STT
TRANG
1. CÔNG BẢN NGUYÊN LÝ.. 1
2. CÔNG BẢN ĐIỀU HỢP.. 5
3. CÔNG BẢN BIỆN CHỨNG TRONG ĐỜI SỐNG NHÂN LOẠI 9
4. CHỦ NGHĨA CÔNG BẢN LÀ NỀN TẢNG CỦA THẾ GIỚI NHỊ NGUYÊN;
TÍNH CHẤT VÀ GIÁ TRỊ CỦA CÔNG BẢN LÀ CẤU TRÚC CỦA HỆ THỐNG VÔ LỆCH
18
5. CÔNG BẢN LÀ TRUNG TÂM CHÍNH LUẬT HÓA XÃ HỘI 22
6. CÔNG BẢN NGUYÊN LÝ, ÂM DƯƠNG ĐẠI CHÍ, VẬT LÝ BÁCH
KHOA, BẢO HÒA TÂM VẬT. 29
7. CÔNG BẢN CÔNG NGHỆ XANH BẢO TRÌ KINH TẾ QUỐC TẾ.. 34
CÔNG BẢN NGUYÊN LÝ
Công Bản hóa vũ trụ là theo tính chất và trọng lượng, như
âm dương phối hợp cả vạn loại, là cho đủ từ vi trần, hạt bụi, cho đến hành
tinh. Nếu hành tinh ở cấp độ lớn thì lực âm dương ở cấp độ lớn, còn chia phân
đến hạt bụi, hạt bụi bằng vi tế thì lực âm dương cũng bằng vi tế; nếu cho thừa
thì nó sẽ vỡ tung mà cho thiếu thì nó không hoạt động được. Còn luật Công Bản
của thái dương hệ thì mặt trời là trung tâm cho tất cả những hành tinh quay
theo, luôn giữ giá trị cân bằng cho sự chuyển động và sức dẫn quang tùy theo
hành tinh. Ví dụ như mộc tinh nó quá lớn thì giá trị âm dương của vũ trụ cũng
cho nó một trọng tải tương quan với mộc tinh đó, nếu cho thấp hơn thì mộc tinh
đó không quay động. Vậy nguyên lý Công Bản nó đã có thực trong nhân sinh quan
và vũ trụ quan. Nhưng chúng ta làm mất đi lý Công Bản, vì chúng ta không trở về
trung tâm mà lại khuynh lệch bên tả hoặc bên hữu. Chính vì làm lệch một cánh mà
lý Công Bản đó bị mất đi trong ta.
Vấn về công bằng giữa chủ quan và khách quan
thì ai là người có công bằng nhất? Đức Phật Ngài nói: “Người có tiến
hóa cao nhất, chính vị cao nhất là có công bằng nhất!”. Bởi vì họ về được
cái nguồn gốc của sự công bằng, cho nên họ phát chiếu ánh sáng của sự công bằng
ra giống như vũ trụ vậy. Còn người tiến hóa thấp thì họ phát sinh ra lòng tham
muốn, họ đã đánh mất tính Công Bản của tự tính, nên mất sự công bằng. Tiến hóa
càng cao thì sự công bằng càng lớn, mà tiến hóa càng thấp thì sự mất công bằng
càng chênh lệch. Như vậy, đứng trên nguyên lý của vũ trụ nó đã là Công Bản rồi.
Vì Công Bản là gốc của sự công bằng, nếu vũ trụ này không có gốc của sự
công bằng thì vũ trụ này sẽ sụp đổ. Còn cái làm của sự mất công bằng là do
ý thức đối đãi, do sự phân biệt, do sự cố chấp, do sự tham muốn và chưa giác
ngộ được tính Công Bản cho nên làm mất tính công bằng.
