Thứ Hai, 13 tháng 5, 2013

cửu kinh minh triết 19


NGHỊ LUẬN TỰ DO VỀ ĐỀ TÀI: Ý THỨC, TRÍ THỨC VÀ TRI THỨC

Ý thức, trí thức và tri thức là nói lên tính chất của 3 thừa. Ý thức là thuộc về hạ thừa, trí thức là thuộc về trung thừa và tri thức là thuộc về đại thừa.
Như đức Phật có pháp môn tiểu thừa là vì sự thấp kém nhỏ bé về ý thức còn non dại của chúng sinh, ví như cây nấm vừa mọc lên khỏi đất nên phải được nâng đỡ bằng những pháp môn thấp, như dịu ngọt, chiều chuộng.v.v…
Nếu ta rút hết hệ thống tiểu thừa ra khỏi đời sống cửu kinh thì chừng nào chúng sinh mới hiểu được Tâm Vật Hội Tụ Kinh và đến được trung tâm vạn năng. Nên nói hệ thống cửu kinh là một chu trình khép kín của cực kỳ tiểu thừa trong đời sống của ý thức phân biệt. Vì vậy mà đức Phật rất sợ về ý thức phân biệt và bản chất cố chấp của chúng sinh.
Nếu chúng sinh đang phân biệt những thứ thích nghi của giá trị phân biệt thì đức Phật lại đem cái tướng phân biệt hợp lý để trao cho chúng sinh đó. Như có chúng sinh muốn tất cả chư Phật đều phải mặc áo vàng, thì đức Phật ngài phải tùy thuận theo ý thức phân biệt của chúng sinh đó mà chuyển hóa ý thức phân biệt để ngài thực hiện những công trình hóa thân và hình thành giá trị tri thức kinh điển.
Về ý niệm của 3 thừa trong đó có ý thức, trí thức và tri thức. Như vậy 3 thừa ấy thuộc về cấp độ tiến hóa của chúng sinh và bản chất của chúng sinh còn ở trong 3 thừa ấy. Nên Như Lai mới chế biến phương tiện hóa 3 thừa. Đối với Như Lai là vô thượng thừa đã thống nhất được trung tâm là chủ thể của 3 thừa. Vậy 3 thừa là thuộc về cấp độ trường lớp để đưa chúng sinh về kinh trung tâm và kinh hội tụ.
Phần nghị luận.
Ngài bảo ông Chơn Ngọc Biện Hộ trình bày.
Ông Chơn Ngọc Biện Hộ: Thưa cha, để luận về ý thức, trí thức và tri thức thì đầu tiên chúng con phải biết ý thức từ chân tính ánh sáng hạt tâm lý tính đã cho chúng con có ý thức. Vậy ý thức này hoàn toàn nó không xấu, mà ý thức là rất quan trọng và cần thiết. Giống như một người bảo vệ giỏi để có thể phân biệt và tinh chọn những gì thuộc về tinh hoa thì đưa vào kết tinh tri thức còn không thuộc tinh hoa thì loại ra. Ví như con người có 6 căn thì phải có ý thức của 6 căn đó để làm công việc tinh lọc đưa tinh hoa vào bên trong của A Lại Da còn không phải tinh hoa thì đưa ra ngoài.
Như vậy một khi chúng con lầm lẫn không xác định được chánh tà, không xác định được hệ thống pháp chính thống, thì ý thức hoàn toàn hướng ngoại và ngược lại trở thành ông chủ sai khiến mình phải làm theo những điều phân biệt sai lầm ấy, từ đó ý thức dẫn chúng con đi vào con đường sa đọa, đau khổ và tối tăm.
Đối với một người khi đã giác ngộ được thì họ luôn có ý thức trong cuộc sống, tức họ sử dụng ý thức này đi vào hệ thống kinh điển của các pháp chính thống. Nghĩa là dùng ý thức phân biệt để tinh lọc các pháp, để học tập, để chân hành và để kết tinh. Thì chính mặt trần duy ngã đại thể sẽ cho họ một trình độ kiến thức và họ sẽ trở thành người đạt được trí thức kinh điển, còn gọi là thiện trí thức. Vậy trí thức có từ sự kết tinh của ý thức. Một khi mà chúng con sử dụng ý thức và trí thức của mình đi vào hệ thống kinh điển, nghĩa là suy nghĩ chân chính, ý niệm chân chính và hành động chân chính, dẫn đến tất cả mọi tương tác trong đời sống đều mang ý nghĩa chân chính, thì đời sống kinh điển và hệ thống pháp chính thống đã có từ đó và cũng là đầu đời đi vào tầng độ của tri thức. Như vậy, trí thức kinh điển vẫn còn kẹt trong cái sở hữu học, hữu hạn của nhị nguyên. Nhưng khi đạt được tri thức kinh điển là trở về trong cái biết chân thật tự nhiên và tròn đủ. Tức vũ trụ có cái gì thì ta biết cái đó, không thêm vào cũng không bớt ra. Người đạt được tri thức kinh điển là không còn có sự đối đãi phân biệt của ý thức, của cái ngã sở riêng, mà trở về trong cái biết toàn diện. Tức không đối đãi giữa cái thiện và ác, tốt và xấu hoặc khinh và trọng nữa … vì sao? Vì tất cả những thứ phân biệt đó là còn ở trong quy trình hóa, vì có hóa nên mới có ác và thiện, mới có dơ và sạch, mới có tốt và xấu, và mới có lấy và bỏ. Tức một khi mà chúng con đã trở về chổ toàn ý, toàn tri rồi thì chúng con không còn đối đãi nữa, mà lại hiểu được mọi nguyên nhân của cái tốt và xấu, nên tìm cách chuyển hóa cái xấu trở thành tốt mà thôi. Thì đó gọi là tri thức kinh điển. Như vậy tri thức kinh điển sẽ có trong tất cả các bậc đã thành tựu chính vị từ quả tứ thánh trở lên. Thì tri thức là mục đích cứu cánh cuối cùng của nhân bản đại thể.
Hôm nay chúng con học kho tàng Cửu Kinh Minh Triết là phương tiện quý nhất và nhanh nhất để trở về đạt được đỉnh cao của tri  thức ánh sáng. Kho tàng Cửu Kinh Minh Triết sẽ giải thông tất cả mọi sự lầm lẫn của nhân loại. Chúng con tin tưởng tuyệt đối rằng, rồi đây các hàng lớp trí thức, thiện trí thức cùng toàn thể nhân loại ngày mai sẽ được giác ngộ và hoan hô reo mừng vì đã có một con đường ánh sáng cửu kinh rất vững chắc để nhân loại đi trở về đạt được đỉnh cao toàn diệu của tri thức ánh sáng.
Ngài dạy, tri thức là bức ánh sáng toàn diệu, là xạ chiếu ánh sáng trung tâm. Tri thức là sự toàn chiếu không có quặng cấu và không còn nghiệp dĩ trong đó. Là đỉnh cao của các sự hiểu biết và trọn vẹn của sự hiểu biết không lầm lẫn.
Ngài bảo ông Chơn Luân Quân Tích trình bày.
Ông Chơn Luân Quân Tích: Thưa ngài, ý thức là cái cần thiết để chúng ta phân biệt và kết tinh trong mặt bằng của duy ngã đại thể. Đối với tri thức kinh điển là thuộc về tri thức đa quan, có thể phủ chiếu hết toàn bộ các trí thức còn kẹt ở các tầng độ của nhị nguyên.
Ngài dạy, chúng ta không nên mắc kẹt và lầm lẫn trong cụm từ. Đối với tri thức, ví dụ: con người đã đưa tri thức khoa học vào đời sống hóa của xã hội, của nền khoa học không gian và khai thác về các hệ thống lập thể của vũ trụ. Thì đó gọi là tri thức khoa học. Như vậy tri thức khoa học có từ các nền văn minh mà con người đã phát minh, đã khai thác những điều thực tiển nhất trong đời sống của vũ trụ quan và nhân sinh quan, rồi từ thực tiển đó làm nền tảng để đi tiếp. Như vậy tri thức khoa học được thực hiện trên nền tảng của trí huệ thuộc về chuyên môn. Còn tri thức kinh điển là thuộc về trí huệ bát nhã.
Xác định về tri thức khoa học. Thí dụ như con người không thể lấy ý thức phân biệt mà làm ra chiếc máy bay hoặc phi thuyền vũ trụ, hoặc đầu đạn nguyên tử…mà phải là tri thức khoa học. Vậy tri thức khoa học có thể đi khắp trong hệ thống lập thể của nhân sinh quan và vũ trụ quan thuộc lĩnh vực chuyên môn, nhưng không thể đi về trung tâm vũ trụ được. Mà phải đi bằng tri thức kinh điển mới trở về trung tâm vũ trụ.
Như vậy, tri thức chuyên môn thuộc về lĩnh vực hữu học thì luôn luôn còn kẹt trong bản nghiệp cuối cùng của nhân bản duy ngã đại thể; còn tri thức kinh điển thuộc về trí huệ bát nhã là hoàn toàn không còn kẹt trong bản nghiệp của duy ngã đại thể. Nên tri thức kinh điển mới trở về trung tâm được.
