Thứ Hai, 22 tháng 7, 2013

mười hai cửa vào đạo 3


là câu trả lời”.

Đúng   vậy,   THỨC   là   bảy   cái   biết   của THÂN,  TÂM  như trên  đã  nói,  ngoài  bảy  thức thì không có danh sắc. Danh sắc không có thì thân,  tâm  và tưởng  cũng không  có,  mà thân, tâm và tưởng có là phải có sự hoạt động, sự hoạt  động  đó gọi  là hành.  Cho nên đức  Phật xác  định  rất  rõ  ràng:  “Từ  duyên  của  Thức là gì? Hành là câu trả lời”.

HÀNH  là sự hoạt động của  THÂN, TÂM  và TƯỞNG. Nếu thân tâm và tưởng không hành theo  con đường  giải  thoát  của  Phật  giáo,  mà hành theo tham ái thì đó là sự hoạt động không sáng suốt. Sự hoạt động không sáng suốt thường đem đến sự đau khổ vô cùng vô tận. Biết rõ như vậy, nên đức Phật dạy:  “Từ duyên  của  Hành  là  gì?  Vô  Minh là  câu trả lời”. (61 Tương Ưng tập 2)

Vô minh tức là không sáng suốt, mà hoạt động  không  sáng  suốt  là  tạo  ra nhiều  khổ đau. Bởi vậy, muốn hành là phải hành theo đạo  đức  của  Phật  giáo.  Hành  theo  đạo  đức của Phật giáo là không làm khổ mình, khổ người và khổ chúng sanh. KHÔNG LÀM KHỔ MÌNH, KHỔ  NGƯỜI  VÀ KHỔ  TẤT  CẢ CHÚNG SANH  là giải thoát. Đó là mục đích giải thoát của đạo Phật.


Trong kinh Tương Ưng, có chỗ ngài Xá Lợi Phất hỏi Phật: “Bạch Thế Tôn! Nếu con đựơc  hỏi:  Này  hiền  giả,  giải  thoát  như thế nào? Mà đã tuyên bố trí đã được chứng đắc, sanh đã tận, phạm hạnh đã thành, các việc làm đã làm xong, không còn trở lui trạng thái này nữa?

Thì con sẽ trả lời: Do tự giải thoát, do tự  đoạn  diệt  tất  cả  chấp  thủ,  con  luôn an  trú  tâm  trong chánh  niệm.  Nhờ  sống an  trú  tâm  trong chánh  niệm  như  vậy, các lậu hoặc không còn tiếp tục rỉ  chảy, và con không còn chấp tự ngã”.

Ngài Xá Lợi Phất trả lời rất đúng. Sự giải thoát này phải do chính  mình,  không có một người  nào giúp mình  được.  Do tự chính  mình phải  ĐOẠN  DIỆT  CÁC  CHẤP  THỦ   và  phải luôn luôn SỐNG AN TRÚ TÂM TRONG CHÁNH NIỆM, nhờ vậy mọi ác pháp không tác động được tâm. Tâm hoàn toàn vô lậu, chứng đạt chân lý, như đức Phật đã kết luận như sau: “Tóm lại, pháp môn này gọi tắt như  sau: Những  cái  gì được  vị Sa môn  gọi  là  lậu hoặc là Ta không còn nghi  ngờ gì nữa, chúng đã được Ta diệt tận không còn phân vân gì nữa”. (100 Tương Ưng tập 2)


Người có trí tuệ về pháp thì phải thông suốt GIÀ, CHẾT.

GIÀ  là  cơ thể  phải  suy nhược,  răng  rụng, da nhăn,  tóc  bạc,  lưng  khọm,  tay  chân  run rẩy, yếu đuối, v.v... Đó là một sự đau khổ của kiếp người.

CHẾT  là  cơ thể  bị  hủy  diệt,  tử  vong,  các uẩn tàn lụn, hoại diệt, v.v... Đó là một sự khổ mà  con người  không  ai  tránh  khỏi.  Do thông suốt  sự  khổ  đau ấy,  nên  người  có  trí phải  lo tu  tập  làm  chủ  già  chết.  Cho nên  đức  Phật dạy:  “Này  các  thầy  Tỳ  kheo,  vị  Thánh  đệ tử biết già chết như  vậy, biết già tập khổ như vậy, biết già diệt như vậy, biết con đường đưa  đến già chết diệt như  vậy”.

Một khi  đã hiểu biết như vậy, thì họ sẽ cố gắng  tu  tập  để  giữ  gìn  TÂM  BẤT  ĐỘNG.  Do đó tâm họ sẽ vô lậu hoàn toàn, không bị thời gian  quá  khứ  và  vị  lai  chi  phối.  Cho  nên, kinh Tương Ưng xác định sự hiểu biết đó là pháp  trí:  “Đây  là  PHÁP  TRÍ  của  vị  ấy.  Vị ấy  với  pháp  này  được  thấy,  đựơc  biết, được  quả  tức  thời,  được  đạt  đến,  được thể  nhập,  hướng  dẫn  thái  độ  của  mình đối với quá khứ và trong tương lai”.  (106
Tương Ưng tập 2)


Quý vị có hiểu lời dạy này chăng?

Pháp  trí là  trí tuệ  hiểu  biết  về  các  pháp sinh, già, bệnh, chết là khổ, người có pháp trí là người biết cuộc đời là khổ, không có vật gì trên  thế  gian  này  là  ta,  là  của  ta.  Hiểu  được như vậy thì hãy buông xả cho sạch. Vì buông xuống  cho  sạch   nên  được  giải   thoát  hoàn toàn.

Khi một  người  có  PHÁP  TRÍ  thì họ  không nghĩ gì về tương lai, dù trong tương lai có xảy ra điều gì họ cũng chẳng còn lo lắng buồn phiền và sợ hãi nữa. Do chẳng còn lo lắng buồn phiền sợ hãi nên họ đang sống trong TÙY TRÍ. Vậy, chúng ta muốn hiểu tùy trí thì hãy  nghe  đức  Phật  dạy:  “Những  Sa  môn hay  Bà  la môn  nào  trong tương lai  sẽ hiểu rõ già chết, sẽ hiểu rõ già chết tập khởi, sẽ hiểu  rõ già chết diệt,  sẽ hiểu  rõ con đường đưa đến già chết diệt, tất cả những  vị  ấy  sẽ  hiểu  biết  như  vậy.  Như vậy, như  hiện nay Ta vậy. Đây tức là TÙY TRÍ của vị ấy”.

