Thứ Hai, 13 tháng 5, 2013

cửu kinh minh triết 50


MỤC LỤC
STT TRANG
1. TÂM VẬT HỘI TỤ KINH 1
PHẦN 1: TÂM VẬT HỘI TỤ 1
PHẦN 2: TÍNH TƯỚNG DUNG THÔNG 7
2. HẠT TÂM LÝ TÍNH, TÍNH ÁNH SÁNG ĐIỀU NGỰ NÃO BỘ THẦN KINH QUỸ TÍCH HOẠT ĐỘNG CÓ MỤC ĐÍCH 13
3. HẠT TÂM LÝ TÍNH ĐỊNH CHIẾU QUANG MINH ĐIỀU NGỰ NÃO BỘ THẦN KINH PHÁT MINH NHỮNG CÔNG TRÌNH CAO CẤP 19
4. Ý THỨC VẬT CHẤT HẠT TÂM LÝ TÍNH TỔNG HÀM HOA CỦA CHÂN TÍNH ÁNH SÁNG, TRUNG TÂM VẠN NĂNG, ÂM DƯƠNG VẠN TỎA 26
5. TỔNG THỂ TINH HOA, TÂM VẬT HỘI TỤ, CÁC PHÁP TRÒN ĐỦ LÀ CHÂN LÝ CỦA SỰ THỰC 31
TÂM VẬT HỘI TỤ KINH
PHẦN 1: TÂM VẬT HỘI TỤ
Tâm vật hội tụ là gốc của sự thực. Nói Kinh Tâm Vật Hội Tụ là trình bày cái sự thực của gốc vũ trụ ấy. Sự thật của nhân sinh quan là sự thật của hội tụ, sự thật của vũ trụ quan là sự thật của hội tụ. Nhưng do sự phân biệt của ý thức mà làm đánh mất sự hội tụ đó. Vậy nói Kinh Tâm Vật Hội Tụ là nhằm giải quyết mọi sự hư biến về ý thức của chúng sinh.
Đứng về khách quan thì mười phương Như Lai đã ấn quyết về toàn kinh bát nhã. Bát nhã là kinh hạt tâm hóa vạn pháp, khi nói đến vạn pháp thì luôn luôn phải có tính và thể hóa vạn pháp. Như vậy, nghĩa lý của vạn pháp đã có hai phần tức là siêu thể hóa vạn pháp và lập thể hóa vạn pháp. Hai phần này không tách rời nhau mà ở trung tụ hóa vạn pháp, nên gọi là Tâm Vật Hội Tụ Kinh
Như vậy, Tâm Vật Hội Tụ Kinh là kinh gốc của sự gắn liền giữa giá trị tính và thể mang tính hợp chiếu, mang tính dung thông và mang tính hóa pháp, để có sự bảo lưu và công bằng ở trong tinh thần của trung hòa ấy, thì chúng ta mới trở về được nguyên lý của tính bát nhã, là trở về được với nguồn gốc hội tụ của trung tâm vạn năng, vì gốc là hội tụ hóa vạn pháp và vạn pháp trở về hội tụ. Nên kinh tâm vật hội tụ kinh là kinh của mặt bằng hóa vạn pháp và thực dụng trong giá trị hóa vạn pháp để đi đến siêu dụng hóa vạn pháp.
Con đường hội tụ là con đường kết tinh tinh hoa tổng thể để đi đến nhất thể từ trung tâm hội tụ mà ra.
Tâm Vật Hội Tụ Kinh là giải quyết những vấn đề phân hóa của ý thức về duy tâm và duy vật, là nhận riêng một chiều hoặc một bên làm đổ gãy giá trị trung tụ hóa của vũ trụ quang và làm mất gốc của kinh trung tâm vũ trụ.
Thiết lập bộ kinh tâm vật hội tụ là kinh bảo hòa vạn pháp cũng đồng thời là trãi rộng thực thể hóa vạn pháp đi đến siêu thể hóa vạn pháp. Nhờ tâm vật hội tụ kinh mới giải quyết được phần hữu và phần siêu hữu.
Tâm Vật Hội Tụ Kinh là phần kinh có thực, nếu không có thực thì đời sống chúng ta không có hai phần, là linh hồn và xác thịt, vì chính nó hội tụ được nên mới có linh hồn và xác thịt, còn nếu nó không hội tụ được thì linh hồn ở một bên, xác thịt ở một bên và không bao giờ gặp nhau để trở thành một tác phẩm hoạt động có tính chất rộng mở cả khắp tam thiên.
Con đường Tâm Vật Hội Tụ Kinh là con đường trung đạo mà Như Lai thường nói là viên thiên tánh tướng, dung thông hợp chiếu. Bởi vì khi về con đường trung đạo là con đường chính giữa, là con đường hội tụ, là con đường không còn phân biệt, không còn cách ly, không còn tác động phân biến giá trị của sự hội tụ đó, thì con đường ấy là con đường chắc thực, con đường của sự cứu cánh có thực trong đời sống vật chất và tâm linh. Chúng ta có thể nói vật chất là phương tiện, là tính cơ bản tất yếu của phương tiện, nếu thiếu nó là không có cứu cánh. Nếu ở trong giới cấp của cấp thấp thì nó biến đổi vô thường, nhưng khi nó được chắt lọc ở thượng tầng tinh hoa cấp cao, thì nó vẫn là song sắt cứu cánh, giá trị chân bản, giá trị vô thượng. Như vậy, đức Phật đã dùng tất cả những chất liệu kim cương của thượng tầng để hoá thân kim sắc và thực hiện Hoa Nghiêm.
