Thứ Hai, 13 tháng 5, 2013

cửu kinh minh triết 16


MỤC LỤC

STT                                                                                                    TRANG
1.  DUY NGÃ, VẬT THỂ, TỔNG THỂ VŨ TRỤ QUAN, THỐNG HÓA.. 1
2.  SỰ LÝ DUNG THÔNG CỦA HỆ THỐNG CỬU TRÙ HỒNG PHẠM VÀ CỬU KINH MINH TRIẾT. 8
3.  TÍNH THỐNG NHẤT CỦA ĐẠI THỂ, CHI THỂ VÀ VẬT LÝ TRONG HỆ THỐNG HÓA.. 15
4.  NGUYÊN CHƠN SIÊU THỂ. 22
5.  NGHỊ LUẬN TỰ DO VỀ ĐỀ TÀI: Ý THỨC, TRÍ THỨC VÀ TRI THỨC.. 28
6.  Ý NGHĨA CỦA TAM TẠNG KINH.. 32
7.  TÍNH TRÒN ĐỦ LÀ CHỦ THỂ CỦA VẠN PHÁP;  HÌNH TRÒN ĐỦ LÀ CHỦ THỂ CỦA VẠN HÌNH. 36

Giảng về đề kinh
DUY NGÃ, VẬT THỂ, TỔNG THỂ
VŨ TRỤ QUAN, THỐNG HÓA
Tháng 03 Bính Tuất – 2006
Hôm nay, tôi muốn phân tích cho các vị rõ về duy ngã, vật thể, tổng thể vũ trụ quan, Thống hóa. Bốn phần này là một hay là bốn chiều? Đó là điều tôi muốn phân tích về sự liên kết chặt chẽ của giá trị từ Thống hóa đến duy ngã và từ duy ngã đến Thống hóa. Khi nói về duy ngã thì không thể tách rời hệ thống vật chất, cũng không tách rời tổng thể của hệ thống vũ trụ trong ba tầng: Thống hóa, tàng hóa và tác hóa. Nói đến Thống hóa là nói đến cả một tổng thể trung tâm vũ trụ. Vậy các vị hãy nắm cho được nguyên lý từ duy ngã đến Thống hóa và ngược lại.
- Tổng thể vũ trụ quan Thống hóa tức là thượng tầng. Duy ngã vật thể tức là hạ tầng. Tạm chia như vậy, bởi duy ngã là tính biện chứng của sự hiện hữu, vạn hữu mà con người là biểu trưng cho tính chất duy ngã. Nếu con người không có hệ thống và cơ cấu vật chất, mang tính chất thiết lập, thì con người ấy tác dụng vào đâu, nên khi nói đến vật chất thì phải nói đến con người. Như vậy, con người và vật chất trở nên gắn liền không tách rời nhau. Thì đó là Duy Ngã, Vật Thể.
Nếu con người mà tách rời vật chất thì giá trị duy ngã ấy không có quỹ đạo hoạt động, cho nên vật chất là hệ thống là nền móng, là giá trị cơ bản để cho duy ngã có quĩ đạo chuyển động và hình thành trong quĩ đạo chuyển động đó. Mối chốt của duy ngã là tinh hoa tính và thể. Vì không thể tách rời tính và thể để có duy ngã. Vậy duy ngã là giá trị hợp chiếu của tính và thể, tức là siêu sắc thể và sắc thể.
Như vậy, trong hệ thống vật chất có chất thể và lượng. Giá trị của chất thì chúng ta không thể thấy được, mà chúng ta dùng tri thức qua hệ thống cơ cấu khoa học để mà nghiệm thấy được chất, chứ chúng ta không dùng con mắt để thấy chất, mà dùng con mắt chỉ thấy được hình lượng thôi. Như vậy, duy ngã vật thể, tổng thể vũ trụ quan Thống hóa (DNVTTTVTQTH) nó trở nên tính chất của giá trị vạn pháp, là đề tài của Duy Ngã Vạn Pháp Kinh.
Vạn pháp kinh từ đâu sinh? Từ tính thể hợp chiếu sinh vạn pháp kinh. Vạn pháp ở đây chúng ta không thể tính đếm bằng con số là 10.000, mà vạn pháp là hình lập của giá trị trục, chuyển động từ trục, là sức mạnh của vạn năng, là tính trục, tính chuyển động của cực mạnh.
