vụ
đời
sống của con người, khắc phục
được
thiên nhiên để quân bình nhịp sống con người và thời tiết. Tuy con người làm được những việc lớn như vậy, nhưng chúng ta vẫn mãi khổ, khổ vì đời sống của
chúng ta
không lúc nào được
an ổn yên vui, mọi vật đều có thể làm cho tâm hồn
chúng ta bất an, bất toại nguyện; khổ vì những cảnh tử biệt sinh ly; khổ vì tuổi già yếu, cơ thể tàn tạ mệt nhọc run rẩy, lụm cụm, lẫn lộn; khổ vì bịnh tật, nay đau mai ốm; khổ vì chết, chết là một sự hành hạ ghê gớm của cơ thể, đau nhức
tận
cùng mà không ai là người tránh khỏi.
Muốn thoát ra
những nỗi khổ đau này, chỉ có con đường duy nhất
là chúng ta
hãy
trở về LÒNG
THƯƠNG
YÊU SỰ SỐNG
của muôn
loài.
Vì chính lòng thương yêu ấy mới đem lại
cho tâm
hồn của chúng ta một sự thanh bình. Lòng thương yêu ấy chính là “Đạo Đức
Hiếu
Sinh”.
|
Ø
ĐẠO ĐỨC HIẾU SINH
ậy đạo đức hiếu sinh là gì? Đạo đức hiếu sinh
là
lòng thương yêu tất cả những sự vật đang
sống trong môi
trường sống. Hay nói một cách khác cho dễ hiểu hơn, là chan hoà tình cảm thân thương của
chúng ta đến từng cỏ
cây, đất đá, núi sông, thời tiết nắng mưa, gió bão, v.v... cùng các
loài động vật... đang sống quanh chúng ta. Từng giây, từng phút chúng cùng ta đang hít thở
trong
bầu không khí trong lành
và
đang rung động trong từng nhịp sống của nhau. Xét cho cùng, con người cũng như tất cả các loài động vật
khác đều có lòng yêu thương, lòng thương yêu
ấy được
thể
hiện qua đạo đức nhân bản - nhân
quả. Nếu không thể hiện qua được
đạo đức nhân bản
- nhân quả thì con người sẽ khổ đau biết
dường nào.
Người ta kể rằng loài chim cuốc, nếu con
đực
hay con cái bị bắt đi, thì con kia còn lại
thỉnh thoảng kêu suốt đêm trường, không còn
thích ăn uống và trong thời gian ngắn thì cũng chết theo con kia, chết trong đau khổ, trong
thương nhớ. Loài chim thú mà còn có đạo đức,
đạo
nghĩa, lòng thương yêu nhau như vậy. Thì
con người
nghĩ như thế nào?
Chúng ta có bằng loài chim thú hay không?
Người ta cũng vậy, cũng đau khổ và yêu thương, cũng tình sâu
nghĩa nặng tận cùng như vậy. Nhưng vì có lý trí khôn ngoan hơn loài vật, có đạo đức hơn loài vật, vì thế mà con người dễ khuây khoả. Vì bổn phận, vì trách nhiệm đạo
đức
nhân bản - nhân quả không được phép làm cho mình khổ, mà
cũng không được làm cho
những người khác khổ, nên chúng ta biết cách
ngăn ngừa và diệt những nhân quả ác, làm
cho đời sống của chúng
ta
hết đau khổ, tâm
hồn
chúng ta được bình thường và an
lạc.
Từ chỗ trực
tiếp
nhìn thấy lòng yêu thương loài cầm thú, và tư duy tận cùng lòng thương
yêu
ấy, chúng ta rút ra được một bài học yêu thương sự sống của muôn loài động vật. Dù bất cứ như thế
nào, đối với loài
động vật chúng ta
đều
phải có lòng thương
yêu. Nhưng coi chừng
lòng yêu thương ấy đặt không đúng chỗ, nó trở thành ích kỷ, nhỏ mọn,
hẹp hòi, cá nhân, ác độc, hung bạo, vô đạo đức, không lương tri lương
năng, v.v... và cuối cùng nó trở thành ác pháp
hại
mình, hại người, hại muôn vật. Có nghĩa là chúng ta thương con vật này giết hại con vật khác... Hay giết con vật khác làm thực phẩm cho con vật này.