Sự hội tụ của các tầng thấp nhất nó vẫn là nền tảng cơ bản cho sự nghiệp đạo lộ của vũ trụ quan, của tổng quan, tổng trì và của trung tâm Thống Hoá mà không thể cắt chia ra được. Bởi chúng ta thấy nó sinh diệt, nên chúng ta phân biệt theo sinh diệt, còn chúng ta không phân biệt theo sinh diệt, vì biết sinh diệt là lẽ tất yếu của công án chuyển hoá và tạo thành lực ly tâm nhằm để kết tinh giá trị tinh hoa. Cho nên sinh tử là kết tinh tinh hoa chứ không phải sinh tử là vô nghĩa. Sinh tử là đạo nghĩa, là đạo lộ của vũ trụ. Đối với chúng sinh vì không thấy điều đó cho nên bèn sợ sinh tử.
Như vậy, Tâm Vật Hội Tụ Kinh là từ chỗ khái quát và chuyển động để ly tâm cho giá trị hội tụ. Từ sự phân biến đi đến hội tụ, từ cực phân nguyên đi đến nguyên. Đó là bộ máy công án, bộ máy Công Luật, bộ máy tổng trì của vũ trụ đã an bày cái giá trị đó. Tức là công án của vũ trụ không lầm lẫn,Thống Hoá không lầm lẫn, tổng thể vạn năng không lầm lẫn. Như Lai chiếm địa vị tối thượng ở trung tâm linh quang cũng không có lầm lẫn, mà sự lầm lẫn phân biệt thuộc về ý thức chứ không phải là do kinh lầm lẫn.
Vậy cái chắc thật của giá trị kinh điển, Tâm Vật Hội Tụ Kinh là đề tài chính thị chứ không phải đề tài Duy Vật là chính thị, cũng không phải đề tài Duy Tâm là chính thị. Đề tài Duy Vật, Duy Tâm là đề tài phân chia của sự đối đãi và phân chia của trong và ngoài, giữa cái có của vật chất và giữa cái chúng ta không thấy được nó, mà thường chúng ta bảo là cái không.,thì chính nó là vượt trên vật chất. Tâm Vật Hội Tụ Kinh là biện minh cho giá trị duy ngã thì sao lại có cái không? Vì duy ngã không có cái không, chỉ có cái có của tương đối đi đến tuyệt đối. Vậy cái không kia là cái không của sự phân biệt, chứ không phải cái không của cái không. Thực ra nếu không có sự phân biệt thì dẫn đến cái không nhỏ nhất cũng không có. Như vậy Tâm Vật Hội Tụ Kinh đã có hệ thống cơ cấu của giá trị tổng hợp, ở trong siêu sắc thể và sắc thể tinh hoa thượng tầng và hạ tầng. Thì sắc thể hiện hữu của giá trị đất nước gió lửa, đức Như Lai nói: Tầng độ của đất nước gió lửa ở tầng thấp biên địa của thái dương hệ, của thiên hà hành tinh thì tầng độ ấy là của năng lượng đơn giản. Nhưng mà tầng độ đất nước gió lửa của biên độ trung tâm thì nó là đất nước gió lửa của sự tinh ròng, là tinh hoa cấp cao. Chúng ta ở cấp thấp cho nên biến đổi nhanh theo thời gian, còn cấp cao thì sự biến đổi rất lâu dài, vì chắt lọc tinh hoa càng cao, thì giá trị tính của ngọc, của vàng càng cao, tính của sự kết tinh bền vững càng cao và có thể đi đến đỉnh cao là thường trụ. Vì thế cái lõi của Tâm Vật Hội Tụ Kinh là thường trụ. Tâm Vật Hội Tụ Kinh là sắc thể, siêu sắc thể tinh hoa kết tinh chân pháp. Chân pháp thuộc về trục, nên Tâm Vật Hội Tụ Kinh không tách rời ra mà trở thành kho tàng của tính thể dung thông.
* Con đường trung đạo hội tụ sẽ đưa chúng ta về trục trung tâm
Chúng ta đi trên con đường trung đạo là con đường của Tâm Vật Hội Tụ Kinh, chớ không phải con đường của Duy Tâm, không phải con đường của Duy Vật. Nếu chúng ta tách con đường hội tụ của tâm vật ra thì bị phân biến ngay. Vì sao? Vì nó mất thực thể nên bị phản ứng. Một khi chúng ta thừa nhận Duy Tâm, phủ nhận Duy Vật thì nó bị phản ứng sự thực của giá trị tinh hoa vật lý. Nếu chúng ta thừa nhận Duy Vật mà phủ nhận Duy Tâm thì bị phản ứng sự thực của giá trị tinh hoa tâm pháp. Nếu đứng trên tinh thần trung đạo để dung thông tâm vật, tạo ra một sự cân bằng giữa tâm vật, thì không bị đảo lộn mà lại thu liễm vào. Càng đi trên con đường trung tâm thì các pháp tinh hoa càng thu liễm vào trở thành trục quỹ của sự hội tụ, là sức mạnh của vạn pháp. Vậy Tâm Vật Hội Tụ Kinh cũng là trục của sức mạnh vạn pháp, là trục của ánh sáng vạn pháp, là trục không cho vạn pháp biến đổi. Đó gọi là nhất thể, còn phân biến thì gọi là nhị thể, tam thể, tứ thể, cho đến hàng triệu thể. Mà phân biến là do sự phân biệt lầm lẫn của ý niệm lấy cái này bỏ cái kia. Bây giờ chúng ta không lấy cái này bỏ cái kia, mà làm cho tất cả các pháp đó tụ về một gốc, thì sự thực ấy gọi là sự thực viên mãn, hoàn mãn, là sự thực tổng thể, tròn đủ của tánh tướng dung thông. Đó là sự thực chúa của mọi sự thực vì không có sự thực nào hơn sự thực đó.
