Thứ Hai, 13 tháng 5, 2013

cửu kinh minh triết 46


MỤC LỤC
STT TRANG
1. DUY NGÃ VẠN PHÁP KINH 1
2. GIẢNG VỀ LỜI TUYÊN NGÔN CỦA ĐỨC THÍCH CA: “THIÊN THƯỢNG, THIÊN HẠ, DUY NGÃ ĐỘC TÔN” 8
3. NGŨ HÀNH THÀNH KẾT SỰ NGHIỆP DUY NGÃ 12
4. NHÂN SINH QUAN MINH TRIẾT DUY NGÃ LÀ BẢN CHẤT CỦA VẠN PHÁP KINH 18
5. DUY NGÃ VÔ QUÁI NGẠI TRONG HỆ THỐNG TỔNG THỂ CỰC ĐẠI VÀ CỰC VI 22
6. CÁC HỆ THỐNG LẬP THỂ CHE CHẮN HẠT TÂM LÝ TÍNH; HẠT TÂM LÝ TÍNH BẤT BIẾN THỂ, THỂ LẬP HỆ THỐNG THỐNG NHẤT 36
7. THIÊN VẠN THỂ CHUYỂN THỂ TỪ HẠT TÂM LÝ TÍNH 42
8. LUẬN VỀ CHỮ NGÃ TRONG TÍNH KHÁCH QUAN VÀ CHỦ QUAN 48
9. LUẬN VỀ BẢN NGÃ, NGÃ MẠN THUỘC Ý NIỆM TƯ TƯỞNG. 53
10. TÌNH DUY NGÃ 59
11. QUYỀN NĂNG TRONG CƠ NĂNG VÀ QUYỀN NĂNG TRONG SIÊU NĂNG 63
DUY NGÃ VẠN PHÁP KINH
Duy Ngã Vạn Pháp Kinh là bộ kinh tổng hợp của cả mặt bằng ở hệ thống nhị nguyên, tức nhân sinh quan, vũ trụ quan của thượng tầng và của hạ tầng. Phần duy ngã chúng ta phải nắm bắt cho thật kỹ để thấy được chân lý thực thể của bộ kinh duy ngã. Đứng trên nhân sinh quan, hệ thống duy ngã là đại thể duy ngã. Mà duy ngã tức là tôn chỉ của chúng ta; chúng ta tức là đại thể.
Vậy cái gì thuộc về biểu tượng duy ngã? Về giá trị tròn đủ của tính và thể; thì nhân bản là giá trị hệ thống duy ngã biện chứng. Như vậy loài người ở trên hành tinh chúng ta là biểu tượng của duy ngã; còn các loài động vật khác như heo, bò, chó, ngựa… không thể là biểu tượng duy ngã vì nó chưa có ý thức, nên nó chưa đóng được vai trò biểu tượng cho duy ngã. Như vậy, bộ kinh duy ngã là bộ kinh nói cho nhân bản ý thức, nói cho sự tròn đủ những giá trị tinh hoa của ý thức và vật chất. Còn nếu nói tất cả chúng sinh đều có sự sống của duy ngã và đại ngã thì đúng rồi, nhưng mà biểu tượng của giá trị duy ngã phải là nhân bản, là nhân sinh quan, tức là loài người. Vì chỉ có loài người mới có những giá trị đầy đủ nhất của hệ thống duy ngã.
Nói về hệ thống duy ngã là mặt bằng của đại thể, nhưng mà cái nguyên lý nguồn gốc của duy ngã là đại ngã. Vì đại ngã liên quan đến Thức Thống Thần Đại Ngã, liên quan đến Trung Tâm Vạn Năng, liên quan đến Oai Âm Dương Vạn Tỏa. Vậy thì duy ngã nằm trong hệ thống trục trung tâm vũ trụ. Nếu không có trung tâm vũ trụ quan thì không có các loài trên hành tinh, mà nhất là loài người và tiến xa hơn là những loài người cao cấp. Ta tạm dùng danh từ cao cấp, chứ biết đâu những hành tinh cao hơn họ dùng những danh từ khác, chẳng hạn như siêu nhân, thần nhân hoặc là thánh nhân, vĩ nhân… Nhưng vẫn là hệ thống của duy ngã. Vì nó cũng từ Trung Tâm Vạn Năng, từ Trung Tâm Đại Ngã mà ra, vì duy ngã là mặt bằng của vạn pháp.
Duy Ngã Vạn Pháp Kinh là gì? Là vạn pháp tập hợp về một gốc và từ gốc đó sinh ra vạn pháp, mới có biểu tượng duy ngã. Vậy duy ngã là trung tâm tập hợp vạn pháp. Vạn pháp được chi phối nơi giá trị ánh sáng của tri thức và vật chất. Tức là tổng tinh hoa tính và thể đã hợp chiếu thống nhất, mới thành được duy ngã. Nếu các pháp bị phân tán không trở về một gốc thì không hình thành được tác phẩm, không hình thành được loài người và một vật thể chi cả, thì không thể hình thành duy ngã. Như vậy, duy ngã không phải đứng một bên của duy vật, cũng không phải đứng một bên của duy tâm. Có nghĩa duy ngã là tính thể hợp chiếu, hay nói một cách biện chứng là tâm vật hội tụ. Tức là siêu sắc thể và sắc thể đã hình thành tròn đủ những giá trị nhân bản thì mới gọi là duy ngã.
