Thứ Sáu, 19 tháng 7, 2013

NHỮNG LỜI GỐC PHẬT DẠY - TẬP 1 -5



nhập  định thì đâu  dễ   gì  lường  gạt  họ  được. Kinh sách Nguyên Thủy của Phật giáo đã xác định tiêu chuẩn và phương pháp nhập định như thế nào rất rõ ràng, tại sao các bạn không chịu khó nghiên cứu, để không bị những người háo danh lừa đảo. Cho nên, đức  Phật dạy: “Nếu tu tập có đạo lý gì thì  không được  nói ra,  chỉ nói ra  khi  thấy mình có lỗi lầm để phát lồ sám  hối  ăn  năn chừa  bỏ  không tái  phạm lại  nữa”. Đó là những điều đức Phật nhắc nhở chúng  ta  hằng  ngày.  Bởi  vậy,  kinh Pháp  Cú
dạy:

“Mình ngu nghĩ  mình ngu

Nhờ vậy thành  có trí”.

Đúng vậy, hằng ngày chúng ta nên xét lại mình  thấy  có  những  điều  làm  cho mình  khổ, làm cho người khác khổ thì hãy mau ngăn chặn và  diệt chúng  cho tận  gốc,  bằng  cách  tư  duy quán xét. Và  phải luôn luôn xấu hổ khi có một hành động, một lời nói hay một ý nghĩ làm cho mình khổ, làm cho người khác khổ hay tất cả chúng sanh khổ thì phải hối hận ăn năn từ bỏ. Người biết tu tập những việc này là người biết mình  ngu tức là người có trí đấy các bạn ạ!

Trưởng lão THÍCH THÔNG LẠC


Trong  cuộc đời tu hành theo Phật giáo chỉ có  trầm  tư  suy nghĩ  tìm cái  ngu của  mình  để lần  lần  khắc  phục  sửa  sai  những  lỗi  lầm.  Đấy là người có trí các bạn ạ.
Còn ngược lại, người ngu mà không biết mình  ngu  là  người  rất  ngu.  Tất  cả  các  pháp trên thế gian  này đều vô thường, không có vật gì  thường  hằng  bất  biến,  không  có  vật  gì  là mình,   là  của  mình,   thế  mà  cứ  lầm  chấp  là mình,  là  của  mình.  Do sự  lầm  chấp  như  vậy, mà lao đầu vào chốn dầu sôi nước bỏng để chịu lấy những sự khổ đau bất tận cũng giống như loài  thiêu  thân  lăn  mình   vào  ánh  sáng  của ngọn  đèn.  Đó  là  những  người  ngu  mà  không biết mình  ngu. Còn biết bao nhiêu sự ngu trong thế  gian  này  nữa,  như  người  chết  là  tan  hoại hết không có tàn dư một chút xíu thức nào cả. Vậy mà, từ trong các tôn giáo cho đến những người  có học thức cùng những người không học thức,  đều  cho rằng  người  chết  còn  có  linh hồn bất  diệt, nên  từ  đó  họ  bỏ  tiền  bạc  tiêu  hao về vấn   đề    này   một   cách   nhảm   nhí   rất   đáng thương.  Họ thường  cầu  siêu,  đốt  tiền,  vàng  mã
... cho người chết, họ làm những điều mê tín lạc hậu.  Đó   là  những  người  ngu  mà  không  biết



mình  ngu, thật  là  người  chí  ngu đáng  thương
vậy.

Thưa  các  bạn!  Những  điều  chúng  tôi  vừa nói trên đây, có lẽ là lời nói quá thẳng thắn, dùng  chữ  ngu  si  quá  nặng  nề,  khiến  cho các bạn  tự  ái  không  vui  lòng.  Có  phải  vậy  không các bạn? Xin các bạn vui lòng tha thứ cho. Nếu không  dùng  lời nói  thẳng  thiếu  văn  hóa,  kém lịch sự  như vậy  thì mọi người  cứ  nghĩ  mình  là người khôn ngoan, thì tệ nạn mê tín lại còn tệ hại hơn nữa.
Xin  các  bạn cứ  suy ngẫm  lại  thì xét  thấy lời  nói  thẳng  của  chúng  tôi  là  một  lời  chân thật, đầy lòng yêu thương của chúng tôi gửi đến các bạn, để  trên đời này chúng ta không còn là người ngu nữa. Phải không hỡi các bạn?





HẠNH VÀ MINH


LỜI PHẬT DẠY

Với  Minh và  với  Hạnh,  thành tựu hai  pháp này. Này các Tỳ Kheo, Tỳ Kheo đạt đến cứu cánh của cứu cánh:
1/ Cứu cánh an ổn khỏi  khổ ách.

2/ Cứu cánh Phạm hạnh.

3/ Cứu cánh mục đích.

Bậc  tối  thượng  giữa  chư  Thiên và loài Người.
(Tăng Chi Bộ Kinh, tập 4, trang 663)



CHÚ GIẢI:
Xét  duyệt  qua đoạn  kinh này  có  ba cứu cánh:
1/ Cứu  cánh  an  ổn khỏi  khổ  ách  là  do chánh  tri kiến. Chánh  tri kiến là  sự  hiểu  biết mọi vật như thật, do hiểu biết mọi vật như thật nên mọi khổ ách đều được  hóa giải. Vì vậy, gọi



là  cứu  cánh  an  ổn  khỏi  khổ  ách  tức  là  MINH GIẢI THOÁT.

2/ Cứu cánh Phạm hạnh là do giới luật. Một  tu  sĩ  sống  đúng   giới   luật,  không  hề  vi phạm  một  lỗi  nhỏ  nhặt  nào  là  có  giải  thoát ngay liền. Giới ly dục ly ác pháp mà tâm ly dục ly  ác  pháp  là  tâm  bất  động,  tâm  bất  động  là tâm  không  phóng  dật.  Do  giới  luật  mà  tâm được giải thoát nên gọi là HẠNH GIẢI THOÁT, tức là Cứu Cánh Phạm Hạnh.
3/ Cứu cánh mục đích là tri kiến và giới luật. Giới luật ở  đâu là tri kiến ở  đó, tri kiến ở đâu là  giới  luật  ở đó,    “Tri kiến làm thanh  tịnh giới  luật,  giới  luật  làm  thanh tịnh  tri  kiến”. Đó là cứu cánh giữa MINH và HẠNH  nên gọi là cứu cánh mục đích.
Trên đây, là nói về  giai đoạn mới bắt đầu vào  tu  tập  giới  luật  bằng  tri kiến,  còn  ở   giai đoạn hai và ba thì đoạn kinh này đức Phật dạy “Minh và  Hạnh”.  Minh và  Hạnh đạt  được là cứu  cánh  của  cứu  cánh.  Vậy  Minh và  Hạnh  là
gì?

Minh là  trí tuệ  Tam  Minh; Hạnh là  đức hạnh  không  làm  khổ  mình,  khổ  người  và  khổ tất  cả  chúng  sanh, hay nói  cách  khác  Hạnh là

Trưởng lão THÍCH THÔNG LẠC


Giới  luật.  (Xem  thêm  nghĩa  Minh Hạnh Túc trang 130).
Cho nên, người tu theo Phật giáo đầu tiên cần phải đạt được Đức Hạnh của Giới luật. Đức hạnh của giới luật đó là hạnh ly dục ly ác pháp. Hạnh ly dục ly ác pháp là  hạnh bất động tâm. Hạnh bất động tâm là tâm định tỉnh, nhu nhuyễn,  dễ  sử  dụng. Từ  tâm  này  chúng  ta  mới có  đủ  năng  lực  nhập  Bốn  Thánh  Định và  thực hiện Tam Minh.
Như trên đã  nói Hạnh tức là Giới luật rất quan  trọng  cho  con  đường  tu  tập  theo  Phật giáo. Phải không các bạn?
Không có Giới luật thì thiền định và Tam Minh không  bao giờ  có.  Vì  vậy,  các  bạn  nên hiểu  Hạnh là  nền  tảng  đạo  đức của  Phật  giáo, còn Minh là kết quả cuối cùng của con đường tu tập giải thoát của Phật giáo, nên đức Phật bảo: “Này  các  Tỳ  Kheo,  Tỳ  Kheo  đạt  đến  cứu cánh   của   cứu   cánh”.  Xin   các  bạn  tu  theo Phật  giáo  nên lưu ý  điều này: Hạnh  mà  không sống đúng thì không làm sao có Minh. Người có Giới hạnh không thể nào tu tập lạc vào tà pháp ngoại đạo. Thấy ai  sống  không  đúng giới  hạnh là biết ngay là người  ấy tu tập rơi vào tà pháp ngoại đạo.



Cho nên, Minh và Hạnh là thước đo sự tu tập  của  Tăng  Ni và  Cư sĩ,  là  tiêu  chuẩn  duyệt xét sự chứng quả của họ. Do đó, những người tu giả, tu thật chúng ta đều biết rất rõ. Biết rõ để làm  gì các  bạn?  Nếu  người  thật  tu,  thật  chứng thì chúng  ta  xin  được  thân  cận;  nếu  người  tu giả thì  từ giã xa lánh.





BẬC HIỀN  TRÍ


LỜI PHẬT DẠY

“Nếu gặp bậc hiền trí Chỉ lỗi và khiển trách Như  chỉ chỗ chôn vàng Hãy kết thân người trí Kết thân với vị ấy
Chỉ có lợi không hại”.

Kinh Pháp Cú
(VI- Panditavagga –Phẩm Hiền Trí)


CHÚ GIẢI:
Thưa các bạn! Trong cuộc đời, gặp được những  bậc  Hiền  Trí rất  khó,  bởi  vì những  bậc ấy  dám  nói  thẳng,  dám  chỉ  lỗi,   dám  khiển trách những chỗ sai lầm của cuộc đời  cũng như
trong  Đạo,  để  cho mọi  người  biết  mà  cố  gắng
sửa sai. Sửa đời, sửa  đạo. Đời  và  Đạo chưa bao giờ toàn thiện, toàn mỹ cả, chỉ nhờ vào bàn tay của  con người  uốn  nắn  sửa  sai  những  lỗi  lầm



thì mới có  ngày được toàn thiện toàn mỹ.  Việc làm này không phải một người mà phải nhiều người; nhiều người mà phải sống đoàn kết với nhau thì mới làm được; nhưng  không phải  làm nhanh chóng được mà phải nhiều năm tháng, trường kỳ sửa sai và uốn nắn những lỗi lầm của mình.
Bậc Hiền Trí chỉ lỗi và khiển trách chúng ta  để   chúng  ta  trở  thành  người  tốt,  người  có đạo  đức,  thì công  ơn ấy  rất  nặng.  Phải  không hỡi  các  bạn?  Cũng  giống  như  người  chỉ  chỗ chôn  của  báu,  nhờ  đó  mà  chúng  ta  trở  thành giàu có. Do sự ích lợi này, nên đức Phật khuyên
chúng ta:

“Nếu gặp bậc hiền trí Chỉ lỗi và khiển trách Như chỉ chỗ chôn vàng”.
Đúng  vậy,  lời  chỉ  thẳng,  nói  thẳng  là  lời
vàng ngọc, nhưng  người đời không mấy ai hiểu biết, như khi có người chỉ lỗi, khiển trách mình thì sanh  tâm  thù  oán,  ghét  hận,  tìm cách  nói xấu và còn hãm hại họ. Có đúng vậy không các
bạn?

Đúng  vậy,  khi chúng  tôi  vạch  trần  những cái  sai  trong  các  hệ  phái  của  Phật  giáo  Đại



Thừa, Thiền Tông, Mật Tông, Tịnh Độ Tông và Nam Tông thì chúng tôi bị phản ứng ngay liền. Phản  ứng  rất  mạnh.  Họ không  những  không tiếc lời  mạt sát, mạ  lị chúng tôi, mà còn mượn kinh sách  Đại  Thừa  và  Thiền  Tông chống  đối chúng  tôi  kịch liệt. Nhưng  chúng  tôi  vẫn  im lặng, vì biết họ đang mang nhiều kiến chấp sai lầm  của  Đại  Thừa  và  Thiền  Tông.  Chúng  tôi nghĩ rằng: cái gì đúng là đúng, cái gì sai là sai, không  thể  có  ai  bóp  méo  nó  được. Hiện giờ  họ nói  gì  cũng  được, thời  gian  sẽ  trả  lời  với  họ. Chúng  tôi  không  có  thời  gian  để  luận  bàn,  vì còn phải làm biết bao công  việc để  chấn  chỉnh lại  Phật  giáo,  làm  cho Phật  giáo  có  một  giáo trình tu  học  từ  lớp  một  đến  lớp  tám,  mà  thời gian tuổi đời chúng tôi còn quá ngắn, chúng tôi có  thể  kéo  dài  thêm  tuổi  thọ,  nhưng  sợ  chúng sanh cứ mãi làm ác thì không đủ phước với chánh pháp  của Phật mà  họ chỉ luôn hướng về tà  giáo  của  ngoại  đạo  Bà  La  Môn  Đại  Thừa. Nếu  như  thế,  dù   muốn  dù   không  buộc  lòng chúng  tôi  phải  ra đi  trước  khi hoàn  tất  giáo trình.
Do bởi chúng tôi là những người hiểu thật rõ luật nhân quả hơn ai hết; luật nhân quả linh động thay đổi từng sát na. Chúng sanh có sống

