“- Bạch Thế
Tôn, làm sao có thể không được. Ở
đây, bạch Thế Tôn,
lâu nay cho đến
khi chúng con muốn, chúng
con diệt tầm diệt tứ, chứng và trú
Thiền thứ hai,
một trạng thái hỷ
lạc do định sanh, không
tầm không tứ, nội
tĩnh nhất tâm.
Bạch Thế Tôn, chúng con vượt qua sự an
trú kia, làm cho khinh an sự
an trú kia; chúng con chứng được pháp thượng nhân
khác, một tri kiến thù thắng, xứng
đáng bậc Thánh và sống thoải mái,
an lạc”.
Nghe xong đức Phật lại ca ngợi
và khen tặng sự tu tập của ba vị tôn giả:
“- Lành
thay! Lành thay! Này các Anuruddha! Này các Anuruddha, các Ông có vượt qua sự an
trú kia, có làm
cho khinh an sự
an trú kia,
và chứng được một
pháp thượng nhân khác, một tri kiến thù thắng, xứng
đáng bậc Thánh và sống
thoải mái, an lạc
không?”.
Ông A Na Luật
trả lời tiếp:
“- Bạch Thế
Tôn, làm sao có thể không được. Ở đây,
lâu nay cho đến khi chúng con muốn, chúng
con ly hỷ trú
xả, chánh niệm tỉnh giác, thân cảm sự lạc
thọ mà các bậc
Thánh gọi là xả niệm
lạc trú, chứng
và trú Thiền
thứ ba, Bạch Thế Tôn,
chúng con vượt qua sự an
trú kia, làm
cho khinh an sự an trú
kia; chúng con chứng
được pháp thượng nhân khác, một
tri kiến thù thắng, xứng đáng bậc
Thánh, và sống thoải mái, an lạc.”
Nghe xong đức Phật lại ca ngợi
khen tặng và hỏi tiếp:
“- Lành
thay! Lành thay! Này các Anuruddha!Này các Anuruddha, các Ông có vượt qua sự an
trú kia, có làm
cho khinh an sự
an trú kia,
và chứng được một
pháp thượng nhân khác, một tri kiến thù thắng, xứng
đáng bậc Thánh và sống
thoải mái, an lạc
không?”.
Mỗi lần hỏi
là mỗi lần ông A Na Luật trả lời một cách phân minh rõ ràng:
“- Bạch Thế
Tôn, làm sao có thể không được. Ở đây,
lâu nay cho đến khi chúng con muốn, chúng con xả lạc, xả khổ, diệt
hỷ ưu đã
cảm thọ trước, chứng và trú Thiền thứ tư, không khổ
không lạc, xả niệm thanh
tịnh. Bạch Thế Tôn,
chúng con vượt qua sự an
trú kia, làm cho khinh an sự an
trú kia; chúng con chứng được
pháp thượng nhân khác,
một tri kiến
thù thắng, xứng đáng bậc
Thánh và sống
thoải mái an lạc”.
Nghe xong đức Phật rất hoan hỷ ca ngợi sự siêng năng tu tập của các các vị tôn giả:
“- Lành
thay, lành thay, này các Anuruddha! Này các Anuruddha, các Ông có vượt qua sự an
trú kia, có làm
cho khinh an sự
an trú kia,
và chứng được một
pháp thượng nhân khác, một tri kiến thù thắng, xứng
đáng bậc Thánh và sống
thoải mái, an lạc
không?”.
Sau khi
ông A Na Luật trình
bày nhập các định hữu sắc
xong thì đức Phật
muốn trắc
nghiệm xem các đệ tử của mình có
thể nhập được
các định vô sắc không? Tức là các loại định tưởng. Một
khi đã nhập được các định
hữu sắc
thì các định vô
sắc đối với các vị như A Na Luật đâu còn khó khăn, vì thế
ông A Na Luật trình bày cách thức nhập KHÔNG VÔ BIÊN XỨ:
“- Bạch Thế
Tôn, làm sao có thể không được. Ở đây
lâu nay cho đến khi chúng con muốn, chúng con vượt
lên mọi sắc tưởng,
diệt trừ mọi
chướng ngại tưởng, không tác
ý đối với
dị tưởng; chúng con nghĩ rằng:
“Hư không là vô biên”, chứng và trú Không vô biên
xứ”.
Kế tiếp
A Na Luật
trình bày cách thức nhập THỨC VÔ BIÊN XỨ:
“- Bạch Thế
Tôn, chúng con vượt qua sự an trú kia, làm cho khinh an sự an trú kia; chúng con chứng được pháp thượng
nhân khác, một tri kiến thù thắng, xứng đáng bậc
Thánh và sống thoải
mái, an lạc...
(như trên)... Ở
đây, lâu nay cho đến khi chúng
con muốn; chúng con vượt qua mọi
Không vô biên
xứ, nghĩ rằng: “Thức
là vô biên”,
chứng và trú Thức vô biên xứ... (như trên)...”.