Người có được pháp trí và tùy trí thì người ấy  sống  trong  ba thời  gian  quá  khứ, hiện  tại và vị lai hoàn toàn thân tâm được giải thoát, không  còn  một  chút  xíu nào  lậu  hoặc.  Người ấy được nhập lưu, nhập vào dòng thánh, được


đầy  đủ  trí hữu  học,  được  đầy  đủ  minh  hữu học. Vậy trí hữu học và trí minh hữu học như thế nào? Muốn biết hai loại trí này, chúng ta hãy nghe đức Phật dạy: “Này các thầy Tỳ Kheo! Vì rằng vị Thánh đệ tử được thanh tịnh và thuần tịnh hai loại trí: PHÁP TRÍ và  TÙY  TRÍ.  Vị  ấy  được  gọi  là  Thánh  đệä tử đạt tri kiến, đã đi đến diệu pháp này, đã chấp nhận diệu pháp này, đã đầy đủ hữu học trí, đã đầy đủ trí hữu học minh, đã  nhập  được  pháp  lưu, là  bậc  Thánh minh đạt  tuệ,  đã  đứng  gõ  vào  cửa  bất tử”. (107 Tương Ưng tập 2)

Trong lời dạy này rất rõ ràng, người có đủ pháp  trí và  tùy  trí là  người  hoàn  toàn  làm chủ  sinh,  già,  bệnh,  chết.  Người  hoàn  toàn làm  chủ   sinh,  già,  bệnh,  chết  như  lời  dạy trong đoạn kinh này là người đang đứng gõ vào  cửa  bất  tử.  Vì  đã  đủ  trí hữu  học  và  trí minh hữu học.










NHỮNG CĂN BẢN CỦA TRÍ





Một người tu theo Phật giáo đều phải hiểu  biết  sự  giải  thoát  của  Phật  giáo  hoàn toàn  do sự  HIỂU  BIẾT,  nhưng  hiểu  biết  thì phải bằng trí tuệ. Cho nên trong kinh thường gọi   là   TRÍ:   “Trí   biết   rằng   già   chết   do duyên sanh.  Trí biết rằng không có sanh thì  không   có   già   chết.   Trí  biết   rằng trong quá  khứ  già  chết  cũng  do  duyên sanh.  Trí biết rằng không có sanh thì không có già chết. Trí biết rằng trong tương lai già  chết  cũng  do  duyên  sanh. Trí biết  rằng  không  có  sanh  thì không có  già  chết.  Phàm  khi nào  có  trí về  trú pháp,  chỗ  ấy  cũng  có  trí về   tận  pháp, hoại pháp, ly tham pháp và diệt pháp”. (111 Tương Ưng tập 2)

Một  người  tu  theo  Phật  giáo  phải  thông
 

suốt sáu TRÍ như sau:

1-  Trí  biết   rằng   GIÀ   CHẾT   do  duyên
SANH.

2- Trí biết rằng không có  SANH  thì không có GIÀ CHẾT.

3- Trí biết  rằng  trong quá  khứ  GIÀ  CHẾT
cũng do duyên SANH.

4- Trí biết rằng không có  SANH  thì không có GIÀ CHẾT.

5- Trí biết rằng trong tương lai  GIÀ CHẾT
cũng do duyên SANH.

6- Trí biết rằng không có  SANH  thì không có GIÀ CHẾT.

Khi thông suốt sáu trí này, thì người ấy có đầy  đủ  trí về  TẬN  PHÁP,  trí về  HOẠI  PHÁP, trí về  LY  THAM, trí về  DIỆT  PHÁP,  nhờ  đó tâm họ hoàn toàn giải thoát, tức là bất động trước các pháp.

Tóm  lại,  trên  đây  là  phần  trí hiểu  biết gồm có PHÁP TRÍ  và TÙY TRÍ, người tu hành theo Phật giáo mà không thông suốt hai trí này thì không thể nào giải thoát.







NĂM SỢ HÃI
VÀ HẬN THÙ





Ở đời,  con người  sống  thường  sợ  hãi  và thù  hận.  Nhưng  ít ai  truy tìm nguyên  nhân nào sinh ra những sợ hãi và thù hận. Sợ hãi và thù hận là sự khổ đau của con người. Vậy muốn thoát ra mọi sự khổ đau ấy thì phải nhiếp   phục năm   sợ   hãi   và   hận   thù.   Vậy nhiếp phục năm sợ hãi và hận thù bằng cách nào?  Như  trên  đã  nói,  phải  truy tìm nguyên nhân nào sinh ra những sợ hãi và hận thù.

Biết tâm trạng khổ đau của mình là như vậy,  nhưng  truy tìm nguyên  nhân  sinh  ra sự khổ  đau ấy  thì chúng ta  mù  tịt  như người  đi trong đêm tối. Vậy chúng ta phải nương vào đức  Phật,  Người  có  đầy  đủ  trí tuệ  sáng  suốt sẽ  dạy  nhiếp  phục sợ  hãi  và  hận  thù  bằng năm  phương  pháp.  Vậy  năm  phương  pháp như thế nào?


Phương pháp thứ nhất đó là: “Đoạn tuyệt sát sanh,  đoạn tuyệt  sát  sanh  thì sợ hãi, hận thù  sẽ được nhiếp phục”.  (127 Tương Ưng tập 2)

Đúng  vậy,  nguyên  nhân  sinh  ra sợ  hãi  và hận  thù  là  sự   “giết  hại  và  ăn  thịt  chúng sinh”,  nếu  không  dứt  trừ  nguyên  nhân  này, thì loài  người  mãi  mãi  sẽ  khổ  đau vĩnh  viễn vì sợ hãi và hận thù.

Hằng  ngày  trên  hành  tinh sống  này,  con người đã giết hại chúng sinh để ăn thịt thì số lượng  không  thể  tính  hết  được.  Trước  khi chết, chúng sinh kêu la thảm thiết và lăn lộn giãy giụa trước bàn tay độc ác của con người.

Miếng  ăn  ai  cũng  xem là  ngon bổ,  nhưng khi nuốt  qua khỏi  cổ  thì nó  toàn  là  đồ  bất tịnh. Quý vị có thấy không? Vậy mà người ta tưởng  nó  là  đồ  ngon bổ,  giúp  cho cơ thể  con người khỏe mạnh. Sự thật không phải vậy, càng   chạy   theo   ăn   uống   bằng   thực   phẩm chúng  sinh  thì bệnh  tật  càng  nhiều.  Quý  vị cứ xét xem, có người nào ăn thịt chúng sinh mà không bệnh tật đâu?

Ăn   thịt   chúng  sinh   càng   nhiều   thì bệnh đau  càng nhiều, thì sợ hãi càng to, vì sợ chết. Vả lại, một con người cần phải có


lòng   yêu   thương,   vì  lòng   yêu   thương   mới nhiếp phục được sợ hãi và hận thù, chỉ có yêu thương  chúng  ta  mới  không  giết  hại  và  ăn thịt chúng sanh.

Trong lời dạy của đức Phật, là muốn nhiếp sợ  hãi  và  hận  thù  thì không  nên  sát  sanh, mà không sát sanh thì chỉ có lòng yêu thương sự sống.

Mọi loài sống trên hành tinh này đều quý trọng sự sống, không có loài nào không quý trọng  sự  sống  của  mình,  nhưng  vì  quá  quý trọng  sự  sống  của  mình  nên  xâm  phạm  vào sự  sống  của  loài  vật  khác,  cho nên  loài  vật lớn  ăn  hiếp  loài  vật  bé  và  giết  hại  chúng để ăn  thịt.  Sự  giết  hại  và  ăn  thịt  nhau  là  vì không có lòng yêu thương.

