Thứ Hai, 13 tháng 5, 2013

cửu kinh minh triết 65


KINH HOÀNG KIM
(16/12/Bính Tuất, Ngọc Điện ĐatĐaLa)
Tại sao đức Như Lai gọi là Hoàng Kim? Ngài lấy cái gì để biện chứng pháp là Hoàng Kim, và tại sao luôn luôn Ngài đưa kim lên làm chủ thể?
Thật ra vạn pháp là tinh hoa rồi, nhưng tinh hoa của vạn pháp kết tinh đến tột đỉnh là kim tính. Đã là kim tính thì có nhiều loại kim tính, như bạch kim, kim cương hay vàng mười tất cả đều là kim tính. Đặctính của kim tính là những thứ không còn biến đổi và không bị huỷ diệt nữa. Như vậy thì Hoàng Kim là vua của kinh. Nhưng làm sao chúng ta có được kinh chủ đó? Ngài nói: tất cả những tinh hoa nó rộng lớn vô cùng nhưng khi kết tinh để trở về tụ thì nó hoá kim tính, vì bản chất của kim tính đã có từ nguyên lý của tổng thể vũ trụ quan và chắc thật của ánh sáng kim tính vũ trụ quan không bị biến đổi. Khi hoá sinh thì có biến đổi, nhưng do chúng ta lầm sự biến đổi đó nên chúng ta bị phân kim, bị khuyết kim, bị băng hoại hoặc giảm tính chất về kim; làm hư nát và tạo những ảo vọng về kim; thế là không trở về với chất thực kim của nó.
Như vậy, chúng ta ngộ nhập được cái gì mà chúng ta câu thúc, nung kết được trở về kim, thì chúng ta phải biết con số hành của tổng tinh hoa ấy không cho phân tán, mà không cho phân tán tức là nó đủ tiêu chuẩn để kết kim. Vì nguyên tắc đức Phật muốn nói là sự hoàn lưu kim thể là tập hợp tất cả những tinh hoa về một mối, về một gốc và không cho hai gốc. Vì không có tinh hoa nào hai gốc cả. Dù nó phân tán nó vẫn có cái nguyên lý về gốc của tinh hoa và tập hợp sức mạnh của tổng thể cũng về một gốc, gốc của tổng thể. Chính cái gốc tổng thể đó mà nó hoàn trả tất cả những giá trị kim tính cho chúng ta.

Như vậy thì đức Phật nói sự tập hợp ấy từ đâu? Tập hợp từ tính thể tương tác, tập hợp từ sáu căn, sáu trần tương tác; tập hợp tất cả sự hoá pháp giữa tri thức và pháp. Tập hợp tinh hoa của các pháp và tâm chủ của các pháp. Vậy sự tập hợp ở đây là sự qui kết những giá trị tổng thể của tinh hoa và không cho tinh hoa bị phân tán để hoá kim tính. Hoàng Kim được trở về, nghĩa là kim tính bị phân táng được chúng ta qui tụ trở về, gọi là Hoàn lưu nhập tính. Và dùng sức mạnh của ý chí tu học để làm kết cứng và hình thành giá trị kim tính và kim tính không còn bị biến đổi nữa. Thì đó gọi là sự giải thoát toàn diện của Hoàng Kim.
Như vậy, kinh Hoàng Kim là kinh vua của chủ thể vạn pháp mà tất cả chúng sinh trong vạn pháp đều tôn vinh tính Hoàng Kim đó. Vì đối với vật lý thì vàng, kim cương là quí nhất, mà con người thường dùng nó để làm của, như trong kinh kim cương cũng nói kim tính là quí nhất.
Chúng ta làm sao để Hoàng Kim. Chúng ta phải quyết tâm công phu, vì tính công phu là tính tập hợp kim tính. Tính công phu là tính ly tâm và tinh lọc giá trị giữa quặng và kim tính để hoàn lưu kim tính và thể nhập kim tính một cách triệt để và toàn diện. Khi Hoàng Kim kim tính thì tất cả những căn nguyên cội rễ dù có tác động lập thể đến đâu đi nữa thì tính nó cũng ròng ròng ở trên sự ứng tác của sở trí kim tính, chứ không bị phân tán kim tính của phần chủ. Như vậy kim tính từ phần thể đến phần tướng, từ phần tính đến phần tâm nó đều hoàn bị như vậy nên đức Phật gọi là kinh vua.
Định nghĩa của Hoàng Kim là giá trị pháp tính là tính của vàng và tinh hoa tổng hợp của pháp tính là tính chắc thật của vàng. Nhưng do chúng ta trong quá trình lầm lẫn cho nên làm cho vàng bị phân biến. Trong quá trình rèn luyện và huân tập thì sự nung nấu và đúc kết được kim tính và kim tính được tăng trưởng theo quá trình biến hoá của nó. Như vậy, Hoàng Kim là trở về chân tính để kết tinh chân tính. Cho nên kim tính nó đồng với chân như kim cương, nên bản chất chân như cũng là kim tính. Điều này Mẹ đã nói trong kinh rất nhiều, tức là Mẹ mong tất cả các bậc hiền sĩ thành tựu kim tính. Vì có chính vị kim tính thì mới có thể đem chính vị kim tính đó mà hoá độ chúng sinh. Vì không có gì quí hơn chính vị kim tính. Vì kim tính nó là tính chắc thật không bị biến đổi, nó không có ảo và không có những việc xâm hại đến đời sống của tất cả muôn loại vì kim tính là giá trị vật lý quí nhất ở trên đời này. Chỉ có đem vật quí đó mà trao cho nhân loại thì nhân loại mới được hạnh phúc.
* Cơ cấu và hệ thống thành lập Hoàng Kim:
Chúng ta liên đới lại trong tính thể tương tác thập nhị nhân duyên thì thấy rằng vô minh sinh liền ra hành. Đó là tính khách quan về vũ trụ quan nhà Phật, là vũ trụ quan tổng thể giữa tinh hoa tính và tinh hoa thể cả tâm lẫn vật. Còn khi mà chúng ta xuống học phẩm kinh Bát Nhã để nói lên tính Hoàng Kim. Thì trong ngũ uẩn: sắc, thọ, tưởng, hành, thức, chúng ta thấy sắc nó nằm ở trước. Vậy phần kinh này là thiết lập ở tầng độ nào?
Ở trong tính của vũ trụ quan thì vô minh có trước hành có sau. Nhưng khi xuống Bát Nhã thì hành đứng ở phần thứ tư. Như vậy chúng ta liên đới lại phần này để thấy hệ thống và cơ cấu của Hoàng Kim đối với thượng tầng và hạ tầng thiết lập trật tự như thế nào để chúng ta thấy được tính đó. Nếu chúng ta trích giảng về phần Bát Nhã, ngũ uẩn giai không độ nhất thiết khổ ách, thì đây là phần nhị nguyên. Còn về thập nhị nhân duyên tương tác tính thể dung thông thì kể cả nhất thể và nhị thể.
Như vậy thì trở lại vấn đề biện chứng pháp của năm ấm trong công thức hoá thì nhà Phật gọi là giai không, vậy chúng ta trích giải và định nghĩa giai không như thế nào? Nếu chúng ta chấp không và tuyệt đối của cái không thì chúng ta lấy cơ sở nào, công thức nào, nền móng nào để chúng ta hoá kim? Các vị hãy lắng nghe.
Bây giờ nói về Hoàng Kim thì nguyên tắc của nó là, nếu không có pháp thân của khách quan đã được hoàn chỉnh giá trị chân tính viên mãn thì nhân đâu chúng ta có pháp thân? Đức Như Lai có pháp thân cũng phải đi trở về Hoàng Kim mới có pháp thân. Khi có pháp thân rồi thì mới hóa thân và thị hiện thân được. Như vậy có cái gốc mới sinh ra cái ngọn. Chúng ta có thể chia ra tam thân như thế này: Tức là bản giác giá trị ánh sáng vô cực và tính tổng hợp của tinh hoa siêu sắc thể là chủ thể của pháp thân. Pháp thân giống như là một khối tinh hoa đã được kết tinh không còn bị biến đổi nữa, pháp thân chính nó không dựa vào đâu, vì nó là vô cực ở trong không cùng của thời gian và không gian, nên không dựa vào đâu. Còn hóa thân và hiện thân thì phải dựa vào vô cực, dựa vào pháp thân. Thì năm ấm tức là hóa thân mới có thân lập của chúng ta hiện nay. Như vậy năm ấm có tính thành lập, thành lập từ đâu? Nếu nói từ sắc thể thì đó là tính biện chứng. Nhưng đứng trên tinh thần đối chiếu giữa năm ấm và mười hai nhân duyên tương tác thì xác thân chúng ta phải có siêu sắc thể mới có xác thân. Như vậy biện chứng pháp của sắc là vật lý hóa hiện hữu của hình tượng, nhưng nó không tách rời siêu sắc thể để có. Thọ là chúng ta thọ nhận những gì trực tiếp trong đời sống của nhị nguyên, thì bản chất và giá trị của tính chất tinh hoa nó cũng dung nạp và thọ nhận nhau. Ví dụ như âm dương gặp nhau thì đó là thọ của tính vũ trụ quan và thọ của tính nhân sinh quan. Như vậy có cái sắc của vũ trụ quan, có cái thọ của vũ trụ quan và có sự tăng trưởng về giá trị tinh hoa tổng hợp của vũ trụ quan mới có hành , thì mới đủ cái tiêu chuẩn tổng hợp về năng lượng, về sức mạnh để nó hoạt động mà phát triển sinh ra ánh sáng. Mà ánh sáng được thiết lập là ánh sáng định tức là mặt trời, ánh sáng động tức là hành tinh.