Vậy trong hệ thống duy ngã là Duy Ngã Đại Thể; vì chúng ta có mặt trên hành tinh, từ trung tâm đại ngã hóa sinh vạn pháp. Vạn pháp ở đây là nói về tất cả những chất liệu, những đơn chất và tổng chất, nói về những chi quan của tất cả hệ thống. Ví dụ như trong duy ngã chúng ta không loại trừ tất cả những giá trị về các cơ cấu, các căn nguyên, các nguyên tố và các hệ thống vật thể được hợp thành, được tinh chế và được chuyển động, để trở thành một tác phẩm chung của nhân loại, của sự biểu tượng cao nhất đối với tất cả những hệ thống thấp. Có thể loài người là đại diện cho duy ngã đối với những hệ thống thấp của hóa sinh, thấp sinh, noãn sinh và thai sinh. Nói về hệ thống duy ngã là nói về tất cả toàn thể vạn pháp, nhưng mà quy túc của vạn pháp thì nhân sinh là biểu tượng của duy ngã. Như vậy, sự tiến hóa của nhân sinh từ đại ngã đi đến duy ngã, từ đại ngã đi đến nhân bản và hình thành đại thể của duy ngã, thì nhân sinh phải là biểu tượng cao nhất. Biểu tượng ở đây có nghĩa là thành tựu về nhân tế Phật tính, tức là nhân bản hóa đã tròn đủ một hạt giống và đã có sự tiến hóa ở trong sự nghiệp của đại ngã. Thì loài người là đại diện cho duy ngã.
Nói về tính tổng thể, Đức Phật đã nói là: “Trên trời, dưới đất duy ngã là quý nhất”. Như vậy, Ngài đã nói về sự hội tụ của tính và thể, của tâm và vật, của tổng tinh hoa siêu sắc thể và sắc thể chứ Ngài không nói riêng về vật chất hoặc tâm thức là quý nhất. Cho nên tinh thần của duy ngã chúng ta phải thấy rõ là tính bất thể bất hoành tác, thể bất tính bất dung tạc. Ta đặt vấn đề như tính mà không có thể, hay thể mà không có tính, thì không có nghĩa lý gì hết. Cho nên tính thể dung thông, tâm vật tụ chiếu, giá trị đó mới trở thành hoàn hảo. Thì tính hội tụ của trung tâm, tính hội tụ của vạn pháp, tức vạn pháp quy về sự hội tụ, thì đó là Duy Ngã Vạn Pháp Kinh. Còn vạn pháp mà phân tán, tức là tính thể bị phân tán, không tụ về một gốc; tính duy ngã không có, vì nó bị phân tán, vật chất ở một bên, ánh sáng tri thức ở một bên thì làm sao có duy ngã. Nên mới có duy vật, khuynh hướng theo vật chất, coi trọng vật chất, theo kiểu như chủ nghĩa Các Mac. Có người thì duy tâm đến mức độ cực đoan, cho vật chất là không quan trọng, sợ đắm nhiểm vật chất mới cho vật chất là vô thường, vật chất là không thực. Nếu đứng trên Duy Ngã Vạn Pháp Kinh thì vật chất không còn là đơn giản nữa, mà vật chất là một nền tảng, là phương tiện tất yếu đối với sự tiến hóa của hệ thống duy ngã. Cho nên thiếu hệ thống vật chất thì giá trị chân lý duy ngã cũng không có. Bởi vì vật chất không có thì nền tảng ở đâu mà phát triển tiến hóa, nền tảng ở đâu mà chúng ta trở về với Thống hóa đại ngã. Cho nên trong giá trị của đại ngã đã có tính chất siêu sắc thể và sắc thể rồi, tức là cả tính và thể đã được hội tụ về một gốc. Vạn pháp đã quy tôn; nghĩa là từ một gốc sinh ra vạn pháp, nhưng vạn pháp không tách ly cái gốc đó, như vậy là tính của nó hội tụ. Mà tính hội tụ của tâm vật hoàn chỉnh được như vậy thì mới có duy ngã. Còn nếu nó bị phân tán thì dĩ nhiên các loài cũng không có, thì có đâu mà tiến hóa để trở lên thành hệ thống duy ngã đại thể. Vậy duy ngã đại thể là do sự hội tụ, do từ gốc trung tâm hội tụ mới có Duy Ngã Vạn Pháp Kinh. Vậy kinh quỹ của Duy Ngã Vạn Pháp là sức hội tụ của tâm vật, của ý thức và vật chất trở về một gốc, trở về một mối mà không bị phân tán. Tức là không thể phân biệt tâm có trước hay vật có trước. Vì chứng minh theo giá trị của vũ trụ quan, thì minh thị ánh sáng giữa siêu sắc thể và sắc thể đã ở chung một gốc. Cũng như theo tính chất giá trị của Bát Nhã thì không còn phân biệt giữa không và có, cũng không có sự phân biệt giữa siêu sắc thể và sắc thể, vì siêu sắc thể và