Khi nói đến Thống hóa thì chúng ta liền hiểu đến trung tâm. Vì trong Thống hóa có chân tính siêu cực, tức là Thức Thống Thần Đại Ngã, Trung Tâm Vạn Năng và Oai Âm Dương Vạn Tỏa kinh. Thì ba kinh này thuộc phần tính tổng thể vũ trụ quan, Thống hóa.
Vậy từ nguyên lý vô cực chân tính ánh sáng không biên giới đó, tức Thức thống thần đại ngã, là nơi không sinh diệt mới quyết định được trung tâm và chính Trung Tâm Vạn Năng đó mới có thể hình thành cường lực vô cùng to lớn của Oai âm dương vạn tỏa. Từ đó mới hình thành đất nước gió lửa, hình thành siêu sắc thể và sắc thể, hình thành được tất cả vạn pháp. Mà vạn pháp là giá trị vô lượng, là nói đến tính chất không biên giới.
Như trong tàng hóa, nếu nói theo tam thiên đại thiên thế giới mà Đức Như Lai đã nói, thì nó cũng thể lập cái tàng hóa cho tính cơ cấu biện chứng của vô cực rồi. Sức mạnh vô cùng của vô cực ở trong Trung Tâm Vạn Năng mà hình thành giá trị của tam thiên đại thiên thế giới, có ba tầng: thượng, trung, hạ. Mà tầng tối thượng tức là siêu sắc thể và sắc thể, cho đến tầng thấp nhất là chúng ta đang sống trên hành tinh này. Hệ thống triết học chúng ta bao gồm: vật chất, ý thức, ánh sáng chân tính và sức mạnh của trung tâm. Triết học đó mang đủ hết tất cả những chất thể, tổng thể và không còn thiếu một chất thể nào trong giá trị của nó. Nó không còn là một góc, một đơn chất mà nó tập lũy và kết tinh được tất cả mọi đơn chất, để trở thành tổng chất. Cho nên trong hệ thống đó có đủ những giá trị của thất đại hội hóa. Thì trong thất đại hội hóa đó, có bốn đại (đất, nước, gió, lửa) là thể lập của sắc tướng, còn ba đại kia chúng ta không thấy. Đó là hư không đại đồng nghĩa với vô cực đại, Trung Tâm Vạn Năng đại và Oai Âm Dương Vạn Tỏa đại. Ba đại này chúng ta không thể thấy. Vì ngay trong phong đại chúng ta còn không thấy, thì huống hồ chi ba thể đại mà vượt trên bốn thể đại bình thường ở trong đời sống chúng ta đây. Như vậy, hệ thống của DNVTTTVTQTH, nó đã gồm đủ bốn chiều và nó trở nên sức mạnh của thất đại hội hóa, đã thiết lập một hệ thống khổng lồ như vậy, mới có toàn thể chúng ta. Đó là một hệ thống có tính chất kỳ bí, có tính chất khoa học đại ngã, có não bộ, có trung tâm và hình thành ra vạn pháp, để vạn pháp thường chuyển và không tách rời trung tâm, mà vẫn được tồn tại trong quy trình sinh diệt đó. Sinh diệt vô tận là nhờ sức mạnh vô cùng của sự tập hợp tổng tinh hoa, sự sinh diệt ấy được lưu chuyển mãi mãi mà không bao giờ chấm dứt.
Tóm lại, duy ngã là biểu thị cho ý thức và vật chất, không tách rời ý thức vật chất, không thể phân biệt sự có trước, có sau của vật chất và ý thức thì mới gọi là duy ngã. Còn nếu có sự khởi thủy vật chất có trước, ý thức có sau hoặc ngược lại, thì giá trị duy ngã ấy không hoàn chỉnh được tính đại thể. Vì vậy nên duy ngã là bản chất của đại thể, là bản chất của vạn pháp từ trung tâm mà ra. Bởi vì vượt trên vật chất tức là có trung tâm, còn nếu khởi đầu là vật chất tách rời trung tâm thì vật chất ấy từ đâu sinh ra? Không thể đảo ngược như vậy được. Như vậy, đề tài DNVTTTVTQTH là một đề tài thuận, vì nền tảng của duy ngã là không tách rời vật thể để đi lần đến tổng thể, và tổng thể nhảy vào vô cực của Thống hóa.
