|
|
Í
ĐỨC KHÔNG THAM
DANH
anh” là một điều cám dỗ lòng người
cũng không thua tiền bạc, vật chất.
Trong đời này con người ai cũng thích khen,
khi được người khác khen tặng, ca ngợi mình thì
lòng hân hoan, vui mừng, sung sướng, v.v... Đó là “danh”.
Danh có nhiều góc độ, nhưng bản chất hiếu danh thì không có người
nào khác người nào,
hiếu danh ít nhiều là do sự khéo che đậy. Muốn
xác
định rõ điều này, bất kỳ một người nào khi
bị
chúng ta chê, là họ buồn bã không vui, mất
thiện cảm với mình. Còn khi được khen tặng, thì người nào cũng có vẻ vui mừng, có thiện cảm
ngay với người khen.
Trạng thái
mừng vui, buồn bã khi được khen
hay chê, đó là tâm ham danh. Tâm
ham danh thường
làm hại chúng ta.
Do lòng háo
danh, khiến chúng
ta
dễ bị
người khác lợi
dụng bằng sự khen, tặng, thăng quan, tiến chức, v.v... Cho nên, người háo danh ham lợi là những người dễ làm tay sai cho kẻ khác, cho giặc.
Khi đất nước chúng ta bị chiến tranh xâm lược, những người dân bán nước phần đông là
những người tham danh, đắm lợi,
còn
lại một số
người bị giặc tuyên truyền đánh lạc hướng theo
chúng mà thôi.
Người ham danh, đắm
lợi là những người thích vào
luồn ra cúi, hầu
hạ kẻ
trên
người trước,
thường dùng những lời nói nịnh bợ ton
hót. Những tiếng xưng hô vâng vâng, dạ dạ thật
là
ngọt ngào.
Những hành động họ làm như vậy là họ đã làm hại họ, họ làm cho người khác coi rẻ họ, xem thường họ, khinh bỉ họ. Họ đã đánh mất bản
chất
của một con người có đạo đức tự trọng,
họ
đã biến họ thành một tên nô lệ, một
tôi tớ
trung thành
và
còn tệ hơn nữa là một con thú vật nuôi
trong nhà.
Rõ ràng tâm háo danh là làm hại chúng ta,
làm
mất bản chất đạo đức tự trọng làm người. Làm
người chúng ta luôn luôn tôn trọng mọi
người, nhưng
không được cầu danh mà
phải luồn cúi để mọi người khinh dễ ta. Người ta
khen tặng mình, là vì mình có tài, có đức thật
sự.
Đạo đức làm người dạy chúng ta luôn luôn
phải biết đứng thẳng trên đôi chân của mình,
biết tuỳ thuận, nhẫn nhục, bằng lòng nhưng không bị lôi cuốn vào ác
pháp, chứ không phải luồn
lách, cầu cạnh người khác.
Một
người tham
danh
đi mua bằng
cấp,
nhưng khả năng hiểu biết và chuyên
môn
không có, nên không làm nên việc lớn, chỉ là một hư vị. Khi mọi người phát giác ra được
thì rất xấu
hổ, đó là hành động làm hại mình, làm mất mặt với mọi người.
Một học sinh háo danh đêm ngày chuyên cần
học gạo, học tủ để thi đậu, khi nhận được bằng
cấp
nhưng khả năng làm việc
thường sa sút kém
cỏi, làm việc không biết sáng tạo phát minh. Đó là hành động học tập háo danh làm hại mình.
Bằng
cấp là
một chứng chỉ
xác định khả năng kiến thức hiểu biết vay mượn của mình,
chứ không phải bằng cấp là một danh dự
lớn lao
gì
cả. Song bằng cấp là một tờ giấy xác định kiến thức
hiểu biết vay mượn của chúng ta ở trình độ đó, chứ không phải nó danh dự gì cả cho ta, thế mà người đời thường lấy bằng cấp làm danh cho mình.
Tham danh là một việc làm hại mình, hại
người rất lớn.