Như vậy, con người Công Luật là không bị biến đổi về các tôn chỉ mà phân biệt theo kiểu một chiều khác nhau. Ví dụ như: Duy Linh thì chỉ biết về thần linh thôi ngoài ra không biết gì cả. Còn Duy Tâm thì nghiêng về tâm, xem vật chất là bình thường, thậm chí còn cho vật chất là không thực, có thể bỏ cả sự phát triển xã hội, không có một trách nhiệm đối với đời sống xã hội, còn con người Duy Vật thì không cần biết gì về hạt tâm, là cái hạt bên trong của cái quả, nó sẽ quyết định cho thân sau, đời sau để mà chăm sóc nó, thì tất cả đều là vô lý. Vô lý của sự phân biệt, vô lý của sự phát minh một chiều, vô lý của sự công nhận một chiều mà phủ nhận tổng chiều, đó là sự vô lý mà con người thường sinh ra bản ngã về sự vô lý đó. Chúng ta không còn là con người mê tín sống trong ảo giác của vật chất, mất sự thực của tri thức ánh sáng, hoặc là chúng ta thu liễm ánh sáng trong sự trầm tịch mà không biết khởi động để chuyển động vạn pháp và thù thắng vạn pháp, để sử dụng vạn pháp cho đời sống của nhân sinh đời này, đời sau và mãi mãi trường lưu trong vũ trụ.
Vậy con đường chúng ta đi không thể khác con đường Tâm Vật Hội Tụ Kinh. Đây là một bộ kinh quan trọng nhất có tính thiết yếu đối với loài người, vì loài người thiếu cái này là mất cả đôi chân, nếu như nghiêng về tâm sẽ bị mất một chân, nghiêng về vật sẽ bị mất một chân. Còn nếu mất cả về song tụ thì xem như con người ấy bị tàn tật và không thể đến đích. Như vậy người Công Luật là người đi trên con đường sự thật của hội tụ, là con đường của sự kết tinh tinh hoa tâm vật, là con đường chắt lọc tất cả tinh hoa và ánh sáng của tâm vật để tạo thành một sức mạnh tải hóa xã hội và đem xã hội đến sự hạnh phúc. Vì nhân loại hạnh phúc không phải chỉ có tâm không, không phải chỉ là vật không. Nếu đời sống có vật chất mà thiếu sức mạnh của tâm đức, thiếu sức mạnh của ánh sáng tâm linh, thiếu cứu cánh của sự giải thoát, của sự an bày và đem ánh sáng ấy vào đời sống của thế gian và xuất thế gian, nếu thiếu phần tâm linh ấy xem như là thiếu phần chủ tính. Thiếu phần chủ tính có nghĩa là tất cả vật thể hoạt động mà không có người lái, không có người chủ để điều khiển. Vì thiếu tâm là cơ nguy thiếu chủ tính, và biến thức theo bản năng giá trị hoạt động, thì cái đó không bao giờ có thể đem lại hạnh phúc cho nhân sinh. Còn nếu thiếu vật chất thì sao? Tâm ấy hoạt động giữa cái không lưu hư ảo của giá trị bất nền, không có nền điểm hóa của tri thức ánh sáng tương tác vào đời sống của sự phát triển, làm cho cái tri thức ấy bị xơ cứng hoặc là bị hãm nịch, hoặc là bị triệt tiêu do không có quá trình hoạt động, cũng không có chân nét của con đường chúng ta đi để kết tinh trở thành sự thực. Nên vật chất vẫn là cái nền của giá trị phát triển đối với tri thức ánh sáng.
Như vậy, nguyên tắc tất yếu của giá trị Tâm Vật Hội Tụ Kinh được rút từ duy ngã Vạn Pháp Kinh là: tính bất thể bất hoành tác, thể bất tính bất dung tạc. Thể mà không có tính thì thể hoạt động ở chỗ nào? Hoạt động không có mục đích, hoạt động không có phạm qui của công trình, hoạt động của sự tản mác mà không có người lái, không có người chuyển hóa và trao chất. Đó là hoạt động của sự hư vỡ và tan nát. Nếu đấngThống hóa, Trung Tâm Vạn Năng mà mất đi chủ tính, trong một giờ, một phút thôi thì tất cả hành tinh sẽ bị tan vỡ theo quỹ đạo hỗn loạn. Chúng ta hãy nhìn xem những xa lộ khủng khiếp nhất của nước Mỹ, nếu tách rời những nguời lái ra khỏi buồng xe, thì những chiếc xe đó nó sẽ tung nhau trở thành một đống hỗn loạn chứ không trật tự mà chạy được đâu. Dẫu cho nó có một nền khoa học cao cấp thì nó vẫn phải có chủ tính để lái và chuyển động tất cả những hệ thống máy móc đó, chứ không thể nào không có chủ tính mà có thể hoạt động đi vào quỹ đạo được. Đó là một minh triết, một đề tài chân thật nhất của giá trị Công Luật, mà chúng ta không thể nào tách nó ra được. Nếu chúng ta càng tách nó ra thì chúng ta càng bị khổ đau và lảo đảo ở trong đời sống đó, chứ không có sự bình an. Muốn có sự bình an thì phải trở về Tâm Vật Hội Tụ Kinh, muốn có bình an thì phải khai thác nền kho tàng duy ngã, sống trong duy ngã của thực hữu để được hoàn chỉnh trong đại ngã của Thống hóa linh quang.
Như vậy, kinh này là kinh siêu nghiệm và thực nghiệm trong đời sống, giá trị hành động của toàn kinh là phải đem vào đời sống, chứ không phải nói suông được. Nên đức Phật nói rằng: con đường trung đạo là con đường hội tụ tâm vật, là con đường của bát nhã, là con đường thù thắng vạn pháp và hoàn chỉnh nhất của vạn pháp. Vậy, chúng ta hãy đi trên con đường Duy Ngã, con đường Tâm Vật Hội Tụ là con đường thực hữu của nhân loại, là không có con đường phi thuyết, viễn thuyết và dối trá, vì đó là con đường toàn thực.
