TÙY PHÁP
Tùy pháp
nghĩa là gì? Tùy pháp nghĩa là tâm
mình biết nhẫn
nhục, biết tùy thuận, biết bằng lòng trước các ác pháp. Biết
nhẫn nhục, biết tùy thuận, biết bằng lòng trước các ác pháp
là biết sắc,
thọ, tưởng, các
hành, thức là vô ngã. Cho nên, TÙY PHÁP là biết rõ SẮC, THỌ, TƯỞNG, CÁC
HÀNH, THỨC không phải là ta, là của ta,
là bản ngã của ta.
Bởi vậy,
người biết tùy pháp là người giải thoát
mọi sự khổ
đau theo như lời đức Phật đã dạy: “Ai sống tùy quán VÔ NGÃ trong SẮC,
trong THỌ, trong TƯỞNG, trong CÁC HÀNH
và trong THỨC, vị ấy
liễu tri SẮC, liễu tri THỌ,
liễu tri TƯỞNG, liễu
tri CÁC HÀNH và liễu tri THỨC.
Do liễu tri sắc,
thọ, tưởng, các
hành và thức nên vị ấy giải thoát
khỏi sắc, thọ, tưởng, các hành và thức.
Giải thoát khỏi
năm uẩn
này là giải
thoát khỏi sinh, bệnh, chết, sầu,
bi, khổ, ưu
não. Ta nói vị ấy giải
thoát khỏi đau khổ”. (82 Tương Ưng tập 3)
Đúng vậy,
không sai, nếu biết TÙY PHÁP tức là LIỄU
TRI các pháp,
mà liễu tri các pháp
thì tâm THAM, SÂN, SI, MẠN, NGHI bị
diệt sạch.
SO SÁNH PHẬT
VÀ A LA HÁN
Phật và A
La Hán
giống nhau và
khác nhau chỗ nào?
Phật là người
đầu tiên đem giáo pháp làm chủ
sinh, già, bệnh
và chết ra dạy
người tu tập, còn những bậc A La
Hán chỉ theo lời dạy của đức Phật mà tu tập làm chủ sinh, già, bệnh, chết.
Như vậy sự
khác nhau Phật
và các bậc A La Hán ở chỗ Phật là thầy, còn các bậc A La Hán là học trò.
Đức Phật
và các bậc
A La Hán
tu hành giải thoát giống nhau,
không ai hơn kém ai. Đức Phật tu tập làm chủ SINH, GIÀ, BỆNH, CHẾT thì các
bậc A La Hán cũng
tu tập làm chủ
sinh, già, bệnh,
chết như nhau.
Đây, chúng ta hãy lắng nghe đức Phật dạy: “Như Lai, này
các thầy tỳ
kheo, là bậc
A La
Hán Chánh Đẳng
Giác làm cho khởi lên con đường trước
kia chưa ai làm khởi lên,
đem con đường trước kia chưa
được ai đem lại con đường, tuyên thuyết con đường trước kia chưa được ai tuyên thuyết con đường đó, bậc trí đạo,
bậc ngộ đạo, bậc
thuần thục về đạo. Còn nay,
các vị đệ tử là những vị sống theo đạo tiếp tục thành tựu đạo. Này các thầy
Tỳ kheo,
đây là sự
sai biệt, sự đặc thù, sự sai khác giữa NHƯ LAI, bậc A LA HÁN
CHÁNH ĐẲNG GIÁC và bậc Tỳ kheo A LA HÁN
được giải thoát
nhờ trí tuệ”. (124
Tương Ưng tập
3)
Kinh sách
phát triển cho rằng có
7 vị Phật trong thời quá khứ trước
đức Phật Thích Ca Mâu Ni,
đó là một đều không
đúng sự thật. Vì đức Phật
Thích Ca Mâu Ni đã
xác định, chỉ có Ngài là người đầu tiên tuyên thuyết giáo pháp TỨ DIỆU ĐẾ.
Nếu có giáo pháp này trước
đức Phật Thích
Ca Mâu Ni thì Ngài chỉ
là học trò như các
vị A La Hán khác mà
thôi, như vậy
làm sao Ngài dám tuyên bố những lời trên đây.
Người đời
sau gian xảo ghê gớm thật, dám dựng
lên 7 vị Phật
quá khứ để phủ lên một
lớp giáo
lý tưởng, mê
tín, mù quáng, lạc hậu
đó với mục đích để diệt sạch giáo
pháp của đức Phật Thích Ca Mâu
Ni. Đúng vậy, nếu chúng tôi không dựng lại giáo pháp của đức Phật Thích
Ca Mâu Ni thì kinh sách Đại Thừa
và kinh sách Thiền
Đông Độ đã che
đậy phủ đầy, không còn ai biết giáo pháp của đức Phật.
May mắn thay
là nhờ Phật
Giáo Nam Tông còn giữ lại giáo pháp nguyên thủy, nhưng cũng bị các sư tu
tập chưa chứng đạo nên kiến giải
viết ra kinh sách làm
sai lạc của Phật. Do kinh sách kiến
giải sai lạc của các Ngài làm cho mọi người tu tập không làm chủ SINH, GIÀ, BỆNH, CHẾT, mà rơi vào các trạng
thái tưởng.