Một nhà làm tôn giáo háo danh không nghĩ đến sự lợi ích của tín đồ. Tự kiến giải kinh sách một cách bừa bãi, theo quan niệm
riêng tư của
mình bằng tưởng
giải,
lý luận
chắp vá, vay mượn tư kiến của người khác để loè bịp thiên hạ, rằng
mình là người có tài, có trí. Tài, trí gì? Những kiến giải ấy có làm lợi
ích
gì cho ai đâu? Tu tập gần chết có đạt được những
gì? Tài trí đó là thứ danh hão. Làm
cho bao nhiêu
người phải hao tốn công
sức và tiền của rất nhiều, để xây dựng
những ngôi đền vĩ đại gọi là
di sản văn minh văn hoá của loài người.
Loè
bịp như vậy để làm gì? Để tạo cho mình một danh lớn các bạn ạ!
Cho nên, những kinh
sách kiến giải phát triển
sau
này không phải làm cho tôn giáo đó trở thành tốt hơn, trở thành hợp với thời đại hơn.
Mà làm
cho tôn giáo biến thái mất gốc, mất hướng đi đúng đắn của tôn giáo đó. Với việc
làm
vô trách nhiệm này cũng chỉ vì lòng tham danh, tham lợi mà thôi.
Đời
có danh đời, đạo
có danh đạo,
phần nhiều các trường
Đại học
tôn
giáo đào tạo những ông
Tiến sĩ để lãnh đạo tôn giáo. Đó là
đem miếng mồi danh lợi văng câu, bủa lưới cho những người háo danh, ham lợi. Chứ
thực ra
những người tu hành để cầu giải thoát thì rất ngao ngán và sợ hãi miếng mồi danh lợi. Vì nơi
đâu có danh lợi là nơi đó có khổ đau; nơi
đâu có danh lợi nơi
đó có
chiến tranh; nơi
đâu
có danh lợi nơi đó không có lòng thương yêu
chân
thật.
Tôn giáo là nơi lìa xa danh lợi, thế mà tôn giáo lại thả mồi danh lợi để câu móc mọi người
thì tôn giáo ấy đâu còn nghĩa
tôn giáo nữa. Phải không hỡi các bạn?
Hiện giờ, nhìn miếng
mồi danh lợi trong tôn giáo mà chúng ta bắt buộc phải suy ngẫm
lại. Nếu tôn giáo cũng là nơi danh lợi thì
không nên gọi là tôn giáo. Tôn giáo là nơi tượng trưng lìa xa danh lợi, còn ngược
lại
thì chúng tôi tin rằng tôn giáo ấy không còn là tôn giáo nữa, mà là
một nhóm người buôn Thần, bán Thánh để ngồi
trong mát ăn bát vàng. Nếu tôn giáo là
nơi danh lợi thì còn gì là đạo đức của con người nữa?
Nếu
tôn giáo cũng là nơi danh lợi thì trên đời
này
tìm chỗ nào không danh lợi. Phải không hỡi các bạn?
Tôn giáo tượng trưng cho đạo đức, vậy mà
tôn giáo lại đầy dẫy danh lợi, thế thì đạo đức
còn ở đâu?
Vì tham lam danh lợi mà loài người trên hành tinh này
sống bất an, đầy
dẫy khổ đau
và ngang trái. Tham danh lợi là một tai hoạ rất lớn
cho loài người.
Vì danh lợi mà thế giới không bao giờ dứt
chiến tranh;
vì danh lợi mà con người trở thành
mù quáng, sống trong ảo tưởng, mê tín lạc hậu,
khiến con người hao công tổn sức và tốn của
cải tài
sản một cách nhảm nhí; vì danh lợi mà con người
giày
xéo
chà đạp lên nhau chẳng có chút
lòng yêu thương nhau.
Người tham
danh, tham lợi mà không đạt
được thì tâm hồn rất
là khổ đau. Sau những năm tháng dùi mài kinh
sử
chờ đến ngày đi
thi, lại thi trượt.
Người học sinh ấy quá đau khổ, có khi đi đến tự tử. Đó là chạy theo danh
mà khổ như vậy.
“Thi không ăn ớt thế
mà
cay”.
Người ở đời muốn cho được công
thành danh
toại. Nhưng khi công không thành,
danh không toại thì đau buồn, chán ngán cuộc đời, thường nói ra những lời mỉa mai cay đắng:
“Ta dại
ta
tìm nơi vắng vẻ
Người khôn người đến chốn lao xao”
Nguyễn Bỉnh
Khiêm,
một danh nhân nước Việt Nam mà tâm hồn còn tiêu cực
yếm
thế đến như vậy, thì đủ biết danh lợi khó có ai thoát
khỏi nanh vuốt của nó.
