Thứ Hai, 13 tháng 5, 2013

cửu kinh minh triết 67


XÁC ĐỊNH TÍNH THỐNG NHẤT CỦA BÁT NHÃ
Tất cả các đấng toàn năng hoặc các đấng từ Bác học, Bát tinh vương trở lên đã có tính thống nhất trí huệ bát nhã là chủ thể của hệ thống chuyên môn hóa trên mặt trần Duy ngã đại thể.
Khi xác định được điều đó thì chúng ta thấy mục đích cuối cùng của duy ngã đại thể đều trở về tụ. Nên có thể nói rằng: Duy ngã đại thể là mặt bằng là nền tảng của trí huệ hội tụ trong công luật vũ trụ.
Như vậy chúng ta xác định công luật vũ trụ, hay duy ngã đại thể thì lấy sự thành đạt trí huệ bát nhã để quyết định vạn pháp và quyết định cả hệ thống chuyên môn 3 tầng (thượng tầng, trung tầng, hạ tầng).
Nếu đời sống Duy ngã đại thể mà chưa đạt được trí huệ bát nhã thì giá trị thực hiện chuyên môn sẽ có độ lệch.
Nền tảng Duy ngã đại thể là sự nghiệp hóa trí huệ hội tụ. Hay đỉnh cao của trí huệ hội tụ đối với công luật vũ trụ thì Duy ngã đại thể là nển tảng của trí huệ hội tụ.
Nên chúng ta xác định rằng: Trí huệ bát nhã là chủ thể của hệ thống chuyên môn hóa trên mặt trần Duy ngã đại thể.

Và xác định tính thống nhất của Bát nhã thì Trí huệ bát nhã là trí huệ chúa của sự nghiệp chuyên môn; hoặc Duy ngã là nền tảng tất yếu của giá trị phát triển tiến đến trí huệ hội tụ, vào công luật vũ trụ để làm chủ tất cả vạn pháp. Vì trí huệ bát nhã là giá trị thực tướng của sạch lậu hoặc, tức là đã kết tinh tinh hoa vô lậu, là không còn bị kẹt ở các dòng nghiệp của các hệ thức phân biệt.
Vì trí huệ bát nhã đã xác định về ngũ uẩn giai không, độ nhất thiết khổ ách; và biết rõ ngũ uẩn là phương tiện hóa, là thiết lập cầu nối cho giá trị hóa kết tinh tinh hoa chân tâm và hoàn toàn không còn lầm lẫn trong hệ thống ngũ uẩn ấy.
Nên ta có thể định nghĩa Trí huệ bát nhã là trí huệ sạch hoặc lậu, sạch nghiệp lực; là đã chắc lọc được tổng thể tinh hoa và hoàn toàn không có cấu quặng trong đó. . Nếu đem sự chiêm nghiệm của ý thức phân biệt để thực hiện công trình chuyên môn, thì bị dính mắc các hệ thống chuyên môn trong ý thức phân biệt, bèn giới hạn trong hệ thống chuyên môn, vì đã bị nhiễu thức.
Vì vậy, nên trở về hội tụ là hóa giải mọi nhiễm trước của bức xạ và các tướng pháp thuộc về chuyên môn, mới có một hệ thống chuyên môn tròn đủ.
Những người không thừa nhận trí huệ bát nhã và không thừa nhận tính thống nhất của bát nhã, đó là vì bản ngã, là tự chối bỏ chân tính.
Về biện chứng pháp: Các nguồn năng lượng ánh sáng không thuộc về định tinh thì đều bị bại loại trong giá trị thời gian và không gian, và không đủ tiêu chuẩn cho giá trị soi chiếu đối với hành tinh này, thì các nguồn ánh sáng đó không thuộc về trí huệ bát nhã. Như vậy ta lấy Định tinh của cự nhật đại quang để biểu trưng cho trí huệ hội tụ và đồng thời lấy ánh sáng cự nhật đại quang làm trí huệ bát nhã.
Trí huệ bát nhã là nền tảng của Duy ngã đại thể và như vậy đỉnh cao của sự phát triển Duy ngã đại thể là tiến đến sự nghiệp hội tụ. Chúng ta phải lấy chủ thể ánh sáng làm sự nghiệp nên gọi là trí huệ hội tụ.
Trí huệ hội tụ không thể tách rời công luật vũ trụ mà có. Nên nói rằng: Duy ngã đại thể là nền tảng của trí huệ hội tụ trong công luật vũ trụ.
Khi ở phần 1 thì chúng ta thấy Bát nhã, nhưng phần 2 thì chúng ta thấy hội tụ. Như vậy giữa bát nhã và hội tụ là một, không tách rời giá trị tính thống nhất của ánh sáng chân tính.
Trí huệ Bát nhã hội tụ là không còn dính mắc tất cả các thứ thuộc về chuyên môn. Tức là dù cho suốt cuộc đời làm công việc chuyên môn mà không bị kẹt tướng chuyên môn và không nhiễm chuyên môn.
Còn người làm chuyên môn mà kẹt tướng chuyên môn ở trong kiến chấp chuyên môn, bản ngã hóa trong chuyên môn, thủ hữu hóa trong chuyên môn, nặng nghiệp trong chuyên môn và lệch độ qui trình, qui chiếu trong hệ thống chuyên môn, thì đó không thuộc về tính bát nhã.
Như vậy trí huệ bát nhã đối với mặt trần phương tiện hóa thì nó là chủ thể của hệ thống chuyên môn. Nhưng về mặt nội lý là thắng phục và chinh phục vạn pháp một cách triệt để, đồng thời không bị biến đổi về giá trị trí huệ. Tức không còn bị thăng trầm thêu dệt theo các dòng nghiệp và không còn trôi lăn trong 6 đường.
Trí huệ bát nhã là trí huệ chúa của các hệ thống, là làm chủ các hệ thống, là trí huệ xa ly tất cả mọi sự biến đổi và đồng thời thắng phục tất cả mọi sự khủng bố, là trí huệ toàn thắng.
Vể mặt vật lý: Kim cương là không còn biến đổi, thì ta có thể bích dụ Trí huệ bát nhã là Trí huệ kim cương.
Khi còn biến đổi là còn có độ lệch, là còn bị thăng trầm và còn chịu không biết bao nhiêu điều khổ ải xảy ra trong đời sống chúng ta.
Như vậy chúng ta xác định tính thống nhất của trí huệ bát nhã là giá trị chủ thể đối với vạn pháp và chủ thể đối với hệ thống chuyên môn.
Người đạt trí huệ bát nhã là có quá trình của vô lượng kiếp công phu nội tại về các tiềm năng giá trị ánh sáng về hạt tâm lý tính, công phu về các sự thắng phục của các nghiệp dĩ và rèn đúc được 6 căn hoàn toàn trong sạch, để tinh lọc hóa và thành tựu được chất liệu tinh hoa cao nhất của công luật vũ trụ.
Trí huệ bát nhã là trí huệ tách rời mọi sự nhiễm trước và đứng trên tinh thần công lý công luật một cách triệt để, là trí huệ luôn tuân thủ về công luật, định luật, quy luật và tuân thủ tất cả những giá trị thuộc về nguyên tắc tất yếu của vũ trụ.
Ta có thể định nghĩa Trí huệ bát nhã là Trí huệ sạch hoặc lậu, sạch các nghiệp dĩ và hoàn toàn làm chủ được các nghiệp, điều chế được các nghiệp, chuyển đổi được các nghiệp, thắng phục được các nghiệp và thành đạt được các nghiệp như ý.
Như vậy Trí huệ bát nhã là chủ thể của sự nghiệp chuyên môn hóa trên mặt trần của duy ngã đại thể. Thế thì Duy ngã là nền tảng của trí huệ hội tụ và Trí huệ hội tụ là hoàn toàn nằm trong công luật vũ trụ.
