Thứ Hai, 13 tháng 5, 2013

cửu kinh minh triết 66


KINH BÁT NHÃ
(18/11 Bính Tuất – 2006, Ngọc Điện Đát Đa La)
Như Lai Ngài đã dặn dò nếu sau này kết tập ba đại tạng kinh thì luôn luôn phải đưa Bát Nhã vào trong các kinh đó, thì tại sao vậy?
Nếu nói kinh Bát Nhã là kinh gốc, thì kinh Hoa Nghiêm, kinh Pháp Hoa hay kinh Địa Tạng không phải là kinh gốc sao?
Chúng ta phải minh triết cho được cái tính gốc của nó. Vì Hoa Nghiêm là nói đến sự thành tựu giá trị tuyệt đối của tính Bát Nhã mới có Hoa Nghiêm. Y Bát Nhã Ba La Mật Đa có nghĩa là chư Phật y cứ trên Bát Nhã để thực hiện công trình giải thoát toàn diện của tam giới. Nếu không trở về tính tuyệt đối của Bát Nhã thì không thể ra khỏi tam giới được. Vì kinh Hoa Nghiêm là tác phẩm, mà tác phẩm ấy cần phải đạt được tính Bát Nhã mới có được Hoa Nghiêm. Hay cảnh giới Tây Phương cực lạc đó cũng là tác phẩm. Nhưng đòi hỏi chúng ta phải đạt được tính Bát Nhã đó mới có cảnh giới Tây Phương cực lạc. Hay là chúng ta đọc kinh Địa Tạng cũng phải đưa Bát Nhã vô. Thật ra kinh Địa Tạng là đưa chúng ta ra khỏi mọi sự u khuất của địa ngục tối tăm và tạng chứa sự khổ đau vô cùng đó. Thì chúng ta phải lấy Bát Nhã để giải quyết cái khổ đau đó. Cho nên Bát Nhã là mối chốt của chư Phật ba đời không thể đi sai tính Bát Nhã đó. Bởi vì tính Bát Nhã là tính hội tụ.

Vì sao Bát Nhã là hội tụ? Vì là sắc bất dị không, không bất dị sắc. Cái đề tài của những câu kinh ấy đã nói rõ về tính không dị lập của hữu và vô. Thì bản chất không dị lập là bản chất của hội tụ. Mới có sắc tức thị không, không tức thị sắc. Như vậy thì cái phân biệt giữa không và có là do ý thức chứ vốn dĩ của nó không phải có và không, mà vốn dĩ của nó là tụ chiếu quang minh. Như vậy, Bát Nhã là tính của tụ chiếu quang minh. Mà muốn đạt được tính tụ chiếu quang minh thì phải sạch các hoặc lậu và nghiệp lực trong đời sống của bá nghiệp thì mới có tính Bát Nhã.
Như ông tiến sĩ kia có tính Bát Nhã không? Không! Vì tiến sĩ là thuộc về tính bá nghiệp mà làm sao có Bát Nhã được. Bát Nhã là trở về nhất thể, trở về nhất thể mà cũng không chấp nhất thể, tức là phi nhất thể thì mới có Bát Nhã. Nếu còn chấp Bát Nhã ở nhất thể thì cũng chưa có Bát Nhã. Giống như chân như cũng phi chân như, tức là không còn chấp chân như. Như vậy, nghĩa này, nó là cái nấc trần cao nhất, chỉ còn một điều là nhảy vọt ra thôi! Vậy Bát Nhã là: “Tính tổng thể của tinh hoa hội tụ, không có biên địa trong và ngoài, xuyên suốt như pha lê và lưu ly, không còn một chút gì pha trộn trong đó”.
Như kim cương, khi nó hoàn bị được tính chất tột đỉnh của sự kết tinh kim cương thì các vị có thấy tạp chất trong kim cương không? (Ngài hỏi) Dạ không! Như vậy tính Bát Nhã là tính Kim Cương, mà khi có Kim Cương rồi thì có Pháp Hoa, có Hoa Nghiêm, có Địa Tạng, có Tây Phương cực lạc, có tất cả tam giới và ra khỏi tam giới. Có nghĩa là muốn đến tam giới thì giống như đến trong chân tính giá trị hóa pháp bảo. Mà ra khỏi tam giới thì thường trụ vẳng lặng mà ánh sáng soi chiếu không trong và không ngoài, thì đó là Bát Nhã.
Như vậy chữ Yết Đế của Như Lai là vô cấu, sạch hoặc và diệt độ. Diệt độ có nghĩa là không còn độ nữa, vì có bệnh thì mới đem thuốc ra trị, chứ không có bệnh thì cần gì đem thuốc. Cho nên gọi là không trị liệu nữa, tức là không có pháp trị liệu ở trong đời sống của người không có bệnh.
Như chúng ta thấy rằng cái lầm lẫn của chúng ta là khi con mắt bị nhậm nên thấy có hoa đốm, tưởng hoa đốm đó là thực, nhưng thực ra là do con mắt bị nhậm mới có hoa đốm, chứ khi con mắt hết nhậm rồi thì hoa đốm tự mất đi. Như vậy, do cái bệnh của mắt mà sinh ra hoa đốm, chứ thực tế hoàn toàn không có thứ đó. Tất cả những lăng kính bốn chiều như vậy dễ cho chúng ta lầm lẫn ở những gốc độ và trung tâm. Chúng ta thấy nhiều gốc độ quá, chúng ta bèn tưởng nó là thực. Chứ thực ra nó từ trung tâm chiếu ra chứ không phải chỗ đó đâu, mới nhìn thấy chúng ta cho là chỗ đó, chỗ đó. Nhưng muốn bắt nó thì không được, vì nó không thực nên không bắt được. Nhưng khi về trung tâm thì chẳng cần phải bắt nó, mà nó vẫn ở mãi với chúng ta không bao giờ mất. Cả ba thời quá khứ, hiện tại, vị lai không tách rời ta. Và mãi mãi dung chứa khắp cùng vũ trụ mà không còn bị mất. Như vậy thì cái siêu linh quang chân tính đó nó khổng lồ vô cùng không thể diễn nghĩa được. Cho nên tính Bát Nhã nó cũng ở chỗ này chứ không phải Bát Nhã là không.
Cái gì là không, cái gì là có? Trong đời sống của vũ trụ chỉ có hai lập thể đó là: Siêu thể ánh sáng vô cực nhất nguyên và nhị nguyên để huân tập cho chúng ta. Vậy cái nhị nguyên đó là phương tiện hóa rồi, do chúng ta lầm lẫn chấp nó, chứ thực ra nó là cái thềm để tiến hóa, mà tiến hóa thì phải vượt nhị nguyên để trở về nhất nguyên. Nhưng nhị nguyên trong đời sống của giá trị hóa thân không bao giờ mất. Đức Phật khi Ngài thành Phật rồi thì các vị đệ tử mới hỏi Ngài: Như Lai Ngài có mất thềm nhị nguyên không? Ngài trả lời: Ta độ trong thềm nhị nguyên thì làm sao ta mất nhị nguyên. Ta không bị dính mắc trong nhị nguyên, chứ ta không mất nhị nguyên. Như vậy trong thế giới thiên hà kia, Như Lai đi thuyết pháp khắp cùng không có chỗ nào còn mà cũng không có chỗ nào mất, đó là tính Bát Nhã.
Bây giờ, định nghĩa Bát Nhã là gì? Bát Nhã là thuyền ánh sáng phi vượt vạn pháp và qui tụ vạn pháp trở về một gốc mà không cho vạn pháp bị phân tán, qua khỏi mọi bờ, không có bờ nào che chắn nó, bờ nào nó cũng rạch ròi và không bị lầm lẫn của các bờ mà vượt trên các bờ. Đó là tính chất và giá trị nguyên lý của Bát Nhã.