Kế tiếp
A Na Luật
trình bày cách thức nhập VÔ SỞ HỮU XỨ:
“- Ở
đây, lâu nay cho đến khi chúng con muốn;
chúng con vượt qua mọi Thức vô biên xứ, nghĩ rằng: “Không có vật gì”,
chứng và trú Vô sở hữu xứ...
(như trên)...”.
Kế tiếp
A Na Luật
trình bày cách thức
nhập PHI TƯỞNG
PHI PHI TƯỞNG
XỨ:
“- Ở
đây, lâu nay cho đến khi chúng con muốn;
chúng con vượt qua mọi
Vô sở hữu xứ, chứng
và trú Phi tưởng phi phi tưởng xứ”.
Kế tiếp
A Na Luật
trình bày cách thức nhập DIỆT THỌ TƯỞNG ĐỊNH:
“- Ở
đây, lâu nay cho đến khi chúng con muốn;
chúng con vượt qua Phi
tưởng phi phi tưởng
xứ, chứng và trú
Diệt thọ tưởng định.
Sau khi đã thấy
nhờ trí tuệ,
các lậu hoặc
của chúng con được đoạn trừ”.
Kế tiếp A Na
Luật trình bày khi nhập xong các loại
tưởng định thì mới thấy
trí tuệ vô lậu.
Đoạn kinh này chịu
ảnh hưởng kinh sách phát triển. Khi nhập xong DIỆT THỌ TƯỞNG
ĐỊNH thì mới
có trí tuệ vô lậu.
Trí tuệ VÔ LẬU xuất
hiện khi TÂM BẤT ĐỘNG trên TỨ NIỆM XỨ bảy ngày
đêm thì
có TỨ THẦN TÚC.
Trong TỨ THẦN TÚC có TUỆ NHƯ
Ý TÚC. Trong TUỆ
NHƯ Ý TÚC
có LẬU TẬÂN
MINH. LẬU TẬN MINH là
trí tuệ VÔ LẬU.
Cho nên kinh phát triển dạy sai không đáng tin cậy. Kinh phát triển dạy
theo kiến giải sắp xếp theo thứ lớp từ định hữu
sắc đến định vô
sắc. Đạo Phật
chỉ cần nhập
được các định hữu sắc là đã tu tập
xong. Còn các loại định tưởng là các loại định của ngoại đạo.
Chúng ta nên
nhớ kỹ lại khi đức Phật bỏ cung vàng điện ngọc đi tu thì gặp hai vị thầy ngoại đạo dạy đức Phật nhập
các loại Định Tưởng từ KHÔNG VÔ BIÊN XỨ TƯỞNG
đến PHI TƯỞNG
PHI PHI TƯỞNG XỨ. Khi nhập xong đức Phật thấy không làm chủ sinh,
già, bệnh, chết nên Ngài ném bỏ như ném chiếc giày rách.
“- Chúng tôi
không bao giờ nói với Tôn giả Anuruddha
như sau: “Chúng tôi là người đã chứng
và an trú quả
này, an trú quả này”, và nhờ
vậy, Tôn giả Anuruddha, trước mặt
Thế Tôn, đã nêu rõ (các quả chứng) cho đến sự đoạn trừ các lậu hoặc.
Chư Tôn
giả không nói
với tôi như sau: “Chúng tôi
là người đã chứng và an trú quả này, an trú quả này”,
nhưng với tâm của tôi,
tôi biết được tâm
của các Tôn giả:
“Chư Tôn này là Người
đã chứng và an
trú quả này,
an trú quả này”.
Bài kinh
điều đáng lưu
ý là sự sống
của ba vị tôn giả luôn
luôn giữ hạnh độc
cư trọn vẹn, nhất là
tu tập được
cái gì cũng không khoe khoang nói cho người khác biết.
Đó là điều cần phải ghi nhớ.
Bài kinh này
được đem ra đây để mọi người thấu
rõ biết cách ứng dụng BA MƯƠI BẢY PHẨM TRỢ ĐẠO vào đời sống tu tập
của mình nhất là những gương hạnh sống ĐỘC CƯ
và thức hiện
các pháp làm chủ
sinh, già, bệnh,
chết của
ba vị tôn giả một
cách thiết thực, cụ thể.
Tâm vô lậu
Chúng ta hãy
lắng nghe các vị đại
đệ tử của Phật
mỗi người đều có một kinh nghiệm tu tập
khác nhau, không ai tu tập giống ai nhưng
kết quả tâm đều
VÔ LẬU. VÔ LẬU
là mục đích mà mọi
người tu
tập đều phải đạt được, như vậy mới gọi là giải thoát. Ông A
Nan trình bày sự
tu tập của mình
theo đặc tướng như sau:
“- Ở đây,
này Hiền giả Sariputta, tỳ-kheo
nghe nhiều, gìn
giữ điều đã nghe, tích tụ điều đã nghe. Những pháp sơ thiện, trung
thiện, hậu thiện, văn nghĩa cụ túc, nói lên phạm hạnh hoàn toàn thanh tịnh,
những pháp ấy được vị
ấy nghe nhiều
và gìn giữ kỹ, được lập
lại lớn tiếng,
được ý tư
duy, được tri kiến khéo
quán sát; vị ấy thuyết pháp cho bốn hội chúng với văn cú
viên dung, lưu loát,
với mục đích đoạn trừ mọi tùy miên. Này Hiền giả
Sariputta, hạng tỳ-kheo này có thể làm
sáng chói khu rừng Gosinga”.