Con người hay con vật đều có sẵn lòng yêu thương,  chỉ  con người  và  loài  vật  cần  phát triển lòng yêu thương ấy bằng những hành động như: Lời nói phải ôn tồn nhẹ nhàng, êm ái  dịu  hiền,  không  được  nói  lời  thô  lỗ,  hung dữ, cộc cằn, la hét, nạt nộ, v.v... Còn về hành động  tay  chân  phải  nhẹ  nhàng  không  nên đấm đá, múa tay, múa chân; luôn luôn sẵn sàng  giúp  đỡ  hay bố  thí những vật  cần  thiết cho người  khác  hay  loài  vật  khác,  v.v...  Còn về  ý  suy nghĩ những  điều  lỗi  lầm  về  người


khác   thì  nên   tha   thứ   và   thương   yêu   họ. Chúng  ta  đừng  vì  những  điều  nhỏ  nhặt  mà tạo  thêm  sợ  hãi  và  hận  thù  thì rất  bất  lợi cho mình,  cho người. Do những điều này mà đức  Phật  dạy  không  nên  SÁT  SANH,  tức  là dạy chúng ta phải biết YÊU THƯƠNG  nhau.

Cho nên trong cuộc sống hằng ngày, chúng ta  sống  chung nhau thì nên  hài  hòa  với  mọi người,  đừng  nghi  ngờ  lẫn  nhau,  vì  nghi  ngờ làm cho chúng ta sợ hãi và hận thù. Khi nghi ngờ thì lòng yêu thương sẽ bị đánh mất. Mất lòng yêu thương thì cuộc sống sẽ mang đến muôn  ngàn  đau khổ.  Bởi  vậy,  trên  đời  này chỉ có lòng yêu thương thì cuộc sống sẽ không còn  xung  đột  và  chiến  tranh, thì mọi  người sống mới được bình an yên vui và hạnh phúc.

Như  ở  trên  chúng  ta  đã  biết,  do sát  sinh mà con người sợ hãi và hận thù, vì thế chúng ta  chỉ  cần  không  giết  hại  và  ăn  thịt  chúng sinh  thì sợ  hãi  và  hận  thù  sẽ  tiêu  tan.  Lời dạy  này  rất  đúng,  vì mọi  người  đã  từng  cầm dao giết hại chúng sinh. Trước cái chết không có  con vật  nào  mà  không  sợ  hãi,  và  khi  bị giết làm sao chúng không hận thù trong lòng. Theo luật nhân quả, giết hại và ăn thịt chúng sinh là tạo nhân sợ hãi hận thù, nên quả thì chúng ta phải luôn luôn sợ hãi và hận thù.


Phương   pháp   thứ   hai   đức   Phật   dạy: “Đoạn  tuyệt  lấy  của  không  cho, như  vậy sợ hãi hận thù sẽ được nhiếp phục”. (127
Tương Ưng tập 2)

Đúng vậy, trên đời này, nếu mọi người đừng tham lam trộm cắp, cướp giựt của người khác thì làm sao có sợ hãi và hận thù. Chỉ vì tham lam trộm cắp, cướp của khiến cho mọi người sợ hãi. Người có tiền của luôn luôn sợ mất  mát,  vì  thế  đâm  ra nghi  ngờ  người  này kẻ khác gian tham sẽ lấy của cải của mình. Còn  người  lấy  của  người  khác  thì sợ  bị  bắt vào tù ra khám. Bởi vậy sự sợ hãi hận thù do từ sự gian tham trộm cắp, cướp giựt. Muốn sợ hãi hận thù không có thì phải chấm dứt gian tham trộm cắp, cướp giựt.

Tham   lam   trộm   cắp,   cướp   giựt   là   một hành động đê tiện, hèn hạ xấu xa. Của người khác làm bằng mồ hôi và công sức rất vất vả cực khổ mới có, thế mà chúng ta nỡ tâm cướp giựt hay trộm cắp của người thật là đê tiện.

Tại  sao chúng ta  không  tự  làm  ra của  cải tài  sản  để  phục vụ  cuộc  sống  của  mình?  Lại hèn hạ ăn không ngồi rồi mà muốn có của cải tài sản nhiều. Cho nên những kẻ tham lam trộm cắp, cướp giựt của cải tiền bạc của kẻ khác là không xứng đáng làm người.


Muốn làm người cho ra con người thì phải chấm dứt ngay những tính tham lam, phải đoạn tuyệt lấy của không cho như lời dạy của đức Phật.

Đoạn tuyệt lấy của không cho thì không còn  sợ  hãi,  thù  hận  sẽ  không  còn  nữa,  vì đó là một lợi ích rất lớn cho mọi người. Cho nên muốn  không  còn  sợ  hãi  và  hận  thù  thì phải chấm  dứt  ngay  LẤY  CỦA  KHÔNG  CHO,  chỉ cần  không  lấy  của  không  cho là  sợ  hãi  và hận thù sẽ chấm dứt. Đó là nguyên nhân thứ hai  sẽ  giúp  chúng  ta  nhiếp  phục sợ  hãi  và hận thù.

Nguyên nhân thứ ba nhiếp phục sợ hãi và hận thù là phải đoạn tuyệt tà hạnh trong các dục vọng, như lời đức Phật dạy: “Đoạn tuyệt sống  tà  hạnh  trong các  dục  vọng,  như vậy sợ hãi hận thù sẽ được nhiếp phục”. (127 Tương Ưng tập 2)

Vậy tà hạnh trong các dục vọng là gì?

Tà hạnh trong các dục vọng là lòng ham muốn thấp hèn, đê tiện xấu xa, như thấy vợ người sinh tâm tà dâm; thấy của cải tiền bạc của người khác không cho mà muốn lấy; thấy gà, vịt, cá, tôm muốn bắt giết làm thịt để ăn. Những  tà  hạnh,  dục  vọng  như  vậy  sẽ  mang đến  những  sự  sợ  hãi  và  hạân  thù  làm  cho


thân tâm đau khổ không bao giờ dứt. Bởi vậy những hành động nào làm khổ mình, khổ người là tà hạnh. Quý vị cần lưu ý?

Tà hạnh không chỉ có một nghĩa là gian dâm   bất   chánh   với   phụ nữ,   với   vợ   người khác, mà tà hạnh còn nhiều nghĩa khác nhau như: giết hại chúng sanh, ăn thịt chúng sanh, v.v... tham lam trộm cắp, cướp giựt, lấy của không   cho,  v.v...   nói   dối   lường   gạt   người khác, sống không thành thật, v.v... uống rượu say xỉn, v.v... Đó là những tà hạnh mà người có  văn  hóa  đạo  đức  thì không  ai  làm  những điều đó. Những người sống trong tà hạnh thường hay sợ hãi, hận thù, nên đời sống bất an không  bao giờ  có  những phút  giây  an vui chân thật.

Nguyên nhân thứ tư nhiếp phục sợ hãi và hận  thù  là  đoạn  tuyệt  nói  dối,  như  lời  đức Phật dạy: “Đoạn tuyệt nói láo, như  vậy sợ hãi  hận  thù  sẽ  được  nhiếp  phục”.  (127
Tương Ưng tập 2)

Đúng vậy, người nào không nói dối thì không bao giờ sợ hãi, vì nói dối  luôn luôn sợ người ta phát giác ra mình  nói dối thì sẽ mất thể diện, mất uy tín.

