Thứ Hai, 13 tháng 5, 2013

cửu kinh minh triết 62


TỊCH CHIẾU THỐNG NHẤT
Chúng ta sẽ làm sáng tỏ 2 trạng thái: trầm tịch và vọng tưởng, và đi đến tịch chiếu thống nhất.
Như trong Thiền quang tinh nhật chiếu, đó là thuộc về triết thiền, khoa học thiền, chân hành thiền và Công Luật thiền.
Định nghĩa của chữ Thiền là tinh lọc. Thì hành thiền nghĩa là cái động ấy thuộc về ly tâm, vì động ấy có mục đích nên không thuộc về vọng.
Nếu quan niệm yên lặng là thiền hoặc trở về tịch là thiền thì thiền đó không thuộc của đức Phật mà thuộc về những người cố chấp về định.
Đối với người Công Luật chúng ta thì thuộc về Triết thiền, nghĩa là đưa minh triết để làm sáng tỏ về giá trị tâm pháp. Đưa minh triết để làm công thức hóa, làm phương trình giải để kết tinh tinh hoa chân tâm.
Như vậy, hành thiền là làm công việc ly tâm và tinh lọc, đó là chúng ta có định hướng trở về. Còn nếu chúng ta không ly tâm thì nhất định chúng ta sẽ vọng tưởng theo bản năng.
Một khi chúng ta làm công tác tinh lọc là chúng ta đã hưởng thụ được trọn vẹn tinh hoa và những thứ không thuộc tinh hoa thì ta đào thải nó ra.

Một khi chúng ta trở về trạng thái trầm tịch là hoàn toàn ngưng động vấn đề phát triển trí huệ. Còn vọng tưởng là vọng những thứ không thuộc về chân lý, không thuộc về minh triết và không thuộc về kinh điển. Tức là vọng tưởng trong 6 thức, 6 căn, 6 trần.
Còn hành thiền là đem 18 giới xứ ấy trở về để mà thực hiện công trình kinh điển. Thì 18 giới xứ ấy vô cùng lợi ích cho kinh điển và kinh điển cũng vô cùng lợi ích cho chân tâm.
Như vậy, định nghĩa của tịch chiếu là thống nhất tư tưởng trong giá trị hóa và loại trừ các quặng cấu trong giá trị hóa và trở về sự sáng chói của tinh thần kết tinh và không cho ý thức phân hóa phát sinh những điều không có thực.
Như vậy, những ý tưởng phát sinh không có thực thì không thuộc về hành thiền. Còn những ý tưởng phát sinh có thực trong đời sống của chúng ta để đi đến cứu cánh thì gọi là hành thiền. Vậy hành thiền là chất liệu thực tướng của giá trị hóa và trở về kết tinh chân tâm. Thì hành nghĩa là ly tâm và thiền nghĩa là tinh lọc. Nên 2 chữ “Hành Thiền” đã trở thành công thức hóa chứ không còn là 1 sự tưởng tượng nữa.
Như vậy sơ cấp của hành thiền là người ta trở về để tinh lọc tâm pháp. Thí dụ như trước đây người ta theo tập quán của tư tưởng mơ hồ, của 6 trần, 6 thức, 6 căn. Thì bây giờ người ta phải quay trở về để xác định về giá trị tâm pháp bằng chánh kiến và xác định chánh pháp bằng chánh tư duy và cứ như thế mà thuần tập đến chánh niệm. Vậy chánh niệm không có nghĩa là ngủ, không có nghĩa là trầm tịch và vọng. Vì chánh niệm là sức mạnh tập hợp của sự tinh lọc đối với giá trị tư tưởng, thì chánh niệm là nền tảng để giải quyết vấn đề thuộc về trầm tịch và vọng tưởng.
Như vậy trong hệ thống thiền định, thì bát chánh đạo là nền tảng và chánh niệm là giá trị thống nhất của nhất tâm. Vì nếu chúng ta không trở về chánh niệm thì không bao giờ trở về nhất tâm. Nên chánh niệm là đầu đời của sự thống nhất nhất tâm, cũng là đầu đời của hệ thống tịch chiếu thống nhất.
Trong hàng ngày trừ khi chúng ta ngủ là trả về sự yên lặng của cơ học, của sinh lý học, của những cấu trúc về bộ máy hoạt động qua quá trình thời gian mà phải cho máy nghỉ. Nhưng khi chúng ta hoạt động trở lại thì kim chỉ nam của ý thức đó là chánh niệm. Nếu chúng ta không còn buông lung trong ý thức chánh niệm thì sẽ dẫn chúng ta đến sự tịch chiếu thống nhất rất dễ dàng. Như vậy đức Phật nói định là phát sinh từ chánh niệm. Nếu chúng ta đạt được cơ bản của chánh niệm và định thống nhất thì nhất định chúng ta sẽ phát được trí huệ và sẽ không có sự trầm luân ở trong chánh niệm và tính thống nhất của định.
Bởi vì định được tinh lọc từ chánh niệm, định được sống mạnh từ chánh niệm và thuần nhất chánh niệm đi đến nhất tâm. Cho nên đầu đời của nhất tâm là định. Và nhất tâm ấy nó đã thống nhất được giá trị tâm pháp. Không còn phân hóa tâm pháp, vì vậy nên nó đã thoát ra khỏi trầm tịch và vọng tưởng. Vậy chánh niệm là công trình của thiền định sơ cấp.
Nếu chúng ta hành thiền mà không ly tâm và không tinh lọc thì không thuộc về hành thiền. Như vậy trọng trách của hành thiền là ly tâm và tinh lọc chứ không phải là tưởng tượng. Vì càng tưởng thì càng xa lìa với thiền định. Tại sao vậy? Vì tất cả những quặng cấu và hoặc nghiệp nó còn đầy dãy trong ta, và ta lại tưởng những thứ đó thì làm gì có thực tướng. Khi ta chưa thay đổi được nghiệp dĩ và hoặc lậu còn nguyên vẹn trong ta thì dù cho ta có tưởng Phật thì Phật đó cũng thuộc về hư huyễn. Mà ta hãy dùng sức mạnh để tinh lọc nó. Nên sơ cấp thì đức Phật bảo hãy tịnh độ, nhưng khi lên trung cấp thì Ngài bảo hãy thanh lọc cùng tầm sát các hoặc lậu và ý niệm sai biệt trong đời sống của chính ta để chắc lọc được tinh hoa. Và khi lên cao cấp thì đức Phật lại nói về giá trị thiền định là “thiền tinh quang nhật chiếu”. Tức là hành tinh vẫn tồn tại mãi mãi và quay theo mặt trời để được tồn tại và kết tinh tinh hoa kim cương. Khi hành tinh nổ tung thì tất cả kim cương còn lại trong hư không vô tận và nó vẫn mãi mãi trong giá trị sống mà không bao giờ biến đổi.
Như vậy nếu hành tinh không hoạt động thì sẽ không kết tinh được kim cương. Và nếu chúng ta không hoạt động theo tính Công Luật định luật, quy luật thì chúng ta không kết tinh được chân tâm kim cương.
Chúng ta có quyền tưởng những thứ gì có thực, đó gọi là thực tướng. Và chúng ta không tưởng những thứ gì không có thực, vì nếu ta tưởng những điều gì không thuộc về định luật, quy luật thì đó là vô tưởng, ảo tưởng. Nên đức Phật cho phép phát sinh những tư tưởng thuộc về Công Luật, định luật và quy luật thì nó sẽ vào thiền tinh quang nhật chiếu.