 

thiện  pháp  thì mới  đủ  duyên  với  chánh  pháp, còn ngược lại, sống trong ác pháp thì không đủ duyên, chánh pháp không ra đời. Ngày xưa, đức Phật  cũng  biết   rõ   luật  nhân  quả   như  thật, nhưng Ngài không thể bỏ chúng sanh vào Niết Bàn  ngay  khi vừa  tu  chứng.  Ngày  nay,  chúng tôi  cũng  vậy,  phải  làm  hết  sức  mình,  vì  lòng yêu  thương  không  nỡ  bỏ  chúng  sanh  lăn  lộn trong   sóng   gió   ba  đào   của   biển   nhân   quả. Chúng  tôi  biết  rất  rõ  điều  chúng  tôi  đang làm là  một  tiếng  chuông  cảnh  tỉnh  sự  sống  trên hành tinh này.
Thưa  các  bạn!  Chúng  tôi  vạch  ra những cái sai của Phật giáo là để  chúng ta cùng nhau chung lưng  đấu  cật  để  chỉnh  sửa  lại  cho Phật giáo được tốt đẹp hơn.
Từ  lâu,  các  bạn  như  những  người  mù  đi trong  đêm  tối;  chúng  tôi  hiện  giờ  là  những người  cầm  đuốc  soi  đường   để cho các  bạn  đi. Các bạn có biết chăng?
Bộ  sách  Văn  Hóa  Phật  giáo  gồm:  Đường Về  Xứ  Phật,  Giới  Đức  Làm  Người,  Mười  Giới Đức  Thánh  Sa Di,  Những  Lời  Phật  dạy,  Đạo đức   Làm   Người,   Giới   Đức   Thánh   Tăng   và Thánh  Ni,  v.v..  Đó   không  phải  là  những  bó đuốc soi đường cho các bạn sao? Thế sao có một



số  bạn  không  biết  ơn  lại  còn  nặng  lời   cho chúng  tôi  dẹp sạch  Phật  giáo,  phỉ  báng,  mạt sát Thầy Tổ; trong khi đó các thầy Đại Thừa và Thiền  Tông  phạm  giới, phá  giới,  bẻ  vụn  giới tan  nát,  khiến  cho Phật  giáo  suy đồi,  lụn  bại, thế mà các bạn không có một tiếng nói để chặn đứng những hành động diệt Phật giáo này.
Thưa  các  bạn!  Phật  giáo  phát  triển  chạy theo cho hợp thời đại theo kiểu này (Đại Thừa), thì thử  hỏi  từ  xưa cho đến  nay,  sự  phát  triển này đã mang lợi ích thiết thực gì cho con người hay  chỉ   đưa  con  người   sống   trong   cảnh   ảo tưởng, mơ hồ, trừu tượng, biến con người sống trong mê tín, lạc hậu, v.v.. tiền mất, tật mang, tổn hao công sức, làm việc nhảm nhí, phi đạo đức. Các bạn có biết chăng?
Những vị Tổ, Sư, Thầy nào đã  có ý đồ  chủ mưu diệt  Phật  giáo  bị  chúng  tôi  vạch  mặt  chỉ tên để cho các bạn biết, thì có bạn lại có những lời  lẽ cay độc và còn dùng luật nhân quả hù dọa chúng tôi: “Đọa địa ngục, mang lông đội sừng”.  Chúng tôi đang cố gắng dựng lại những cái gì của Phật giáo đã bị dìm mất và ném bỏ những  cái  gì không  phải  của  Phật  giáo.  Trong khi các  bạn  đang  sắp  chết  chìm  trong  dòng nước giáo pháp kiến giải, tưởng giải của Bà La



Môn,  Đại  Thừa,  Thiền  Tông,  Mật  Tông,  Tịnh Độ Tông  và  cả  Nam  Tông  nữa,  chúng  tôi  đem lợi ích cho các  bạn mà  chỉ  thấy  toàn  là  những lời    lẽ   phi   ơn,  phi   nghĩa.   Như   vậy  có   đúng không  các  bạn?  Trái  lại  ở    đây  thì đức   Phật
khuyên:

“Hãy kết thân người trí

Kết thân với vị ấy

Chỉ có lợi không hại”.

Thưa các bạn! Các bạn nghĩ sao với những lời dạy này? Riêng chúng tôi, dám ăn, dám nói thì dám chịu về những lời nói của chúng tôi, miễn  là  chúng  tôi  làm  sáng  tỏ  lại  Phật  giáo, làm  cho Phật  giáo  tốt  hơn,  đem lại  lợi ích an vui hạnh phúc cho cuộc  sống của mọi người thì đó là niềm hân hoan, vui sướng của chúng tôi, chứ  chúng  tôi  không  màng  danh,  lợi  và  ơn nghĩa của các bạn, mong các bạn hiểu cho.





TÂM BẤT ĐỘNG


LỜI PHẬT DẠY

“Như đá tảng kiên cố Không gió nào lay động Cũng vậy giữa khen  chê Người trí không dao động”.
Kinh Pháp Cú


CHÚ GIẢI:
Người tu theo Đạo Phật, mục đích đạt được là  phải  giữ  gìn  tâm  bất  động  trước  các pháp  và  các  cảm  thọ.  Cho  nên,  trong  kinh Pháp Cú dạy:
“Như đá tảng kiên cố

Không gió nào lay động”.

Đúng  vậy,  khi tu  tập  tâm  kiên cố  như tảng   đá   thì  tám   gió   thổi   không   động   (Bát phong xuy bất  động). Muốn  được tâm  bất  động như vậy  thì phải  biết pháp  môn  nào  tu  tập  sẽ



được tâm  bất  động, còn  ngược  lại  thì sẽ  không đạt được.
Trong  Phật giáo duy nhất chỉ có Giới luật là giúp cho hành giả tu tập tâm bất động trước các pháp và các cảm thọ. Trong giới luật có những  pháp  môn  tu  tập  để   tâm  được thanh tịnh  gọi là  giới  hành.  Giới  hành  còn  có  tên  là Tứ  Chánh  Cần.  Trong  Tứ  Chánh  Cần  gồm  có bốn loại định:
1-  Định Chánh Niệm Tỉnh Giác

2-  Định Sáng Suốt

3-  Định Niệm Hơi Thở

4-  Định Vô Lậu.

Nếu một người tu hành thật kỹ bốn loại định này  thì giới  luật  sống  rất  nghiêm  chỉnh, không  hề  vi phạm  một  lỗi  nhỏ  nhặt  nào.  Giới luật  thanh  tịnh  tức  là  tâm  thanh  tịnh;  tâm thanh  tịnh tức là tâm bất động như trong kinh Trường  Bộ  dạy:  “Giới  luật  làm  thanh tịnh trí tuệ, trí tuệ làm thanh tịnh giới luật”.
Như chúng ta đã biết tâm bất động trước các pháp và các cảm thọ là mục đích giải thoát của Phật giáo. Vì thế, trong kinh Pháp Cú cũng dạy: “Cũng vậy giữa khen chê. Người trí không  dao động”.  Tâm  không  dao động  là



mục  đích  tu  hành  của  chúng  ta,  chúng  ta  đã hoàn tất con đường giải thoát.
Xem thế, chúng ta mới thấy Phật giáo lấy đạo   đức  nhân  bản  –  nhân  quả  của  con người làm hàng đầu tu tập trong các pháp.
Tóm  lại,  bốn  câu  kệ  này  nói  rõ  mục  đích tu chứng của Phật giáo cần phải đạt cho bằng được.  Mặc  dù  với  bất  cứ  một  giá  nào,  ta  cũng phải  giành  phần  chiến  thắng  về  mình  thì mới xứng  đáng  là  đệ  tử  của  đức  Phật,  mới  đem lợi ích cho mình,  cho người và nhất là làm sáng tỏ lại  Phật  giáo  không  bị  những  lớp  giáo  lý  của các Tổ trù dập Đạo Phật từ lâu.
Bởi vì, chỉ  cần có  một  người  tu  chứng quả A La Hán thì sẽ là một bằng chứng để chấn chỉnh lại Phật giáo. Nhưng ai tin người này?
Thưa  các  bạn!  Nếu  muốn  cho mọi  người tin thì phải  thể  hiện  thần  thông,  nhưng  thể hiện thần thông thì đức Phật không chấp nhận và cho đó là ngoại đạo dùng thần thông lừa đảo người. Vả lại, mục đích của Đạo Phật là  chỗ tu chứng   bất   động   tâm,   chứ   không   phải   thần thông.  Vì  thế,  đem  thần  thông  ra bảo  chứng cho Phật giáo là không đúng.



Vì  muốn  hiểu  biết  điều này  (chứng  quả  A La Hán) nên vua Ba Tư Nặc hỏi đức Phật:
-    Bạch  Thế  Tôn!  Những  vị  khất  sĩ  đi ngang qua đây  muốn  biết  vị  nào  chứng  quả  A La Hán thì phải làm sao?
Đức Phật trả lời:

-    Nên ở   gần bên họ từ một ngày đến bảy ngày, từ một tháng đến bảy tháng thì  sẽ rõ.
Như vậy, lời dạy này các bạn có hiểu ý của đức Phật không? Đó là đức Phật dạy các bạn muốn  biết  người  nào  chứng  quả  A La  Hán  thì nên  quan sát  họ  trước  mặt  cũng  như  sau lưng có sống đúng những Đức Thánh giới hạnh không? Nếu sống đúng là chứng quả A La Hán mà sống không đúng thì chưa chứng quả, còn đang  hướng  đến  quả  A  La  Hán.  Chỗ  giới  đức thanh tịnh, đó  chính  là tâm bất động trước các pháp  và  các  cảm  thọ.  Người  nào  tâm  bất  động thì đó là một vị Thánh đệ tử của Phật.
Cho  nên,  bài  kệ  trên  đây  xác  định mục đích  tu  chứng  của  Phật  giáo  rất  đơn  giản,  tu tập  không  có  gì  khó  khăn  mệt  nhọc,  chỉ  cần biết  các  pháp  đều   do  qui  luật  nhân  quả  tác dụng, chứ chẳng có gì là chân thật cả, cho nên khen  chê đều cũng như nhau chẳng có gì mừng



vui, chẳng có gì buồn rầu. Phật giáo chỉ có bấy nhiêu đó thôi. Phải không các bạn?
“Như đá tảng kiên cố Không gió nào lay động Cũng vậy giữa khen  chê Người trí không dao động”.





NIẾT BÀN


LỜI PHẬT DẠY

“Hãy cầu vui Niết Bàn Bỏ dục không nhiễm uế Kẻ trí tự rửa sạch
Mọi cấu uế nội tâm”.

Pháp Cú Kinh


CHÚ GIẢI:
Tất cả các pháp trên thế gian đều vô thường, mà  pháp  vô thường là  pháp  khổ.  Pháp khổ  từ  dục sinh  ra. Dục  là  uế  nhiễm,  bất  tịnh. Do đó, chúng ta cần phải bỏ tất cả dục; dục hết
là tâm bất động; dục hết là hết khổ, là tâm an
vui.

Trên  thế  gian  không  có  pháp  nào  mang đến cho chúng ta chân hạnh phúc trọn vẹn, chỉ vì điên đảo mà chúng ta chạy theo các pháp vô thường tìm hạnh phúc trong đó, cũng giống như chúng  ta  tìm lông  rùa,  sừng  thỏ,  có  nghĩa  là



tìm hạnh  phúc  trong  các  pháp  vô  thường  thì không bao giờ có được.
Vì thế,  đức  Phật  dạy: “Hãy cầu  vui Niết Bàn”.  Vậy  Niết  Bàn  là  cảnh  giới  gì đây?  Sao đức   Phật  lại  bảo  chúng  ta  hãy  cầu  vui  Niết
Bàn?

Thưa các bạn! Niết Bàn không phải là một cảnh giới, cũng không phải là một thế giới siêu hình,  cũng không phải cõi Thiên Đàng, Cực Lạc hay bất cứ một cõi Trời nào, cũng không phải bản thể vũ trụ, Phật Tánh.
Niết Bàn là một trạng thái tâm hết tham, sân,  si.  Cho  nên,  trong  bốn  chân  lý  của  Đạo Phật gọi nó là “Diệt Đế”. Diệt Đế là một trạng thái  tâm  không  còn  dục,  không  còn  ác  pháp; tâm  bất  động  trước  các  pháp  và  các  cảm  thọ; tâm  thanh  thản  an,  lạc  và  vô  sự.  Trong  tâm bất  động  như  vậy,  nó  có  một  niềm  vui  an lạc mà không có dục.
Vì nó mang cho mọi người một chân hạnh phúc như vậy nên đức Phật dạy: “Hãy cầu  vui Niết Bàn”. Nhưng muốn cầu vui Niết Bàn thì phải làm sao?
Thưa các bạn! Muốn cầu vui Niết Bàn thì đây  là  một  con đường  mà  mọi  người  đều  phải



bước  đi  bằng  trí óc  và  đôi  chân  của  mình,  chứ không  có người  nào đi thay cho mình  được. Đó là con đường Bát Chánh Đạo. Con đường Bát Chánh Đạo chia ra làm ba cấp tu tập:
- Cấp I thuộc về Giới Luật.

- Cấp II thuộc về Thiền Định.

- Cấp III thuộc về Trí Tuệ.

