người. Còn chút ít, cháu làm vốn chạy chợ để nuôi sống bốn người qua ngày. Cháu gái lớn con cháu đang tuổi đi học, còn nhỏ cũng phải thôi học để phụ giúp
cho mẹ.
Cả hai vợ chồng đã không còn làm ở xí nghiệp nữa,
chồng thất nghiệp, con thôi học. Cả
nhà chỉ trông vào tài xoay sở của cháu, buôn bán gì cho lại, những gì có đã làm mất đi, do
ham
mê lô đề. Trong lúc đạo đức con người đang xuống cấp, coi thương trường như chiến
trường, giành giật đánh chửi nhau vì miếng cơm
manh áo”.
Nếu vợ chồng cháu
không biết dừng lại, mà
còn máu mê
cờ bạc lô đề, và những người ham mê còn gia tăng mỗi ngày... thì sẽ nát cửa tan
nhà, đất nước bất an.
Nhà nước không có biện pháp nghiêm cấm lô đề như nghiêm cấm
đốt pháo,
thì đoạn đê từ
cầu Thăng Long đến bến phà Khuyến Lương dài tới
20 cây số đang chờ đón... và những con
đê
trong cả nước sẽ chờ đón họ. Phải không thưa các
bạn?
Sự mê
tín nảy sinh do những con bạc và chủ
đề
không phải là ít. Có con bạc nào lại không
đến
đền nọ, miếu kia để cầu Thần,
Thánh,
Trời, Phật phù hộ cho trúng lô đề, trúng
xổ
số, dù chỉ
là
một lần thôi. Có chủ đề nào không đến đền
nọ, miếu kia, chùa nọ, tháp kia, tháp nọ để cầu
cho bản lô đề của mình ngày nào cũng trắng không?
Dù chỉ là một lần? Không, các bạn ạ!
Họ không chỉ một lần
mà nhiều lần.
Phường, xã nào
trong cả nước chẳng có một vài
chủ
đề. Hàng tháng cứ vào ngày mùng 1 và ngày 15 Âm lịch,
họ
sắm sửa lễ vật đi đến đèn kia miếu
nọ, chùa nọ tháp kia để cầu Thần, cầu Thánh, cầu Trời,
cầu
Phật. Nhìn vào họ ai mà chẳng biết. Còn
con bạc thì khỏi nói.
“Có một lần chúng tôi đến chùa Quang Hoa
ở tỉnh Bắc Giang, gặp sư bà trụ trì ở đây đang gieo hai đồng tiền (xin quẻ âm dương). Thấy chúng tôi là
khách, sư bà không có ý dấu diếm. Nhìn vào cách làm
của sư bà thuần thục và điêu
luyện, tay trái cầm chiếc đĩa, còn tay phải, hai ngón tay được
đặt lên hai đồng tiền cổ. Khi hai
đồng tiền được tung lên, nó bay lượn múa may
rồi rơi xuống đĩa, một đồng ngửa, một đồng xấp, cộng theo tiếng à của những người xung quanh sư bà B.
Sư bà
phán:
như
thế
này nhất
âm, nhất
dương, một lần xin được ngay. Các Ngài đã cho số.. cứ thế về mà đánh, hôm nay chắc là trúng rồi.
Chúng tôi biết rằng: việc xin âm
dương này
thường diễn ra hàng ngày. Ở đây, người đến xin
đều
là những
con
bạc lô đề, xổ số. Có một người
ở cạnh chùa nói nhỏ với chúng tôi như vậy”.
Thưa
các
bạn! Đây là mẩu chuyện thứ năm,
chúng tôi xin kể ra để các bạn suy ngẫm về sự mê tín trong cờ bạc. Nếu các bạn muốn chứng
kiến cho tường tận,
ở miền Bắc vào dịp đầu năm và các ngày mùng 1, 15 Âm lịch hàng tháng. Mời
các bạn về thăm đền Bà Chúa Kho ở tỉnh Bắc Ninh. Bà Chúa Xứ ở tỉnh An Giang Châu
Đốc và Bà Đen ở tỉnh
Tây Ninh miền Nam, thì
các bạn sẽ rõ sự mê tín vì cờ bạc làm hao tiền tốn của của đồng bào dân chúng quá lớn, nếu tính
ra
có đến hàng tỷ tỷ
bạc
hằng năm.
