Thứ Bảy, 11 tháng 5, 2013

cửu kinh minh triết 7




CÔNG BẢN BIỆN CHỨNG TRONG ĐỜI SỐNG
NHÂN LOẠI


Công Bản là một nguyên lý, là bản chất thực của giá trị công bằng đối với đời sống thực của các hành tinh và vũ trụ. Cho nên Công Bản cũng là gốc của sự công bằng. Như vậy tinh thần nhân loại trong tương lai, người ta có đến được với Công Bản hay không? Và Công Bản có đến với họ hay không? Thì các vị hãy nghe tôi nói về tính biện chứng của sự nghiệp Công Bản nó chuyển động.
Bây giờ tôi chứng minh về quá trình lịch sử. Lịch sử của nhân loại phân biến ở chu trình từ nguyên đi đến phân nguyên và cực phân nguyên. Vì vậy Như Lai mới ra đời và thuyết gọi là chính pháp, đi đến trung pháp và mạt pháp. Nhân ở đâu mà Ngài nói mạt? Nhân ở vận mà nói mạt, nhân ở chu trình quay chuyển động từ điểm cao rớt xuống điểm thấp. Nhân đó mà đức Như Lai nói chính pháp và mạt pháp. Trong cái tinh thần khoa học người ta cũng xác định về vấn đề gọi là nguyên, phân nguyên và cực phân nguyên. Tức là cái gì nguyên thể thì phải có quá trình chuyển động, trong quá trình chuyển động nó sẽ bị phân, như chu trình kim đồng hồ vậy. Từ điểm cao nó quay xuống điểm thấp, điểm thấp đó là điểm phân nguyên và chính cái điểm phân nguyên là điểm mà nó phân hóa ra tất cả các học thuyết, nó phân hóa tư tưởng con người và nó mất đi cái nguyên thể giá trị của sự công bằng.
Như vậy, sự công bằng của phần lý, phần tính thì không mất, nhưng mà phần vận động thì nó bị trôi dạt theo định luật quay, mà khi quay thì nó bị biến đổi theo lịch sử. Chính vì biến đổi theo lịch sử nên quá trình từ chính vương qua phong kiến, rồi qua cách mạng phong kiến tư bản và tư bản cũng không làm được công bằng, nên mới đẻ ra học thuyết cộng sản là đấu tranh giai cấp, rồi cũng không giải quyết được và cuối cùng cũng phải bị tan vỡ.
Tóm lại, những học thuyết đó bị bánh pháp của chu trình quay phân nguyên, tạo ra lịch sử của các chủ thuyết, chứ thực trạng của giá trị nguyên lý thì vũ trụ vẫn là Công Bản và nhân sinh vẫn là Công Bản. Tức đòi hỏi về sự công bằng là cái trọng tâm của giá trị sự thực trong đời sống, chớ không phải cái tư của đời sống, cũng không phải cái cộng của đời sống. Bởi vì nếu đem cộng lại thì bị triệt tiêu giá trị nhân bản. Còn nếu đem chia ra thì bị phân hóa cái giá trị của tính công bằng. Vì nếu ta chấp nhận cái riêng một cách thoái hóa, thì cái riêng đó nó sẽ tạo thành những lực quay của sự ức chế, của sự áp bức và của cái biết lớn hơn lấn cái biết nhỏ hơn. Cái giàu lấn cái nghèo, cái mạnh lấn cái yếu, tạo ra sự phân hóa xã hội và đi đến chỗ chênh lệch giai cấp giữa người giàu và người nghèo, như vậy làm mất đi cái tính công rồi đó. Mà phải đem cái công vào đời sống chung, lấy cái công bằng đó mà chia cho tất cả mọi người trong sự điều hợp giá trị phát triển, thì cái đó gọi là Công Bản. Như vậy Công Bản không phải là tôn vinh cá nhân một cách quá đáng, mà cũng không phải tôn vinh cái chung chung một cách vô lý. Mà Công Bản nó tôn vinh cái chung của một hệ thống thiết lập sức mạnh để điều hóa được cái riêng, mà không cho cái riêng chênh lệch, đó là giá trị Công Bản.
Chứng minh về lịch sử thì Tư bản đã cải cách như thế nào? Tư bản đã cải cách tính chuyên môn về tư bản hiện đại, tức là đem cái phúc lợi hóa về đời sống nhân sinh cho lớn, để hạn chế bớt sự nghèo đói, đó là cách mà tư bản đã sửa đổi của thời kỳ hai tiến lên tư bản hiện đại, là nhằm để làm cho tất cả mọi người được giàu có, nhưng mà giàu có ở đây là từ phúc lợi hóa vậy. Thì chính bản thân của tư bản hôm nay, nó cũng muốn làm sao cho tất cả ai ai cũng được giàu có và hạnh phúc, nhưng mà nó không đưa ra được học thuyết Công Bản, vì nó là bản chất tư bản và làm tư bản, mặc dù nó không hô lên Công Bản, nhưng qui trình của nó là nó đang muốn tiến về Công Bản, chứ không phải tiến về tư bản.
Còn cộng sản thì sao? Cộng sản thì nó bị vỡ cái quốc hữu hóa, cái bao cấp, cái công xã hóa mà tập hợp làm để ăn chia: chia công sức, chia công điểm, chia tài sản, cái đó không thể đứng ra chia nỗi nên nó bị triệt tiêu. Bị triệt tiêu nên nó vỡ ra tư bản. Mà tư bản ở giai đoạn đầu tiên cộng sản đang làm đây, thì tư bản đã làm cách đây 50 năm.
Vậy con đường của quốc tế sẽ đi về đâu? Quốc tế sẽ đi về cái lực công bằng, tức chiến lược kinh tế của lực công bằng, mà chiến lược kinh tế của lực công bằng, thì nó sẽ nhảy vào trọng tâm của Công Bản kinh tế xã hội. Đây là nó đi theo tính vận luật, đi theo cái dân trí ý thức cao ở một thời kỳ mà thấy rằng mọi biến cố, mọi sự đào thải, mọi xấu xa trong xã hội đó, được lọc dịch qua hai chế độ cộng sản và tư bản. Nó mới kết tinh được ánh sáng của sự công bằng, cái minh triết của sự công bằng, cái chân lý của sự công bằng, mà Công Bản sẽ ra đời trong thời kỳ phá hoang lập nguyên. Như vậy là Công Bản phục sinh chứ không phải là Công Bản của ảo giác, của tư tưởng.Công Bản của công vận phục sinh, là giá trị minh triết Công Bản phục sinh. Như vậy đất nước sẽ trở về muôn hoa, của một thời kỳ Công Bản và chính cái Công Bản đó là trục để thiết lập cho một xã hội mới và cho loài người được sống trong một thời kỳ được công bằng.
Công Bản luôn gắn liền cái gì? Nó gắn liền với thánh đức, cái sức mạnh của tâm đức, vì chỉ có tâm đức mới hướng vào những điểm tối tăm, những vực sâu, bị suy kém, suy thoái và khổ đau. Chỉ có tâm đức mới có thể cứu vớt sự bất công. Cho nên Công Bản luôn luôn gắn liền với thánh đức, không thể bỏ tính thánh đức để thực hiện Công Bản. Thánh đức là ông chủ, là trí tuệ, là lòng độ lượng bao dung vô cùng, cho nên mới có thể cảm hóa và yêu thương các tầng dưới.
