MƯỜI HAI CỬA
VÀO ĐẠO
Sách này chỉ kính
biếu, không bán!
Quý phật tử hay bạn đọc
có nhu cầu thỉnh sách,
vui lòng liên hệ Ban kinh sách của
Tu Viện Chơn Như:
ĐT: (066)
389.2911 (Tu Viện Chơn Như)
098.809.4445
(Hà Nội) Web: http://chonnhu.net
(Các thông
tin đính chính có trên trang Web này)
Email: chonnhu2@gmail.com
Trưởng lão
THÍCH THÔNG LẠC
MƯỜI HAI
CỬA VÀO ĐẠO
NHÀ XUẤT BẢN
TÔN GIÁO
PL: 2556 -
DL: 2012
L ỜI NÓI ĐẦU
THẬP NHỊ
NHÂN DUYÊN
Muốn hiểu rõ
12 nhân duyên, bắt đầu chúng ta tìm hiểu
nguyên nhân nào
sinh ra ưu bi, sầu khổ, bệnh tử của
con người. Ở đây nói nguyên
nhân, tức là
nói duyên nào
sinh ra sự đau khổ của
con người. Con người đau khổ không phải tự nhiên mà có đau khổ.
Cho nên đức Phật
đã thấy rõ điều này, nên
Ngài mới dạy
cho chúng ta bài pháp
12 nhân duyên để chúng ta hiểu cuộc đời này không có
cái gì xảy ra mà
tự nhiên. Mọi sự
xảy ra đều có duyên cả. Hễ có duyên này đến thì trước đó phải có một duyên
khác. Ví dụ, hiện
giờ thân đang bệnh khổ
thì chúng ta biết ngay trước
khi bệnh khổ
là do chúng ta có đời sống nhà cửa,
của cải, tài sản, ăn uống và chung sống với mọi người. Như vậy là do duyên
SINH mà có ƯU BI SẦU KHỔ và BỆNH CHẾT.
13
MƯỜI HAI CỬA
VÀO ĐẠO
Muốn hiểu rõ
điều này, chúng ta hãy lắng nghe đức Phật trả lời những câu hỏi của tu sĩ ngoại
đạo Kassapa:
“Kassapa hỏi:
- Thưa
Tôn giả
Gotama, có phải khổ do tự mình làm ra không?
Đức Phật trả
lời:
- Không phải
vậy.
- Thưa
Tôn giả
Gotama, có phải khổ do người khác làm ra không?
Đức Phật trả
lời:
- Không phải
vậy.
- Thưa
Tôn giả
Gotama, có phải khổ do mình, do người khác làm ra không?
Đức Phật trả
lời:
- Không phải
vậy.
- Thưa
Tôn giả
Gotama, có phải khổ do tự nhiên sinh ra không?
Đức Phật trả
lời:
- Không phải
vậy.
- Thưa Tôn
giả Gotama, có phải khổ không có không?
14
Trưởng Lão
THÍCH THÔNG LẠC
Đức Phật trả
lời:
- Không phải
khổ không có, khổ có, Kassapa ạ!
- Như vậy, Tôn
giả Gotama không biết, không thấy khổ.
Đức Phật trả
lời:
- Không
phải ta không
biết khổ, không thấy
khổ, Ta biết
khổ, Ta thấy khổ”. (42 Tương Ưng tập 2)
Thông thường
ai cũng hiểu rằng: Người
ta đau khổ là do tự mình làm cho
mình đau khổ hoặc do người khác. Thế mà ở
đây đức Phật không chấp nhận
KHỔ do mình,
do người khác làm. Vậy khổ này do
cái gì làm ra đây?
Chúng ta
hãy bình tĩnh lắng nghe,
đức Phật sẽ lần lượt chỉ dạy tường
tận một thế giới quan tập khởi KHỔ của loài người. Nếu
không học Phật
thì không thể nào
chúng ta biết. Nhờ
có giáo lý đức Phật
nên chúng ta mới hiểu khổ từ đâu mà có, không phải do
chúng ta
hay do người
khác làm khổ. Vậy
khổ do đâu mà
có, chúng ta
hãy kiên nhẫn chờ
đợi rồi lần lượt sẽ hiểu những
gì đức Phật dạy, rất rõ ràng và cụ
thể.