Cờ bạc mê
tín không những chỉ diễn ra ở trò
chơi như chúng
tôi
nêu
ở trên, mà nó còn diễn ra
trong các cuộc thi đấu thể thao, nó không chỉ lan tràn
ở trong nước mà còn lan tràn khắp thế giới,
tính sát phạt lẫn nhau thật to lớn và tàn bạo.
Nhất là trong các
cuộc
thi đấu bóng đá tranh cúp thế giới. Mỗi lần cá cược trong mỗi trận
chung kết là một chiếc
xe
gắn máy Dream,
hoặc
vài
ba, bốn chục
triệu là chuyện bình thường. Còn ở nước ngoài thì con số cá cược
không thể tính
được.
Trước khi vào cuộc cá cược,
các
con bạc này
cũng rất
mê tín,
họ
đến các chùa đền, miếu, đình
thắp nhang, đặt lễ vật rất cung kính, cầu Thần,
Thánh, Trời, Phật phù hộ cho họ thắng cuộc.
Thưa các bạn! Các bạn đã có một lần chứng
kiến cảnh này chưa? Chúng tôi xin nêu ra một
mẩu
chuyện cờ bạc
cá cược trong thể thao, trong thi đấu tranh giải thế giới. Đây là câu chuyện thứ sáu
để
các bạn suy ngẫm và thấy cờ bạc
là
tệ nạn, nó không chỉ dừng ở xổ số, lô đề, mà nó còn lan tràn trong mọi lĩnh vực.
“Cháu T. nhà ở phố Khâm
Thiên, Hà Nội, là
con trai út của ông anh chúng tôi.
Thấy cháu đi
bộ
đến thăm, dáng vẻ mệt mỏi và căng thẳng, chúng tôi ngạc nhiên hỏi: Xe đâu mà cháu đi bộ? Cháu chỉ cười, không trả lời và bước vào nhà.
Chúng
tôi
mời cháu
ngồi, nhưng
cháu
không ngồi, chỉ lẳng lặng đi đến bàn thờ Phật, rất cung kính rút ba nén nhang, châm lửa cắm
vào
bát nhang, rồi hai tay cháu chắp trước ngực xá lạy ba lần, rồi cầu nguyện chư Phật, Thần, Thánh,
Trời phù hộ gì đó một hồi lâu, xong xá lạy lui ra. Ở chơi
một
lúc lâu, nhưng không thấy
nói gì cả.
Thấy tâm trạng lạ lùng và bất an như vậy, nên chúng
tôi
cũng không hỏi. Sau đó,
cháu
chào chúng tôi ra về. Nhưng đêm đó cháu không về nhà. Sáng hôm
sau, cả nhà phân công nhau đi tìm các nơi mà cháu hay đến.
Chúng tôi trả lời: “Ba giờ chiều hôm qua cháu có đến đây”, và kể lại cho mẹ cháu nghe những sự việc xảy ra như đã nói ở trên. Mẹ cháu đã bớt lo lắng, nhưng sự buồn rầu thì không thay đổi.
Sau khi uống một ngụm nước, mẹ cháu hỏi
chúng tôi: “Chú có xem trận
bóng đá trên truyền
hình hôm qua không?”
Chúng tôi trả lời: “Không, vì hôm qua bận
nhiều công việc”.
Mẹ cháu nói: “Cứ
mỗi lần có đá bóng nó lại
xin tiền, khi thì
vay tiền người này,
người khác, rồi mang xe đi cờ bạc, cá cược.
Đã
5, 7 lần rồi,
tôi đều phải đi chuộc lại, ít nhất cũng 5 triệu,
có lần cả chục triệu.
