại diện cho tâm, còn con ngựa là đại diện cho ý. Ông Ngộ Tỉnh (Sa Tăng) là
đại diện cho ác thức. Còn đức Tam Tạng là đại diện cho ánh sáng của kho tàng
pháp bảo. Vậy các pháp đại diện ấy đã hình thành ra một kho tàng kinh điển. Thế
thì ông Ngô Thừa Ân đưa ra công trình thỉnh kinh ấy là thể hiện lên giá trị
công trình công phu. Công phu diệt tà, trừ gian diệt bạo, đánh loại tất cả
những ma quỉ nội tại và khống chế những ma quỉ ở ngoại trần không cho xâm nhập
vào bên trong.
Khi Tôn hành giả giác ngộ đi tìm thầy học đạo là cho
chúng ta biết rằng về chủ trị giá trị hóa là tâm viên luôn luôn có thầy, thầy
đó là của Thống Hóa, của các bậc Như Lai, Bồ Tát và La Hán thành tựu. Như vậy,
xác định duy ngã đại thể là có thầy và nguồn gốc thầy là tất cả Như Lai, Bồ Tát
đại diện cho Thống Hóa. Chính vì có thầy nên Tôn Ngộ Không mới hội nhập được
Tam Tạng Kinh và gặt hái được tính đại giác. Thành đạt được Tam Tạng Kinh để đi
đến chỗ công phu và Đấu Chiến Thắng Phật thành tựu Phật quả.
Bộ Tây Du Ký là diễn đạt cả một hệ thống kho tàng kinh
điển, trong mặt bằng của duy ngã đại thể mà đại diện là 4 thầy trò đó.
Như vậy, trong con người chúng ta có tam tạng kinh, có
chính khí Như Lai thể, có trung tâm và có sức mạnh của âm dương. Trong chúng ta
có tâm viên, có ý mã, có tham sân si và trong con người chúng ta có thể phát
sinh ra những ác thức một khi chúng ta quên mất nguồn cội, thì chúng ta cũng
sẵn sàng sinh ra những cái ác nguy hiểm là có thể ăn luôn cả thịt người.
Như vậy, Ngô Thừa Ân là một trong những cao tăng của thời
kỳ nhà Đường, ông đưa ra Tây Du Diễn Nghĩa đã trở thành một bài học rất thú vị
cho muôn đời sau. Vì muốn thỉnh, muốn nhận và muốn thành được kinh, thì phải
qua những chặng đường gian nan như những thầy trò Đường Tăng ấy. Đó là biểu
hiện cho công trình công phu và thành đạt được quả vị đó.
Nghĩa của Tây Du Ký mục đích cuối cùng là trở về phương
Tây, vì phương Tây tức là cung kim, nên tất cả nhân loại cuối cùng cũng phải
trở về cung kim, vì nơi ấy là nơi bất biến thể.
Như vậy, đức Tam Tạng (Trần Huyền Trang) là đại diện Kim
Thiền Tự, tức là Ngài đã công phu và thành đạt được kim tính vàng ròng và tri
kiến kinh điển trong kho tàng tam tạng ấy và những ai làm được những công trình
công phu này thì đều thành Phật cả.
Như ông Sa Tăng là cực ác, nhưng sau khi gặp được Như
Lai, gặp được kho tàng thì ông quay trở về 180 độ và trở thành bậc “A La Hán”
Như ông Bát Giới cũng như thế, Khi ông giác ngộ được kho
tàng chính pháp Như Lai, thì ông đã diệt trừ được gốc tam độc tham sân si và
cũng thành tựu “A La Hán” quả.
Như Tôn Hành Giả khi thắng phục và chủ trị được tâm viên
thì trở thành “Đấu Chiến Thắng Phật”.
Như con ngựa khi ý đã thuần thục không còn chạy nhảy lung
tung thì trở thành “Thiên Long Bát Bộ”.
Như đức Tam Tạng khi hoàn thành công án rồi thì trở thành
quả Phật “Tam Bửu Chiên Đàn”.