Trí huệ bát nhã là vua của các hệ thống lập hình vô ngại và Trí huệ hội tụ là vô ngại hóa trong hệ thống lập đa hình và vô lệch hóa trong hệ thống chuyên môn của các hệ thống thiết kế, và hoàn toàn làm cho các lập hình ấy được ổn định trong hệ thống trí huệ bát nhã, và thống nhất của hệ thống bát nhã để có các tác phẩm long lanh ở trong tam thiên đại thiên thế giới này.
Đức A Di Đà dùng vô lượng quang ánh sáng kim sắc ở đỉnh cao trung tâm của trí huệ bát nhã để thực hiện công trình Vô lượng quang A Di Đà NhưLai.
Trí huệ bát nhã là hoàn toàn đem lại lợi ích cho nhân loại. Còn trí huệ nào mà làm lợi 50% và hại 50% thì không thuộc về Bát nhã. Nên Đức Phật nói: Thà làm một ngày thôi mà có lợi ích cho nhân loại khắp cả hành tinh, còn hơn làm cả ngàn năm mà nhân loại chưa nhận được một lợi ích gì.
Sự nguyền rủa các loại trí huệ không thuộc về bát nhã hội tụ đã làm cho hành tinh này chỉ có dãy chết mà thôi. Ta thấy loài người dãy chết trên hành tinh, nhưng nào ta có biết là hành tinh này cũng đang dãy chết trên thái dương hệ này.
Như vậy, chúng ta dù chỉ một cụm người nhỏ bé sống trong Thạch Bia sơn, nhưng tư tưởng lại vĩ đại cao thanh của sự nghiệp cửu kinh minh triết, thì đó cũng xác định về tính thống nhất của trí huệ về mặt bằng duy ngã đại thể có thực trong đời sống này; mặc dù nó chưa được mở mang, chưa khai quật, chưa ổn định và chưa lóe lên những ánh sáng thuộc về trí huệ hội tụ.
Rồi đây tất cả những bản kinh được dịch và mở thông tất cả các mạng ra để thấy rằng: Thái ất thần kinh sẽ chuyển động và đi đến một thời kỳ phá hoang lập nguyên để thực hiện những công trình thuộc về trí huệ bát nhã, và trí huệ bát nhã sẽ có Bát chánh vương và quần sao Bát chánh vương làm nền tảng cho trí huệ bát nhã trên con đường ngũ đế, ngũ Phật. Thực hiện những công trình trên mặt bằng của các Bát chánh vương trong đời sống của mặt trạng hành tinh. Thì Duy ngã đại thể sẽ được thấy những ánh sáng phóng cao và Duy ngã đại thể tập hợp quay về trong sức mạnh ấy.
Nghĩa là một người thành đạt trí huệ bát nhã thì vạn người theo đó mà quy thuận để thực hiện những công trình bát nhã của các hệ thống bát nhã thuộc về giá trị hóa.
Như vậy đề kinh được khép kín và xác định tính thống nhất, Trí huệ bát nhã là Trí huệ chủ thể của hệ thống chuyên môn hóa trên mặt trần Duy ngã đại thể. Duy ngã đại thể là nền tảng không bao giờ thay đổi của sự nghiệp hội tụ đỉnh cao của Công luật vũ trụ quan và nhân sinh quan.
Đây là phần kinh quan trọng nhất mà các con phải cần nghiên cứu đọc tụng và rèn luyện trong giá trị hung đúc của trí huệ bát nhã, để trở thành những hạt giống tốt nhất cho vũ trụ, cho hành tinh và cho tất cả tam thiên đại thiên thế giới. Vì ngày mai các con còn phải đi đến những hành tinh khác , những thái dương hệ khác, ở đó có núi ngọc, có sông vàng và có những đất tinh ròng của sự nghiệp lập hoa trong giá trị tinh hoa mà Tam thiên đại thiên đã dành sẳn cho tất cả chúng ta.
Phẩm bích dụ THIỀN QUANG TINH NHẬT CHIẾU
Ngày 30 tháng 10, Đinh Hợi
Bích dụ là lấy hình thể từ cơ cấu hệ thống vạn pháp lập hình để chỉ về phần tính. Thật ra đưa vào cửa thiền là không còn dùng ngôn ngữ và hình thể, nhưng buộc phải nói bích dụ hình thể để chúng ta hiểu được diệu lý của thiền.
Thiền là trở về để làm ổn định cho tính trật tự tột cùng của vũ trụ. Như chúng ta đã thấy là mặt trời mọc lên, mặt trời lặn xuống, hay mặt trời ban mai, mặt trời đứng bóng và mặt trời xế chiều. Đó là chúng ta thấy cái bề mặt của mặt trời, nhưng thực chất giá trị của chân tướng thì mặt trời không có mọc lên, mặt trời không có lặn xuống, mặt trời không có ban mai, mặt trời không có đứng bóng và mặt trời không có xế chiều. Vì ta thấy mặt trời có mọc lên và có lặn xuống là do sự chuyển động của hành tinh quay quanh mặt trời. Nhưng giá trị của mặt trời thì mặt trời chỉ có chân không và ánh sáng mà thôi. Như vậy từ lâu chúng ta thấy mặt trời mọc lên, mặt trời lặn xuống, mặt trời ban mai, mặt trời đứng bóng và mặt trời xế chiều, thì đó không phải là thực tướng của mặt trời.
Bây giờ nói về tính diệu hóa của chu trình quay hành tinh theo mặt trời thì quá khứ của hành tinh là ánh sáng và chân không, hiện tại của hành tinh vẫn là ánh sáng và chân không và tương lai của hành tinh vẫn là ánh sáng và chân không. Vì hành tinh quay theo một hình tròn trong quy trình ánh sáng và chân không, thì chính hành tinh đã quay theo chân không và ánh sáng, nên bỏ lại quá khứ của nó vẫn là ánh sáng và chân không, thì hiện tại của hành tinh cũng là ánh sáng và chân không, tương lai của hành tinh cũng là ánh sáng và chân không. Như vậy, hành tinh đắc cái gì? Đắc cái định luật chuyển động ly tâm hóa và kết tinh tinh hoa tổng thể. Thì hành tinh tức là chúng ta, còn chân không và ánh sáng là mặt trời, là giá trị không biến đổi. Đó là bích dụ thiền quang tinh nhật chiếu.
Chúng ta thấy rằng trong giá trị thiền định không có quá khứ, không có hiện tại và không có vị lai là hoàn toàn đúng, đó còn gọi là vô khứ lai.
Nguyên lý tất yếu của thiền là diệu lý tột cùng của giá trị chung hữu ở trong viên tánh, là ánh sáng và chân không. Còn quá khứ, hiện tại, vị lai là sự biến đổi trên hành tinh, đó là tột đỉnh của thiền, là bích dụ thiền quang tinh nhật chiếu.
Nếu tung vỡ cả mặt trời và trái đất thì tính chất của nó cũng như thế, vì sao? Vì chân tính ánh sáng là tính tuyệt đối, không có quá khứ, hiện tại và vị lai. Thì giá trị về định lý cấu trúc mà tôi muốn nói thì nó cũng vậy. Nên có quá khứ, hiện tại và vị lai là do nhân quả mà có.
Như vậy, quá khứ đi qua của hành tinh chúng ta là chân không và ánh sáng, hiện tại của hành tinh chúng ta cũng chân không và ánh sáng và vị lai của hành tinh chúng ta cũng chân không và ánh sáng. Đó là tột đỉnh của giá trị thiền bất biến ở trong đời sống của vô dư chân tâm.
GIÁ TRỊ NGƯỢC CHIỀU
CỦA CÁC BẬC QUYỀN THỪA CHÂN MỆNH
Mùng 08 tháng 12 năm 2007
Ngược chiều là đi ngược lại con sông, đi ngược lại sự cố sức nén và lực đẩy của nước. Như mọi sự tham muốn cho đại cuộc là đi ngược chiều, còn mọi sự tham muốn cho cá nhân là thuận chiều theo đại thể pháp chúng. Vì đại thể pháp chúng không ai dám hiến dâng và hy sinh cuộc đời mình cho đại chúng, nên nó thuận chiều theo bình thường của nhân bản tư hữu và tham muốn ấy. Đó không gọi là ngược chiều.
