BẢN
CHẤT VÀ GIÁ TRỊ DUY NHẤT CỦA CÔNG LUYỆN ĐỐI VỚI THỂ ĐẠI HỎA
Trên thềm
nhị nguyên ta thấy sức mạnh của oai âm dương vạn tỏa ở trong hệ thống của tứ
đại và tứ đại tinh ròng của giá trị hóa, các tổng thể hóa được ở trong tứ đại
ấy, nhưng chúng ta lấy mặt bằng của hỏa đại và tính khách quan của Công Luật.
Như thế
nào là tính khách quan của Công Luật? Các mặt bằng của hóa được nhóm tụ trong
địa đại, trong thủy đại, hoặc trong phong đại, đều là những tên khoa học của
các đơn vị hóa và thành lập hóa học hóa. Vậy ta thấy rằng giá trị hóa được hợp
thành ở trong thất đại hóa, ở thượng tầng, trung tầng và hạ tầng. Song tính duy
nhất của hỏa đại là tính công luyện khách quan, vì sao? Vì tất cả mọi sự kết
tinh từ thể lỏng qua thể rắn, nếu không có hỏa đại công luyện khách quan thì
tất cả thể lỏng ấy không bao giờ kết cứng. Về độ nung đến tột cùng của giá trị
các sản phẩm quí nhất trong đời sống của duy ngã đại thể, nếu không có lửa thì
hoàn toàn không thể thành phẩm. Như vậy, tính công luyện khách quan của hệ
thống Thống Hóa đã đưa lửa vào hệ thống công luyện như một vị thợ rèn khổng lồ
nhất của đời sống duy ngã đại thể. Tất cả những sự rèn đúc để hình thành các
tác phẩm, nếu không có hỏa đại thì hoàn toàn không có tác phẩm. Vậy bản chất
của hỏa đại là bản chất duy nhất của tính công luyện và rèn đúc khách quan của
giá trị hóa trong tổng thể hóa ấy.
Như vậy,
đỉnh cao tột cùng của giá trị tri thức ánh sáng, vẫn không tách rời tổng tinh
hoa hóa của hỏa để có một đời sống gọi là tam muội hỏa. Nên Như Lai nói chân
tính tam muội hỏa là cực kỳ siêu xuất nhất ở trong đời sống của tổng thể. Nên
giá trị kim cương pháp thân được kết tinh là nhờ tinh hoa hỏa, đó là hệ thống
thượng tầng.
Các sản
phẩm vàng, nhôm, đồng, chì, gan, sắt, thép…đều nhờ thể đại hóa của hỏa đã kết
nung và hình thành giá trị kim sắc. Nếu không có hỏa thì hoàn toàn hệ thống kim
sắc dù có mặt bằng tinh hoa cũng không thể hóa được.
Vậy ta rút
tính chất công luyện khách quan của hỏa làm công luyện; thì đời sống tri thức
ánh sáng tâm linh ở thượng đỉnh, lấy hỏa tam muội làm chỗ công luyện.
Đức Như
Lai nói: “hãy triệt tiêu tất cả những hỏa của tầng thấp để được hỏa của tầng
cao; triệt tiêu những sân cấu, cấu uế của sự nóng nảy, vi phạm đến giá trị hóa
của tổng, thì chúng ta được chắt lọc giá trị cuối cùng của tinh hoa tam muội
hỏa”. Đời sống tam muội hỏa là đời sống bất biến hóa và đã hóa thật sự trở
thành kim cương chân tâm.
Kim cương
chân tâm không thể tách rời tam muội hỏa để có, thì giá trị ngọc, vàng ở tầng
dưới cũng không tách rời độ nung kết của lửa để có. Thì thể đại hóa của hỏa là
tính công luyện khách quan của vũ trụ quan; thể đại chân tính của hỏa là thể
chủ quan của hóa để kết tinh được chân tính kim tính.
Như vậy,
tính chủ quan và khách quan đứng trên lĩnh vực của hỏa đại, thì hỏa đại vẫn là
biểu trưng cho ánh sáng. Và chứng minh cho giá trị ánh sáng tột cùng đó
là tam muội hỏa; cũng là ánh sáng tột cùng của tính hợp nhất, thì hỏa vẫn là
nguyên tử đặt trưng của giá trị duy nhất khách quan của công luyện.
Như trước
đây những nhà quan niệm về thần học cũng lấy lửa làm chỗ đứng của giá trị ánh
sáng về thần học cao nhất. Ngay như Đức Ca Diếp khi chưa gặp Đức Phật Thích Ca
thì Ngài cũng lấy đại hỏa làm chỗ chủ sự giá trị ánh sáng đối với tính công
luyện khách quan của đời sống nhân sinh và vũ trụ.
Về duy ngã
đại thể tiểu cấp, khi nền văn minh đồ đồng bắt đầu phát sinh thì lửa cũng là
chỗ công luyện khách quan để rèn đúc và lập thành các tác phẩm có liên quan đến
kim loại.
