Chân tính vĩnh hằng, tinh
hoa vạn năng, thống nhất âm dương cấu thành vũ trụ.
Đề kinh này mang tính tịch chiếu thống nhất từ thượng tầng đến hạ tầng để cuối cùng có được thành phẩm cao nhất của duy ngã.
Hoa nghiêm pháp hoa kim cương phát sinh từ đâu? Thường thì chúng ta cho rằng hoa nghiêm phát sinh từ đức Phật, hoặc pháp hoa phát sinh từ các bậc bồ tát, hoặc kim cương là do sự chứng đắc và thành tựu của Như Lai. Thì cũng đúng, nhưng chỉ đúng ở phần đại diện, chứ chưa phải là đúng của toàn phần.
Chúng ta phải rõ cho được về nguyên lý, nguồn gốc cơ cấu hệ thống của hoa nghiêm pháp hoa và kim cương thì không thể nói là có từ đức Phật được vì đức Phật là thành phẩm là giá trị thành tựu của tính đại diện hoa nghiêm, pháp hoa và kim cương. Hoặc đại diện cho tính tổng thể của vũ trụ, vì nếu vũ trụ không có những thứ đó thì đức Phật lấy đâu mà thành tựu. Như vậy Như Lai vẫn là hạt nhân của vũ trụ.
Đề kinh này mang tính tịch chiếu thống nhất từ thượng tầng đến hạ tầng để cuối cùng có được thành phẩm cao nhất của duy ngã.
Hoa nghiêm pháp hoa kim cương phát sinh từ đâu? Thường thì chúng ta cho rằng hoa nghiêm phát sinh từ đức Phật, hoặc pháp hoa phát sinh từ các bậc bồ tát, hoặc kim cương là do sự chứng đắc và thành tựu của Như Lai. Thì cũng đúng, nhưng chỉ đúng ở phần đại diện, chứ chưa phải là đúng của toàn phần.
Chúng ta phải rõ cho được về nguyên lý, nguồn gốc cơ cấu hệ thống của hoa nghiêm pháp hoa và kim cương thì không thể nói là có từ đức Phật được vì đức Phật là thành phẩm là giá trị thành tựu của tính đại diện hoa nghiêm, pháp hoa và kim cương. Hoặc đại diện cho tính tổng thể của vũ trụ, vì nếu vũ trụ không có những thứ đó thì đức Phật lấy đâu mà thành tựu. Như vậy Như Lai vẫn là hạt nhân của vũ trụ.
Nên ta không thể nói rằng Đức Như Lai sinh ra vũ trụ. Nếu nói như thế là vô hình chung lại hình thành ra bản ngã trong hệ thống duy ngã. Và đồng thời nó mang tính độc tôn vô lý đó sẽ mất tính minh triết. Nên đối với đức thế tôn là không bao giờ tự cho rằng mình là duy nhất. Mà Như Lai luôn luôn lấy tổng thể của vũ trụ để làm chỗ tròn đủ.
Thế nên câu Như Lai nói: Thiên thượng thiên hạ duy ngã độc tôn, là Như Lai giới thiệu về kho tàng duy ngã vạn pháp kinh là độc tôn. Mà kho tàng ấy là có liên quan hết tất cả những hệ thống thống nhất của từ thượng tầng đến hạ tầng mà không bao giờ tách ra được. Vì nếu tách ra thì con người trở thành mất bản nguyên và mất sự thật, thì hoàn toàn vô nghĩa.
Đề kinh này tuy Ngài không dùng cụm từ hệ thống thống hóa, nhưng thật ra là hệ thống. Đề kinh khẩn quyết rằng: chân tính vĩnh hằng – tinh hoa vạn năng. Thống nhất âm dương – cấu hình vũ trụ – duy ngã tròn đủ. Thất đại hội hóa – hóa pháp liên hoa – hóa kim cương thủ – chân tính hội tụ – phủ chiếu hoa nghiêm.
