Thứ Bảy, 11 tháng 5, 2013

cửu kinh minh triết 5


CÔNG LUẬT CÔNG QUYẾT LÀ THỰC TƯỚNG CỦA TỐI THƯỢNG VÀ TỐI THẮNG

Trong 55 điều trợ luật có 4 đại công quyết thì bài này giúp chúng ta nhận chân về thực tướng của tứ đại công quyết.
Công Luật công quyết là thực tướng của tối thượng và tối thắng. Đó là tính tất yếu, ví như hành tinh phải quay theo mặt trời để được tồn tại.
Như công quyết thay đổi một kỷ nguyên, hoặc công quyết cho một cuộc canh tân mới của một thời đại, hay công quyết cho những vấn đề mang tính đại sự nhân duyên cơ động của trung tâm, hay cơ động hệ thống lập thể. Và có thể công quyết cho những tiếng nổ lớn của sự nghiệp vũ trụ và nhân sinh cùng các vấn đề có liên quan.
Hôm nay chúng ta khai thác Công Luật Công quyết là thực tướng của tối thượng và tối thắng, để xác định về tính chất và giá trị tuyệt đối của nó về mặt lý tính. Vì hệ thống lập thể nhân lý tính đó mà chuyển động hình thành.
Về hình thành có hình thành phá và hình thành lập, cả hai đều mang tính hoạt động. Ở đây là nói về phá cũ lập mới trên bản địa thống nhất của hành tinh và không bao giờ thay đổi cái bản địa ấy. Nếu chúng ta phá cũ lập mới mà trên một bản địa khác thì thuộc về hư không, là mất tính nguyên lý thực thể. Vì vậy nên tất cả những sự cũ, mới đều nằm trên hành tinh. Đó là chính thuyết của giá trị vận hội trong Công Luật Công quyết đối với thực tướng của tối thượng.
Nếu cho rằng không có Công Luật Công quyết thì Liên Hiệp Quốc cũng không có Công quyết gì. Và tất cả mọi quốc gia cũng không có hội nghị gì. Và chắc chắn sẽ không có mặt Quốc hội trên mọi quốc gia ấy. Còn nếu trong thời kỳ Vương quyền thì ít nhất cũng phải có ông Vua và tả hữu Thừa tướng cùng các trạng sư, các tướng lĩnh, các nguyên soái… Họp bàn thống nhất mọi hành động. Nhưng đó là Công quyết quốc gia.
Chúng ta thấy Công quyết quốc gia là có thực trong đời sống của mỗi dân tộc, nòi giống, hoặc của Duy ngã đại thể. Thì tính Công quyết đó hoàn toàn có thực trong đời sống của chúng ta. Ví dụ như: Công quyết về khai nguyên, về lập quốc. Thì cái khởi thủy đó … là tổ đầu tiên.
Về Tổ thì có nhiều hệ thống: Thí dụ như con chim này làm tổ, thì con chim kia cũng có quyền làm tổ. Có nghĩa là phàm sinh ra có “ta” thì có quyền làm tổ cho “ta”. Vậy nếu đứng trên tinh thần tổ của các loài thì con người là có Tổ quốc.
Bây giờ chúng ta nghị luận để xác định về tính Công Luật Công quyết là thực tướng của tối thượng và tối thắng. Để nhìn nhận về tính Công quyết chung của vận hội, của thế giới, hành tinh và vũ trụ.
Ngài bảo Ông Chơn Thăng Ấn Chuyển trình bày.
Ông Chơn Thăng Ấn Chuyển: Thưa Cha, Tứ đại Công quyết là mang tính chất tuyệt đối trong hệ thống Công Luật vũ trụ. Nói về Công Luật Công quyết là sự quyết định chung của tổng thể vũ trụ, mà đại diện cho vũ trụ là trung tâm vạn năng đã quyết định sự sinh ra, tồn tại và hủy diệt trong hệ thống của Tam thiên đại thiên thế giới, đều mang tính định luật và quy luật.
Công quyết đầu tiên là: Thống hóa Công Luật 55 quyết, là chỉ cho một sự trọn vẹn tổng tinh hoa thì trong đó có hệ thống âm dương. Cho nên mọi vận hội, mọi sự sinh tồn và hủy diệt trong hệ thống Thống hóa đều có ảnh hưởng đến tính chất và giá trị của âm dương vạn tỏa. Như vậy giá trị âm dương trong hệ thống chúng ta từ tiểu thể đến đại thể là mang tính chất tuyệt đối, vì vậy nó đã trở nên thực tướng trong hệ thống của tổng tinh hoa vũ trụ. Thì Thống hóa Công Luật 55 quyết là mang tính toàn diện hệ thống vũ trụ đã thể hiện bằng các định luật, quy luật và Công Luật trong hệ thống của nhân bản Duy ngã đại thể.
Công quyết thứ hai: Thái dịch thiên nhân hợp nhất quyết. Đây là nói đến hệ thống Vận luật tuần hoàn mang tính dịch lý trong hệ thống của vũ trụ. Bởi vì Vận luật tuần hoàn và thái dịch là một quĩ đạo, quĩ số chuyển động. Như trên trời là hệ thống của Tam thiên đại thiên thế giới và dưới đất là hệ thống của nhân bản đại thể đã biểu hiện cho sự quyết định có tính thống nhất và duy nhất. Đã hợp thành một sức mạnh để quyết định mọi sự chuyển động trong hệ thống của vũ trụ và hành tinh, mà nhân bản đại thể và muôn loài đều bị ảnh hưởng trong hệ thống Thái dịch thiên nhân hợp nhất quyết.
