Thứ Hai, 13 tháng 5, 2013

cửu kinh minh triết 29


KHẢ THUYẾT VÀ BẤT KHẢ THUYẾT

Mùng 04 tháng 02, Mậu Tý 2008
Các pháp khả thuyết và bất khả thuyết, được chia ra làm 2 vế và 4 chân như sau:
Nếu Như Lai đến với thế gian mà khả thuyết là lột sạch được các nghiệp thức và cho các phao pháp ấy để nhân loại bơi vào bờ, hoặc là đưa gậy pháp cho chúng sinh chống để tránh được các vực sâu nguy hiểm, đó là khả thuyết. Còn tất cả những pháp đi ngược lại, như thế trí biện minh và làm lũng đoạn tâm pháp là bất khả thuyết. Như các tà thuyết, các pháp ngoại biên dẫn độ chúng sinh đi ngoại biên, đem đến mọi sự đau khổ cho nhân loại, đó không thuộc về khả thuyết. Tuy ở phần mặt đó là giá trị phương tiện hóa, nhưng phần trái thì đi ngược với giá trị chân lý mặt bằng của đại thể duy ngã nên đó không phải là khả thuyết.
Nếu chúng ta thuyết các pháp đi ngược chính pháp Như Lai thì chúng ta đã hoàn toàn vi phạm về các pháp khả thuyết. Như các tôn giáo đi ngoại biên, có thể gọi là tà đạo, hoặc là những tôn giáo thường biên kinh, biên pháp theo kiểu hỗn độn không có lực đẩy đều thuộc về các pháp bất khả thuyết.
Tóm lại, vế thứ nhất phần 1: Như Lai nói các pháp ở tầng nhị nguyên, có những pháp bất khả thuyết mà chúng vẫn thuyết. Những gì đi ngược lại sự thông thuận và định vận của trời đất là không thể thuyết nói những pháp ấy, vì pháp ấy là bất tương ưng với giá trị hóa không có lợi ích cho chúng sinh, nên gọi là bất khả thuyết.
Về phần 2: Các pháp khả thuyết là những pháp hiện thực nhất trong đời sống có tính cơ cấu và làm sáng tỏ hệ thống cơ cấu từ trong cho đến ngoài, không thuộc về tầng vô cùng còn ở trong giá trị hoành tác, là thuyết đúng tuần vận và giá trị thuận theo chân lý của trời đất, đó là các pháp mạch lạc, đôn hậu, đôn quy và làm rạch ròi, rõ ràng có tính chất thuyết giải, luận giải cho những căn cứ trên tính biện chứng, triết chứng, công chứng và bảo chứng nên gọi là khả thuyết.
Vế thứ hai phần 1: Diệu nghĩa của bất khả thuyết đối với tầng nhất nguyên là: Bất khả thuyết là thuyết hết tất cả mọi kinh điển của ba thừa và trọn đủ ba thừa, cũng như thuyết hết tất cả những cơ cấu về hệ thống của cửu kinh minh triết và tròn đủ hệ thống cửu kinh minh triết, là dẫn độ chúng sinh đi đến chỗ chân tính cao nhất, là dùng ấn quyết của sức mạnh nội lực để đẩy chúng ta vào đạt chỗ chân tính cao nhất ấy. Cho nên Như Lai nói chỗ đó là bất khả thuyết.
Về phần 2: Trong chu trình lập thượng nhưng thuộc về đỉnh cao của tầng nhị nguyên mà chưa vào vô cùng thì vẫn có khả thuyết. Vậy có khả thuyết về đại thừa kinh, có khả thuyết về cửu kinh minh triết, có khả thuyết về vô lượng nghĩa, về vô thượng chính đẳng giác và có khả thuyết về các loại kinh trọng đại nhất, có tính chất khái quát lớn nhất và làm phương tiện vô lượng nghĩa lớn nhất.
Như vậy, ở tầng thượng có khả thuyết về cửu kinh minh triết và mở rộng vô lượng nghĩa kinh điển đến cấp tối thượng, nhưng không có khả thuyết về vô dư kinh, không có khả thuyết về vô thượng, tối thượng chân tính kinh, không có khả thuyết về sự vô cùng của chân tính. Đối với tầng thượng thì khả thuyết và bất khả thuyết luôn luôn là sự uyên bác về giá trị sức mạnh của tổng thể.
Ở tầng hạ cũng có khả thuyết về các chính pháp nhưng bất khả thuyết về các pháp ngược lại chính pháp. Bất khả thuyết ấy đã có rất nhiều trong đời sống nhị nguyên. Đó là những pháp không có thực ở trong đời sống của khoa học vũ trụ. Đi ngược lại tính Công Luật, tính quy luật và định luật, là nói theo kiểu trừu tượng phân hóa nên Đức Phật nói đó là pháp bất khả thuyết.
Đức Như Lai muốn nói các pháp khả thuyết là các pháp bề mặt của giá trị biện chứng và triết chứng. Các pháp có tính kinh điển từ hạ tầng đến thượng tầng. Còn các pháp bất khả thuyết là các pháp đi ngược tính hệ thống cơ cấu có tính khai sáng về chân tướng, vì pháp ấy không có thực tướng, không có phương tiện hóa nên pháp ấy không thể thuyết.