Ông A Nan
đã trình bày sự hiểu
biết tu hành của mình bằng cách nghe nhiều
do ông làm thị giả Phật: Khi nghe Phật
thuyết giảng là ông
ghi nhận trong
tâm từng lời nói, từng ý nghĩa, từng hành động tu tập
từ thấp đến cao
sơ thiện, trung
thiện hậu thiện do sự tu tập như
vậy sẽ làm sáng chói khu rừng Gosinga.
Theo sự trình bày
của ông A Nan
tu hành rất
căn bản: NGHE HIỂU RỒI
THỰC HÀNH. Khi ông
A Nan trình xong sự
tu tập của
mình thì ông Xá
Lợi Phất hỏi tôn giả Revata:
“- Này Hiền giả Revata, Tôn giả Ananda đã trả lời
theo sự giải
thích của mình. Ở đây, nay chúng
tôi hỏi Tôn giả Revata: Này
Hiền giả Revata,
khả ái thay ngôi rừng
Gosinga... (như trên)... Này Hiền giả
Revata, hạng tỳ- kheo nào làm sáng chói khu rừng
Gosinga?”.
Tôn giả
Revata trình bày chỗ tu tập của
mình là GIỮ
GÌN TÂM THANH TỊNH BẤT ĐỘNG
trong bất cứ giờ nào,
ngày nào chỗ nào cũng ở trong trạng thái KHÔNG TỊCH thì
sẽ làm sáng
chói khu rừng
Gosinga. Đó
là kinh nghiệm tu hành của tôi xin trình bày cho các tôn giả đang có mặt trong
ngôi nhà mát được nghe:
“- Ở đây,
này Hiền giả Sariputta, tỳ-kheo ưa thích
đời sống tịnh cư,
vui thú đời sống tịnh
cư, nội
tâm tu pháp tịnh
chỉ, không gián
đoạn tâm thanh tinh (thiền định),
thành tựu quán hạnh,
luôn luôn lui tới các chỗ không tịch. Này Hiền giả Sariputta, hạng tỳ-
kheo này có
thể làm sáng
chói khu rừng Gosinga”.
Khi nghe xong sự trình bày tu tập của tôn giả
Revata thì tôn giả
Xá Lợi Phất hỏi
tôn giả A Na Luật, còn ông tu tập như thế nào?
“- Này Hiền
giả Anuruddha, Tôn giả Revata đã trả lời
theo sự giải thích của mình. Ở đây, nay
chúng tôi hỏi Tôn giả Anuruddha: Này Hiền giả Anuruddha, khả ái thay ngôi rừng
Gosinga... (như trên)... Này Hiền giả Anuruddha, hạng tỳ-kheo
nào làm sáng chói khu rừng Gosinga?”.
Tôn Giả A Na
Luật trả lời qua kinh nghiệm tu hành của mình:
“- Ở đây,
này Hiền giả Sariputta, tỳ-kheo, với thiên nhãn thanh tịnh, siêu nhiên, quán
sát ngàn thế giới.
Này Hiền giả Sariputta, ví như một người có mắt lên trên đỉnh một ngôi lầu
tốt đẹp, quán sát một ngàn đường
vòng xung quanh. Cũng vậy,
này Hiền giả Sariputta, tỳ-kheo,
với thiên nhãn thanh tịnh, siêu nhiên, quán sát ngàn thế
giới. Này Hiền giả Sariputta, hạng tỳ-kheo
như vậy có thể làm
sáng chói khu rừng Gosinga”.
Ngài A Na
Luật trước khi gặp
Phật pháp thì Ngài
là người bị
mù đôi mắt, nhưng
khi gặp chánh pháp của Phật Ngài nổ
lực tu tập giữ tâm
thanh tịnh bất động và chứng đạt Tâm BẤT ĐỘNG nên mỗi khi muốn
nhìn thấy Ngài đều dùng Thiên nhãn của
mình để
thấy mọi vật chớ không còn là đôi mắt thường của chúng ta nữa. Cho nên
Ngài trình bày chỉ
có người tu tập có cái nhìn thanh tịnh không bị nhiễm ô các dục, không bị dao động
bởi các ác pháp, cái nhìn
được như vậy
thì sẽ làm sáng chói khu rừng
Gosinga.