Mỗi  cấp  đều  có  pháp  học  và  pháp  hành. Sau khi học  và  hành  đúng,  có  nghĩa  là  phải trải  qua ba cấp  và  tám  lớp  học,  thì tâm  người ấy mới vô lậu hoàn toàn, chứng quả A La Hán. Sự tu học của Phật giáo cũng giống như chương trình học thức ngoài đời gồm có ba cấp:
1-  Tiểu học

2-  Trung học

3-  Đại học

Mỗi  cấp  đều  có  nhiều  lớp  học,  cuối  năm học mỗi lớp đều có thi chuyển lớp. Cuối mỗi cấp đều  có  thi chuyển  cấp  hay  thi tốt  nghiệp  của cấp  đó.  Ví  như:  Tiểu  học  có  bằng  Tiểu  học; Trung  học có bằng Trung học; Đại học có bằng Đại học. Trong các cấp tu hành của Phật giáo cũng vậy:
- Cấp I Giới Luật. Khi học hết cấp này

Trưởng lão THÍCH THÔNG LẠC


trọn  vẹn  thì được “cấp bằng”  Nhập  Lưu  (Tu Đà  Hoàn),  còn  chưa học  hết  cấp  thì tùy  ở   sự hiểu biết, tu tập và giữ gìn giới luật được nhiều hay ít, ít thì Hướng Lưu; nhiều thì Dự Lưu.
- Cấp II Tứ Thánh Định. Tu học hết cấp này trọn vẹn thì mới được “cấp bằng” Bất Lai, còn chưa trọn vẹn thì chỉ có “chứng  chỉ” Thất Lai  (Tư Đà  Hàm)  cao hơn một  chút  nữa  thì có “chứng chỉ” Nhất Lai (A Na Hàm).
- Cấp III Trí Tuệ Tam  Minh. Tu học hết cấp  này  thì tâm  vô  lậu  hoàn  toàn  được “cấp bằng” Niết Bàn (A La Hán).
“Cấp  bằng”  cao nhất  trong  Đạo  Phật  là Niết Bàn. Vì thế, đức  Phật dạy: “Hãy cầu  vui Niết  Bàn”. Xem thế, chúng ta thấy  rất  rõ con đường  tu  theo  Phật  giáo,  tu  tới  đâu  có  kết  quả tới  đó.  Kết  quả  là  sự  giải  thoát  đúng  như  thật trong  đời sống  hằng  ngày  của  chúng  ta.  Tu ít kết quả  ít, tu  nhiều  kết quả  nhiều, nhưng  phải tu tập đúng pháp, đúng cách, cũng giống như chương  trình học  ngoài  đời   vậy,  học  tới  đâu biết tới đó, học ít biết ít, học nhiều biết nhiều.
Muốn đạt được Niết Bàn theo như lời Phật

dạy:



“Bỏ dục không nhiễm uế



Kẻ trí tự rửa sạch

Mọi cấu uế nội tâm”

Thưa các bạn! Đọc ba câu kệ trên đây, chúng ta xét thấy pháp môn tu hành của Đạo Phật  rất  đơn  giản  và  cũng  không  khó  hiểu. Phải không các bạn? Nhưng  làm được việc này là  một  kỳ  công.  Vậy  bỏ  dục  không  nhiễm  uế phải làm sao?
Muốn bỏ dục không nhiễm uế, hay tự rửa sạch  mọi cấu  uế  nội  tâm  thì các  bạn  cần  phải tu tập Tứ Chánh Cần, Tứ Niệm Xứ và Thân Hành  Niệm,  tức  là  hằng  ngày  phải  ngăn  ác diệt ác pháp, ly dục ly bất thiện pháp. Đó là những phương pháp rửa sạch mọi cấu uế ở  nội tâm.  Tuy lời  nói  trong  kinh Pháp  Cú  đơn giản nhưng tu hành phải tận lực, nếu không tận lực tu  tập  thì khó  đạt  được kết  quả  như  ý  mong
ước.

Điều  mà  các  bạn  cần  nên  lưu ý:  đó  là  tu tập Tứ Chánh Cần, Tứ Niệâm Xứ, Thân Hành Niệm,  các  bạn  không  thiện  xảo  là  bị  ức  chế tâm. Và ức chế tâm là các bạn không xả tâm. Không  xả  tâm  thì dục  không  bao giờ  hết.  Cho nên phải lưu ý và quan tâm khi hành pháp.





KHI  NÀO NGỒI KIẾT GIÀ TU TẬP


LỜI PHẬT DẠY

“Vị ấy thành tựu Thánh giới uẩn này,  thành tựu  Thánh hộ   trì các  căn này,  thành tựu  Thánh  chánh niệm tỉnh giác này.
Lựa  một  trú  xứ  thanh  vắng,  như khu  rừng, gốc cây, khe núi, hang  đá, bãi tha  ma, lùm cây ngoài trời, đống rơm.
Sau khi  ăn xong và đi  khất thực trở về,  vị  ấy  ngồi  kiết  già,  lưng  thẳng tại chỗ   nói   trên,   và   an   trú   chánh niệm trước mặt.
Vị ấy  từ  bỏ  dục tham   ở    đời,  sống với  tâm  thoát  ly  dục tham,  gọt rửa tâm hết dục tham.
Vị ấy  từ  bỏ  sân  hận, vị  ấy  sống  với tâm không sân hận, lòng từ mẫn thương xót  tất  cả  chúng  sanh  hữu tình, gọt rửa tâm hết sân hận.



Vị ấy từ bỏ hôn trầm thùy miên, sống  thoát  ly  hôn  trầm thùy  miên,  với tâm   tưởng   hướng về   ánh   sáng   chánh niệm tỉnh   giác,   gọt  rửa tâm   hết   hôn trầm thùy miên.
Vị ấy  từ  bỏ  trạo  cử,  hối  quá,  sống không trạo  cử,  nội  tâm  trầm lặng,  gọt rửa tâm hết trạo cử, hối quá.
Vị ấy  từ  bỏ  nghi   ngờ,  sống  thoát khỏi nghi   ngờ,  không  phân  vân,  lưỡng lự,  gọt  rửa tâm  hết  nghi   ngờ  đối   với
thiện pháp”.

(Kinh Trung  Bộ, tập 2, trang 24)



CHÚ GIẢI:

Đọc hết đoạn kinh này, chúng ta thấy sự tu  tập  được chia  ra  làm  hai  giai  đoạn. Giai đoạn tu thứ nhất, chia làm ba pháp tu tập:

1- Thánh giới uẩn

2- Thánh hộ trì các căn

3- Thánh chánh niệm tỉnh giác



Trong ba pháp này tu tập như thế nào? Trước  tiên,  chúng  ta  phải  tu  tập  Thánh  giới uẩn. Vậy Thánh giới uẩn là gì?
Thánh giới uẩn là giới luật. Vì phải tu tập Thánh giới uẩn, do đó đức  Phật khuyên bảo: “Phải hành  trì học giới  và  hạnh  sống  các vị Tỳ Kheo”. Ở lời   dạy này chúng ta nên lưu ý: “Hành trì học giới  và  hạnh  sống”. Hành trì học giới nghĩa là gì? Là một hành giả tu theo Phật  giáo  thì phải  thông  hiểu  giới  luật.  Muốn thông hiểu giới luật thì phải học giới luật. Đây là  bài kinh giới xin  các  bạn nên học cho thuộc để  biết hành  trì cho đúng. Trong  mỗi  giới  luật đều chia làm bốn phần:

1- Giới cấm

2- Giới hạnh

3- Giới đức

4- Giới hành

  Giới cấm nghĩa là gì? Giới cấm là một điều  luật  bắt  buộc  mỗi  tín đồ   không  được  vi phạm,  nếu  ai  vi phạm  thì không  được chấp nhận  là  tín đồ  Phật  giáo  nữa.  Giới  cấm  giống như  pháp  luật  trong  một  nước,  mà  mỗi  công dân  trong  nước  đó  phải  chấp  hành,  tuân  thủ,



không  được vi phạm, nếu  ai  vi phạm thì sẽ  bị toà án kết tội, nặng nhẹ tùy theo bộ luật đã qui định.

 Giới hạnh là gì? Giới hạnh là những hành  động  không  vi phạm  giới luật,  là  những hành  động  cao quý  không  làm  khổ  mình,  khổ người và khổ tất cả chúng sanh, là những hành động  ôn tồn nhã nhặn, khiêm hạ, từ tốn, dịu dàng, an ủi, xoa dịu những vết  thương của mọi người  và  tất  cả  chúng  sanh,  là  những  hành động  không  làm  trái  với  lương  tâm  của  mình,
v.v..

  Giới  đức  là  gì?  Giới  đức là  đức  từ,  đức bi,  đức   hỷ,  đức   xả,  đức   nhẫn  nhục,  đức  tùy thuận, đức bằng lòng, đức hiếu sinh,  đức  buông xả, đức ly tham, đức ly dục, v.v..
Trong  bài kinh giới này gồm có nhiều giới

cấm:



- Giới thứ nhất: Cấm sát sanh có nghĩa là

không  được  giết  hại  chúng  sanh,  từ  con người cho đến những loài vật nhỏ bé, nói chung là không  được  giết  hại  con vật  nào  cả.  Giết  hại một con vật chết thì không thể nào tránh khỏi quả báo bị giết hại trở lại. Ví dụ: một người ăn thịt  chúng  sanh,  bị  ghép  vào  hai  tội.  Tội  thứ



nhất là tội giết mạng sống; tội thứ hai là tội chiếm hữu mạng sống. Căn cứ theo luật nhân quả thì người ăn thịt chúng sanh sẽ bị giết hại và bị ăn thịt trở lại.
Nếu  liệt kê  tất  cả  các  giới  ra đây  thì trở thành bộ kinh giới, nên xin các bạn vui lòng nghiên cứu Mười Giới Đức Thánh Sa Di, Một Trăm  Hai  Mươi  Giới  Đức  Thánh  Tăng,  Ni thì sẽ  rõ,  còn  ở  đây  chúng  tôi  chỉ  nêu  lên  một  số giới tượng trưng để  sau này các bạn nghiên cứu bộ giới mới hiểu biết đầy đủ hơn.
1-        Không tham lam trộm cắp.

2-        Không dâm dục.

3-        Không nói láo.

4-        Không nói hai chiều.

5-        Không nói lời hung ác.

6-        Không nói lời phù phiếm.

7-        Không làm hại hạt giống.

8-        Không làm hại cây cỏ.

9-        Ăn ngày một bữa.

10- Không ăn uống phi thời.

11- Không ăn ban đêm.

12- Không đi xem múa hát.



13- Không trang sức vòng hoa hương liệu.

14- Không nằm giường cao rộng lớn.

15- Không nhận vàng bạc tiền của cải.

16- Không nhận các hạt giống.

17- Không nhận thịt.

18- Không nhận đàn bà con gái.

19- Không nhận nô tỳ trai hay gái.

20- Không nhận cừu dê.

21- Không nhận gia cầm, heo.

22- Không nhận bò voi ngựa.

23- Không nhận ruộng vườn đất đai.

24- Không làm môi giới.

25- Không buôn bán.

26- Không gian lận bằng cân đo, tiền bạc.

27- Không ăn hối lộ.

28- Không   làm   tổn   thương   cho   chúng sanh.
29- Ít muốn, biết đủ.

  Giới  hành là  gì?  Giới  hành  là  những pháp môn thực hành để  tâm ly dục ly ác pháp, để  sống không làm khổ mình  khổ người và khổ



cả  hai,  để  tâm  thanh  thản  an lạc  và  vô  sự,  để tâm không phóng dật, để tâm vô lậu, để tâm có đủ Tứ Như Ý Túc, để tâm có đủ Tam Minh.
Các giới hành gồm có: Tứ Bất Hoại Tịnh, Tứ  Vô  Lượng Tâm,  Tứ  Chánh  Cần,  Tứ  Niệm Xứ,  Tứ  Như  Ý  Túc,  Thất  Giác  Chi,  Ngũ  Căn, Ngũ  Lực. Như  vậy  tất  cả  pháp  trên  đây  được gọi là 37 phẩm trợ đạo.

Trên đây là Thánh giới uẩn, một  người  tu hành để  tìm cầu sự giải thoát mà không thành tựu  Thánh  giới  uẩn  này  thì con  đường  giải thoát  không  bao giờ  tìm thấy  được. Cho  nên, đức Phật dạy: “Vị ấy thành tựu Thánh giới uẩn này”.  Thành tựu Thánh giới uẩn là thành tựu  phần  một  trong  giai  đoạn tu  tập  thứ  nhất mà  người  tu  sĩ  cần  phải  nhiếp  phục  tâm  mình và giữ gìn trọn vẹn những Thánh giới này.
Về phần thứ hai trong giai đoạn một là phần Thánh hộ trì các căn mà các bạn đã được học và tu tập trong tập II và tập III Những Lời Gốc Phật Dạy. Vậy phần này chúng tôi không cần giảng dạy trở lại. Nhưng  các bạn phải nhớ lời dạy  của  Phật:  “Thành  tựu  Thánh  hộ  trì các  căn  này”. Muốn  tu  tập  làm  chủ  sanh  tử luân hồi mà không thành tựu Thánh hộ trì các



căn này thì chẳng bao giờ nếm được mùi vị giải thoát.
Khi đã  thành  tựu  được  phần  thứ  hai  thì tiếp  tục  tu  tập  phần  thứ  ba  trong  giai  đoạn một. Phần thứ ba này không kém phần quan trọng như hai phần trên. Nếu không tập chánh niệm  tỉnh  giác  thì sức  tỉnh  thức  không  có.  Sức tỉnh thức không có thì si mê sẽ hiện rõ qua những  trạng  thái  thuỳ  miên,  hôn  trầm,  hôn tịch, vô ký, ngoan không, v.v.. Bởi vậy người tu sĩ  phải  tu  tập  nhiều  về  Chánh  niệm  tỉnh  giác, như  đức  Phật  đã  dạy:  “Thành   tựu   Thánh chánh   niệm  tỉnh   giác   này”. Chỉ  khi  nào thành  tựu  Chánh  niệm  tỉnh  giác  tức  là  chúng ta không còn ngủ nghỉ phi  thời, không còn hôn trầm  thùy  miên  tấn  công  thì chúng  ta  mới  tu tập xong giai đoạn một. Tu tập như vậy mới có căn bản, mới có kết quả hiện thực tốt đẹp, mới có  niềm  tin sâu  về  Phật  pháp,  mới  thấy  Phật pháp không dối người.
Tu tập xong giai đoạn thứ nhất, chúng ta mới  bắt  đầu  tu  tập  giai  đoạn hai.  Bước  qua tu tập ở  giai đoạn hai, trước tiên chúng ta nên tìm một  nơi  cho  xứng  hợp  với  pháp  môn  tu  tập trong  giai  đoạn này.  Nơi  xứng  hợp  để  tu  tập  ở giai đoạn hai là nơi  như thế  nào, chúng ta hãy



nghe đức Phật dạy: “Lựa  một trú xứ thanh vắng,   như   khu   rừng, gốc   cây,   khe   núi, hang đá, bãi tha ma, lùm cây ngoài trời, đống rơm, v.v..”. Như vậy, rõ ràng Phật dạy chúng  ta  tìm nơi  vắng  vẻ  yên  tịnh  để  tu  tập giai  đoạn  hai  mới  có  kết  quả.  Vậy  nơi  chốn chúng  ta  đã  tìm  được  rồi  thì  đây  là  thuận duyên  còn  nếu  nghịch  duyên  thì chúng  ta  phải làm sao?
Thưa các bạn! Nếu chưa có nơi thanh tịnh vắng  lặng  để  tu  tập  ở   giai  đoạn hai  thì chúng ta nên tu tập trở lại ở   giai đoạn một cho thấm nhuần giới luật, đức  hạnh hiện bày,  cho phòng hộ  sáu  căn  miên  mật  hơn  và  cho chánh  niệm tỉnh giác cao hơn nữa.
Nếu vị trí thanh tịnh để tu tập chưa có mà vội vàng tu thì tu cũng chẳng có kết quả  gì. Vì thế đức Phật dạy: “Lựa một trú xứ thanh vắng,   như   khu   rừng, gốc   cây,   khe   núi, hang đá, bãi tha ma, lùm cây ngoài trời, đống rơm,  v.v..”.  Đó  là  nơi  lý  tưởng  tu  tập  ở giai đoạn hai. Là một tu sĩ đệ  tử của  đức  Phật, khi đức  Phật dạy như vậy thì chúng ta hãy tin tưởng và làm theo cho đúng  lời dạy này.