Như vậy chân tưởng, thực tưởng là hóa trị được vọng tưởng. Chân tâm hóa trị được vọng tâm. Thì tính thống nhất tịch chiếu là hóa trị vọng tưởng và hóa trị trầm tịch. Vậy xác định về tính chánh niệm là đầu đời của giá trị thống nhất tịch chiếu.
Như vậy hành thiền là không cố chấp về sự yên lặng, và không cố chấp về vô niệm. Vì vô niệm không bao giờ có đối với hành giả chưa thành Phật. Và vô niệm không bao giờ có đối với các hàng thiện trí thức, các hàng học giả và kể cả các cao tăng. Người ta xác định về tính biện chứng là giá trị của thống nhất tịch chiếu và nhất tâm, chớ không có vô niệm. Như trong hệ thống Bát chánh đạo là từ chánh niệm sinh ra định và huệ, chứ không phải chánh niệm sinh ra vô niệm. Như vậy bản lai của giá trị định huệ là thực sự của bản thể siêu thể, là chân lý rực rỡ quang minh mà không bị một lực gì chi phối, thì giá trị ấy gọi là giá trị định. Có nghĩa là một khi ta thức trong đời sống mà không có gì chi phối đời sống của ý thức ấy thì đó là định huệ.
Như vậy khi chúng ta không còn bị cám dỗ của 18 giới xứ, đã làm chủ được 18 giới xứ và sống tự tại trong 18 giới xứ, thì đó là định. Tức là không tách lìa hoạt động của giá trị lập thể trong ánh sáng và hoàn toàn bất ly ánh sáng trong hệ thống định đối với hệ thống lập thể. Đó là định nghĩa của định.
Mọi hoạt động không tách rời giá trị ánh sáng và ánh sáng được soi chiếu trong mọi hoạt động ấy là định nghĩa của định.
Mọi sự thấy biết không sai lệch mà biết một cách chính xác về nghĩa lý và nghĩa lý đã làm sạch được tất cả mọi sự rào cản, đó là định nghĩa của định chiếu. Và nghe cũng thế, ngữi cũng thế, ăn cũng thế, xúc chạm cũng thế, và tác ý sở trí cũng không bị biến đổi tác ý sở trí, đó là định nghĩa của định huệ. Như vậy chắc chắn chúng ta sẽ được thấy 1 giờ, 1 phút, 1 giây trong giá trị định của hành giả mà chúng ta đã gặt hái được. Nếu chúng ta tăng tốc với giá trị định huệ cao hơn về thời gian và không gian và vượt ra khỏi thời gian và không gian thì chúng ta sẽ có một định huệ trọn vẹn. Thì đức Phật gọi đó là chỗ tột cùng của viên giác
Chúng ta phải thấy rằng: Một khi chúng ta chưa tinh lọc được vọng tưởng thì sẽ không có thực tưởng. Vậy thực tưởng được phát sinh từ giá trị ánh sáng. Một khi chúng ta thống nhất được tâm pháp, trở về gốc của sự thống nhất ấy và không bị biến đổi của tính thống nhất thì trầm tịch sẽ không bao giờ đến với chúng ta.
08/05/Kỷ Sửu
THIỀN NA – CHUYỂN NHIỆM Ý THỨC VỀ CHÂN TÍNH
Bài này nhằm mục đích khai thị cho chúng con biết vận hành về thiền na mang tính hiện đại và khoa học của minh triết, là không bị ràng buộc mà lại thực tiển trong đời sống của bất cứ mọi giới nào cũng có thể thiền được. Chứ không phải thiền na là chỉ dành cho các ông thầy tu ở chùa mới làm được, còn người công nhân hoặc các giới trí thức thì không làm được thiền na.
Thường thì con người lại quan niệm và cố chấp rằng: Vô niệm là thiền na, hoặc nhất niệm là thiền na, hoặc phải ngồi định tâm là thiền na…Nếu đứng trên tinh thần công luật minh triết thì thiền na là chuyển nhiệm ý thức về chân tính. Tức là chúng ta thực hiện công trình chuyển nhiệm, là đưa ý thức ấy trở về chân tính và giác ngộ chân tính.
Như vậy, chúng ta làm bất cứ thứ gì thì chúng ta cũng phải có ý thức trách nhiệm cao nhất để đưa ý thức ấy về chân tính. Đó là mục đích chính của người hành giả. Hành giả là không phân biệt một giới cấp nào, mà tất cả mọi hạt tâm trong đời sống của duy ngã đại thể, đều phải có trách nhiệm chuyển hóa ý thức về chân tính.
Vì vậy mà đức Như Lai mới đưa ra phương trình thiền là đi, đứng, ngồi, nằm đều là thiền định cả. Vậy, nếu ta xét về ngoại hình thì nó không có một hình thể nào nhất định. Thì chúng ta phải giác ngộ rằng: chuyển nhiệm ý thức về chân tính, và giá trị chân tính cuối cùng là thiền định.
Như một người công nhân viên chức đang làm việc trong một công sở vẫn có thể thiền định được, đó là chuyển nhiệm ý thức về chân tính. Tức là luôn luôn quan tâm đến hạt tâm không để ý thức buông lung. Khi làm một công việc gì thì phải có giá trị đích thực và sau đó thì trở về chuyển nhiệm không cho ý thức phóng đi lung tung. Thì đó là bản chất của tính chất thiền định.
Như vậy, thứ nhất là đi, đứng, ngồi, nằm đều là thiền định cả, và 4 góc độ này không thuộc về cứu cánh mà là phương tiện giá trị hóa của ý thức chuyển nhiệm trở về chân tính. Và chân tính không ràng buộc bởi đi, đứng, ngồi, nằm. Vậy đi, đứng, ngồi, nằm là giá trị hoạt động của thiền.
Chúng ta phải thấy rằng: cơ bản của giá trị thiền là đi, đứng, ngồi, nằm và chuyển nhiệm ý thức về nhất niệm.
Biện chứng pháp nhất niệm là đầu đời của giá trị thiền định và nền tảng vững chắc của giá trị thiền định mà không bị kẹt trong đi, đứng, ngồi, nằm.
Như vậy, trở về ý niệm thống nhất là chuyển nhiệm ý thức về chân tính đã có tính nhất niệm. Nhất niệm ấy là do ta chuyển nhiệm ý thức và ta có trách nhiệm đối với ý thức ta, là không cho ý thức ta buông lung, phóng bậy và không cho ý thức ta thao tác những điều không thuộc về quỹ đạo cứu cánh. Tức thu tốm ý thức trở về quỹ đạo cứu cánh và triệt tiêu tất cả những quỹ đạo làm cho ta không có cứu cánh. Đó là chuyển nhiệm ý thức về chân tính, là thiền na.
Về bản chất giá trị thiền na thì định nghĩa của nó là chân hành. Chân hành là định nghĩa của hành vi thiền, vì tất cả những hành động không làm hư tổn về giá trị tinh hoa tổng thể mà lại làm cho tinh hoa tổng thể kết tinh, thì đó là chân thiền. Như vậy, chân hành nó là động thì Như Lai nói rằng: Chúng nó đang hành động và động để trở về định. Chính cái động ấy và định sẽ gặp nhau ở một giá trị quy túc và thành lập giá trị thiền na trong hệ thống 4 chiều mà đạt được tứ thiền.