Công quyết thức ba: Mười phương chư Phật quyết. Mười phương là biểu hiện ánh sáng tột cùng của Trung tâm vạn năng. Mười phương là đại diện cho Công Luật vũ trụ để quyết định cho một đấng thế vì ra đời.
Công quyết thứ tư: Quốc tế chính vận quyết. Đối với nhân bản đại thể là ảnh hưởng toàn bộ trong hệ thống Công Luật vũ trụ. Công Luật đã được hình thành trong các tổ chức cộng đồng như Liên Hiệp Quốc và mỗi quốc gia để bảo an trong hệ thống nhân bản đại thể. Như vậy Công Luật Công quyết tổng thể vũ trụ đã ảnh hưởng trực tiếp đến đời sống nhân bản đại thể và sự sinh tồn của tất cả vạn loại, thì không có một sự hoạt động nào mà thoát ra khỏi Công Luật Công quyết của vũ trụ. Vì Công Luật Công quyết là sự bảo tồn từ hệ thống to lớn cho đến hệ thống nhỏ nhất và có tính chất thăng hoa tiến hóa. Như vậy thế giới vận hội Công Luật của nhân bản nhân sinh đều nằm trong luật của hệ thống Công Luật vũ trụ.
Tóm lại, Tứ đại Công quyết này là giá trị thực tướng của Công Luật vũ trụ và nhân sinh. Nên đề kinh Công Luật Công quyết là thực tướng của tối thượng và tối thắng là tuyệt đối.
Ngài bảo Ông Chơn Hoàng Quang Quân trình bày.
Ông Chơn Hoàng Quang Quân: Thưa Cha, Công Luật vũ trụ là luật chung và công bằng của vũ trụ. Công quyết là sự quyết định chung từ trung tâm Thống hóa và được nằm trong định luật và quy luật. Như vậy Công Luật Công quyết là hoàn toàn không thể thay đổi được. Như trong Tứ đại Công quyết là: Thống hóa Công Luật 55 quyết, Thái dịch thiên nhân hợp nhất quyết, Mười phương chư Phật quyết và Quốc tế chính vận quyết. Thì 4 điều quyết này có hệ thống móc xích với nhau mà không thể nào tách rời được. Thì 4 quyết này cũng nằm trong định luật, quy luật và có từ trong quá trình hình thành, phát triển và vận hành của vũ trụ, của tam thiên đại thiên thế giới, của ngân hà thiên hà và đặc biệt nhất là sự phát triển của nhân bản đại thể trên hành tinh này. Vì mục đích cuối cùng là Công Luật vũ trụ đối với nhân bản đại thể, là đưa con người trở về bản lai diện mục của mình. Thì tứ đại Công quyết cũng nhằm mục đích như vậy.
Ngài bảo Ông Chơn Minh Ứng Hội trình bày.
Ông Chơn Minh Ứng Hội: Thưa Cha, Công Luật là nói đến định luật, quy luật mang tính bình đẳng và công bằng giữa tính chất và trọng lượng. Công quyết là nói đến sự quyết định chung từ thượng tầng đến hạ tầng. Như trong tứ đại Công quyết đã nói lên tính chất hợp nhất giữa đại ngã và tiểu ngã để quyết định thành lập nên những cái mới và thay đổi những cái cũ theo tính chuyển động của Vận luật tuần hoàn.
Ngài dạy: Hôm nay chúng ta hiểu về Công Luật có 2 thái trạng: Đó là khách quan trạng và chủ quan trạng. Nghĩa của thái trạng là trạng thái con đường của tổng thể trạng, là hình thành các trạng thái của hệ thống tổng thể, của một qui trình chuyển động thuộc về nguyên và phân nguyên. Trong tổng thể ấy không loại trừ những giá trị tổng thể tinh hoa nào, mà thuộc về tính chất khách quan của định luật và Công Luật. Nếu đứng trên tinh thần Công Luật thì hoàn toàn khách quan, nhưng trong khách quan đó chúng ta thấy rằng có chủ thể ánh sáng là không thực hiện sai lệch theo tinh thần của vận hội. Thí dụ như ánh sáng mặt trời là có thực rất khách quan, và sự chói chan của mặt trời cũng hoàn toàn khách quan và bình đẳng, là chiếu sáng toàn diện trên mặt địa đại. Còn hành tinh thì cứ quay theo để hình thành ngày và đêm. Đó là tính khách quan về vận hội chuyển động của hành tinh.
Nói về Thống hóa Công Luật 55 quyết. Thì chúng ta thấy 55 là mã số của âm dương, mà gốc của âm dương là gốc của vạn loại. Thì trục của chúng ta và vạn loại là âm dương. Như vậy nói Thống hóa 55 là nói đến trục. Còn nói về Thái dịch thiên nhân là nói đến tổng tàng, là tàng chứa tất cả những tinh hoa. Thái dịch cũng có nghĩa là thần kinh; Là trạng thái thần kinh khách quan và chủ thể thần kinh khách quan. Như một hệ thống máy móc hoạt động theo lực hấp dẫn mà không thoát ra khỏi tính quy luật.