Nếu chúng ta biết đặt lòng yêu thương
ấy đúng chỗ, thì nó trở thành đạo đức nhân bản - nhân quả không làm khổ mình, khổ người và khổ tất cả chúng sanh. Nó mang cho môi trường
sống này một tình
thương bao
la
vô tận.
THIÊN NHIÊN LÀ MỘT MÔI TRƯỜNG SỐNG, ĐỂ SINH SÔI VÀ NUÔI SỐNG MUÔN LOÀI
Thời tiết nắng, mưa, gió, bão và ngàn cây nội cỏ cùng vạn vật đang hoà mình sống chung
trong môi trường sống, trong không gian và thời gian
một cách linh động vô cùng. Nếu trong đó thiếu
lòng yêu thương thì sóng gió ba đào nổi dậy như
điên, như dại... (Ảnh trên Internet)
Môi trường
sống trên hành tinh này là một
môi trường sống chung của các loài động vật
cùng những loại cỏ cây. Vì thế, tất cả các loài động vật trên hành tinh này đều phải thương yêu
nhau, đừng giết hại lẫn
nhau, dù là cỏ cây cũng đừng giết hại chúng một cách vô lý. Nhổ một
cây
cỏ, bẻ một cành cây không lý do chánh đáng
là phí phạm sự sống trên hành tinh này. Mọi loài
phải thương yêu nhau như con một nhà, như
cùng một cha mẹ. Bởi vì chúng ta sanh ra từ môi trường sống
này, nương
tựa vào
môi
trường
sống này mà lớn lên, như nương tựa vào cha mẹ và anh em, chị em của chúng ta. Nếu không có
cỏ cây và các loài động vật thì chắc chắn
chúng ta cũng không thể sống được.
Thế sao chúng ta lại nỡ nhẫn tâm huỷ hoại môi trường sống. Tức
là
chúng ta không yêu thương sự sống.
Nắng mưa
gió bão không có, thì môi trường sống cũng không có, môi trường sống không có, thì làm
gì có chúng ta, có muôn loài
cỏ cây và động vật. Cho nên, môi trường sống chính là
cha mẹ chung của
chúng ta, của muôn loài vạn
vật
và cỏ cây.
Chúng ta là
những người thừa hưởng
sự
sống quý báu ấy, thế mà chúng ta không biết bảo vệ và giữ gìn nó, lại đang tâm huỷ diệt nó. Chính chúng ta đang tâm huỷ diệt nó, nên chúng ta
phải gánh chịu hậu quả bao nhiêu sự khổ đau, chứ không phải sự khổ đau từ đâu đem
đến
cho chúng ta. Chúng ta đã lầm, cứ
tưởng sự khổ đau
ấy từ một thế giới
nào mang đến, từ những con người khác, từ một loài vật khác mang đến. Hay từ một sự ngẫu nhiên vô tình mang đến. Vì thế chúng ta luôn đấu tranh với nhau để tự tồn, nhưng không ngờ chúng ta
đã
tự ngu si huỷ diệt
sự
sống của mình.
ĐẠO ĐỨC HIẾU SINH THỂ HIỆN LÒNG
THƯƠNG YÊU GIỮA HỔ VÀ LỢN
(Hổ mẹ chăm sóc đàn lợn con tại vườn thú
Sriracha, Thái Lan -
Ảnh
trên Internet)
Có thấu rõ môi trường sống là ơn sâu nghĩa nặng của mọi loài, nhất là loài người, thì chúng
ta
mới bảo vệ và giữ gìn nó, không để cho nó bị ô nhiễm, bị
hư
hoại.
Hiện giờ chúng ta chưa thông suốt đạo đức hiếu sinh, vì thế mỗi hành động cá nhân của
chúng ta đã vô tình huỷ hoại sự sống trên hành
tinh này,
khiến cho muôn loài khổ đau lại càng
khổ đau hơn.