Vậy bèn ở trong giá trị thiền na ấy là chuyển nhiệm giá trị ý thức về chân tính, thì chẳng sợ động của đi, đứng, ngồi, nằm. Thì hoàn toàn ý thức ấy không còn bị kẹt bởi những hành động của đi, đứng, ngồi và nằm. Như vậy, đi là hành động chuyển tác của đi, đứng là hành động chuyển tác của đứng, ngồi là hành động chuyển tác của ngồi và nằm là hành động chuyển tác của nằm. Thế thì tất cả những hoạt động đây nếu nó quy túc về giá trị chuyển nhiệm ý thức về chân tính, thì đi, đứng, ngồi, nằm là giá trị phương tiện hóa của thiền.
Bài học hôm nay là giá trị thiền na trong ý thức chuyển nhiệm về chân tính và thành lập phương tiện thiền không bị mắc kẹt bởi ý thức đối đãi phân biệt và cố chấp. Mọi hình thức của thiền nó không thuộc về cứu cánh, mà nó thuộc về phương tiện, tùy theo nhân duyên mà chúng ta ứng dụng. thì lẽ tất nhiên về chân hành của thiền là trở về định.
Chân hành là hành động của sự quay về, cũng như cái động của hành tinh đang quay theo mặt trời để tồn tại. Thì cái động ấy là cái động có mục đích cứu cánh của giá trị động và hoàn toàn được giá trị định thống nhất trong hệ thống hội tụ.
Trong thế giới nhị nguyên có động và tịnh. Nếu phân biệt mà cố chấp tịnh, hoặc nếu động mà kẹt động và chưa trở về thống nhất của định, là thuộc thế giới nhị nguyên. Đối với thế giới nhất nguyên là không còn mắc kẹt giữa động và định nữa. Thì đây là thuộc về pháp môn bất nhị, là không còn kẹt động và kẹt định; cũng không cố chấp định và không cố chấp động và cũng không ở một bên nào của động và định cả; lúc bấy giờ gọi là tụ, chính cái tụ đó là quyết định cho giá trị thiền.
Thí dụ như trước đây chúng ta cố chấp định, nên bị biến động bởi sự cố chấp định đó và giá trị chấp định đó đã trở thành động. Vì thế mà luôn luôn bị kẹt trong sự chấp định và động đó, nên giá trị thiền na không được thăng hoa trong chân tính. Nên chúng ta bèn chuyển nhiệm ý thức trở về giá trị tụ và thành lập thống nhất của định và động để thành tựu 4 quả vị thiền.
Bài học hôm nay sẽ giúp chúng ta giác ngộ về lý tất yếu của thiền na, thấy rõ được về tính khoa học của thiền, để chúng ta vận hành mà không còn bị kẹt trong các hình tướng thiền ấy.
6/6/kỷ sửu
HỆ THỐNG PHÁP TRÍ LÀ BIỆN CHỨNG PHÁP VỀ TỤ VÀ ĐỊNH
Pháp trí là có hệ thống. Chẳng hạn như trí huệ và khoa học, thì khoa học là các pháp. Trí huệ và toán học, thì toán học là các pháp, hoặc trí huệ và âm nhạc, trí huệ và kiến trúc…Như vậy, chúng ta có thể đặt vấn đề trí huệ trong hệ thống các pháp. Và chúng ta có quyền dùng từ là hệ thống pháp trí.
Trong sự nghiệp học nếu cái gì thuộc về hư vô thì chúng ta không học, mà chúng ta sẽ học cái vô cùng của sự có và có vô cùng. Mà muốn được cái vô cùng ấy thì phải học cái giới hạn trước. Và chuyện của vô cùng là phải biện chứng pháp của giới hạn. Như vậy, về những mạch kinh, thì nó đều có từ ngữ của mạch kinh, cũng như trong cơ thể chúng ta là có mao mạch, vi mạch và cực vi mạch, thậm chí phải đo lường nó bằng dem hoặc là nhỏ hơn dem. Vì có những mao mạch mà dùng con mắt thường không thể thấy được, chẳng hạn như siêu vi người ta muốn thấy được nó phải dùng đến kính hiển vi.
Như ngày xưa đức Từ Phụ Thích Ca ngài đã thấy được trong bát nước có tám vạn bốn ngàn con vi sinh, đó là ngài tạm đưa ra một số lượng đại diện cho tám vạn bốn ngàn trần lao. Và ngài đặt trần lao của nhân loại rất lớn ở trong các loài. Nhưng mãi đến thế kỉ mười bảy sau công nguyên thì người ta mới phát minh ra kính hiển vi.
Như vậy, cái gì mà không thấy, không nghe và không biết là không có hệ thống, còn cái gì mà có thấy, có nghe và có biết là có hệ thống; cái gì mà không rờ mó và không nắm bắt được là không có hệ thống; còn cái gì mà rờ mó và nắm bắt được là có hệ thống. Như vậy hệ thống pháp trí là rờ mó được, nắm bắt được và xác định tính chất của nó được.
Như vậy, cái chuyện của tư tưởng, của ý niệm mà sao lại đưa vào chỗ pháp trí và hệ thống pháp trí, để mà biện chứng pháp về định và biện chứng pháp về tụ. Thì đây là một bài học rất ngoạn mục mà chúng ta phải học để tránh được những tư tưởng mơ hồ về định và những tư tưởng mơ hồ về tụ. Còn khi chúng ta khai thác nó thì nó trở nên biện chứng pháp và không có gì là mơ hồ cả.
Nên đức Như Lai nói về định là nói về cơ cấu hệ thống bát chánh đạo. Vậy bát chánh đạo là hệ thống pháp trí để dẫn chúng ta về định, là bắt đầu từ chánh kiến, chánh tư duy. Vậy những gì mà chúng ta thấy chánh, suy nghĩ chánh thì đó là những điều thuộc về biện chứng pháp của định. Như vậy Như Lai đã thiết lập hệ thống bát chánh đạo một cách chặt chẽ nhằm để đưa nhân loại trở về định, mà bắt đầu bằng con đường chánh kiến và lần lượt đi vào từng cái chánh, và hành vi hoạt động từng cái chánh thì trước sau gì ta cũng trở về định.
Bát chánh đạo nó vẫn là hệ thống lập thể ví dụ như: con mắt là thấy được sắc trần thì phải biết sắc trần là gì, giác ngộ sắc trần là gì và sắc trần ấy mục đích nó có để làm gì, đó là vấn đề thuộc về cái thấy và tư duy. Vì tư duy là không thể tư duy hư không mà tư duy phải có nền tảng, đó thuộc về những công trình của pháp trí.
Chúng ta đã đưa hệ thống tư duy vào trong đời sống của tính và thể tương tác. Nghĩa là tư duy không tách rời hệ thống lập thể, mà tư duy của mục đích sinh học hóa hệ thống lập thể, đó là tư duy mạnh của cơ cấu và hệ thống pháp trí.
Hệ thống pháp trí có, nhưng thường thì con người không chịu thể dụng và ứng dụng hệ thống pháp trí mà lại sống theo bản năng, sống theo cảm tính và sống theo sự hấp dẫn của các tình nghiệp và các dục lậu.
Chúng ta phải thấy hệ thống pháp trí là biện chứng pháp của định và biện chứng pháp của tụ. Khi hệ thống pháp trí đã đạt được mức độ nhất định nào đó về tính biện chứng pháp là nó trở về chỗ định để thực hiện, thì công trình đó sẽ hơn mọi công trình khác.
Nếu như thực hiện công trình toán học mà có pháp trí lỗi lạc thì sẽ đạt được các cấp độ toán học cao cấp và đem toán học cao cấp ấy mà thực hiện cho các công trình xã hội.