VÔ LẬU VÀ HỮU LẬU


Lậu tức là lộ, thế nên trong hán học những gì mà hiện hữu chúng ta có thể thấy và nắm bắt được thì đó là hữu lậu, hữu vi. Còn những gì chúng ta không thấy, không nắm bắt được thì đó là vô lậu, vô vi.
Trong giá trị tính và thể nó biểu trưng cho hai phần vô lậu tức là pháp tính, hữu lậu tức là pháp thể. Về pháp tính thì ai nghĩ gì người đó tự biết và chỉ có đức Phật mới biết được cái nghĩ đó. Vậy vô lậu ở đời thường những gì chúng ta suy nghĩ toan tính không nói ra thì không ai biết. Nhưng mà sâu sắc sự vô lậu của ý niệm thì nó không còn toan tính nữa. Nếu không còn toan tính nữa thì nó trở thành chết mất, trở thành vô nghĩa không có giá trị của sự sống. Như vậy chỗ không còn toan tính nữa có phải là vô lậu không?
Chúng ta có thể thấy các pháp hữu lậu qua hình thể và hiện vật, như vậy ý niệm có phải là hữu lậu không? Nếu cho ý niệm là hữu lậu thì vô lậu tức là không còn niệm thứ gì nữa có phải vậy không?
Ví dụ như ông A có những điều suy nghĩ sâu kín trong lòng, nhưng tôi biết ông A đang nghĩ thứ gì, thì điều đó tôi là hữu lậu sao? Nếu nói rằng không niệm, không tưởng, không biết là vô lậu, vậy thì đức Phật lấy cái gì để biết được cái suy nghĩ của người khác? Điều này chúng ta phải phân tích để thấu rõ được cội nguồn của lý và xác định minh lý của giá trị minh triết. Khi chúng ta nắm được vững chắc giá trị về phần lý thì chúng ta mới hành dụng và thể dụng được cái lý đó.
Như vậy hữu lậu và vô lậu là nằm trong thềm giữa nhị nguyên và đi đến sự tròn đủ của nhất nguyên. Thì vô lậu tức là vàng ròng mà hữu lậu tức là vàng còn có quặng pha trộn. Hữu lậu hoàn toàn không bị mất chân tính nhưng làm ức chế chân tính, tức làm mất tính ròng của chân tính. Vô lậu không nghĩa là vô, mà vô lậu có nghĩa là tính ròng của chân tính, là vàng không có quặng. Cũng như khi kim cương đã kết cứng, thì chúng ta tìm bất cứ một thứ quặng gì trong kim cương cũng không có. Mà ròng tính kim cương trong ngoài xuyên suốt không có vẩn đục, đó là vô lậu viên giác chân tính.
Như vậy giải định về giá trị của hai thềm hữu lậu và vô lậu thì chúng ta thấy sự đại diện của hữu lậu là phần thể lập, sự đại diện của vô lậu là phần tính. Nhưng rút vào giá trị của lỏi phần tính vẫn có giá trị hữu lậu của nó, tức là quặng cấu và các hoặc lậu. Vậy thì đẩy các hoặc lậu ra khỏi đời sống thì không phải mất niệm mà được trở về chân niệm. Chính hoặc lậu ấy là vọng niệm và triệt tiêu hoặc lậu cũng có nghĩa là triệt tiêu vọng niệm. Đó là biện chứng của tính viên giác, là công thức hóa để đi đến sự thống nhất của giá trị biện chứng. Cái quí giá của chân lý là không đi tìm cái không, mà đi tìm cái có tuyệt đối của giá trị chân tính vàng ròng. Muốn tìm cái đó thì chúng ta phải trãi qua trong quá trình huân tập và li tâm để đào thải loại trừ cấu quặng ra khỏi đời sống của chân tính, để có toàn diện chân tính
Phân hóa là bị giảm trừ, phân hóa là bị tan tác. Nát vụn và yếu ớt làm suy thoái và có thể dẫn đến thoái hóa. Chúng ta trở về tụ để giữ sức mạnh của tổng tinh hoa và tụ ấy mới đủ sức để quay ngược vào quỹ đạo vũ trụ và trở về trung tâm.
Hữu lậu là chúng ta nhận lầm hoặc lậu ý niệm hư huyễn làm tâm. Thật ra thiết lập cấu trúc về lập thể là nhằm làm cho chúng ta công luyện và hình thành tinh hoa kim cương chân tâm. Nhưng do ý thức xấu chúng ta lại nhận lầm hoặc lậu nghiệp thức ấy làm tâm, đó gọi là hữu lậu.
Vô lậu là đã tinh lọc sạch hết tất cả những hoặc lậu của ý niệm vọng động, trở về siêu thể chân tính ánh sáng viên giác. Vô lậu không có nghĩa là vô, mà là vô lậu hoặc nghiệp tức là không còn cái lậu hoặc nghiệp nữa, đã trở về giá trị chân tính giống như vàng không còn có quặng vậy.
Như vậy đời sống ấy tuyệt đối có thực và chúng ta đưa vàng để nói là tính biện chứng của giá trị công thức hóa và chân tính của chúng ta cũng công thức hóa như thế đó. Giữa tâm lý và vật lý nó có những giá trị hóa tương quan. Bên vật lý hóa thì nó được kết tinh thành kim cương và vàng ròng, bên tâm lý hóa được kết tinh tinh hoa kim cương chân tâm và pháp thân. Hai cái đó nó song hành trong đời sống vũ trụ và luôn luôn thể hiện tính rực rỡ quang vinh của tính vũ trụ đó.