Tóm lại, ý thức, trí thức và tri thức được chia ra 2 phần. Phần 1 là ý thức, trí thức và tri thức còn kẹt trong hệ thống lập thể. Phần 2 là đối với trí thức kinh điển là đầu đời để đi đến tri thức kinh điển, là vượt ra hệ thống lập thể và đi đến siêu thể.
Ngài bảo ông Chơn Hoàng Quang Quân trình bày.
Ông Chơn Hoàng Quang Quân: Thưa cha, ý thức là rất quan trọng trong quá trình tiến hóa của duy ngã đại thể, nhưng khi ở hạ thừa thì ý thức này nó phân biệt một cách thái quá. Nhưng khi chuyển qua giai đoạn của trí thức thì sự phân biệt ấy theo định luật kết tinh tiến hóa. Một khi trí thức được chuyển trạng qua tri thức thì không còn có sự phân biệt vì đã rõ biết tất cả các định luật trong vũ trụ. Vậy tri thức kinh điển là bức xạ của hạt tâm lý tính, đó là tính toàn giác, là biết rõ tất cả vạn pháp để thực hiện công trình giải thoát cho pháp giới chúng sinh.
Ngài dạy, tri thức kinh điển là vô kiến chấp, là minh chứng cho giá trị thoát ly mọi bản ngã, mà thoát ly mọi bản ngã thì mới hóa bản ngã.
Như vậy ai là người thoát ly bản ngã và hóa bản ngã. Đó là tri thức kinh điển của ánh sáng bức xạ viên giác đối với Như Lai và Đại Bồ Tát.
Ngài bảo ông Chơn Phát Đạo Quang trình bày.
Ông Chơn Phát Đạo Quang: Thưa cha, đối với ý thức, trí thức và tri thức thì nó luôn có sự liên thông với nhau như phần vỏ, phần cơm và phần hạt. Tức khi ý thức phân biệt theo hệ thống pháp chính thống thì dần dần nó chuyển vào trong. Đến khi nó đạt đến đỉnh cao của tri thức kinh điển thì trở thành trí huệ bát nhã.
Ngài dạy, gút lại tính cơ bản của ý thức và thừa nhận ý thức là nền tảng của trí thức và tri thức. Nhưng ý thức tương ưng và ý thức bất tương ưng. Thì ý thức tương ưng là ý thức để đi vào trí huệ và thành tựu trí huệ, dù cho trí huệ ở cấp nào thì luôn luôn vẫn có tính tương ưng trong tính cơ bản của ý thức. Còn nếu mất tính tương ưng của ý thức cơ bản thì ý thức ấy bị nát vụn và hoàn toàn không tiếp giao với trí thức được.
Như vậy chúng ta thừa nhận ý thức là tính khách quan, nhưng về tính chủ quan là ý thức tương ưng. Nếu là ý thức bất tương ưng thì hoàn toàn không xây dựng được nền trí thức ấy. Vậy chúng ta thừa nhận ý thức tương ưng và không thừa nhận ý thức bất tương ưng. Đó là lẽ tất yếu của giá trị hóa và hình thành trong trí thức hóa của ý thức tương ưng.
Như vậy ý thức bất tương ưng là ý thức thái quá và sự sụp đổ vào trong tam đồ, tức là địa ngục, ngạ quỷ, súc sinh sẽ hình thành trong ý thức bất tương ưng ấy. Như Lai nói rằng: “hoặc lậu là ý thức, ý thức là hoặc lậu”. Vậy hoặc lậu bất tương ưng và ý thức bất tương ưng đồng nghĩa với ác tính và đồng nghĩa với phi chính pháp trong hệ thống hóa. Còn ý thức tương ưng là hoặc lậu của thiện nghiệp. Như vậy, ý thức tức là chủng thì nó kết tinh chủng của giá trị thiện nghiệp và nó hoàn toàn không kết tinh chủng của hoặc lậu bất thiện nghiệp nên nó bị sụp xuống tầng thấp. Như vậy nếu duy ngã đại thể mà sử dụng ý thức bất tương ưng thì nhất định sẽ rơi vào địa ngục, ngạ quỷ và súc sinh và không bao giờ có trí thức. Vì sao? Vì các hoặc lậu bất tương ưng của hành nghiệp luôn luôn hành hạ nó không có giờ nghỉ thì làm gì có trí thức được. Còn đối với địa ngục là sự thống khổ vô gián thì địa ngục là sự khổ đau của vô trí, vô não.
Bài học này chúng ta xác định về tính khách quan của ý thức tương ưng, thì chúng ta phải điều ngự nó trong ý thức tương ưng thì mới có thể đạt được trí thức và đi đến tri thức kinh điển.
Ngài bảo ông Chơn Quốc Chính Thống trình bày.
Ông Chơn Quốc Chính Thống: Thưa cha, hôm nay cha đã khai thị cho chúng con những bí quyết tu chính trong ý thức để kết tinh trở về với tri thức kinh điển toàn diện toàn chiếu và toàn siêu.
Nhưng trong đời sống thực tế của chúng con lại hành dụng bởi những thức hữu lậu. Nếu chúng con đối xử với nhau bằng những ngôn ngữ những ý thức tương ưng thì có lẽ trong chúng con không còn có sự hiểu lầm nào mà chỉ có sự tương trợ nhau trong cuộc sống và đi đến mục đích cuối cùng.
Đối với Như Lai đến với chúng con và chúng sinh nói chung là hoàn toàn bằng tri thức kinh điển, hoặc là bằng ý thức tương ưng để soi chiếu cho chúng con. Còn đối với chúng con thì lại đối diện với nhau bằng ý thức của bản ngã nên hoàn toàn là sự xung đột và ma sát chỉ đem lại sự đổ vỡ. Vậy sự mong muốn là tất cả chúng con và nhân loại phải đi trở về với ý thức tương ưng để kết tinh được tinh hoa và đạt thành tri thức kinh điển toàn diện.
Ngài dạy, đây là bài học mang tính then chốt, nhằm bổ trợ cho sự nghiệp Cửu Kinh Minh Triết. Có nghĩa chúng ta phải làm sạch hết tất cả mọi mâu thuẩn để chúng ta được thông tri và hoàn chỉnh trên con đường hành giả để đi đến sự nghiệp Công Luật cứu thế.



23/8/08

Ý NGHĨA CỦA TAM TẠNG KINH

Như Lai lập 3 thừa kinh là nhằm ở 12 tầng: từ địa ngục đến đại bồ tát. Về lập thể thì tiểu thừa là từ địa ngục, ngạ quỉ, súc sinh, a tu la; trung thừa là từ nhân thiên, tu đà hoàn và tư đà hàm; đại thừa là từ a la hàm, a la hán, bích chi và đại bồ tát.
Tiểu thừa tạng là sự chứa nhóm của tạng pháp thuộc về tiểu cấp. Vì trọng nhiệp và căn trí của chúng sinh trong 4 từng này rất thấp. A tu la thì luôn luôn nóng nảy, sân giận. Còn súc sinh dù ở các cấp độ lớn cũng vẫn còn nằm trong đời sống cảm thọ, là thọ tưởng mà chưa có ý thức. Còn ngạ quỉ là thành phần trọng nghiệp, do nhân quả xấu mà đọa vào ngạ quỉ. Nên Như Lai đưa kinh nhân quả, kinh qui y tam bảo Phật Pháp Tăng, kinh thập thiện hay các kinh nói về định luật vô thường của vạn pháp. Nhằm bày chỉ cho chúng sinh thấy được nhân quả tránh mọi điều ác và biết làm lành. Trung thừa là chứa nhóm các hệ thống pháp thuộc về trung cấp như Tứ Diệu Đế, Thập Nhị Nhân Duyên, Duy thức tướng tông pháp, Thất giác Bồ Đề, Kinh Pháp Cú v.v… là các pháp cho con người giác ngộ quay về để kết tinh phần kim cương còn trong thể lỏng. Đại thừa là chứa nhóm các tạng pháp thuộc về đại cấp như Lục độ, Bát nhã, Viên giác, Kim cương, Pháp hoa, Niết bàn v.v…Là Ngài nói về tính chất tổng tinh hoa cao nhất đã được kết tinh thành kim cương chân tâm, là nhằm để giải quyết vấn đề vô dư viên mãn, là dược liệu cứu chuộc của giai đoạn cuối cùng, để mở toát về giá trị chân tính.Vậy đầu đời của đại thừa là A la hàm và cuối đời của đại thừa là Đại bồ tát. Như các Đại bồ tát quyền thừa gọi là nhất thừa, còn đối với Như Lai ngài đã ra khỏi 3 thừa không còn thừa nữa.
Tại sao gọi là tạng?
Tạng tức là chứa nhóm tổng tinh hoa. Chính vì 12 tầng lập thể mà Đức Như Lai mới chia ra nghĩa lý của 3 tạng. Vì 3 tạng lập thể là có thực, nên Ngài mới đem pháp tạng có thực của 3 thừa vào đời sống của 3 tạng đó.
Đối với Như Lai thiết lập tam tạng trong thế giới của thượng tầng, trung tầng và hạ tầng, chứ không phải tam tạng chỉ lập trong thế giới loài người không. Mà nguyên tắc của định luật, công luật vũ trụ thì thiết lập tam tạng kinh đều ở trong 12 tầng tức thượng tầng là A la hàm, A la hán, Bích chi và Đại bồ tát; trung tầng là nhân, thiên, tu đà hoàn và tư đà hàm; hạ tầng là địa ngục, ngạ quỉ, súc sinh, a tu la.