Như vậy, định nghĩa hệ thống pháp trí là trở về chỗ thống nhất, tức là không có hai trong đời sống đó. Ví như ta chuyên môn hóa một thứ duy nhất thì sự tinh anh của nó càng lớn hơn. Về hệ thống của pháp và trí thì chúng ta có thể ví dụ hệ thống mặt trời và hành tinh, thì pháp và trí là mặt địa đại và hồng cầu. Chúng ta thấy trong hệ thống của ánh sáng duy nhất là mặt trời, thì hành tinh này không bao giờ quay ngược mặt trời, tức là hành tinh luôn luôn hướng về định. Như vậy pháp trí của hành tinh đang hướng về mặt trời và hoàn toàn không dám tách mặt trời, đó là hệ thống pháp trí biện chứng pháp về định.
Như vậy, xác định về hệ thống pháp trí là luôn luôn quay về trung tâm và trung tâm duy nhất ấy là chỗ tận định giá trị hóa của đời sống duy ngã đại thể. Nếu duy ngã đại thể trở về tính duy nhất của trung tâm bằng sức từ trường và sức trí huệ của hệ thống pháp trí và hình thành sự thăng hoa của hệ thống pháp trí thì chúng ta sẽ trở về tụ và định.
Như vậy định và tụ chúng ta có thể nói là điểm trung tâm, hay là điểm cao nhất, hay là điểm thực tướng, hay là điểm không còn bị trôi dạt và biến đổi, vì chính nó là tụ và định.
Nghĩa của pháp trí ở đây là nghĩa của thể dụng, chứ thật ra đó là tâm pháp. Nhưng chúng ta dùng chữ trí vào trong kinh điển một chút là để thấy ánh quang của trí huệ soi rọi vận hành trong các hệ thống, mà không bao giờ đi lạc trong định luật của hệ thống ấy, thì pháp trí ấy sẽ lừng lẫy và sáng chiếu ở khắp cùng.
Như vậy khi chúng ta trở về định và tụ thì cuộc sống giới hạn sẽ bắt đầu giảm dần và cuộc sống vô hạn sẽ bắt đầu mở ra.
Phần nghị luận
Ngài bảo ông Chơn Quốc Chính Thống trình bày.
Ông Chơn Quốc Chính Thống: Thưa cha, đây là một đề tài rất thực tiển, thực dụng và quyết định cho sự sống còn và thăng hoa của mỗi nhân bản đại thể. Bởi vì thông thường trong thuật ngữ của nhà thiền, khi nói tới thiền là nghĩ tới định; mà khi nghĩ tới định là người ta nghĩ rằng nằm yên hay đứng yên, không có tính chất chuyển động. Như vậy nếu chúng ta nằm yên thì hóa ra là chết cứng và không có sự sống nữa. Nếu theo quan điểm định như thế thì hoàn toàn trái ngược với thực thể sống trong cuộc sống.
Trong đề tài này con liên hệ đến đề kinh “Nhất nguyên tụ âm dương vạn tỏa, nhất nguyên hóa vạn tỏa âm dương”. Vậy thì nguyên lý tự tính nó là tụ. Thứ nữa chúng ta liên hệ đến đề kinh “Tính tròn đủ là chủ thể của vạn pháp”. Như vậy, về tính nguyên lý của tối thượng là không còn có định và không định nữa mà là tụ chiếu quang minh rồi, thì nhân ở tụ chiếu quang minh mà có âm dương chuyển động. Vậy gốc của vạn pháp là từ nguồn gốc của âm dương chuyển động mà có.
Về tính biện chứng của định và tụ, thí dụ như hành tinh quay chung quanh mặt trời thì quá khứ của hành tinh không bao giờ nhìn lại, tương lai của hành tinh cũng không bao giờ vọng tưởng, mà hiện tại là tính quyết định và chuyển động một cách rất tốc độ, đó là quyết định đầu đời về nền tảng của định. Cũng như từng chiếc lá mọc ra và từng chiếc lá rụng xuống thì mục tiêu của nó cũng trở về thân và thân cũng không tách rời khỏi tính, cho nên tất cả vạn pháp đều hướng về tụ để tồn tại và sống còn.
Như vậy, định ở đây là tự tính chuyển động và kết tinh, chứ không phải định là chết lặng. Cho nên vạn pháp luôn luôn chuyển động để kết tinh thì định ở đây là không vọng tưởng và không kẹt bởi quá khứ và vị lai, mà tốc độ chuyển động ở hiện tại là phát huy, thì tất nhiên chúng ta sẽ quay trở về trục.
Tóm lại, định không phải là nằm yên mà chuyển động đúng công thức, thuận theo từ trường chuyển động của âm dương và không bao giờ sai lệch quỹ đạo. Nếu chúng ta định theo công thức ấy thì tất nhiên phải có tụ, đó là quy luật. Cho nên trong minh triết Cha đã dạy là chuyển động để kết tinh tinh hoa. Nhưng khi đã kết tinh tinh hoa rồi thì trong tinh hoa không còn động tịnh nữa mà đó gọi là chân thiền tự tính, tụ kết tinh hoa và quang minh tự chiếu.
Ngài bảo ông Chơn Ngọc Biện Hộ trình bày.
Ông Chơn Ngọc Biện Hộ: Thưa cha, hệ thống pháp trí là biện chứng pháp của định và tụ, đó là tính tất yếu. Vì từ nguyên lý và vượt trên nguyên lý của thống thức chân quang đã là tụ rồi mới sinh ra nguyên lý của Thống Hóa 3 ngôi thì cũng hoàn toàn là tụ. Bởi tụ nên mới có trung tâm vạn năng và oai âm dương vạn tỏa đã thống nhất để hóa sinh tất cả vạn pháp. Hệ thống pháp trí là biện chứng pháp của định và tụ hoàn toàn đúng. Con thí dụ: Như tất cả những công trình đa năng mà duy ngã đại thể đã làm ra là không ngoài hệ thống pháp trí, thì nó cũng biện chứng cho định, nếu chúng ta không trở về trung tâm không có định thì sẽ không làm được gì hết.
Bởi vì nhân bản duy ngã đại thể đã đi lệch quỹ đạo của định, có nghĩa là hạt tâm lý tính tính ánh sáng điều ngự não bộ thần kinh quỹ tính chuyển động, nhưng chuyển động đó mục đích không rõ ràng, nguyên nhân là do chúng ta không chịu thể dụng hệ thống pháp trí. Chính từ đó chúng ta đã lạc định nên không xác định được mục đích và mục đích không có tính cứu cánh. Tức là chúng ta đã bị phân tán tâm thức và mất đi chủ thể của định và tụ. Như vậy, chúng ta muốn trở về định thì chúng ta phải chuyển động trong một qui trình thuận để thăng hoa và hướng thượng, là luôn luôn hướng về ánh sáng để chuyển động kết tinh tinh hoa tâm pháp.
Ngài bảo ông Chơn Hiếu Đàn Lâm trình bày.
Ông Chơn Hiếu Đàn Lâm: Thưa cha, hệ thống pháp trí là biện chứng pháp cho định và tụ. Chúng ta muốn trở về định và tụ trong hệ thống pháp trí thì ta phải thiền định về giá trị thể hiện tính ứng dụng trong giá trị ánh sáng và vận dụng tác động trong đời sống của tụ, ta mới nghiệm lý được giá trị nguyên lý và trở về hội tụ. Và vượt trên giá trị định chiếu để trở về giá trị đỉnh cao của ánh sáng thì ta mới kết tinh được tinh hoa tri thức và tâm thức để được tròn đủ trong các pháp và làm chủ được các pháp.
Ngài bảo ông Chơn Trung Đạo Luật trình bày.
