Thứ Bảy, 11 tháng 5, 2013

cửu kinh minh triết 2



TÍNH CHẤT ĐẠO LUẬT
TRONG CÔNG LUẬT VŨ TRỤ
Người Thiên chúa quan niệm rằng những ai theo đạo Thiên chúa giáo thì họ cho là nội đạo, là có đạo Thiên chúa. Còn tất cả những người không theo Thiên chúa thì họ cho là ngoại đạo, là không trực thuộc Thiên chúa. Đó là quan niệm của người Thiên chúa giáo, quan niệm ấy là mất tính công luật vũ trụ. Vì sao? Vì tất cả loài người trên thế giới ai cũng được hít thở oxy, khi đói ai cũng biết ăn, khi khát ai cũng biết uống và hệ thống cơ cấu máy móc thân thể đều giống nhau, ý niệm tư tưởng giống nhau thì tại sao lại khác Thiên chúa, khác Thượng đế? Đó là tính bảo thủ nghiệt ngã về ranh giới thuộc về chi, tức họ muốn đem cái chi đó để thể hiện cái tổng và họ muốn loại trừ đời sống của các phần khác trong lập địa đó. Đối với tinh thần công luật không thể chấp nhận điều đó.
Quan niệm của người Công luật, là người ấy dù không theo một tôn giáo nào nhưng bản chất họ trong đời sống luôn luôn làm lành, không làm một điều gì dữ và luôn có một niềm tin tuyệt đối với trời đất, thì chính họ vẫn có giá trị thực trong đời sống vũ trụ, họ vẫn được xứng đáng là người con của vũ trụ và họ cũng được vũ trụ hóa cho họ. Một ngày họ qua đời viên tịch thì họ vẫn được lẽ phải của tính công luật vũ trụ đến cứu họ trong đời sống đó, chứ không phải một tôn giáo nào cả. Vậy, những con người ấy là con người trực diện trong đời sống của Thống hóa vũ trụ. Vì họ đã làm được những điều của vũ trụ đã làm và họ đã làm được những tiêu chuẩn nhất định mà công luật vũ trụ đã cho họ. Đó là sự nhìn nhận, là quan niệm của người công luật có tính khách quan.
Chúng ta phải học công luật cho sâu sắc để chúng ta có một cái nhìn tổng thể tránh khỏi mọi bệnh tật của tâm thức về các sự bảo thủ, kỳ thị và đối kỵ trong lĩnh vực tôn giáo. Để không làm mất đi tính công bằng của công luật vũ trụ, như các tôn giáo đã đi qua.
Ví như, có những người trên đời này họ không theo một tôn giáo nào cả mà chính họ ăn ở công bằng đối với mọi người, yêu thương giúp đỡ ban cho và luôn luôn thể hiện lòng nhân ái đối với mọi người thì con người ấy vẫn xứng đáng là hạt nhân của công luật vũ trụ, vì họ đã làm được công bằng thì con người ấy vẫn được siêu hóa trong vũ trụ.
Lại nữa, có những người đang ở trong hình lập tôn giáo, mang những chức bậc về sắc phẩm mà lại làm những việc phi nhân, vô đạo, ngược lại với chính pháp thì những con người ấy sẽ bị sa đọa vào tam đồ chịu luân hồi sinh tử. Vậy, không thể lấy hình thức tôn giáo để giải quyết về vấn đề nội tại của tính chất và giá trị hạt nhân công luật. Vì thực thể của công luật là thuộc về chân tâm chứ không phải thuộc về hình thức tôn giáo, cũng không thuộc về hình thức màu da và sắc tộc, cũng không thuộc về y phục kiểu gì, đầu tóc kiểu gì. Tất cả những thứ đó thuộc về lập ngoại, nó không thuộc về giá trị nội tại của tính chất hạt nhân, hạt tâm công luật vũ trụ.
Hạt tâm công luật vũ trụ là dù cho người đó đứng ở đâu, ngồi ở đâu, nằm ở đâu và đi ở đâu, trên bất cứ Châu lục nào mà làm đúng trọng tâm công luật, mặc dù người ấy không theo bất cứ một tôn giáo nào nhưng họ vẫn xứng đáng là hạt tâm công luật vũ trụ.
Nếu họ là những hạt tâm lớn, có tính chất siêu xuất thì họ cũng có thể đại diện để dẫn đường chỉ lối cho những người khác. Tính công luật là tính bình đẳng đối với các phạm trù cho các hạt nhân đã được thăng hoa trong tính công luật vũ trụ.
Hình thức tôn giáo chẳng qua là trường lớp, là nơi giáo thị, là nơi dẫn độ và thiết lập để tạo chiếc cầu cho bất cứ ai có nhân duyên hướng về công luật vũ trụ.
Tất cả những hình thức, những nghi thức là phương tiện mặt bằng cho chúng ta tiến hóa. Nhưng nếu hình thức và nghi thức ấy không đúng với chính pháp thì nó cũng là sâu bọ hoặc là những con rối làm cho chúng ta rối ren thêm mà thôi.
Hỏi: Thưa Cha: Đạo luật và Vận luật tuần hoàn chu kinh (VLTHCK) có khác nhau không?
Đạo luật và VLTHCK thật ra nó tuy hai nhưng là một, tuy một là hai. Bởi vì đạo luật là chủ thể, mà VLTHCK nó là hoành tác, nhưng hoành tác từ chủ thể ra, nên tạm phân ra giữa chủ thể và hoành tác, vì vận luật tuần hoàn là luôn hoạt động để chuyển hóa tinh hoa vạn pháp. Nhưng đạo luật thì lại chứa nhóm cái sức mạnh của tinh hoa mà không cho tinh hoa phân biến. Cho nên tuy hai là một, tuy một là hai. Nhưng nếu chúng ta không đưa ra cái VLTHCK thì sẽ không thấy được sự chuyển hóa và trao đổi chất tinh hoa để kết tinh và hình thành những giá trị tinh hoa cho chúng ta đi đến cao cấp.