Như vậy, trong ánh sáng nó vẫn nói lên tính chất giá trị của tính âm và dương. Ví dụ ánh sáng định là dương, ánh sáng động là âm. Thế thì ánh sáng động nó thành lập ở đâu? Thành lập ở hành tinh. Ánh sáng định thành lập ở đâu? Thành lập ở nhật quang. Như vậy, năm ấm là có thực trong đời sống của vũ trụ và nhân sinh quan thì sao đức NHƯ LAI lại nói là: ngũ uẩn giai không độ nhất thiết khổ ách?
Nếu chúng ta còn dính năm ấm ấy thì chúng ta không độ nhất thiết khổ ách. Vậy cái gì khổ và cái gì không khổ? Thì chúng ta phải hiểu cái không của năm ấm như thế nào để đúng với nghĩa tuyệt siêu của ánh sáng tổng thể vũ trụ. Giai không ở đây là đức Như Lai muốn nói rõ cái chỗ lầm chấp và phân biệt của tính và thể, là lầm chấp cái vỏ của sắc thọ tưởng hành thức, mà chúng ta bị quay theo cái năm ấm đó. Tức chúng ta bị mất đi phần tính của năm ấm. Như vậy đức Phật nói cái không ở đây là cái không lầm chấp, cái không của kiến thủ, cái không của ái nhiễm, cái không của vọng tưởng. Tức là không nhiễm trước và không lầm chấp của sắc thọ tưởng hành thức. Cái không như vậy đó chứ không phải cái không của chân tính và giá trị ánh sáng thực hữu của sắc thọ tưởng hành thức. Chúng ta không thể loại được cái thọ, thọ ở đây là thường gặp nhau. Giống như là đơn vị hoá học vậy. Thì chúng ta có thể tách rời cái nguyên lý của các đơn vị hóa học để thành lập tất cả những giá trị tác phẩm được hay không? Điều đó không bao giờ có. Như vậy, về phần tánh của sắc thọ tưởng hành thức không bị triệt tiêu, mà chúng ta hóa giải được tất cả những phần rối ren nhất của phần chuyển động thì chúng ta liền có tính Bát Nhã. Chứ không phải là diệt ngũ uẩn. Thật ra đức Phật nói diệt ngũ uẩn tức là chuyển hoá cái hạ qua thượng. Tức thu liễm cái quá trình thành lập của phần ngọn đó và rút tỉa tất cả những tinh hoa cho phần gốc thì có Hoàng Kim. Như vậy chữ vô của tính Bát Nhã không phải là không có, mà chữ vô của quá trình giải phóng và đột phá tất cả những pháp dính mắc, bị mắc kẹt giữa phần tính và phần tướng. Chứ không phải là không có gì. Mà chữ vô của nhà Phật là đoạn tuyệt không còn lầm lẫn, không nhiễm trước. Chúng ta không nên cố chấp là cái gì cũng không có, nếu cố chấp như vậy thì coi chừng cái gốc cũng mất luôn và dẫn đến sự đoạn kiến một cách nguy hiểm. Chữ vô của nhà Phật là quyền biến các pháp và chuyển hoá các pháp trở về chân tính. Chứ chúng ta đừng nên hiểu vô là không có gì. Chúng ta muốn giải quyết cái không có gì thì đầu tiên chúng ta phải giải quyết những vấn đề quan trọng nhất trong đời sống nhị nguyên và sắp xếp cho nó trật tự, ổn định và ly tâm của sự tương tác sẽ quay vào nội lý. Thì chúng ta không cần phải diệt ngũ uẩn, mà ngũ uẩn nó vẫn là những quy luật, định luật tất yếu của sự chuyển động trong đời sống đó, nếu chúng ta biết kết tinh kim tính thì chúng ta cần năm ấm đó, nhờ năm ấm đó mà tập kết và chuyển tải tinh hoa cho chúng ta trở về một gốc, thì năm ấm rất quan trọng và cần thiết. Năm ấm là nền tảng cho sự tiến hoá nhất định của giá trị Công Luật vũ trụ. Như vậy, tất cả những nhà bác học người ta làm bất cứ thứ gì cũng không thể tách rời năm ấm. Vì sắc thể là vật thể rồi, còn thọ tức là hóa, vì nếu nó không gặp nhau, không duyên ký với nhau, không hội tụ với nhau giữa đơn vị này gặp đơn vị kia thì lấy gì để hóa. Còn chữ tưởng của nhà phật chúng ta đừng hiểu theo kiểu tư tưởng, mà phải hiểu là tất cả những vai trò tinh hoa được tập hợp lại mới có sự tăng trưởng, phát triển. Không phải ở đơn vị tưởng không mà còn là tăng trưởng, tưởng trưởng và hình thành những giá trị tổng hợp ấy mới có thể phát huy được tiềm lực của nó, khi đầy đủ tính tinh hoa rồi thì mới có cái hoạt động thật sự. Như vậy, nếu như tưởng của cái vọng, hành của cái vọng, thức của cái vọng và lầm lẫn của sắc thọ mà không có ánh sáng của sắc thọ đó thì rất nguy hiểm; nếu chúng ta không hiểu cái nhất thể của sắc, không hiểu cái nhất thể của thọ là rất nguy hiểm. Nếu chúng ta trở về nhất nguyên của thọ thì thọ là bất phân ly và giữ cái sắc thọ trong nhất nguyên thì năm ấm đó không nguy hiểm. Vậy giai không là giai không của siêu hữu thì năm ấm ở bên bờ hội tụ là nhất nguyên. những cái mà không làm chủ nó, không giữ nó để nó tự do phóng túng, chạy nhảy lung tung, đó là nhị nguyên. Như vậy nhân sinh đang sống trong cái không làm chủ, vì sống theo quá trình thọ nạp một cách nguy hiểm, chạy theo sắc thể một cách nguy hiểm mà nó chưa bao giờ thu liễm tất cả những sắc thể và thọ nạp những tinh hoa năm ấm tốt tươi vào trong đời sống của chính nó, cho nên nó bị tan vỡ trong năm ấm đó.
Như vậy, trong kinh Hoàng Kim nói về pháp tam thân thì giá trị pháp thân vẫn là chủ thể của vạn pháp. Nếu hiểu được thế này thì pháp thân vẫn là chủ thể của năm ấm, thì năm ấm đó là phương tiện hoá của pháp thân, vì chúng ta bị kẹt ở năm ấm đó mà chúng ta không thấy được pháp thân là chủ thể của năm ấm. Nếu chúng ta thấy được pháp thân là chủ thể của năm ấm thì đối với năm ấm vẫn là con ngoan cháu thảo của chúng ta. Còn nếu nói năm ấm là không cần thiết thì chúng ta thực hiện con đường nào để trở về Hoàng Kim? Nếu không có sắc của siêu sắc thể, nếu không có thọ của siêu thọ thể và siêu chân hành, nếu không có tăng tiến, tưởng trưởng về giá trị tổng hợp của tinh hoa và hoàn bị tất cả những giá trị của tinh hoa đó thì không có con đường nào để trở về Hoàng Kim, vì không có con đuòng thứ hai. Như vậy, chúng ta đi trên năm ấm của sắc thọ tưởng hành thức và đi trong con đường năm ấm của chu trình lập nội, thì chúng ta trở về Hoàng Kim. Còn chúng ta đi trong chu trình của năm ấm lập ngoại thì phân biến giá trị Hoàng Kim.
