Thứ Hai, 13 tháng 5, 2013

cửu kinh minh triết 17


SỰ LÝ DUNG THÔNG CỦA HỆ THỐNG CỬU TRÙ HỒNG PHẠM VÀ CỬU KINH MINH TRIẾT
Hôm nay chúng ta nói về sự lý của hệ thống cửu kinh minh triết, cửu trù hồng phạm đã có tính thống nhất trong tính tịch chiếu dung thông đối với 3 ngôi kinh chủ.
Đại thể duy ngã là giá trị bảo chứng rất đích thực của hệ thống hợp chiếu tính và thể, tâm và vật được dung thông. Vì nếu không dung thông thì nó không hình thành đại thể duy ngã. Mà đại thể duy ngã là trở thành trái chín của giá trị đầu đời trong sự nghiệp thánh.
Nhân ở hệ thống thần kinh não bộ của chúng ta đã được thiết lập một cách chặt chẽ và tối tinh vi. Ta bèn thấy đó mà tri kiến cho hệ thống 3 ngôi kinh chủ của hệ thống trục để quyết định giá trị đại hóa trong sự nghiệp vạn hữu. Thì sự lý ấy đã trở thành định luật tất yếu và trở thành toàn mãn trong giá trị hóa, mà không bị bẻ gãy giá trị hóa trong trục của 3 ngôi kinh cao nhất.
Như mọi giá trị trong đời sống của duy ngã đại thể đã thể hiện được tính quyền năng trong siêu năng và quyền năng trong cơ năng, đó là lý sự của hệ thống thống nhất đối với 3 ngôi kinh cao nhất của trục.
Nếu không có 3 ngôi kinh chủ ấy thì đời sống của duy ngã đại thể không thể thể hiện được quyền năng trong siêu năng và quyền năng trong cơ năng. Hôm nay cái đọt cuối cùng của âm dương vạn tỏa mà nó đã làm rực rỡ cho thái dương hệ và lập nên những kỳ quan của đại phố. Nếu không có ngôi kinh thứ 3 là đồng nghĩa với giá trị hóa trong vạn lực từ năng cũng không có.
Như vậy, chúng ta thấy sự lý của cửu kinh hồng phạm và cửu kinh minh triết đã trở thành tính tất yếu. Vì đi vào cửu kinh minh triết là vượt trên thần học, vượt trên tâm học và vượt trên vật học. Là vì chúng ta đã hệ thống hóa và đi vào hệ thống duy nhất tính thống nhất. là ở trên đỉnh cao của phát huệ cường độ vô song của trung tâm vạn năng phát ra tính toàn cực và lập nên một hệ thống gọi là hợp chiếu dung thông để thực hiện công trình này. Còn nếu tiếp tục duy linh, duy tâm, duy vật là làm phân hóa bản chất và giá trị tổng hợp của duy ngã đại thể trong 3 ngôi kinh trục ấy.
Như vậy, cửu kinh minh triết đã trở thành một hệ thống thống nhất và hoàn toàn tịch chiếu và dung thông. Cửu kinh minh triết đã trở thành mãi mãi trong đời sống của thượng tầng, trung tầng, hạ tầng và khắp cùng cả thiên hà, ngân hà và các thái dương hệ đều nằm trong quĩ đạo của cửu kinh minh triết để thực hiện công trình hóa vũ trụ.
Đối với 3 ngôi kinh trục chúng ta có thể gọi là kinh chủ thể vì sao? Vì tất cả Chư Phật 3 đời đều khơi dậy những giá trị sức mạnh từ trung tâm, mà thường chúng ta lại cho là tâm học; mà tâm học ấy lại là hình nhi hạ của ý thức tương tác. Nếu không biết đi vào quĩ đạo của trung tâm học đối với vũ trụ, thì tâm học của hình nhi hạ ấy bị lạc vào trong hố vực và phân biến của vọng thức làm điên đảo trong đời sống của duy ngã đại thể.