Vậy ai là người thực hiện Công Bản? Người thực hiện Công Bản là người có sự công bằng hơn, có tâm đức và trí tuệ hơn. Là con người nổi bật của hệ thống thánh nhân, của hệ thống thiên sứ thần đức, của hệ thống quần kinh chi sở tụ, của quần kinh đại trí thiện nghiệp, trong sự nghiệp đó mới thực hiện Công Bản. Vậy thì con tàu Công Bản là do chủ vị của Như Lai và thánh nhân cùng tất cả những quần sĩ lái con tàu đó.
Tại sao lái được? Tại vì công vận cho phép, cho phép những chủ nhân đó ra để lái cái công vận đó. Lái đúng nguyên tắc của công vận đó và vì con tàu đó có thực trong đời sống của công vận đó. Nên con tàu Công Bản đó sẽ đi đến một sự thành công tốt đẹp.
Công Bản hôm nay tôi muốn nói là Công Bản mang tính công vận và mang tính quy luật, định luật, mang tính chuyển dịch của sự hóa pháp mà tất cả những phân nguyên, cực phân nguyên đã trở về với nguyên. Đó là một quy trình tất yếu, chớ không phải Công Bản là cái mà chúng ta tự đẻ ra, tự bịa ra.
Bây giờ tôi nói phần xúc tích về giá trị tính chất nguyên lý Công Bản trong cấu trúc của nó.
Vũ trụ vốn dĩ là con đường của hội tụ, của trung đạo; con đường của trung hòa tử, của sự thiết kế nguyên tử, có sự khế hợp chặt chẽ và tính tác động đối với tính trung đạo. Vũ trụ là bản chất của trung đạo, là bản chất của trung tâm, cho nên điều hợp được hai cái gọng kềm của âm và dương, tạo lực âm dương chuyển động và không cho âm dương mất sự công bằng. Tất cả những giá trị vật lý đều được bảo hòa và hỗ tương không cho thái quá hoặc bất cập, để giữ vững được những cơ lập và tất cả những cơ lập của vật lý đều mang tính bảo hòa, không cho thái quá, không cho bất cập. Đó là bản chất của Công Bản vậy.
Ví dụ như trong tứ chân hành mà tôi đã nói. Trong đó có hai phần lý: ánh sáng và oxy đã dung chứa và không cho thiếu. Còn âm dương là phối hợp cả vạn loại, từ tỉ trọng của giá trị âm dương nhỏ nhất, cũng vẫn được mang tính âm dương với một quy trình nhất định của nó. Như cực vi thì âm dương cực vi, cực đại thì âm dương cực đại. Đó là tính Công Bản! Nguyên lý của giá trị cán cân là đem cán cân đó ra để cân cái trọng lượng và tính chất để điều hợp trọng lượng và tính chất. Đó là tính Công Bản! Như vậy đứng trên nguyên lý của vũ trụ và vạn hữu đã mang tính Công Bản rồi. Công Bản là lấy từ gốc vũ trụ, gốc của sự công bằng, gốc của sự vạn pháp, lấy sự công bằng vạn pháp để thực hiện Công Bản. Chứ không phải Công Bản là một ý niệm, là một tư tưởng ảo giác.
Như vậy thì bắt đầu chúng ta làm cái gì? Chúng ta lấy từ trung tâm về chuyển dịch hóa Công Bản để thực hiện các chân kinh bản hóa.
Như tam ban kinh tế thì sao? Những tính đặc thù của cơ cấu hệ thống mà nhân sinh xã hội đã có thì chúng ta phải ban từ cái gì? Như cộng sản thì thực hiện tam thu: Là tài nguyên thu, địa đại thu và tài sản trên mặt đất thu. Còn trong sự nghiệp của Phá Điền thì chúng ta phải đi vào con đường đại ban, tức là: tài nguyên ban, địa đại ban và tất cả những cơ lập về giá trị các phần thành lập ở trên mặt đất cũng được chia ban. Đó gọi là đại luật tam ban. Tam ban theo cái môi trường và điều kiện phù hợp của nhân sinh cho một đất nước đó, theo cái giá trị nghề nghiệp chuyên môn của nhân bản trong đất nước đó. Thành lập các cơ cấu, các xứ địa, các cơ xưởng, những sự điều hợp mà không cho nó mâu thuẫn giữa nghề nghiệp, cái giá trị năng lực và cái thực tế cái giá trị đời sống của người đó và cái môi trường đó.
Như vậy chủ thuyết Công Bản có thực, vì tính chất giá trị của vũ trụ có thật. Chúng ta nhìn sự phát minh và ánh sáng của vũ trụ để thực hiện theo vũ trụ, thực hiện theo vận luật của một chu trình chuyển động, chớ không phải thực hiện theo ý tưởng của chúng ta. Như vậy tất cả sự tập hợp tinh hoa của sự nghiệp Công Luật, là một sự tổng hợp của giá trị sự thật để thực hiện Công Bản hóa thế giới.
Hôm nay tôi muốn điểm về Công Bản để các vị thấy được cái bản chất và giá trị Công Bản có thực trong đời sống của con người và xã hội, nhân sinh quan, vũ trụ quan rõ ràng. Chớ không khéo thì chúng ta còn lờ mờ về Công Bản có thực hay không? và đời sống Công Bản ở trong lý tính có hay không? đời sống Công Bản ở trong hiện hành bản thân nhân bản có hay không? và đời sống Công Bản ấy có trong gia đình, có trong xã hội hay không? Tất cả đều có! Có mà do chúng ta không biết làm, cho nên phân hóa tính Công Bản đó, công bằng đó, nên chúng ta phải chịu đau khổ. Còn nếu chúng ta làm cho được sự công bằng, công bằng từng con người, công bằng từng gia đình, từng quê hương, từng đất nước, từng cộng đồng xã hội, thì đất nước sẽ phồn vinh và hạnh phúc, mà không có cái gì đau khổ, kể cả tâm và vật.
Ngay trong đời sống của Công Bản cũng nói rõ là cân bằng của tâm vật, cân bằng của tính thể, cân bằng của trọng lực và tính chất. Những giá trị công bằng đó nó mang lại cho sự ổn định của con người và xã hội. Một khi con người và xã hội có sự công bằng, thì không còn có sự đấu tranh nữa. Vì không có sự công bằng nên mới có đấu tranh, mới có sự nghiệt ngã, sự chênh lệch giữa người cao người thấp, giữa người trí người ngu. Rồi không ai bù lại những sự hụt hẩng và khổ đau đó. Sự tiến hóa, sao không ai cứu vớt và không ai ẵm bồng những con người tàn tật đó. Vậy Công Bản là đem cán cân của sự công bằng vào đời sống của sự khổ đau và giải thoát tất cả những từng đáy của sự khổ đau. Cho nên sự nghiệp Công Bản là kinh bang vào từng đáy và cứu thoát từng đáy, để đưa từng đáy lên ngang tầm với từng cao và xã hội sẽ được bình an mà từng cao không bị quá độ.