sắc thể cũng từ gốc đó mà ra. Cho nên tính thể hợp chiếu, tâm vật hội tụ, đó là nguyên lý của duy ngã. Như vậy, nhân sự hội tụ về nền tảng của tâm và vật tổng thể, của tính và thể đã có gốc, nên mới hình thành được duy ngã. Vậy, duy ngã là quý nhất vì duy ngã là cái thực của chúng ta, đối với đại ngã đã hoàn bị cho chúng ta một tổng thể, mà tổng thể đó là đại thể của duy ngã thì chúng ta phải bắt đầu từ duy ngã là nền tảng của đại ngã để chúng ta trở về với đại ngã. Mà trở về với đại ngã thì chúng ta mới có chân ngã. Cho nên duy ngã là nền tảng của đại thể, nhưng mà hướng thượng trở về với đại ngã thì gọi là chân ngã, nếu chúng ta không chịu hướng thượng, tức là bị phân tán của tính hợp chiếu tâm và vật, của tính hợp chiếu tính và thể. Chúng ta không quay về gốc, vạn pháp không quay về gốc, tức là phân tán vạn pháp, thì cái duy ngã ấy không còn nữa và bị biến đổi thành tà ngã. Vì duy ngã là tính mặt bằng của đại thể, nếu tiến hóa là chân ngã, còn thoái hóa là tà ngã. Tà ngã là quỹ đạo của sự phân hóa, là biến đổi của sự nghiệp hội tụ. Tà ngã là phân, là thoái hóa. Chân ngã là tụ, là hướng thượng, tiến lên vô cực, tiến lên với đại ngã, trở về với chân thể tức là thành tựu chân ngã chân tâm.
Chân ngã và đại ngã luôn tương tác với nhau, giữa đại ngã và tiểu ngã, cũng như giữa đại thể và tiểu thể không được phân tán, thì ở chung một gốc. Nếu tiểu ngã bị phân tán, thì tiểu ngã đối với đại ngã bị phân tán. Mà bị phân tán tức là không có tính chân ngã; tức chúng ta bị phân biến, khi bị phân biến, thì Duy Ngã Vạn Pháp Kinh sẽ bị mất ở trong đời sống của chúng ta, sẽ bị mất ở trong đời sống của thế giới. Nếu chúng ta giữ được sự cân bằng của tính và thể, của tâm và vật, tròn đủ tất cả những chất liệu của tổng tinh hoa thì đó là bản chất của Duy Ngã Vạn Pháp Kinh. Mà Đức Phật đã nói: “Trên trời, dưới đất duy ngã là quý nhất!”. duy ngã ở đây hoàn toàn là khách quan, nó mang tính vừa là chủ thể, vừa là khách thể.
Thế nào là chủ thể? Vì nó thừa nhận từ Thống hóa đại ngã hóa sinh ra tiểu ngã. Tiểu ngã là tiểu thể, mà tiểu thể là nó thừa nhận cái tổng thể của đại ngã để mà trở về, thì đó là chủ thể vậy.
Thế nào là khách thể? Vì nó thừa nhận cái giá trị tổng thể của nó có thực trong đời sống của nhân loại, giữa tính và thể, giữa tâm và vật đã hội tụ. Tức là nó nhìn nhận một cách trung thực, không bị thần linh hóa, nó không bị mê tín hóa và nó cũng không bị phân biến hóa của tâm và vật đó.
Phân biến hóa có nghĩa là lúc thì thừa nhận tâm, phủ nhận vật, lúc thì thừa nhận vật, phủ nhận tâm. Tức giữa hai ranh giới tâm và vật, giữa cái khép kín và mở ra, giữa cái tối và sáng, giữa cái không và có đó, mà tạo ra sự phân tán cái giá trị chân lý của duy ngã. Phân tán cái giá trị chân lý của duy ngã là do duy tâm cực đoan, duy vật cực đoan, duy linh cực đoan, hoặc các tà thuyết không có trọng tâm về chân lý của vũ trụ, của chân ngã, của đại ngã, thì nó sẽ mất cái thực thể của duy ngã ở trong đời sống của chúng ta.
Như vậy, duy ngã là thực thể của đời sống nhân loại, chớ không phải duy vật hoặc duy tâm là thực thể của đời sống nhân loại. Vì nếu chúng ta duy vật mà thiếu phần ánh sáng của tri thức, tâm linh, là không thực thể, vì thiếu một phần là nó trở nên sự phản ứng. Nếu chúng ta duy tâm, coi thường vật chất, không biết sử dụng vật chất để kết tinh để nuôi dưỡng tri thức, thì cũng bị đào thải, nó cũng không có thực thể. Vậy giữa cái thái quá và bất cập của cái nhìn nhận một chiều tâm và vật, hoặc tính và thể, hoặc là tinh hoa siêu sắc thể và sắc thể, mà không chung về một gốc thì bị phân tán cái gốc sự thực đó ra thành nhiều mảnh. Như vậy, mất cái chân tính giá trị của duy ngã, để đi đến chân ngã và trở về với đại ngã.