Làm một điều gì gian xảo không thật thì trong lòng lúc nào cũng sợ hãi. Cho nên trên


đời  này,  muốn  đừng  sợ  hãi  thì không  nên làm một việc gì gian xảo không thật, như người bán đồ lậu thuế thì phải sợ hãi; một người  ngoại  tình với  người  khác  thì rất  sợ hãi; một người buôn bán hàng giả thì phải sợ hãi;  một  người  làm ăn  không lương  thiện, có sự  mờ  ám  thì phải  sợ  hãi;  một  người  tu  sĩ sống phạm giới, phá giới thường sợ hãi với những người giữ giới luật, họ thường làm những việc lén lút như ăn uống phi thời, uống rượu  lén,  hút  thuốc  lén,  núp  chỗ  này  chỗ khác, luôn luôn tâm họ bất an. Cho nên đoạn tuyệt nói dối, những việc làm gian xảo không thành thật thì tâm sẽ không còn sợ hãi.

Nguyên  nhân  thứ  năm  nhiếp  phục sợ  hãi và hận thù là đoạn tuyệt uống rượu, như lời đức Phật dạy: “Đoạn tuyệt uống rượu, như vậy sợ hãi hận thù sẽ được nhiếp phục”. (127 Tương Ưng tập 2)

Rượu là chất độc sẽ phá hoại cơ thể chúng ta, sinh ra nhiều thứ bệnh tật mà không có thuốc  trị,  cho nên Phật  giáo  mới  có giới  cấm này.  Vì  rượu  là  một  chất  độc  gây  nên  bệnh tật  và  còn  làm  rối  loạn  thần  kinh,  cho nên một người say rượu họ ăn nói lung tung giống như  người  điên  loạn  trí.  Khi nghĩ đến  giới cấm này thì chúng ta tự hỏi:


“Tại sao Phật giáo lại có giới cấm uống rượu,  còn  tất  cả  các  tôn  giáo  khác  không  có giới cấm  này?”  Đây  là  một  điều  mà chúng ta cần phải suy ngẫm và xét lại.

Rượu là một chất dễ kích thích thần kinh làm cho hưng phấn, khi một người uống rượu thường hay nói nhiều, nhưng khi say rượu thì không còn làm chủ ý thức nên hay nói ngang, nói   dọc,   nói   trái,   nói   phải,   nói   xuôi,   nói ngược, nói như thế nào cũng được. Người say rượu  thần  kinh không  còn  điều  khiển  cơ thể nên thường đi ngả tới, ngả lui, nghiêng bên này, ngả bên nọ, chân bước tới, chân bước lui, miệng  thì ự  ẹ,  lúc  thì la  lối,  lúc  thì nói  lầm thầm;  đầu  óc  không  còn  phân  biệt  chỗ  dơ, chỗ  sạch,  đụng  đâu  nằm  đó,  nằm  co như con chó  rồi  lăn  qua, lộn  lại;  nước  miếng  đờm  dãi dính đầy người trông rất bẩn thỉu không ai dám lại gần; gặp ai cũng muốn đánh, muốn chửi  người  đối  diện...  Vì  thế,  gặp  người  say rượu ai cũng lẩn tránh xa.

Người say rượu thường nói lời hung dữ, thô lỗ  tục  tằn,  chửi  thề  thiếu  văn  hóa,  không nhân phẩm. Cho nên chúng ta biết, rượu làm mất  trí con người.  Vì vậy  đức  Phật  mới  cấm UỐNG  RƯỢU.  Uống  rượu  là  một  tai  hại  rất lớn, thường gây ra bạo lực gia đình.  Cho nên


thấy ai uống rượu mọi người đều sợ hãi tránh xa. Bởi  vậy,  đoạn  tuyệt  uống  rượu  thì sợ  hãi sẽ   được   nhiếp   phục.  Một   người   sống   mà không  sợ  hãi  là  giải  thoát,  không  còn  khổ đau.

Đúng vậy, nếu đoạn tuyệt năm điều đức Phật cấm trên đây thì làm gì tâm còn sợ hãi và  hận  thù.  Bởi  vậy  năm  giới  cấm  của  Phật rất  cần  thiết  cho sự sống  của  mọi  người,  nếu mọi người ai cũng giữ gìn năm giới cấm này đừng  vi  phạm,  thì  thế  gian  này  là  Thiên Đàng  Cực  Lạc,  đâu  còn  xung  đột  và  chiến tranh, đâu còn tranh cãi hơn thua, đâu còn sợ hãi một điều gì nữa.

Chính  vì con người hay sợ hãi nên nghĩ ra cách  này  cách  khác  để  không  còn  sợ  hãi. Nhưng tất cả những việc làm của thế gian tưởng  là  hết  sợ  hãi,  nhưng  càng  làm  thì lại càng  sợ  hãi.  Ví  dụ,  một  người  sợ  đói,  lo  làm ăn có tiền, có bạc, có thóc lúa nhiều thì lại sợ hãi  người  khác  cướp  bóc  lấy  của  cải  tài  sản do mình  làm  ra. Từ  sợ  hãi  đói  khát  đến  sợ hãi bị người lấy, cho nên giải quyết sự sợ hãi này  thì có  sự  sợ  hãi  khác.  Cứ  như  vậy  chạy loanh quanh mãi mà không có lối thoát ra sợ hãi.  Nếu  chúng ta  dựa  theo  lời  Phật  dạy  mà giữ  gìn năm  giới  cẩn  thận,  nghiêm  chỉnh  thì


khiếp đảm sợ hãi sẽ tự nhiếp phục.

Tuy thấy năm giới cấm của Phật trông rất thường, vì mọi người cho đó là giới luật của người cư sĩ. Nhưng  ta là người theo Phật giáo thì rõ năm giới cấm này rất quan trọng, là cơ bản  để  cuộc  sống  hạnh  phúc  cho một  người, dù  người  đó  có  theo  Phật  giáo  hay  không, hoặc   theo   một   tôn   giáo   khác   cũng   không quan trọng, chỉ  người đó biết sống đúng năm giới  này  là  người  đó  đem  lại  cuộc  sống  của mình  một  sự  bình  an,  yên  ổn  mà  không  có một ác pháp nào làm lay động tâm người ấy được.  Bởi  vậy,  nói  năm  giới  nhiếp  phục được sợ hãi, hận thù, mới nghe ai cũng không tin, nhưng  sự thật  thì năm  giới  là  những  phương pháp  nhiếp  phục lòng  sợ  hãi  và  hận  thù không có pháp nào hơn được.

Bởi vậy, chúng tôi xin khuyên mọi người   chớ   xem   thường   năm   giới   cấm này, nó là phương  pháp cơ bản nhất của Phật giáo để cứu mọi người ra  khỏi mọi sự  khổ  đau,  mà  đức  Phật  đã  xác  định  rõ ràng:  “Vốn  con người  khổ  đau  vì  sợ  hãi  và hận thù”. Vì sợ hãi và hận thù mà con người chịu biết  bao khổ  ải.  Vậy  mà  đạo  Phật  có phương pháp  nhiếp  phục được  sợ  hãi  và  hận thù đem lại sự bình an cho con người, thế mà


chúng ta không tu tập thì quá dở, quá ngu si mê muội. Phải không quý vị?

