xác định quả quyết: “Đời là khổ”. Có đúng không các
bạn?
Đời là khổ, nhưng chúng ta
biết
chuyển nó thì nó sẽ hết khổ. Các bạn ạ! Có nghĩa là chúng ta sống với lòng yêu thương chân thật đối với sự sống của muôn loài.
Vì sự sống của mình, mà sự sống chết của
muôn loài vật như chỉ mành treo chuông. Vì thế, chúng phải khóc thương,
khóc thương cho kiếp sống khổ đau của mình, phải chịu lầm than, bạc phước,
bị loài người ác độc, vô đạo đức hiếu sinh, nên
đã,
đang và sẽ giết hại để rồi
ăn thịt.
Sao lại nỡ nhẫn tâm, vì sự sống của mình mà giết hại chúng sanh ăn thịt? Trong những tiếng kêu la thảm thiết của chúng, mà chúng ta không
chút lòng
thương xót sao?
Sao lại nỡ nhẫn tâm chà đạp lên sự sống của muôn loài vật khác?
Trong lúc đó mọi vật đều muốn sống, sống bình đẳng như
nhau, sống bình an
và
hạnh phúc.
Chúng tôi thành tâm, tha thiết kêu gọi lòng đạo đức yêu thương sự sống của các bạn, đối với loài người và đối với vạn loài vật khác trên hành tinh này. Các bạn có nghe chăng? Có hiểu
được lòng của chúng tôi chăng? Mỗi khi chúng tôi nghe tiếng kêu của những con vật mà các
bạn
đang đập đầu, cắt cổ, nhổ lông làm thịt để
làm thực phẩm, thì lòng chúng tôi đau xót vô
cùng, cảm thấy như chính mình đang chịu sự
giết hại đó.
Các bạn có biết đâu? Mỗi một con vật bị
các bạn giết
là
một phần nghiệp
của
các bạn,
đang thọ quả khổ đau do các bạn đã từng
làm ác tạo ra. Nói một cách khác cho dễ hiểu
hơn, là
bạn đang giết và ăn thịt con của các
bạn mà các bạn không biết. Vì mỗi con vật được sinh ra đều do từ môi trường sống. Trong môi
trường sống có nghiệp ác hay thiện của các bạn, hằng ngày hành động của các bạn
đang thải ra
trong không gian
vũ trụ bao nhiêu
những nghiệp. Mà khi đủ duyên hợp chất nghiệp, thì sinh
ra
các loài vật hoặc loài người.
Mỗi khi chúng tôi nhìn thấy các bạn
giết hại chúng sanh và ăn thịt chúng, thì
chúng tôi cảm thấy xót xa, thương cho các bạn vô cùng.
Vì chính các
bạn
đang ăn thịt con của các bạn đấy,
ăn thịt những
người thân của các bạn.
Các bạn có biết không? Do sự vô minh mà
các bạn sẽ đánh mất nền đạo đức hiếu sinh sự sống trong lòng của các
bạn. Đó là nền đạo
đức cao thượng
tuyệt vời, nó đem lại một sự sống an lành cho các
bạn và cho mọi
loài trên hành tinh này. Nó đem lại cho quả đất này một mầu xanh tươi đẹp, một vẻ đẹp đẽ vô cùng; nó đem lại một sự thanh bình, an ổn cho muôn loài vạn vật,
sống không còn lo âu và sợ hãi nữa.
Nếu một con người sanh ra mà để cho một
con
thú vật nuôi, thì
con người sẽ không biết nói
tiếng
người, mà chỉ biết kêu, hú như loài vật. Và
chẳng biết
đi đứng bằng
hai
chân
như con người, chỉ còn biết bò, đi 4 chân như loài thú vật.
ĐẠO ĐỨC HIẾU SINH THỂ HIỆN LÒNG
THƯƠNG YÊU GIỮA NGƯỜI VÀ TÊ GIÁC
Có lòng thương yêu và tôn trọng sự sống, con
người mới có thể
sống yên vui, chan hoà giữa muôn loài (Kết bạn với
tê
giác - Ảnh
trên Internet)
Một con chim được người nuôi
dưỡng
và
dạy nói tiếng người,
con
chim sẽ nói được tiếng
người một cách
dễ
dàng, không mấy khó khăn.
Có khi nào các bạn nghe con chim nói tiếng
người chưa?
Có
nhiều
loại chim nói được tiếng người như: chim anh vũ, chim sáo, chim cưởng, chim
nhồng, v.v... Đều do con người
dạy
và tập luyện
chúng. Bởi vậy, con
người
cũng như con thú
vật, chỉ
có sự học hỏi và tập luyện mà thành
thói quen tốt hay xấu, có đạo đức hay vô đạo
đức, v.v... mà thôi. Thói quen có hai phần: phần
tốt và phần xấu.
Vậy thói quen là gì? Thói quen là do một
hành động gì huân tập nhiều
lần đã
thấm nhuần. Nếu một người thường sống theo ác pháp thì sẽ quen đi với những hành động ác. Bởi vì ý thức
chủ
động điều khiển hằng ngày theo hướng ác, thì ngày ngày tăng thêm một
chút ác,
mỗi
chút ác ấy gom lại thành thói quen
ác.