Lòng hiếu sinh sự
sống là sự biết ơn sâu sắc của chúng ta
đối với sự sống của
muôn
loài. Có muôn loài mới có sự sống của chúng ta ngày
hôm nay, không thể nào có một vật gì mà sống
đơn điệu một mình được. Sự sống của muôn
loài là sự nương tựa vào nhau để mà
sống. Có
hiểu được như vậy, chúng ta mới thấy mọi vật
đang sống quanh ta là
rất quan trọng cho đời sống của chúng ta. Đã quan trọng cho đời sống
của chúng ta, sao chúng ta lại nhẫn tâm giết hại
chúng?
Sao
chúng ta lại nhẫn tâm ăn thịt chúng? Biết rõ sự sống trên hành tinh là như vậy, thì chúng ta làm sao lại không thương sự sống của
nhau, tức
là
của muôn loài. Phải không hỡi các bạn?
Xét cho cùng tận, thì
mọi vật sinh ra cũng
cùng
một cha, một mẹ như trên
chúng tôi đã nói. Vì thế, chúng ta phải thương yêu
nhau, phải thương yêu môi trường
sống của chúng ta như
thương cha mẹ vậy.
Thương yêu nhau sao các
bạn lại nỡ nhẫn tâm
đốt rừng, phá rừng làm cho ngàn cây nội cỏ phải khô héo và chết đi, làm
cho các loài động vật không còn chỗ ở, chỗ sống. Như vậy là lòng hiếu sinh của các bạn
sao? Các bạn đốt rừng phá cây là giết hại sự
sống của muôn loài, như vậy
là các bạn đã thiếu đạo
đức
hiếu sinh đối với sự sống của muôn loài
và
chính là đối với sự sống của các bạn. Tại sao
vậy? Tại vì khi các bạn phá rừng, rừng bị phá
không còn đủ sức để ngăn giữ bão tố và lũ lụt,
do
đó nên thuỷ tai lũ lụt sẽ đến với các bạn.
Thuỷ tai lũ lụt không phải ngẫu nhiên mà đến viếng thăm các bạn. Mà chính các bạn đã làm ra
nó. Nếu các
bạn không đốt rừng, chặt cây, giết
hại
chúng sanh thì làm sao có những người
thân
của các bạn bị chết trôi, của
cải tài sản của các
bạn
bị trôi mất và tiêu tan hết sạch sản nghiệp.
ĐẠO ĐỨC HIẾU SINH THỂ HIỆN LÒNG
THƯƠNG YÊU GIỮA MÈO VÀ CHUỘT
Một con mèo ăn chung cùng đĩa
với
một con chuột thật là hy hữu, nhưng đây là một sự thật (Ảnh trên Internet)
Các bạn biết thương yêu
và
giữ gìn bảo vệ sự sống của muôn loài, thì muôn
vật muôn loài sẽ
bảo
vệ mạng sống của các bạn. Các
bạn
có thấy chăng? Một con chó liều mình để cứu chủ, một
con ngựa liều chết để mang thây chủ nó về tận
nhà. Thế nên chúng ta đừng vì một lý do gì mà sát hại sự sống của nhau trên hành
tinh này. Phải không hỡi các bạn?
Thương yêu nhau bằng danh từ ngôn ngữ thì
vẫn chưa đủ, mà phải biến nó ra hành động bảo vệ, giữ gìn, không giết hại lẫn nhau, không ăn
thịt nhau,
giúp nhau trong khi hoạn nạn, giúp
nhau trong khi gặp khó khổ, luôn lúc
nào cũng
không làm khổ mình, khổ người và muôn loài
vạn
vật dù là cỏ cây.
Những hành động ấy mới
thật sự là yêu thương sự sống. Thương yêu sự sống bằng hành động như vậy tức là đạo đức hiếu sinh.
Bởi vì không có con vật nào khi sinh ra đời mà không sợ chết, sợ đau khổ. Nhưng vì tuổi thọ nhân quả của
chúng chỉ có thể sống trong một thời gian
nhất định, như con người chỉ sống
cao
lắm là trên trăm tuổi, không thể trên hai, ba trăm tuổi được; con ve sầu chỉ sống trong mùa
hạ
ba tháng mà thôi, v.v...