TÍNH THỂ CHÂN HÀNH TỰU THÀNH CHÁNH QUẢ
(Ngày 25 tháng 02 năm 2008)
Trong đời sống của hiện thể và siêu thể nó đã trở thành một sức mạnh hội tụ. Nói về chân hành phải là tính thể hợp nhất, chân hành ở đây phải xuất phát từ chính nghiệp và chính mệnh mà có. Tính thể chân hành có nghĩa là chúng ta làm bất cứ một công trình gì cho nhân loại thì phải được hợp nhất giữa tính và thể. Ví dụ, ta muốn đi tụng kinh thì ta phải mang cái thân này đi tụng, hay ta muốn làm một việc gì giúp người thì cũng phải mang thân này đi làm. Bởi khi Đức Phật Ngài nói đến tính thể chân hành là Ngài đã ghi nhận về thân khẩu ý hợp nhất.
Tính thể chân hành tựu thành Phật quả. Vì nếu tính thể không chân hành thì không thể kết tinh tinh hoa. Còn nếu chúng ta tiêu cực muốn nhàn cư thì sinh ra bất thiện đó là lời Thánh đã nói. Bởi khi nhàn cư thân mệnh là nó sinh ra cái bất thiện của ý niệm, ý thức. Vậy, thiền định không có nghĩa là ngồi đó mà lim dim cặp mắt, mà thiền định phải là tính thể chân hành mới tựu thành Phật quả. Thì tính và thể phải được hợp nhất mới có Phật quả. Dụ như ngày xưa Đức Tổ Huệ Năng ngài giã gạo bằng ý lực và cả thân mệnh của Ngài, tức là cái tâm niệm là quyết giã gạo cho chư Tăng ăn và Ngài đem cái thân ra mà giã gạo.
Dụ như hôm nay các con có tâm niệm quyết làm ra đá để xây dựng công trình kỳ quan, xây dựng tổ đình thì liền đem cái thân này ra mà đục đá, thì đó là tính thể chân hành tựu thành Thánh quả. Nếu như các con chỉ dùng cái tâm để tưởng niệm thôi, mà không đem thân này ra làm, thì không phải là tính thể chân hành mà nó là ảo tưởng. Còn thực tưởng thì phải là tính thể chân hành. Như vậy, muốn có Thánh quả thì tính và thể phải được hợp nhất, phải dung thông.
Như có người lại nói là tôi chỉ cần cái tâm không thôi, ngồi một chỗ tu cũng thành Phật, nói như vậy là hoàn toàn sai. Chúng ta phải thấy rằng Đức Tổ Đạt Mạ phải mang thân đi từ Ấn Độ sang Trung Quốc năm Ngài 67 tuổi cho đến năm 149 tuổi Ngài mới tịch diệt. Trong thời gian đó Ngài thành lập không biết bao nhiêu đạo tràng và đã truyền lại cho 6 tổ. Như vậy, tính thể chân hành phát sinh từ hội tụ của sức mạnh chính đạo mà có.
Những con người lười nhát, không dám đem thân mình ra làm lợi ích cho nhân loại, thì những con người ấy bị tiêu cực cả phần tâm và phần lập thể. Phần lập thể bị tiêu cực, tất nhiên phải phát sinh ra bệnh tật, vì con người không lao động thì hệ thống máu huyết không được thông lưu, phát sinh ra bệnh tật và trở thành con người chết, đó là nguyên tắc. Vì lao động là vinh quang là đem lại những thành quả tốt đẹp nhất cho tất cả mọi người.