Tôi muốn nhắc lại cho các vị nhuần nhuyễn được triết học này, thì các vị phải hiểu trong 12 nhân duyên của Như Lai là: Vô minh thị sinh ra chân hành và chân hành sinh ra thức, thì chân hành ấy tức là trung tâm vũ trụ, là sức khởi động, chuyển động cực kỳ to lớn mới có hành. Nếu trong trung tâm ấy không có vạn năng và sức chuyển động thì không có hành, chính vì có hành nên sinh ra thức và thức sinh ra danh sắc. Như vậy, lời của Đức Từ Phụ chúng ta hoàn toàn đứng trên tinh thần triết học khách quan, chứ Ngài không nói chủ quan. Chính cái khách quan đó nó đã làm sáng tỏ được bộ kinh duy ngã. Thế nên duy ngã là tôn chỉ quý nhất, chỉ cho loài người trên trái đất và có thể bất cứ ở một hành tinh nào xa xôi cũng đang quý cái duy ngã của chúng ta đây. Vì nó là bản thể, là chân thể của sự thực, vì nó tập hợp tổng thể tinh hoa của sự thực, vì nó là giá trị của siêu sắc thể và sắc thể hợp chiếu, vì nó là chân tính và thể lập hoàn toàn ở trong giá trị siêu việt và trên mọi siêu việt, chính như vậy mới có chúng ta. Vậy đề tài chính của tổng thể cửu kinh là DNVTTTVTQTH.
Trong đề tài nầy chúng ta thấy rằng: Tổng thể vũ trụ quan đó là dịch lý, Thống hóa đó là Ki tô giáo, Vật Thể đó là Mac Lê Nin, Duy Ngã đó là Phật giáo. Vậy trong đề tài này nó đã nói lên mọi giá trị của các tôn chỉ, đều tập hợp đủ trong một đề tài kinh DNVTTTVTQTH.
Thống hóa: chúng ta phải hiểu đây là sự tột đỉnh về giá trị vô cùng, mà không có chỗ nào để nghị luận nữa, thì cũng đồng nghĩa với Thượng đế.
Tổng thể vũ trụ quan là nói về trung tâm dịch biến và tính điều ngự của vạn năng.
Vật thể tức là cơ cấu vật lý mà tất cả những nhà khoa học đuổi bắt theo nó để khai thác vật lý, tìm kiếm vật lý và sáng tạo vật lý.
Duy ngã thì nghiêng về tâm và pháp, vì duy ngã không thể tách rời tâm và pháp mà có. Vậy, hệ thống duy ngã nó khách quan ở chủ thuyết duy tâm học mà nhà Phật đã nói trước đây, tức là duy tâm khách quan. Còn Thống hóa là duy linh nhất thể. Vậy, duy linh nhất thể hay duy tâm khách quan thì trong hệ thống triết học chúng ta đã được hoàn hảo như vậy.
DNVTTTVTQTH là một đề tài hoàn hảo của các chiều học trong sự nghiệp tổng thể, thì tất cả những triết học đều phát minh từ trong bốn chiều này mà ra. Như vậy theo cách nhìn về vũ trụ của các nhà bác học, các nhà học lý, các nhà đạo sư ra đời, tìm cách dạy dỗ chúng sinh trong mỗi thời kỳ. Tùy theo năng lực, trình độ của chúng sinh mà rút ra từ cách nhìn nhận về vũ trụ để mà giảng thuyết nên mới có những sự khác biệt đó. Còn đề tài DNVTTTVTQTH là một đề tài kinh điển, không có sự khác biệt giữa các triết học, vì triết học tổng thể đã được hội tụ trong đề tài này.