Không lẽ sống trong cuộc đời này chúng ta đành chịu những sự khổ đau dày vò hay sao?

Phải chi chúng ta không biết phương pháp giải  thoát  thì đành  chịu, còn  biết  mà  đành chịu thì đâu phải là người trí.
















BỐN DỰ LƯU  CHI





Khi chúng ta đến với đạo Phật là phải đến với lòng tin. Vậy đến với lòng tin là đến như thế nào?

Thứ nhất, chúng ta tin Phật là tin một người  có đầy lòng yêu thương tất  cả vạn vật, không làm tổn thương chúng sanh, không bao giờ Ngài ăn thịt chúng sanh.

Thứ hai, chúng ta tin Phật là người không bao giờ  tham  lam  lấy  của  không  cho,  luôn luôn  khi có  được  những  gì Ngài  sẵn  sàng  bố thí, giúp đỡ người khác.

Thứ ba, chúng ta tin Phật là tin người không bao giờ có tâm dâm dục trần tục, Ngài là người sống với thân tâm thanh tịnh trong sáng, không bao giờ để dâm dục làm nhơ bẩn thân tâm. Ngài xem tâm dâm dục là một thứ dục lạc nhơ nhớp uế trược, sinh ra nhiều thứ


khổ đau của kiếp người.

Thứ  tư,  chúng ta  tin Phật  là  người  không bao giờ  nói  dối,  không  lường  gạt  dù  bất  cứ một việc nhỏ nhặt nào với ai. Ngài luôn luôn là người thành thật.

Thứ   năm,   chúng   ta   tin  Phật   là   người không bao giờ uống rượu, dù một giọt nhỏ cũng không bao giờ nếm...

Lấy năm giới đức hạnh làm tiêu chuẩn cho một  người  đức  hạnh  như  Phật,  thì đức  Phật là  một  người  không  hề  vi phạm  trong  năm giới  luật  này,  vì  thế  mọi  người  đều  phải  tin đức Phật. Vả lại, đức Phật là con vua cháu chúa,  mà  bỏ  sự  giàu  sang của  mình  để  đi  tu thật là vĩ đại. Nhất là khi đi tu Ngài là người có đủ khả năng làm chủ được sinh, già, bệnh, chết.  Đó  là  một  điều  mà  mọi  người  trên  thế gian này không ai làm được, vì thế mọi người càng tin đức Phật nhiều hơn nữa.

Đức  Phật  là  một  con người  thật,  có  cha mẹ, sinh ra và lớn lên trên hành tinh này, người Ấn Độ, con của một nhà vua, lớn lên đi tu làm chủ được sự sống chết, cho nên mọi người ai cũng đầy đủ lòng tin bất di, bất dịch đối  đức  Phật.  Đây  là  lòng  tin thứ  nhất  mà mọi   người   theo   Phật   giáo   không   thể   nào thiếu khuyết được, như trong kinh Tương Ưng


dạy:  “Đầy  đủ  lòng  tin bất  động  đối  với
Phật”.

Khi đã tin Phật thì tất cả những gì đức Phật  dạy  chúng  ta  đều  tin tròn  đầy.  Vả  lại, những lời dạy của đức Phật rất thiết thực và lợi ích rất lớn cho những ai đã có duyên được nghe, dù chỉ một lần cũng tìm thấy sự an vui trong  sự  sống.  Nhờ  nghe  những  lời  dạy  ấy, mà  mọi  người  chủ  động  làm  chủ  được  tâm mình,  không bị các ác pháp chi phối làm khổ mình,  khổ người.

Do được nghe những lời dạy của đức Phật, nên  lòng  ham  muốn  giảm  dần  và  sự  an  vui tăng  dần  lên  một  cách  rất  rõ  ràng,  cụ  thể. Tuy  rằng  chưa tu  tập  gì cả,  nhưng  đã  có  lợi ích như vậy, bởi vì pháp của Phật là đạo đức nhân  bản  - nhân  quả,  dạy  sống  không  làm khổ  mình,   khổ  người  và  tất  cả  muôn  loài chúng sanh. Pháp đem lại lợi ích cho tất cả chúng sanh như vậy, nên mọi người phải đầy đủ lòng tin, vì thực  tế  ai  không tu theo  Phật pháp  thì thôi,  mà  đã  tu  theo  Phật  pháp  thì lòng  tin tuyệt  đối  không  thể  có  ai  làm  thối chuyển lòng tin ấy được, như lời Phật đã dạy: “Đầy đủ lòng tin đối với Pháp, do đức Phật khéo thuyết”.

Pháp của Phật là một phương pháp cải tạo


sự sống, từ sự sống đau khổ chuyển đổi thành sự sống an vui và hạnh phúc, giúp cho loài người  thoát  khổ  bằng  sức  tự  lực  của  mình. Còn   chúng   đệ   tử   Phật   là   những  bậc   Lạc Thiện   Hạnh,   những   bậc   Lạc   Trực   Hạnh, những bậc Lạc Chánh Hạnh, những bậc Lạc Như Pháp Hạnh. Những bậc tu hành như vậy làm sao chúng ta không tin? Phải không quý
vị?

Nhìn  những gương mặt của những bậc này lúc nào cũng thấy một niềm vui hân hoan, không  thấy  có  một  xíu nào  phiền  não,  buồn rầu trên gương mặt của các Ngài. Thật là vi diệu thay cho pháp Phật, đã đem lại cho loài người  một  niềm  vui  chân  thật,  vì  thế  chúng ta làm sao không tin những đệ tử của đức Phật, phải không quý vị?

Vậy chúng ta hãy lắng nghe đức Phật dạy: “Đầy đủ lòng tin bất động đối với Chúng Tăng   là   đệ   tử   Thế   Tôn,   là   bậc   LẠC THIỆN HẠNH, là bậc LẠC TRỰC HẠNH, là bậc LẠC CHÁNH HẠNH, là bậc LẠC NHƯ PHÁP HẠNH”.

Đúng  vậy,  những  bậc  mà  đầy  đủ  những đức  hạnh  này thì làm  gì chúng ta  không tin. Nghe  những  tên  đức  hạnh  này  chúng  ta  đã hình  dung được những bậc giải thoát như thế


nào rồi.

Giới  luật  đức  hạnh  của  Phật  giáo  là  một sự  sống  mang  lại  sự  an  vui  cho  mình,   cho người  và  cho tất  cả  các  loài  chúng  sanh.  Vì thế, so với giới luật đức hạnh của Phật thì không có một phong cách sống làm người có văn hóa và đạo đức nào hơn, vì vậy chúng ta hãy  tuyệt  đối  tin vào  giới  luật  đức  hạnh  của Phật. Chúng ta hãy theo như lời Phật dạy mà thực   hiện   một   đời   sống   giới   luật   nghiêm chỉnh,  một  lòng  tin tuyệt  đối  không  bao giờ thay đổi: “Đầy đủ lòng tin đối với GIỚI LUẬT   ĐỨC   HẠNH   được  các  bậc  Thánh quý mến,  không  bị  bể  vụn,  không bị hủy hoại, không có tỳ vết, không có vết nhơ, đưa  đến  tự  do, được  người  trí tán  thán, không   bị   nhiễm   trước,   đưa   đến   thiền định”. (128 Tương Ưng tập 2)

Đúng  vậy,  nếu  ai  tin tưởng  vào  giới  luật đức  hạnh  của  Phật,  mà  thực  hiện  đời  sống của  mình  thì sẽ  được  giải  thoát  như  lời  đức Phật đã dạy: “Giới luật còn là đạo Phật còn, giới luật mất là đạo Phật mất”.








