TÍNH THỐNG NHẤT CỦA ĐẠI THỂ,
CHI THỂ VÀ VẬT LÝ TRONG HỆ THỐNG HÓA
(Ngày
25/11/2007)
Phần một
là các thể đại duyên lập có tính thống nhất trong hệ thống hóa, phần hai là các
chi thể duyên lập có tính thống nhất trong hệ thống hóa, phần ba là các đơn vị
hóa học có tính thống nhất trong hệ thống hóa.
Không thể
tách được cái định lý về hệ thống ấy để có thể có sự hiện hữu trong đời sống
nhân sinh quan và vũ trụ quan.
Nếu vũ trụ
không có hệ thống hóa thì con người chúng ta không có hệ thống hóa. Mà hệ thống
hóa chúng ta là não bộ thần kinh và 6 căn nguyên của tính thấy, tính nghe, tính
ngửi, tính xúc vị và hệ thống của ngũ tạng như một bộ máy rất tinh vi, đó là
tâm cang tì phế thận và còn có cả lục phủ nữa.
Vậy chính
con người chúng ta là một hệ thống thì vũ trụ là một hệ thống và tính minh triết
của Công Luật là một hệ thống thống nhất. Vì chúng ta không thể nhập được tính
thống nhất của vũ trụ cho nên ý niệm bị phân hóa tính thống nhất của vũ trụ,
làm cho giá trị cơ cấu về hệ thống thống nhất của vũ trụ bị tan ra từ ý niệm,
sai biệt mê lầm đó là đánh đổi giá trị định luật, qui luật và công luật ấy,
không có tính sáng tạo và tiến hóa trong sự sáng tạo của tính Thống hóa.
Như hệ
thống của một ngôi nhà thì cột, kèo, rui mè,… là những phần chi lập thống nhất
tạo thành một ngôi nhà. Còn duyên lập tức là cột thì duyên kèo, kèo thì duyên
đòn tay, và đòn tay thì duyên mái ngói…v.v…
Như vậy,
đứng trên nhân sinh quan thì chúng ta thấy đại thể duyên lập có tính thống nhất
trong hệ thống hóa. Mà đứng trên chi thể duyên lập của nhân sinh quan thì nó
vẫn có tính thống nhất trong hệ thống hóa và chúng ta đứng trên tinh thần của
các đơn vị hóa học thì nó vẫn có tính thống nhất trong hệ thống hóa ấy.
Hệ thống
là nguyên lý cấu trúc của tính chất giá trị thống nhất của các đơn vị, của các
chi lập và các đại thể. Tính biện chứng của hệ thống về vật lý khách quan ta
thấy: ví như hệ thống thái dương hệ, gồm có mặt trời và các hành tinh quay
theo. Mặt trời và hành tinh không thể tách lìa nhau, không thể loại trừ nhau mà
luôn luôn có một quy trình thống nhất tương quan trong giá trị ứng dụng đó. Nếu
chúng ta tách rời mọi tính tương quan, không có tính hệ thống thì không có thứ
gì tồn tại trên xã hội này và trên vũ trụ này, là vì sao? Vì tính duyên lập của
các đại thể là một trong những qui trình khép kín của nó. Nếu nó không chịu
khép kín trong qui trình duyên lập của tính tương ứng thì đồng nghĩa với sự tan
rã và không tồn tại vì phi nhân duyên, hoặc phi định khởi nhân duyên, hoặc phi
tương lập thì cũng có nghĩa tách rời giá trị hệ thống.
Ví dụ như
một chiếc xe mà chúng ta lấy đi một cái bánh ra khỏi xe, đó gọi là tách rời hệ
thống, thì nó không còn tính công dụng nữa. Như vậy, phép định luật duyên khởi
mà đức Phật muốn nói thì vốn nó đã có hệ thống từ nguyên lý nên mới hình thành
được cơ cấu.
Tính Thống
hóa của Công Luật vũ trụ là mang tính hệ thống của tối siêu. Như vậy, các thể
đại duyên lập có tính thống nhất trong hệ thống ấy, thì 7 đại ấy đã trở nên một
hệ thống duyên lập có tính thống nhất trong hệ thống Thống hóa.
Chúng ta
thấy các thể đại duyên lập có tính thống nhất trong hệ thống hóa, thì chúng ta
cũng thấy các chi thể duyên lập cũng có tính thống nhất trong hệ thống hóa. Và
chúng ta thấy các đơn vị hóa học đều có tính thống nhất trong hệ thống hóa.
Dụ như:
Đất nước gió lửa gặp nhau để hình thành hành tinh đó là tính thống nhất. Vậy
hình thành được hành tinh là do các đại thể được duyên lập và có tính thống
nhất. Như đất là đại diện cho tính thống nhất của nước, lửa và gió. Nước và lửa
thì có tính thống nhất với đất. Nếu nước và lửa không có tính thống nhất với đất
thì nó không có tính tương ưng và không ở chung với đất. Như vậy, các thể đại
tương lập có tính thống nhất để trở thành hệ thống.
Đứng trên
đơn vị hóa học thì có tính duy nhất nhưng cũng có tính thống nhất để hình thành
hệ thống hóa học. Còn nếu nó tách rời và biến đổi tính duy nhất và nó không
thống nhất các hệ thống hóa học ấy thì nó cũng không có hóa.
Chúng ta
nghiệm ra từ trong nguyên lý đã có tính thống nhất mới hình thành hệ thống. Vậy
hình thành hệ thống 7 đại là bản chất của giá trị tương hiệp trong tính thống
nhất để hóa và để hình thành tất cả các pháp. Như một ngôi nhà nếu không có các
chi thể duyên lập của cột, kèo, đòn tay, rui mè và đi đến thống nhất thì nó
không thành ngôi nhà.