Như vậy, tâm học của hệ thống cửu kinh là đưa ý thức tương tác quay ngược 180 độ trở về trung tâm là nguồn sinh hóa ra chúng ta, thì nơi ấy là nơi vĩnh hằng và là nơi cứu cánh cao nhất của tâm học.
Đức Từ Phụ chúng ta nói “Minh triết phủ chiếu hành tinh” là tính trong giá trị siêu thể linh năng đã được phủ chiếu và đại diện của các thái dương hệ. Trong mặt trời ấy đã có ánh sáng tập hợp của sức hội tụ để phủ chiếu hành tinh.
Nếu hệ thống thái dương hệ vận hành trong chu trình quay đã tiếp nhận ánh sáng của mặt cầu, thì tính phủ chiếu của giá trị ánh sáng ấy cũng không thiếu sót trong đời sống của duy ngã đại thể và vạn hữu, thì bản chất của nó đã được dung thông và tính giá trị của hệ thống vật lý cũng được dung thông. Vì nếu nó không được dung thông cũng đồng nghĩa với phản ứng và biến đổi tính chất giá trị hóa và hoàn toàn bị sụp đổ trong đời sống của duy ngã đại thể, cùng muôn vật cũng đều bị sụp đổ.
Đó là tính vững chắc của hệ thống lý sự của cửu trù hồng phạm và cửu kinh minh triết trong hệ thống của 3 ngôi kinh mà chúng ta được nhận lấy. Hạnh phúc thay đối với đời sống vũ trụ và nhân sinh là một hệ thống khép kín có tính thống nhất mà không thể tách rời nhau.
Đối với kinh 5 của duy ngã vạn pháp kinh là thành phẩm giá trị hóa của mặt bằng, nhưng nếu nó không quay ngược trở về tâm vật hội tụ của kinh 6 thì hoàn toàn tác phẩm ấy chưa được hoàn mãn và giá trị bát nhã không có. Mà giá trị bát nhã không có thì tính duy ngã đại thể tiếp tục phân hóa. Nên Đức Như Lai đưa bát nhã vào trong đời sống của duy ngã đại thể là nhằm mục đích không cho nó biến đổi.
Khi các động nghiệp trong đời sống duy ngã được lọc xong trong tính bản thể thì tính hội tụ sẽ được gặp ở đây.
Trong hệ thống chuyên môn thường thường bị đi lệch vì không có tính hệ thống thống nhất trong tính Công Luật Thống Hóa và không có tính cửu kinh sâu về giá trị chân tính đối với sự nghiệp chuyên môn; vì ánh sáng chuyên môn là thuộc về não bộ thần kinh phát ra không thuộc về chân tính, thì đó chưa thuộc về lõi. Còn ánh sáng kinh điển là thuộc về chân tính đã làm chủ toàn bộ não bộ, điều động được não bộ và không cho não bộ đi lệch với quĩ đạo.
Vậy não bộ là khoa học chuyên môn, còn chân tính thì đã vượt trên khoa học của nhị nguyên thì chân tính là tính cứu cánh cao nhất của muôn loại.
Về giá trị bình đẳng của Công Luật là tiến hóa. Là hóa cực vi, hóa cực đại và hóa lập cực thượng, hóa lập cực hạ, hóa lập cực trung và hình thành giá trị dung hóa của giá trị hóa để đi đến chỗ tiến hóa một cách tốt đẹp nhất và trở về chỗ tột cùng của sự hóa ấy.
Như vậy, cửu kinh hồng phạm là sự lý đã được hoàn hảo, tính chất đã được tịch chiếu và vạn pháp đã được dung thông, chân tâm và hệ thống trung tâm hoàn toàn không ly thoát mà có một sự thống nhất tròn đủ rất là mạnh và cũng không thêm không bớt. Nên nói kinh rằng: Cửu kinh liên tịch chiếu, vạn pháp hóa tinh hoa, chân tâm thông tam giới, thượng hạ bảo dung hòa.
Vậy cửu kinh minh triết là cửu trù hồng phạm mà có hệ thống thống nhất trong tính ròng của nó thì mới có tiếng nói Thượng Đế, đó là ngôi lời tột đỉnh. Nếu như tách rời hệ thống minh triết mà nói, thì đó là ngôi lời biến mãn thuộc về ý thức tội ác.