CÁC HÀNH
LẤY VÔ MINH LÀM NHÂN





Thường, người ở đời chưa biết Phật pháp nên  sống  trong  vô  minh,  vì  thế  mỗi  hành động,  việc  làm  trong  cuộc  sống  hằng  ngày đều tạo hành động (nhân) vô minh. Mà đã vô minh  thì tất  cả  mỗi  hành  động  và  việc  làm đều  bất  thiện.  Do  nhân  vô  minh  bất  thiện nên  phải  gặt  lấy  quả  khổ  đau. Do VÔ  MINH nên các HÀNH VÔ MINH, các hành vô minh nên  tạo  ra muôn  vàn  thứ  khổ  đau. Cho nên đức Phật  nói:  “Các hành lấy vô minh làm nhân, lấy vô minh làm tập khởi, lấy vô minh  làm   tác   sanh,   lấy   vô   minh  làm hiện  hữu.  Do  vô  minh có  mặt  nên  các hành có mặt; do vô minh không có mặt nên   các   hành   không   hiện   hữu”.   (149
Tương Ưng tập 2)


Chúng ta cứ suy ngẫm lại lời dạy trên đây, rồi   xét   nghiệm   lại   cuộc   sống   hằng   ngày. Chính  con người đau khổ vì vô minh, làm mọi việc  mà  không  biết  mình  làm  thiện  hay  ác, đó là VÔ MINH. Do vô minh nên cuộc đời con người  phải  chịu nhiều  khổ  đau và  khổ  đau mãi mãi.

Muốn  thoát  mọi  sự  khổ  đau thì phải  phá vỡ vô minh. Phá vỡ VÔ MINH thì phải MINH. Vậy làm như thế nào mới có minh?

Phải tin vào  PHẬT, PHÁP, TĂNG  và GIỚI. Khi lòng  tin đã  được  đầy  đủ  trọn  vẹn  thì chúng ta tập sống như Phật và học tập những pháp mà Phật đã  dạy, nhờ thế chúng ta mới có đủ: Lạc Thiện Hạnh, Lạc Trực Hạnh, Lạc Chánh  Hạnh,  Lạc  Như  Pháp  Hạnh.  Như  vậy vô minh bị phá vỡ và minh được hiện bày.

Minh  được  hiện  bày  thì vô  minh  không còn nữa. Vô minh diệt thì giải thoát hoàn toàn,  con người  lúc  bấy  giờ  không  còn  khổ đau nữa.

Bởi chính  VÔ MINH mà con người đau khổ, và  nhờ  có  MINH  mà  con người  thoát  khổ.  Vì vậy, chúng ta biết ngay đạo Phật giải thoát không phải bằng thiền định mà bằng trí tuệ, mà trí tuệ muốn có được thì phải học tập.


Cho  nên  đạo  Phật  có  tám  lớp  học rõ ràng,  chứ  không  phải  tu tập  thiền  định như  kinh sách phát triển và kinh sách Thiền  Tông  dạy.  Khi  tri kiến  được  học  tập đầy  đủ  giáo  pháp  của  đức  Phật  thì không  có một ác pháp nào xen vào làm tâm hành giả động được. Vì thế đạo Phật còn có mang một cái tên là ĐẠO TRÍ TUỆ. Khi  rõ được như vậy thì chúng ta  đến  với  đạo  Phật  là  đến  với  sự học tập. Nhưng phải học tập đúng giáo lý của đạo Phật mới có giải thoát, còn học tập sai pháp, tức là học tập kinh sách phát triển thì không bao giờ có giải thoát, dù quý vị này có bằng tiến sĩ Phật học, nhưng lại do kiến giải của  các  tổ,  dù  là  các  tổ  Nam  tông  hay  Bắc tông  thì vẫn  không  đúng  lời  dạy  của  đức Phật, nên bằng tiến sĩ chỉ để treo chơi chứ không  có  ích lợi  giải  thoát  gì cho người  học tập cả.

Học mà không tu như cái tủ đựng kinh sách,  thật  là  uổng  cho một  đời  làm  tu  sĩ.  Có nhiều người  tham vọng cao nên quyết tâm đi du  học  từ  nước  này  đến  nước  khác,  nhưng cuối cùng chẳng làm chủ được những gì trên thân tâm của họ. Nhưng  lại mang danh đi tu khắp nơi trên thế giới để “nổ” với mọi người, chớ có lợi ích gì cho bản thân, chỉ vì danh mà thôi.







KHÔNG CÓ DỰ TÍNH





Chúng ta hãy đọc kỹ những đoạn kinh Tương Ưng dưới đây, để biết hành động sống của  chúng  ta  có  giải  thoát  hay  không  giải thoát, làm việc thiện có lợi ích phước báo hay không,  mà  đức  Phật  đã  dạy:  “Này  các  thầy Tỳ  kheo,  nếu  người  nào  còn  bị  vô  minh chi  phối,  dự  tính làm  phước  lành,  thức của  người  ấy  đi  đến  phuớc  lành,  nếu người  ấy  dự  tính làm  phi   phước  lành, thức   của   người   ấy   đi  đến   phi  phước lành, nếu người ấy dự tính làm bất động lành, thức của người ấy đi đến bất động lành”.

Qua lời dạy này, chúng ta thấy rất rõ, nếu một người  tu sĩ  làm việc  thiện thì tâm người ấy hướng về việc thiện, chớ không thể hướng về giải thoát được, cũng như làm một việc bất


thiện  thì tâm  người  ấy  hướng  về  việc  bất thiện, chớ không thể hướng về sự giải thoát được.

Cho  nên  ở  đây  chúng  ta  dựa  theo  nhân quả mà xét một người tu sĩ, thì biết họ tu tập giải thoát hay không giải thoát.

Làm việc thiện thì hưởng phước báo của việc  thiện,  làm  việc  ác  thì phải  thọ  chịu quả khổ đau của việc làm ác đó. Không thể làm một  việc  này  mà  hưởng  kết  quả  một  việc khác được.