Định nghĩa của duy ngãlà sư hợp chiếu của tinh hoa tâm vật, là sự hợp chiếu của tinh hoa tính thể, là sự hợp chiếu của tổng thể tinh hoa. Như vậy chúng ta đang đi trên cái thực thể của duy ngã để tiến dần vào sự nghiệp vô cùng của đấng Thống hóa. Vì đấng Thống hóa cho chúng ta sức mạnh của đôi chân duy ngã, cho chúng ta các biện chứng pháp về tính chất duy ngã, tức là tri thức tâm linh và vật chất. Cho chúng ta cái thực, đó là sức mạnh của đôi chân duy ngã, để chúng ta bước dần trên con đường tiến hóa, đi ngược trở về với Công Luật, vào trung tâm Công Luật. Đó là con đường chắc thật, mà không có con đường nào khác hơn. Hôm nay chúng ta đang đi trên con đường Công Luật thì duy ngã vẫn là bản kinh, là giá trị cơ cấu tất yếu của Công Luật vũ trụ. Vậy chúng ta đang đi trên con đường duy ngã của Công Luật và Công Luật hóa duy ngã.
Chúng ta không bao giờ có thể chấp nhận một học thuyết mà tách rời những giá trị tổng thể đó ra, để quyết định cho giá trị sự nghiệp cứu cánh loài người ở trên hành tinh này. Cho nên tôi thường nhắc các vị, tất cả những công trình có trên hành tinh của chúng ta là công trình của duy ngã, chứ không thể là công trình của duy vật, vì nếu vật chất có mà không có tri thức tâm linh, là sự hiểu biết để tác động vào cơ cấu vật chất đó, thì vật chất ấy không thể trở thành tác phẩm. Tính vạn pháp quyền biến vô cùng ấy có, là do tri thức ánh sáng chuyển động, nên mới biến đổi được giá trị vật chất, từ tác phẩm xấu, đi đến tốt hoặc ngược lại. Vậy tâm vật tương phản hóa sinh là giá trị định lý nhất định của đức Ngọc Đảnh, mà không thể gọi là thuyết liên gen được. Bởi vì nếu tách phần tính ở trong hệ thống gen đó thì gen sẽ bị biến cố. Nếu đưa phần tính tốt vào trong hệ thống gen thì biến đổi phần gen ấy thành tốt. Như vậy thì tính cơ cấu của vật lý gen không thể tách rời phần tính, nếu tách rời phần tính thì gen đó tự động hóa, bị biến mất theo kiểu không có cơ cấu, mất tính chủ định về giá trị của quĩ đạo, tức là bị biến đổi quĩ đạo mà không có quĩ đạo để chúng ta đi, đó là tính tất yếu. Thì hôm nay bài này là một bài rất quan trọng mà đối với học trò, đối với sinh viên Công Luật là phải hiểu được cái tổng hàm của triết học. Trong tổng hàm ấy chúng ta phải phân được cái chất thể của giá trị tổng hàm, biết được cái tính của hệ thống Thống hóa và hệ thống tổng trì, vũ trụ và biết được về giá trị tính chất cơ cấu vật lý của siêu sắc thể và sắc thể, tính thể hợp chiếu để hình thành ra giá trị duy ngã, là chúng ta đây.
Vậy, chúng ta có đây không đơn giản như một vật thể mà có thể hình thành ra được. Mà phải có cả một hệ thống phức tạp, tập hợp cả một sức tinh hoa tổng thể, mới có thể hình thành ra chúng ta. Nguyên lý, chân lý đó sâu xa tột cùng lắm. Thì ở tầng dưới chúng ta tạm dùng ngôn ngữ để nói lên những mạch kinh, những câu kinh, những kho kinh, những tàng kinh, những bộ kinh. Nhưng khi đã vào vô cực thì nơi đó đã thoát chiếu ánh sáng tột đỉnh của kinh và kinh chiếu ánh sáng Thống hóa là vượt trên toàn kinh, cho nên ở nơi đó không có kinh, mà là tạm nói kinh.