Như vậy, tam tạng kinh đã ảnh hưởng đến đời sống của 6 đường là địa ngục, ngạ quỉ, súc sinh, A tu la, nhân, thiên cùng Tu Đà hoàn, Tư đà hàm và ảnh hưởng đến giá trị tổng thể tinh hoa kim cương đã được tinh ròng ở trong A la hàm, A la hán đã kết tinh chuẩn bị qua thể rắn của Bích chi và Bồ tát. Như vậy, tính địa tạng và pháp tạng vô biên của tam thừa tạng mà Như Lai thiết lập ấy là cũng vì 12 tầng của 3 cấp thượng trung hạ ấy mà Như Lai thiết lập. Chứ vốn dĩ  Như Lai là không có thừa nào cả mà là viên giác cảnh trí vô thượng, tối thượng thừa. Tức chỗ tột cùng là Trung Tâm Vạn Năng thừa mà thôi.
Thế thì 3 thừa ấy từ đâu ra? Từ Thống Thức Chân Quang ra, từ Trung Tâm Vạn Năng ra, từ Oai Âm Dương Vạn Tỏa ra. Và nếu không có vận luật tuần hoàn thiết lập từ thượng tầng, trung tầng, hạ tầng thì cũng không có 3 thừa. Nếu không có trung tâm duy ngã đại thể, là tính thể hợp chiếu để hình thành giá trị nhân thiên cùng 4 quả thánh để trở về tinh hoa hội tụ và thành tựu chỗ viên giác thì cũng không có thừa nào cả.
Vậy tất cả chúng sinh ở trong tam giới của dục giới, sắc giới và vô sắc giới, nhẫn cho đến địa ngục cũng không thể tách kinh quĩ của 6 kinh, vì 6 kinh kia đã ở trong 3 thừa rồi. Vậy có 3 thừa là phân định giá trị căn trí của 12 từng để đem ánh sáng vô lượng nghĩa vào trong đời sống của 12 tầng đó. Đó là trường lớp. Thế thì thừa tạng là y pháp dược, là giá trị của bản pháp dược đã có từ nguyên lý của Trung Tâm Vạn Năng, đã chế biến pháp dược và hình thành ra 3 thừa tạng kinh được luân chuyển trong 3 tầng thượng, trung, hạ ấy mà cứu thoát chúng sinh từ thấp nhất lên đến cao nhất.
Tại sao trong 6 kinh đã có đầy đủ tổng tinh hoa rồi, mà đức Phật còn nói 3 thừa tạng kinh?
Đức Phật thuyết 3 thừa tạng là nhằm để giải quyết về 12 từng lập trong hệ thống cơ cấu từ chỗ tận cùng sự đau khổ của địa ngục cho đến giải thoát của Bích chi và Bồ tát. Đó là 12 từng lớp, vậy thì 3 tạng kinh cũng đã nói lên giá trị của trường lớp, nhờ 3 tạng kinh này mới đưa chúng sinh trở về với bát nhã của Tâm vật hội tụ kinh.
Như vậy hôm nay chúng ta xác định về tam thừa tạng là sự chứa nhóm các tạng pháp của 3 tầng thượng trung hạ. Đấng quyền năng căn cứ trên 3 tạng thiết lập 12 từng, mà thiết lập vô lượng nghĩa của 3 tạng, những căn cơ khác nhau nhằm để giải quyết về sự tạng chứa của những căn cơ ấy. Đối với từng thấp thì ngài đưa các pháp tạng thấp tiểu thừa để mà trị liệu. Đối với từng trung thì ngài đưa các pháp thuộc về tạng thừa trung cấp để mà trị liệu. Đối với hàng thượng cấp đã tiến vào chỗ tổng tinh hoa và thành tựu tinh hoa thì ngài đưa các đại thừa pháp tối thượng để khai thị và làm cho tầng lớp đó đi đến vô dư.
Vậy thực nghĩa của tam thừa tạng là ở trong 12 tầng. Địa ngục, ngạ quỉ, súc sinh, a tu la là thuộc trường lớp tiểu thừa. Nhân, Thiên, Tu đà hoàn, Tư đà hàm là thuộc trường lớp trung thừa. A la hàm, A la hán, Bích chi và Đại Bồ tát là thuộc trường lớp đại thừa. Nên Như Lai đem 3 thừa tạng ấy vào để giải hóa và hình thành trong 12 tầng ấy. Vậy 3 thừa tạng ấy có giá trị rất bình đẳng từ địa ngục đến đại bồ tát. Chứ không phải 3 thừa tạng ấy chỉ dạy cho loài người, hoặc dạy cho thánh nhân mà không dạy cho địa ngục, ngạ quỉ, súc sanh và a tu la. Tùy theo mức độ thăng hoa mà 3 tạng ấy sẽ được hóa và hóa trong 6 đường, hóa trong 4 quả thánh cùng Bích chi và Bồ tát.
Vậy 3 tạng pháp ấy đã được bánh lái từ sức mạnh của Oai âm dương vạn tỏa, của Trung tâm vạn năng và của vận luật tuần hoàn chế biến ánh sáng vô cùng và chuyển động vào trong đời sống của 12 tầng mà không chỗ nào không có.
Vậy Tam Bảo Tạng Kinh hoàn toàn không có biên giới. Về qui trình độ của Tam Bảo Tạng Kinh đã thể hiện được tính vô cùng của giá trị  pháp tạng và pháp tạng đã đến trong tận cùng và vô cùng.
Giá trị tính chất của 10 phương Như Lai hóa 3 tạng kinh trong đời sống của 12 tầng và 12 tầng ấy đã được thực sự trong đời sống của 3 tạng mà đi đến tối thượng thừa tạng. Đó là kinh điển mà không bao giờ thay đổi, vì vận luật tuần hoàn đã thiết lập hệ thống tiến hóa và thoái hóa nhất định của giá trị thì phải có địa ngục, ngạ quỉ, súc sinh, a tu la, nhân, thiên. Phải có thăng hoa trong 4 quả thánh và phải có thành tựu Bích chi cùng Đại Bồ tát đi đến vô dư niết bàn. Đó là sự vinh hiển nhất của 3 đại tạng kinh.
Tóm lại, ba đại tạng kinh của Như Lai là rộng mở khắp cùng trong tam giới để nói tiếng vô lượng nghĩa, mà giải quyết những vấn đề mâu thuẫn của chúng sinh trong ba căn: là tiểu căn, trung căn và đại căn, là hóa thẳng vào 12 chi trong tam thừa của địa ngục, ngạ quỷ, súc sinh, A Tu La, đó là tiểu thừa; của nhân, thiên, Tu đà hoàn, Tư đà hàm, là trung thừa; cùng A Na hàm, A La Hán, Bích chi và Bồ tát, là đại thừa.
Bánh pháp Như Lai là luôn luôn chuyển động không dừng nghỉ, nên ngay trong thời kỳ của Đức Từ phụ Thích Ca tại núi Linh Thứu thì Ngài tuyên phán cho Đức Di Lặc đương lai hạ sinh rồi. Tức là Ngài đã chuẩn bị cho sự nghiệp kế thừa để tiếp tục chuyển hóa vạn pháp.
Các Bồ Tát đã nói rằng: “Ta sẵn sàng hóa con cọp bạch để độ tất cả những con cọp không thuộc về con cọp bạch; Ta sẵn sàng đến với ngạ quỷ để làm vua ngạ quỷ, để hóa ngạ quỷ”. Như vậy, Đức Quan Thế Âm đã đem pháp tạng của ba tạng vào trong ngạ quỷ. Đức Như Lai ở trong Hiền Ngu Kinh cũng đã bố thí thân mạng mình cho các loài. Thì tạng pháp ấy đã được hóa ở trong các loài.
Các tôn giáo nếu không có kho tàng Cửu Kinh Minh Triết thì các tôn giáo ấy hoàn toàn hóa ngoại biên, nó có thể là những thứ cây độc và những loài độc, để gậm nhấm lại những giá trị sự thực của duy ngã đại thể.
Đối với Cửu Kinh Minh Triết của Như Lai là không gậm nhấm, mà lại làm sung mãn giá trị duy ngã đại thể. Chúng ta đã vào trong minh triết để được sống thì chúng ta phải thấy cái uy linh của sự sống ấy. Nếu không thì chúng ta có một sự sống rất lỏng lẻo mơ hồ, nhiều khi chúng ta lúc thì tin, lúc thì nghi, rồi không biết được đích sống của chúng ta sẽ đến đâu và về đâu.
Nếu đời người là chấm dứt ở một cổ quan tài, hay chấm hết ở một cái chết, thì đó là sự đau thương nhất; vì không có lối thoát, mà giá trị con người chỉ là một khúc quanh của thời gian ấy, thì tính cứu cánh hoàn toàn không có.
Khi chúng ta trở về với tính ánh sáng vô biên của giá trị chân tính tự tính, thì giá trị ấy đã thể hiện tính cứu cánh cao nhất. Và sự hoành tác tương tục vô tận không có điểm chấm dứt ấy để chúng ta tiếp tục hóa trong vô cùng đó.