Ngày xưa đức
Phật cấm không
cho các đệ tử tu chưa chứng thì
không nên thuyết giảng một mình, mà muốn thuyết giảng thì phải có đức Phật
chỉ định. Như
ông A Nan chẳng
hạn, mặc dù ông có trí tuệ nhớ không bỏ sót một lời nào của đức Phật, nhưng
khi ra giảng cho chúng Tỳ kheo thì đức
Phật chỉ định chứ tự mình ra giảng thì không được.
Phật giáo
nghiêm ngặt như vậy, thế mà
bây giờ
giảng sư đâu
đâu cũng có,
nhưng chẳng có ông nào làm chủ
SINH, GIÀ, BỆNH, CHẾT được, đó là
những người mang tội vọng ngữ, dạy người
tu tập mà
mình tu tập chẳng
ra gì, ngay cả giới
luật còn vi phạm
những giới trọng Ba La
Di. Thật là Phật giáo đến
hồi suy
thoái nên mới
có ma ba tuần phá hoại Phật pháp như vậy. Thật là đau lòng!
Đứng trước
cảnh Phật giáo
suy thoái, chúng ta biết rằng
chúng sinh phước báu quá mỏng, nên Phật
giáo phải chịu long
đong và mất dấu.
THẤY TA
LÀ THẤY
PHÁP, THẤY PHÁP
LÀ THẤY TA
Người tu tập
chứng đạo đều luôn luôn nhận thấy tâm bất động của mình.
Vì đức Phật là người đã tu tập chứng
đạo nên Ngài luôn luôn ở trong trạng thái tâm bất động. Tâm BẤT ĐỘNG
là một trạng thái chung của những người chứng đạo. Vì thế đức Phật mới tuyên
bố: “Ai thấy
TA là thấy
PHÁP, ai thấy PHÁP là thấy TA”.
Trong cuộc đời
này không có vật gì để chúng ta đáng thấy. Bởi các pháp đều vô thường, không có
pháp nào là ta, là của ta, là bản
ngã của ta.
Cái thân bất tịnh hôi
hám này nếu trong
một tuần lễ
không tắm rửa đến gần có ai chịu nỗi đâu. Bởi vậy đức
Phật mới dạy Vakkali: “Này Vakkali, có gì đáng
thấy đối với
cái thân hôi hám nầy. Này Vakkali, ai thấy
pháp người ấy thấy Ta, ai thấy Ta người ấy thấy pháp.
Nầy Vakkali,
đang thấy pháp là đang thấy Ta,
đang thấy Ta
là đang thấy pháp”.
Khi dạy cho
chúng sinh thấy tâm bất động là thấy Phật, nhưng chúng sinh không thấy tâm BẤT
ĐỘNG mà thấy THÂN NGŨ UẨN của mình
và cho thân ngũ uẩn của
mình là thật có. Cho nên đức Phật muốn phá cái tâm chấp
thân ngũ uẩn là ngã của mình bằng cách hỏi
Vakkali: “Này Vakkali, ông
nghĩ thế nào, Sắc là thường hay vô thường?
- Là vô thường,
bạch Thế Tôn.
- Cái gì vô
thường là khổ hay lạc?
- Là khổ, bạch
Thế Tôn.
- Cái gì vô
thường, khổ, chịu sự
biến hoại, có hợp lý chăng khi
quán cái ấy là: “Cái này là của tôi. Cái này là tôi. Cái này là tự ngã của
tôi?”
- Thưa
không, bạch Thế Tôn.
- Thọ, Tưởng,
Các Hành, Thức là thường hay vô thường?
- Là vô thường,
bạch Thế Tôn.
- Cái gì vô
thường là lạc hay khổ?
- Là khổ, bạch
Thế Tôn.
- Cái gì vô
thường, khổ, chịu sự
biến hoại, có hợp lý chăng khi
quán cái ấy là: “Cái này là tôi. Cái này là của tôi. Cái này là tự ngã của
tôi?”
- Thưa
không, bạch Thế Tôn.
- Do vậy, ở
đây thấy như vậy, “không còn trở lui trạng
thái này nữa”.
Vị ấy biết rõ như vậy”. (219 Tương Ưng tập 3)
Đức Phật
vì loài người
mà chỉ dạy tận
tình để mọi người
dễ nhận thấy sự thật của
thân ngũ uẩn là một khối bất tịnh vô thường, hôi thối đầy đau khổ, thế mà mọi người trên thế gian
này lầm cho nó
là ta, là của ta, là
bản ngã
của ta. Do lầm chấp
này mà con người
phải chịu trôi lăn
trong sáu nẻo luân hồi và khổ đau vô cùng tận.
Muốn thoát
khổ đau này thì hằng ngày chúng ta phải siêng năng dẫn tâm vào chỗ BẤT ĐỘNG,
như đức Phật
đã dạy: “thấy
Ta là thấy pháp, thấy pháp là thấy Ta”.
Đúng vậy,
quý vị hãy cố gắng
tu tập kỹ
một chút,
và bền chí thì có
ngày phải thành công, tâm bất động.