Ví dụ như tất cả chúng ta đây đổ xô ra tranh chấp chuyện
riêng tư và không bao giờ nghĩ đến việc công bằng của một đất nước, thì tự
nhiên bị mất công bằng thôi. Mà khi mất công bằng rồi thì lại đẻ ra sự đấu
tranh để giành lại sự công bằng. Nhưng mà bản chất của con người làm không đạo
đức, thì sẽ tiếp tục đẻ ra sự không công bằng nữa. Như vậy, muốn có sự công
bằng chúng ta phải trở về cái nguyên lý công bằng của vũ trụ. Như trở về Tâm
Vật Hội Tụ kinh, đó cũng là trở về sự công bằng. Trở về tinh hoa hợp chiếu của
duy ngã Vật Thể cũng là trở về sự công bằng. Như vậy thì nguyên lý của sự công
bằng đã có trong vũ trụ, do chúng ta thiếu tinh thần giác ngộ cho nên mới bị
phân biến, đó là nói theo chủ quan.
Theo tính khách quan của vận luật, thì một khi mà chu
trình vận đổ xuống gọi là cực phân, mà vận cực phân thì gọi là chu trình âm,
tức là phân biến cái hệ thức của nhân loại ra nhiều thành phần, thì chính nó
cũng tạo ra sự mất công bằng. Một khi nó quay trở lại chu trình thượng, giống
như tụ các tinh hoa trở về một gốc thì bắt đầu phát sinh ra sự công bằng. Như
vậy ý thức càng cao, dân trí càng cao, tâm đức càng cao và nhân cách càng cao
thì sự công bằng tự phát sinh ra. Thế thì mất sự công bằng hay có sự công bằng
về tính khách quan nó ảnh hưởng không ít đến vận luật. Vì tác động vận luật rất
mạnh mẽ đối với đời sống của thế giới và thế giới bị mất công bằng ở chu trình
hạ, chớ không bao giờ thế giới bị mất sự công bằng ở trong chu trình thượng.
Như vậy chu trình thượng là chu trình đại diện cho sự công bằng. Thì Công Bản ở
cái điểm quay về đó. Hôm nay nói Công Bản tức là Mẹ đã biết cái vận luật ở chu
trình hạ đang quay về chu trình thượng của một mùa xuân thượng, thì bây giờ chủ
thuyết Công Bản ra đời.
Như vậy, ngay ở trung tâm vũ trụ đã có tính
thể hợp chiếu của tính Công Bản. Ngay trong nguyên tử năng lượng
vẫn có tính bảo hòa của âm dương điện tử và làm cho âm dương điện tử không bị
phân tán, đó là tính Công Bản điều hợp. Ngay trong đời sống Công Bản đã nói lên
một sự trình tự về tính chất và trọng lực của giá trị âm phúc nhất định để được
tiến hóa trong giá trị trọng lực của nó và cũng không ai lấy được nó.
Nếu Công Bản đã có sẵn trong đời sống vũ trụ mà ta dùng
công đức của quần kinh chi sở tụ để cứu độ ở các tầng thấp thì gọi là Công Bản
tha lực, là đẩy tầng đáy lên tương quan với tầng trên. Khi tương quan được với
tầng trên thì nó không bị quá độ, mà được bảo hòa tầng trên và nhất định tầng
trên sẽ được ổn định, đó là nhờ tầng dưới được vững chắc. Cho nên kinh bang là
nhằm vào mục đích đẩy tầng đáy lên để giữ yên tầng trên, làm đẹp thêm tầng
trên. Như vậy Công Bản vẫn là tương quan lực lượng ở giá trị trung hòa giữa
tầng trên và tầng dưới không có sự chênh lệch quá đáng.