Trong đời sống con người nếu không có chân hành thì không bao giờ có được sự vinh quang. Thông thường đối với xã hội thì gọi là lao động nhưng đối với Công Luật thì gọi là chân hành. Vì lao động là danh từ khách quan, còn chân hành nghĩa là lao động chân chính, lao động ở trong sự nghiệp chính thượng, chứ chân hành không có nghĩa là lao động bình thường vì miếng cơm manh áo thông thường, có thể dẫm đạp lên những điều phi nghĩa bất chính, đó chỉ gọi là lao động thôi chứ không thể gọi là chân hành.
Vậy tính thể chân hành là luôn luôn quan trọng chu trình thượng, là vượt trên cái lao động của xã hội bình thường. Vì lao động bình thường là những sự cạnh tranh thuộc về lập thể, thuộc về bị hãm khuyết phần tính, làm cho phần tính bị suy thoái là do những mưu cầu đời sống quá đáng, nên có thể tạo ra những việc bất chính ở trong lao động đó.
Chân hành tức luôn luôn có một lực đàn hồi, tức là làm cho đại chúng, làm cho mọi người thì cuối cùng nó lại đàn hồi về cho mình được thành chánh quả, còn nếu ta làm cho ta thì không bao giờ có chánh quả.
Vậy, lao động vì lợi ích cá nhân hoặc gia đình thì không thuộc về chân hành. Còn tính thể chân hành tức là đem cả tâm huyết và hành động để xây dựng cho đất nước, cho quê hương, cho dân tộc và đem hạnh phúc đó cho mọi người mà chính từ mồ hôi nước mắt chính ta làm ra thì mới tựu thành được chánh quả.
Hôm nay, chúng ta đang hiệu triệu trong sự nghiệp Công Luật hóa của mười phương, mười phương đã cho chúng ta một vùng đất Thánh rất uy linh, và chúng ta đang xây dựng tổ đình thì nó là chân hành rồi. Vậy, chúng ta không thể nói một bên tính bỏ bên thể, hoặc nói một bên thể, bỏ bên tính mà phải luôn luôn nói một cặp, gọi là tính thể chân hành tựu thành chánh quả.
Vậy tính thể chân hành là hợp chiếu, là lực li tâm chuyển động kết tinh tinh hoa chân tâm, tùy theo mức độ kết tinh tinh hoa càng cao thì chúng ta có được quả vị càng cao. Nếu kết tinh tinh hoa chân tâm đến đỉnh cao nhất thì thành Phật quả, còn ở những tầng thấp thì thành Thánh quả. Chân hành ấy phát xuất từ chính nghiệp và chính mệnh, từ sức mạnh của sự công phu công luyện mới có được tính tướng dung thông, và Chân hành ấy cũng phát xuất từ chính thượng đạo của mười phương Như Lai, cùng trung tâm và sức mạnh hợp chiếu của tinh hoa hội tụ.
Nếu chúng ta làm cho riêng mình thì không ai khen, nhưng nếu chúng ta làm cho nhân loại được no ấm thái bình và làm cho mọi người được hạnh phúc, thì nhất định chúng ta sẽ được mọi người khen. Thì sự khen ấy là ý trời. Vì nhân khen tức Thiên khen. Vậy khi ta làm cho mọi người được hạnh phúc thì ông Trời sẽ hoàn lưu cái hạnh phúc đó lại cho chúng ta, thì chúng ta sẽ được vô cùng hạnh phúc.
Như ông Tạ Ngọc Hầu khai thông được kinh rạch, đem lại đời sống kinh tế cho mọi người, nên được mọi người yêu kính sùng bái và mùa nào cũng đem lúa đến nhà ông cho ông ăn, nhiều quá ông phải đem cho người khác. Rồi còn xây cho ông một đền thờ lớn hàng trăm tỉ. Như vậy, chúng ta làm cho người thì chúng ta được hồi trả lại phúc âm cả vật thể và tâm thể.