Vậy thì liên trùng đăng hóa vô tận khai nghĩa là thắp sáng đèn Duy Ngã vào đời sống của trái tim và đem Tâm Vật Hội Tụ Kinh vào trong khối óc, tức là đem ánh sáng ấy vào trong đời sống của tri thức, để đời sống được an vui và hạnh phúc vô cùng.
* Tính vững chắc của tâm vật hội tụ trong mặt bằng của duy ngã đại thể
Ngài hỏi: Chúng ta mất thân thể này, thì chúng ta có mất đi con đường của Tâm Vật Hội Tụ Kinh không?
Cả lớp cùng đáp: Dạ, không mất!
Đúng, đúng như vậy! Tức là quá khứ, hiện tại, vị lai có biến đổi thân hữu giá trị phân nguyên, và cực phân nguyên thì tinh thần của trục Tâm Vật Hội Tụ Kinh không bao giờ mất. Chính vì không mất cho nên chúng ta còn thân trung ấm. Nên mới biết đói, biết khổ và biết đi kiếm ăn. Chờ cho ai cúng thì đi kiếm ăn. Như vậy con đường Tâm Vật Hội Tụ Kinh là con đường toàn thực. Vậy chúng ta không còn khinh thường vật chất nữa, mà trân trọng vật chất theo lẽ phải, tức là chính nghĩa hóa vật chất, là đem vật chất vào đời sống của sự tiếp độ và cứu nguy cho tất cả mọi sự nghèo đói thì vật chất ấy vẫn là bản lề của giá trị chân lý. Nếu chúng ta có coi thường vật chất, là vì cái phi nghĩa của giá trị vật chất, cho dù là cục vàng nhưng bản chất giá trị là phi nghĩa thì ta không dùng nó, vì nó là bất nghĩa. Chứ còn vàng mà từ mồ hôi nước mắt để làm ra thì ta lại dùng nó đem ra giúp người. Như vậy thì giá trị vật chất có nghĩa hay không có nghĩa là ở địa vị này, ý nghĩa này, chứ không phải vật chất là phi nghĩa, mà phi nghĩa là do tư tưởng giá trị hoạt động phi nghĩa, nên vật chất trở thành phi nghĩa. Nên Thánh nhân nói rằng: “vật phi nghĩa bất thủ, nhân phi nghĩa bất giao”. Vật chất là cái nền để cho chúng ta phát triển, nếu đúng thì nó cất cao giá trị tâm vật hội tụ để đi lên, mà sai biệt thì nó bị phân hóa, rồi chìm đắm đi xuống. Như, Tâm Vật Hội Tụ Kinh thì chúng ta có thể nói một cách khác là: đại thừa cứu sinh tử. Tâm Vật Hội Tụ Kinh là bản chất giá trị kinh của đại thừa cứu sinh tử vậy!
Vì sao không còn nghi trong Tâm Vật Hội Tụ Kinh? Vì nó nói cái thực của hữu và siêu hữu, vì nó nói cái thực của tương đối và tuyệt đối, vì nó nói cái thực của tổng tinh hoa trong và ngoài, vì nó nói cái thực về tổng thể và biên độ hóa cái tổng thể, vì nó có cái thực không hư dối về các gốc độ của các chiều hướng khác nhau và nó đã trở về trung tâm tổng hợp nên không còn có nghi. Bởi vì khi bảo thủ tâm là nghi vật, bảo thủ vật là nghi tâm. Vì phân thức mới sinh ra nghi. Còn một khi đã rõ bày được tổng thể thì không còn nghi chỗ nào nữa. Cái giá trị thực hữu và siêu hữu ấy nó đã hoàn chỉnh trong chúng ta, chúng ta đã về trung tụ để chiếu sáng và thấy hết tất cả toàn pháp thì còn gì để nghi được nữa. Bây giờ chúng ta chỉ sợ một điều là năng lực của chúng ta có đủ để hoàn chỉnh được sự nghiệp đó hay không? Có nghĩa là sự nghiệp Tâm Vật Hội Tụ Kinh là sự nghiệp tất yếu và quyền lợi tất yếu mà chúng ta phải đi, nếu chúng ta có đi chậm cũng phải đi, vì không đi thì chúng ta sẽ bị thoái hóa, mất đi quyền lợi và giá trị tổng thể của sự cứu cánh, là phủ nhận đời sống thực hữu của chúng ta trong đời sống vũ trụ – như vậy thì chúng ta không dại gì bỏ đi những gì mà vũ trụ đã cho chúng ta.
* Giá trị tâm vật được hóa thân trong đời sống thực hữu
Những công đức hóa ấy không phải một chiều mà song tụ đó con! Có nghĩa là con hãy lấy vật chất làm nền cho công đức trang nghiêm. Ví như: Đức Phật muốn có một công đức thù thắng trang nghiêm thì Ngài phải lập nên quốc độ, mà lập quốc độ thì không thể lập trên hư không, mà lập trên hành tinh. Kể cả những công trình kỳ quan đều lập trên hệ thống thái dương hệ và hành tinh. Công trình duy ngã sẽ lập ở tất cả những hành tinh, lập ở các đất nước mà những đất nước ấy có thực hữu trong đời sống vật lý. Như tôi muốn cho Cha tôi, muốn đem lại sự no ấm cho Cha tôi, thì tôi phải có vật chất mới thể hiện được cái tâm của tôi cho Cha tôi. Tôi phải làm cái nhà cho Cha tôi ở, tôi phải làm sao cho Cha tôi có ăn, có mặt. Tức là tôi phải lấy tư tưởng, tâm niệm, ý thức tác động vào đời sống vật chất để thể hiện công trình đó. Như vậy công trình chân thiện mỹ không phải công trình của tâm pháp mà là công trình của duy ngã, công trình của Tâm Vật Hội Tụ Kinh.
