CÔNG BẢN CÔNG NGHỆ XANH BẢO TRÌ KINH TẾ QUỐC TẾ
Về bản
chất thực hữu và giá trị sự sống của đời sống Duy ngã đại thể thì chúng ta thấy
rằng: Công Bản công nghệ xanh luôn luôn có bản chất bảo trì về kinh tế quốc tế.
Chúng ta
không thể lấy kinh tế để bảo trì kinh tế mà lấy bản chất gốc để bảo trì kinh
tế. Cũng như không thể lấy ngư nghiệp bảo trì nông nghiệp. Hoặc lấy nông nghiệp
bảo trì công nghiệp… Vì tất cả những thứ đó không thuộc tính bảo trì. Mà đứng
trên kinh điển thì nói là: Công Bản công nghệ xanh là bản chất của sự bảo trì.
Vì khi chúng ta làm được Công Bản thì sắp xếp loại trừ được tất cả những thứ
khác biệt về sự biến cố của đời sống trong thế giới. Chúng ta có thể nói là: Sự
khẳng quyết về kinh điển thì Công Bản là kinh điển. Những gì không thuộc về
kinh điển thì tỉ lệ biến cố lớn hơn còn những gì thuộc về lõi kinh điển thì
biến cố nhỏ hơn. Có nghĩa ở đây chúng ta chấp nhận có một tỉ lệ biến cố nhất
định trong Công Bản, nhưng mà tỉ lệ bảo trì của Công Bản lại cao hơn. Đây là
thuộc về định luật, quy luật có tính tất yếu, nên khẳng quyết về sự sống và sự
nghiệp thực hữu của Duy ngã đại thể Công Bản công nghệ xanh.
Rồi đây
sau những đại biến cố thì nhân loại sẽ giác ngộ ra con đường Công Bản công nghệ
xanh là sự nghiệp bảo trì của nền kinh tế quốc tế trong chu trình vi mô đến vĩ
mô.
Chúng ta
thừa nhận ngoài Công Bản đối với các chế độ và các chủ thuyết khác có sự sống,
nhưng sự sống không có tính bảo trì. Vì sao? Vì có biến cố và tỉ lệ biến cố rất
cao.
Như vậy Công Bản công nghệ xanh là gốc của sự
nghiệp bảo trì, nếu chúng ta đi đúng trên con đường Công Bản công nghệ xanh thì
tự nhiên sẽ có được một sự phát triển mượt mà về cành lộc đối với xã hội và ổn
định về 2 mặt: một là biện chứng pháp, hai là về bản chất của tư tưởng và sự
hiểu biết đi vô lệch đối với hệ thống Công Bản. Thì nó tự nâng đở giá trị tri
thức và chuyển biến hệ thống tri thức đi đến con đường tiến hóa mạnh nhất và
cao nhất. Như chúng ta học bài trước đã xác định Công Bản là Trung tâm chính
luật hóa xã hội và xã hội hóa Công Bản điều hợp chuyên môn. Chúng ta xác định
về thực hữu của giá trị kinh điển thì Công Bản công nghệ xanh là sự nghiệp
bảo trì của kinh tế quốc tế trong chu trình vi mô đến vĩ mô.
Phần nghị luận:
Ngài bảo
Ông Chơn Ngọc Biện Hộ trình bày.
Ông Chơn Ngọc Biện Hộ: Thưa
Cha, chúng con xác định Công Bản công nghệ xanh, thì bản chất của nó là bảo trì
nền kinh tế quốc tế trong chu trình từ vi mô đến vĩ mô. Vì sao? Vì Công Bản là
nguyên lý, là gốc. Thì Công Bản không tách rời công nghệ xanh. Như vậy Công Bản
công nghệ xanh cũng chính là gốc, còn kinh tế là ngọn. Vì thế không thể lấy
cành ngọn để bảo trì cành ngọn, mà phải trở về gốc để bảo trì cho kinh tế đối
với các nền công nghiệp, nông nghiệp, ngư nghiệp và khoa học cùng tất cả các hệ
thống lập thể từ vi mô đến vĩ mô.