Thiên nhân là nói đến luật tam tài Thiên địa nhân. Như vậy nói đến tổng tàng là nói đến Thái dịch thiên nhân. Mà Thái dịch thiên nhân là hoàn toàn đứng trên tinh thần hợp nhất, vì giữa con người và trời đất là không bao giờ tách rời, vì con người nhân trời đất mà ra, nên con người và trời đất thống nhất. Nếu biểu trưng cho sự hiểu biết vô cùng của tổng thể Công Luật vũ trụ quan, thì con người là đại diện cho sự hiểu biết của tổng thể vũ trụ quan. Hoặc cấp cao của đại diện và hiểu biết của tổng thể vũ trụ quan là 10 phương Như lai.
Như vậy, 10 phương Như Lai cũng có liên quan với Thiên nhân hợp nhất quyết. Vậy, Thiên nhân hợp nhất quyết là quyết định trên khách quan của vận hội. Ví dụ như tất cả những sự hình thành đều có tính quyết định của thực tướng. Quyết định thực tướng là thuộc về trục, và nhân ở quyết định thực tướng đó mới có những quyết định khác. Như vậy 10 phương Như Lai quyết định là nhằm ở trục Thống hóa Công Luật 55 quyết mà quyết định. Hoặc là nhằm ở sự thống nhất về Thái dịch Thiên nhân hợp nhất để quyết định, chớ hoàn toàn Như Lai không quyết định ngoài định luật và quy luật.
55 là bản chất của Công Luật. Mà Công Luật là luật chung của vũ trụ, của trời đất và luật chung ấy rất công bằng. Nếu định nghĩa về mặt lý tính là luật chung của sự công bằng. Còn về mặt lập thể là luật chung của tổng thể các hệ thống tinh hoa, mà không thể nào thay đổi được.
Như vậy cái quyết ở đây là thực tướng của trục, chính vì vậy mà nhân loại mới có sự quyết định những vận hội. Như Lai cũng nhân ở quyết định thực tướng ấy mà hóa thân theo vận hội chuyển động của định luật ấy. Nên Như Lai là hiếu thuận tuần hoàn luật và nương đó mà hóa thân hình thành sự nghiệp tuần hoàn, hỗ tương tuần hoàn và chuyển động trong tuần hoàn để làm các phép lành trong đời sống của thế giới. Nếu đứng trên khách quan, một khi chuyển động hình thành thì phải có chu trình từ khởi đầu gọi là nguyên và đi đến phân nguyên. Phân nguyên ở đây là để có quá trình tinh kết chuyển động và lập trình của hệ thống tiến hóa. Nên từ nguyên qua phân nguyên cũng thuộc về luật đưa đò. Vậy phân nguyên để tiếp nhận những giá trị tiến hóa thấp nhất. Còn nguyên là trở về giá trị cao nhất, thì đây là tính khách quan.
Như vậy về giá trị cực phân nguyên thuộc chu trình hạ. Còn nguyên thuộc chu trình thượng. Có thượng và hạ là để dựng lên Công Luật và định luật trong sự nghiệp tiến hóa. Vậy chu trình hạ để lập lại chu trình thượng, thì ở đây không có sự mâu thuẫn giữa thượng và hạ. Vì có hạ là để tiếp nhận giá trị hóa đối với sự thấp nhất để chuẩn bị thăng hoa lên giá trị cao nhất.
Về tính khách quan của chu trình hạ là biến đổi, đào thải, kết tinh và chuẩn bị cho giá trị lập thượng. Nên sự phá lập là nằm ở chu trình hạ qua thượng. Cũng ví như sau một mùa vụ khi gặt xong, thì quyết định ra đồng cày bừa để chuẩn bị cho việc canh tân. Như vậy thì đây là một quy trình tròn, là quy trình chuyển động nhằm canh tân đổi mới, là do sự biến đổi tận cùng của hệ thống cũ, vì hệ thống cũ nó không thể tồn tại được nữa. Nên định luật đã đào thải nó và lập lại cái mới, gọi là lập nguyên.
Như vậy về mặt trạng khách quan là chúng ta sống trong luật âm dương thì phải chịu lực chi phối của âm dương. Thế nên trong thế giới giữa trời và người đều có tính chất là thống nhất và dung trãi tổng thể tinh hoa của sự sống, nếu ai mà tách rời trời đất ra là hoàn toàn bị hũy diệt. Vậy thái dịch là quyết định cho sự sống và con người hoàn toàn chịu thống nhất trong thái dịch ấy.
Chúng ta thấy luật âm dương là đại diện cho tối và sáng, là thể hiện được chu trình quay giữa thượng và hạ. Thì con người có hiểu biết sẽ quyết định những gì cơ hội và thuận lợi nhất trong điều kiện của thượng. Cũng ví như khi mùa xuân đến thì con người phải quyết định theo mùa xuân. Như vậy sự quyết định ấy cũng theo vận hội và chu trình quay của vận luật, chứ người ta không thể quyết định ngược lại được. Thế nên đối với 10 phương Như Lai là thuận tuần hoàn Thiên nhân hợp nhất quyết để hóa thân và thực hiện những công trình tùy theo hoàn cảnh và điều kiện của thế giới.