Đối với tứ
đại thì chức năng và giá trị của tứ đại đều bằng nhau, nhưng tính của hỏa là
tính duy nhất khách quan của công luyện trong sự rèn đúc và kết tinh hình thành
các sản phẩm và cuối cùng đi đến chỗ thành tựu viên mãn.
ĐỊA
ĐẠI LÀ NÔI THAI TỔNG THỂ
CỦA HỆ THỐNG SINH HỌC VÀ HÓA HỌC
Về tính
biện chứng cho chúng ta thấy địa đại kết hợp với nước để làm nôi thai cho hệ
thống hóa tổng thể hóa học và sinh học. Thì chúng ta có thể nhân cách hóa hành
tinh là người Mẹ, là biểu thị cho mẫu số. Vì hành tinh là chứa nhóm giữa đất và
nước. Hai thể đại ấy đã trở thành một hệ thống cấu trúc trong tính chất và giá
trị định luật bất biến. Thì đất là giá trị mẫu số của hệ thống nôi thai có tính
tổng hòa, vì trong đất đã có đầy đủ tất cả những đơn vị hóa học mà không thiếu
một chất liệu hóa học nào. Như vậy, tổng thể của địa đại là nôi thai của tổng
thể hóa học hóa, cũng đồng thời là nôi thai của sinh học hóa.
Về nôi
thai sinh học hóa, thì có hai đơn vị động vật và thực vật. Trong động vật và
thực vật ấy thì nền của nó vẫn là tổng hóa học hóa. Nên con người mới khai thác
các đơn vị hóa học ở trong thực vật và ở trong động vật.
Như vậy,
người ta đã đặt tên rất nhiều về các đơn vị hóa học đó thì bản chất của nó đều
có tính duy nhất trong hệ thống hóa và đồng thời nó đã tập lũy kết tinh trong
hệ thống hóa của địa đại, để chịu lực từ trường chuyển động cực mạnh của hệ
thống Thống Hóa mà kết tinh cho nó.
Vậy địa
đại là mặt bằng của tổng hóa kết hợp với nước để làm nôi thai cho toàn thể tổng
thể hóa học và sinh học. Như vậy, hệ thống sinh học là hoàn toàn nằm trong qui
phạm của hóa, chứ không phải là thượng đế hà hơi. Nếu đứng trên khoa học đại
ngã thì chúng ta thấy hệ thống của hóa học là mang tính siêu sắc thể, còn đứng
về phần lập thể thì nó mang tính sắc thể. Thì chúng ta thấy trong tất cả các
đơn vị hóa học đều có sắc thể và siêu sắc thể cả.
Định nghĩa
về địa đại là mẹ của tất cả chúng ta, vì sao? Vì dù cho có thiết lập vô lượng
hành tinh đi nữa mà không có mặt bằng của thái dương và hệ thống địa đại trong
hành tinh ấy thì hoàn toàn sẽ không có một sự sinh sôi nãy nở nào cả. Chúng ta
đã định nghĩa được địa đại là nôi thai của tổng thể hóa học và sinh học. Vậy
địa đại là tổng thể hóa học được kết tinh giá trị hóa và hình thành các đơn vị
tổng hợp có tính tương ưng trong môt qui phạm mà không thể khác được, cho nên
đây là tính bất biến của định luật .
Bất biến
có nghĩa là không sắp xếp cho nó một qui trình sai khác được, vì khi hệ thống
ấy không có trật tự thì toàn bộ những giá trị sẽ bị phản ứng và không thể có
những giá trị tương quan trong định luật trái nghịch đó.
Vậy trong
kinh mà Đức Như Lai đã nói rõ, địa đại mà Ngài đã thiết lập bản kinh của Địa
Tạng thì giá trị hóa cũng giống như bản kinh Địa Tạng vậy. Và địa tạng của siêu
thể hóa trong đời sống tổng tinh hoa . Địa tạng tức là nói về âm, của đất và
nước. Vì đất và nước là âm, cũng là sự chứa nhóm tổng thể giá trị hóa và luôn
luôn nuôi dưỡng tất cả những hạt được hóa ở trong hệ thống âm ấy. Cũng như
người mẹ đã ôm lấy bào thai nuôi con vậy.
Ngay trong
thiết lập hệ thống hóa thì người cha đời đời không bao giờ đẻ con, mà người cha
là có trách nhiệm gieo giống về hệ thống đơn vị hóa của bản hạt. Còn người mẹ
có trách nhiệm ươm ngậm và giữ gìn hạt giống ấy theo một hệ thống tổng hợp của
giá trị hóa ấy; thì người mẹ là biểu trưng cho sự sinh đẻ, thì địa đại cũng như
thế.