Xem thế, danh lợi đã làm
hại và làm khổ đau
cho loài người rất lớn. Nhưng ai là người đã
nhìn thấy được lẽ đúng này?
Danh lợi ghê gớm quá. Nhưng trên đời này
từ
giới tri thức thượng lưu, sang giàu đến những
người bình dân, cùng đinh đều tham danh, đắm
lợi, chưa
có một người nào thoát khỏi đường danh, nẻo lợi.
Nếu trong cuộc đời này ai cũng ý thức
được
rằng: “Danh lợi làm hại mình, hại người”, thì chắc chẳng còn ai chạy theo nó. Cho nên, khi đi học không phải học vì danh lợi mà
vì học để có tài, có đức. Học để trở thành người có ích cho
mình, cho người
và
cho xã hội. Có nghĩa là học
không phải vì bằng cấp, mà vì đức hạnh làm
người; vì nghề nghiệp tinh thông để làm
lợi
cho mình, cho người và cho xã hội, đất nước. Mục
đích học như vậy mới
là
học chánh đáng. Bằng
cấp
chỉ là một vấn đề phụ trong vấn
đề
rèn luyện tri thức và nghề nghiệp.
Từ xưa đến nay, trong các trường học, có những học sinh học dốt, không tài, thiếu đức mà lại thi đậu có bằng cấp này, bằng cấp nọ. Nhưng khi ra làm việc thì những hạng người này là một
hạng người làm
nguy hại cho xã hội, cho đất nước. Suốt chặng đường dài lịch sử của mỗi dân
tộc trên khắp hành tinh này, nơi đâu cũng có
hạng người mua quan, bán chức
đã
chứng minh
rõ
ràng, họ đã hại dân, hại nước. Đó là những người tham
danh đắm lợi, thường là những loại
người mọt nước, sâu dân.
Cho nên chúng
ta cần phải biết,
vấn đề học
thức không phải vì bằng cấp mới học. Bằng cấp
chỉ là một
mảnh
giấy ghi lại khả năng hiểu biết
do
học tập của mình đạt được ở một
mức độ nào đó, nhưng chưa
chắc mảnh giấy ấy đã ghi chép tài năng
trung thực của mình.
Học thức là để bồi dưỡng thêm kiến thức
hiểu biết của mình
và
tay nghề tinh xảo hơn, để không trở thành kẻ ăn bám vào người khác,
vào
xã
hội, mà phải tự mình vươn lên cuộc sống để
xứng
đáng
làm người có lợi cho mình, cho
người.
Khi nhưng sinh viên tốt nghiệp
đại học ra trường,
đều được cấp chứng chỉ hay bằng cấp khả năng học lực của
họ, chỉ
còn
lại một số ít chưa đủ điểm đậu, nhưng rồi cũng ra trường
đẩy đủ chứng chỉ học lực.
Trong số sinh viên được cấp chứng
chỉ
hoặc bằng cấp, không phải người nào cũng có thực
tài. Hầu hết những sinh viên có thực tài rất là ít, còn số đông thì khả năng bình thường.
Ví dụ: trong một lớp học trung cấp có sáu
mươi em học sinh, nhưng không phải sáu mươi
em đều học giỏi cả. Số đông như vậy nhưng chỉ có 5, 10 em học giỏi, còn bao nhiêu học sinh trung bình và kém hơn. Còn
xét về đạo đức tron
vẹn, nhất là thời đại này thì tìm một em
cũng rất là khó. Như vậy, tìm một người thực tài, thực
đức
rất là khó. Nhưng tìm người tham danh,
tham lợi thì dễ dàng và rất nhiều.
Trong cuộc chiến
đấu chống ngoại xâm, mỗi
chiến sĩ tài sản chỉ có cây súng và chiếc ba lô
trên vai. Cho nên sống chết có nhau, thương
nhau hơn anh em ruột thịt một nhà. Nhưng khi
giải phóng xong đất nước, có một số anh em thoái hoá, vì chức quyền, danh lợi nên có thể
tìm mọi cách hạ thủ nhau để tranh quyền, tranh
vị. Thật là đau lòng. Phải không hỡi các bạn?