Nghĩa vạn năng ở đây là không phải vạn năng đơn thuần mà vạn năng của chân tính và chân tính của tinh hoa, đã khép kín thành một hệ thống thống nhất mà không tách rời nhau.
Nghĩa của vĩnh hằng ở đây là không còn đặt vấn đề nguyên thủy. Tức là không đặt một vấn đề giới hạn là có đầu mối chỗ vĩnh hằng này. Vì một khi có khối thủy là phải có kết chung. Nhưng giá trị tổng thể của chân tính ánh sáng thì không có khối thủy và kết chung, thì đó là vĩnh hằng.
Nghĩa của vĩnh hằng là nói chỗ không cùng và không biến đổi của giá trị chân tính, và thoát ra mọi vận hành của thời gian, không gian. Vì chân tính vĩnh hằng, tinh hoa vạn năng là mối chốt của thực tướng và giá trị tổng thể của muôn loài và không thể thay đổi giá trị tổng thể của muôn loài ở đây.
Như vậy khi thống nhất âm dương, cẩu thành vũ trụ thì bắt đầu mới có thời gian. Nghĩa của cấu là cấu tạo, cấu trúc, là hoàn toàn mang tính định luật, mà không thể thay đổi được định luật cấu thành vũ trụ đó.
Về pháp đại diện cao nhất của vũ trụ đối với trung tầng, hạ tầng thì đó là duy ngã và duy ngã đại thể. Vì sao? Vì duy ngã là tròn đủ. Như ta thấy thất đại hội hóa mênh mông bao la nhưng khép lại hội tụ là duy ngã có đầy đủ thất đại hội hóa.
Như con người chúng ta là có: đất, nước, gió, lửa, có chân tính, có não bộ vạn năng và có âm dương. Đó là thể hiện giá trị tròn đủ của một hệ thống vũ trụ. Nên ta có quyền nói con người là một tiểu vũ trụ.
Như vậy duy ngã tròn đủ thất đại hội hóa. Vì thất đại hội hóa đã có tròn đủ trong duy ngã đại thể. Thế thì có tròn đủ là để hóa pháp liên hoa và hóa kim cương thủ.
Trong thế giới này thì ta thấy không gì quý bằng pháp hoa và kim cương đó là đứng trên biện chứng pháp của hóa. Nhưng nếu chúng ta hóa được pháp hoa tự tính và hóa được kim cương tự tính thì chúng ta trở về giá trị bất sinh bất diệt ở đây. Thì chúng ta mới tương xứng đối với bản chất của đại ngã còn không thì chúng ta vẫn phải chịu của duy ngã luân hồi.
Như vậy phần trên là nói lên cái đầu thể khổng lồ không biên giới của chân tính vĩnh hằng tinh hoa vạn năng. Ta dùng từ khổng lồ ở đây là nói cho cả tam thiên đại thiên thế giới, vì hàng trăm triệu lỗ đen hoạt động trong tam thiên đại thiên thế giới ấy. Còn sự trùm phủ không biên giới để chịu trọng trách bất biến thể giá trị khổng lồ ấy thuộc về chân tính vĩnh hằng, tinh hoa vạn năng.
Như vậy pháp hoa từ đâu? Pháp hoa sinh từ hệ thống thống nhất của tinh hoa vạn năng. Pháp hoa sinh từ chân tính ánh sáng không biến đổi thực tướng ấy.
Kim cương sinh từ đâu? Kim cương sinh từ tổng tinh hoa vạn năng và không tách chân tính thường trụ để hình thành kim cương thủ.
Nên ta nói rằng: thủ lăng nghiêm nằm ở đây, pháp hoa cũng nằm ở đây, niết bàn cũng nằm ở đây, viên giác cũng nằm ở đây. Nhưng các phẩm kinh được giải thích là đức Như Lai muốn đem tổng tinh hoa ấy chế biến cho toàn thể nhân loại thích theo khẩu vị, thích theo căn cơ, thích theo nhân duyên mà hưởng thụ các món ăn cao cấp mà Như Lai chế biến đó. Thế thì pháp hoa cũng là món ăn cao cấp. Như vậy chúng ta có quyền ăn để ngấm sâu trong giá trị của pháp tính ấy, thì lần lần sẽ đạt được chỗ bất sinh tử.