Ông Chơn Trung Đạo Luật: Thưa cha, mặt bằng của tụ và định là phải lấy bát chánh đạo làm nền tảng để thực hiện. Tụ là sự tập trung tư tưởng, tư duy vào trong chánh niệm và chánh tư duy. Từ đó mới đạt được chánh định. Về ý niệm của chúng ta chỉ có một chứ không có hai, thí dụ khi ta nghĩ thiện thì không có ác, hoặc là khi ta nghĩ tới ác là không có thiện, nên cái một là cái định, là sự tập trung ý niệm về một.
Như vậy, tụ là phải thực hiện bát chánh đạo đem ý niệm trở về một, trở về trung tâm thì đó là định.
Ngài bảo ông Chơn Thăng Ấn Chuyển trình bày.
Ông Chơn Thăng Ấn Chuyển: Thưa cha, định và tụ là nói đến hệ thống pháp trí, vì tất cả những nguồn gốc của các pháp đều có hệ thống. Và tất cả các pháp có chuyển động, có hệ thống thì nó có liên quan đến pháp trí. Thì chúng ta muốn làm một việc gì thì cũng phát sinh từ trí huệ, mà muốn có trí huệ thì chúng ta phải có định và tụ chiếu quang minh. Cũng như mặt trời là định tinh đã đạt được đỉnh cao của định nên mới tụ chiếu quang minh ánh sáng và dẫn quang tất cả các hành tinh và các hành tinh nương ánh sáng dẫn quang đó mà chuyển động theo một qui trình thuận mà được tồn tại trong một hệ thống. Như vậy nói đến nhân bản đại thể thì pháp trí là trí huệ, là cao nhất để chúng ta vận hành được tất cả các pháp đến một đỉnh cao.
Như vậy, đức Như Lai đưa ra rất nhiều hệ thống để chúng ta tu chính và chuyển hóa tâm pháp đi đến định, như hệ thống bát chánh đạo, thất giác Bồ đề chi…Như vậy thì cái gốc của định và tụ đã có từ trung tâm thì chúng ta nhân gốc đó mà chúng ta quay về mà đạt được đỉnh cao của nó, thì chúng ta phát sinh được trí huệ. Là chúng ta được sống trong hệ thống ánh sáng vô biên, vô cùng, đó là đỉnh cao của tụ và định.
Ngài dạy: chúng ta xác định về định và tụ là hoàn toàn có gốc, thì định và tụ hoàn toàn có thực, nên chúng ta mới trở về được. Là chúng ta xác định về tính chân lý của vũ trụ có gốc của định và tụ. Chúng ta tạm lập ngôn như vậy để khai thị mà thôi. Vì ngôn ngữ là rất giới hạn, thì không thể nào mà nói hết được nghĩa lý vô cùng đó.
Như vậy chúng ta tạm dùng danh từ nguồn. Tức là nguồn của thực tướng là tụ và định. Nếu chúng ta muốn trở về chỗ tụ và định tột cùng ấy thì phải đi bằng hệ thống pháp trí. Nên hệ thống pháp trí là biện chứng pháp của tụ và định.
Hệ thống pháp trí ví như là dàn phóng của đầu đạn ánh sáng vào chỗ tột cùng của định và tụ. Như vậy pháp trí là mang tính cơ cấu hệ thống nên Như Lai mới đưa ra hệ thống của Bát Chánh Đạo. Như ta thấy pháp trí đỉnh cao của nền khoa học cũng phải trở về tụ và định, thì mới đạt được những công trình cao cấp.
Nói về biện chứng pháp của định là tập hợp được tính duy nhất của giá trị hóa để thực hiện công trình ấy và không có lệch biên. Ví dụ khi làm một bài toán thì tư tưởng phải ổn định, phải tập trung và không nghĩ lung tung thì mới làm được. Tức là ở đây nếu không có hệ thống pháp trí để thực hiện công trình duy nhất của toán học thì coi như rớt định và phá tụ.
Như vậy, sức mạnh của các công trình là bản chất của sự thống nhất ý chí và trí huệ. Nếu chưa thống nhất được ý chí và trí huệ thì các công trình ấy sẽ không bao giờ có được sự thành công. Thì đó là giá trị của biện chứng pháp của định và tụ.
Nếu chúng ta nhấc lên một nấc về siêu thể, thì hoàn toàn lấy chỗ nhất tâm để làm nền tảng cho định và tụ. Như vậy biện chứng pháp của giá trị tụ và định là nhất tâm.
Đạt được nhất tâm không thể đơn giản mà có. Vì phải đào bới và bứng hết tất cả mọi hoặc lậu của nghiệp thức mới có được nhất tâm, nếu không thì ý thức sẽ níu giữ lại bởi một mảnh nghiệp còn sót lại ở bên kia và một mảnh nghiệp còn sót lại ở bên này và những mảnh nghiệp xa xưa còn ghi dấu mà nghiệp thức còn phải cưu mang, thì tính duy nhất ấy không bao giờ trở về tụ.
Như vậy, công trình của sự dọn sạch về pháp trí là dọn sạch mọi hoặc lậu. Đức Như Lai nói: “vọng tâm diệt, pháp tính sinh”. Vậy pháp tính hoàn toàn không mời gọi vì pháp tính đã hằng có sẵn trong ngươi, nhưng vì các hoặc lậu của cỏ rác đã phủ pháp tính ấy, thì các ngươi hãy nhổ sạch những cỏ rác của ý thức ra khỏi thì pháp tính chân địa sẽ hiện ra. Như vậy, định có nghĩa là tự hiệp hóa về giá trị chân tính của sự sáng lên chứ không phải định là sự mời gọi và tìm kiếm hoặc cầu vọng mà có.
Chúng ta không dọn sạch được hoặc lậu vì chúng ta chưa nắm bắt được hệ thống pháp trí là mặt bằng của sự vững chắc để chúng ta có đủ trí huệ, ý chí và đủ tâm niệm về sức mạnh của sự dọn sạch đó. Khi chúng ta có hệ thống pháp trí thì định và tụ tức khắc hiệu ứng hình thành giá trị hóa và kết quả tại chân tâm của chúng ta.
Nếu chúng ta đem tư tưởng để tưởng và cầu cho có định và tụ thì đời đời tư tưởng ấy sẽ đánh sụp cả tụ định của chúng ta và không bao giờ pháp tính của chúng ta hiện ra.
Như vậy, chúng ta hãy đánh sụp tất cả những giặc dữ của 6 căn và lột trần tất cả những hoặc lậu sai lầm của nhiều kiếp để không còn cỏ rác của hoặc lậu nữa, thì chúng ta sẽ có ngay ánh sáng của định và tụ
Như vậy, công thức của hệ thống pháp trí là mặt bằng của bệ phóng ánh sáng tụ và định, là biện chứng pháp của tụ và định, là giá trị công thức hóa của tụ và định và hình thành tụ định hiệp thông của giá trị tính thể dung thông. Đây là một bài học xác định về giá trị của trí và pháp thì chúng ta hãy xét mình đã có trí và pháp chưa, để chúng ta có một hệ thống pháp trí vững chắc mà phát huy các công trình mà trước mắt chúng ta còn chưa làm được. Đây là chúng ta đi vào mổ xẻ kinh điển, để không còn lầm bất cứ một vi mạch nào của kinh điển, là làm sáng tỏ và vững chải trên tất cả các hệ thống kinh điển, để thực hiện công cuộc kinh điển đi đến chỗ tụ và định.