Theo định luật của
nhân quả, tức là theo định luật của môi trường sống, dù muốn, dù không
thì những loài động vật sống trên hành tinh
này
đều có một
chu kỳ sống chết nhất định rõ ràng, qua nghiệp lực của
mỗi
loài: con ve sầu thì ba tháng, con chó cao lắm
là 15 năm, và mỗi loài
đều
có tuổi thọ nhất định của nó. Muốn hơn
cũng không thể nào được,
dù có thể kéo dài sự
sống trong một vài năm,
nhưng trong một vài năm
ấy là những năm sống trong đau khổ hơn là
an
vui. Tuổi càng già bệnh càng nhiều, do cuộc đời sống không biết thương yêu
sự
sống.
ĐẠO ĐỨC HIẾU SINH THỂ HIỆN LÒNG
THƯƠNG YÊU GIỮA NGƯỜI VÀ SƯ TỬ
Sư tử là một loài thú
hung ác. Vậy mà người
đàn ông này vẫn chơi đùa thân thiết với chúng. Hình ảnh này xác định
muôn vật và loài người có thể trở
thành là những người
bạn
thân.
Phải không
các
bạn? (Ảnh trên Internet)
Muốn kéo dài mạng sống ra mà không bị
bệnh đau và khổ sở, thì phải bằng cách sống
đúng đạo đức hiếu sinh, sống mà không làm một
loài vật nào khổ đau, sống mà không giết một
loài vật nào cả. Có nghĩa là không lấy sự đau
khổ của vật khác
mà nuôi thân mạng mình; có
nghĩa là không lấy sự đau khổ của người khác vật khác làm sự vui cho mình, như giết chúng
sanh ăn thịt, như ăn trộm, ăn cướp. Hoặc bằng
những thủ đoạn gian xảo, lường lận cướp
công,
cướp của của người khác. Hoặc dùng những trò chơi như chọi trâu, đua ngựa, đấu bò, chọi gà, chọi cá, chọi dế, đấu võ, v.v...
Nếu người nào sống mà
tránh mọi việc làm ác như trên,
thì tuổi thọ sẽ dài lâu.
Tuổi thọ dài lâu là nhờ ở tâm hồn thanh thản, an
lạc và vô sự, vì
không có
ác
pháp.
Nếu con người có trí tuệ thông minh hơn,
muốn cho sự sống được
kéo
dài tuổi thọ thì thứ nhất phải biết bảo vệ môi trường sống trên hành tinh này. Nghĩa là đừng để loài vật lớn ăn thịt
loài vật bé, loài vật bé ăn thịt loài vật bé hơn nữa,
và chính bản thân của mình không nên giết
hại
và làm đau khổ các loài vật khác.
Ngày xưa, ông Trang Tử có nêu ra một câu
chuyện mang đầy tính chất hung ác, với hình
ảnh cụ thể về cuộc sống của các loài động vật
trên hành
tinh này, kể cả con người.
Câu chuyện như thế này: “Một ông thợ săn đang rình rập bắn một con chim
ó; con chim ó
đang rình rập bắt một con chim sâu; con chim
sâu
đang rình rập bắt một con bọ ngựa và con cọp đang rình rập bắt ông thợ săn”.
Cuộc sống
của muôn loài trên hành tinh này là như thế. Vì
thế làm sao thoát khổ được. Có một tôn giáo
đã xác định điều này: “Đời là biển khổ”. Biết đời
là
khổ, nhưng không ai biết cách làm cho đời
thoát khổ, vì thế mà từ sự khổ này chồng lên sự
khổ khác.
Với hình ảnh ông Trang Tử đã nêu ra, là một hình ảnh linh
động cụ thể đầy tính sát hại lẫn
nhau của các loài động vật trên hành tinh này. Hình
ảnh
này nói lên được sự thiếu đạo đức hiếu sinh
từ
con người đến
các loài động vật khác.