Vậy, cột
kèo rui mè là các chi lập, của sở duyên và được khép lại trong qui trình hình
thành ấy, là có tính thống nhất và có tính thống nhất mới thành hệ thống. Thì
ngôi nhà là một hệ thống. Chính thể là một hệ thống và đại thể là một hệ thống.
Vậy hệ thống là có tính duyên lập theo tính thống nhất của qui trình tương ưng.
Nếu không có tính thống nhất trong qui trình tương ưng thì các pháp ấy bị rã
rời và phân biến không đi đến hệ thống.
Vậy các
đại thể duyên lập đều có tính thống nhất để đi đến hệ thống hóa, các chi thể
duyên lập đều có tính thống nhất để đi đến hệ thống hóa và các đơn vị hóa học
đều có tính thống nhất để đi đến hệ thống hóa. Như vậy, hệ thống hóa là các đơn
vị tập hợp theo qui trình khép kín và thành lập cơ cấu của các duyên lập mang
tính tương ưng.
Đất là đại
diện cho tính thống nhất, vì lửa không thể triệt tiêu được địa đại, và địa đại
không triệt tiêu được nước. Mà địa đại lại làm cho nước và lửa không triệt tiêu
nhau. Đó là tính thống nhất của pháp duyên lập đại diện trong quá trình hóa, và
cũng nói lên tính trung hòa trong hệ thống, để bão hòa hệ thống và tính duyên
lập của qui trình tương ưng, là luôn luôn có phép bão hòa tổng qui trình tương
ưng ấy, để hình thành hệ thống.
Hôm nay,
chúng ta đã rạch ròi về hệ thống và cơ cấu của vũ trụ từ thượng tầng đến hạ
tầng đều mang tính định lý và nguyên lý này, mà không thể khác được.
Vậy các
pháp duyên lập là tổ hợp thống nhất giữa các thành phần dù là đặc chủng khác
nhau, đặc danh khác nhau, đặc sắc khác nhau, đặc thể khác nhau, nhưng về nguyên
lý đều mang tính duyên khởi có tính thống nhất, để đi vào qui phạm của bão hòa
và thiết lập hệ thống thượng tầng đến trung tầng và hạ tầng; đã trở nên một cơ
cấu vững chắc trong đời sống của nhân sinh quan và vũ trụ quan.
Thuyết này
có tính vững chắc và không thể thay đổi. Vì nó là định luật, là chân lý của sự
thực mà con người và vũ trụ đã gặp nhau ở đây. Hôm nay, chúng ta đưa đại thể
vào tính thống nhất, chúng ta đưa chi thể vào tính thống nhất và chúng ta đưa
các đơn vị hóa học của giá trị biện chứng hóa học vào nguyên lý của tính thống
nhất, để chúng ta thực hiện tính tương quan của sự nghiệp thống nhất và hình
thành một hệ thống vững chắc mà không đão ngược tính hệ thống ấy. Đó là rút
chìa khóa Công bản của sự nghiệp hệ thống thống nhất ấy để hóa giải tất cả sự
sai biệt lầm lẫn và hình thành thống nhất trong sự nghiệp hóa của vũ trụ.
Từ con
người chúng ta cho đến vạn vật có sự sống, đều có tính hệ thống thống nhất
trong sự nghiệp hóa ấy, mới trở thành các giá trị sống thực trong các hệ thống
đơn vị và hình thành của tổng thể đơn vị ấy.
Khi chúng
ta đã về tính thống nhất thì mọi giá trị thành tựu sẽ có và chúng ta cũng không
còn phân biến trong sự lầm lẫn, vì rõ biết được hệ thống và sáng tỏ trong hệ
thống ấy.
Hôm nay,
đối với Công Luật phải làm sáng tỏ một cách trọn vẹn để chúng ta thấy được chân
lý thực thể của đời sống nhân sinh và vũ trụ gắn liền với nhau mà không tách
rời nhau, đó là định luật.
Tóm lại,
bài học hôm nay cho chúng ta thấy rằng: Về phần đại thể thì oai âm dương vạn
tỏa đã có tính thống nhất trong tứ đại, trung tâm vạn năng có tính thống nhất
trong oai âm dương vạn tỏa và vô cực tuyệt chiếu có tính chất vô cùng và bảo hộ
tính thống nhất của trung tâm vạn năng.
Về nguyên
tắc có đại thể tất nhiên phải có chi thể, vì đại thể hóa sinh ra chi thể thì
tất nhiên chi thể tương ứng cùng đại thể.
Về phần
vật lý thì các đơn vị vật lý đều có tính thống nhất trong hệ thống hóa, các
chất hóa học như kẻm, chì, đồng, nhôm, metan, cacbon,… nói chung các chất hóa
học thuộc về 2 thể trạng của dương và âm. Nếu tỉ trọng nghiêng về âm hoặc
nghiêng về dương thì giá trị tương lập của hóa học không thể tách rời tính
thống nhất của trung hòa tử, của năng lượng nguyên tử, của âm dương điện tử. Vì
nếu nó tách rời phần tính nó sẽ không tồn tại và nó bị biến đổi về tính duy
nhất của hóa học, thì tất cả hóa học bị đão lộn. Vậy về tính thành lập của giá
trị hóa học đã có trung tâm và tính thành lập của các chi ở trong hệ thống
tương lập đã có nền của đại thể. Và nền của đại thể đã trở thành hệ thống thống
nhất cho nên không thể thoát ra tính thống nhất của hệ thống ấy. Vì vậy, giá
trị chân tính luôn luôn ở trong vạn thể mà không bao giờ tách rời vạn thể.