Nếu   chúng   ta   đoạn   tận   VÔ   MINH   thì chúng ta có giải thoát như lời đức Phật dạy: “Này  các  thầy  Tỳ  kheo,  khi nào  vị  Tỳ kheo  đoạn tận vô minh,  minh được  sanh khởi. Vị ấy do vô minh đoạn tận, minh sanh   khởi,   không   dự   tính  làm   phước lành, không dự tính làm phi  phước lành, không dự tính làm bất độïng lành. Do không có dự tính, không có dụng ý, vị ấy không chấp thủ một sự gì ở đời. Không chấp thủ, vị ấy không sợ hãi. Không sợ hãi, vị ấy hoàn toàn tịch tịnh. Vị ấy biết rõ: Sanh đã tận, phạm hạnh đã thành, những  việc  nên  làm  đã  làm,  không  còn trở  lại  trạng  thái  này  nữa”.  (150  Tương Ưng tập 2)


Đọc qua lời của Phật trên đây, chúng ta hiểu  rất  rõ,  đức  Phật  không  có  dạy  chúng ta lạy  lễ  Phật  nhiều  để  lập  công  bồi  đức,  mà cũng không dạy chúng ta làm việc thiện để được  hưởng  phước  báo  rồi  mới  diệt  vô  minh để   được   giải   thoát,   mà   đức   Phật   dạy: Muốn  giải  thoát  thì ngay  đó  phải  vào diệt  VÔ  MINH. Diệt  vô  minh  thì không  còn chấp thủ bất cứ một pháp nào, dù thiện hay ác. Không chấp thủ thì không còn sợ hãi, mà không còn sợ hãi thì tâm hoàn toàn tịch tịnh. Tâm hoàn toàn tịch tịnh thì: “Sanh đã tận, phạm  hạnh  đã  thành,  những  việc  nên  làm đã  làm,  không  còn  trở  lại  trạng  thái  này nữa”.

Lời đức Phật dạy trên đây rất rõ, nếu một người còn vô minh, mà đem hết sức mình ra làm những việc thiện để cầu được phước báo nhân thiên; để cầu hưởng được những công đức lợi lạc cho mình,  cho người; để được sự an vui  giải  thoát,  điều  này  không  bao giờ  có.  Vì còn vô minh nên dù làm thiện pháp hay phi pháp đều không giải thoát, chỉ uổng phí cho một đời tu tập mà thôi.

Vì VÔ MINH nên dù làm điều thiện vẫn bị chấp thủ, do chấp thủ làm thiện nên người ấy thường   sợ   hãi,   do  sợ   hãi  nên   không   giải


thoát. Có đúng như vậy không quý vị?

Cho nên một người đoạn tận vô minh, làm những  việc  gì  họ  đều  không  chấp  thủ,  do không chấp thủ nên họ không sợ hãi. Không sợ  hãi  nên  được  giải  thoát.  Những  lời  dạy trên đây của đức Phật rất quan trọng, nếu chúng  ta  chỉ  cần  phá  vỡ  vô  minh,  đạt  được minh  thì giải  thoát  hoàn  toàn. Vì tâm  chúng ta không còn chấp thủ nên MINH mới có, còn chấp thủ thì minh không bao giờ có.

Cho nên tâm còn sợ hãi là tâm còn chấp thủ, tâm còn chấp thủ là tâm vô minh. Một người  chưa biết,  chưa tu  học  theo  Phật  pháp thì còn vô minh. Cho nên mọi người trên thế gian còn khổ đau là do chấp thủ, nên hoàn toàn họ còn vô minh.

Trong 12 nhân duyên, quan trọng nhất là vô  minh  và  minh,  nhờ  đó  chúng  ta  mới  dễ xác nhận một người chứng đạo và một người chưa chứng đạo. Chứng đạo là một người phải sạch VÔ MINH, khi vô minh sạch thì MINH hiện tiền.

Một  người  chứng  đạo  ai  chửi  mắng  hay làm  bất  cứ  một  việc  gì  họ  vẫn  thản  nhiên, TÂM BẤT ĐỘNG, còn một người chưa chứng đạo thì đụng việc cũng dễ sân hận phiền não, v.v... Khi tâm  còn  phiền  não  sân  hận  là  còn


VÔ  MINH,  khi   nào  tâm  hết  sân  hận  phiền não là MINH.

Bởi còn dự tính làm việc này việc khác là còn CHẤP THỦ, nên còn VÔ MINH. Ngược lại, làm một việc gì chúng ta cần làm là cứ làm, chớ  đừng  dự  tính, làm  trong  sáng  suốt,  việc gì ra việc  nấy  và  thành  công  tốt  đẹp,  đó  là làm trong MINH. Cho nên làm trong minh là làm không có  DỰ TÍNH  trước. Trong hiện tại thấy  điều  gì  cần  làm  là  cứ  làm,  đó  là  làm việc  trong  minh.  Do làm  không  dự  tính nên không chấp thủ, không chấp thủ thì không sợ hãi, không sợ hãi thì giải thoát hoàn toàn.

















CẢM GIÁC LẠC THỌ




Trong cuộc sống hằng ngày, chúng ta thường  ưa thích  cảm  nhận  thọ  lạc  mà  rất  sợ cảm  nhận  thọ  khổ,  vì  thế  hễ  có  cảm  nhận thọ lạc là dính  mắc, chấp thủ, không bao giờ có ý muốn khởi niệm lìa xa chúng. Còn riêng đức Phật dạy: Có những cảm nhận thọ lạc khiến cho chúng ta ưa thích thì chúng ta nên khởi niệm thoát ly niệm thọ lạc ấy, chớ đừng sinh tâm ưa thích, chấp thủ sống trong trạng thái ấy. Ưa thích sống trong trạng thái ấy là sai, vì đạo Phật không chấp nhận tất cả các cảm nhận thọ lạc.

Chúng ta hãy nghe lời Phật dạy:  “Nếu vị ấy cảm giác lạc thọ, vị ấy biết lạc vô thường,  vị ấy  biết  không  nên  tham đắm, vị ấy biết không nên hoan  hỷ, lạc thọ ấy được  cảm  giác  với  niệm  thoát  ly”.  (151
Tương Ưng tập 2)


Ví dụ như chúng ta đang ăn một cái  bánh rất  ngon, thì hãy  khởi  niệm  lìa  xa cái  ngon của cái bánh, đừng để tâm còn thèm muốn ăn nữa.  Nếu  người  nào  làm  đúng  như  lời  Phật dạy như vậy thì thân tâm sẽ ly dục, ly bất thiện pháp, và như vậy tâm họ sẽ được giải thoát. Bởi ý làm chủ, ý tạo tác, ý dẫn đầu các pháp,  nên  ý  thức  khởi  niệm  lìa  bỏ  thì cảm giác thọ lạc được lìa bỏ theo ý mình  muốn.

Cũng như khi gặp trường hợp thọ khổ, chúng ta cũng  nên  TÁC  Ý  lìa bỏ  thọ khổ,  thì thọ khổ cũng lìa xa thân tâm, thì chúng ta không còn đau khổ nữa. Chúng ta hãy lắng nghe  đức  Phật  dạy:  “Nếu  vị  ấy  cảm  giác khổ thọ, vị ấy biết khổ thọ là vô thường, vị ấy biết nên không sợ hãi, nên không dính mắc, nên không đau  khổ vì thọ khổ ấy, nhờ đó thọ khổ ấy được cảm giác với niệm thoát ly”. (151 Tương Ưng tập 2)

Như vậy, rõ ràng pháp NHƯ LÝ TÁC Ý là một phương pháp tuyệt vời của Phật giáo để làm chủ SINH, GIÀ, BỆNH, CHẾT. Nếu một người chịu khó tu tập một thời gian, khi pháp này đã trở thành một NĂNG LỰC CỦA Ý THỨC, thì tất cả các pháp ác xâm chiếm vào thân  hay tâm  đều  bị  nó  đẩy  lui  ra khỏi.  Cho nên  pháp  như  lý  tác  ý  như  một  đoàn  quân


bách  chiến  bách  thắng,  đánh  đâu  thắng  đó không bao giờ thua trận.