Thế nên ở trong đời sống hạ tầng nhất thì người ta cũng thường nói: “Ông nói thì ông hãy làm cho tôi thấy”, mà muốn thấy thì phải tác động vào sở vật chất lý hóa cho người ta thấy. Có nghĩa là nói về quy tắc tam cứu thì không phải nói suông, mà nói bằng hành vi thì phải liên quan đến vật chất rồi. Như cứu thân bệnh thì lấy thuốc cứu, cứu nghèo đói thì lấy cơm gạo cứu, đó là vật chất rồi, còn cứu tâm pháp thì lấy kho tàng kinh điển cứu, cũng phải viết lên bằng ngôn ngữ văn tự, thì nó cũng có một phần vật chất chứa nhóm về nghĩa lý ngôn ngữ đó. Như vậy, rõ ràng cái hiện hữu mà tác động vào đời sống của nhân sinh thì luôn luôn phải có hai mặt tâm và vật mới hoàn bị được sự nghiệp cứu thế đó.
Nói tóm lại, tất cả những công trình thuộc về tâm vật thì luôn luôn trở thành song tụ, thì chính cái đó là thực thể trong đời sống chân lý. Còn mất đi một bên hoặc là thiếu đi một bên thì chân lý ấy không bao giờ có sự thực. Vì nó bị hãm khuyết phần thể hoặc là hãm khuyết phần tính. Mà tính và thể bị hãm khuyết thì nó đâu có dung thân thành ánh linh quang, nó đâu có dung thân để thành sự thật. Cho nên sự thật duy ngã là sự thật tác động của tính và thể, chứ không thể tách rời tính và thể mà có sự thật của duy ngã.
Còn thần linh là giá trị định chiếu của sự sáng, mà định chiếu của sự sáng thì chúng ta có linh nghiệm, nhưng muốn tác động vào đời sống thực hữu thì thần linh cũng phải đi làm những công trình duy ngã, những công trình của Tâm Vật Hội Tụ, thì giá trị định chiếu sự sáng mới trở thành sự thật trong đời sống mà nhân loại đang cần thiết.
Đó là những đề tài mà chúng ta phải học tới học lui, học xuôi, học ngược, học bằng minh triết, học cho thật sâu, học cho thật rộng, học làm sao để tinh hoa được trở về một gốc mà chắt lọc. Đời sống đó có thực, nó không còn mong manh như đời sống phân biến. Đó là một minh triết, một kho tàng của Tinh Bản Trâu Vàng ra đời, nhằm vỡ hết tất cả những hoang dại, những mê lầm ở trên đời sống của mặt đất đó, và trở lại những tinh hoa chắc thật của nền địa vàng, để rồi chúng ta được sống với một sự thật mà không bị hư dối.
Chúng ta phải xác định giá trị chân thật về kho tàng kinh điển của phần kinh thứ 6 tức là Tâm Vật Hội Tụ Kinh, là bổ sung cho phần Duy Ngã Vạn Pháp Kinh. Đây là kinh vững chắc, tất cả chúng ta phải khai thác kinh này, phải học tập kinh này, thể dụng kinh này, ứng tác và thành lập kinh này để thành tựu chính vị.
PHẦN 2: TÍNH TƯỚNG DUNG THÔNG
Chúng ta thấy con người khi chết đi, thì sự phân tán ra giữa vật chất và ý thức thì dung thông nghĩa như thế nào?
Nếu chúng ta không học để hiểu được tính chất và giá trị vững chắc của tính dung thông tâm- vật ở trong bốn chiều, để không bị phân biến tính dung thông đó, chúng ta mới thấy biết vững chắc về tính toàn thực của sự dung thông. Vì các pháp thì luôn biến đổi, ở chiều nào nó cũng có tỉ lệ mâu thuẫn nhất định của nó. Chúng ta phải chứng minh về hệ thống cơ cấu của sự dung thông tâm vật. Chúng ta phải chứng minh trên biện chứng, lý chứng và chứng minh trên hành vận giá trị tương tác của tâm và vật, đối với sự chuyển động tổng thể và chi thể ở trong đời sống của xã hội, của loài người và của hành tinh.
Hôm nay các dòng Chơn phải nắm bắt chỗ này, vì đây là bí quyết là thực chất và giá trị của sự dung thông.
Nếu ở từ trung tâm mà tính thể không được hợp chiếu thực sự, thì không thể hình thành trung tâm. Vì sao? Vì nó không hợp chiếu, nó không có gốc tụ và nó không hợp thành tất cả những giá trị về nguyên thể của giá trị tinh hoa. Tinh hoa ở đây là nói đến giá trị tinh hoa hội tụ, mà nguyên tắc hội tụ là sự hợp chiếu của tính và thể, của siêu sắc thể và sắc thể. Như vậy, đó là nguyên tắc của sự hội tụ, vì nó không hợp chiếu được thì làm sao nó chuyển động và vận hành từ trong siêu hành đến hành. Cũng như tôi đã thuyết về tính thể tương tác thập nhị nhân duyên, thì ngay từ trung tâm đã hội tụ rồi, nó là bản nguyên của giá trị hội tụ, vì nếu nó không hội tụ thật sự, nó sẽ không hình thành thứ chi cả. Kể cả cái cơ cấu hình hài của con người đây cũng không có nữa. Kể cả hóa học nếu không gặp nhau, không hỗ tương với nhau, không duyên khởi với nhau, không tương tác với nhau, thì sẽ không hình thành được thứ gì hết, Cho nên, cái này gặp cái kia, cái kia gặp cái nọ, nó trở thành định lý duyên khởi và tác động giữa các yếu tố, các nguyên tố đó gặp nhau để rồi nó mới thành ra cái khác, còn nếu nó không gặp nhau thì nó phân tán, mà phân tán thì không có dung thông. Vậy khi nói về tâm vật dung thông, ngay cái trung tâm chúng ta phải hiểu được nguyên lý, tức là tính thể hợp chiếu. Siêu sắc thể và sắc thể đã ở 1 góc độ nhất định, và không bị phân tán ở gốc độ đó thì mới có thể chuyển hóa và hình thành ra các pháp.