Chân tính
thống nhất là không bao giờ thêm, không bao giờ bớt và không tách rời đại thể
ấy. Đại thể ấy không tách rời chi thể ấy và chi thể ấy cũng không tách rời giá
trị tính chất và trọng lực ở trong tính hóa học ấy.
Trong hệ
thống hóa gồm có thất đại hội hóa, trung tâm vạn năng hóa và hạ tầng biện chứng
pháp là vật lý hóa. Mà vật lý hóa thì không thể tách rời hệ thống Thống hóa nên
vật lý ấy mới được hóa.
Trong hệ
thống hóa thì vật lý là tính tất yếu của phương tiện thiết lập cho nền móng của
vũ trụ quan, và nền móng của vũ trụ quan có thực trong đời sống của thế giới và
muôn loại. Vậy, trong hệ thống hóa ấy, muôn loại, muôn vật, muôn sự, muôn việc
không thể tách rời hệ thống Thống hóa. Nên tính Thống hóa là tính vô cùng và
bất diệt.
Từ đơn vị
hóa học có tính thống nhất trong hệ thống hóa, cùng các chi thể tương lập có
tính thống nhất trong hệ thống hóa và dẫn đến các đại thể tương lập đều có tính
thống nhất trong hệ thống hóa. Chúng ta đã tìm ra được giá trị của thất đại hội
hóa và thất đại hội hóa ấy thì trung tâm vạn năng là trái tim của vô cực và sức
mạnh vô cùng của oai âm dương vạn tỏa là đôi tay của trái tim vạn năng. Sức
mạnh vô cùng ấy đã mở rộng các đại thể gồm đất nước gió lửa và trong đất nước
gió lửa rất nhiều bản chất đơn vị hóa học tổng giá trị đại thể ấy. Và nghiêm
minh chính xác trong sự nghiệp hóa của vạn vật đại thể. Trong vạn vật đại thể
đã có tính cơ bản của hóa học làm nền và chính hóa học làm nền ấy là biện chứng
pháp của hệ thống Thống hóa.
Chúng ta
đã biết trung tâm vạn năng là đại diện cho sự tổng tụ của tính thống nhất. Tính
thống nhất tức là tụ thì trung hòa tử là nhân tố, là hạt tâm của tụ. Trong
Thống hóa thì trung tâm vạn năng là tụ. Nguyên tử năng lượng có trung hòa tử là
tụ. Đất nước gió lửa có đất là tụ. Vậy nguyên tắc của tụ đã có trong tính thống
nhất của thượng tầng, hạ tầng và các đơn vị giá trị tính chất hóa học có tính
duy nhất.
Vì chúng
ta không hiểu được tính Công Luật, định luật, qui luật ấy nên thường là đi
ngoại biên, chứ ít khi trở về trung tâm của vũ trụ để có sự thống nhất. Chính
tất cả những giá trị nguyên lý của tính thống nhất ấy mà trở nên sức mạnh vô
cùng. Vậy, con người trở về tính thống nhất thì đồng nghĩa với trở về tính
thống nhất của vũ trụ vậy.
Tính thống
nhất là giá trị của tụ, là tập hợp những đơn vị trở về nguyên lý của tụ và hóa
các đơn vị ấy nằm trong quỹ đạo chuyển động trật tự mà không bị băng hoại,
không bị triệt tiêu mà được tồn tại mãi mãi trong sự vô tận ấy. Như vậy, sinh
diệt vô tận cũng có nghĩa là tính thống nhất của giá trị hóa học, vì vật lý
không bị triệt tiêu, thì đó là tính thống nhất rồi.
Tính thống
nhất là bản chất của hội tụ, và đời đời không thay đổi bản chất hội tụ ấy. Nên
chúng ta trở về hội tụ cũng là lẽ chân thường của giá trị chân lý vũ trụ hóa
vạn vật. Vật chất được sống mãi và mãi mãi không bao giờ chấm dứt là nhờ tính
thống nhất của vũ trụ quan.
Hồng cầu
là nguyên lý của sự thành lập địa đại hành tinh. Cho nên trong ngũ hành mà các
nhà dịch lý muốn nói, về nguyên tắc tương sinh thì hỏa sinh thổ, thổ sinh kim,
kim sinh thủy, thủy sinh mộc và mộc sinh hỏa. Còn nếu ngược lại thì nó là tương
khắc như thủy khắc hỏa, hỏa khắc kim, kim khắc mộc, mộc khắc thổ, thổ khắc
thủy. Đó là tạm nói về qui luật tương ứng và tương khắc. Như vậy, khi hỏa sinh
thổ là muốn nói về hồng cầu thành lập thì thu hút tất cả những vi lượng vô cùng
để thành lập địa đại. Rồi từ đó mới ưng trụ được nước và chính là sinh hóa của
ô xy và sinh hóa của khí quyển. Điều đó đã trở nên một qui luật tương lập và
sinh hóa tương lập. Nếu chúng ta đi ngược lại sinh hóa tương lập thì bị phản
ứng, mà phản ứng tức là triệt tiêu. Như vậy, có hai qui luật là qui luật tương
ứng và qui luật tương khắc. Thì tương ứng là được hóa mà tương khắc thì triệt
hóa, tương ứng thì được sinh còn tương khắc thì được diệt, vậy sinh tức là ứng
mà diệt tức là khắc.
Chúng ta
đứng trên tinh thần thành lập thì ta luôn luôn nói qui trình tương lập, mà
tương lập ấy luôn luôn có tính thống nhất mới thành lập. Vũ trụ thiết lập là
nằm trong định luật tương lập, còn tương khắc là từ những biến cố trong qúa
trình chuyển động mà có, vậy tương ứng là chính mà tương khắc là phụ.
