CÔNG ÁN THIÊN SÁCH
¯ Công án thiên sách
là gì?
Thiên là trời, sách là sách lược. Sách lược ấy
của trời đất qua giá trị hiện hữu của sự hóa thân và đản sinh của các vị Như
Lai, Bồ tát và Thánh nhân. Vì sao? Vì chỉ có Như Lai, Bồ tát và Thánh nhân là
những hạt nhân đã trở về nguồn gốc của trời đất và thực sự họ đã thành tựu được
giá trị Công Luật của trời đất. Họ đã có chính vị nhất định của tính trời đất.
Chính những vị đó đã được hóa thân đản sinh và được giáng lâm, để đem những ý
nghĩa và tính chất to lớn của trời đất mà hình thành sách lược đó đi vào trong
chúng sinh pháp giới, để chuyển hóa và hình thành con đường kinh bang tế thế,
hoặc là con đường đại hóa cho nhân loại, đó gọi là thiên sách.
Ví dụ như sách của Đức Thích Ca Mâu Ni, sách
của Đức Ki Tô hay sách của đức Lão Tử đều thuộc về thiên sách. Tức sách ấy phải
từ những vị hóa thân, thì mới đủ tiêu chuẩn về kho tàng pháp bảo, kho tàng minh
triết, kho tàng chủ thuyết, ở trong đời sống tổng thể của Công Luật vũ trụ. Thì
mới đem kho tàng đó xuống mà dạy chỉ cho chúng sinh biết con đường đi đến hạnh
phúc.
¯ Thiên sách gồm những
mục gì?
Thứ nhất:là Công Luật hóa thiên mệnh.
Thứ hai:là thiên mệnh hóa nhân mệnh
Thứ ba:là kết hợp được định luật tam tài: thiên địa
nhân. Tức làm cho trời, đất và con người có một sự thống nhất mà không tách rời
nhau, không phân biến, không đào thải với nhau và đi theo con đường tốt đẹp
nhất để hướng thượng.
Thứ tư:là vì các tôn giáo ra đời ở mỗi thời kỳ, ra
đời ở mỗi lục địa khác nhau, ở mỗi hoàn cảnh khác nhau và dân trí khác nhau, đã
đẻ ra nhiều thứ học thuyết, nhiều thứ thánh kinh khác nhau. Thì có một thời kỳ
quý nhất là Công Luật hóa tôn giáo, là trở về một nguyên lý để làm sáng tỏ được
tính thống nhất.. Ví như: Tam giáo quy nguyên, quy nguyên ở đây là không đập
phá tất cả những hình tượng, những hình thể của các tôn giáo, hay là áp đặt các
tôn giáo đi theo pháp môn của mình, mà quy nhất trên tinh thần Công Luật. Đem
Công Luật hóa tôn giáo. Thì đó cũng thuộc về thiên sách.
Thứ năm:là kinh bang tế thế. Chúng ta có học thuyết là
tam ban kinh tế. Phàm là chúng sinh thì phải có bốn quyền đặc thù, bốn quyền
này không phải là của ai đặt ra hết, mà vốn dĩ trời đất cho chúng ta bốn quyền
đó là:
- Quyền phúc địa nhân sinh
- Quyền nhân bản nhân lập
- Quyền nhân sinh quan công lập
- Quyền tự do tiến hóa trong đạo luật.
Tứ quyền đó mang tính đặc thù, không ai có
quyền cho cả, mà là định luật chung của trời đất đã ban cho. Như vậy công cuộc
kinh bang ấy cũng thuộc về thiên sách. Vì lòng trời là muốn cho tất cả chúng
sinh được yên vui hạnh phúc, được công bằng, được tiến hóa, được giải thoát. Mà
chúng ta làm đúng theo lòng trời, thì đó là thiên sánh vậy.
Thứ sáu: Là cửu kinh minh triết. Cửu kinh là nói về kinh quỹ, mà
thiên sách là nói về sách trời. Thì ý nghĩa của sách trời và kinh quỹ của các
kinh đều nằm trong bản chất của trời đất, nằm trong quỹ đạo của trời đất. Như
vậy, cửu kinh minh triết cũng là thiên sách.
Vậy thì thiên sách nó hàm chứa tất cả những ý
nghĩa tinh hoa của trời đất. Thiên sách là bổn nguyên tổng thể của nền khoa học
đại ngã, mà không thể nào chúng ta có thể thay đổi nó được. Nếu đưa nền khoa
học đại ngã vào đời sống của chúng ta, thì nó chuyển qua nền khoa học xanh. Như
vậy, chúng ta áp dụng khoa học đại ngã vào đời sống để có nền khoa học xanh,
thì đó là thiên sách.
Còn nếu làm ngược lại Khoa học đại ngã, là
không đi theo chiều thuận, mà phát triển theo chiều có tỉ lệ nghịch cao, như
đốt rừng, hay khai thác tinh hoa một cách bừa bãi, tức là làm những điều dẫn
đến suy thoái về đời sống nhân loại, đó là khoa học đỏ không thuộc về thiên
sách. Tức là không gia tăng sức trí huệ học về khoa học thiên nhiên, không khai
thác được khoa học thiên nhiên, mà lại làm thoái hóa và biến đổi nền khoa học
thiên nhiên đó, nên mới đẻ ra sự khổ đau. Vì nhân loại không chịu đi theo con
đường thiên sách, con đường Công Luật vũ trụ, con đường kinh bang tế thế, mà đi
ngược lại. Thì đó là sự tham muốn bá quyền, tham muốn độc tài, tham muốn danh
phận, vì chính sự tham muốn đó, mà nó tác động ngược lại cái tính thiên sách tự
tính của trời đất và làm cho tính thiên sách của trời đất đó bị méo đi, bị
khuyết đi và nhân loại khổ bởi vì thế.
Hôm nay, Mẹ nói về công án thiên sách cho toàn
thể bào tộc 4 chúng và toàn thể dòng Chơn. Vậy, ai là người thực hiện được điều
đó? Thì Mẹ đã nói rất rõ là: Chuyển Luân Pháp Bảo và Thiên Sứ Thần Đức, là
trung tâm tiếp ánh sáng của nền minh triết tổng thể vũ trụ, gia tăng giá trị
khoa học thiên nhiên, đem đời sống nhân loại vào khoa học thiên nhiên. Là chúng
ta đã trở về nguyên lý, làm cân bằng giá trị khoa học đó. Thì đó là thiên sách.
Thực ra ý của ông trời là sách, vì trời muốn tất cả đều phải được bảo hòa, sinh
thái được bảo hòa, hóa học được bảo hòa. Nhân loại thì cũng muốn bảo hòa. Vì
chỉ có chữ hòa mới có bình an, không có chữ hòa là có chiến tranh, không có chữ
hòa là tạo ra xung đột. Như vậy, chính cái trung tâm hòa giải thiên sách, đã
làm không biết bao nhiêu thời kỳ đã qua.
Ví dụ như thiên sách đã đến thời kỳ ông Thuấn,
thiên sách đã đến thời kỳ Ngũ đế, thiên sách cũng đã đến với thời nhà Lý và
thiên sách cũng đã đến với nhà Trần. Vậy các bậc Minh vương, các bậc Thánh hiền
đó thực hiện không gì khác hơn là thiên sách.
Như vậy, thiên sách là mối chốt, là nguồn gốc
để thực hiện hóa cho xã hội, cho nên trong thiên sách đó gọi là: Công Luật hóa
nhân mệnh, thiên mệnh hóa nhân mệnh và tôn giáo chính thượng của các đấng cứu
thế hóa nhân mệnh. Vì thiên sách là giá trị tính và thể trời đất, là trung tâm
ánh sáng của trời đất, là những giá trị công bằng nhất của trời đất. Như vậy,
thiên mệnh hóa Công Luật và Công Luật hóa nhân mệnh, hoặc là thiên mệnh hóa
nhân mệnh, đó là thiên sách. Cửu kinh minh triết của chúng ta chuẩn bị đem vào
đời sống của nhân loại, đó cũng là thiên sách vậy.