Đối với
nôi thai của duy ngã đại thể, qua hệ thống của nền y học thì chúng ta dễ thấy
được. Nhưng nôi thai của hệ thống địa đại thì nó lại vô cùng phức tạp và chiều
sâu rộng vô cùng của sự nghiệp hóa ấy đã trở nên phức tạp, mà Như Lai đã có
những trí tuệ uyên bác mới nhìn thủng sâu vào hệ thống hóa ấy, mà thấy được sự
rung chuyển nhất định của giá trị đó.
Trong hệ
thống dịch lý của bản chất tương ưng, thì người ta đã đặt là hỏa sinh thổ, thì
đây là qui trình thuận; vì nó sinh ra để làm mặt bằng cho nôi thai. Như vậy,
tính dương của giá trị hóa về âm đã hoàn toàn khép kín giữa lửa và đất; thì đất
là âm của sự che chở và trạng thái ổn định trong thế giới loài người và che
chắn được nước, tức là địa khắc thủy.
Như vậy,
giá trị của thủy vẫn là âm, nhưng nếu chúng ta rút hệ thống thổ ra khỏi đời
sống của nôi thai hóa về tổng hóa học và sinh học, thì nước không đủ vai trò
làm sinh học, cho nên nước phải kết hợp cùng đất để thực hiện những vai trò
sinh học trong đời sống hóa. Như vậy, đất và nước hoàn toàn có tính chất liên
quan trong hệ thống nôi thai vô cùng phức tạp của sự nghiệp hóa tổng thể sinh
học và hóa học.
TÍNH
BIỆN CHỨNG ĐƯỢC ĐẠI DIỆN QUA CÁC CON SỐ
Định nghĩa
vô cực là vô cùng, trong vô cùng ấy có tụ chiếu quang minh. Vô cực là chân tính
thì phải có trung tâm sức mạnh của chân tính ấy. Nếu vô cực không có sức mạnh
của trung tâm thì vô cực sẽ bị tản mác trở thành con số không tuyệt đối; thì
một hạt bụi cũng không có, trở thành hư không vô tận và không có thất đại hội
hóa.
Thất đại
hội hóa có thể là tổng thể tinh hoa nhưng tinh hoa mà đại diện cho thất đại hội
hóa ấy là kho tàng của vũ trụ, là vô lượng giá trị kim tính, ngọc tính và vô
lượng giá trị sinh thái, vô lượng giá trị muôn loại thì vạn pháp được hình
thành trên con số 8 vậy con số 8 là đại diện cho giá trị tài nguyên kho tàng
vật thể cao nhất của vũ trụ đã hình thành tổng thể tinh hoa ấy trên mặt bằng
hành tinh, là ngọc, vàng và giá trị hệ thống sinh thái lớn nhất, cao nhất rồi
từ đó hình thành con số 9 của duy ngã đại thể.
Con số 1
về tính biện chứng là luôn luôn đại diện cho tính nhất nguyên và đại diện cho
tính duy nhất không bao giờ thay đổi tính duy nhất ấy, nên con số 1 rất quan
trọng.
Con số 3
là con số tổng thành của giá trị hợp nhất trong sức mạnh của Âm Dương Vạn Tỏa
cùng Trung Tâm Vạn Năng. Nhưng Âm Dương Vạn Tỏa là tính biện chứng để hình
thành ra sức mạnh của vạn pháp.
Con số 5
là con số trung cung được đại diện cho Duy Ngã Vạn Pháp Kinh, là con số tập hợp
và hình thành giá trị tổng thể tinh hoa.
Con số 7
là con số đóng vai trò dương quang rực rỡ nhất và thành lập giá trị tổng thể
của sự nghiệp hóa. Là đại diện cho thất đại hội hóa, là nguyên tắc cấu trúc cơ
bản để hóa, là bản chất tổng thể tinh hoa gồm có: Hư Không Đại, Trung Tâm Vạn
Năng và Âm Dương Vạn Tỏa, cùng Đất- Nước- Gió- Lửa.
Con số 8
là biện chứng lập thể cao nhất, là con số tổng thành giá trị hóa của các loại
kim tính ngọc ngà châu báu cùng tài nguyên sinh thái cao nhất trong sự sống, từ
Thất Đại Hội Hóa hóa ra; là đại diện cho đại ngọc, đại kim cùng các loại vật
thể cao nhất.
Con số 9
là mẫu số là con số tổng thành được hình thành trên giá trị tổng tinh hoa, là
đại diện cho sự tiến hóa cao nhất, đó là duy ngã đại thể. Vậy duy ngã đại thể
là đại diện con số 9. Thì hệ số 8 và số 9 là số mặt bằng của giá trị hành tinh
và nhân loại.
GIẢI
THÍCH VỀ CON SỐ 0
Nếu đứng
trên lĩnh vực nhân sinh quan thì con số 0 là quĩ tích của hệ số tỉ, là con số
dung chứa tất cả mọi con số. Nếu đứng trên lĩnh vực của vũ trụ quan thì con số
0 ấy là vô cùng của sự chứa nhóm tổng thể tinh hoa và không có biên giới, trong
đó có siêu sắc thể và sắc thể.
