Thứ Hai, 13 tháng 5, 2013

cửu kinh minh triết 56


BẢN NGÃ
Trong Tam tạng kinh Đức Như Lai đã nói sâu sắc về chúng sinh tướng, nhân tướng, thọ giả tướng và ngã tướng. Bốn tướng đó nó tập hợp lại thành sức mạnh của bản ngã. Ở đây Như Lai hoàn toàn phủ nhận về vấn đề kim cương, vì kim cương không bao giờ kết tinh ở chỗ này. Do chúng ta nặng về nhân tướng, chúng sinh tướng, thọ giả tướng, ngã tướng, nên đã trãi qua hàng triệu năm mà chưa có kết tinh. Một khi ta nặng về 4 tướng ấy thì từ con người có thể sẽ giảm xuống đến A tu la và không bao giờ kết tinh. Vì thế nên Như Lai nói: mọi biến cố của ý thức từ bản ngã mà ra.
Thế thì chúng ta đốn phá và triệt tiêu bản ngã như thế nào? Ở trong Pháp Bảo Đàn Kinh nói: Bản ngã là thứ lầm lẫn, bản ngã là mặt trái không có chân tướng của sự thật.
Ta nói duy ngã đại thể, thì bản ngã là mối chốt của nó. Nhưng duy ngã phải tiếp tục hóa chân ngã. Nếu duy ngã đó mà kẹt ở bản ngã thì trở thành không có gì hết, là con số không. Bởi vì nó luôn biến đổi, có thể từ duy ngã đại thể đến tam đồ lục đạo. Cho nên mọi biến cố của ý thức phát sinh từ bản ngã. Ví dụ như: thọ giả tướng, chúng sinh tướng, nhân tướng thì 3 cái đó nó tập hợp cho ngã tướng. Vì vậy mà ngã tướng đức Phật xếp nó đứng thứ 4.

Những người ở trong địa vị của thiền sư, thì tính bản ngã có nhưng rất thấp, vì các vị ấy không còn kẹt trong chúng sinh tướng, nhân tướng và thọ giả tướng thì ngã tướng nhẹ đi, hoặc bản ngã nhẹ bớt đi về ngã tướng ấy. Một khi làm nhẹ bớt bản ngã và ngã tướng thì tự nhiên tất cả những ý thức được ổn định. Nên chúng ta phải thấy rằng: mọi biến cố của ý thức từ bản ngã mà ra. Như vậy, biến cố ý thức của chúng ta có liên quan đến đời sống chung quanh thuộc về nhân tướng, chúng sinh tướng, thọ giả tướng. Và những thứ đó nó hằng theo chúng ta và kết thành chuỗi với nhau. Thường thì con người hay chấp ta là lớn, là biết hơn người khác, cứ như thế mà chấp và cuối cùng đổ ra nhiều biến cố. Cho nên mọi biến cố ý thức có liên quan đến người khác, cũng từ phát sinh bản ngã mà ra.
Mặt bằng của chúng ta là duy ngã đại thể, nhưng nếu còn nguyên bản ngã mà chưa hóa, chưa kết tinh thì chừng nào mới được giải thoát. Muốn giải thoát là phải xa lìa tất cả mọi bảo thủ và thủ hữu vô lý, cùng những cái thuộc về ý thức phân biệt vô lý. Vậy, muốn được nhẹ nhàng về tâm thức thì điều quan trọng nhất là phải được thuần nhất tâm pháp. Và xa lánh tất cả các pháp bất tương ưng. Nếu trong đời sống mà lời nói và hành vi còn bất tương ưng, thì tiếp tục sẽ còn nhiều xáo trộn trong đời sống của ý thức ấy, và sự tu học còn tiếp tục bị che chắn. Cũng vì bản ngã đó mà không thỏa mãn được những gì cho mình, mà chỉ dâng tràn lên các nghiệp lực và các dòng nghiệp ấy càng đổ ra khủng khiếp. Thỏa mãn bản ngã đồng nghĩa với mang đầy các nghiệp lực nặng nề nhất. Cho nên không ai dám thỏa mãn bản ngã. Chúng ta thỏa mãn những cái thuộc về sạch tất cả các lậu hoặc, là ổn định bản ngã hóa chân ngã để thành tựu chính vị. Trong hệ thống chính vị thì không ai có thể nói bản ngã là chính vị. Bản ngã có thể nói là nguồn gốc tập hợp tất cả các pháp bất tương ưng.
Khi duy ngã đã hóa chân ngã thì mọi cái đều trở về tròn, không còn mắc dính một thứ gì, nó tự tại vô ngại và đời sống mang tính chất ổn định, dung trãi chứa nhóm một sức mạnh rất vĩ đại trong đời sống chân ngã đó. Còn bản ngã luôn luôn có những đời sống mâu thuẫn; cái kia, cái nọ bị rào đón bao vây trong sự mâu thuẫn đó.
Bây giờ chúng ta sẽ nghị luận về câu: Mọi biến cố ý thức từ bản ngã mà ra. Nếu căn cứ trên 4 tướng, thì ngã tướng là nặng nhất, bản ngã là nặng nhất.
Ngài bảo ông Chơn Quốc Chính Thống trình bày.
Ông Chơn Quốc Chính Thống: thưa Cha, Phương ngôn của minh triết Phật giáo, con người đã đúc kết thành câu: Đạo Phật là đạo trí tuệ, nhằm mục đích phá trừ các lầm lẫn. Sự lầm lẫn đây có 2 mặt: Là pháp chấp và ngã chấp. Vì khi lên duy ngã đại thể thì con người rơi vào 2 cái chấp đó. Còn tự thân của các pháp vốn là tính công bản tự tính rất tròn đủ, rất viên dung chứ không có pháp và ngã trong đó. Đó là tính nguyên lý và chuyển động của công bản tự tính, của hệ thống Cửu Kinh Minh Triết, cho nên mới có vạn pháp.
Như vậy, trong tự tính của vạn pháp luôn luôn có tính chân ngã, đó là tính khách quan triệt để không bao giờ sai lệch. Còn duy ngã nhân bản khi có ý thức thì bắt đầu hình thành ra 2 cái chấp: pháp chấp và ngã chấp. Đó là 2 rào cản muôn đời mà không đưa chúng ta trở về với chân tính chân ngã. Hằng ngày chúng ta hình thành cái bản ngã của lầm lẫn, không phải cái bản ngã của tự tính công bản. Cho nên hành giả muốn đi trở về với chân ngã thì phải soi chiếu lại chính bản thân mình. Và chúng ta phải thấy pháp chấp và ngã chấp là do lầm lẫn. Cái lầm lẫn này nhân ở bản ngã mà hình thành ra. Nên kinh triết có nói rằng: “Một niệm sanh tâm khởi, bách vạn chướng môn khai”. Bản ngã sinh ra không thỏa mãn được, sinh ra tham sân si- tam độc và sinh ra muôn trùng chướng ngại, không cho ta trở về tính chân ngã. Do đó hành giả muốn trở về chân ngã không gì khác hơn là quay về với chính mình, loại trừ đi pháp chấp và ngã chấp, thì tất nhiên chúng ta trở về với chân tính. Thì trước mắt chúng ta mọi sự đều được sáng tỏ. Thường thì chúng ta chỉ thấy được cái bóng ở chỗ tướng, cái bóng ở vạn pháp đang trong qui trình chuyển hóa, nên chúng ta bị ngăn che tính tri kiến của Như Lai. Vậy chúng ta nên quay trở về chân tâm để loại trừ tất cả những hoặc lậu, thì lúc bấy giờ chúng ta mới có vô ngã.