Tóm lại, con người mà tách rời thiên sách ra,
để sống theo cái ảo, sống theo cái nhân sách phân biệt. Tức là cái sách như duy
vật biện chứng chẳng hạn, vì nó đoạn kiến không chấp nhận gì về nguyên lý tổng
thể. Về phần tính nó đã hoàn toàn phủ nhận, phủ nhận về phần linh hồn, phủ nhận
về phần hạt tâm. Còn cho rằng vật chất sinh ra ý thức, khi vật chất tan biến
thì ý thức cũng theo đó mà mất, nên con người khi chết đi thì ý thức cũng mất
luôn. Vậy đó không thuộc về thiên sách. Tức là những cái tà thuyết trên trái
đất này nó không thuộc về thiên sách. Thiên sách thuộc về thiên mệnh, thuộc về
chính mệnh, thuộc về của thánh hiền, của Như Lai, của Bồ tát. Cho nên Mẹ dùng
công án thiên sách là như vậy đó.
Vậy thiên sách mà đem ứng dụng là:
1- Công Luật hóa nhân mệnh.
2- Chính trị thiên mệnh hóa
nhân mệnh.
3- Công cuộc kinh bang tế
thế.
4- Công Bản hóa chúng sinh,
là kho tàng cửu kinh minh triết, là bộ Công Bản luận hay học thuyết Công Luật
vô cùng uyên bác, để làm cho các tôn giáo hiểu được các nguyên lý tổng thể đó.
Cùng tất cả những sách lược, những chính lược thuận theo trời đất, thuận theo
lòng người, tất cả những đề tài chương mục kinh điển tổng thể của Công Luật đều
nằm trọn trong thiên sách hết.
Vậy thiên sách không phải là hư huyễn, mà
thiên sách là có thực trong đời sống giữa chúng ta cùng trời đất và trời đất có
thực trong đời sống của chúng ta. Chúng ta không tách rời những định luật, quy
luật của trời đất để có đời sống. Vì vậy chúng ta luôn luôn kết hợp đời sống
của trời đất trong đời sống của chúng ta.
Nếu có ai viết sách nói rằng: không có tinh
hoa của trời đất, đối với những nhân sinh quan méo mó ngược đầu, một chiều,
nhiều khi còn đã phá những chiều tốt đẹp nhất, thì không là thiên sách. Vì vậy
chúng ta phải hiểu thiên sách là hàm chứa của một ý nghĩa lớn đối với trời đất
có liên quan đến con người và con người có liên quan đến trời đất.
Như vậy, trời đất con người không thể tách rời
nhau được. Mà không tách rời nhau được thì phải tìm hiểu cái giá trị sự cân
bằng của trời đất mà sống. Thì đó là thiên sách.
¯ Công án là gì?
Công án là cái chung mà toàn thể nhìn thấy
được giá trị chân lý và sự thực có tính thiết kế một công án, một giá trị mà
không thể sai biệt. Mà bây giờ đem công án của trời đất đó để thống nhất trên ý
niệm, trên tư tưởng, trên lẽ phải để thực hiện điều đó.
Vậy, công án là cái chung của trời đất, mà
người đại diện cho công án chung đó có phần trội hơn, có một trí huệ lớn hơn,
tư tưởng lớn hơn và có một hạt tâm lớn hơn. Mà những tư tưởng hạt tâm ấy thuộc
về cấp thượng, đã có một chính vị nhất định, được công chứng và bảo chứng ở
trong đại thể đó, hoặc trong một hội đồng nào đó, mà được phép ra đời để thực
hiện.
Thực hiện cái gì? Thực hiện chính trị thiên mệnh hóa nhân
mệnh. Thực hiện cái tam ban kinh tế, tức là kinh bang tế thế đó. Thực hiện
nguồn ánh sáng lớn nhất, đó là kho tàng cửu kinh minh triết. Đó là thực hiện
một xã hội Công Bản, một chủ thuyết tròn đủ và đầy đủ nhất, mà không có chủ
thuyết nào qua chủ thuyết đó.
¯ Kinh bang là gì?
Mẹ đã cho chúng ta biết kinh bang là những gì
thuộc về quyền con người được làm và được sống trong một tổ quốc thì ban cho
con người. Như quyền được sống thì phải ban cho được sống, mà không ức chế sự
sống của nó. Như quyền có phúc địa thì phải ban phúc địa, quyền con người có
nhân bản nhân lập, thì phải ban cho nhân bản nhân lập và phải tạo điều kiện cho
xã hội được nhân bản nhân lập, được xây dựng đạo tộc, quyến tộc, tổ tộc. Được
xây dựng đền thờ, lăng miếu. Được xây dựng tất cả những giá trị truyền thống
của chính nó. Và từ những quyền cơ bản đó mới sinh ra được nhiều thứ quyền
khác. Như quyền tuyệt cao là quyền hướng thượng và tiến hóa giải thoát, quyền
khai thác những tinh hoa và những tối thượng tinh hoa của vũ trụ. Vậy kinh bang
là nhiều thứ phải ban, mà mối chốt của sự ban là: địa đại, tài nguyên và tất cả
những thứ trên mặt đất. Nó thuộc về nhân bản và giá trị nhân bản, cơ bản phải
ban cho mà không được tước đoạt nó.
Kinh bang là một trong những sách lược thuận
theo ý trời. Vì sao? Vì thiên sách là chính trục của sự ban, vì vốn dĩ trời
không ban là chúng ta không có ôxy để thở, không có ánh sáng để mà soi chiếu
thấy được vạn hữu, trời không ban thì chúng ta không có hóa học đa dạng để
chúng ta sống; trời không ban thì chúng ta không có núi sông để chúng ta phát
triển; trời không ban thì chúng ta không có đất để mà cày, bừa và tạo ra một
môi trường sống nhiều thứ trong đó. Vậy thì cái mối chốt của sự ban là ông trời
ban, là vũ trụ ban. Như tất cả những gì có trong xã hội, trong loài người là đã
có rồi, còn chúng ta một con người sinh ra chỉ trọn vẹn một cái thân trần trụi,
có đầy đủ những cơ quan để rồi tiếp nhận những thứ khách quan có trong trời đất
đó. Như vậy, vốn dĩ cả hệ thống từ nhân bản hóa cũng được trời đất bảo hộ cho,
đến tất cả những vi lượng, vi chất hóa học vật thể, cho đến đời sống cao nhất
là ánh sáng pháp tính cũng được ban. Thì chính cái ban đó là thiên sách và con
người thực hiện theo cái đó gọi là thực hiện theo ý đồ của trời đất ban cho. Đó
cũng là ý đồ của Thống hóa, ý đồ của Công Luật vũ trụ và những ý đồ đó thành
hình đồ, bản đồ, sơ đồ và cấp tổng đồ. Thì chúng ta là con người phải chấp hành
ý đồ ban đó.
Đối với chúng ta thì không có gì gọi là ban vì
tất cả là của trời đất mà chúng ta là người được sai khiến làm việc đó. Vậy
trời đất cộng với sức người, mà sức người chính nghĩa là trở về cùng trời đất
để thực hiện công trình kinh bang tế thế, là công trình của công án thiên sách.