Chúng con liên hệ lại những đề kinh trước thì
xác định Công Bản là nguyên lý, là trung tâm chính luật hóa xã hội. Như vậy
chúng con thấy rằng chỉ có trở về với con đường Công Bản trung tụ thì mới giải
quyết vấn đề chuyên môn hóa xã hội một cách hoàn thiện và nền công nghệ xanh từ
đây mà hưng chính. Thì kinh tế sẽ được ổn định phát triển trong đời sống của
mỗi nhân bản, cho đến gia đình xã hội và cả đất nước, và đến đỉnh cao nhất là
thực hiện nền khoa học xanh trên toàn thế giới.
Ngài bảo
Ông Chơn Quốc Chính Thống trình bày.
Ông Chơn Quốc Chính Thống: Thưa
Cha, Công Bản là gốc của sự sống, đó là tính nguyên lý. Và muốn có được công
nghệ xanh thì phải trở về với Công Bản để thực hiện công nghệ xanh. Và chính
Công Bản công nghệ xanh ấy nó mới hóa và bảo trì được kinh tế quốc tế. Còn nếu
công nghệ đỏ thì nó sẽ làm sụp đổ nền kinh tế quốc tế. Vì do nạn nhân mãn và
lòng tham dục của con người quá lớn đã dẫn đến sự đấu tranh phân hóa quá lớn.
Vì nếu thuận theo công nghệ xanh thì con người sẽ không thỏa mãn được những nhu
cầu trước mắt. Nên họ đã đi vào công nghệ đỏ. Và chính công nghệ đỏ đó nó đã
trở thành lằn roi sắt đánh thẳng vào tất cả những nhà chính trị và tất cả các
nhà khoa học ngày hôm nay. Đã được cụ thể hóa bằng các cuộc hội nghị lớn của
quốc tế như: Nghị định thư Kyoto về khí hậu năm 1977 hoặc nghị định thư
Montreal về các chất làm suy giảm tầng ôzôn. Mặc dù họ không thực hiện được,
nhưng đó cũng là những mơ ước và cung cầu của họ được trở về với công nghệ
xanh. Nhưng cái thực tế của xã hội lại không cho phép mà đó là những tư tưởng
bắt đầu khởi phát ra nền tảng cho Công Bản công nghệ xanh ra đời, đó là cái lý của
vĩ mô. Còn vi mô thì hôm nay các nhà khoa học chân chính đã tìm kiếm và nghiên
cứu ra những công trình về công nghệ sinh học. Tức là họ đưa khoa học sinh học
vào nông nghiệp, công nghiệp để giảm thiểu đi những độc tố từ nông nghiệp và
công nghiệp đã thải ra. Đó là một sự khao khát và tìm cầu, cũng là một quy
trình chuyển động để trở về công nghệ xanh. Nên ngày mai khi Công Bản công nghệ
xanh ra đời thì tất nhiên con người sẽ hưởng ứng. Và từ công nghệ xanh ấy sẽ
đưa xã hội này trở thành thiên đàng hóa trên khắp cả nhân loại này.
Ngài bảo
Ông Chơn Hoàng Quang Quân trình bày.
Ông Chơn Hoàng Quang Quân: Thưa
Cha, bản chất của Công Bản là gốc của công bằng là sự bảo trì. Vậy chỉ có Công
Bản thì mới thực hiện được công nghệ xanh và công nghệ xanh là bản chất của sự
bảo trì, còn công nghệ đỏ mà Tư bản và Cộng sản đang thực hiện thì vô hình
chung là phá vỡ sự bảo trì, vì bị biến đổi và không có sự bảo trì về kinh tế
quốc tế.