Bây giờ các vị phải thấy rằng: Đức Phật Ngài giới thiệu tác phẩm của Hoa Nghiêm, cái thế giới Hoa Nghiêm nó đẹp muôn màu muôn sắc đó cũng từ tính Bát Nhã đây mà có ra. Cho nên người nào chưa trở về với tính Bát Nhã thì dù cho có cầu Hoa Nghiêm, hay muốn được cảnh giới Hoa Nghiêm thì tất cả những điều đó không bao giờ có, nó vô vọng, nó xa vời và nó không bao giờ chiếm lĩnh được giá trị siêu xuất đó. Như vậy tính Bát Nhã luôn ở trong ta, nó đã ở trong chân tính chúng ta rồi, thì Hoa Nghiêm cũng ở trong chúng ta, Pháp Hoa cũng ở trong chúng ta, thế giới tam giới cũng ở trong chúng ta và không có thứ gì ngoài chân tính chúng ta cả. Nếu không có gì ngoài thì chúng ta ở đây mà chúng ta hoàn chỉnh được sự nghiệp chính vị, thì chúng ta vẫn có tính Hoa Nghiêm, vẫn có tính Pháp Hoa và có tính Tây Phương cực lạc vô lượng quang A Di Đà Như Lai. Đó là minh triết vững chắc nhất của Công Luật. Chứ không phải ngồi đây mà tưởng tượng tới Pháp Hoa, tưởng tượng tới Hoa Nghiêm, mà tưởng tượng là hư dối chứ không bao giờ có thực trong đời sống chúng ta đâu.
*Hệ thống cơ cấu lập thành Bát Nhã Tâm Kinh
Trước đây chúng ta luận bát nhã thường cho bát nhã là không, không có gì hết. Rồi nhảy vào chấp không, thì ta lại có 2 lỗi. Lỗi thứ nhất: Chấp không tức là có, đó là nguyên tắc; Lỗi thứ hai: chấp không mà quá cố theo sự bảo thủ cố hữu không có lối thoát, tức là cố định chấp không thì thành đoạn kiến, thành không có gì. Hóa ra, bát nhã trở thành đoạn kiến rất nguy hiểm, sẽ đi đến thối chuyển vì nó trở thành không có đích thực trong giá trị giải thoát.
Vậy, tại sao ngũ uẩn giai không? Dịch lý của ngũ uẩn giai không là gì? Sắc, thọ, tưởng, hành, thức là 5 nhóm tụ để chuyển trạch hình thành các pháp và chuyển hóa li tâm tinh hoa các pháp, hình thành lõi của pháp, thì đâu phải là không? Vậy, ngũ uẩn giai không nó thuộc lề nào, thềm nào, phần nào, mà nó trở thành không?
Ngũ ấm ở đây là phương tiện kết tinh tinh hoa, khi tinh hoa hội tụ rồi thì năm ấm kia không cần nữa, tức là năm ấm kia là thịt cơm để nuôi cái hột mà bát nhã là cái hột. Tức khi ta được cái hạt trong tay rồi thì cơm vỏ phải bỏ, gọi là ngũ uẩn giai không, chớ không phải ngũ uẩn giai không là mất đi cái hạt. Như vậy, ngũ uẩn giai hữu là khi tập hợp trong quá trình huân tập để kết tinh được hạt tâm; khi có hạt tâm rồi thì không cần nó nữa. Giống như chúng ta qua thuyền rồi thì không cần đến bè nữa, còn khi chưa qua được thuyền thì ta cần bè để bơi. Như vậy, ngũ uẩn giai không là cái triết lý cuối cùng của nhà Phật nói rằng: Khi mà cái quả đã kết chín rồi thì các ông không cần cái vỏ cơm nữa, vì cái vỏ cơm đó ông có cần nó cũng không giữ được, vì nó sẽ tan biến chỉ còn lại cái hột thôi. Nên bát nhã là kinh của hạt tâm. chứ không phải là kinh của phi hữu và hữu, cho nên gọi là Bát Nhã Tâm Kinh. Như vậy, hạt tâm là giá trị chắc thật mang tính chất hội tụ.
Vì chúng ta lầm lẫn ngũ uẩn là giai có cho nên chúng ta chạy ra vỏ, chạy ra cơm và bảo thủ cái cơm vỏ đó là hạt tâm. Bây giờ đức Phật mới nói cái này là vỏ và cơm, không phải là hạt tâm, mà hạt tâm ở bên trong; Thì bát nhã là cái hạt tâm đó. Một khi cái quả chưa chín thì chúng ta không có quyền tách cái vỏ cơm đó ra, mà chúng ta phải giữ gìn để nuôi cho đến khi nào quả chín mùi, thì mới có quyền bỏ vỏ cơm để lấy hạt. Bát nhã là cái hạt vậy.
Như vậy, con đường của bát nhã là con đường của hạt tâm, khi chúng ta không về được hạt tâm thì đường về trung tâm của tổng thể cũng không bao giờ về được. Vì bát nhã là hạt tâm, bát nhã là hội tụ, là chắt lọc tinh hoa tròn đủ mà không thiếu một tinh hoa nào hết. Chứ không phải là vô hay hữu gì cả. Vì bát nhã đâu phải chỉ có cái giác tiết của ý thức, mà nó là cái tụ chiếu, tịch chiếu viên dung; là thể hiện cái pháp thân ánh sáng, chớ nó đâu có trí phân biệt; mà nó là ánh sáng dung chứa trãi rộng và không có biên giới. Như vậy, nó không có ý thức giới, không có vô minh diệt.
Thế nào là vô ý thức giới?
Ý phân biệt nó thuộc về sáu căn, nó thuộc về ý thức, hay nó có thể là dữ liệu của các ý thức. Nhưng bát nhã là đã về trong chân tính rồi thì đâu còn ý thức phân biệt nữa. Nên bát nhã không có ý thức phân biệt, mà bát nhã là trí tuệ của mặt trời, trí tuệ của ánh sáng hội tụ, trí tuệ của sự dịch chiếu hợp nhất, là trí tuệ của trung tâm, chứ không phải trí tuệ của biên rìa thuộc về sáu căn. Vì sao? Vì sáu căn nó đã qui tụ về chân tính rồi. Tánh của thấy về trung tâm, tánh của nghe về trung tâm, tánh của tác động qui tụ li tâm hội tụ về trung tâm, tánh của chân hành hóa tập hợp tinh hoa về trung tâm, tánh của lưỡng cực về trung tâm, tánh của tác động xúc hóa vạn hữu ở trong trục về trung tâm. Như vậy, tất cả đều về trung tâm một cách tròn đủ. Vì về trung tâm trọn đủ nên mới phát chiếu ra ứng tác sở trí không còn bị phân nghiệp nữa. Như vậy, tính bát nhã là tính vô phân nghiệp, vô lậu nghiệp, không có kỳ nghiệp và phân nghiệp trong tính bát nhã đó.
Thế nào là vô vô minh diệt, vô vô minh tận?
Thật ra bát nhã không có vô minh, cái bản chất viên giác chân thể ánh sáng không có vô minh, mà nó vô minh là do sự khuất lấp của sáu căn và sáu trần tạo thành tối sáng. Cho nên, mới có sự phân biệt sáng và tối, chứ thật ra ở trong chân thể không có sáng tối. Như vậy, không có vô minh, mà vô minh là do sự che chắn của quá trình chuyển độ và hình thành các pháp, cho nên có sự che chắn các pháp. Có che chắn các pháp nên mới có tối có sáng, chính vì có tối sáng đó mới có minh và vô minh. Nhưng khi về chân tính rồi thì đâu còn tối sáng nữa. Như vậy, là minh minh thị chiếu ánh sáng viên dung. Thí dụ như: chúng ta bị che khuất có tối là bởi sự vận hành trong chu trình quay của hành tinh đối với mặt trời, do sự che chắn của hành tinh mới có ngày và đêm, mới có minh và vô minh. Nhưng khi chúng ta ra khỏi quĩ đạo hành tinh này thì chúng ta không còn có ngày và đêm nữa mà là ánh sáng xuyên suốt, là minh minh thị chiếu ánh sáng viên dung vô cùng, không sáng, không tối nữa. Vậy, chúng ta có tối là do cái nghiệp che khuất, do bị phân thức nên che khuất làm giảm trừ về ánh sáng viên dung.