Như vậy, người học Công Luật là học cái nhân của vạn hồi tức là vạn hồi tinh hoa trở về trục não, cái biện chứng của vạn hồi tinh hoa trở về trục não thì đức Phật Thích Ca đã làm ở trong tính biện chứng đó là đem tất cả tinh hoa về não để hóa thành ngọc xá lợi, đó là phần thể của vạn hồi tinh hoa được ngọc xá lợi, còn nếu vạn hồi tinh hoa của phần tính thì được kim tính, như tính ánh sáng viên giác và có kho tàng pháp tạng vô biên. Tính biện chứng về phần thể là vạn hồi tinh hoa được ngọc xá lợi trên thủ kinh, mà phần tính thì được viên giác ánh sáng vô cấu pháp thân bất diệt. Như vậy, được những cái lớn đó trong đời sống của nhân sinh quan và vũ trụ quan của Công Luật học nhà Phật gần như là một sự sống đời đời và bất diệt không bao giờ mất. Chính vì chúng ta biết giá trị Công Luật như vậy nên trên con đường tiến thân của nhân loại đi vào trong ngôi nhà nội tính của vũ trụ thì gần như là sự sống đời đời. Bởi vì sinh diệt tương tục vô tận không chấm dứt thì chính nó là đời đời và nó không tách rời giá trị vô cùng của ánh sáng dung chứa không có biên giới đó, để nó được tồn tại mãi mãi vượt trên không gian, thời gian, thì nó vẫn là đời đời. Tính của tối thượng, của thường trụ và ánh sáng không biên giới đó là đời đời. Loài người ở từ gốc đời đời sinh ra thì cũng được đời đời hóa thân và cũng không bao giờ bị mất một thứ gì hết. Như vậy cái ý nghĩa trong kinh Bát Nhã đó là cái chìa khoá của Hoàng Kim. Như muốn trở về Hoàng Kim phải có tính Bát Nhã, trở về Pháp Hoa, Hoa Nghiêm phải có tính Bát Nhã tất cả mọi thần chú uy linh nhất cũng không thể tách rời Bát Nhã để có những thần chú uy linh đó. Như vậy thì chư Phật ba đời đều y cứ trên Bát Nhã, để thực hiện những công trình chính đại nhất, chính thượng nhất. Còn nếu không có tính Bát Nhã thì chắc chắn là chỉ đi ở biên độ thôi chứ không thể vào được cái lõi của nó. Sắc bất dị không, không bất dị sắc ở cái thềm khách quan thì không và có là một gốc và không dị lập nhau. Nó dị lập nhau là do quá trình phân lập cơ cấu hệ thống để chịu vai trò trách nhiệm của sự tác đông trong đời sống phát triển đó mà có sự khác biệt của các căn nguyên cho nên bị dị lập, vì chúng ta lầm cái dị lập của cơ cấu nên ta đánh đổ cái nhất thể nguyên trạng của tính phẩm Hoàng Kim và bị rối ren trong cái phân biệt đó. Như Lai đã nói: nếu 6 căn ấy nó không phục vụ cho một gốc là ý thức thì không bao giờ nó kết tinh được; tức là 6 căn đó nó hoàn toàn bị dị lập. Trên phần thể thì nó bị dị lập, mà phần tính thì nó không dị lập bao giờ. Vì tất cả đều trở về một mối, một gốc, là một chứ không có hai. Như vậy thì dù cho 6 hay nhân lên 6 ngàn, 6 tỉ lần đi nữa cũng trở về một. Như vậy xét về tính cơ cấu thì có dị, dị đó là phần vai trò trách nhiệm phân biệt cho nó làm, nhưng cuối cùng là nó làm cho một chủ thể, thì phần này không có dị, cho nên gọi là sắc bất dị không. Bởi vì khi ý thức đã gom tụ được tinh hoa, 6 căn không còn phân tán nữa thì bắt đầu nó quay vào, mà quay vào tức là giá trị Hoàng Kim đó. Thì sắc bất dị không, không bất dị sắc tức là sự hợp nhất. Như vậy, tính Bát Nhã là tính hội tụ nên mới có Hoàng Kim. Thuyết hội tụ là nói lên sự dung chứa toàn thể tổng tinh hoa từ sắc thể tới siêu sắc thể, từ tính cho đến tính thể và các cơ quan lập thành của vũ trụ đều ở trong cái nguyên lý hội tụ cả, vì nếu nó tách rời tính hội tụ ra thì nó mất tính Bát Nhã. Như vậy định nghĩa của Bát Nhã là hội tụ và định nghĩa của hội tụ là sự Hoàng Kim.
Như vậy hiện thân và hóa thân là công trình công phu hóa ở trong năm ấm, là dùng tất cả những công thức để chuyển hóa tổng tinh hoa trở về với gốc để hoàn trả lại kim tính, thì chúng ta mới tròn đủ được kim tính. Vì tất cả các pháp thể trên thế gian này đều là tinh hoa thể thuộc của tinh hoa tính. Sự chuyển động của tinh hoa thể là lực ly tâm, là tải chuyển tất cả tổng tinh hoa về gốc để thành Hoàng Kim. Như vậy không cho tất cả các pháp phân tán, không hiểu sai biệt của tính Bát Nhã, của tính năm ấm về vấn đề thành lập và chứa nhóm tất cả những tổng tinh hoa ấy trong đời sống của chúng ta, mà tập hợp trở về một gốc là Hoàng Kim.
KINH TAM THẾ PHẬT QUANG
(Đêm mùng 7/12/ Bính Tuất, Ngọc điện Đat Đa La)
Tam Thế Phật Quang là gì? Là vô lượng quang kim sắc A Di Đà Như Lai, Oai Âm Dương Đại Thế Chí Như Lai và Quảng Đại Linh Cảm Ứng Quán Thế Âm Như Lai.
Hôm nay tôi sẽ trích giảng về phần này.
Công năng của Tam Thế Phật Quang ra sao? Sự thiết lập hệ thống của Tam Thế Phật Quang đối với sự hóa đạo trong đời sống của các tầng thấp và ảnh hưởng đối với Tam Thế Phật Quang như thế nào?
Tam Thế Chư Phật gồm có: A Di Đà Như Lai, Quán Thế Âm Như Lai và Đại Thế Chí Như Lai. Tại sao lại kết ba chân như vậy mà không tách rời nhau giữa giá trị Vô Lượng Quang Kim Sắc, Quán Thế Âm và Đại Thế Chí? Tại sao đã lập thành một cụm gọi là Tam Thế Phật Quang , và công năng đức Phật Đại Thế Chí, công năng đức Phật Quán Thế Âm và công năng đức Phật A DI Đà như thế nào?
Các vị hãy lắng nghe! Ngay trong thời kỳ đức Từ Phụ Thích Ca Mâu Ni ra đời Ngài thuyết về Hoa Nghiêm và Pháp Hoa, là Ngài giới thiệu để minh chứng và làm nhân chứng cho giá trị của Tam Thế Phật Quang. Chứ thật ra thì Tam Thế Phật Quang là hoàn toàn ở trong sự ứng cúng chính biến hộ niệm. Vì ngay lúc bấy giờ không có đức A Di Đà có mặt tại cõi dục giới chúng ta. Mà đức Phật Thích Ca Ngài đã đạt được vô thượng chính đẳng giác tri kiến Phật, nên Ngài có quyền tri kiến được thập phương Như Lai. Thì trong đó Ngài đã tri kiến và thuyết về phẩm kinh Pháp Hoa, Hoa Nghiêm, về vô lượng quang của A Di Đà. Mà chúng ta thường gọi là Tam Thế Phật. Trong Tam Thế Phật gồm có Vô Lượng Quang A Di Đà Như Lai, Quán Thế Âm và Đại Thế Chí. Như vậy thì Tam Thế Phật Quang có công năng đặc thù, tính chung và tính riêng như thế nào để trở thành sức mạnh của Tam Thế Phật Quang, để hóa độ trong ba tầng thượng trung hạ. Có liên quan đến ba tầng không riêng gì dục giới chúng ta, mà còn liên quan đến cõi sắc giới và vô sắc giới là vì sao? Vì Tam Thế Phật Quang là biểu trưng cho sức mạnh tổng hợp của giá trị Trung Tâm Vạn Năng và thể hiện tính tuyệt đối của Kim Sắc Quang Minh vô cùng to lớn của đức A Di Đà, về sự trợ thủ hộ niệm và sức mạnh của Tam Thế Phật Quang luôn luôn không tách rời nhau. Vì đó là sự hiệp thông của tính công suất lớn đối với giá trị của Như Lai. Quán Thế Âm thì có công năng gọi là thiên thủ thiên nhãn vô ngại đại bi, trong công năng đó Ngài lại có ngàn mắt sáng chói và ngàn tay trang nghiêm.