Đọc  đoạn kinh  trên  chúng  ta  quan  sát thấy rất rõ đức  Phật  dạy tu tập từng giai  đoạn một, giai đoạn này tu xong mới tu tập đến giai đoạn khác.
Sau khi tìm được vị  trí thanh  vắng,  yên tịnh, nhưng  chúng ta cũng chưa vội tu, mà hãy theo  lời  đức  Phật  dạy là  phải  xin  cơm ăn  cho no bụng.  Khi ăn  xong rồi  mới  vào  vị  trí thanh vắng  đó,  bắt  đầu  tu  tập.  Còn  nếu  chưa ăn  cơm xong mà  vội tu tập  thì bụng đói  sẽ khó tu tập. Vì thế, đức Phật dạy: “Sau khi ăn xong và đi khất  thực trở  về,  vị  ấy  ngồi  kiết  già,  lưng thẳng tại  chỗ  nói  trên,  và  an  trú  chánh niệm  trước  mặt”,  nghĩa  là  đi  khất  thực  rồi đến  một  nơi  nào  đó  ăn  cơm. Sau khi ăn  cơm xong  ta  nên  nghỉ  ngơi  một  chút  cho tiêu  hóa cơm  và  thực  phẩm,  khoảng  độ   30  phút  hoặc một giờ thì chúng ta mới đến vị trí thanh vắng để tu tập.
Bài  pháp  này  đức  Phật  dạy  chúng  ta  tu tập rất rõ ràng từng chi tiết. Bắt đầu khởi sự tu tập  thì phải  thực  hiện  cho bằng  được “Thánh giới   uẩn”.  Khi  giới   luật   được nghiêm   trì, không  còn  vi phạm  thì tiếp  tục  tu  tập  “Hộ trì các căn”. Khi hộ trì các căn nghiêm chỉnh, các căn không còn dính  mắc các trần thì tiếp tục tu



tập  cho bằng  được “Chánh  Niệm  Tỉnh  Giác” để  phá  sạch  hôn  trầm,  thùy  miên,  vô  ký.  Xin các bạn lưu ý ba pháp trên đây và tu tập cho đúng  bài  bản  thì kết  quả  giải  thoát  không  thể lường  được. Đó  là  một  nền  tảng  tu  tập  vững chắc bảo đảm sự giải thoát sẽ đến với các bạn ngay liền, ở  trong tầm tay các bạn. Trong  sự tu tập  các  bạn  nên  nhớ  là  phải  thiện  xảo,  linh động uyển chuyển khéo léo  thay đổi  pháp  theo từng  tâm  niệm  của  mình.   Cố  định pháp,  cố định giờ giấc thành ra tu tập ức chế. Đạo Phật dạy  chúng  ta  chế  ngự  thân  tâm,  chứ  không phải ức chế thân tâm. Chế ngự thân tâm chắc các bạn rõ chứ!
Sau khi thành  tựu  những  pháp  này  rồi, mới bắt đầu tìm nơi thanh vắng yên tịnh tức là nhập  thất  tu  hành  ở   giai  đoạn thứ  hai.  Ở   giai đoạn thứ  hai  “Sau  khi  ăn  xong  và  đi  khất thực trở về, vị ấy ngồi kiết già, lưng thẳng tại  chỗ  nói  trên,  và  an  trú  chánh niệm trước  mặt”.  Ở   giai  đoạn này  có  ba việc  cần
làm:

1/ Ăn  cơm xong tức  là  giờ  trưa  (giờ  ngọ), khoảng  12 giờ  và  nghỉ  trưa  30 phút,  tắm  giặt
30 phút nữa tức là 1 giờ. Đúng 1 giờ bắt đầu tu tập. Vậy vào giờ này tu tập cái gì? Theo như lời



Phật  dạy:  “Vị  ấy  ngồi  kiết  già,  lưng thẳng tại  chỗ  nói trên”  nghĩa  là  chúng  ta  phải  tập luyện ngồi tréo chân kiết già và giữ lưng thẳng cho được, tại  nơi  thanh  vắng  yên  tịnh  đã  chọn trước.
Thưa  các  bạn!  Đây  là  giai  đoạn thứ  hai của sự tu tập, các bạn nên nhớ kỹ: thứ nhất là tập  ngồi  kiết già,  lưng  thẳng.  Đó  cũng  là  một phương  pháp  tu  tập  để  giữ  gìn  thân  bất  động trong tư thế tỉnh thức. Ở giai đoạn tu tập  này, các bạn nên khép chặt thân bạn trong tư thế ngồi kiết già thì mới dễ nhiếp tâm an trú trong chánh niệm tỉnh giác. Nếu các bạn quá dễ dãi không  khép  chặt  thân  trong  tư  thế  ngồi  kiết già này thì các bạn khó mà an trú tâm.
Cần  phải  tập  ngồi  vững  vàng  từ  5  phút đến  30 phút.  Trong  khi vừa  tập  ngồi  kiết  già vừa  nhiếp  tâm  an  trú  chánh  niệm  trước  mặt mình,   như   đức   Phật   đã    dạy:   “Và   an  trú chánh   niệm   trước   mặt”.  Như   vậy,   chánh niệm trước mặt là niệm gì? Có phải là niệm hơi thở vô, hơi thở ra không?
Thưa  các  bạn!  Không  phải  niệm  hơi  thở vô, hơi thở ra mà là niệm từ bỏ tâm dục tham ở đời,  sống  thoát  ly dục  tham,  gọt  rửa  tâm  hết dục  tham  các  bạn  ạ!  Các  bạn  có  tin lời  chúng



tôi  nói  này  không?  Nếu  không  tin thì các  bạn hãy  nghe  đức   Phật  dạy:  “Vị   ấy   từ   bỏ   dục tham   ở     đời,   sống   với   tâm   thoát   ly   dục tham, gọt  rửa tâm  hết  dục  tham”. Như  vậy rõ ràng đức Phật dạy chúng ta đặt chánh niệm tỉnh  thức  là  niệm  từ  bỏ,  thoát  ly,  gọt  rửa  dục tham.  Niệm  tu  tập  như  vậy  không  giống  như kinh sách Đại Thừa và Thiền Tông chút nào. Phải không các bạn?
Các bạn nên lưu ý ở  chỗ chánh niệm đặt trước mặt  mà  đức Phật  đã  dạy đó  là  “niệm  từ bỏ dục tham,  niệm thoát ly dục tham, niệm gọt rửa hết dục tham”. Ba niệm này là ba pháp  được  đặt  trước  mặt  bạn quán  xét  để  bạn từ  bỏ,  thoát  ly  và  gọt  rửa  tâm  dục  tham  của bạn. Khi tâm tham dục hết là bạn được giải thoát.
Con đường tu hành theo Phật giáo thật là đơn giản  chỉ  có  tìm chỗ  thanh  vắng,  ngồi  kiết già,   lưng   thẳng,   an  trú   chánh   niệm   từ   bỏ, chánh  niệm  thoát  ly  và  chánh  niệm  gọt  rửa tâm  dục  tham  của  bạn.  Chỉ  có  bấy  nhiêu  đấy thôi  mà  quý  bạn  sẽ  thấy  một  cuộc   đời  giải thoát, một  bầu trời an lạc  hạnh phúc tuyệt  vời mà  người  thế  tục  không  thể  nào  ngờ  được, không thể nào hưởng được.



Ôi! Được sinh làm người là khó, gặp được chánh  Phật  pháp  còn  khó  hơn.  Thế  mà  được làm người, được gặp chánh Phật pháp, chúng ta lại  không  tu  tập  thì quá  uổng  phí  một  đời người. Phải không hỡi các bạn? Chúng tôi phải thành thật tiếc thay cho các bạn đấy!!! Các bạn có  biết  không?  Chúng  tôi  cũng  từ  pháp  này  tu tập sáu tháng làm chủ sinh,  già, bệnh, chết.
Khi các  bạn  tu  tập  đã  từ  bỏ,  thoát  ly  và gọt rửa tâm dục tham của bạn xong thì các bạn lại  tiếp  tục  đặt  những  niệm  khác  như:  từ  bỏ tâm sân hận, sống với tâm không sân hận, gọt rửa tâm hết sân hận và luôn luôn khởi lòng từ mẫn  thương  xót  tất  cả  chúng  sanh  loài  hữu tình. Có  tu  tập  như vậy  mới  đúng  theo  lời  đức Phật  đã   dạy:  “Vị  ấy  từ  bỏ  sân  hận,  vị  ấy sống  với  tâm  không  sân  hận, vị  ấy  sống lòng từ mẫn thương  xót tất cả chúng sanh hữu tình, vị ấy, gọt rửa tâm hết sân hận”.
Khi các  bạn  tu  tập  từ  bỏ  tâm  sân  hận, sống với tâm không sân hận, gọt rửa tâm hết sân hận và sống với lòng từ mẫn thương xót tất cả  chúng  sanh  loài  hữu  tình xong thì các  bạn lại  tiếp  tục  tu  tập  quét  sạch  hôn  trầm  thùy miên, theo  như lời đức Phật đã dạy: “Vị  ấy  từ bỏ  hôn trầm thùy  miên, sống  thoát  ly  hôn



trầm thùy  miên, với  tâm  tưởng  hướng  về ánh  sáng  chánh niệm  tỉnh  giác,  gọt  rửa tâm  hết  hôn trầm  thùy  miên”. Các  bạn  cứ theo  lời dạy  này  mà  đặt  niệm  hôn  trầm  thùy miên  trước  mặt  mà  tác  ý  tu  tập  thì sẽ  không còn thùy miên và hôn trầm nữa.
Tất  cả  các  bạn  về  tu  viện  Chơn  Như  tu tập,  hầu  hết  các  bạn  đều   bị  hôn  trầm  thùy miên tấn công dữ  dội, cuối cùng các bạn đều là những người lính  chiến bại ở  mặt trận này. Các bạn  có  biết  tại  sao các  bạn  thất  trận  không? Các bạn thất trận là vì các bạn không theo lời Phật dạy tu tập đúng cách xả tâm.
Khi tu  tập  phá  dẹp hôn  trầm  thùy  miên đã  không còn nữa thì các bạn tiếp tục tu tập từ bỏ  trạo  cử,  hối  quá  theo  như  lời  đức  Phật  đã dạy:  “Vị  ấy  từ  bỏ  trạo   cử,  hối quá,  sống không trạo cử, nội tâm trầm lặng, gọt rửa tâm  hết  trạo   cử,  hối  quá”.  Cứ  theo  lời  dạy này  mà  đặt  niệm  trạo  cử,  hối  quá  dùng  pháp như lý tác ý mà quét cho sạch trạo cử hối quá.
Khi tu  tập  phá  dẹp trạo  cử,  hối  quá  đã không còn nữa thì các bạn tiếp tục tu tập từ bỏ nghi ngờ theo như lời  đức  Phật đã  dạy: “Vị ấy từ  bỏ  nghi  ngờ,  sống  thoát  khỏi nghi  ngờ,



không phân vân, lưỡng lự, gọt rửa tâm hết
nghi ngờ đối với thiện pháp”.

Trên  đây  là  phương  pháp  tu  tập  để   dẹp sạch  và  đoạn dứt  năm  triền  cái.  Khi dứt  sạch năm  triền  cái  thì các  bạn  đã  chứng  đạo  quả giải thoát  không còn  nghi  ngờ gì nữa. Các bạn hãy nên theo thứ lớp tuần tự các pháp trên đây mà  tu  tập  cho kỹ  lưỡng,  đừng  tu  tập  vội  vàng; không  tu  tập  thì thôi  mà  đã  tu  tập  thì phải  tu tập cho có chất lượng, cho có căn bản, chứ đừng tu tập lấy có, vừa uổng công sức vừa phí uổng cuộc  đời;  mang  tiếng  đi  tu  mà  chẳng  làm  chủ sanh,  già,  bệnh,  chết  và  không  chấm  dứt  tái sanh luân hồi thì rất nhục nhã, cũng giống như các thầy Đại Thừa và Thiền Tông vậy.




