STT
TRANG
1. HỆ THỐNG THỐNG HÓA LÀ CHÚA CỦA SỰ THẬT. 11
2. TIẾNG NỔ KHÔNG BIÊN GIỚI 17
3. ĐỜI SỐNG HIỆN THỂ VÀ SIÊU THỂ.. 29
4. SIÊU HÌNH VÀ HỮU HÌNH.. 32
5. QUY LUẬT NGŨ HÀNH.. 34
6. ĐỒ THƯ VÀ QUỸ CỰC.. 36
7. TAM QUYỂN HỢP HÓA LÀ NỀN TẢNG THỰC ĐỊA CỦA HỆ THỐNG LẬP
THỂ ĐA CHIỀU, ĐA CHUYÊN MÔN HÓA.. 39
8. VÔ THỦY VÔ CHUNG VÀ CÓ THỦY CÓ CHUNG.. 49
9. SỰ SỐNG VÀ SỰ CHẾT. 52
10.
TÍNH THỰC DỤNG CỦA NƯỚC.. 57
11.
BẢN CHẤT VÀ GIÁ TRỊ DUY NHẤT CỦA CÔNG LUYỆN
ĐỐI VỚI THỂ ĐẠI HỎA 59
12.
ĐỊA ĐẠI LÀ NÔI THAI TỔNG THỂ CỦA HỆ
THỐNG SINH HỌC VÀ HÓA HỌC 61
13.
TÍNH BIỆN CHỨNG ĐƯỢC ĐẠI DIỆN QUA CÁC CON
SỐ.. 63
14.
GIẢI THÍCH VỀ CON SỐ 0. 64
15.
HỆ THỐNG LẬP THỂ CỦA CHUYỂN THAI VÀ
THÀNH LẬP THAI 66
THAY LỜI TỰA
Đấng Thống Hóa mà chúng ta triết giảng bằng cửu kinh để
làm giá trị mềm mại quyền biến vô cùng có tính khoa học đại ngã, để làm sáng tỏ
cho các giới trí thức, chớ thật ra đấng Thống Hóa ấy vẫn là tuyệt linh mà thôi.
Vì vậy mà chúng ta luôn tôn thờ tuyệt đối và không bao giờ thay đổi sự thờ kính
đó. Và cũng không bao giờ chúng ta nhân cách hóa đấng Trung Tâm Vạn Năng, Oai Âm
Dương Vạn Tỏa và Thống Thức Chân Quang trở thành vật chất hư xám, điều đó là sự
dối gạt. Vật chất hư xám đó là do chân tính ánh sáng tuyệt đối và sự thờ kính
yêu quý tuyệt đối mà ra. Vì sao? Vì tính chất giá trị của sự rung chuyển và
lòng yêu thương vô hạn ấy đã có trong bản nguyên của giá trị Thống Hóa. Chính
từ có bản nguyên của tình yêu vô hạn đó, chúng ta mới biết yêu thương và chúng
ta đã yêu thương thật sự, vì trong chân tính ánh sáng có sự yêu thương tuyệt
đối.
Hôm nay chúng ta học những bộ kinh lớn này nhằm mục đích
để hiện đại hóa về chân lý ánh sáng tổng thể của vũ trụ, nhằm để làm cho nhân
loại trên hành tinh này không còn duy tâm cực đoan, duy vật cực đoan, duy linh
cực đoan nữa, mà tất cả nhân loại đều nằm trong cửu kinh hồng phạm và trong định
luật hội tụ đó. Không tách rời tâm vật, không tách rời mọi giá trị của cửu kinh
hồng phạm mà được tồn tại trong sức mạnh của sự đi lên.
Đối với Thánh kinh thật ra chỉ là những điều răn cấm giữa
cái ác và cái thiện, của cái tốt và cái xấu, của cái trí và cái ngu. Chứ Thánh
kinh không lột xác được tất cả những kết sử, những sai lầm nghiêm trọng đối với
con người ở trên hành tinh này, về sự hiểu biết còn quá nhiều ngăn mé.
Ngày tươi sáng sẽ đến với nhân loại, Công Luật sẽ ra đời
và kho tàng cửu kinh minh triết sẽ ra đời. đó là tất yếu. Bởi một cuộc phá
hoang lập nguyên thì phải có ánh sáng để phá hoang lập nguyên, phải có pháp
tổng trì để dọn sạch những thứ hoang hóa, những thứ cấu trúc mà không có lợi
cho chúng sanh.
Hôm nay sự nghiệp Công Luật cửu kinh minh triết ta hay
như vậy, mà sức người chúng ta lại nhỏ bé quá; tức là lực bất tòng tâm! Nhưng
chúng ta phải thấy rằng: Công án này từ đức Mẹ Quán Thế Âm sáng lập và đấng
Thống Hóa đã thiết lập Âm Dương Bào Tạng, nên mới có địa linh và nhân kiệt,
những chuyện đó đều có thực. Nhưng cái thực đó đến một ngày nào đó cũng sẽ được
mở ra, mà ngày giờ đó rất là thiên cơ.