Khi nghe tôn giả A Na Luật trình bài xong thì
tôn giả Xá Lợi
Phật hỏi
tôn giả Đại Ca Diếp còn tôn giả
tu tập như thế nào?
“- Này Hiền
giả Kassapa, Tôn giả Anuruddha đã trả lời theo sự giải thích của mình. Ở đây, nay chúng tôi hỏi Tôn giả Kassapa:
Này Hiền giả
Kassapa, khả ái thay ngôi rừng Gosinga... (như trên)... Này Hiền giả Kassapa, hạng tỳ-
kheo nào làm sáng chói khu rừng Gosinga?”.
Nghe hỏi
như vậy tôn
giả Đại Ca
Diếp trình
bày sự tu tập của mình:
“- Ở đây,
này Hiền giả Sariputta, tỳ-kheo, tự mình
sống ở rừng núi và tán thán đời sống ở rừng núi, tự mình sống khất thực,
và tán thán đời sống khất thực, tự mình mặc y phấn tảo và tán thán hạnh mặc y phấn tảo, tự mình sống với ba y và tán thán hạnh ba y, tự mình sống thiểu
dục và tán
thán hạnh thiểu dục, tự mình sống
biết đủ và tán
thán hạnh biết
đủ, tự mình sống độc cư và tán thán hạnh
sống độc cư, tự mình sống
không nhiễm thế tục
và tán
thán hạnh không nhiễm
thế tục, tự
mình tinh cần, tinh tấn và
tán thán hạnh tinh cần, tinh tấn, tự mình thành tựu giới
hạnh và tán thán sự thành tựu giới hạnh, tự mình thành tựu thiền định và tán thán sự thành
tựu thiền định,
tự mình thành tựu trí tuệ
và tán thán sự
thành tựu trí tuệ,
tự mình thành tựu giải
thoát và tán
thán sự thành
tựu giải thoát, tự
mình thành tựu
giải thoát tri kiến và tán thán sự
thành tựu giải thoát tri kiến. Này Hiền giả Sariputta, hạng tỳ-kheo như vậy có thể
làm sáng chói khu rừng Gosinga”.
Ngài Đại Ca
Diếp trình bày sự tu tập của mình qua
các hạnh buông xả của một người xuất gia ly
gia cắt
ái sống không
gia đình không nhà cửa chỉ còn ba
y một bát đi xin ăn hằng
ngày ai cho sao cũng
ăn được không chê cũng không
khen.
Tự mình thích
sống trong rừng
núi thanh vắng, tự
mình thích sống
đi khất
thực, tự
mình thích mặc
y áo thô xấu, tự mình
thích sống ba y một bát,
không thích nhiều đồ, tự mình
thích sống thiểu
dục tri túc, từ thích sống độc cư, không thích nói chuyện
với bất một
người nào, tự
mình thích sống không
đắm nhiễm thế tục, tự
mình thích sống siêng năng, tự mình thích sống
giữ gìn giới
luật nghiêm chỉnh,
tự mình thích sống
tinh tấn giữ gìn tâm BẤT ĐỘNG, THANH
THẢN, AN LẠC
và VÔ SỰ, tự
mình thích sống
với tri kiến giải thoát.
Sống như ngài Đại Ca Diếp
như vậy là đã giải thoát chứng
đạo rồi còn
gì mà không làm sáng chói khu rừng
Gosinga.
Khi ngài Đại
Ca Diếp trình bày xong thì
ngài Xá Lợi Phất
hỏi tôn giả Đại Mục Kiền Liên, còn kinh nghiệm tu hành của
Ngài như thế nào?
“- Hiền giả
Moggallana, Tôn giả Mahakassapa đã trả lời theo sự giải thích
của mình. Ở đây, nay
chúng tôi hỏi Tôn giả Mahamoggallana: Này Hiền giả Moggallana, khả ái thay khu rừng Gosinga!... Này
Hiền giả
Moggallana, hạng tỳ-kheo nào
có thể
làm sáng
chói khu rừng Gosinga?”.
Khi nghe tôn giả Xá Lợi Phật hỏi như vậy thì
tôn giả Đại Mục Kiền
Liên trả lời như sau:
“- Ở đây,
này Hiền giả
Sariputta, hai Tỳ-kheo đàm luận
về Abhidhamma (A-tỳ-đàm). Các vị ấy hỏi
nhau câu
hỏi, và khi được hỏi,
các vị trả lời được với nhau
chớ không dừng lại (không trả lời được), và cuộc đàm
luận về pháp được tiếp
tục. Này Hiền giả
Sariputta, hạng tỳ-kheo như vậy
có thể làm
sáng chói khu rừng Gosinga”.
Tôn giả Mục
Kiền Liên là người đệ nhất thần thông trong các hàng đệ tử của Phật, sao ông
không đem pháp tu hành nào mà có được
thần thông đó. Ở đây
ông lại đem bộ luận A-Tỳ-Đàm
ra luận bàn
thì chúng tôi tin rằng
đây có phải
là ông Mục Kiền Liên trả lời hay là người sau thêm
vào để hạ bệ
các hàng đệ tử của Phật. Luận
A- Tỳ-Đàm là một bộ sách lý luận
chớ đâu phải là những hành động tu tập thanh
tịnh làm sáng chói khu rừng Gosinga.
