Nếu con người muốn có tâm hồn bình an, yên ổn, không còn giận hờn phiền não,
khổ đau
thì phải sống đúng đạo đức từ tâm. Đạo Đức
Từ Tâm tức là lòng thương yêu mình.
Muốn thương yêu mình thì phải có lòng
yêu
thương người. “Thương
người như thể thương thân” (lời dạy của Nguyễn Trãi).
Thương yêu người bằng sự tu duy chân chánh,
đó
là để thương mình; để giúp mình
thoát
ra mọi
sự
khổ đau, chứ không phải thương yêu người trong tà tư duy, trong tình cảm
mù quáng để bị người lợi dụng mình làm danh, làm lợi, làm
tình, làm
tay sai, làm vật hy sinh cho họ và để cuối cùng mình phải gánh chịu mọi thứ khổ đau. Thương người như vậy là thương
người trong ngu si, không trí tuệ, không chân chánh tư duy,
không suy nghĩ đúng đắn.
Đạo đức nhân bản - nhân quả làm
người
không chấp nhận mình
làm
vật hy sinh cho người khác, mặc dù mình tự nguyện. Hy sinh cho người
khác tức là tự mình chịu
nhận lấy sự
khổ đau thay cho người khác.
Đạo đức quân tử thường ca ngợi lòng dũng
cảm hy sinh ấy, cho người hy sinh là anh hùng, là quân tử, là
Thánh nhân. Ngược lại, theo đạo đức nhân bản - nhân quả không làm khổ mình khổ người, thì
lòng hy sinh của những người
ấy được xem là những người làm khổ mình. Người
làm khổ mình là người thiếu hiểu biết về đạo đức làm
người; người không có tư cánh đạo đức làm
người. Họ là người vô minh, người không
khôn ngoan, người thiếu
suy nghĩ chân chánh, người hiếu danh, người nuôi lớn
bản ngã đồ sộ.
Khi chúng ta hy sinh mình cho một
tôn giáo thì
tôn giáo ấy ca ngợi mình là Thánh tử vì đạo.
Không
lẽ một vị
Thánh mà tâm hồn còn
đầy ắp tham, sân, si,
mạn, nghi? Hằng
ngày
sống chưa
có đầy đủ
những oai nghi Thánh
hạnh, mà
chỉ
cần có hy sinh mạng sống cho một
tôn giáo thì được gọi là
Thánh, là anh hùng, là
quân tử. Như vậy, Thánh anh hùng và quân tử chỉ có gan dạ dám chết,
chứ đâu cần phải có trí tuệ, có oai nghi đức hạnh, có
một đời sống như Thánh!
Theo chúng tôi nghĩ rằng: Một vị Thánh là phải thực
hiện đạo đức thương mình, thương người, còn
thương người mà mình chịu khổ,
chịu chết thì không thể gọi là Thánh. Thánh sao còn ngu si quá vậy, nhận sự khổ đau cho mình
để
được danh tiếng thì
còn
có nghĩa gì làm người, làm Thánh.
Anh hùng cũng vậy, phải thắng
mình,
thắng
người thì mới
gọi là anh hùng, còn anh hùng mà chỉ có thắng giặc bên ngoài mà
không thắng
mình thì đạo đức nhân bản không chấp nhận:
“Thắng trăm trận
không bằng
thắng chính
mình” (lời dạy của Đức Thích Ca Mâu Ni).
Tóm lại, Đức Từ Tâm là đạo đức thương mình. Người chưa có đạo đức thương
mình thì đừng hòng có đạo đức thương người. Cho nên, người
đời nói thương người là họ thương
danh của mình, vì cầu cho mình có được danh tiếng mà làm bất cứ một việc
gì gọi là lợi ích cho mọi người, dù có hy sinh mạng sống của mình cũng chỉ để được danh. Danh
Thánh, danh anh hùng, danh quân tử,
v.v... Một người
đã chết rồi, dù có
danh
Thánh, danh anh hùng hay danh gì đi nữa thì còn có nghĩa lý gì! Phải không hỡi các
bạn?
Chúng ta còn sống thì còn danh còn lợi,
khi đã
chết rồi danh lợi chỉ là mây
khói mà thôi, chúng không còn ý nghĩa đối với người chết.