SỐNG MỘT
MÌNH
Người ta sống một
mình thường ít ai chịu nổi vì quá buồn bã cô đơn, nhưng tại
sao như vậy thì ít
ai hiểu nguyên
nhân nào. Chúng ta hãy nghe đức Phật dạy: “Bị thất
kiết sử
và ngũ triền
cái là không
sống một mình được”. (168 Tương Ưng tập 4)
Đúng vậy,
con người sống
một mình thường không
chịu nổi cô đơn buồn
bã là do ngũ triền cái và bảy kiết sử.
NGŨ TRIỀN
CÁI gồm có:
1- Tham triền cái
2- Sân triền
cái
3- Si triền
cái
4- Mạn triền
cái
5- Nghi triền cái
BẢY KIẾT SỬ
gồm có:
1- Ái kiết sử
2- Sân kiết
sử
3- Kiến kiết
sử
4- Nghi kiết sử
5- Mạn kiết
sử
6- Hữu tham
kiết sử
7- Vô minh
kiết sử
Chính con người
luôn luôn chịu nhiều khổ đau là do ngũ triền cái và thất kiết sử.
Muốn giải thoát như Phật
và những bậc A
La Hán thì đoạn trừ tận gốc ngũ
triền cái và thất
kiết sử.
Khi đoạn trừ gốc ngũ
triền cái và thất
kiết sử thì chúng
ta chứng đạo.
Nhưng muốn đoạn trừ nó phải bằng phương pháp gì?
Bằng pháp
trí và tùy trí,
PHÁP TRÍ là sự
hiểu biết thông
suốt chánh Phật
pháp bằng trí tuệ, còn TÙY TRÍ là
pháp tu tập DẪN TÂM VÀO ĐẠO (xin quý vị
nghiên cứu lại tập sách “Những Lời Tâm
Huyết” thì sẽ rõ
pháp dẫn tâm, nhờ
có tu tập dẫn tâm như vậy
thì NGŨ TRIỀN CÁI và THẤT KIẾT SỬ sẽ bị đoạn trừ tận gốc).
Trên bước
đường tu tập cần phải
có sự
kiên gan bền
chí, nếu thiếu sự
kiên gan bền chí thì tu
hành chẳng bao giờ có sự giải thoát, quý vị nên nhớ!
ĂN UỐNG THEO
PHẬT GIÁO
Đối với đạo
Phật, vấn đề ăn uống rất là quan trọng, cho nên ăn uống cần phải tiết độ đúng
cách ăn uống của Phật giáo, như lời đức Phật
dạy: “Này hiền
giả, thế nào
là tiết độ trong ăn
uống? Ở đây
này hiền giả, Tỳ
kheo như lý
giác sát, thọ dụng các món ăn. Không phải để vui đùa, không phải để
đam mê, không
phải để trang sức,
không phải đểå
tự mình làm đẹp
mình, mà
chỉ để thân
này được duy
trì và được bảo dưỡng, để thân này khỏi bị thương hại, để hỗ trợ Phạm hạnh.
Nghĩ rằng: “Như vậy ta
diệt trừ
các cảm thọ cũ
và không cho khởi lên
các cảm thọ mới,
và ta sẽ
không có lỗi lầm, sống được
an ổn”. Như vậy, này hiền giả,
là tiết độ trong ăn uống”.
(180 Tương Ưng
tập 4)
Đúng vậy, người
tu sĩ Phật giáo ăn không cần ngon,
ăn không phải
vì ưa thích,
ăn không phải để mập khỏe, trẻ đẹp, mà ăn chỉ để duy trì sự sống, ăn để
không bệnh tật, ăn để cơ thể được mạnh
khỏe để tu tập
để sống đời Phạm hạnh. Ăn không vì các cảm thọ lạc mà vì sự ngăn
ác pháp và diệt trừ
ác pháp, ăn để sống trong
tâm BẤT ĐỘNG,
để thấy được tâm thanh thản, an lạc,
vô sự. Ăn để sống làm chủ thân tâm, cho nên ăn uống tiết độ của Phật giáo
không có khó
khăn, mệt nhọc. Chúng
ta ăn uống
vì mục đích
giải thoát, vì vậy ăn để sống chớ không phải sống để ăn. Cho nên ai cho
gì thì chúng ta ăn nấy, chớ không phải vì ăn mà đi chọn lựa thức ăn này thức ăn
khác.
Người muốn
ăn cái này, cái khác hay chọn lựa thức ăn này, thức ăn kia là không đúng người
đệ tử Phật. Nếu chúng ta chịu khó nhìn sự ăn uống của một người là biết người
đó tu theo Phật giáo
hay tu theo ngoại
đạo. Người tu theo Phật giáo thì
ăn ngày một bữa vào giữa ngày, không ăn uống phi thời lặt vặt, người ăn uống
phi thời lặt vặt không phải là đệ tử của Phật
giáo. Nhất là những người tuyệt thực lại càng không phải là đệ tử
Phật,
vì Phật không
có dạy tuyệt
thực. Tuyệt thực là
những người đệ tử của
ngoại đạo Bà La
Môn.
Người tu
theo Phật giáo mà còn lựa chọn món
ăn này hay
món ăn kia
là không phải đệ tử của Phật.