Siêu sắc
thể là biểu thị cho tính của dương và tượng sắc thể là biểu thị cho tính của
âm. Thì ngay con số 0 vô cùng ấy là bản vị giá trị hóa của âm và dương rồi, là
con số 0 của chung hữu và tuyệt hữu. Nếu đứng trên nhân sinh quan thì con số 0
là không bao giờ bị biến đổi, là đại diện cho số tỉ, có tính vô lượng vô cùng
trong con số 0 ấy. Còn đứng trên vũ trụ quan là con số 0 dung chứa giá trị tổng
tinh hoa, trong đó có cả Trung Tâm Vạn Năng và Oai Âm Dương Vạn Tỏa. Vì trong
qui trình tất yếu của vũ trụ quan cũng từ vô cùng sinh ra 1 và 1 sinh ra tất
cả.
Như vậy
hai lĩnh vực nhân sinh quan và vũ trụ quan thì con số 0 đều có tính chủ thể.
Chúng ta liền hiểu là không có ranh giới giữa đối thức của không và có, mà con
số 0 là on số của một hệ số dung trãi và chứa nhóm trong vô lượng số. Như vậy
số 0 là số của quĩ tích vô cực chứ không phải số 0 là không.
Còn đứng
trên lĩnh vực toán học, nếu lập trình về các căn cao thì cũng không có một
nguyên lý nào tách rời vô cực để thực hiện toán học. Như vậy chính con số 0 là
trùm lên giá trị của toán học, vì nếu mất con số 0 thì toán học cũng có nghĩa
là bị hủy diệt. Đứng trên nhân sinh quan con số 0 cũng là con số tất yếu, còn
đứng trên vũ trụ quan thì con số 0 vẫn là con số của vô cùng, vì đó là con số 0
của chung hữu.
Nếu chúng
ta đặt ra 0 là không có gì, mà không có gì của nhà Phật là không dính mắc về
những giá trị vạn pháp và mang tính vô ngã hóa để thực hiện giá trị vô cùng của
chân ngã, chứ không phải số 0 là không có gì. Thực tướng của vũ trụ không có
cái không, chỉ có cái có của tương đối và chúng ta đứng từ cái có tương đối đó
mà chúng ta phát triển đi đến tuyệt đối. Tức là cái có sinh diệt và cái có
không sinh diệt, chứ hoàn toàn không có cái không.
Chúng ta
cũng không nên chấp có, vì khi chấp có của sắc thể hữu tướng một cách tuyệt
đối, đến khi cái có bị biến đổi, thì chúng ta cũng chết theo cái có đó. Vậy,
minh triết của chúng ta là can thiệp vào chỗ không nên chấp không và
không nên chấp có. Mà trở về cái biết của trung tâm để biết rõ không và
có là hóa, thì chúng ta mới có lưỡng toàn. Tức là ta ở trung tâm giữa không và
có và ta là chủ thể giữa không và có, thì ta mới điều ngự được không và có; thì
không và có không tác động và làm cho ta mất không và có. Tức là chúng ta đạt
được toàn hữu và hóa siêu hữu, là chúng ta có toàn năng, toàn giác, toàn siêu,
tức trong vũ trụ có cái gì thì chúng ta cũng được cái toàn ấy.
Chúng ta
mất là vì lầm lẫn phân biệt mà mất, nếu chúng ta xa lìa sự lầm lẫn và phân biệt
thì chúng ta sẽ không mất thứ gì hết cả.
9/5 nhuần
kỷ sửu
HỆ
THỐNG LẬP THỂ CỦA CHUYỂN THAI
VÀ THÀNH LẬP THAI
Hệ thống
lập thể của chuyển thai và thành lập thai của 4 loài. Thật ra thành lập thai
chỉ có một hệ thống là kết tinh giữa tinh và huyết, hoặc âm và dương, mà khoa
học cho là y và x chẳng hạn. Đối với khoa học người ta chỉ nói về đơn vị hoá
học của hạ tầng, còn cửu kinh Công Luật học thì thành lập thai là một việc quá
vĩ đại, mà còn vượt trên cả vĩ đại và siêu đại để có hệ thống lập thai. Nó vô
cùng phức tạp mà khoa học vẫn chưa giải mã được những sự phức tạp về hệ thống
lập thai ấy.