Tội ác ấy từ hai loại bản ngã sau đây: Một là bản ngã nhân bản, hai là bản ngã của tôn giáo, hoặc là bản ngã của chế độ. Đối với bản ngã của tôn giáo hoặc chế độ rất là nguy hiểm, vì một khi nó đi lệch quĩ đạo chân chính. Chính những bản ngã đó nó đã làm cho thế giới quan bị đảo lộn trong nhiều thời kỳ và cũng từ những bản ngã cộng nghiệp của các tôn chỉ không đúng chính pháp, thì chính đó là tà đạo, là hôn quân, là bạo chúa và sát tinh quân; vì nó tập hợp cả đại thể cùng đi làm ác, dẫn đến nhân loại trên thế giới này phải chịu chìm trong tối tăm và đau khổ. Đó là hệ quả mà nhân loại đã phá vỡ mặt bằng của duy ngã đại thể. Một khi ta phá vỡ duy ngã đại thể tổng thể tinh hoa là phá vỡ đạo lộ quay ngược về nguồn, tức là phân biến, tiếp tục phân biến tính duy ngã và đi theo các duy của một chiều khác rất nguy hiểm.
Khi duy vật đến đỉnh cao thì chính khí nhân nghĩa của hạt nhân đã bị đánh mất. Nó có thể quên cả cha mẹ ông bà, nguồn gốc tổ tiên và thậm chí tất cả những nghĩa tào khang trong đời sống về kết tinh nhân duyên có quan hệ nhiều đời của hệ thống duy ngã cũng bị phá sập, nên nó lột xác bằng kiểu thay đổi liên tục và lật đổ liên tục trong đời sống của duy ngã phu thê.
Đối với Cha đã thấy rằng hành tinh trong thời kỳ mạt hoang của tâm thức và nền công nghiệp đỏ đã xé nát hệ thống mạng xanh của hành tinh và đời sống tổng tinh hoa đã bị trục phá. Trục phá trong lòng cầu, trục phá trong các mãn của lục địa, trục phá các thể rắn và sự bền vững của hành tinh trong đời sống của thái dương hệ. Nếu cứ kéo dài thì sẽ có một ngày nào đó nó biến trục và hành tinh sẽ bị loại ra khỏi đời sống của thái dương hệ.
Một khi chúng ta đã đột phá và liên thông, nắm vững được cửu kinh minh triết thì chúng ta có thể làm bất cứ một thứ gì cũng không còn bị lầm lẫn nữa. Vì cửu kinh minh triết là phá tất cả những lập thể che chắn và hình thành thông suốt trong tịch chiếu liên thông thì sẽ bức phá được toàn cực để tự giải phóng được giá trị chính chúng ta.
Vậy sức mạnh cửu kinh minh triết vẫn là sức mạnh toàn cực trong giá trị thực hữu của đời sống duy ngã đại thể.
Ngài bảo ông Chơn Quốc Chính Thống phát biểu.
Lời phát biểu của ông Chơn Quốc Chính Thống: Thưa Cha, về tính chất và giá trị của cửu kinh minh triết là thuộc về trục, luôn luôn có một lực bảo hộ tuyệt đối. Nếu chúng ta không ngộ nhập và không khai thác được cửu kinh minh triết thì tất nhiên hành tinh này sẽ bị bất đắc kỳ tử. Như vậy về công năng của cửu kinh minh triết sẽ đưa chúng ta thăng hoa, do đó cửu kinh minh triết không thể tách rời khỏi đời sống nhân bản trong qui trình hướng thượng mà Thống Hóa đã lập ra. Vì vậy không thể nào khác hơn là chúng ta phải sống trong kho tàng cửu kinh minh triết, vì đó là một lực bảo hộ truyệt đối và một qui trình thăng hoa tuyệt đối.