15
MƯỜI HAI CỬA
VÀO ĐẠO
THƯỜNG KIẾN
VÀ ĐOẠN KIẾN
Khi Kassapa
hỏi bất cứ
chỗ nào về “KHỔ”,
thì đức Phật cũng
phủ nhận: “Không phải vậy”. Vậy như thế nào đây?
Nên Kassapa
không thể chờ lâu hơn nữa, liền hỏi Phật:
“- Bạch Thế
Tôn, Thế Tôn hãy nói cho con hiểu về KHỔ.
- Này
Kassapa, một người tự làm Khổ mình là “Thường Kiến”.
- Này
Kassapa, một người làm Khổ người khác là “Đoạn Kiến”. Và tất cả những câu hỏi của
ngươi đều là THƯỜNG KIẾN và ĐOẠN KIẾN”.
(42 Tương
Ưng tập 2)
Thông thường,
ai cũng hiểu
khổ do mình
16
Trưởng Lão
THÍCH THÔNG LẠC
làm ra hay
người khác làm, thế mà ở đây đức Phật phá vỡ kiến chấp thường kiến và đoạn kiến
này, vì những kiến chấp này sai, không đúng. Ngoài kiến chấp đoạn kiến và thường
kiến khổ, thì còn
có cái hiểu
biết khổ nào khác hơn?
Đoạn kinh
trên đây đã xác định cho chúng ta thấy, sự hiểu biết của con người thường bị
rơi vào vào hai CỰC ĐOAN: thường kiến và đoạn kiến. THƯỜNG KIẾN là bị dính mắc vào chấp có; ĐOẠN KIẾN thường bị dính mắc vào chấp không.
Vì vậy trên
đời này, nếu cái này có thì cái này không thể không, nếu cái kia không thì
không thể cái
kia có. Cho nên không
có một vật nào vừa có, vừa không
được, có là có, mà không là không. Đó là cái hiểu biết thông thường của con người,
cái hiểu biết của họ không vượt ra khỏi hai cực đoan này. Vì cái hiểu biết
như vậy, nên
con người phải chịu khổ muôn đời, muôn kiếp. Thật đáng
thương!
Sự giải
thoát của Phật cũng lấy từ sự hiểu biết
của con người.
Từ xưa đến
nay, vì sự truyền
thừa sự hiểu
biết sống trong
ái dục, nên sự hiểu biết ấy toàn
là đau khổ. Khi đạo Phật ra đời, đức Phật dạy chúng ta hiểu biết lìa xa tâm ái
dục. Lìa xa tâm ái dục là lìa xa
17
MƯỜI HAI CỬA
VÀO ĐẠO
hai cực đoan
thường kiến (CÓ), và đoạn kiến (KHÔNG). Vì vậy, sự hiểu biết này hoàn toàn đi đến
giải thoát.
Bởi vậy, sự hiểu
biết của con
người rất quan trọng, do sự
hiểu biết mà đời đời,
kiếp kiếp phải chịu trong
đau khổ. Cái hiểu
biết của loài người hiện nay là cái hiểu biết theo truyền thống từ ngàn
xưa, do thủy tổ của loài người để lại chỉ biết
hiểu như vậy.
Mãi đến khi đức Phật ra đời, Ngài
tu hành chứng quả Vô Lậu, thấy biết vạn pháp trên thế gian này như thật, nên
Ngài dõng dạc
tuyên bố: “Còn có
cái hiểu biết
khác, cái hiểu
biết không nằm trong hai cực đoan
CÓ và KHÔNG, cái hiểu biết vượt
ra ngoài vòng khổ
đau. Đó là cái hiểu biết THẬP NHỊ
NHÂN DUYÊN”.
Như chúng
ta đã biết,
tất cả những
câu
hỏi của
Kassapa
đều nằm
trong hai cực
đoan
“có” và
“không”. Vì thế đức Phật
trả lời: “không phải vậy”. Đó
là đức Phật
trả lời đúng, vì con người
điên đảo nên
không thấy
12 nhân
duyên tập khởi
khổ, mà cho rằng
MÌNH TỰ LÀM
VÀ NGƯỜI KHÁC LÀM KHỔ.
