chúng bay theo bụi và theo đường hô hấp xâm chiếm vào
cơ thể con người.
Cho nên, nhà có một người
bị bệnh lao thì phải ăn riêng, ngủ riêng, đừng khạc nhổ bậy bạ,
thì mới
bảo vệ được
mọi
người thân trong gia đình
không bị bệnh lao.
Bệnh lao
không có di truyền, mà
có truyền nhiễm.
Nói chung, tất cả bệnh tật của con người
phần lớn là do vi trùng.
Môi trường sống ô nhiễm là một môi trường đầy
dẫy cát bụi, trong cát bụi đầy dẫy vi trùng bệnh tật. Cho nên, sự giữ gìn môi
trường sống
trong sạch rất cần
thiết
cho
sức khoẻ của con
người.
Và
con người muốn sống trên hành tinh này được an ổn, yên lành hạnh phúc, thì sự bảo vệ và vệ sinh môi
trường sống là quan trọng cho chúng ta nhất.
Muốn
bảo vệ
môi trường
sống không ô nhiễm. Đó
không
phải là
việc
làm của một người. Phải không hỡi các bạn?
Hiện giờ, con người thiếu đạo đức vệ sinh môi trường sống, vì thế môi trường sống càng ngày càng thêm ô nhiễm,
môi
trường sống càng
ngày càng thêm ô nhiễm
thì bịnh tật của con
người càng ngày càng tăng trưởng, và sự khổ đau con người phải chịu lấy nhiều hơn.
Các bạn hãy vào thử quan sát bệnh viện Chợ
Rẫy, một bệnh viện lớn ở miền Nam
nước ta: người ta tới lui để trị bịnh giống như đi vào một
siêu thị, nơi đây đầy đủ các thứ bịnh, phòng nào cũng đầy ắp bịnh nhân. Tại sao người ta lại bịnh
nhiều như thế?
THIẾU ĐẠO ĐỨC VỆ SINH MÔI TRƯỜNG
SỐNG LÀ MANG ĐẾN SỰ KHỔ ĐAU
Môi trường và khí hậu ô nhiễm đã trở thành vấn nạn toàn cầu, tổn hại đến sức khoẻ của cả
hành tinh (Mexico, Thủ đô của Mexico đã đi từ
Top
những thành phố trong sạch nhất sang nhóm bẩn
nhất thế giới chỉ trong một thế hệ, bởi khói
bụi và chất thải công
nghiệp độc hại - Ảnh trên Internet)
Người ta bệnh nhiều vì người ta
không biết
giữ gìn đạo đức vệ sinh môi trường
sống chung, như chúng tôi đã nói ở
trên. Không giữ gìn đạo đức vệ sinh môi
trường sống chung trong sạch,
thanh tịnh. Mà cứ luôn luôn mãi làm
ô nhiễm và
làm ô nhiễm nhiều hơn, vì thế bệnh đau càng nhiều hơn.
Ngay từ
bây giờ, chúng ta hãy làm một cuộc sống có đạo đức vệ sinh, không làm
khổ mình, khổ người
nữa. Bằng
cách xung quanh
nhà
chúng ta ở, đều nên lượm sạch
những rác bẩn
như: bọc ni lông, giấy báo rách, lon, hộp giấy, hộp thiếc, v.v... bỏ vào thùng đậy nắp kín, rồi
chờ
xe
tải rác chở đến nơi qui định. Riêng
vùng nông thôn, vật nào đốt được thì đem thiêu đốt,
vật
nào không đốt được thì bỏ có nơi có chỗ, rồi chôn
kín đáo.
Trước
nhà, sau nhà, trên đường lộ phía trước
nhà đều phải lượm
rác sạch sẽ, không được tiêu tiểu, khạc nhổ bừa bãi. Tiêu tiểu thì phải có
phòng vệ sinh, khạc nhổ thì phải trong lon có nắp
đậy. Mọi nhà, mọi người đều phải làm như vậy
thì môi trường sống sẽ sạch sẽ biết bao. Ở
sông,
ở rạch cũng không được đại tiểu tiện, khạc
nhổ hoặc quăng ném rác bẩn xuống sông, kinh,
suối, rạch, v.v... Có như vậy trông cảnh quan mới đẹp mắt, thảm cỏ mới xanh tươi. Hai bên lề
đường, hai bên bờ sông, kinh, rạch, ao, hồ, v.v...
không còn thấy giấy, bọc ni lông, rác dơ bẩn, mà chỉ toàn là màu
xanh mát dịu của ngàn cây nội cỏ, của nước trong xanh như bầu
trời xanh thẳm.