Chúng ta hiểu về nghĩa đen thì ngược chiều tức đi ngược lại chân lý. Nhưng chúng ta hiểu nghĩa sâu thì ngược chiều nghĩa là không còn bình thường hóa với những giá trị tham muốn của đời sống nữa. Như chúng ta đến với thế gian mà chúng ta không đi ngược lại cái lực trôi nỗi của chúng sinh, với những sự tham muốn về vật chất ấy; vì cá nhân mà không nghĩ đến đất nước thì đó là chuyện của đại chúng, của nhân loại không gọi là ngược chiều. Còn chuyện của chúng ta là hy sinh, hiến dâng vì nhân loại, sự nghiệp này vì nhân loại, đó mới gọi là ngược chiều.
Vì tất cả mọi người đều lo làm giàu cho cá nhân riêng mình, mọi người hy sinh là hy sinh cho mình chứ không dám hy sinh cho người khác. Đó là tính đại thể của nó. Vậy ngược lại ở đây, là chúng ta không làm giàu cho mình mà lại lo làm giàu cho người khác và đem lại hạnh phúc cho người khác.
Như chúng ta thuận theo vật chất để phát triển vì ta ham muốn đến vật chất, ta trọng đại đến vật chất nên ta quyết phát triển vật chất ấy cho riêng ta thật nhiều để ta được hưởng thụ, thì đó là thuận chiều. Nhưng chúng ta lại dùng vật chất để hóa nhân loại, đem vật chất ấy vào đời sống để giúp cho chúng sinh mà chúng ta không cần gì về ta. Đó là giá trị ngược chiều của các bậc quyền thừa chân mệnh, là khi công cuộc của Công Luật chưa thành tựu thì chính họ chưa dám nghĩ điều gì cho cá nhân. Nếu họ nghĩ về cá nhân trước sự thành tựu ấy thì họ bằng chúng sinh sao? Nếu họ nghĩ những giá trị cho chính họ và họ không nghĩ những giá trị cho đại thể thì họ và chúng sinh bằng nhau. Còn họ nghĩ cho chúng sinh mà chưa nghĩ cho họ thì đó là giá trị ngược chiều của sự hóa thân quyền thừa chân mệnh trong giá trị đại hóa của tinh bản Trâu Vàng. Như vậy, đi ngược chiều tức là dùng vật chất để hóa tâm pháp. Còn chúng ta dùng tâm để hướng theo vật chất, trọng vật chất mà quên cả nguồn sống của tri thức ánh sáng, những người ấy là không đi ngược lại, là hoàn toàn bị đại bại trước những giá trị của đời sống mà không bao giờ có chính vị.
Dụ như chúng sinh họ đang lo làm ăn nuôi con, nuôi vợ, lo hầu bao tích lũy cho gia đình. Còn đối với cha con chúng ta thì có thể nói là đi ngược chiều. Vì hiện tại chúng ta đã bỏ tất cả những cái riêng cho mình mà hoàn toàn lo cho sự nghiệp chung. Đó là giá trị ngược chiều của các bậc quyền thừa chính vị.
Như vậy thì xã hội đang có một thuận chiều phát triển đem lại giàu có cho chính nhân bản và nhân vị. Và họ kích thích hóa đời sống nhân bản nhân vị rất cao. Họ khó bỏ đời sống nhân bản nhân vị ấy để quên thân mình vì nhân loại. Mà lại có một số người lại dám quên những thứ thuộc về nhân vị ấy để bước qua một con đường gọi là hóa thân trong giá trị ngược lại, tức là đem tất cả những thứ của ta để giúp cho người khác. Đó gọi là giá trị ngược chiều của các vị quyền thừa chân mệnh.
Như con thuyền đi ngược nước đó là ngược chiều, vì nó chống lại nguồn nước đổ xuống, và nó không thần phục cái nguồn nước đổ xuống mà nó lại chống đỡ nguồn nước đổ xuống để nó vượt đi lên, đó là ngược chiều.
Định lý của ngược chiều là phản bổn hoàn nguyên, là trở về nguồn, chính vì ấy mà có chính vị.
Nếu không ngược chiều mà thuận theo chiều nước thì chúng ta sẽ có biển cả trầm luân. Còn ngược theo chiều nước chúng ta sẽ có nguồn bồng lai. Ngược chiều ấy là một trong những định lý giá trị hóa thân của các bậc quyền thừa chân mệnh, chứ không phải của chúng sinh. Vì phàm là chúng sinh chịu lực hấp dẫn của 5 ấm và sự tham muốn hạnh phúc của đời sống 5 ấm. Và cái 5 ấm trước mắt của đời sống là biện chứng hạnh phúc họ, còn ngược lại thiên sứ thần đức là hy sinh 5 ấm của mình để đi ngược lại sự trôi nỗi của 5 ấm ấy. Đi ngược lại sự trôi nỗi của giàu nghèo vô thường ấy để trở về với chính vị mà hóa thân trong chính vị cùng sự nghiệp Công Luật.
Ví dụ như ông Chơn Toàn Minh Mạng, nếu ông nghĩ cái riêng nhiều hơn cái chung tức là ông thuận chiều phát triển cá nhân. Mà ông nghĩ cái chung nhiều hơn cái riêng tức là ngược chiều của sự hấp dẫn đối với cái riêng và ông đem hết tất cả nội lực để lo cái chung, và ông Toàn sẽ có cái riêng sau khi thành tựu ấy. Đó là những giá trị ngược chiều trong sự hóa thân của các bậc quyền thừa chính vị.
Vậy, ngược chiều của các bậc chính vị là gì? Nghĩa là không bỏ vật nhưng không nô lệ vật, không bị vật chất ràng buộc, mà dùng vật chất hóa thân. Đem vật chất vào đời sống cho đại thể, trong đó có giá trị ngược chiều đối với chính vị hóa vô thượng và thành tựu quả thánh trong ngược chiều ấy. Vậy, ngược chiều của vỏ và cơm để đổi lại hạt, ngược chiều của vật thể hấp dẫn để đổi lại chính vị quả chân tâm. Ngược chiều của sự hấp dẫn đời sống hạnh phúc của cái riêng tư và trở lại cái chung thủy vô cùng của giá trị chân tính để đạt được tự tại vô ngại trong ngược chiều ấy.
Như vậy một trong những nguyên lý và tính chất của giá trị ngược chiều mà các bậc quyền thừa hóa thân trong chính vị và thực hiện quyền thừa công án. là những người đã được giàu có nhất trên thế gian này. Vì sao? Vì họ có ngang tầm sự nghiệp của đại chúng, vì họ ngang tầm với các cơ đồ về sự nghiệp của đất nước, của sông núi, vì họ ngang tầm sự nghiệp của đạo tràng, vì họ ngang tầm sự nghiệp của chân mệnh, vì họ có tất cả những kho tàng tinh hoa và họ không thiếu một thứ gì trước khi chết và sau khi chết.
Vậy, tất cả những người đi ngược chiều đều thể hiện tính phạm trù của giá trị phản bổn, chính vì giá trị ấy đã trở nên ngược chiều một cách có lý và Như Lai đã thực hiện công án ngược chiều để hóa thân cho chúng sinh các chiều hướng hạ.
Bài học hôm nay rất quan trọng, mang tính chất con đẻ của sự nghiệp Công Luật. Và chúng ta không bao giờ bỏ đứa con này, vì đứa con này rất quan trọng, nó cũng gần như là thiết lập một giá trị thực tướng của chúng ta.
Vậy, ai nghĩ đến cái riêng nhiều thì người ấy sẽ không bao giờ có chính vị. Vì khi được cái riêng thì mất cái chính vị quả, tức là được cái nhỏ là mất cái lớn. Còn muốn được cái lớn là hoàn toàn đi theo định luật ngược chiều.