Đối với vũ
trụ có tương khắc, nhưng tương khắc ấy là tạo sự biến cố để thay đổi hệ thống
hóa học, hoặc thay đổi về sự thành lập mới, cho những công trình mới. Nên mới
có những định luật sáng tạo, sinh tồn và hủy diệt trở thành một cặp bộ. Nhưng hủy
diệt nhằm để sáng tạo đời đời, để biến đổi tinh hoa, chứ không phải hủy diệt để
triệt tiêu tinh hoa.
¯ Vai trò
và tính chất của gió
Trong phạm
trù minh triết thì gió là tổng chất dưỡng khí ô xy, chứ không phải gió chỉ là
sự tác động làm lay động cành lá. Chúng ta phải hiểu gió là tính chất của
nguyên khí, của kháng khí, của ô xy trong sự sống. Còn sự lay động đó là tuần
luật chuyển động để thay đổi ô xy và thay đổi vi lượng sống trong đời sống của
tính chất. Gió cũng là sự hoạt động điều hòa trong quá trình vận hội ấy để có
sự sống. Vậy gió hoạt động là để có sự sống, còn nếu nó ngưng hoạt động thì nó
làm triệt tiêu sự sống vì nó mất sự tác động về khí quyển.
Gió là một
cụm từ nói cho tính đại thể, nhưng trong gió là ô xy, trong gió là khí quyển,
trong gió đã chứa nhiều dưỡng chất trong đời sống ấy. Như gió đưa hương trầm
đi, gió đưa khí thanh đi. Như vậy nếu không có gió là đồng nghĩa với không có
khí quyển, không có ô xy và không có sự tác động của tất cả những dưỡng khí
khác. Vậy, gió là một đại thể, là tính của tổng thể giá trị về đời sống thuộc
về vi chất. Nếu chúng ta rút hết gió thì chúng ta sẽ không có ô xy để thở, nên
gió và ô xy là một vậy.
Trong nước có gió không?
Về khoa
học thì gió là do sự chuyển động của không khí, do áp suất cao và áp suất thấp.
Còn về minh triết thì gió là một thể đại dưỡng khí. Như trong nước vẫn có gió,
vì trước kia trong môi trường tự nhiên con người ta nuôi cá hoặc nuôi các loài
thủy sinh, không cần quậy tạo sóng cho không khí hòa nhập vào trong nước. Nhưng
hôm nay khi con người ta có một nền khoa học cao, muốn khai thác về kinh tế
thủy sản, thì người ta phải dùng các hệ thống quạt để làm bung nước lên, nhằm
đưa ô xy vào nước cho cá thở.
Chúng ta
phải hiểu rằng, về thể đại của gió thì tính chất của nó luôn luôn hòa hợp và
dung chứa với nước để tạo cuộc sống cho tất cả các loại thủy tộc, cho nên trong
nước vẫn có ô xy.
Nếu trong
lòng trái đất mà không có gió thì hồng cầu không thể chuyển động được, lửa
không thể hoạt động được, thì sẽ không bão hòa được nhiệt lượng và không chuyển
động được. Như trong người chúng ta đây luôn có ô xy tức là có gió. Về mặt động
thì chúng ta cho đó là gió, nhưng về mặt tịnh thì chúng ta cho là dưỡng khí.
Động là nhằm để trao đổi sự dưỡng khí ấy, nên sự chuyển động của gió cũng có
nghĩa là làm cho dưỡng khí ấy được phong phú. Vậy gió và dưỡng khí ô xy là một.
¯ Tính âm
dương trong tứ đại
Trong tứ
đại đất nước gió lửa, thì tính của gió, tính của lửa là đại diện cho dương,
tính của nước và tính của đất là đại diện cho âm. Nhưng trong tứ đại ấy chứa
rất nhiều vi lượng, là trãi nhập về giá trị tổng thể của các chất hóa học trong
tứ đại ấy. Vậy tứ đại cũng đã đại diện được tính âm dương của thể lập biện
chứng, nếu nó không đại diện cho giá trị ấy thì nó không sinh xuất về hóa học.
Vì các đơn vị hóa học sinh trong hệ thống của tứ đại. Nên tứ đại là nền dung
chứa của tổng thể giá trị hóa học, mà không thiếu một đơn vị hóa học nào trong
tứ đại ấy.
Về tính
chất của lửa, thì lửa là một yếu tố cực kỳ quan trọng cho các tính chất hóa học
để hình thành các sắc quang kim loại và kết tinh ròng tính của các loại sắc
quang kim loại. Nếu không có lửa thì sẽ không có sức nung để kết tinh thành kim
cương, thành vàng. Nếu tách rời lửa ra, thì dù có bản địa về hóa học có tính cơ
bản hóa vàng cũng không hóa được.
Như tất cả
những đơn vị hóa học từ mặt bằng địa đại để hình thành vàng. Điều đó ví như
người mẹ, biểu trưng cho âm; nhưng người mẹ không bao giờ sinh được con nếu
không có người cha, biểu trưng cho dương. Như vậy vàng có được là nhờ lửa, kim
cương có được là từ nền móng của than chì và độ nung kết ly tâm của lửa mới
thành kim cương.
7/12/ Kỷ
sửu
NGUYÊN
CHƠN SIÊU THỂ
Một khi
đối đãi giữa không và có là mất phạm trù của hệ thống cửu kinh, vì cửu kinh là
nói rõ về hệ thống thực tướng và hệ thống lập thể trong đời sống của muôn loại
hoàn toàn có tính đặc năng, đa năng và siêu năng.