Bát nhã là con đường vào trung tâm, con đường của pháp bất nhị. Sự đối đãi giữa sáng và tối, giữa tốt và xấu, giữa thiện và ác, giữa cao và thấp, giữa trong và ngoài, giữa các phân biệt lăng tăng của ý thức thì làm sao vào được con đường trung tâm bát nhã. Mà con đường trung tâm bát nhã là con đường bất nhị của cái tốt và xấu bằng nhau, thiện và ác bằng nhau. Vì chân thể vô cực bản chất của nó là không có thiện ác, mà thiện ác là do quá trình chuyển động hình thành, từ các pháp hữu lậu sinh ra thiện ác, chứ vô lậu làm gì có thiện ác, mà nó như thể, như thể; chân thể, chân thể. ở trong chân tính vô cực là tính bất sát, mà sát là động nghiệp hóa của quá trình phân biệt thuộc về chủng nghiệp của ý thức, của cộng nghiệp, là tầng của sự kết tủa tác động dòng nghiệp mới sinh ra cái sát giết. Như vậy, nhà Phật nói đến chỗ bất sát là nói đến chỗ chân tính, chớ không phải nói về vấn đề nhị nguyên của cộng nghiệp và nhân nghiệp, vì nhân nghiệp và cộng nghiệp mới tác động ra vấn đề sát, mới có thù hận, mới có thương ghét, mới có ân oán, mới có nhân quả vay trả. Vậy thì bát nhã là chỗ sạch tất cả mọi chủng lậu, mà chỉ có thanh chủng Phật đạo, pháp thân chủng, ánh sáng chủng. Tức đây là siêu chủng hóa, chứ không còn lập trình ở nhị nguyên.
Thế nào là Vô lão tử diệt, vô lão tử tận?
Cái bản chất và giá trị tinh hoa pháp thân không có trẻ và không có già. Khi chúng ta trở về chân tính pháp thân thì không còn trẻ già, mà trẻ già ở đây là trong quá trình hóa sinh của phần hữu cơ, phần biến đổi vật lý. Khi chúng ta dẹp xong tất cả hoặc lậu, không còn một hoặc lậu nào trong a lại da nữa, a lại da chúng ta trở về chân tâm, thì làm gì có sinh già bệnh lão ở trong chân tâm. Còn cái sinh lão là lập ngoại hình, vì dòng nghiệp hoặc lậu buộc chúng ta phải đi sinh cho nên mới có thân 5 ấm. Như vậy luật sinh tử là lập ngoại hình, còn bản chất giá trị chân tính thì không có sinh tử.
Có hai loại sinh tử: thứ nhất là loại sinh tử bị hoặc lậu kéo đi nhập thai và thức hóa trong lập trình đó, phải chịu sinh tử nên khổ đau trong sinh tử. Thứ hai là vì chúng sinh mà hóa sinh tử để cứu độ chúng sinh, tức là sinh tử tự tại. Đối với Như lai sống và chết là một sự viên thể, không có cái khởi đầu của sự sinh và chấm dứt của sự tử, vì bản chất nó không có sinh tử, nên tính nó là vô cùng.
Tóm lại, đối với Như lai là sinh tử tự tại, giả hóa sinh tử để cứu độ chúng sinh; là hóa thân và ứng thân để dẫn độ, để chỉ pháp, để nuôi con, để dạy con, để đưa con trở về. Như lai vào ra trong sinh tử giống như gió qua lưới. Còn đối với chúng sinh là do nghiệp lực buộc phải sinh tử, giống như con rùa ở trong mai. Vì chúng sinh bị cái rừng hoặc và nghiệp lực trở thành dòng nghiệp cuốn tâm thức A lại da theo sự sinh tử đó.
Định nghĩa: Sinh tử tự tại tức là vô sinh tử, sinh tử theo dòng nghiệp là nghiệp trói buộc sinh tử.
Thế nào là vô khổ tập diệt đạo?
Khổ tập diệt đạo (Tứ diệu đế) là giải quyết vấn đề thuộc gốc độ của sự chuyển hóa tâm pháp và đi vào bát nhã.
Đạo Phật Ngài đưa ra một sa bàn khổ, nói về nguyên nhân khổ, cấu trúc khổ, hình đồ khổ, tính chất khổ. Rồi Ngài nói về tập, tức là chuyển những nguyên nhân khổ này đi ngược lại. Thí dụ: chuyển từ tham sân si hạ là khổ, qua tham sân si thượng là giải khổ.
Tập tức là công luyện quay ngược lại những điều làm chúng ta khổ, vì trước kia ta cứ buông xuôi theo những thứ khổ đó, bây giờ chúng ta biết nó rồi chúng ta đi ngược lại.
Diệt là diệt sạch mọi chủng còn khởi lên sự thèm muốn trong ý thức. Khi diệt xong thì có đạo.
Đạo là mặt bằng của sự bình an, như mặt nước không còn có sóng. Tức là thoát ra mọi sự đau khổ. Như vậy, từ cái đạo nhị nguyên của giới hạn chúng ta đi ngược trở về ánh sáng toàn chiếu của giá trị không biên giới và không đầu mối là đạo, là đạo chủ của vũ trụ.
Định nghĩa của đạo: là quĩ đạo, là con đường từ Thống hóa đến con đường của các cấp độ tiến hóa trong 6 đường. Nhưng tất cả những con đường ấy đều phải tiến hóa về con đường vô cực và quĩ đạo vô cực Thống hóa là quĩ đạo trùm tất cả mọi quĩ đạo của các tầng lớp
Phần nhị nguyên là phần cơ lập, là phần chuyển trạm, nhưng khi đạt đến sự vô cùng ấy thì tất cả các nguyên nhân và nhân duyên cũng không còn nữa, không có tác dụng nữa. Thì vô khổ- tập- diệt- đạo là ở chỗ này.
Tóm lại, khổ là nguyên nhân, tập là công luyện, diệt là đào gốc, đạo là thoát thai chân tính và thành tựu bát nhã.
Thế nào là vô hữu khủng bố?
Khủng bố là do nghiệp lậu tương tác ý thức phân biệt, sợ hãi của sự còn mất, có không; sự dong ruỗi của các nghiệp hình thành các sự khủng bố tác động giữa ý thức và vật chất. Khi trở về chân tính thì loại trừ cái tác động giữa ý thức và vật chất, ly thoát tính ý thức và vật chất của cái hữu thủ, của cái bản ngã nhân thừa, của cái thọ giả và nạp thủ. Cái đó không còn nữa nên xa rời mọi sự khủng bố, trở về chân tính nhằm hóa giải mọi sự khủng bố, vì nắm chân tính là nắm thực tướng, mọi giả tướng không còn cần thiết nữa, cho nên nó không thể khủng bố thực tướng. Thực tướng là cái tánh, giá trị nó không sinh không diệt, nó không có điểm khởi đầu nên không có thủy và không có điểm chấm dứt nên không có chung. Cho nên trong giá trị của Công Luật là không có điểm chấm dứt, nên không có chữ chung và không có điểm khởi đầu của sự sinh diệt, không có sinh diệt nên không có chữ thủy. Như vậy, trong chân tính không có chữ thủy, trong sự kết tinh chân tính để thành tựu hóa thân vô cùng không có chữ chung. Sự chung thủy của các pháp là lẫn vào nhau để hòa hợp vào nhau, duyên khởi kết hợp vào nhau, hình thành giá trị tinh hoa vào nhau để thủy chung vào nhau để rồi không chung thủy nữa và được chung thủy đời đời.