  

nhập  định thì đâu  dễ   gì  lường  gạt  họ  được. Kinh sách Nguyên Thủy của Phật giáo đã xác định tiêu chuẩn và phương pháp nhập định như thế nào rất rõ ràng, tại sao các bạn không chịu khó nghiên cứu, để không bị những người háo danh lừa đảo. Cho nên, đức  Phật dạy: “Nếu tu tập có đạo lý gì thì  không được  nói ra,  chỉ nói ra  khi  thấy mình có lỗi lầm để phát lồ sám  hối  ăn  năn chừa  bỏ  không tái  phạm lại  nữa”. Đó là những điều đức Phật nhắc nhở chúng  ta  hằng  ngày.  Bởi  vậy,  kinh Pháp  Cú
dạy:

“Mình ngu nghĩ  mình ngu

Nhờ vậy thành  có trí”.

Đúng vậy, hằng ngày chúng ta nên xét lại mình  thấy  có  những  điều  làm  cho mình  khổ, làm cho người khác khổ thì hãy mau ngăn chặn và  diệt chúng  cho tận  gốc,  bằng  cách  tư  duy quán xét. Và  phải luôn luôn xấu hổ khi có một hành động, một lời nói hay một ý nghĩ làm cho mình khổ, làm cho người khác khổ hay tất cả chúng sanh khổ thì phải hối hận ăn năn từ bỏ. Người biết tu tập những việc này là người biết mình  ngu tức là người có trí đấy các bạn ạ!

Trưởng lão THÍCH THÔNG LẠC


Trong  cuộc đời tu hành theo Phật giáo chỉ có  trầm  tư  suy nghĩ  tìm cái  ngu của  mình  để lần  lần  khắc  phục  sửa  sai  những  lỗi  lầm.  Đấy là người có trí các bạn ạ.
Còn ngược lại, người ngu mà không biết mình  ngu  là  người  rất  ngu.  Tất  cả  các  pháp trên thế gian  này đều vô thường, không có vật gì  thường  hằng  bất  biến,  không  có  vật  gì  là mình,   là  của  mình,   thế  mà  cứ  lầm  chấp  là mình,  là  của  mình.  Do sự  lầm  chấp  như  vậy, mà lao đầu vào chốn dầu sôi nước bỏng để chịu lấy những sự khổ đau bất tận cũng giống như loài  thiêu  thân  lăn  mình   vào  ánh  sáng  của ngọn  đèn.  Đó  là  những  người  ngu  mà  không biết mình  ngu. Còn biết bao nhiêu sự ngu trong thế  gian  này  nữa,  như  người  chết  là  tan  hoại hết không có tàn dư một chút xíu thức nào cả. Vậy mà, từ trong các tôn giáo cho đến những người  có học thức cùng những người không học thức,  đều  cho rằng  người  chết  còn  có  linh hồn bất  diệt, nên  từ  đó  họ  bỏ  tiền  bạc  tiêu  hao về vấn   đề    này   một   cách   nhảm   nhí   rất   đáng thương.  Họ thường  cầu  siêu,  đốt  tiền,  vàng  mã
... cho người chết, họ làm những điều mê tín lạc hậu.  Đó   là  những  người  ngu  mà  không  biết



mình  ngu, thật  là  người  chí  ngu đáng  thương
vậy.

Thưa  các  bạn!  Những  điều  chúng  tôi  vừa nói trên đây, có lẽ là lời nói quá thẳng thắn, dùng  chữ  ngu  si  quá  nặng  nề,  khiến  cho các bạn  tự  ái  không  vui  lòng.  Có  phải  vậy  không các bạn? Xin các bạn vui lòng tha thứ cho. Nếu không  dùng  lời nói  thẳng  thiếu  văn  hóa,  kém lịch sự  như vậy  thì mọi người  cứ  nghĩ  mình  là người khôn ngoan, thì tệ nạn mê tín lại còn tệ hại hơn nữa.
Xin  các  bạn cứ  suy ngẫm  lại  thì xét  thấy lời  nói  thẳng  của  chúng  tôi  là  một  lời  chân thật, đầy lòng yêu thương của chúng tôi gửi đến các bạn, để  trên đời này chúng ta không còn là người ngu nữa. Phải không hỡi các bạn?





HẠNH VÀ MINH


LỜI PHẬT DẠY

Với  Minh và  với  Hạnh,  thành tựu hai  pháp này. Này các Tỳ Kheo, Tỳ Kheo đạt đến cứu cánh của cứu cánh:
1/ Cứu cánh an ổn khỏi  khổ ách.

2/ Cứu cánh Phạm hạnh.

3/ Cứu cánh mục đích.

Bậc  tối  thượng  giữa  chư  Thiên và loài Người.
(Tăng Chi Bộ Kinh, tập 4, trang 663)



CHÚ GIẢI:
Xét  duyệt  qua đoạn  kinh này  có  ba cứu cánh:
1/ Cứu  cánh  an  ổn khỏi  khổ  ách  là  do chánh  tri kiến. Chánh  tri kiến là  sự  hiểu  biết mọi vật như thật, do hiểu biết mọi vật như thật nên mọi khổ ách đều được  hóa giải. Vì vậy, gọi



là  cứu  cánh  an  ổn  khỏi  khổ  ách  tức  là  MINH GIẢI THOÁT.

2/ Cứu cánh Phạm hạnh là do giới luật. Một  tu  sĩ  sống  đúng   giới   luật,  không  hề  vi phạm  một  lỗi  nhỏ  nhặt  nào  là  có  giải  thoát ngay liền. Giới ly dục ly ác pháp mà tâm ly dục ly  ác  pháp  là  tâm  bất  động,  tâm  bất  động  là tâm  không  phóng  dật.  Do  giới  luật  mà  tâm được giải thoát nên gọi là HẠNH GIẢI THOÁT, tức là Cứu Cánh Phạm Hạnh.
3/ Cứu cánh mục đích là tri kiến và giới luật. Giới luật ở  đâu là tri kiến ở  đó, tri kiến ở đâu là  giới  luật  ở đó,    “Tri kiến làm thanh  tịnh giới  luật,  giới  luật  làm  thanh tịnh  tri  kiến”. Đó là cứu cánh giữa MINH và HẠNH  nên gọi là cứu cánh mục đích.
Trên đây, là nói về  giai đoạn mới bắt đầu vào  tu  tập  giới  luật  bằng  tri kiến,  còn  ở   giai đoạn hai và ba thì đoạn kinh này đức Phật dạy “Minh và  Hạnh”.  Minh và  Hạnh đạt  được là cứu  cánh  của  cứu  cánh.  Vậy  Minh và  Hạnh  là
gì?

Minh là  trí tuệ  Tam  Minh; Hạnh là  đức hạnh  không  làm  khổ  mình,  khổ  người  và  khổ tất  cả  chúng  sanh, hay nói  cách  khác  Hạnh là

Trưởng lão THÍCH THÔNG LẠC


Giới  luật.  (Xem  thêm  nghĩa  Minh Hạnh Túc trang 130).
Cho nên, người tu theo Phật giáo đầu tiên cần phải đạt được Đức Hạnh của Giới luật. Đức hạnh của giới luật đó là hạnh ly dục ly ác pháp. Hạnh ly dục ly ác pháp là  hạnh bất động tâm. Hạnh bất động tâm là tâm định tỉnh, nhu nhuyễn,  dễ  sử  dụng. Từ  tâm  này  chúng  ta  mới có  đủ  năng  lực  nhập  Bốn  Thánh  Định và  thực hiện Tam Minh.
Như trên đã  nói Hạnh tức là Giới luật rất quan  trọng  cho  con  đường  tu  tập  theo  Phật giáo. Phải không các bạn?
Không có Giới luật thì thiền định và Tam Minh không  bao giờ  có.  Vì  vậy,  các  bạn  nên hiểu  Hạnh là  nền  tảng  đạo  đức của  Phật  giáo, còn Minh là kết quả cuối cùng của con đường tu tập giải thoát của Phật giáo, nên đức Phật bảo: “Này  các  Tỳ  Kheo,  Tỳ  Kheo  đạt  đến  cứu cánh   của   cứu   cánh”.  Xin   các  bạn  tu  theo Phật  giáo  nên lưu ý  điều này: Hạnh  mà  không sống đúng thì không làm sao có Minh. Người có Giới hạnh không thể nào tu tập lạc vào tà pháp ngoại đạo. Thấy ai  sống  không  đúng giới  hạnh là biết ngay là người  ấy tu tập rơi vào tà pháp ngoại đạo.



Cho nên, Minh và Hạnh là thước đo sự tu tập  của  Tăng  Ni và  Cư sĩ,  là  tiêu  chuẩn  duyệt xét sự chứng quả của họ. Do đó, những người tu giả, tu thật chúng ta đều biết rất rõ. Biết rõ để làm  gì các  bạn?  Nếu  người  thật  tu,  thật  chứng thì chúng  ta  xin  được  thân  cận;  nếu  người  tu giả thì  từ giã xa lánh.





BẬC HIỀN  TRÍ


LỜI PHẬT DẠY

“Nếu gặp bậc hiền trí Chỉ lỗi và khiển trách Như  chỉ chỗ chôn vàng Hãy kết thân người trí Kết thân với vị ấy
Chỉ có lợi không hại”.

Kinh Pháp Cú
(VI- Panditavagga –Phẩm Hiền Trí)


CHÚ GIẢI:
Thưa các bạn! Trong cuộc đời, gặp được những  bậc  Hiền  Trí rất  khó,  bởi  vì những  bậc ấy  dám  nói  thẳng,  dám  chỉ  lỗi,   dám  khiển trách những chỗ sai lầm của cuộc đời  cũng như
trong  Đạo,  để  cho mọi  người  biết  mà  cố  gắng
sửa sai. Sửa đời, sửa  đạo. Đời  và  Đạo chưa bao giờ toàn thiện, toàn mỹ cả, chỉ nhờ vào bàn tay của  con người  uốn  nắn  sửa  sai  những  lỗi  lầm



thì mới có  ngày được toàn thiện toàn mỹ.  Việc làm này không phải một người mà phải nhiều người; nhiều người mà phải sống đoàn kết với nhau thì mới làm được; nhưng  không phải  làm nhanh chóng được mà phải nhiều năm tháng, trường kỳ sửa sai và uốn nắn những lỗi lầm của mình.
Bậc Hiền Trí chỉ lỗi và khiển trách chúng ta  để   chúng  ta  trở  thành  người  tốt,  người  có đạo  đức,  thì công  ơn ấy  rất  nặng.  Phải  không hỡi  các  bạn?  Cũng  giống  như  người  chỉ  chỗ chôn  của  báu,  nhờ  đó  mà  chúng  ta  trở  thành giàu có. Do sự ích lợi này, nên đức Phật khuyên
chúng ta:

“Nếu gặp bậc hiền trí Chỉ lỗi và khiển trách Như chỉ chỗ chôn vàng”.
Đúng  vậy,  lời  chỉ  thẳng,  nói  thẳng  là  lời
vàng ngọc, nhưng  người đời không mấy ai hiểu biết, như khi có người chỉ lỗi, khiển trách mình thì sanh  tâm  thù  oán,  ghét  hận,  tìm cách  nói xấu và còn hãm hại họ. Có đúng vậy không các
bạn?

Đúng  vậy,  khi chúng  tôi  vạch  trần  những cái  sai  trong  các  hệ  phái  của  Phật  giáo  Đại



Thừa, Thiền Tông, Mật Tông, Tịnh Độ Tông và Nam Tông thì chúng tôi bị phản ứng ngay liền. Phản  ứng  rất  mạnh.  Họ không  những  không tiếc lời  mạt sát, mạ  lị chúng tôi, mà còn mượn kinh sách  Đại  Thừa  và  Thiền  Tông chống  đối chúng  tôi  kịch liệt. Nhưng  chúng  tôi  vẫn  im lặng, vì biết họ đang mang nhiều kiến chấp sai lầm  của  Đại  Thừa  và  Thiền  Tông.  Chúng  tôi nghĩ rằng: cái gì đúng là đúng, cái gì sai là sai, không  thể  có  ai  bóp  méo  nó  được. Hiện giờ  họ nói  gì  cũng  được, thời  gian  sẽ  trả  lời  với  họ. Chúng  tôi  không  có  thời  gian  để  luận  bàn,  vì còn phải làm biết bao công  việc để  chấn  chỉnh lại  Phật  giáo,  làm  cho Phật  giáo  có  một  giáo trình tu  học  từ  lớp  một  đến  lớp  tám,  mà  thời gian tuổi đời chúng tôi còn quá ngắn, chúng tôi có  thể  kéo  dài  thêm  tuổi  thọ,  nhưng  sợ  chúng sanh cứ mãi làm ác thì không đủ phước với chánh pháp  của Phật mà  họ chỉ luôn hướng về tà  giáo  của  ngoại  đạo  Bà  La  Môn  Đại  Thừa. Nếu  như  thế,  dù   muốn  dù   không  buộc  lòng chúng  tôi  phải  ra đi  trước  khi hoàn  tất  giáo trình.
Do bởi chúng tôi là những người hiểu thật rõ luật nhân quả hơn ai hết; luật nhân quả linh động thay đổi từng sát na. Chúng sanh có sống