Người tu
theo Phật giáo mà còn ăn thịt chúng sinh, mặc dù ăn không nghe, không thấy, không
giết, không nghi,
không biết cũng không
phải đệ tử của đức Phật. Đạo Phật
là đạo CHÁNH NIỆM TỈNH GIÁC,
cớ sao lại ăn
không thấy, không
nghe, không giết, không nghi,
không biết. Rõ ràng là ngoại
đạo mà dán
nhãn hiệu Phật giáo để lừa đảo phật tử.
Đạo Phật
là đạo TỪ BI,
khi
ăn miếng thịt chúng
sinh vào miệng
mà không biết sao?
Ăn vô
phân biệt, ăn
không còn biết
ngon
hay dở,
đó là
cánh thức tu
sai Phật giáo.
Phật giáo dạy
ăn biết ngon mà không dính mắc chấp trước,
thấy hay nghe cũng vậy, phân biệt rõ ràng đẹp xấu, yên tĩnh hay ồn
náo đều
biết rất rõ
nhưng không dính mắc
chắp trước âm
thinh, sắc tướng,
không bị động tĩnh
chi phối tâm.
Trước mọi cảnh
thuận hay nghịch tâm luôn
luôn BẤT ĐỘNG. Đó mới là người tu theo Phật giáo. Cứ hở
ra một chút là tâm bị động, bị chướng ngại tâm luôn luôn bất an, người tu theo
Phật giáo như vậy là theo
ngoại đạo. Phật
giáo không có dạy tu tập như vậy. Xin quý vị lưu ý, đừng
để mình tu tập sai pháp mà không biết
thì thật là tội nghiệp.
CHÚ TÂM TỈNH
GIÁC
Tỉnh giác
là một phương
pháp đầu tiên cho người mới
vào tu tập
theo Phật giáo,
vì vậy nó là một pháp
môn rất căn bản cho những người mới vào đạo Phật.
Một người
theo Phật giáo thì hãy nên rèn luyện tu tập pháp môn này. Vậy chúng ta hãy
nghe đức
Phật dạy: “Và
này là hiền
giả, như thế nào
là chú tâm tỉnh giác? Ở
đây, này
là hiền giả, Tỳ kheo
ban ngày khi đi kinh hành và ngồi, tâm gọït sạch các triền cái.
Ban đêm trong canh một, trong khi vị ấy đi kinh hành và ngồi, tâm gọt sạch các
pháp triền cái.
Ban đêm
trong canh giữa, vị ấy nằm phía hông
bên hữu, trong tư thế
con sư
tử, chân này
đặt lên chân kia, chánh niệm tỉnh giác, tác ý tưởng đến lúc ngồi dậy.
Ban đêm trong canh cuối, khi
vị ấy đi kinh hành và trong khi
ngồi, tâm gọt sạch
các pháp triền
cái, như vậy gọi là trú tâm tỉnh giác”. (181 Tương Ưng tập 4)
Đọc lời dạy
trên đây chúng ta thấy rất rõ, phương pháp của Phật dạy tu hành chính là TỈNH GIÁC,
nhờ có tỉnh
giác chúng ta mới
gọt sạch từng tâm niệm ngũ triền cái và thất kiết sử. Nhưng muốn được tỉnh giác
thì chỉ có pháp NHƯ LÝ TÁC Ý và ĐI KINH
HÀNH.
Nhờ pháp
như lý tác
ý và đi
kinh hành mà chúng ta hộ trì
được các
căn. Ví dụ: Khi mắt thấy một chiếc xe hơi đang chạy trên
đường, một con bò đang ăn cỏ, hay một người già
chống gậy đi bộ trong
vườn, v.v... thì chúng ta liền TÁC Ý: “Mắt không nên
nhìn xe hơi, con bò hay cụ già, mà hãy
quay vào nhìn hơi thở, biết HƠI THỞ RA
VÔ”, hay: “Mắt hãy nhìn chỗ TÂM BẤT ĐỘNG,
THANH THẢN, AN LẠC VÀ VÔ SỰ”. Tai,
mũi, miệng, thân,
ý cũng vậy, khi nghe, cảm giác
mùi vị, cảm xúc hay khởi niệm thì đều phải tác ý như vậy. Đó là phòng hộ sáu
căn bằng pháp môn NHƯ LÝ TÁC Ý. Để tập tỉnh giác trên hơi thở.
Pháp môn
như lý tác
ý là một
pháp môn rất tuyệt vời, nó giúp
cho tâm chúng ta TỈNH GIÁC hoàn toàn.
Nó còn
giúp cho chúng
ta làm chủ
ăn uống, biết cách ăn để sống chớ không phải sống để ăn. Cho nên chúng
ta không bị nô lệ trong ăn uống, làm chủ trong ăn uống.
Nó còn giúp
chúng ta chú tâm tỉnh giác, nhờ tâm có tỉnh giác
chúng ta mới gọt
rửa được
ngũ triền cái,
nhờ hằng ngày gọt rửa ngũ triền cái nên tâm chúng ta vô lậu
hoàn toàn.
Khi tu tập ba
pháp môn
TỈNH GIÁC, ĐỘC CƯ
và ĂN UỐNG
TIẾT ĐỘ là
chúng ta đều dùng
pháp NHƯ LÝ
TÁC Ý, dẫn
tâm vào đạo thì chúng ta mới hoàn toàn giải thoát.