Chúng ta
xác định về Công Luật vũ trụ học là có cái có tuyệt đối và cái có tương đối;
cái có tương đối là nhằm mục đích trở về với cái có tuyệt đối. Như vậy tương
đối là con đẻ của tuyệt đối, vì có cái tương đối là để chuyển thể thành lập
tinh hoa và đồng thời kết tinh tinh hoa bất biến thể, thế thì lập thể này
rất có ý nghĩa đối với sự nghiệp hóa trở về siêu cực chân quang. Nhất nguyên tụ
vạn năng vạn tỏa và nhất nguyên hóa vạn tỏa âm dương. Thì đây là hệ thống thống
hóa của 3 kinh trục đã được thống nhất và hoàn toàn không có đối đãi trong tính
thống nhất đó.
Nếu ta
đứng trên thượng tầng vũ trụ quan là không biến đổi giá trị tính của kinh
điển, nhưng khi vào hệ thống lập thể thì có thay đổi. Thay đổi ở đây là nhằm
mục đích chuyển hóa tinh hoa, kết tinh và trao chất tinh hoa để đi đến chỗ
thành đạt kim tính bất biến thể.
Về giá trị
thực tướng, nếu đại diện cho vật chất là vàng- kim cương; Còn đại diện cho giá
trị hệ thống tổng thể vũ trụ quan và nhân sinh quan là tri thức ánh sáng kim
cương chân tâm.
Đối với 3
kinh trục là thực hiện công trình não bộ hệ thống thống nhất để chuẩn lập cho
giá trị Vận luật tuần hoàn chu kinh, đồng thời hình thành Duy ngã đại thể. Như
vậy duy ngã đại thể về mặt lập thể biện chứng cũng ở trong nhất nguyên tụ vạn
năng vạn tỏa, nhất nguyên hóa vạn tỏa âm dương. Trở về chỗ này là không có sự
đối đãi của 6 thức về thành lập hệ thống lập thể, mà là chỗ siêu thể toàn mãn
và thành lập giá trị bất biến đối với chân tâm trung tâm vạn năng.
Như câu
kinh: “Duy tâm thượng trung tâm vạn năng, duy tâm hạ ý thức tương tác”, thì ý
thức tương tác này là con đẻ của trung tâm vạn năng, thì ý thức tương tác phải
quay 180 độ; Tức là trực chỉ trở về trung tâm vạn năng để hiệp thông giá trị
chân tâm và thành lập được chân tâm kim cương.
Nếu ý thức
tương tác mà không đi vào quy phạm của giá trị hóa trong tính Công Luật vũ trụ
quan, là trở về chỗ nhất nguyên tụ vạn năng vạn tỏa, nhất nguyên hóa vạn tỏa âm
dương, thì nó sẽ tiếp tục đi con đường biên địa và có thể thành lập các chủng
lậu và nghiệp lực khác nhau để chịu luân hồi trong 6 đường sinh tử. Đối với
chúng sinh là còn dính trong 4 tướng của thế gian và luôn luôn đi theo hệ thống
lập thể thì không bao giờ có được thực tướng của hệ thống siêu thể. Mà siêu thể
thì Thống hóa chân quang là đỉnh cao nhất của sự nghiệp hóa. Tức là chỗ nhất
nguyên tụ vạn năng vạn tỏa, nhất nguyên hóa vạn tỏa âm dương, thì chính đây là
chỗ thường trụ của tính chân hành bất biến thể.
Như vậy
sinh lập hệ thống lập thể là nhằm mục đích trở về giá trị chân tính bất biến
thể, thì hệ thống lập thể rất có lợi khí trong con đường tiến hóa, là đỉnh cao
của sự tiến hóa và chấm dứt mọi sự tiến hóa.
Bây giờ
chúng ta sẽ nghị luận chỗ siêu cực chân quang trong hệ thống của nhất nguyên tụ
vạn năng vạn tỏa, nhất nguyên hóa vạn tỏa âm dương; thì thấy rằng ta đặt chữ
hóa vào hệ thống này và hình thành lõi của hóa, là hóa vạn năng, hóa đa năng,
hóa siêu sắc năng và hóa sắc năng, thì ở đây đều có tính chất ấy mà không có
giới hạn trong tính chất ấy thì mới gọi là đấng Thống hóa.
Ngài bảo
ông Chơn Quốc Chính Thống trình bày.
Ông Chơn Quốc Chính Thống: Thưa
Cha, về hệ thống 3 kinh trục là nhất nguyên tụ vạn năng vạn tỏa, nhất nguyên
hóa vạn tỏa âm dương. Đối với nhân sinh thì định luật tiến hóa là đã có hàm ý
muốn tiến thì phải hóa. Như vậy chứng tỏ rằng nhị nguyên là thế giới của hóa,
và hóa trong quy trình, quy phạm và hóa trong quy luật định luật.
Như vậy về khách quan chúng con thấy tất cả
vạn pháp được chuyển động và theo quy trình hóa rất trình tự, do đó người ta
nói rằng: “vạn vật đồng nhất lý”. Vậy khác lý là do bản ngã của ý thức phân
biệt đã làm sai lệch đi nguyên lý tất yếu đó.
Về tính khách quan thì vạn vật luôn luôn ổn
định và tiến hóa, thí dụ như hệ thống thực vật thì từ hạt tâm sinh ra và lớn
lên rồi cuối cùng trở về hạt tâm, đó là tính bất đoạn và vô lệch.
Như vậy nếu không có nhất nguyên tụ vạn năng
vạn tỏa và không có nhất nguyên hóa vạn tỏa âm dương thì hạt tâm kia cũng không
thể nảy mầm được, đó là quy trình quy phạm tất yếu mà không thể nào khác đi
được. Chúng con xác định rằng: Trong hệ thống Thống hóa không bao giờ có chữ
Không, mà là siêu sắc năng và sắc năng, hoặc siêu sắc quang và sắc quang. Còn
nếu có chữ không là do ý niệm đối đãi của chúng ta mà thôi.