Có môi trường sống như vậy thì làm
gì con người bị bệnh
đau. Muốn môi trường sống thanh
tịnh, trong sạch
thì không thể một người làm
được, mà phải toàn dân trong cả nước;
mà cũng
không phải một nước làm
được; mà phải tất cả mọi con người đang sống trên hành tinh này.
Cũng ngay từ bây
giờ,
đi đâu chúng ta cũng
cẩn
thận bất cứ giấy, bọc ni
lông, rác
bẩn, vỏ trái cây, lon, hộp... mọi thứ phế thải chúng ta đều cho vào bọc mang
về nhà, bỏ vào thùng rác rồi
đem thiêu đốt, còn những loại nào đốt không cháy chúng ta đem chôn kín đáo.
Cũng ngay từ bây giờ,
bất cứ đi đâu, có khạc nhổ chúng ta hãy khạc nhổ trong khăn tay, trong
bọc ni lông để mang về nhà giặt giũ, thiêu đốt
và
diệt trừ mầm bịnh lây lan cho mọi người khác. Đó là chúng ta đã sống đúng đạo đức làm
người không làm khổ mình, khổ người.
Cũng ngay từ bây giờ,
chúng ta đi tiểu tiện, đại tiện phải có nơi,
có chốn,
để
giữ gìn vệ sinh
chung cho môi trường sống. Không được đụng
đâu đại tiểu tiện
bậy
bạ làm ô nhiễm môi
trường, mùi hôi thúi khiến cho bầu khí quyển
không trong sạch. Bầu khí quyển không trong sạch
khiến cho người ta dễ bị bệnh tật khổ đau. Đó là chúng ta không sống đúng đạo đức làm
người, nên thường vô tình làm khổ mình, khổ người.
Chúng tôi có lần về thăm miền Bắc, nơi nguồn gốc của quê cha đất tổ. Trên đường đi,
chúng tôi nghỉ xe lại tại đỉnh đèo Hải Vân để
cho tài
xế
nghỉ ngơi.
Một vùng rừng núi trùng trùng điệp điệp, thế mà mùi nước tiểu của hành khách bốc lên nghe nồng nặc, khai, hôi thối rất
khó chịu. Chúng
tôi thiết nghĩ, nơi đây nếu cơ quan nhà nước
tại địa phương này lưu ý, xây dựng cho hành khách một
dãy
phòng vệ sinh thì
tiện nghi biết mấy. Nếu có hành khách nào tiêu
tiểu bên ngoài thì
bắt
phạt.
Cũng ngay từ bây giờ, giầy dép, lốp xe đạp hư hoặc những đồ phế thải
khác, chúng ta cũng không được ném bừa bãi ra đường hoặc bất cứ nơi đâu, mà hãy bỏ vào thùng rác
công cộng nếu
ở thành phố. Còn ở nông thôn chưa có thùng rác
công cộng, thì anh, chị, em,
bà con, cô bác ở nông thôn hãy làm một cái thùng rác cá nhân, mỗi khi có rác bẩn hay đồ phế thải thì đem bỏ vào
đó. Một tuần lễ đem
ra đốt, vật nào đốt không cháy thì đem chôn kín đáo. Các bạn nên nhớ, bọc ni lông, bao, vải, quần áo hiện giờ
làm bằng chỉ ni lông nên không mục được, chỉ có đốt thiêu thì chúng mới thành đất.
Muốn giữ gìn môi trường sống trong sạch và
thanh tịnh như vậy, thì có hai cách phải được áp dụng, các bạn cần nên nhớ:
1- Thiêu đốt.
2- Chôn kín đáo, như chúng tôi đã nói ở
trên.
Vì sức khoẻ của mọi người, Nhà nước phải ra một đạo luật, bắt buộc mọi người dân trong
nước phải giữ gìn vệ sinh môi trường sống. Nếu ai xả rác làm dơ bẩn thì bị phạt tiền, tuỳ theo mức phạt nặng nhẹ ở chỗ dơ bẩn nhiều hay ít, nhất
là lề
đường,
mặt đường
trước nhà của
người nào có rác bẩn thì bắt phạt tiền. Trước nhà mọi người, ngoài đường
lộ, nếu ai không giữ gìn vệ sinh, thấy rác, bọc ni lông, giấy dơ bẩn mà
không lượm sạch
sẽ
thì người thi hành pháp luật
bắt
phạt họ rất nặng.