Ngài dạy tiếp: Vậy định nghĩa về cửu kinh minh triết, là tính định chiếu đối với giá trị siêu nhân đã hóa từ cửu kinh minh triết; tính hợp thành của Tứ Thánh cũng hóa từ cửu kinh minh triết  và nền khoa học xanh của Bát Tinh Vương được ra đời trong thời kỳ lập thượng cũng từ cửu kinh minh triết và các vô lượng thiện nghiệp làm cho ánh sáng được nhô lên trên các mặt trạng địa đại của bình thường và phi thường cũng từ cửu kinh minh triết. Như vậy, hệ thống chân thiện cũng được thiết lập trong hệ thống cộng đồng của xã hội hóa cũng được hóa từ cửu kinh minh triết. Vậy nhân bản duy ngã đại thể ở trong cửu kinh minh triết là tính vững chắc nhất!
Khi chúng ta đã khai thác được cửu kinh minh triết rồi, thì không còn có cái không nữa, mà chỉ có cái có tương đối và cái có tuyệt đối mà thôi.
Tương đối là phần lập thể của nhị nguyên, mục đích là chuyển đổi và trao chất tinh hoa, kết tinh tinh hoa để trở về chỗ tuyệt đối.
Tuyệt đối là phần chân tính, nơi ấy hoàn toàn không có biến đổi, nên mới sinh hóa được vạn loại, thì nơi ấy không có vô.
Chúng ta thấy có vô và hữu là do sự phân biệt của siêu sắc thể và sắc thể, sự phân biệt đối đãi đó là thuộc về con mắt của vọng, con mắt của trực chiếu, con mắt của sự cảm xúc đối với sắc. Còn con mắt thấy được siêu sắc đó là tính của thấy. Tính của thấy là thực tướng của con mắt thuộc về phần siêu hữu, mà tướng của con mắt là thuộc về hữu.
Vậy chúng ta xác định có hữu và siêu hữu chứ không có vô, thì chúng ta không còn loay hoay và lo âu trong chỗ còn và mất đó nữa. Vì tất cả không có mất mà chỉ siêu hóa và trầm luân mà thôi. Vậy ý niệm mất là ý niệm đối đãi không làm rõ được chân tướng sự thật tột cùng của vũ trụ.
Nếu ta nghiệm về thực tướng thì kinh trục vẫn có. Ta nghiệm về phần cấu trúc lập thể đối với sự nghiệp hóa duy ngã đại thể, tức là tôn chỉ của đại thể thì hoàn toàn là tổng thể tinh hoa. Vậy nguyên tắc của nó là tổng thể tinh hoa thì mới hóa tinh hoa thể, thì mới có đại thể. Vậy duy ngã đại thể là bảo chứng cho giá trị tổng tinh hoa.
Về thượng tầng thì trung tâm vạn năng hóa vạn pháp, mà hạ tầng thì não bộ trung tâm hóa tác phẩm và hóa đa năng. Vậy phần tĩnh trọng về giá trị hóa của đa năng ấy là thuộc về ánh sáng trung tâm vạn năng.
Chúng ta đã biết được tôn chỉ của loài người là đa năng, thì chúng ta nghiệm trung tâm của loài người là vạn năng, chứ không thể là vô cơ. Vô cơ là thuộc về đơn vị hóa học cao cấp, nhưng chủ thể giá trị hóa học cao cấp ấy không thuộc về vô cơ mà thuộc về trung tâm vạn năng. Khi hiểu được như vậy thì chúng ta không còn đơn giản hóa vật chất nữa mà vật chất trở nên phức tạp. Vật chất vô cùng phức tạp ấy có là từ ánh sáng chân tính, là chúa của mọi sự phức tạp, là chủ thể của mọi trật tự. Và từ sự an toàn không biến đổi ấy mà hóa được mọi sự phức tạp đó.
Khi ta hiểu được chỗ này thì lòng kính yêu của chúng ta đối với thượng tầng là vô cùng, có thể còn hơn gấp trăm ngàn lần sự kính yêu đối với cha mẹ của chúng ta. Nếu chúng ta biết kính yêu ông bà cha mẹ chúng ta, thì chúng ta cũng phải biết kính yêu người sinh ra thủy tổ, sinh ra cửu huyền của chúng ta và sinh ra tất cả muôn loài.