Bát nhã là gốc thì tất cả các kinh đều phải trở về gốc, nếu không thì sẽ bị lạc vào rừng kinh và lộn xộn trong rừng kinh đó. Trở về bát nhã là vào rừng kinh, trật tự hóa rừng kinh không còn bị lộn xộn ở trong rừng kinh.
Chúng ta phải hiểu bát nhã là có của tổng tinh hoa, có của chân tính, có của ánh sáng trung tâm, có của sự hội tụ, có của sự chắt lọc loại trừ tất cả mọi quặng, có bản chất hạt tâm bát nhã và tâm kinh bát nhã. Như vậy, y bát nhã ba la mật đa, chư Phật ba đời đều đi trên con đường bát nhã. Vì nếu không đi trên con đường này thì không bao giờ vào được trong tòa Công Luật.
Hôm nay, chúng ta còn nằm trên hành tinh thì phải chịu lệ thuộc cái quĩ đạo hành tinh là 12 giờ đêm và 12 giờ ngày là do chu trình quay của hành tinh theo mặt trời. Nếu như bây giờ có một con tàu đưa chúng ta ra khỏi hành tinh, đến một trạm nào đó, thì chúng ta sẽ thấy rằng không còn có đêm nữa, vì không còn bị che khuất bởi hành tinh đối với mặt trời nữa. Như vậy, đức Phật nói hoàn toàn đúng, chúng ta bị che khuất là do tất cả các pháp nhị nguyên. Chúng ta biết như vậy, nhưng chúng ta phải đi từ các pháp nhị nguyên, đi một cách trật tự, đi một cách vững bền, đi một cách đôn hậu, đi một cách nghiêm túc, để chúng ta đến được cái giá trị thực của nó. Như vậy, từ cái đúng của nhị nguyên, ta đến cái đúng của nhất nguyên đều là đúng cả. Chúng ta phải biết nó đúng ở chỗ nào, đúng từng bậc, đúng một cách trật tự, nếu chúng ta biết sắp xếp nó.
Như bộ kinh Duy Ngã Vạn Pháp Kinh cái lõi của nó vẫn là bát nhã. Hay bộ kinh Kim Cương cái lõi của Kim Cương cũng là bát nhã. Hay bộ kinh Viên giác thì cái lõi của viên giác cũng là bát nhã. Bởi vì bát nhã là kinh hạt tâm, mà kinh hạt tâm là kinh chung của chư Phật ba đời, của Như Lai toàn thể, của giá trị thực chân tính trung đạo vũ trụ. Kinh Bát Nhã là kinh của trung tâm trung đạo vũ trụ. Như vậy, chúng ta nói về thuyết hội tụ thì cũng đem kinh Bát Nhã mà nói, vì bản chất của bát nhã là hội tụ, định nghĩa của bát nhã là hội tụ. Mà hội tụ là sự tổng hợp tất cả tinh hoa trở về một gốc không còn ở các biên độ nữa. Tức là sáu căn tập hợp về một gốc, mà khi tập hợp về gốc thì trần cảnh trở nên nhiên thể và khách quan một cách êm dịu, không còn làm rối chúng ta nữa.
Hôm nay chân lý chúng ta đi trên con đường Công Luật vũ trụ thì chúng ta phải có chiếc thuyền bát nhã vững chắc đó, con thuyền bát nhã đưa chúng ta vào vòng trong. Thiên kinh vạn điển bộ kinh nào cũng quan trọng cả, chúng ta phải nắm cho vững về tính lý giá trị bát nhã của sự nghiệp hội tụ, để chúng ta đưa nhân loại đi vào con đường này; nếu không sẽ lạc vào tà thuyết, lạc vào tà đạo là đi con đường ngoại biên vì chưa được li tâm, chưa được tinh chế để tập hợp kết tinh tinh hoa cho nên bị phân hóa. Chính vì phân hóa mà nó đổi tướng tạo thành dòng nghiệp lớn ở vòng ngoài, nên gọi là tà đạo. Thật ra tà đạo và chính đạo cũng từ một gốc vũ trụ mà ra, từ một tâm mà ra chứ không có hai, nhưng chúng ta tạm phân biệt giữa cái biên nội và ngoại mà có hai. Nếu đến một ngày nào đó chúng ta giác ngộ đi vào vòng trong thì gọi là chánh đạo. Như vậy, tà đạo không có đời đời là tà đạo, vì tà đạo là do sự lầm lẫn trong một thời kỳ nào đó mà bị phân biến đối với nhân nghiệp, đối với cộng nghiệp của chúng sinh chưa được giác ngộ để trở về với vòng trong. Như kinh Diệu Pháp Liên Hoa, Phẩm Cha Tìm Con là tìm những đứa con còn ở vòng ngoài, tà đạo, ngoại đạo. Như vậy, đức Phật Thích Ca Ngài từ trong nội đạo phải giả ngoại đạo để đi tìm những đứa con ngoại đạo mà đưa về với nội đạo. Chúng ta không nên phân biệt Phật là chánh đạo, chúng sinh là tà đạo thì không được sống chung, đó là mất tính bình đẳng, tính tận độ của Như Lai và vũ trụ.
Tóm lại, bát nhã chúng ta không nên chấp không và ta cũng không nên chấp có. Mà bát nhã là không chấp cái gì cả, mà trở về thực tướng của ánh sáng hội tụ để vận dụng sức hội tụ mà chuyển động thành sức mạnh khổng lồ. Vì giá trị vũ trụ tạm gọi có hai thềm là thượng tầng siêu hữu và hạ tầng vạn hữu. Từ vạn hữu đi đến siêu hữu là con đường tất yếu không thể khác được.
Đối với Như Lai là không có pháp sợ chết, và Công Luật chúng ta đằng đằng minh triết cũng không có pháp sợ chết. Mỗi ngày trong sự học tập của chúng ta phải luôn ôn luyện làm nhuyễn hóa về kinh điển, đó là uống nước ma ha nuôi tâm vạn năng, uống nước ma ha nuôi tri thức sống. Chúng ta nhờ cái đó mà thân ta già ta cũng không sợ hãi và mai đây ta chết ta cũng không sợ hãi. Vì chân lý sống đã có thực thể trong ta rồi. Đó là nguồn hạnh phúc vô tận mà thầy trò chúng ta được đức Quan Âm là một đức Mẹ vô cùng to lớn, hóa thân mang đến những dòng ánh sáng lớn, trực tiếp quang lâm dạy chỉ cho chúng ta, nên hôm nay chúng ta đã có pháp này, là nguồn hạnh phúc lớn nhất của chúng ta.
30/9/Kỷ Sửu
LUẬN MỞ RỘNG VỀ TÍNH BÁT NHÃ
Đối với bát nhã là rất phức tạp, nhưng chúng ta phải hiểu và thấy bát nhã một cách tường tận cũng giống như thấy mặt trời vậy, thì chúng ta mới quý báu giá trị bát nhã ấy và thấy được cuộc đời chúng ta đã hoàn toàn có bản chất của tính bát nhã.