Như vậy đạo luật là một thể tròn, còn vận luật thì nó chuyển động cho đến ngạ quỷ, có như vậy thì nó mới biến đổi ngạ quỷ tiến lên cấp người được. Cho nên giá trị tuần hoàn là nó nằm trong vạn hữu, trong vạn thể. Bởi vì khi có sự sống là có VLTHCK và có sự sống là có quỹ tích giá trị đạo luật tổng thể. Có quỹ tích giá trị đạo luật tổng thể là có tinh hoa, có tinh hoa là phải có sự chuyển động để kết tinh tinh hoa. Thì VLTHCK là sự chuyển động để kết tinh tinh hoa và chuyển hóa tinh hoa vạn pháp.

¯ Tại sao nói công luật cửu kinh minh triết là đại hóa toàn khai?

Thường thì con người có cái bản chất bảo thủ của nhân bản bản ngã. Như, người tu theo pháp môn tịnh độ thì bảo thủ tịnh độ là hay nhất, người tu thiền thì lại bảo thủ thiền là hay nhất. Đó là tính nông cạn của con người khi đạt được cái gì là bảo thủ cái đó và cho đó là hay nhất. Đối với chúng ta là người công luật đi trên con đường công luật là không bị kẹt trong các giáo điều và pháp môn. Như tâm vật hội tụ kinh thì trong đó đã là hai chiều song tụ rồi. Nếu dùng song tụ để trở về chiều cao nhất của trung tâm hội tụ Thống hóa thì lại gồm có 3 kinh. Như vậy trong giá trị công luật đó không đóng khung trong giáo điều. Thứ nhất là nói được cửu kinh minh triết. Và cửu kinh minh triết không đóng khung trong pháp môn. Pháp môn là con đẻ của cửu kinh minh triết, nên minh triết là ánh sáng dẫn đường có tính chất cự nhật đại quang. Vì hàng trăm ngàn ánh sáng trong không gian này, không có ánh sáng nào qua ánh sáng mặt trời, thì tính minh triết nó cũng vậy. Còn cửu kinh là bao hàm tất cả tổng tinh hoa của các giáo điều và pháp môn. Dù cho có bao nhiêu thánh kinh, bao nhiêu thừa tạng, bao nhiêu phương pháp, chương trình giáo cũng không ra ngoài cửu kinh. Dù họ có giáo kiểu nào cũng không ra khỏi âm dương vạn tỏa, cũng không ra khỏi trung tâm vạn năng, cũng không ra khỏi tổng thức chân quang vũ trụ quan, cũng không ra khỏi vận luật tuần hoàn; dù họ có giáo kiểu nào cũng không ra khỏi Duy ngã vạn pháp kinh và tâm vật hội tụ kinh. Tức là họ có nói kiểu gì trong các giáo điều cũng đều nằm trong cửu kinh cả, nhưng họ không rõ bày được tính hệ thống cửu kinh một cách mạch lạc, thì họ bị biên địa của giá trị trung tâm. Như vậy là họ bị đóng khung trong giáo điều và đối lập các giáo điều khác; làm cho xã hội này các giáo điều chồng chất lên nhau và các pháp môn lấn áp lẫn nhau. Chính vì vậy mà xã hội rất nhiều tôn giáo và xảy ra nhiều cuộc thánh chiến, hoặc là đánh giặc miệng với nhau, tức là tôn giáo này nói xấu tôn giáo kia là do giáo điều xảy ra. Còn về thần thông và bảo thủ quyền phép cũng chỉ tranh nhau mà không giải quyết được gì. Vì vậy mà tất cả không giải quyết được tính toàn diện của cứu cánh. Trở về công luật để học cửu kinh minh triết là giải quyết tất cả những vấn đề mâu thuẫn trong đời sống của nhị nguyên và thiết lập nhị nguyên cơ bản của hệ thống tổng trì. Đi trên sức mạnh của nhị nguyên tổng hợp ấy, không phân chia ra tất cả những gốc độ giáo điều và các gốc độ của lập hình và đối kháng các lập hình, thì đó là tính công luật đại hoá toàn khai.

CÔNG LUẬT PHỦ CHIẾU TOÀN DUY

(Tháng 03 năm 2006)
Định hướng về nền văn minh của Bà la môn giáo, là hướng dẫn con người đi theo con đường đạo luật mang tính thần linh. Đây là nói về vấn đề tôn chỉ chứ không nói về chuyên môn. Như vậy cái tôn chỉ của người Ấn Độ là đi theo Vệ Đà, đi theo Bà la môn, là đi theo Tam Thần hợp nhất tức là Thần sáng tạo, Thần bảo tồn và Thần hủy diệt. Mãi cho đến thời của đức Phật Thích Ca ra đời, mới đem kho tàng kinh điển ra để mà diễn nói. Và sau đó 500 năm thì Đức Ki Tô ra đời lại nói về vần đề độc thần, tức là nói về Thượng đế sinh ra muôn loài. Thay vì không nói theo kiểu của Vệ Đà, Bà la môn mà nói theo kiểu Đấng tạo hóa, Thượng Đế sinh ra muôn loài. Còn nền văn minh của Trung Hoa thì có đức Lão Tử nói về dịch lý pháp, thì đó là những tôn chỉ đã qua và còn nhiều nữa như: duy tâm, duy linh, duy vật, duy lý v.v…
Về duy linh có hai loại là duy linh bá thần và duy linh độc thần, duy linh bá thần thì cái gì cũng có thần. Còn duy linh độc thần thì duy chỉ có Thượng đế thôi. Các tôn giáo khác sau này ra đời như Ma Ho Met cũng mang tính duy linh độc thần. Còn duy vật của Mac – Lenin là chối bỏ nguồn gốc tâm linh. Như vậy về tôn chỉ thì giữa duy linh, duy tâm và duy vật ở đây cũng chưa giải quyết được gì. Tất cả đều tồn tại trên thế giới này một sự rối ren mà chưa giải quyết được.