Ở đây chúng
ta không được ngài Mục Kiền Liên trình bày
sự tu tập như thế nào để trở thành một người đệ tử đệ nhất thần
thông của Phật, nhưng chúng ta cũng biết Thần thông đệ nhất đều xuất phát từ
tâm BẤT ĐỘNG, dù muốn dù
không thì ngài Mục Kiền Liên phải sống trong tâm BẤT ĐỘNG
suốt trong bảy ngày đêm thì mới gọi là đệ
nhất thần thông.
Khi tôn giả Đại Mục Kiền Liên trả lời xong liền hỏi
lại tôn giả Xá Lợi Phất còn Ngài tu hành như thế nào?
“- Hiền
giả Sariputta, chúng tôi đã
trả lời theo sự
giải thích của chúng tôi. Ở
đây, nay chúng tôi hỏi Tôn giả
Sariputta: Này Hiền giả Sariputta, khả ái
thay, khu rừng
Gosinga! Đêm rằm sáng
trăng, cây Ta-la
trổ hoa cùng khắp,
hương trời như
được tỏa rộng khắp nơi. Này Hiền giả Sariputta, hạng
tỳ-kheo nào có thể làm sáng chói khu rừng Gosinga?”
Nghe hỏi như
vậy tôn giả Xá Lợi Phật trình bày sự tu tập của
mình để huynh
đệ cùng nghe:
“- Ở
đây, này Hiền
giả Moggallana, tỳ-kheo điều phục được tâm, không
phải tỳ-kheo không
điều phục được tâm. An trú quả nào vị ấy muốn an trú vào buổi sáng, vị ấy
an trú quả ấy vào buổi sáng; an trú quả nào vị ấy muốn an
trú vào buổi
trưa, vị ấy an trú quả ấy buổi
trưa; an trú quả nào vị ấy muốn an trú
vào buổi chiều, vị ấy an trú quả ấy
vào buổi chiều. Hiền
giả Moggallana, ví như một vị
vua hay vị đại thần của vua có một tủ áo đựng đầy những
áo có nhiều màu sắc khác nhau. Cặp áo nào nhà vua muốn mặc vào buổi sáng, nhà
vua mặc cặp áo ấy vào buổi sáng; cặp áo
nào nhà vua muốn mặc vào buổi trưa, nhà vua mặc cặp áo ấy
vào buổi trưa;
cặp áo nào
nhà vua muốn mặc vào buổi chiều,
nhà vua mặc cặp áo ấy vào buổi chiều. Cũng vậy, này Hiền giả Moggallana, tỳ-kheo
điều phục được tâm, không phải tỳ-kheo không điều phục được tâm. An trú quả nào
tỳ- kheo ấy muốn
an trú vào buổi sáng, vị ấy an trú quả ấy vào buổi
sáng; an trú quả nào tỳ-kheo
ấy muốn an trú
vào
buổi trưa, vị
ấy an
trú quả ấy
vào buổi trưa; an trú quả nào vị
tỳ-kheo ấy muốn an trú vào buổi
chiều, vị ấy an
trú quả ấy vào buổi chiều. Này Hiền
giả Moggallana, hạng tỳ-kheo
như vậy có thể làm sáng chói khu rừng Gosinga”.
Sự trình bày
tu tập của
ông Xá Lợi Phất
nhiếp tâm và an
trú tâm, muốn hồi nào đều làm được hồi nấy.
“1- Tỳ-kheo
điều phục được tâm, không phải tỳ-kheo không điều phục được tâm.
2- An trú quả nào vị ấy muốn
an trú vào buổi sáng,
vị ấy an trú quả ấy vào
buổi sáng; an trú quả nào vị ấy muốn an trú vào buổi trưa, vị ấy an trú quả
ấy buổi trưa; an trú quả nào vị ấy muốn
an trú vào buổi chiều,
vị ấy an trú quả ấy vào buổi chiều”.
Khi trình bày sự tu tập cho mọi người nghe xong
thì tôn
giả Xá Lợi Phật
đề nghị các tôn giả nên đem đến hỏi Phật qua kinh nghiệm
tu hành của mình đúng sai để đức Phật chỉnh sửa lại. Lời đề nghị quá
hợp lý
nên mọi tôn
giả đều rủ
nhau đến chỗ Phật để
thưa hỏi cho cặn
kẻ. Nhất là mọi
vị đều thuật lại những công phu tu hành
của mình cho đức Phật nghe:
Sau khi nghe xong các tôn giả trình bày, đức
Phật chỉ trả
lời ngắn gọn
mà không phê bình một tôn giả nào tu tập sai pháp cả,
có nghĩa là đức Phật chấp
nhận các tôn giả đều tu tập đúng nhưng có điều là các ông không khéo trả lời, chỉ thẳng
tâm BẤT ĐỘNG.