Đối với
khoa học chỉ lấy từ gốc của tế bào nhân bản ra hoặc sao chép nhái lại, như sản
xuất ra người máy. Chứ hoàn toàn chưa có một sự sáng tạo và thiết lập có tính
nguyên thể. Vậy quyền năng ấy không thuộc về con người, mà thuộc về hệ thống
Thống hoá của chân tính hóa tinh hoa tổng thể. Và đặc thù của nó là không biến
đổi tính duy nhất và tinh hoa tổng thể của hệ thống lập thai. Như vậy, hệ thống
lập thai của nhiều đơn vị hóa và thành lập thai của nhiều loại thai trong bốn
loài. Như thai con gà là cái trứng, thì vỏ trứng là nồi thai, nhưng giá trị hấp
thụ trong tính chất hóa dù có đơn giản cở nào thì nguyên tắc giá trị hóa là
không thể đi ngược giòng hóa để hình thành ra con. Về bản chất của nó là không
thể thiếu đơn vị dương (thiếu cồ) nếu trứng ấy thiếu cồ thì trứng ấy sẽ trở
thành vô sinh. Và nó trở thành một đơn vị hóa học bất thành đối với giá trị hóa
thành lập con. Đó là phần hóa học lập thể. Còn phần lý tính thì hạt tâm và lý
tính có tính độc lập trong giá trị hóa đối với hệ thống lập thể. Thí dụ,
như khi ta mất thân ngũ ấm nhưng độc lập của giá trị hóa đối với thành lập là
ta có thân trung ấm, và trung ấm vẫn có tính độc lập trong giá trị hóa.
Thân trung ấm là nghiêng về âm, còn ngũ ấm là nghiêng về dương. Như vậy hai
thái cực âm và dương đều thuộc về thân, nhưng về giá trị hạt tâm ở trong
ngũ ấm và trung ấm đều có giá trị nhất định của tri thức và ánh sáng của sự
hiểu biết. Như vậy hiểu biết ở trong trung ấm và hiểu biết ở trong ngũ ấm là
hai giá trị bằng nhau. Nhưng cái không bằng nhau là thuộc về nghiệp dầy hoặc
mỏng, còn đối với hạt tâm lý tính là bằng nhau.
Về mặt
bằng của thân trung ấm là gì? Là giá trị nghiệp dĩ của chúng sinh chưa thành
tựu một quả nào cả. Thì nghiệp dĩ ấy tiếp tục chuyển động về sự tham trước của
hệ thống lập thể, rồi đi tìm kiếm hệ thống lập thể khi thấy lực âm dương của
giá trị hóa phát lên ánh sáng thì nó liền nhảy vô đó để chụp thai. Thời gian nó
chụp thai có thể khi thai được một tháng đến ba tháng, tùy theo mức độ chuyển động
hình thành giá trị tham trước của hệ thống trung ấm đối với lập thể ngũ ấm. Như
vậy trung ấm có liên quan với ngũ ấm; có liên quan là vì kích thích của sự sống
đối với hạt tâm lý tính và có thân trung ấm để chuyển động và hình thành thân
ngũ ấm, thì luôn luôn nó dòm ngó hệ thống lập thai của ông và bà, tạo thành đơn
vị hóa học lập thể. Và nhìn thấy đó là cơ xưởng tạo thân ngũ ấm. Ví dụ như ta
cần một chiếc xe để có phương tiện hóa, thì ta tìm cơ xưởng chế xuất để đặt
hàng trước. Hoặc ta tìm đủ mọi cách trong giá trị nghiệp dĩ tùy theo mức độ
nặng nhẹ, phúc và tội chuyển động để ta dành lấy phương tiện đó.
Khi ta có
thân trung ấm để giành lấy cái đó, mà cái đó bị mất đi thì gọi là biến động đột
xuất, vì những hệ thống lập thể ấy có liên quan; nên mọi ý tưởng chiếm giữ của
thân trung ấm khi đã bị mất cái đó thì lòng khát khao và đau khổ cũng rất lớn.
Ví dụ như ông A đến xưởng chọn và đặt hàng một chiếc xe, sau khi đã thỏa
thuận hợp đồng xong thì bổng nhiên ông chủ xưởng đã tự hủy hợp đồng và đem bán
chiếc xe ấy cho một người khác. Lúc bấy giờ ông A phẩn nộ bực tức la lối om sòm
lên và có thể đòi tùy theo đơn vị nợ và tùy theo giá trị hành dụng của đơn vị
nợ mà đòi. Nên mới có chuyện là con nhâu, con sát đi đòi. Tức là đòi đơn vị lập
thể của sự tìm nhận giá trị lập thể và lập thể bị mất đi thì thân trung ấm đang
ở trong điều kiện là mất phương tiện hóa để chuẩn bị cho một công cuộc tiến hóa
mới. Như vậy đơn vị thân trung ấm đã bị mất đi đơn vị lập thể của thân ngũ ấm.
Thường thì ở thân trung ấm là còn bị kẹt
nghiệp, và tùy theo mức độ của nghiệp mà chấp nhận mang thân trung ấm từ một
năm đến mười năm đến một trăm năm hoặc vài trăm năm, đó là do nghiệp trói buộc
không cho chúng ta tiếp tục đi lập thể để có những phương tiện của ánh sáng
dương quang và tiếp nhận giá trị thân ngũ ấm có tính nghiêng về dương để thực
hiện những công trình
tiến hóa nhanh hơn.
tiến hóa nhanh hơn.