Trên đường lộ bất cứ nơi đâu, ai đại tiểu tiện
khạc
nhổ bậy bạ đều bị người thi hành pháp luật
phạt tiền rất nặng. Có như vậy mới bảo vệ sức khoẻ của mọi người.
Mỗi hộ công dân phải có hố tiểu tiện vệ sinh, kín đáo.
Nếu nhà nào không có, dù ở nông thôn hay
ở thành thị,
hoặc ở trên núi hay bất cứ nơi đâu, hễ nhà nào không có thì được
xem là vi phạm luật vệ sinh môi trường sống, đều bị phạt
tiền rất nặng.
Trên xe khách, xe buýt mà thấy rác, thấy tàn
thuốc
ném xuống đường, thì
người thi hành pháp luật
phải bắt xe đó dừng lại, phạt tài xế không nhắc nhở hành khách giữ gìn vệ sinh môi
trường sống, và đối với người hành khách nào vi
phạm là phải phạt tiền rất nặng.
Khi nhà nước cho phép mở trạm xăng, thì
phải bắt buộc chủ trạm xăng xây phòng đại tiêu tiểu để hành khách đại tiểu tiện, vừa kín đáo lại vừa
giữ gìn được đạo đức vệ sinh môi trường
sống. Hành khách không được đại tiểu tiện bên lề đường, dù là nơi vắng vẻ, mà phải vào trạm
xăng.
Những
xe
tải rác ở các đô thị, thị trấn hay
các chợ búa, đều phải di chuyển trong lúc chợ
búa
chưa nhóm họp, hoặc trong lúc đêm khuya để giữ vệ sinh chung cho mọi người.
Nếu ai phạm luật lệ này thì bị phạt tiền.
Các nhà máy công kỹ nghệ phải giữ gìn vệ sinh chung cho môi trường
sống của mọi người.
Nhà máy thải ra những chất khí độc thì phải làm
như thế nào để huỷ hoại chất khí đó, để giữ gìn môi trường sống trong sạch; để bảo vệ sức khoẻ
của mọi người.
Và
nhà máy không được thải ra những chất
độc thừa, cặn xuống các
dòng sông,
kinh, rạch, mương,
suối, hồ, ao, khiến cho nước
sông, kinh, rạch, v.v... ô nhiễm,
gây
nhiều bệnh cho người và thú vật.
Đồng thời vừa phạt những người vi phạm không giữ gìn môi trường sống trong sạch, thì
vừa
phải phổ biến đạo
đức
vệ sinh môi trường sống đến tận mọi người dân trong cả nước, có
như vậy mới bảo
vệ
sức khoẻ cho toàn dân trong
cả nước. Đó là một việc cần thiết phải được bắt đầu ngay bây giờ, không thể còn chần chờ, càng
kéo dài thời gian thì sự mất mát của nhân dân
càng nhiều. Vì
phải bệnh
tật, vì phải tai nạn giao
thông, vì
thiếu
lòng yêu thương
mà
sanh
ra
nhiều trộm
cắp, cướp của, giết người,
hiếp dâm, v.v...
MÀU XANH QUÝ GIÁ CỦA RỪNG GIÀ
Màu xanh của rừng là lá phổi của Trái đất.
Nếu
một ngày nào màu xanh này biến mất, thì đó là ngày
loài người bị diệt vong (Rừng già - Ảnh
trên
Internet)
Tóm lại, đạo đức vệ sinh môi trường
sống là một bài học có ích lợi thiết thực cho đời sống của con người, cho nên mọi người cần phải học
tập
cho thông suốt. Thông suốt rồi cần phải biết
cách
áp dụng hằng ngày, để trở thành những
người có đạo đức;
để
trở thành những con người
biết thương mình, thương người; để trở thành
những con người thật sự là con người, không còn mang bản chất của loài cầm thú sống dơ bẩn. Nếu ai đã sống và giữ gìn đạo đức vệ sinh
môi trường sống, khiến cho môi trường trong sạch
thì người ấy đã thoát ra khỏi bản chất của loài thú vật, không còn nửa người
nửa thú. Phải không hỡi các
bạn? Cuộc đời là phải rõ ràng
người là người, thú là thú.
Tập
sách này có ba đạo đức rất cần thiết cho
xã
hội hiện
giờ.
Nếu được phổ biến và áp dụng rộng rãi vào các tầng lớp dân chúng, thì chúng tôi tin rằng nhân dân Việt Nam sẽ có nhiều hạnh
phúc mà chúng ta không thể ngờ được. Vì chúng tôi tin rằng con người chứ không phải gỗ đá.