Đạo Phật tu
hành rất đơn giản không có khó khăn không có mệt nhọc, không có cầu kỳ
như các tôn giả trình bày
pháp tu
tập.
Chúng ta hãy
lắng nghe đức Phật trả lời pháp môn tu
hành một cách đơn giản:
“Này Sariputta,
tất cả đều lần
lượt khéo trả lời. Và
này các ông
hãy nghe Ta nói hạng tỳ-kheo
nào có thể làm sáng
chói khu rừng
Gosinga? Ở đây, này Sariputta,
tỳ-kheo, sau buổi ăn,
sau khi đi khất
thực về, ngồi kiết già, lưng thẳng, đặt niệm trước mặt, và nghĩ rằng:
“Ta sẽ không
bỏ ngồi kiết
Trưởng lão
Thích Thông Lạc
già này
cho đến khi
tâm của ta được
khéo giải thoát các lậu hoặc, không có chấp thủ”. Này Sariputta, hạng tỳ-kheo
như vậy có thể làm sáng chói khu rừng Gosinga”.
Lời dạy của
đức Phật tu hành rất đơn giản: “Ta sẽ
không bỏ ngồi
kiết già này cho đến khi tâm của ta được khéo giải thoát các lậu hoặc,
không có chấp thủ”.
Quý vị có
nghe lời dạy này không? Tu hành chỉ cần ngồi kiết
già hay bán già rồi
khéo tác
ý để giữ
tâm giải thoát các
lậu hoặc và không để tâm
dính mắc chỗ nào cả tức là
không chấp thủ.
Tu tập có như
vậy mà quý vị sao bị chấp thủ quá nhiều nào là tâm hết vọng tưởng, nào
là tâm thanh tịnh, nào là khinh an hỷ lạc,
nào là hơi thở nhẹ nhàng, nào là vui mừng hết cở, nào là xúc động rơi nước mắt,
nào là kiến tánh thành Phật, nào là niệm Phật
nhất tâm, nào là biết
vọng liền buông, nào
là tham công
án, tham thoại đầu
v.v... Tất cả
những tâm niệm này là tâm chấp
thủ.
Tu tập ở đây
đức Phật dạy rất đơn giản
chỉ ngồi kiết
già lưng thẳng
rồi giữ
tâm không lậu
hoặc và không để tâm dính mắc một cái gì
khác. Xin quý vị lưu ý GIỮ TÂM KHÔNG LẬU HOẶC không có nghĩa là giữ
tâm không vọng niệm mà GIỮ
TÂM KHÔNG GIẬN HỜN, THƯƠNG, GHÉT,
LO BUỒN, SỢ HÃI
v.v... Ở đây
có nghĩa là TÂM THANH THẢN, AN LẠC
VÀ VÔ
SỰ. Khi đức Phật xác định pháp
môn tu tập đơn giản còn các vị đệ tử
trình bày pháp môn tu tập quá khó khăn và rất phức tạp.
Tnt&ng
lao Thich Thong L c
Tu theo
Phật giáo là bắt đầu tu
tập pháp ly
dục ly bất thiện pháp mà ly dục ly bất
thiện pháp là phải dùng
tri kiến, nhưng tri kiến phàm phu không thể giải thoát được, vì thế phải
sử dụng tri kiến giải
thoát, nhưng
tri kiến giải thoát thì phải học tập. Trong
đạo Phật có mười một
tri kiến giải thoát. Bởi vậy người nào muốn tu theo Phật giáo để được
giải thoát đều phải học
những tri kiến này. Vậy mười một tri kiến giải thoát này như thế nào?
Chúng ta hãy
lắng nghe đức Phật giải thích mười một
tri kiến giải thoát để
mọi người cùng hiểu
biết rõ ràng
hơn, để áp dụng vào
con đường tu tập của mình đến
nơi, đến chốn, để kết quả đạt được tâm
BẤT ĐỘNG hoàn toàn.
Đây là tri
kiến giải thoát thứ
nhất chúng
ta hãy lắng nghe đức Phật dạy:
“Tri kiến
giải thoát thứ nhất:
Chư tỳ- kheo, thế nào là tỳ-kheo không
biết rõ các sắc? Ở đây, này các tỳ-kheo,
tỳ-kheo đối với sắc
pháp không như thật biết tất cả loại sắc thuộc bốn đại và sắc do
bốn đại hợp thành. Như vậy, này các tỳ-
kheo, tỳ-kheo không biết rõ các sắc”.
Câu này đức
Phật dạy rất rõ, nói đến SẮC là phải hiểu:
SẮC do BỐN ĐẠI hợp thành, không có SẮC nào
mà ngoài BỐN ĐẠI mà có được. Vậy SẮC do BỐN ĐẠI hợp
thành là gì?