Hôm nay tôi muốn nói về Công Luật vũ trụ, Công Luật tổng trì đó sẽ phủ chiếu trên các tôn chỉ, các vị hãy lắng nghe. Bởi vì Công Luật là dùng hệ thống minh triết, kho tàng minh triết để giải quyết về tính Công Luật vũ trụ, dẫn đến sự kết tinh của đấng Thống hoá thì cũng không phủ định về giá trị chân tính của Thống hoá mà lại mang tính khoa học đại ngã. Nó khác duy tâm của nhà Phật mà ta hiểu lầm ở chỗ này. Nếu cho rằng tâm sinh ra vạn pháp, nhưng tâm hạ làm sao sinh ra đất nước gió lửa được. Mình tưởng đất nước gió lửa được, nhưng mà sinh ra đất nước gió lửa thì không phải cái tâm mình sinh ra được. Mà cái tâm của trung tâm vũ trụ sinh. Tức là duy tâm thượng trung tâm vạn năng.
Chúng ta không nên suy nghĩ theo kiểu tư tưởng ý niệm mà có thể sinh ra vạn pháp. Cái đó là vọng thức chứ không phải là nguồn gốc sinh ra vạn pháp, mà trung tâm vạn năng mới sinh ra vạn pháp, sinh ra tất cả muôn vật, muôn sự ở trên đời này. Như vậy nếu ta đặt tinh thần trung tâm vạn năng sinh ra vạn pháp, cũng giống như là sự tin nhận Thượng đế sinh ra muôn loài vậy. Vì đó là những vấn đề thuộc về tối thượng, nó quá cao mà chúng ta không thể lấy tư tưởng để mà suy nghĩ cho hết được. Cho nên chúng ta phải đi trở về con đường Công Luật học, chúng ta mới giải quyết được nhiều cái mâu thuẫn giữa duy tâm, duy linh và duy vật. Còn nếu chúng ta không học về Công Luật vũ trụ và hệ thống kho tàng minh triết của vũ trụ thì chúng ta sẽ bị mắc kẹt ở các tôn chỉ và làm giới hạn tính tổng thể của vũ trụ đi.
Nhiều khi chúng ta lại đặt về đức tin nhiều hơn, như trên lĩnh vực thánh kinh của đức Ki Tô chẳng hạn, chúng ta lại đặt niềm tin nhiều hơn qua những lời răn, còn kho tàng minh triết để làm sáng tỏ cho nhân loại thì lại không có. Vì có lẽ trong thời kỳ đó Ngài không thể nói minh triết được. Vì sự tiến hoá của nhân loại lúc bấy giờ cũng không cao. Ngay đức Phật Thích Ca Mâu Ni Ngài cũng nói rõ, là thời kỳ đó không thể mở ra xa lộ Phật đạo được, bởi vì nhân loại lúc đó trình độ còn kém, còn thấp. Nên Ngài phải đưa phương tiện vừa đủ trong điều kiện của nhân loại trong thời kỳ đó thôi. Cho nên khi Ngài giới thiệu về Duy Ngã Vạn Pháp Kinh, Ngài nói: “Thiên thượng thiên hạ duy ngã độc tôn” Ngài chỉ giới thiệu thôi chứ Ngài không nói về bộ kinh duy ngã. Nhưng trong kho tàng kinh điển thì có Duy Ngã Vạn Pháp Kinh. Như trong các kinh: Hoa nghiêm, Pháp hoa, Kim cương, Hoàng kim đều có Duy Ngã Vạn Pháp Kinh cả. Bởi trong đó có những phần kinh về tiểu ngã, đại ngã thì đó là duy ngã rồi. Nhưng giải thích tròn đủ về tính minh triết của duy ngã thì lúc đó Ngài không nói. Vì  vậy mà thời này chúng ta sẽ bắt đầu học bộ kinh duy ngã đó.
Như vậy, bây giờ các vị phải hiểu là Công Luật phủ chiếu các tôn giáo. Vì Công Luật nói được tổng thể, nói được tâm, nói được vật, nói được cái tuyệt linh của đấng Thống hoá, nói được tính khoa học, nói được tính biện chứng, để giải quyết được cái mâu thuẫn mê hoặc của thần linh và giải quyết vấn đề đức tin không đích thực. Thí dụ như tin duy vật mà không tin là có chân tính của duy vật, hoặc là tin duy tâm một cách cực đoan, coi thường vật chất trong đời sống rồi lại vô trách nhiệm với xã hội, là không đích thực rồi.