Phần nghị luận xác định về Cửu Kinh Liên Tịch Chiếu.
Ngài hỏi ông Chơn Quốc Chính Thống: Như Lai căn cứ ở đâu mà nói kinh Viên Giác?
Ông Chơn Quốc Chính Thống: Thưa cha, Như Lai căn cứ vào tính ánh sáng tự chiếu vô biên mà nói kinh viên giác. Và tính ánh sáng ấy nó vô tướng, nên chính nó là thực tướng mới có kinh Viên Giác.
Ngài khen hay lắm! Ngài dạy: Như Lai căn cứ trên sự thống nhất của hệ thống siêu sắc, đó là thực tướng ánh sáng không biến đổi của chân tính ánh sáng, là không thêm và không bớt, cho nên đức Như Lai nói Viên Giác.
Ngài hỏi ông Chơn Thăng Ấn Chuyển: Như Lai căn cứ ở chỗ nào mà bích dụ về kim cương và giá trị hóa kim cương?
Ông Chơn Thăng Ấn Chuyển: Thưa cha, Như Lai căn cứ vào giá trị hóa kim cương biện chứng ở trong lập thể của thế giới nhị nguyên của chúng ta là có kim cương vật lý bất hoại. Kim cương vật lý có là nhân ở tính kim cương bất hoại trong tổng tinh hoa của vũ trụ, mà Ngài lấy bích dụ về kim cương vật thể để làm biện chứng cho sự vô cùng của chân tính kim cương bất hoại.
Ngài khen hay lắm! Ngài hỏi ông Chơn Phát Đạo Quang: Ba kinh chủ của Thống Hóa có tách rời không?
Ông Chơn Phát Đạo Quang: Thưa Cha, không tách rời, vì hệ thống cơ cấu nó là 3 nhưng thật ra nó là 1. Ví như ngón tay có ba lóng mà lại chung một dòng máu bên trong ngón tay, nên nó là một. Có ba lóng là nói lên tính quyền biến của ba ngôi.
Ngài khen hay lắm! Ngài dạy: Như vậy là hoàn toàn đã thông suốt thống nhất về hệ thống Thống Hóa của ba kinh trục. Tức là không tách rời nhau mà lại liên tịch chiếu và quyền biến vô song là để thể hiện cơ cấu hệ thống, chứ thật ra là một nguyên lý thống nhất mà không tách rời nhau.
Vậy khi nói đến Thống Hóa là chúng ta liền hiểu ba kinh trục và hệ thống ấy không bao giờ biến đổi của hệ thống để có thể phát triển vô cùng mà không bao giờ chấm dứt.
Chúng ta phải ngộ nhập được chân tính siêu sắc năng và tổng thể của hệ thống chân tính siêu sắc năng là không có đầu mối của giá trị hóa mới hóa được vạn năng, hóa được vạn thể, hóa được vạn vật và hóa tất cả những hệ thống vật lý hóa học.
Như vậy, chúng ta đứng trên tinh thần của Công Luật thì chúng ta dùng cụm từ Thống Hóa, là hóa của các đơn vị hóa học hóa và hệ thống hóa; thì chữ hóa ấy hoàn toàn không sai lệch. Như vậy, chúng ta dùng chữ hóa về Thống Hóa thì nó có tính thực tiễn hoàn toàn .
Cửu kinh liên tịch chiếu là sự chuyển động liên hoàn như một hệ thống nhông và chín nhông đó luôn gắn liền với nhau, nếu ta lấy ra một nhông thì nó không thể hoạt động được.
Như ba kinh trục là động cơ trục, là những hệ thống thiết bị thuộc về trục, rồi chuyển từ kinh trục ra các kinh phân vụ. Các kinh điều hợp liên kết, tạo thành hệ thống thống nhất chặt chẽ.
Vận Luật Tuần Hoàn Chu Kinh là kinh chế xuất, là đào thải tinh hoa và kết tinh tinh hoa trong tính công lý khách quan theo tính định luật, qui luật của Công Luật vũ trụ.