Bốn đại là ĐẤT,
NƯỚC, GIÓ, LỬA. Một vị Tỳ kheo tu theo Phật giáo mà không hiểu SẮC là do ĐẤT,
NƯỚC, GIÓ, LỬA hợïp thành thì không phải là vị Tỳ kheo đệ tử Phật.
Một người
hiểu rõ SẮC
là do BỐN ĐẠI hợp thành mà SẮC hợïp thành là pháp
VÔ THƯỜNG mà vô thường là khổ. Do hiểu biết
như vậy nên người ấy
không dính mắc và không chấp đắm vào SẮC tức là không chắp
đắm vào thân TỨ ĐẠI. Không chắp đắm
vào thân TỨ ĐẠI là người có tri
kiến giải thoát thứ nhất.
Đây là tri
kiến giải thoát thứ
hai, chúng
ta hãy lắng
nghe đức Phật dạy:
“Tri kiến
giải thoát thứ
hai: Chư tỳ- kheo,
thế nào là tỳ-kheo không
khéo phân biệt các tướng? Ở đây,
này các tỳ- kheo, tỳ-kheo
không như thật
biết kẻ ngu và
nghiệp tướng của
người đó, kẻ trí và
nghiệp tướng của
người đó. Như vậy,
này các tỳ-kheo,
tỳ-kheo không khéo phân biệt các
tướng”.
Tri kiến
thứ nhất nói về SẮC
còn ở đây đức Phật dạy
tri kiến thứ hai
nói về NGHIỆP TƯỚNG. Vậy NGHIỆP
TƯỚNG là cái gì?
Như quý vị đều
biết con người ai cũng có thân,
nhưng thân do bốn đại: ĐẤT, NƯỚC, GIÓ, LỬA hợïp lại mà thành gọi là SẮC THÂN. Nhưng tại sao mọi người lại có sắc thân
khác nhau; người
có sắc thân
to lớn; người có sắc thân nhỏ bé; người có sắc thân đẹp đẽ, người có sắc
thân xấu xí; người có sắc thân
trắng trẻo; người
có sắc thân đen thui, đen thít v.v... Tất cả những
hình tướng sai khác của thân người này không giống với thân người kia đều
được gọi là NGHIỆP TƯỚNG.
Cho nên trên
sắc thân của mọi người đều có TƯỚNG RIÊNG BIỆT.
Vậy tướng riêng biệt của mọi người này từ đâu mà có?
Do từ nghiệp
mà có các TƯỚNG RIÊNG này. Vậy NGHIỆP là cái gì?
NGHIỆP là những
hành động của Ý THỨC, của LỜI
NÓI, của TAY
CHÂN. Ba chỗ này
thường là nơi xuất phát
NGHIỆP. cho nên NGHIỆP gồm có
NGHIỆP THIỆN, NGHIỆP ÁC.
NGHIỆP THIỆN
là những hành thân,
miệng, ý làm việc lành, còn NGHIỆP ÁC là do hành động thân, miệng, ý làm
việc ác. Làm việc lành là không làm khổ mình khổ người, còn làm việc ác là làm
khổ mình khổ người. Cho nên trong đạo Phật xác định rất rõ thiện
ác phân minh
không thể lầm lộn được.
Các tướng
riêng biệt của mỗi người khác nhau là do làm thiện nhiều hay làm thiện ít hoặc
làm ác nhiều hay làm ác ít. Do sống
ác hay thiện mà tướng có đẹp xấu,
có cao thấp, có tật nguyền hay
không tật nguyền. Có kẻ ngu lại có người thông minh đó đều do nghiệp mà ra cả.
Tướng theo
nghiệp mà có nên nghiệp đâu thì xác định
tướng đấy.
Nhờ có tri kiến về TƯỚNG nên chúng ta sống trong
chánh nghiệp thường làm những điều thiện và tăng trưởng những điều thiện.
Đây là tri
kiến về
NGHIỆP TƯỚNG, nhờ hiểu
biết về NGHIỆP
TƯỚNG nên thân tâm không làm điều
ác. Đó là tri kiến giải thoát thứ hai trong đạo Phật.
Đây là tri
kiến giải thoát thứ ba.
Chúng ta hãy
lắng nghe đức Phật dạy: “Tri
kiến giải
thoát thứ ba: Chư tỳ-kheo, thế nào là tỳ-kheo không
trừ bỏ trứng
con bò chét? Ở đây,
này các tỳ-kheo, tỳ-kheo thọ dụng dục
tầm khởi lên,
không từ bỏ, không tránh né,
không chấm dứt, không làm cho không tồn tại, thọ dụng sân tầm
khởi lên... (như
trên)... thọ dụng hại tầm khởi
lên... (như trên)... thọ dụng các ác, bất thiện pháp khởi
lên, không từ bỏ, không
tránh né, không chấm dứt, không
làm cho không tồn tại. Như vậy, này
các tỳ-kheo, là tỳ- kheo không trừ bỏ trứng
con bò chét”.