Nên chúng ta học là một công trình tẩy hoặc, là chuyển nghiệp và hóa nghiệp. Vốn dĩ con người khi đã hình thành hệ thống cơ cấu là đã có nghiệp rồi. Vì nghiệp là tính tất yếu. Đối với vũ trụ là đại nghiệp của muôn loại và đấng Thống Hóa cũng là cơ cấu hệ thống để hình thành giá trị vô thượng nghiệp của nhân loại, chính vô thượng nghiệp ấy mà chúng ta có nghiệp. Vậy tất cả những bá nghiệp mà nhân loại thường nói trên môi thì đó là then chốt của giá trị hóa. Vậy chúng ta muốn có được những nghiệp tối thượng và cao quý nhất để trở về với trung tâm là phải hóa từ nền tảng của bá nghiệp. Vì con đường trở về trung tâm để hoàn thành sứ mạng hóa trong sự nghiệp vô lượng quang thì chúng ta phải đi qua bá nghiệp và từ bá nghiệp chúng ta đi lên chính nghiệp và tối thượng nghiệp. Thì nghiệp đã trở thành nguyên tắc, đã trở thành định luật và gần như là một trong những phần của bản thể. Đối với bản thể hóa trong sự nghiệp vô thượng, thì bắt đầu từ các hệ thống nghiệp và nghiệp ấy có trở nên cao quý hay không là bắt đầu từ hóa và chuyển hóa. Như vậy trong đời sống của thế giới loài người, cuối cùng là phải trở về với chính nghiệp và tối thượng nghiệp. Chứ không phải cuối cùng là mãi mãi ở trong 6 đường khổ đọa của địa ngục, ngạ quỷ, súc sinh hoặc atula… Như Lai đã nói trong 6 con đường sinh tử ấy là nghiệp, là giá trị nền tảng của hóa nghiệp, mà hôm nay chúng ta đang ở con đường thứ 5 là loài người. Vậy loài người có thể hóa được bốn quả thánh, hoặc nếu là cao hơn nữa thì đó là tri kiến Phật Như Lai. Ngài đến để mượn thân người tri kiến Phật, cũng từ thế giới loài người hóa đi lên. Vậy, thế giới loài người đã chứng minh được những giá trị vô cùng vĩ đại, đó là những hệ thống siêu nhân, vĩ nhân, thánh nhân và cả Như Lai, Bồ Tát cùng các đấng Chúa cứu thế…. Vậy hầu như thế giới duy ngã là biểu trưng cho tính chất đa năng đối với hệ thống siêu năng vũ trụ quan.
Như vậy, chúng ta đi trong Công Luật, định luật, qui luật và cái thấp nhất của giá trị hóa đối với nhân bản trong đất nước quốc gia, xã hội thì chúng ta cũng đi trong pháp luật. Vì tất cả những luật ấy đã bảo vệ giá trị hóa trong đời sống của chúng ta từ hạ tầng đến thượng tầng. Bản chất của vũ trụ là Công Luật, là định luật và qui luật thì bản chất của nhân bản đại thể cũng nương đó mà hóa Công Luật, hóa định luật, hóa qui luật và tất cả những gì mà chúng ta giữ yên được bờ cõi cũng nhờ luật, như ngay trong Phật pháp cũng có giới luật.
Nếu không có tất cả những luật ấy thì con người sống không có luật sẽ bị vô hiệu hóa về đời sống không thực tướng của sự hư huyển vô thường và sinh diệt tương tục vô tận mà không có lối thoát.
Tất cả những gì không còn biến đổi thì Như Lai đều đem kim cương ra để ví dụ. Như trong hệ thống kinh kim cương, là nhân ở biện chứng pháp kim cương vật lý và mặt bằng của giá trị hóa tổng thể tinh hoa để làm thông điệp về tinh hoa kim cương chân tâm. Đó là hào chiếu về sức mạnh của giá trị biện chứng cao nhất đối với chân tâm kim cương bất biến thể.
Như Lai hóa từ mặt bằng của ngũ độn sử như một loại bùn được rút ra những tinh chất từ trong giá trị bùn để nuôi đóa sen và đóa sen ấy hoàn toàn đã ra khỏi mặt trần của đất và nước và hương sen đã được ngạt ngào trên mặt nước ấy. Vậy đóa sen không thể tách bùn để tồn tại và đóa sen ấy hoàn toàn không bị đắm nhiểm bởi bùn nên đã ra khỏi bùn.
Vậy sen từ bùn mà ra và kim cương từ than chì mà ra. Nếu đem sự phân biệt thì những gì xấu nhất là không ứng dụng được. Nhưng đối với Như Lai nói rằng: Những thứ mà chúng sinh cho là xấu nhất thì luôn luôn trong đó có cái chất tốt nhất của giá trị hóa. Nếu chúng ta hiểu được như thế, thì tất cả vạn pháp đều có tính bình đẳng thống nhất trong giá trị hóa và bèn phát ánh sáng trong tính thống nhất của giá trị hóa về tính duy nhất để thực hiện những công trình vĩ đại nhất của nhân sinh và vũ trụ.
Chúng ta phải thấy rằng, chúng ta được nguồn cội của đấng Thống Hóa, chúng ta là hạt nhân của đấng Thống Hóa và chúng ta là biện chứng pháp của hệ thống hóa. Bởi vậy nên ta luôn cuối đầu dưới đấng Thống Hóa.
Có ba loại người chối Cha, thứ nhất là loại người điên mất trí; thứ hai là loại người thuộc về định nghiệp ngũ nghịch, bất độ. Như vậy, người chối cha là người nhỏ nhất trong đời sống của giá trị cực vi và người không chối cha là người đã hoàn chiếu ánh sáng giá trị hóa và biết nguồn cội của cha mẹ đã sinh mình ra.
Đấng Thống Hóa đã đến khắp cùng trong sự bình đẳng của cực vi đến cực đại và hoàn thành sứ điệp độc lập đối với giá trị cửu khiếu, dù là cực vi hoặc cực đại thì nó cũng được khắc nhập và chuyển hóa tổng thể tinh hoa để trở thành giá trị hóa một cách hoàn mãn nhất trong sự nghiệp hóa.
Những gì mà chúng ta nói hóa và biết làm hóa là đều ở trong Thống Hóa. Tức là ở trong da thịt, xương hoặc tỉ máu của đấng Thống Hóa mà thôi. Ngài nói: Như hôm nay nó hóa trên thân da ta, thì ngày mai nó hóa trên thịt của ta, rồi mốt nó hóa trên gân cốt của ta và cuối cùng nó sẽ hóa đến máu tỉ của ta và hóa trong vô cùng giá trị tổng thể của ta, để nó được tất cả những gì của ta.
Như vậy, nhân ở sự vô cùng ấy mà ta được sáng danh trong đời sống của thế giới duy ngã và làm cho thời gian duy ngã ấy hưởng tất cả những kỳ quan chung. Vì thế giới duy ngã trở nên kỳ quan của vũ trụ.
Chúng ta hãy luận về câu kinh: “Chư pháp thị không tướng, viên dưỡng ánh linh quang”. Thế thì không tướng không có nghĩa là vô nghĩa, mà không tướng là có nghĩa và siêu nghĩa trong thực tướng. Vậy chư pháp thị không tướng là thực tướng hóa pháp tướng.
Phần nghị luận:
Ngài bảo ông Chơn Quốc Chính Thống trình bày.
Ông Chơn Quốc Chính Thống: Thưa Cha, qua hệ thống cửu kinh cũng như sự kế thừa của tam thừa tạng mà đức Từ Phụ đã để lại cho nhân loại. Thì mục tiêu cuối cùng là chúng con phải trở về với bát nhã. Đối với nhân loại đã trãi qua nhiều biến đổi, thăng trầm và cuối cùng cũng trở về tính bát nhã ấy. Đó là tri thức kinh điển. Như vậy, giữa đời và đạo sẽ gặp nhau vào mục tiêu cuối cùng của bát nhã tâm kinh. Vậy tính bát nhã là có trong tất cả các pháp. Như Tổ Tăng Xán có nói 4 câu kệ rằng: “Sáu trần vốn sáu tri, cũng chung nguồn giác ấy, kẻ trí giữ vô vi, người ngu tự buộc lấy”
Thường thì chúng ta lầm lẫn thấy các pháp có tướng, là bị cột bản tâm vào trong các pháp ấy, nên nó dẫn chúng ta đi vào ba đường sáu nẻo. Như trong bài kinh Bát Nhã đầu tiên đức Phật đã khai thị cho chúng con thấy rằng tất cả các pháp vốn nó không tướng chứ không phải là tướng không. Có nghĩa là các pháp luôn luôn chuyển động theo định luật và không trụ ở tướng nào, nhằm để chuyển hóa thăng hoa và trở về giá trị tận cùng là kết tinh tinh hoa kim cương chân tâm, hay bát nhã tâm kinh. Nếu cho rằng bát nhã là không thì làm sao có tâm kinh, mà là trở về với giá trị hạt tâm. Mà nguồn gốc là trung tâm vạn năng sinh hóa ra vạn loại, hoặc là hạt tâm lý tính tính ánh sáng. Do đó nên chúng con rất sâu sắc là phải thực hiện cho được qui trình hóa bát nhã. Vì đây là lộ trình thực mà chúng con phải đi, cũng như các nhà khoa học chân chính người ta cũng đã loại trừ và trở về được với trí thức kinh điển, mặc dù nó chưa được hoàn chỉnh. Như vậy, sự ra đời của cửu kinh minh triết sẽ hoàn chỉnh được những hệ thống trí thức kinh điển viên mãn. Đó là hệ thống của bát nhã tâm kinh.