Nếu làm những gì trái ngược với công án thiên sách là phá hoại. Phá hoại là
thuộc về con người. Tại sao? Tại vì con người chưa giác ngộ được công án thiên
sách, con người chưa giác ngộ được phần nội tính và giá trị chân lý của trời
đất. Con người chạy ra cái biên bên ngoài, phát tác những ý thức bạo quyền, bất
chính tà đạo; cho nên phá hoại lại ý đồ của thiên sách đó. Con người vốn dĩ
chưa quay về với giá trị định luật Công Luật của vũ trụ, bởi những sự gian
tham, bởi những sự bất công của ý thức, bởi những sự áp đặt bạo quyền và bất
chính đạo. Tức là chối bỏ phần nội là xếp vào bất chính đạo, là không thiên
sách, vì nó làm theo bản chất tội ác, làm theo bản chất bản ngã hóa của ngoại
biên, làm theo cái tư tưởng ý thức vọng động. Vì thế mà hành tinh chúng ta bị
chết gục, nhân loại phải chịu chết gục mà không có con đường để trở về. Như vậy
thì chúng ta là thánh hiền, là nhân sĩ trí thức, là thiên sứ đặc vụ của tầng
trên xuống tầng dưới để làm việc, thì không có con đường nào khác hơn là con
đường thiên sách. Tức là công án thiên sách.
Bây giờ tôi nói về cái ngọn của thiên sách là
làm trong sạch hóa môi trường, những gì suy thoái của môi trường thì phải làm
lành lại. Chẳng hạn như bây giờ tầng ô zon bị vỡ tung ra, thì chúng ta phải hạn
chế những chất hóa học có thể gây hại cho tầng ô zon.
Như vậy, hôm nay chúng ta về Công Luật là phải
nhiếp chánh thiên sách. Gồm 3 loại:
- Đại thừa nhiếp
chánh thiên sách.
- Trung thừa
nhiếp chánh thiên sách.
- Tiểu thừa
nhiếp chánh thiên sách.
Nếu chúng ta không nhiếp chánh được thiên
sách, thì sự vỡ nát của giá trị cân bằng về Công Luật vũ trụ quan đối với ánh
sáng sẽ không đến với chúng ta, và chúng ta sẽ mất hút theo ánh sáng đó. Ngày hôm
nay thầy trò chúng ta đang làm thiên sách đây, vì một vùng đất chuẩn bị triệt
tiêu do con người phá hoại, mà cha con chúng ta đến đây cứu từng cái cây, thay
đổi làm cho đời sống ở đây nó được vui và chim thú bắt đầu quay trở về. Vậy thì
cha con chúng ta đi cứu con nai, đi cứu con chim. Kẻ thì trồng vườn mai, người
lại trồng vườn hồng và làm sao cho đất nước được tươi thắm, đó là thiên sách.
Đó là thuận đẹp lòng trời, yêu trời, yêu đất, yêu quê hương, yêu cả giống nòi.
Còn nếu chúng ta đi ngược lại thiên sách, thì làm sao chúng ta biết yêu được
giống nòi. Bản địa thực hữu của giá trị Công Luật giống nòi là thiên sách. Vì
thiên sách đã in đậm trên giá trị tri thức ánh sáng của các bản địa và bản địa
được sống trong thiên sách đó.
Tóm lại: Trong 4 phần việc lớn mà chúng ta
phải làm:
Thứ nhất: Đem chính trị hóa thiên mệnh vào đời sống
của nhân mệnh, đem cửu kinh minh triết kho tàng pháp bảo vào đời sống của nhân
mệnh. Mở ra một cuộc kinh bang tế thế lớn, có những chương mục, những tiêu chí
đặc thù và sức mạnh của giá trị cứu thế và cuối cùng là trang nghiêm quốc độ.
Thứ hai: Đem cửu kinh minh triết vào đời sống để làm
cho các tôn giáo được tỏa sáng. Để trở về một nguyên lý Công Luật như chúng ta
có.
Thứ ba: Mở ra cuộc kinh bang tế thế.
Thứ tư: Trang nghiêm quốc độ.
Vậy thì công án thiên sách của thiên sứ thần
đức là làm như thế đó.
Chính trị thiên mệnh là chính trị của lẽ phải.
Cả ba đời quá khứ, hiên tại, vị lai đều phải là bản chất của sự nghiệp cứu thế,
nếu chúng ta tách rời chính trị thiên mệnh để làm cái riêng của nhân mệnh thì
phá thế. Nhân mệnh tách rời thiên mệnh là bá đạo, mà nhân mệnh phục tùng thiên
mệnh là vương đạo. Mà vương đạo là một sự hiến dâng để phục hồi chính vị. Hiến
dâng càng cao chính vị càng cao. Sự đền đáp của sự hiến dâng là chính vị, là
quả vị, là thành tựu thánh nhân. Chứ không phải hiến dâng là một hệ số bỏ ra và
mất đi, trong quỹ đạo định luật và cán cân Công Luật không có chuyện đó. Như
đấng Thống hóa nói rằng: Sự hiến dâng của con, sự phụng thờ của con đối với ta,
là sự bồi bổ và tăng trọng giá trị chính vị lớn hơn, để trở thành những vị đại
thánh được sống mãi trong đời sống của ta. Như vậy, hiến dâng là sự cứu chuộc
chứ không phải hiến dâng là mất đi. Thế thì chúng ta hiến dâng cuộc đời chúng
ta đi vào sự nghiệp kinh bang, đi vào sự nghiệp cứu thế, hiến dâng cuộc đời
chúng ta vào công án thiên sách của thiên sứ thần đức là quả vị, là sự phồn
vinh nhất của giá trị sự nghiệp Công Luật đối với công án thiên sách.
Căn cứ trên thiên sách, y cứ trên lý tính của
thiên sách và giá trị kho tàng của thiên sách thì không ai dám tách ra, chỉ có
người tà đạo mới dám tách ra, chứ ông thánh nhân, thần nhân không dám tách ra,
mà y cứ công án thiên sách để thực hiện, mới đem lại sự hạnh phúc cho muôn dân.
Vậy chúng ta phải ôn tập nhuần nhuyễn trong công
án thiên sách đó, làm cho phong phú hóa thiên sách trong lòng ta, làm cho thiên
sách ấy mãi mãi ngự trị trong lòng ta và phồn vinh trong tri thức ánh sáng của
ta, làm cho nhà nhà đều hiểu được thiên sách. Chủ thuyết ấy, minh triết ấy và
tư tưởng giá trị công án của thiên sách sẽ đi vào trong tim óc, đi vào trong
từng tế bào, đi vào máu huyết của chúng ta. Để chúng ta thấm được tính công án
thiên sách đó mà thực hiện. Người lớn thì làm theo lớn, người nhỏ làm theo nhỏ.
Công án thiên sách là giá trị nhuần nhiệm về tính tinh hoa của vũ trụ ở trong
đời sống tri thức của chúng ta.
Tôi mong rằng tất cả các con, các hiền phải
nắm bắt được công án thiên sách. Trong đó có cửu kinh, có chiến lược kinh bang,
có bộ Công Bản luận, nếu chúng ta không nắm được thì chúng ta sẽ đi trịch cái
trung đạo của vũ trụ. Chúng ta sẽ làm mất sự công bằng đối với nhân sinh, và
cái nguy hiểm nhất là chúng ta mất đi tính Công Bản của chính mình, thì đó là
đồng nghĩa với sự đào thải. Vì Công Bản bản thân nó là đời sống làm khỏe mạnh,
phong phú hóa chúng ta. Chúng ta đưa nó ra cho mọi người, để ai cũng có cuộc
sống đó.
Cho nên trong công án thiên sách, đấng Thống
hóa nói rằng: Sự rung động và lòng yêu thương vô tận của ta, tiếng khóc ta ngầm
sâu trong tim óc nó. Chính mọi sự yêu thương của ta đã ở trong nó và mọi tiếng
khóc đau thương trở thành thống thần của ta trong đó. Ngài đã nói như vậy. Tức
là Ngài đã cấy cái tình yêu thương ở trong lòng nhân ái đó, chính đó là quyết
định cho việc giải thoát và bình an. Vậy nếu chúng ta không có công án thiên
sách là chính chúng ta không có bình an vậy!