Ngài dạy,
là nguyên chơn siêu thể của đa sắc năng, nguyên chơn siêu thể của vạn năng, vạn
tỏa, thì đây nó đã trở thành định luật. Mà con người thì luôn luôn nương theo
định luật để phát minh. Như vậy định luật, quy luật và công luật vốn nó không
toan tính nên nó là nguyên chơn siêu thể.
Như vậy
chúng ta hiểu rõ về tính không thay đổi là tính của bát nhã hội tụ và bát nhã
dù cho nó có quay đến đâu đi nữa ở một thời gian và không gian vô tận thì bản
chất bát nhã vẫn là không thay đổi.
Đối với
chúng sinh vì không trở về tụ, còn lầm chạy ra biên bìa của 18 giới xứ, của hệ
thống lập thể giả hợp đó nên đã mất giá trị của nguyên chơn siêu thể.
Như vậy vũ trụ là hệ thống nguyên chơn siêu
thể mới có quyền lực tuyệt đối để lập hữu thể. Thì chúng ta có quyền dùng những
danh từ thuộc về pháp tạng ngôn ngữ lànguyên chơn siêu thể trung tâm vạn năng, hay nguyên chơn siêu thể thống thức chân
quang, hay nguyên chơn siêu thể âm dương vạn
tỏa, hay nguyên chơn siêu thể vận luật tuần
hoàn, hay nguyên
chơn siêu thể duy ngã vạn pháp. Như vậy nguyên chơn siêu thể đó
là cái toàn diện của giá trị ánh sáng thuộc về trung tâm không thay đổi, là
tính của bát nhã. Như vậy bát nhã hoàn toàn không có là không và có. Nếu đặt
một chút chân không trong giá trị bát nhã thì đã bị đối đãi giá trị bát nhã của
nguyên chơn siêu thể. Nên nguyên chơn siêu thể không thuộc về chân không, vì
chân không vẫn thuộc về không gian. Nếu còn ở trong không gian thì không có giá
trị gì với bát nhã cả, vì bát nhã đã ra khỏi không gian rồi, thì đâu còn gì đối
với thời gian hóa mà lại đặt vấn đề bản địa với bát nhã thì không có giá trị gì
cả.
Như vậy
chúng ta đang sống trong nông nổi của những sự tự bạc đãi, và tự lừa dối chính
mình; tức là ta sống không thực với chính mình. Bởi vì ta chưa nhận chân được
giá trị nguyên chơn siêu thể vạn năng vạn hóa, thì chúng ta sẽ bị mâu thuẫn và
tiếp tục mâu thuẫn rất lớn trong đời sống của thế giới nhị nguyên, thì cũng
đồng nghĩa là không bao giờ chấm dứt sự đau khổ.
Đối với
chúng sinh thì mặt bằng của sinh lão bệnh tử là đau khổ, nhưng đối với Như Lai
là sẵn sàng ở trong sinh lão bệnh tử, và hân hoan mừng vui trong hệ thống lập
thể của giá trị sinh tử để thống nhất được vạn tâm. Thì sinh tử vẫn là phương
tiện chính khí của sự nghiệp hóa đối với vũ trụ quan và nhân sinh quan. Như Lai
hân hoan trong sinh lão bệnh tử để hóa vạn năng, siêu năng và nhằm khai thác
những giá trị về định chiếu ánh sáng quang minh của đa sắc năng và sắc năng,
đồng thời làm cho nhân loại được huy hoàng trong hệ thống lập thể và hình thành
giá trị các kỳ quan trong hệ thống lập thể ấy.
Hôm nay
chúng ta đem ngôn ngữ giới hạn để nói cho tính vô cùng thì hoàn toàn phi lý,
nhưng lại có lý là vì ngôn ngữ ấy có tính khai thị được.
Ngài bảo
ông Chơn Thăng Ấn Chuyển trình bày.
Ông Chơn Thăng Ấn Chuyển: Thưa
Cha, đối với 3 kinh trục của tổng tinh hoa siêu sắc năng đã hóa trong tam thiên
đại thiên thế giới, hóa muôn loài vạn vật và hóa tất cả các loại hóa học trong
hệ thống tam thiên, thì chúng ta không thể dùng lời để diễn giải hết hệ thống
hóa vô cùng siêu xuất và vô cùng mầu nhiệm của siêu sắc năng đã hóa sắc năng
trong hệ thống tam thiên. Như vậy đỉnh cao tối thượng là trở về với chân tâm
ánh sáng, là trở về chỗ tuyệt diệu, là không thể dùng trong phạm trù ngôn ngữ
để diễn giải hết được, mà chỉ có thể khai thị và làm sáng tỏ nghĩa lý của tổng
thể tinh hoa vũ trụ đã hóa trong hệ thống tam thiên đi đến đỉnh cao của Thống
hóa.
Như vậy trong thế giới nhị nguyên đang còn
tiến hóa và kết tinh tinh hoa, nên chư Phật, chư Bồ tát và các tổ đã dùng ngôn
ngữ để khai thị và dẫn đạo từng lớp, từng cấp nhân bản đại thể đi đến đỉnh cao
là thành đạt chân tâm kim cương.
Ngài dạy
thành tựu trí tuệ bát nhã là trở về chỗ nhất nguyên tụ vạn năng vạn tỏa, nhất
nguyên hóa vạn tỏa âm dương, tức là đã chiếm cứ được giá trị trục của vạn năng.