ĐẠO TRÀNG KHÔNG BIÊN GIỚI
(Ngày 26 tháng 09 năm 2007)
Tự tính của chúng ta có ánh sáng không biến đổi, vì chúng ta là thể lập về giá trị tinh hoa của ánh sáng và chắc thật ánh sáng ấy đã có trong chúng ta.
Do chúng ta biến thức làm mất đi tính duy ngã đại thể, tức là mất di chân ngã. Đức Phật nói: “Nếu chúng ta không hóa trong duy ngã đại thể thì cũng không thể kết tinh được chính vị hóa Như lai. Vì Ngài dùng ruộng phước của vô lượng phước điền từ chúng sinh mà hóa thân. Như vậy, thì Như lai không thể tách nền tảng đại thể chúng sinh mà có. Đó là phật pháp bất ly thế gian pháp.
Nói về duy ngã đại thể là nói đến tính vững chắc về giá trị của trung tâm, vì chỉ có trung tâm mới hóa đại thể. Vậy, đại thể phải chịu phép của trung tâm, thì trung tâm và đại thể là tính chất giá trị thực trong sự nghiệp hóa thân.
Giữa trung tâm và đại thể không tách rời, hễ càng đi lên thì càng tăngvề trình độ và quy trìnhh chuyển động, hình thành giá trị tinh hoa càng cao, thì mức sáng tạo của giá trị hóa thân càng cao và đến mức độ nào đó thì trở thành viên mãn, viên mãn tức là tròn đủ không còn thêm bớt.
Đức Phật nói, khi vào trong đại thể của thế gian pháp thì tất nhiên thế gian pháp sẽ biến đổi không cùng, nhưng khi trở về chân tính để làm chủ thì mọi sự biến đổi đó trở thành không mà giá trị chính vị trở thành có.
Biến đổi đó thuộc về khách quan tự nhiên, của các sự chuyển động sinh diệt của nó, còn Như Lai đã tách rời sự sinh diệt và biến động của vạn pháp nên Như Lai đã hoàn toàn làm chủ tính thường trụ của vạn pháp rồi. Nếu hiểu được chỗ này thì chúng ta hãy đem sức mạnh hội tụ và sự thống nhất của ý chí để chân hành hóa mà hóa trong vạn pháp ở chu trình thuận.
Như hóa thân phi hành nghịch đạo tức là đội lớp, do đội lớp mà tạm gọi là nghịch đạo. Như lấy cái nghịch đạo để thực hiện phật đạo thì đó là thuận rồi, vì kết quả và giá trị nó là thuận. Như Ngài Tế Điên hòa thượng, theo như phép giới thì Ngài phải luôn có giá trị về hành vi và ngôn ngữ định huệ, nhưng Ngài lại làm chuyện ngược lại mà Ngài vẫn có huệ là vì sao? Vì kết quả giá trị của công vụ mà Ngài thực hiện đều đem lại mọi sự an tế cho chúng sinh, ví dụ như: Ngài thấy người bán thịt chó ngồi dưới bức tường cũ sắp đổ, Ngài liền ăn cắp rổ thịt chó đó chạy, hành vi đó là nghịch hành, nhưng khi mọi người chạy rượt đuổi theo Ngài để dành lấy lại rổ thịt chó thì bỗng nhiên bức tường đổ xuống. Sau đó Ngài trả lại rổ thịt chó. Đó là thực hiện Phật đạo vì Ngài đã cứu được số người đó thoát chết. Thì mọi sự trắc ẩn của những vị Phật nghịch hành, về tính chất cuối cùng vẫn là sự cứu độ.
Nếu đứng về giới định huệ trang nghiêm về pháp tướng thì Như Lai đâu có thể mặc áo cư sĩ trưởng giả, mà khi Như Lai mặc áo cư sĩ trưởng giả là giả hóa, tức là lấy cái tướng giả để mà hóa. Như Đức Quán Thế Âm, ngài vì độ chúng sinh mà lập ra tướng ngạ quỷ, đó là thị hiện các hình tướng nghịch hành phi đạo thì hoàn toàn là giả hóa. Nó không hợp với chính pháp của giới định huệ mà ngược lại có một sự chuyển động khổng lồ ở trong giới định huệ đó. Như vậy, đó là bản nguyên của giá trị bảo tạng và hoàn chỉnh được đạo tràng không biên giới.
Đạo tràng biên giới là đạo tràng của hình thể sắc tướng, như đạo tràng của Bia Sơn, đạo tràng của Linh Thứu, đạo tràng của Làng Mai…. Đó là các đạo tràng được thiết lập có hình sắc. Còn đạo tràng không biên giới là đạo tràng tận độ vô cùng không biến đổi của Như Lai và Bồ Tát xứ. Đó là đạo tràng của sự thống khổ đối với các loài và các loài được thiết lập đạo tràng trong sự tận độ đó. Đạo tràng không biên giới thì giá trị xứ sở đạo tràng tận cùng khổ đau của địa ngục, ngạ quỷ, súc sinh đều có đạo tràng; các tầng nhất địa, nhị địa, tam địa, tứ địa, ngũ địa có đạo tràng và các loài hóa được thiết lập đạo tràng trong tính sống ấy là đạo tràng không biên giới của trung tâm vạn năng.
Nếu chúng ta còn bị kẹt trong giới tuyến đạo tràng của biên giới thì chúng ta sẽ không thực hiện hóa thân trong đạo tràng không biên giới để có những địa vị tột cùng trong đạo tràng ấy. Như vậy, chúng ta đừng làm khổ chúng ta mà chúng ta phải dung chứa ánh sáng cực mạnh để thiết lập những đạo tràng của sự hóa thân mà Như Lai đã thực hiện, thì mới tỏ ra được tính đại trượng phu và ứng cúng chánh biến của sự nghiệp thường trụ mà trước kia các vị đại trưởng lão đã ngộ nhập. Còn nếu không thì chúng ta vẫn cứ lầng quầng trong thanh văn duyên giác mà thôi.
Tôi nói pháp này thì cũng có những vị đủ nội lực năng lực và trí huệ để nghe, cũng có những vị mường tượng chưa rõ, thấy nó còn xa xôi, nhưng thật ra nó rất gần đối với chánh mệnh hóa thân sự nghiệp đạo tràng không biên giới của trung tâm vạn năng đối với vạn pháp, vạn hữu hữu hình.
Như vậy xuất gia và tại gia đều có thể làm hòa thượng và Bồ tát được. Bồ tát hay hòa thượng tại gia hoặc xuất gia là sự tôn vinh giá trị nhận chân của các thành viên và các sự giác ngộ chung trong con đường tu chính ấy. Có những vị xuất gia mà còn kẹt trong tam giới, lại có những vị ở tại gia mà ra khỏi tam giới. Như Đức Duy Ma Cật Ngài ở tại gia mà đã ra khỏi tam giới rồi, và cũng có những Sa di -Tỳ Khưu- Tỳ Khưu Ni chuyên nghiệp tu học trong đạo tràng của giới tướng, pháp tướng chịu những phép giới định huệ nhưng vẫn còn nằm trong tam giới. Vậy chúng ta lấy xứ sở nào, nền tảng nào và giá trị nào để thiết lập cho tính nhất định đó. Như vậy xuất nhập hóa đều có thể hình thành sự nghiệp công luật chính vị, xuất nhập hóa đều có thể thực hiện công trình bồ tát đạo và xuất nhập hóa đều có thể hóa thân và thực hiện được công luật đại hóa. Như vậy các tướng pháp ấy chẳng qua là mượn mà thôi. Tùy theo cái muốn, cái thích về phương tiện nào mà thấy rằng an tâm được và thực hiện được công luật đại hóa là ta làm.
Như Đức Phật lúc đầu Ngài đưa ra giới, nhưng về sau Ngài lại bảo không thủ giới gọi là giới cấm thủ nghĩa là sao? Nghĩa này Đức Phật muốn nói khi chúng ta chưa thắng phục được các pháp thì chúng ta phải quyết giữ giới, nhưng khi chúng ta đã thắng phục được các pháp rồi thì chúng ta không nên giữ giới đó nữa. Cũng giống như ta bệnh thì phải uống thuốc, nhưng khi hết bệnh rồi thì không uống thuốc nữa.