Một người còn tâm
tham, sân, si, mạn, nghi mà bảo rằng thương
mình, thì chúng tôi không tin, và biết chắc rằng họ nói không thật.
Một người còn tâm tham, sân, si, mạn, nghi mà nói thương người thì
điều
đó là nói không thật. Chưa thương mình sao lại thương người. Điều
này
không thể có.
Đức từ tâm là một hành động biết thương
mình. Thương
mình thì không tham, sân, si, mạn, nghi. Do có từ tâm nên tham,
sân, si, mạn,
nghi không có. Như vậy, Đức từ tâm rất quan trọng cho sự sống của chúng ta hằng ngày.
Muốn thương mình hằng ngày phải rèn luyện
theo phương
cách sống từ tâm. Khi từ tâm có thì cuộc sống của chúng ta
là
Thiên Đàng, Cực Lạc,
vì không còn làm khổ mình, khổ người nữa.
Xin
kết luận Đạo Đức
Thương Mình bằng
một câu chuyện, để các bạn
suy ngẫm:
“Ngày
xưa, một ông vua giàu có
nọ
có bốn người vợ. Ông rất sủng ái người vợ
thứ tư nên ban nhiều phấn son, lụa là. Nhà vua yêu thương người vợ thứ ba rất nhiều nên luôn tự
hào đưa nàng ra mắt các vương quốc láng giềng. Ông cũng rất thích người vợ thứ hai. Nàng là tri kỷ và
luôn ân cần, nhẫn nại đối với ông. Những khi
có
tâm sự cần giải bày, ông lại tùm đến nàng. Còn vợ cả của nhà vua là một người chung thuỷ, giúp
ông rất nhiều trong việc cai trị vương quốc. Nhưng bà không được nhà vua sủng ái.
Thế rồi, nhà vua lâm bệnh nặng. Biết còn rất ít thời gian, ông nghĩ đến cuộc sống đế vương và lo sợ phải cô độc sau khi qua đời.
Nhà
vua hỏi người vợ
thứ tư: “Nàng là người ta sủng ái nhất và đã ban cho rất nhiều trang phục. Nay
ta phải sắp rời xa cõi đời này, nàng sẽ
đi
cùng ta
chứ?”. “Không đâu!” - Người
vợ thứ tư trả lời
rồi quay bỏ đi. Câu
nói như một nhát dao cứa vào tim,
nhà
vua tìm đến người vợ
thứ ba, nhưng cũng
chỉ
nhận được lời đáp: “Không! cuộc đời này còn rất đẹp, thiếp sẽ tái giá”. Quá
đau buồn, ông tìm đến vợ thứ hai: “Nàng đã
luôn bên
cạnh mỗi khi ta cần đến. Vậy khi ta
nhắm mắt nàng sẽ theo ta chứ?”. Người
vợ hai đáp: “Xin nhà vua lượng thứ, lần này thiếp không thoả ý chàng, thiếp chỉ có thể đưa chàng
tới nơi an nghỉ mà thôi”.
Câu
nói như sét đánh ngang tai, khiến tinh thần nhà vua hoàn toàn suy sụp. Chợt có một giọng nói cất lên: “Thiếp nguyện
sẽ theo chàng bất cứ nơi nào chàng đến”. Nhà vua nhìn lên, thì ra là người vợ cả
với
dáng vẻ gầy gò. Ông đau lòng nói: “Lẽ ra, ta
phải chăm sóc nàng khi có
cơ hội!”
Cuộc đời của chúng ta cũng tương tự như
thế, đều có bốn người vợ. Người vợ thứ tư ví
như cơ thể của
chúng ta. Dù cho bạn
bỏ
ra bao nhiêu công sức và thời gian để tô điểm, nó vẫn rời xa khi bạn qua đời. Người vợ thứ ba ví như là của cải và địa vị, một
khi ta mất đi tất
cả sẽ
được chuyển
sang người khác. Người vợ thứ hai
ví
như gia đình, bạn bè của chúng ta. Cho dù yêu
quý và thân thiết thế
nào thì điều tốt nhất họ có thể làm là đưa tiễn ta đến nơi an nghỉ cuối cùng. Còn người vợ
cả ví như chính tâm nghiệp
lực
(thói quen) của chúng ta. Tâm nghiệp lực thường bị phó mặc, khi bạn theo đuổi sự giàu
sang, quyền lực
và
những mong muốn đời
thường. Nhưng tâm nghiệp lực
chính là người duy nhất sẽ theo bạn đến
bất
cứ một nơi nào.