Vậy, Quán Thế Âm nghĩa là gì? Quán là quán chiếu, tức Ngài dùng ánh sáng tối thượng linh năng chân pháp, có tính thiên nhãn của lý tính để thông hiệp vạn hữu và thấy rõ tất cả mọi loài đang kêu khóc và cầu xin, khắp trong ba cõi không có chỗ nào mà Ngài không thấy biết. Chữ Âm là âm thanh, tức Ngài dùng ánh sáng và nghe rõ tất cả mọi loài đang kêu khóc và cầu xin, khắp trong ba cõi không có chỗ nào mà Ngài không nghe biết. Như vậy Quán tức là thấy, âm tức là nghe, mà cái thấy và nghe của Ngài là ngàn mắt sáng chói và ngàn tai nghe biết mọi sự kêu cầu của chúng sanh, dù bất cứ ở đâu khi đã niệm tưởng đến ngài thì tức khắc đức Quán Thế Âm biết ngay. Đó là công năng của vô lượng quang, từ trong pháp thân kim sắc hóa lập và hình thành biểu trưng cho giá trị thông suốt không bị mắc dính và không bị trở ngại. Cái nhìn thấy và nghe biết của ngài không phải bằng con mắt thường tai thường, mà cái nhin nghe thấy biết của ngài là ánh sáng viên giác thuộc về lĩnh vực Hoa Nghiêm, thuộc về pháp tính và chân tính của sự thông suốt tức gọi là tánh nhãn tánh nhĩ và vô lượng tánh nhãn tánh nhĩ. Nghĩa là sự thông suốt của tánh nhãn tánh nhĩ, vì Ngài đã trở về chỗ viên giác, chính vì vậy mà không chỗ nào Ngài không thấy nghe. Trong sáu pháp từ đồng tính đến biệt tính, đến các pháp thành lập giữa cái dị biệt, Ngài không còn bị mắc dính bất cứ một pháp nào, vì thế Ngài thấy nghe suốt tất cả chúng sinh ở trong tam giới.
Như vậy, tính bất biến của giá trị thông suốt đó không bị biến đổi và công năng của tính thiên nhãn, công năng của tính thiên nhĩ đã được nghe rõ ở trong các đại kinh. Tức là thiên thủ thiên nhãn vô ngại đại bi tâm Đà La Ni. Tâm Đà La Ni là công năng vô thượng của ngài. Chữ Đà La Ni người ta dịch rõ ra tức là kim thể chân tính bất biến, Đà La Ni là tột đỉnh của giá trị thành tựu viên mãn của mười hiệu Như Lai và sự hoàn chiếu của kim thể, không còn phân biến của kim thể nữa. Đà La Ni là tính vô cùng và sự biến hóa vô vùng mà không bao giờ thêm bớt sự vô cùng đó. Tức Đà La Ni là không tăng không giảm, không trong không ngoài, không thêm không bớt, không trắng không đen. Tức là mang tính bất nhị, trở về nhất thể mà nhất thể là thể lập của pháp thân Như Lai. Là viên giác ở trong trung tâm vạn pháp mà không pháp nào không có và pháp nào cũng trở thành tinh thông, đó là Đà La Ni. Không có pháp nào biến đổi và trở về sự thống nhất của nguồn cội đối với đấng Thống hóa, không còn bị sinh diệt nữa đó là Đà La Ni. Vì vậy cho nên Ngài hóa được vô lượng thân, Ngài hóa được thiên nhãn và thiên nhĩ để quán sát và nghe thấy; quán sát mọi sự khổ đau tùy theo nhân duyên mà Ngài thị hiện nhiều cách, tùy theo mọi hoàn cảnh và điều kiện của chúng sinh, tùy theo mọi nhân duyên mà Ngài đến để độ cho chúng ta. Cho nên bất cứ ở đâu khi có tai họa mà niệm Ngài thì tức khắc Ngài biết ngay. Cũng có những người không niệm Ngài, nhưng lại có nhân duyên thì Ngài cũng thấy cũng biết và độ cho người đó. Như vậy công năng của Quán Thế Âm là công năng tột đỉnh vô cùng to lớn, không có công năng nào sánh được với công năng của Ngài. Cho nên đức Thích Ca mới khen ngợi đức Quán Thế Âm là đấng công năng tột cùng của sự nghiệp cứu thế.
Còn Oai Âm Dương Đại Thế Chí thì công năng là gì? Bởi vì vạn loại đều kết tinh từ âm dương và sức mạnh của âm dương vạn tỏa mà sinh phát tất cả vạn pháp, vì không có pháp nào tách rời sức mạnh của oai âm dương, đó là nguyên tắc của Phật Quang. Vì ánh sáng tột cùng của giá trị kết tinh kim thể cũng không tách rời sự thống nhất hội tụ của oai âm dương. Cái siêu thể ánh sáng tột cùng của oai âm dương ở trong vũ trụ quan thì không có gì sánh bằng sức mạnh đó. Nếu không có oai âm dương thì không thể chuyển hóa được vạn pháp, vạn pháp không thể chuyển động từ sự mở rộng đến thu hẹp, từ vô cực đến vi cực, từ chỗ vô cùng của các chiều được lập thành kể cả chiều thứ tư cũng không thể tách rời cái tính chất thống nhất và sức mạnh vô cùng của oai âm dương đó. Khi sự thống nhất về sức mạnh tột đỉnh của oai âm dương thì trở thành vạn năng Thế Chí. Thế chí là lập thế trong các loài và đời sống trong lập thế của các loài đều chịu lực chi phối của oai âm dương. Cho nên đức Đại Thế Chí có công năng là dùng sức mạnh oai âm dương để vạn tỏa vạn pháp và thu tất cả vạn pháp về một gốc, phát ánh sáng với sức cường độ to lớn của oai âm dương làm cho chúng sinh được an lạc và hạnh phúc. Như vậy,sức mạnh của oai âm dương Đại Thế Chí Như Lai cũng là biểu trưng cho sức mạnh của oai âm dương vũ trụ. Vì chất lượng và giá trị của oai âm dương gần như là cánh tay tôi luyện và công suất gôm tụ tất cả tinh hoa về một gốc và không cho tinh hoa phân tán. Cuối cùng thì tất cả tinh hoa về hội tụ để đúc kết giá tri kim tính cũng nhờ sức mạnh của oai âm dương qua những quá trình tôi luyện như vậy mới có thể thành giá trị bất biến trong sức mạnh của oai âm dương đó. Thì đó là công năng của Đại Thế Chí. Như vậy, sức mạnh của oai âm dương Đại Thế Chí cũng biểu trưng cho sức mạnh vô lượng quang kim sắc của A Di Đà Như Lai. Cho nên Quán Thế Âm có thiên thủ thiên nhãn vô ngại đại bi để đại diện tính giá trị bất biến vô lượng quang của vô lượng quang A Di Đà Như Lai. Đại Thế Chí là sức mạnh của oai âm dương vạn tỏa nhằm đại diện cho sức mạnh khổng lồ của vô lượng quang Như Lai, đã hiệp thông thực hiện công án thiết lập Tây phương cực lạc kim sắc ở trong nguyên tắc của bát quái, còn gọi là bát cung thì cung đoài là cung kim. Cung kim tức là kim thể, mà kim thể là giá trị tốt nhất của vạn pháp. Vì tất cả vạn pháp cái cuối cùng đều trở về kim thể. Vì kim thể là chất liệu tốt nhất của tất cả những vật thể, đó là nói về vật thể. Còn nói về tính thể khi hiệp thông giá trị chân tính trở về kim cương thì gọi là Hoàng Kim Kinh. Trở về tính bất biến của Kim Kinh và vô lượng quang Như Lai đã có vô lượng quang kim sắc. Như vậy, chữ tây phương ở đây thuộc về tính chất giá trị kim tính để biểu trưng trong bát quái. Cho nên đức A Di Đà thủ trì giá trị kim sắc là chiếm lĩnh cung kim và thiết lập cung kim để xây dựng nước cực lạc. Như vậy, nước cực lạc là nước của kim sắc, là tính của kim sắc. Vậy thì chúng sinh pháp giới đều có tính kim sắc đó. Khi trở về cung kim là trở về với kim sắc pháp tính. Cho nên chữ tây phương là nói lên tính chất và ấn tượng của cung kim. Chứ hiện nay chúng ta đang đứng trên thế giới của thái dương hệ này, thì chúng ta có thể rạch ròi đông tây nam bắc qua chu trình quay của mặt trời. Còn nếu chúng ta ra khỏi thái dương hệ này thì phương tây nằm ở đâu? Không thể chỉ ở đâu được! Như vậy, đức Phật giới thiệu tây phương là đức Phật giới thiệu cung kim của bát quái và tính bất biến của cung kim, đó là tính kim sắc của tây phương cực lạc. Như vậy, tây phương cực lạc có hẳn trong đời sống của chúng ta .
Nếu ai trở về nhất niệm để rèn luyện tâm pháp và trở về nhất thể thì đều có kim tính. Chính cái kim tính đó là biểu trưng cho tây phương cực lạc, là chúng ta về thế giới tây phương, là hiệp thông với kim sắc vô lượng quang, đó là tính cấu trúc của minh triết..