Đó là trí huệ của sự hoàn chiếu quang minh đối với tính công luật, quy luật và
định luật. Tức tính bát nhã là hoàn toàn không còn vi phạm đối với công luật
định luật và quy luật mà lại tôn vinh công luật, định luật và quy luật đời đời
và không bao giờ chối bỏ giá trị Thống hóa vạn năng.
Ngài bảo
ông Chơn Đạt Pháp Trí trình bày.
Ông Chơn Đạt Pháp Trí: Thưa
Cha, tính bát nhã là tính thường trụ của siêu sắc năng và sắc năng. Về bát nhã
là không còn đối đãi giữa không và có, mà là có sự dung chứa tròn đủ của ánh
sáng chân tính. Đối với chúng sinh là còn bị kẹt trong chỗ chấp có và không,
thì hôm nay cửu kinh minh triết đã làm sáng tỏ về tính Công Luật vũ trụ, là chỉ
có cái thực hữu để đi đến cái có vô cùng của siêu hữu để thành đạt kim tính.
Như vậy thì mỗi một nhân bản đại thể thành đạt kim tính, chỉ có 2 con đường một
là quy thuận để đi lên chiều thượng và hai là đi xuống chiều hạ và cũng không
có thứ gì mất ở trong Công Luật vũ trụ cả.
Ngài dạy,
như vậy Như Lai mừng vui cho nhân loại đi theo Vận luật tuần hoàn thuận, và Chư
Bồ Tát vỗ tay hoan nghênh cho giá trị của Duy ngã đại thể đi theo Vận luật tuần
hoàn thuận. Nên thuận theo tuần hoàn là thuận theo mọi giá trị thực của vũ trụ
quan đã cho nhân sinh quan, thì nhân sinh quan hoàn toàn hiếu thuận với Vận
luật tuần hoàn chu kinh là hiếu thuận với giá trị trung tâm, đồng thời nương
tính thuận ấy mà trở về lĩnh hội được giá trị ánh sáng vô cùng.
Ngài bảo
ông Chơn Luân Thương Bang trình bày.
Ông Chơn Luân Thương Bang: Thưa
Cha, trong hệ thống 3 kinh chủ của Thức thống thần đại ngã ưng vô biên sở, thì
nơi ấy có một giá trị linh năng tổng thể chân tính vô cùng không biến đổi và
chính giá trị bát nhã đã có ngay trong phần lập thể đời sống Tam thiên đại
thiên thế giới. Vì nhất nguyên tụ âm dương vạn tỏa
và nhất nguyên hóa vạn tỏa âm dương thì giá trị tổng tinh hoa được hóa và được
cho là một hệ quy chiếu tổng thể của Công Luật vũ trụ, thì tất cả những sắc
năng ấy của phần lập thể phải có trách nhiệm quy tôn trở về với giá trị nhất
nguyên của trung tâm vạn năng.
Ngài dạy,
như vậy thế kỷ 21 là thế kỷ đỉnh cao của nhận thức về vũ trụ quan và nhân sinh
quan, nghĩa là con người đã đi qua hệ thống tiến hóa và chẻ vũ trụ ra nhiều thứ
duy khác nhau và cuối cùng duy nào cũng bị phản ứng và có sự phân hóa nhất định
của hệ thống lập thể, cũng như hệ thống chân tính ánh sáng vô cùng của vũ trụ.
Thì bây giờ con người đã khái niệm: vũ trụ đang tồn tại một trung tâm vạn năng
có tính vĩnh cửu và không giới hạn. Như vậy con người đã xác định có Trung tâm
vạn năng rồi, thì những vấn đề tiếp theo như Vận luật tuần hoàn chu kinh, Duy
ngã vạn pháp và những chương trình học có tính đa dạng, đa quan, đa năng và đa
chuyên môn thì đang tồn tại trong sức mạnh vô cùng của Trung tâm vạn năng. Đối
với học thuyết Cửu kinh minh triết, đó là một sự thống nhất mà nhân cầu dân trí
của thế giới đang đi đến đỉnh vinh quang của Trung tâm vạn năng.
Ngài bảo
ông Chơn Ngọc Biện Hộ trình bày.
Ông Chơn Ngọc Biện Hộ: Thưa
Cha, hôm nay Cha cho chúng con xác định về giá trị nguyên chơn siêu thể trong
hệ thống Thống hóa Công Luật vũ trụ đã hằng có, thì tất cả mọi giá trị khác
thuộc về phân nguyên, đa nguyên và nhị nguyên đều trở thành phương tiện hóa để
trở về trong giá trị cứu cánh của nguyên chơn siêu thể ấy. Vì hệ thống Thống
hóa là tròn đủ tổng tinh hoa từ thượng tầng cho đến hạ tầng. Thống hóa là sự
thống nhất 3 ngôi tịch chiếu dung thông của thượng tầng để hóa vạn pháp hạ
tầng. Như câu kinh nhất nguyên tụ vạn năng vạn tỏa, nhất nguyên hóa vạn tỏa âm
dương đã nói lên giá trị thống nhất tịch chiếu của vạn năng và âm dương vạn tỏa
trong đó. Đời sống siêu thể ấy được biện chứng trong mặt trần duy ngã vạn pháp.