Nếu một
người có tri kiến
giải thoát thứ ba
này thì rất
thông suốt những
tâm niệm ham muốn, những tâm niệm sân
hận, những tâm niệm làm khổ mình làm khổ người. Khi những tâm niệm đó khởi lên nhất định
họ không bao giờ nuôi dưỡng lòng ham
muốn, lòng sân hận, lòng
làm khổ mình khổ người. Họ sẽ chấm dứt, diệt ngay những tâm niệm ấy. Những tâm niệm ấy là những tâm niệm
đau khổ. Bởi tri kiến
giải thoát thứ ba là tri kiến
hiểu về lòng
ham muốn, về lòng
sân giận, về những ý suy
nghĩ làm khổ mình, khổ người. Khi tri kiến
hiểu rõ
các ác pháp
đó thì khi tâm
niệm khởi lên những
ác pháp đó
nó liền diệt
và loại trừ ra khỏi tâm.
Tóm lại
chúng ta đã học
được ba tri kiến giải thoát:
1- Tri kiến
về SẮC THÂN do
BỐN ĐẠI hợp thành.
2- Tri kiến về NGHIỆP TƯỚNG.
3- Tri kiến về DỤC TẦM, SÂN TẦM, HẠI TẦM.
Kế tiếp
chúng ta học tri kiến
thứ tư. Muốn
hiểu rõ tri kiến giải thoát thứ
tư thì
chúng ta hãy
nghe lời dạy của đức Phật: “Tri kiến giải thoát thứ tư: Và này
các tỳ-kheo, thế nào là tỳ-kheo không băng bó vết thương? Ở đây, này các tỳ-
kheo, tỳ-kheo, khi mắt
thấy sắc, nắm giữ tướng chung, nắm giữ tướng riêng. Những nguyên
nhân gì làm cho
con mắt không được
chế ngự, khiến tham ái,
ưu bi, các
ác bất thiện
pháp khởi lên; tỳ-kheo không tự
chế ngự nguyên nhân ấy, không hộ trì
con mắt, không thực hành sự hộ trì con
mắt. Khi tai nghe tiếng... mũi ngửi hương... lưỡi nếm vị... thân cảm xúc... ý nhận thức
các pháp, vị ấy nắm giữ tướng chung, nắm giữ tướng riêng. Những nguyên nhân gì
khiến ý căn không được chế ngự, khiến tham
ái, ưu bi,
các ác bất
thiện pháp khởi lên; tỳ-kheo
không chế ngự nguyên nhân ấy,
không hộ trì ý
căn, không thực hành sự hộ trì ý
căn. Như vậy, này các tỳ-kheo,
là tỳ-kheo không
băng bó vết thương”.
Tri kiến
giải thoát thứ tư
là tri kiến phòng hộ sáu căn tức là sự hiểu biết giữ gìn
mắt, tai,
mũi, miệng, thân,
ý của mình không
cho dính mắc chấp đắm
sáu trần: sắc, thinh, hương,
vị, xúc, pháp.
Muốn giữ gìn được như vậy
thì phải sống độc cư trọn vẹn. ĐỘC CƯ là một phương pháp
phòng hộ sáu căn đệ
nhất. Người biết sống ĐỘC CƯ
là người có tri kiến giải thoát thứ tư.
Tri kiến giải
thoát thứ năm, muốn
hiểu rõ nó
chúng ta hãy lắng nghe đức Phật
dạy: “Tri
kiến giải thoát
thứ năm: Và này
các tỳ-kheo, thế nào là tỳ-kheo không
xông khói? Ở
đây, này các tỳ-
kheo, tỳ-kheo không
có thuyết giảng rộng rãi cho các người khác biết Chánh
pháp mình được
nghe, được thọ
trì. Như vậy, này
các tỳ-kheo, là tỳ-kheo
không xông khói”.
Khi chúng
ta đã thông
suốt bốn tri kiến giải thoát trên đây là chúng ta có một đời sống bình an không có một ác pháp nào tác động làm tâm chúng ta buồn
khổ lo rầu ưu bi phiền não. Khi tâm
chúng ta được giải thoát như vậy chúng ta nên đem dạy lại cho người khác hiểu
biết để mọi người được giải thoát như
chúng ta.
Đến tri kiến
giải thoát thứ năm Phật dạy: Mình nên
đem những điều hiểu biết của
mình đã được
giải thoát dạy lại
cho người khác để họ cùng giải thoát như mình.
Tri kiến
giải thoát thứ năm
là thực hiện lòng tốt của
mình với mọi
người, đem sự lợi
ích của mình cho mọi người
để cùng nhau lợi ích.
0 nhận xét:
Đăng nhận xét
Ví bạn hãy dùng ngôn ngữ lịch sự, tôn trọng lẫn nhau, mỗi người có cấp độ trình độ riêng nên không nên phán xét nếu không thông hiểu. Xin cảm ơn!