Ngài dạy: Như Lai nói vô ngã là niết bàn, bản ngã là địa ngục. Như vậy, Càng nghiêm trọng về bản ngã thì địa ngục trước sau gì nó cũng sẽ hình thành trong bản ngã đó. Vì vậy mọi sự khổ đau được hình thành từ bản ngã.
Chúng ta xác định trong hệ thống kinh tạng thì Như Lai nói về chữ ngã rất nhiều. Như duy ngã, bản ngã, chân ngã, đại ngã… Chữ ngã ở đây nó gắn kết rất nhiều cụm từ khác nhau, ý nghĩa khác nhau. Như vậy, từ bản ngã chuyển qua chân ngã là phải trãi qua hệ thống ly tâm, do quá trình công phu kết tinh mà thành. Như vậy, loại trừ được bản ngã mới có chân ngã, mà chân ngã cũng có nghĩa là vô ngã. Và chân ngã là giá trị của niết bàn, còn bản ngã mà nghiêm trọng là nền tảng của địa ngục.
Nếu một ông vua có bản ngã càng lớn sẽ làm hại đến dân càng lớn. Vì bản ngã có thể đi ngược lại tất cả các dòng pháp tốt. Chính ông vua có bản ngã nên toàn dân phải chịu khổ đau, quân thần phải xa biệt và dẫn đến sụp đổ cả ngai vàng. Cho nên nói bản ngã là tiền thân của địa ngục cũng được.
Nhưng bản ngã cũng chính là nền để hóa, cho những ai biết chuyên luyện về chân ngã, vô ngã, thì nhứt định từ bản ngã ấy mà sinh ra thiên đàng và sinh ra giải thoát.
Như vậy, bản ngã là móc nối: một là chúng ta trở về; hai là chúng ta bị sụp đổ theo dòng nghiệp đã gây ra. Điều này đa số là biết mà không làm được. Nên Như Lai nói rằng: “Mọi ý thức biến động từ bản ngã mà ra”. Cho nên từ bản ngã sinh ra tham sân si, sinh ra tật đố, sinh ra lục dục thất tình, từ bản ngã sinh ra sự phân biệt- đối đãi- kiến chấp, và cũng từ bản ngã sinh ra tất cả mọi thứ trái ngược với chính pháp. Thế nên mọi ý thức biến động ở mình và người khác nói chung, đều ở trong phạm trù ý thức biến động, hể ai có ý thức là có biến động từ bản ngã mà ra.
Chúng ta nói về kinh điển có nghĩa là, tất cả nhân loại trên thế gian đều có ý thức, nhưng ý thức ấy từ bản ngã. Bản ngã càng lớn thì ý thức biến động càng to, bản ngã càng nhỏ thì ý thức biến động càng nhỏ. Như vậy, mọi ý thức biến động cũng từ bản ngã mà ra, hoàn toàn đúng.
Ngài bảo ông Chơn Minh Ứng Hội trình bày
Ông Chơn Minh Ứng Hội: thưa Cha, mọi sự biến động của ý thức do bản ngã sinh ra, vì bản ngã con người chấp tất cả chung quanh mình, bản thân của mình đều là của ta. Vì thế ta sinh ra bảo thủ, ái nhiễm. Đó là nguyên nhân tạo ra hoặc lậu, nghiệp lực cũng đều từ bản ngã sinh ra. Vì vậy khi ta chấp ngã thì ta không thể nào hóa được chân ngã, tạo ra nghiệp lực ràng buộc tâm thức chúng ta, làm tổn hại cho mọi người xung quanh, làm tâm thức chúng ta càng ngày càng biến thức và rơi vào tội lỗi, có thể hóa vào tam đồ chịu mọi sự khổ đau, đày đọa, nặng hoặc nhẹ đều từ bản ngã nhiều hay ít. Vậy chúng ta phải quay về với chân ngã bằng cách phải có tình thương rộng rãi, bao dung. Nói chung trong Tứ Vô Lượng Tâm là phương án để chúng ta diệt đi bản ngã, trong sự lầm lẫn đó trở về chân ngã để được ân phước, phước báu đi đến giải thoát. Vì vậy, khi duy ngã mà lầm lẫn, có thể đi xuống tà ngã phải chịu khổ đau, còn khi chúng ta giác ngộ biến bản ngã thành chân ngã thì được giải thoát.
Ngài dạy: Ở trong đời sống Như Lai, Ngài đưa ra pháp hóa trị rất cụ thể, không phải diệt bản ngã một cách dễ dàng mà được. Diệt bản ngã thì phải biết tháo gỡ từng mối. Như mối từ thân là luôn luôn chấp thân này là của ta. Thì phải quán thân này là thân mượn, thân bất tịnh, hoàn toàn cửu khiếu bất tịnh, lục căn bất tịnh, thân thể chúng ta rất dơ bẩn. Nếu như thân chết đi trong 3 ngày thì hôi thúi cực kỳ, chôn gấp không thể để được. Như vậy thân này là mượn, là cái bóng của hạt tâm lý tính, nên nó không thiệt. Vì vậy Như Lai bèn dạy cho môn sinh niệm thân bất tịnh, và hãy biết thân bất tịnh ấy không phải là thân vàng, thân ngọc, không phải là bất biến thể trường lưu mãi mãi. Còn tâm là tư tưởng và ý niệm cũng rất vô thường; vô thường đến nỗi mới nói cái này quay ra nói cái khác, có lúc nói thuận, có lúc nói ngược. Vì Tâm vô thường nên hành vi cũng vô thường.
Như vậy, chúng ta phải xác định tâm rất vô thường, thì chúng ta mới lần lần quay về chỗ thường trụ. Nếu chúng ta không xác định tâm vô thường, thì khó có thể tìm con đường về với thường trụ được. Nếu không xác định tâm là vô thường, thì chúng ta sẽ sống trong vô thường, niệm nghĩ trong vô thường và không bao giờ trở về chân thường được.
Quan niệm của người tham lam luôn niệm thọ là sướng, thì mọi sự tham lam ấy lại chất chồng thêm tội lỗi. Nên đức Như Lai nói: niệm thọ là khổ, càng thọ nhiều, càng khổ nhiều. Ở đây Như Lai chỉ cần một sự qui túc, qui túc có nghĩa là đủ, mà Ngài không cho dư; vì dư cũng tạo ra khổ, mà thiếu cũng tạo ra khổ. Cho nên Ngài nói: qui túc các pháp; tức tròn đủ các pháp là đủ, không bị tư tưởng mơ hồ dư hoặc thiếu.
Như Lai nói: thọ là khổ. Đúng như vậy! Có nghĩa chúng ta thọ những điều chân chính ít khổ hơn thọ những điều không chân chính. Như Lai nói các ngươi cứ thọ những điều chân chính, thì mức độ khổ sẽ giảm, còn thọ những điều không chân chính thì khổ gia tăng. Ngay cả việc ăn chơi trác tán thì cũng sinh ra sự đau khổ. Ví như người nghiện nhậu sinh ra khổ đau, cứ quay theo vòng tua, hết tua này quay theo tua khác, không bao giờ sinh ra hạnh phúc. Cho nên Như Lai đưa ra phương pháp niệm: Niệm thân bất tịnh, niệm tâm vô thường, niệm thọ thì khổ và niệm các pháp đều không phải của ta, các pháp đều hư biến, trôi dạt. Nó luôn luôn không ổn định. Như vậy, niệm pháp vô ngã để dứt trừ bản ngã, đó là một sự hóa trị có tính khoa học.