Vì chúng ta không hiểu được nghĩa đó nên bị mâu thuẫn, có người còn phạm giới nhưng do chỗ chấp là giới cấm thủ thì lại tiếp tục sai phạm. Cũng có người không còn sai phạm gì mà lại cứ tiếp tục giữ giới mãi, đó là những điều trái ngược. Cũng như người còn bệnh mà tự cho là hết bệnh và không uống thuốc nữa, còn người đã hết bệnh rồi mà cứ vẫn tiếp tục uống thuốc mãi. Thì hai loại người này đều phải chết cả, vì còn bệnh mà không chịu uống thuốc cũng chết, và đã hết bệnh rồi mà lại thủ thuốc uống mãi cũng chết. Như vậy chúng ta tu học phải có trí huệ để biết rõ cái nào không còn khiến ta được nữa thì ta không nhớ nữa. Những thứ ta đã làm chủ được nó, không còn nhiễm nó và nó không khiến ta được nữa thì ta không có gì phải lo sợ nó. Và ta tự biết những thứ gì nó còn quyến rũ ta và ta chưa thắng nó thì ta phải còn tiếp tục giữ nó.
Chúng sinh và Phật đều có chân tính ánh sáng, đều có giải thoát. Nhưng Chư Phật là đã thành tựu ánh sáng viên mãn còn chúng ta là chưa thành tựu ánh sáng viên mãn. Chư Phật là ánh sáng siêu thể đã ra khỏi tam giới, còn chúng ta cũng có phần ánh sáng siêu thể nhưng chưa ra khỏi tam giới, chỉ khác nhau như vậy thôi. Vì siêu thể đó là bản chất và giá trị mà trung tâm đã cho đủ chúng ta. Nếu không cho đủ thì chúng ta sẽ không kết tinh và trở thành một tác phẩm nhân bản duy ngã đại thể. Như vậy thì con đường chân lý chúng ta đi vững chắc vô cùng và không thể nào biến đổi được điều đó. Nếu chúng ta càng đi lên thì tính hội tụ vững chắc càng lớn hơn và sức mạnh an trụ của chúng ta càng lớn hơn, thì sự giải thoát càng khắp cùng hơn.
Như vậy, chúng ta có nhân bản duy ngã đại thể cũng đồng nghĩa với chúng ta đã có giá trị chính quả nhân mệnh rồi. Đó là cái quả con người, thì đó cũng là nấc thang để chuẩn bị cho những quả vị cao hơn. Vậy cái quả của con người là đã tròn đủ những giá trị tinh hoa mà tổng thể đã ban cho. Như tôi đã nói con đường từ nhân bản duy ngã đại thể đi lên 4 quả Thánh rất gần, còn con đường từ li vi Phật tính lên vi tế Phật tính, tế tế Phật tính rồi mới đến nhân tế Phật tính là trãi qua một giai đoạn dài khủng khiếp có thể tính bằng a tăng kỳ thời gian của ánh sáng.
Như Lai nói khi thành tựu vô thượng chính đẳng giác là thành tựu tính kim cương bất hoại và không còn khiếp sợ thì mới nhìn lại quá khứ đi qua là vô cùng của các sự thống khổ mà không bị khiếp sợ. Còn khi chúng ta chưa thành tựu chân tâm kim cương bất biến thể nếu mà thấy biết được quá khứ kiếp thì chúng ta sẽ không chịu nỗi bởi những sự thống khổ đầy khủng bố của những quá khứ kiếp đó, nó sẽ dồn về và tạo thành lực khủng bố chúng ta, thì nhất định chúng ta sẽ không chịu nỗi. Vậy, khi chúng ta chưa thành tựu kim cương chân tâm bởi các hoặc lậu che khuất nên không thể thấy được vô lượng kiếp thì đó cũng là mang tính khoa học và đó cũng là điều tốt mà thôi. Như ngay trong một kiếp này thôi, nếu chúng ta nhớ lại quá khứ đi qua đầy thống khổ, bị tù đày, đánh đập, tra tấn thì cũng khủng khiếp lắm rồi, huống hồ chi trùng trùng kiếp quá nhiều thống khổ mà chúng ta nhớ lại được thì sự khủng khiếp đó càng lớn hơn gấp tỉ lần.
Nếu chúng ta không trãi qua giai đoạn tiến hóa của vô lượng kiếp đó mà có nhân bản đại thể hôm nay thì có được không? Không thể được! Không được thì tất nhiên chúng ta phải đi qua rất nhiều những thăng trầm trong những kiếp số đó. Nếu chúng ta biết được những hoàn cảnh của những quá khứ đó, sự đau khổ nhiều hơn cái vui thì có lẽ chúng ta cũng không thể tiếp tục tu được nữa. Nếu chúng ta chưa thành tựu tính kim cương bất hoại mà thấy được thì sự biến đổi của tâm thức chúng ta trở thành đảo lộn hoàn toàn, thì đó cũng là định luật.
Nên đức Phật nói rằng: Chúng sinh chưa thành tựu kim cương bất hoại mà thấy được sinh tử minh của dòng nghiệp chính nó đã trãi qua thì có lẽ là nó sẽ bị tan biến và không bao giờ kết cứng được nữa. Vì những sự đau khổ của địa ngục quá khứ đó sẽ dồn dập liên tục đến cho nó, thì không khác nào chính nó đã có địa ngục trong hiện tại. Nó đã bị người ta lấy, người ta giết tất cả đều trở về trong tâm thức thì làm sao chịu nỗi. Nên đức Như Lai nói rằng: Lên tới nhân bản đại thể mà thấy được các kiếp đi qua, nếu các kiếp càng lâu xa thì kiếp ấy càng đau khổ vì các kiếp ấy thuộc về cấp thấp, cho nên tính đau khổ cao hơn kiếp chúng ta. Nếu thấy được sinh tử minh của các kiếp ấy thì chúng ta liền mất luôn kiếp hiện tại. Vậy khi thành tựu Như Lai thể chứng đạt được kim cương bất hoại và thành tựu chân tính viên mãn kiến suốt sinh tử minh thì tự thấy được quá trình cường độ về sức mạnh của chúng ta là quá lớn mới có ngày hôm nay. Chính thấy biết được mà liền ra sức độ tận chúng sinh, vì Ngài đã thấy được sự thống khổ trên con đường Ngài đã đi qua trong 4 loài hằng hà sa số kiếp, thì nhiệm Phật và tình thương ấy vô cùng mới độ tận được chúng sinh.
Đức Phật không khiếp sợ mà lại phát sinh lòng thương yêu vô cùng, chính vì Ngài đã thành tựu sinh tử minh, kiến tính sinh tử minh, thấy được dòng nghiệp của mình trãi qua, từ đó mà thương chúng sinh vô tận. Vì điều đó nó đã trở thành điều thiêng liêng nhất đối với Như Lai rồi. Như vậy chúng ta có thể đưa một phép biện chứng về giá trị người cùng khổ tương khổ; như trong đời sống của một con người khi sinh ra trong đời là họ có ngay nhà lầu, xe hơi, có vợ đẹp và chưa bao giờ biết khổ thì người đó sẽ không biết thương người khổ, nếu có thì tỉ số đó rất ít không đáng kể. Như vậy thì đa số là những người đã trãi qua bao nhiêu cuộc biển dâu khi thành tựu được sự nghiệp thì họ mới biết thương những người cùng khổ. Thường những người biết thương người là những người đã trãi qua rất nhiều đau khổ mới biết thương người đau khổ, đó là tính tâm lý chung, tỉ số đó rất cao.
TỰ TÍNH NIẾT BÀN VÀ TÍNH BẤT DIỆT HÓA NIẾT BÀN
Bài học hôm nay là tự tính niết bàn và tính bất diệt hóa niết bàn. Niết bàn ở đây nó không thuộc về ở một vùng miền nào, hoặc là ở một trung tâm thái dương hệ nào nhất định.