Sự chết là cần thiết, vì nếu không chết là không lột xác để hóa tinh hoa và hình thành giá trị kết tinh tinh hoa kim cương. Vì thế, hoành tác sinh diệt tương tục vô tận không có điểm dừng lại ấy, là tính cứu, đồng hóa trong giá trị chân tính vô cực và sức mạnh không biến đổi của chân tính sẽ lưu dẫn về giá trị trung tâm.
Chúng ta đã biết tam thừa tạng của Như Lai gồm: Đại thừa, trung thừa, hạ thừa; nhờ tam thừa tạng đó mà đưa chúng ta trở về với trung tâm vạn năng, trở về hội tụ bát nhã tâm vật và thành tựu chân ngã.
Tam thừa là chất liệu tinh hoa bổ dưỡng nhất, là lập trình tập hợp tất cả những tinh hoa kinh điển để dẫn chúng ta vào những công trình lớn.
Như Lai y cứ trong ba thời quá khứ, hiện tại, vị lai đã đi trên con đường của tam thừa đó mà hoàn thiện được tính duy ngã.
Như vậy lục kinh là cơ bản rõ ràng của chân tính giá trị sự nghiệp vũ trụ, còn tam thừa tạng là sức mạnh của tinh hoa, của cấp độ trong sự nghiệp học tập và những công thức phương án tu học.
Bát nhã hội tụ là vua của các kinh vì tất cả 9 kinh đều trở về trung tâm hội tụ Bát nhã, vì Bát nhã là con đẻ của Đà La Ni

Ngày 04/06/Kỷ Sửu

TÍNH TRÒN ĐỦ LÀ CHỦ THỂ CỦA VẠN PHÁP;
HÌNH TRÒN ĐỦ LÀ CHỦ THỂ CỦA VẠN HÌNH.

Như thế nào là tính tròn đủ là chủ thể của vạn pháp và phản chiếu của nó là hình tròn đủ là chủ thể của vạn hình?
Về hình tròn dù ở một góc độ nào thì nó cũng đại diện cho chủ thể của vạn hình, nhất định như vậy. về hình học thì hình tròn là có không gian rộng và chứa tất cả mọi hình thể, cho nên từ hình tròn đó mà người ta có thể chuyển đổi mục đích của giá trị hóa và hình thành các vạn hình trong giá trị hóa ấy.
Như hình tròn trong đời sống tương đối và hình tròn trong đời sống tuyệt đối thì luôn luôn nó vẫn là chủ thể.
Nói về tính pháp thì chúng ta nói rằng: tính tròn đủ là chủ thể của vạn pháp, đó là nguyên tắc mà không thể khác được, vì những cái chưa tròn đủ thì những cái ấy không thuộc về chủ thể của vạn pháp. Như tổng tinh hoa hóa mà không tròn đủ thì nhất định không hóa được. Thí dụ như tính tròn đủ của hạt nhân, đó là sức mạnh của oai âm dương vạn tỏa, nhưng sức mạnh ấy không tách rời tổng thể siêu sắc năng của trung tâm vạn năng thì đó là tính tròn đủ.
Ví dụ như nguyên tử mà tách âm dương điện tử để chuyển động trong hệ thống ấy thì hoàn toàn không có hạt nhân. Mà không có hạt nhân là không có trung tâm và không hoạt động được.
Chúng ta tìm bất cứ một cái gì trong hệ thống vật lý thì đỉnh cao của sự nghiệp hóa là luôn luôn tròn đủ. Về tính tương ứng cao nhất và tính tròn đủ của hệ thống vật lý cao nhất để được hóa. Nếu bị biến đổi hoặc lấy bớt đi một phần hóa học ra khỏi đời sống hóa thì hoàn toàn nó không hóa được gì hết.
Như vậy, tính tròn đủ là chủ thể của vạn pháp thì Đấng Thống Hóa là Đấng của sự tròn đủ và con người là đại diện cho tính tròn đủ đó.
Về phần siêu thể thì ta đã chứng minh về tính tròn đủ là chủ thể của vạn pháp. Thì trong hệ thống lập thể chúng ta thấy rằng: hình tròn đủ là chủ thể của vạn hình. Nếu căn cứ trên hệ thống hình thì hình tròn vẫn là giá trị hình dung chứa, nghĩa là không có mọi góc độ trong hình tròn ấy, thì chính hình ấy là hình tốt nhất mà chúng ta nên hướng về hình này. Biết rằng chúng ta có thể sử dụng tất cả vạn hình, nhưng phải lấy hình tròn để có thể biến đổi vạn hình và có một mức độ kiến trúc tốt nhất là nhờ hình tròn đó.
Bây giờ chúng ta sẽ nghị luận về bài này để các con phát huy được tính giác ngộ của mình. Rồi sau đó Cha sẽ soi chiếu về tính tròn đủ và hệ thống hình học tròn đủ trong không gian 3 chiều và vượt ra khỏi không gian 3 chiều, là chiều ánh xạ quanh minh của siêu cực đại hóa.
Chúng ta ôn tập và xác định đề tài để khi nói với người thì sức mạnh đề tài sẽ làm chói lọi về sức ánh sáng của cửu kinh minh triết đối với hệ thống thống hóa và thực hiện công trình đại hóa đối với mặt bằng duy ngã đại thể. Để thuyết phục từ những dân trí, trí thức và học giả; từ những mặt bằng của tính biện chứng duy ngã đại thể được thuyết phục, cùng đại thể cộng đồng của thế giới được thuyết phục; thuyết phục không thuộc về thần linh, thuyết phục không thuộc về biên độ của tâm vật bị chia cắt, thuyết phục là tính tròn đủ của giá trị tròn đủ là chủ thể của vạn pháp.
Chúng ta có thể nói là đưa ánh quang vô cùng vĩ đại và vô cùng tối thượng đại của đấng Thượng Đế mà giải trình về cơ cấu hệ thống Thượng Đế và trật tự hóa trong cơ cấu lập thể của hệ thống Thượng Đế để con đường trở về Thượng Đế không bị ngõ cụt bởi đức tin. Chúng ta sẽ dọn sạch tất cả những đức tin không chính đáng của đời sống mù mờ bằng minh triết cửu kinh, đưa đức tin thực tướng của sự nghiệp tròn đủ, của pháp tính tròn đủ để chúng sinh nắm lấy sự tròn đủ ấy mà trở về với chính nó.
Ngài bảo ông Chơn Quốc Chính Thống trình bày
Ông Chơn Quốc Chính Thống: Thưa Cha, qua phần phân tích sơ bộ Cha đã cho chúng con hiểu được về tính tròn đủ là chủ thể của vạn pháp và hình tròn đủ là chủ thể của vạn hình. Thì con cảm thấy rằng đây là một bài học có giá trị sư phạm rất cao và có tính chất giáo sư đại học Phật chứ không phải đơn thuần. Vì đề tài này nó mang tính hệ thống toàn bộ của hệ thống cửu kinh, chứ không phải là đơn lẻ ở một kinh nào. Khi chúng ta hệ thống toàn bộ cửu kinh thì chúng ta mới ngộ nhập một cách rất rõ ràng.
Thông thường nếu ở hình tượng của nhị nguyên thì chúng ta thấy ánh sáng thống chiếu chứ không bao giờ thấy ánh sáng hồi quang, mà thực ra chân tính ánh sáng là một sự thống chiếu và bảo trù một cách tuyệt đối với vạn pháp. Nên có tính chất thống chiếu và hồi quang. Do chỗ đó nên về mặt chuyển động của tính ánh sáng ấy thì tính âm và dương luôn luôn có một lực từ trường chuyển động và rất tròn đủ nên thành lập các hệ thống thiên hà và ngân hà cũng đều bằng một lực từ trường chuyển động tròn và hình thành các đại thể của ngân hà và thiên hà cũng bằng một giá trị tròn.
Ngài dạy, ấy là tính chất giá trị tri thức giác ngộ tuyệt vời, bởi vì tất cả thái dương hệ đều là hình tròn và chúng ta thấy một điểm tụ chiếu quang minh của mặt trời ở từ lõi ra nó cũng tròn. Nhưng nếu con người đã cho rằng trái đất là hình vuông, mà hình vuông thì làm sao quay, mà không quay, không hoạt động thì trái đất đó sẽ chết. Cho nên một vườn sáng và một vườn sáng hơn đó là nói về tính chất âm và dương mà nhân loại đã hiểu lầm là trái đất này không quay. Vì thế mà ông GaLiLe đã bị Giáo hội La Mã thần quyền giết chết, vì ông nói rằng: “trái đất quay”. Nhưng với họ lại cho rằng: “trái đất không quay và đứng yên như một địa đàng”. Thì sự chết của tri thức đối với nhân bản duy ngã đại thể đã sụp đổ đó. Thế thì thánh kinh mà trở thành sụp đổ còn nền khoa học thì được nở hoa. Trái ngược thay đối với  sự nghiệp khoa học được nở hoa, mà thánh kinh thì lại sụp đổ. Thì đối với minh triết sẽ cứu rỗi giá trị của sự sụp đổ đó đối với thánh kinh.
Ông Chơn Quốc Chính Thống nói tiếp: Thưa Cha, một sự khẳng quyết tuyệt đối về tính tròn của tính Thống hóa. Bởi vì định nghĩa của từ thống thì nó đã là tròn rồi, thì Thống hóa là hóa trong chu trình tròn, để chuyển động và kết tinh kim cương chân tâm. Nếu không có quy trình tròn thì tất nhiên chúng ta không có chuyển động kết tinh để trở về với nguồn gốc.