Ngài bảo ông Chơn Ngọc Biện Hộ trình bày.
Ông Chơn Ngọc Biện Hộ: Thưa Cha, diệu lý của bát nhã mà Cha vừa giới thiệu với chúng con về câu kinh là: “Thị chư pháp không tướng, viên dưỡng ánh linh quang”. Như vậy, diệu nghĩa của không tướng ở đây không phải là không mà là ở chỗ siêu tướng, siêu hữu. Mà chúng ta không thể nhìn thấy bằng con mắt đối đãi của mình đây được. Đó là một cái có vô cùng vĩ đại nhất, hằng có trong vũ trụ mà chúng ta không thể nhìn thấy bằng đôi mắt bình thường. Đó chính là bản thể thực tướng chân quang bất biến nên mới hóa được tất cả giả tướng là vạn pháp. Như vậy, muốn trở về với bát nhã là hoàn toàn chúng ta rời tất cả các pháp tướng, rời ở đây không có nghĩa là chúng ta bỏ nó, mà chúng ta dùng nó nhưng biết nó là phương tiện hóa để trở về thực tướng tâm linh. Tức biết rõ vật chất là phương tiện và tâm linh là cứu cánh. Như vậy, vật chất là vô cùng có ý nghĩa đối với những người đã giác ngộ, vì họ biết sử dụng vật chất đúng mục đích của mình là để trở về với diệu lý bát nhã hội tụ.
Trở về bát nhã là không còn đối đãi phân biệt giữa có và không nữa, mà luôn dung chứa một tình thương vô cùng vô tận. Bởi vì bát nhã đã được biện chứng trong đời sống duy ngã đại thể mà cụ thể là qua thân pháp của Cha. Như vậy, độc tôn mà đức Từ Phụ Bổn Sư Thích Ca Mâu Ni đã tuyên ngôn, thì lời đó đã nói lên giá trị chân lý của sự thật khách quan và sự thật đó đã được trình bày trên mặt bằng của duy ngã đại thể. Đó là chân lý, là tổng thể tinh hoa của tâm vật hội tụ, của tính thể dung thông đã có trong đời sống của vũ trụ quan và nhân sinh quan. Thì duy ngã độc tôn cũng mang một hàm ý bát nhã hội tụ trong đó rồi. Vậy trung tâm duy ngã vạn pháp kinh là biện chứng cho thực tướng của vũ trụ. Bởi vì tất cả những con người đã thành đạt cao nhất đó là Bồ Tát và Như Lai, cũng từ mặt bằng duy ngã mà ra. Như vậy đức Phụ nguyên Kim Ngưu là biện chứng cho tính bát nhã hội tụ, vì Ngài đã thuyết được kho tàng cửu kinh minh triết và Ngài có âm dương bào tạng tướng và có tam hợp chiếu là đặc nhiệm, đặc thù mà đấng Thống Hóa đã thiết lập ra hình đồ đó, để chứng minh cho giá trị thành tựu cao nhất của tính bình đẳng, nghiêm minh và lòng yêu thương tận độ vô cùng đối với đỉnh cao của trí huệ bát nhã. Thì đó là biểu trưng cho giá trị thực tướng của Như Lai. Như vậy, Ngài thành tựu được giá trị đó, là từ mặt bằng duy ngã đại thể và từ trung tâm duy ngã vạn pháp kinh mà ra. Như vậy, hôm nay chúng ta đang sống trong mặt bằng của duy ngã vạn pháp và đang đi những bước đi vững chắc của cửu kinh minh triết, thì rõ ràng chúng ta rất hạnh phúc vô cùng và bát nhã cũng không xa đối với chúng ta.
Hôm nay chúng ta sống trong cộng đồng của công ty Công Luật thì đối với chúng ta chỉ có tình yêu thương và tha thứ trong tinh thần bình đẳng. Bình đẳng ở đây là chúng ta luôn luôn tôn trọng với nhau. Nếu ai đó có những sai lầm thì chẳng qua là vì họ không biết, hoặc vì họ chưa thấy. Nếu chúng ta là những người thấy và biết thì chúng ta phải biết yêu thương những người đang sai đó; vậy chúng ta hãy chia sẻ với họ, nếu chúng ta không giúp đỡ được họ, thì chúng ta không bao giờ ghét họ; để rồi chúng ta không bị dính vào tất cả những điều sai phạm đối với đấngThống Hóa. Vì đấng Thống Hóa đã hằng yêu thương ban bố và độ lượng đối với chúng ta, thì chúng ta phải tập làm những hạnh như thế để trở về với Ngài.
Hôm nay Cha chúng ta Ngài đã đứng trên đỉnh cao của trí huệ bát nhã để hóa hiện tính nghiêm minh, lòng tận độ và tình yêu thương bình đẳng đối với tất cả chúng ta. Ngài đã thể hiện tính nghiêm minh trên tính cứu độ, chứ không phải nghiêm minh để hủy diệt và bỏ đi. Vì chúng ta sống theo Công Luật, định luật và quy luật, mà khi chúng ta sai luật thì Ngài phải nghiêm minh. Ngài nghiêm minh là để đưa chúng ta trở về trong quy phạm sống và sống không tách rời luật thì chúng ta mới thành tựu được những giá trị cứu cánh cao nhất.
Ngài dạy, thế giới nhị nguyên là con đường muôn lối, qua gềnh thác, qua biển cả, qua sông mê, qua mặt trần nhảy múa và qua các vấn đề biến đổi của 6 chi, của cửu khiếu…Thì tất cả những điều đó chúng ta phải học thực, nói thực, nghe thực và nghĩ thực. Để tất cả những cái thực đó làm giàu mạnh cho tri thức ánh sáng và trở thành kho tàng. Vì Như Lai đã chiếm lĩnh kho tàng, thì chúng sinh cũng chiếm lĩnh được kho tàng và nơi ấy là nơi hạnh phúc nhất mà không còn biến đổi của thời gian và không gian trong sự hạnh phúc.
Một khi chúng ta càng lầm lẫn bao nhiêu, thì hạnh phúc càng thấp bé bấy nhiêu; và ngược lại chúng ta càng giác ngộ bao nhiêu, thì hạnh phúc càng to lớn bấy nhiêu. Vì đấng Thống Hóa là hạnh phúc của vô hạn và chúng ta sinh ra từ nguồn gốc đó. Thì trong ta là bản chất của kim sắc, nhưng vì chưa hoàn được kim sắc, nên cảnh giới tây phương cực lạc chưa đến với chúng ta. Một khi ta hoàn chiếu được tính hoàng kim của giá trị kim sắc quang minh chân tính bất biến, thì vô lượng quang A Di Đà Như Lai cùng ta là một. Như vậy, tính minh triết đã bày tỏ giá trị thực tướng của vô lượng quang A Di ĐÀ Như Lai đã có trong chúng ta. Cũng như đức mẹ Quán Thế Âm cũng đã trình bày rõ về sự quyền năng tột bậc trong sự nghiệp đối với Ngài là ngàn mắt sáng chói và ngàn tay siêu quần trên mọi sự vĩ đại, để có thể thay đổi được cuộc sống của bá nghiệp, mà Ngài đã làm không còn tính toán của thời gian và không gian. Nên Ngài đã trở nên là vua của tất cả mọi thứ và trên đời này không có một thứ gì mà Quán Thế Âm không có. Chính vì vậy mà chúng ta được hạnh phúc trong giá trị vô cùng của bát nhã Quan Thế Âm và chúng ta được hiển hách trong đời sống vô cùng và được tôn vinh trong sự nghiệp vô cùng ấy từ Quan Thế Âm mà ra.