Ngày 5/4 Kỷ Sửu
Ý NIỆM, TƯ TƯỞNG, TÂM PHÁP
LÀ NGUỒN ÁNH SÁNG VÔ TẬN
Ý niệm, tư tưởng, tâm pháp là nguồn ánh sáng vô tận. Đây là nguồn ánh sáng của tổng tinh hoa. Nhưng khi chúng ta làm lệch ý niệm, tư tưởng tâm pháp thì nguồn ánh sáng ấy bị bế tắt, hoặc bị giảm trừ. Chính chúng ta có nguồn ánh sáng ấy nên mới tiếp được nguồn ánh sáng tổng thể của trung tâm linh quang, hay tiếp được từ điện hóa trong vô lượng quang khắp cùng không biên giới của vũ trụ đã chuyển ánh sáng đến cho chúng ta. Ví dụ như Hồng quang là trung tâm linh quang có pháp thể pháp thân. Pháp thể là năng lượng tích tụ trong vô lượng quang của hệ thống vật chất và pháp tính là ánh sáng trung tâm ở trong pháp thân của đấng Như Lai đã thành tựu. Vậy chính ta là nguồn ánh sáng và tiếp thụ nguồn ánh sáng, thì ánh sáng của tiểu thể cùng đại thể được hòa nhập. Vậy Hồng quang không phải là vấn đề trừu tượng và mê tín.
Tại sao ta có Hồng quang mà người khác chưa có? Là vì ta đi vào quỹ đạo của sự khai thị, của một vị Thánh sư, hoặc vị đứng đầu trong hệ thống ấy để ấn ký cho giá trị thiết lập. Ví như hệ thống điện thoại đã có rồi nhưng phải có người cài số cho mình mới bắt được.
Tại sao nguồn ánh sáng của ý niệm tư tưởng và tâm pháp có sự sai lệch và mâu thuẩn? Là do nguồn ánh sáng có sự che chắn của các hệ thống lập thể. Tức là phần thô, thô của phần tính và thô của phần thể; Đó là 2 tính cơ bản của giá trị sai, thường là chúng ta lầm chỗ đó. Ta có phần thô, phần tính của ý thức, của sự hiểu biết. Ta tinh lọc đến tinh ròng của sự hiểu biết, là trãi qua quá trình ly tâm. Như vậy ánh sáng còn phải tiếp tục tinh chế, bởi nó là nguồn năng lượng luôn luôn có tỷ lệ phần thô, thì phần thô cần phải được tinh lọc.
Con người có lối sống theo bản năng sinh tồn thì họ không bao giờ quan tâm tới phần thô. Ánh sáng đã chịu những quy luật ức chế che chắn, mà chưa được khai thị. Bởi vậy với chúng sinh là không có nguồn ánh sáng hội tụ. Chúng sinh là ánh sáng phân tử, phân chia, không thuộc về nguồn ánh sáng của sức mạnh hội tụ.
Nói một cách biện chứng: Khi chưa giác ngộ thì ý niệm tư tưởng là nguồn ánh sáng phân chia. Vì thế ý niệm tư tưởng luôn luôn biến động, thì ánh sáng đó là phần thô không phải là tế, siêu tế. Vậy mối chốt tư tưởng rất quan trọng với chúng ta, thì chúng ta phải xác định được nguồn ánh sáng ấy được tinh lọc hay chưa tinh lọc; tức là ý niệm được tinh lọc hay chưa tinh lọc, hai trạng thái đó không giống nhau nên đức Phật mới đưa ra vọng tâm và chân tâm.
Ví dụ: Một người sống thanh bạch, tuyệt đối không cho bất cứ một ý niệm xấu nào chen lấn vào sự thanh bạch đó, thì đầu đời họ đã có phần tế. Nếu ý niệm họ không tinh lọc thì nguồn ánh sáng đó vẫn còn chịu những mặt trạng về phần thô. Tư tưởng ý niệm thuộc phần thô thì tâm pháp phải gánh lấy những phần thô đó.
Chúng ta biết vũ trụ rất công bằng cho sự thăng hoa của người có công phu và không thăng hoa cho người không công phu. Sự tiến hóa cho người công phu và sự sa đọa cho người không công phu. Như vậy chúng ta là tác phẩm duy ngã nếu không chịu tiếp tục công phu để hóa chân ngã thì sự tinh ròng của ánh sáng không có, tức phần thô của ý thức vẫn tiếp tục dấy lên và có khả năng cấu thành nghiệp.
Ngài bảo ông Chơn Ngọc Biện Hộ trình bày.
Ông Chơn Ngọc Biện Hộ: Thưa Cha, chúng ta có hạt tâm lý tính là tổng tinh hoa tính và thể, từ đó chúng ta có ý niệm, tư tưởng và tâm pháp. Thì tất cả nguồn ánh sáng ấy từ trung tâm chân tính sinh ra. Tâm pháp là đại diện cho tổng tính, ý niệm tư tưởng là cái dụng của tâm. Nếu ý niệm, tư tưởng chân chính đúng đắn thì kết tinh tinh hoa và làm giàu a lại da tâm pháp chúng ta. Nếu lệch lạc tức là trật quỹ đạo Công Luật sẽ đưa ta vào con đường tối tăm. Vậy ý niệm, tư tưởng tâm pháp là nguồn ánh sáng rất quan trọng vì nó là phương tiện hóa gắn liền với a lại da pháp thân. Như trong bát thức tâm vương vì phân nhiệm giá trị hóa nên đức Phật tạm chia ra là bát thức, nhưng thực ra là một. Vì khi ý niệm, tư tưởng chúng ta trở nên thống nhất và làm chủ các căn nguyên thì các căn nguyên ấy đóng vai trò kết tinh hỗ trợ cho tâm pháp và thống nhất cùng tâm pháp là một. Lúc bấy giờ hạt tâm lý tính tính ánh sáng phát ra chính xác, minh bạch và không sai lệch. Vậy chúng con xác định ý niệm, tư tưởng tâm pháp là nguồn ánh sáng vô tận, điều đó hoàn toàn đúng.
Như vậy, sự tối tăm là do dòng nghiệp lực che chắn bởi sự lầm lẫn của ý thức phân biệt đối đãi đã pha trộn nhiều màu sắc, đã làm mờ đi tâm pháp; Ví như bóng đèn không chịu lau chùi thì ánh sáng không phát ra được vậy. Vì vậy đức Phật đưa ra các phương pháp tu học trong Tam thừa tạng là nhằm giải quyết mọi sự lầm lẫn tối tăm đó. Thì hôm nay Cửu kinh minh triết là phương tiện ánh sáng cao nhất, tốt nhất và quý nhất để đưa nhân loại trở về nguồn ánh sáng pháp thân thực tướng của chính mình.
Ngài bảo ông Chơn Quốc Chính Thống trình bày.
Ông Chơn Quốc Chính Thống: Thưa Cha, con xin trình bày bốn vấn đề chính.
Thứ nhất: về tính khách quan, thì thượng tầng có chân tính siêu cực quang mới lập ra hạ tầng theo quy luật của tính khách quan. Tất cả những gì thượng tầng có thì hạ tầng đều có, kể cả tính bát nhã; Nhưng hạ tầng vì chưa tinh lọc mà thôi.
Thứ hai: khi hoàn chỉnh giá trị nhân bản duy ngã thì ta lại không đi về nguồn bằng Công Luật khách quan, mà đi theo ý niệm, tư tưởng phân biến theo quỹ đạo nghịch nên chúng ta chưa trở về nguồn. Nếu chúng ta đi theo quỹ đạo thuận, nó sẽ hóa và kết tinh tinh hoa bát nhã thì mới trở về nguồn.