Như vậy,
các đơn vị hệ thống lập thể của những mối nhân duyên có liên quan bị bẻ gãy bởi
hoàn cảnh khách quan hoặc chủ quan nào đó, mà ức chế thân trung ấm với các hệ
thống lập thể tạo ra sự xung đột và khát vọng. Tức là khát vọng của tôi đã bị
mất đi với những giá trị hóa nên sinh biến ra các vấn đề báo ứng.
Chúng ta
phải thấy rằng Hệ thống Thống hóa đã cho nó một máy móc cơ động. Một là sống cơ
động máy móc khách quan, hai là sống cơ động chủ thể chân tính.
Về cơ động
máy móc khách quan là có hai vấn đề. Thứ nhất là máy đã nổ không có người lái;
tức là hệ thống nôi thai được sống ở trong tổng thể của giá trị hóa mà người mẹ
đã cho. Đó là toàn bộ sự truyền thụ về tinh hoa qua nhâu và bắt đầu nuôi con từ
rúng, thì đó là bộ máy chưa có người lái. Thứ hai là máy vẫn nổ và có người
lái. Có nghĩa là khi thân ngũ ấm đã được hoàn chỉnh và ra khỏi nôi thai thì hạt
tâm lý tính bắt đầu thể nhập và phát triển theo thời gian của sự chuyển động và
hình thành nghiệp hóa để rồi nó trở thành nhân bản đại thể.
Đây là một
hệ thống hóa mang tính khoa học,được thiết lập và hình thành hệ thống, từ hạt
tâm lý tính đã có và tiếp tục hệ thống lập thể được có và cứ như thế mà có để
tiến hóa. Như vậy quyền được tiến hóa là quyền cao nhất của hệ thống lập thể và
hình thành giá trị hóa trong tổng thể hạt tâm lý tính đối với hệ thống lập thể
ấy.
Phần trên
là mặt bằng của duy ngã đại thể chưa thành tựu bốn quả thánh. Khi thành tựu bốn
quả thánh là quyền phúc âm thăng hoa của giá trị hóa, và là đơn vị thành tựu
tinh hoa hóa đã kết tinh kim cương chân tâm của giai đoạn một, giai đoạn hai,
giai đoạn ba và giai đoạn bốn. Như vậy nếu quyền thành lập của đơn vị hóa đã
kết tinh được ánh sáng chân tính cao nhất thì quyền năng của giá trị hóa cũng
cao nhất. Và được quyền sử dụng quyền năng ấy mà thiết lập hệ thống lập thể tùy
theo mức độ của giá trị giai cấp để thực hiện công trình thị hiện. Thí dụ: như
Đức Bổn Sư Thích Ca Mâu Ni. Ngài từ những ngôi sao Kinh Điển dùng ánh sáng
chiếu khắp cả thế giới để tìm ra vị trí đơn vị hóa. Đó là Ngài đã tìm ra ông
Tịnh Phạn và bà Ma Da, khi đó Ngài dùng sức mạnh ánh sáng để bảo hộ thai và báo
ứng về điềm hóa của lập thể. Ta là Bạch Tượng và đến chiêm nghiệm giá trị hóa
trong tính ánh sáng ấy. Và liền khi hệ thống lập thể được hình thành thì ánh
sáng được chói chan và bảo hộ đến khi thân ngũ ấm ra khỏi nôi thai là Ngài
phóng ánh sáng nhập hóa vào thân ngũ ấm đó.
Khi thân
ngũ ấm còn trong nôi thai thì Ngài có quyền tự trị bảo vệ thai nhi, và thai nhi
của phương tiện hóa thị hiện, mà trong 4 quả thánh đều có quyền hạn được bảo vệ
thai nhi của người mẹ và người cha đã thiết lập. Vì các Ngài không còn vô minh
nữa và nghiệp dĩ cũng không có quyền kéo Ngài đi vào nhập thai của chu trình
kín, mà Ngài chỉ bảo vệ hệ thống máy móc mà thôi.
Về bảo vệ
hệ thống máy móc, thứ nhất là do tính khách quan của giá trị hóa đối với nôi
thai mà người mẹ đã có những cơ cấu hệ thống để bảo vệ, thì bây giờ các vị mới
dùng ánh sáng để bảo vệ mang tính tha lực. Có nghĩa là không cho các đơn vị
khác chiếm giữ và thành lập những điều khác biệt đối với hệ thống nôi thai và
bảo vệ đến khi thai ra đời thì hoàn toàn đó là phương tiện của Ngài.