Như tất cả nhân sĩ trí thức trong đời sống
hiện nay người ta đang ở ngã ba đường, chưa biết phải đi trên con đường nào. Có
người thì đi trên con đường biện chứng duy vật, người thì đi trên con đường tâm
học, người thì đi trên con đường thần học, nhiều kiểu đi mà chưa biết con đường
nào là đúng nhất. Vậy trong tương lai Công Luật chúng ta ra đời có kho tàng cửu
kinh minh triết phổ cập, thì người ta có quyền phân tích, phân biệt và nghiên
cứu. Người ta sẽ thấy rằng con đường Công Luật là con đường tốt nhất, mà tất cả
nhân loại phải đi trên con đường này. Vì tất cả mọi kho tàng trên thế giới,
phương tây có gì, phương đông có gì và minh triết phương đông có gì. Tất cả
những điều đó đã rõ ràng, đã hiện hữu trong đời sống rồi. Lúc bấy giờ Công Luật
chúng ta ra đời cũng sẽ được rõ ràng, không còn dấu diếm gì nữa. Như vậy, tất
cả những nhân sĩ trí thức, tất cả những thành phần học giả đã đi qua trong các
thời đại, người ta sẽ thấy con đường minh triết Công Luật là đúng nhất, là hội
tụ và đủ chất liệu tinh hoa nhất để làm sáng tỏ cho một xã hội loài người phát
triển một cách mạnh mẽ. Như vậy chỉ cócon đường trung đạo Công Luật hóa vạn
pháp, chỉ có con đường Công Bản gốc của sự công bằng, của sự nghiệp
hội tụ, của cửu kinh hồng phạm mới giải quyết được tất cả những ý niệm sai biệt
và lầm lẫn của thế giới đương đại hôm nay.
Hôm nay chúng ta phải hiểu theo tính khoa học của Công
Luật minh triết, chứ không thể hiểu theo kiểu cảm giác trừu tượng mê tín. Mà
chúng ta rút từ sự cấu trúc của những giá trị đó để làm phép biện chứng cho giá
trị kinh quỹ của trục vạn năng đối với âm dương vạn tỏa và tính ánh sáng lập
trình của tính hóa động, động hóa định và trật tự hóa trong phạm trù đó mà ổn
định được nhân sinh và thế gian. Thì chúng ta phải học về vũ trụ và làm theo
định luật của vũ trụ, tức là làm theo chiều thuận của vũ trụ. Vì nếu làm theo
chiều nghịch thì nhất định chúng ta sẽ bị đào thải. Chúng ta làm sai Công Luật,
sai định luật, sai quy luật là chúng ta bị đào thải. Chúng ta đem tư tưởng mê
tín theo tôn giáo một kiểu nào đó mà không rạch ròi, không rõ ràng ở trong con
đường Công Luật minh triết thì chúng ta sẽ bị chết chứ không thể nào sống được,
cho nên thế giới bị mù lòa cũng bởi vì sự phát minh sai lầm và hiểu sai lầm.
Nếu chúng ta hiểu theo Công Luật thì chết vẫn là sung sướng, vì chết là sự
thoát thể của tứ đại, tức là vỡ 4 bức tù tứ đại ra khỏi thời gian để vượt trên
không gian bao la và chúng ta có thể hóa thân trong nhiều hành tinh khác. Còn
nếu sinh để hóa thân và làm lợi ích cho nhân loại thì sinh cũng được vui. Khi
già cũng được vui, bởi vì cái già bên ngoài thì cũng biểu thị được cái già của
tri thức theo thời gian tiến hóa và huân tập kết tinh tinh hoa; Cho nên thân
thể già thì trái chín của quả tâm cũng được già, cũng được vui. Bệnh là những
nguyên tắc biến đổi để chuẩn bị trả tất cả những thứ mượn và hoàn bị sự tạ ơn
để trở về với nguyên thể, thì cũng được vui. Khi hiểu và thông suốt được chân
lý thì chúng ta chấp nhận mọi sự sinh lão bệnh tử để được hóa thân trong vạn
pháp mà không có pháp nào bỏ chúng ta hết.
Chúng ta đến đây và phải ra đi, nhưng cái ra đi không
phải là không để lại, mà để lại một kho tàng kinh điển, cửu kinh minh triết, để
lại hệ thống toàn tài của sự nghiệp hóa pháp giới. Để lại những ấn tích, những
lịch sử, những công trình mà Chúa tôi chúng ta thực hiện, thầy trò chúng ta làm
ra. Để lại tất cả những gì mà nhân nghĩa không ai địch nỗi, đạo đức không ai
đương đầu. Bởi vì không ai ở đây mãi mãi.