Như ông Ngô Thừa Ân đã nói trong Tây Du Diễn Nghĩa là: Bọn yêu quỷ nó đồn với nhau nếu ăn thịt được Ngài Tam tạng thì sẽ được sống đời đời. Nhưng diệu nghĩa là ăn kho tàng kinh thì mới được sống đời đời.
Như vậy con người không thể tách rời chân tính vĩnh hằng, tinh hoa vạn năng, và không thể tách tính thống nhất của âm dương để cấu thành vũ trụ. Con người cũng không thể tách tính thể hợp chiếu, tâm vật hội tụ để thành tác phẩm rực rỡ quang minh tròn đủ của duy ngã đại thể. Thế thì duy ngã là nền tảng tròn đủ về mặt biện chứng, về mặt siêu chứng, về mặt kho tàng, về mặt định luật, quy luật và công luật.
Nó đã thể hiện tính đại diện cao nhất để hóa kim cương và pháp hoa. Và khi nó hóa được kim cương pháp hoa rồi, thì nó sẽ phủ chiếu được hoa nghiêm. Vì sao? Vì nó trực nhận được chân tính bất biến mà phủ chiến được hoa nghiêm. Thế thì hoa nghiêm không phải tưởng tượng suông được, mà phải công phu tối đa để lập trình về hệ thống pháp tính và thành đạt được các pháp, tụ hóa các pháp và không cho các pháp ly khai thì mới có được sức mạnh trong pháp hoa ấy. Tức là thành tựu được tinh hoa vạn năng. Là thành tựu được tổng thể tinh hoa mà không thiếu một tinh hoa nào từ thể rắn, thể mềm; Từ thể cực vi đến cực đại; cho đến khắp cùng các đơn vị thống nhất từ chi lập cho đến tổng lập mà không trở ngại trong sức hóa tinh hoa ấy. Thì đó thuộc về giá trị của duy ngã tròn đủ.
Nếu ta nói hành tinh là tròn đủ, nhưng nếu duy ngã đại thể vắng bóng trên hành tinh ấy, thì bản chất hành tinh tròn đủ sẽ không có ý nghĩa gì cả.
Như vậy trong hiện thể giá trị hóa của duy ngã đang sống trong hệ thống ngũ ấm và chịu luật dương quang thì đương nhiên vẫn được hóa trong sự nghiệp ấy. Cùng những hành tinh đang sống trong hệ thống trung ấm và chịu luật âm quang thì cũng đương nhiên vẫn được hóa trong sự nghiệp ấy. Thì nghĩa thống nhất ở đây là thống nhất trong lý tất yếu của âm và dương. Đó là một sự thống nhất huy hoàng nhất của vạn pháp.
Ngài bảo ông Chơn Quốc Chính Thống nói về giá trị tịch chiếu trong kinh điển này:
Ông Chơn Quốc Chính Thống: Thưa Cha, trước đây Cha có dạy tính ánh sáng tự chiếu vô biên, thế hoành tác tương trụ sinh diệt vô tận. Chính vô tận đó là biện chứng cho tình vô biên, thì tính ánh sáng tất nhiên nó là vô cùng và tận cùng trong vũ trụ . Như vậy duy ngã đại thể là đại diện và biện chứng hóa cho tinh hoa vạn năng.
Ngài dạy: Đó là lập trình của toán học, mà bài trước đã học, bây giờ bài sau tiếp nối để giải quyết tính tất yếu của toán học, về giá trị vô cùng của tính ánh sáng và sinh diệt vô tận không chấm dứt.