Danh lợi thật là ghê gớm, nhưng bản chất của con người lại thích danh lợi. Do đó, danh lợi dễ
cuốn lôi họ vào đường tội lỗi.
Vì bản chất hiếu danh, tham lợi, nên ít có ai thấy tội lỗi của mình. Có ai chỉ lỗi mình sai
là
mình không thích họ liền. Còn ai khen mình đúng thì thích ngay liền.
Xưa trong thời
phong kiến, các nhà vua đều
ưa thích
nịnh bợ. Do đó, trong triều nào cũng có nịnh thần. Nhà vua thiếu anh minh, nịnh thần
lộng quyền, tôi trung phải chịu chết oan, nhà nước đảo điên, dân gian đói khổ, trộm cướp
khắp nơi.
Cho nên, đạo đức không tham danh rất cần
phải được học tập, tu sửa lại thâm tâm
của mọi
người.
Muốn tu sửa được thì phải học tập để có một cái nhìn thấu suốt danh
và
lợi. Danh lợi chẳng qua là một trò hư ảo cám dỗ con người
vào
đường khổ đau và tội lỗi. Một cuộc sống
không tham danh, tham lợi là
một cuộc sống cao
thượng,
biết sống cho mình, cho người.
Nhờ thế mình và mọi người sống được an vui và hạnh
phúc.
Sống không tham danh, tham lợi, thì tâm hồn mới có những phút thanh thản, an lạc và
vô
sự.
Nếu không thấu triệt danh lợi, để tâm còn
tham
đắm
là một tai hoạ rất lớn cho loài người,
thì
sự
khổ đau không thể tránh khỏi. Do danh
lợi
mà loài người
sống
trên
hành
tinh này
biết
chừng nào
mới
có bình an và yên ổn.
Bản chất
tham danh thường ngấm
ngầm trong lòng của mọi người và đang nghiền nát
mọi người trở thành cát bụi. Làm người chúng
ta
nên cẩn thận và tránh xa danh lợi thì mới được an
ổn.
|
|
Í
ĐỨC KHÔNG THAM
SẮC DỤC
ắc dục có
một sự thu hút lôi
cuốn
rất mạnh với mọi
người. Phần đông những nhà đạo đức thường nhắc nhở mọi người: “Phải
biết tiết
độ
sắc dục để bảo trọng sức khoẻ”. Trong các tôn giáo đều có sự chủ trương “diệt sắc dục”. Vậy
sắc
dục là gì? Đâu là đối tượng của tâm
tham sắc dục? Tại sao lại phải tiết độ sắc dục? Và tại sao lại phải diệt sắc dục? Nó mang đến những tai hại gì?
Sắc dục là danh từ chữ
Hán. Sắc có nghĩa là
hình thể của thân người nam hay hình thể của thân người nữ. Dục là lòng ham muốn.
Vậy sắc
dục có nghĩa là thấy thân hình của người khác
phái sanh ra lòng ưa thích ham muốn kề cận bên
nhau.
chúng ta hãy lắng nghe Đức Thích Ca Mâu Ni nói: “Ta không thấy một
sắc
nào
khác, xâm chiếm và ngự trị tâm người đàn ông như sắc người đàn bà. Ta cũng không thấy một sắc nào khác, xâm chiếm và ngự trị tâm người đàn bà như sắc người đàn ông”. Lời dạy này
để
cảnh giác chúng ta, sắc dục có một
sức
mạnh phi thường lôi cuốn và xâm chiếm
tâm
con người, khiến cho họ không còn sáng
suốt.