Chúng ta xác định hình tròn đủ là chủ thể của vạn hình, nên hình lập của vũ trụ là nằm trong một quy trình tròn và một hình thức tròn, đó là mặt đại thể. Còn về mặt chi thể và phân thể, thí dụ như hình lập của duy ngã nhân bản thì cái đầu là biểu tượng cho giá trị tròn, dù cho hình thức nào đi chăng nữa thì cuối cùng nó phải trở về cái tròn ấy để mà nó chủ động và điều phối tất cả vạn pháp. Đó là hạt tâm lý tính ánh sáng điều ngự não bộ thần kinh quỹ tích để hoạt động có mục đích, thì mục đích ở đây là trở về chân tính ánh sáng. Nói về các hệ thống lập thể, chúng ta thấy từng chiếc lá rơi nó cũng nằm trong quy trình tròn, vì nếu không có những chiếc lá rơi và những chiếc lá sinh ra thì không bao giờ có được những trái cây già chín và cuối cùng nó vĩnh viễn tồn tại trên thế giới này.
Như vậy về tính thì hoàn toàn là tròn, con xin nhắc lại nếu không có tròn thì không có một vật gì trên vũ trụ này cả.
Bây giờ chúng ta đối chiếu lại giá trị tròn mà chúng ta ứng dựng trong cuộc sống, thì cái đỉnh vinh quang về những giá trị nghệ thuật cao nhất thì nó cũng phải trở về với hình tròn, nghĩa là mọi sự méo mó không còn nữa. Nếu trong cuộc sống chúng ta còn có sự méo mó, tất nhiên chúng ta chưa trở về tinh hoa về mặt thể và mặt tính.
Ngài dạy: chúng ta phải phát huy về tính tròn đủ trong mọi chi thể và đại thể của giá trị hóa để chúng ta có thể thấy được tổng thể một cách trọn vẹn và không bị lầm lẫn nữa.
Ngài bảo ông Chơn Ngọc Biện Hộ trình bày.
Ông Chơn Ngọc Biện Hộ: Thưa cha, Chúng con được phép nghị luận đề kinh: tính tròn đủ là chủ thể của vạn pháp và hình tròn đủ là chủ thể của vạn hình. Chúng con thấy rằng, từ cực vi cho đến cực đại trong muôn vạn hình thể của hệ thống hóa đều có chủ thể là trung tâm trục quỹ chuyển động và chuyển động theo một hình tròn. Về hệ thống vật lý, thí dụ như một chiếc quạt đang quay, chúng ta thấy cánh quạt quay và bên ngoài có gió mát thì chủ thể là có cái trục trung tâm,  mà trục đó là phải hình tròn. Nếu nhất lên một nấc cao hơn là trở về trục trung tâm hội tụ của tính thể hợp chiếu là tròn đủ các pháp, thì tất nhiên đó là chủ thể rồi. Như vậy từ cái tròn nhỏ cho đến cái tròn lớn đều là tròn hết. Giống như vũ trụ là hình tròn thì mới có thể dung chứa tất cả muôn vạn hình khác. Như vậy muôn hình muôn vẽ đó có, là các pháp lập thể chuyển trạng kết tinh cho muôn loài cùng nhân bản tiến hóa trở về trong tính tròn đủ viên giác của vạn pháp mà Như Lai đã đạt được.
Chúng con thấy đây là một đề tài kinh mang tính hệ thống toàn bộ hệ thống cửu kinh minh triết. Chúng con thấy các chủ thuyết một chiều đã đi qua trong dòng lịch sử của nhân loại còn rất nhiều mâu thuẫn và méo mó, Vì thế đã đem lại một hệ quả rất khủng khiếp mà nhân loại hôm nay phải gánh chịu. Thì hệ thống cửu kinh minh triết Cha ra đời là thể hiện tất cả những giá trị về tính tròn đủ nhất để giải quyết  những vấn đề mâu thuẫn đó.
Như vậy, chúng con xác định duy tâm, duy vật, duy linh là  không tròn đủ. Như duy tâm đã đánh mất đi giá trị tròn đủ của tổng tinh hoa vũ trụ vì tự nó đã chối bỏ đi giá trị phương tiện lập thể hóa hạt tâm. Duy tâm đã trở thành mơ hồ trừu tượng một khi nó còn lạc lỏng trong ý thức vọng tưởng, nhận ý thức làm tâm; tức là tự đánh mất bản thể, chủ thể tròn đủ của trung tâm thì nó cũng không bao giờ trở về được với nguồn gốc trung tâm vạn năng tròn đủ tổng thể tinh hoa. Nếu duy vật thì trở thành đoạn kiến vì chính nó đã tự chối bỏ hạt tâm lý tính tính ánh sáng là nguồn gốc chủ thể của nó. Nếu duy linh thì đã mất ngay nền tảng cơ cấu hệ thống hóa, vì giữa Thượng Đế và chúng sinh có sự cách biệt, biến chúng sinh trở thành nô dịch và phục vụ cho Thượng Đế mà lại không có đường về với Thượng Đế. Vậy duy linh hoàn toàn đã mất đi tính tròn đủ của Thống Hóa, tổng thể tinh hoa vũ trụ.
Như vậy, các duy ấy là không tròn đủ hệ thống tổng thể tinh hoa mà chỉ có cửu kinh minh triết mới làm sáng tỏ tính tròn đủ từ thượng tầng đến hạ tầng và giải quyết được những méo mó mâu thuẫn đó. Thì sự nghiệp học cửu kinh minh triết sẽ đưa chúng con trở về trung tâm hội tụ của Bát nhã. Của Tâm Vật Hội Tụ Kinh, là tính tròn đủ, là chủ thể của chúng con.
Ngài bảo ông Chơn Thăng Ấn Chuyển trình bày.
Ông Chơn Thăng Ấn Chuyển: Thưa Cha, nhân ở trung tâm Thống Hóa có tính tròn đủ của tổng tinh hoa siêu sắc thể và sắc thể, từ ánh sáng vô cùng đó mà hóa ra tất cả vạn pháp đều có tính tròn đủ của tính và thể. Vì thế mà nhân bản duy ngã đại thể là đại diện cho tính trung tâm tròn đủ tính và thể, tâm và vật hội tụ. Vậy nếu duy ngã đại thể biết hóa chân ngã thì trở về với đại ngã.
Như vậy, vạn pháp và vạn hình đều được dung chứa trong một hình tròn, vì hình tròn là biểu trưng cho giá trị tròn đủ của tính và thể. Nên hình tròn là hình quan trọng trong hệ thống nhân sinh quan và vũ trụ quan.
Hôm nay chúng ta học kho tàng cửu kinh minh triết là thấy giá trị tuyệt đối của cửu kinh trong hệ thống lập thể nhị nguyên từ xưa đến nay, vì cửu kinh minh triết có tính cứu cánh rất cao đối với nhân loại trong thời kỳ này, vì tất cả những kinh triết những học thuyết đã ra đời có tính méo mó và không lành lặn đã làm cho nhân loại đau khổ rất nhiều. Cho nên trong thời kỳ mạt pháp này mà có cửu kinh minh triết là một ánh sáng cực mạnh và tròn đủ sẽ làm cho nhân loại thức tỉnh và giác ngộ để cứu rỗi hành tinh này ra khỏi những sự tối tăm vô cùng mà chúng ta đã thấy. Cuộc vận hoang mạt sẽ đến và nhờ ánh sáng cửu kinh minh triết của Cha đã tỏa quang và chúng ta được tích lũy một chân tâm, một ý chí cực mạnh để làm nên một sự nghiệp to lớn trên vùng đất thánh địa Bia Sơn này. Chúng ta đang học tập, đang tu chính, đang tinh luyện để chuẩn bị một ngày cửu kinh minh triết sẽ ra đời, là ánh sáng Phật quang hóa tất cả những sự hoang mạt trên toàn nhân loại này, đó là điều tuyệt đối.
Ngài bảo ông Chơn Phát Đạo Quang trình bày.
Ông Chơn Phát Đạo Quang: Thưa Cha, Thống Hóa là đã nói lên tính tròn đủ, mà đại diện tức là ánh sáng. Tính ánh sáng bất đoạn sát na trong hệ thống tam tiên đại thiên thế giới, thì sự chuyển động đó là mang tính hình tròn. Từ cực đại đến cực vi tất cả đều đi theo tính hình tròn. Ví dụ như một cây xoài từ khi mọc lên cho đến khi ra hoa quả và già chín rụng xuống đều đi theo một quy trình tròn và bất ly, cho đến cực đại thì nó cũng chuyển động theo hình tròn chứ không thể khác được. Như 4 câu kinh: cửu kinh liên tịch chiếu, vạn pháp hóa tinh hoa, chân tâm thông tam giới, thượng hạ bảo dung hòa. Tức là nó cũng đi theo quỹ đạo hình tròn chứ không thể khác được.
Ngài bảo ông Chơn Luân Thương Bang trình bày.