Đức Phật nói về thập phương tức là Ngài chia cái bát quái đó. Bởi vì khi mà hóa là phải có bát quái, chưa hóa thì chưa có bát quái. Nhưng khi thành lập hóa là phải có bát quái, khi có bát quái thì mới có ngũ hành. Vậy cái ngũ hành mà đức Lão Tử nói thì hoàn toàn là đức Phật chấp nhận, bởi vì đó là tính khoa học dịch lý. Nhưng tại sao đức Phật Ngài nghiêng về tâm, là nhằm mở rộng vạn pháp, nhưng cái hình đồ vạn pháp thì đức Phật Ngài không chối bỏ về nguyên tắc của dịch lý. Cho nên, Ngài thiết lập tây phương là nhằm để nói đến kim tính và giá trị thành tựu kim tính. Như vậy tây phương cực lạc là giá trị kim tính, chứ không phải tây phương cực lạc là chúng ta lại mơ tưởng đến một phương tây. Nếu có phương tây cực lạc thì ta đứng trên hành tinh này ta chỉ tây phương cực lạc ở đâu? Không lý là bên Mỹ sao? Còn nếu mà chỉ xa hơn thì nó không có căn cứ để mà chỉ phương tây. Vì còn ở trong thế giới này có chu trình quay của mặt trời thì chúng ta định hướng phương tây được, chứ còn định hướng cái phương tây cực lạc của A Di Đà thì không có phương hướng. Như vậy, ngoài cái phương hướng của bát quái thì không có phương hướng nào hết cả. Vì sức mạnh của kim tính và thành tựu kim tính của chánh biến tri, vì không biến đổi của kim tính mới có thiên nhãn thiên nhĩ, mới có sức mạnh của oai âm dương Đại Thế Chí, mới có vô lượng quang A Di Đà Như Lai.
Đức Như Lai nói thất bảo và tám hàng cây báu là nói trong trình lộ của cấu trúc thôi. Chứ khi chúng ta chiếm lĩnh được kim tính rồi, thì có thể nói là hàng triệu thất bảo và hàng triệu hàng cây báu cũng có nữa chứ không phải chỉ có thất bảo và tám hàng cây báu. Nhưng đức Phật nói tám hàng cây báu là nguyên tắc của bát chánh đạo, còn thất bảo là nguyên tắc của thất giác bồ đề. Đó là minh triết giá trị tính chất của pháp thể và pháp tính chứ không phải là lập hình bao nhiêu đó mà đủ cảnh trí của vô lượng quang A Di Đà Như Lai. Có thể nói là khi trở về kim thể thì kho tàng pháp ngọc vô biên. Nghĩa là thứ gì cũng có và số lượng không thể tính đếm cho hết được cái pháp tính vô lượng kim thể đó, vì kim thể nó đã thành tựu thì nó có thể trở thành núi kim thể, sông kim thể và tất cả đất nước đều kim thể. Chứ không phải là cái kim thể của số lượng mà chúng ta tính đếm được. Khi trở về pháp thân thì chính pháp thân là chủ thể của giá trị ngọc và nơi nào cũng thấy ngọc, tam giới đều là ngọc cả. Như vậy, ở trong tinh thần của Hoa Nghiêm của vô lượng quang và công năng Phật quang đã nói rõ về tính kim sắc của vô lượng quang A Di Đà Như Lai và đồng thời những công năng hóa thân để thực hiện trong sự nghiệp tam thế đó thì đức Quán Thế Âm đại diện cho sức mạnh vô cùng to lớn của vô lượng thân kim sắc A Di Đà Như Lai.
A Di Đà Như Lai nghĩa là vô lượng quang, mà đã vô lượng quang rồi thì không có công năng nào không có. Kể cả công năng thiên nhãn cũng có, thiên nhĩ cũng có và sức mạnh của oai âm dương vạn tỏa cũng có và Đại Thế Chí lập tất cả tam thế, vượt trên tam thế và hóa tam thế. Đó là minh triết của Tam Thế Phật Quang.
Đức Phật nói thế này: Các ngươi muốn trở về với thế giới A Di Đà là trở về nhất tâm, mà trở về nhất tâm là trở về cái chân tính thực thể của mình, chính trở về nhất tâm mới kết tinh được pháp tâm, kết tinh được pháp tâm thì mới hóa kim tính. Như vậy tây phương là cung cõi của bát quái, là kim thể rồng tính của giá trị vô lượng quang. Chúng ta không nên định hướng tây phương theo kiểu mơ hồ và vọng tưởng hoàn toàn không có triết lý. Không thể nói tây phương là phương tây; không thể nói tây phương là hóa thượng được, bởi chữ tây là tây, chứ không thể tây mà hóa thượng được. Thế thì Ngài nói thượng phương A Di Đà, chớ sao Ngài lại nói tây phương làm gì. Vì tây là đặc thù của giá trị kim sắc. Như vậy thì khảm hóa thủy, nam hóa hỏa, tây hóa kim…Vậy đức Phật đã thừa nhận thập phương Như Lai, nếu không thừa nhận tám cung thì nhân đâu có thập phương Như Lai? Như vậy tám cung này là tám phương hướng, cùng với thượng phương và hạ phương nên mới có thập phương. Đức Phật thừa nhận thập phương Như Lai là vì thừa nhận công suất hóa của tam giới. Nếu không có công suất hóa trong tam giới thì thập phương Như Lai làm sao có. Như vậy có bát quái, có ngũ hành tức có hóa, mà có hóa tức là từ tinh hoa của giá tri kim trở về kim bất hoại. Đó là thể lập của cung tây biểu trưng cho kim sắc vô lượng quang, nên đức Phật mới giới thiệu là tây phương cực lạc kim tính vô cực quang.
Tóm lại: Công năng Tam Thế Phật Quang gồm có: Đức Vô Lượng Quang Như Lai A Di Đà, Đức Đại Thế Chí và Đức Quán Thế Âm. Quán tức là quán chiếu thấy rõ tất cả mọi sự đau khổ của chúng sinh. Âm là nghe biết mọi sự kêu cầu của chúng sinh rộng phắp trong tam giới. Như vậy, Quán Thế Âm trở thành khổng lồ trong vũ trụ rồi. Pháp thể của Ngài trở thành chỗ vô cùng mà không chỗ nào bàn nghĩ hết. Vì vậy cho nên ở trong mỗi thời kỳ đều có Quán Thế Âm trực tiếp làm chủ thể công án. Chúng ta không thể nào bàn nghĩ hết về sức mạnh và giá trị vô cùng của Quán Thế Âm.
Như vậy, đức Quán Thế Âm và Đại Thế Chí là hai vị đại diện cho giá trị tổng thể của kim sắc vô lượng quang A Di Đà Như Lai. Vậy A Di Đà Như Lai là có thiên thủ thiên nhãn vô ngại đại bi tâm Đà La Ni và A Di Đà Như Lai là có oai âm dương vạn tỏa và sức mạnh của Đại Thế Chí vượt trên mọi chí lập của tam giới. Vì Tam Thế Phật Quang là sự hóa quang, công suất quang, công năng quang và vô cùng giá trị ánh sáng tuyệt đối đối với tam thế. Vậy tam thế tuy ba là một, tuy một là ba. Có thể tạm chia đức A Di Đà là ngôi chủ thể, pháp chiếu hạnh nguyện vô biên và không có biến đổi, để dung chứa tất cả những ánh sáng kim sắc hằng mãi mãi cực lạc trong đời sống đó và biểu trưng Quán Thế Âm – Đại Thế Chí là hai vị để thể hiện công năng và sự hóa độ vô cùng của sức mạnh vô lượng quang.
Còn nếu hiểu theo kiểu nhật tụng, thì đó chỉ là sự giới thiệu của đức Từ Phụ, Ngài nói ở đây là nói mặt bằng của giá trị công năng. Còn bây giờ ở thời kỳ hiện đại thì chúng ta phải thấy được cái lõi công năng và giá trị chính thực của vô lượng quang và phương hướng đặc thù của minh triết, của kim thể cung kinh và dịch chiếu bất biến của sự thành tựu đối với pháp thân vô lượng quang. Chớ không thể mường tượng cõi tây phương một cách mơ hồ. Như vậy cõi tây phương đã hằng có ở trong trái tim và khối óc của chúng ta, của những lẽ chân chính và trở về kim thể của chúng ta rồi. Cõi tây phương là pháp tính bất biến và không thay đổi kim thể của chúng ta . Cõi tây phương là cõi trực diện và chính nó là nhất thể quán ánh sáng vô biên của pháp tính và pháp thể. Nếu chúng ta nhập cuộc được pháp tính và trở về tính bất biến thể thì tức khắc một giây sẽ có cõi tây phương.
Như vậy, chỉ có triết kinh mới làm sáng tỏ cái lõi của Hoa Nghiêm A Di Đà và chỉ có minh triết Công Luật mới có thể làm sáng tỏ được tính khoa học của A Di Đà, mới thấy được sức mạnh chung của oai âm dương vạn tỏa đối với Đại Thế Chí Như Lai. Còn không thì chúng ta chỉ chấp cái tướng của Đại Thế Chí Như Lai chứ chưa thấy được cái tính chất và sức mạnh của oai âm dương vạn tỏa, của Đại Thế Chí Như Lai trong vũ trụ.