Mẹ nói theo tính biện chứng là: Muốn có một
quốc độ không phải có nhiều thành phố, không phải nhiều nhà máy, không phải có
nhiều trung tâm điện năng, vì đó là lẽ tất nhiên của xã hội không cần phải đặt
ra vấn đề đó. Mà phải trùng tu gia bảo, bởi vì tế bào đời sống của con người là
từ ngôi gia mà ra. Nếu trang nghiêm quốc độ có nhiều thành phố đẹp, mà bên cạnh
cũng có nhiều nhà dột nát tả tơi đói nghèo và xơ xác, nói về hình thể đó không
phải là trang nghiêm quốc độ. Một quốc độ mà tệ nạn lại quá nhiều, vì sức hoằng
dương chính pháp, sức mở đàn siêu việt ở trong điều khuyến tu còn thấp và chân
hành cứu thế cũng nhỏ, nên không giải quyết được tệ nạn. Vậy, công việc trang
nghiêm quốc độ là cả một công trình rất là lớn, tuy nhiên nó cũng theo cái luật
vận để chúng ta làm. Bởi vì Mẹ nói đến mùa xuân rồi, sự phát tiết của muôn hoa,
cây lá đâm chồi, không lo gì mà không có việc đó!. Khó rồi cũng trở thành đễ
thôi, nhưng phải đi từ nền tảng là trùng tu gia bảo, mới đi đến kiến thiết quê
hương, rồi mới đi đến trang nghiêm quốc độ. Còn việc xây dựng thành phố, thì
tất nhiên trong một đất nước phải có nhiều thành phố, có nhiều nhà máy, có
nhiều trung tâm điện năng, điều đó rõ ràng rồi. Nhưng Mẹ nói cái đó chưa rõ
ràng, vì phàm là con người nhưng sao cuộc sống lại chênh lệch ghê quá!. Người
thì có 5 – 3 nhà lầu, người lại ở nhà tranh cũng không yên được. Đối với hội
đồng Công Luật là sức mạnh của sự cứu thế, mà Mẹ đưa ra là trùng tu gia bảo. Mà
trùng tu gia bảo tức là giải quyết trên vấn đề cơm ăn, áo mặc. Vì khi có nhà
đẹp, có được mái ấm rồi thì con người sẽ không còn đói khát, không còn thiếu
mặc. Như vậy, chúng ta sẽ làm được, vì đây là tài nguyên của Ngọc Đảnh sẽ có đủ
để làm những việc đó. Tất cả những ngân sách, những nguồn tiền khổng lồ nhất
chúng ta đổ xuống để trùng tu gia bảo. Trùng tu gia bảo theo môi trường, theo
điều kiện của dân tộc chúng ta, chỗ nào chưa có phải cấp và sau khi có nhà rồi,
chúng ta mới vẽ đường, mới thiết kế quê hương. Kiến thiết quê hương là làm cho
quê hương đẹp, thế thì hàng trăm ngôi nhà đẹp, sẽ làm cho quê hương đẹp. Đó là
cái hình, còn về tính chất thì chúng ta phải lập hàng trăm ngàn cái đàn việt,
để vượt tuyến mở ra hàng trăm ngàn cuộc diễn đàn và ban bố. Miệng diễn đàn, tay
ban bố. Miệng nói và tay làm thì dân mới có thể tin yêu chúng ta, bào tộc mới tin
yêu chúng ta. Toàn thể thiên sứ thần đức, cùng nhân sĩ hộ bảo đường và thần đức
phò lục quốc trong thời kỳ đó, người ta sẽ nhìn đó như là một thần sống và là
một cứu tinh.
Trùng tu gia bảo là giải quyết cho những người
thiếu may mắn, những người thiếu phước, những người đã chịu trôi nổi trong đời
sống đó. Vậy mở ra cuộc kinh bang này thì đây là một sự cứu rỗi. Cứu rỗi không
phải là một tiếng nói như một thánh kinh, mà là một sức mạnh hành động để giải
quyết những vấn đề đau khổ. Vậy chúng ta phải làm sao để họ thấy được cái hành
vi của thượng đế đến với họ một cách cụ thể như vậy. Chứ không phải một tiếng
nói thánh kinh bằng tai nghe, mà không thấy sức mạnh của thánh kinh đó đến với
một sự cứu rỗi bằng hiện thực trong đời sống đó.
Chúng ta sẽ làm được chuyện đó. Vì sao làm
được? Vì chúng ta làm có mười phương Như Lai ấn chứng, sai khiến và bảo hộ ta
làm, tức ta làm có công án, có gốc và gốc ấy bảo hộ chúng ta. Ngài quyết định
những tính tất yếu và giá trị của việc làm chúng ta. Ngài cho chúng ta âm dương
bào tạng là để ta làm việc đó. Ngài cho chúng ta một ánh sáng, một tổng giáo là
để chúng ta làm việc đó. Ngài cho chúng ta địa linh là để ta làm việc đó. Ngài
cho chúng ta thần sĩ, thiên sứ thần đức và cho chúng ta một quần thể bào tộc
hết sức trung hiếu nghĩa để ta làm việc đó và Ngài còn cho chúng ta cả một kho
tàng kinh điển, đó là đức Mẹ Quán Thế Âm. Nếu không có Quán Thế Âm thì kho tàng
này không bao giờ có. Như vậy, việc làm của chúng ta thuộc về cấp độ có công
chứng, có ấn quyết của sức mạnh tổng thể, chứ không phải chúng ta muốn làm được
là làm. Chính vì vậy mà tôi dám nói là thành công. Tức là cơ quan thượng hoằng
đã ở trong chúng ta hết rồi, thì đây là một việc làm chính đáng của sự công
chứng, và quyết ấn của mười phương Như Lai. Vậy chúng ta thoát thai từ công án
mà ra, thoát thai từ bộc hồng của sự nuôi nấng và bảo hộ của đấng Thống hóa,
của mười phương Như Lai, của Trung tâm linh quang mà ra. Chính vì vậy mà chúng
ta thành công, vì chúng ta luôn luôn hiếu thuận với lòng trời và làm theo những
ý chỉ của Quán Thế Âm, làm theo những dấu chân tốt đẹp nhất của Chư Phật ba đời
nên chúng ta thành công. Trừ khi chúng ta làm bá đạo, làm sai ngược với những
điều công án thì chúng ta mới thất bại. Còn chúng ta làm đúng công án, thì dù
cho có ma ba tuần, quỷ ba đầu sáu tay cũng không làm gì được chúng ta.
Hôm nay tôi nói về công án thiên sách và những
lời rất tâm huyết đối với tất cả dòng chơn, hàng diệu và tất cả những người
quyền thừa, sau này thay mặt tôi để thực hiện công án này, là phải như vậy chứ
không có gì khác cả.
Ông Chơn Ngọc Biện Hộ xin
hỏi: Thưa cha, Xin cha giảng về hai phương án xuất thế gian và nhập thế
gian trù trì tam bảo?
Ngài dạy, phàm là chúng sinh thì phải có
thượng có hạ, phải có cao có thấp, phải có tri thức vượt tầng và tri thức còn ở
trong cơ bản. Chính vì vậy mà Mẹ đưa ra công án xuất nhập hóa.