Vậy, chúng ta làm con người ở trên thế giới
mượn tạm, thì trước sau chúng ta cũng sẽ đi. Nên chúng ta tu học là để tích
chứa một nguồn lực, một nguồn vốn lớn, một công đức to, để chúng ta có vốn
liếng đó mà ra đi. Vì con người ra đi chỉ mang được cáichánh nghiệp hóa pháp
thân, mang được cái công đức trang nghiêm pháp thân,
mang được cái trí huệ và kho tàng ánh sáng mà
do quá trình chúng ta đã tu học được. Ta chỉ mang được nguồn
ánh sáng đó và ngoài ra không mang một thứ gì khác cả.
Chúng ta mượn thứ gì ở trên thế gian này thì phải trả lại
thứ đó. Thí dụ như chúng ta mượn vợ chồng, mượn con cái, mượn tiền bạc…v.v..thì
cũng phải trả hết cho mặt đất này thôi. Như vậy chúng ta mang đi được những
tinh hoa ánh sáng, công đức trang nghiêm, mang đi cái trí hụê bát nhã, mang đi
cái chính vị hóa pháp thân và mang đi cái công suất lớn để chúng ta phóng vào
quỹ đạo trung tâm mà thôi. Đó là sự thực của chân lý đối với Công Luật mười
phương. Đây không phải là một đức tin mà là một sự thực. Có nghĩa là khi chúng
ta bỏ thân này thì chúng ta sẽ có ánh sáng linh năng, có pháp thân trí huệ, có
chân tính vạn tâm và chúng ta có một đời sống vững chắc hơn là đời sống đang
mang xác thịt.
Nếu bây giờ mà tính đếm về phần mộ của tôi thì không thể
nào tính hết được. Vì tôi đã mượn không biết bao nhiêu thân để đắp lũy, đắp bờ,
làm ruộng, làm kênh, làm mọi thứ để nuôi chư Tăng. Đó không phải là đức tin, mà
đó là nguồn thực ánh sáng của Trung Tâm Vạn Năng đã cho tôi độc lập được ánh
sáng đó và tôi đã giữ được nguồn ánh sáng đó để làm lợi cho vũ trụ Thống Hóa.
Vì vậy nên Ngài càng cho tôi nhiều hơn nữa, để tôi được hóa thân khắp cả các
hành tinh, đó là sự thực!. Tôi được quyền làm như vậy, còn các chư Hiền có được
quyền làm như tôi hay không?. Được làm, được làm như tôi và làm nhiều hơn tôi
cũng được nữa. Nhưng chúng ta có đủ sức và ý chí để làm hay không, có tập hợp
được sức tinh hoa của trí huệ, có công luyện được nội lực không cho tâm thức
mình bị phân tán. Có làm chủ được sáu căn, sáu thức, sáu trần hay không?, có
thu liễm tất cả các pháp đó về một gốc hay không?. Hay là mình không chuyển
được nó, mà để nghiệp nó chuyển mình. Cho nên đức Phật mới nói rằng: “Nếu sa môn
các ông không dùng vạn tâm để chuyển nghiệp thì nghiệp nó sẽ chuyển tâm các
ông”. Cho nên tụ tâm tụ thức là nhằm thu hút tất cả những nguồn năng lượng vào
để chúng ta đủ sức phát triển.
Như vậy thì pháp tự tính bất diệt và pháp tự tính bất
sinh. Các vị có chứng nghiệm được điều đó hay không?
Ta muốn chứng nghiệm rất dễ. Nếu pháp tự tính có sinh
diệt, thì nhân loại cũng không có mặt trên hành tinh này. Nếu pháp tự tính có
sinh diệt thì làm gì có chúng ta được sinh diệt. Vậy vì pháp tự tính bất sinh
diệt, nên mới hóa sinh diệt cho chúng ta được. Đó là nghiệm, nghiệm chỗ tột
cùng của minh triết.
Lời Phụ Nguyên điểm thị
7/8/Canh Dần
SIÊU
CỰC THỐNG LINH QUANG, SIÊU NĂNG VẠN NĂNG HÓA.
Trong hệ thống vũ trụ hoàn toàn không có sự đối đãi của
không và có, chính vì vậy nên có những ngôi lời mang tính triệt để về giá trị
thực tướng. Nên bài học này để chúng ta xác định về giá trị trục của hệ thống
thống linh quang trong hệ thống ngôi lời cao nhất.
Nếu giá trị vô cùng của vũ trụ quan mà bắt đầu từ không
thì hoàn toàn là vô lý. Nên ở đây có cái kỳ diệu về nghĩa lý và tột cùng ngôi
lời của nghĩa lý, là không có đối đãi của ngôi lời về giá trị Thống hóa. Cho
nên ta nói “siêu cực thống linh quang”. Nghĩa của “cực” là có mà nếu ta dùng
chữ “vô cực” thì có của sự vô cùng, chứ không phải không của sự vô cùng. Ở đây
ta dùng chữ “siêu cực” là vượt ra thời gian và không gian và không có đầu mối.
Như vậy “siêu cực thống linh quang, siêu năng vạn năng
hóa” thì ngôi lời này đã dính kết một cách tuyệt đối về hệ thống. Đó là cái tất
yếu của sự nghiệp hóa đối với tổng thể của giá trị chân tính ánh sáng và không
biến đổi về giá trị ánh sáng, thì ngôi lời này đã mang tính là không đối đãi.