thiện  pháp  thì mới  đủ  duyên  với  chánh  pháp, còn ngược lại, sống trong ác pháp thì không đủ duyên, chánh pháp không ra đời. Ngày xưa, đức Phật  cũng  biết   rõ   luật  nhân  quả   như  thật, nhưng Ngài không thể bỏ chúng sanh vào Niết Bàn  ngay  khi vừa  tu  chứng.  Ngày  nay,  chúng tôi  cũng  vậy,  phải  làm  hết  sức  mình,  vì  lòng yêu  thương  không  nỡ  bỏ  chúng  sanh  lăn  lộn trong   sóng   gió   ba  đào   của   biển   nhân   quả. Chúng  tôi  biết  rất  rõ  điều  chúng  tôi  đang làm là  một  tiếng  chuông  cảnh  tỉnh  sự  sống  trên hành tinh này.
Thưa  các  bạn!  Chúng  tôi  vạch  ra những cái sai của Phật giáo là để  chúng ta cùng nhau chung lưng  đấu  cật  để  chỉnh  sửa  lại  cho Phật giáo được tốt đẹp hơn.
Từ  lâu,  các  bạn  như  những  người  mù  đi trong  đêm  tối;  chúng  tôi  hiện  giờ  là  những người  cầm  đuốc  soi  đường   để cho các  bạn  đi. Các bạn có biết chăng?
Bộ  sách  Văn  Hóa  Phật  giáo  gồm:  Đường Về  Xứ  Phật,  Giới  Đức  Làm  Người,  Mười  Giới Đức  Thánh  Sa Di,  Những  Lời  Phật  dạy,  Đạo đức   Làm   Người,   Giới   Đức   Thánh   Tăng   và Thánh  Ni,  v.v..  Đó   không  phải  là  những  bó đuốc soi đường cho các bạn sao? Thế sao có một



số  bạn  không  biết  ơn  lại  còn  nặng  lời   cho chúng  tôi  dẹp sạch  Phật  giáo,  phỉ  báng,  mạt sát Thầy Tổ; trong khi đó các thầy Đại Thừa và Thiền  Tông  phạm  giới, phá  giới,  bẻ  vụn  giới tan  nát,  khiến  cho Phật  giáo  suy đồi,  lụn  bại, thế mà các bạn không có một tiếng nói để chặn đứng những hành động diệt Phật giáo này.
Thưa  các  bạn!  Phật  giáo  phát  triển  chạy theo cho hợp thời đại theo kiểu này (Đại Thừa), thì thử  hỏi  từ  xưa cho đến  nay,  sự  phát  triển này đã mang lợi ích thiết thực gì cho con người hay  chỉ   đưa  con  người   sống   trong   cảnh   ảo tưởng, mơ hồ, trừu tượng, biến con người sống trong mê tín, lạc hậu, v.v.. tiền mất, tật mang, tổn hao công sức, làm việc nhảm nhí, phi đạo đức. Các bạn có biết chăng?
Những vị Tổ, Sư, Thầy nào đã  có ý đồ  chủ mưu diệt  Phật  giáo  bị  chúng  tôi  vạch  mặt  chỉ tên để cho các bạn biết, thì có bạn lại có những lời  lẽ cay độc và còn dùng luật nhân quả hù dọa chúng tôi: “Đọa địa ngục, mang lông đội sừng”.  Chúng tôi đang cố gắng dựng lại những cái gì của Phật giáo đã bị dìm mất và ném bỏ những  cái  gì không  phải  của  Phật  giáo.  Trong khi các  bạn  đang  sắp  chết  chìm  trong  dòng nước giáo pháp kiến giải, tưởng giải của Bà La



Môn,  Đại  Thừa,  Thiền  Tông,  Mật  Tông,  Tịnh Độ Tông  và  cả  Nam  Tông  nữa,  chúng  tôi  đem lợi ích cho các  bạn mà  chỉ  thấy  toàn  là  những lời    lẽ   phi   ơn,  phi   nghĩa.   Như   vậy  có   đúng không  các  bạn?  Trái  lại  ở    đây  thì đức   Phật
khuyên:

“Hãy kết thân người trí

Kết thân với vị ấy

Chỉ có lợi không hại”.

Thưa các bạn! Các bạn nghĩ sao với những lời dạy này? Riêng chúng tôi, dám ăn, dám nói thì dám chịu về những lời nói của chúng tôi, miễn  là  chúng  tôi  làm  sáng  tỏ  lại  Phật  giáo, làm  cho Phật  giáo  tốt  hơn,  đem lại  lợi ích an vui hạnh phúc cho cuộc  sống của mọi người thì đó là niềm hân hoan, vui sướng của chúng tôi, chứ  chúng  tôi  không  màng  danh,  lợi  và  ơn nghĩa của các bạn, mong các bạn hiểu cho.





TÂM BẤT ĐỘNG


LỜI PHẬT DẠY

“Như đá tảng kiên cố Không gió nào lay động Cũng vậy giữa khen  chê Người trí không dao động”.
Kinh Pháp Cú


CHÚ GIẢI:
Người tu theo Đạo Phật, mục đích đạt được là  phải  giữ  gìn  tâm  bất  động  trước  các pháp  và  các  cảm  thọ.  Cho  nên,  trong  kinh Pháp Cú dạy:
“Như đá tảng kiên cố

Không gió nào lay động”.

Đúng  vậy,  khi tu  tập  tâm  kiên cố  như tảng   đá   thì  tám   gió   thổi   không   động   (Bát phong xuy bất  động). Muốn  được tâm  bất  động như vậy  thì phải  biết pháp  môn  nào  tu  tập  sẽ



được tâm  bất  động, còn  ngược  lại  thì sẽ  không đạt được.
Trong  Phật giáo duy nhất chỉ có Giới luật là giúp cho hành giả tu tập tâm bất động trước các pháp và các cảm thọ. Trong giới luật có những  pháp  môn  tu  tập  để   tâm  được thanh tịnh  gọi là  giới  hành.  Giới  hành  còn  có  tên  là Tứ  Chánh  Cần.  Trong  Tứ  Chánh  Cần  gồm  có bốn loại định:
1-  Định Chánh Niệm Tỉnh Giác

2-  Định Sáng Suốt

3-  Định Niệm Hơi Thở

4-  Định Vô Lậu.

Nếu một người tu hành thật kỹ bốn loại định này  thì giới  luật  sống  rất  nghiêm  chỉnh, không  hề  vi phạm  một  lỗi  nhỏ  nhặt  nào.  Giới luật  thanh  tịnh  tức  là  tâm  thanh  tịnh;  tâm thanh  tịnh tức là tâm bất động như trong kinh Trường  Bộ  dạy:  “Giới  luật  làm  thanh tịnh trí tuệ, trí tuệ làm thanh tịnh giới luật”.
Như chúng ta đã biết tâm bất động trước các pháp và các cảm thọ là mục đích giải thoát của Phật giáo. Vì thế, trong kinh Pháp Cú cũng dạy: “Cũng vậy giữa khen chê. Người trí không  dao động”.  Tâm  không  dao động  là



mục  đích  tu  hành  của  chúng  ta,  chúng  ta  đã hoàn tất con đường giải thoát.
Xem thế, chúng ta mới thấy Phật giáo lấy đạo   đức  nhân  bản  –  nhân  quả  của  con người làm hàng đầu tu tập trong các pháp.
Tóm  lại,  bốn  câu  kệ  này  nói  rõ  mục  đích tu chứng của Phật giáo cần phải đạt cho bằng được.  Mặc  dù  với  bất  cứ  một  giá  nào,  ta  cũng phải  giành  phần  chiến  thắng  về  mình  thì mới xứng  đáng  là  đệ  tử  của  đức  Phật,  mới  đem lợi ích cho mình,  cho người và nhất là làm sáng tỏ lại  Phật  giáo  không  bị  những  lớp  giáo  lý  của các Tổ trù dập Đạo Phật từ lâu.
Bởi vì, chỉ  cần có  một  người  tu  chứng quả A La Hán thì sẽ là một bằng chứng để chấn chỉnh lại Phật giáo. Nhưng ai tin người này?
Thưa  các  bạn!  Nếu  muốn  cho mọi  người tin thì phải  thể  hiện  thần  thông,  nhưng  thể hiện thần thông thì đức Phật không chấp nhận và cho đó là ngoại đạo dùng thần thông lừa đảo người. Vả lại, mục đích của Đạo Phật là  chỗ tu chứng   bất   động   tâm,   chứ   không   phải   thần thông.  Vì  thế,  đem  thần  thông  ra bảo  chứng cho Phật giáo là không đúng.



Vì  muốn  hiểu  biết  điều này  (chứng  quả  A La Hán) nên vua Ba Tư Nặc hỏi đức Phật:
-    Bạch  Thế  Tôn!  Những  vị  khất  sĩ  đi ngang qua đây  muốn  biết  vị  nào  chứng  quả  A La Hán thì phải làm sao?
Đức Phật trả lời:

-    Nên ở   gần bên họ từ một ngày đến bảy ngày, từ một tháng đến bảy tháng thì  sẽ rõ.
Như vậy, lời dạy này các bạn có hiểu ý của đức Phật không? Đó là đức Phật dạy các bạn muốn  biết  người  nào  chứng  quả  A La  Hán  thì nên  quan sát  họ  trước  mặt  cũng  như  sau lưng có sống đúng những Đức Thánh giới hạnh không? Nếu sống đúng là chứng quả A La Hán mà sống không đúng thì chưa chứng quả, còn đang  hướng  đến  quả  A  La  Hán.  Chỗ  giới  đức thanh tịnh, đó  chính  là tâm bất động trước các pháp  và  các  cảm  thọ.  Người  nào  tâm  bất  động thì đó là một vị Thánh đệ tử của Phật.
Cho  nên,  bài  kệ  trên  đây  xác  định mục đích  tu  chứng  của  Phật  giáo  rất  đơn  giản,  tu tập  không  có  gì  khó  khăn  mệt  nhọc,  chỉ  cần biết  các  pháp  đều   do  qui  luật  nhân  quả  tác dụng, chứ chẳng có gì là chân thật cả, cho nên khen  chê đều cũng như nhau chẳng có gì mừng



vui, chẳng có gì buồn rầu. Phật giáo chỉ có bấy nhiêu đó thôi. Phải không các bạn?
“Như đá tảng kiên cố Không gió nào lay động Cũng vậy giữa khen  chê Người trí không dao động”.





NIẾT BÀN


LỜI PHẬT DẠY

“Hãy cầu vui Niết Bàn Bỏ dục không nhiễm uế Kẻ trí tự rửa sạch
Mọi cấu uế nội tâm”.

Pháp Cú Kinh


CHÚ GIẢI:
Tất cả các pháp trên thế gian đều vô thường, mà  pháp  vô thường là  pháp  khổ.  Pháp khổ  từ  dục sinh  ra. Dục  là  uế  nhiễm,  bất  tịnh. Do đó, chúng ta cần phải bỏ tất cả dục; dục hết
là tâm bất động; dục hết là hết khổ, là tâm an
vui.

Trên  thế  gian  không  có  pháp  nào  mang đến cho chúng ta chân hạnh phúc trọn vẹn, chỉ vì điên đảo mà chúng ta chạy theo các pháp vô thường tìm hạnh phúc trong đó, cũng giống như chúng  ta  tìm lông  rùa,  sừng  thỏ,  có  nghĩa  là



tìm hạnh  phúc  trong  các  pháp  vô  thường  thì không bao giờ có được.
Vì thế,  đức  Phật  dạy: “Hãy cầu  vui Niết Bàn”.  Vậy  Niết  Bàn  là  cảnh  giới  gì đây?  Sao đức   Phật  lại  bảo  chúng  ta  hãy  cầu  vui  Niết
Bàn?

Thưa các bạn! Niết Bàn không phải là một cảnh giới, cũng không phải là một thế giới siêu hình,  cũng không phải cõi Thiên Đàng, Cực Lạc hay bất cứ một cõi Trời nào, cũng không phải bản thể vũ trụ, Phật Tánh.
Niết Bàn là một trạng thái tâm hết tham, sân,  si.  Cho  nên,  trong  bốn  chân  lý  của  Đạo Phật gọi nó là “Diệt Đế”. Diệt Đế là một trạng thái  tâm  không  còn  dục,  không  còn  ác  pháp; tâm  bất  động  trước  các  pháp  và  các  cảm  thọ; tâm  thanh  thản  an,  lạc  và  vô  sự.  Trong  tâm bất  động  như  vậy,  nó  có  một  niềm  vui  an lạc mà không có dục.
Vì nó mang cho mọi người một chân hạnh phúc như vậy nên đức Phật dạy: “Hãy cầu  vui Niết Bàn”. Nhưng muốn cầu vui Niết Bàn thì phải làm sao?
Thưa các bạn! Muốn cầu vui Niết Bàn thì đây  là  một  con đường  mà  mọi  người  đều  phải



bước  đi  bằng  trí óc  và  đôi  chân  của  mình,  chứ không  có người  nào đi thay cho mình  được. Đó là con đường Bát Chánh Đạo. Con đường Bát Chánh Đạo chia ra làm ba cấp tu tập:
- Cấp I thuộc về Giới Luật.

- Cấp II thuộc về Thiền Định.

- Cấp III thuộc về Trí Tuệ.