Lần
này thì chắc là chiếc xe Dream mất hẳn. Nói đến đây, như không còn
kìm
giữ được nữa,
mẹ cháu đã khóc, những giọt nước mắt chạy
dài trên má...
Chúng tôi chỉ còn
biết an ủi: “Thôi sự đã rồi, chị hãy bình tâm
trở lại đi”.
Trong cờ bạc, ai là người được và ai là người thua? Đã là chơi cờ bạc thì ai cũng muốn là mình thắng, mình được,
chứ
chẳng có ai muốn
mình thua, mình thất bại cả. Cho nên, người chơi cờ bạc tìm mọi cách, miễn sao mình là
người thắng được. Cho dù phải gian lận, dối trá, mê tín, dị đoan đến cỡ nào cũng được. Bởi thế, trong dân gian có câu: “cờ gian, bạc lận” là thế.
Nên các con bạc thường đến đền này, miếu
nọ, chùa kia, tháp ấy,
để
cầu xin, để cúng bái lễ
lạy, để bói toán, xóc thẻ, xin âm dương (gieo
tiền), xem ngày giờ tốt để đi đánh bạc,
bói bài
tây, bói Kiều. Người có học hành thì xem kinh
dịch, v.v... cầu Thần, Thánh, Trời, Phật để cho họ trúng xổ số, lô đề, v.v...
Mỗi một con bạc thường đánh cờ bạc riêng theo ý thích, theo tính toán riêng,
theo kinh nghiệm lâu năm. Cờ bạc và sự bền chí, mà ít có con bạc nào theo được.
“Ở gần nhà chúng tôi, có ông S., ông là một người sành cờ bạc, tổ tôm, chắn cạ, v.v... ông
đều biết.
Nhưng xổ số, số đề thì ông thích chơi
hơn. Từ khi có xổ số, số đề, tính đến nay có mấy chục năm, gần như nửa cuộc đời ông gắn liền
với nó. Ông đã nghĩ ra những cách đánh số đề
độc
đáo, và sự bền chí của ông thì các con bạc khác không theo được, chỉ còn
biết thán phục.
Ông có cách chơi
số
đề 10 số, trong 10 số đó
ông tính toán số đầu
có số từ không đến chín;
số đuôi từ số chín lùi đến số 0.
Trong 10 số thì có
một số ông gọi là “chung thân”, chơi đến khi nào ra số đó thì ông thay số khác,
và số tiền
ông
tăng dần lên theo số ngày đánh
số
đó.
Ví dụ: ông đánh số chung thân là 28, ngày
đầu là 1000đ, ngày
hôm
sau ông tăng lên
2000đ, cứ như thế ông tăng lên cho đến khi nào ra số 28
thì ông thay số khác. Còn chín số kia ra ông
thay số khác vào, ông gọi là: “lấy ngắn nuôi dài”.
Với cách chơi số đề như vậy, nên vật chất tiện nghi trong nhà một ngày nhiều lên, ông
dùng toàn đồ “xịn”... Ông đã là một con bạc vang bóng một thời, các chủ đề nhìn thấy ông
đều
phải kiêng nể. Nhiều khi ông ra ghi số đề, các chủ đề chỉ ghi cho ông số tiền giới hạn, không dám ghi phóng tay.
Có ước vọng sẽ mua một chiếc
Dream mới,
ông sẽ đi đến tất cả
nhưng nơi ông đã ở và đã đi
qua trong khắp các miền của đất nước, thăm bạn bè và những nơi danh lam thắng cảnh.
Với tâm
trạng hồ hởi phấn chấn,
ông S. bước
vào
trận. Ông thay mười con số mới, con số
“chung thân” mới sẽ là con số giúp ông thực
hiện được ước vọng.
Ngày tháng cứ
qua đi, đã qua một năm, chín
con số “lấy ngắn nuôi dài” của ông đã thay thế nhiều
lần, mà con số “chung thân” của ông nó chưa ra, ông không nản. Rồi năm
thứ hai cũng qua đi.