Đối với niết bàn thì chúng ta không thể phủ nhận được. Vì niết bàn là tính vững chãi nhất của giá trị Như Lai. Đối với tính chất thượng thừa của Như Lai tạng thì không thể loại giá trị nhập niết bàn và thành lập giá trị sự nghiệp niết bàn đối với mười hiệu của Như Lai.
Tự tính niết bàn và tính bất diệt hóa niết bàn , thì niết bàn không còn là một đơn vị, một chi thể, hoặc một đại thể, hoặc là một trung tâm của thái dương hệ, hoặc trung tâm của thiên hà, ngân hà…. Mà niết bàn là tự tính niết bàn và tính bất diệt hóa niết bàn.
Như thế nào là tính niết bàn? Tính niết bàn là lõi của tổng thể tinh hoa hóa, tức tinh ròng về tinh hoa hóa của sự kết tinh tuyệt đối trong bản địa của kim cương tính. Nghĩa của bản địa ở đây không phải là địa đại mà là gốc của giá trị thuộc về tính lập địa.
Để chứng minh về niết bàn tự tính, thì chúng ta phải chứng minh được rằng: Tính bất diệt hóa niết bàn, tức bản chất của giá trị chân tính luôn luôn là bất diệt. Cho nên mới có tính ánh sáng tự chiếu vô biên và thể hoành tác sinh diệt tương tục vô tận. Thì tính bảo chứng về giá trị niết bàn đã có trong tính bất diệt rồi. Tức là cái bản chất về nguyên lý của tính bất diệt ấy đã có rồi thì mới thành lập được niết bàn . Còn nếu bản chất của chân tính mà bị biến đổi thì không thể thành lập được niết bàn.
Từ lâu nhân loại hiểu biết về niết bàn một cách trừu tượng mênh mông, là niết bàn ở bên kia, hoặc bên này, hoặc là ở trong vô tận, ở trong vô biên, hoặc là ở trong một trung tâm nào đó, thì hoàn toàn chúng ta đã rơi vào chỗ không có thực tướng của niết bàn.
Vậy, tự tính niết bàn là lõi của tinh hoa đã được kết tinh ròng tính; giống như tất cả những tổng hóa của hóa học đã kết tinh được giá trị tinh hoa tột đỉnh để hóa ra vàng, hóa ra kim cương và hóa ra ngọc. Như vậy, nó hóa ra ngọc là bản chất của chân tính hóa ra, là tổng thể tinh hoa hóa ra ngọc. Vậy một khi đã thành lập được ngọc, thì bản chất của chân tính bất diệt đã cho nó ngọc và nó được thành viên ngọc, thì chính viên ngọc ấy là tự tính niết bàn. Thế thì niết bàn nó không còn giới hạn trong không gian và thời gian nữa mà nó thuộc về chân tính. Vậy chúng ta có thể nêu lên giá trị tính tự chiếu ánh sáng vô biên, thì giá trị niết bàn cũng không có biên giới. Mà không biên giới tức là vô cùng. Vậy thì niết bàn là khắp cùng và quyền biến của giá trị thành lập. Mà đã thành lập được giá trị chân tính niết bàn, thì sự hội nhập niết bàn ở khắp cùng cả tam thiên đại thiên thế giới đều được cả. Vì vậy đối với Như Lai là không bị ngại và Như Lai đến trong tam giới mà niết bàn không bị biến đổi. Đó là kinh tự chứng niết bàn.
Định nghĩa về niết bàn: chữ bàn ở đây không phải là chỗ để ngồi, cũng không phải là chỗ để bàn luận. Mà chữ niết bàn ở đây là một phạm trù của chân lời, của ngôn ngữ mà Như Lai tạm dùng. Đây là một cụm từ đặc biệt mang tính bí sô để chỉ cho tính bất diệt.
Đối với chúng sinh thường thì lại chấp niết bàn là một đỉnh cao nhất, đẹp nhất và tuyệt vời nhất; rồi lại thiết lập niết bàn hoàn toàn bằng hình tướng, thì những điều đó không thuộc về chính pháp. Vậy niết bàn là thuộc về chân tính, nếu thiết lập niết bàn ngoài chân tính, thì đó là tà đạo.
Tại sao gọi là tính bất diệt thành lập niết bàn? Vì vũ trụ của đấng Thống Hóa, vũ trụ của chúng ta, vũ trụ của muôn loài, hay là vũ trụ của sự nghiệp Công Luật vĩnh hằng đã có chân tính bất diệt nên mới hóa và thành lập được niết bàn.
Minh triết đã chứng minh được niết bàn hoàn toàn có thực; vậy một khi Như Lai lập thể hóa và thành lập sự nghiệp hóa đi đến hoàn mãn sự nghiệp hóa, thì Ngài gọi là nhập niết bàn. Thì nhập niết bàn nghĩa là gì?
Nhập niết bàn là vì vũ trụ có chân tính để nhập và nhập nơi chân tính trung tâm mà không biến đổi, thì giá trị đó gọi là nhập niết bàn. Thứ hai nhập là mọi phóng xác ánh sáng vô cùng tận trong đời sống của quyền biến mà Ngài đã trở về chân tính yên lặng mà không bị biến đổi chân tính ấy, gọi là nhập niết bàn tự tính và nhập niết bàn chân tính vũ trụ. Đó là hai thể nhập mà gọi là nhập vô cùng và không biến đổi của sự nhập vô cùng và không bị giới hạn trong sự hóa của vô cùng.
Như vậy, nhập niết bàn ở đây chẳng qua là gạch nối của giá trị hóa, giữa đơn vị hóa và thành lập các vô lượng hóa, rồi hóa cho trọn vẹn cái viên mãn để trở về cái lõi của hóa, đó là nhập niết bàn.
Bậc nào có nhập niết bàn?
Trong 4 quả thánh từ nhất thánh đến tam thánh thì 3 quả thánh đó còn biến đổi, nên không thể xác định giá trị nhập niết bàn; vì họ còn phải tiếp tục nhập lưu và công trạng hóa trong tam giới. Nên đơn vị đầu tiên của lập niết bàn là đơn vị tứ thánh, tức là A La Hán thánh trở lên. Gồm có A La Hán, Bích Chi, Đại Bồ Tát và Như Lai vô thượng thể. Đó là 4 hệ thống của giá trị lập niết bàn; thì đều xác định phạm trù của kinh niết bàn , thì đây là thành lập được hạt tâm niết bàn, thành tựu chân tính niết bàn và nhập niết bàn.
Đối với 3 quả thánh kia không có niết bàn, vì đơn vị niết bàn giá trị tinh hoa còn bị biến đổi theo quá trình chuyển động trong công trình nhập lưu; nếu không thăng hoa thì dừng lại đó, còn nếu thăng hoa thì kết tinh ròng tính của niết bàn về chân tính.
Như vậy, trong lục đạo tự tính niết bàn và giá trị hóa niết bàn có, nhưng hoàn toàn chưa thành lập được giá trị thành phẩm niết bàn.
Căn cứ ở đâu để biết được có tự tính niết bàn? Căn cứ vào chân tính bất diệt của vũ trụ là bản lai của tự tính niết bàn. Có thể nói lý tính vô cùng bất diệt ấy là bản chất của niết bàn tự tính.
Nếu ta cho rằng niết bàn là chỉ có ở cung Đâu Xuất, hoặc ở La Thiên, Quảng Quả Thiên v.v…hoặc niết bàn chỉ có ở nhiều thế giới quan nào đó. Thì quan niệm niết bàn đó thật là mông lung vô lý và không có tính minh triết của giá trị kinh điển đại thừa, mà đối với Như Lai muốn nói với đại Bồ tát và đại thánh chúng.
Như vậy, trước đây không làm sáng tỏ được về niết bàn, nên đại thừa kinh điển đã bị sụp đổ ngay chỗ là chúng sinh không giác ngộ; nên có đại thừa lại trở thành không có đại thừa.