Chính vì những sự sai lầm đó mà Mẹ Quán Thế Âm, đấng Thống hoá và mười phương Như Lai mới thiết lập hệ thống Công Luật để hoàn chỉnh hơn, làm sáng tỏ tất cả mọi tôn chỉ đó. Như vậy trong chu trình Công Luật vũ trụ học thì đề tài kinh triết của chúng ta là: Duy Ngã, Vật Thể, Tổng Thể Vũ Trụ Quan, Thống Hoá. Như vậy trong bốn chiều đó, Thống Hoá là hàm chứa cả một vấn đề tối linh rồi. Thì trong cái tinh thần duy linh độc thần ấy nó vẫn có trong Thống Hoá. Nhưng Công Luật thì giải quyết khoa học hơn, có phần mềm mại hơn, quyền biến hơn, siêu diệu hơn, chứ không phải xơ cứng như thần linh cho rằng có một ông thượng đế trong không gian chạy ra thiết lập, nó khác ở chỗ này.
Vấn đề duy vật, thì duy ngã vật thể tức là chi tiết hoá, phân tích rõ ràng về vật chất từ cái cực vi hạt bụi, cho đến cái cực đại của thiên hà, ngân hà, thái dương hệ. Vật chất là nói tất cả những cái gì thuộc về sắc thể, thuộc về các thành phần hoá học. Vậy cơ cấu vật thể cũng được giải thích một cách rõ ràng, có tính thuyết phục đối với duy vật.
Trong cái duy ngã cũng có phần duy tâm của nó tức là siêu sắc thể chân tính thì nó thuộc về duy tâm rồi, nó có trung tâm linh quang và hợp tụ ánh sáng tổng thể để mà hợp thành ra vạn pháp thì trong đó đã có duy tâm rồi. Về duy ngã thì không thể tách rời cơ cấu vật lý, cái hệ thống cấu trúc của toàn hữu của vạn pháp, tức là nó đã có vật chất rồi. Như vậy trong duy ngã đã có tính thể dung thông, tâm vật được bảo hòa. Chính vì vậy cho nên học thuyết Công Luật là phủ chiếu các tôn giáo. Vì các tôn giáo hiện nay họ vẫn còn bảo thủ. Duy linh độc thần thì bảo thủ tối đa về độc thần, cho rằng độc thần tức có hữu thần, còn các học thuyết khác là vô thần. Còn duy tâm thì hoàn toàn đứng trên tính khách quan, có nghĩa là vũ trụ không có chủ thể, vũ trụ không có thương đế, vũ trụ chỉ có tính khách quan của trung tâm vạn năng, tức là chất chứa những giá trị siêu thể ánh sáng tự nhiên như vậy. Đó là những mâu thuẫn mà chúng ta phải biết rõ để chúng ta đưa Công Luật vũ trụ vào giải quyết những mâu thuẫn đó.
Tại sao chúng ta nói rằng Công Luật là phủ chiếu các tôn giáo? Vì duy tâm chỉ nói duy tâm thôi, quan niệm vật chất là phương tiện, chứ không có đích thực. Duy linh thì cho rằng toàn thể nhân loại vũ trụ đều duy nhất là đấng Độc thần tạo ra, nếu thuận theo đấng Độc thần thì mới giải thoát, mới sinh vào thiên đàng còn không thì vào địa ngục, nó đơn giản hoá như vậy. Còn duy vật thì cực đoan, cho rằng không có thượng đế và cũng không có Phật, Phật chỉ là sự bịa đặt ra thôi. Bởi vì cho rằng vật chất quyết định ý thức, vật chất có trước, ý thức có sau. Khi nào mà vật chất hình thành thì nhân đó mà phát sinh ý thức. Khi vật chất tiêu huỷ thì ý thức cũng nhân đó mà tiêu hủy theo. Như vậy là không có linh hồn, không có thế giới bên kia, không có sinh về niết bàn, thiên đàng gì cả. Vậy lỗi của người duy vật là đoạn kiến, lỗi của người duy thần là quá độ trong cái độc thần, hoàn toàn ký gởi cho độc thần, không có tính khoa học, minh triết ở trong vũ trụ. Còn duy tâm thì ôm chặt cái tâm cực đoan rồi sinh ra tiêu cực. Vậy, nếu theo các duy đó thì chúng ta sẽ bị phân hoá về sức mạnh tổng hợp của vũ trụ rồi. Làm cho chúng ta mất đi tính hội tụ và sức mạnh tổng hợp tinh hoa của vũ trụ. Nó làm phân hoá giữa tâm vật, làm cho sự nhìn nhận giữa các chiều khác nhau và tạo ra sự mâu thuẫn giữa các chiều đó. Vì vậy Công Luật tổng trì ra đời, nhằm để hoàn bị cho những giá trị ánh sáng chung đó không tách rời nhau.
Về nguyên lý, chúng ta muốn tìm về đấng Thống hoá thì phải đi bằng đôi chân của duy ngã. Vì đấng Thống hoá đã cho chúng ta đủ tất cả những tinh hoa, nên chúng ta phải đi bằng cái thực thể của chính ta, chứ không phải đi bằng cái của Ngài. Nếu đi cái của Ngài là đi bằng thánh khiết và những giá trị chân lý cao nhất, đi bằng sự chân chính của Công Luật Duy Ngã, đi bằng công phu rèn luyện, tu chính hoàn chỉnh nhất để đến với Ngài. Tức là đi cái đi không lầm lẫn.