GIẢNG NGHĨA VỀ NHƯ MINH VÀ NHƯ LINH

(Ngày 26 tháng 01 năm 2008)
Đối với đời sống nhị nguyên:
Có hai thể trạng là minh và vô minh. Thể trạng của minh là ánh sáng thuộc về năng lượng, vô minh tức là không có ánh sáng, tức là do lập thể của hành mà bị che khuất. Vậy thì ánh sáng và sự che khuất đó có phải là thực tướng không? Nếu chúng ta biết sự che khuất đó không phải là thực tướng thì tại sao chúng ta lại cố chấp nó. Vậy một khi ta biết nó không phải là thực tướng thì chúng ta trở về như luật giải, tức là hành trình hóa hành tinh để kết tinh tinh hoa đồng thể với như minh. Vậy nếu mặt trời không bị che khuất thì tính biện chứng của mặt trời có thể đại diện được cho như minh. Vì mặt trời là định tinh là siêu hành hóa từ định chiếu mà ra, là vượt trên hành động của hành tinh hàng tỉ lần. Vì chiếu tức là hành, mà không biến đổi về bản chất của giá trị hành nên gọi là định. Vậy bản chất của mặt trời là định chiếu hợp nhất. Thế thì hành động và định của mặt trời không tách rời chân tính, vì nếu nó tách rời chân tính thì nó sẽ không phải vai trò chủ thể, trung tâm của thái dương hệ được, nên mặt trời có thể đại diện được cho như minh.
Thế thì như minh là từ đâu sinh ra? Từ như linh sinh ra vì như linh là tổng thể phản chiếu mọi giá trị toàn thể của giá trị định chiếu. Vậy như linh là thuộc về chân tính, là đồng nghĩa với linh năng. Thế thì vũ trụ không phải là vô mà là linh năng toàn chiếu, chân tính toàn khai, toàn diện.
Về minh và vô minh thì chúng ta có thể ví dụ là trạng thái của nhị nguyên. Để chúng ta xác định được cội nguồn vô cùng của giá trị thực tướng. Vậy mặt trời ta ví dụ là như minh có thể đại diện cho nhất nguyên. Như vậy, linh năng toàn chiếu giá trị chân tính vô cực ở đó là bảo hộ một cách tuyệt đối cho giá trị nhất nguyên ấy. Nên nhất nguyên được mãi mãi trường tồn là nhờ linh năng toàn chiếu của giá trị chân tính vô cực. Thì linh năng chính là Thống Thức Chân Quang Kinh. Vậy như linh có thực trong đời sống của vũ trụ, như minh có thực trong đời sống của vũ trụ và giữa vô minh và minh là có thực trong đời sống chuyển động hoành tác và lập các hệ thống tinh hoa để kết tinh trở về với như minh.
Như tôi đã đưa bích dụ về thiền quang tinh nhật chiếu vì nó để cho chúng ta thấy được, nghe được, và nắm bắt được nó, nên mặt trời là đại diện cho tất cả những thềm biện chứng pháp về lập siêu thể, lập vạn hình, lập như minh ánh sáng và thiết lập vận hành của sự khép mở giữa vô minh và minh.
Đối với thế gian thì thường là bị kẹt giữa vô minh và minh. Còn đối với bậc chứng nghiệm thì họ đã đi thẳng vào mặt trời và không còn kẹt trong hành tinh nữa nên họ chỉ có như minh mà thôi.
Như vậy thì chúng ta hãy bay thẳng vào trung tâm mặt trời để hiệp thương được giá trị định chiếu hợp nhất và nơi đó không có biến đổi về chân tính để ở cùng siêu linh mà không bao giờ mất giá trị tuyệt đối ấy, thì bây giờ chúng ta hoàn toàn trở thành như minh và không còn là vô minh và minh nữa.
Vô minh và minh nó không phải là thực tướng mà từ lâu do chúng ta cố chấp cái vô minh và minh ấy mà bị kẹt. Nên trong bát nhã đã loại trừ được cái minh và vô minh ra khỏi đời sống của bát nhã. Và chỉ nói về điểm tụ tột cùng của như minh. Tức là sự quang minh tột đỉnh của chân tính ánh sáng, nên chúng ta có thể tạm biện chứng về ánh sáng mặt trời để biểu trưng đại diện cho tính bát nhã được. Nhưng thực chất về giá trị của như minh mà chúng ta chiếm lĩnh được thì còn cao hơn trăm triệu mặt trời trong vũ trụ này. Vì sao? Vì mặt trời này không thể bay vào mặt trời kia được, nếu có hàng triệu mặt trời thì mỗi một mặt trời nó đều có một quy trình và trách nhiệm đối với thái dương hệ ấy. Chứ mặt trời này không thể bay qua mặt trời kia và mặt trời kia không thể bay qua mặt trời nọ được. Còn đối với chúng ta khi đã chiếm được địa vị của bát nhã kim cương chân tâm thì chúng ta có thể đi thẳng vào trăm triệu mặt trời, ở cùng mặt trời, vui vẻ với mặt trời, mà không bị nó thiêu đốt chúng ta. Như Lai đã từng ở trong mặt trời hằng 60 tỉ kiếp mà không bao giờ biết nóng. Như Lai vào trong các trung tâm mặt trời và điều ngự được mặt trời giống như đi vào trong hư không vậy đó. Vì sao? Vì Ngài đã thành tựu chân tính pháp thân tam muội sinh ra mặt trời nên vào trong mặt trời mà không biết nóng, còn mặt trời chỉ là lửa của năng lượng hội tụ mà thôi.
Như vậy chiếm địa vị như minh là địa vị của giá trị hội tụ cao nhất, vì đã thành tựu tam muội pháp thân bất biến Đà la ni.