Hôm nay tôi đã minh chứng kinh niết bàn và làm sáng tỏ vấn đề đại thừa để chúng ta biết rõ nhập niết bàn là nhập về chân tính tự tính và giá trị chân tính bất diệt của hệ thống nhập niết bàn. Như vậy, niết bàn hoàn toàn có thực trong sự nghiệp đạo lộ đối với 10 phương Như Lai. Thì 10 phương Như Lai là thực tướng của niết bàn, 10 phương chư đại Bồ Tát là thực tướng của niết bàn, 10 phương Bích Chi kết tinh kim cương ròng tính là thực tướng của niết bàn, tinh ròng tinh hoa bất biến thể của A La Hán là thực tướng của niết bàn.
Như vậy, giá trị thành lập của niết bàn đã trở thành những cơ bản vững chắc trong đời sống của sự nghiệp Thống Hóa; đối với vũ trụ quan và đại thể duy ngã; và đối với đại thể duy ngã có liên quan trực tiếp đối với đời sống của vũ trụ quan và vũ trụ quan có tính bất diệt lập niết bàn.
Như vậy, kinh niết bàn đã trở thành một hoàng chương của kim kinh, tức là vua của kinh điển trong giá trị lập kim tính. Niết bàn là bản địa mà không có biên giới đối với chân tính. Như Lai đã đạt được niết bàn một cách vô cùng tối thắng. Thì tất cả những giá trị tuyệt vời của niết bàn mà Như Lai muốn nói thì Như Lai gần như giới thiệu một công trình vĩ đại nhất của vũ trụ đối với duy ngã đại thể và khát vọng duy nhất của Như Lai là muốn duy ngã đại thể chiếm địa vị niết bàn của tứ thánh, Bích Chi, Đại Bồ Tát và của Như Lai vô thượng thể. Tức là sự viên mãn về giá trị vô dư niết bàn là không còn một chút gì để thêm được nữa, thời gian và không gian vô tận cũng không bao giờ lấy bớt đi một chút trong giá trị hóa về giá trị chân tính bất diệt ấy.
27/5nhuần/Kỷ Sửu
PHÁP TỰ TÍNH
Ngài hỏi: Pháp gì là pháp tự tính và pháp gì là không thuộc về tự tính?
Ngài bảo ông Chơn Trung Đạo Luật trả lời
Ông Chơn Trung Đạo Luật: Thưa Cha, pháp tự tính là trở về với trung tâm hội tụ.
Ngài bảo ông Chơn Luân Thương Bang trả lời
Ông Chơn Luân Thương Bang: Thưa Cha, pháp tự tính là những pháp thuộc về ánh sáng vũ trụ quan, và tất cả vạn pháp đều có pháp tự tính ánh sáng để mà sinh diệt tương tục vô tận. Còn những pháp bất tự tính thuộc về ý niệm tư tưởng của sự lầm lẫn. Như vậy, pháp tự tính là thuộc về cái biết chân chính của duy ngã đại thể để trở về với giá trị hội tụ để làm chủ tất cả vạn pháp.
Ngài bảo ông Chơn Minh Ứng Hội trả lời
Ông Chơn Minh Ứng Hội: Thưa Cha, pháp tự tính là các pháp được quy tôn về trung tâm, và trung tâm làm chủ và điều ngự được các pháp, đó là phần duy thượng. Còn duy tâm hạ thì pháp tự tính là con người làm chủ được vạn pháp và không để cho các pháp rối loạn. Còn pháp bất tự tính là do ý thức phân biệt lầm lẫn nên vạn pháp bị rối loạn và mất chủ thể, không thuộc về pháp tự tính.
Ngài bảo ông Chơn Quốc Chính Thống trả lời
Ông Chơn Quốc Chính Thống: Thưa Cha, đây là một đề tài có tính chất then chốt và quyết định cho sự tiến hóa của duy ngã trung tâm. Vì nhân ở mặt bằng của trung tâm duy ngã vạn pháp mà nói pháp tự tính. Như vậy, đứng về mặt thượng tầng thì hoàn toàn là tự tính. Bởi vì chân tính là tính ánh sáng soi chiếu vô biên, bất đoạn sát na trong hệ thống tam thiên đại thiên thế giới. Vậy về thượng tầng đại diện cho giá trị pháp tự tính chính thống đó là trung tâm vạn năng, và gần gủi nhất của chúng ta là âm dương vạn tỏa, hoàn toàn là vô lệch và bất đoạn nên mới hình thành ra vũ trụ và tất cả vạn pháp được tồn tại đến ngày nay. Nếu không phải là tự tính thì tất nhiên nó đã phân biến và triệt tiêu rồi. Như vậy định nghĩa về pháp tự tính, đó là các pháp chính thống để đưa muôn loài vạn vật trở về cái nguồn của nó. Đó là chủ tính của tính chính thống các pháp. Và không khác hơn đó là tính ánh sáng mà khoa học ngày hôm nay người ta đã rờ mó được giá trị của pháp tự tính. Mặc dù nó đi đến một giá trị của tầng cao, của tính chất siêu việt hơn nữa.
Ngược lại, đối trọng lại với pháp tự tính đó là các pháp bất tự tính. Sau khi hình thành nhân bản đại thể thì tính và thể đã được tròn đủ và hợp nhất thì bắt đầu con người có sự độc lập của sự sống một cách rất tròn đủ nên mới sinh ra các pháp bất tự tính. Có nghĩa là đi ngược lại các pháp chính thống. Nên trong xã hội và trong thế giới tinh cầu mới xảy ra các pháp khổ đọa, đó là hệ quả của sự đi ngược lại các pháp tự tính. Như vậy các pháp bất tự tính cụ thể là những sự hiểu sai biệt về ý niệm và đi ngược lại quy trình tiến hóa hướng thượng, là chúng ta chỉ quay ra vòng ngoài. Thật oan uổng thay khi cái hạt mà lại lấy vỏ, lấy cơm làm cứu cánh. Đó là các pháp bất tự tính. Như vậy nếu chúng ta thuận theo ánh sáng chân tính chuyển động thì chúng ta sẽ thực hiện tất cả các pháp tự tính và hoàn toàn chúng ta sẽ trở về với không gian vô tận và trở về các ngôi sao kinh điển một cách rất cụ thể. Còn ngược lại thì chúng ta sẽ bị phân biến và tự quyết định lấy cuộc sống chúng ta bằng con đường các pháp bất tự tính thì tất nhiên là sẽ bị khổ đọa và trầm luân.
Ngài bảo ông Chơn Ngọc Biện Hộ trả lời
Ông Chơn Ngọc Biện Hộ: Thưa Cha, để thấy được các pháp tự tính thì chúng ta phải liên hệ lại những bài học mà Cha đã dạy trước đây chẳng hạn: Tính ánh sáng tự chiếu vô biên và thể hoành tác sinh diệt tương tục vô tận; hoặc: Hạt tâm lý tính tính ánh sáng điều ngự não bộ thần kinh quỹ tích hoạt động có mục đích. Như vậy, pháp tự tính là tính ánh sáng bất đoạn sát na, tính ánh sáng ấy thường chiếu và vô biên không có phân biệt, không có đúng sai, không có đen trắng, không có chánh tà, không có thủy chung, không có tất cả moi sự pha lẫn của sự đối đãi ý thức trong đó. Đó là pháp tự tính. Pháp tự tính không bị giới hạn đối với tất cả mọi hình thể lập thể của nhị nguyên. Thí dụ: không giới hạn bởi 6 căn của nhân bản duy ngã đại thể; tức là tính thấy không giới hạn của mắt, tính nghe không giới hạn của tai, tính ngữi không giới hạn của mũi v.v… Thì pháp đó là pháp tự tính. Như vậy pháp tự tính hằng có trong vũ trụ đó là trung tâm vạn năng, thống thức chân quang và âm dương vạn tỏa. Pháp tự tính hằng có trong nhân bản duy ngã đại thể, đó là tính ánh sáng của hạt tâm lý tính bất đoạn sát na. Dẫu cho có bị thoái hóa, dẫu cho có bị thăng trầm nhưng hạt tâm lý tính ấy hoàn toàn tuyệt đối duy nhất không mất. Đó là pháp tự tính.