Thứ nhất: Xuất thế là để làm nền tảng cho giá trị biểu trưng sức
mạnh tổng thể ánh sáng, như một sự biểu tượng. Ví dụ xuất thế gian giải là biểu
tượng của tam thế xuất, là ra khỏi tam giới vậy. Ở trong đời sống của nhân
sinh, làm đầu tàu để dẫn độ cho những giá trị cao, những căn nguyên cao, của
những vị mà có thể thoát ly được. Hơn nữa đó cũng là một cơ quan thượng hoằng
chính pháp, ở trong đời sống của thế gian để làm cho vô lượng tâm được sung mãn,
được tươi tốt. Coi như đó là một chuyên môn thực hiện những công trình thuộc về
tâm pháp, cũng là nơi biểu tượng cho sức thờ phượng và gìn giữ ánh sáng cao
nhất. Là nơi để cho tất cả bào tộc, chúng sinh, nhân loại và giống nòi có định
hướng đến đó để chiêm ngưỡng, để thờ phượng, để học tập. Đó cũng là trường lớp
giáo huấn, làm cho tâm pháp của đất nước đó, của dân tộc đó được giàu mạnh.
Thứ hai:Nhập thế là cơ quan phải có, vì đời sống trong
một xã hội có tính chất là đa chuyên môn và có thể là đa quan. Vì vậy cho nên
tất cả những vị đạt hạt giống hóa thân công án, nếu các vị ấy muốn ở trong lòng
thế gian, muốn ở trong lòng dân tộc để giữ những vai trò quan trọng, dẫn đầu
cho sự nghiệp nhập thế, gìn giữ được những giá trị cơ bản của xã hội hóa. Coi
như đó là một cơ quan trật tự về xã hội hóa, làm đại biểu cho dân, làm nghị
viện cho dân, làm sức mạnh dân trí trong cách đại diện đó. Họ nguyện ở trong
lòng thế gian để ổn định về kinh tế, ổn định về xã hội và còn những vấn đề
thuộc về đa quan, đa chuyên môn khác. Cho nên phải chia cái phần đó vào xã hội.
Họ được giữ những vai trò quan trọng ở trong việc nhập thế đó, họ là những thủ
kinh cực kỳ quan trọng ở trong xã hội đó. Vì vậy cho nên Công Luật chúng ta
chia ra hai phần xuất thế và nhập thế.
Xuất thế là chuyên môn hóa về đời sống tinh
thần. Nhập thế là chuyên môn hóa về đời sống của con người, của vật liệu, của
nhân bản. Như vậy hai cơ quan đó gọi là hai cơ quan lưỡng hóa đạo và đời. Chữ
đạo và đời ở đây tuy hai mà một, tuy một mà hai. Bởi cái ranh giới giữa đạo và
đời khác nhau ở chỗ mê và ngộ, ngộ và mê. Tức là việc thiện và ác, ác và thiện.
Vậy cơ quan nhập thế chuyên trị hóa về đời sống xã hội, họ cũng là một cơ quan
đầu não của đạo luật đang ở trong lòng thế gian để gần gũi dân, chuyển hóa dân.
Chính nhờ cơ quan đó mới có thể giúp dân, “thị tại là đạo, thị nhập là đạo”.
Thì cơ quan đó cũng là cơ quan hóa thân, nó rất cần ở trong đời sống xã hội.
Vậy thì công cuộc chúng ta là xuất nhập hóa để dẫn độ và làm cho cái tổng thể
cuộc sống giữa đạo và đời được sung mãn, tốt đời đẹp đạo, không tách rời nhau.
Chúng ta đừng nên quan niệm xuất mới có đạo,
còn nhập là không có đạo. Quan niệm như vậy là sai, mà phải quan niệm theo
trường lớp. Ví dụ như người ta đang ở lớp trung cấp, thì phải có ông thầy trung
cấp, mà trung cấp muốn qua đại học thì phải có quá trình thời gian.
Vậy, việc nhập thế là việc của đại thể, mà đại
thể thì cần có một sức mạnh rất tổng hợp mới có thể giúp họ, như chế biến ra
nhiều thứ thuốc để trị liệu họ.
Tóm lại: Cơ quan hoằng pháp là cơ quan chịu
trách nhiệm về tâm pháp, còn cơ quan hành pháp là cơ quan chịu trách nhiệm về
xã hội, về đời sống nhân sinh, về giáo dục, về kinh tế, về chính trị và tất cả
mọi thứ cần thiết trong xã hội. Vậy chúng ta phải đem Công Luật để đáp ứng đủ
cả xuất thế và nhập thế đó, thì mới gọi là Công Luật đại hóa. Công Luật đại hóa
là đại hóa cả tâm vật, vì nếu đại hóa tâm mà bỏ vật thì bị nghiêng lệch, xã hội
đó sẽ bị đổ nát. Còn đại hóa vật bỏ tâm thì sự lũng đoạn, suy thoái về nền tâm
đức trong xã hội đó. Cho nên đại hóa tâm vật là một chiếc cân công bằng, mà tải
trọng của giá trị sức mạnh vận động của xã hội không bị nghiêng lệch, thì sức
phát triển bao nhiêu nó cũng tải được, nó vẫn đi lên. Nhưng một khi nó bị mất
cân bằng rồi, thì dù sức nhẹ vẫn bị nghiêng đổ.
Như vậy, công án xuất nhập hóa này mới đi đến
trùng tu quốc độ được. Xuất thế và nhập thế tuy là chia phần nhiệm vụ, nhưng mà
nó nằm chung trong một quốc hội, nó nằm chung trong một cơ cấu Công Luật mà
không tách rời ra. Nên Mẹ nói cơ quan hoằng đạo và cơ quan chúa tướng là chịu
trách nhiệm trên hai cánh cân đó, nhưng vẫn chịu trách nhiệm trước trung tâm
Công Luật tổng trì. Đó là cái phép của tam chân chế.
Tam chân chế nó vượt trên
tam đầu chế. Vì sao? Vì
tam chân chế nó có hoằng chế, tức là đạo chế. Đạo luôn luôn nằm trong đời mới
có sự chế ngự một cách mạnh mẽ, vì nó có cơ quan tư pháp trong cái tổng trì của
Công Luật đó. Nó mạnh hơn vì nó không tách rời riêng ra, mà nó nằm chung để
chịu trách nhiệm của xã hội về mặt tâm linh. Nếu tâm linh của một quốc gia suy
thoái thì cơ quan hoằng đạo đó phải chịu trách nhiệm trước quốc hội, trước tổng
trì Công Luật đó.Vì vậy mà phải ra sức đẩy phần tâm lên, làm cho phần tâm được
phong phú và giàu mạnh, để ổn định được trật tự xã hội về tâm pháp. Để phần
chuyên môn nhẹ đi một gánh, chỉ lo đẩy xã hội tiến lên cho nhanh. Còn nếu mất
cơ quan hoằng đạo, thì cái tội của nhân sinh sẽ tăng, mà cơ quan hoằng đạo ra
đời sớm thì tội nhân sinh sẽ giảm.
Ông Chơn Thăng Ấn Chuyển
xin hỏi: Thưa cha, Mẹ dạy công án Chuyển Luân Pháp Bảo ra đời thì Ngài
sẽ bình định và an dân trong vòng ba năm, ba năm là thời gian quá ngắn! Như vậy
Ngài làm cách nào để bình định và an dân trong thời gian ba năm đó?