Bởi vậy, đạo đức thương mình là thương
tâm nghiệp lực của mình, đừng phó mặc cho
tâm
nghiệp của chúng ta ra sao mặc kệ, mà
hãy
thương nó thật sự các bạn ạ!
Thương nó thì phải chịu khó rèn
luyện sửa
sai
từng chút, thương nó
thì đừng làm khổ nó, phải giúp nó luôn sống
trong thiện pháp. Chính nó có sống được trong thiện pháp thì nó mới được an ổn, yên vui. Và
như vậy chúng ta mới không làm khổ nó, mới thương yêu nó.
|
|
Í
ĐỨC BI TÂM
uốn thực hiện đạo đức làm
người để
không làm
khổ mình, khổ người mà không rèn
luyện “Đức Bi Tâm” thì chúng ta cảm
thấy như còn thiếu sót một hành động cao thượng nào đó mà một người có đạo đức không thể bỏ qua
được. Vậy, đức bi tâm nghĩa như thế nào?
Đức bi tâm là chữ
hán, có nghĩa là lòng thương yêu tha thiết
nhiệt tình với sự sống của muôn loài. Nếu chỉ định nghĩa suông như vậy,
chúng tôi e rằng các
bạn
sẽ hiểu sai và đánh mất ý nghĩa của ba chữ đạo
đức
này.
Đức bi tâm có nghĩa là mỗi hành động của các bạn bao giờ cũng vuốt ve, an ủi và xoa dịu những vết thương đau của
chúng sanh, từ loài thảo mộc
đến loài động vật, khiến cho mọi loài
đang sống trên hành tinh này đều được bình an,
yên ổn.
Đức bi tâm
còn có ý nghĩa nữa là bạn luôn
luôn nhìn và suy nghĩ về mọi sự việc và về mọi đối tượng đều trong thiện pháp, không hề có một chút ác pháp nào. Nếu còn một chút ác pháp, dù chỉ như đất trong móng tay
bạn thì đó cũng
chưa phải là Đức Bi Tâm.
Bây giờ các bạn đã hiểu đức bi tâm, chỉ còn
biết cách áp dụng vào đời sống của các bạn thì đó là các bạn sống có
đạo
đức với mình.
Khi áp dụng vào đời sống thì đức bi tâm
còn có nghĩa là những hành động không làm
hại
mình. Người có những hành động không làm hại mình là
người luôn
luôn giữ gìn thân tâm bất
động trước các ác pháp. Người mà tâm mình bất
động trước
các ác pháp là người không làm hại mình, không làm hại mình là người có đức bị
tâm.
Nghe lời nói trên đây sao mà ngược ngạo thế? Xưa nay chưa
từng có ai dại dột mà tự làm
hại
mình bao giờ. Làm
hại
mình chỉ có người khác, chứ làm
gì mình lại hại mình. Phải không
hỡi các bạn?
Thưa
các
bạn! Chúng tôi nói trên đây là
một sự thật.
Vì
hằng ngày chúng tôi đã từng chứng
kiến hầu hết mọi người, không có một người
nào
mà không tự làm hại mình.
Trước khi muốn
biết lời nói trên đây của chúng tôi có đúng hay
Tröôûng Laõo THÍCH THOÂNG
LAÏC
không, thì cần phải hiểu biết những hành động làm hại mình như thế nào?