Sắc dục thường mang đến cho kiếp sống con người một sự thống khổ rất lớn. Nhưng mấy ai
đã
để ý và thấy sự thống khổ này. Chỉ vì vô minh nên mọi người đắm
đuối trong dục lạc sắc dục. Có những người cũng
hiểu biết những hành
động sắc dục giống như hai con thú vật giao
hợp. Hành động giao hoan như vậy là làm khổ mình, khổ người, và khổ mãi mãi từ kiếp này
đến kiếp khác. Nhưng hiểu biết là
một
việc mà cần phải thường xuyên cảnh tỉnh tâm mình, để
hướng nó đi về
một con đường cao thượng hơn. Vì sắc dục là
một
hành động hết sức tội lỗi mà mấy ai đã lưu ý. Người ta cứ
ngỡ tưởng trai gái ôm nhau hưởng thụ khoái lạc là hạnh phúc,
nhưng
khoái lạc chỉ là một cảm giác nghiện
ngập cấp
thời của
cơ thể. Nó là một cái lực của nhân quả cám dỗ và thúc
đẩy đưa con
người vào quỹ đạo sinh tử luân hồi khổ đau. Vì thế, nó là một sự thật, khổ đau như thật. Khổ đau suốt cuộc đời khi hai người thành vợ, thành chồng.
Tröôûng Laõo THÍCH THOÂNG
LAÏC
Sự khổ đau ấy không phải chỉ một người,
hai
người mà nhiều người sau này nữa (con cháu nối tiếp).
Biết hành động sắc dục giống như hai con
thú vật, nhưng con người vẫn mê muội
lao đầu vào chỗ bất tịnh, uế trược, hôi thối, bẩn thỉu đó. Do hiểu một cách
lầm
lạc như vậy, nên từ xưa đến giờ, từ những nhà trí
thức bác
học
đến những hạng bình dân ngu dốt đều
không ai thoát
khỏi nanh vuốt của sắc
dục. Có người
cho
đó là một vấn đề
sinh lý bình thường,
nên họ tìm
đến những
nơi mua bán
mãi
dâm để giải quyết.
Ôi, thật
là ngu ngốc! Một phút truy hoan sắc dục là đã đánh mất đi một năng lực vô giá quý báu trong thể xác và tinh thần của
con
người. Người đời thường tham
đắm
sắc dục nên trí óc
thông minh lần lần lụi bại. Một nhà phát minh
mà tâm còn tham sắc dục thì không thể phát
minh những việc vĩ đại được. Một nhà tu hành mà tâm còn tham mê sắc dục thì sự tu hành chỉ phí công, chẳng bao giờ có đủ năng lực làm chủ
sự
sống chết luân hồi.
Tâm sắc dục tai hại như vậy, nhưng người ta
si
mê tham dục lạc của nó mà quên
đi bổn phận và trách
nhiệm đạo đức phải biết thương mình, thương người.
Sau cuộc truy hoan sắc dục, cái gì khổ đau sẽ
thể nghĩ lường được, dù thuận hay nghịch cảnh
vẫn
phải ôm lấy những sự khổ đau này.
|
|
Í
Đ Ứ C K H Ô N G T H A M S Ắ C D Ụ C
V Ớ I P H Á I N Ữ
gười phụ nữ là người
phải chịu thiệt
thòi nhiều thứ đau khổ nhất trong cuộc truy hoan này, họ phải gánh chịu gấp trăm ngàn lần khổ đau hơn người nam:
1/ Cái khổ thứ nhất của người phụ
nữ:
Ngày xưa thời phong kiến, người
phụ nữ khi lén lút với người nam lỡ có thai thì cả làng xã
trói chặt cô gái này, đem bỏ trên một
cái bè, thả trôi sông. Chiếc
bè
không người lái trôi dạt theo dòng nước, mang theo một người con gái vô
phước bị trói chặt,
trời nắng nóng như thiêu đốt, không có
thực
phẩm
ăn
uống, đói khổ vô cùng,
cô gái này phải chết. Chết trong sự hành hạ quá khổ đau. Nhưng trước khi thả bè trôi sông, cô gái này còn bị mọi người chửi
mắng,
sỉ nhục thậm tệ
và còn
bị đánh đập không chút xót
thương nữa. Bên nước Ấn Độ có một tục lệ
hành hạ người phụ nữ quan hệ bất chánh cho đến chết bằng cách ném đá. Ở đó, người ta bắt người phụ nữ ấy trói chặt vào một trụ cây, rồi
mọi người cứ lấy đá ném
vào người con gái cho
đến
khi chết mới thôi. Đấy, các chị em phụ nữ đã thấy chưa? Khi nam nữ gần nhau hạnh phúc
đâu không thấy, mà
thấy toàn là sự khổ đau, mà người phụ nữ lại gánh chịu hết mọi sự khổ đau
ấy một mình.
Còn người nam thì sao?