Tóm lại, vô minh và minh là phần lập thể của ánh sáng nhị nguyên để đi đến như minh và như minh chắc chắn chúng ta sẽ gặp lại như linh và như linh ấy là chỗ tối diệu nhất của pháp thân Như Lai.


¯ Ý nghĩa về truyền y bát của Phật

Đức Phật chánh bát y truyền là truyền y bát nhã chứ không phải truyền cái y bằng vải kia. Nếu truyền y bằng vải thời đó thì cũng đã rách rồi vì phải truyền qua trên 32 vị Tổ thì y áo làm gì mà còn được. Còn bát bằng vàng thì có thể truyền được đến 32 đời, nhưng đó cũng chỉ là bát vàng của tướng thôi, nhưng Ngài trao là trao bát vàng của tánh, tức là kim tính bát nhã thì bát ấy mới là bát quý nhất. Nên các Tổ nhận là nhận kim tính bát nhã chứ không phải cái bát bằng hình tướng kia.
Dụ như, Thần Tú đuổi theo Huệ Năng để tranh lại bát, Huệ Năng đã để bát xuống và nói: “Đây là bát vàng bằng tướng, Ngươi có muốn thì lấy đi. Vì ta đã có y bát nhã kim tính rồi. Nhưng chắc chắn rằng Ngươi không lấy được bát kim y đó. Nếu Ngươi không lấy được bát đó thì bát tướng đây chắc Ngươi cũng không lấy được nỗi”. Thực như vậy, lúc đó Thần Tú đến lấy bát nhưng nặng quá, không bợ lên nỗi. Vậy thì đức Như Lai truyền y là truyền y bát nhã, mà truyền bát là truyền bát ấn kim tính quang.
Đức Như Lai nói, tất cả những gì ta làm ra mà có hình tướng là ma đều giả được hết. Như ta xây dựng cái chùa kiểu nào thì nó cũng làm được kiểu đó. Ta mặc y kiểu gì, màu sắc gì, loại vải gì, thì nó cũng giả được. Ta cạo đầu, đi chân không và bê bình bát thì nó cũng bắt chước cạo đầu, đi chân không và bê bình bát. Nhưng có một điều ta làm ra mà nó không giả được, đó là bí tướng và kho tàng kinh triết. Nếu trong chín kinh của Như Lai về hình tướng mà bị nó giả rồi thì Như Lai sẽ ứng cúng chánh biến tri, tức là hóa tướng. Nếu ngày xưa đức Thích Ca hóa tướng là cạo tóc thì Như Lai ngày nay hóa tướng là để tóc. Ngày xưa Như Lai hóa tướng là mặc áo y vàng, thì ngày nay Như Lai hóa tướng là mặc áo âu. Như vậy, người học công luật là không bị kẹt ở các hình tướng, vì kẹt trong hình tướng sẽ bị rối trong các hình tướng ấy mà khó có thể thể nhập được minh triết. Nên lìa tất cả các tướng rối để trở về chân tính ánh sáng mà thấy được minh triết. Hoặc trở về minh triết để thấy được ánh sáng. Thì người công luật là người trọng kho tàng minh triết cửu kinh chứ không phải hình thức bên ngoài.