Ngài dạy, ba năm ở đây, Mẹ nói là an lòng dân,
chớ không phải ba năm của sự trọn vẹn trong công cuộc kinh bang đâu. Dân không
an bởi vì sao? Bởi vì không có sự công bằng, bởi vì họ không nhận được mọi phúc
lợi của một chế độ. Có nghĩa là họ làm như con gà, con vịt vậy, phải đi kiếm,
đi bươi, đi bơi, đi lội để có ăn. Mà khi có ăn rồi thì còn bị nó xén, nó lấy,
làm cho lòng dân không an. Vậy thì Công Luật chúng ta ra đời một năm dân chưa
tin nỗi, hai năm dân cũng chưa tin nỗi, thì phải là năm thứ ba. Vì năm thứ ba
dân chúng nhìn việc làm của chúng ta mới tin nhận được, mới an lòng được.Vì bất
cứ một thời kỳ nào ra đời, ban đầu vẫn có một sự nghi ngờ nhất định của nó. Ví
như: 80 triệu dân nếu chúng ta có đại sự nhân duyên được sự hậu tập mạnh, thì
ta được quá bán tin nhận, chứ không bao giờ chúng ta được toàn phần đâu. Mà
muốn được toàn phần làm cho dân chúng tin nhận thì phải có thời gian. Vậy Mẹ
nói ba năm ở đây là ba năm về lòng tin của dân đối với Công Luật chúng ta. Vậy
đến năm thứ ba là trong toàn dân hoàn toàn tin tuyệt đối rồi. ba năm đó cũng là
ba năm thử thách. Nhân dân họ nhìn xem về chính sách mình nói gi? về việc làm
mình làm gì? Khi nghe và thấy được việc làm của chúng ta, thì nhân dân họ mới
tin yêu. Chứ không phải là chúng ta an cư lạc nghiệp, kinh bang tế thế chỉ
trong ba năm đó mà được.
CHÍNH TRỊ THIÊN MỆNH
Tổng thể tinh hoa tròn đủ của vũ trụ hóa sinh
vạn pháp, thì trong đó loài người là loài cao nhất, nếu nói ngay trong biện
chứng của hành tinh này. Còn nói về những hành tinh xa hơn thì chưa hẳn là các
vị chân tử có thể hiểu được. Cho nên nói về tính biện chứng thì phải nói cái
gần nhất, thực tế nhất.
Trời đất sinh ra loài người, thì loài người
vẫn là phân tử, vẫn là tiểu thể. Vậy thì nhân ở Thiên mệnh, nhân ở tổng thể vũ
trụ quan mới có loài người. Như thế chúng ta có thể nói là Thiên mệnh hóa nhân
mệnh, vì đó là quy luật. Chứ chúng ta không thể nói ngược lại là nhân mệnh hóa
thiên mệnh được, mà nhân mệnh phục tùng thiên mệnh thì mới đúng.
Thời pháp hôm nay tôi
muốn nói về ý nghĩa chính trị thiên mệnh. Vì thiên mệnh nó liên quan đến toàn
thể đời sống của nhân loại và muôn loại trên hành tinh này. Thường thì người ta
đặt vấn đề nhân mệnh lớn hơn thiên mệnh, thường thì người ta làm theo ý của
mình hơn là làm theo ý của Trời. Vì con người có những bản ngã rất là lớn lao
và khủng khiếp. Bởi vì khi con người phát minh được cái gì thì lại cho là của
ta, chứ không bao giờ chịu tôn vinh cái làm được là chính của ông Trời, mà phát
minh đó là của ông này, hoặc ông kia… Thật ra nếu trời đất không có cái đó thì
lấy gì mà phát minh. Ví dụ như không có năng lượng, không có điện tử, không có
nguyên tử, không có tất cả những hóa học và những siêu sắc thể tinh hoa thì
lấy gì mà phát minh? Nếu ông Trời không sinh ra hình thể ta, không sinh ra tri
thức ta, thì lấy đâu mà chúng ta phát minh, thấy không? rõ ràng tất cả mọi cái
bị trời đất chi phối hết, mà chúng ta không biết chúng ta là tiểu thể của trời
đất, là phân tử của trời đất, mà ngược lại cho mình là lớn hơn của trời đất thì
đó là điều trái nghịch. Vì vậy cho nên có những người họ làm chính trị theo
kiểu nhân mệnh. Tức là họ làm theo cái tham vọng, theo ý đồ riêng, chứ không
phải là làm theo ý đồ của trời đất, thấy không?. Hôm nay tôi muốn nói: thiên
mệnh hóa nhân mệnh và nhân mệnh phục tùng thiên mệnh. Định lý của nó là: nhân
mệnh phục tùng thiên mệnh, tức là vương đạo, chính nghĩa. Còn nhân mệnh bất
phục tùng thiên mệnh tức là bá đạo, phi nghĩa. Định nghĩa của nó đầu tiên là
như vậy, Thường chúng ta thấy rằng cái bất chính nghĩa thì nó không tồn tại
được lâu, cùng lắm là năm ba mươi năm hoặc một vài thế kỷ, chứ nó không tồn tại
năm, ba ngàn năm hoặc dài hơn nữa. Như Đức Thích Ca thì tồn tại đến nay đã hơn
2500 năm rồi, mà nhân loại vẫn còn tôn vinh. Hay là Đức KiTô cũng đã trên 2000
năm. Như vậy thì thiên mệnh lúc nào cũng có tính vĩnh cửu và mãi mãi.Còn nhân
mệnh phục tùng thiên mệnh thì nhân ở thiên mệnh tồn tại mà mình được tồn tại,
nếu mình phản phục lại thiên mệnh thì chính cái hủy diệt đó nó thuộc về mình.
Cho nên người ta nói là “Thuận thiên giả tồn, nghịch thiên giả vong”. Đó là lời
kinh mà Thánh hiền trước đây đã nói mãi mãi không bao giờ sai chạy. Tôi đưa ví
dụ như Khổng Minh là người tài đức song toàn, trong thời Tam Quốc Chí không ai
hơn Khổng Minh. Khi mà ông biết nhà Hán mạt, không thể tồn tại nữa, ông đem hết
cái tài ra để ông phục nhà Hán. Nhưng cuối cùng ông phục không được. Lúc bây
giờ, Tư Mã Ý nếu đem so với Khổng Minh thì chưa đáng là học trò, nhưng Khổng
Minh giết trong trận đồ đó không được, vì trời đổ mưa đã cứu hai cha con Tư Mã
Ý. Ngay lúc này, Khổng Minh mới thốt lên một câu là: “Mưu sự tại nhân, thành sự
tại Thiên”. Tức là cái mưu sự của con người, nhưng thành sự thì chưa chắc gì
của con người, thành sự ấy luôn luôn là có ông Trời trong đó. Ông Trời thì
không hiện nguyên hình như cái hình thể của con người, nhưng ông Trời đủ khắp
tất cả những vạn năng mà trong đó có thể chi phối cả con người, còn con người
không thể chi phối ông Trời được.
¯ Định nghĩa thiên mệnh
là gì?
Thiên là Trời, mệnh là đại mệnh Thống hóa, là
mệnh Trung Tâm Vạn Năng, là mệnh đặc thù vạn tỏa, là mệnh chung hữu vô cùng, là
mệnh chiếu dung trãi, là dịch lý vạn năng, là dịch lý viên thông, là mệnh chiếu
vạn năng, mà vạn năng thì luôn luôn ở trong vạn vật, vạn thể, ở trong ý thức,
tri thức của muôn loài mà không thể tách rời muôn loài ra, thì đó là mệnh trời.
Mệnh trời là một vận luật mà chúng ta không thể nào chống được. Vì sao vậy? Vì
vận luật ấy không thể quay ngược, vận luật đó luôn đi theo một chiều trình tự
có tính chất định luật, mà chúng ta không thể bẻ gãy được.