Chúng ta hãy lắng
nghe đức Phật dạy: “Này
các thầy tỳ kheo!
Đầy đủ được
3 pháp ấy, một
tỳ kheo ngay
trong hiện tại sống
nhiều an lạc,
hoan hỷ và tạo nguyên nhân
bắt đầu đoạn tận các lậu hoặc. Thế nào là ba pháp?
1- Hộ trì
các căn
2- Tiết độ
trong ăn uống
3- Chú tâm tỉnh
giác”. (289 Tương Ưng tập 4)
Nếu một người
tu tập theo Phật giáo mà hoàn thành ba pháp
môn này thì người
ấy tâm hoàn toàn vô lậu, ngay đó họ chứng đạo vô thượng bồ đề. Cho nên
Phật pháp rất đơn giản, tu hành không có khó khăn mệt nhọc. Hãy cố gắng quý vị ạ!
Giải thoát là làm chủ sinh, già, bệnh,
chết, hạnh phúc lắm quý vị
ạ!
SA MÔN
Sa môn là dịch âm tiếng Phạn Ấn Độ của
người Trung Hoa. Sa môn
với tiếng Việt chỉ
một vị tu
sĩ đã thọ đầy đủ giới luật của
Phật giáo.
Tu sĩ Phật
giáo hiện giờ chỉ còn một số ít mới xứng
đáng gọi là tu sĩ, còn phần đông thì phạm giới, phá giới, có vị còn có vợ con rất
tự nhiên, xem thiên hạ chẳng ai biết gì về Phật giáo cả. Hầu hết các trong chùa
Phật giáo cổ truyền nhiều thầy
có vợ con sống
tại chùa như một gia đình.
Chúng ta
hãy đọc lời
xác định của đức
Phật với một vị tu sĩ Phật giáo phải như thế nào mới gọi là một vị
tu sĩ Phật
giáo: “Sa môn là một người
xa lìa ân ái, xuất gia tu hành,
chế ngự các
căn, không nhiễm ái dục, có lòng thương xót tất cả mọi
người, không làm thương tổn và giết hại
chúng sinh,
gặp khổ không
phiền, gặp vui không mừng, nhẫn nại
tâm như đất”. (Trường A Hàm tập 1 trang
56)
Đó, lời dạy
rõ ràng như vậy, mà tu sĩ thời nay xem thường những lời tâm huyết này của đức
Phật.
Một vị tu sĩ
Phật giáo theo như
lời đức Phật dạy có 9 điều cần ghi nhớ:
1- Xa lìa ân ái.
2- Cạo bỏ râu tóc, đắp áo cà sa.
3- Chế ngự các căn.
4- Không nhiễm ái dục.
5- Có lòng thương xót tất cả mọi người.
6- Không
làm thương tổn
và giết hại chúng sinh.
7- Gặp khổ không phiền.
8- Gặp vui không mừng.
9- Nhẫn nại tâm như đất.
Một tu sĩ Phật
giáo phải sống đúng 9 điều Phạm hạnh mà đức Phật
đã nêu ra thì mới xứng đáng là một tu sĩ Phật giáo,
còn sống không đúng thì không xứng đáng làm tu sĩ.
Cho nên căn cứ vào 9
điều trên đây mà
chúng ta biết ngay
người nào là
tu sĩ Phật giáo và người nào không phải là tu sĩ Phật
giáo. Không phải là tu sĩ Phật giáo thì họ chỉ là cư sĩ trọc đầu.
Xét 9 điều
trên đây, tu
sĩ Phật giáo
hiện giờ chỉ là cư
sĩ trọc
đầu mà thôi.
Nhìn thấy tu sĩ Phật giáo
hiện giờ số lượng thì đông nhưng mà chất lượng tu hành chẳng có
gì cả, thật là đau lòng xót dạ cho Giáo Hội Phật Giáo hiện giờ.
NGUYÊN DO
NÀO CÓ SANH TỬ
Muốn làm chủ
sinh, già, bệnh, chết thì phải bắt đầu
tìm nguyên nhân nào
sinh ra sinh, già, bệnh, chết.
Chúng ta hãy lắng nghe đức Phật dạy:
“Chúng sanh thật
đáng thương, thường ở trong tối
tăm, chịu lấy thân phận nguy
khốn, nào sanh,
già, bệnh, chết đến dồn dập đủ các thứ khổ não. Họ chết đây sanh kia, chết
kia sanh đây, cứ duyên theo khổ ấm thân nên lưu chuyển vô
cùng. Ta lúc mới hiểu
rõ ngũ ấm và diệt hết
sanh, già, bệnh,
chết, thì Ta lại
suy nghĩ: Sanh tử từ đâu đến?
Duyên từ đâu mà có sanh?
Do tự đặt ra
câu hỏi như vậy, Ta liền dùng trí tuệ quan sát nguyên do và thấy rằng, do
sanh mà có
lão tử, như vậy
sanh là duyên của lão tử”. (Trường A Hàm
tập 1 trang
60)
Lời dạy
trên đây của đức Phật
là một lý giải
nguyên nhân sinh
ra lão tử, làm
chúng ta dễ hiểu mà hiểu một cách rất rõ ràng. Do cuộc sống hằng
ngày mà mọi người theo tâm ngũ
triền cái và thất kiết sử nên
con người mới có LÃO TỬ.