Hôm nay các nhà đại tư bản mang tính dân trí
cao thì nó đã có trách nhiệm vào đời sống của xã hội tư bản đó. Như vậy, nó
chuẩn bị cho một nền phúc lợi khổng lồ để nhằm đáp ứng cho tất cả những người
thiếu nhà cửa, thiếu ăn, thiếu mặc hoặc là những người thất nghiệp trong xã hội
đó, thì ngay tư bản hiện đại nó đã thực hiện rồi. Còn cái chuyện quốc hữu hóa
cộng điền thì nó không thể nào thực hiện Công Bản được. Vì sao? Vì cộng tức là
nó đóng khung lại trong một cái hệ số chung, nên nó triệt tiêu tư hữu hóa thì
nó lại trở thành cái chung chung tiêu cực và chính cái tiêu cực của xã hội nên
nó bị phá vỡ. Vì nó không thực tế cho cái quyền lợi của toàn thể và toàn thể
rạn nứt từ cái không thực tế đó. Cho nên hôm nay nó chỉ còn giữ lại được cái
bóng thôi còn cái hình thì đã mất, vì chủ thuyết ấy nó đi theo một chiều và
mang tính độc đoán. Đó là chủ thuyết triệt tiêu nhân bản và triệt tiêu tư bản.
Mà nhân bản bị triệt tiêu thì cái tổng thể của nó sẽ bị sụp. Vì cái tổng thể
của đất nước có được tồn tại hay không là nhờ nhân bản, mà nhân bản bị triệt
tiêu thì tổng thể đó bị sụp đổ. Còn khi quay trở về lấy dân làm gốc là đầu đời
của tư bản vậy. Vì thời nào người ta cũng lấy di dân di bản làm gốc. Như vậy
trong thời kỳ phong kiến có Công Bản hay không? Nếu trong thời kỳ phong kiến mà
có được Công Bản thì các vị phải thấy là những thời kỳ chính thượng của các
vua, như vua Thuấn thì có giá trị Công Bản, nhưng chưa hoàn bị một
xã hội Công Bản hiện đại vì quá trình tiến hóa chưa lớn. Còn bây giờ ở thế kỷ
21 này chúng ta hình thành Công Bản thì sẽ vào trung tâm Công Bản hiện đại; Mà
Công Bản hiện đại là đại hóa toàn khai.
Vậy Công Bản là nói cả vật chất và cả tâm thức, bởi vì
con người có được điều kiện tốt đẹp và hạnh phúc là phải có tri thức của sự
công bằng. Nếu thiếu mất về chất lượng tinh hoa của tri thức ánh sáng tâm linh
thì ai làm chuyện công bằng đây? Vì vật chất không biết làm công bằng, vật chất
là một định lý tổ hợp được Thống hóa bảo hòa rồi, thì chính bản chất của vật
chất nó cũng được bảo hòa. Còn bây giờ nếu chia phân cuộc sống trong xã hội thì
phải có chủ tính làm cái việc công bằng, chứ không phải vật chất nó có chân để
đi chia cho mọi người được. Mà phải có một hệ thống chủ thể để đưa ánh sáng chủ
thể đó vào trong xã hội thì mới có được việc chia ban.
Công Bản đã có trong tứ công
hành:
Thứ nhất: Hãy hành động như ánh sáng soi khắp
không chỗ tối. Chỉ trừ trường hợp chúng ta cố ý che khuất,
chứ ánh sáng thì đến khắp cùng trong vạn loại một cách rất công bằng.
Thứ hai: Hãy hành động như oxy dung trãi khắp
cả không gian. Nếu nó không có tính chất Công Bản thì chỗ
đây có oxy để thở mà chỗ kia không có oxy để thở thì chết ngợp, rồi
cùng tranh nhau đến chỗ có oxy để mà giành oxy thì chỉ có đánh giết nhau mà
thôi.
Thứ ba: Hãy
hành động như âm dương phối hợp cả vạn loại. Nếu âm dương mà không có trong
người chúng ta, hoặc âm dương không có trong cái ly này, thì tất cả mọi cái tự
hủy diệt.