Ngài dạy:
Chúng ta đặt trên tinh thần của sự phát triển từ vi mô đến vĩ mô của một hệ
thống mang tính hành tinh, hoặc những đất nước đang phát triển thì thấy rằng:
Sự phát triển hoàn toàn có, nhưng trong đó cũng có những sự nghịch biến rất
khủng khiếp. Thì người ta đã tiên liệu rằng: kinh tế của quốc tế trong tương
lai là biến thiên, mà cụ thể nhất là sự biến thiên của nền công nghiệp đỏ. Một
khi nền công nghiệp đỏ xuất hiện thì nó sẽ gậm nhấm về cái hiện hữu kinh tế
trong đời sống của Duy ngã và làm phá vỡ kinh tế từ vi mô đến vĩ mô ở các biến
cố lớn. Ví dụ chỉ cần một trận dịch công nghiệp, hoặc dịch hóa học, dịch sinh
thái, dịch tứ đại.v.v… thì sẽ sụp đổ hoàn toàn.
Vì bản
chất công nghệ xanh là bản chất của thiên nhiên, là gốc của Công Bản, gốc của
vũ trụ, gốc của Công Luật công lý. Nhưng do chu trình hạ nhân bản mãn tính đã
phá vỡ nó. Chúng ta thấy hành tinh được ổn định trên tất cả những giá trị cơ
bản của thạch quyển, khí quyển và sinh quyển. Hoặc các nền công nghiệp phải đi
thuận theo con đường của Công Bản nguyên lý. Vì Công Bản là định luật công bằng
của vũ trụ và loài người. Thì loài người phải trở về với Công Bản công nghệ
xanh để có sự sống và có sự nghiệp thăng hoa cao nhất.
Nếu nhân
loại tiếp tục làm công nghệ đỏ, thì chỉ cần 100 năm nữa thôi thì loài người
cũng không còn bóng dáng trên mặt đất này. Sa mạc càng chiếm hữu về sinh thái,
khí quyển oxy thì ngày càng bị tang chế. Nghĩa là mọi sự ức chế biến đổi bỡi
những hệ thống sinh thái bị triệt tiêu thì oxy cũng dần dần bị tan biến.
Nếu đo
lường về biện chứng của giá trị hóa đối với nước. Ví dụ 2000 năm trở về trước
thì nước sạch nhiều hơn nước dơ. Nhưng 2000 năm trở về sau thì nước dơ nhiều
hơn nước sạch. Nước là sự sống của con người, khi con người không có nước cũng
đồng nghĩa với không có sự sống. Như vậy nếu nhân loại tiếp tục thực hiện công
nghệ đỏ đồng với sự hủy diệt và tang chế đối với các đại thể.
Đối với
kinh điển không phải là một sự sáng tạo, mà kinh điển là tiếng nói thực hữu
trong giá trị hóa đối với đời sống của vũ trụ quan và nhân sinh quan. Như vậy
kinh điển là một sự bày tỏ thực tướng của giá trị hóa đối với nhân sinh quan và
vũ trụ quan. Thế thì Công Bản là đứng trên tính luật của kinh điển.
Như vậy
Công Bản công nghệ xanh, đó là tính tất yếu của sự bảo trì, nên chúng ta không
thể lấy kinh tế bảo trì kinh tế và không thể lấy sự phát triển theo một chiều
hướng không thuộc Công Bản để bảo trì. Mặc dù cho xã hội có phát triển một nền
công nghiệp hiện đại nhất mà không thuộc về công nghệ xanh thì cũng không thể
bảo trì những giá trị tư hữu và đời sống giá trị hóa đối với vi mô và vĩ mô
trong thế giới quan đó. Thì những gì con người cho là thực tưởng đã trở thành
vô tưởng. Còn có những thứ con người lại cho rằng vô tưởng như Công Bản đây,
thì nó hoàn toàn là thực tưởng. Và nền công nghệ xanh cũng không có vô tưởng vì
bản chất nó là bảo trì kinh tế quốc tế trong quy trình vi mô đến vĩ mô.
Ngài bảo
Ông Chơn Thăng Ấn Chuyển trình bày.