Đối với sự nghiệp công luật đại hóa của đức Di Lặc thì Ngài tuyên bố rằng: Chúng nó cướp mất đạo tràng của thầy tổ ta, như Hồi giáo nó đã cướp mất tất cả những giá trị tính chất hoằng hóa và Phật tượng vĩ đại của Apganixtan. Nó đã làm tất cả những sự băng hoại của Phật pháp ấy và sau khi lập lại thì chúng nó lại mượn những hình tượng Phập pháp ấy để mưu cầu những việc không thuộc về Phật pháp. Nó vẫn in ấn kinh điển để nó bán lấy tiền, Phật pháp tiếp tục bị mua bán, bị kinh tế hóa trong đời sống của sắc quan Phật và những a lam nhã bị chiếm cứ và hình thành những giá trị nguy hiểm nhất mà chưa ai cứu được. Như vậy chúng đã thực hiện theo tinh thần là lấy đạo tạo đời, nghĩa là chúng mang cái hình của đạo mà xưa kia Như Lai đã lập như cất chùa, cạo đầu, đắp y, thì nó cũng lập như vậy để tạo đời. Còn người công luật chúng ta là lấy đời tạo đạo, nghĩa là chúng ta lấy minh triết, lấy phương tiện hình thể tướng sắc của đời để chúng ta dựng lên một hồng đạo cực kỳ to lớn đó. Nói về tương kế tựu kế thì chư Phật cũng quá cao siêu. Tức là chúng nó mượn áo Phật thì Phật lại mượn áo chúng nó, đó là tính chất phản gián của công luật vũ trụ. Vậy Như Lai đầy những mưu lược và trí lược để hóa đạo chứ không thể thua chúng ma được. Chúng ta là con cái công luật phải giác ngộ chỗ này để không còn kẹt về các pháp tướng ấy. Chúng ta sẽ dùng các pháp tướng ấy như dùng bùn để trồng sen và chúng ta biết tinh lọc tinh hoa của bùn để nuôi sen. Đến một ngày kia, khi sen đã nở hoa đầy cả hồ thì mọi việc cũng đã xong rồi.
Trong thời kỳ này, Như Lai không bao giờ sợ ngũ trược ác thế, Như Lai rất thèm khát và ưu thích ngũ trược ác thế, vì ngũ trược ác thế là tổng thể của chất dinh dưỡng cao nhất để hóa sinh ra sen. Bản chất của Như Lai là vô nhiễm nên đến trong ngũ trược ác thế mà không bị nhiễm ngũ trược ác thế.
Như Lai đã nói rõ, khi nào các con thành tứ quả thánh hoặc thành tựu kim cương chân tâm thì mới được có vợ. Như người Kogi ở Colombia, khi 20 tuổi phải vào hang tu đến 9 năm để rèn đúc về chân tính cho vững vàng, vững chắc không biến đổi, sau đó mới được có vợ. Cũng giống như khi nào thành kim cương bất hoại thì mới dám vào lửa, vì lửa không khắc kỵ kim cương; còn nếu là đồng, chì, sắc, thép, nhất là củi mà bỏ vào trong lửa thì chắc chắn sẽ bị triệt tiêu. Nếu đưa ra luật cấm thì cấm sắt, cấm chì, cấm đồng, cấm kẽm vào lửa, còn nếu vào lửa thì chúng ta phải xét về tính chất giá trị của mình là loại gì để vào lửa bao nhiêu độ, chứ không thể sánh với Phật mà vào lửa ở 10 ngàn độ thì lửa nhất định sẽ thui đốt và triệt tiêu mất chúng ta.