¯ NHỮNG ĐIỂM PHÁP BỔ TRỢ

Tâm chủ hóa tác động vào đời sống vật thể, nếu chúng ta thực hiện công trình hóa công bản trong đời sống của vật thể, thì nhất định xã hội ấy sẽ được ổn định về vật chất.
Đưa công bản vào trong đời sống là tìm ra con đường tương đối của sự ổn định. Vì vật thể luôn luôn biến đổi thì chúng ta sẳn sàng chấp nhận với sự biến đổi trung hòa và không chịu chấp nhận sự biến đổi của thái quá và bất cập.
Khi tìm ra con đường tương đối để bảo hòa và ổn định về vật chất trong đời sống, thì chúng ta có đủ điều kiện để hóa tâm thượng và cất cao trong sự nghiệp siêu hóa và thành tựu chính vị viên mãn. Tức là từ mặt bằng của sự khổ đau tương đối đi đến giải quyết những vấn đề thoát khỏi sự khổ đau tuyệt đối.
Vậy, nguồn gốc của sự khổ đau là do cộng nghiệp của nhân loại đi theo một chu trình phá tán tâm pháp. Như vậy, Đấng Thống Hóa không áp đặt sự khổ đau vĩnh viễn trong đời sống của thế giới nhị nguyên để lập mặt bằng và thực hiện các pháp quay ngược trở về để đạt được viên mãn hóa pháp thân.
Nếu con đường nhị nguyên là con đường công bản, là con đường hội tụ, là con đường quay ngược trở về 90 độ, thì con đường nhị nguyên ấy sẽ gặp nhất nguyên trong giá trị tuyệt đối và xóa sạch mọi sự đau khổ trong pháp tính và pháp thể đó.