Thứ tư: Hãy
hành động như cán cân cân bằng trong nguyên lý. Tức là: Công Bản có trong
chiếc cân công bằng trong nguyên lý. Lấy tri thức định lượng giá trị của tính
và chất công bằng.
Như vậy Công Bản có trong ánh sáng, Công Bản có trong
oxy, Công Bản có trong âm dương và Công Bản có trong cán cân tri thức ánh sáng
và vật lượng. Do chúng ta chối bỏ Công Bản chớ Công Bản không chối bỏ chúng ta
. Công Bản vũ trụ chưa bao giờ chối bỏ chúng ta mà chúng ta phân thức quay lưng
với Công Bản vũ trụ.
Trên là tôi nói về nguyên lý và tính chất giá trị đặc thù
của Công Bản ở trong vũ trụ quan và nhân sinh quan mang tính biện chứng và bảo
chứng.
Như vậy cái trật tự hóa của Công Bản là điều hợp. Cho nên
Thánh nhân cùng Thần đức và quần sĩ tri thức ánh sáng cùng những người siêu đức
phải điều hợp cho xã hội, bắt buộc phải đứng ra để điều hợp. Giống như cha mẹ
là người sinh đẻ ra con được thì phải biết chia của cho con và chia một cách
công bằng, đừng để mất sự công bằng với đàn con mà nó đánh giết với nhau rồi nó
phẫn nộ đối với tinh thần của người cha người mẹ. Mặc dù của cải ta làm ra thì
chúng ta cũng không có quyền giữ lại của cải đó mà không có sự kế thừa. Bởi vì
sự nghiệp kế thừa của vũ trụ là kế thừa, kế thừa mãi mãi, kế thừa có đầu mối,
có sự viên dung, có sự chung hữu và thành tựu một cách tốt đẹp của sự kế thừa
đó. Vì chúng ta chết là phải để cho con và con chết thì phải để cho cháu. Mà kế
thừa là bản chất của sự để lại và chia cho, thì Công Bản là chỗ đó. Như vậy
Công Bản là cái chia cho của tổng thể sự nghiệp chung, mà trời đất đã cho thì
chúng ta quyết thay mặt trời để cho và cho giống như ông trời vậy. Vì nếu ông
trời không làm Công Bản thì giờ này mỗi người chúng ta không có một cái thân,
mỗi quốc gia không có một đất nước và thế giới không có hành tinh.
Nếu ông trời chịu nghiêng về cái chung thì chúng ta sẽ
mất tất cả và không có cái gì cả. Nếu ông trời chịu nghiêng về cái riêng, thì
ông trời đã bẻ gãy cán cân công lý ở trong giá trị của cái chung và cái riêng
cũng không tồn tại trên cõi đời này. Vậy ông trời biết bảo hòa giữa cái chung
và cái riêng, làm đẹp cả cái chung và riêng. Cho nên sáng danh của ông trời vô
cùng trong trời đất mà ông trời không bao giờ mất. Nếu chúng ta thay mặt được
đấng Thống hóa thì cũng làm sự công bằng, còn làm cái chung chung là hủy diệt
và chúng ta tha hóa trong cái riêng một cách vô trách nhiệm với cái chung, thì
cái riêng đó cũng không phải là chân lý tốt đẹp gì. Công Bản là tốt đẹp nhất!
CÔNG BẢN ĐIỀU HỢP
26 tháng 07, Đinh Hợi.
Đứng trên tinh thần công bản thì giữa cái riêng và cái
chung đều là quan trọng cả, nếu không nghiêng lệch về cái riêng một cách thái
quá, không nghiêng lệch về cái chung một cách bất cập thì đó là công bản điều
hợp, là mang tính chất bão hòa giữa cái riêng và cái chung, vì vậy cái riêng và
cái chung đều trở nên quan trọng.