Chữ ngã ở đây là không chỉ cho cái riêng của chúng ta, mà chữ ngã là chỉ cái đại thể của sự sống đối với nhân bản, đối với hạt tâm, đối với sự tròn đủ của những giá trị chân lý về tinh hoa tổng thể giữa tính và thể. Nếu chúng ta không tròn đủ tính và thể, không tròn đủ siêu sắc thể và sắc thể thì chúng ta sẽ không có một hệ thống máy móc tối tân như thế này. Chúng ta sẽ không có một hệ thống não bộ thần kinh, một cơ cấu hết sức là siêu xuất như thế này. Như vậy, ánh sáng của chân tính duy ngã là thuộc về chân tính của Thống hóa và hệ thống vật lý của siêu sắc thể đi đến sắc thể hình thành cơ cấu, như vậy trong phép tính của tính đã tương tác với vật, trong phép tính của tính đã tương tác với thể và thể được lập thành nguyên lý của tính mà không tách rời nhau mới có một quá trình hoạt động của duy ngã.
Tóm lại, duy ngã là sự hội tụ của tính và thể, của tâm và vật. Thì vật chất và hạt tâm không tách rời nhau mới trở thành chúng ta. Vậy chúng ta là sự tổng hợp, là sự hội tụ của vạn pháp trở về một gốc, mà vạn pháp ấy không bị phân tán, không bị phân ly. Vì nếu vạn pháp ấy bị phân ly thì chắc chắn sẽ không có chúng ta. Vì khi chúng ta nghiêng bên này thì bị mất bên kia, mà nghiêng bên kia thì bị mất bên này. Hai cái đó nó phân tán với nhau, nó làm cho chúng ta bị trụt giảm. Có nghĩa là bị phân tán tinh hoa, bị suy thoái về cái thực thể của duy ngã thì chúng ta hóa ra không có sự thực của chân lý. Cái chân lý ở đây là cái chân lý của duy ngã, là chân lý của sự hội tụ, là chân lý của sự kết tinh giữa tính và thể, giữa tâm và vật, hai cái đó là hai cái then chốt quan trọng nhất trong đời sống của chúng ta, mà không thể thiếu nó. Như vậy, trong gốc của vũ trụ: “tính bất thể bất hoành tác, thể bất tính bất dung tạc”. Nguyên tắc của nó là tính thể đã dung chứa nhau, mới tương tác với nhau, mới hợp chiếu với nhau, mới hoạt động với nhau, mới hình thành ra tất cả vạn pháp.
¯Biện chứng về duy ngã đại thể trong giá trị thực hữu của đời sống nhân loại:
Chúng ta biết duy ngã có từ trung tâm của đại ngã. Mà trung tâm đại ngã là gồm có: Thức Thống Thần Đại Ngã, Trung Tâm Vạn Năng và Oai Âm Dương Vạn Tỏa kinh. Chính từ ba kinh trọng yếu này mới sinh ra kinh duy ngã. Vậy, kinh duy ngã nếu đứng trên nhân sinh quan là có gốc của trung tâm, mà trung tâm của nó là hội tụ. Cho nên đại thể của duy ngã là biểu trưng cho sự hội tụ. Chớ không phải duy tâm hay duy vật gì hết. Mà có duy tâm hay duy vật là do sự phân biệt, do sự phát minh của sự nhìn nhận và phủ nhận, chứ thực ra chân lý của nó đứng trên tinh thần không phân biệt, thì duy ngã là chắc thật, duy ngã là chân lý đúng đắn nhất và không tách rời nhau giữa tâm và vật. Tâm vật chung một nguồn gốc tổng hợp, là một sức mạnh tròn đủ để chúng ta phát triển. Còn nếu bây giờ chúng ta phát triển theo kiểu một bên là duy tâm hoặc duy vật thì không đủ tính tổng thể, chân lý đó bị hảm khuyết, tức là bán phần chân lý, còn duy ngã là toàn phần chân lý vậy.
Thế thì sự sinh diệt đâu phải là mất duy ngã, sinh diệt là sự chuyển hóa của hệ thống duy ngã, để đi đến đỉnh cao với chân ngã và đại ngã. Chứ không phải phân tán duy ngã, mà duy ngã chuyển hóa trở thành đại ngã. Cho nên đời sống của hiện thể và siêu thể ở trong trạng thái chuyển đổi của ba thời kỳ, thì giá trị duy ngã không bao giờ biến đổi. Vậy thì tất cả những công trình của trời người, nói một cách biện chứng của trời người là những công trình của duy ngã, những công trình của tri thức tâm linh kết hợp với vật chất để hình thành ra những công trình đó. Nếu chúng ta tách rời vật chất và tri thức tâm linh ra thì nó bị phản ứng và nó cũng không thành lập được một công trình nào cả.