¯ VÀI ĐIỂM VỀ TÍNH CHIẾN LƯỢC CÔNG BẢN

Một trong những tính chiến lược về thực hiện Công Bản là tứ hòa giai cấp hóa,vì giai cấp dưới luôn luôn mong mỏi những giai cấp trên thông cảm và yêu thương họ, vì họ đã chịu nhiều thiệt thòi.
Giai cấp cứu thế là không phân biệt giai cấp, mà sức mạnh của giai cấp cứu thế là nói đến cái tâm giác ngộ của sự nghiệp cứu thế, là nói đến lòng yêu thương đối với thế gian, thì bất luận giai cấp nào cũng có quyền cứu thế cả. Vậy chúng ta tập hợp các giai cấp để hình thành giai cấp cứu thế, để hóa giải các giai cấp đối trị. Đó là một trong những phép tính của chiến lược Công Bản. Nếu lấy giai cấp thấp đấu tranh giai cấp cao, khi đánh bại giai cấp cao rồi, lại hình thành ra giai cấp thống trị, thì sẽ có giai cấp khác đấu tranh tiếp. Như vậy mất đi tính nguyên lý của sự bảo hòa giai cấp để hình thành giai cấp thống nhất. Nên Thánh nhân mới nói rằng: lấy ân báo oán thì oán tiêu tan, lấy oán báo oán thì oán chồng chất. Vậy tứ hòa giai cấp hóa là lấy ân trị oán. Nếu lấy giai cấp đấu tranh giai cấp, là lấy oán báo oán vậy.
Thực hiên tứ hòa giai cấp hóa là triệt tiêu những sự phân biệt về giá trị đối lập của giai cấp, giữa giai cấp thấp và giai cấp cao. Vậy con người có một nền văn minh và có dân trí cao là hòa các giai cấp và chấp nhận các giai cấp trong sự phát triển không đều nhau, mà đem lòng thương các giai cấp đó mới là văn minh. Còn đem giai cấp cao mà áp đặt giai cấp thấp, hoặc là chà đạp nhau thì không phải là văn minh, mà là sự xung đột của các giai cấp, của sự phân biệt về quyền lợi một cách vô lý, mất tính Công Bản về tính cứu độ của nhân sinh. Vậy thì sai đường lối của Công Luật, của đấng Thống hóa, của sự hiệp thông về giá trị tình yêu và ban cho tất cả những loài được sống và sống một cách chân chính nhất.
Như vậy, Công Bản là can thiệp tất cả những vấn đề thuộc về xung đột, về những lệch lạc của ý niệm và tư tưởng, là can thiệp về sự tha hóa bất cập và thái quá của nhân sinh.
Công Bản là nhân danh trung tâm ánh sáng và sự công bằng của ánh sáng vũ trụ. Nhân danh trục Công Bản của vũ trụ và quyền năng giá trị tuyệt đối của chân tính ánh sáng trong lòng thương bao la vô hạn ấy. Nhân danh sức cứu thế và độ tận chúng sinh của mười phương Như Lai, nó nhân danh chính vị hóa trong đời sống giá trị của vũ trụ và được hiệu triệu sức cứu độ ấy. CB  nhân danh trên mọi lẽ phải và chúa của mọi lẽ phải, để hóa giải mọi sai trái trong đời sống về sự phân biệt và đột phá của sự mất cân bằng. Nhân danh của sự phát triển và văn minh, nhân danh của những dân tộc nhân ái và quyền lợi của những dân tộc trên khắp hành tinh. Nhân danh về quyền con người và trả lại tất cả mọi quyền con người. Vì sự mất công bằng nên triệt tiêu giá trị quyền con người. Nếu đem lại sự công bằng thì quyền con người tròn đủ bởi sự công bằng đó.
Đó là một chủ thuyết Công Bản vì Công Bản rút từ cửu kinh, rút từ Trung Tâm Vạn Năng, rút từ chân tính Thống hóa, rút từ oai âm dương vạn tỏa, rút từ duy ngã họp tụ tính thể dung thông, rút từ trung đạo của đại lộ hóa vũ trụ, rút từ tri thức của ba thừa và áp dụng ba thừa, đủ chức năng ba thừa hóa độ và đem lại sự công bằng cho nhân loại trên thế giới.
Như vậy, Công Bản cũng là trọng tài hóa của các hệ thức phân hóa, Công Bản cũng là sức hội tụ trung tâm để biểu trưng giá trị hiệp tụ của các thế lực và các hệ thức bị phân hóa. Công Bản là không có tính cực đoan mà Công Bản là có tính đôn hậu và hiệp thông của các hệ thức khác.
Đây là một triết thuyết mang tính bất đối kháng là vô địch vì sao? Vì bất cứ một chủ thuyết nào cũng gặp nó điểm trung tâm, vì nó là điểm trung tâm nên nó hút tất cả những chủ thuyết khác và hóa giải các chủ thuyết hữu dị, đối dị. Đó là kho tàng Công Bản vũ trụ.
Chúng ta yêu lấy kho tàng Công Bản vũ trụ là yêu lấy nền văn minh của sự công bằng phát triển giữa giá trị hội tụ trong định lý của tâm vật. Tâm vật hội tụ là biểu trưng cho sức mạnh của sự phát triển toàn diện trên hành tinh và trên các thái dương hệ. Từ những từng thấp đến từng cao đều thực hiện Công Bản và ngay cả Đế Thích, ngay cả các cung trời đều thực hiện Công Bản và không dám lơ là cái giá trị ánh sáng Công Bản đó. Vì nếu mất Công Bản là toàn thể vũ trụ bi đảo lộn. Công Bản là một chủ thuyết đầy tròn tổng thể tinh hoa, để làm sáng tạo tất cả mọi nền văn minh trên thế giới đó, vì Công Bản là sức mạnh của hội tụ.
Những ngày chúng con lao động là chân hành hóa rèn luyện để thẩm thấu và tư duy suy nghĩ những điều về chân lý. Vì chân lý có thực trong đời sống của chúng ta và vũ trụ, của vũ trụ và chúng ta. Chúng ta biết chúng ta đã được hội tụ, chúng ta là đại diện cho tổng tinh hoa, chúng ta là hạt nhân, là tiến hóa không thể dừng lại, vì dừng lại là bị đào thải, là thoái hóa, là mất giá trị nhân bản, là không hiệp thông cùng vũ trụ và sự nghiệp chung của vũ trụ. Vậy chúng ta tiến hóa để cùng chung với vũ trụ, trở thành những giá trị tốt đẹp uy nghiêm nhất.

¯ Tứ quyền nhân sinh là một trong những tính chiến lược Công Bản

Mất nhân bản nhân lập là mất hạt nhân, mất cái thềm của đạo luật. Mất cái quyến tộc, họ tộc và mất tất cả những giá trị nhân lập hóa của đời sống, của quyến tộc, của xã hội, của loài người. Họ mất nhân lập cũng như mất đôi chân của giá trị tiến hóa; Họ mất nhân lập như mất cái hạt giống ở trên đời sống của đất nước gió lửa vậy.
Quyền phúc địa nhân sinh là sự kết hợp giữa giống và đất, nếu tách rời giống và đất thì không có thứ gì trên đời này cả. Như vậy, chúng ta không tước đoạt cái quyền phúc địa nhân sinh, là chúng ta đã chấp nhận cái hạt giống ấy ở cùng đất và đất ở cùng giống.
Vậy quyền phúc địa nhân sinh phải được trả lại cho nhân sinh một cách đầy đủ, theo trong lượng và tính chất giá trị của chính nó.
Những chân lý đúng đắn hoàn toàn là chân lý của sự sống và cứu cánh của giá trị sự sống. Sức mạnh của sự công bằng hoàn toàn là đem lại sự cứu cánh cho nhân loại, trong đó sự thiết thực là no ấm và sung sướng hạnh phúc. Sung sướng hạnh phúc là giá trị của nhân quyền và nhân quyền không mất giá trị sự sống của hạnh phúc và cứu cánh.