Ông Chơn Quốc Chính Thống: Về mặt lập thể thì các nhà khoa học người ta cũng đã tìm kiếm mà không bao giờ thấy được tính chân như, trong đó nó hằng chiếu tính vạn năng đủ mặt hiện thể và siêu thể. Như vậy thì tinh hoa hoàn toàn nó phải là vạn năng.
Ngài dạy: Đúng! Ở đây là không nói số lượng mà nói về sức mạnh tổng thể của nó. Và nó ra khỏi biên độ của sức mạnh để nó hóa lại các biên độ ở trong tổng thể ấy. Nó bèn làm chủ các biên độ từ trong đến ngoài mà không bị trịch trong hệ thống định luật, thì chính giá trị vạn năng đó là muôn đời không bao giờ mất. Thì chúng ta là con cái của vạn năng phải trở về với vạn năng. Vì bản chất chúng ta có đa năng, có đặc năng và huy động sức mạnh hội tụ để có siêu năng. Thì ta không thể vắng bóng vạn năng trong đời sống ấy. Để chúng ta và ta trở thành một.
Ông Chơn Quốc Chính Thống: Thưa Cha, nghiệm lý và nghiệm chứng trên thế giới vạn hữu thì hoàn toàn là thống nhất, nhưng tạm thời dùng lý và sự để giải trình về chân tướng của thực tướng, chứ thật ra ở đây không còn lý và sự nữa mà hòa toàn thống nhất. Nên con thấy rằng trong chân tính âm dương cũng hoàn toàn thống nhất.
Trong duy ngã đại thể, Ngài dạy: Ta nghị luận là đem ngôn ngữ để khai bày nghĩa lý. Vì con người thường phân biệt giữa âm và dương, nên ta nói âm dương thống nhất. Nhưng trong thống nhất ta phải biết rõ bản chất và năng lực của âm là gì và dương là gì. Hoặc trong đời sống của nhị nguyên thì phải có lý và sự để làm mặt bằng hóa. Nhưng lý và sự ấy phải được viên dung. Như vậy chúng ta nói để bày tỏ được cái thực thể của kho tàng vũ trụ. Thì chính cái thực đó mới giải quyết được tất cả mọi vấn đề trong thế giới nhị nguyên.
Nghĩa thống nhất ở đây phải hoàn toàn được bão hòa và cân bằng trên giá trị của nó. Vì nếu trên không cân bằng thì không cấu thành vũ trụ. Mà dưới không cân bằng thì chỉ sinh những sự đão lộn và hủy diệt mà thôi.
Ngài bảo Ông Chơn Ngọc Biện Hộ phát biểu.
Ông Chơn Ngọc Biện Hộ: Thưa Cha, thế giới nhị nguyên là thế giới luôn luôn có sự đối đãi và không thống nhất do ý thức con người phân biệt tạo ra. Hôm nay, Cha đến trong thế giới biến đổi này để đưa ra hệ thống cửu kinh minh triết để nói lên tính thống nhất của vũ trụ, từ thượng tầng đến hạ tầng. Và nhân bản chất đó mà khai thị cho thế giới duy ngã thấy được mà trở về trong tính thống nhất.
Đề kinh hôm nay là chân tính vĩnh hằng, tinh hoa vạn năng thống nhất âm dương, cấu thành vũ trụ. Là hoàn toàn nói lên tính thống nhất. Thống nhất từ thức thống thần đại ngã chân nguyên ưng vô biên sở của chân tính vĩnh hằng, tinh hoa vạn năng. Đây là chỗ tuyệt đối bất biến từ đó thống nhất âm dương và hóa sinh vạn loại. Vì thế mà trong đời sống muôn loài đều có âm dương và không thể tách rời chân tính vạn năng để tồn tại. Thì tổng hàm tinh hoa vạn năng đã được biện chứng qua mặt bằng của duy ngã vạn pháp. Và duy ngã đại thể là đại diện cho sự tròn đủe của tinh hoa vạn năng. Vì sao? Vì duy ngã đại thể có hạt tâm lý tính bất biến. Vì duy ngã đại thể có đa năng, đặc năng và có cả siêu năng.