Định nghĩa của tư bản. Bản là gốc, tư là riêng, tức là
gốc riêng. Nếu đứng trên nhân sinh quan, thì tư bản là nặng về cái gốc riêng tư
hơn, tức là giá trị phát triển về cái riêng nhiều hơn cái chung. Nếu đứng trên
xã hội học của tư bản, thì người ta lấy tiêu đề của giá trị tự do và tư hữu hóa
của nhân bản, làm đích thực cho sự phát triển xã hội tư bản để đem lại hạnh
phúc cho mọi người. Nhưng khi tính chất nghiêng về giá trị riêng nhiều hơn thì
xã hội bắt đầu phát sinh sự phân hóa. Vì một khi được kích thích nhân bản về
giá trị riêng cao hơn thì tính quyền lợi về tư hữu cao hơn, thì những người có
năng lực hơn, có vốn liếng hơn, có tài năng hơn, họ có những điều kiện thuận
lợi hơn thì họ phải đi trước và giàu trước. Còn những người thiếu năng lực,
thiếu vốn liếng thì họ phải đi sau, đó là thời kỳ tư bản giai đoạn một và phát
sinh ra giai cấp, là do trình độ không bằng nhau và giá trị tài sản không bằng
nhau. Trong một xã hội, những người giàu, có trình độ và tài sản là họ đi trước
có khoảng 20%. Nhưng một khi họ đã có cái riêng rồi thì chính cái riêng đó trở
thành bản ngã hóa về tài sản và tính bảo thủ về tài sản lại lớn hơn. Từ đó bắt
đầu phát sinh tính áp đặt về quyền lợi tư bản đối với các tầng thấp như tiểu tư
sản, hoặc các tầng lớp làm công nhân, thuê mướn. Các tầng lớp này luôn bị áp
đặt và bốc lột, đó chính là cái lỗi rất nghiêm trọng đối với xã hội tư bản. Và
chính điều đó mới hình thành ra chủ nghĩa Mác-Lênin, nhằm đấu tranh giai cấp,
đem lại sự bình đẳng trong đời sống của xã hội loài người. Họ quan niệm bình
đẳng là cùng góp công vào sự nghiệp quốc hữu hóa và đi đến xã hội hóa. Nhưng
khi đi vào thực hiện công xã xã hội hóa lại trở nên triệt tiêu quyền tư hữu
hóa, mà khi triệt tiêu quyền tư hữu hóa là không còn nhân bản hóa, tức quyền
lợi quỹ tích của giá trị đơn vị bị triệt tiêu hoặc là giá trị phát triển của
nhân vị không có. Vì vậy nó phát sinh ra tiêu cực. Cái tiêu cực từ cái chung mà
không có quỹ tích giá trị nhân bản, thì nhân bản đã bị bóp chết trong quá trình
công xã đó.
Quốc hữu hóa tức người ta muốn sắp xếp quyền lợi mang
tính bình đẳng, có nghĩa là cùng làm chung và cùng chia quyền lợi theo giá trị
công sức. Nhưng khi đi vào thực hiện cái chung chung như vậy thì quyền tài sản
của bản vị nhân bản bị mất đi và con người bắt đầu phát sinh tiêu cực, làm cho
xã hội bị suy thoái.
Như vậy, lỗi của xã hội tư bản là cái riêng thái quá; còn
lỗi của xã hội cộng sản là cái chung bất cập. Vậy, cái chung bất cập nó không
bảo trì được giá trị cái riêng điều hợp. Và ngược lại, cái riêng thái quá làm
mất đi giá trị công hóa về sự nghiệp điều hợp cho sự công bằng giữa con người
và con người. Thì cái vai trò về công luật và pháp luật đã bị mất hẳn trong giá
trị gốc và tính công bản của trung tâm vũ trụ hoàn toàn bị triệt tiêu trong sự
phân hóa đó. Như vậy, chúng ta tìm ra con đường thứ ba là công bản.
Định nghĩa công bản? Công bản là gốc của sự công bằng.