Như Lai đưa ra Niệm pháp vô ngã để dứt trừ dần mọi ý thức biến động. Vì mọi ý thức biến động phát sinh từ bản ngã. Vậy khi chúng ta ổn định được bản ngã, thì mọi sự khổ đau cũng từ từ giảm xuống. Con người sống mà không bản ngã thì được an vui hạnh phúc và làm việc lúc nào cũng thoải mái. Còn phát sinh bản ngã càng nhiều thì mức độ dồn nén khổ đau càng lớn và sinh biến nhiều ý thức mưu đồ bất tương ưng càng lớn và khiến con người đi đến trầm luân.
Ngài bảo ông Chơn Đạt Pháp Trí trình bày
Ông Chơn Đạt Pháp Trí: Thưa Cha, mọi biến cố lầm lẫn cũng từ bản ngã mà ra, đó là hoàn toàn chính xác. Trong 4 tướng đó nếu chúng ta bị lầm lẫn càng nhiều, thì chúng ta bị đau khổ càng nhiều như lời Cha dạy. Cũng như chúng ta tưởng rằng: thọ là tốt, nên khi người khác có được mà ta không được thì sinh ra phiền muộn đau khổ. Chính ta lầm lẫn nhân tướng, chúng sinh tướng, thọ giả tướng và ngã tướng nên mới chịu nhiều đau khổ đó.
Ngài dạy, 3 thừa tạng của Như Lai làm nền tảng cho các cấp độ chuyên tu, thì 3 thừa tạng này là thang hóa, cực kỳ vĩ đại. Ngài đã chia ra nhiều phương thang rất cơ bản, Thí dụ: phương thuốc Thất Bồ Đề Chi, Tứ Diệu Đế, Thập Nhị Nhân Duyên, Tứ Niệm Xứ và Tứ Vô Lượng Tâm.v.v… Những phương thang này nếu ai chịu uống thì nhất định sẽ lành bệnh tâm, bệnh thân. Bệnh tâm nó thuộc về bên trong rất đáng sợ, vì bệnh là nó thay đổi hạt tâm. Đối với những cái bên ngoài không có gì phải giữ nó, mà phải giữ gìn hạt tâm bên trong. Nếu hạt tâm chúng ta đang đi vào sự biến cố thì rõ ràng chúng ta sẽ bị mất gốc. Vì vậy đức Như Lai không sợ mọi sự biến cố bên ngoài, mà lại sợ sự biến cố bên trong.
Như vậy, mọi ý thức biến động cũng từ bản ngã mà ra. Nên Như Lai mới bảo chúng ta trở về ổn định, muốn ổn định thì chúng ta phải hóa trị bản ngã. Một khi hóa trị được bản ngã thì không mất mà lại hóa ra chân ngã, tức là thành tựu chân ngã. Trong chân ngã là đã kết tinh tinh hoa, hiện thị chân tâm, phát sinh vô lượng huệ, thì ánh sáng phát sinh từ chỗ này. Cho nên khi trở về chân ngã là thể hiện trí huệ bát nhã, trí huệ cao minh, trí huệ vượt trên mọi trí huệ bình thường trong đời sống của thế giới này.
Nếu chúng ta cứ học Cửu Kinh Minh Triết kết tinh công bản, hay công bản là hiện thân của thiên vạn hóa kinh bang, là những kinh lớn rất vĩ đại. Nhưng nếu bản ngã kia mà chúng ta không làm xong, thì dù có học kinh này cũng chỉ là để nghe thôi, mà không bao giờ làm được. Bởi vì khi chúng ta thăng cấp công bản lên ở cấp 3, cấp siêu học là công bản kết tinh từ cửu kinh. Và khi kết tinh từ cửu kinh rồi thì hiện thân của công bản là thiên vạn hóa kinh bang. Mà con đường thiên vạn hóa kinh bang là con đường trở về trục của trung tâm thì mới có thiên vạn hóa. Còn nếu ở biên bìa, ở độ lệch, ở chỗ không phải là trung tâm thì sẽ không hóa được. Bây giờ chúng ta xác định công bản không còn đứng riêng trên một hệ thống nữa, mà chính công bản được hóa thân từ cửu kinh mà ra. Ta có thể nói công bản kết tinh từ Cửu Kinh Minh Triết và công bản là hiện thân của thiên vạn hóa kinh bang.
Chúng ta học Công bản mà lại đem bản ngã ra làm có được không? Người đem bản ngã ra làm công bản, cũng giống như đem cái không công bằng để làm sự công bằng. Vì bản ngã là nó lấy về cho nó trước, toan tính cho nó trước thì làm sao có công bằng. Cho nên đem chân ngã làm công bản thì được, đem bản ngã là công bản thì không được.
Nếu đem bản ngã làm tư bản, làm cộng sản là được. Vì nó là biên độ hữu thủ trong giá trị hóa của các pháp và nó hoàn toàn chưa về trung tâm. Nó làm được nhưng biến giải về phân biến của xã hội rất lớn. Người mà làm công bản được, tức tập trung chân đức sức mạnh của giá trị tâm đức. Tập trung giá trị tâm đức tức trở về với chân ngã. Đây là một vấn đề khó. Cho nên nói cấp cao của minh triết. Cấp cao của sự nghiệp Công Luật, cấp cao của duy ngã đại thể, cấp cao của sự hóa thân trong chính vị, thì cái này hoàn toàn khó. Nhưng không lý chúng ta lại chấp nhận đi trên con đường phân hóa. Chúng ta là duy ngã đại thể mà chấp nhận đi con đường phân hóa, thì đồng nghĩa là không có chân lý. Như vậy, chúng ta phải tìm ra được một con đường đi vào sự nghiệp bảo trì. Thì đó là công bản, là sự nghiệp bảo trì đúng nhất. Vì nó không đi lệch, đi đúng trên cán cân của trung tâm, nên nó được bảo trì. Cũng như hôm nay nền khoa học đỏ hoàn toàn không có bảo trì gì hết, mà chẳng qua nó phát triển trên quy luật của thành trụ hoại không bất ổn định, tức một lúc nào đó thì nó hoại và trở lại thành không. Còn công bản vẫn chịu luật thành trụ hoại không nhưng được ổn định. Hai lẽ sống ấy khác nhau. Ví dụ một người sống theo con đường tu học cũng chịu luật sinh tử, nhưng sinh- tử- bệnh- lão ổn định. Còn người không tu học thì sinh- tử- bệnh- lão biến động, hai lẽ ấy khác nhau. Người tu học có hạt tâm lý tính ổn định cái sinh tử đó, có trí huệ để ổn định sinh tử đó. Còn người không tu học hoàn toàn vô minh không biết gì hết, thì sinh tử trở thành hoảng hốt và khủng bố bởi nghiệp thức đã gây ra.
NGŨ ĐỘN SỬ
Ngũ độn sử gồm có: Tham sân si mạn nghi, nó luôn sử 3 nghiệp: Thân khẩu ý; vì tham sân si mạn nghi nó liên quan đến thân khẩu ý; nó khiến ta nghĩ sai, nói sai và làm sai, từ đó nó dẫn ta xuống địa ngục.
1- Tham: Con người chúng ta luôn luôn có cái biết thì chúng ta phải biết tham, một là tham lam những điều xấu; hai là tham muốn những điều tốt, chứ không thể nào mất cái tham được. Như đức Phật thì Ngài tham độ sinh, tham hóa đạo, tham hóa thân để cứu độ chúng sinh và đem ánh sáng cho nhân loại. Tức Ngài tham thượng là tham muốn sự cao cả, tham cái tối siêu. Như vậy, đối với người Công Luật là quay sự tham muốn thấp hèn qua sự tham muốn cao cả, để tạo thành lực đẩy cho tâm thức chúng ta đi lên.