Như vậy, Đại Thế Chí Như Lai là đại diện cho sức mạnh biểu trưng cho Đại Thế Chí của vạn pháp trong sự nghiệp hóa vạn pháp cùng nhân loại thế giới. Vì Ngài nói rằng: Ta đại diện thành tựu sức mạnh của oai âm dương Đại Thế Chí là cái gương sáng chiếu để phát huy sức mạnh oai âm dương của các ngươi và ánh sáng của Đại Thế Chí trong các ngươi, để các ngươi trở thành Đại Thế Chí sức mạnh của oai âm dương đó.
Trên là nói rõ về các thừa tạng để làm cho sự nghiệp vãng hồi trở về tâm thể, trực diện với tâm thể để thấy cái đời sống tinh hoa Phật đạo, còn không thì chúng ta sẽ không thể nào có đời sống tinh hoa Phật đạo, mà chỉ đi ngoài cái thềm của Phật đạo mà thôi, chứ không bao giờ vào nhà ngọc của Phật đạo được..
Từ xưa đến giờ các con tụng kinh, có hai phẩm kinh thường nhật quan trọng nhất rút từ 28 phẩm trong bộ Pháp Hoa, trong đó có phẩm A Di Đà thì đưa qua gọi là cầu siêu vãng sanh, phẩm Quán Thế Âm phổ môn thì đưa qua gọi là cầu an. Chỉ hiểu đơn giản như vây thôi, nhưng mà khi giảng sâu vô thì lại quá phức tạp, quá to lớn. Một khi chúng ta nghị luận được hết hai phẩm kinh đó rồi thì nổ tung cả tam giới. Một tiếng nổ long trời lở đất của Hoa Nghiêm và Pháp Hoa, mà Như Lai muốn nói về việc quá to lớn đó, mà từ xưa chúng ta không hề hay biết. Thì hôm nay chúng ta đã biết được giá trị đó rồi; Điều đó không còn là mơ hồ nữa, mà Quán Thế Âm tuyệt đối là thiên nhãn và thiên nhĩ, vì sao? Vì bản chất của vũ trụ hóa thiên nhãn và thiên nhĩ có thực, nên Quán Thế Âm có thiên nhãn và thiên nhĩ thực.
Hôm nay tôi rút từ trong các thể lập của đại tạng nói về phẩm Tam Thế Phật Quang trong giá trị minh triết về pháp tính, pháp thể và công năng của đức A Di Đà Như Lai, Quán Thế Âm Như Lai, Đại Thế Chí Như Lai. Chúng ta hãy đọc tụng kinh này, niệm nhớ kinh này để hiểu được những nghĩa lý uyên thâm và công năng vô cùng to lớn của Tam Thế Phật Quang.
KINH DUY MA CẬT
(Ngày 27/04Đinh Hợi, Ngọc Động)
Đức Duy Ma Cật về mặt bằng Ngài là một đại cư sĩ sống trong một dinh thự độc lập, về hình tướng Ngài có một gia sản độc lập hoàn toàn thế gian không có gì là Phật cả. Bởi quanh ngài là nhà cửa, ruộng vườn, ngọc ngà, châu báu và vợ con đùm đề, tất cả là thế gian pháp.
Đối với Phật Thích Ca thì tướng pháp uy nghiêm, đầu tròn áo vuông, phương tiện ăn ở thì hoàn toàn lập thanh, không mang tướng thếgian. Ngài mượn cảnh giới thế gian thôi, chứ sắc pháp thế gian ngài không có. Như vậy, giữa đức Thích Ca và đức Duy Ma Cật hai trạng thái hoàn toàn khác nhau.
Đức Thích Ca vì muốn tri kiến Phật cho đức Duy Ma Cật, nên cho 12 đại đệ tử đến thăm bệnh đđức Duy Ma Cật nhằm để hội tri cùng Ngài và tri kiến sự siêu xuất của ngài. Vì qua các trận tri kiến pháp đó thì tất cả các đệ tử Phật đều thua ngài kể cả ông Tu Bồ Đề, ông Xá Lợi Phất, ôngA Dật Đa đều thua cả. Khi nói pháp với ngài thì tất cả đều bị ngọng nghệu vì các ông ấy còn bị chấp dính các tướng pháp.
Như vậy, tại sao các đệ tử của Phật đã rời bỏ các tướng pháp thế gian như bỏ vợ, bỏ gia đình, bỏ tài sản ruộng vườn, xuống tóc vào chùa tu mà còn bị dính, còn ngài Duy Ma Cật thì không bỏ gì cả về tướng pháp thế gian mà không bị dính? Tại sao đức Duy Ma Cật trí huệ quá khủng khiếp như vậy? Các vị hãy lắng nghe. Lúc đó đức Phật mới cho Đại Trí Văn Thù Sư Lợi dẫn 12 vị đệ tử đó đến dinh thự Duy Ma Cật để cùng ngài ứng biến, tri minh, hạnh túc, làm cho tất cả các vị đệ tử thấy được tột đỉnh cao siêu của nhà Phật, trong công án hóa thân thị hiện phi hành nghịch đạo để thực hiện phật đạo. Lúc bấy giờ các vị mới hỏi Phật: Theo nguyên tắc về giới cấm của Phật, là theo Phật phải không có vợ, thì tại sao Phật lại có vợ? Đức Phật ngài nói rằng: Hay lắm! hay lắm! Phật cấm không có vợ là vì các ông chưa phải là kim cương, còn là chì, là thép, là nhôm, là đồng, vv…Vì các thứ đó còn bị kỵ lửa. Còn đức Duy Ma Cật là kim cương nên không còn kỵ lửa, ngài vào trong một nhà lửa, trong một vùng lửa, trong một hành tinh lửa cũng không biến được kim cương của ngài. Còn những thứ chưa phải là vàng và kim cương mà vào lửa nếu quá độ sẽ bị biến mất, vì những thứ này còn bị giới hạn về lửa, nên đức Phật đưa ra giới cấm thì hoàn toàn đúng. Còn công án tri kiến Phật của Duy Ma Cật là hóa thân thị hiện phi hành nghịch đạo để thực hiện Phật đạo.
Như vậy, tùy theo công án tri kiến của mỗi giai đoạn hóa thân ở mỗi thời kỳ mà có vợ hay không có vợ. Như đức Duy Ma Cật ngài từ Tu Di Quang Như Lai hóa thân tri kiến Phật nhập thế, tức là hóa thân thị hiện phi hành nghịch đạo để thực hiện Phật đạo. Còn đức Thích Ca Như Lai thì ngài lại tri kiến từ đại Bồ Tát Thiện Minh hóa thân thái tử Tất Đạt Đa, như vậy đại Bồ Tát Thiện Minh và thái tử Tất Đạt Đa đứng trên nguyên lý là một, mà lập hình để hóa thân là hai.Tức là từ ông Phật có vợ rồi gác vợ con lại để lo việc công án tri kiến cho nhân loại là muốn đạt được kim cương thể cứng thì chớ vào lửa. Tức ngài muốn nói là: muốn có vợ chắc ăn nhất và không bị biến đổi, không bị mất mác là đợi thành Phật rồi có vợ, còn có vợ trước khi thành Phật thì coi chừng…. Nhưng đối với chúng sinh thì lại chấp ngược lại cho rằng chúng sinh thì có vợ còn Phật thì không có vợ. Nhưng nếu đứng trên nguyên lý thì chúng sinh có vợ là quá nguy hiểm, vì phần kim, chất lượng còn kém mà vào lửa thì sẽ bị biến đổi. Còn khi lên được đỉnh cao của Phật thì phần kim đã thành kim cương tính thì vào lửa không bị biến đổi, mà lại làm đẹp hơn cho kim cương đó. Vì lửa là chất liệu để rửa kim cương và làm cho kim cương đẹp hơn.
Khi vào cửa đại thừa ông Tu Bồ Đề đã giác ngộ được, ông nói rằng: Chúng tôi chưa phải là kim cương nên không dám vào lửa, còn ngài đã là kim cương rồi nên ngài vào lửa. Cho nên trưởng thiên nữ nó dẫn 100 thiên nữ đến dâng cúng cho tôi, mà tôi hoàn toàn không dám nhận. Còn ngài Duy Ma Cật thì ngài nói: để cho ta. Nhưng trưởng thiên nữ không chịu dâng cho Duy Ma Cật mà chỉ dâng cho Tu Bồ Đề thôi, ông Tu Bồ Đề thì không thể kham nhẫn vì ngài chưa phải là kim cương thể cứng nên không dám vào độ lửa đó. Như vậy, nếu lập về đại thừa thì người ta sẽ nói về cảnh giới khi thành Phật thì có vợ chắc hơn. Còn chưa thành Phật mà có vợ thì có thể nguy hiểm. Vì khi còn là chúng sinh ta phải biết ta là kim loại thường, nên khi vào lửa ta phải biết độ lửa đó bao nhiêu để vào mà không bị hoại phần kim đó. Nhưng nhiều khi chúng ta tham lam quá, ta vào độ lửa lớn hơn, thì phần kim loại chúng ta bị hủy hoại. Vì chúng sinh không biết được cái tỷ trọng và giá trị của sức nung mà vào nên đức Phật mới đưa ra giới cấm.Vì vô minh mà đưa ra giới cấm, chớ thực ra khi đã minh thị giá trị khoa học và xác định rõ về mình thì bỏ cấm giới.