Như vậy duy ngã đại thể muốn đạt được chỗ cao nhất của pháp hoa và kim cương thì phải hóa thân trên mặt bằng duy ngã vạn pháp mà có và đi trong những định luật, quy luật tất yếu thì tất nhiên sẽ được trở về cùng vạn năng. Đó là giá trị thống nhất mà mục đích cuối cùng của duy ngã đại thể phải đạt được. Thì chúng con không có một lý do gì mà lại làm ngược lại tính thống nhất đó.
Con thí dụ ngược lại có nghĩa là đi trên những con đường chi lập của Duy tâm, Duy vật và Duy thần thì sẽ là chia cắt tính thống nhất của tinh hoa vũ trụ ra, thì không thể nào trở về vạn năng được. Như vậy đề kinh hôm nay là chúng con phải trở về duy ngã hội tụ thì mới đạt được giá trị thống nhất đó.
Ngày bảo Ông Chơn Khải Nhất Linh nói về tính biện chứng của tinh hoa vạn năng.
Ông Chơn Khải Nhất Linh: Khi nào chúng ta thành tựu được tất cả những yếu tố cần thiết thì sẽ được hiện lộ ra chân tính ánh sáng không biến đổi, không sinh diệt của tinh hoa vạn năng.
Ngày dạy: Tinh hoa vạn năng đã trình bày trong tổng thể vũ trụ. Mà rõ ràng nhất là trong thế giới duy ngã. Về mặt biện chứng và khách quan. Vì thế giới duy ngã là có đa năng, đặc năng, siêu năng và có tổng vật lý hóa trong sự nghiệp năng động kỳ diệu ấy.
Thì ở đây ta phải trãi nghiệm giá trị huân tập để chứng minh được tinh hoa vạn năng có trong tất cả đời sống của tổng thể vũ trụ, trong đời sống của âm dương vạn tỏa. Và chứng minh tinh hoa vạn năng trong hệ thống lập trình của thế giới duy ngã một cách hoàn mãn nhất.
Ngài bảo Ông Chơn Hoàng Quang Quân.
Ông Chơn Hoàng Quang Quân: Thưa Cha, chân tính vĩnh hằng, tinh hoa vạn năng thống nhất âm dương, cấu thành vũ trụ. Thì chân tính vĩnh hằng, tinh hoa vạn năng đã được trình bày rõ ràng trong tất cả các hạt vì tất cả các hạt này không bao giờ mất đi mà chỉ chuyển từ dạng này qua dạng khác. Thế thì hạt nhân là con đẻ của vạn năng.
Như trong tam thiên đại thiên thế giới của vũ trụ là có nhiều hành tinh có thể nổ tung cùng một lúc, nhưng cũng có nhiều hành tinh được sinh ra cùng một lúc. Thì sự sinh ra và mất đi là không tách rời định luật, quy luật. Thì đó là chứng minh cho chân tính vĩnh hằng tinh hoa vạn năng đã bảo trì cho tất cả mọi hoạt động trong vũ trụ này.
Đối với thống nhất âm dương đã nói lên được tính chất bất biến của chân tính tinh hoa vạn năng. Vì chỉ có Thống hóa vạn năng mới thống nhất được âm dương. Còn đối với duy ngã đại thể là có quyền phát triển tiến hóa trong âm dương và thống nhất âm dương. Chính vì thống nhất đó mà tinh hoa hạt tâm mới được tồn tại.
Đối với duy ngã đại thể là tròn đủ tổng tinh hoa vạn năng nên đã hóa được pháp hoa kim cương. Và khi chân tính đã hội tụ được thì sẽ phủ chiếu được hoa nghiêm. Như vậy đề kinh này đã cho chúng con thấy được duy ngã là tổng tinh hoa ở nhị nguyên đã trở về cùng nhất nguyên.