Tham thượng là bòn xén công đức, đức Phật dạy bòn xén công đức hơn là bòn xén tiền bạc. Bòn xén tiền bạc đức Phật gọi là tham hạ, mà bòn xén công đức đức Phật gọi là tham thượng. Hai cái tham này khác nhau, vì tham hạ thì bị phân hóa, mà tham thượng thì được hội tụ. Cho nên tham thượng thì được trở về, mà tham hạ tức là quay lưng ra đi. Như vậy, ta hóa thân trong sự nghiệp công đức là chính ta đã tham thượng. Vì tham thượng nên ta mới ráng sức đi cứu độ chúng sinh, đi bố thí, làm những việc từ bi, nhân ái và tất cả những điều phước thiện; thì đó là con đường mà chúng ta tiến hóa.
Còn nếu bảo rằng diệt tham thì không thể diệt được; vì nếu diệt đi lòng tham tức là phải diệt mất cái biết. Cái biết không thể diệt được, mà chỉ có tham muốn cao cả và tham muốn thấp hèn mà thôi.
2- Sân: Chúng ta vẫn có quyền nóng vì một sự nghiệp chính pháp, cái nóng đó không vì cho ta mà vì cho người, vì lòng thương yêu. Đức Phật nói rằng: Muốn thay đổi được phiền não, thì từ kiến tư phiền não ta chuyển hóa qua trần sa phiền não.
Thế nào là kiến tư phiền não? Không phải diệt phiền não có thể hết phiền não, mà phải chuyển hóa từ kiến tư phiền não qua trần sa phiền não. Vì khi lập nhị nguyên thì không ai tránh được phiền não, mà chỉ thay đổi từ phiền não trược qua phiền não thanh. Phiền não trược đức Phật gọi là kiến tư phiền não, tức là những phiền não còn hạn hẹp ở trong đời sống bảo thủ. Như mất tiền, mất con, hoặc cầu muốn không được thì phiền não; phiền não đó thuộc về lậu hoặc, thuộc về nghiệp bất tương ưng thì rất nguy hiểm, nó sẽ dày xéo và làm cho ta đau khổ. Nhưng nếu chúng ta biết thay đổi sự phiền não một chút thôi, thì tự nhiên chúng ta lại có sự sung sướng và hạnh phúc trong phiền não. Tức đó là trần sa phiền não, là hạnh phúc của Bồ Tát. Vì sao? Vì chất liệu phiền não này là thanh, còn chất liệu phiền não kia là trược. Ví dụ như tôi thương con làm sao cho có tiền để lo cho con ăn học, làm sao tôi cứu dân ra khỏi đời sống đau khổ, xây dựng những công trình cho người khác ở, mà tôi kiếm cách nào cũng không có nên tôi rất buồn, buồn đó là vì tha nhân. Nhưng sự hướng về tha nhân đó là từ trái tim của lòng nhân ái và bác ái, thì phiền não đó thuộc về chất thanh. Cho nên trần sa phiền não là bản chất của Bồ Tát.
Như vậy, ta lập trần sa phiền não để hóa giải cái phiền não kiến tư và chính trần sa phiền não đó nó làm giàu mạnh cho tâm thức công đức. Đối với kiến tư phiền não là làm cho tâm thức mình giảm đi, nhưng trần sa phiền não thì lại làm cho tâm thức chúng ta giàu mạnh, hai phiền não đó khác nhau hoàn toàn. Vì vậy mà đức Phật lấy trần sa phiền não để hóa trị kiến tư phiền não, dần đi đến vô dư và thành tựu chân như. Như vậy chúng ta cũng có quyền buồn vì tha nhân, thì cái buồn cao cả đó nó sẽ giúp ích cho tính trượng phu của người quân tử.
Đối với cái nhiệt độ ý thức cũng vậy, không thể nào diệt được. Mà chỉ quay ngược từ cái nóng của sự bảo thủ, của bản ngã, của sự thấp hèn phàm thế qua cái nóng của sự cứu độ. Tức là sự nóng lòng tu học, nóng lòng xây dựng sự nghiệp cho mọi người khác; như nóng lòng làm cái cầu cho người đi, xây dựng cái bệnh viện chữa bệnh cho mọi người, hoặc nóng lòng đi cứu giá minh chủ…; thì cái nóng lòng đó rất tốt, hoàn toàn không có tội lỗi, thì đức Phật gọi là nhiệt độ thanh cao, hay gọi là sân thượng thanh, làm cho chúng ta phát sinh được cái tâm trung nghĩa, hào khí chính nghĩa. Nhưng cái nóng khi người ta xúc phạm đến mình, đánh mình, thì mình phát sân lên đánh chửi lại họ thì nóng đó là nóng thấp hèn, đức Phật gọi là sân nhuế, nó sẽ đốt cháy tất cả những phúc âm và công đức của chúng ta.
3- Si: Nếu chúng ta si mê Công Luật, si mê kinh điển thì lại hóa pháp nhũ. Như vậy, từ cái si ái kiến là nước ái của sự cấu trược, chúng ta chuyển qua cái si của cam lồ pháp nhũ. Mà pháp nhũ là chúng ta đã tắm gội được mọi sự tội lỗi. Vậy sự đam mê của cấp thượng là pháp hóa trị cho sự đam mê của cấp hạ. Như đam mê tu học là chúng ta có một lập trình, một tiêu chí trên con đường giải thoát rất cơ bản; vì tu học là có được sự cơ bản của chính pháp và có được sự nghiệp giải thoát.
Vậy chúng ta có quyền đam mê những điều tốt, có quyền phát sinh thanh nhiệt trong đời sống, chúng ta có quyền tham muốn tất cả những điều cao quý. Diệt tham sân si của cấp hạ, chuyển hóa tam độc hạ đó qua được cấp thượng, thì chúng ta được sự tham chiếu của trí huệ, chúng ta được hóa tam muội kết tinh tâm pháp, chúng ta được pháp nhũ cam lồ pháp tính. Vậy lấy tham thượng hóa trị tham hạ, lấy nhiệt lượng thanh để hóa giải nhiệt lượng thấp hèn, sân nhuế xấu xa. Lấy cái đam mê của cấp thượng tức là đam mê chánh pháp để hóa giải những sự đam mê thấp hèn xấu xa. Đó là sự hóa trị chuyển hóa từ hạ qua thượng, thì chúng ta vẫn có quyền tham muốn mà không hạn chế sự tham muốn đó.
4- Mạn: Người ngã mạn luôn luôn cho mình là hơn người khác, từ đó đặt mình trong điều kiện sống mang tính lập dị, làm cho mình khác biệt giữa con người và con người, và không bao giờ hòa nhập với đại thể.
Nên hạng người ngã mạn là tự mình làm hẹp đi giá trị phát triển của đại thể duy ngã, tức đánh mất phương tiện để hóa, không học được cái hay của người khác.
Người không ngã mạn luôn luôn học được trong 3 tầng hạ trung thượng và học được tất cả những điều hay đẹp mà trong đại thể duy ngã có.
5- Nghi: Gồm có bốn cái nghi: một là nghi mình chết là mất; hai là nghi trời không công bằng; ba là nghi Phật không có; bốn là nghi người ai cũng xấu với mình.