Thứ ba: thực trạng chủ quan của con người: Khi duy ngã tròn đủ thì ý thức quyết định mọi vấn đề, mà chúng ta không thấy sự liên quan giữa thượng tầng và hạ tầng. Chúng ta bị mắc kẹt chỗ ý thức và tư tưởng nên không thấy được ánh sáng chân tính siêu cực quang nằm trong tất cả vạn hữu. Nếu tính bát nhã, tính hội tụ hay ánh sáng siêu cực quang không ở trong vạn hữu thì ta không thể nào hóa được bát nhã. Nếu chúng ta không minh định chỗ này thì chúng ta sống theo bản ngã chủ quan thì bị lần quần và kẹt ở các pháp thô.
Thứ tư: trong định luật cân bằng của vũ trụ rất tuyệt vời, như cân bằng giữa tâm và vật. Khi thô thì có ý thức, tư tưởng thô; Khi tế thì có ý thức, tư tưởng tế. Như các nhà bác học, thánh nhân, Phật nhân thì ý thức, tư tưởng tương đương trình độ bác học, thánh nhân, phật nhân, thì kết tinh tinh hoa về tính bát nhã trọn vẹn.
Vũ trụ rất công bằng, thể thô thì tính thô, thể tế thì tính tế. Tại sao có thể thô? Vì đó là quy trình hóa. Nếu Thống Hóa không lập thể phần thô thì làm sao có đẳng cấp để chúng ta trở về nguồn; Chúng ta từ tầng thấp bước lần tiến lên trở về nguồn có thứ bậc, lớp lan rất rõ ràng. Như vậy, khi chúng ta loại trừ trong cuộc sống những phần thô và kết tập những tinh hoa thì đó là giá trị đầu đời của tính bát nhã.
Ngài dạy: Cửu kinh minh triết là kho tàng, chúng ta học những cơ bản vững chắc để từ đó thăng hoa trở về thành tựu bốn quả thánh là quan trọng nhất cho đầu đời của sự hóa thân vào vũ trụ, thành tựu chân tính kim cương bất biến, vô dư niết bàn. Đó là trở về ánh sáng thực thể bất biến của bản hạt.
Khi còn ở tầng dưới thấp thì lầm lẫn càng cao, khi lên dần thì mức lầm lẫn giảm dần và mọi sự che chắn tầng trên lần mở ra; càng mở ra càng thấy thông suốt con đường về Công Luật thật rõ ràng.
Trong thế giới nhị nguyên của duy ngã đại thể luôn luôn có hai trạng thái: hạnh phúc và khổ đau. Vì đây là thế giới công luyện; Khi ta chưa công luyện, chưa thành đạt sự công luyện thì khổ đau sẽ ở mãi cùng ta.
Ta biết Thống Hóa không áp đặt sự khổ đau cho nhân loại, mà mục đích của Thống Hóa hóa sinh muôn loại để đạt được giá trị cứu cánh cao nhất là giải thoát và thành tựu chân tâm kim cương. Muốn đạt được mục đích đó ta phải chịu nhịp cầu sinh tử; Nhịp cầu sinh tử là chuyển trạng hóa và kết tinh tinh hoa kim cương chân tâm. Sinh tử là cầu nối của sự chuyển hóa, có chuyển hóa, có ly tâm mới có kết tinh. Nhưng một khi chúng ta không biết thì sinh tử trở thành khổ đau và sa đọa.
Về mặt bằng sinh tử, khi chưa giác ngộ ta thấy rất hung dữ; Nhưng khi giác ngộ rồi thì sinh tử là chuyện thường tình trong đời sống duy ngã đại thể và của vạn vật. Nó quen thuộc với con đường đi, con đường về của những công trình sinh tử để hóa sinh tử và thành đạt chính vị trong sinh tử. Vậy sinh tử là công thức, là công án hóa thân, công án tinh luyện và kết tinh. Định luật sinh tử nhằm chuyển hóa và kết tinh tinh hoa, đó là mục đích cuối cùng của Thống Hóa. Còn việc nhân bản duy ngã đại thể lầm lẫn dẫn đến khổ đau, Thống Hóa vẫn một lòng yêu thương vô cùng. Nên các bậc thành tựu Như Lai chịu trách nhiệm thiêng liêng hóa thân đến các hành tinh rao giảng về sự nghiệp vũ trụ bằng nhiều hình thức để dẫn độ chúng sinh.
Học cửu kinh minh triết để làm thăng hoa tri thức ánh sáng, nếu chúng ta tiếp tục học thì tương lai sẽ trở thành những nhân giả, học giả, học tri để làm khí cụ bình an cho nhân loại, phúc đức cho nhân loại bằng cửu kinh minh triết.
TÍNH THỐNG NHẤT VỀ Ý NIỆM
Tính thống nhất là nền tảng của kinh điển nên nói rằng: Bản chất của tính thống nhất ý niệm là hóa giải vô lượng tư tưởng ý thức ngoại biên, để đi đến chính tâm và thành tựu vô lượng công đức.
Công đức là thuộc về nội lý. Nếu ta làm những thứ bên ngoài mà thuộc về chân hành thì mới kết tinh được nội lý.
Ý niệm tư tưởng ngoại biên là không thuộc về kinh điển, nó tương tục sinh diệt trong 18 giới xứ nên trở thành vô lượng, ví như số cát sông Hằng.
Ý niệm tư tưởng ngoại biên nó thuộc về hoặc lậu bất tương ưng. Nhưng khi trở về tính thống nhất của ý niệm thì thuộc về hoặc lậu tương ưng.
Muốn thống nhất được ý niệm là chúng ta dùng cái biết để tầm sát, để giác ngộ và tinh lọc nhất thiết trí để thống nhất ý niệm.
Thống nhất ý niệm là giá trị chân chính nhất của Như Lai, là mặt bằng của hệ thống thiền định.
Người thống nhất ý niệm là không còn mắc kẹt ở các tướng và vượt trên thống nhất ý niệm là trở thành bất biến.
Tư tưởng ngoại biên có thể phát sinh không cùng tận, nên đức Như Lai nói: Nếu phóng sinh thì phóng sinh để giải trừ mọi sự đau khổ đối với sự sống của các loài thì mới có công đức. Chứ không phải phóng tâm sinh thức, hoặc phóng thức sinh tâm và sinh ra các thứ ý niệm bất tương ưng ấy, là rất nguy hiểm không có công đức giải thoát
Bát chánh đạo là nền tảng của thân pháp thiền định, sẽ đưa chúng ta nhập lý tính và chứng lý tính thiền định. Nếu thiền định mà lại phóng thức tư tưởng đến các cảnh giới Phật và thấy Phật thì đó thuộc về vọng thức. Nên Như Lai nói: “Ngươi chưa thấy Phật ngươi, thì đời đời ngươi sẽ không thấy được thực tướng của Phật Ta”.
Nên tính thống nhất của ý niệm là giải trừ mọi ý niệm tư tưởng ngoại biên và dẫn đến thấy Phật. Nghĩa là không cần tưởng Phật mà thấy Phật, thì đó gọi là chân tưởng ( nghĩa là vô tưởng Phật mà thực tưởng Phật hiện ra ).
Trong sự nghiệp đại thừa và tối thượng thừa của Như Lai cũng đi bằng con đường thống nhất của chính niệm. Như vậy, dứt trừ các vọng tưởng là nền tảng thực tướng của chư Phật.