Một khi họ biết mình sai thì chắc ai cũng cố gắng sửa đổi. Phải không các bạn?
|
Ø
LỜI KÊU GỌI CÁC BẠN
ính
gửi
các bạn thân mến!
Tập sách Đạo Đức Làm Người được ra đời
vào
đầu thiên niên kỷ thứ ba và mãi đến hôm nay, cuối năm 2001 - đầu năm 2002, nó mới được in thành sách (tập1).
Đạo đức làm
người là một bước tiến về tinh thần, làm sáng tỏ nền đạo đức của dân tộc
Việt
Nam nói riêng, nói chung là của loài người.
Nó được hình
thành và có được trao tận tay đến mọi
nhà, mọi người khắp cùng trên thế gian này là phải nhờ vào những lòng hảo tâm của các bạn khắp
năm
châu.
Chúng tôi chỉ là những người ghi lại đạo đức
này của các bạn, chứ
chúng tôi không có chế
biến, sáng tạo ra đạo đức.
Vì đạo đức này đã có
sẵn ở trong mỗi con
người. Với bất
cứ
một người
nào,
chỉ cần chịu khó ghi lại những điều
này
thì cũng
có thể làm được một cách dễ dàng.
Tuy được ghi chép thành sách, nhưng nếu không có sự góp sức, góp tài của
các bạn thì nó cũng chẳng thành sách được.
Và
tập sách này
chẳng bao giờ ra đời, nó chỉ còn là một bản thảo
vô
dụng.
Thưa các bạn! Đạo đức không thể đem bán,
mà chỉ có đem cho. Phải không các bạn? Cho
nên
sách đạo đức
không thể phát hành buôn bán như các loại sách khác được.
Vì lợi ích cho mọi
người,
cho
xã hội, cho đất nước, cho thế giới, thì con người cần phải có
một cuộc sống đạo đức. Muốn có cuộc sống đạo đức
như vậy,
mong các bạn
hãy
trợ lực với
chúng tôi. Khi các bạn đọc xong tập sách Đạo
Đức
Làm Người này, xét thấy nó có lợi ích thiết thực cho đời sống của con người như thật, thì chúng tôi xin các bạn: từ các em học sinh đến
nông dân, công chức, công tư chức, tiểu thương
gia, đại thương gia, quân đội, công an, cảnh sát,
các đoàn thể, v.v... hãy cùng với chúng tôi góp
công, góp của để tập sách đạo đức này được in
và
được gửi đến biếu cho mọi nhà, mọi người trong cả nước, từ thành phố đến nông thôn, từ hang cùng đến ngõ hẻm. Để mọi người hiểu rõ cách thức sống có đạo đức làm người, để tránh đi những nỗi đau khổ mà
mọi
người phải gánh
chịu hết sức vô lý.
Đấy là các bạn cùng với chúng tôi đã đem
đạo
đức đến cho mọi người. Với việc làm này
các bạn có sung sướng không? Khi thấy cô bác, anh chị em
của chúng ta sống có đạo
đức
không ai còn làm
khổ cho ai, thì chúng ta sung sướng biết bao. Phải không hỡi các bạn? Còn gì sung sướng cho bằng, khi thấy cô
bác, anh chị em đều
sống có đạo đức, gia đình có hạnh phúc, xã hội
ÑAÏO ÑÖÙC
LAØM NGÖÔØI - TAÄP 1
có trật tự, đất nước thì phồn vinh, thịnh vượng.
“Một cây làm chẳng nên non, ba cây chụm lại nên hòn núi cao”, một
người không thể làm được việc lớn, việc nặng. Nhưng nhiều người hợp sức thì biển cũng lấp đầy, núi cũng san
bằng. Phải không các bạn?
Chúng tôi tin chắc rằng, con người đang cần đạo
đức
như người đang khát nước. Mọi sự đau khổ trên đời này chỉ vì thiếu đạo đức, nếu mọi người sống có đạo đức đầy đủ thì
con
người không còn đau khổ nữa.
Vậy thì việc phổ biến đạo đức rất cần thiết
cho sự sống của con người,
như thực phẩm
và nước uống. Vì thực phẩm và nước uống chỉ nuôi
cơ thể, còn đạo đức là thực phẩm để nuôi tinh
thần.
Đạo Đức Làm
Người tập 1 được ra đời là để
giải quyết ba nỗi bức xúc lớn của xã hội, mà con
người đang phải gánh chịu một sự thương đau, mất
mát vô cùng to lớn. Rồi kế tiếp tập 2, tập 3, tập 4 cho đến 10 tập nối tiếp
nhau ra đời mong các bạn
đón đọc.