Nếu chân tính vũ trụ không tác động vào tất cả vạn thể, thì tất cả thái dương hệ cũng không có, hành tinh cũng không có và sự chuyển động quy trình của thái dương hệ cũng không bao giờ có cả. Cho nên chân tính của vũ trụ tác động vào tinh hoa vật thể, tác động vào tất cả những giá trị tổng thể đó, mới hình thành được quy trình của các công trình mà đấng Thống hóa đã thực hiện.
Như đầu tiên chúng ta muốn làm gì thì chúng ta phải dùng trí tuệ, để hình thành một sơ đồ, một cấu trúc, một kiến trúc, rồi chúng ta mới dùng vật chất nguyên liệu để góp lại thực hiện công trình bằng toán học, bằng vật lý, bằng khoa học, bằng kỹ nghệ, bằng công nghiệp. Tất cả đều phải có trí tuệ, phải có tâm linh mới có thể thiết lập những công trình đó.
Như vậy, nếu chúng ta tách rời tính và thể ra làm hai, tâm và vật ra làm hai, thì bất tác dụng đối với tâm và vật, công trình ấy không thể thành công. Thế thì tại sao gọi đó là công trình duy vật, hay đó là công trình thần linh làm, hoặc đó là công trình của tâm linh làm. Bởi do ta nói không có tính toàn phần mà chỉ một phần, một bên, một yếu tố chứ không phải nói tổng hợp của nhiều yếu tố. Chính sự tổng hợp của nhiều yếu tố, của các nguyên tố giữa tính và thể lập thành ấy, thì đó là duy ngã rồi. Vậy chân lý duy ngã là chân lý thực thể của sự hội tụ tâm và vật, hoặc hội tụ tính và thể, hoặc hội tụ của siêu sắc thể và sắc thể. Đó là một chân lý thực thể, vì nó không phủ nhận mà nó hội tụ ở chiều sâu, chiều rộng, chiều cao, bốn gốc độ đều có.
Chúng ta là người Công Luật đi trên con đường duy ngã Vạn Pháp Kinh, và Tâm Vật Hội Tụ Kinh là bổ sung cho hệ thống duy ngã. Tạo cho duy ngã hoàn mãn vượt tuyến với thời gian và không gian, đến một sự nghiệp lớn nhất để đi đến chân ngã. Mà đi từ duy ngã về chân ngã thì công trình càng lớn dần, càng cao dần. Bởi mặt bằng của duy ngã là những công trình thực thể rồi, mà lên chân ngã thì trí huệ lại càng uyên bác hơn, cao siêu hơn, nên công trình lại càng cao siêu hơn nữa. Còn ngược lại chúng ta quay xuống thì nó biến mất cái thực thể của duy ngã, thì công trình dẫn đến sự suy thoái, sự sụp đổ vì do chúng ta phân biến, làm mất đi tính hội tụ của duy ngã, vì đi lệch biên nên nó trở thành tà ngã. Mà tà ngã là làm trong cái ảo, làm trong sức yếu ớt của sự phân biến nền tảng duy ngã đó, thì những công trình ấy là công trình của sự phân biến, là công trình lệch cán cân của Công Luật Duy Ngã và chúng bị đào thải ngay trong những công trình ảo đó.
Hôm nay, các con phải nắm cho rõ về nguyên lý này, để khi chúng ta ra đời nói chuyện, là không còn nói riêng về duy linh, duy tâm, duy vật nữa. Bởi duy linh thì không có tính khoa học, nói đến cái bao la mênh mông của sự vô cùng, mà không chứng minh được thực thể của nó, thì trở thành khó nghe, khó tin, khó thấy. Còn nói về duy vật, thì có thể thấy được, nhưng nó không thừa nhận cái hạt nhân ánh sáng của tâm linh trong đời sống vật chất đó thì nó chỉ là bán phần, làm suy yếu đi cái thực thể của chân lý đời sống trong nhân sinh quan đó. Còn nói về duy tâm cực đoan, thì có nghĩa vật chất là vô thường, luôn luôn có một ý niệm coi thường vật chất và thậm chí là chê chán vật chất, xa lánh vật chất gần như muốn xua đuổi, không cần nó nữa. Như vậy là bị mâu thuẫn, vì chúng ta muốn sự cao đẹp và tôn quý trong sự nghiệp tiến hóa mà chúng ta lại chê chán cái nền tảng để ta bước đi, thì không bao giờ có thể đi đến. Vật chất là con đường là nền tảng để ta đi, mà ta lại chê chán nó, thì chính ta bị thu hẹp lại trong sự bảo thủ và cực đoan của duy tâm một cách sai lầm, cho nên ta bị mất đi thực thể duy ngã, giống như con người mất đi một chân, còn lại một chân thì ta chỉ đi cò cò thôi, thì cuối cùng ta đuối và ngã gục. Vậy người Công Luật là người đi trên chân lý của sự thực là Duy Ngã Vạn Pháp Kinh. Tức là vạn pháp tập hợp thành sức mạnh để tác phẩm duy ngã hoàn chỉnh sự nghiệp chung trong vũ trụ và cho loài người. Nếu chúng ta hoàn chỉnh được giá trị của chân lý duy ngã, hóa thân trong chân ngã, thì không cần thần linh, thần linh vẫn có, không cần Phật, Phật vẫn có, không cần Bồ Tát, Bồ Tát vẫn có, không cần Thánh Tiên, Thánh Tiên vẫn có, không cần đại nhân, đại nhân vẫn có, không cần siêu nhân, siêu nhân vẫn có và có tất cả những thứ gì mà chúng ta muốn có. Vậy đi bằng chân lý sự thực của duy ngã là hóa thân trong vạn pháp và hóa thân trong vạn năng.