Tôn chỉ của đức Thích Ca Mâu Ni ra đời cách đây 2050 năm là một tôn chỉ đúng hay là tôn chỉ của đức Ki Tô cũng là một tôn chỉ đúng. Nhưng quá trình lịch sử của thời đại thì nó có thay đổi. Nó thay đổi là bởi vì cách đây 2000 năm nó không phải giống như bây giờ và sau này 500 năm nữa cũng sẽ không giống như bây giờ. Chân lý ánh sáng không bao giờ thay đổi, nhưng mà quá trình thay đổi của dân trí trong thời đại văn minh thì nó có thay đổi. Cũng như tôi nói cách đây 3- 4 trăm năm làm gì có máy bay trên trời, làm gì có tàu thủy đi trên biển cả, làm gì có chuyện con người đi lên không gian. Nhưng hôm nay chúng ta có thể tin rằng đức Chúa sẽ làm những chuyện đó, đức Phật sẽ làm những chuyện đó, có tin như vậy không? Thật ra thì các nhà bác học làm chứ đức Chúa hay đức Phật nào làm đâu. Bây giờ những con người có khái niệm về khoa học họ sẽ cho rằng khoa học giỏi hơn Chúa và Phật, vì chúng sinh chấp như vậy, vì chúng có thấy các Ngài làm bao giờ đâu. Như vậy nếu ta xác định về tính Công Luật vũ trụ thì công trình duy ngã là đúng nhất. Công trình duy ngã không phân biệt đức Chúa hay là đức Phật. Nếu nói công trình của thần linh làm thì không đúng rồi. Công trình của duy tâm làm cũng không đúng rồi. Còn trong cái hiện đại của khoa học ngày nay thì công trình duy ngã của tính thể dung thông, của tâm vật hợp chiếu nó làm, chứ không phải đức Phật làm. Vậy thì đúng là thời kỳ này là thời kỳ của công trình duy ngã, mà duy ngã thì không có phân biệt là Phật hay Thánh gì cả. Duy ngã là sự phát triển của tính thể hợp chiếu, của tâm vật hội tụ, là lấy trí tuệ kết hợp với vật chất để làm ra.
Bây giờ nói về biện chứng pháp thì tất cả những nền khoa học hiện đại, chúng ta thấy không có đức Phật nào làm, cũng không có ông duy linh nào làm. Vậy rõ ràng là trình độ văn minh của thời kỳ hợp chiếu tính thể, tức là lấy trí tuệ tương tác vật chất, đó là công trình của duy ngã. Là công trình sức mạnh của tinh hoa hội tụ. Giữa tri thức ánh sáng và vật chất trong thời đại mà con người có nền văn minh tiến nhanh. Cho nên đối với học thuyết Công Luật là học thuyết hiện đại, là để theo kịp với tiến trình dân trí của thời đại. Bây giờ nếu ta đem vấn đề duy linh ta nói trong thời này thì nó không giải quyết cho các hàng lớp trí thức và các học giả, không giải quyết cho các hệ thống chuyên môn, các nhà khoa học được. Hay chúng ta đem lại những phần kinh chuyên trì về tâm pháp, có tính chuyên môn hoá tâm pháp thì cũng không thích nghi với thời kỳ này. Còn nếu đem chương trình duy vật thì nó cũng hoàn toàn không đúng, bởi vì nay đời sống nhân sinh là đa quan chứ không phải là duy vật một chiều. Như nền văn minh phương Tây là nó tôn vinh các tôn giáo, tức là nó vừa phát triển cả hai mặt, như vậy là duy ngã rồi. Con đường mà nhân loại hiện nay đang đi tức sẽ trở về với sự nghiệp hội tụ, với sức mạnh của tổng tinh hoa chứ không phải phân hoá bởi thần linh hoặc là duy tâm, duy vật hay duy thần cực đoan. Mà nó sẽ trở về với một trung tâm duy ngã khoa học, tức là trở về với tính Công Luật vũ trụ. Như vậy con đường mà nhân loại đang đi là đi trên con đường khoa học Công Luật vũ trụ. Còn tôn giáo chỉ giải quyết từng phần chứ không có tính toàn phần. Mà xã hội thì đòi hỏi tính Công Luật của vũ trụ, nó đòi hỏi về học thuyết, về minh triết Công Luật.
Trong Công Luật thì có nhị minh khoa, tức nền khoa học thực nghiệm và nền khoa học Đại Ngã. Cho nên công việc mà hiện nay con người đang phát triển tức là những công trình của duy ngã. Tuy rằng họ không nói, họ không tuyên xướng về công trình duy ngã, nhưng mà thực chất giá trị nó là những công trình duy ngã chứ không phải công trình duy tâm và thần linh. Nếu công trình của thần linh thì nó phải hoá phép, hô biến một cái là có hòn núi, hô biến là có kim tự tháp, còn công trình duy tâm lấy cái tâm để mà làm, nếu không có vật chất trong quá trình phát triển đó thì làm sao nó gọi là công trình duy tâm, như vậy thì ý niệm duy tâm chứ không phải công trình duy tâm. Còn nếu lấy vật chất làm mà không có tri thức trí tuệ thì biết đâu mà làm. Bây giờ, ngay cả kinh tế cũng gọi là kinh tế tri thức. Kinh tế tri thức cũng gọi là phi vật chất. Phi vật chất mà nó làm ra vật chất, làm cho vật chất được phồn vinh thì rõ ràng nó thuộc về chân tính rồi, thì đó chính là công trình duy ngã vậy.