18
Trưởng Lão
THÍCH THÔNG LẠC
DUYÊN
VÔ MINH SINH
Chúng
tôi xin lập lại câu trên, khi
nghe đức Phật trả lời không phải vậy. Lúc bấy giờ ngoại đạo
Kassapa lấy làm ngạc nhiên
nên mới thỉnh cầu đức Phật
chỉ dạy, đức Phật
bảo: “Từ
bỏ hai cực đoan ấy, Như
Lai thuyết pháp theo
con đường TRUNG ĐẠO”. (42 Tương Ưng tập 2)
Vậy con đường
trung đạo như thế nào?
Chúng ta
hãy lắng nghe đức Phật
giảng dạy, để tri kiến
chúng ta có sự hiểu
biết không còn bị
rơi vào hai cực đoan
có và không. Chính nhờ sự hiểu biết mới mẻ này có thể giúp chúng
ta thoát mọi sự khổ đau. Vậy quý vị cùng chúng tôi hãy chú ý lời đức Phật dạy:
“- Này
Kassapa, con đường
TRUNG
19
MƯỜI HAI CỬA
VÀO ĐẠO
ĐẠO là con
đường vượt ra khỏi
hai cực đoan, gồm có 12 nhân duyên:
Từ duyên
VÔ MINH khởi
nên duyên
HÀNH khởi.
Từ duyên
HÀNH khởi nên duyên THỨC
khởi.
Từ duyên THỨC khởi nên duyên DANH SẮC khởi.
Từ duyên
DANH SẮC khởi nên
duyên
LỤC NHẬP khởi.
Từ duyên
LỤC NHẬP khởi
nên duyên
XÚC khởi.
Từ duyên
XÚC khởi nên
duyên THỌ
khởi.
Từ duyên THỌ khởi nên duyên ÁI
khởi.
Từ duyên
ÁI khởi nên
duyên HỮU
khởi.
Từ duyên
HỮU khởi nên
duyên THỦ
khởi.
Từ duyên
THỦ khởi nên
duyên SINH
khởi.
Từ duyên
SINH khởi nên duyên ƯU BI,
20
SẦU KHỔ, BỆNH
TỬ khởi.
Từ duyên
ƯU BI, SẦU KHỔ, BỆNH TỬ
khởi nên
duyên VÔ MINH khởi.
Như vậy
là toàn bộ khổ uẩn
này theo
12 duyên tập
khởi...” (42 Tương Ưng tập 2)
Do từ duyên
VÔ MINH mà 12 nhân duyên này mới tập khởi được. Và vì vậy SINH, GIÀ, BỆNH, CHẾT mới có. Chính sinh,
già, bệnh, chết là nguồn gốc do duyên vô minh, chứ không phải tự mình hoặc người
khác làm ra sinh, già, bệnh,
chết. Bây giờ
quý vị đã hiểu
rõ chưa?
Có hiểu như
vậy mới biết nguyên nhân qui luật
nhân quả theo
12 nhân duyên này mà
qui định
phước hay tội của
loài người, không sai
một hào li nào
cả. Vì vậy
nhân nào quả nấy, làm ác thì phải chịu khổ đau chứ
không có mình và người khác
làm khổ, mà
chính nhân quả. Vì
con người không
thông hiểu nhân quả,
xem thường nhân
quả nên làm theo sự ham muốn (ái dục), vì thế tạo ra
biết bao nhiêu là
ác pháp. Do tạo ra nhiều ác pháp
nên phải gánh
chịu sự khổ đau, nhưng lại không hiểu nên đổ thừa người
này người khác làm khổ mình, hay hoặc
than trời trách đất sao không ban
cho mình một cuộc sống
bình an.
Cho nên mọi
sự đau khổ của đời người chỉ vì con người
VÔ MINH mà tạo ra sự đau khổ đó.
Muốn cho
thoát khổ con người phải diệt sạch vô minh. Vậy diệt sạch vô minh bằng cách
nào?
Chúng ta hãy
lắng nghe đức Phật dạy: “Duyên vô minh diệt”.