Muốn không
lão tử thì chúng ta phải sống không
theo ngũ triền
cái và thất
kiết sử. Muốn sống không theo ngũ
triền cái và thất kiết sử thì chúng ta phải dùng pháp NHƯ LÝ
TÁC Ý, khi tâm mỗi lần có niệm khởi thì mau mau lập tức phải tác ý liền: “Tâm bất
động, thanh thản, an lạc
và vô sự”. Cứ siêng năng
tu tập, khi
có niệm khởi
liền tác ý thì
tâm trở về
trạng thái tâm
BẤT ĐỘNG, THANH THẢN.
Tu tập như vậy chừng
nào tâm không còn niệm khởi. Tâm không còn niệm khởi
là tâm đã diệt sạch
ngũ triền cái và thất kiết sử.
Dù chúng
ta muốn diệt
trừ một ác
pháp nào thì chúng ta
cũng phải dùng
pháp dẫn tâm thì mới
diệt trừ được
ác pháp đó.
Cho nên pháp như lý tác ý rất cần thiết cho người tu tập
theo Phật giáo.
Ngoài pháp như lý
tác ý
ra thì Phật
giáo không còn
có pháp nào tu tập hay hơn.
Pháp môn
NHƯ LÝ TÁC
Ý được xem là
một thanh trường
kiếm của người
dũng sĩ xông trận chiến thắng
quân giặc, nếu không có thanh trường
kiếm thì người
dũng sĩ không bao giờ
thắng giặc oanh liệt.
Cho nên pháp như lý
tác ý nó
cũng quan trọng
như vậy, xin quý vị nhớ cho.
NGUYÊN DO
NÀO KHÔNG CÓ LÃO TỬ
Như trên đã nói, chỉ có pháp như lý tác ý thì ngũ
triền cái và thất kiết sử sẽ bị diệt trừ.
Ngũ triền cái
và thất kiết sử bị diệt
trừ thì sanh diệt trừ, sanh diệt
trừ thì lão tử sẽ
diệt trừ, như đức Phật
đã dạy: “Đức
Phật lại tự suy nghĩ. Do
những cái gì không có
mà lão tử
không có? Do
cái gì đoạn diệt thì lão tử đoạn diệt? Rồi Ngài lại
dùng trí tuệ quan
sát nguyên nhân:
Do sanh không có
nên lão tử
không có, do sanh diệt nên lão tử diệt”. (Trường A Hàm
tập 1 trang 60)
Đúng vậy,
sanh không có thì lão tử không có,
SANH diệt thì LÃO
TỬ diệt. Cho nên
khi biết tu tập
đúng pháp chân
chánh, thì làm chủ sanh, già, bệnh,
chết đâu còn khó khăn nữa.
Vì chúng
ta biết
nguyên nhân sinh
ra lão tử, thì ngay nguyên
nhân đó mà diệt trừ. SANH
là nguyên nhân sinh ra LÃO TỬ, vì vậy chúng ta hằng giây,
hằng phút, hằng
giờ, hằng ngày dùng
pháp NHƯ LÝ
TÁC Ý, diệt trừ từng tâm niệm của SANH thì sanh bị diệt, tức là ngũ triền cái và thất
kiết sử bị diệt.
PHÁP CHÂN
CHÁNH
Pháp chân
chánh của Phật là pháp gì? Pháp chân chánh là pháp diệt trừ tâm ngũ triền cái
và bảy kiết sử. Một lần nữa
chúng tôi xin nhắc lại ngũ triền cái và thất kiết sử:
NGŨ TRIỀN
CÁI gồm có:
1- Tham triền cái
2- Sân triền
cái
3- Si triền
cái
4- Mạn triền
cái
5- Nghi triền cái
BẢY KIẾT SỬ
gồm có:
1- Ái kiết sử
2- Sân kiết
sử
3- Kiến kiết
sử
4- Nghi kiết sử
5- Mạn kiết
sử
6- Hữu tham
kiết sử
7- Vô minh
kiết sử
Người ở thế
gian tâm họ thường sống với tâm ngũ triền cái và thất kiết sử, vì thế họ sống
trái ngược lại Phật giáo. Cho nên pháp của
Phật giáo thì nhắm
vào ngũ triền
cái và thất kiết sử tiêu
diệt chúng. Bởi vậy pháp của Phật
giáo hoàn toàn
đi ngược lại
pháp thế gian. Khi đi
ngược lại như vậy thì khó cho người thế gian chấp nhận và tu tập
được, nên đức Phật dạy: “Chánh pháp ta vừa chứng được thật là sâu xa vi diệu, nếu
vì chúng sanh mà
thuyết giảng, chắc
chắn họ không hiểu nổi, còn
sanh tâm hủy báng nữa là khác. Nếu vì chúng sanh dâm,
nộ, si mà thuyết pháp, tất nhiên họ không
thừa hành, quả
thật là luống công
vô ích, Pháp
vi diệu nầy
tương phản với pháp
thế gian. Chúng
sanh bị dục nhiễm, ngu si che lấp
nên không tin hiểu nổi”. (Trường A Hàm tập 1 trang 69)
Đúng vậy,
trải qua hơn
2500 năm mà chẳng
thấy ai tu chứng như Phật. Thật
là pháp đi ngược
pháp thế gian
nên khó ai tu
được giải thoát
hoàn toàn.