Lạc thọ cũng như khổ thọ, chúng ta không tham đắm lạc thọ cũng như không sợ hãi khổ thọ. Cả hai thọ này chúng ta đều tác ý sống trong   niệm   thoát   ly  các   thọ   thì  ngay  đó chúng ta đều lìa xa tâm tham, sân, si, mạn, nghi. Cho nên đức Phật dạy:  “Nếu vị ấy cảm giác biết khổ thọ, vị ấy biết khổ thọ là vô thường, vị ấy biết như vậy nên không sợ hãi, vị  ấy  biết  khổ  thọ,  nhưng  khổ  thọ  ấy  được cảm giác với niệm thoát ly”. (151 Tương Ưng tập 2)

Bởi  vậy,  con đường  tu  tập  để  được  thoát khổ  thì chỉ  có  phương  pháp  NHƯ  LÝ  TÁC  Ý DẪN TÂM VÀO ĐẠO. Nhờ đó trong bất cứ ác pháp  nào  thì chúng  ta  luôn  luôn  sống  trong niệm  thoát  ly các  cảm  thọ,  nhờ   có  sống trong  niệm  thoát  ly  các  cảm  thọ  nên tâm được giải thoát hoàn toàn.

Khi chúng ta cảm giác khổ thọ tận cùng của sức chịu đựng của sinh mạng mình  thì trở nên  mát  lạnh.  Đúng  vậy,  khi  chúng  ta  biết các cảm thọ là VÔ THƯỜNG thì tâm không còn ưa thích và cũng không còn sợ hãi, vì thế lạc thọ cũng như khổ thọ đối với chúng ta không  còn  ý  nghĩa tác  dụng,  nên  chúng  ta


vẫn thản nhiên, tâm bất động. Do đó chúng không  còn  tác  động  lên  tâm  chúng  ta  được, dù là trước cảnh sinh ly tử biệt chúng ta cũng không hề sợ hãi, vì thế tâm không còn dao động  và  trở  nên  mát  lạnh,  và  cơ thể  chỉ  còn là  một  cái  thây  ma vô  tri mà  thôi.  Cho nên đức  Phật  dạy  rất  rõ  ràng:  “Ta  cảm  giác một   cảm   khổ   thọ   tận   cùng   của   sinh mạng. Vị ấy biết sau khi  thân hoại mạng chung,  ở  đây tất cả những cảm giác khổ thọ  không  làm  cho  Ta  sợ  hãi  thì nó  sẽ trở  thành  vắng  lặng,  cái  thân  được  bỏ qua một bên”. (151 Tương Ưng tập 2)

Bởi vậy chúng ta đừng sợ hãi khổ thọ, vì khổ thọ vẫn là pháp vô thường nên nó không làm gì được chúng ta. Đối với pháp VÔ THƯỜNG  chúng  ta  đừng  sợ,  đừng  dao động tâm thì KHỔ THỌ sẽ tan biến. Quý phật tử hãy  ghi  nhớ  kỹ  những  lời  dạy  này,  khi   có bệnh khổ thì cứ ôm chặt pháp, đau bệnh mặc đau bệnh  rồi  nó sẽ  không đau bệnh nữa. Bởi đức  Phật  đã  dạy  như  vậy,  chúng  ta  hãy  cố gắng  gan dạ,  chịu đựng  sự đau khổ  của  bệnh tật tận cùng sinh mạng mình  thì bệnh tật sẽ tan biến.








CÁC PHÁP CẦN PHẢI
LIỄU TRI





Người tu theo Phật giáo thì cần phải thông suốt những pháp nào?

Những  pháp  cần  thông  suốt  đó  là  SẮC, THỌ, TƯỞNG, HÀNH, THỨC. Thông suốt những   pháp   này   để   làm   gì?   Thông   suốt những pháp này là để tâm không dính mắc chấp trước, vì sắc, thọ, tưởng, hành, thức là pháp  vô  thường,  không  phải  là  ta,  không phải là của ta, là bản ngã của ta.

Cho nên, sự thông suốt NGŨ UẨN là các pháp VÔ THƯỜNG, không phải là ta, không phải của ta, không phải là bản ngã của ta thì rất  có  lợi,  vì  nhờ  thông  suốt  như  vậy  nó  sẽ giúp chúng ta đoạn tận THAM, SÂN, SI. Đoạn tận tham, sân, si là giải thoát. Chúng ta hãy


lắng  nghe  đức  Phật  dạy:  “Và  này  các  Tỳ kheo,  thế  nào  là  các  pháp  cần  phải  liễu tri?  SẮC,  này  các  tỳ  kheo,  là  pháp  cần phải liễu tri,  THỌ  là pháp cần phải  liễu tri,  TƯỞNG   là  pháp  cần  phải  liễu  tri, CÁC HÀNH cần phải liễu tri, THỨC là pháp cần phải liễu tri. Những pháp này, này   các   Tỳ   kheo,   là   những   pháp   cần phải LIỄU TRI”.

Vậy nghĩa của liễu tri là gì?

Liễu tri có nghĩa là biết rõ như thật không còn một chút nghi ngờ nào cả. Cho nên khi LIỄU  TRI  NGŨ  UẨN  thì chúng  ta  không  còn dính  mắc chấp  đắm trong thân ngũ uẩn nữa. Do không còn dính  mắc chấp đắm trong thân ngũ uẩn nữa thì tâm THAM, SÂN, SI, MẠN, NGHI  đã diệt sạch. Ở đây chúng ta diệt sạch ngũ  triền  cái  là  do LIỄU  TRI  thân  ngũ  uẩn. Cho  nên  chúng  ta  hãy  lắng  nghe  đức  Phật dạy: “Và này các Tỳ kheo, thế nào là liễu tri? Này các Tỳ kheo, sự đoạn tận  THAM, sự đoạn tận SÂN, sự đoạn tận SI, này các Tỳ  kheo,  được  gọi  là  liễu  tri”.  (55 Tương Ưng tập 3)

Chữ LIỄU TRI ở đây đức Phật dùng là để chỉ  cho chúng ta biết  sự  hiểu biết  thông  suốt NGŨ  UẨN  là  các  pháp  VÔ  THƯỜNG,  nhờ  đó


mới đoạn tận THAM, SÂN, SI. Mà tham, sân, si  đã  đoạn  tận  thì sự  giải  thoát  ngay  trước mắt của chúng ta.
















0 nhận xét:

Đăng nhận xét

Ví bạn hãy dùng ngôn ngữ lịch sự, tôn trọng lẫn nhau, mỗi người có cấp độ trình độ riêng nên không nên phán xét nếu không thông hiểu. Xin cảm ơn!