DUYÊN
VÔ MINH DIỆT
Muốn sinh,
già, bệnh, chết
chấm dứt thì phải đoạn
diệt hoàn toàn vô
minh. Muốn đoạn diệt vô minh
chúng ta phải diệt cái gì trước. Vậy chúng ta hãy lắng nghe đức Phật dạy:
“Từ VÔ MINH
diệt các HÀNH diệt. Từ HÀNH diệt nên THỨC diệt.
Từ THỨC diệt
DANH SẮC diệt.
Từ DANH SẮC
diệt LỤC NHẬP diệt. Từ LỤC NHẬP diệt XÚC diệt.
Từ XÚC diệt
THỌ diệt. Từ THỌ diệt ÁI diệt. Từ ÁI diệt HỮU diệt.
Từ HỮU diệt
THỦ diệt. Từ THỦ diệt SINH diệt.
Từ SINH diệt
ƯU BI, SẦU KHỔ, BỆNH TỬ diệt.
Từ ƯU BI, SẦU
KHỔ, BỆNH TỬ diệt VÔ MINH diệt.
Như vậy toàn bộ khổ uẩn 12 nhân duyên này đoạn diệt.
Thì tất cả các khổ
của con người đều bị diệt”. (42 Tương Ưng tập 2)
Theo như lời
đức Phật dạy ở trên, người không hiểu 12 nhân duyên là người không sáng suốt
(người mù mờ) nên luôn luôn bị VÔ MINH
che đậy, từ đó mới bị THAM ÁI trói buộc. Vì thế, thân tâm luôn luôn chạy theo
12 nhân duyên sinh khởi, chịu mọi khổ đau sinh, già, bệnh, chết. Và chính không đoạn diệt 12 nhân duyên,
nên khi thân hoại mạng chung phải
tiếp tục tái
sinh luân hồi
và chịu muôn vàn sự khổ đau
không bao giờ dứt. Trong Kinh
Tương Ưng, đức Phật dạy:
“Này các thầy tỳ
kheo, các thầy bị VÔ
MINH che đậy nên mới bị
THAM ÁI hệ phược,
thân này của người
ngu được sanh
khởi. Vô minh ấy,
người ngu không
đoạn tận. Tham ái ấy, người ngu
không tận trừ. Vì
sao?
Này các
tỳ kheo, người
ngu sống Phạm hạnh không phải vì
chân chính đoạn trừ khổ đau. Do vậy người
ngu, khi thân hoại mạng chung, đi đến
một thân khác. Do đi đến một thân
khác, người ấy không thoát khỏi sanh, già, bịnh, chết, sầu, bi,
khổ, ưu, não.
Ta nói rằng: “Người
ấy không thoát
khỏi đau khổ”. (50 Tương Ưng tập 2)
Một người hiền
trí thông suốt 12 nhân duyên, nên họ biết 12 nhân duyên này đều là một chuỗi
vòng tròn không
có lối thoát
ra, chỉ có đoạn
trừ VÔ MINH.
Nhưng khi đoạn trừ
vô minh thì tâm
trí sáng suốt vô
cùng, nhờ tâm trí sáng
suốt nên họ chấp nhận sống đời sống phạm hạnh để tận trừ 12
nhân duyên, nên mới thoát ra khỏi sinh, già, bệnh, chết, ưu bi, sầu khổ...
Chúng ta
hãy lắng nghe đức Phật dạy:
“Và này các tỳ kheo, bị vô minh che đậy, nên mới bị tham ái hệ phược, thân người
hiền trí được sinh khởi. VÔ MINH ấy, người Hiền trí đoạn tận. THAM ÁI ấy, người
hiền trí tận trừ. Vì sao?
Này các tỳ kheo,
người hiền trí sống
Phạm hạnh,
vì chân chánh đoạn trừ khổ đau. Do vậy
người hiền trí,
khi thân hoại mạng
chung, không đi đến một thân
khác (tái sinh).