GIẢNG VỀ LỜI TUYÊN NGÔN CỦA ĐỨC THÍCH CA: “THIÊN THƯỢNG, THIÊN HẠ, DUY NGÃ ĐỘC TÔN”
Thiên thượng: là Ngài chỉ cho sự cao cả vô cùng của vũ trụ. Thiên hạ: là Ngài chỉ cho đại thể vô cùng của muôn loài. Duy ngã độc tôn: tức duy ngã là quí nhất. Duy ngã đây là Ngài chỉ cho sự tròn đủ của tổng thể tinh hoa trong vũ trụ, mà không thể tách bất cứ một tinh hoa nào của tổng thể ấy ra khỏi đời sống của tổng thể mà có duy ngã. Vậy, duy ngã tức là trung tâm.
Nếu ta duy tâm, duy vật, duy linh thì chính ta đã chẻ cái tổng thể đó ra nhiều mảnh, thì ta mất cái tổng thể của trung tâm.
Ví dụ: nếu chúng ta duy tâm thì ta bị trừu tượng hóa trong tư tưởng mơ hồ và chúng ta lại xem thường vật chất.
Nếu chúng ta duy vật cực đoan thì hoàn toàn chúng ta đánh sập về phần nội tính, chân tính; vì chúng ta cho rằng vật chất hủy diệt thì ý thức cũng theo đó mà mất.
Nếu chúng ta duy linh mang tính đa thần thì chúng ta lại bị nô dịch trong đa thần đó mà mất tính khoa học đại ngã, đồng thời mất tính khoa học duy ngã. Tức thượng tầng khoa học bị mất và hạ tầng khoa học cũng mất luôn.
Nếu duy linh độc thần thì chúng ta hoàn toàn ký gởi đời ta cho đấng Thống Hóa hoặc là Thượng Đế, mà không tự thấy mình là tổng tinh hoa đã được Ngài cho, mà chính ta phải hóa trong công phu, công luyện bằng những phương pháp trong sự nghiệp tu chính để trở về với Ngài. Như vậy, duy linh độc thần ký gởi mất tự lực, là đồng nghĩa với mất thực thể của giá trị chính chúng ta.
Thì duy ngã đại thể mà Đức Như Lai muốn nói đó là lời của trung tâm, là bản chất của trung tâm và giá trị tổng thể của trung tâm vậy. Còn các duy khác hoàn toàn mất trung tâm.
Tóm lại, chúng ta duy tâm, duy vật, duy linh là chẻ nhỏ và làm phân tán cái tổng tinh hoa của duy ngã đại thể nên không hóa được, mà chúng ta phải trở về mặt bằng của duy ngã đại thể là tổng thể sức mạnh để hóa chân ngã và trở về cùng đại ngã.
Như vậy muốn hóa được chân ngã là chúng ta phải đi trên con đường của Tâm Vật Hội Tụ Kinh, Duy Ngã Vạn Pháp Kinh, Trung Tâm Vạn Năng Kinh. Hoặc chúng ta đi theo chu trình thuận tổng thể sức mạnh của Vận Luật Tuần Hoàn Chu Kinh thì mới hóa được.
Chúng ta phải dùng sức mạnh của tổng thể mặt bằng duy ngã để hóa chân ngã. Vì chính duy ngã đã hóa ra bác học, đã hóa ra âm nhạc, đã hóa ra toán học, đã hóa ra công trình đa năng, đa quan và hóa ra kỳ quan, cùng tất cả mọi sản phẩm tốt nhất trên thế giới này. Vậy trung tâm duy ngã là tổng kho tàng để hóa vạn pháp và hình thành giá trị hóa đa năng.
Hôm nay tôi muốn nói về lời tuyên ngôn của Đức Thích Ca. Tức duy ngã đại thể là Trung Tâm; đồng nghĩa với Duy Ngã Vạn Pháp Kinh là Trung Tâm; đồng nghĩa với Trung Tâm Vạn Năng Kinh là Trung Tâm; đồng nghĩa với sức mạnh Oai Âm Dương Vạn Tỏa không tách rời sức mạnh Trung Tâm để hóa vạn pháp, chuyển động luật tuần hoàn trong vạn hữu và hình thành vạn pháp qui tôn.