Thật ra thì con đường đi đến vô cực là con đường tất yếu phải có, nhưng chúng ta có đi nỗi hay không? Như chúng ta đã đi từ hằng hà sa số kiếp, của a tăng kỳ kiếp cho đến nay và ta đã được làm người, thì cái chặng đường ấy là chặng đường quá xa, chúng ta không thể nào lường tính được bằng ý thức. Đến ngày hôm nay chúng ta có mặt ở đây, đang ngồi đây, đang nói chuyện và đang nghe pháp đây, thì con đường mà chúng ta đang tiếp tục đi, con đường đó gần lắm chứ không xa đâu. Vì hôm nay chúng ta thực sự đi bằng đôi chân duy ngã, không còn đi theo hình thức bò sát, không đi theo hình thức bốn chân hoặc nhiều chân và không theo hình thức của sự uyển chuyển vay mượn của các hỗ trợ khác. Mà chúng ta đi bằng đôi chân trên con đường vượt tiến của sự nghiệp Công Luật, con đường ấy không còn xa, chúng ta phải tin nhận như vậy. Chúng ta phải tập hợp một sức mạnh để đi và đi để đem lại hạnh phúc cho chính ta.
Đối với Phật giáo ngày nay người ta chưa lật ra được những bản chương lớn, về giá trị sự nghiệp hóa thân của đại lộ trong thời kỳ hiện đại. Người ta còn bảo thủ những cái đó, người ta học đại thừa, mà người ta chưa biết đại thừa là gì?. Người ta đi trên con đường Phật đạo, mà người ta chưa biết cái Phật đạo tột vị của giá trị duy ngã là một điều thiếu sót. Người ta biết nhiều bản kinh, nhiều kiểu kinh, nhiều học vị kinh nhưng người ta chưa biết được kho tàng duy ngã thì đó là một điều thiếu sót. Mà thiếu sót về giá trị của duy ngã thì cũng là thiếu sót về giá trị của đại ngã. Họ nói về đại ngã mà lại bỏ quên cái duy ngã của nền tảng vạn pháp kinh, thì đại ngã kia là một sự lỏng lẽo, chứ không phải là một sự vững chắc.
Ông Chơn Ngọc Biện Hộ xin hỏi: Thưa cha, những công trình mà nhân loại đang thực hiện trong đời sống thế gian như con đường, chiếc cầu, kim tự tháp, quyển sách v.v… thì đó có phải là công trình duy ngã hay không?
Ngài dạy, tất cả đều là công trình của đại thể duy ngã cả, vì cái lý khách quan của nó là tính thể hợp chiếu mới hình thành ra tác phẩm. Nếu tính thể không hợp chiếu thì tác phẩm ấy không có. Còn nói về tâm vật, nếu không hội tụ thì không làm ra cái đó. Vật một bên, tâm một bên. Tâm phân tán, vật phân tán thì làm sao ra tác phẩm. Nếu có tâm mà không có một chút vật chất nào thì lấy gì mà làm?. Như ta có ý niệm viết lên một quyển sách, mà nếu không có giấy, mực, viết và không có tay thì lấy gì viết lên quyển sách đó. Còn nếu như giấy có, mực có, viết có và tay có mà không có chủ tính thì biết đâu mà viết. Như vậy đó là công trình duy ngã đại thể.
Ông Chơn Ngọc Biện Hộ xin hỏi: Thưa cha, những công trình do thiên nhiên tạo ra như hòn núi, con sông, biển hồ thì đó là công trình gì?
Ngài dạy, đó là công trình của đại ngã, công trình của Trung Tâm Vạn Năng. Mà tổng công trình của Trung Tâm Vạn Năng gồm có: đất nước gió lửa, con người và vạn vật, đó là của đại ngã rồi.
Vậy Công Luật là có thượng tầng, hạ tầng, có nghĩa là duy ngã đi đến đại ngã, còn đại ngã là hóa thân nền đại thể pháp giới của duy ngã. Như Đức Phật xuống nói “duy ngã độc tôn” tức là nói lên cái giá trị tột cùng của chân lý đại thể, tức là nói đến Trung Tâm Vạn Năng rồi.
Tóm lại, những gì con người kết hợp giữa ý thức và vật chất làm ra, là công trình duy ngã. Còn những cái gì không thuộc về con người, mà thuộc về Trung Tâm Vạn Năng như tác phẩm con người chúng ta được hình thành ra từ trung tâm, thì con người duy ngã từ đại ngã mà ra. Nên duy ngã là tính biện chứng của giá trị nền tảng, để chúng ta trở về với đại ngã. Chớ duy ngã ở đây chưa phải là cái cứu cánh tột đỉnh. Bởi vì từ duy ngã là tính khách quan của giá trị biểu trưng, đặc thù cơ cấu của đại thể, nếu chúng ta giảm trụt thì thành tà ngã, mà nếu tiến hóa lên thì thành chân ngã, và từ chân ngã là nền tảng đi đến đại ngã.