Đến thời đại
chúng ta hiện giờ mới có một người làm chủ được sinh, già, bệnh, chết, và người
ấy ra công dựng lại giáo pháp ấy để người nào hữu duyên cùng tiếp vòng tay, để
làm sống
lại nền đạo đức nhân bản - nhân quả
của Phật giáo,
thì đó là đem lại hạnh phúc an vui cho loài người. Nhưng khó
thay, trong cuộc đời
tìm cho ra được một người
có quyết tâm, có ý
chí dũng mãnh, gan dạ,
xem sự sống chết
nhẹ tựa lông hồng thì mới
tu tập chứng đạo.
Giải thoát
ai cũng muốn tu mà lại sợ khổ; giải
thoát ai cũng
muốn tu mà đời không muốn
bỏ. Cho nên
tìm một người tu tập vì mọi
người, vì Phật
pháp thì khó tìm quá. Trên
hành tinh hiện nay
có hàng tỷ tỷ con người, mà tìm cho ra một con người thật
là khó vô cùng. Nhiều khi Thầy muốn vào Niết bàn cho
xong, nhưng không
nỡ tâm, nên đành phải nán ở lại một đôi ngày mà
thôi.
CÓ BẢY PHÁP
LÀM CHO
CHÁNH PHÁP ĐƯỢC TĂNG TRƯỞNG VÀ KHÔNG BỊ
TỔN HOẠI
Có bảy đức hạnh
mà mỗi người ai cũng sống được, vì bảy đức hạnh
này giúp cho con người sống được
bình an, yên vui
mà không ác pháp
làm khổ đau.
Chúng ta hãy lắng
nghe đức Phật dạy bảy pháp:
“1- Thích giản
dị, không thích sống rườm rà, cầu kỳ.
2- Ưa thích yên lặng, không thích nói nhiều.
3- Ít ngủ nghỉ, không ham ngủ.
4- Không kết
bè, kết bạn, không nói những điều vô ích.
5- Không
tự khoe khoang
trong khi mình thiếu đức.
6- Không
kết bạn với
những người xấu ác.
7- Thích ở một
mình nơi rừng
núi thanh vắng”.
(Trường A
Hàm tập 1 trang 92)
Đức Phật dạy
bảy đức hạnh này rất tuyệt vời, nếu một người thực hiện bảy đức hạnh này thì ngay
trong đời này
đã tìm thấy sự giải thoát liền, không cần phải tu tập
pháp nào khác nữa.
Nếu sống với
đức hạnh thứ nhất: “Thích giản dị, không thích sống rườm rà, cầu kỳ”. Đó là một lối sống đơn giản, không hao tốn tiền
bạc, không rườm rà, ít muốn biết đủ. Đức hạnh rất phù hợp với người tu sĩ Phật
giáo.
Nếu sống với
đức hạnh thứ hai: “Ưa thích yên lặng, không thích nói nhiều”. Đó là một lối sống trầm lặng, sống độc cư, sống một mình. Đức hạnh này rất phù hợp với con đường tu tập
giải thoát của Phật giáo.
Nếu sống với
đức hạnh thứ ba: “Ít ngủ nghỉ,
không ham ngủ”.
Đó là lối sống của
người thông
minh, sáng suốt, minh mẫn, tỉnh giác. Những người có lối sống như vậy là lối sống
của người tu sĩ Phật giáo.
Nếu sống với đức hạnh thứ
tư: “Không kết bè, kết bạn, không
nói những điều vô ích”. Đóù là lối sống độc cư phòng hộ sáu căn, lối sống của
những bậc chân tu, của những người
thoát tục, của những người
xuất thế gian.
Nếu sống với đức hạnh thứ
năm: “Không tự khoe khoang trong khi mình thiếu đức”. Đó
là lối sống
khiêm tốn của những
bậc Hiền Thánh, người thế gian không thể làm được. Người thế gian hễ làm được
những gì thì khoe khoang không hết lời.
Nếu sống với
đức hạnh thứ sáu: “Không kết bạn với những người
xấu ác”. Người xưa thường nói: “Chọn bạn mà chơi”.
Đúng vậy, gần mực thì đen, gần đèn thì sáng. Chơi với những người bạn xấu ác
thì sẽ ảnh hưởng xấu và tai tiếng xấu.
Đây là một đức hạnh rất cần thiết cho sự giao tiếp với mọi
người, trong cuộc sống chung đụng trong gia đình và xã hội.
Nếu sống với
đức hạnh thứ bảy: “Thích ở một mình nơi
rừng núi thanh vắng”. Đây
là đức hạnh
của những bậc tu hành chân chánh sống nơi rừng núi thanh vắng. Bởi tu hành nơi rừng núi
thanh vắng thì mới
xả tâm, ly dục ly ác pháp trọn vẹn.