Gốc của sự công bằng giữa cái chung và cái riêng. Vì khi cái chung hoặc cái
riêng mất đi sự công bằng thì rất nguy hiểm. Như vậy, công bản điều hợp là đem
giá trị công bằng tính và lượng giữa cái chung và cái riêng, điều hợp ấy không
cho nó thái quá và bất cập.
Trong nguyên lý công bản, muốn điều hợp là phải lấy cái
chung điều hợp cho cái riêng, đó là nguyên tắc. Vì lấy mẫu số chia đều các phân
số, tức là khi các quỹ tích được hình thành trên tổng thể ấy thì được chia cho
các đơn vị và chia cho các nhân thể ở trong quỹ tích ấy. Như vậy, lấy mẫu số
chia đều các phân số và bão hòa các phân số, đó là tính công bản, là tính điều
hợp giữa cái chung và cái riêng. Về quyền lợi giữa cái chung và cái riêng không
cho phản ứng và sự chênh lệch giữa giá trị xã hội hóa. Đó là bài toán giải giữa
2 thái cực nghịch của tư bản và cộng sản. Như vậy, công bản là bão hòa giữa cái
chung và cái riêng, nó trở nên sự phong phú cho một công cuộc đại hóa.
Như vậy, làm công bản là lấy sự công bằng của tỉ
giá chung và điều hợp giá trị của tỉ giá riêng. Tỉ giá chung về vũ trụ là trung
tâm vạn năng hóa vạn pháp và điều hợp vạn pháp trong nhân bản đó mà không cho
nhân bản bị suy thoái. Dù tiến hóa đến mức độ nào thì giá trị công bản vẫn ở
trong điều hợp của tính vạn năng. Và tính công bản vẫn được điều hợp trong tính
vận âm dương. Như vậy, tính công bản có trong Natraron, có trong nguyên tử, có
trong tất cả mọi vật thể và điều hợp trong mọi vật thể. Bất cứ nơi đâu làm mất
sự công bằng thì nơi đó sẽ bị sụp đổ. Vì định nghĩa của công bản là trở về cái
gốc của sự công bằng để điều hợp cái chung và cái riêng, không cho cái chung và
cái riêng đó bị bất cập và thái hóa.
Như vậy, quyền tư hữa hóa nhân bản vẫn còn nguyên không
bị triệt tiêu. Mà quyền phát triển chung của xã hội cộng đồng thì luôn luôn gắn
kết với giá trị nhân bản trong giá trị chung, và một khi quỹ tích của giá trị
chung càng tăng cao thì sự phong bang từ phúc lợi hóa của mẫu số đó lại càng
tăng cao thêm. Vì quốc gia được phồn vinh thì người ta lấy sự giàu có phồn vinh
đó mà đem lại phúc lợi hóa từng nhân bản. Trên mọi mặt trạng xã hội, như giáo
dục, y học và phúc lợi hóa những công trình mang tính trực tiếp vào đời sống xã
hội. Đó là người ta lấy sự phồn vinh chung của sức mạnh về đại thể ấy mà tập
hợp thành sức mạnh khổng lồ để điều hợp nhân bản, đó gọi là công bản hóa nhân
bản xã hội.
Như vậy, thực hiện được tính công bản đó là chúng ta rút
từ trung tâm vạn năng điều hợp âm dương vạn tỏa. Vì tính công bản ở tại trung
tâm vạn năng, không biến đổi và giá trị sức mạnh của tính và thể luôn luôn điều
hợp, chính vì vậy giữa cái chung và cái riêng được bão hòa trong nguyên lý mà
vũ trụ quan công bản đã hình thành.
Về vũ trụ quan công bản, chúng ta thấy sự cấu trúc hạt
nhân trong đó có trung hòa tử và âm dương điện tử. Tức là âm dương điện tử theo
quy trình thuận của trung hòa tử để chuyển động, và trung hòa tử chia trách
nhiệm cân đối giữa âm dương điện tử. Vì vậy, tính công bản ở trong trung hòa tử
và điều hợp được âm dương điện tử. Đó là tính nguyên lý của công bản âm dương
điện tử.