Ngày hôm nay chúng ta được sống trong ngôi nhà Công Luật này thì cũng từ Quan Thế Âm mà có. Như vậy, đức Quan Thế Âm là sự đại diện cho quyền năng đỉnh cao của trung tâm và Ngài đã hiển nhiên ở trong sự nghiệp hồng quang thống điển của chúng ta. Như đức Mẹ Quan Thế Âm đã phán truyền tính bát nhã trong thiên cơ. Vì tất cả những lời sấm cơ của Mẹ, Mẹ nói trước là có sau. Như vậy, chúng ta tự hào thay là được nghe tính bát nhã vô cùng của Quan Thế Âm và ánh sáng tối thượng đã đến trong chúng ta như một thông điệp vĩ đại nhất cho sự nghiệp thành tựu bất chiến của đức Kim Ngưu. Như tất cả những công trình hiện hữu của chúng ta và thế giới thì hoàn toàn đức Quan Thế Âm đã phán quyết, thì Ngài đều lấy từ trí huệ bát nhã để thực hiện những công trình ấy.
Trong đời sống của thế giới về chiến lược là nó đang đi trong định nghiệp cộng nghiệp của nhân loại, chính vì vậy mà Mỹ không giải quyết nổi Trung Đông. Nếu Mỹ giải quyết được Trung Đông thì cũng có nghĩa là Mỹ đã làm được một mặt bằng thỏa đáng cho Hồi Giáo, thì đâu còn có chuyện là I Ran quyết tâm chế tạo bom nguyên tử và tất cả những mâu thuẩn về chiến lược không được thỏa đáng ấy đã trở nên một sự ngờ vực và trãi qua một cuộc thù hận trong các hệ thức khác nhau đã dấy lên những mâu thuẩn nghiêm trọng, mà loài người chưa thể thoát ra được. Như vậy, tiếng khóc sẽ bật khóc ở nơi tận cùng của sự biến cố và khóc cả cộng đồng, cả đại thể, mà không có con đường nào để giải cứu được, vì nó chưa có tính bát nhã. Vì nghiệp chúng như sóng của đại dương, có nghĩa là nó giận dữ và liên tục vỗ vào bờ, hết cơn sóng này đến cơn sóng khác và nó không dừng lại được.
Như đức Mẹ Quan Thế Âm thường nói rằng: Sau một cơn biến cố thì sẽ có một ngày bình an, cũng như sau một đêm dài thì phải có một ngày mới. Điều Ngài nói là thuộc về định luật, chứ không thuộc về chính Ngài, vì chính Ngài cũng hóa trong định luật mà ra và Ngài tôn vinh định luật của đấng Thống Hóa như một sự sống tất yếu đối với muôn loài và không bao giờ thay đổi.
Hôm nay những thứ mâu thuẩn đó càng trở nên mắc gút, như trò chơi giữa hai người cùng gút rồi cùng kéo, thì thậm chí là dây không đứt mà gút thì lại càng không mở nổi. Gút ấy chỉ có cắt bỏ đi bằng một sức mạnh phá vỡ toàn bộ những gút ấy, để rồi trở nên bình an sau những cơn gút nặng nề ấy. Nếu ai ngộ được chỗ này thì có lẽ là bùng lên tiếng khóc. Đối với chư Phật là khóc trước chúng sinh, như chư Phật đã dùng những quyền năng về lệ đá và tất cả những tiếng khóc ấy đã được sâu thẳm trong lòng bát nhã và tình yêu của trung tâm.
Chư Phật thực hiện công trình đại hóa là công trình của trung tâm linh quang với ánh sáng Cửu Kinh Minh Triết và đem tia sáng vĩ đại nhất vào đời sống của sự suy thoái tâm pháp mà thế giới đã và đang bị hụp lặn.
Cửu kinh ra đời như một chiếc thuyền vĩ đại nhất để cứu vớt cho sự trầm luân và biển sóng dữ dội. Chiếc thuyền ấy không bị đắm mà lại cứu được tất cả chúng sinh đang chìm đắm.
Càng học cửu kinh thì giá trị vững chãi của ánh sáng tri thức tâm linh đối với các con, thì sự vững chắc ấy cũng sánh với đỉnh cao của Thạch Bi cao, hình tượng Di Lai đã có trong sự vững chãi của các con đối với công án Bia Sơn và sự vững chắc công án Bia Sơn là sự vững chắc của Thạch Bi cao và hình tượng lăng đồ Di Lai là một trong những sự vĩ đại nhất của Đông Dương. Ta nói phương Đông nhất trụ, hay Việt Nam nhất trụ, hay Đông Nam Á nhất trụ cũng đủ cho sức nhất trụ về tính duy nhất ấy và không bao giờ thay đổi về tính duy nhất của sự nghiệp Công Luật đối với hệ thống Cửu Kinh Minh Triết mà Cha đã thuyết về địa linh Tam Thanh.
Ngài bảo ông Chơn Thăng Ấn Chuyển trình bày.
Ông Chơn Thăng Ấn Chuyển: Thưa Cha, về bản chất của kinh Bát nhã là kinh hạt tâm hoặc là kinh Trung tâm. Như Lai đã giới thiệu cho chúng ta thấy trong vũ trụ có chân tâm kim cương và có chân tính ánh sáng. Về phần vật thể thì có kim cương vật lý cũng trở nên bất diệt trong hệ thống hóa của đấng Thống hóa. Đối với Kinh Bát nhã là trở về trung tâm và hạt tâm lý tính. Như vậy con đường trở về là bằng tạng kinh của đức Như Lai là phương tiện, pháp môn hóa, đó là kinh cơ bản, sâu sắc và hoàn hảo để chúng ta trở về thành tựu chân tâm kim cương.
Hôm nay cha đã thuyết cửu kinh minh triết, là giá trị thực trong đời sống vũ trụ mà nhân bản đại thể là then chốt và quan trọng nhất của tam thiên đại thiên thế giới. Vì nhân bản đại thể là hệ thống cấp cao đại diện cho muôn loài và có ánh sáng tuyệt đối trong chân tính. Nhưng do chúng ta quên đi mà theo các dòng nghiệp làm biến đổi theo nó vô cùng và chịu nhiều sự đau khổ vô tận ở trong bá nghiệp và trong hành nghiệp vô thường và bất thiện. Nên Như Lai đã cho Tam đại tạng kinh để làm phương tiện hóa chúng ta trở thành các cấp bậc tiến hóa cao nhất của Như Lai, Bồ Tát…
Hôm nay chúng ta nhận được giá trị tuyệt đối, tuyệt diệu của cửu kinh minh triết thì chúng ta đã thấy toàn thể ảnh quang, ảnh chiếu, giá trị tinh hoa của trung tâm vũ trụ, của đấng Thống hóa đã cho chúng ta trong kho tàng cửu kinh minh triết.
Bởi các con đường gập gềnh của các giáo mối tà đạo, hoặc các con đường biến thức của nhân bản đại thể đã làm cho tâm thức bị xé nát trong cuộc sống mà không thể tìm ra lối thoát có tính chất tuyệt đối, tuyệt diệu trong sự sống. Thì hôm nay chúng con được giác ngộ cửu kinh minh triết là một bộ kinh tuyệt đối và tuyệt diệu mà chúng con phải cuối đầu quy phục và thấy được giá trị tính chất tuyệt đối đó là không có kinh nào cao hơn nữa. Vì nó đã làm sáng tỏ mọi gốc cạnh, mọi nghĩa lý và mọi con đường đi từ những chi tiết nhỏ nhất cho đến lớn nhất, là thành tựu tổng chất tinh hoa vũ trụ mà các con đã giác ngộ được.