Ngài dạy: Chân tính phủ chiếu hoa nghiêm, vì chân tính hình thành ra tất cả những thứ quý nhất của sự nghiệp hóa. Đó là ngọc, vàng, kim cương và những loại cao nhất của các loại tinh hoa mà không biến đổi đều là từ chân tính phủ chiếu. Nếu đứng trên khách quan là chiếu tổng thể. Nhưng đứng trên tác phẩm của giá trị quý nhất là chiếu hoa nghiêm. Vì hoa nghiêm là đại diện cao nhất của vạn pháp.
Chiếu hoa nghiêm là chiếu ánh quang rực rỡ đối với những hình ảnh cao nhất của vũ trụ và chỗ tột cùng của vũ trụ là tinh đởm của hệ thống chiếu.
Nêu chúng ta có quyền nói pháp hoa, hoa nghiêm từ chân tính ánh sáng, từ tinh hoa vạn năng, từ âm dương thống nhất. Hệ thống ấy đã thống nhất trong duy ngã nên mới hóa được pháp hoa, hoa nghiêm và kim cương. Vì Chư Phật 3 đời thành Phật trên thế giới duy ngã, đó là những nguyên tắc và định luật không bao giờ thay đổi.
Ngài hỏi ông Chơn Thức Mật Văn: Nếu đứng trên hệ thống cửu kinh thì bản chất độc lập của thế giới duy ngã có hay không?
Ông Chơn Thức Mật Văn: Thưa Cha, bản chất độc lập của duy ngã đều có vì nó là hạt nhân nhưng để trở về nguồn gốc thì phải thống nhất trong hệ thống cửu kinh.
Ngài dạy: Vũ trụ hóa duy ngã đại thể là có tính bình đẳng. Nhưng đứng về nhân bản duy ngã thì có bản chất độc lập của nó, nếu làm đúng thì tiến hóa thăng hoa, mà làm sai thì bị đào thải thoái hóa. Như vậy tính độc lập của thế giới duy ngã vẫn được quyết định trong sự nghiệp hóa. Thế thì cửu kinh là có thực trong đời sống của vũ trụ, mà chúng ta là hạt nhân thì phải hóa theo cửu kinh để thành tựu chân tâm kim cương.
Ngài bảo ông Chơn Phát Đạo Quang phát biểu.
Ông Chơn Phát Đạo Quang: Thưa Cha, hôm nay Cha đến thế gian mở kho tàng cửu kinh mt để chỉ rõ nguồn gốc chân tính vĩnh hằng và tinh hoa vạn năng đã sinh ra tất cả các hạt. Và mỗi hạt đều có tính độc lập của nó. Và Cha đã chỉ rõ mặt bằng tốt nhất cho sự nghiệp hóa là duy ngã vạn pháp và con đường trở về bằng hệ thống cửu kinh minh triết thì chắc chắn sẽ thành tựu tinh hoa vạn năng.
Ngài dạy: Một khi ta muốn đạt được tinh đởm cửu kinh thì phải thể hiện bằng ngôn ngữ đối với đại thể. Nhưng mà ngôn ngữ khách quan lúc nào nó cũng thuyết phục hơn là ngôn ngữ chủ quan. Nghĩa là: Khi đạt được một đề kinh thì bản chất minh triết phải hoàn toàn đứng trên tính khách quan. Để không còn bị nghiêng ngã bởi tôi và anh, hoặc người và người. Mà nó thể hiện tính chung hữu của giá trị Công luật một cách hoàn mãn trên hệ thống minh triết.
Thí dụ: Nếu ở đay mà ta dùng từ thức thống thần đại ngã thì nghe qua chủ thể ấy như có một cái ông gì đó. Còn ta nói về chân tính vĩnh hằng thì không còn là cái ông nữa là là một kho tàng tuyệt đối và tương đối trong sự nghiệp vũ trụ. Đứng trên các tầng lớp trong thế giới duy ngã của ý thức phân biệt cho đến không phân biệt thì cũng đều khuất phục với tinh đởm cửu kinh.