Nếu có ý thức đối đãi trong ngôi lời này thì giá trị của siêu cực thống linh
quang sẽ sụp đổ bởi ý thức và ý niệm của chính chúng ta. Còn về tính khách quan
của vũ trụ thì không bao giờ có sự thay đổi và sự sụp đổ nào trong hệ thống
thống linh quang.
Như câu thứ hai là “siêu năng vạn năng hóa” cũng không có
thời gian và không gian, thì nghĩa của hóa ở đây là hóa của tuyệt kỹ, của giá
trị nhất nguyên. Và khi thành lập giá trị hóa thì bắt đầu có các hình tượng thì
con người bắt đầu có sự phân biệt ở đây. Chính từ sự phân biệt giữa không và có
đó mà tạo thành sự xung đột của ý niệm và phát sinh ra nghi ngờ đối với vũ trụ.
Nếu chúng ta giác ngộ về ngôi lời này thì đối với các hoài nghi thuộc về ý
niệm, tư tưởng đối với vũ trụ hoàn toàn chấm dứt.
Khi chấm dứt mọi hoài nghi thì bắt đầu đặt vấn đề về hạt
tâm lý tính tính ánh sáng để hình thành trong giá trị hóa và trở nên những giá
trị hóa vô cùng, tương xứng với giá trị hóa của siêu cực thống linh quang, siêu
năng vạn năng hóa. Như vậy ở đây là mối chốt của sự nghiệp hóa tổng thể và hoàn
toàn không thay đổi giá trị định luật, qui luật và công luật.
Chúng ta phải nắm cho được cái mối chốt của Thống hóa.
Tức siêu cực thống linh quang là chủ thể của thời gian và không gian. Nếu chúng
ta áp đặt siêu cực thống linh quang trong thời gian và không gian thì hoàn toàn
bị sai biệt với giá trị Thống hóa.
Vì trước đây nhân loại không thể giải quyết bằng minh
triết nên mới giải quyết bằng độc thần. Mà độc thần thì trở nên sự phủ nhận của
các năng lực tổng thể và giá trị hóa về vật lý.
Người Công luật mà không giải quyết về vật lý thì sẽ
không thấy được tính vô cùng của công luật. Vì vật lý là cái nền để chúng ta
thấy được sự nghiệp hóa của tổng thể. Như vậy siêu cực thống linh quang thì
chúng ta thấy là siêu năng vạn năng hóa. Nếu ở đây ta dùng chữ linh năng là sự
tột cùng của các năng lượng và chủ thể của các năng lượng. Và từ linh năng ấy
mà chúng ta mới có một giá trị đại thể duy ngã tâm linh. Đại thể duy ngã tâm
linh có là nhân linh năng mà có. Cho nên ta nói tâm linh đại thể duy ngã có
nguồn gốc của tổng thể giá trị hóa đối với siêu cực thống linh quang và siêu
năng vạn năng hóa.
Bây giờ các con bắt đầu luận chỗ siêu cực thống linh
quang, siêu năng vạn năng hóa. Đây là giá trị thực tướng và thực tướng của giá
trị hóa, còn tất cả là nhân ở giá trị thực tướng hóa mà được hóa. Thì chúng ta
thấy trục của hệ thống Thống hóa là thực tướng của giá trị hóa. Và các giá trị
hóa được nhân thực tướng ấy mà tồn tại.
Ngài bảo ông Chơn Quốc Chính Thống trình bày.
Ông Chơn Quốc Chính Thống: Thưa Cha,
đây là một đề kinh minh triết có tính chất siêu việt, mang tính Thống nhất của hệ
thống Thống hóa vạn năng. Qua ngôi lời minh triết siêu việt này, Cha đã dẫn
chúng con đến một tầng cao tuyệt đỉnh về chủ tính, chủ thể của vũ trụ. Nếu chủ
thể của vũ trụ mà không có tính siêu cực thì không thể nào tồn tại một vũ trụ
vô cùng vĩ đại như thế này.
Về tầng cao của khoa học biện chứng, người ta
cũng thấy rằng vũ trụ đã tồn tại một trung tâm vạn năng. Và đến thời đại này
thì ánh sáng của cửu kinh minh triết mới khai thị cho nhân loại thấy vũ trụ là
một thể thống nhất. Như vậy chủ tính là siêu cực thống linh quang, là có hệ
thống của chủ tính, chủ thể. Hoàn toàn được thể hiện qua đề kinh Trung tâm vạn
năng chiếu Phật quang và Phật quang bất đoạn trung tâm quyền năng hóa. Nếu mà
không có chủ thể thì làm sao có Phật quang. Thì điều này đã chứng minh rằng vũ
trụ siêu nhiên vẫn có chủ thể và chủ thể được hiệp thông cùng tất cả các đấng
thế vì. Nếu mà không có Phật quang thì sẽ không có những ngôi lời thực tướng có
tính chất quyết định trong giá trị minh triết, minh định, minh giải, và tất cả
đều thống nhất trong hệ thống và ngôi lời của siêu cực thống linh quang.