Còn nói theo phép lạ, không có biện chứng, không có bảo chứng, không có triết chứng, không có hệ thống cơ cấu gì để hình thành phép lạ đó, thì phép lạ đó chỉ là khái niệm về đức tin, về niềm tin và tưởng niệm niềm tin đó, chứ không thấy được tính chất và giá trị sự thật của nó.
Thật ra nếu nói về phép lạ thì định luật nhân quả cũng là phép lạ, chúng ta cứ làm việc lành đi thì sẽ gặp lành, chứ không phải có việc lành là chúng ta phải đi xin rồi có người khác cho việc lành, thì điều đó không đúng. Mà việc lành là do sự tương tác nhân quả tất yếu của giá trị vận hành trong đời sống của nhân sinh quan và vũ trụ quan. Như vậy, việc lành đó là do chúng ta khởi thủy của ý niệm lành và hành vi lành, hoạt động những điều lành thì sẽ có kết quả những điều lành, thì đó là phép lạ rồi.
Ví dụ như: hệ thống hợp chiếu, tính thể dung thông, trung tâm vạn năng hình thành vạn pháp thì đó là phép lạ rồi. Nếu không là phép lạ thì sinh ra loài người được sao?. Cho nên phép lạ là cách không giải thích, chưa giải thích về vấn đề khoa học. Vậy chúng ta phải làm sáng tỏ vấn đề này ở một mức độ nhất định, vì ở đây không thể có một triết lý nào, hoặc một học thuyết nào mà có thể giải quyết cái tuyệt đối đó. Vì học thuyết, triết lý đó có cao siêu tới đâu đi nữa cũng chỉ giải quyết mặt bằng của giá trị tương quan và tương đối hóa ở trong vạn pháp đó, rồi từ tính vững chắc đó mà chúng ta đi lên, đi lên đến chỗ vô cùng và tuyệt diệu của nó. Chứ không phải tự nhiên chúng ta nhảy ra là có tuyệt đối và hình thành được tuyệt đối đâu. Mà tuyệt đối là thuộc về trung tâm chứ không phải thuộc về của chúng ta. Vì chúng ta là phân tử, là nhân bản, là tiểu ngã phải bắt nguồn từ ánh sáng vô cùng tuyệt đối của trung tâm.
Như vậy, hợp chiếu về giá trị của vũ trụ quan, thì bản chất giá trị tính và thể đã dung thông. Vậy sự dung thông ở phần tính; còn phần thể lập thì biến đổi, nhưng phần tính ấy không bị biến đổi, thì đó là sự dung thông của tính thể. Vì phần thô nó biến đổi, nhưng phần chất liệu tinh hoa của vật lý nó là vai trò chủ chốt để tiếp tục thực hiện những công trình sinh suất có hệ thống. Như vậy, đó là phần tính của vật chất rồi. Phần tính của vật chất là gì? Ví như các con ăn trái xoài, các con dùng lưỡi để nếm cái chất vị của xoài và dùng con mắt để thấy hình thể, sắc tướng của trái xoài đó; chứ không thể dùng con mắt để mà nếm chất vị trái xoài đó được, mà phải dùng cái lưỡi là cơ quan của vị xúc mới có thể nếm được vị chất của xoài. Vậy thì trong trái xoài gồm có: võ xoài, cơm xoài, hạt xoài, và còn có chất lượng giá trị của trái xoài đó nữa. Như vậy, chất lượng của giá trị vật chất đối với tính thì nó luôn luôn hợp và không có phân tán, đó là phần chất. Chất là nguyên tố của tất cả những dinh dưỡng ở trong lâp thể đó. Như vậy, phần chất thuộc của vật luôn luôn tương quan với phần tính, vậy thì phần chất và tính nó luôn hợp chiếu, chính hợp chiếu đó là sự dung thông, còn phần hình hài thì là mượn, nó mượn để thay đổi, mà không bị biến mất phần chất đó. Cho nên thể lập là hình ngoài, nhưng mà chất của vật là nằm ở bên trong, chính cái chất đó là hợp chiếu ở phần tính và dung thông của phần này. Tức là vật bị biến đổi, song chất ấy vẫn được trường viễn, giá trị dung chứa của tính và thể luôn hợp chiếu và không bị thay đổi. Như vậy bị tan biến phần lượng ấy, nhưng phần chất của tinh hoa không bao giờ bị tan biến, vì nó gắn liền với phần tính. Chính vì điều đó mà có thân trung ấm. Thân trung ấm là sự sống có thực, dù có sự biến đổi của thân ngũ ấm, song thân trung ấm không bao giờ mất, chính thân trung ấm là chất của giá trị sự sống, hợp chiếu cùng tính thể để tồn tại.
Như vậy, trong chu trình sống có hai phần, là hiển và mật, sự phát lộ về phần bên trong, luôn luôn có tính dung chứa nhất định mà không bị biến đổi sự dung chứa đó, để trở thành chân lý của sự sống đời đời mà nhân loại được tiến hóa trong giá trị thay đổi sinh diệt đó. Vậy đứng trên phần lý nó đã dung thông rồi, vì nếu không dung thông giữa tính thể, giữa tâm vật. Vật ở đây là chất thể ánh sáng của sự sống, thuộc về chất thể của giá trị chất tính, tức là chất tính và chất thể, gọi là tính chất, đó là cái không bao giờ biến đổi. Chính sự dung thông đó nên khi thân ngũ ấm bị biến, thì thân trung ấm của giá trị chất tính là không biến đổi, và tiếp tục dung thông để mượn từ trường phát lộ và chuyển thai lập thành sinh lại. Như vậy sự dung thông của giá trị tính và thể giống như đất và hạt vậy, còn võ cơm là sự biến đổi của vật chất phần ngoài thì phải trả lại cho đất, còn lại chất liệu tinh hoa thì tập hợp trong cái hạt đó, và khi rơi về đất vỡ võ cơm ra, cái hạt đó tiếp tục mọc lại cây khác. Đó là tính thể dung thông, mà ba thời quá khứ, hiện tại, vị lai đều y cứ trong quy luật đó mà chuyển động.