- Bệnh nghi là làm chấm dứt mọi giá trị phát triển trong đời sống của chính mình và đại thể, chính mình và vũ trụ; vì nếu tự mình nghi lấy mình thì cuộc đời mình sẽ không làm được gì cả. Nghi ngờ cao nhất sẽ dẫn đến đoạn kiến là không còn ta nữa trong trời đất. Người nghi như vậy hoàn toàn sống theo cảm tính không có chủ thể; vì sống không biết trời đất, không biết nguồn gốc của mình từ đâu ra và đến đây để làm gì và đi về đâu. Họ mang hình thể người nhưng sống theo cảm tính, theo bản năng gần như các loài động vật như voi, bò, chó, ngựa… vì họ không còn ý thức nữa. Ví như con ngựa, con chó nó đang sống, nó biết cảm thọ sự sống nhưng nó không biết là ai sinh nó ra, chính vì vậy mà nó mới lấy lại mẹ nó. Nếu như nó có ý thức, biết nhận ra là mẹ, nó là con thì nó sẽ không lấy nhau; vậy các loài ấy nó đang có sự sống mà gần như nó không biết cái gốc của sự sống ấy.
- Chúng ta học Công Luật để biết rõ về Công Luật, định luật và qui luật là không còn nghi và tin nữa, thì sự hào phóng của trí tuệ và ý chí của sức mạnh tiến hóa sẽ không lùi bước đối với sự nghiệp vũ trụ trong không gian và thời gian và vượt ra khỏi không gian và thời gian để chúng ta có một địa vị chân tính hoàn hảo nhất mà vũ trụ đã cho chúng ta.
Như vậy nếu chúng ta không chịu phát triển mà lùi dần theo thời gian thì chúng ta sẽ rớt vào các loài đó, là do tham sân si mạn nghi nó sai xử về 3 nghiệp thân khẩu ý, gây ra các tội chủng làm giảm dần ánh sáng của tâm pháp và lùi vào bóng tối để chịu thọ nhận các thân thể thấp hèn hơn.
Nên đức Phật nói: nếu chúng ta không chịu chuyển hóa ngũ độn sử ở cấp hạ qua thượng, thì ngũ độn sử này nó sẽ dẫn ta vào địa ngục, ngạ quỷ, súc sinh. Nếu ngũ độn sử này chúng ta chuyển hóa qua cấp thượng thì thân lập của thân khẩu ý sẽ đi vào quy trình hợp nhất. Tức là chuyển hóa thân chúng ta vào chánh nghiệp; khẩu chúng ta vào chánh ngữ và ý niệm chúng ta vào chánh tư duy. Liền một lúc thân khẩu ý ấy sẽ gặp nhau một điểm thống nhất trong chân lý ánh sáng, để phát triển tạo thành lực từ trường đi lên và đưa chúng ta trở về chân tâm pháp vương.
Chúng ta học minh triết là không xem thường ngũ độn sử và luôn coi trọng về thân khẩu ý. Nghĩa là chúng ta phải dè dặt với nó, khiến nó theo con đường chính pháp.
Tóm lại:
o Tham cấp thượng là tham bố thí, tham cứu độ.
o Tham cấp hạ là tham lấy của người khác, bòn xẻn của người khác mà không bao giờ cho người khác.
o Sân cấp thượng là cái nóng vì cứu chúa, vì cứu cha mẹ, anh em, thì nóng giận ấy là nền tảng của tam muội, là dương quang của chất lửa thanh.
o Sân cấp hạ là cái nóng giận vì bản ngã thấp hèn, thì lửa sân đó sẽ đốt sạch mọi công đức chúng ta làm ra.
o Si cấp thượng là si mê về chính pháp, về học tập và rèn luyện Cửu Kinh Minh Triết.
o Si cấp hạ là si mê thấp hèn, chạy theo cái bóng của các sắc màu thế gian không thực.
Đối với đức Phật ngài dùng pháp chuyển hóa, chứ thật ra không có pháp nào hủy diệt cả, mà chỉ có pháp chuyển hóa và tinh lọc bản thể. Có nghĩa là khi đến với thế gian thì ai cũng phải uống nước tinh hoa để mà sống, vì nếu không uống nước thì chỉ chết mà thôi. Ngài dạy chúng ta không thể úp mặt vào con sông để mà uống, vì trong nước đó độc tố cũng có, bổ dưỡng cũng có, xấu và tốt lẫn vào nhau, nên chúng ta phải dùng nước lọc sạch mà uống; chứ chúng ta không thể tách rời con sông đó mà sống được. Như vậy, tính chất đời là một con sông và con sông của sự sống; chúng ta sống trong đời không phải là một sự trốn chạy, mà chúng ta biết tinh lọc ngay trong đời đó, để ta tìm ra cái lẽ sống của chính ta. Đến với thế gian chúng ta không bỏ, mà phải dùng phép tinh lọc, tinh lọc thật sự bằng công thức đức Phật đã dạy thì chúng ta sống trong đời thường, mà vẫn có hạnh phúc nhất định.
Nhiều khi chúng ta lại thấy rằng Thượng đế không có, Phật không có rồi chúng ta lại chối bỏ nhiều thứ. Nhưng thật ra nếu không có Thống hóa thì làm gì chúng ta sống được một ngày ở đây. Vì chúng ta không chấp nhận chịu sự khổ luyện nên mọi sự bẽ bàng và đắng cay nó sẽ đến với chúng ta và chúng ta phải chịu bềnh bồng ở trong định luật nhân quả đó.
Đức Phật nói rất rõ về nhân quả ba đời. Nếu đời này ta được hạnh phúc và sung sướng, nhưng lại không tiếp tục làm những nhân lành nữa thì khi ta hưởng hết cung đoạn này rồi, bắt đầu ta lại ăn cái quả xấu mà ta đã trồng trong đời này. Tức nhân đời trước thì quả đời này. Cho nên chúng ta phải luôn luôn xác định cuộc sống về nhân quả, muốn làm một việc gì phải suy đi xét lại, xem cái nhân đó nó ra cái quả gì, phải nghiên cứu cho kỹ rồi ta mới tạo nhân. Vì khi ta tạo nhân gì thì nhất định nó sẽ ra quả đó không thể khác được. Vậy sức mạnh tiêu chí của người Công Luật là nguyện không tham gia bất cứ một việc gì thuộc về ác, thuộc về bất nghĩa, bất chính, bất trung. Tức nguyện làm tất cả những điều trung chính, nguyện xây dựng tất cả những công trình thiện nghiệp và nguyện làm theo tất cả những nhân lành, để không bao giờ gặp những nhân quả xấu.
Chúng ta đừng tin về định mệnh như một sự áp đặt của đấng Thống hóa, của mười phương Như Lai. Vì Thống hóa và Chư Phật rất công bằng, mà chúng ta phải tin và thấy rằng:
Thứ nhất là do chúng ta tiến hóa thấp nên chúng ta ở vị trí thấp.
Thứ hai là do quá trình lầm lẫn nên chúng ta mới gieo trồng những nhân xấu và phải chịu nhận mọi quả xấu đó.
Thứ ba là người có tiến hóa cao hơn, họ đi trước chúng ta với thời gian và không gian ở nhiều kiếp hơn, nên họ có trí tuệ hiểu biết hơn và họ đã làm được nhiều điều tốt lành.