Trong đời
sống thì đức Như Lai đau xót thay cho những thân trung ấm chưa đủ âm đức và sức
mạnh để giành lấy những hệ thống lập thể tốt nhất, mà thường là sự tranh chấp
của hệ thống lập thể và xảy ra các biến động thuộc về báo ứng. Còn đối với
những sự khoan nhượng về hệ thống lập thể thì chỉ có những người đủ âm đức. Như
nhân duyên vị ấy không được làm con của cha mẹ này, thì lại tìm nhân duyên làm
con của cha mẹ khác. Bởi vì tràn đầy những âm phúc và có những mối nhân duyên
quan hệ từ nhiều đời, nhiều kiếp thì các Ngài cũng tìm ra một mối nhân duyên để
thiết lập.
Ông Chơn Kiên Trung Hạnh xin hỏi: Thưa
cha, nhân gian người ta thường nói: sống có nhà, thác có mồ. thì tại sao thân
trung ấm lại cố giữ cái mồ ấy?
Điều đó
hoàn toàn không có tính đại thể, mà đó là thuộc về cá thể, thuộc về nghiệp dĩ
của sự cố chấp mồ kia là nhà. Đối với những nhân tố cố chấp mồ là nhà thì nó sẽ
ở đó, còn ai không cố chấp thì sẽ không ở đó. Điều đó hoàn toàn không thuộc về
định luật của sự hình thành mồ và tất cả phải ở mồ. Điều đó tuyệt đối không có.
Nếu có là có thế này: khi thân trung ấm cố chấp thân thể một cách quá đáng thì
cứ mãi lầng quầng ở trong cái mồ đó.
Đức Như
Lai nói: Hỡi nghiệp dĩ của lòng tham muốn và cố chấp của các thân trung ấm khi
đã mất thân ngũ ấm, chúng nó cố chấp thứ gì thì nó đòi thứ đó. Điều đó hoàn
toàn không phải là thực tướng mà thuộc về cố chấp của ý thức. Khi sống cố chấp
thì chết vẫn còn nguyên cố chấp ấy chứ thật ra nó không phải là chân lý của
thực thể chân tướng.
Như vậy,
chính chúng nó chưa giải thoát được những điều ràng buộc của ý thức nghiệp, nên
nó bị biến động theo ý thức nghiệp của những sự cố chấp ấy. Vì chúng nó tham
trước về hình thức và các sắc tướng ấy, nên chúng nó lập các hình thức sắc
tướng ấy để thỏa mãn cho sự tham trước ấy.
10/ 6 Canh
dần
TẬP CHÚ CỬU KINH MINH TRIẾT TRONG ÁNG SÁNG TRI THỨC
Khi ngủ ta
hoàn toàn thả lỏng để các cơ được nghỉ ngơi, nhằm ổn định về các cơ năng. Tập
chú là lẽ sống của tri thức, như vậy tập chú là hình thành khi thức dậy; nhưng
tùy theo mức độ của ý chí mà tập chú Cửu kinh minh triết trong ý thức và chân
hành lao động.
Công việc
chuyên môn ta làm hàng ngày như chẻ đá, xây nhà v.v… là thuộc về quán tính. Còn
tập chú không thuộc về quán tính, mà là phát dậy một sức mạnh của ý chí và phát
huy về tri thức ánh sáng.
Ví dụ như
Ông Thuấn ngày xưa đi cày, tay cầm chui cày điều động trâu không đi lệch đường
cày. Nhưng bên trong tư tưởng là thực hiện những công trình kinh bang trong tập
chú của giá trị tri thức.
Công phu
không phải chỉ ở nơi tứ thời: Tí, ngọ, mẹo, dậu. Mà công phu ngay trong sức
mạnh tập chú của chân hành và các sở tác ý thức, để làm cho ánh sáng tri thức
được phát dậy.
Nếu chúng
ta học Cửu kinh minh triết mà ngày đó không tập chú, thì cũng giống như ta ăn
cơm làm rơi vãi quá nhiều mà không lượm lại; thì giá trị tập chú đối với tri
thức ánh sáng và giá trị chuyên môn hóa Cửu kinh minh triết bị tổn thất rất lớn
trong đời sống của chúng ta.
Nếu chúng
ta không tập chú Cửu kinh minh triết và lãng phí thời gian quá nhiều đối với
giá trị hóa, thì tri thức vẫn như lúc ta ngủ. Khi ngủ giấc mơ có tốt hoặc không
tốt thì cứ để nó tự nhiên; nhưng khi thức dậy thì chủ tính của giá trị hóa với
sự tập chú Cửu kinh minh triết và sức mạnh của trí huệ chúng ta đừng để mất đi
trong thời gian không gian đó.
Đối với
Cha thì nội lực và sức mạnh của tập chú ở trong phi phàm của vô lượng quang và
tất cả những A do tuần đều chuyển động trong ánh sáng và lực từ trường luôn
khép kín mà không bao giờ thả lỏng; nên Cha mới thuyết được Cửu kinh và thuyết
không biên giới trong giá trị vô lượng quang với biện tài vô ngại. Không ngại
bất cứ một ngôn ngữ và lý tính nào hết, mà có thể thuyết mãi đến 3 ngàn kiếp
cũng không bao giờ hết nguồn.