Như
các bạn đã biết,
thời xưa
người ta “trọng nam khinh nữ”. Cho
nên
làng xã cũng chỉ phạt lấy có mà thôi. Các bạn
sẽ
thấy luật
pháp của
ngày
xưa không có
công bằng chút nào cả.
Hai người nam nữ đồng phạm vào một tội lén lút sắc dục, mà người nữ bị kết tội “khổ nhục tử hình”, còn người nam
bị đánh mấy chục roi mà thôi. Đạo đức thời xưa thật là bất công. Phải không hỡi các
chị
em phụ nữ? Nam, nữ sinh ra cũng là con người như nhau. Tại sao đối sử tàn tệ như vậy? Nếu lịch sử loài
người không có
những bậc
anh thư thì người phụ nữ ngày nay sẽ ra sao? Và có đòi
được
quyền nam nữ bình đẳng chăng? Con
người đối xử
với
con
người mà còn như vậy, huống là đối xử với các loài động vật khác.
Hiện giờ, tuy rằng nam
nữ được bình đẳng như nhau, nhưng bản chất con người dù nam
hay
nữ vẫn còn mang đầy bản ngã tự phụ, phi
đạo đức làm người, nên cảnh gia đình thường hay
có sự rầy rà,
bất an. Đấy cũng là
những điều đau khổ, chứ hạnh phúc gì đâu?
Thưa các bạn! Các bạn có thấy trên đời này có đôi vợ chồng nào không rầy
rà, không giận hờn, sống hạnh phúc bên
nhau cho đến
khi đầu
bạc răng long mà
không có
sự buồn
phiền
chăng?
Còn bây giờ thì sao? Làng xã người ta không
hành hạ các bạn như xưa, nhưng người ta vẫn cười chê các bạn ạ! Khi gặp các bạn người
ta không nói ra thẳng mặt,
nhưng người ta không
còn quý trọng và cũng không muốn thân cận các
bạn. Nếu các bạn gặp những người đàn ông có
máu
“ba mươi lăm”, thì họ dùng những lời lẽ sỗ
sàng, thô lỗ, tục tĩu hoặc
những hành động thiếu văn
hoá,
kém
đạo đức trêu ghẹo bạn. Một phút
đắm
say sắc dục thì giá
trị phẩm hạnh đạo
đức của các
bạn bị đánh mất đi. Phải không hỡi các
bạn?
Ngày xưa, nhờ sự cực hình của làng xã nghiêm khắc như vậy, mà các cô gái thời xưa mới giữ mình trọn vẹn. Cho nên các bạn gái
phải nhớ: “Một phút truy hoan mà sự khổ đau ngàn trùng
phải chịu lấy một mình”.
Còn thời nay các bạn tự do hơn, không còn
bị
hành hạ khổ đau bằng mọi sự
áp bức nữa, nhưng các
bạn phải nhận lãnh những sự khổ đau
khác. Lỡ có thai, các bạn đi nạo thai. Nạo thai cũng là một sự hành hạ khổ đau ghê gớm từ thể xác lẫn tinh thần (tội ác giết con). Sự nạo thai nhiều lần thì gây ra những bệnh phụ khoa mà
các bạn phải chịu nhận lấy tràn đầy những sự khổ đau ấy suốt cuộc đời của
bạn. Các bạn có
biết chăng?
2/ Cái khổ thứ hai
của
người phụ nữ:
Người ta nói rằng: “Ngày đám cưới là ngày vui nhất, hạnh phúc nhất đời của người con
gái”. Sự thật có như vậy không?
Thật sự không
phải vậy. Một đám cưới làm
cho
trang trọng, cỗ bàn linh đình, để hãnh diện với xóm làng thì phải tốn hao rất nhiều tiền bạc, có khi phải đi
vay
nợ. Các bạn cứ suy nghĩ đi! Ngày đám cưới xong mà mắc
nợ thì làm
sao
mà gọi là ngày vui
nhất được.
Phải không hỡi các bạn? Nhà không
nợ, khi cưới vợ cho con phải nợ nần thì ai mà
không rầu lo. Các
bạn nghĩ sao khi cha me nợ
nần
do đám cưới của các bạn, như vậy thì các
bạn
có vui không?