Ông Chơn Thăng Ấn Chuyển: Thưa
Cha, như xã hội hiện nay đang phát triển về nền công nghiệp hiện đại nhất, mặc
dù nó đem lại nhiều phúc lợi cho con người, nhưng sự bất lợi và nguy hại rất
lớn đối với hành tinh trong hiện tại và tương lai rất là rõ. Như hiện nay nhân
loại đang lo sợ và khủng khiếp trong 2 quá trình phát triển của Tư bản và Cộng
sản đã đem lại mọi sự đau khổ về chiến tranh mất mác và làm hư hao tan biến nền
sinh thái. Bởi thế các loại dịch và tai biến khủng khiếp đang xảy hiện trên
hành tinh. Như vậy, muốn cứu vớt hành tinh này thì chỉ có con đường Công Bản
công nghệ xanh.
Công Bản công nghệ xanh là gốc của mọi sự
phát triển, làm hành tinh xanh tốt và chỉ có như thế mới cứu vớt về nền kinh tế
và khoa học của công nghệ đỏ. Chúng con khẳng quyết như vậy, vì Công Bản là gốc
của nguyên lý và gốc của vũ trụ thì mới đem lại mọi sự tốt tươi cho nhân loại.
Ngài dạy: Đứng trên biện chứng pháp của máy
móc thì Công Bản là công bằng. Nhưng mà đứng trên hoành tác thì nó là trung tâm
hợp tụ giữa tổng thể tinh hoa thuộc về gốc để phát triển những cành ngọn xanh
tươi. Thì chính cái gốc ấy là quyết định cho tất cả những cành
ngọn. Nhưng về mặt siêu thể thì đó là khuôn mẫu hiện thân của tâm đức.
Nên tất cả nhân loại làm bất cứ thứ gì trên
thế giới này cũng đều nói đến cái tâm, có cái tâm thì mới làm được tất cả mọi
thứ. Như vậy Công Bản là hiện thân của sự khuôn
mẫu đối với tâm đức. Và tâm đức là quyết định cho giá trị công bằng. Vậy nơi
nào có sự công bằng thì nhất định nơi đó có tâm đức và nơi nào có tâm đức thì
nơi đó có sự công bằng. Thế thì Công Bản và tâm đức là một cặp
bộ tương xứng giá trị hóa trong đời sống của quốc tế và thế giới. Vì nó là tính
của sự sống.
Như lòng nhân ái là bản chất thực hữu của Duy
ngã đại thể, nếu phát huy lòng nhân ái càng lên cao thì tâm đức càng rộng lớn
và chính tâm đức rộng lớn ấy đã trở thành khuôn mẫu của hệ thống Công Bản. Như
vậy biện chứng pháp của Công Bản là luật
công bằng. Còn siêu chứng pháp của Công Bản là tâm đức. Thì đây là tâm vật bảo
hòa. Một khi đạt được tâm vật bảo hòa trong mặt lập thể và siêu thể thì Công
Bản tự thắp đuốc lên ánh sáng và soi rọi được trong đời sống của nhân bản thì
con người bắt đầu có Công Bản đời sống.
Người có
Công Bản đời sống là luôn biết tiết chế, không đi trên con đường thái hóa hoặc
bất cập, chính vì thế mà tự họ có Công Bản bản thân.
Một khi có
Công Bản bản thân thì sự truyền nối và thiết lập với nhau trong hệ thống gia
đình Công Bản và sẽ phát dậy nguồn ánh sáng lớn đi đến xã hội hóa Công Bản.
Chúng ta
phải hiểu rằng mọi biến cố thuộc về ngọn thì vẫn đến cái gốc của sự ổn định đó
là Công Bản. Như vậy Công Bản sẽ xuất hiện sau mọi sự biến cố và nhất định sẽ
hiện thân Công Bản trong đời sống của vũ trụ quan và nhân sinh quan.