MUÔNG THÚ VÀ CON NGƯỜI CÓ THỂ
TRỞ THÀNH NHỮNG NGƯỜI BẠN THÂN
(Gấu Baloo,
sư tử Leo và hổ Shee Khan sống
thân thiết bên nhau từ khi 2 tháng tuổi tại trung tâm
Noah's Ark, Mỹ
- Ảnh trên Internet)
Không biết đạo đức hiếu sinh, nên từ loài người
đến loài vật đang phá hoại sự sống của nhau trên hành tinh này, chứ
không bao giờ biết
bảo
vệ sự sống của nhau. Trong khi mọi vật đều
sinh ra cùng chung trong một môi trường
sống.
Thế mà đành lòng giết hại và ăn thịt lẫn nhau.
Đó
là một hình ảnh độc ác; một
hình ảnh thiếu đạo đức nhân quả; một hình ảnh đau khổ mà
loài người và các loài
động vật đang
tự sát,
đang phá hoại sự sống trên của mình, để mà tự giết
dần
mòn theo các duyên trong luật nhân quả.
Bởi vậy, nếu con người mà không học đạo
đức
nhân bản - nhân quả thì không làm sao
hiểu
được đạo đức
hiếu
sinh. Không hiểu được đạo đức hiếu sinh thì lòng thương
yêu sự sống trên
hành tinh này làm sao có được.
Mà không có thương yêu sự sống trên
hành
tinh này thì chắc chắn môi trường sống của chúng ta sẽ do chúng ta huỷ diệt. Do chúng ta sẽ làm
ô nhiễm vì tâm ác độc giết hại sự sống của nhau, tạo thành một không gian ác khí. Do thế, tuổi
thọ con người và các loài động vật khác không thể tăng lên thêm tuổi được, mà còn có chiều lui sụt.
Tuổi thọ lui sụt là do bịnh tật nan y của thời đại; là
do
sự tàn phá của
bom
đạn chiến tranh; là do ăn uống nhiều chất độc; là do ăn ở thiếu vệ sinh; là do không biết giữ
gìn môi trường sống trong sạch, thường làm ô nhiễm.
Nếu
môi
trường
sống của
chúng ta
bị ô nhiễm,
dù
chúng ta có khéo léo bồi dưỡng trong ăn uống và tập thể thao, thể dục hoặc tập dưỡng sinh, thì cũng không thể
kéo dài tuổi thọ ra thêm được.
Đạo đức nhân bản - nhân quả đã xác định điều này. Nếu môi trường sống được bảo vệ,
loài vật không bị giết hại, bầu không khí trong sạch, thanh tịnh, không có sát khí của chúng sanh bị giết, không có thải ra những chất bẩn ô nhiễm
hoặc những khí độc và những chất thuốc
độc do các nhà máy sản xuất vật gia dụng thải ra, thì sức khoẻ con người
gia tăng, tuổi thọ sẽ
kéo
dài thêm nhiều.
ĐẠO ĐỨC HIẾU SINH THỂ HIỆN LÒNG
THƯƠNG YÊU GIỮA NGƯỜI VÀ CÁ
(Một huấn luyện viên đang chơi đùa với chú
cá kình
tên là Lovey tại Nhật Bản - Ảnh trên Internet)
Bởi
vậy,
chính lòng thương yêu sự sống của muôn loài động vật, đó là lòng thương yêu
chính bản
thân mình. Lòng thương yêu ấy là đạo đức
nhân bản - nhân quả, nó sẽ chuyển đổi được
bệnh tật, khổ đau, tai nạn, khiến cho đời sống
của chúng ta thanh thản, an lạc, yên vui và hạnh
phúc. Nhờ thế mà tuổi thọ của chúng ta được kéo dài và kéo dài mãi mãi với một tâm
hồn
thanh thản, an lạc và vô sự.
Các tôn giáo dạy chúng ta ăn chay, cũng là để thực hiện đạo đức thương yêu ấy, chứ
không phải ăn chay để được
sanh lên cõi
Thiên Đàng, Cực Lạc. Chính ăn chay là vì lòng
thương yêu sự sống, vì không muốn thấy sự đau khổ của mình, của người và của những loài vật
khác. Vì muốn bảo vệ sự sống của mình và sự
sống của muôn loài vạn vật khác, nên chúng ta
ăn chay.