Đã sang
năm thứ ba, con
số “chung thân” vẫn chưa ra, các con số lấy “ngắn nuôi dài” của
ông nó cũng ra thưa dần. Những chiếc nhẫn trên ngón tay của ông nó cũng rời khỏi, các đồ đạc trong nhà cũng bớt đi...
Có những hôm mà
con
số “chung thân” của
ông, chủ đề đã ghi lên đến 100.000đ và ông cứ
ghi lúc lên, lúc xuống như vậy không nản chí.
Thấy ông S. quá ham mê,
ngày một lao sâu, đã có người bạn thân tình nhắc khéo. Cứ cái đà
này
con số “chung thân” của ông còn
lâu
mới ra,
đây chắc phải có
“tiền tấn”.
Nhưng ông đâu
có nghe, và đã gần hết năm
thứ ba, chỉ còn một tháng là đến Tết cổ truyền, mà con số “chung thân” của ông vẫn biệt tăm. Ông S. hoàn toàn hoang mang, không còn đủ
sức, đủ lực để theo con số “chung thân”.
Tết
cổ truyền qua đi đã một tháng, và ông
cũng từ biệt con số “chung thân” hơn hai tháng.
Hôm nay bước sang năm
thứ tư,
chủ
đề báo tin
con số “chung thân” của ông hôm nay đã ra,
mời
ông ra lấy tiền (chế diễu).
Ông S. trong lòng uất hận, nuối tiếc
những tháng năm vàng
son đã trải qua nửa cuộc
đời lao
vào
cờ bạc, xổ số và số đề. Hôm nay gần hết
cuộc
đời, đang là những chuỗi ngày còn lại dài âm u...”
Thưa các bạn! Chúng tôi kể về mẩu chuyện
thứ bảy
này, để các bạn
thấu rõ khi đánh cờ bạc, thì ai là người được và ai là người thua? Những người cờ bạc
là những
người bị kẻ khác lừa đảo, chứ không bao giờ người cờ bạc lừa được
ai
hết, người cờ bạc là người ngu nhất.
Người được 100% trong các canh bạc, bao
giờ cũng là các “sòng bạc”, các “chủ chứa” và
“chủ đề, chủ lô”, v.v... Còn các con bạc bao giờ
cũng là kẻ thua,
kẻ
thất bại. Cho nên “cờ bạc là bác thằng bần”, Phải không hỡi các bạn?
Người ham
mê cờ bạc, xổ số, số đề, bao lô,
v.v... là những người
không biết sống đạo đức
làm người, nên đức thương mình với những người
cờ bạc
thì không bao giờ có. Nên họ nói
thương họ mà kỳ thực họ chẳng thương họ chút nào.
Thương mình
sao lại
đi
vào những sòng bạc, chủ chứa, để rồi lúc nào tâm trạng cũng nơm
nớp, lo sợ bị công an bắt.
Thương mình sao lại đi vào các sòng bạc, chủ chứa, để họ cầm tiền bạc của mình. Còn nếu được bạc, trong người cầm vài chục triệu đồng, thì lúc nào cũng ở trong
tâm trạng phải
đề phòng,
có khi mất mạng.
Thương mình sao lại vào các sòng bạc,
chủ chứa, để đầy đoạ tấm
thân, thức thâu đêm suốt
sáng, ăn uống thất thường,
tiêu huỷ trí tuệ, tiêu huỷ thời gian, để rồi chuốc tai hoạ vào thân,
“tiền mất
tật mang”.
Những người chưa thương mình mà bảo thương người khác, thì đó là một điều phi
lí, làm
sao
tin được. Phải không hỡi các bạn?
Người ham mê cờ bạc là người chuyên
làm khổ mình,
khổ người, “máu tham khi thấy hơi đồng là mê” (truyện Kiều). Chỉ vì máu mê cờ bạc, tham lam trong phút chốc mà sản nghiệp của ông cha để lại, tiền bạc, của cải của mình làm ra bằng mồ hôi nước mắt khó khổ tan tành
theo mây khói vào tay người khác. Trở về với
hai
bàn tay trắng, biến mình thành kẻ bụi đời
gian dối, lừa đảo, bịp bợm,
lưu
manh, trộm cắp cướp giật.