Ngài dạy: Nếu đứng trên tinh thần của siêu cực thống linh
quang, siêu năng vạn năng hóa mà không có hệ thống thì làm sao có Phật, làm sao
có duy ngã đại thể và tất cả những hiện hữu trong đời sống này? Khi chúng ta
giác ngộ ngôi lời này thì không còn đối đãi của không và có nữa. Mà phải biết
đây là cái có của sự vô cùng và dẫn đến cái có của hệ thống lập thể. Vậy cái có
của hệ thống lập thể cuối cùng phải trở về cái có bất biến thể của giá trị vô
cùng đó.
Nếu chúng ta còn chấp không và nói không với chân lý thì
hoàn toàn vô lý. Mà cái không của nhà Phật là không nhiễm trước các pháp, hoặc
là không sa đọa vào tam đồ, thì chữ không này còn có lý.
Nếu chúng ta đứng về khách quan mà quan niệm nhân sinh
quan và vũ trụ quan là cái không, thì không có lý.
Như vậy cái có và không ở đây ta thấy rằng: cái “có” là
hoàn toàn đứng trên thực tướng; Cái “không” là hoàn toàn đứng trên cái không
thực tướng.
Thế thì người Công luật là đứng trên cái có thực tướng là
chính, còn cái có mà không thực tướng là thuộc về mượn, là phương tiện, là cái
có của sự sinh diệt.
Như vậy chúng ta đặt ngôi lời của siêu cực thống linh
quang và siêu năng vạn năng hóa là cái có của thực tướng, và hoàn toàn không có
cái không ở đây. Nghĩa là trong vũ trụ hoàn toàn không có cái không. Thì đối
với vũ trụ chỉ còn là cái có mà thôi thì chúng ta phải xác định về cái có đó.
Chúng ta muốn được cái có thực tướng đó thì chúng ta phải
bắt đầu từ những cái không hợp lý. Tức là không nhiễm trước các pháp, không
đoạn kiến, không nghi ngờ, không dong ruỗi, không phá giới, không chà đạp lên
giá trị thực tướng của Thống hóa, không phản bội đối với vũ trụ quan và nhân
sinh quan, và không đi ngược lại những giá trị định luật, quy luật, Công luật
thì không đó sẽ trở thành có lý.
Như các đức Như Lai đã thành tựu ngôi tối thượng chính
đẳng chính giác. Rồi lại đi mượn hàng trăm ngàn hình thể để cứu độ chúng sinh
thì phương tiện đó cũng không có thực tướng. Mà thực tướng vẫn ở tại hệ thống
ánh sáng cửu kinh minh triết. Còn hệ thống lập thể là cái mượn để mà hóa giá
trị vô cùng của siêu cực thống linh quang và siêu năng vạn năng hóa. Tức là Như
Lai mượn để thực hiện đến chỗ vô cùng của trung tâm vạn năng chiếu Phật quang
và Phật quang bất đoạn trung tâm quyền năng hóa. Là chỗ tột cùng của thực tướng
đời đời không biến đổi.
Ngài bảo ông Chơn Hoàng Quang Quân trình bày.
Ông Chơn Hoàng Quang Quân: Thưa Cha,
minh triết cửu kinh đã xác định kinh trục luôn luôn là một hằng số. Chính vì là
hằng số nên luôn luôn không có sự thay đổi và đó là thực tướng. Ở nơi đó không
có hệ quy chiếu nào nhất định ở trung tâm. Bởi vì nếu có một hệ quy chiếu nào
nhất định thì vẫn còn thuộc trong không gian và thời gian. Nhưng đối với trung
tâm Thống hóa thì đã vượt ra khỏi không gian và thời gian thì không có một hệ
quy chiếu nhất định ở đó mà chỉ có giá trị thực tướng không biến đổi mà thôi.
Ngài dạy: Như vậy các dãi siêu của lý học, toán học và
hóa học; và các dãi siêu về khoa học trên không gian và thời gian của sự nghiệp
học thì không ra khỏi hệ thống siêu cực và sức mạnh tổng thể hóa. Vì các hệ
thống siêu được cho ấy cũng từ siêu cực thống linh quang đã cho các dãi siêu
lập trình của hệ thống lập thể ấy. Thì nó là thứ yếu, là con đẻ của hệ thống
tối siêu vũ trụ quan.
Như vậy nơi ấy vì có thực tướng của dãi siêu nên mới cho
các dãi siêu trong lập thể và các dãi siêu của hệ thống lập thể ấy không tách
rời tri thức ánh sáng, hạt tâm lý tính của hệ thống tổng siêu để có những dãi
siêu ấy.