Một người có rất nhiều hành động tự làm
hại
mình mà không biết. Chính vì
những hành động
tự
làm hại mình và biến mình thành một người
vô
đạo đức với mình mà không biết. Chúng tôi sẽ cố gắng nói rõ để quí bạn
dễ
hiểu và hiểu một cách rõ ràng hơn. Chính vì nền đạo đức nhân bản - nhân quả chưa từng có ai đem ra nhắc nhở và xây dựng cho chúng ta một lối sống đạo đức. Vì thế, con người có mải mê lầm lạc làm hại
mình mà không biết.
|
|
Ø
Chương IV:
HÚT THUỐC LÁ
LÀ MỘT
HÀNH ĐỘNG
LÀM HẠI MÌNH
|
Í
HÚT
THUỐC LÁ
|
ột người hút thuốc lá, thuốc lào, đó là
hành động tự họ làm
hại họ. Một hành động này
có
thể xảy ra rất nhiều tai hại cho họ, mà
họ
đâu ngờ:
1- Hại thứ nhất: Khiến thân họ nghiện ngập,
mỗi lần cơ thể lên cơn nghiện, làm cho họ khổ sở. Các
bạn
hãy đến hỏi những người đang
nghiện thuốc lá, thuốc lào khi cơn nghiện lên
như thế nào? Họ sẽ nói cho bạn rõ.
2- Hại thứ hai: Nhựa thuốc lá, thuốc lào rất
độc, khiến cho cơ
thể dễ sanh bệnh tật hiểm nghèo như bệnh
“lao phổi”, v.v...
Trải qua gần suốt cuộc đời, năm nay chúng
tôi 76 tuổi3 đã từng chứng kiến những người
3- LBT: Cuốn sách này
được Thầy viết năm 2003
thân của chúng
tôi,
người nào
hút
thuốc
lá,
thuốc
lào là không có người nào tránh khỏi bệnh
phổi, hen, suyễn... Nếu không tin lời chúng tôi thì các
bạn
cứ lưu ý những người hút thuốc lá
thuốc lào thì sẽ biết rất rõ.
3- Hại thứ ba: Làm hao tổn tiền bạc một
cách
vô ích (mua thuốc lá, thuốc lào). Thay vì
số
tiền mua thuốc
lá,
thuốc lào mỗi năm của mọi
người nghiện thuốc lá, thuốc lào trên
hành tinh này, tiết kiệm đừng chi tiêu vào chúng thì số tiền
ấy
sẽ cứu trợ, giúp đỡ cho những người bất hạnh, nghèo khó trong các nước chậm tiến, thì
có lợi ích biết dường nào.
Thưa các bạn! một hành động hút thuốc lá, thuốc lào
là một hành động tự
làm hại thân bạn.
Bạn
có biết chăng? Có ba giai đoạn khổ đau xảy đến cho bạn như chúng tôi đã nói ở trên. Bạn
hãy
suy xét và nghĩ lại kỹ đi! Một
hành động hút
thuốc lá,
thuốc lào
vô
tình như vậy, bạn có biết
rằng bạn đang sống tiêu
xài
xa xỉ, hoang phí tiền
làm bằng mồ hôi nước
mắt của bạn không? Có vất vả làm
ra tiền bạc, bạn mới thấy giá trị của đồng tiền. Và khi cầm tiền mua thuốc lá, thuốc
lào
hút thì đồng tiền ấy còn có giá trị gì nữa
bạn? Người mua thuốc lá, thuốc lào hút là người
chưa biết xử dụng đồng tiền đúng giá trị của
nó.
Đó
là người
không hiểu giá trị đồng tiền, là
người vô minh.
Đem
sức ra làm để có tiền, có
tiền để
tiêu
pha
một
cách nhảm nhí vô
ích.
Trong khi thuốc lá, thuốc lào mang đến
cho
bạn nhiều sự khổ đau và làm
phiền luỵ những người xung quanh và ngay cả những người thân của
bạn như vợ và con cái, vì mùi hôi và khói thuốc
lá,
thuốc lào. Họ sống bên bạn mà phải chịu đựng như vậy thì bạn có vui không? Bạn có nhận thấy điều này không? Bạn
có thương con, thương vợ không? Hay làm khổ vợ, khổ con cho đến
chết? Nếu
không vậy
thì vợ con bạn cũng sẽ
nghiện thuốc lá, thuốc lào như bạn.