¯ Thánh đức là gì?

Thánh đức là sức mạnh của tập hợp tinh hoa và sức mạnh của sự vượt thoát ra tất cả những sự xấu xa và tội ác để đem lại hạnh phúc cho tất cả chúng sinh.
- Chữ Thánh là sự tinh lọc hóa của tinh hoa.
- Chữ Đức là quần kinh chi sở tụ.
Cho nên Thánh Đức và Công Bản là một cặp bộ đi đôi, xét về giá trị của nó là cấp thượng. Chủ thuyết của nó là cấp thượng, giá trị ánh sáng là tổng hợp. Cho nên chỉ có kho tàng này, chỉ có con đường minh triết này mới có thể trở thành một sức mạnh để dẫn đạo xã hội.

Sự nghiệp kiệt xuất phát sinh từ chân tính siêu thể. Vì sao?
Vì có chân tính siêu thể mới có thể phát minh toàn diện nền văn minh cấp cao, vì chân tính siêu thể là chủ thể của vạn hữu, vạn hữu nhân trên chân tính siêu thể mà hóa vạn pháp và đi đến sự phồn vinh của vạn pháp. Như vậy chân tính siêu thể là nguyên khí của giá trị sức mạnh đại hóa quốc gia. Thì sự kiệt xuất không phải lấy vật chất vô tâm, mà vật chất là phương tiện hóa của chân tính siêu thể. Vậy tri thức ánh sáng là biểu tượng cho sức mạnh kinh bang.
Chân tính siêu thể là giá trị hóa vạn pháp. Vạn pháp có phồn vinh hay không là nhờ chân tính siêu thể. Nếu chân tính siêu thể đã hoàn thành được thì nhân kiệt cũng xuất xứ từ chân tính siêu thể.
Chân tính siêu thể của ai? Chân tính siêu thể của ánh sáng tổng thể vũ trụ và chia phân các tri thức ánh sáng thuộc về nhân bản và nhân bản hóa siêu thể trong vũ trụ là được siêu thể hóa trong vũ trụ. Nhân bản được siêu thể hóa trong quốc gia thì được ánh sáng hóa trong quốc gia. Nếu siêu thể ánh sáng được ở trong các tầng cao, thì cũng được phát huy toàn diện ánh sáng đó. Như vậy sự siêu thể hóa nhân kiệt là hoàn toàn đúng. Sự kiệt xuất của chúng sinh từ siêu thể mà ra. Nếu không có siêu thể thì sự kiệt xuất ấy không bao giờ có, vì vật chất vẫn là phương tiện của siêu thể ánh sáng.
Làm thế nào để trở thành siêu thể? Muốn trở thành siêu thể phải có công phu rèn luyện, học tập nung đúc và kết tập tất cả những kinh điển để làm kho tàng, phải có những điều kiện phát huy tính chân hành, để tạo ra những tiềm lực và sức mạnh của công đức trang nghiêm. Sự rèn luyện ấy là lực dồn nén để kết tinh giá trị sức mạnh và để đột phá tất cả những giá trị sức mạnh đó đi đến kiệt xuất.
Thánh đức hóa công bản là gì? Là đứng trên nguyên lý của quần kinh chi sở tụ, sức mạnh của kinh tụ và đưa ý thức tâm đức vào đời sống. Vì nơi nào có tâm đức là nơi đó có công bằng. Người đạo đức ít khi áp bức người khác, đó là định luật vậy!
Kẻ áp bức người khác là kẻ có tài nhưng không có đức. Kẻ ấy thường nghiêng về cuộc sống riêng và ít nghĩ về cuộc sống chung. Nhưng nguyên tắc trong cuộc sống chung và riêng ấy không thể tách rời nhau để có cuộc sống. Do đó, cuộc sống chung và riêng là một cặp bộ nhất định của xã hội toàn trị trong sự nghiệp xã hội hóa.
Như vậy, công bản ấy có ngay trong đời sống bản thân, một khi ăn thừa chất cũng bệnh chết, mà ăn thiếu chất thì bị suy dinh dưỡng. Tính công bản là không cho thừa và thiếu, vì thừa là có nguy cơ của sự biến cố đối với tất cả những định lý có thể bị băng hoại. Còn thiếu đi sẽ bị suy yếu và sụp đổ. Nếu lũy thừa hóa ở trong sự nghiệp đời sống của công bản được trở về kim tính thì thừa bao nhiêu cũng được. Nhưng thừa với cái thừa mất cân đối trong xã hội quỹ tích kinh tế công bản, thì thừa ấy chỉ gây chết mà thôi.
Như vậy thế giới loài người của chúng ta rồi đây tất cả sẽ về với công bản, là vì sau những biến cố khủng khiếp thì con người ta sẽ bị sự chắc lọc và sàng lọc theo định luật. Sẽ còn lại những người dân trí cao họ có tinh thần giác ngộ cao về đạo đức, mà con người có đạo đức là con người không bất công và không áp bức người khác. Thì chính cái trí đức của con người nó tự dẫn họ đi vào chu trình của công bản. Như ngay bây giờ thì con người cũng đã có ý thức đó rồi, vì rất nhiều nhà lãnh đạo đang có khuynh hướng về công bản, gọi là công bản tự nhiên. Đó là do quá trình tu tiến giác ngộ, vì khi con người chán ghét sự bất công lại cố tìm ra sự công bằng thì chính họ đang đi vào công bản. Công bản gần như trở thành một sân chơi chung của toàn cầu hóa do con người đã trãi qua nhiều thời kỳ hỗn loạn, sau đó mới đi tìm một quỹ đạo mới để rồi gặp nhau tại đó.
Như vậy, công bản gần như là một định luật tất yếu mà loài người phát triển đến một lúc nào đó rồi sẽ gặp. Vì tư bản là bất công của sự thái quá, tức là dùng sức mạnh của đồng tiền để bóc lột người khác. Còn cộng sản là bất công của sự bất cập, là xóa giai cấp, gom thu về rồi dùng sức mạnh quyền lực độc tài thống trị. Đó là 2 con đường bất công gây ra nhiều sự đau khổ và đói nghèo cho nhân loại. Như vậy, người ta sẽ tìm ra con đường thứ 3. Là con đường bắt buột nhân loại phải đi tìm. Đó là nguyên tắc của định lý, của công thức mà phải tìm ra con đường chính giữa để đi. Đó là công lý của trời đất, của con người, của dân trí tự rũ nhau đi tìm con đường đó và chính nó sẽ gặp nhau ở công bản. Đó là tính khách quan của công luật, của định luật, của vận hội khách quan do chiều hướng chuyển biến trong đời sống của loài người qua những giai đoạn lịch sử khổ đau mà con người phải tìm ra con đường thứ 3. Thì chúng ta sẽ gặp nhau ở đây. Như vậy, nhân loại sẽ trở về với con đường công bản và công bản là gốc của sự công bằng. Đó là con đường tâm, con đường chủ, con đường chính giữa không bị thái quá và bất cập.