Còn về phần các
bạn, khi đám cưới
xong các
bạn
sẽ đi hưởng tuần trăng mật. Tuần trăng mật các bạn có biết không? Người ta thường bảo tuần trăng mật rất là hạnh phúc, chứ ít ai dám nói sự thật, chứ sự thật là sự đau khổ các bạn ạ! Vừa mệt nhọc, vừa đau khổ cả về thể xác lẫn
tinh thần. Những người nào đã có hưởng tuần
trăng mật rồi, thì lời nói của chúng tôi không sai. Cho nên mọi người lầm
tưởng đó là ngày hạnh phúc
biết
bao, nhưng không phải vậy hỡi các bạn!
Chưa phải là hạnh phúc đâu các bạn ạ! Trong
sách “Ái Tình Bửu Giám” nói: Khi người phụ
nữ
giao hợp với người nam lần
đầu tiên là người phụ nữ phải chịu khổ đau rất nhiều. Như vậy,
ngày đám cưới là ngày hạnh phúc nhất là ở chỗ nào. Rõ ràng chúng ta sống trong tưởng,
chứ sự thật là một sự khổ đau mà người
phụ nữ
phải gánh chịu một mình.
Rồi
đây cảnh mẹ chồng nàng dâu, chị chồng, em
chồng. Biết chừng nào cho hết nỗi khổ đau này.
Tưởng đám cưới
là
ngày vui và hạnh phúc nhất đời, nhưng không ngờ
ngày ấy là
ngày bắt đầu thân cá chậu chim lồng, mọi sự khổ đau đang trói chặt không còn cách nào thoát ra được như: “Cá cắn câu
biết đâu mà gỡ, chim vào lồng biết thủa nào ra”.
Người phụ nữ
từ
đây đã khép mình vào trong lồng kín, không còn như cánh chim trời lộng
gió. Cuộc đời của
người phụ nữ bắt đầu từ đây
chịu khổ muôn ngàn cay
đắng. Vậy
mà
bảo rằng: “Ngày đám cưới là ngày vui nhất, hạnh
phúc nhất
đời
người con gái”.
Theo chúng tôi nghĩ:
lời
nói
trên
đây là
không đúng sự thật. Khi người phụ nữ bước lên
xe hoa về nhà chồng là ngày
bắt
đầu khổ đau
nhất cuộc đời. Các
bạn phụ nữ hãy suy nghĩ lại đi, lời chúng tôi nói
có đúng không?
3/ Cái khổ thứ ba
của người phụ
nữ:
Khi mới mang thai, ăn uống thường bị ói
mửa, ăn
uống không được, người
xanh
xao,
vàng vọt... mệt mỏi vô cùng. Đấy là cái khổ mà
có
ai thấy được, gánh được cho người phụ nữ
này, chỉ có người phụ nữ phải chịu ôm lấy sự
khổ đau này một mình. Các
bạn
cứ suy ngẫm lại
đi, có đúng không?
Thế mà người phụ nữ chịu khổ mà
còn lại bảo rằng: “Đó là thiên chức
sắp
làm mẹ của người phụ nữ”. Tại sao không bắt người
đàn ông lãnh thiên chức này. Hai người
đồng thời truy hoan mà lại bắt một người chịu biết bao sự đau khổ. Vậy mà còn gọi là thiên
chức. Như vậy thiên chức
có
công bằng hay không?
Người phụ nữ quá yếu hèn, rụt rè e sợ, không
dám
vươn lên giữ vững tay
lái
“Đức Không
Tham Sắc Dục”, để chiến đấu với sự bất công
của mặt trận sắc dục, để đòi lại sự công bằng cho mình, mà chỉ còn biết tự an ủi mình bằng
câu: “Phụ nữ thường có khuynh hướng cống hiến và hy sinh”. Một câu nói tiêu cực để muôn
đời âm thầm
chịu khổ một mình với thiên chức làm mẹ. Để rồi bao nhiêu giọt lệ khóc thương cho đời người
con gái bạc
phận.
Một
phút
0 nhận xét:
Đăng nhận xét
Ví bạn hãy dùng ngôn ngữ lịch sự, tôn trọng lẫn nhau, mỗi người có cấp độ trình độ riêng nên không nên phán xét nếu không thông hiểu. Xin cảm ơn!