Công Bản là thuộc về kinh trục của Âm dương
đại chí. Như vậy khi nào sụp đổ kinh trục của tổng thể hóa thì Công Bản gốc mới
mất. Còn kinh trục của tổng thể hóa không bao giờ mất thì Công Bản lập trình
của giá trị hóa trong đời sống của chu vận thượng trung hạ, thì Công Bản vẫn là
chính còn tất cả mọi chủ thuyết khác vẫn là phụ. Như vậy thì con người buộc
phải bỏ cái phụ để về cái chính, và giác ngộ từ nơi cái phụ đó mà thấy được cái
chính kia. Và trong lập trình của những cái phụ thuộc đối với giá trị Công Bản
không thuộc về chủ thuyết chính, thì người ta phải trở về chủ thuyết chính để
giải quyết vấn đề hóa. Như vậy hóa trong Công Bản là hóa điều hợp,
hóa giữa cái chung và cái riêng, là làm sao cho cái chung và cái riêng được tồn
tại trong Công Bản ấy thì đời sống xã hội sẽ được tươi tốt và hạnh phúc.
Nếu ta đặt tri thức trên những nền tảng Tư
bản, Cộng sản, Phong kiến, hoặc đặt tri thức trên một con đường bá học mà chưa
tinh lọc được sự nghiệp hóa Công Bản và phản bổn Công Bản, thì các sự nghiệp
học ấy sẽ bị trôi nỗi trên con đường băng hoại.Cho nên ta muốn nói là các tri thức phải được tập hợp
vào tri thức Công Bản và tri thức Công Bản là tri thức chủ thể của giá trị hóa,
sẽ làm lành mạnh các tri thức biến đổi trong giá trị hóa và làm ổn định các tri
thức không được phát triển trong giá trị hóa. Như vậy Công Bản
là chủ thể tri thức giá trị hóa.
Hiện nay
những đại hội quốc tế đã sững sốt và sợ sệt với sự phát triển của nền công nghệ
đỏ và bắt đầu chế biến các công nghệ xanh ở một mức độ tượng trưng thì đó là
khởi xướng của nền Công Bản tri thức. Như người ta đang nghĩ về năng lượng
sạch, thì năng lượng sạch là biện chứng pháp của tri thức Công Bản. Như con
người đang hướng về biện chứng pháp của nền công nghệ xanh là tri thức của sự
công bằng. Con người đã nhận thức rằng: Nếu tiếp tục làm mất sự công bằng thì
biến cố của hệ thống hành tinh xuất hiện, hoặc có thể là trùm lên những màu đen
tối nhất của thế giới loài người. Vì loài người không chấp nhận sống trong thế
giới đen tối ấy nên phải vạch ra một ánh sáng nguyên khai của giá trị xanh đẹp,
như vậy thì họ đã lọt vào trung tâm Công Bản hóa chính luật.
Chúng ta
hoàn toàn không có tính chủ quan về Công Bản chính luật mà đứng trên tính quy
luật, định luật, Công Luật thì chính luật là hoàn toàn khách quan. Vì Công Bản
tự nó là gốc của chính luật, mà chúng ta không có một tư tưởng áp đặt nào về
chính luật đó.
Đối với hệ
thống vật lý bách khoa được hóa, là dựa trên nền tảng của sự công bằng để hóa,
thì chính nó đã thể hiện được pháp thân bảo hòa. Như vậy tinh hoa được bảo hòa,
pháp thể được bảo hòa, tính trọng được bảo hòa, lực lượng, năng lượng được bảo
hòa, siêu năng hóa bảo hòa, vạn năng hóa bảo hòa, đa năng hóa bảo hòa và đặc
năng hóa bảo hòa. Thì tất cả những giá trị bảo hòa ấy là đặc trưng của Công Bản
hóa trong đời sống của vũ trụ quan và nhân sinh quan.
Như vậy
hiện thân của Công Bản là con đường của trung tâm vô lệch, thì biện chứng pháp
Công Bản, là hóa được vi mô và vĩ mô và bảo trì được kinh tế quốc tế.
0 nhận xét:
Đăng nhận xét
Ví bạn hãy dùng ngôn ngữ lịch sự, tôn trọng lẫn nhau, mỗi người có cấp độ trình độ riêng nên không nên phán xét nếu không thông hiểu. Xin cảm ơn!