17/Giêng/kỷ sửu

CHỦ NGHĨA CÔNG BẢN LÀ NỀN TẢNG CỦA THẾ GIỚI NHỊ NGUYÊN; TÍNH CHẤT VÀ GIÁ TRỊ CỦA CÔNG BẢN LÀ CẤU TRÚC CỦA HỆ THỐNG VÔ LỆCH

Chúng ta phải xác định về tính chất và giá trị vô lệch của trung tâm công bản đối với sự nghiệp hóa từ cực vi đến cực đại, của nhân bản và đại thể duy ngã nhân bản. Trong hệ thống ấy có trung tâm Công Luật bảo hòa. Về tính bảo hộ cao nhất của công bản là trong tính thương trường vĩ mô, vi mô và các hệ thống ấy đều có thể ổn định trong qui luật định luật công bản.
Tại sao chủ nghĩa tư bản không thể là nền tảng của thế giới nhị nguyên?
Vì chủ nghĩa tư bản là kích thích quyền tư hữu và cấp độ tỉ phú hóa trong giá trị xã hội ấy quá lớn. Khi quyền tư hữu quá lớn thì giá trị cao sẽ đè giá trị thấp. Ví dụ như tư hữu của người tỷ phú tính áp đặt nó lớn hơn tư hữu của một kẻ nghèo. Vì thế mà có một độ lệch lớn trong xã hội tư bản. Chính vì vậy mà quá trình phát triển của xã hội tư bản nó phát sinh ra giai cấp, nên mới có chủ nghĩa Mác ra đời.
Đối với lợi khí của tư bản là giữ nguyên các quyền tư hữu, nhưng lại khống chế hóa quyền tư hữu ấy, thì quyền tư hữu ấy có thể phát sinh ra giai cấp.Nhưng giai cấp ở đây là giai cấp tương khắc, nên nguy cơ sụp đổ của tư bản là rất lớn.
Vậy xác định về tính chất giá trị nếu lấy tư bản làm nền tảng cho giá trị của thế giới nhị nguyên, thì nhất định nó sẽ bị gãy nhịp ở các cung đoạn phát triển, tức những biến cố về kinh tế sẽ dẫn đến và tạo thành mọi sự rối ren.
Đối với công bản thì tính chất và giá trị nó là vô lệch. Trong phạm trù của vô lệch giống như một quĩ đạo chuyển động, mà tất cả hệ thống trong quĩ đạo chuyển động đó luôn luôn chạy theo hình trục và không biến đổi hình trục đó gọi là vô lệch.
Ví dụ: Nếu hành tinh chúng ta mà có một độ lệch từ trục, thì nhất định theo thời gian nó sẽ lớn dần và đến một lúc nào đó nó sẽ không còn tồn tại nữa.
Ngài hỏi ông Chơn Quốc Chính Thống: Tại sao nói chủ nghĩa công bản là nền tảng của thế giới nhị nguyên?
Ông Chơn Quốc Chính Thống: Thưa cha, vì chủ nghĩa công bản là chủ nghĩa của tất cả mọi chủ nghĩa, vì nó nằm trong hệ thống của nguyên lý, mang tính công bằng rất vững chắc của nguyên lý. Từ trong tính công bằng ấy mới sinh ra thế giới nhị nguyên. Vậy thế giới nhị nguyên hình thành ra phải dựa trên nền tảng của công bằng và phải từ giai đoạn thô rồi từng bước đến giai đoạn tế  .
Chúng ta thấy rằng tất cả vật chất từ đơn giản đến phức tạp trong thế giới nhị nguyên nó đều tồn tại bằng tính công bằng của nó. Như vậy, cấu trúc của các vật thể trên hành tinh này phải dựa trên nền tảng của công bản. Vì vật chất sinh ra từ tính công bằng, thì nó phát triển cũng phải từ tính công bằng mới phát triển được.
Như vậy, những sự méo mó của các chủ nghĩa trước đây là do nó không hoàn chỉnh được tính công bằng của tính và thể, của tâm và vật. Cho nên nó chỉ có giá trị trong một cung đoạn hoặc một thời gian mà thôi.
Như vậy, chúng ta muốn giữ lập được thế giới nhị nguyên là chúng ta phải trở về trung tâm của sự công bằng, thì chủ nghĩa công bản là chủ nghĩa của tất cả mọi chủ nghĩa. Và đến lúc bây giờ chúng ta không con dùng danh từ chủ nghĩa nữa mà nó đã trở thành nguyên lý chung.
Ngài dạy: Về công bản nhân bản ví dụ như một con người muốn khỏe mạnh là phải trở về trong lý công bằng của phần lập thể, như ăn thừa chất cũng sinh ra bệnh, hoặc ăn thiếu chất cũng sinh ra suy nhược bệnh hoạn. Vậy bệnh tật đã phát sinh từ sự mất tính công bản của nhân bản. Nếu ta trở về gốc công bằng thì ta sẽ ổn định về ngũ tạng, não bộ và các tế bào. Mặc dù phải chịu định luật sinh già bệnh chết, nhưng tính bền vững vẫn luôn luôn cao hơn là thái quá hoặc bất cập.
Khi ổn định được con người thì cũng đồng nghĩa ổn định được xã hội. Vậy người ta phát triển về kinh tế chiến lược công bản, nếu ai cũng làm như vậy thì nó trở thành luật hỗ tương trong xã hội.
Đối với công bản là không đánh đổ giá trị tư hữu, nhưng chuyển hóa giá trị tư hữu trong hệ thống công bản ấy để tư hữu được bền vững và xã hội càng bền vững..
Đối với công bản là luôn gắn liền với cửu kinh minh triết, vì mặt bằng của công bản là sự công bằng, mà vũ trụ quan là gốc của sự công bằng; thì công bản là lấy từ trung tâm công bằng đó mà hóa nhị nguyên.