Ở nông thôn, chúng tôi đã chứng kiến biết
bao
nhiêu gia đình, cha hút thuốc lá, thuốc lào
thì con cái cũng nghiện hút thuốc lá,
thuốc lào
theo. Một truyền thống độc hại, bệnh
tật
khổ đau
mà phần đông không gia đình nào tránh khỏi,
nhất là thanh
niên. Trong số gia
đình ấy, cũng có
vài
gia đình mà cha nghiện thuốc lá, thuốc lào
nhưng
con
cái không nghiện. Thật là kỳ lạ, “cha
mẹ
cú sinh con tiên”.
Thưa các bạn! Không có kỳ lạ gì cả, những
cháu này được cha
mẹ cho đi học nên xa lìa môi trường
nghiện ngập của gia đình. Khi tiếp nhận
những kiến thức
trong nhà trường, các cháu mới
hiểu ra thuốc lá, thuốc lào
là
những độc dược sinh ra nhiều bệnh tật.
Vì
thế các cháu tránh xa những loại độc dược này.
Thuốc lá, thuốc lào là một thứ độc dược
tai
hại
như vậy, thế mà trong những cuộc xã giao
tiếp khách, người ta đem thuốc lá, thuốc
lào mời
hút. Hành
động xã giao như vậy có đúng không? Thưa các
bạn! Xin các bạn cho một ý
kiến để chúng
ta
cùng hội ý, để bỏ đi những
truyền thống phong tục tai hại cho mình, cho
người,
để
dựng xây lại những gì tốt đẹp hơn cho
con cháu của chúng ta mai sau.
Một người
có văn minh, có lịch sự thì không
bao
giờ cầm điếu thuốc lá, thuốc lào hút, phả khói mịt
mù khiến cho mọi người
chung quanh
rất
khó chịu;
một
người có đạo đức với mình thì không bao giờ cầm
điếu thuốc lá, thuốc lào hút, vì hút thuốc lá là đem bệnh khổ vào thân, làm
hại
mình; một người chỉ cần có một
ít
trí khôn
ngoan thì chẳng đời nào cầm
điếu thuốc lá hút, thuốc lào
hút, vì họ biết chúng là tai hại. Người
hút thuốc lá, thuốc lào giống như trẻ con chưa
hiểu biết lửa nóng, nên chúng ngu si bốc lửa mới bị
phỏng
tay. Người cầm điếu thuốc lá, thuốc lào hút cũng giống như trẻ con bốc lửa vậy.
Ai bắt buộc các bạn phải hút thuốc lá, thuốc lào? Chính bạn là người chủ mưu hại bạn, bắt buộc
bạn
hút thuốc lá, thuốc lào
để
bạn
trở thành người
nghiện
ngập, người bệnh tật,
người khổ đau. Và như vậy, chính bạn là người hại bạn. Bạn cứ suy nghĩ lại đi xem có đúng không?
Đừng
đổ thừa tại
xã hội mọi
người đều
hút
thuốc lá, thuốc lào mà bạn phải chịu ảnh hưởng
theo. Theo hay không theo là quyền của bạn, chứ không ai có
quyền bắt buộc bạn.
Cho nên, khi nghe
chúng tôi nói: “Mình làm
hại mình”, thì các
bạn không bao giờ tin. Bây
giờ, các
bạn đã tin lời nói của chúng tôi chưa? Lời nói của chúng tôi là lời nói chân thật. Nói vì lợi ích cho các bạn, chứ không phải nói xấu hay bài bác sự hút thuốc lá,
thuốc lào
của
các bạn để
làm gì? Đúng như vậy, các
bạn là người hút thuốc lá, thuốc lào thì các bạn hãy tự xác định lại mình, mình là người như thế nào? Các bạn có phải là người vô đạo đức nhân bản - nhân quả với các bạn chăng?
Có đúng vậy không hỡi các bạn?
Các bạn có biết hiện giờ toàn cả thế giới đang chi phí một số tiền rất lớn về thuốc lá
không? Những hãng và công ty thuốc lá trên
toàn cầu
có số lượng công nhân rất đông đảo và
thuốc
lá đang phát triển mạnh. Điều đó chứng tỏ
người nghiện thuốc
lá trên hành tinh này rất đông. Nếu
thống kê đầy đủ thì số tiền tiêu thụ về
thuốc lá hàng năm đã thiêu huỷ hàng tỷ đô la.