Do không đi tái sinh, vị ấy thoát khỏi sinh, già, bệnh,
chết, sầu, bi, khổ, ưu,
não. Ta nói rằng:
“Vị ấy
thoát khỏi đau
khổ”. (50 Tương Ưng tập 2)
DIỆT DUYÊN
VÔ MINH
Những lời dạy
của đức Phật trên đây là chỉ thẳng cho
chúng ta hiểu
biết 12 nhân duyên
theo lý duyên
khởi, bắt đầu
từ vô minh. Do VÔ MINH mà HÀNH khởi, do HÀNH khởi
mà THỨC khởi... và như vậy tất cả 12 duyên khởi
đầy đủ. Mười hai duyên khởi
đầy đủ tức là khổ tập khởi. Do đó, muốn đoạn trừ khổ đau
thì phải đoạn trừ
vô minh. Muốn đoạn
trừ VÔ MINH
thì phải triển khai
tri kiến. Vậy triển khai tri kiến bằng cách nào?
Phải học GIỚI
LUẬT ĐỨC HẠNH và NHÂN QUẢ, nhờ học giới
luật đức hạnh và nhân quả thông suốt nên vô minh bị đoạn trừ. Nhưng trong 12
nhân duyên dạy diệt VÔ MINH bằng ngưng các HÀNH. Hành diệt thì vô minh diệt. Vậy
diệt các hành như thế nào? Diệt các hành là
chúng ta phải giữ gìn
tâm BẤT ĐỘNG. Giữ
gìn tâm bất động bằng pháp
NHƯ LÝ TÁC Ý.
Bây giờ quý
vị đã rõ diệt vô minh.
Trên đây là
lý duyên khởi vô minh, khi vô minh diệt thì 12
nhân duyên đều bị diệt. Mười hai nhân duyên diệt thì khổ đau diệt.
GIỚI LUẬT ĐỨC
HẠNH gồm có:
1- Năm
giới (NGŨ GIỚI)
căn bản của người cư sĩ.
2- Mười giới
sa di (THẬP GIỚI SA DI)
của người xuất gia.
3- Hai trăm
năm mươi giới tỳ kheo tăng
(250 GIỚI TỲ
KHEO TĂNG) của tu sĩ nam.
4- Ba
trăm bốn
mươi tám giới tỳ kheo ni
(348 GIỚI TỲ
KHEO NI)
của tu sĩ nữ.
Khi muốn diệt
trừ vô minh thì phải thông suốt những oai nghi giới luật đức hạnh trên
đây. Cho nên đức Phật
dạy: “Những gì thông suốt cần thông suốt”. Điều mà đức
Phật dạy ở đây cần thông suốt là thông suốt giới luật đức hạnh.
Muốn diệt 12
nhân duyên tập khởi này thì bắt đầu phải diệt duyên vô minh. Diệt trừ duyên vô
minh thì chỉ có học tập giới luật đức hạnh như trên đã nói.
Học tập giới luật đức hạnh
xong thì VÔ MINH tự diệt trừ. Vô
minh tự diệt trừ đó là triển khai sự hiểu biết của đạo Phật, nhất là về nhân
quả. Có thông
suốt nhân quả
thì vô minh đã diệt. Chúng ta cũng nên nhớ, khi thông suốt nhân quả thì
các hành ác bị diệt.
Cho nên không ai hiểu NHÂN QUẢ mà còn HÀNH ÁC, có đúng như vậy không quý vị?
Cho nên đức
Phật dạy: “HÀNH DIỆT THÌ VÔ MINH DIỆT”.
Người mà các hành ác diệt là người thông suốt giới luật đức hạnh.
Chúng ta là
những người tu hành đang tìm cầu sự giải
thoát thì nên nhớ những lời dạy
này. Đó là giới luật đức hạnh trong pháp tu hành của Phật giáo,
từ thấp đến
cao phải theo sự phân
chia pháp môn
tu tập từ thấp
đến cao mà đức Phật đã
tuyên bố: “GIỚI, ĐỊNH, TUỆ”.
Căn cứ vào
giới, định, tuệ chúng ta tu tập không
còn sợ sai đường lạc lối, vì
đó là ba cấp
tu học của Phật giáo
không ai dám sửa
theo kiến giải của mình được. Mong rằng
quý vị nên căn cứ vào chỗ này mà tu tập đến nơi đến chốn, để làm sáng tỏ Phật
giáo trong 12 nhân duyên.
DIỆT DUYÊN LỤC
NHẬP
Lục nhập
là sáu cửa ra
vào của
thân và sáu trần.