Đây là lời nói chân thật có tính chất giác ngộ thật sự ở cửu kinh mà chúng con được Ngài ban cho. Đây là một điều hi hữu và hạnh phúc mà chúng con luôn hân hoan vui mừng và tôn kính Cha như tôn kính cửu kinh minh triết một cách tuyệt đối và tuyệt diệu trong sự sống hiện tại của chúng con đang làm sự nghiệp Công Luật.
Ngài bảo ông Chơn Hoàng Quang Quân trình bày.
Ông Chơn Hoàng Quang Quân: Thưa Cha, hệ thống cửu kinh minh triết là sự tổng hợp của khoa học đại ngã và khoa học thực nghiệm. Vậy cửu kinh đã bẻ gãy tất cả những học thuyết rẽ nhánh sai lầm để cho chúng ta thấy được chân quang của ánh sáng thực tướng của vũ trụ một cách khoa học và vượt trên khoa học. Cửu kinh minh triết đã cho chúng ta thấy được Thống hóa là một hệ thống chứ không phải là một đức tin và cửu kinh minh triết đã cho chúng ta thấy được Thống hóa là vạn năng và vạn năng vô quái ngại hóa vi mô và vĩ mô. Vạn năng của định luật quy luật và Công Luật. Vạn năng đối với duy ngã là một tầm với rất là xa và chính cửu kinh minh triết đã cho chúng con thấy được tường tận về tính chất vạn năng ấy của vũ trụ và biện chứng cho chúng con thấy được về tính âm dương tổng hóa siêu sắc năng và hóa sắc năng. Và có thể nói cửu kinh minh triết là một công trình đột phá nhất của duy ngã đại thể mà trong lịch sử loài người từ xưa đến giờ chưa từng có. Vậy đức Từ phụ Thích Ca nói cửu kinh minh triết phủ chiếu hành tinh điều này là lý tất yếu.
Ngài bảo ông Chơn Luân Thương Bang trình bày.
Ông Chơn Luân Thương Bang: Thưa Cha, sự nghiệp Công Luật là một hệ thống hội tụ và bản chất của đấng Thống hóa là cốt lõi của tâm vật hội tụ. Vậy giá trị của Bát nhã đã hoàn chiếu và viên mãn trong hệ thống của cửu kinh liên tịch chiếu. Và cửu kinh đã hoàn bị cho giá trị lập pháp bằng giá trị hội tụ từ cực vi đến cực đại.
Đối với giá trị thượng tầng thì tri thức kinh điển đã thuộc về đấng Thống hóa nên hóa ra thiên hà, ngân hà, thái dương hệ và từ cực vi đến cực đại. Vậy quay về với thế giới của duy ngã vạn pháp kinh thì duy ngã được biểu trưng cho giá trị kỳ quan của đấng Thống hóa. Vì duy ngã vạn pháp kinh đã tròn đủ giá trị hợp chiếu của tổng thể tinh hoa siêu sắc năng và sắc năng, thì giá trị Bát nhã đã có trong duy ngã đại thể. Và duy ngã cũng có mặt trong đời sống nhỏ nhất là tế toái vật lý. Vì nếu không có giá trị hội tụ của Bát nhã thì tất cả nền than chì và cacbon cũng sẽ không hóa được kim cương. Thì chính đó là biểu trưng cho giá trị tổng tinh hoa hội tụ ở đời sống tế toái vật lý. Còn đối với mặt bằng duy ngã đại thể phải có giá trị chân tâm kim cương mới kết tinh được chân tâm kim cương. Và biểu trưng cho giá trị ấy là các Như Lai và Bồ Tát và từ đó Như Lai mới hóa tất cả vạn pháp từ cực vi đến cực đại, từ đời sống thấp nhất để hóa trở về với đời sống cao nhất là đấng Thống hóa. Và đấng Thống hóa luôn thể hiện tình thương bình đẳng nhất đối với vạn pháp. Và vạn pháp sẽ qui tôn về giá trị bình đẳng mà không xa ly đối với đấng Thống hóa. Vì vậy hôm nay chúng con nhân ở phương tiện cửu kinh minh triết là tinh hoa cao cấp nhất để chúng ta quay về với đấng Thống hóa. Thì chúng con nguyện sẽ chắc lọc những giá trị tinh hoa để kết tinh và thành tựu chân tâm kim cương. Là đạt đến đỉnh cao chỗ thị chư pháp không tướng, ấy là hạt tâm lý tính, tính ánh sáng. Và chính giá trị của hạt tâm lý tính ấy là thực tướng, là đời đời bất biến thể trong đời sống của vũ trụ. Chỉ có một tình thương duy nhất và một đại nghiệp duy nhất là cứu tất cả muôn loài vạn vật ở chiều sâu thẩm nhất để trở về với tính thường trụ vĩnh viễn của đấng Thống hóa.
Với sự nghiệp thực tướng của công án Bia Sơn là biểu trưng cho giá trị tính thể hợp chiếu, mà giá trị hoàn bị của Bát nhã đã có mặt ngay trong đời sống của công án Bia Sơn. Chúng con nguyện sẽ nương vào công án Bia Sơn để quyết thực hiện và đem ánh sáng của Bia Sơn sẽ phủ chiếu tất cả những công trình đẹp nhất và toát ra một hào khí là phủ chiếu khắp hành tinh mà đức Phật Tổ Thích Ca Mâu Ni đã tuyên quyết.
Ngài dạy: Chúng ta xác định về tính chất tuyệt đối của cửu kinh minh triết là hoàn chiếu ánh sáng của tính Bát nhã. Vì đức Như Lai nói: Bát nhã không thể tách rời hệ thống vật lý mà có, vì đại diện của hệ thống vật lý đã hình thành ra tính của giá trị kim cương bất hoại trong đời sống của vật lý. Như vậy vật lý vẫn là biểu trưng cho giá trị hóa và kết tinh giá trị kim cương vật lý thì đó là Bát nhã.
Về cửu kinh minh triết hóa về tính ánh sáng hạt tâm lý tính và hạt tâm lý tính kết tinh chân tính bất biến trở về tính tự chiếu ánh sáng vô biên để có được giá trị bất biến thể của tính chất kim cương chân tâm. Như vậy ở hai phần vật lý và tâm lý đều có tính hóa của Bát nhã hội tụ. Nên Bát nhã không phải là không và cũng không phải là có, mà Bát nhã là hội tụ. Nếu chúng ta đã xác định Bát nhã là hội tụ thì chúng ta sẽ không bao giờ đi trên con đường phân tụ và tách tụ để có Bát nhã.
Như vậy người Công Luật là không phân biệt giữa tâm và vật, không phân biệt giữa tính và thể, không phân biệt giữa có và không. Thế thì chúng ta có các tướng pháp nhưng chúng ta không bị kẹt trong các tướng pháp thì nhất định chúng ta sẽ có thực tướng của tính Bát nhã. Chúng ta không kẹt trong chấp không và chấp có mà trở về sự nghiệp hội tụ của trung tâm vạn năng để hóa tổng thể siêu sắc năng và sắc năng để kết tinh được chân tâm kim cương, đó là thuần chất của giá trị hóa đối với tính Bát nhã. Vì Bát nhã không còn là tướng hay không tướng nữa mà Bát nhã là sự thật của hội tụ.

1 nhận xét:

Ví bạn hãy dùng ngôn ngữ lịch sự, tôn trọng lẫn nhau, mỗi người có cấp độ trình độ riêng nên không nên phán xét nếu không thông hiểu. Xin cảm ơn!