Về mặt bằng Duy ngã đại thể trên thế giới này mặc dù khác màu da, khác chủng tộc, khác đất nước, đó chẳng qua là chia các đất nước để tiến hóa trong đời sống của Duy ngã đại thể. Nhưng sự thống nhất của Duy ngã đại thể trên mặt bằng thì phải tìm một tiếng nói chung đó là Quốc tế chính vận quyết. Mà Liên Hiệp Quốc là đại diện, là sự tập hợp những hiểu biết chung để quyết định một vấn đề nào đó. Nhưng khi bế tắc về mọi sự quyết định đối với sinh mệnh của thế giới, thì có khả năng là bùng nổ chiến tranh để giải quyết mặt bằng của những thứ mà không có lối thoát đó. Nên những cuộc chiến tranh bùng nổ là do sự quyết định của cái không lối thoát đó. Như vậy tất cả đều thuộc về Quốc tế chính vận quyết, là quyết định cho sự bình an hạnh phúc, hay quyết định về những vấn đề không lối thoát đó.
Hôm nay thế giới đang ở trong chu trình hạ, là thuộc về chu trình rối ren, đào thải và biến đổi dữ dội thì phải giải quyết nó. Thì đó là công cuộc phá hoang và lập nguyên. Như vậy chính sự phá hoang đó là quyết định cho sự tốt đẹp nhất của mùa vụ. Thì thế giới này cũng là thế giới của mùa vụ trong sự hoang hóa và thành lập của một chu trình thượng đối với sự quyết định này.
Như vậy trạng thái khách quan Công Luật là trạng thái của Công Luật kết tinh tinh hoa và đào thải. Tức là có sự khởi đầu và kết thúc, hoặc là hình thành của nguyên thì giá trị chuyển động đi đến phân nguyên. Ví như một vòng quay của kim đồng hồ chuyển động từ 0 giờ đến 24 giờ và trở lại 0 giờ. Thì đó là định luật của Vận luật tuần hoàn trong chu trình quay của toàn thể vũ trụ, cũng nói lên tính tất yếu của hành tinh trong đời sống của định luật ấy mà con người không thể thay đổi được. Vì không thay đổi được nên gọi là Công quyết. Vậy Công quyết là nhân ở Công Luật mà sinh ra Công quyết. Nên mới nói rằng Công Luật Công quyết là thực tướng của tối thượng và tối thắng.
Thực tướng là gì? Là sự thật mà không thay đổi được sự thật ấy. Tối thắng nghĩa là: Nếu Công Luật lập xuân mà toàn thể nhân loại đem hết nội lực và sức lực để lập một mùa đông theo ý mình cũng không được. Nên chính vận luật là tối thắng.
Như vậy đứng trên khách quan thì cũng tối thắng, mà đứng trên chủ quan của ánh sáng vô cùng và đại diện cho ánh sáng vô cùng của Như Lai quyết định trong vận luật đó thì cũng tối thắng. Vậy thì Như Lai và vận luật là một, còn chúng ta là sự phân biệt của cái muốn hay không muốn, nên chúng ta thường bị thất bại.
Đối với Công Luật Quốc tế chính vận quyết nó cũng nằm trong quỹ số của sự chuyển động, chính vì vậy mà ông Nguyễn Bĩnh Khiêm đã nghiêng về Thần kinh thái ất – thái dịch Thiên nhân hợp nhất quyết để nói lên bộ sấm tiên tri về vận luật chuyển động, tiên tri về sự hình thành, hũy diệt, và tiên tri tất cả những vấn đề sau đó vài thế kỷ.
Tóm lại, về Tứ đại công quyết. Thì chủ thể là Thống hóa Công Luật 55 quyết. Hàm tàng tổng thể hoạt động giá trị Thái dịch thiên nhân là biện chứng pháp giá trị hóa và hình thành trong sự nghiệp thống nhất đối với luật vận. Chúng ta thấy tất cả những cuộc đản sinh ra đời của các đấng thế vì có liên quan đến 10 phương Như Lai. Là 10 phương Như Lai đã nhìn thấy được tổng thể Công Luật và tổng thể vận hội của mỗi mỗi hành tinh và mỗi mỗi thái dương hệ trong chu trình chuyển động đó, mà Như Lai ra đời để hỗ trợ, để cứu giúp và để chuẩn bị cho những biến động lớn nhất và chính Ngài sẽ làm nên đại cuộc ở đây.
Khi chúng ta xác định Công Luật Công quyết là thực tướng của tối thượng và tối thắng thì đâu còn là tin và không tin nữa đối với Công Luật vũ trụ. Như vậy những đức tin vô lý đều không có thực tướng đối với sự nghiệp Công Luật Công quyết.
Khi chúng ta đã thấy biết được thực tướng của Công Luật rồi thì không còn là đức tin nữa. Mà chúng ta phải thể dụng, ứng dụng vào trong đời sống của Công Luật, thuận theo chu trình quay và quyền biến trong giá trị Công Luật ấy để có thể thành tựu được tác phẩm chính ta.
Như vậy chúng ta thấy giữa khách quan và chủ quan nó đã thống nhất trong tính Công Luật Công quyết và hoàn toàn không có sự nghiêng lệch của tính khách quan và chủ quan ấy. Thì nó thuộc về tính tất yếu mà không có gì phải thêm bớt nữa.
Rồi ngày mai đây chúng ta sẽ thấy rõ được tính Công quyết quốc tế tức là Quốc tế chính vận quyết đối với một thời kỳ mà thế giới hành tinh mãn tính nhiều biến cố và nhiều sự đối nghịch của tính đa cực, của các chế độ chủ nghĩa, tôn giáo, đảng phái… thì thế giới sẽ có một ngày quyết định để chúng ta minh bạch được thế giới này và đồng thời có một thời kỳ mới cho thế giới này.