Nói về pháp bất tự tính là các pháp phân biến bởi do ý thức đối đãi phân biệt, chia cách giữa đúng và sai, phải và trái, đen và trắng, chánh và tà, Phật và ma v.v… Mà làm sai biệt đi giá trị của Tâm Vật Hội Tụ Kinh. Tức là trung tâm tâm vật hội tụ kinh đã mất ngay trong chỗ đối đãi đó. Như vậy pháp tự tính là trung tâm Tâm Vật Hội Tụ Kinh, là tính bát nhã. Là tính của trung tâm vạn năng – là tính của ánh sáng trường lưu mãi mãi trong vũ trụ không bao giờ tắt đoạn một sát na nào ở trong pháp tự tính đó.
Như vậy, xác định trung tâm Tâm Vật Hội Tụ Kinh là pháp tự tính. Vì trung tâm Tâm Vật Hội Tụ Kinh có thể hóa Duy Ngã Vạn Pháp Kinh và làm chủ tất cả vạn pháp trên thế giới này.
Ngày dạy: Mỗi vị đã đưa ra được những ý hay. Vậy thì đây là hội nhập kinh lưu, hội nhập kinh điển, hội nhập kinh triết, và ròng tính về kinh triết để được chuyển động trong tri thức ánh sáng của pháp tự tính biện chứng về nhân bản đại thể.
Ngài bảo ông Chơn Thăng Ấn Chuyển trình bày.
Ông Chơn Thăng Ấn Chuyển: Thưa Cha, pháp tự tính là thuộc tính ánh sáng tổng tinh hoa vũ trụ đã ban cho vạn thể vạn loại, bất đoạn và có tính trong suốt như pha lê lưu ly, và bất di dịch, đó là tính thường trụ ánh sáng trong vạn loại. Vậy các pháp thuộc về tụ tính, đại diện trong đại thể nhân bản là ý thức, là chân tâm đại diện cho tính ánh sáng. Còn các pháp không thuộc về tự tính trong nhân bản đại thể là vọng tâm, là tà tâm, là các pháp đi ngược lại tính ánh sáng của trung tâm vũ trụ.
Ngài dạy: Căn cứ trên bài học thì vừa rồi chúng con đã trả lời ở những khía cạnh khác nhau, nhưng chung quy đó là pháp tự tính. Bởi vì không có ngôn từ nào để nói nữa, nên tạm mượn nói pháp tự tính. Vì dùng ngôn từ mà nói pháp tự tính thì nó quá giới hạn, nhưng cũng phải ráng mà nói. Vì thực ra pháp tự tính là pháp không thể nói được vì nó hoàn toàn thực và không có một chút hư dối nào trong đó thì chúng ta lấy gì mà nói, làm sao nói được? Vì đã nói là còn có hư hối và nói để tìm ra sự thực. Tức một là nói để tìm ra sự thực, hai là nói để chối bỏ. Như vậy, nói là để khai thác, nói là để tìm về; nói là để khai thị, nói là để ngộ nhập và nói để xác định về thực tướng của giá trị pháp tự tính.
Như vậy, pháp tự tính là pháp không bị biến đổi theo thời gian không gian và tính ánh sáng viên mãn. Vậy xác định pháp tự tính là thực tướng, còn pháp bất tự tính là pháp không thuộc về thực tướng.
Pháp bất tự tính là các pháp sinh diệt, biến đổi, thuộc về vọng tâm chạy theo cái sinh diệt vô thường và bị trôi nỗi trong các dòng nghiệp của sinh diệt tương tục vô tận đó mà tâm thức cứ mãi phóng theo sinh diệt đó, thì không bao giờ có kiến tính.
Như vậy, các pháp bất tự tính là các pháp bị tan biến theo thời gian và không gian, và hoàn toàn bị thay đổi theo định luật thành trụ hoại không, sinh trụ dị diệt và sinh lão bệnh tử thì các pháp ấy không thuộc về tự tính.
Vậy chúng ta mượn phương tiện của mặt bằng hóa để trở về pháp tự tính và khi trở về pháp tự tính rồi thì hoàn toàn tất cả phương tiện ấy không quan trọng nữa. Vì chúng ta đã trở về chân tâm là tròn đủ các pháp mà không còn thiếu gì nữa. Nên đức Như Lai nói: Khi ta trở về tứ quả Thánh thì ta trở nên pháp tự tính bất diệt, thì các hệ thống lập thể nó sinh diệt tương tục vô tận thì mặc nó vì nó không có liên quan gì đến ta. Vì trong ta đã có thực tướng của pháp tự tính, thì nhân đó mà ta làm chủ được tất cả các phương tiện giả tướng.
Giả dụ như: Hành tinh này có sụp đi thì ta đi đến hành tinh khác ở, ta đi bằng hạt tâm lý tính của tính ánh sáng tự chiếu vô biên, chứ không phải đi bằng cơ cấu lập thể hữu vi này. Mà cơ cấu lập thể là sự ký gởi. Tức gọi là những giá trị ký gởi về hệ thống lập thể thuộc trọng nghiệp của giá trị hóa. Như vậy hoàn toàn là sự ký gửi, mà ký gửi là không có vĩnh cữu và không làm chủ được. Nhưng các pháp không thuộc về ký gởi là không gửi vào đâu cả, thì các pháp đó là thuộc về thực tướng là pháp tự tính. Vì thực tướng là trở về trung tâm để làm chủ vạn pháp mà không còn ký gửi vào đâu cả. Như một vị Phật đã kiến tính đó là pháp tự tính. Còn người chưa kiến tính được mà hoặc lậu tiếp tục chuyển động và luôn luôn quay cuồng ý thức nghiệp là mất pháp tự tính.
Như vậy, chúng ta phải hiểu pháp tự tính đã có ngay trong đời sống của ngọc, vàng, kim cương. Pháp tự tính là pháp ánh sáng mà không biến đổi của pháp ánh sáng ấy, là đồng nghĩa với chân tâm kim cương, và đồng nghĩa với tính ánh sáng vô cực bất đoạn sát na. Như vậy chúng ta đã chứng minh được pháp tự tính hoàn toàn có trong nhân sinh quan và vũ trụ quan.
Bây giờ chúng ta thấy rằng sau biến cố khủng khiếp của hành tinh này thì tất cả đều quay về khoa học xanh, thì đó là xu hướng tìm về ánh sáng. Và trong tương lai thì nhân loại sẽ khai thác về nguồn năng lượng mặt trời đã chiếu đến cho hành tinh này thì nhân loại có quyền hưởng nó. Tức là mặt trời chiếu ra bao nhiêu thì chúng ta được quyền thừa hưởng ánh sáng đó bấy nhiêu. Như vậy, chúng ta sẽ đưa các hệ thống thiết bị công nghiệp xanh vào, thì chính duy ngã đại thể đã làm ra được tất cả những hệ thống kỳ quan, vì duy ngã là đại diện cho kỳ quan và chính kỳ quan duy ngã là một trong những hệ thống vĩ đại nhất của hệ thống Thống hóa. Như vậy, tất cả những kỳ quan xuất hiện trên trái đất này là do duy ngã đại thể thực hiện. Thì pháp tự tính ánh sáng ấy là hoàn toàn có thực mới thực hiện những công trình ấy. Nhưng tùy theo mức độ của tính ánh sáng lớn hay nhỏ. Nếu trở về một cách viên mãn của tính ánh sáng thì công trình càng lớn hơn và vĩ đại hơn. Như vậy, chúng ta xác định pháp tự tính là pháp chủ thể của giá trị hóa và thực hiện những công trình kỳ quan của tam thiên đại thiên thế giới, kể cả những ngôi sao kinh điển.

0 nhận xét:

Đăng nhận xét

Ví bạn hãy dùng ngôn ngữ lịch sự, tôn trọng lẫn nhau, mỗi người có cấp độ trình độ riêng nên không nên phán xét nếu không thông hiểu. Xin cảm ơn!