Đạo Đức Làm
Người tập 2 ra đời là để giải quyết
những nỗi khổ đau trong gia đình của các bạn. Vợ chồng phải đối xử như thế nào để mang
lại
hạnh phúc cho nhau? Cha mẹ dạy con như thế nào để con cái trở nên một người tốt trong xã hội? Con cái phải sống như thế nào để trở
thành những người con hiếu trong gia đình và những người công dân xứng đáng trong một đất nước? Vậy xin các bạn đón đọc. Tập 1 đến với các bạn thì tập 2 không lâu cũng sẽ đến. Vì
trong mọi gia đình của các bạn đều có những sự
khổ đau buồn phiền, mà
các bạn không còn biết cách nào thoát
ra mọi sự đau
khổ buồn phiền đó, chỉ còn biết kham nhẫn chịu đựng, sống không có gì là an vui cả. Đạo đức tập 2 sẽ giải quyết
cho
các bạn
những nỗi buồn phiền đó. Vì sự khổ đau của các bạn trong bốn biển năm châu.
Cho nên chúng tôi cố gắng làm việc ngày đêm, để
tập
2 được đến với các
bạn
sớm chừng nào tốt chừng nấy
Cuối cùng, xin chúc các bạn sống trọn vẹn
đạo
đức không làm khổ mình, khổ người và khổ chúng sanh. Thân ái chào các bạn.
HẾT TẬP I
|
Ø
MỤC LỤC
Lời nói đầu
........................................................7
Chương I:
Đạo đức giao thông ...................27
Một
tai
nạn giao thông ....................................28
Mọi
người hãy
học luật lệ
và đạo đức đi đường
..................................33
Giáo dục luật lệ và đạo
đức
giao thông
trong học đường .........................................50
Có bằng lái xe chưa đủ,
cần
phải học thêm
đạo đức giao thông đường bộ ....................55
Cẩn thận là một đức hạnh
cao
quý
trong việc lái xe .........................................57
Đức tính cẩu thả là một tai hại
cho mình, cho người ..................................62
Uống rượu say lái xe là một tai hại rất lớn
cho mình và mọi người ..............................69
Khi cơ thể mệt nhọc, buồn ngủ
thì không nên
lái xe ....................................73
Lái xe đừng vượt, qua mặt ẩu .........................79
Chương II: Đạo đức
hiếu
sinh .....................95
Lòng thương con
.............................................97
Đạo đức hiếu sinh .........................................102
|
Í
Thương yêu
sự
sống của muôn loài
là thương yêu
mình ..................................116
Có phải chăng, thịt, máu, xương của loài vật
là thực phẩm của con người? ...................139
Chương III:
Đạo đức vệ sinh
môi trường sống .....................................160
Bảo vệ môi trường sống ................................161
Môi
trường sống ô nhiễm là ảnh hưởng
đến sức khoẻ của con người .....................172
Còn xả rác bừa bãi,
thì chưa gọi là văn minh ......................... 185
Thiếu đạo đức vệ sinh môi trường sống
là tự làm khổ mình, khổ người .................215
Lời kêu gọi các bạn .......................................230
|
|
Í
|
|
Ø
ĐẠO ĐỨC LÀM NGƯỜI
Tập
1
Trưởng lão THÍCH THÔNG LẠC
-----------------------------------------
NHÀ XUẤT BẢN TÔN GIÁO
53 Tràng Thi - Ba Đình -
Hà
Nội
ĐT: (04) 37822845 -
Fax:
(04) 37822841
Email: nhaxuatbantongiao@gmail.com
Chịu trách nhiệm xuất bản:
Nguyễn Công Oánh
Biên tập: Lê Hồng Sơn
Bìa: TVCN Trình bày: TVCN
Sửa bản in: Ngọc Phúc
Đối tác liên kết:
TU VIỆN CHƠN
NHƯ
Điện thoại: (066)
389.2911 -
098.809.4445
Email: chonnhu2@gmail.com
Số lượng in: 3.000
bản, khổ: 13 x 20,5 cm
In tại CÔNG TY CP IN KHUYẾN HỌC PHÍA NAM
TP.HCM -
ĐT:
(08) 38164415
Số
xuất bản: 26-2013/CXB/51-210/TG In xong và nộp lưu chiểu Quý I năm
2013
0 nhận xét:
Đăng nhận xét
Ví bạn hãy dùng ngôn ngữ lịch sự, tôn trọng lẫn nhau, mỗi người có cấp độ trình độ riêng nên không nên phán xét nếu không thông hiểu. Xin cảm ơn!