Để thực hiện được đạo đức hiếu sinh cho bằng được,
chúng ta phải cố gắng bảo vệ và giữ gìn môi trường
sống. Đó là không nên sát hại sự sống trên hành tinh này, dù là một
cọng cỏ chưa
phải lúc nhổ cũng không nên nhổ, huống là
loài
động vật. Phải không hỡi các bạn?
|
Ø
THƯƠNG YÊU
SỰ SỐNG CỦA MUÔN
LOÀI LÀ THƯƠNG YÊU MÌNH
ếu xung quanh chúng ta toàn là sự chết thì chúng ta cũng không sống được. Ví dụ: ngàn
cây
nội cỏ chết
khô và
tất cả loài động vật cũng đều chết sạch thì phỏng chừng
chúng ta có sống được hay không? Chắc
là không. Phải là không hỡi các
bạn? Mọi vật đều chết thì chúng ta sống
với ai đây? Sống một mình trơ trọi làm
sao sống
được
các bạn
ạ! Thế mà mọi vật đang sống
quanh ta thì chúng ta lại muốn chà đạp lên sự sống đó, để mà sống một mình.
Các bạn có thấy ai sống một mình chưa?
Giả thử, nếu cỏ cây trên hành tinh này đều bị huỷ diệt
sạch, thì sự sống của các
bạn có sống được hay không? Cỏ cây đều diệt sạch thì thú
vật
cũng không sống được huống là con người.
Cho nên sự sống của ngàn cây nội cỏ rất quan
trọng, nó chính là sự sống chung của muôn loài. Vì thế chúng ta hãy bảo vệ môi trường sống, bảo vệ môi trường sống tức là đạo đức hiếu sinh.
Sức sống của ngàn cây nội cỏ và vạn vật đều
có
một sự liên hệ với sự sống của chúng ta, rất
rõ ràng và cụ thể.
Thiếu sự sống của muôn loài
thì thế gian này trở thành khô cằn; thì thế gian
này
trở thành là đất chết; thì môi trường sống này không còn gọi là môi trường sống được nữa.
MÀU XANH CỦA NGÀN CÂY NỘI CỎ LÀ SỨC SỐNG CỦA CHÚNG TA
Nhìn
ngàn cây nội cỏ có một màu xanh tươi mát dịu, đó là sức sống của ngàn cây nội cỏ khiến cho sự sống của chúng ta, hay nói khác và rõ hơn
là tâm hồn của chúng ta
có một sự cảm nhận dễ chịu, mát mẻ và êm ả (Ảnh trên Internet)
Có thương
yêu sự sống của muôn loài động vật và cỏ cây thì mới bảo vệ được sự sống của chính mình, mới có thật sự yêu thương mình, mới
đem
lại sự an lành, yên vui cho cuộc sống của mình. Mình mới thấy được đạo đức nhân
bản - nhân quả là chính thiện pháp, là chân hạnh phúc của đời người.
Vì thương mình sao mình lại nỡ
nhẫn tâm
không thương loài vật khác, trong khi những loài vật khác cũng ham sống sợ chết như mình;
vì
thương mình sao mình lại nhẫn tâm
chà đạp lên sự sống của người khác, vật khác bằng cách
mắng
mỏ chửi mắng họ, trong khi ai cũng muốn sống an vui, thanh thản không phiền
não, không
đau
khổ. Vì thương mình sao mình lại nhẫn tâm
gian xảo lừa đảo, cướp giựt tài
sản của người khác, trong khi ai cũng muốn giữ gìn và bảo vệ
tài sản của mình. Vì thương mình sao ta
lại nhẫn
tâm đốt phá rừng, giết hại sinh linh, trong khi
mọi vật đều muốn sống bên loài người. Các
bạn có thấy chăng?