“Cờ gian bạc lận”, lấy của cải tiền bạc sản
nghiệp của người ta bằng mọi thủ đoạn
đê tiện.
Khiến cho gia đình người ta lâm vào cảnh màn
trời chiếu đất, con cái người ta đói khổ phải bỏ cả học hành.
Hôm nay thắng bạc, lấy của
cải tiền bạc của người ta, gây ra tai hoạ cho người. Và như vậy
là
hành hạ làm
khổ người. Rồi đây ngày mai sẽ có
người khác lấy của cải tiền bạc, gây
ra tai hoạ
hành hạ mình, làm khổ mình, chứ không bao
giờ tránh khỏi.
Luật nhân quả công bằng và
công
lý, dù cho trốn tránh nơi đâu, dù cho lấy cái chết
để
chạy trốn
cũng không thể thoát được.
Chúng ta không thể lấy
một
nền kinh tế vay
mượn, chắp vá, không có nhân bản như xổ số, số đề hiện đang có trên các
thành phố, các
tỉnh trong toàn quốc. Xổ số, số đề chỉ là một trò chơi lấy túi nọ bỏ túi kia mà thôi. Các tệ nạn cờ bạc,
cá cược,
xổ
số, số đề trong xã hội mà chúng tôi
đã
nêu ở trên, sẽ nảy sinh ra các tệ nạn khác như: trộm cắp, cướp của giết người,
hoặc những
tệ
nạn khác nữa như: rượu chè, thuốc
lá, thuốc lào, xì ke, ma tuý, mãi dâm, du côn, du đãng
làm mất trật tự an ninh trong xã hội.
Chúng tôi kiến nghị với Nhà nước,
cần kiên quyết dẹp bỏ những gì là nơi phát sinh ra
tội
phạm, dù có lợi cũng cần dẹp bỏ, như chúng ta đã dẹp bỏ tệ nạn đốt pháo.
|
|
Ø
CẦN GIÁO DỤC
ĐẠO ĐỨC
KHÔNG THAM LAM
hưa các bạn! Đức không tham cờ bạc là
một đức hạnh trong nhóm đức
không tham lam.
Tham lam là một tính xấu, tính muốn lấy của
cải, tiền bạc của người khác làm của cải, tiền
bạc
của mình.
Từ
tính tham lam ấy mới sản sinh
ra nhều tính xấu khác như: tính ham mê cờ
bạc, tính tham lam trộm cắp, tính tham lam ăn đút lót, tính tham
danh, tính tham sắc dục, tính tham của cải tài sản, vật chất, tính tham
ăn,
tính tham ngủ, tính tham chơi, tính lười
biếng, v.v... đó là
toàn bộ những tính xấu xa.
Từ những tính tham lam
đó
mới đưa con
người vào con đường truỵ lạc: rượu, thuốc lá,
thuốc lào, thuốc phiện, xì ke, ma tuý, mãi dâm,
v.v...
Từ những tính tham lam truỵ lạc đó mới
đưa con người vào con đường tội lỗi, làm cho bản
thân và gia đình đau khổ, xã hội bất an, nên gọi là tệ nạn xã hội.
Thấy xã hội bất an, mầm non của
Tổ
quốc đang
bị lôi
cuốn
và
sa ngã vào
cảnh truỵ lạc, các
nhà lãnh đạo đất nước đang tìm mọi cách để bài
trừ
những tệ nạn này.
Ngành công an ngày
đêm truy quét, nhưng bọn tổ chức cờ gian bạc lận, gái mãi dâm, buôn bán xì ke, ma tuý ngày lại càng tinh xảo hơn...
Tệ nạn xã
hội
có
như
ngày hôm nay
là nguyên nhân do tính tham lam của con người. Vậy, muốn tệ nạn xã hội chấm
dứt, thì phải truy
quét tính tham lam của con người. Truy quét tính
tham lam của con người phải như thế nào?