Chúng tôi nghe chương
trình thế giới muốn bài trừ bệnh lao mà
không bài trừ thuốc lá, thì
chúng tôi e rằng bệnh lao phổi không bao giờ
bài
trừ chấm dứt được. Vì còn thuốc lá là còn
bệnh lao phổi.
Nguyên nhân sinh ra bệnh lao thì ai cũng biết
do vi trùng lao, nhưng người ta quên rằng khi phổi
mọi người không yếu thì vi trùng
lao không tác hại được.
Người hút thuốc lá dễ bị
phổi yếu, do đó vi trùng
lao
dễ xâm chiếm.
Vậy các nước trên thế giới muốn bài trừ lao thì hãy bài trừ thuốc lá, thuốc lào. Bài trừ thuốc lá, thuốc lào thì phải cấm trồng và sản xuất
thuốc
lá,
thuốc
lào. Cấm
trồng và sản
xuất
thuốc lá,
thuốc lào
thì
có lợi ích
rất
lớn cho mọi
người trên thế gian này:
1/ Thứ nhất là tiết kiệm được một số tiền rất
lớn cho mọi người, mọi gia đình.
2/ Thứ hai là bài trừ những bệnh ngặt nghèo do thuốc lá, thuốc lào gây
ra.
Nếu thuốc lá, thuốc lào mà được quyết liệt bài trừ như thuốc phiện thì mới dễ bài trừ. Bởi chúng đều gây tác
hại
lớn: thuốc lá và thuốc lào gây
tác
hại vào thân như chuột gặm,
còn thuốc phiện gây tác hại vào thân như hổ ăn.
Thưa các bạn! Chúng ta sinh ra đời mang
thân người là khổ, khổ vì miếng cơm manh áo;
khổ vì bệnh tật, tai nạn; khổ vì sinh ly tử biệt; khổ vì già yếu lẫn lộn, quên trước
quên sau; khổ
vì
những nghịch ý, trái lòng. Thế mà chúng ta lại hút thuốc lá, thuốc lào. Hút thuốc lá, thuốc
lào
là làm cho thân chúng ta khổ thêm. Phải
không hỡi các bạn?
Thuốc lá, thuốc lào là một tên sát nhân giết
người,
và
nó đã giết nhiều người khắp nơi trên thế giới.
Vậy mà nó vẫn còn sống ở ngoài vòng
pháp luật. Hiện giờ nó đang được tự do và tiếp tục giết người.
Thế mà loài người không có một biện pháp nào mạnh mẽ, một đạo luật nghiêm minh, để lên án và trừng trị tên giết người này.
Theo chúng tôi
nghĩ: tội của
nó
phải bị kết án tử
hình. Có xử phạt như vậy
thì vĩnh viễn loài
người mới được bảo vệ bình an.
Chúng ta hãy
làm gì
đây? Cho
đời sống
chúng
ta sống
được an vui,
hạnh phúc,
nếu
không tập sống một đời sống đạo
đức
nhân bản
- nhân quả, thì chẳng bao giờ tìm thấy được chân
hạnh phúc của cuộc đời này.
|
Ø
UỐNG RƯỢU
|
LÀM HẠI MÌNH
ống rượu làm hại mình, đó là một hành
động vô đạo đức với mình. Rượu gây tác hại
vào
thân, khiến cho nhiều sự khổ đau xảy ra
như:
1- Hại thứ nhất: Rượu khiến cho cơ thể nghiện ngập,
khi cơn nghiện khởi lên thì người nghiện rượu bắt đầu
ói mửa, khạc nhổ, cơ thể họ
khó chịu, họ không còn làm ăn bất cứ một việc
gì
được nữa. Muốn biết rõ cơn nghiện rượu khởi lên
hành hạ cơ thể như thế nào thì chúng ta nên
đến
gặp những người đã nghiện rượu
mà hỏi họ, thì họ sẽ kể lại cho chúng ta
nghe rất cụ thể, rõ ràng khi “ma rượu
nhập”.