Đối với người có tiến hóa thấp, như họ từ kiếp thú mới lên kiếp người thì mức độ hiểu biết còn nhỏ, nên trí tuệ còn nằm trong quá trình của tiểu cơ và chịu nhiều sự thiệt thòi hơn. Cũng như có những người ngu đần và dại dột vì họ mới được tăng trưởng lên kiếp người, hoặc là họ từ cấp thượng không khéo tu nên trụt rớt xuống cấp hạ. Thì chính họ là những người thiếu nhân duyên, thiếu sự may mắn để gặp được minh sư, gặp được Bồ Tát, hoặc thiện tri thức…nên họ không được phát triển. Chứ không phải Trời Phật áp đặt cho những con người đó phải chịu như vậy. Cho nên thuyết định mệnh chúng ta không nên nghe theo, rồi lại chấp nhận cái định mệnh đó, rồi nảy sinh ra tiêu cực. Mà phải hiểu rằng chúng ta có thể thay đổi được từ cái xấu qua cái tốt, từ cái tội qua cái phúc, từ cái thấp qua cái cao và từ ngu dốt qua trí huệ được.
Như vậy ngũ độn sử có thực trong đời sống của chúng ta, khi chúng ta lầm lẫn nó, sử dụng nó, mà không hàn phục nó, thì nó dẫn ta đi vào địa ngục; nhưng khi chúng ta chuyển hóa nó, hàn phục nó, thì nó không có thực trong đời sống chúng ta. Như bệnh có thực trong đời sống chúng ta, nhưng khi chúng ta có thuốc trị liệu và bệnh chúng ta hết, thì bệnh cũng không có thực trong đời sống của chúng ta.
LỤC ĐỘ (6 PHÁP) THƯỜNG NHẬT
Hằng ngày chúng ta phải chuyên tu 6 pháp này xem nó như cơm ăn hàng ngày không thể lãng quên, vì nó là công thức, là phương pháp hóa trị để không làm tiêu hao phúc lành và công đức của tự tính. Vì tính vốn dĩ là giá trị của ngọc, nó quý hơn tất cả mọi thứ trên đời này, đó là chân tính. Nhưng chân tính chúng ta chưa được kết tinh chưa được hình thành hoàn hảo về tinh hoa của ngọc. Chúng ta có tánh ngọc và chất liệu ngọc nhưng chưa thành tựu được tinh hoa đầy tròn và già chín của ngọc. Vì vậy mà chúng ta phải hành dụng lục độ thường nhật để nuôi dưỡng ngọc tự tính, làm cho tính ngọc được tăng trưởng. Chân tính là ngọc mà Như Lai là ngọc đã thành, còn chúng ta là ngọc chưa thành.
Lục độ gồm có:
1- Bố thí: Chúng ta phải thấy rằng do lòng tham muốn thấp hèn mà làm ngưng trệ sự phát triển tăng trưởng của giá trị ngọc trong chúng ta. Vậy bố thí là diệt trừ lòng tham muốn thấp hèn, tức là tập hành ý niệm phát ra về lòng bố thí; là cho tất cả những thứ chúng ta có để cho phần tánh chúng ta được tăng trưởng; vì cho để hóa trị lòng tham muốn thấp hèn. Vậy chính cái cho là phát sinh sự tham muốn cao cả, và bù lại tất cả những giá trị bên trong. Vì một khi ý niệm phát sinh sự ban cho là phần tánh bên trong được tăng thêm lên. Còn phát sinh sự thu vào tức là tham muốn vật chất của người khác về mình, thì nhất định chúng ta sẽ có những hành vi trộm cắp hoặc dùng nhiều thủ đoạn khác để lấy của người khác; mỗi khi ý niệm phát sinh lấy của người khác thì phần ngọc tính chúng ta sẽ bị giảm.
Như vậy sự tham muốn thấp hèn thì tạm thời được phần ngoài trong một giai đoạn nào đó, nhưng phần ngoài không có chủ thể nên nó sẽ bị mất đi; như vậy được phần vật chất phi nghĩa nhưng giá trị chính nghĩa của phần tính thì bị giảm đi. Vì vậy mà Đức Phật đưa ra pháp bố thí để chúng ta phục hồi lại phần tính bên trong.
Bố thí gồm có hai phần: về phần tướng thì chúng ta cho pháp bảo và cho vật chất. Về phần tánh thì chúng ta không tham muốn các sắc pháp không chính đáng đối với mắt; không tham muốn âm thanh không chính đáng đối với tai; không tham muốn hương vị không chính đáng đối với mũi; không tham muốn các vị xúc không chính đáng đối với miệng và thân; không tham muốn các pháp bất tương ưng không có lợi cho chính pháp, không có lợi cho tâm, đó là bố thí phần tánh.
Tóm lại, bố thí phần tướng thì cho pháp, cho gạo, cho tiền và thuốc men..v.v. Còn bố thí phần tánh là các căn ấy đều cho cả. Tức là mắt không nhiễm sắc là cho mắt, tai không nhiễm âm thanh là cho tai, mũi không nhiễm hương là cho mũi…vv.. Đó là 6 căn không nhiễm trước, là bố thí phần tánh. Chính cái không nhiễm trước thì bên trong chúng ta lại tăng trưởng giá trị tinh hoa, vì nó không nhiễm nên không làm rối loạn, và không bị phân hóa, vì nó không nhiễm nên không làm hao mòn tâm phúc.
2- Nhẫn nhục: Thường trong đời sống những điều chúng ta không ưa thích thì nó lại đến và tạo nhiều sự rối ren cho ta, và có thể ta là người bị hại. Một là ngôn ngữ và hành vi gián tiếp, hai là hành động đối kỵ và xung đột có tính chất lăng mạ và đánh đập chúng ta trực tiếp. Những trường hợp này là xúc phạm đến bản ngã nếu chúng ta không nhẫn mà phát sinh ra lòng căm giận thì Đức phật gọi đó là sân uế. Tức là lửa cấu uế sẽ đốt cháy mất tất cả những tinh hoa tâm phúc chúng ta. Nên Đức phật lập ra pháp nhẫn nhằm mục đích để giữ không cho tinh hoa bị băng hoại và tiêu hao do quá trình tác động của người khác.
Vậy khi người khác họ nói một lời nói ác gì, thì Đức phật nói là: chính nó dùng cái miệng nó nói, nó lấy cái tâm nó khởi, nó không liên can gì đến ngươi. Nhưng vì do ngươi duyên khởi và chấp ngã cho rằng nó chưởi ngươi cho nên lời nói đó mới truyền qua ngươi; tức do ý phân biệt đó mà sinh ra sân giận và lửa sân đã làm tiêu hủy hết phúc đức của chính ngươi.
Như vậy, nhẫn nhục là mục đích để giữ yên những phúc đức mà hằng ngày chúng ta đã làm ra, đó là cái nhẫn của hình tướng. Còn cái nhẫn của tâm là mọi việc khó trong đời sống của sự tiến hóa chúng ta luôn luôn gặp phải những điều khó khăn thì chúng ta phải tự nhẫn, chế nhẫn và hóa nhẫn. Tức là chúng ta hàng phục mọi cái khó mà có thể phát sinh từ tính khách quan và chủ quan chứ không phải người nào đó chọc phá ta. Vậy chúng ta luôn luôn tránh những ý niệm bất tương ưng, tức gọi là tánh nhẫn.
Thí dụ như chúng ta đang tụng kinh mà do thời tiết nóng bức, cộng với mỏi gối và đau lưng. Nếu chúng ta không có nhẫn tánh để hàng phục nó thì nhất định ta sẽ phát ra ý niệm là dẹp kinh pháp đi nghỉ cho xong.
Tóm lại, tướng nhẫn là người khác chọc phá mình mà mình không bực tức. Tánh nhẫn là không ai chọc phá mình mà do hoàn cảnh khách quan hoặc chủ quan mà chúng ta phải kham nhẫn để vượt qua. Còn nếu chúng ta không kham nhẫn thì sẽ bộc phát sự bực tức, mà bực tức là lửa cấu trược sẽ đốt cháy mọi công đức của chính ta.