Như vậy, đề tài “duy ngã, vật thể, tổng thể vũ trụ quan, thống hoá” là một nhân sinh quan mới, là một vũ trụ quan hoàn toàn đúng. Đó là một đề cương, là một minh triết hoàn bị cho những giá trị mà nhân loại đang phát triển, đang có một tiến trình dân trí cao nhất trong thời đại và chắc chắn sẽ đi đến công trình duy ngã. Rồi từ duy ngã đi đến đại ngã. Như vậy, không còn các tôn chỉ như duy tâm, duy thần, duy linh gì nữa mà trở thành hiện thực của sự tổng hợp mang tính duy ngã quốc tế, mang tính duy ngã nhân loại, mang tính duy ngã vũ trụ quan và Công Luật vũ trụ quan. Vì nhân sinh quan nó là duy ngã, thì vũ trụ quan nó là đại ngã, chứ không thể có gì khác hơn được. Nói đến duy ngã và đại ngã là nói đến tính tổng hợp, tính dung trãi, tính minh triết, tính chứa nhóm của tổng tinh hoa tính thể. Vậy chúng ta phải hiểu được chỗ đó để khi nói về Công Luật, thì chúng ta phải biết Công Luật là một học thuyết phủ chiếu trên toàn duy của các tôn chỉ, làm sáng tỏ về các cực đoan của các tôn chỉ, như tôn chỉ duy thần, tôn chỉ duy tâm, tôn chỉ duy vật, tôn chỉ duy lý và còn nhiều tôn chỉ khác nữa, nó còn nằm ở ngoài rìa chứ chưa vào Công Luật vũ trụ. Tức là chưa học được Công Luật vũ trụ, còn chúng ta thì đang đi trên con đường Công Luật vũ trụ mang tính toàn duy, chứ không phải là một khía cạnh của một học thuyết. Vậy tất cả những công trình của nhân loại đang có, là công trình không phân biệt Phật Thánh Tiên gì hết, mà công trình của duy ngã không còn tôn chỉ nữa, mà trở thành hiện thực của sự tổng hợp mang tính duy ngã quốc tế, mang tính duy ngã nhân loại, mang tính duy ngã vũ trụ quan và Công Luật vũ trụ quan. Vì nhân sinh quan nó là duy ngã thì vũ trụ quan nó là đại ngã chứ không thể có gì khác hơn được.
Đây là chân lý vô cùng khách quan, một khi ta nói chân lý khách quan, là ta đã thể nhập cái thực của chính ta vào trong đại chúng rồi và đại chúng có cái thực đó thì ta và đại chúng trở thành Phật. Còn nếu giữa ta và đại chúng không có cái thực. Một học thuyết đưa vào đại chúng không có cái thực thì học thuyết đó không thể phát triển được. Như vậy nếu là Phật đạo thì phải là Phật đạo Công Luật, nếu KiTô giáo thì cũng phải đi vào Công Luật và tất cả đều đi vào Công Luật. Bởi vì Công Luật Đấng Thống hóa mười phương Như Lai đã nói rõ, những khởi điểm đầu tiên của tính chuyển động là nguyên tắc, mà nguyên tắc là luật. Cái gì mà thuộc về chuyển động thì cái đó là nguyên tắc, là nguyên nhân gọi là định lý, nguyên lý tất yếu của sự chuyển động thì đã là luật rồi, nên tất cả đều là luật. Ở trong thế giới nhị nguyên còn sự tương tác, hỗ tương thì không thể nào ta tách cái luật đó ra được. Nếu tách nó ra thì nó sẽ bị phân hóa liền, nên phải đi trên con đường Công Luật đó.
Vậy duy tâm, duy lý, duy linh v.v… không phải là sai mà đúng ở giá trị lịch sử theo thời gian và không gian đó, chớ không phải đúng cho một quá trình chuyển động tổng hợp, để đi đến một thời kỳ mà dân trí phát triển cao nhất.
Ví dụ: ngày xưa Đức Thích Ca Ngài ví đại thừa pháp ta như xe trâu, xe voi thôi chớ Ngài không thể ví như tàu lửa, máy bay được, vì lúc đó nhân loại không có thứ đó. Thì thời kỳ này đại xa lộ Phật pháp phải mở ra, nếu không thì Phật pháp sẽ lùi dần theo thời gian chớ không thể tiến triển, vì chúng sanh nó tiến mà Phật pháp không tiến theo chúng sinh, thì làm sao chúng ta có thể dẫn độ chúng sanh. Cho nên Phật pháp y cứ theo quá trình phát triển của nhân loại và dân trí, mà Phật pháp luôn luôn đi trước, thì chính cái Công Luật Phật đạo hôm nay là đã nói lên tính đi trước của nó. Vậy thời kỳ mà công án đức Di Lặc ra đời, thời kỳ vạn pháp toàn duy ra đời, nó mới tương ứng, lại vừa đáp ứng, để tương xứng với giá trị phát triển của nhân loại trong thời đại mới. Chớ còn chúng ta đưa những học thuyết thấp hơn, thì thời đại đó sẽ bị trục hãm. Tức là dân trí đi trước học thuyết đi sau, thì dân trí sẽ không đồng bộ với học thuyết, nên học thuyết phải đi trước, dân trí đi sau, hoặc là học thuyết và dân trí cùng gặp nhau để mà đi.
Vậy trong quá trình lịch sử biến đổi, mà các vấn đề học thuyết ấy đều bị biến đổi, làm cho xáo trộn dân trí, như vậy thì học thuyết đó không có tính cơ bản. Vì những học thuyết đó không đáp ứng được cho nhân loại, là không có tính cơ bản. Ví dụ như duy vật không đáp ứng được cho nhân loại là không có tính cơ bản; duy linh không đáp ứng được cho nhân loại là không có tính cơ bản; duy tâm không đáp ứng được cho nhân loại là không có tính cơ bản. Nhưng duy ngã đáp ứng được cho nhân loại là có tính cơ bản, có đúng không? Vậy chúng ta phải học Công Luật để đem Công Luật làm sáng tỏ cho những người duy tâm cực đoan, duy vật cực đoan, duy thần cực đoan. Chúng ta phải có trách nhiệm làm sáng tỏ, chớ không phải là đập đổ những học thuyết của họ.