Chúng ta là đại diện cho tính duy nhất của Trung Tâm và đại diện cho tính duy nhất không biến đổi của bản hạt, thì chúng ta phải hóa. Chúng ta có 3 đại thừa tạng để hóa, có Cửu Kinh Minh Triết để hóa, có 55 pháp trợ luật để hóa, có giới định huệ để hóa, có bát chánh đạo để hóa, có thất giác bồ đề chi để hóa, có 6 căn – 6 thức – 6 trần để hóa, có 5 ấm để hóa, có ngũ tạng để hóa, có não bộ thần kinh để hóa và có tay chân để vận hành trong sự nghiệp hóa.
Duy ngã đại thể là mặt bằng lập thể hóa của biện chứng pháp và hình thành tính chất giá trị tinh hoa của Trung Tâm Vạn Năng.
Duy ngã đại thể là đại diện cho tổng thể Trung Tâm vũ trụ quan. Trong sự nghiệp hóa của 3 tầng: hạ – trung – thượng và đến tột cùng của pháp thân kim cương bất hoại trong sự nghiệp chân tính của vô cực.
Duy ngã đại thể đã trở nên tính toàn thực và xứng đáng là sự nghiệp trung tâm của vạn pháp kinh, xứng đáng là con mắt tổng thể của giá trị hóa và xứng đáng là sự nghiệp mặt bằng bền vững của sự nghiệp hóa Trung Tâm Vạn Năng.
Trở về duy ngã đại thể là tròn đủ linh năng, tròn đủ hạt tâm, tròn đủ cơ cấu hệ thống vật lý và tròn đủ tất cả tổng thể tinh hoa mà không còn bị một chia cắt nào trong duy ngã đại thể đó. Vậy duy ngã đại thể đã đến với chúng ta , thì chúng ta hãy tìm về duy ngã đại thể để được tôn vinh trong sự nghiệp hóa chân ngã.
Hạnh phúc thay! Chúng ta đã có sự nghiệp Duy Ngã Vạn Pháp Kinh và vui mừng thay! Chúng ta đã được sống trong tổng tinh hoa của Duy Ngã Vạn Pháp Kinh. Kinh quĩ ấy đã hàm chứa sự sống và không thể khác được, vì vậy mà ta sẽ ở Trung Tâm Duy Ngã để hóa tất cả những địa đàng xanh tươi nhất, những công trình kỳ quan lớn nhất cho nhân loại hưởng thụ bằng sự nghiệp Duy Ngã hóa. Đó là con đường chân lý của chúng ta.
Những điểm triết bổ sung Duy Ngã.
- Chư Phật đến thế gian Ngài mang xác thịt như chúng sinh, giống chúng sinh hoàn toàn và phải chịu định luật sinh lão bệnh tử. Nhưng Ngài khác chúng sinh là khác phần trí tuệ, đức độ và tài năng; Ngài khác chúng sinh là Ngài có một tâm linh khổng lồ không bệnh hoạn, có một tình thương vô cùng không ngăn mé.
- Duy ngã đại thể là hàm chứa con số tổng của các nền văn minh trong duy ngã đại thể ấy. Dù là nền văn minh cận đại hay cổ đại; hoặc nền văn minh sơ cấp, tiểu cấp, trung cấp và đại cấp cũng đều có trong duy ngã đại thể.
- Càng phân chia ra nhiều cái duy là càng chẻ cái tổng thể mà vũ trụ đã cho; là tự làm bớt đi cái giá trị tổng thể của chính chúng ta có.
- Duy Ngã Vạn Pháp Kinh là một sự trình bày chân thật và hơn tất cả mọi sự chân thật; chân thật đó là duy ngã đại thể hóa chân ngã. Đó là sự biện chứng của duy ngã đại thể đã có mặt trên các hành tinh và hành tinh cùng duy ngã đại thể đã trở thành công chứng cho vũ trụ.
- Duy ngã đại thể đã công chứng cho Trung Tâm Vạn Năng; Duy ngã đại thể đã công chứng cho Âm Dương Vạn Tỏa; Duy ngã đại thể đã công chứng cho Vận Luật Tuần Hoàn. Như vậy, duy ngã đại thể là mặt bằng lập thể hóa của biện chứng pháp và hình thành tính chất giá trị tổng tinh hoa của đấng Thống Hóa. Thì duy ngã đại thể là đại diện cho tổng thể của vũ trụ quan và trung tâm của vũ trụ quan. Đó là tính vững chắc của duy ngã đại thể trong sự nghiệp hóa của 3 tầng hạ- trung- thượng; cho đến tột cùng của pháp thân kim cương bất hoại trong sự nghiệp chân tính của vô cực mà không bao giờ mất.
- Vậy, duy ngã đại thể đã mang tính toàn thực, thì duy ngã đại thể xứng đáng là sự nghiệp trung tâm của vạn pháp kinh; xứng đáng là con mắt tổng thể của giá trị hóa và xứng đáng là mặt bằng bền vững của sự nghiệp hóa Trung Tâm Vạn Năng.