KINH VINH DANH
Hôm nay, tôi nói về sự vinh danh của đấng Thống hóa, của đấng siêu cực từ Trung Tâm Vạn Năng; Từ những chân thể ánh sáng vô cùng của mười phương Như Lai đã làm sáng tỏ và vinh danh sự sáng tỏ ấy trong đại thể.
Thường là chúng ta thấy sự vinh danh ở trong một phạm trù của các đấng cứu thế. Như vinh danh của đức Thích Ca Mâu Ni ra đời cách đây 2550 năm; hay sự vinh danh của đức Ki Tô ra đời cách đây 2006 năm; hoặc là sự vinh danh của các đấng siêu nhân, vĩ nhân đã ra đời và sáng lập được đất nước, tổ tiên và hình thành được tất cả những châu lục; đem tất cả những ánh sáng trí tuệ để thực hiện những công trình cho nhân loại, đó là những ví dụ. Nhưng thực ra sự nghiệp Công Luật đã được vinh danh một cách toàn tất trong giá trị của 12 bộ não. Do sức siêu diệu ánh sáng triệt để của Trung Tâm Vạn Năng đã thiết lập những não bộ Trung Tâm và hình thành kho tàng chân lý, mà nhân loại đã được hóa thân trong đời sống của vạn pháp duy ngã đó.
Thứ nhất: là chúng ta được vinh danh trong sự nghiệp kho tàng minh triết, trong kho tàng đạo học và trong kho tàng pháp môn của pháp tính về giá trị tri thức ánh sáng duy ngã. Đó là một trong những bộ não lớn nhất của sự vinh danh.
Thứ hai: là vinh danh của xã hội chính trị học, mà tất cả những giá trị phát minh cấu trúc bởi những hệ thống tổng hợp và hoàn chỉnh nhất để hình thành hành tinh và xã hội. Chính vì tri thức ánh sáng toàn khai mới có thể thực hiện những công trình chính trị xã hội học, nó đã có bản nguyên nhất định trong giá trị đó. Và chúng ta có những vinh danh, tức là giữ gìn đất nước bờ cõi của các quốc gia và thế giới; có những định luật nguyên tắc để bảo trì cho nó đúng theo chính nghĩa và chính pháp, trong giá trị ấy nó cũng là một sự nghiệp vinh danh.
Thứ ba: là quân sự chiến lược bảo an bờ cõi và đất nước theo tính Công Luật của mỗi dân tộc.
Thứ tư: là kinh tế học, vì kinh tế học là một trong những bộ óc quan trọng nó trực thuộc đối với vũ trụ quan; vì kinh tế đời sống không thể thoát khỏi cái giá trị tinh hoa tâm vật, mà nhân loại đã quyết khai thác những giá trị đời sống mà vũ trụ đã ban cho.
Thứ năm: là bộ óc văn học, bộ óc thi ca, bộ óc âm nhạc, bộ óc kiến trúc và bộ óc nhìn nhận thấy rõ biết quá khứ và tổng kết những giá trị về Trung Tâm để thông báo cho toàn thể nhân sinh; đó là bộ óc thiên cơ, tức là bộ óc tiên tri.
Thì tất cả sự vinh danh đó, là của giá trị Thống hóa, nên mới hình thành ra những bộ óc có tính chuyên môn hóa, trong tính đặc năng của giá trị Trung Tâm Vạn Năng. Như vậy, con người có một bộ óc kiệt suất về minh triết; con người giỏi về xã hội học; con người giỏi về chính trị học; con người giỏi về quân sự học; con người giỏi về kinh tế học; con người giỏi về văn học thi ca; con người giỏi về toán học; con người giỏi về kiến trúc thượng tầng, hạ tầng và con người giỏi về tiên tri. Đó là những bộ óc có thực trong đời sống của xã hội, mà nhân sự vinh danh và sáng danh Công Luật mới có những bộ óc đó.
Vậy nếu không có đấng Thống hóa, không có Trung Tâm Vạn Năng, không có sức ánh sáng toàn khai để hình thành những giá trị đặc năng đó, thì những bộ óc ấy có xuất hiện trong thế giới chúng ta hay không?
Tính toàn duy của duy ngã đã hình thành những giá trị năng lượng và kho tàng của tất cả những học thuyết đó, những minh triết đó, những chuyên môn đó, ở trong não bộ thần kinh đó. Có phải là đặc năng không? Có phải là sáng danh không?
Chính vì những bộ óc đó đã làm sáng danh hành tinh và trái đất, thậm chí người ta có thể luận rằng: Ông Tần Thủy Hoàng là một bạo chúa, nhưng ông Tần Thủy Hoàng đã làm nên một công trình Vạn Lý Trường Thành cho đất nước Trung Quốc có một kỳ quan để mãi mãi cho đời về sau. Như vậy, trong các bộ não đặc năng trong các giá trị siêu nhân, mà hình thành những giá trị ở trong xã hội loài người để dẫn độ cho chúng sanh, thì tất cả những bộ óc ấy đều là giá trị sáng danh của đấng Thống hóa; chứ không phải sáng danh của một ông Thánh, ông Phật. Bởi vì đại học thuyết của duy ngã là sự sáng danh của các bộ óc có thực trong đời sống của vũ trụ, của nhân sinh quan. vì duy ngã là thiết lập tất cả những cơ cấu hệ thống của xã hội và đem lại sự bình an hạnh phúc; hoặc là có thể tạo ra những dòng lịch sử lớn, mà loài người không thể phủ nhận những giá trị đó; ấy đều là sáng danh của đấng Thống hóa và mười phương Như Lai; đều là sáng danh của Trung Tâm Vạn Năng; đều là sáng danh của tinh hoa thể và tinh hoa tính; đều là sáng danh của hệ thống thần kinh vũ trụ, có thực trong đời sống của tất cả chúng ta.