Sáu cửa ra vào
của thân là: mắt,
tai, mũi, miệng, thân, ý và sáu trần là: sắc, thinh, hương, vị, xúc, pháp. Vì
thế, muốn diệt duyên lục nhập
thì phải biết cách
phòng hộ MẮT, TAI, MŨI, MIỆNG,
THÂN, Ý, và ngăn chặn sáu trần:
SẮC, THINH, HƯƠNG,
VỊ, XÚC, PHÁP.
Muốn giữ
gìn sáu căn,
sáu trần thì trước tiên phải phòng hộ và sau đó mới
ngăn chặn. Phòng hộ thì có HẠNH ĐỘC CƯ là đệ nhất pháp, còn
ngăn chặn thì có
pháp NHƯ LÝ TÁC Ý.
Nhờ hai
phương pháp này thì duyên
LỤC NHẬP bị diệt.
“Từ duyên
LỤC NHẬP diệt
thì duyên
XÚC diệt.
Từ duyên
XÚC diệt thì
duyên THỌ
diệt.
Từ duyên
THOï diệt thì duyên ÁI diệt. Từ duyên ÁI diệt thì duyên HỮU diệt.
Từ duyên
HỮU diệt thì
duyên THỦ
diệt.
Từ duyên
THỦ diệt thì
duyên SINH
diệt.
Từ duyên
SINH diệt thì
duyên GIÀ,
BỆNH, CHẾT
diệt.
Từ duyên
GIÀ, BỆNH, CHẾT diệt thì duyên VÔ MINH diệt.
Từ duyên
VÔ MINH diệt
thì duyên
HÀNH diệt.
Từ duyên
HÀNH diệt thì duyên
THỨC
diệt.
Từ duyên
THỨC diệt thì duyên
DANH SẮC diệt.
Từ duyên
DANH SẮC diệt
thì duyên
LỤC NHẬP diệt.”
Trên đây là
bắt đầu diệt duyên lục nhập. Duyên lục nhập diệt thì tất cả 11 nhân duyên
khác đều
bị diệt theo,
và như vậy một thế
giới đau khổ bị diệt, loài
người thoát khổ. Cho nên
loài người muốn
thoát khổ thì phải vào cửa lục nhập. Chính vào cửa lục
nhập là mới phá tan mọi sự khổ đau của con người.
Muốn diệt
duyên LỤC NHẬP
thì phải diệt duyên XÚC, nhưng
duyên xúc diệt bằng cách nào?
Bằng cách
phòng hộ sáu
căn. Vậy phòng hộ sáu căn như thế nào? Trước tiên là chúng ta tìm cách tránh sáu trần
bằng phương pháp sống ĐỘC CƯ một mình.
Thầy thường
hay kêu gọi quý vị tu hành nên sống độc cư, kế tiếp
quý vị dùng pháp môn NHƯ LÝ TÁC
Ý, để giữ gìn và bảo vệ mắt, tai, mũi, miệng, thân hay ý không cho chúng tiếp
sáu trần. Khi chúng phóng ra tiếp xúc
sáu trần thì mau mau tác ý cho nó
quay vào trong
thân. Câu tác
ý rất đơn giản như sau:
1- MẮT phải quay vào thấy sự BẤT ĐỘNG
trong thân,
không được nhìn ngó ra ngoài.
2- TAI phải
quay vào nghe sự BẤT ĐỘNG
trong thân,
không được nghe ra ngoài.
3- MŨI
phải quay vào ngửi trong
thân BẤT ĐỘNG, không
được ngửi những
mùi hương bên ngoài.
4- THÂN
phải cảm giác sự BẤT ĐỘNG
trong thân, không
nên cảm giác
nóng lạnh đau nhức bên ngoài.
5- MIỆNG
phải quay vào cảm nhận sự
BẤT ĐỘNG trong thân, không được cảm nhận nêm nếm những mùi vị bên ngoài.
6- Ý phải
quay vào trong thân cảm nhận sự BẤT ĐỘNG của thân tâm, không được cảm
nhận vọng tưởng lăng xăng hay bất cứ một pháp trần nào tác động vào.
Tất cả những
phương pháp tu tập trên đây đều là pháp
PHÒNG HỘ SÁU
CĂN. Có phòng hộ sáu căn mới diệt
được duyên XÚC. Do xúc diệt thì cảm thọ
diệt.