Bây giờ ta đặt ra các dãi siêu lập trình trong hệ thống
lập thể nếu không có siêu cực cho nó, không có thống linh quang cho nó, không
có trung tâm vạn năng cho nó, không có oai âm dương cho nó, không có vận luật
tuần hoàn cho nó, không có duy ngã vạn pháp kinh cho nó, không có siêu sắc năng
hóa sắc năng thì các dãi siêu ấy không thể lập trình được trong hệ thống lập
thể. Như vậy chúng ta lột xác được cơ cấu hệ thống đầu não của thực tướng đối
với hệ thống hóa.
Ngài bảo ông Chơn Thăng Ấn Chuyển xác định ngôi lời này
như thế nào?
Ông Chơn Thăng Ấn Chuyển: Thưa Cha,
siêu cực thống linh quang, siêu năng vạn năng hóa là ngôi lời thực tướng bất
biến của tổng thể vũ trụ quan, là không bị ép uỗn. Vì hiện tại tri thức ánh
sáng, hạt tâm lý tính của nhân loại trong thời kỳ hiện đại đã nhìn nhận được
giá trị thực tướng của vũ trụ một phần nào. Và chỉ có ngôi lời cửu kinh minh
triết là ngôi lời cao nhất trong tất cả các hệ thống ngôi lời. Thì ngôi lời này
có thể đại diện cho tổng thể vũ trụ quan Thống hóa để hóa ra ngôi lời thực
tướng. Và chính nơi giá trị ngôi lời thực tướng này là giá trị tuyệt đối trong
hệ thống ngôi lời của nhân bản đại thể.
Ngài dạy: Như vậy hệ thống duy ngã là mặt bằng của hệ
thống dãi siêu. Đối với siêu hóa trong nhân sinh quan, vũ trụ quan và dãi siêu
được trình bày trong hệ thống hóa để lập trình về hệ thống chuyên môn.
Như vậy nếu lập trình về hệ thống chuyên môn và hệ thống
dãi siêu thì mặt bằng của hệ thống duy ngã là chủ thể của giá trị hóa. Và mặt
bằng hệ thống duy ngã tổng thể không tách rời hệ thống siêu cực thống linh
quang, siêu năng vạn năng hóa.
Ở đây chúng ta đã giải mã được Thượng đế bằng khoa học
đại ngã. Tức là các năng lượng, năng lực đặc biệt đều được linh chiếu, hoàn
chiếu trong giá trị hóa và không tách giá trị linh năng của giá trị hóa để có
được các năng lượng và năng lực đặc biệt ấy. Như vậy hệ thống dãi siêu là mặt
bằng của giá trị chuyên môn ở trong hệ thống duy ngã đại thể. Thì duy ngã đại
thể có hàng trăm ngàn hạt hóa trong giá trị hóa và hình thành trong giá trị hạt
tâm lý tính, tính ánh sáng vô biên của hệ thống Thống hóa và tính ánh sáng là
hệ thống chuyên môn. Như vậy, hệ thống chuyên môn không tách rời hệ thống ánh
sáng, vì tất cả đều là ánh sáng cả.
Như chúng ta đã biết chủ thể của vật lý là ánh sáng, vì
vậy lý không thể tách rời ánh sáng của hệ thống tối thượng để có quỹ đạo chuyển
động và hình thành hệ thống lập thể.
Thì ở đây chúng ta không bao giờ nhận cái không của sự vô
lý mà chỉ nhận cái không của sự hợp lý. Đó là không sa đọa, không nhiễm trước,
không biến đổi… Như vậy cái không của cái không hoàn toàn là vô lý, thì chúng
ta không áp dụng trong hệ thống cửu kinh. Mà cái có của hữu lý, của tuyệt lý,
cái có của cái có căn bản của hệ thống cửu kinh thì cái có đó là hợp lý. Thì
chúng ta lấy cái có hợp lý làm kim chỉ nam cho con đường trở về trung tâm.
Ngài bảo ông Chơn Ngọc Biện Hộ trình bày.
Ông Chơn Ngọc Biện Hộ: Thưa Cha, hai
câu siêu cực thống linh quang, siêu năng vạn năng hóa là ngôi lời cao nhất để
giải bày thực tướng của vũ trụ quan và nhân sinh quan. Đây là nói lên tính
thống nhất của ba kinh trục và từ ba kinh chủ đó hóa tất cả vạn pháp trong tam
thiên, đại thiên thế giới.
Khi nghe đến đề kinh này thì chúng con liền
thấy được tính vô cùng và vô cùng vĩ đại của chân tính Thống hóa. Siêu cực ở
đây là không còn đối đãi của có và không. Vì siêu cực là nói lên cái có vô cùng
không biên giới của chân tính Thống hóa tổng hàm hoa và thống linh năng là nói
đến hệ thống năng lượng tối thượng, có thể nói là chúa của tất cả mọi năng
lượng. Và siêu sắc năng âm cùng siêu sắc năng dương đã thống nhất trong chỗ
thống linh năng này. Từ đó mới hóa ra tất cả mọi năng lượng khác trong đời sống
của ngân hà, thiên hà và thái dương hệ cũng như tất cả đời sống trên hành tinh
chúng ta.