Đối với tất cả từ các tầng lớp siêu nhân, vĩ nhân, thánh nhân và tất cả những kỳ nhân đã thể hiện được tính kiệt xuất và vinh danh của vũ trụ quan, thì không thể loại trừ những giá trị đó. Vì tất cả những con người ấy sinh ra từ hành tinh, sinh ra từ trái đất, sinh ra từ những chất liệu tổng hợp của vũ trụ. Dù là họ trực tiếp nhận sự vinh danh ấy, hoặc có thể không nhìn nhận sự vinh danh ấy, nhưng tính tất yếu về giá trị sự vinh danh ấy đã hằng có trong họ, mà họ đã trọn nên tất cả những giá trị phát triển đó.
Như vậy, cái hiện thực trong đời sống của giá trị mà người Công Luật phải nhận định thì chúng ta phải khách quan hơn, ta không nhìn ở một ông Phật, ông Thánh, ông Thần hay là những nhà khai quốc lập cư gọi là hóa sở quốc gia, như đất nước chúng ta có vua Hùng Vương, hay ông Washington là người Anh qua châu Mỹ để lập quốc và làm nên một bản kinh gọi là lời kinh tạ ơn Thượng Đế, để làm sáng tỏ cho một quốc gia Mỹ, thì đó cũng là sự vinh danh.
Hôm nay tôi giảng về phẩm kinh vinh danh để các vị hiểu, là vinh danh của đại ngã hóa duy ngã và duy ngã hóa. Tức là ở một giá trị phát triển nhất định về tinh hoa của cấp cao mà nền duy ngã đã tiến hóa đến mức là trở về với ánh sáng và ánh sáng thường lưu của Đấng Thống hóa ban cho họ có những chất liệu kiệt xuất, để họ phát triển tất cả những giá trị cho đất nước, cho xã hội, cho hành tinh thì đó là Kinh Vinh Danh. Vì đó là tác phẩm của đấng Thống hóa, và là tác phẩm của Trung tâm vạn năng. Vì nó là nền móng, là tinh hoa tổng hợp của duy ngã đại thể và duy ngã đại thể ở trong tổng thể đại ngã Thống hóa. Như vậy đó là vinh danh của đấng Thống hóa. Dù ở trong chủ tính hoặc là phi chủ tính, mà giá trị đó hình thành trên thực tế trong đời sống là đã vinh danh rồi. Ví dụ như đức Lão Tử vinh danh, đức Khổng Tử vinh danh, vua Hùng Vương vinh danh… hay là các nhà bác học như Enstein v.v… cũng đã làm vinh danh và sáng tỏ những chất liệu ánh sáng thực tế trong đời sống của vũ trụ, của hành tinh. Đó là vinh danh đấng Thống hóa.
Như vậy trong lịch sử ba đời quá khứ, hiện tại, vị lai cứ nối tiếp nhau hàng ngàn năm, thì trong sự nghiệp vinh danh của đấngThống hóa trong mười phương cho đến vô cùng, sự thiết lập đó không bao giờ chấm dứt sự vinh danh ấy. Cho nên Công Luật đại thể duy ngã lúc nào cũng có sự vinh danh một cách dung trãi mà không bị cục bộ ở một tôn giáo, một đảng phái, một con người và một tập thể. Mà vinh danh trong đặc năng của sự phát triển các bộ não độc đáo nhất đã xuất hiện trong thế giới qua. Vinh danh tất cả những kho tàng của những bộ óc có thực trong đời sống đã hiện xuất trong thế gian này, đã làm tất cả những điều kỳ diệu nhất của loài người. Đó là cái nhìn nhận của sự vinh danh đối với Công Luật.
Nếu vinh danh theo kiểu bảo thủ một tôn giáo, thì sẽ mất tính chung của đại thể duy ngã đi, không còn tính Công Luật quần thể. Mà Công Luật quần thể là tính chung trong 12 bộ não kiệt xuất, để làm tiêu biểu cho con đường đại lộ trong quá trình phát triển toàn khai cho giá trị hành tinh và nâng đỡ chúng sinh từ chỗ thấp đi đến cao và cũng đem lại tất cả những nguồn năng lượng ánh sáng để dẫn đến một sự tiến hóa tốt đẹp nhất, mà sự vinh danh ấy không bao giờ chấm dứt.
Phẩm kinh này là một kinh tổng hợp về giá trị biện chứng tính vinh danh. Không còn bị biên giới và thu hẹp ở một góc độ, mà đó là vinh danh của Công Luật đại thể duy ngã hóa vạn pháp. Đây là một thuyết minh vững chắc của tính giá trị Công Luật vũ trụ đối với sự nghiệp xuất thế và nhập thế. Phải có sự tổng hợp của hệ thống não bộ chuyên môn và hình thành giá trị Công Luật ở trong đại thể duy ngã. Đó là một sự vinh danh đúng đắn nhất của tính và thể, của tâm và vật, và có tính bình đẳng nhất của sự nghiệp vũ trụ.