Những cây cỏ sống quanh bên người thì xinh tươi tốt đẹp hơn những cây cỏ
sống xa người. Tình cỏ cây đối với con người mà còn vậy, thì con người sao lại nhẫn tâm cho đành. Phải không hỡi các bạn?
Chúng ta hãy
xem những loài vật sống quanh
ta
như là bạn, như
là
những người
thân
thương. Chúng ta có thấy chăng?
Một con chó, một con mèo, một con gà, con vịt, cho đến trâu, bò, dê, ngựa, v.v... nói chung
là
tất cả những loài vật mà chúng ta nuôi, dù là cọp beo, rắn độc, thú dữ,
khi đã được
chúng ta nuôi dưỡng
thì chúng trở thành những người bạn thân của chúng ta. Khi
chúng ta đi xa về, lâu ngày vắng mặt,
gặp lại chúng ta, chúng đều vui mừng hớn hở, quây quần bên ta, như không bao giờ muốn rời xa
nhau.
Khi có những người thân trong gia
đình mất, chúng cũng buồn rầu khổ đau, bỏ ăn,
bỏ
uống, chúng cũng biết thương
yêu
chúng ta như những người thân, như cha mẹ, như anh chị
em trong nhà. Cớ sao chúng ta lại nhẫn tâm
không thương chúng như những đứa con của
chúng ta vậy. Nỡ tâm
nào chúng ta bắt chúng đem ra làm thịt để ăn. Rồi còn bảo rằng: “Nhân dưỡng vật, vật dưỡng nhân”. Thật là lời nói che đậy, đầy lòng ác hiểm và sâu độc. Tấm lòng của những người này chai lì như cây đá. Họ đâu còn
có tình cảm, tình người, tình vật. Họ đâu còn có
cảm thông gì được lòng thương yêu của loài động vật
đối với con người, với chúng ta. Có thương yêu sự sống của vạn vật thì mới
bảo vệ
được sự sống của
chính mình, mới có thật sự thương mình. Tại sao vậy?
Vì có thương yêu sự sống của muôn loài
thì
chúng ta mới có bảo
vệ
sự sống ấy. Có bảo vệ sự sống ấy thì
chính là chúng ta bảo vệ môi trường sống chung, thì cuộc sống của chúng ta mới có
sự
an lành. Còn chúng ta huỷ diệt
sự sống của
muôn loài chính là chúng ta huỷ diệt sự sống
của mình.
Ví dụ: Vì chặt cây, đốt rừng, phá hoại sự
sống của loài thảo mộc, khiến cho đồi núi khô
trọc, màu xanh tươi đã mất. Nhìn vào cảnh ấy
như nóng cháy ruột gan, chúng ta có một cảm
giác buồn thương và đau khổ. Màu xanh tươi
của ngàn cây nội cỏ đã biến mất,
khiến cho thời tiết
khô khan cằn cỗi lại càng khô khan, cằn cỗi hơn. Vì thế, con người dễ sanh ra bệnh tật khó trị.
NGÀN CÂY NỘI
CỎ
ĐANG KHÔ CHẾT LÀ CHÚNG
TA ĐANG CHẾT
Nhìn ngàn cây nội có một màu vàng cháy khô cằn cỗi, đó là sự sống của ngàn cây
nội cỏ đã đi vào cõi
chết, để lại cho
tâm hồn của chúng ta những
cảm nhận già nua, buồn chán và khổ đau. Thấy ngàn cây nội
cỏ khô chết, lòng chúng ta đau
nhói lên như chính ai đang cắt đứt từng đoạn
ruột, như chính mình đang
chết khô cằn theo cảnh vật và tâm hồn mình cũng không thấy ham thích
sống khi chung quanh mình có một sự chết, một sự chết buồn thảm
(Ảnh trên Internet)
Rừng
cây
bị phá huỷ, bầu không khí thì ô
nhiễm, con người thì luôn luôn thải ra những từ
0 nhận xét:
Đăng nhận xét
Ví bạn hãy dùng ngôn ngữ lịch sự, tôn trọng lẫn nhau, mỗi người có cấp độ trình độ riêng nên không nên phán xét nếu không thông hiểu. Xin cảm ơn!