2- Hại thứ hai: Rượu có chất
độc
kích thích
thần kinh khiến ta nhớ lại chuyện cũ năm xưa.
Cho nên, người uống rượu say có khi khóc than,
thương tiếc một điều gì đã xảy ra trong quá khứ lâu xa; nhưng cũng có khi lại tức giận, sân hận, la hét, đánh đập, hăm doạ, chửi mắng người
khác, làm động làng, động xóm; có khi lại nói lẩm bẩm
trong miệng giống như một
người điên; có khi đụng đâu nằm đó ngủ, không cần biết dơ sạch, chuồng
gà, chuồng heo, chuồng bò, đều vào nằm ngủ như thường; có khi lại nằm ngủ theo vệ đường, ói mửa hôi hám, bẩn thỉu, quần áo xốc xếch, múa chân múa tay, chân đi ngã tới ngã
lui không vững vàng; có khi lại hát
nghêu ngao, v.v...
Người say rượu không còn trí sáng suốt minh
mẫn, không phân biệt thiện ác, tù tội. Nên khi
say rượu họ cầm dao
giết người dễ như chơi. Đó là hành động tự làm khổ họ, tự làm hại họ mà họ
đâu
có biết.
3- Hại thứ ba: Bản thân, vợ và con là những người
họ thương yêu nhất. Nhưng khi đã nghiện
rượu rồi thì họ bất kể... Họ tuyên bố: “Thà bỏ vợ chứ không bỏ rượu”. Coi như họ đã tự huỷ
hoại chính bản thân, rồi dám phế bỏ cuộc đời
của vợ và cả tương lai con cái.
Họ
không còn là một người có nhân nghĩa nữa.
Người uống rượu tự hạ phẩm cách của mình
như vậy, cho nên không còn đủ tư cách
của một người chồng,
người cha nữa.
Từ đó vợ con họ không còn nể nang, không thể nghe lời dạy bừa,
những lời bắt
nạt, những lời thiếu sáng suốt ấy. Do vậy, hạnh
ÑAÏO ÑÖÙC LAØM NGÖÔØI - TAÄP 2
phúc của họ bị chôn vùi, vợ và con cái của họ
luôn sống trong cảnh chán chường, mặc
cảm. Việc học tập của con cái, các công việc trong
gia
đình họ đều thua sút mọi người,
vì
người là rường cột trong gia đình đã... hư hoại.
Trong xã hội, chúng ta đã từng chứng kiến
quá nhiều cảnh bức xúc tột độ của
những người
vợ khốn khổ có chồng say xỉn... Vì sống không chịu nổi cảnh chồng say xỉn, đánh đập, chửi
mắng... nên
người thì muốn đi tự tử; người thì
nhiều lần làm
đơn ly dị; người thì đã ra hoà giải
và
ra toà... rượu đã làm gia đình
tệ hơn địa ngục. Nếu nhà nước vì thương dân, ra lệnh cấm rượu
và
thuốc lá... thì đó là niềm
vui thật sự của toàn dân
(Những người nghiện cũng chỉ khổ có một
thời gian ngắn thôi, cai nghiện là hết khổ. Khi
ấy, họ cũng sẽ cảm ơn nhà nước).
4- Hại thứ tư: Hao tốn tiền bạc một
cách không ích lợi (mua
rượu uống). Nếu mọi người
trên thế gian này đừng uống rượu, mà số tiền tiết kiệm đó được để dành cứu giúp cho những
nước
chậm phát triển còn nghèo đói, thì có thể thế giới sẽ xoá đói giảm nghèo dễ dàng.
5- Hại thứ năm: Người uống
rượu phần đông cơ thể sinh ra nhiều bệnh, như bệnh phù nề, bệnh xơ gan, bệnh tim, v.v... Tuổi thọ bị
giảm. Trong gia đình chúng tôi có nhiều người uống rượu, chết khi tuổi còn trẻ với những bệnh
0 nhận xét:
Đăng nhận xét
Ví bạn hãy dùng ngôn ngữ lịch sự, tôn trọng lẫn nhau, mỗi người có cấp độ trình độ riêng nên không nên phán xét nếu không thông hiểu. Xin cảm ơn!