Như vậy, đức Phật cấm giới cho các hàng lớp tiểu thừa, chớ không cấm giới cho các Đại Bồ Tát. Cấm giới là cấm các loại thấp vào trong độ lửa cao và sẽ không cấm các loại kim cương, vàng vào lửa. Nếu nói về tính khoa học thì kim cương và vàng vào lửa càng cao, thì lửa sẽ rửa kim cương và vàng càng đẹp thêm. Còn nếu tính kim cương pháp thân mà vào trong ngũ trược, của các thân lập ngũ trược, sẽ biến đổi các thân lập ngũ trược thành thanh trược, thành thanh pháp. Vì kim cương pháp thân là cực nhất thanh, là vượt tầng hóa giải mọi ngũ trược.
Ngày xưa các đại Bồ Tát hóa thân vào trong ngũ trược, vì các ngài hoàn toàn không nhiễm các pháp ngũ trược ác thế, mà lập các pháp ngũ trược ác thế để hóa giải các pháp ngũ trược ác thế. Ví dụ: có một nam tử trong cuộc sống đời thường người ta nặng về sinh lý, vì trong quá trình thăng tiến còn bị kẹt trong các hoặc lậu sinh lý đó nên người ta không tu nổi. Vì muốn giải kẹt nên chư đại Bồ Tát hóa thân và giải hết tất cả những thứ đó cho họ, để cuối cùng họ trút được cái đó, điều này rất kỳ diệu, cao siêu và bí mật.
Trong sự nghiệp tiến hóa chúng ta phải hiểu mình hơn ai hết. Chúng ta phải hiểu được cái tính và nguyên tắc của đại thừa. Ta không thể bắt chước như Duy Ma Cật được vì ngài đã là kim cương. Chúng ta phải xác định nếu chúng ta là bạc, là đồng hay là thép thì nên vào độ lửa nào cho phù hợp để nó làm tăng trưởng cái chất tính đó mới thể dụng được các chất tính đó mà không bị băng hoại.
Khi mọi sự nhìn thấy không còn sai biệt và không chấp sai biệt nữa thì ta sẽ có pháp này. Nếu còn chấp là còn lầm lẫn. Còn lầm lẫn là còn có tội. Nên đức Phật không bao giờ nghĩ chúng sinh là có tội, vì cái tội là cái giả, có biến đổi được, nên tội không phải là thực. Vì còn vô minh nên còn tội, hết vô minh hết lầm lẫn là hết tội.
Càng chấp thì càng phát sinh ra hoặc, hoặc sai biệt càng nhiều thì sự khổ đau càng lớn. Vậy Phật đạo không có một hình thể sắc tướng nào nhất định cả, mà Phật đạo rút từ tinh hoa mang tính khoa học, mang tính minh triết công luật, nên đức Phật nói: Phật pháp bất ly thế gian pháp, hoàn toàn đúng! Cho nên đức Duy Ma Cật mà lập thế gian pháp đó, là ngài nói cái nền Phật pháp hóa thân để giải quyết được tất cả lý Phật pháp của Mười phương, ngay cả địa ngục, ngạ quỷ, súc sinh đều phải thực hiện như vậy.
Chúng ta phải thấy đạo tràng của Duy Ma Cật là có trong 6 đường, địa ngục, ngạ quỷ, súc sinh, a tu la, nhân, thiên, nơi nào có sự sống là nơi ấy có đạo tràng. Đạo tràng là tính của sự sống, là được hóa tính của sự sống, đem ánh sáng soi rọi để giải quyết về tính sự sống của lầm lẫn. Các loài được bình đẳng hóa và hóa trong sự sống ấy, được ánh sáng cứu rỗi thì không còn ranh giới nữa. Vậy, đạo tràng không có ranh giới trong trời người và tất cả mọi con đường thăng hoa ấy, mà đạo tràng đã có khắp trong muôn loại.
Tràng là dung hóa khắp cùng không biên giới, chất liệu đạo tràng là giá trị của sự sống có thực. Và đem sự sống cao hơn để giải quyết những sự sống lầm lẫn.
Nếu nói ngạ quỷ không phải là xứ sở hóa thân của đạo tràng thì đức Quan Thế Âm không bao giờ thực hiện công trình gọi là, thị hiện hóa thân phi hành nghịch đạo mang tướng quỷ vương, mắt to, miệng to, lưỡi dài để làm vua nó và đem chính pháp nói cho nó, đó là đạo tràng có ngay trong ngạ quỷ.
Nếu đức Phật ngài chê ngũ trược ác thế thì ngài hóa thân phật đạo ở đâu? Nếu lên thượng tầng cảnh giới không có ngũ trược ác thế để hóa thân phật đạo thì phật đạo không có giá trị, vì ở đó chỉ có giá trị viên mãn thôi chứ không có giá trị của sự cứu độ. Vì vậy ở trong ngũ trược ác thế mới có giá trị của sự cứu độ.
Chúng ta đừng nên phân biệt Phật là không nên có vợ mà chúng sinh thì được có vợ có chồng. Thật ra chúng ta không thiết lập được âm dương. Nếu đứng trên tính chung của công luật, thì điều đó thuộc về chủ thể vũ trụ mà chúng ta là những người được thọ nhận và tuân thủ những quy luật và định luật đó một cách cân đối, thì chúng ta sẽ đạt được mức độ tốt lành.
Phật và chúng sinh khác nhau chỗ nào? Khác chỗ đức Phật là thành tựu kim cương chân tính. Mà chúng sinh thì còn ở trong dạng tinh hoa kim cương thể lỏng. Đức Phật ngài cũng phải chịu quy luật âm dương như chúng ta, chứ không thể thoát ra quy luật âm dương để thành Phật. Nếu mà nguyên tắc về phép biện chứng, là khi thành Phật mới được có gia đình, vì chúng ta còn ở tinh hoa thể lỏng mà sử dụng về quy trình đó nhiều thì thể lỏng nó không kết. Như vậy, đối với Phật không kỵ về vấn đề phu thê, nên khi phải tri kiến Phật vì sự nghiệp nhập thế thì Phật có gia đình, mà khi phải tri kiến Phật xuất thế thì ngài không có gia đình. Việc có gia đình hay không có gia đình là tùy thuộc vào công án mà Phật hóa thân, vì phương tiện hóa chúng sinh mà hóa chứ đối với ngài không ảnh hưởng gì hết. Như đức Tu Di Quang đã thành tựu Như Lai nhưng vì chúng sinh mà ngài giấu kín cái Như Lai thể đó, cái lưu li, pha lê, anh châu, mã não, san hô đó, tức là giấu kín về chân tướng trang nghiêm, rực rỡ và cao quý nhất của Như Lai đó để hóa thân nghịch hành phi đạo. Tức ngài mặc những lớp áo của ma quỷ, của chúng sinh mà đem ánh sáng phật đạo vào trong các tầng đó, là hình thức đội lốp nhằm để đồng hóa và đem chân lý cho chúng sinh. Ngài là Tu Di Quang Như Lai, nhưng ngài phải ứng thân cư sĩ Duy Ma Cật có nhiều vợ, nhiều con. Điều đó là ngài dùng trí tuệ phật đạo mà tải trọng được giá trị lực lượng lớn mạnh mà không bị hao mòn.
Đối với kim cương thì tuyệt đối không còn kỵ bất cứ một thứ gì kể cả lửa, Axit và những loại độc tố cực kỳ lớn nhất cũng không kỵ. Như vậy, ở chúng sinh mới bị kỵ, còn Như Lai là không còn bị kỵ, nên Như Lai có thể hóa thân, ứng thân nghịch hành phi đạo để mà cứu độ chúng sinh. Có nghĩa là Như Lai có thể vào trong ngũ trược ác thế được, còn chúng sinh không vào được vì chúng sinh còn dính cái ngũ trược ác thế đó thì làm sao vào được. Chúng sinh một khi đã kết tinh và thành tựu kim cương chân tâm thì mới thoát được ngũ trược ác thế, tức là đồng nghĩa với Như Lai nên trở lại ngũ trược ác thế mà không bị triệt tiêu. Vì vậy, đức Phật có thể làm các pháp đại thừa được nhưng đối với chúng sinh và thanh văn, duyên giác thì không thể thực hiện được pháp đại thừa. Vì tải trọng của đại thừa quá khổng lồ, mà đối với chúng ta thì năng lực có hạn. Như đức Duy Ma Cật ngài chọn con đường nhập thế hoàn toàn là thế gian. Thậm chí người ta có một vợ còn ngài có 100 vợ, người ta có10 mẫu ruộng còn ngài có 100 mẫu ruộng, người ta có một cục vàng, còn ngài có 3 kho vàng. Tức là ngài có nhiều hơn tất cả chúng sinh. Chính cái tải trọng về sức nhiều đó, ngài mới đổ sức nhiều đó vào trong đại cuộc của sự đại hóa để chuyển hóa. Vì bình thường mà nói pháp, thì chúng sinh không chịu nghe, mà phải ban cho rồi nói thì chúng mới chịu nghe, thậm chí là nói nó không chịu nghe thì phải lấy nó làm vợ, làm chồng và sống chung với nó thì nói chúng nó mới chịu nghe. Đây là pháp đại thừa quá lớn, chúng ta không làm nỗi, nhưng đối với Như Lai thì làm nỗi.