Xưa, Bác Hồ dạy: “cần, kiệm, liêm chính, chí công, vô tư”, đó là những
đức hạnh của
người cán bộ. Những đức hạnh của người cán bộ này nằm
trong toàn bộ đức không tham lam.
Cho nên, truy quét tệ nạn xã hội là phải giáo dục
đạo
đức không tham lam. Muốn giáo dục đạo đức không tham lam
thì phải soạn thảo một giáo trình Đạo Đức Không Tham Lam.
Biến đạo đức không tham
lam
trở thành một môn học
cho
trẻ em từ sơ cấp đến đại học. Như vậy cũng chưa
đủ, đạo đức này còn phải được
truyền dạy
trong các trường giáo dục và đào
tạo: từ trường sư phạm mầm
non đến cao đẳng, đại
học sư phạm, và các trường dạy nghề ở mọi
ngành trong xã hội (sĩ, nông, công, thương)...
Như
vậy, môn
học
Đạo Đức
Nhân Bản
- Nhân Quả
làm
người rất cần
thiết
cho mọi người. Vì thế, nó phải được phổ cập và học tập rộng rãi trong nhân dân. Có như vậy thì tệ nạn xã hội mới chấm dứt và chấm dứt tận gốc.
Hiện giờ, chỉ có
truy quét tệ
nạn xã hội
bằng ngành Công An thì chiến sĩ công an phải vất vả
vô
cùng, và đôi khi còn phải hy sinh mạng
sống của mình với băng nhóm xã hội đen nữa. Bằng
chứng báo chí đã đăng tin tức, nhiều
anh em chiến sĩ Công An đã hy sinh bảo vệ an ninh cho
xã
hội. Thật là đau xót vô cùng.
Theo
chúng
tôi thiển nghĩ, Nhà
nước nên chia đều công cuộc truy quét tệ nạn xã hội cho
ba
ngành:
1- Ngành Công An
2- Ngành Giáo Dục
3- Ngành Văn Hoá - Thông Tin
Ngành Công An thì áp dụng vào luật pháp truy quét nghiêm khắc, xử phạt đúng đắn theo
pháp luật hiện hành. Ra lệnh cấm
ăn mặc hở hang, ăn mặc
bó
sát người tạo hình dáng khiêu
dâm
gợi dục. Cấm những nơi chứa chấp gái mãi
dâm như: các quán bia ôm, quán cà phê ôm, vũ trường, nơi chứa cờ bạc... Cấm sản xuất thuốc lá, các loại rượu, thuốc lào, thuốc phiện, xì ke,
ma tuý... Cấm không
cho
nhập cảnh phụ
nữ ngoại quốc ăn
mặc hở hang. Cấm không cho
văn hoá, phim ảnh đồi truỵ vào nước,
cấm các loại thuốc lá, các loại rượu không cho vào nước. Còn nếu không cấm
nghiêm ngặt như vậy thì những cuộc truy quét tệ nạn xã hội không bao giờ hết.
Ngành
Giáo
Dục truy
quét tệ
nạn
xã hội bằng cách biên soạn sách giáo khoa dạy về môn “Đạo Đức
Nhân Quả Làm Người” từ lớp 1 đến đại
học, nâng
môn
học này có hệ số điểm cao hơn
các môn học khác. Trong các kỳ thi học kỳ, thi chuyển cấp, thi tốt nghiệp đều phải có điểm đạo đức lý thuyết và thực hành cụ thể. Không thể
xét, xếp loại đạo đức A, B, C chung chung nữa. Bởi vì
trường
học là
nơi đào tạo những người có đức, có tài. Người có đức, có tài là người làm
lợi ích lớn cho xã hội. Người có tài mà không có
đức
là làm hại cho xã hội. Cho nên, môn học Đạo Đức Nhân Bản - Nhân Quả rất quan trọng trong sự nghiệp xây dựng đất nước,
vì
người không tài mà có đức vẫn luôn luôn không làm hại mình, hại người, hại gia đình và đất nước. Còn những người có tài mà không có đức, thì
nên
coi chừng
những người này, họ sẽ ăn cướp
tiền của nhà nước và nhân dân...