Ý niệm tư tưởng ngoại biên đồng nghĩa với vọng tâm. Trong thế giới nhị nguyên có vọng tâm và có chân tâm; còn trong thế giới nhất nguyên là hoàn toàn không có vọng tâm. Nếu ở trong thế giới của duy ngã đại thể mà quay về nội lý thống nhất của ý niệm là thế giới chân tâm, còn quay đi ra ngoại biên là thế giới của vọng tâm.
Như vậy, khi nào có tính thống nhất ý niệm và không còn biến đổi tính thống nhất ý niệm thì mới có công đức. Còn tư tưởng ý niệm ngoại biên luôn biến đổi, thuộc về vọng tâm là không có công đức.
Vọng tâm là tư tưởng phân giải của giá trị thống nhất thì sẽ không bao giờ có sự kết tinh của tinh hoa kim cương chân tâm.
Như vậy, tính thống nhất của ý niệm là đầu đời của sự kết tinh tinh hoa kim cương chân tâm.
Biến đổi tinh hoa nội thể là biến đổi tinh hoa của tư tưởng nội thể và sự hiểu biết về tính thống nhất nội thể. Và tính thống nhất nội thể không đứng vững được trên giá trị biến đổi ấy. Chúng ta là hạt nhân được hóa hạt trong đời sống vũ trụ và trở nên mặt bằng biện chứng pháp nhân bản vũ trụ, thì chúng ta phải biết tự quyết trong sự nghiệp hóa nội và thành lập được nội tính tính thống nhất đi đến chứng tính và kiến tính .
Đây là bài học cao siêu và rộng lớn vô cùng của hệ thống Bát Chánh Đạo và sức mạnh thiết lập công án Bát Chánh Đạo; đối với đức Từ Phụ Thích Ca Mâu Ni là một trong những phương than vĩ đại nhất. Có thể nói, nếu bất cứ một tinh cầu nào mà thực hiện đúng Bát Chánh Đạo thì tinh cầu ấy được bình an.
Đối với Như Lai là đời đời không thay đổi về Bát Chánh Đạo. Nên đức Như Lai nói: Xa luân Bát Chánh Đạo, xa luân Thập Nhị Nhân Duyên và xa luân Tứ Diệu Đế. Là những xa luân được chuyển lập thành những kinh điển nhị thừa, thực hiện những công trình của tam thừa và hóa giải nhị thừa.
Nhị thừa là lầm lẫn, trôi nổi và sinh tử bất đoạn luân hồi. Nhị thừa cũng dẫn đến địa ngục, ngạ quỉ và súc sinh. Nhưng Bát Chánh Đạo đã vào trong mặt trận kiến giải chính pháp, để lật ngược lại tam đồ khổ và hóa giải lục đạo.
Sức mạnh của Thích Ca Mâu Ni là sức mạnh của công suất vĩ đại thống thái và trên trời dưới đất đều hoan hô. Nghĩa là ai biết sống là hoan hô. Như Thiên Long Bát Bộ, Càn Thác Bà, Khẩn Đa La…đều hoan hô đức Thích Ca Mâu Ni là đấng Thống Thái, đã vượt trên mọi sự cứu rỗi và hóa giải mọi sự cứu rỗi trong sức mạnh vô cùng ấy..
Như vậy, chúng ta đã thẩm định giá trị chính pháp trong hệ thống Cửu Kinh Minh Triết và tam thừa tạng đã trở nên tính dược vô biên và sức mạnh tính dược vô biên đã cứu giải tất cả những tội đồ.
Bài học hôm nay cho chúng ta xác định tính thống nhất của ý niệm để giải trừ các ý tưởng ngoại biên và quay về chứng tính và kiến tính để thành tựu vô lượng công đức pháp thân.
Chúng ta trở thành những nhân chứng sống trong sự nghiệp chánh pháp và không bao giờ thay đổi bản chất của nhân chứng sống trong chính pháp ấy thì chúng ta mới có chính pháp đời đời.
Đối với Như Lai là không còn sinh tử, nhưng Như Lai hóa thân trong sinh tử. Đó gọi là lập thể trạng, phản gián sự nghiệp Phật đạo để lập các công trình Phật đạo trong các loài. Như vậy trong sự nghiệp Phật đạo là sự hóa thân của hệ thống ánh sáng trung tâm đối với các đức thế vì và quyền thừa Bồ Tát. Thì bản chất giá trị Như Lai đã hoàn chiếu ánh sáng trong đó. Nên mượn bất cứ một thân lập nào trong hệ thống ấy, thì giá trị ánh sáng pháp thân của Như Lai cũng không thể thay đổi.
Như Lai đưa Bát Chánh Đạo vào đời sống là nhằm thu tóm tất cả tổng tinh hoa để kết tinh về pháp thân. Pháp thân ví như ánh sáng và ánh sáng chỉ có một ánh sáng mà thôi. Nhưng khi chiếu ra ta thấy nhiều màu sắc vàng, xanh, trắng, tím… Vì thế mà con người lầm bởi những lăng kính màu ở các gốc độ khác nhau làm biến đổi sự thật của ánh sáng trung tâm ấy, cũng đồng nghĩa là biến đổi sự thật của chính ta.
Chúng ta hãy xác định tính thống nhất của hệ thống sống trong tư tưởng và ý niệm thuộc về pháp thân, thì chúng ta sẽ có nhân bản pháp thân.
Đức Như Lai nói: “Ngọc của ta đã lấy ra khỏi năm ấm rồi và đã viên mãn toàn hữu giá trị ánh sáng, còn ngọc của các ngươi thì còn dấu trong đó”. Như vậy các con hãy nhìn chính pháp của Ta để quay về chính con mà trau dồi giá trị viên ngọc của mình, thì viên ngọc của con sẽ phát sáng như của Ta.
Bởi kỳ vọng đã biến thành điên đảo, khổ não mà không nhìn nhận sự thật của chính ta được trung tâm hóa thành viên ngọc và viên ngọc ấy hoàn toàn có thực.
Người Công Luật là không vọng kiến xa xôi theo những viễn kính màu, mà luôn thu tóm tất cả sức mạnh của tổng tinh hoa quay về một gốc và thực hiện những công trình, công luyện, để có được thực thể của chính ta.
Có chính pháp và không có chính pháp là căn cứ trên tất cả những bộ kinh lõi của đức Thích Ca Mâu Ni. Ngài đã có kinh lõi kỳ hương và kinh lõi của các loại chất ngọc quý nhất trong tam thiên đại thiên thế giới. Và đời đời nếu ai thay thế Ngài cũng chỉ là ánh sáng được hóa thân từ trung tâm của Ngài mà thôi.
Những thứ lật ngược lại làm biến đổi chính pháp của Ngài, cũng giống như chặt tất cả những căn nguyên của sự sống chính nó, thì hệ thống căn nguyên bị triệt tiêu và các pháp gốc bị biến đổi, thì chính nó cũng đồng chết theo đó.
Chúng ta không nên xem thường mà hãy tự quyết định về tính thống nhất của ý niệm trong mỗi chân hành để giải trừ vô lượng tư tưởng và ý niệm ngoại biên. Vì muốn có vô lượng công đức pháp thân thì chúng ta phải triệt tiêu vô lượng ý niệm. Không phải ta niệm vô niệm mà có vô niệm; muốn trở về chỗ vô niệm thì phải đạt được tính thống nhất của ý niệm, ta mới có vô niệm.

0 nhận xét:

Đăng nhận xét

Ví bạn hãy dùng ngôn ngữ lịch sự, tôn trọng lẫn nhau, mỗi người có cấp độ trình độ riêng nên không nên phán xét nếu không thông hiểu. Xin cảm ơn!