Ông Chơn Luân Thương Bang: Thưa Cha, tính tròn đủ là chủ thể của vạn pháp và hình tròn đủ là chủ thể của vạn hình. Về mặt lập hình thì sự chuyển động của tất cả vạn pháp vạn hình. Thí dụ như phương tiện xe cộ thì sự chuyển động là ở bánh, mà bánh thì phải hình tròn. Như vậy giá trị chuyển động phải là hình tròn nó mới chuyển động tất cả vật thể được. Nếu ta nhìn xuống đến cực vi của hạt nhân nguyên tử, thì hạt nhân nguyên tử là tính tròn đủ của giá trị tính và hội tụ của tất cả nguyên tử âm và dương thì electron mới chuyển động theo  hình của nguyên tử ấy. Nếu nâng lên thì thấy hành tinh luôn chuyển động quay quanh mặt trời và tất cả các hành tinh cũng chuyển động theo một quỹ tích hình tròn mà thôi.
Như vậy, thì cơ cấu lập hình của tất cả vạn hình là chuyển động theo hình tròn, thì giá trị chuyển động theo trục hình tròn sẽ trở về giá trị hội tụ. Thì bây giờ nâng lên về giá trị hạt tâm lý tính. Thì  tính ánh sáng là tính tròn đủ vì tổng tinh hoa của siêu sắc năng và sắc năng đều tròn đủ trong giá trị tính ánh sáng của đấng Thống Hóa. Thì cửu kinh liên tịch chiếu là đại diện cho tính ánh sáng nên tất cả vạn pháp nhân ở tính ánh sáng mới chuyển động và sinh diệt tương tục vô tận và không chấm dứt. Như vậy, trong tương lai cửu kinh liên tịch chiếu, vạn pháp hóa tinh hoa, chân tâm thông tam giới, thượng hạ bảo dung hòa đã nói lên một giá trị tròn đủ của tính viên giác và tròn đủ của duy ngã đại thể. Vậy từ thế kỷ 21 trở về sau thì con người sẽ đi vào quỹ đạo tròn đủ của chân tính ánh sáng và trong tất cả các vạn đồ hình được thiết lập thì cũng chuyển động theo giá trị hình tròn, vì hình tròn là dung chứa vạn hình là hình tròn đủ và không có cạnh góc.
Ngài bảo ông Chơn Hải Vạn Tường trình bày.
Ông Chơn Hải Vạn Tường: Thưa Cha, tính tròn đủ là chủ thể của vạn pháp và hình tròn đủ là chủ thể của vạn hình. Về hình tròn thì chúng ta không thấy điểm đầu mối và điểm kết thúc của hình tròn là đâu. Thì chỗ này là đồng nghĩa với vô cùng. Vậy từ vô cùng mà phát sinh ra hình tròn, và hình tròn cũng là giá trị của vô cùng, vì nó không có sự khởi thủy và không có sự kết chung. Đó là giá trị của trục lỏi Thống Hóa.
Ngài bảo ông Chơn Đạt Pháp Trí trình bày.
Ông Chơn Đạt Pháp Trí: Thưa Cha, Tính tròn đủ là chủ thể của vạn pháp, vì tính tròn đủ là sức mạnh của sự hội tụ. Từ trung tâm thượng tầng nếu nói đến không gian vô cùng thì nó đã là hình tròn, nhưng hình tròn ở đây là có trung tâm. Vậy ánh sáng xạ chiếu trong không gian 3 chiều cũng không ra ngoài trục trung tâm mà có. Như vậy, sức mạnh hội tụ đã tròn đủ nơi trung tâm nên phát chiếu tất cả vạn hình và hóa sinh được tất cả các pháp. Vậy thì tính tròn đủ đã có từ trục của Thống Hóa, đó là vũ trụ quan. Còn nếu nói về nhân sinh quan, thì con người là đại diện cho tính tròn đủ của vạn pháp. Vì con người có não bộ thần kinh, có đa năng, có đa quan và có tất cả tổng tinh hoa của vũ trụ.
Vạn pháp phần lập thể có tan biến đến mức độ nào ở trong chu trình tròn thì nó vẫn hội tụ ở trung tâm. Vì trung tâm là nguồn phát ra ánh sáng. Ví dụ: ta đưa ra một hình tròn thì phải có cái trục trung tâm của nó thì nó mới chuyển động và phát ra tất cả các hình. Như trong hệ thống kiến trúc mặc dù nó thênh thang rộng lớn nhưng phải chấm được tâm điểm của hình tròn thì mới phát chiếu ra được tất cả các hình khác, vậy xác định hình tròn là chủ thể.
Ngài dạy, hệ thống lập thể đại thể thiên hà, ngân hà và thái dương hệ đều mang tính quỹ tích của hình tròn và chuyển động theo lực ánh sáng của hình tròn và được tồn tại trong hình tròn, nếu biến thể hình tròn thì mọi hình khác cũng bị sụp đổ. Như vậy các hình khác được tồn tại là nhờ hình tròn thì hình tròn là chủ thể của vạn hình.
Hệ thống cơ cấu của tuần luật trong quỹ đạo, quỹ tích không tách rời hình tròn để chuyển động, vì hình tròn là hình chuyển hóa và hình thành các giá trị kết tinh tinh hoa. Biện chứng pháp của hình tròn đối với giá trị đại thể thì não bộ thần kinh của con người cũng là hình tròn. Ngay cả cấu trúc hình nội, hình ngoại và thiết lập hệ thống trục cũng không thoát ly khỏi hình tròn.
Hình tròn là chứa nhóm giá trị tổng tinh hoa tròn đủ và không thiếu một thứ gì trong tính tròn đủ ấy, nếu chỉ cần thiếu hoặc dư thì không gọi là tròn đủ. Vì dư ra là bị lệch, mà thiếu đi là nó không chuyển động. Thì chỗ này Đức Phật gọi là trục trung tâm. Định lý của nó là bất tăng, bất giảm. Vậy hình tròn là biểu trưng cho giá trị bất tăng bất giảm và không thêm, không bớt. Chính vì không thêm không bớt nên không có độ lệch trong quỹ đạo.
Ngay cả toán học dù là đơn giản hay phức tạp thì cuối cùng nó cũng có kết thúc của đáp số hình tròn. Là tròn đủ của đáp số mới có thể hình thành được giá trị toán học.
Về hóa học nếu tất cả các đơn vị hóa học không tập hợp được sự tròn đủ của sức mạnh hóa, thì sẽ không hóa được thứ gì cả. Nên khi nó hóa được là ta biết bản vị giá trị nó là tròn đủ.
Vậy đề tài tròn đủ của pháp tính và tròn đủ của pháp thể là một cặp bộ dung chứa giá trị của vô cực và đại diện cho giá trị vô cực, cho nên các hình đồ trong hệ thống không thuộc về hình tròn đều trở về hình tròn vô cực gặp nhau. Thí dụ 2 đường thẳng song song không bao giờ gặp nhau trong không gian và thời gian, nhưng khi nó trở về sự tròn đủ thì nó sẽ gặp nhau. Như vậy tròn đủ đang chờ đợi giá trị của vạn hình và thực hiện những công trình tròn đủ để vạn hình được trở về thu tóm hình tròn.
Trong hệ thống học đường của xã hội học, nhân văn học, kiến trúc học và các vấn đề khoa học dù cho hiện đại đến đâu đi nữa thì những công trình ấy đều gọi là công trình tròn đủ.
Dù là phức tạp hay đơn giản và hóa kỳ quan cũng là những công trình tròn đủ về năng lực hợp chiếu của tâm vật hội tụ mới thực hiện được những công trình ấy, đó là đại diện cho tính tròn đủ.
Nếu tách rời hệ thống vật chất ra khỏi hệ thống tri thức ánh sáng thì không có sự tròn đủ nào để thực hiện công trình, nên tâm vật hội tụ và tính thể dung thông hợp chiếu trong sức mạnh hóa mới có được các tác phẩm. Như vậy phát nguyên từ giá trị tròn đủ của sức mạnh Tâm Vật Hội Tụ Kinh đã hình thành ra vạn pháp và vạn pháp được tròn đủ trong quy trình trục này. Thì hoàn toàn  có giá trị tụ chiếu quang minh đối với sự nghiệp hình tròn và sự nghiệp lập thể hình tròn.
Định hướng của sự nghiệp Công Luật đối với vũ trụ quan và nhân sinh quan, mục đích cuối cùng là trở về sự nghiệp tròn đủ và tổng thể tròn đủ. Những ai chưa trở về sự tròn đủ ấy, là còn bị kẹt trong các giới tính, các giới pháp, các giới biên độ và có thể bị lệch biên độ và mất định hướng của hình tròn.
Tất cả mọi con đường dù ngang dọc hay rộng lớn cũng đều trở về mục đích của nó là sự tròn đủ của con đường, thì chính con đường ấy mới có cứu cánh của đại thể duy ngã.
Nếu cái thấy không được tròn đủ, cái nghe không được tròn đủ, cái biết không được tròn đủ và sự hoạt động không được tròn đủ, thì tất cả những tác phẩm ấy sẽ bị khuyết đi và giá trị hóa không có tác phẩm lung linh trên thế giới này và hình thành các thế giới khác.
Như vậy, khái niệm về đĩa bay của 20.000 người bắt gặp nó, thì nó là hình tròn và nó đã cấu kết về hệ thống trục của hình tròn và sức mạnh của vô cực, nó mới phi vượt cả thời gian và không gian để đi từ hành tinh này đến hành tinh khác, hoặc từ thái dương hệ này đến thái dương hệ kia. Nếu nó không phải là hình tròn mà là một hình nào khác thì nhất định nó không thể vượt thời gian để đến được các hành tinh xa xôi.