Duy Ngã Vạn Pháp Kinh là mặt bằng khách quan của tổng tinh hoa tính và thể, tâm và vật có hiện thực trong đời sống tiến hóa. Là đại diện cho tổng thể mặt bằng hệ thống vật chất và là biện chứng pháp cho trung tâm vạn năng
Tâm Vật Hội Tụ Kinh là thành phẩm đối với duy ngã đại thể sau khi đã được chế xuất kết tinh trên mặt bằng hiện thực của tổng tinh hoa đó. Thì đây là kết quả cao nhất của sự hội tụ, là mang tính Bát Nhã. Đây là đại diện cho giá trị thành tựu tổng hóa. Tức là ngọc, nó vừa là giá trị thành phẩm mà vừa là có giá trị bảo chứng cho năm kinh trên và năm kinh trên đã cho nó giá trị thành phẩm đó.
Tâm Vật Hội Tụ Kinh nó cũng là đại diện luôn cho tất cả ba thừa tạng. Ví dụ như Bát Nhã nó đại diện cho Hoa Nghiêm, cho Pháp Hoa, cho Niết Bàn; Bát Nhã đại diện cho Thập Nhị Nhân Duyên và đại diện cho Tứ Diệu Đế. Bát Nhã cũng đại diện cho kinh A Hàm cùng tất cả các kinh khác. Vậy kinh thứ sáu là đại diện cho ba trường lớp của tiểu thừa, trung thừa và đại thừa. Vì Tâm Vật Hội Tụ là tinh thần bát nhã mà tất cả những hệ thống thuộc về kinh điển đều trở về bát nhã thường trụ. Như vậy, khi Tâm Vật Hội Tụ Kinh có thì mới có được niết bàn và mới có những ngôi sao kinh điển.
Tâm Vật Hội Tụ Kinh có thì mới có đời sống trung đạo thực thể trong giá trị hóa chắc thực; là kinh tinh ròng của siêu sắc thể và sắc thể quang minh nhất; là kinh ứng dụng toàn khai của giá trị thành phẩm đối với hệ thống lập thể và hệ thống siêu thể. Tâm Vật Hội Tụ kinh đại diện cho tất cả các kinh, nó trùm phủ cả hệ thống tam thiên đại thiên thế giới, nó có thể chọc thẳng lên vô cực, đi thẳng về trung tâm vũ trụ và nó hợp chiếu quang minh trong giá trị hóa của các ngôi sao lớn.
Như vậy, Duy Ngã Vạn Pháp kinh và Tâm Vật Hội Tụ kinh là nó liên hoàn tịch chiếu với nhau, nhưng nó khác nhau là kinh mặt bằng tiến hóa và kinh thành phẩm cuối cùng của kim cương và bát nhã.
.Như vậy cửu kinh minh triết là có hệ thống Thống Hóa, có liên tịch chiếu thống nhất thành một sức mạnh hoàn lưu của vạn pháp. Của các hệ đại kinh, mạch kinh, mang tính liên trù, phạm trụ và cũng là hồng phạm.
Học cửu kinh minh triết ta không có quyền chia mà phải làm sáng tỏ sức mạnh để trở về nguồn. Người Công Luật là phải thông suốt hệ thống cửu kinh, lấy minh triết để làm sáng tỏ cửu kinh, làm sáng tỏ nền khoa học, nền đạo học và làm sáng tỏ mọi mặt; chớ không thể lấy tôn giáo hoặc pháp môn, hoặc chuyên môn khoa học để làm sáng tỏ được. Vì đó là một phần thì làm sao sáng tỏ toàn phần.
Tổng thể sức mạnh hệ thống là cửu kinh, tất phải lấy cửu kinh làm sáng tỏ; cửu kinh là trung tâm, là sức mạnh của âm dương, sức mạnh của tổng thức, sức mạnh của mọi giá trị chức năng, tinh hoa năng từ siêu sắc đến hữu sắc; không có thứ gì có thể thoát ra tinh thần tổng thể vũ trụ, tức là hệ thống hóa.