Giáo dục trong các
trường học như vậy chưa đủ, mà
còn phải đưa môn học đạo đức này phổ cập đến mọi từng lớp nhân dân, từ thành thị đến nông thôn.
Ngành
Văn Hoá - Thông
Tin truy quét tệ nạn xã hội bằng cách kiểm duyệt chặt chẽ các loại
văn hoá, loại trừ những văn
hoá đồi truỵ có tính cách khiêu
dâm
gợi dục; có tính cách đánh đấm,
trộm
cắp, cướp của, giết người
như: phim ảnh,
sách báo, đài truyền thanh, truyền hình, v.v...
Ngành Giáo Dục có làm
được
như
vậy cộng
với ngành Công An biết áp dụng luật pháp nghiêm chỉnh, cùng Ngành Văn Hoá - Thông tin kiểm duyệt văn hoá chặt chẽ, thì cuộc truy quét
tệ
nạn xã hội sẽ thành công tốt đẹp, đem lại
hạnh
phúc cho mỗi gia đình an vui
và xã hội
nhân dân có trật tự, đất nước phồn vinh và thịnh trị.
|
|
Í
NHỮNG TÁC HẠI DO HÚT THUỐC LÁ
rong báo Thuốc và Sức Khoẻ và báo
Công
an Thành Phố Hồ Chí minh, có bài viết về sự tai
hại
của thuốc
lá, chúng tôi xin được trích dẫn ra đây
để
các bạn suy ngẫm: thuốc lá cũng
là một
tại
hại lớn của xã hội loài người.
Bài báo Thuốc và Sức Khoẻ số 237 viết:
“Quan sát người hút thuốc, ta thấy
họ
có thói quen
hay
khạc nhổ”
Vì sao vậy?
Bình thường,
khi ta thở, những hạt bụi to
trong không khí bị lông mũi chặn
lại, và bị chất
nhờn trong mũi kết dính thành mảnh mang màu của bụi, đỏ hay đen tuỳ theo vùng đất ta đi
ngang qua. Những hạt bụi nhỏ nhờ gặp chất
nhờn nên chặn lại ở vùng hầu - họng, chỉ những hạt bụi thật nhỏ mới vào được đến
khí phế quản.
Trên mặt lớp tế bào niêm mạc trong lòng khí
phế quản, có một lớp lông luôn luôn chuyển
động để quét những hạt bụi nhỏ và chất nhờn trong lòng khí phế quản ra; chất này khi lên đến hầu họng, vì
ít
nên thường bị nuốt một cách vô ý
thức.
Ở người hút thuốc, khí phế
quản luôn luôn bị
hoá chất có trong khói thuốc kích thích, đi đôi với tình trạng viêm mãn tính, nên lượng dịch này phát sinh khá nhiều; khi dịch này bị đẩy ra
đến
hầu họng, người
hút thuốc thấy
khó chịu, ngứa cổ. Vì vậy, nên họ phải khạc ra ngoài, tạo
ra một tật xấu, kém văn minh.
Lúc người hút thuốc lá hít mạnh vào, nhiệt độ ở đầu điếu thuốc là 700 - 8000C, làn khói
nóng chỉ đi qua một đoạn đường ngắn là vào
đến
miệng thanh quản. Niêm mạc
của
những bộ phận này luôn luôn trong tình trạng nóng bỏng, làm
giảm cảm giác ngon miệng khi ăn. Chính vì
vậy, người
cai nghiện thuốc lá ăn ngFon hơn,
nhiều hơn
và
lên cân.
Lâu nay, các cơ quan y tế và thông tin đại
chúng
đều cho biết rõ dù hút thuốc lá cách nào, điếu thuốc có hay không có đầu
lọc, xì gà, thuốc lào, chủ động hay thụ động đều đưa đến nhiều
nguy cơ cho sức khoẻ:
=> Nhiều bệnh phát sinh: bệnh phổi, tim mạch, ung thư…
Tröôûng Laõo THÍCH THOÂNG LAÏC
=> Tuổi thọ
giảm.