Hôm nay chúng ta trở về cửu kinh minh triết là trở về sự tròn đủ, nghĩa là trở về pháp tính của giá trị tròn đủ, và trở về lập hình của giá trị tròn đủ, để chúng ta hóa giải các hình gốc độ còn bị nghiêng lệch và thực hiện những công trình tròn đủ đối với nhân loại.
Các con đã nói lên được chỗ duy vật không tròn đủ, duy tâm không tròn đủ mà Duy Ngã Vật Thể Tổng Thể Vũ Trụ Quan Thống Hóa là tròn đủ. Nếu chúng ta nghiêng chiều này là bị phản ứng chiều kia, nên gọi là không tròn đủ. Nhưng về trục để biến đổi các chiều ấy thành chiều trung tâm và chiều tròn đủ để thắng phục các chiều và làm chủ các chiều là tròn đủ.
Đây là một trong những bài học mạnh và xác định giá trị tròn đủ trong hệ thống cửu kinh minh triết và cửu kinh liên tịch chiếu.
Chúng ta thấy trục Thống Hóa đã chiếu toàn khai, chiếu toàn mãn, chiếu toàn linh, chiếu toàn hiện và chiếu toàn lập thể hệ thống hóa trong hệ thống hình tròn. Và thái dương hệ là quỹ đạo tròn của sự tuần luật đối với vận luật  tuần hoàn cũng là tròn.
Như vậy Thống Hóa vũ trụ đã cho chúng ta tròn đủ, thì mục đích của chúng ta là làm sao để đạt được giá trị tròn đủ ấy là chúng ta sẽ chiếm được địa vị vĩ nhân. Thế thì Như Lai và Bồ Tát là đại diện cho sự thành tựu tính tròn đủ và bác học đã có một trình độ uyên bác về sự tròn đủ ấy, mới có thể thực hiện những công trình thuộc về vĩ mô và quy mô đối với giá trị hóa trong năng lượng nguyên tử hạt nhân, cho đến tất cả những công trình kiến trúc khác đều từ sự tròn đủ của trí huệ mà có.
Hạnh phúc thay! Đấng Thống Hóa đã cho muôn loài trong hệ thống tính tròn đủ và Đấng Thống Hóa đã thực hiện những công trình lập thể tròn đủ của thiên hà, ngân hà và thái dương hệ tròn đủ và vạn vật chi sinh tròn đủ. Thiên thượng thiên hạ tròn đủ và hệ thống cửu kinh liên tịch chiếu tròn đủ, là sức mạnh chung của muôn loại.


9/ 9 Canh dần
THỐNG THỨC VẠN NĂNG, ÂM DƯƠNG SIÊU SẮC NĂNG TỔNG HÀM HOA CHUYỂN DỊCH VẠN PHÁP.

Ta phải hiểu một cách triệt để trong tính khách quan thì thống thức là thuộc về chân tính, ánh sáng và sự sống. Đối với ý thức là cái ngọn cuối cùng của thống thức. Nếu đặt ra vô minh sinh ra hành, hành sinh ra thức; thì chữ vô minh và hành thức là một hệ thống. Tại sao? Là vì sự sáng vô cùng và siêu hành hóa đối với ý thức là một.
Nếu chúng ta tách sự sáng vô cùng và siêu hành hóa trong vũ trụ cùng các hệ thống hạt tâm tách ra thì sẽ không có ý thức. Nếu ta đặt ở đây là Thượng đế thì đó là một danh từ tối thượng cao nhất của hệ thống. Nhưng nếu không đưa minh triết vào để giải thích thì Thượng đế trở thành sơ cứng và không có độ nhung của giá trị hệ thống. Như vậy ta đưa minh triết vào để có độ nhung lụa và làm mềm dẽo giá trị hệ thống đó. Và ta không tách sự mềm dẽo giãn hồi và không có biên địa đó thì mới có hệ thống.
Như vậy là Thống thức vạn năng, Âm dương siêu sắc năng là một hệ thống. Ta thấy Âm dương là có siêu sắc năng và tổng hàm hoa chuyển dịch vạn pháp, thì vạn pháp ở đây là có liên quan đến phần tính nên có thể gọi là pháp tính. Như chúng ta đã học và xác định về pháp tính và hiệu triệu trong hệ thống pháp thể. Như vậy là siêu sắc năng hóa sắc năng. Thế thì âm dương không đơn thuần là âm dương không, mà âm dương mang chất liệu tinh hoa. Nên khoa học người ta đã tìm thấy âm dương trong hệ thống vật lý. Ngay cả trong các loại rau củ và trong tất cả những hệ thống hạt. Như hạt trần cho đến vô lượng hạt trần và các loại hạt khác nhau đều mang chất lượng âm và dương. Nên ta nói rằng: Âm dương siêu sắc năng, Tổng hàm hoa chuyển dịch vạn pháp. Thì đây là một hệ thống mà không thể tách nó ra được. Ví dụ âm dương không tách vạn năng, vạn năng không tách thống thức chân quang, thì đây là một quần thể Kinh trục mà ta không thể dùng tư duy suy nghĩ được chỗ này. Và chỗ này chúng ta tạm dùng ngôn ngữ để giải quyết những vấn đề thuộc về sâu kín của nó. Ta thấy ngôn ngữ rất giới hạn và tất cả mọi thứ hiện hữu cũng rất giới hạn. Nhưng phải mượn cái giới hạn này để nói lên cái vô cùng. Như chúng ta muốn minh chứng cho trung tâm vạn năng thì phải nhìn lại cái đầu của chúng ta đây; hoặc chứng minh qua hệ thống của ngân hà, thiên hà, thái dương hệ v.v …
Như vậy nghĩa của Thống thức ở đây là không thuộc về vô cơ, Thống thức là sự sáng đời đời, là sự sống đời đời và là chủ thể của mọi giá trị của tri thức. Thì ở đây không có vô minh; nếu có vô minh ở đây, là nghĩa bóng của vô cùng ánh sáng, và nơi đây cũng không có sự hỗn độn. Vì nếu tập hợp sự hỗn độn để hình thành trung tâm thì không bao giờ có, mà phải tập hợp sự tinh ròng chân tính vô cực và sức mạnh không giới hạn ấy để hình thành trung tâm. Thì đó là Thống thức vạn năng, Âm dương siêu sắc năng- Tổng hàm hoa chuyển dịch vạn pháp. Ta thấy trong đó có Thống thức chân quang, có Trung tâm vạn năng, có Âm dương vạn tỏa và có Tổng hàm hoa. Tức là Tổng hàm hoa ở trong siêu sắc năng, Tổng hàm hoa ở trong chân tính ánh sáng, Tổng hàm hoa ở trung tâm vạn năng và Tổng hàm hoa ở trong âm dương vạn tỏa.
Như vậy Tổng hàm hoa ở trong âm dương vạn tỏa là biện chứng pháp cho sự thành lập của giá trị hóa. Nhưng thật ra Tổng hàm hoa ấy đã có trong trung tâm và có trong thống thức, tức là có trong vô cùng. Thì tất cả mọi sự khởi đầu ấy là con đẻ của sự vô cùng đối với Thống thức, đối với Vạn năng và sự khởi đầu ấy là  sức mạnh của âm dương siêu sắc năng.
Như vậy chúng ta thấy rằng siêu sắc năng ở trong hệ thống âm dương đã có tròn đủ tổng hàm hoa hóa vạn pháp. Từ siêu tượng ra tượng. Thì ở đây trong kinh dịch Lão Tử đã nói là “Thái cực sinh lưỡng nghi” và “lưỡng nghi sinh tứ tượng”. Tức nghi thái cực là lưỡng nghi, và lưỡng nghi cũng là thái cực, và lưỡng nghi cũng là âm dương. Tức phần dưới thì có âm và dương, nhưng phần trên là “nhất nguyên tụ âm dương vạn tỏa, nhất nguyên hóa vạn tỏa âm dương”. Như vậy giữa trung tâm và âm dương đã được thống nhất ở đây, không có hai. Còn nếu ta thấy có hai là hoàn toàn không có sự nghiệp hóa .
Ngài bảo Ông Chơn Thăng Ấn Chuyển trình bày để xác định.
Ông Chơn Thăng Ấn Chuyển: Thưa Cha, Nghĩa của Thống thức ở đây là chân tính ánh sáng vô cực, đây là chỗ vô cùng mà phải thấy bằng kiến tính. Ở đây là chỗ bất tịch, bất diệt, bất tăng, bất giảm, là chỗ không thể nghĩ bàn, cũng là sự sống vô cùng và không có sự chết. Nơi ấy đã thống nhất cùng Trung tâm và Âm dương siêu sắc năng để sinh hóa ra vạn loại mà Trung tâm cũng không mất, không tăng, không giảm. Ta thấy Âm dương đã thống nhất trong hệ thống Trung tâm để hóa sinh ra vạn loại đều có trung tâm và có âm dương. Mà đại diện là Nhân bản đại thể đã có ý thức, đã có trung tâm đầu não. Ý thức là biểu hiện cái ngọn của Thống thức, tuy là cái ngọn nhưng tính chất nó cũng là bất sinh bất diệt; vì khi tột cùng của ý thức đã trở về thống nhất cùng trung tâm thì ý thức cũng trở thành khối linh quang tổng trì. Như tất cả các Bồ tát đã thành tựu Như lai thì không mất ý thức, mà ý thức được chuyển thành Tổng hàm hoa của Trung tâm.