Còn nếu như ngài mang thân tướng trang nghiêm rực rỡ mà đến với chúng sinh tam thập lục lại, thì chúng nó sẽ hoảng sợ và xa lánh ngài vì sự khác biệt về lập hình đó. Bởi vì cái lập dị của các loài thấp nó vẫn luôn bảo thủ nhất định của lập hình, như ngạ quỷ đức Phật muốn đến độ nó phải mang thân tướng nó. Nên đức Quán Thế Âm mới hóa thân làm vua của loài quỷ và ngài đem chân lý phật đạo dạy cho chúng nó, đó là tính phản gián của Phật.
Nói về tối thượng thừa thì thường là ban cho tất cả, nếu như ngài về cảnh giới Hoa Nghiêm để cho thì không được, vì nơi ấy đã tròn đủ. Mà xin là phần dưới, vì thiếu đủ thứ mới xin, thì ngài mới cho được. Như vậy, các cõi thiếu ở trong đường lục đạo mới có xin và chính cái xin đó mới có cho, còn ở trong cõi vô dư thì không có thiếu và không có đủ, thì không có xin và cho, vì vô dư là lũy thừa khổng lồ. Ví như dư ngọc nên không xin ngọc, dư pháp thân ánh sáng nên không xin pháp thân ánh sáng và dư tài của vô biên, vô tận không còn gì thiếu nên không xin. Vậy, thiếu là do phúc âm không có, lòng phát sinh sự tham muốn mới xin. Đức Phật nói: hóa thân phi hành nghịch đạo để hạn chế lòng tham của chúng sinh. Lần thứ nhất ban cho vật chất để hạn chế lòng tham, đó là tương đối chưa triệt để. Nhưng chính vì chúng sinh đã thọ nhận của ngài nên nghe pháp ngài. Thì ngài dùng pháp để hạn chế lòng tham triệt để. Như vậy, cho vật chất là hạn chế lòng tham tương đối ở một giới hạn nhất định. Còn cho pháp là làm cho chúng sinh giác ngộ thì mới hạn chế lòng tham cao cả và tuyệt đối. Như vậy, Phật đã nội gián hóa muôn hình thể trong các loại ở tầng thấp, mà chúng sinh không biết đó là Phật, thì chính đó là Phật. Vì ngài nói rằng: ta vô ngã hóa trong sự nghiệp, thì ta cần gì danh ta trong thế gian giải.
Vậy đối với việc có gia đình, có thân ấm, có tất cả mọi thứ không bởi cho ngài mà bởi sự hóa sinh lầm lẫn các dòng nghiệp của chúng sinh và chúng sinh tiếp tục phát sinh các dòng nghiệp mà có những thứ đó. Có những thứ đó để rèn luyện những thứ đó, đến chỗ kết tinh vô cùng và thành tựu viên mãn. Để rồi ta có tất cả mà ta không còn sợ bị nhiễm nữa.
Ở tầng dưới nhân loại có hai vợ là la lối om sòm. Nhưng lên tầng trên thì đức Ngọc Đế có chín vợ, tức là cửu mẫu. Ngọc Đế là cao cả nhất, ngài lãnh đạo cả một quần thể khổng lồ, trực tiếp bao quát quản lý cả thiên hà, mà lại có chín vợ uy nguy và lộng lẫy. Vậy, chính đức Ngọc Đế là ông cha tối thượng thiên lại có đa thê. Còn dưới nàynhân loại la lối om sòm là vì sợ không kham nổi điều đó. Nếu cho rằng có vợ nhiều là phàm thì các ông vua có vợ nhiều mà sao gọi là thánh thượng. Như Châu Văn Vương có vợ nhiều thì sao gọi là đại thánh. Khi chưa hiểu thì chấp, nhưng khi hiểu rồi thì chỉ có đại chân mệnh mới làm được những điều đó. Ví dụ: như bây giờ nói một cách khoa học thì lực sĩ mới có thể gánh được 5 tạ đá, còn người không phải lực sĩ thì không thể gánh được. Như mẹ đã dạy chúng ta đừng làm sai quy trình của tính và lượng, nếu sai là sẽ chết. Thật ra trong đời sống của nhân loại cả đại thể bao nhiêu tỉ người cũng đều sống hoàn toàn bằng luật âm dương. Ngay cả đời sống vật lý mà không có âm dương trong đó cũng không tạo ra tất cả mọi hóa và mọi dinh dưỡng cho con người. Như vậy đời sống chúng ta từ tính đến thể đều sống bằng âm dương. Nhưng phải đi đúng quy luật và tải trọng của nó thì ổn định, còn nếu sai quá tải là sẽ bị gãy đổ. Khi chúng ta hiểu được nguyên lý này thì không còn chấp nữa, mà chúng ta phải liệu sức mình, phải tìm giá trị thực của chính mình, phải tự xác định giá trị tải trọng của chính ta là đúng nhất, chứ không phải ta chấp là đúng.
Như các loại kim loại, thì chì phải chịu lửa thấp hơn thép, mà thép thì chịu lửa thấp hơn inox và cứ như thế mà tăng lên đến vàng ròng. Thì vàng ròng, kim cương là chịu lửa cao nhất, chúng ta phải hiểu như vậy chứ đừng đứng đó mà chấp. Nếu còn chấp là còn vô minh. Đối với đức Phật là tư lượng pháp, dùng trí huệ soi chiếu pháp, để trịch pháp và phân chất giá trị tính chất của pháp mà không có chấp, nên chấp tức là vô minh. Chúng sinh, thường thì hay chấp; chấp thanh, chấp trược; chấp trong, chấp ngoài; chấp cao, chấp thấp; chấp tròn, chấp méo; chấp muôn hình vạn trạng nên bị kẹt trong cái chấp đó. Vậy chúng ta đừng để bị kẹt trong cái chấp đó, thì chúng ta mới thoát ra cái tâm niệm chúng sinh, vì tâm niệm chúng sinh là đa chấp, mà đa chấp là tự làm rối ren cho mình. Nếu cứ mãi chấp lầng quầng như vậy thì chẳng khác nào chúng ta chấp ngược lại đấng Thống hóa, tức chấp cái nguyên lý đã hình thành ra vạn pháp và cuối cùng chính ta tự làm rối cho mình mà thôi. Ví dụ, như đức Thích Ca muốn thực hiện công trình bố thí máu, bố thí ba la mật thì ngài phải hóa thân xuống cõi ngạ quỷ, vì loài ngạ quỷ là loài hút máu, khát máu cần xin máu. Tức càng đi xuống những tầng dưới thì mới được cho nhiều hơn những tầng trên. Như ngay tính biện chứng thì người thường xin chúng ta là người nghèo khó, còn người khá giả, giàu có, là triệu phú, tỷ phú có khi ta cho, họ cũng không thèm lấy, vì họ tự mãn cho là đủ, có khi họ còn cho ta là coi thường ho nữạ. Như vậy, cho là cho những người đói nghèo, tật nguyền và có lòng tham rất lớn, luôn khao khát việc ban cho. Thì đại thừa thường thực hiện ở đó, chứ không phải thực hiện đại thừa là về cõi Đâu Xuất, cõi Quảng Quả, hoặc những cung cõi trang nghiêm để thực hiện, mà về những cõi trang nghiêm ấy để lập công án đại thừa và chuẩn bị phạm trù đại thừa, nhưng phải đến thế gian này để thực hiện.
Tóm lại, ngũ trược ác thế là nền tảng hóa thân của phật đạo, là nơi trồng sen tốt nhất, là nơi có lợi nhuận giá trị ánh sáng cao nhất. Chúng ta hiểu được như vậy rồi thì tất cả dòng Chơn, những bậc danh Chơn và đại Chơn có thể thực hiện những điều đó theo tỷ trọng và giá trị tính chất của chính mình và cứu độ chúng sinh bằng nhiều hình thức khác nhau.

0 nhận xét:

Đăng nhận xét

Ví bạn hãy dùng ngôn ngữ lịch sự, tôn trọng lẫn nhau, mỗi người có cấp độ trình độ riêng nên không nên phán xét nếu không thông hiểu. Xin cảm ơn!