Như vậy, nhân sinh quan đúng mức nhất của giá trị đời
sống loài người trên trái đất là gốc của sự công bằng giữa cái chung và cái
riêng không cho thái quá và bất cập. Chúng ta không đi lệch cân của sự công
bằng đó, để đi vào cái riêng làm phong tỏa hoặc tua kết những giá trị của cái
riêng phân hóa và cực phân hóa đi đến đảo lộn xã hội sinh ra nhiều giai cấp
khác nhau. Chính vì giai cấp khác nhau ấy mà có sự đấu tranh và đổ máu. Ngược
lại, nếu chúng ta triệt tiêu nhân bản đi vào cái chung mà cái chung ấy không
đem lại lợi ích thiết thực cho nhân bản thì cái chung ấy cũng bị triệt tiêu. Cụ
thể hóa đó là chủ nghĩa Mác-Lênin đã bị triệt tiêu. Vì nó mất đi nền nhân bản
hóa, tư hữu hóa, và dân chủ hóa, mất đi cái thực lực về giá trị phát triển của
nhân bản hóa và đời sống nhân bản hóa trong đời sống xã hội hóa. Người ta ở
trong cái chung chung chết ngợp và quyền lợi giá trị thực hữu của nhân bản hóa
không có nên bị triệt tiêu. Như vậy, xã hội bị triệt tiêu là vì nhân bản triệt
tiêu nên xã hội triệt tiêu.
Công bản không phải là một chủ thuyết hay là một bộ kinh
nghị luận theo kiểu vô tưởng, mà công bản luận là luận từ các chiều để rút ra
một chiều trung tâm và lấy chiều trung tâm hóa các chiều, thực hiện các chiều
được bão hòa trong công bản điều hợp tính và lượng. Thực hiện đương sự vào giá
trị sự nghiệp ở trong loài người, thì tính công bản luôn luôn có một độ rung
cao hơn đối với cộng sản và tư bản. Đó là những nghị luận có tính nguyên lý, có
tính định lý, đó là tính tất yếu và thực thể của giá trị công bản. Vậy, chúng
ta hãy coi trọng về sự nghiệp chung và sự nghiệp riêng đều là quan trọng cả và
luôn luôn đem lại quyền lợi tất yếu của sự nghiệp chung và sự nghiệp riêng một
cách bão hòa, nếu được như thế thì xã hội sẽ được an vui và hạnh phúc.
Với nền dân trí cao, một khi con người phát sinh được tâm
đức, họ sẽ không còn sự ích kỷ, con người rất ghét cái riêng biệt về cá nhân
trong lòng ích kỷ, và sống không có lòng vị tha trong xã hội. Những chí sĩ anh
quân trong đời sống, người ta không muốn sống riêng mà muốn đem tài năng và đức
độ vào đời sống chung để họ được lừng lẫy giá trị riêng trong sự nghiệp chung.
Và hương vị thơm ngát của sự nghiệp chính họ có trong đời sống xã hội đó. Đó là
thánh đức hóa công bản, là quần kinh chi sở tụ, là điểm đánh thức bật dậy của
ánh sáng và không bị chìm đắm trong trầm luân của những cái riêng tội lỗi. Vì
chính cái riêng tham muốn vô nghĩa ấy nó đã làm chết chúng ta không biết bao
nhiêu đời kiếp, vì nó không có mặt bằng của sự nghiệp đại hóa trong xã hội đó.
0 nhận xét:
Đăng nhận xét
Ví bạn hãy dùng ngôn ngữ lịch sự, tôn trọng lẫn nhau, mỗi người có cấp độ trình độ riêng nên không nên phán xét nếu không thông hiểu. Xin cảm ơn!