25/10 Canh Dần 2010
CƯƠNG LĨNH CÔNG LUẬT ĐẠI HÓA
Về cương lĩnh thì bất cứ một chế độ nào, một quốc gia nào cũng đều phải có cương lĩnh của thể chế đó, đất nước đó. Hoặc là của Đảng, của Quốc hội, của nhà nước… Vì cương lĩnh là mục tiêu để thực hiện những công trình về chính trị, kinh tế, quân sự, xã hội. Nói chung là thuộc về vấn đề an sinh. Nên cương lĩnh cũng là mối chốt của sự an sinh. Thì chúng ta thấy rằng tất cả những cương lĩnh đã đi qua của những đường lối, những chủ thuyết, thể chế… Thì tất cả những cương lĩnh ấy có thể nói là không giống nhau. Ví dụ như mục tiêu cương lĩnh xã hội chủ nghĩa là công xã hóa và tiến lên cộng sản chủ nghĩa đại đồng. Hoặc mục tiêu là không cho phân hóa giai cấp giữa nghèo và giàu ở mức thái quá và bất cập. Còn tư bản chủ nghĩa thì mục tiêu là kích thích toàn dân thực hiện tính dân chủ nhân quyền cao nhất. Nói tóm lại tất cả đều đem lại sự an sinh.
Nhưng đối với cương lĩnh Công Luật đại hóa thì bản chất là khác biệt rất lớn đối với tư bản và cộng sản. Vì Công Luật đại hóa là bắt đầu đi vào một thời kỳ phá vận hoang mạt lập vận đại nguyên. Một khi đã xác định được chu vận hoang mạt thì cũng có nghĩa là những sự rao giảng của các đấng tiên tri, hoặc Như Lai đã thông báo về chu vận hạ, thì những sự tươi tốt không còn và bản thể của một dân tộc hoặc thế giới cũng không còn. Vì nó đã qua nhiều thời kỳ quá độ và cuối cùng dẫn đến một thời kỳ hoang mạt.
Chúng ta đừng thấy sự phát triển về bê tông hóa đối với các thành phố, và đừng thấy về những sắc màu hoa đốm của thế giới mà cho là trang nghiêm quốc độ. Đối với Như Lai trang nghiêm quốc độ là phải đi trên con đường đại hóa chứ không thể đi trên con đường công nghiệp hóa đơn thuần đó. Chúng ta lấy công nghiệp hóa để làm phương tiện, nhưng phải lấy đại hóa tâm vật mới dẫn độ con người đi đến đỉnh cao của sự cứu cánh, mà lại được hưởng thụ tất cả những phương tiện trong đời sống đã có.
Nếu công nghiệp hóa mà không đại hóa được về 2 mặt trạng quan trọng nhất của tâm và vật, thì dù có mơ ước quốc độ hay mơ ước về đỉnh cao của sự phồn thịnh, mà con người được an sinh về 2 mặt tinh thần và vật chất một cách trọn đủ, thì không bao giờ có. Vì công nghiệp hóa là được mặt này mà mất mặt kia, thì mâu thuẫn lại tiếp tục phát sinh trong xã hội và xã hội ấy về mặt tinh thần thì sẽ không được an. Về mặt vật chất thì quá ư là thái quá và bất cập. Thậm chí là chỗ đây thì phát triển hưởng thụ rất nhiều, còn chỗ kia thì ngưng trệ và không có gì để hưởng thụ.
Ta thấy phát triển xã hội theo kiểu này thì ngay cả tư bản đã đi suốt cả một chặng đường dài và đã có những lỗi nhất định của nó và nó cũng đã bắt đầu đi vào sửa đổi.
Còn đối với cộng sản thì suốt chặng đường 70 năm cũng không thực hiện được nỗi, cụ thể là Liên Bang Xô Viết và cả thềm Đông Âu bị vỡ nát và chuyển qua Tư bản Chủ Nghĩa. Tức là làm kinh tế tự do và thực hiện kinh tế thị trường trên mặt trạng của xã hội hóa.
Ta thấy những cương lĩnh của xã hội chủ nghĩa hoàn toàn không có giá trị, vì nó trái ngược với những gì mà người ta đem ra thực thi và phát triển. Hoàn toàn nó không y cứ trên phần lý đó và bản chất đó, nên cương lĩnh đó, chủ thuyết đó không còn tác dụng đối với xã hội nữa.
Một khi tất cả những triết học, những chủ nghĩa mà không thực hiện được trên mặt trạng của thế giới duy ngã và nó không hiện thực hóa được thì tất cả nó sẽ bị vỡ.
Như vậy nếu chúng ta đưa ra một cương lĩnh mà cuối cùng không thực hiện được thì cương lĩnh ấy hoàn toàn không có giá trị. Nên ở đây chúng ta nói rằng: cương lĩnh là mang tính Công Luật và cương lĩnh là mang tính công quyết. Chứ cương lĩnh không thể tách rời tính Công Luật và công quyết và của thượng tầng, hạ tầng; của tổng thể duy ngã mà có thể có được cương lĩnh đó. Như vậy thì cương lĩnh ấy phải phù hợp được với lòng dân thì mới có giá trị.

Cương lĩnh Công Luật đại hóa nhân đâu mà có?
Thứ nhất: Nhân ở đấng thống hóa trong sự nghiệp phá hoang lập nguyên mà có.
Thứ hai: Nhân ở sự mất mát tổn thất về tính công lý đối với mặt bằng duy ngã đại thể mà có.
Thứ ba: Nhân ở giá trị tổng thể hóa đối với sự nghiệp hóa mà nhân loại mất sự công bằng trên hệ thống hóa.