Vì sao mà
ta có được như vậy? Vì từ những ngày đầu tiên, Ta đã tập chú và dần đi đến đỉnh
cao của thần lực. Nhờ sức mạnh của tập chú mà tất cả những pháp của Như lai đều
tập hợp về Ta. Những ngôn ngữ bí quyết của thần chú Ta đã tụng mất nhiều ngàn
kiếp và không bao giờ để bị rơi vãi giá trị tập chú ấy, nên Ta có đủ số hàm và
sức mạnh hội tụ, đủ về định chiếu của hội tụ và Ta mới phát ra được hệ thống
Cửu kinh minh triết.
Định nghĩa
về tập chú: là tập hợp tất cả những ánh sáng và sức mạnh của hệ thống Cửu kinh
minh triết về trong nội lực, là không cho tiêu tán về giá trị tập chú và sức
mạnh định chiếu trong nội lực sẽ có một sự qui động lớn nhất trong chân hành để
phát ra trí huệ.
Ý nghĩa
của tập chú: là không cần đến trước đền lễ để trì niệm kinh chú, cũng không cần
tìm một nơi nào nhất định, mà tập chú là nơi nào có tâm thì nơi đó có tập chú;
nơi nào có ý chí, có tư tưởng là nơi đó có tập chú. Như vậy tập chú là một
nguồn năng lượng của tâm pháp; mà tập hợp tất cả những nguồn năng lượng ấy về
một gốc và không buông thả nó thì sự tập chú ấy có một sức mạnh để phát ra ánh
sáng. Thế thì tập chú trong mọi hoành tác, tập chú trong mọi sở hành, tập chú
trong những công trình và hệ qui chiếu, tập chú trong ý niệm tư tưởng chúng
ta..
Nghĩa của
tập chú là sức tập hợp giá trị tinh hoa trong hệ thống Cửu kinh minh triết, để
làm cho Cửu kinh minh triết được sống mãi trong tri thức của mình và không cho
bị tiêu tán giá trị ánh sáng đó, thì chúng ta sẽ có một trí huệ rất vĩ đại.
Tức là tập
chú phần lý, phần tính thuộc giá trị tri thức ánh sáng. Tập chú phần tổng tinh
hoa và nội tại của giá trị sức mạnh tổng tinh hoa, là không để ý thức chi phối
những điều vô lý, là luôn sống và làm việc trong Cửu kinh minh triết và thành
quả trong Cửu kinh minh triết.
Chúng ta
đã có tư tưởng và có ý niệm Cửu kinh minh triết, có nghĩa lý Cửu kinh minh
triết, có bài vở Cửu kinh minh triết, thì chúng ta đã có nền tảng để tập chú
vào sự nghiệp Cửu kinh minh triết.
Tập chú
Cửu kinh minh triết là trở về sống lẽ thực của chính mình đối với mình cùng vũ
trụ và mình cùng vạn pháp. Là trở về thực tướng của giá trị sự sống và sự sống
ấy có giá trị trong thời gian và không gian, và có thể có giá trị vô cùng. Là
không cho biến đổi sự thực của cuộc sống, để chúng ta có được con đường cứu
cánh cao hơn.
Nên đức
Phật nói rằng : Nếu trong không gian và thời gian của sự sống mà ngươi không
quay về thực tướng để sống thì ngươi sẽ sống ở cái không thực tướng. Như vậy
tập chú là nhằm mục đích trở về thực tướng và không cho các pháp biến đổi trong
giá trị trục. Tức là tập hợp, tập trung, tập kết và chú tâm vào sức mạnh của
Cửu kinh minh triết, là không để thời gian trống của giá trị thực tướng đối với
sự sống. Nhờ tập chú đó mà chúng ta thăng hoa trong thánh tâm và đồng thời có
được thực tướng trong đời sống của chúng ta, cho đến khi chúng ta xã thọ bỏ
thân lập ngũ ấm, trả lại những thứ hữu cơ của giá trị hóa, để có được một siêu
thể tròn đủ hạnh phúc và không còn bị biến đổi siêu thể đó. Thì đó gọi là Tập
chú Cửu kinh minh triết và thực hiện công trình trung tâm.
Chúng ta
phải biết rằng thời gian rất quý báu, nó qua đi rất nhanh mà không trở lại
được. Thời gian ấy là nhằm cho ta hóa. Hóa tâm, hóa pháp linh quang và hóa
những công trình phúc lợi thì giá trị hóa thân và thị hiện, hoặc là giá trị báo
thân và ứng thân của chúng ta không bị một mai trong thời gian và không gian
đó.
0 nhận xét:
Đăng nhận xét
Ví bạn hãy dùng ngôn ngữ lịch sự, tôn trọng lẫn nhau, mỗi người có cấp độ trình độ riêng nên không nên phán xét nếu không thông hiểu. Xin cảm ơn!