Giống như anh làm ra một cái bánh chỉ có một chất thôi, nhưng muốn ăn cho đủ bốn chất thì phải chế cái bánh đủ bốn chất. Vì cái bánh bốn chất sẽ được đầy đủ tất cả mọi tiềm năng và dinh dưỡng cơ thể, còn cái bánh một chất thì làm sao đủ được. Nên phải mua cái bánh duy linh, mua bánh duy tâm, mua bánh duy vật, mua bánh duy lý. Bốn cái bánh đó ăn một lượt mới có đủ bốn chất đó. Còn người Công Luật người ta có cái bánh đủ bốn chất đó rồi, khỏi cần phải mua nhiều thứ bánh.
Người ăn bánh thì lại thường bảo thủ, chỉ ăn cái bánh của mình mà không chịu ăn bánh của người khác, nên bị thiếu chất sinh ra nhiều thứ bệnh hoạn. Như vậy cái bánh Công Luật là cái bánh của bốn chất trong đó có đạm, có béo, có vitamin, có những hàm lượng vi chất và tất cả những tổng chất mà cơ thể chúng ta cần, chúng ta ăn cái bánh đó sẽ được khỏe mạnh. Còn ăn cái bánh một chất thiếu ba chất kia thì phải bệnh, bị phản ứng và suy yếu vì nó không đủ tiềm năng của sự phát triển. Thật ra vũ trụ không phải là một chất, mà là một tổng hàm tinh hoa, nếu nói theo hoa nghiêm thì chúng ta không thể nào dùng tư tưởng để nghĩ hết hoa nghiêm thượng tầng của vũ trụ.
Như vậy thì chúng ta phải thấy rằng, Công Luật mà chúng ta đang đi là toàn duy, toàn chiều nhưng mà không mâu thuẫn của toàn chiều, tức là về trung tâm để điều ngự các chiều chớ không chạy riêng ra các chiều làm lũng đoạn và mâu thuẫn hóa các chiều đó. Vậy chúng ta về trung tâm để điều hợp các chiều, làm cho các chiều được xoay theo một quy trình thượng, để phát triển đồng nhất trên con đường của tâm vật mà không tạo sự mất cân đối. Chúng ta đến với Thống hóa một cách dễ dàng không có gì khó khăn, còn một khi chúng ta làm lệch cân rồi, đến với đấng Thống hóa rất là khó, đến với ánh sáng vô cực tròn đủ những giá trị sức mạnh, để chúng ta vĩnh viễn không còn phải bị trầm luân nữa thì rất khó. Vì đi trong cái đi không cân bằng thì khó mà đến đích. Từ xưa đến giờ nhân loại đi cái đi bị nghiêng lệch, chớ không đi vào trung tâm để điều hợp. Vậy, đường Công Luật đưa ta trở về trung tâm điều hợp, mà điều hợp tức là sự tổng hợp của toàn duy ấy. Như vậy, sách kinh đã rõ ràng, và cửu kinh minh triết là nói về cái thật của một hệ thống. Như vũ trụ có trung tâm, thì chúng ta phải nói có trung tâm. Vũ trụ có sức mạnh của oai âm dương, thì chúng ta phải nói âm dương. Vũ trụ có hoạt động, có vận chuyển, có tuần hoàn và tất cả những cái mà chúng ta nói đó hoàn toàn vũ trụ có, chúng ta không phải nói thêm, mà cũng không được nói bớt. Như vậy là nói cái thực rồi Vì nói thêm tức là viễn tưởng hóa sự thật, nói bớt tức là làm mất đi cái sự thật của tinh hoa và giá trị sống của nó, hai cái đó đều nguy hiểm cả. Mà nói đủ nói tròn, tức là sự an toàn của giá trị thực mà chúng ta đang đi trên con đường Công Luật học.
Như vậy, khi chúng ta ra đời nói về Công Luật học, nói về cửu kinh minh triết, thì thứ nhất là chúng ta không nên đối kháng, cho học thuyết này là tốt, học thuyết kia là xấu mà chúng ta phải lý giải và làm sáng tỏ, gia tăng cái tổng hợp về sức mạnh của Công Luật vào đời sống của mỗi chúng sinh, mỗi tôn chỉ và làm hài hòa các tôn chỉ đó. Sự tôn vinh các tôn chỉ, có nghĩa là chúng ta làm cho các tôn chỉ đó được sáng tỏ, chớ không phải là chúng ta bác kích các tôn chỉ đó, thì nhất định đường Công Luật chúng ta đúng. Như vậy chúng ta có thể nói về lịch sử khách quan, chúng ta tôn vinh các đấng cứu thế ra đời, lúc đó phải làm như thế để phù hợp với dân trí, phù hợp với thổ nhưỡng, với châu lục, vùng miền. Vì các chủng tộc trên hành tinh này có những đặc thù khác nhau, nên các đấng cứu thế ra đời tùy theo điều kiện năng lực, hiểu biết, cơ duyên mà hóa đạo, hóa duyên.