Nhưng nếu chúng ta sống theo bản năng và bảo thủ bản năng một cách cực độ, làm cho phân tán chất liệu tinh hoa của chân ngã, của tính duy ngã khách quan, thì chúng ta sẽ biến thành tà ngã. Tức cái ta thoái hóa là cái ta của tà, mà cái ta tiến hóa là cái ta của chân. Vậy duy ngã là tôn chỉ, nhưng đỉnh cao của nó là chân ngã, là đại ngã. Nhưng mà sự thoái hóa của nó là tà ngã. Cái tà ấy là do chúng ta biến đổi tất cả những giá trị của sự thật, là làm mất đi sự thực, thì mọi nghiệp dữ nó sẽ làm chủ lấy chúng ta.
Như vậy, duy ngã và đại ngã, chúng ta tạm lập là thượng tầng và hạ tầng, nhưng chúng ta muốn tìm ra cái thượng tầng thì chúng ta phải đi bằng duy ngã vạn pháp kinh. Đi bằng đôi chân thực sự của biện chứng pháp, trên mặt bằng  đại thể duy ngã. Tức là đi bằng cái chính của chúng ta để chúng ta hồi lưu. Chính cái được cho thì chúng ta giữ cái cho đó để hồi lưu, mà hồi lưu tức là trở về cái gốc của cho, thì chúng ta mới có được đại ngã. Còn như chúng ta không trở về, không hồi lưu mà lại tiếp tục dong ruỗi ra đi thì bị phân tán, không trở về gốc để thấy được tổng thể đó.
Vậy thì đi bằng đôi chân của duy ngã, là nhằm để làm rõ, làm sáng tỏ sự thực, vì sự thực là những gì mà chúng ta có thể nhìn nhận trong tính đại thể, tính biện chứng là cái cần để chúng ta nhìn nhận. Rồi từ cái biện chứng này, ta mới bước qua một gạch nối nữa là siêu chứng. Còn nếu chúng ta chưa đi qua biện chứng này, thì không thể đi vào siêu chứng được. Tức là từ vòng ngoài ta nhảy vào vòng trong, thì phải trãi qua cuộc huân tập của biện chứng, để kết tinh được sức mạnh nhảy vào vòng trong, tức là chứng tính vậy.
Thế thì quá trình giữa lập thể mà đi đến chứng tính là có hai giai đoạn của sự huân tập từ ngoại nhảy vào nội. Nếu như nhân loại sống trong vòng trong hết, thì thái bình thịnh trị, an cư lạc nghiệp rồi và cái toàn thiện của hành tinh đã có rồi chứ đâu còn chỗ này ác, chỗ kia thiện, chỗ này thật, chỗ kia giả. Vậy thì nhân loại không nhận chân được giá trị của chân lý, không quay về với chân lý thực thể của nó nên mới có chuyện thoái hóa, tà ngã.
Như vậy, hôm nay tôi giải thích đề tài kinh DNVTTTVTQTH nó đã gồm chứa được tất cả những giá trị đó. Thì chúng ta phải rút từng phần kinh ra để mà giảng. Chúng ta là người Công Luật phải nói đề tài này, vì nó mang được tính tổng hợp. Đây không phải là sự phát minh của chính tôi, mà đây là sự nhìn nhận giá trị tổng thể mà Chư Phật đã trãi qua hàng triệu triệu kiếp, đã nhìn vũ trụ bằng một con mắt kiến tính về giá trị tổng thể của vũ trụ, chứ không phải là một sự bịa đặt. Như vậy cái nhìn nhận của Chư Phật là một sự nhìn nhận đúng hoàn toàn trong phép tính Duy Ngã Vạn Pháp Kinh. Nên Đức Như Lai mới dám nói là: “Trên trời dưới đất duy ngã là quý nhất”.


0 nhận xét:

Đăng nhận xét

Ví bạn hãy dùng ngôn ngữ lịch sự, tôn trọng lẫn nhau, mỗi người có cấp độ trình độ riêng nên không nên phán xét nếu không thông hiểu. Xin cảm ơn!