- Trở về duy ngã đại thể là không mất duy linh- duy tâm- duy vật, mà tròn đủ linh năng, tròn đủ hạt tâm, tròn đủ cơ cấu hệ thống vật lý, tròn đủ tất cả tổng thể tinh hoa và không còn bị chia cắt trong duy ngã đại thể đó nữa, mà được sống vững chắc trong minh triết, trong mặt bằng hóa từ hành tinh này đến hành tinh khác; cùng nhiều hành tinh được hóa trong duy ngã đại thể để đi đến chân ngã.
- Duy Ngã Vạn Pháp Kinh là vô địch vì Duy Ngã Vạn Pháp Kinh là trung tâm của sức sống tổng thể vạn năng. Vì vậy, duy ngã đại thể là mặt bằng giá trị chân lý của sự thực mà vũ trụ đã hình thành sự nghiệp hóa.
- Thống Hóa Trung Tâm cùng các pháp chính thống đã có mặt trong thế gian rồi, chúng ta đừng tìm kiếm ở đâu, mà hãy trở về với duy ngã đại thể, để khai thác tất cả tổng tinh hoa của vũ trụ, trong sự nghiệp hóa chân ngã và thành tựu đại ngã.
- Như vậy, hạnh phúc thay chúng ta đã có sự nghiệp Duy Ngã Vạn Pháp Kinh và vui mừng thay chúng ta đã được sống trong tổng tinh hoa của Duy Ngã Vạn Pháp Kinh. Kinh quĩ ấy đã hàm chứa sự sống trường viễn, vì vậy mà ta trở về trung tâm duy ngã để hóa tất cả những địa đàng xanh tươi nhất, những cung trời đẹp nhất và những công trình kỳ quan lớn nhất cho nhân loại hưởng thụ bằng sự nghiệp của Duy Ngã Vạn Pháp Kinh.
Đấng Thống Hóa có được ngôi lời và vô lượng nghĩa trong giá trị hóa, thì cũng lấy mặt bằng của duy ngã đại thể làm ngôi lời. Vì đó là tính chung nhất của giá trị đại thể và sức mạnh lớn nhất của ngôi lời mà đấng Thống Hóa đã cho trong mặt trạng duy ngã đại thể đó.
Nếu có xuất phát những ngôi lời cao hơn để thiết lập những giá trị hóa, để biểu trưng cho sức mạnh của duy ngã đại thể thành tựu chính vị, thì cũng từ ngôi lời của Thống Hóa từ duy ngã đại thể mà ra.
Bản thể của Thống Hóa đã có mặt trong duy ngã đại thể, nếu đứng trên trung tâm đại thể là tính duy nhất của giá trị tổng thể hóa. Như vậy, duy ngã đại thể là tính duy nhất, là độc tôn..
Độc tôn là vì tính thể hợp chiếu, tâm vật hội tụ và tính thể dung thông đã thống nhất trong hệ thống Thống Hóa và có ngôi lời trong vô lượng nghĩa ấy, nên mang tính độc tôn.
Trung Tâm Duy Ngã Vạn Pháp Kinh là kinh tổng chủ của giá trị hóa muôn loại, nhưng lấy duy ngã đại thể làm biểu trưng, đại diện cho hệ thống Trung Tâm Duy Ngã Vạn Pháp Kinh.
Trung Tâm Duy Ngã Vạn Pháp Kinh là cái nghĩa, cái lý khách quan; là cái chứng từ công chứng khách quan; là tính hiệu triệu khách quan; là tính tổng hợp khách quan; là tính tròn đủ khách quan; là tính thực tướng hóa các hình tướng khách quan. Đó là giá trị chân chính nhất của kinh điển. Đối với đức Như Lai đã nhìn thấu suốt 4 chiều nên mới phát ra một lời tuyên ngôn là: “Thiên thượng, thiên hạ, duy ngã độc tôn”. Tức là trên trời dưới đất duy ngã là quí nhất.
Như vậy, Trung Tâm Duy Ngã Vạn Pháp Kinh là có chân tính thực tướng, là quí nhất, mà chư Phật 3 đời đã tôn vinh là kinh Trung Tâm vũ trụ. Sự tôn vinh ấy sẽ không bao giờ chấm dứt, vì duy ngã đại thể sẽ không bao giờ chấm dứt và Trung Tâm Duy Ngã Vạn Pháp Kinh cũng không bao giờ chấm dứt, nên sự độc tôn cũng được mãi mãi và không bao giờ chấm dứt.
Vì sao được tôn vinh như vậy? Vì chư Phật ra đời mang tính khách quan từ Trung Tâm Duy Ngã Vạn Pháp Kinh và thành lập được quả vị Như Lai là nhờ ở kinh này mà ra. Nên Ngài đã chịu ơn ở kinh này bèn tôn vinh nó là duy nhất.

0 nhận xét:

Đăng nhận xét

Ví bạn hãy dùng ngôn ngữ lịch sự, tôn trọng lẫn nhau, mỗi người có cấp độ trình độ riêng nên không nên phán xét nếu không thông hiểu. Xin cảm ơn!