Thực hiện công trình duy ngã nhằm để thăng hoa trong chánh thiện, trong chân thiện mỹ, công trình đó là công trình chân thiện mỹ, công trình của chân ngã. Tức là từ công trình duy ngã đi đến công trình chân ngã. Cái sức mạnh đem lại sự hạnh phúc của toàn tâm, toàn lực ấy mà nhân loại được hưởng là công trình tổng hợp. Còn tất cả những gì không thực phải bị khuất phục trước sự thật. Bởi vì do sự phân hóa cắt xén mà không thực, do sự phản ứng các chiều hướng khác nhau mà không thực. Chính thế giới đang đi ở gốc độ, mà không đi con đường trung đạo của tổng hợp, không đi con đường Công Bản của hóa pháp. Chính vì vậy mà làm cho nhân loại bị phân hóa, phân hóa tâm vật, phân hóa tính thể và phân hóa của cái thượng và hạ, làm cho cầu nối ánh sáng của trung tâm đối với chúng ta bị tách ly ra, không tụ lại được. Chính vì không tụ lại nên sức phát triển của nhân loại bị yếu, cũng như hiện nay sự phát triển của nhân loại là khoa học, chứ không có nghĩa gì đến Công Luật hết, chỉ biết cái chuyên môn hóa. Nếu là bác học thì nghề bác học mà làm, chuyên môn thì cứ chuyên môn mà làm, chớ không biết định hướng của nhân bản hóa về cứu cánh đi về đâu? Thật ra, có những người họ sống như một công cụ thôi, chính họ đang ở trong đời sống của công cụ, họ không có cứu cánh, vì họ sống mà họ không biết mai này chết rồi họ về đâu. Họ đuổi bắt dòng nghiệp, hay dòng nghiệp đuổi bắt họ, họ cũng không hề biết được. Còn đối với Công Luật thì rất rạch ròi về giá trị cứu cánh, và cái cứu cánh của hiện thực trong đời sống của xã hội, cái cứu cánh của sự siêu hóa của đời sống tâm pháp, tức là Công Luật sẽ thực hiện được những công trình hiện hữu thấy trước mắt, và sau đó người ta thỏa mãn được những công trình hiện hữu đó trong giá trị chính vị của họ, mà họ có một lối thoát rất rõ ràng cả hai mặt. Đời sống thì họ dùng sức mạnh của tâm đức và tài năng để mà hóa pháp. Cho nên cái kết quả của sự hóa pháp đó lại hội tụ về cho họ thành sức mạnh của sự hưởng phúc, sức mạnh của sự công trình và sức mạnh của sự giải thoát.
Chúng ta phải thấy rằng, tất cả muôn vật thể trong vũ trụ này đều có trung tâm. Như trung tâm của hành tinh là hồng cầu. Nói về mặt bằng của trung tâm hành tinh là quỹ đạo tuyến chia cầu. Nói về nền văn minh của hành tinh thì trung tâm có thể là nước Mỹ. Như vậy, trung tâm là sức tập hợp tổng thể tinh hoa để phát ra cường độ và hình thành vạn pháp.
Vũ trụ có trung tâm vạn năng, có âm dương vạn tỏa và sức uy lực của âm dương vạn tỏa đại thế chí, là muốn nói sức ấy phát huy cường độ trên mọi cường độ và phi vượt cả thời gian và không gian để chuyển động tổng thể tinh hoa ấy mà thiết lập hệ thống vật chất. Như vậy, vật chất không thể tách rời sức mạnh của tổng thể âm dương mà có.
Thống hóa là gồm có Thống thức chân quang kinh, Trung tâm vạn năng kinh và Oai âm dương vạn tỏa kinh mới hình thành ra vận luật tuần hoàn. Và chính từ siêu sắc thể mới hình thành ra sắc thể lập thành tinh hoa tổng thể mới có chúng ta. Như vậy, duy ngã vật thể là đại diện cho tổng thể vũ trụ.
Nếu chúng ta duy vật, duy tâm hoặc duy linh là tổng thể duy ngã bị chia cắt, mà chân lý của sự thật bị chia cắt là mơ hồ, là mê tín có thể làm cho giá trị tổng thể ấy bị sụp đổ thì quá trình tiến hóa của nhân loại bị sụp đổ. Chúng ta trở về tổng thể để tạo thành một sức mạnh cho duy ngã đại thể đi lên chân ngã.
Duy ngã đại thể là mặt bằng hóa chân ngã. Một khi chúng ta hình thành được chân ngã thì chúng ta cũng có nghĩa là bác học, cũng có nghĩa là siêu nhân, cũng có nghĩa là các danh từ cao nhất được đặt ra ở giá trị cấp thượng. Vì một khi chúng ta hóa được chân ngã thì ánh gương minh của tâm đức sẽ phát chiếu như mặt trời. Như vậy, trung tâm thái dương hệ là mặt trời. Vì tất cả những hành tinh đều quay theo mặt trời để tồn tại, nhờ sức dẫn quang ấy mà phát triển.
Chỉ có minh triết kinh triết mới vạch định con đường cho chúng ta đi và tránh khỏi những vấn đề viễn tưởng mơ hồ và ảo vọng. Vì chúng ta trở về học minh triết là khai thị được nội lý, sáng tỏ được nội tâm, nhập được thần định và phát minh về trí huệ. Đó là cường độ và sức tổng hợp của minh triết đã an bày cho chúng ta.
Một khi chúng ta kẹt trong giáo điều là chúng ta không làm sáng tỏ tổng thể đó. Nên lấy minh triết để giải quyết những giáo điều và không bị vấp ngã trong giáo điều ấy. Thì minh triết là cự nhật đại quang, là ánh sáng soi chiếu của mặt trời. Vì khi mặt trời mọc lên thì muôn vật chúng ta đều thấy rõ, nhẫn đến cây kim sợi chỉ, con đường, cái nhà, hòn núi, con sông và cả biển cả bao la mênh mông cũng thấy được hết.

0 nhận xét:

Đăng nhận xét

Ví bạn hãy dùng ngôn ngữ lịch sự, tôn trọng lẫn nhau, mỗi người có cấp độ trình độ riêng nên không nên phán xét nếu không thông hiểu. Xin cảm ơn!