3- Trì trai: Trì trai là thanh khiết của tâm; như giữ được tam thanh liêm hoặc giữ được trung hiếu nghĩa là thanh khiết của tâm; luôn niệm tưởng về các Phật, tưởng về minh triết; tức luôn luôn tư tưởng chúng ta hướng về chính pháp, thì đó là trì trai. Vì lúc nào chúng ta cũng ăn chính pháp, ngủ chính pháp, ở trong chính pháp và vui chơi trong chính pháp, thì đó là trì trai rồi. Còn việc ăn chay chẳng qua là hình thức thuộc về tướng chay; chứ đúng nghĩa của trì trai là sự thanh khiết của tâm thức.
Nếu chúng ta ăn chay mà không giữ được tâm thanh khiết đó, thì ăn đó cũng là vô nghĩa. Nhưng nếu hàng ngày chúng ta luôn ở trong một phạm trù đạo luật, không để tâm vọng tưởng nghĩ đến những việc đen tối thì dù có ăn gì cũng gọi là trì trai.
4- Tinh tấn: nghĩa của tinh tấn cũng có 2 phần. Về phần tướng là trong sạch về nhân cách, phong cách bên ngoài trong việc ăn, ở đối xử với mọi người; đó thuộc về hình thức. Còn về phần tánh là làm trong sạch bên trong, tức sự tinh cần tu học không đứt đoạn và luôn giữ tâm thanh tịnh ở trong chính pháp, đó thuộc về nội dung của tinh tấn.
5- Thiền định: về phần tướng của thiền thì chúng ta tìm chỗ yên lặng ngồi theo những phương pháp, những công thức nào đó để được định tâm. Còn tánh thiền thì chúng ta đi, đứng, ngồi, nằm trong mọi hoạt động lúc nào chúng ta cũng giữ được tâm thanh tịnh; vì khi tâm chúng ta luôn luôn ở trong sự yên tịnh thì trí huệ chúng ta nhất định phát sinh. Dụ như hàng ngày chúng ta vẫn làm việc, vẫn chẻ đá, vẫn xây nhà, vẫn cưa bào cây v v…. Nhưng trong lòng chúng ta luôn nghĩ về chính pháp và hướng về một ý chí cao cả, thì đó gọi là thiền định. Tuy nhiên đó chỉ là sơ thiền và từ nền tảng sơ thiền chúng ta mới tiến lên nhị thiền, tam thiền, tứ thiền.
6- Trí huệ: Nếu chúng ta không có quá trình công phu rèn luyện tu chính, không hành dụng các pháp bố thí, nhẫn nhục, trì trai, tinh tấn, thiền định thì chúng ta sẽ không bao giờ có trí huệ. Vậy đức Phật Ngài đưa ra lục độ mục đích cuối cùng là muốn cho chúng ta đạt được trí huệ.
Ở đây chỉ nói về lục độ thường nhật mà chúng ta phải làm trong các pháp cơ bản chứ chưa nói về ba la mật. Ba la mật là thân khẩu ý hợp nhất, là hành động của Bồ tát, là làm những thứ người ta không thể làm được mà chúng ta làm được.
KINH TÂM VẬT TƯƠNG TÁC
NHÂN QUẢ BÁO ỨNG
Chúng ta ở trong thế giới nhị nguyên của ba cõi dục giới, sắc giới và vô sắc giới đều nằm trong phạm trù nhân quả, vì còn tiến hóa là còn nhân quả. Khi chúng ta vượt ra khỏi nhân quả thì mới hết báo ứng. Đối với Như Lai là ứng cúng, chánh biến tri minh hạnh túc, thì Như Lai không còn bị báo ứng. Ngài vì sự nghiệp hóa thân trong tam giới mà ứng cúng chánh biến tri minh, chứ không phải bởi nhân quả mà đưa Ngài vào trong cuộc của tam giới đó.
Như vậy, phạm trù của chúng ta là phải chịu về tính chất của quy luật tâm vật tương tác nhân quả báo ứng, vì nếu tách cái tâm ra mà nói rằng: vật chất báo ứng nhân quả thì hoàn toàn sai, vì động cơ báo ứng là cái tâm. Vậy đứng trên cái tâm của chu trình thượng là Trung tâm vạn năng, vạn hóa vạn pháp thành lập nhân quả. Nếu không có Trung tâm vạn năng thành lập nhân quả, thì không có quả xoài, quả bưởi, quả cam và không có một loại quả gì hết. Còn về cái tâm hạ tầng thì sao? Nếu con người không có ý thức tương tác tác động vào đời sống vậy chất, để thiết lập quy trình tương ưng và tương khắc, thì không tạo ra nhân quả. Không có sai biệt về ý niệm, không có tư niệm thì không tạo ra nhân quả. Nếu đứng trên nhân sinh quan thì chúng ta chịu những luật nhân quả về sự phát triển và tiến hóa của các cấp độ khác nhau. Còn đứng trên vũ trụ quan thì chúng ta là một hạt nhân được tiến hóa trong định luật của Trung tâm vạn năng và chuyển dịch hóa trong vạn pháp, để chúng ta thiết lập những quá trình tiến hóa trong nhân quả. Vậy do ý niệm sai biệt mà rớt vào nhân quả xấu. Còn chúng ta chỉnh đốn trở về để ổn định sự tu chính, thì chúng ta sẽ thiết lập được những nhân quả tốt.
Chân địa tâm pháp là một sự phong phú về chất lượng tổng hợp, nó sẵn sàng nuôi dưỡng bất cứ một thứ gì mà chúng ta gieo trồng. Vì chân địa nó là tính chí tông và tổng hợp tinh hoa, nó không có tính phân biệt về các loại giống.. Ví dụ: Tâm địa chúng ta nó là a lại da thức, nó là chân thức. Nếu gieo vào lòng chúng ta một ý niệm xấu, thì nó sẵn sàng nuôi và hình thành ý niệm xấu đó và kết quả sẽ ra một cái quả xấu. Còn nếu gieo vào lòng chúng ta một tư tưởng tốt đẹp, thì nó sẵn sàng nuôi cái nhân tốt đó để hình thành ra một quả tốt. Như vậy tính chân địa của pháp tâm là tính công lý và khách quan hoàn toàn chớ không có cái nghiêng lệch giữa cái ta và không ta. Tức là chân địa không còn cái thân kiến, mà ý thức sai biệt nó phát sinh ra thân kiến, biên kiến và tà kiến. Như vậy, tâm vật tương tác nhân quả báo ứng, nó có nhiều loại báo ứng khác nhau, báo ứng gồm có thiện nghiệp và ác nghiệp. Báo ứng là một cụm từ tất yếu, nó sẽ báo ứng những thứ mà ta đã gieo trồng.