=> Tử vong tăng.
“Phải dứt khoát loại trừ
những lập luận
bào chữa cho tệ nạn hút và nghiện thuốc
lá,
như: một vài hơi thuốc làm
tỉnh con người, một điếu thuốc làm đỡ buồn ngủ khi cần thức,
mấy điếu thuốc giảm
cơn
buồn, chung vui một lúc cùng bạn bè... tất cả đều lừa phỉnh bản thân, để xa vào những
nguy cơ nặng
nề”.
Hiện nay, trong khi số người hút thuốc lá
ở các nước phát triển bị thu hẹp, các
hãng thuốc lá
nổi tiếng lại phải chi trả những món tiền khổng lồ bồi thường các tác hại do thuốc lá gây ra, nên
họ
cần mở thị trường mới ở các nước đang phát
triển, với những vòi bạch tuộc hấp dẫn. Các
bạn trẻ hãy cảnh giác! Chính vừa rồi, tổ chức y tế
thế
giới (WHO) cũng đưa
ra
công ước chống thuốc lá trên toàn
cầu,
cốt là để bảo vệ sức
khoẻ cho nhân dân các nước, và cho cả nhân loại.
Với bài báo y học này, đã xác định thuốc lá
là
một tai hại rất lớn cho con người, gây ra
hao
tốn và bệnh tật.
Vậy chúng tôi xin các nhà lãnh
đạo
đất nước, hãy quan tâm vì sức khoẻ của
nhân dân, ra lệnh cấm nhập thuốc lá, cấm trồng
trọt cây thuốc lá. Do đó, hàng năm
nhân dân
trong nước
sẽ
tiết kiệm
được
một số tiền rất lớn, vì
không phải chi phí cho
bệnh tật và thuốc lá.
Báo Công An Thành Phố Hồ Chí Minh số 65,
ra ngày 31-5-2003, có đăng tin tức
thống kê của
tổ
chức Y tế thế giới, cho biết số người tử vong
trên thế giới vì hút thuốc lá:
“Theo tổ chức
Y tế thế giới, thuốc lá có liên quan tới 2.700.000 ca tử vong mỗi năm.
Với đà
này, người ta dự báo tới năm 2025, con số tử
vong do các bệnh có liên quan đến thuốc lá có thể lên tới mười triệu người (mỗi năm)”.
Hàng năm, thuốc lá đã gây tử vong hơn một nửa triệu phụ nữ ở các nước phát triển. Tổ chức Y tế thế giới ước tính ở các nước này, tỷ lệ hút thước
ở nam
giới và phụ nữ tương tự nhau, vào
khoảng 30%.
Và
ở một số lớn các nước phát
triển,
trẻ em gái vị thành niên hút thuốc lá nhiều hơn trẻ em nam.
Tại
các nước đang phát triển,
khoảng 50% phụ nữ hút thuốc.
Ở Mỹ và khối
liên hiệp Anh, có nhiều phụ nữ
hút thuốc lá. Thuốc lá gây các bệnh ở phụ nữ cũng giống các
bệnh ở nam giới và tỷ lệ tử
vong gần bằng nhau. Hiện nay, 20 - 25% số người đã
bị
chết do thuốc lá. Một phần ba số tử vong này ở lứa tuổi dưới 65. Theo tổ chức Phẫu thuật ở
Mỹ, 40% bị tử vong do bệnh tim
trong lứa tuổi
này, 30% chết do ung thư các loại. Trong 20
năm
qua, tỷ lệ tử vong ở phụ nữ do ung thư phổi
tăng gấp đôi ở Nhật, Na Uy, Ba Lan,
Thuỵ Điển
và
khối liên hiệp Anh; tăng hơn 200% ở
Australia, Đan Mạch, New Zeland, hơn 300% ở
0 nhận xét:
Đăng nhận xét
Ví bạn hãy dùng ngôn ngữ lịch sự, tôn trọng lẫn nhau, mỗi người có cấp độ trình độ riêng nên không nên phán xét nếu không thông hiểu. Xin cảm ơn!