Mệnh trời có tính Công
Luật, có nghĩa là những cái gì mất cân bằng sẽ bị đào thải, mà những cái gì cân
bằng sẽ được tồn tại, đó là mệnh trời phải không? Ngay cả vận luật và những
tiết tấu nhỏ nhất của đời sống, ở trong đời sống trực tiếp và gián tiếp của
nhân loại, nếu nhân loại thiếu cái nhiên thể của trời đất thì
cũng sẽ chết chứ không thể sống. Đó là mệnh trời, thấy rõ chưa? Như vậy, mệnh
trời là sự chung hữu vạn năng, là sự chung hữu vạn tỏa, là sự chung hữu của sức
sống, và ngay cả oxy, ngay cả sinh thái, ngay cả dinh dưỡng vi lượng nhỏ nhất ở
trong đời sống đó cũng luôn luôn có tính mệnh trời, nghĩa đó là sao vậy? Vì tất
cả những tổng thể của trời đất đã ban cho chúng ta, nếu chúng ta thoát ra cái
tổng thể đó để mà sống thì không thể sống được. Cho nên tất cả nhân loại đều
phải sống trong sự nghiệp chung của vũ trụ. Sống trong sự nghiệp chung của vũ
trụ tức là sống trong mệnh trời, chứ không thể sống ngoài mệnh trời. Như vậy,
nhân loại tức là nhân mệnh đang sống trong mệnh trời mà phủ nhận mệnh trời, thì
nhân loại phải bị tiêu diệt.
Định nghĩa về chính trị
thiên mệnh: Chính
trị tức là lấy chính pháp trị vì, lấy chính nghĩa trị vì, lấy tinh hoa kinh
điển trị vì, lấy kho tàng văn học trị vì, lấy chủ thuyết minh triết trị vì, lấy
kinh điển thánh kinh trị vì, lấy tất cả những kho tàng tinh hoa của trời đất
trị vì, thì đó gọi là chính trị thiên mệnh.
Định nghĩa về chính trị
nhân mệnh: Là lấy cái biết hư
vọng, cái bịa đặt sai lệch tinh hoa của vũ trụ để trị vì. Lấy cái bản ngã cấu
trúc về các hoặc lậu, nghiệp lực trói buộc của một cộng đồng, của một tổ chức
riêng rẽ, tách rời giá trị tinh hoa đó mà trị vì. Như vậy, nếu trị vì theo kiểu
đó gọi là bá đạo. Bá đạo có nghĩa là tà đạo, tức là đem cái tà đạo để trị vì.
Mà tà đạo thì thường nó có những cái gì? Tà
đạo có áp bức, tà đạo nó dùng các quyền lực, thủ đoạn ác chế. Tức tà đạo là
thuộc cộng nghiệp của một tổ chức mà tất cả những người cộng nghiệp đem cái
đồng nghiệp của mình để cùng làm cái việc đó, chứ không phải làm cái việc của
ông trời. Thí dụ tôi phát minh ra một chủ thuyết, mà chủ thuyết đó hoàn toàn nó
nghịch trời, nhưng có nhiều người lại ủng hộ chủ thuyết đó rồi đem chủ thuyết
đó ra làm. Mà cách làm là dùng sức mạnh, dùng bạo quyền, dùng vũ khí sắt thép.
Mặc dù cũng làm được vậy, những làm kiểu đó sẽ không bao giờ tồn tại vĩnh cửu,
chỉ một thời gian nào đó rồi nó sẽ bị hủy diệt và nhân loại sẽ nguyền rủa nó.
Giống như Hittle vậy, bị nhân loại này chửi mãi chứ có bao giờ được tôn vinh
đâu. Thì đó là những thứ chính trị nhân mệnh mang tính bá đạo.
Về chính trị thứ nhất, là chính
trị đại cơ cứu thế của Như Lai. Thứ hai, chính trị trung cơ vị
sinh của các Thánh nhân lợi mình và lợi người khác, lợi nước, lợi nhà.
Thứ ba là chính trị tiểu cơ bá đạo thì chỉ có lợi cho tổ chức
đó, lợi cho con người đó, lợi cho tập đoàn đó chứ không phải lợi cho nhân loại.
Thì chính trị đó gọi là chính trị tiểu cơ bá đạo, tiểu cơ hạ thừa. Như vậy, nếu
phân biệt chính trị thì gồm có ba tầng là: Thượng, trung, hạ. Vậy thì Đức Phật
cũng làm chính trị chứ phải là không đâu. Nhưng chính trị của Ngài là đem chính
pháp trị vì, chứ không phải đem quyền lực trị vì. Hai cái đó khác nhau. Người
mà đem quyền lực trị vì thì nó luôn luôn nghiêng về bá đạo, phải 80%, còn người
mà đem chính pháp, đem siêu đức, đem kho tàng kinh điển, đem minh triết, đem sự
công bằng trị vì thì nó phải nghiêng về tính thiên mệnh 90% tỷ lệ phải cao
nhất.
Như vậy, cái xu hướng mà
chúng ta theo chính trị nhân mệnh đó, Đức Mẹ gọi là bầy ong, lũ kiến, nó giống
như một tổ hợp vậy, nó là cái mối nhân duyên tổ hợp tạo ra sức lớn của bầy ong,
lũ kiến chứ thực ra nó không có chủ tính. Nó không phải là kho tàng chủ tính,
nó không phải đứng trên thiên mệnh để vận hội, mà nó đứng trên cộng nghiệp để
vận hội, thấy rõ chưa? Nếu đứng trên thiên mệnh là đồng nhất của sự nghiệp thụ
ký Mười phương ban cho, tức là có gốc. Có gốc tức là có Mười phương thụ ký, có
đấng Thống hóa thụ ký, tức là có đại hội của Mười phương phán quyết, thì đó nó
thuộc về đại cơ. Còn có một loại chính trị mà Mười phương không thụ ký, Trời
không bằng lòng, nó làm theo bản ngã của một tập đoàn bản ngã, của một sức cộng
nghiệp thì cái đó là cái bá đạo. Như vậy, nhân loại ở trong thời kỳ hạ thường
gặp phải chính trị hạ cơ, còn ở trong thời thượng là gặp được chính trị đại cơ.
Tức là đại cơ cứu thế, có chủ mệnh, thiên mệnh đàng hoàng. Còn chính trị hạ cơ
thì nó phân tán, vì phân tán cái chủ mệnh đó cho nên mới đẻ ra những sự phân
hóa của hệ thức, đẻ ra sự phân hóa của nhân loại và các cộng nghiệp nó dồn nén,
tạo ức chế cho cái nghiệp chung của nhân loại. Bởi vì cộng nghiệp của nhân loại
xấu cho nên các bá đạo nó xuất hiện nhiều. Thì Mẹ mới nói là: “Nhân loại bất
phục tùng thiên mệnh thì nhân loại bị triệt tiêu”. Chính từ sự triệt tiêu
đó có thể xảy ra những sự biến cố rất lớn trong đời sống, thì cái đời sống đó,
cái vận hội đó Mẹ cho là thời bỉ cực. Bá đạo tức là thời kỳ bỉ cực. Vương đạo
tức là thời kỳ thái lai.
Như vậy, chúng ta phải hiểu là chúng ta đang
sống trong thời kỳ bỉ cực, trong thời kỳ bá đạo. Cái vương đạo của Từ Phụ chúng
ta nó bị đuối cái bánh pháp trong vận tuần rồi. Vương đạo của Đức KiTô cũng bị
đuối trong vận tuần rồi. Tức là suốt mấy nghìn năm ở trong lịch sử đó, mà nhân
loại lại phóng ra ở bên ngoài, chạy theo vật chất, chạy theo tất cả những năng
lượng thuộc về loại vỏ mà cái tinh hoa của phần ruột thì lại không quay về. Tức
là nó mất tính thiên đạo. Còn Hồng Ân chúng ta đang sống trong tinh thần thiên
mệnh và làm theo ý chỉ của thiên mệnh, cho nên chúng ta tránh được nhiều sự
dong ruỗi. Chứ nếu chúng ta mà làm nhân mệnh, thì ngày nay Cha con không còn
một ai sống trên cõi đời này. Chúng ta làm theo nhân mệnh, tức là làm theo sự
tham vọng một cách điên khùng, thoái hóa, làm theo tham vọng quyền lực có tính
chất gây tạo các ác nghiệp. nếu làm cái chính trị đó thì ngày hôm nay chúng ta
sẽ không còn ngồi yên trên vùng đất này đâu. Vậy chúng ta xác định rằng, chúng
ta đã làm được cái tinh thần Công Luật thiên mệnh, tức là ý chỉ của thiên mệnh
mà Đức Quan Thế Âm Bồ Tát là đại diện cho tinh thần tổng thể đó mà lèo lái
chúng ta đi trong thiên mệnh, cho nên ngày hôm nay chúng ta mới được thiên mệnh
bảo hộ một cách tốt đẹp và chúng ta an vị trên một vùng địa linh tốt đẹp, thấy
chưa?