* Tâm vật dung thông hóa vạn pháp và trường lưu trong vạn pháp
Chúng ta đã thấy rõ sự dung thông từ gốc trung tâm cho đến cái cuối cùng của nhánh trổ ra hoa và quả, mà quả là chứng minh cho giá trị gốc để trở về gốc, đó là sự dung thông. Vì sự thực của nó là khi quả chín cây được rụng về đất, vỡ vỏ cơm ra hạt ở bên trong tiếp nhận đất để tiếp tục phát triển cây mới, nhưng mà mới của cái cũ, vì nó không tách rời cái nguyên lý của cái cũ đó, để hình thành giá trị của cái mới. Vậy cái mới ấy từ cái cũ mà ra, nghĩa là cái mới của thân ngũ ấm là do cái cũ của tiền thân ngũ ấm và trung ấm đó mà ra. Thì Đức Phật Ngài mới xác định được giá trị về tổng tinh hoa của tính thể hợp chiếu, và nói đến tính giá trị của Bát nhã là : Sắc bất dị không và không bất dị sắc, thì đây tức là một rồi. Cái dung thông ấy thuộc về tính hội tụ của thượng tầng, trung tầng, hạ tầng và Bát Nhã hóa trong giá trị nguyên lý ấy, mà thực hiện các công trình dung thông đó. Cho nên chất không bao giờ mất, mà chỉ phân biến theo nghiệp, để chuyển động theo nghiệp và chịu thăng trầm khổ đau trong nghiệp, chớ không phải mất đi cái chân tính và giá trị tinh hoa của chính chúng ta. Vậy dung thông hóa vạn pháp, trong vạn pháp ấy có hình thể muôn sắc con người và nhiều con người cao hơn nữa trong muôn thể đó, là tính dung thông trung tâm vũ trụ mà ra. Còn nếu nói rằng vô cơ sinh hữu cơ thì làm sao có, vì vật chất không đơn giản mà sinh ra cả một hệ thống cơ cấu não bộ và nhiều não bộ gọi là tối cao. Vì tầng thấp thì não bộ đơn giản thôi, nhưng mà càng lên cao thì càng phức tạp, thì mức độ tính thể dung thông lại càng chặt chẽ, càng siêu xuất và tròn đủ những chất liệu tinh hoa của tính thể hợp thành.
Vũ trụ là bản chất của sự dung thông và nhân loại đi theo sự thiêng liêng cao cả nhất của tính thể dung thông đó, mà hợp chiếu sự dung thông để được tồn tại vạn pháp và mãi mãi 3 thời kỳ : quá khứ, hiện tại, vị lai của cái nhân đời trước, cái quả đời này và nhân đời này quả đời sau nữa, cứ như thế mà chuyển hóa và không bao giờ chấm dứt. Vì sao? Vì sự vô cùng của vũ trụ nên không có sự chấm dứt của cái vô cùng, và vì sự vô cùng của vũ trụ nên không có sự chấm dứt của cái tận cùng, mà trở thành vô tận. Như vậy, vũ trụ vốn vô cùng cũng là vốn của vô tận, vốn của sự dung thông và tổng thể tinh hoa ấy không có thiếu, cũng không có dư, không thêm, cũng không bớt; không có sự chênh lệch trong cán cân của sức mạnh vũ trụ. Đối với tính thể dung thông và tâm vật hội tụ là đủ tất cả những sắc quang để hóa giải và cứu giải tất cả chúng sinh trong vạn loại; vạn loại nhờ đó mà được trường tồn và mãi mãi trường tồn, không bao giờ mất.
Đây là tính chắc thực của giá trị chân lý, của tính Công Luật mà không thể nào thay đổi. Còn ý thức chúng ta bị phân biến đối đãi, phân biệt, làm sai biệt vũ trụ đi, chứ thực ra vũ trụ không có sự sai biệt. Vũ trụ là sự chắc thật của thượng tầng, trung tầng, hạ tầng và sự thiết lập của hệ thống hạ tầng là nhằm để giải quyết những mặt bằng của sự tiến hóa đối với hệ thống nhị nguyên. Nhưng nhị nguyên cũng không bị giảm thiểu về giá trị của tính thể hợp chiếu ở trong đời sống nhị nguyên đó.
Như vậy, giữa tâm và vật là một chứ không có hai; còn có hai là do sự phân biệt chứ thật ra nó là một nguyên lý. Do xuống dưới này ta phân biệt thành ra nhiều thứ, cho nên mới có nhiều thứ học thuyết và nhiều thứ triết lý khác nhau. Còn đối với Công Luật học thì chỉ có một minh triết, một con đường giải lý duy nhất. Mà phân định giá trị cơ cấu thì con đường Công Luật là con đường của cửu kinh. Nếu nói về sự tột cùng thì con đường của Thống hóa, của Trung Tâm Vạn Năng và con đường của tính nhất thể.
Hôm nay tôi đã giải trình về tính thể dung thông. Thì các vị phải quyết liệt chứng tính, chứng lý và minh định được sự dung thông, để đạt được chân hành và giá trị của sự dung thông đó cho thật cao. Đừng để dòng nghiệp nó biến đổi làm rối loạn giá trị sự thực của tính thể dung thông và tâm vật hợp chiếu của chúng ta.