Trong ánh sáng siêu cực tinh hoa siêu sắc quang, trung tâm vạn năng tịch chiếu oai âm dương vạn tỏa. Ví như ngọc chiếu ánh sáng muôn màu mà không tách rời tính ngọc hóa. Tổng hóa siêu sắc năng hóa sắc năng đại thể, tổng thể tam thiên đại thiên thế giới; vạn vật tiến hóa duy ngã đại thể và đại thể duy ngã có khắp cùng sự sống trong tam thiên đại thiên thế giới.
Giá trị tinh hoa quang, tinh hoa năng, tinh hoa hạt có khắp cùng ở trong siêu sắc và sắc, hoàn chiếu ánh sáng trong siêu sắc và sắc, trong sắc và siêu sắc là một chứ không có hai. Đó là trung tâm hạt của Công Luật vũ trụ. Là một tấm gương pha lê, lưu ly. Và cửu kinh minh triết là tấm gương pha lê, lưu ly trong suốt không còn chút quặng cấu, kể cả cực vi quặng cũng không có, cho nên nó phản chiếu toàn cảnh của sự tịch chiếu vô cùng mà không biến đổi cái tịch chiếu ấy. Và tấm gương ấy viên mãn giá trị Công Luật của Như Lai mà Ngài thường nói về tánh viên giác này. Thì đây là tổng tinh hoa.
Như vậy, tu đâu có bỏ, mà tu là lọc. Vì tầng trên nó là siêu tinh hoa sắc, thì tầng dưới là tinh hoa sắc nên phải lọc phần lập thể để hóa tinh hoa sắc thể. Ở thượng tầng đã cho thì hạ tầng phải lọc. Vậy tu là lọc, là công luyện, tinh luyện hóa tinh hoa bản thể, tổng thể hóa tinh hoa bản thể, mà đỉnh cao là pháp hoa tính tổng thể và pháp hoa thể tổng thể. Như vậy pháp hoa được hóa, kim cương được hóa, là một công thức hóa hoàn toàn để trở về nguồn.
Thường thì chúng ta quý hệ thống vật lý cao cấp, chứ không biết quý kho tàng minh triết, kho tàng pháp tính kim cương. Chính các hệ thống vật lý che chắn phức tạp ấy, nên mới có người giác ngộ, người thì không. Nếu chưa giác ngộ, thì không thể nào tiến tới giác ngộ theo thứ bậc của tiểu thừa, trung thừa và đại thừa được. Thì tất cả những sự đối đãi phân biệt về mặt bằng duy ngã tiếp tục phân hóa, khoa học tiếp tục phân hóa tôn giáo, tôn giáo tiếp tục phân hóa khoa học và tất cả nhiều thứ tôn giáo khác biệt nhau tiếp tục phân hóa nữa, thì không thể nào gặp nhau trong hệ thống cửu kinh liên tịch chiếu.
Như vậy chúng ta học Công Luật sẽ gặp nhau ở cửu kinh liên tịch chiếu, ta gặp nhau ở chất liệu pháp tính giá trị hóa tinh hoa siêu sắc quang và kết tinh giá trị thực tướng của siêu sắc quang; chứ không phải gặp nhau ở vô cực không không. Như vậy là không có mâu thuẩn trong hệ thống vật lý đối với giải trình của chân tính ánh sáng. Không mâu thuẩn ở hệ thống trung tâm, sức mạnh của trung tâm và sức mạnh của âm dương vạn tỏa sinh hạt và hóa hạt. Hạt được sung mãn đơm hoa kết trái vì không tách rời chân tính. Và hạt ấy hóa thành vô lượng mà không bị tắt đoạn giá trị chân tính ấy nên có được sự sống đời đời.

0 nhận xét:

Đăng nhận xét

Ví bạn hãy dùng ngôn ngữ lịch sự, tôn trọng lẫn nhau, mỗi người có cấp độ trình độ riêng nên không nên phán xét nếu không thông hiểu. Xin cảm ơn!