Về tính chiến lược của công bản là luôn luôn điều hợp giữa tính chất và trọng lực. Vì trong thế giới nhị nguyên là không thứ gì bằng nhau. Ví dụ như một đứa bé chỉ ăn một chén cơm và người lớn thì ăn ba chén cơm, hoặc người thì có trí huệ uyên bác còn có người thì lại ngu khờ, như vậy là không  bằng nhau. Thì dung tích hóa giá trị sống của nó cũng không bằng nhau, nên chúng ta phải điều hợp theo trọng lực và tính chất của nó để nó được bằng nhau.
Tức ở đây là một sự thừa nhận về sự tiến hóa, nhưng về tính chất kinh bang công bản thì luôn luôn đẩy từng đáy đi lên. Vì thường thường theo luật tự nhiên nơi nào sâu nhất thì nguồn nước chảy về đó trước, khi đầy chỗ thấp rồi mới lên chỗ cao. Ngay cả nguồn năng lượng ánh sáng cũng thế, hố nào sâu nhất thì ánh sáng chiếu thẳng vào đó trước. Như vậy, chúng ta tính về giá trị ánh sáng và nước thì định luật hấp dẫn nó luôn luôn đến chỗ sâu trước, thì giá trị công bản kinh bang cũng đến với tầng đáy trước. Thì đó cũng là một trong tính chiến lược điều hợp.
Như vậy, chủ thể của tính chiến lược công bản kinh bang là có tính khách quan luôn đẩy tầng đáy trước, còn tính chủ quan là luôn luôn thương yêu những người nghèo khổ, thiếu âm phúc, thiếu trí tuệ. Còn đối với tầng cao thì không triệt tiêu mà lại bảo hộ và điều hóa trong sự phát triển đó. Tức không cho quyền tư hữu đó thái quá hoặc bất cập, là nâng tầng đáy lên để giữ yên tầng trên.
Về tính chiến lược công bản mang tính bảo hộ rất cao, có nghĩa là giữ vững được quyền tư hữu, mà không cho quyền tư hữu ấy thái quá hoặc bất cập. Đó là tránh mọi sự gãy đổ. Vì sao? Vì nếu tầng dưới mà sụp đổ thì nó sẽ kéo luôn tầng trên cùng đổ luôn. Vì không có cái cao nào mà không có nền tảng cả. Trong hệ thống nhân sinh cái cao của những người phát triển trước, cũng từ cái thấp nhất của nhân sinh, đó là nền tảng của chính nó; vì nó làm giàu từ đó mà ra. Vậy nếu tầng thấp ấy bị sụp, thì chính tầng cao ấy đã mất đi nền tảng rồi và nó cũng sẽ bị sụp đổ mà thôi.
Như vậy, đối với tính chiến lược của công bản là phải nâng tầng đáy lên để giữ vững tầng trên, mà tầng trên không bị biến cố. Đó là tính kinh tế chiến lược kinh bang đối với giá trị công bản điều hợp và điều hợp ấy theo tính trung tâm công bản. Như vậy, bèn khen ngợi tính điều hợp ấy như một lòng nhân ái cao nhất và tình thương vô hạn đối với sự nghiệp công bản hóa.
Chúng ta phải thấy rằng công bản là đưa cả một hệ thống ánh sáng vào đó, vì vậy mà nói công bản không thể tách rời cửu kinh minh triết mà có.
Như vậy, chúng ta đã khẳng quyết được chủ nghĩa công bản là nền tảng của thế giới nhị nguyên. Căn cứ trên lý tất yếu của sự công bằng đối với hệ thống vật chất, hệ thống vũ trụ quan, nhân sinh quan về cơ cấu lập thể của giá trị hóa đều từ nguyên lý công bằng mà ra. Vì có sự công bằng cho nên tất cả các pháp được tồn tại, thì xã hội cũng được tồn tại trong chỗ công bằng đó.
Như thế nào là trọng lực và tính chất công bản trong giá trị điều hợp?
Trọng lực và tính chất của mỗi nhân bản cao hay thấp, lớn hay nhỏ là tùy thuộc vào giá trị tiến hóa trước hoặc sau. Về trách nhiệm thiêng liêng của công bản là không làm mất giá trị trọng lực và tính chất của chính nhân bản đó. Mà lại luôn luôn đưa sức mạnh tăng cường và làm phong phú hóa về trọng lực và tính chất ấy để đẩy nó đi lên, mà không làm mất sự cân bằng của chính nó.
Vậy công bằng luôn luôn bảo hộ về giá trị trọng lực và tính chất của mỗi nhân bản, đồng thời đẩy mạnh trọng lực và tính chất ấy lên. Ví dụ như một con người khi còn nhỏ thì ta cho ăn một chén cơm; nhưng khi lớn dần lên về nhu cầu phát triển của cơ thể  lên tới đâu thì ta sẽ cho nó được ăn tới đó. Tức là chúng ta không giới hạn và không bóp méo sự thật của giá trị phát triển về tính công bản tự tính.
Chúng ta muốn có một xã hội công bản thì cũng phải đi từ công bản nhân bản. Vậy công bản nhân bản là mối chốt của giá trị hóa đối với mặt bằng xã hội, thì đối với nhân bản công bản  đã có trong tự tính và tính chất giá trị công bản đó  cũng đã có trong mỗi con người rồi. Vậy chúng ta là con người hãy trở về trung tâm để thực hiện công bản.