Như vậy siêu cực thống linh năng là muốn nói
đến một giá trị năng lượng ánh sáng tối thượng nhất mà chúng ta không thể nhìn
thấy bằng đôi mắt bình thường được. Đây là một thể có, hằng có, tự có và có mãi
mãi bất diệt không bao giờ mất trong vũ trụ này. Đó là tính ánh sáng tự chiếu
vô biên, có thể nói như thế.
Chúng con thấy siêu cực thống linh năng và
siêu năng vạn năng hóa thì 2 câu kinh này đã thống nhất chung trong một hệ
thống Thống hóa, không còn một sự phân biệt nào của 3 ngôi kinh chủ.
Ngài dạy: Nói 3 kinh trục, đó là sự phân biệt chính đáng
trong giá trị mặt trạng của hệ thống và không phân biệt hệ thống thống nhất của
giá trị mặt trạng hệ thống. Thí dụ: Muốn ráp một chiếc xe thì ta có quyền phân
biệt đây là picton, đây là zên, đây là hộp số… Tức là phân biệt để xác định giá
trị cơ cấu hệ thống. Nhưng cơ cấu hệ thống ấy không tách rời tính thống nhất
của hệ thống để có một cái máy hoàn chỉnh. Thì một cái máy hoàn chỉnh đó cũng
giống như hệ thống 3 kinh trục đã thống nhất thành một hệ thống Thống hóa.
Thế thì sự thống nhất đó là quyết định cho giá trị hóa,
là tổng đầu hóa của giá trị hóa không tách rời giá trị thống nhất để chúng ta
có trung tâm. Như vậy, bèn thấy trung tâm trong vô cực và bèn thấy vô cực trong
trung tâm. Thế thì người tiến lên đại học Công luật thì tính thống nhất là tính
cao nhất của giá trị hóa. Như vậy chủ thể của sự phân biệt là tính thống nhất.
Ta thấy các hệ thống dãi siêu và các lập trình trong hệ
thống lập hạ. Thì chúng ta có thể nói thái dương hệ là hệ thống lập hạ. Dù là
hành tinh đơn giản hóa về mặt vật lý và các năng lượng không thuộc về cao
cấp thì cũng thuộc về hệ thống thống nhất. Và trình tự đi đến các hệ thống sắc
giới của những ngôi sao cao cấp thì nó cũng nằm trong hệ thống thống nhất của
tính siêu cực thống linh năng và tính đặc thù của giá trị siêu năng vạn năng
hóa.
Như vậy chúng ta xác định cái không, là nếu không có đầu
não thì không thể hóa được. Thì ta phải tập hợp cái có của hữu lý để thực hiện
những công trình có nghĩa của giá trị hóa trong đời sống tương đối và tuyệt
đối, hoặc ngược lại.
Như vậy tương đối và tuyệt đối là một cặp bộ thống nhất
của giá trị hóa và không tách rời giá trị tương đối và tuyệt đối để vũ trụ được
tồn tại trong sự chuyển hóa đời đời.
Thế thì tương đối từ tuyệt đối mà ra. Và tương đối vẫn là
nền tảng của sự nghiệp hóa đối với hệ thống Thống hóa. Như vậy, Thống hóa đã có
mặt trong đời sống của vũ trụ quan và nhân sinh quan. Biện chứng pháp của mặt
trần duy ngã là biện chứng pháp của sự nghiệp hóa thì giá trị siêu chứng pháp
của hệ thống tổng hóa đối với vũ trụ quan là siêu cực thống linh năng, siêu
năng vạn năng hóa. Đó là đầu não tổng thể của sự nghiệp hóa đối với vạn pháp và
vạn pháp không bao giờ tách sức mạnh của giá trị siêu năng và vạn năng để có
hóa.
Chúng ta đặt chữ Linh trong hệ thống này thì Linh đây là
linh năng, thì siêu linh năng cũng có nghĩa là siêu sắc năng. Siêu sắc năng
không phải là không, mà là ánh sáng vượt lên khỏi thời gian và không gian. Và
hoàn toàn không bị ràng buộc trong thời gian và không gian của hệ thống này.
Thế thì chủ của thời gian và không gian là siêu cực thống linh năng, siêu năng
vạn năng hóa. Thời gian và không gian được đẻ ra thì giá trị hóa và hình thành
giá trị lập hóa mới có. Thì chỗ tột cùng là không có thời gian và không gian,
là chỗ thực tướng của giá trị hóa đối với thời gian và không gian.
Ngài bảo ông Chơn Đạt Pháp Trí trình bày.