Các vị phải cố gắng nắm được cái yếu quyết của tính tướng dung thông, để minh chứng được sức mạnh của sự hội tụ. Khi chúng ta ra đời, đến các nhà trí thức học giả, mới có tính thuyết phục cao và làm sáng tỏ một cách rõ ràng, không thể có cái mập mờ trong minh triết. Cũng như mặt trời không có bóng tối trong mặt trời, bóng tối là do sự vận hành che khuất của vạn vật tạo ra bóng tối, chứ nói trong mặt trời có bóng tối là không đúng. Như vậy, trong minh triết không có cái tối của minh triết, trong minh triết cái tỉ lệ mâu thuẫn phải loại trừ, loại trừ càng cao càng tốt, có thể trong phạm vi cho phép là 5%, nếu vượt hơn thì không có tính toàn thực của nó, mà nếu đem ra áp dụng thì nhân loại sẽ khổ vì cái không thực đó.
Cái chủ thuyết không thực, cái triết lý không thực mà đem ra truyền bá, bắt con người làm thì cũng như chúng ta bốc hư không vậy thôi, tức là làm cái ảo, thì kết quả sẽ là đại ảo, là xáo trộn cuộc sống thực của con người và xã hội.
Như vậy, chúng ta phải xác định chủ thuyết minh triết là một chân lý sống có thực và tỷ lệ mâu thuẫn thấp nhất được cho phép là 5%.
Tóm lại, về phẩm kinh tính thể dung thông chúng ta thấy, trên tinh thần vũ trụ quan là có dung thông và tất cả những biến cố về khách quan của nhân loại trong đời sống vẫn có tính dung thông. Vì chết là không mất thì đó là dung thông. Nhưng vì do chúng ta biến đổi theo dòng nghiệp rồi bị phân biến làm mất đi tính dung thông. Chứ thật ra tính chất giá trị tâm và vật nó vẫn là dung thông. Nếu chúng ta không còn lầm lẫn chạy theo dòng nghiệp nữa, không còn phân biến mà trở về tụ thì chúng ta sẽ được dung thông.
Ta là giá trị chủ thể thì ta có quyền hóa thiện hoặc hóa ác, hóa tốt hoặc hóa xấu, tức là chúng ta hóa giải những điều xấu trong ta để chúng ta được những điều tốt. Đó là cái quyền cao nhất của con người mà không ai có quyền cấm được, vì tính biết của chúng ta không ai cướp được, mà chính do sự lầm lẫn của chúng ta làm hao mòn tính biết đó.
Chất là tinh hoa của tâm và vật, nó là điểm trung dung làm cho tâm vật được kết tinh. Vì trong vật luôn có chất tinh hoa. Vật là phần lập thể thì có biến đổi nhưng chất là tinh hoa thì không biến đổi. Nên vật thể mà không khai thác được chất thì tính công năng của vật chất ấy không có. Như một vật thể mà ta rút hết cái chất của vật đó ra thì vật đó không còn giá trị.
Vậy ngay vật thể nó cũng được phân lập cả phần thể và phần tính, huống chi chúng ta còn cao cấp hơn nó nhiều, thì tính chất phần thể và phần tính còn rõ ràng hơn. Chính vì vậy mà chúng ta mới nói là tính thể dung thông.
Đức Phật ngài thành tựu Như Lai thể trong tính thể hợp chiếu, ở trong tâm vật hội tụ và trong sự kết tinh của siêu sắc thể và sắc thể đã được hoàn chỉnh.
Đức Phật dạy chúng ta đầu tiên là phải chuyển nghiệp ác qua thiện, vì thiện nghiệp là nền tảng cho sự nghiệp tiến hóa nhất định của con người.
Thiện nghiệp là vốn liếng cơ bản cho chúng ta vận động trong công cuộc tiến hóa. Vậy thiện nghiệp, chánh nghiệp là nền tảng đưa chúng ta đi đến dung thông.
Đức Phật nói: Chúng ta hãy niệm những gì mà tâm chúng ta được an là tốt nhất. Nếu ta niệm cái tham lam cho ta, không khác nào ta làm hao mòn phúc báu của ta mà thôi và những thứ niệm tham lam đó không bao giờ có thực với ta.
Chúng ta phải thấy rằng một ngày sống của chúng ta nếu ở trong chân lý sống thì đời sống ấy vô cùng giá trị, nếu tách rời giá trị chân lý thì đời sống chúng ta trở thành vô nghĩa. Nếu chúng ta chỉ biết ăn rồi ngủ, ngủ rồi ăn không biết đi về đâu và đích của nó là gì, đó chỉ là một sự tăm tối kéo dài ở trong đời sống ấy, thì người ấy có thể chỉ hơn con heo một chút mà thôi.
Vậy thì sự nghiệp chúng ta ánh sáng luôn luôn chói rọi và tỏa ra một ánh sáng lớn để cứu vãng đời sống chúng ta trong mỗi ngày giờ. Chúng ta hóa thân trong mỗi ngày giờ ấy mà được sống ý nghĩa hơn lên, không bị tắt đoạn trong giá trị đời sống ấy mới là đời sống của hiển vinh thực sự.
Có những người họ đã ngủ quên trong tiềm vọng, có những người họ ngủ quên trong lao động một cách miệt mài mà mất chân tính, có những người họ cũng không biết rồi họ sẽ ra sao. Còn chúng ta biết được chúng ta đi đâu, về đâu và làm gì để đến đích, thì điều đó là vô cùng hạnh phúc.

0 nhận xét:

Đăng nhận xét

Ví bạn hãy dùng ngôn ngữ lịch sự, tôn trọng lẫn nhau, mỗi người có cấp độ trình độ riêng nên không nên phán xét nếu không thông hiểu. Xin cảm ơn!