Mỗi  cấp  đều  có  pháp  học  và  pháp  hành. Sau khi học  và  hành  đúng,  có  nghĩa  là  phải trải  qua ba cấp  và  tám  lớp  học,  thì tâm  người ấy mới vô lậu hoàn toàn, chứng quả A La Hán. Sự tu học của Phật giáo cũng giống như chương trình học thức ngoài đời gồm có ba cấp:
1-  Tiểu học

2-  Trung học

3-  Đại học

Mỗi  cấp  đều  có  nhiều  lớp  học,  cuối  năm học mỗi lớp đều có thi chuyển lớp. Cuối mỗi cấp đều  có  thi chuyển  cấp  hay  thi tốt  nghiệp  của cấp  đó.  Ví  như:  Tiểu  học  có  bằng  Tiểu  học; Trung  học có bằng Trung học; Đại học có bằng Đại học. Trong các cấp tu hành của Phật giáo cũng vậy:
- Cấp I Giới Luật. Khi học hết cấp này

Trưởng lão THÍCH THÔNG LẠC


trọn  vẹn  thì được “cấp bằng”  Nhập  Lưu  (Tu Đà  Hoàn),  còn  chưa học  hết  cấp  thì tùy  ở   sự hiểu biết, tu tập và giữ gìn giới luật được nhiều hay ít, ít thì Hướng Lưu; nhiều thì Dự Lưu.
- Cấp II Tứ Thánh Định. Tu học hết cấp này trọn vẹn thì mới được “cấp bằng” Bất Lai, còn chưa trọn vẹn thì chỉ có “chứng  chỉ” Thất Lai  (Tư Đà  Hàm)  cao hơn một  chút  nữa  thì có “chứng chỉ” Nhất Lai (A Na Hàm).
- Cấp III Trí Tuệ Tam  Minh. Tu học hết cấp  này  thì tâm  vô  lậu  hoàn  toàn  được “cấp bằng” Niết Bàn (A La Hán).
“Cấp  bằng”  cao nhất  trong  Đạo  Phật  là Niết Bàn. Vì thế, đức  Phật dạy: “Hãy cầu  vui Niết  Bàn”. Xem thế, chúng ta thấy  rất  rõ con đường  tu  theo  Phật  giáo,  tu  tới  đâu  có  kết  quả tới  đó.  Kết  quả  là  sự  giải  thoát  đúng  như  thật trong  đời sống  hằng  ngày  của  chúng  ta.  Tu ít kết quả  ít, tu  nhiều  kết quả  nhiều, nhưng  phải tu tập đúng pháp, đúng cách, cũng giống như chương  trình học  ngoài  đời   vậy,  học  tới  đâu biết tới đó, học ít biết ít, học nhiều biết nhiều.
Muốn đạt được Niết Bàn theo như lời Phật

dạy:



“Bỏ dục không nhiễm uế



Kẻ trí tự rửa sạch

Mọi cấu uế nội tâm”

Thưa các bạn! Đọc ba câu kệ trên đây, chúng ta xét thấy pháp môn tu hành của Đạo Phật  rất  đơn  giản  và  cũng  không  khó  hiểu. Phải không các bạn? Nhưng  làm được việc này là  một  kỳ  công.  Vậy  bỏ  dục  không  nhiễm  uế phải làm sao?
Muốn bỏ dục không nhiễm uế, hay tự rửa sạch  mọi cấu  uế  nội  tâm  thì các  bạn  cần  phải tu tập Tứ Chánh Cần, Tứ Niệm Xứ và Thân Hành  Niệm,  tức  là  hằng  ngày  phải  ngăn  ác diệt ác pháp, ly dục ly bất thiện pháp. Đó là những phương pháp rửa sạch mọi cấu uế ở  nội tâm.  Tuy lời  nói  trong  kinh Pháp  Cú  đơn giản nhưng tu hành phải tận lực, nếu không tận lực tu  tập  thì khó  đạt  được kết  quả  như  ý  mong
ước.

Điều  mà  các  bạn  cần  nên  lưu ý:  đó  là  tu tập Tứ Chánh Cần, Tứ Niệâm Xứ, Thân Hành Niệm,  các  bạn  không  thiện  xảo  là  bị  ức  chế tâm. Và ức chế tâm là các bạn không xả tâm. Không  xả  tâm  thì dục  không  bao giờ  hết.  Cho nên phải lưu ý và quan tâm khi hành pháp.





KHI  NÀO NGỒI KIẾT GIÀ TU TẬP


LỜI PHẬT DẠY

“Vị ấy thành tựu Thánh giới uẩn này,  thành tựu  Thánh hộ   trì các  căn này,  thành tựu  Thánh  chánh niệm tỉnh giác này.
Lựa  một  trú  xứ  thanh  vắng,  như khu  rừng, gốc cây, khe núi, hang  đá, bãi tha  ma, lùm cây ngoài trời, đống rơm.
Sau khi  ăn xong và đi  khất thực trở về,  vị  ấy  ngồi  kiết  già,  lưng  thẳng tại chỗ   nói   trên,   và   an   trú   chánh niệm trước mặt.
Vị ấy  từ  bỏ  dục tham   ở    đời,  sống với  tâm  thoát  ly  dục tham,  gọt rửa tâm hết dục tham.
Vị ấy  từ  bỏ  sân  hận, vị  ấy  sống  với tâm không sân hận, lòng từ mẫn thương xót  tất  cả  chúng  sanh  hữu tình, gọt rửa tâm hết sân hận.



Vị ấy từ bỏ hôn trầm thùy miên, sống  thoát  ly  hôn  trầm thùy  miên,  với tâm   tưởng   hướng về   ánh   sáng   chánh niệm tỉnh   giác,   gọt  rửa tâm   hết   hôn trầm thùy miên.
Vị ấy  từ  bỏ  trạo  cử,  hối  quá,  sống không trạo  cử,  nội  tâm  trầm lặng,  gọt rửa tâm hết trạo cử, hối quá.
Vị ấy  từ  bỏ  nghi   ngờ,  sống  thoát khỏi nghi   ngờ,  không  phân  vân,  lưỡng lự,  gọt  rửa tâm  hết  nghi   ngờ  đối   với
thiện pháp”.

(Kinh Trung  Bộ, tập 2, trang 24)



CHÚ GIẢI:

Đọc hết đoạn kinh này, chúng ta thấy sự tu  tập  được chia  ra  làm  hai  giai  đoạn. Giai đoạn tu thứ nhất, chia làm ba pháp tu tập:

1- Thánh giới uẩn

2- Thánh hộ trì các căn

3- Thánh chánh niệm tỉnh giác



Trong ba pháp này tu tập như thế nào? Trước  tiên,  chúng  ta  phải  tu  tập  Thánh  giới uẩn. Vậy Thánh giới uẩn là gì?
Thánh giới uẩn là giới luật. Vì phải tu tập Thánh giới uẩn, do đó đức  Phật khuyên bảo: “Phải hành  trì học giới  và  hạnh  sống  các vị Tỳ Kheo”. Ở lời   dạy này chúng ta nên lưu ý: “Hành trì học giới  và  hạnh  sống”. Hành trì học giới nghĩa là gì? Là một hành giả tu theo Phật  giáo  thì phải  thông  hiểu  giới  luật.  Muốn thông hiểu giới luật thì phải học giới luật. Đây là  bài kinh giới xin  các  bạn nên học cho thuộc để  biết hành  trì cho đúng. Trong  mỗi  giới  luật đều chia làm bốn phần:

1- Giới cấm

2- Giới hạnh

3- Giới đức

4- Giới hành

  Giới cấm nghĩa là gì? Giới cấm là một điều  luật  bắt  buộc  mỗi  tín đồ   không  được  vi phạm,  nếu  ai  vi phạm  thì không  được chấp nhận  là  tín đồ  Phật  giáo  nữa.  Giới  cấm  giống như  pháp  luật  trong  một  nước,  mà  mỗi  công dân  trong  nước  đó  phải  chấp  hành,  tuân  thủ,



không  được vi phạm, nếu  ai  vi phạm thì sẽ  bị toà án kết tội, nặng nhẹ tùy theo bộ luật đã qui định.

 Giới hạnh là gì? Giới hạnh là những hành  động  không  vi phạm  giới luật,  là  những hành  động  cao quý  không  làm  khổ  mình,  khổ người và khổ tất cả chúng sanh, là những hành động  ôn tồn nhã nhặn, khiêm hạ, từ tốn, dịu dàng, an ủi, xoa dịu những vết  thương của mọi người  và  tất  cả  chúng  sanh,  là  những  hành động  không  làm  trái  với  lương  tâm  của  mình,
v.v..

  Giới  đức  là  gì?  Giới  đức là  đức  từ,  đức bi,  đức   hỷ,  đức   xả,  đức   nhẫn  nhục,  đức  tùy thuận, đức bằng lòng, đức hiếu sinh,  đức  buông xả, đức ly tham, đức ly dục, v.v..
Trong  bài kinh giới này gồm có nhiều giới

cấm:



- Giới thứ nhất: Cấm sát sanh có nghĩa là

không  được  giết  hại  chúng  sanh,  từ  con người cho đến những loài vật nhỏ bé, nói chung là không  được  giết  hại  con vật  nào  cả.  Giết  hại một con vật chết thì không thể nào tránh khỏi quả báo bị giết hại trở lại. Ví dụ: một người ăn thịt  chúng  sanh,  bị  ghép  vào  hai  tội.  Tội  thứ



nhất là tội giết mạng sống; tội thứ hai là tội chiếm hữu mạng sống. Căn cứ theo luật nhân quả thì người ăn thịt chúng sanh sẽ bị giết hại và bị ăn thịt trở lại.
Nếu  liệt kê  tất  cả  các  giới  ra đây  thì trở thành bộ kinh giới, nên xin các bạn vui lòng nghiên cứu Mười Giới Đức Thánh Sa Di, Một Trăm  Hai  Mươi  Giới  Đức  Thánh  Tăng,  Ni thì sẽ  rõ,  còn  ở  đây  chúng  tôi  chỉ  nêu  lên  một  số giới tượng trưng để  sau này các bạn nghiên cứu bộ giới mới hiểu biết đầy đủ hơn.
1-        Không tham lam trộm cắp.

2-        Không dâm dục.

3-        Không nói láo.

4-        Không nói hai chiều.

5-        Không nói lời hung ác.

6-        Không nói lời phù phiếm.

7-        Không làm hại hạt giống.

8-        Không làm hại cây cỏ.

9-        Ăn ngày một bữa.

10- Không ăn uống phi thời.

11- Không ăn ban đêm.

12- Không đi xem múa hát.



13- Không trang sức vòng hoa hương liệu.

14- Không nằm giường cao rộng lớn.

15- Không nhận vàng bạc tiền của cải.

16- Không nhận các hạt giống.

17- Không nhận thịt.

18- Không nhận đàn bà con gái.

19- Không nhận nô tỳ trai hay gái.

20- Không nhận cừu dê.

21- Không nhận gia cầm, heo.

22- Không nhận bò voi ngựa.

23- Không nhận ruộng vườn đất đai.

24- Không làm môi giới.

25- Không buôn bán.

26- Không gian lận bằng cân đo, tiền bạc.

27- Không ăn hối lộ.

28- Không   làm   tổn   thương   cho   chúng sanh.
29- Ít muốn, biết đủ.

  Giới  hành là  gì?  Giới  hành  là  những pháp môn thực hành để  tâm ly dục ly ác pháp, để  sống không làm khổ mình  khổ người và khổ



cả  hai,  để  tâm  thanh  thản  an lạc  và  vô  sự,  để tâm không phóng dật, để tâm vô lậu, để tâm có đủ Tứ Như Ý Túc, để tâm có đủ Tam Minh.
Các giới hành gồm có: Tứ Bất Hoại Tịnh, Tứ  Vô  Lượng Tâm,  Tứ  Chánh  Cần,  Tứ  Niệm Xứ,  Tứ  Như  Ý  Túc,  Thất  Giác  Chi,  Ngũ  Căn, Ngũ  Lực. Như  vậy  tất  cả  pháp  trên  đây  được gọi là 37 phẩm trợ đạo.

Trên đây là Thánh giới uẩn, một  người  tu hành để  tìm cầu sự giải thoát mà không thành tựu  Thánh  giới  uẩn  này  thì con  đường  giải thoát  không  bao giờ  tìm thấy  được. Cho  nên, đức Phật dạy: “Vị ấy thành tựu Thánh giới uẩn này”.  Thành tựu Thánh giới uẩn là thành tựu  phần  một  trong  giai  đoạn tu  tập  thứ  nhất mà  người  tu  sĩ  cần  phải  nhiếp  phục  tâm  mình và giữ gìn trọn vẹn những Thánh giới này.
Về phần thứ hai trong giai đoạn một là phần Thánh hộ trì các căn mà các bạn đã được học và tu tập trong tập II và tập III Những Lời Gốc Phật Dạy. Vậy phần này chúng tôi không cần giảng dạy trở lại. Nhưng  các bạn phải nhớ lời dạy  của  Phật:  “Thành  tựu  Thánh  hộ  trì các  căn  này”. Muốn  tu  tập  làm  chủ  sanh  tử luân hồi mà không thành tựu Thánh hộ trì các



căn này thì chẳng bao giờ nếm được mùi vị giải thoát.
Khi đã  thành  tựu  được  phần  thứ  hai  thì tiếp  tục  tu  tập  phần  thứ  ba  trong  giai  đoạn một. Phần thứ ba này không kém phần quan trọng như hai phần trên. Nếu không tập chánh niệm  tỉnh  giác  thì sức  tỉnh  thức  không  có.  Sức tỉnh thức không có thì si mê sẽ hiện rõ qua những  trạng  thái  thuỳ  miên,  hôn  trầm,  hôn tịch, vô ký, ngoan không, v.v.. Bởi vậy người tu sĩ  phải  tu  tập  nhiều  về  Chánh  niệm  tỉnh  giác, như  đức  Phật  đã  dạy:  “Thành   tựu   Thánh chánh   niệm  tỉnh   giác   này”. Chỉ  khi  nào thành  tựu  Chánh  niệm  tỉnh  giác  tức  là  chúng ta không còn ngủ nghỉ phi  thời, không còn hôn trầm  thùy  miên  tấn  công  thì chúng  ta  mới  tu tập xong giai đoạn một. Tu tập như vậy mới có căn bản, mới có kết quả hiện thực tốt đẹp, mới có  niềm  tin sâu  về  Phật  pháp,  mới  thấy  Phật pháp không dối người.
Tu tập xong giai đoạn thứ nhất, chúng ta mới  bắt  đầu  tu  tập  giai  đoạn hai.  Bước  qua tu tập ở  giai đoạn hai, trước tiên chúng ta nên tìm một  nơi  cho  xứng  hợp  với  pháp  môn  tu  tập trong  giai  đoạn này.  Nơi  xứng  hợp  để  tu  tập  ở giai đoạn hai là nơi  như thế  nào, chúng ta hãy



nghe đức Phật dạy: “Lựa  một trú xứ thanh vắng,   như   khu   rừng, gốc   cây,   khe   núi, hang đá, bãi tha ma, lùm cây ngoài trời, đống rơm, v.v..”. Như vậy, rõ ràng Phật dạy chúng  ta  tìm nơi  vắng  vẻ  yên  tịnh  để  tu  tập giai  đoạn  hai  mới  có  kết  quả.  Vậy  nơi  chốn chúng  ta  đã  tìm  được  rồi  thì  đây  là  thuận duyên  còn  nếu  nghịch  duyên  thì chúng  ta  phải làm sao?
Thưa các bạn! Nếu chưa có nơi thanh tịnh vắng  lặng  để  tu  tập  ở   giai  đoạn hai  thì chúng ta nên tu tập trở lại ở   giai đoạn một cho thấm nhuần giới luật, đức  hạnh hiện bày,  cho phòng hộ  sáu  căn  miên  mật  hơn  và  cho chánh  niệm tỉnh giác cao hơn nữa.
Nếu vị trí thanh tịnh để tu tập chưa có mà vội vàng tu thì tu cũng chẳng có kết quả  gì. Vì thế đức Phật dạy: “Lựa một trú xứ thanh vắng,   như   khu   rừng, gốc   cây,   khe   núi, hang đá, bãi tha ma, lùm cây ngoài trời, đống rơm,  v.v..”.  Đó  là  nơi  lý  tưởng  tu  tập  ở giai đoạn hai. Là một tu sĩ đệ  tử của  đức  Phật, khi đức  Phật dạy như vậy thì chúng ta hãy tin tưởng và làm theo cho đúng  lời dạy này.