Tất cả những thứ đó hoàn toàn có thật trong đời sống của
thế giới duy ngã đại thể và có thật trong triết lý của mỗi con người chúng ta
đây. Thế thì Ngô Thừa Ân viết Tây Du Ký này cho duy ngã đại thể. Tức là cho cấp
độ tiến hóa của nhân loại trên hành tinh chúng ta. Ngài đã diễn được những
nghĩa uyên thâm nhất trong kho tàng pháp tạng và trong sự thành lập của thế
giới quan và nhân sinh quan.
Như vậy, chúng ta phải tự thấy tam độc: tham – sân – si
và bát giới của chính mình, phải thấy sa tăng của chính mình, tâm viên – ý mã
của chính mình và kho tàng tam tạng kinh cũng ở trong chính mình mà có. Luật
thưởng phạt của luật tuần hoàn chu kinh. Như hình tượng Tề Thiên bị Ngũ Hành
Sơn đè đó, là biểu trưng cho 5 ấm đè nặng trên hệ thống ý thức. Vậy thân 5 ấm
ấy là biểu trưng cho 5 hòn núi lớn và nó còn lớn hơn cả 5 hòn núi mà chúng ta
khó có thể chui ra khỏi nó được.
Như vậy, chúng ta phải ngộ ra rằng Tam Tạng cũng ta, Tôn
Hành Giả cũng ta, con Ngựa cũng ta, Trư Bát Giới cũng ta và Sa tăng cũng ta. Từ
đó ta phải quay về để giải quyết về tâm viên – ý mã, giải quyết về đầu đời của
Sa Tăng và giải quyết về Bát Giới. Nếu ta giải quyết được thì ta là Tam Tạng.
Còn không giải quyết được thì ta vẫn tiếp tục là con khỉ, con ngựa, sa tăng và
bát giới.
Ý nghĩa về kinh đã nhận lần đầu không có chữ: Nghĩa đó, là kinh vô lượng quang, vô ngôn tự và vô ngôn
thuyết. Nghĩa đó, là kinh tuyệt chân.
Ý nghĩa về kinh đã nhận lần hai có chữ: Nghĩa đó, là kinh cho pháp giới chúng sinh.
Ý nghĩa về khi nhận kinh thì thu bát: Nghĩa đó là phá chấp phương tiện và không còn dính
tướng đạo nữa, thì mới đi đến thành tựu. Về tâm ấn tức là bỏ mọi phương tiện
khi đã thành tựu. Giống như qua khỏi bờ rồi thì bỏ bè lại không mang lên bờ.
Ngô Thừa Ân là một trong Bồ Tát quyền thừa, vì Ngài là
cao tăng sau khi được công hàm hội của hệ thống thượng tầng, trung tầng và hạ
tầng đã thống nhất trên đạo tràng, thì đã tôn vinh ngài là Bồ Tát quyền thừa.
Sau đây là lời phát biểu của Ông Chơn Quốc Chính Thống:
Đức Ngô Thừa Ân đã để lại cho chúng sinh kho tàng pháp bảo rất lý thú, vừa thể
hiện lên tính chất tuyệt vời bất biến. Ngài đã dùng những ngôn ngữ của văn học
để tiểu thuyết hóa về diễn trình tiến hóa của nhân loại đại thể để trở về với
ánh sáng chân quang. Vì đây là một bộ tiểu thuyết hóa, nên tất cả các hàng lớp đều
rất lý thú trong hệ thống của Tây Du Diễn Nghĩa ấy. Đối với chúng con thấy rằng
hệ thống Tây Du Diễn Nghĩa nó không còn xa rời với tự thân của chúng con nữa,
không còn là những hình cảnh trang trí bên ngoài, mà chúng con phải tự soi
chiếu lấy mình, thì đó là mục đích chính của Ngô Thừa Ân.
0 nhận xét:
Đăng nhận xét
Ví bạn hãy dùng ngôn ngữ lịch sự, tôn trọng lẫn nhau, mỗi người có cấp độ trình độ riêng nên không nên phán xét nếu không thông hiểu. Xin cảm ơn!