Tóm lại,
người muốn tu
hành giải thoát thì phải sống trọn vẹn bảy đức hạnh
này. Muốn sống đúng bảy đức hạnh này
thì phải tu tập hết sức chớ
không phải là lời nói suông, vì nói thì rất dễ, nhưng sống được
với bảy đức hạnh
này là một
công trình tu tập. Người
ta thường nói đức hạnh,
nhưng người ta không
thể sống với đức hạnh
này ngay liền được. Nói thì dễ
nhưng làm rất khó. Bởi bảy đức hạnh này
đã xác định được sự ly dục, ly ác pháp của một tu sĩ giải thoát, vì thế quý vị
nên lưu ý.
THẾ NÀO
LÀ TỲ KHEO
TỰ THU NHIẾP
TÂM MÌNH
Thu nhiếp tâm
mình là một kỳ công
tu tập, chớ không thể chỉ hiểu biết trong kinh sách suông là thu nhiếp
được tâm. Chúng ta hãy nghe đức Phật dạy: “Thế nào là các Tỳ kheo tự thu
nhiếp tâm mình? Ấy là các
Tỳ kheo
trước quán THÂN
trong thân, tiếp theo quán thân
ngoại thân, sau này là quán thân trong thân và ngoại
thân. Phải quán một cách siêng năng, không lười biếng, ghi nhớ không quên để từ bỏ lòng tham dục, lo buồn của thế gian. Sau
khi quan sát như
trên xong, kế tiếp theo
quán sát về
THỌ, về TÂM
và về PHÁP cũng
như thế”. (Trường
A Hàm tập một 1 trang 110)
Đây là đức
Phật dạy tu tập TỨ NIỆM XỨ. Đầu tiên chúng ta phải tu tập QUÁN THÂN TRONG THÂN,
khi quán thân trong
thân cho được thuần thục rồi mới
QUÁN THÂN NGOẠI THÂN.
Sau khi tu tập quán
thân ngoại thân được thuần thục rồi mới tu tập kế tiếp QUÁN TRONG
VÀ NGOẠI THÂN.
Khi quán thân xong thì tiếp tục quán thọ, quán tâm và
quán pháp như quán thân vậy. Với mục đích quán thân, thọ,
tâm và pháp
là để từ bỏ và diệt
trừ sạch LÒNG THAM DỤC.
Diệt trừ sạch
lòng tham dục trên tứ niệm xứ là
tâm BẤT ĐỘNG,
THANH THẢN, AN LẠC
VÀ VÔ SỰ. Trạng thái
tâm bất động thanh thản, an lạc và vô sự là trạng thái tâm CHÁNH NIỆM TỈNH
GIÁC. Khi một người thường sống với tâm
chánh niệm tỉnh giác là người
đã chứng đạo.
Cho nên chứng đạo của Phật giáo
đâu có khó
khăn, đâu có mệt
nhọc. Vậy sao quý
vị tu hành
trông khó khăn quá, từ ngày này
qua ngày khác. Trong thời đức Phật còn tại thế, đức Phật thuyết giảng xong một
bài pháp là có người xả sạch ngũ triền cái
và thất kiết sử, cho nên
nghe xong là CHỨNG ĐẠO. Còn bây giờ Thầy nói khan cổ mà không ai buông bỏ
được NGŨ TRIỀN CÁI và THẤT KIẾT SỬ. Biết
những thứ này sinh ra đau khổ
mà không buông bỏ
cho thật sạch để chứng đạo
như thời đức
Phật vậy.
Nếu một người
biết tu tập thì cứ ngay trên TỨ NIỆM XỨ
mà tu tập làm cho THÂN, THỌ, TÂM, PHÁP thanh tịnh, không bị ác pháp hay
chướng ngại pháp làm dao động tâm là chứng đạo.
Pháp môn TỨ NIỆM XỨ là một
pháp môn tu tập chứng đạo,
nó đứng hàng
thứ bảy trong BÁT
THÁNH ĐẠO, vì thế quý vị đừng nghe nói tứ niệm xứ liền ôm pháp tu
hành. Quý vị có thấy không? Các sư Nam Tông mở các các lớp dạy
tu tập TỨ NIỆM XỨ
mà đủ các hạng
người tu sĩ
và cư sĩ đều về tu tập,
nhưng có
người nào tu tập làm chủ SINH, GIÀ, BỆNH, CHẾT được đâu. Cuối cùng người tu theo
Phật giáo thì đông
vô kể, nhưng
làm chủ thì chẳng có ai cả. Một cuộc lễ Phật giáo như đản
sinh thì tu sĩ
và cư sĩ tập
trung lại trùng trùng lớp lớp,
người ta thấy lực lượng Phật giáo ghê thật, nhưng sự tu tập chân chánh thì khó
tìm ra một người.
Ở đây
nói pháp tứ niệm xứ, chớ trình độ tu
tập TỨ NIỆM XỨ thì chưa
có ai tu tập
được. Tại sao vậy?
Vì đời sống
giới luật chưa có
ai sống trọn vẹn như vừa rồi 7 hạnh sống mà đức Phật
đã
0 nhận xét:
Đăng nhận xét
Ví bạn hãy dùng ngôn ngữ lịch sự, tôn trọng lẫn nhau, mỗi người có cấp độ trình độ riêng nên không nên phán xét nếu không thông hiểu. Xin cảm ơn!