Đọc  đoạn kinh  trên  chúng  ta  quan  sát thấy rất rõ đức  Phật  dạy tu tập từng giai  đoạn một, giai đoạn này tu xong mới tu tập đến giai đoạn khác.
Sau khi tìm được vị  trí thanh  vắng,  yên tịnh, nhưng  chúng ta cũng chưa vội tu, mà hãy theo  lời  đức  Phật  dạy là  phải  xin  cơm ăn  cho no bụng.  Khi ăn  xong rồi  mới  vào  vị  trí thanh vắng  đó,  bắt  đầu  tu  tập.  Còn  nếu  chưa ăn  cơm xong mà  vội tu tập  thì bụng đói  sẽ khó tu tập. Vì thế, đức Phật dạy: “Sau khi ăn xong và đi khất  thực trở  về,  vị  ấy  ngồi  kiết  già,  lưng thẳng tại  chỗ  nói  trên,  và  an  trú  chánh niệm  trước  mặt”,  nghĩa  là  đi  khất  thực  rồi đến  một  nơi  nào  đó  ăn  cơm. Sau khi ăn  cơm xong  ta  nên  nghỉ  ngơi  một  chút  cho tiêu  hóa cơm  và  thực  phẩm,  khoảng  độ   30  phút  hoặc một giờ thì chúng ta mới đến vị trí thanh vắng để tu tập.
Bài  pháp  này  đức  Phật  dạy  chúng  ta  tu tập rất rõ ràng từng chi tiết. Bắt đầu khởi sự tu tập  thì phải  thực  hiện  cho bằng  được “Thánh giới   uẩn”.  Khi  giới   luật   được nghiêm   trì, không  còn  vi phạm  thì tiếp  tục  tu  tập  “Hộ trì các căn”. Khi hộ trì các căn nghiêm chỉnh, các căn không còn dính  mắc các trần thì tiếp tục tu



tập  cho bằng  được “Chánh  Niệm  Tỉnh  Giác” để  phá  sạch  hôn  trầm,  thùy  miên,  vô  ký.  Xin các bạn lưu ý ba pháp trên đây và tu tập cho đúng  bài  bản  thì kết  quả  giải  thoát  không  thể lường  được. Đó  là  một  nền  tảng  tu  tập  vững chắc bảo đảm sự giải thoát sẽ đến với các bạn ngay liền, ở  trong tầm tay các bạn. Trong  sự tu tập  các  bạn  nên  nhớ  là  phải  thiện  xảo,  linh động uyển chuyển khéo léo  thay đổi  pháp  theo từng  tâm  niệm  của  mình.   Cố  định pháp,  cố định giờ giấc thành ra tu tập ức chế. Đạo Phật dạy  chúng  ta  chế  ngự  thân  tâm,  chứ  không phải ức chế thân tâm. Chế ngự thân tâm chắc các bạn rõ chứ!
Sau khi thành  tựu  những  pháp  này  rồi, mới bắt đầu tìm nơi thanh vắng yên tịnh tức là nhập  thất  tu  hành  ở   giai  đoạn thứ  hai.  Ở   giai đoạn thứ  hai  “Sau  khi  ăn  xong  và  đi  khất thực trở về, vị ấy ngồi kiết già, lưng thẳng tại  chỗ  nói  trên,  và  an  trú  chánh niệm trước  mặt”.  Ở   giai  đoạn này  có  ba việc  cần
làm:

1/ Ăn  cơm xong tức  là  giờ  trưa  (giờ  ngọ), khoảng  12 giờ  và  nghỉ  trưa  30 phút,  tắm  giặt
30 phút nữa tức là 1 giờ. Đúng 1 giờ bắt đầu tu tập. Vậy vào giờ này tu tập cái gì? Theo như lời



Phật  dạy:  “Vị  ấy  ngồi  kiết  già,  lưng thẳng tại  chỗ  nói trên”  nghĩa  là  chúng  ta  phải  tập luyện ngồi tréo chân kiết già và giữ lưng thẳng cho được, tại  nơi  thanh  vắng  yên  tịnh  đã  chọn trước.
Thưa  các  bạn!  Đây  là  giai  đoạn thứ  hai của sự tu tập, các bạn nên nhớ kỹ: thứ nhất là tập  ngồi  kiết già,  lưng  thẳng.  Đó  cũng  là  một phương  pháp  tu  tập  để  giữ  gìn  thân  bất  động trong tư thế tỉnh thức. Ở giai đoạn tu tập  này, các bạn nên khép chặt thân bạn trong tư thế ngồi kiết già thì mới dễ nhiếp tâm an trú trong chánh niệm tỉnh giác. Nếu các bạn quá dễ dãi không  khép  chặt  thân  trong  tư  thế  ngồi  kiết già này thì các bạn khó mà an trú tâm.
Cần  phải  tập  ngồi  vững  vàng  từ  5  phút đến  30 phút.  Trong  khi vừa  tập  ngồi  kiết  già vừa  nhiếp  tâm  an  trú  chánh  niệm  trước  mặt mình,   như   đức   Phật   đã    dạy:   “Và   an  trú chánh   niệm   trước   mặt”.  Như   vậy,   chánh niệm trước mặt là niệm gì? Có phải là niệm hơi thở vô, hơi thở ra không?
Thưa  các  bạn!  Không  phải  niệm  hơi  thở vô, hơi thở ra mà là niệm từ bỏ tâm dục tham ở đời,  sống  thoát  ly dục  tham,  gọt  rửa  tâm  hết dục  tham  các  bạn  ạ!  Các  bạn  có  tin lời  chúng



tôi  nói  này  không?  Nếu  không  tin thì các  bạn hãy  nghe  đức   Phật  dạy:  “Vị   ấy   từ   bỏ   dục tham   ở     đời,   sống   với   tâm   thoát   ly   dục tham, gọt  rửa tâm  hết  dục  tham”. Như  vậy rõ ràng đức Phật dạy chúng ta đặt chánh niệm tỉnh  thức  là  niệm  từ  bỏ,  thoát  ly,  gọt  rửa  dục tham.  Niệm  tu  tập  như  vậy  không  giống  như kinh sách Đại Thừa và Thiền Tông chút nào. Phải không các bạn?
Các bạn nên lưu ý ở  chỗ chánh niệm đặt trước mặt  mà  đức Phật  đã  dạy đó  là  “niệm  từ bỏ dục tham,  niệm thoát ly dục tham, niệm gọt rửa hết dục tham”. Ba niệm này là ba pháp  được  đặt  trước  mặt  bạn quán  xét  để  bạn từ  bỏ,  thoát  ly  và  gọt  rửa  tâm  dục  tham  của bạn. Khi tâm tham dục hết là bạn được giải thoát.
Con đường tu hành theo Phật giáo thật là đơn giản  chỉ  có  tìm chỗ  thanh  vắng,  ngồi  kiết già,   lưng   thẳng,   an  trú   chánh   niệm   từ   bỏ, chánh  niệm  thoát  ly  và  chánh  niệm  gọt  rửa tâm  dục  tham  của  bạn.  Chỉ  có  bấy  nhiêu  đấy thôi  mà  quý  bạn  sẽ  thấy  một  cuộc   đời  giải thoát, một  bầu trời an lạc  hạnh phúc tuyệt  vời mà  người  thế  tục  không  thể  nào  ngờ  được, không thể nào hưởng được.



Ôi! Được sinh làm người là khó, gặp được chánh  Phật  pháp  còn  khó  hơn.  Thế  mà  được làm người, được gặp chánh Phật pháp, chúng ta lại  không  tu  tập  thì quá  uổng  phí  một  đời người. Phải không hỡi các bạn? Chúng tôi phải thành thật tiếc thay cho các bạn đấy!!! Các bạn có  biết  không?  Chúng  tôi  cũng  từ  pháp  này  tu tập sáu tháng làm chủ sinh,  già, bệnh, chết.
Khi các  bạn  tu  tập  đã  từ  bỏ,  thoát  ly  và gọt rửa tâm dục tham của bạn xong thì các bạn lại  tiếp  tục  đặt  những  niệm  khác  như:  từ  bỏ tâm sân hận, sống với tâm không sân hận, gọt rửa tâm hết sân hận và luôn luôn khởi lòng từ mẫn  thương  xót  tất  cả  chúng  sanh  loài  hữu tình. Có  tu  tập  như vậy  mới  đúng  theo  lời  đức Phật  đã   dạy:  “Vị  ấy  từ  bỏ  sân  hận,  vị  ấy sống  với  tâm  không  sân  hận, vị  ấy  sống lòng từ mẫn thương  xót tất cả chúng sanh hữu tình, vị ấy, gọt rửa tâm hết sân hận”.
Khi các  bạn  tu  tập  từ  bỏ  tâm  sân  hận, sống với tâm không sân hận, gọt rửa tâm hết sân hận và sống với lòng từ mẫn thương xót tất cả  chúng  sanh  loài  hữu  tình xong thì các  bạn lại  tiếp  tục  tu  tập  quét  sạch  hôn  trầm  thùy miên, theo  như lời đức Phật đã dạy: “Vị  ấy  từ bỏ  hôn trầm thùy  miên, sống  thoát  ly  hôn



trầm thùy  miên, với  tâm  tưởng  hướng  về ánh  sáng  chánh niệm  tỉnh  giác,  gọt  rửa tâm  hết  hôn trầm  thùy  miên”. Các  bạn  cứ theo  lời dạy  này  mà  đặt  niệm  hôn  trầm  thùy miên  trước  mặt  mà  tác  ý  tu  tập  thì sẽ  không còn thùy miên và hôn trầm nữa.
Tất  cả  các  bạn  về  tu  viện  Chơn  Như  tu tập,  hầu  hết  các  bạn  đều   bị  hôn  trầm  thùy miên tấn công dữ  dội, cuối cùng các bạn đều là những người lính  chiến bại ở  mặt trận này. Các bạn  có  biết  tại  sao các  bạn  thất  trận  không? Các bạn thất trận là vì các bạn không theo lời Phật dạy tu tập đúng cách xả tâm.
Khi tu  tập  phá  dẹp hôn  trầm  thùy  miên đã  không còn nữa thì các bạn tiếp tục tu tập từ bỏ  trạo  cử,  hối  quá  theo  như  lời  đức  Phật  đã dạy:  “Vị  ấy  từ  bỏ  trạo   cử,  hối quá,  sống không trạo cử, nội tâm trầm lặng, gọt rửa tâm  hết  trạo   cử,  hối  quá”.  Cứ  theo  lời  dạy này  mà  đặt  niệm  trạo  cử,  hối  quá  dùng  pháp như lý tác ý mà quét cho sạch trạo cử hối quá.
Khi tu  tập  phá  dẹp trạo  cử,  hối  quá  đã không còn nữa thì các bạn tiếp tục tu tập từ bỏ nghi ngờ theo như lời  đức  Phật đã  dạy: “Vị ấy từ  bỏ  nghi  ngờ,  sống  thoát  khỏi nghi  ngờ,



không phân vân, lưỡng lự, gọt rửa tâm hết
nghi ngờ đối với thiện pháp”.

Trên  đây  là  phương  pháp  tu  tập  để   dẹp sạch  và  đoạn dứt  năm  triền  cái.  Khi dứt  sạch năm  triền  cái  thì các  bạn  đã  chứng  đạo  quả giải thoát  không còn  nghi  ngờ gì nữa. Các bạn hãy nên theo thứ lớp tuần tự các pháp trên đây mà  tu  tập  cho kỹ  lưỡng,  đừng  tu  tập  vội  vàng; không  tu  tập  thì thôi  mà  đã  tu  tập  thì phải  tu tập cho có chất lượng, cho có căn bản, chứ đừng tu tập lấy có, vừa uổng công sức vừa phí uổng cuộc  đời;  mang  tiếng  đi  tu  mà  chẳng  làm  chủ sanh,  già,  bệnh,  chết  và  không  chấm  dứt  tái sanh luân hồi thì rất nhục nhã, cũng giống như các thầy Đại Thừa và Thiền Tông vậy.




0 nhận xét:

Đăng nhận xét

Ví bạn hãy dùng ngôn ngữ lịch sự, tôn trọng lẫn nhau, mỗi người có cấp độ trình độ riêng nên không nên phán xét nếu không thông hiểu. Xin cảm ơn!