Ngài dạy: Như vậy phần siêu hành chúng ta đặt ở Thống thức chân quang, ở Trung tâm vạn năng và Oai âm dương vạn tỏa, nhưng mà chủ thể của phần siêu hành vẫn là Thống thức vạn năng. Còn biện chứng pháp của siêu hành là Âm dương siêu sắc năng- Tổng  hàm hoa chuyển dịch vạn pháp. Chuyển dịch vạn pháp ở đây là bắt đầu cho cái đầu đời của giá trị lập quỹ kinh. Nên phần hai tiếp theo chúng ta sẽ học là Âm dương tuần hoàn chuyển hóa tổng tinh hoa thành lập Duy ngã vạn pháp kinh.
Ta đặt ra nếu siêu sắc năng mà không chuyển dịch vạn pháp, thì tinh tượng hóa của vạn pháp không có. Thì làm sao lập quỹ kinh Duy ngã vạn pháp. Vậy Duy ngã vạn pháp bắt nguồn từ Âm dương siêu sắc năng và bắt nguồn từ tổng hàm hoa chuyển dịch vạn pháp. Đó là bắt nguồn để lập quỹ kinh.
Ta phải thấy rằng: Duy ngã có ý thức là từ sức mạnh của vạn năng, là sự bảo lưu vô hạn, bất đoạn với giá trị ánh sáng chân tính đối với vạn năng, thì chúng ta mới có ý thức. Tức đây là một trong những hệ thống của quỹ đạo để hình thành giá trị kinh quỹ, để có mặt bằng Duy ngã đại thể trong các hành tinh.
Ta phải thấy rằng: Thống thức chân quang là giá trị của sự sống không biến đổi, chỗ này là chỗ tuyệt đối thì chúng ta không thể đặt vấn đề sinh diệt ở đây
Nên đức Như Lai nói: “ Nơi tận cùng không có sinh diệt mới hóa được sinh diệt”. Như vậy vạn năng là không sinh diệt, Thống thức chân quang là không sinh diệt và Âm dương siêu sắc năng là không sinh diệt .
Ngài bảo Ông Chơn Nhật Đàn Sơn trình bày
Ông Chơn Nhật Đàn Sơn: Thưa Cha, Thống thức là nói về chân tính ánh sáng vô cùng và không giới hạn, cũng không có sinh diệt, có nghĩa là sự sống vĩnh hằng. Thống thức vạn năng này đã tròn đủ âm dương siêu sắc năng tổng hàm hoa thì mới chuyển dịch được vạn pháp và hóa sinh được vạn pháp.
Như vậy  Thống thức vạn năng là trung tâm chân tính đầu não có tất cả tổng hàm hoa âm dương siêu sắc năng đều hội tụ tại đó. Như vậy Duy ngã đại thể có ý thức thần kinh não bộ là có chân tính ánh sáng vạn năng và có âm dương hòa hợp trong cơ thể chúng ta. Như vậy thì giá trị của Duy ngã đại thể là giá trị biện chứng cho Trung tâm Thống hóa; được gọi là Thống thức vạn năng, Âm dương siêu sắc năng, Tổng hàm hoa chuyển dịch vạn pháp.
Ngài dạy: Chúng ta xác định về cái gốc là hệ thống chuyên môn bất đoạn, chứ không phải là vô dư chuyên môn. Và thế giới nhị nguyên nhân ở gốc chuyên môn bất đoạn này thì mới làm được các pháp chuyên môn. Như vậy gốc của hệ thống này gọi là bất đoạn giá trị hóa chuyên môn trong hệ thống thành lập vũ trụ quan và nhân sinh quan.
Ngài bảo Ông Chơn Ngọc Biện Hộ trình bày
Ông Chơn Ngọc Biện Hộ: Thưa Cha, Thống thức vạn năng, Âm dương siêu sắc năng-  Tổng hàm hoa chuyển dịch vạn pháp. Thì đề Kinh này đã giải mã cho chúng con thấy rõ được nguồn gốc của vũ trụ quan và nhân sinh quan là từ Thống thức vạn năng, chân tính ánh sáng, là sự sống bất diệt đã thống nhất cùng Trung tâm vạn năng đã trở nên một cái biết vĩ đại và không có đầu mối.
Ngài dạy: Đây là chỗ mà đức Ki Tô tôn vinh là Thượng đế, đó là tính chủ thể. Còn đức Như Lai tôn vinh chỗ này là Pháp thân vũ trụ. Tuy từ ngữ có khác nhau, nhưng nghĩa lý đã thống nhất được chỗ tột cùng của giá trị vũ trụ và chỗ mà không biến đổi của vũ trụ. Đối với chúng ta là người Công luật thì không thể nói tắt ngang như vậy, nên phải dùng ngôn ngữ minh triết để làm rõ về hệ thống này. Như vậy chỗ này nếu gọi tắt là hệ thống Thống hóa. Như chúng ta thường niệm “Kính lạy đấng Thống hóa“, là kính laỵ chỗ tột cùng của sự kính yêu, mà Chư Phật Bồ tát cũng nhân ở nguồn này mà có thể thành đạo.
Ông Chơn Ngọc Biện Hộ nói tiếp: Thưa Cha, chúng con rất mừng vui vì đã  thấy rõ được nguồn gốc sinh hóa ra chính mình. Chuyển dịch vạn pháp ở đây là vô lượng hạt nhân, vô lượng hạt tâm lý tính được sinh ra từ cội nguồn của Thống thức vạn năng, Âm dương siêu sắc năng ấy. Như vậy hạt tâm lý tính của chúng con là có tổng hàm hoa và có tổng năng lượng của giá trị Thống thức vạn năng. Đó là cái tính giác và tính biết của mình được tròn đủ trong giá trị vạn năng, cũng như âm dương siêu sắc năng cũng được tròn đủ trong chân tính hạt tâm đó. Như vậy chúng con rất vui mừng vì biết rằng Hạt tâm lý tính được dung thông và thống nhất trong Tổng hàm hoa đó. Thì chúng con phải hóa trên mặt bằng của Duy ngã vạn pháp kinh, vì vạn pháp đều có tính đặc năng duy nhất bất biến, thì tính đặc năng duy nhất bất biến đó là biện chứng cho Thống thức vạn năng, Âm dương siêu sắc năng đã cho nó và nó cũng trở thành bất biến. Như vậy chúng con phải chuyển động trong quy trình thuận của vận luật tuần hoàn, để kết tinh tổng hàm hoa đó, để chúng con được trở về nơi đã sinh chúng con ra.
Ngài dạy: Chúng ta phải giác ngộ Thống thức là tính ánh sáng bất biến và mang tính vô lệch, bất tăng bất giảm và hoàn toàn không có cái riêng tư và nghiêng lệch. Ở đây hoàn toàn trọn vẹn một giá trị hóa mang tính chất vô ngại mà thôi. Như vậy Thống thức chân quang là ánh sáng không biến đổi và không khởi trước về ý niệm phân biệt và vững chắc trên hệ thống trung tâm vô lệch để chuyển tải Tổng thể hàm hoa cho tất cả muôn loài. Như vậy nơi đây có sự sống mà không có sự chết, nơi đây có ánh sáng không bị lệch và nơi đây không có thêm bớt về chân tính. Thì Thống thức trung tâm là một trong những hệ thống tổng thể có tính công lý tuyệt đối, và bản chất của trục công luật cũng nằm ở đây, chính vì vậy mới hóa sinh vạn pháp. Nếu bất cứ ai giác ngộ mà làm được như hệ thống trung tâm này thì thành Phật. Như vậy Chư Đại Bồ tát giác ngộ cái bản lai, cái nguồn gốc của hệ thống Thống hóa là cái nơi không sinh không diệt, không tăng không giảm, không biến đổi chân tính và ánh sáng thường chiếu, bất đoạn dù chỉ một sát na.
Bài học hôm nay hoàn toàn không thể thêm bớt. Là bất ly Thống thức ánh sáng ra khỏi trung tâm, hoặc bất ly trung tâm ra khỏi thống thức ánh sáng và âm dương siêu sắc năng cũng không tách rời Trung tâm để mà chuyển dịch Tổng hàm hoa thành lập vạn pháp. Thì đây là phẩm kinh mang tính liên tịch chiếu. Hệ thống ba ngôi được thống nhất thành một ngôi Thống hóa, và Thống hóa đã có chân tạng giá trị hóa về lĩnh vực chân tính ánh sáng trung tâm âm dương và siêu sắc năng tổng hàm hoa chuyển dịch vạn pháp.
Như vậy vạn pháp bắt nguồn từ giá trị của Trung tâm và vô cùng, thì vạn pháp có gốc của vạn pháp.
Theo bài học này thì sự tịch chiếu của hệ thống thống nhất trong hệ thống Thống hóa của ba Kinh trục. Ba ngôi thể được hợp chiếu thành một ngôi thống nhất.


0 nhận xét:

Đăng nhận xét

Ví bạn hãy dùng ngôn ngữ lịch sự, tôn trọng lẫn nhau, mỗi người có cấp độ trình độ riêng nên không nên phán xét nếu không thông hiểu. Xin cảm ơn!