Để chứng minh cho giá trị điều hợp của công bản đối với vũ trụ quan. Như chúng ta đã học trong Tứ Đại Công Hành, thì ánh sáng soi chiếu khắp cùng và ô xy cũng hòa thể dung trãi khắp cùng, mà không phân biệt ở một giới tuyến nào; còn âm dương là phối hợp cả vạn loại; từ giá trị của cực vi cho đến cực đại, thì âm dương cũng được đến theo giá trị trọng lực của nó. Vậy âm dương phối hợp cả vạn loại là điều hợp về trọng lực và tính chất hóa trong giá trị của các lập thể, mà được tồn tại trong sự công bằng của chính nó. Vậy chúng ta phải dựa trên sự công bằng này để điều hợp cho tất cả xã hội. Công bằng ở đây có nghĩa là tất cả đều được no đủ và phát triển theo thể tích của giá trị sống chính nó.
Công bằng ở đây không có nghĩa là tất cả mọi người đều phải có tài sản bằng nhau, vì sao? Vì trong thế giới này Đức Phật đã chia ra 3 cấp là tiểu phúc, trung phúc và đại phúc; tiểu căn, trung căn và đại căn. Như vậy, có luật tiến hóa thì phải tiến hóa trong sự điều hợp và điều hợp công bản tiến hóa.
Như vậy, các hệ thống về công bản chủ thể chuyên trách ở trong sự nghiệp đại hóa, thì công bản điều hợp là cơ quan quan trọng nhất. Đó là tính chiến lược và trọng tâm giá trị công bản nhân bản đối với xã hội hóa và qui trình bá nghiệp được công bằng trong đại thể ấy và không quá thiếu hoặc quá thừa thì mức độ bảo an của công bản xã hội được cao hơn.
Tóm lại, chúng ta phải xác định những vấn đề sau đây:
Chủ nghĩa công bản là nền tảng của thế giới nhị nguyên. Vì sao? Vì bản chất của nó là vô lệch.
Đối với chủ nghĩa tư bản, cộng sản và phong kiến thì hoàn toàn không phải là những chủ nghĩa hoàn hảo. Vì những chủ nghĩa ấy theo vận luật của chu trình quay ở những thời kỳ thấp, nó không phải là đặc trưng cho giá trị xuân thượng của giá trị công bản nguyên sinh. Như vậy, chiếu theo vận luật nguyên sinh của công bản hóa, thì chu trình biến động của thời đại đã chuẩn bị cho một mùa xuân thượng đi đến thời kỳ công bản đại hóa.
Hôm nay trên đầu môi của nhân loại đều nói hai chữ công lý và trong trái tim của nhân loại ai cũng muốn có sự công bằng. Thế thì cái công thức, cái phương pháp, cái chủ thuyết và đường lối đưa ra cho con người thì hoàn toàn không có công bằng, mà lại bảo con người phải làm cho công bằng thì sao được. Như ông Hoàng Minh Chính trước đây khi ông thấy ai làm sai là ông ghét, vì ông yêu cộng sản và cho rằng chủ nghĩa cộng sản là tươi đẹp mà tại sao cứ làm sai. Nhưng qua nhiều năm ông nghiên cứu và ông đã nhận ra được là do chủ nghĩa sai, nên ông mới nói rằng: “Đối với chủ nghĩa này nếu tôi làm cũng sai, hoặc nếu có một Đức Phật nào mà làm chủ nghĩa này thì cũng phải sai mà thôi. Ví như con người tài xế có giỏi cỡ nào đi nữa, mà lại đưa cho họ một chiếc xe bục bịch bảo họ chạy nhanh thì họ không thể chạy nhanh được”. Vậy là do đường lối và chủ thuyết đó, chứ không phải là do con người.
Như vậy, công bản mà con người tìm ra là do quá độ của hai thời kỳ, giữa tư bản và cộng sản. Thì công bản là cái trục, là nguyên lý mà vũ trụ đã hình thành, nhưng do loài người không trở về trung tâm nên phải chịu mọi sự biến cố đó. Thì hôm nay nhân loại sẽ tập hợp trở về trung tâm công bản. Vậy công bản là con đường trung tâm của sự nghiệp đại hóa tâm vật; là con đường trung tâm, trung tụ bão hòa tâm vật giữa sự nghiệp chung và sự nghiệp riêng đối với toàn hữu trên hành tinh này.
Vậy thì thế kỷ 21 là toàn thể dân trí của thời đại người ta sẽ tìm về sự công bằng, thì trong tương lai khi chủ thuyết công bản ra đời thì có lẽ toàn nhân loại sẽ hoan hô và mừng vui. Cũng giống như cá gặp nước, hoặc người đói lâu ngày gặp cơm. Nên công bản ra đời, đó cũng là một vận hội mới mà nhân loại đang chờ đón.
Về thực trạng giá trị công bản sẽ mở ra một chân trời mới, một con đường mới, một hạnh phúc và toàn thể đại thể nhân sinh trên thế giới này sau những biến cố đó, tất cả sẽ gặp nhau ở công bản chính trường.

0 nhận xét:

Đăng nhận xét

Ví bạn hãy dùng ngôn ngữ lịch sự, tôn trọng lẫn nhau, mỗi người có cấp độ trình độ riêng nên không nên phán xét nếu không thông hiểu. Xin cảm ơn!