Đó là những nguyên nhân rất chính đáng và gần như là một sự thèm khát đối với các sự nghiệp đại hóa. Nên bắt đầu mở ra một thời kỳ mới của sự phá hoang lập nguyên. Có nghĩa phàm là một chu trình quay của tổng thể phải có con đường đi về và phải có con đường đi lên. Vì khi đi xuống một mức độ nhất định của chu trình quay thì phải bắt đầu đi lên. Đó là nhân ở một chu trình quay hết một đêm dài và đến một ngày bình minh thì chúng ta đều phải ra đồng. Như vậy là đứng trên tinh thần Công Luật đại hóa mà chúng ta có cương lĩnh. Thì đây là cương lĩnh thực tướng về giá trị hóa và thích ứng dung thông với giá trị giữa Trời và Người, giữa tâm và vật và là sức mạnh của công lý hóa trong đời sống ấy.
Khi ta nói đến Công Luật là đã bắt đầu đi vào sự công bằng. Vì vậy nên chúng ta lấy nền tảng của chủ nghĩa công bản làm cương lĩnh. Tại sao vậy? vì chủ nghĩa công bản là chủ nghĩa trung tâm của những chế độ đi qua. Các chế độ đi qua đã bị nghiêng lệch và không thực hiện được trên thực trạng của giá trị hóa đối với hành tinh. Các chế độ đi qua đã làm rất nhiều tổn thất về đời sống tâm linh, đời sống nhân mãn, cùng đời sống của nhiều thứ khác. Và nó luôn luôn có một sự mâu thuẫn rất lớn. Chính vì mâu thuẫn rất lớn đó mà tất cả những cương lĩnh ấy bị thay đổi sửa chữa nhiều lần.
Như vậy ta lấy công bản chủ nghĩa làm nền tảng cho sự nghiệp hóa, vì sao? Vì tất cả nhân loại ở trên trái đất đều đòi sự công bằng, mặt dù chính họ chưa làm được sự công bằng, nhưng họ vẫn thích sự công bằng.
Nếu ta lấy chủ nghĩa công bản để thực hiện sự nghiệp kinh bang tế thế. Thì sự nghiệp kinh bang tế thế như một tiếng gọi thiêng liêng của đấng thống hóa và tiếng gọi khát vọng của toàn thể nhân loại trên mặt đất. Đó là một trong những cương lĩnh vĩ đại nhất của sự nghiệp phá hoang lập nguyên.
Các chủ nghĩa trước có kinh bang không? Có! Nhưng là cái bang hụt hẫn của 2 chế độ bất cập và thái quá. Tức là cái bang không trọn vẹn tổng năng lượng của sức mạnh giá trị hóa đối với Tâm Vật Hội Tụ Kinh.
Ta phải thấy sự nghiệp kinh bang là không phải của ông Thánh hoặc là của riêng ai, mà kinh bang là giá trị tổng thể của đất nước, của dân tộc, của hành tinh được sắp xếp một cách cân bằng. Đứng trên nguyên lý của kinh bang là luôn luôn có mẫu số lớn hoặc nhỏ để thực hiện công trình kinh bang cho các phân số.
Như vậy cương lĩnh Công Luật đại hóa không tách rời hệ thống của cửu kinh minh triết và cường độ tổng thể ánh sáng của hệ thống thống hóa để đặt cách trong giá trị kinh bang và thực hiện đại hóa quốc độ. Đó là một cương lĩnh vĩ đại nhất của thời kỳ phá hoang lập nguyên và thực hiện chủ nghĩa công bản trên mặt đất, và trên thực trạng của giá trị ý thức đối với nhân bản duy ngã đại thể.
Lấy siêu đức hóa để thực hiện công trình kinh bang, lấy công bản hóa làm nền tảng chủ nghĩa cho sự nghiệp kinh bang. Lấy tam bang kinh tế làm mục đích cho chính sự phồn vinh chính đại của sự nghiệp kinh bang và dẫn toàn bộ nhân loại đến quốc độ trang nghiêm. Đó là sự nghiệp đích thực của cương lĩnh kinh bang, là sự nghiệp đích thực của cương lĩnh công bản hóa và là mục đích chính thực của sự nghiệp phá hoang lập nguyên trong một chu vận mới.
Đây là mối chốt quan trọng nhất, rồi từ đó chúng ta viết ra cương lĩnh. Chúng ta không thể dựa vào cá nhân hoặc dựa vào một nhóm người nhỏ bé để viết cương lĩnh, mà phải dựa trên hệ thống Thống hóa của Công Luật 55 để viết ra cương lĩnh. Phải dựa trên tính công quyết và giá trị thống nhất của toàn dân và phải hiểu được lòng dân muốn cái gì để viết ra cương lĩnh. Nếu ta đưa ra cương lĩnh mà trái với lòng dân thì cương lĩnh ấy hoàn toàn sẽ không thực hiện được. Như vậy những gì mà dân muốn, dân yêu, dân thích và dân khẩn thiết thì ta sẽ viết ra cương lĩnh đó để thực hiện. Và hoàn toàn không viết và không làm những điều trái ngược với lòng dân.
Trên đây là phần 1 mở ra cương lĩnh công luật đại hóa, phần 2 tiếp theo chúng ta sẽ học sau.

0 nhận xét:

Đăng nhận xét

Ví bạn hãy dùng ngôn ngữ lịch sự, tôn trọng lẫn nhau, mỗi người có cấp độ trình độ riêng nên không nên phán xét nếu không thông hiểu. Xin cảm ơn!