Vậy, thiên mệnh là đầy đủ nhất. Thiên mệnh có
kho tàng minh triết, thiên mệnh có Công Luật. Chúng ta làm được cái thiên mệnh
thì tất cả mọi tinh hoa của trời đất nó sẽ tập hợp về một mối. Và người nào làm
được thiên mệnh thì thiên mệnh sẽ ở với người đó. Đối với ông Thánh Phu Tử, ông
nói về chữ Vương rất là hay. Ông nói chữ Nhất ( – ) 1 gạch nghĩa tức là Thiên,
chữ Nhị ( = ) 2 gạch nghĩa tức là Nhân, chữ Tam ( ≡ ) 3 gạch nghĩa tức là Địa.
Vậy thì Thiên Địa Nhân không thể tách rời được, vì tách rời là không tồn tại.
Cho nên, người nào kết hợp được Thiên Địa Nhân, tức là có một sổ chính giữa (
) thì mới là Vương. Chữ Vương tức là thông Thiên Địa Nhân và kết
tinh được Thiên Địa Nhân. Tức là hiểu được Trời, hiểu được Người và hiểu được Đất.
Hiểu được trời, trời lúc nào thiên thời, hiểu được đất, đất lúc nào địa lợi và
hiểu được người, người lúc nào nhân hòa. Chính vì biết được điều đó mà kết hợp
thì mới làm chủ được luật tam tài. Mà làm chủ được tam tài thì hóa minh quân,
nếu không làm chủ được tam tài thì không thể hóa minh quân được, đó là những
nguyên tắc tất yếu mà không thể sai chạy, nó thuộc về nghĩa lý chiết tự, biểu
thị về một quy luật số chứ không phải là bình thường. Như vậy thì đây là một
bài học, chúng ta phải thấy rằng nó rất quan trọng.
Tóm lại: Thiên mệnh hóa nhân mệnh, nhân mệnh
phục tùng thiên mệnh. Đó là con đường tất yếu của Công Luật vũ trụ mà không thể
thêm bớt, nếu đi ngược lại, nghĩa là nhân mệnh bất phục tùng thiên mệnh thì
nhân mệnh bị triệt tiêu. Hai câu thành ngữ mà ông Thánh đưa ra là: “Thuận thiên
giã tồn, nghịch thiên giã vong”, “Mưu sự tại nhân, thành sự tại thiên” đã nói
lên tính tuyệt đối của thiên mệnh. Như vậy, cái quyết định thành bại thì ông
trời hết 80% rồi mà chúng ta chỉ có 20% thôi.
Còn nghịch trời có nghĩa
là chết. Thí dụ, cái nghịch trời nhỏ nhất như: Trời vốn dĩ có một tiết vận,
theo tinh thần vận chuyển và định lập tiết vận hẳn hòi cho chúng ta, để chúng
ta trình tự phát triển về đời sống xã hội nhân sinh. Thì bây giờ ông Trời nói
không được gieo lúa vào mùa đông vì mùa đông mưa bão. Nhưng chúng ta cứ gieo,
đem gieo mười lần mất giống hết mười lần. Vậy thì nghịch cái vận khách quan của
ông Trời cũng đủ chết rồi chứ đừng nói là nghịch cái vận chủ quan của ông Trời.
Nếu chúng ta nghịch cái chủ quan tính của ông Trời thì chúng ta sẽ bị triệt
tiêu năng lượng ánh sáng nội lý. Đây là những vấn đề mà toàn thể dòng Chơn,
toàn thể con cái phải nắm những nguyên lý này một cách vững vàng để sau này nói
chuyện là phải đứng trên tinh thần thiên mệnh để nói, vì sao? Vì thiên mệnh là
chủ, mà nhân mệnh là tớ, là con, là học trò, là phân tử, phải quay về cái chung
của tinh thần đại thể Công Luật thì chúng ta mới có thể làm được đại nghiệp.
Như vậy, chúng ta về với thiên mệnh làphục hóa được giá trị đại nghiệp của
bản thể, đồng thời dự lưu trong sự nghiệp chân tính vô thượng,để đạt được
những giá trị cấp cao của sự tiến hóa đó mà không chối bỏ nguồn gốc. Vậy hôm
nay chúng ta đang làm Công Luật thiên mệnh, chứ không phải là nhân mệnh vì nhân
mệnh là gây ra rất nhiều đau khổ cho chúng sinh, nhân mệnh thường là không nắm
được cái minh triết, cái tính Công Luật vũ trụ, không thuận theo Công Luật vũ
trụ cho nên làm theo cái tham vọng riêng tư, cái tham vọng biên kiến, tà kiến,
cái tham vọng của ý thức vọng đảo, chứ không có thực, chính vì cái làm không có
thực đó mà chúng ta bị chết. Cho nên tất cả những chính trị nhân mệnh đặt cái
tham vọng một cách bất chính nhiều hơn ở trên cái chân chính đó, có thể tỷ lệ
bất chính là 70% rồi, còn 30% kia không đủ cứu 70% đó, cho nên thường bị đảo
lộn. Hôm nay chúng ta ở trong đời sống của Công Luật vũ trụ, ở trong đời sống
của Công Luật thiên mệnh, chúng ta phải luôn luôn tôn vinh thiên mệnh, chứ
không ỷ lại, tự mãn. Hôm nay, nếu không có thiên mệnh thì quả núi này chúng ta
không có. Nếu không có mười phương Như Lai, Cha con mình không có một miếng đất
nhỏ mà ngồi ở đây đâu. Vậy thì Mẹ giải quyết vấn đề này mười năm, hai mươi năm,
ba mươi năm. Tất cả những lời phán quyết đó Mẹ đã nói trước chúng ta, và tất cả
những cái mà chúng ta có hôm nay là Ngài đã nói trước chứ không phải là chúng
ta có trước. Ngài nói “Ba năm thử lẻ mộc tổ châu”, “Hai lẻ ba ta về tổ đình”
nhưng mà ta về cách nào ta cũng chẳng biết kia mà, nhưng rồi bộ máy thiên cơ
vận động một cách kỳ diệu, và chuyển hóa cho chúng ta về một cách có nguyên
tắc, có pháp lý. Như vậy thì cái đó là cái gì? Cái đó có phải là thiên mệnh
không? Như Mẹ nói là tri kiến của Hồng Đạo phải có. Nhưng mà sau đó thì phải
chờ sao mọc, mà chờ sao đỏ mọc, thì chừng nào chúng ta mới về. Thực ra cái ý
chỉ của Mẹ là: “rằng sao đằng mộc đứng xuân lâm”. Thì đó là
thiên mệnh! Ngày hôm nay, chúng ta làm thiên mệnh cho nên bảo hộ giá trị nhân
mệnh của chúng ta có mặt ở đây. Như vậy là nhân mệnh của thầy trò chúng ta
thành công là nhân ở thiên mệnh. Vì chúng ta biết phục tùng thiên mệnh, cho nên
chúng ta có được thành tựu của ngày hôm nay.
0 nhận xét:
Đăng nhận xét
Ví bạn hãy dùng ngôn ngữ lịch sự, tôn trọng lẫn nhau, mỗi người có cấp độ trình độ riêng nên không nên phán xét nếu không thông hiểu. Xin cảm ơn!