Bởi vậy,
khi thân đang
đau bệnh nhức nhói
khó chịu, thì lúc bấy giờ chúng
ta cắt đứt XÚC, không cho thân và
ý thức xúc chạm nhau thì ngay đó cơn đau nhức nơi thân sẽ chấm dứt. Muốn cho
thân và ý thức không XÚC CHẠM nhau
thì phải tu tập
tâm luôn luôn ở trong trạng thái
tâm BẤT ĐỘNG, có tu tập được như vậy chúng ta mới làm chủ được bệnh.
Phật pháp vốn là một phương
pháp làm lợi ích
cho con người, vì thế
con người phải biết mà lo tu tập
để cứu mình ra biển khổ.
Tâm bất động không
phải là khó
tu tập, chỉ cần chúng ta phá hết
hôn trầm thùy miên và loạn tưởng thì tâm bất động ngay tại đó.
Muốn phá hôn
trầm thùy miên và loạn tưởng thì chỉ có tu tập pháp THÂN HÀNH NIỆM. Pháp
môn thân hành
niệm là một pháp môn tuyệt trần, chuyên môn phá hôn
trầm thùy miên và loạn tưởng. Nhờ có tu tập pháp môn này thì ngồi lại chúng ta
mới thấy tâm bất động.
DIỆT DUYÊN CẢM
THỌ
Diệt duyên cảm
thọ có hai phương pháp:
1- Tâm BẤT ĐỘNG.
2- An trú
tâm trong HƠI THỞ.
Pháp tu tập
tâm bất động đã dạy ở trên, còn dưới đây
là phương pháp
an trú tâm trong hơi thở.
Muốn thoát
ra mọi sự khổ đau của cuộc đời thì phải
đoạn trừ duyên thọ. Đoạn trừ duyên THỌ thì phải
tập AN TRÚ
TÂM TRONG HƠI THỞ, theo phương pháp Định Niệm Hơi Thở:
“An tịnh thân hành tôi biết tôi hít vô, an tịnh thân hành tôi biết tôi thở
ra”. Cứ tu đề mục này trong nửa tháng hoặc
một tháng để thân an trú được trong hơi
thở, thì lúc bấy giờ thân có cảm thọ khổ là liền dùng phương pháp này đối trị, đẩy lui cảm thọ ra
khỏi
thân ngay
tức khắc. Đó
là chúng ta
diệt duyên thọ. Quý vị nên nhớ phương pháp hơi thở này
mà tu tập, để cứu
mình ra khỏi mọi sự
đau khổ của cuộc đời.
Hơi thở là một
phương pháp mà chính Ngài La Hầu La đã
tu chứng quả A La Hán.
DIỆT DUYÊN
ÁI
Từ duyên thọ
diệt thì duyên ái diệt. Trên bước đường tu tập chúng ta đã
biết cách làm chủ bệnh tật, tức là diệt duyên cảm thọ.
Diệt duyên CẢM THỌ bằng ĐỊNH
NIỆM HƠI THỞ hay pháp THÂN HÀNH NIỆM hoặc bằng tâm BẤT ĐỘNG.
Trong những pháp môn
này, pháp nào hợp với đặc tướng của mình
thì quý vị tu tập sẽ có kết quả tốt đẹp.
Khi CẢM THỌ diệt thì ÁI
diệt. Tại sao vậy?
Vì cảm thọ
có ba:
1- CẢM THỌ lạc.
2- CẢM THỌ
khổ.
3- CẢM THỌ bất
lạc, bất khổ.
- Cảm thọ lạc
thì tâm ưa thích nên gọi là
ÁI LẠC.
- Cảm thọ khổ
thì tâm không ưa thích nên gọi là ÁI KHỔ.
- Cảm thọ bất lạc, bất khổ thì người
tu theo Phật giáo
không chấp nhận,
vì đó là một
trạng thái của một người
bình thường, chớ không phải là một người
tu sĩ nên trạng thái này không được
kéo dài thời gian.
Chúng ta ai
cũng biết vì có CẢM THỌ thì mới có ÁI.
Do các cảm
thọ có mà ái mới có. Chúng ta phân biệt và cảm nhận được ÁI có hai:
1- ÁI lạc có nghĩa là ưa thích, ham muốn, thương mến,
dính mắc, chấp trước, luôn luôn chạy
theo tìm cầu những dục lạc, khoái lạc, sung sướng đó, v.v...