Như tất cả những đơn vị hóa học mang tính chất đặc năng duy nhất, cũng như tính
duy ngã đa năng và những đặc năng, đặc thù trong muôn loài dù có biến đổi về
mặt lập thể nhưng tính chất duy nhất ấy không bao giờ biến đổi, đó là biện
chứng cho giá trị vạn năng của vũ trụ. Nhìn đó để chúng con biết rằng vũ trụ
này không có cái không, mà chỉ có cái có tương đối của đời sống hóa và có cái
tuyệt đối của tính chơn nguyên siêu thể bất biến của vũ trụ. Hạt tâm lý tính
tính ánh sáng đã cho chúng con một sự sống bất diệt, một là hướng thượng và
mãi mãi được thăng hoa trong hạt tâm lý tính để trở về trong nguồn gốc, hai là
hướng hạ bị trầm luân trong biển khổ 6 đường; thì điều đó cũng đã nói lên giá
trị tuyệt đối rằng: không có cái không trong vũ trụ này. Có cái không là vì sự
lầm lẫn của ý thức đối đãi, chứ thực chất vũ trụ là một cái có tròn đủ tổng
tinh hoa của siêu sắc thể và sắc thể, hoặc siêu sắc năng và sắc năng, thì bát
nhã là đỉnh cao của tịch chiếu thống nhất đối với siêu sắc năng và sắc năng ấy,
tức là thống nhất được tính và thể, tâm và vật trong giá trị hội tụ trung tâm.
Thưa Cha, kho tàng cửu kinh minh triết nhất định
sẽ đưa nhân loại trở về trong chỗ hội tụ, trong chỗ tịch chiếu, trong chỗ
nguồn gốc Thống hóa vạn năng, thì con người sẽ không còn lạc lỏng khổ đau nữa.
Như vậy bài học hôm nay cũng nhằm để chúng con xác định thêm về tính vạn năng
vô quái ngại hóa vi mô và vĩ mô, đồng thời xác định tính chất của nhất
nguyên tụ vạn năng vạn tỏa và nhất nguyên hóa vạn tỏa âm dương đã có trong
đời sống nhị nguyên, để biện chứng cho tính vạn năng vạn tỏa đó.
Ngài dạy,
như vậy chúng ta có thể nói vạn năng vô quái ngại tổng hóa vi mô và vĩ mô. Vô
quái ngại có nghĩa là thu tóm mọi hình thể hóa vào một điểm chấm nhỏ nhất như
bút bi mà khi hóa ra là khổng lồ cả tam thiên đại thiên thế giới. Như vậy chúng
ta đặt vấn đề thuộc về trung tâm là vượt trên mọi sự hóa của khổng lồ và từ vi
mô đến vĩ mô. Thì bản chất của trung tâm vạn năng là bản chất của vô quái ngại
và quyền biến vô song ấy.
Đối với
Công Luật vũ trụ là có nền khoa học đại ngã đã thống nhất tất cả những nền
khoa học biện chứng; vì giá trị lập thể của các nền khoa học biện chứng
không thể thoát thai ra khỏi ánh sáng vô cùng của chân tính mà thiết lập hệ
thống trung tâm ở mọi nơi và khắp cùng tam thiên đại thiên thế giới.
Như vậy
giữa tôn giáo và nền khoa học không thể tách rời ra làm hai, vì nền khoa học là
bản địa của hệ thống Thống hóa đối với sự nghiệp khoa học đại ngã.
Nếu chúng
ta cực đoan nghiêng về Thần học thì sẽ đánh mất hệ thống Thống hóa và đồng thời
bị ngăn cách giữa Thượng đế và con người. Nghĩa là sinh ra một sự phân biệt lớn
đối với hệ thống vũ trụ quan và nhân sinh quan rất nguy hiểm. Nếu là đức tin mà
lại không có tính minh triết và không có ánh sáng toàn diện cùng sức mạnh của
trung tâm thì đức tin ấy sẽ bị gãy đổ một khi mà chúng ta có biến cố.
Như vậy
Công Luật vũ trụ là vượt trên mọi đức tin để giải quyết đức tin bằng hệ thống
Cửu kinh minh triết. Tức là vượt trên mọi đức tin để chứng thấy giá trị thực tướng
của Trung tâm vạn năng đối với hệ thống Thống hóa. Và hệ thống Thống hóa là mặt
bằng tiếp nhận giá trị ánh sáng của trung tâm, thì chính Duy ngã đại thể và
Trung tâm là một.
Đối với
đất- nước- gió- lửa có là từ âm dương vạn tỏa siêu sắc năng hóa sắc năng. Tức
âm dương không đơn giản mà âm dương là có siêu sắc năng hóa sắc năng. Như vậy
sắc năng hóa về giá trị hợp chiếu của tính siêu năng và đa năng. Như ở mặt bằng
hóa học ta thấy các đơn vị hóa học đều có tính duy nhất và không giống nhau.
Thí dụ như cacbon và metan, hoặc đất và nước. Nếu đất và nước mà giống nhau thì
không thể thành lập được gì. Hoặc nếu biến đổi tính duy nhất của đất và nước
thì bản chất hóa hoàn toàn bị sụp đổ trong hệ thống hóa.
Như vậy từ
chỗ thực nghiệm để đi đến siêu nghiệm, thì chúng ta thấy sự tương quan của
thực nghiệm và siêu nghiệm không có hai. Vì vậy chúng ta xác định về thực
nghiệm là giá trị bản địa của siêu nghiệm và siêu nghiệm là chủ thể của thực
nghiệm.
Chúng ta
phải làm thống nhất vấn đề này để tránh khỏi mọi sự đối đãi phân biệt vô lý
trong giá trị Công Luật, định luật và quy luật. Đối với vũ trụ chưa bao giờ có
cái vô lý ấy và đối với đời sống của muôn loại cũng hoàn toàn có lý và sự kết
thúc của muôn loại đều có đỉnh vinh quang của giá trị hóa trong sự nghiệp kết
tinh ánh sáng.
0 nhận xét:
Đăng nhận xét
Ví bạn hãy dùng ngôn ngữ lịch sự, tôn trọng lẫn nhau, mỗi người có cấp độ trình độ riêng nên không nên phán xét nếu không thông hiểu. Xin cảm ơn!