Công Luật học chúng ta có đề tài là minh phân giá trị hội tụ, sức mạnh của tính và thể lập trình, minh phân giá trị công đức và sức mạnh của Trung tâm vạn năng đối với vạn hữu trong quá trình phát triển, thì không thể tách lĩnh vực chân tính ra, vì tách rời ra là không có chủ thể, mà không có chủ thể thì vạn vật không có con đường hoạt động. Vậy tâm vật tương tác nhân quả báo ứng là pháp hội tụ, thì chân lý ánh sáng của chúng ta nói trong vạn kinh ấy, cái cốt lõi về giá trị cũng trở về hội tụ. Vì trở về hội tụ để có tất cả những tổng thể đó mà không bị chia cắt. Trở về hội tụ để tìm ra sự công bằng trong hội tụ. Bởi vì gốc là sự hội tụ, nếu xa lìa gốc hội tụ có nghĩa là đánh đổ sự cân bằng ở ngoại biên và giá trị biến cố về các pháp ở phần ngọn. Vậy chúng ta trở về hội tụ để làm phép cân bằng. Vì sao? Vì hội tụ có tổng tinh hoa tính và thể, là khép kín giá trị hạt nhân của sự chuyển động về trục, không ly trục của giá trị Công Bản hóa trong vạn pháp và trục Trung tâm vạn pháp đó mà ứng dụng vạn pháp, thì nhân quả sẽ được bình yên trong vạn pháp.
Hội tụ là bản chất của bát nhã, là bản chất của tận định, là tột cùng của giá trị tinh hoa. Như vậy, nếu giải quyết được phần này, thì mọi xanh tươi của phần ngọn tự nó hiện ra. Lúc bây giờ chúng ta chỉ cần bon sai lại, nhánh nào dư bỏ bớt.
Tóm lại: Tâm vật tương tác nhân quả báo ứng, nếu chúng ta càng quay về với gốc hội tụ càng cao thì cái chân thật và giá trị của chân lý càng cao. Còn nếu chúng ta không quay về được, thì giá trị ảo phát sinh nhiều và hạn chế giá trị chân thật của chúng ta ở trong sự nghiệp nhân quả đó.
Ví dụ: Tâm vật tương tác nhân quả báo ứng ở chu trình hạ, thì chúng ta dùng tư duy và sức mạnh tu chính để chuyển hóa qua chu trình thượng, thì chúng ta sẽ có nhân quả chu trình thượng.
Nhân quả chu trình thượng là nền tảng để cất cánh giá trị sự nghiệp tiến thân vào vũ trụ và đi vào vô cực, là lập trình của nền thiện nghiệp được hóa thân trên một nền tảng vững chắc, tránh khỏi mọi nhân quả tự báo vô lý có thể xảy đến trong đời sống của chúng ta.
Như vậy, đời sống mà các vua Chuyển Luân có, các Bồ Tát có, các Thánh nhân có, là do biết chuyển hóa nhân quả cấp hạ qua lập trình của cấp thượng, là vì các vị ấy biết gieo trồng các công đức, giá trị giữa ý thức và vật chất, giữa tâm và vật tương tác và quyền biến sức mạnh tôi luyện đó để đi ngược về chu trình thượng mà có được phúc báu đó.
Nhân quả của tâm vật tương tác nó chịu cái luật của ba thời: quá khứ, hiện tại và vị lai. Tức quá khứ là cái nhân để quyết định cho cái quả hiện tại và cái quả hiện tại nó lập trình cho giá trị tương tác hình thành cái nhân hiện tại để có cái quả của vị lai. Như vậy, nhân quả tương tác nó nằm trong luật quay trong chu trình quay của ba thời quá khứ, hiện tại và vị lai. Nếu quá khứ chúng ta gieo trồng những nhân quả tốt, thì hiện tại chúng ta gặt hái những quả tốt. Nên đức Phật nói rất rõ: Nếu ngươi muốn biết được đời trước, thì ngươi hãy nhìn ngay cái cuộc sống của ngươi đó, vì cuộc sống của ngươi là biện chứng pháp về sự tập hợp tất cả những giá trị ngươi đã làm, nó đã trở về với ngươi hôm nay. Nếu đời trước ngươi không biết tu, thì đời này cũng không biết tu. Nếu đời trước ngươi chưa từng nghe pháp, thì đời này không bao giờ biết nghe pháp. Nếu đời trước ngươi không biết làm công đức, thì đời này không thể trở thành giàu có được. Mặc dầu ngay trong đời này còn có sai trái, vì ngươi còn lậu hoặc, còn nghiệp thức, còn chịu luật vô thường giữa tâm thức và vật chất. Nhưng vì phúc báu đời trước có gieo trồng, nên hôm nay mới được kết quả đó. Như vậy, đức Phật nói những nguyên tắc biện chứng về giá trị tất yếu của nhân quả thuộc về các loại một cách chính xác không thể sai chạy.
Sự gây tạo nhân quả, luật thưởng phạt luôn luôn xuất hiện những giá trị rất công bằng đối với nhân quả đó. Luật nhân quả tự tính là sự trừng phạt trực tiếp, mà không phải mời gọi luật sư hay tòa án, điều đó mới đáng sợ. Vì thế chúng ta đừng để ông tòa án của luật nhân quả đích thực nhất tự tính nó đến xử mình. Trong đời sống chúng ta có thể trốn chạy luật pháp nhà nước, nhưng không thể nào trốn chạy được luật nhân quả tự tính của chính chúng ta gây ra. Vậy thì ta không sợ tòa án ở bên ngoài, mà ta sợ tòa án bên trong của chính ta.
Đây là nói về những giá trị siêu thực của đời sống hóa thân trong vũ trụ, là không nói một sự hứa hẹn, mà nói trong định luật tiến hóa, tiếp tục tiến hóa chứ không thể dừng lại. Đây không phải nói là mọi giá trị giả tướng, hợp thành để rồi tan vỡ, mà nói giá trị thực tướng để kết tinh chân tâm và có một đời sống vĩnh cửu trong đời sống vũ trụ đó. Như vậy nói chỗ này là nói về con mắt của Trung Tâm ánh sáng và nói con mắt của Cự Nhật Đại Quang ánh sáng rồi. Vậy chúng ta phải biết thương yêu và xót xa cho linh hồn mình, đừng để dòng nghiệp của ý thức tội ác nó tự âm thầm xây dựng và phát ra những ý niệm tội ác đó, mà nó kết thành những nhân quả để rồi nó lôi chúng ta đi vào dòng nghiệp đau khổ đó.
Chúng ta hãy thực tế về giá trị tính và thể hợp thành, tâm và vật tương tác thành nhân quả đi. Hãy thực tế trong tính thiên đàng, đừng nên ảo vọng đến một thiên đàng xa xôi vạn dặm đó. Hãy thực tế và biết sợ về địa ngục tánh của mình hình thành, về địa ngục tánh nó theo chúng ta như hình với bóng, vì tính nó ký ở trong chúng ta rồi. Như vậy ta sợ địa ngục tánh hơn sợ địa ngục tướng và hạnh phúc thiên đàng tánh hơn gấp nhiều lần của thiên đàng tướng.
Chúng ta muốn dứt được mọi sự khổ đau của các tướng địa ngục thì chúng ta hãy dứt tất cả những ý niệm bất thiện trong đời sống của tư tưởng thì chúng ta sẽ có một thiên đàng tánh tức khắc.
Đối với định luật nhân quả thì phải có nhân quả thiện và ác, nhân quả tốt và xấu, nhân quả vui và buồn, nhân quả hạnh phúc và đau khổ.
Như vậy tất cả là do chúng ta tạo ra, nếu con người đã làm những việc ác thì Phật Trời cũng không thể cứu được. Vì Đức Phật không thể thắng được công lý, khi công lý đã kết rồi thì đành phải chịu mà thôi. Nên Đức Phật đã nói “ Phật bất độ định nghiệp, Phật hữu độ nhân duyên”.

0 nhận xét:

Đăng nhận xét

Ví bạn hãy dùng ngôn ngữ lịch sự, tôn trọng lẫn nhau, mỗi người có cấp độ trình độ riêng nên không nên phán xét nếu không thông hiểu. Xin cảm ơn!