2- ÁI khổ
có nghĩa là không
ưa thích, sợ hãi, ghét bỏ, lo lắng, buồn
phiền, khổ sở, tránh
xa, không chấp
nhận, không ham thích, v.v...
Cho nên khi diệt CẢM THỌ là diệt cả hai
ÁI. Khi
duyên ái bị diệt thì tâm
ham muốn ưa thích cũng không còn.
Do đó nhà cửa, của cải, tài sản,
tiền bạc, danh vọng đều
buông bỏ cả. Những vật chất quanh chúng ta đều buông xuống hết, nên
trong kinh Thập Nhị Nhân Duyên dạy: “Duyên ÁI diệt thì duyên
HỮU diệt”.
HỮU có
nghĩa là có. Do có
mà chúng ta sinh ra ưa thích nên cố giữ lại. Cố giữ lại
nên mới có duyên
THỦ. Khi tâm
chúng ta không ưa thích (ÁI) thì
chúng ta không có (HỮU) vật gì cả. Cho nên
ÁI diệt thì HỮU
diệt, đó là một qui luật đúng không bao giờ sai.
Đã sống
trong cuộc đời mà không có gì cả, như đức Phật sống chỉ
còn ba y một bát
thì còn có những vật gì mà cất giữ nữa. Phải không quý vị?
Cho nên kinh
Thập Nhị Nhân Duyên dạy:
“Duyên HỮU
diệt thì duyên THỦ diệt”.
Sống trong
cuộc đời mà không cất giữ một vật gì cả thì đời sống đâu còn có gì nữa, một cuộc
sống chỉ còn ba y một bát như đức Phật, hằng ngày đi xin ăn để nuôi sống thân mạng.
Đời sống như
vậy là một đời sống tu sĩ của Phật giáo, nếu quý vị sống được như vậy mới gọi
là tu sĩ Phật giáo, và sống được như vậy mới thấy sự giải thoát của đạo Phật thật
sự. Từ đời sống
này chúng ta mới tu tập chứng đạo.
Còn có của cải vật chất làm
sao tu tập chứng đạo được, quý vị?
Cho nên kinh
Thập Nhị Nhân Duyên dạy:
“Duyên THỦ
diệt thì duyên SINH diệt”.
Đó là một điều
cơ bản nhất của đạo Phật, nếu ai muốn tu tập làm chủ sinh, già, bệnh, chết thì
phải sống như đời sống của đức Phật, còn không thể sống như vậy được thì xin
quý vị hãy trở về đời sống của
người cư sĩ, luôn luôn sống trong nền đạo đức nhân bản -
nhân quả cũng xả được tâm,
và cuộc sống
cũng được an vui hạnh phúc. Sức của mình tu tập được bấy nhiêu đó thì
cũng tốt.
Còn những
người quyết tâm
tu tập làm chủ
sinh, già, bệnh,
chết thì hãy đi cho
trọn con đường của đạo Phật.
Đi cho trọn
con đường của đạo Phật thì phải
sống cho đúng hạnh của Phật, mà hễ
sống đúng hạnh của Phật thì làm chủ bệnh, chết dễ dàng
không có khó khăn và mệt nhọc.
Kinh Thập Nhị
Nhân Duyên dạy rất rõ: “Duyên SINH diệt thì duyên GIÀ, BỆNH, CHẾT diệt”.
Chúng ta
là con người thì không
ai thoát khỏi già, bệnh, chết.
Cho nên đức Phật xác định: “Muốn làm
chủ già, bệnh,
chết thì duyên sinh phải diệt”.
Vậy duyên sinh phải diệt như thế nào?
Muốn diệt
duyên SINH thì phải
buông xả sạch tất cả vật chất
chung quanh ta, chỉ còn sống một đời sống như đức Phật ngày xưa, đó
0 nhận xét:
Đăng nhận xét
Ví bạn hãy dùng ngôn ngữ lịch sự, tôn trọng lẫn nhau, mỗi người có cấp độ trình độ riêng nên không nên phán xét nếu không thông hiểu. Xin cảm ơn!