Ông Chơn Đạt Pháp Trí: Thưa Cha, siêu
cực thống linh năng, siêu năng vạn năng hóa là ngôi lời thực tướng của minh
triết mới giải trình vũ trụ quan và nhân sinh quan đi đến một mức độ của biện
chứng và triết chứng. Con hiểu siêu năng vạn năng hóa là vật lý hóa ở trong
chân tính ánh sáng chủ thể của trung tâm vạn năng hình thành. Như vậy thì không
có một cái gì ra ngoài quỹ đạo của siêu cực thống linh quang mà hình thành. Các
định luật, quy luật của công luật vũ trụ là cơ cấu hình thành của siêu cực
thống linh quang. Thì đây là thực tướng cuối cùng thì không còn phải hỏi Phật
từ đâu sinh, vì Phật đây chính là ngôi lời của thực tướng Thống hóa. Cho nên
hình thành duy ngã đại thể là hóa từ cực vi cho đến cực đại và hóa từ các
phương tiện lập thể để đi về với thực tướng.
Ở đây là vượt ra khỏi thời gian và không
gian. Ví dụ nếu tất cả các hành tinh và thái dương hệ này tan biến trên hư
không thì hư không này không mất mà hư không luôn thống nhất trong hệ thống
Thống hóa để hình thành ra giá trị hóa. Tức là hóa hiện thể trong siêu thể và
thành lập giá trị hóa đối với thái dương hệ, hành tinh.
Ngài dạy: Như vậy chúng ta thấy dãi siêu trong hệ thống
duy ngã đại thể. Đã có mặt bằng thực tướng thì chúng ta có thể nói là vạn loại
đều có bản chất thực tướng. Nên đức Phật nói: “Tất cả chúng sinh đều có thực
tướng hoàn toàn đúng”.
Chúng sinh đều có Phật tính thì cũng đồng nghĩa với chúng
sinh đều có thực tướng. Như vậy Như Lai không có phân biệt của giai cấp hóa
trong sự nghiệp thành đạt vô thượng chính đẳng giác là bày tỏ sự thực tướng
toàn diện của vạn loại và vạn loại đã hóa nền tảng thực tướng trong giá trị
hóa. Thì cực vi hay cực đại chẳng qua là trường lớp tiến hóa theo thang bậc mà
thôi, chứ đâu phải là các loại ấy không có giá trị hóa đối với sự nghiệp vũ
trụ. Mà đối với các giá trị hóa đều có sự tiếp quang ánh sáng của giá trị toàn
cực và sức mạnh hóa của tổng linh năng.
Như vậy chúng ta giải mã Thượng đế thì không nghĩa là
trừu tượng hóa về ý niệm Thượng đế, mà là kho tàng của hệ thống Thống hóa là
thực tướng của chủ thể, của kho tàng và minh định được kho tàng không thay đổi
về chân tính thì chúng ta rõ mặt về hệ thống cửu kinh. Để chúng ta có một nền
khoa học đại ngã vũ trụ và có một nền khoa học thực nghiệm trong đời sống duy
ngã đại thể. Và có hàng trăm triệu dãi siêu ra đời trong hệ thống lập trình. Để
duy ngã đại thể bốc sáng, đối tri và tri kiến sự nghiệp vũ trụ là chính thống.
Thế thì trách nhiệm thiêng liêng của chúng sinh và Phật là nhằm mục đích tri
kiến Công luật vũ trụ học. Tri kiến Phật tính vũ trụ học. Tri kiến siêu thể vũ
trụ học, tri kiến tổng quan vũ trụ học, tri kiến cửu kinh vũ trụ học và tri
kiến toàn khai giá trị học trong đời sống của vũ trụ và nhân sinh.
Ngài bảo ông Chơn Minh Ứng Hội phát biểu.
Ông Chơn Minh Ứng Hội: Thưa Cha, đề
kinh này đã nói lên tính tổng thể tuyệt đối của vũ trụ là chủ thể của tất cả
muôn loài và muôn loài được hóa và không tách rời hệ thống của siêu cực thống
linh quang và siêu năng vạn năng hóa để được hóa. Đây là chủ thể tuyệt đối để
hóa tất cả những sự tương đối. Ở trong tương đối thì có cái có, cái không nhưng
ở trong siêu cực thống linh quang thì không còn có cái có, cái không. Thì đây
là thực tướng của giá trị Phật quang.
Ngài dạy: Chữ hóa là không tách rời sức mạnh của oai âm
dương và không tách rời nền tảng của vận luật tuần hoàn. Như vậy, chữ hóa ở
trong giá trị lõi là tuần hoàn, mà tuần hoàn cũng không tách rời âm và dương
hóa. Vậy là âm dương hóa trong tuần hoàn và tuần hoàn hóa trong âm dương.
Thế thì mặc nhiên chữ hóa đã được đúc kết trong giá trị
âm dương hóa và kết tinh trong giá trị tuần hoàn hóa. Tuần hoàn và âm dương đã
thống nhất trong sức mạnh vạn năng hóa và thành lập được kinh trục đại hóa.
0 nhận xét:
Đăng nhận xét
Ví bạn hãy dùng ngôn ngữ lịch sự, tôn trọng lẫn nhau, mỗi người có cấp độ trình độ riêng nên không nên phán xét nếu không thông hiểu. Xin cảm ơn!