Như vậy chúng ta thấy chân tính vĩnh hằng, tinh hoa vạn năng là tính khách quan. Thống nhất âm dương cấu hình vũ trụ. Duy ngã tròn đủ thất đại hội hóa. Là trong chúng ta có siêu sắc năng và sắc năng. Trong chúng ta có tinh hoa tính và tinh hoa thể. Đó là tổng thể của giá trị tinh hoa gồm có tinh hoa cao cấp và tinh hoa đơn giãn được đầy đủ trong hệ thống ấy. Thì bây giờ nếu chúng ta hóa cho đúng thì sẽ hóa ra được Phật, Bồ Tát, siêu nhân, vĩ nhân, và hóa ra tất cả các phát tốt đẹp nhất của vũ trụ. Tức vũ trụ có thứ gì thì ta hóa ra thứ đó. Còn nếu chúng ta không chịu hóa thì sẽ bị trụt giảm, phân tán tinh hoa và không bao giờ có chân tính hội tụ.
Chân tính hội tụ ở đây là muốn nói về giá trị hội tụ của chân tính chính ta, thì chúng ta mới có được bản lai chân tính của vũ trụ. Thì hoa nghiêm sẽ phủ chiếu ở đây.
Còn chân tính vũ trụ phủ chiếu hoa nghiêm là thường hằng luôn luôn phủ chiếu. Nên mới có những sắc quang quang minh của hệ thống thượng tầng đến với những ngôi sao kinh điển. Mà Như Lai mượn những ngôi sao kinh điển để dựng võ cho sự nghiệp hóa thân. Đó là những tướng pháp hoa nghiêm và giá trị trang nghiêm hoa nghiêm ở trong các thượng tầng đã có mà chúng ta chưa thể đến đó được.
Còn thế giới duy ngã là đang ở trong hoa nghiêm hạ tầng, là hoa nghiêm mà Đức Phật hóa thân để thực hiện công trình trang nghiêm quốc độ và thực hiện kỳ quan. Hoa nghiêm đó cũng từ trí tuệ quang minh của chân tính hội tụ ánh sáng của Như Lai mở ra thực hiện công trình bày tỏ giá trị hoa nghiêm đối với pháp tướng duyên pháp tính.
Nếu những ai thẩm thấu được chỗ này thì sẽ không bao giờ lười biếng trong sự nghiệp công phu tiến hóa, và không lười biếng trong sự nghiệp học tập để đạt được giá trị thực tướng của pháp hoa và hoa nghiêm.
Như vậy liên tịch chiếu của cửu kinh đã hình thành trong hệ thống thống nhất. Thì chúng ta phải luôn luôn có trách nhiệm để đạt được tính thống nhất ấy thì chúng ta sẽ hoàn toàn được thuyết phục.
Ngài bảo Ông Chơn Thăng Ấn Chuyển phát biểu xác định.
Ông Chơn Thăng Ấn Chuyển: Thưa Cha, đề kinh này Cha đã dạy cho chúng con về tính thống nhất của chân tính ánh sáng. Là thống nhất từ gốc cho đến ngọn, nó trở thành một chuỗi kinh logic. Vì nếu tách rời tính thống nhất thì chúng ta cũng không thể có mặt ở đây.
Ngài dạy: Chúng con hãy cất giữ tất cả những thứ phân biệt vô lý ấy đi mà dùng tri thức ánh sáng của kinh điển thì chúng con sẽ có tính thống nhất và hoa nghiêm dần dần sẽ hiện ra. Đức Như Lai đã nói về cơ cấu hệ thống thì chúng ta hãy giác ngộ cơ cấu hệ thống đó để chúng ta không còn bị phân biệt trong cơ cấu hệ thống đó mà có được tính thống nhất.
0 nhận xét:
Đăng nhận xét
Ví bạn hãy dùng ngôn ngữ lịch sự, tôn trọng lẫn nhau, mỗi người có cấp độ trình độ riêng nên không nên phán xét nếu không thông hiểu. Xin cảm ơn!