Vậy, tất cả là do chúng ta chấp thanh, chấp trượt và chấp đức Phật thì phải thế này hoặc thế kia. Khi biết ra thì Phật không phải là một danh từ thần linh hay là thanh trược gì cả, mà đức Phật là bản chất của viên kim cương đã được kết cứng. Viên kim cương ấy khi bỏ vào axit, axit không triệt tiêu, bỏ vào lửa, lửa không triệt tiêu và bỏ vào trong bùn cả hàng ngàn năm sau, khi lấy ra thì vẫn là viên kim cương mà thôi. Nếu đem viên kim cương ấy đặt vào chỗ cao nhất, sạch sẽ, sang trọng và trang nghiêm nhất thì kim cương vẫn là kim cương. Hoặc bỏ vào chỗ thấp nhất, dơ bẩn nhất thì viên kim cương cũng là viên kim cương. Vậy hoàn cảnh có thay đổi nhưng tính chất của viên kim cương dù ở bất cứ thời gian và không gian nào cũng không bị thay đổi, cũng không có ý niệm dơ và sạch trong viên kim cương ấy.


0 nhận xét:

Đăng nhận xét

Ví bạn hãy dùng ngôn ngữ lịch sự, tôn trọng lẫn nhau, mỗi người có cấp độ trình độ riêng nên không nên phán xét nếu không thông hiểu. Xin cảm ơn!