Khi đã huân tập thành thói quen ác thì rất khó bỏ, muốn bỏ thì cũng không phải dễ dàng. Ví dụ như từ lâu chúng ta quen ăn thịt chúng
sanh, bây giờ bỏ không ăn thịt chúng sanh nữa, thì đó là một việc làm
cũng không phải dễ dàng.
Muốn bỏ một hành
động nào đã thành thói
quen, thì chúng ta
phải có nghị lực, có gan dạ và còn
phải bền chí thì mới mong bỏ được. Một thói
quen xấu mà muốn bỏ để trở thành thói quen tốt, thì phải vất vả, gian nan mới bỏ được.
Tuy biết
rằng ăn thực
phẩm thực vật vẫn sống bình thường, nhưng vì thói quen, tâm chúng ta vẫn thèm thịt cá, vẫn thích ăn nước mắm hơn là ăn nước tương.
Chúng ta vẫn biết, mỗi con vật được đem ra giết để làm thực phẩm, đều có sự đau khổ, đều
có sự phản ứng chống lại hoặc cầu cứu, van xin
để được chúng ta tha mạng sống. Nhưng chúng
ta
làm ngơ như không biết, hoặc chúng ta không biết
thật sự, hoặc chúng ta thích thú khi
thấy con vật bị cắt cổ nhổ lông, bị thọc huyết, bị đập đầu, bị chích điện... Khiến cho con vật chỉ còn kêu lên
một
tiếng, giẫy giụa rồi ngã xuống bất động,
chết một cách thương tâm
nào có ai biết! Chết một cách đau đớn nào có ai hay! Chết một cách thê thảm,
xương thịt được người ta phân chia
ra từng ký lô, rồi từng người mua mang về làm
thực phẩm ăn tươi nuốt sống một cách hả hê, thích thú...
Bởi vì thói quen ăn thịt chúng sanh là một
thói quen đã làm
mất
đi lòng thương yêu chân
thật của con người đối với sự sống của muôn
loài. Lòng thương yêu sự sống của muôn loài là một hành động đạo đức hiếu sinh cao
thượng và
cao
đẹp nhất của một động vật cao cấp như loài người. Mà chỉ có loài người mới
thực
hiện được
đạo
đức hiếu sinh, ngoài loài người ra thì không
có loài vật nào có thể sống và làm
được
những hành động đạo đức cao thượng tuyệt vời này.
Con người
không học hành, không tập
luyện
đạo
đức hiếu sinh này, thì cũng chẳng khác nào
là
những con thú vật. Con người có tập luyện học hành, biết sống có đạo đức, có lòng yêu thương
này, thì
con
người sẽ hơn con thú rất nhiều. Nói cách khác cho dễ hiểu hơn, là con người thoát ra khỏi bản chất của loài cầm thú.
THỰC PHẨM CỦA CON NGƯỜI PHẦN NHIỀU
LÀ
THIẾU ĐẠO ĐỨC HIẾU SINH
Nuôi thân mạng mình bằng sự đau khổ và cái
chết
của loài khác, thì rồi đây tự mình phải chuốc lấy biết bao quả báo khổ đau,
bệnh tật... (Làm thịt
mèo - Ảnh trên Internet)
Tập luyện, học hành sống có đạo đức hiếu
sinh, biết thương
yêu sự
sống của
muôn
loài là tập
thành thói quen tốt, thói quen tốt đáng được ca ngợi. Còn tập luyện, học hành sống không có đạo
đức, không biết thương yêu sự sống của
muôn loài thì thường giết hại,
làm
đau khổ mình
và
chúng sanh. Ngược lại, hằng ngày nếu còn nỡ
lòng nào ăn thịt chúng, thì đó là tập thành thói
quen xấu
ác, thói
quen xấu
ác làm đau khổ mình, đau khổ người và đau khổ muôn loài vật, thói quen ấy không được ca ngợi, không được
khen tặng, không được chấp nhận, luôn luôn bị chê bai và khinh bỉ. Làm người phải xa lìa, viễn ly những hành động xấu ác này,
những hành
động xấu ác này nó biến
chúng ta trở
thành ác thú hay
là
ác quỷ.
Vì thế, trong sự ăn uống có sự đau khổ của
loài vật, thì đó là sự ăn uống trong các pháp ác. Sự ăn
uống trong ác pháp
là
huân tập sự đau khổ
vào
thân của mình, huân tập sự đau khổ vào
thân của mình là tạo thành nghiệp ác, nghiệp ác
ấy
là nguyên nhân sẽ đưa đường dẫn
lối cho các
bạn
gặp những tai hoạ khổ đau và bịnh tật.
Thói quen ăn thịt chúng sanh của con người, cũng giống như thói quen ăn uống của
loài vật, đều do sự huân tập từ khi mới lọt lòng mẹ
được
sinh ra. Nếu được cha mẹ cho ăn uống như thế
nào lúc mới biết ăn, thì
sẽ thành thói quen ăn
uống như vậy.
Ví dụ: Một đứa bé vừa
sinh ra được loài khỉ
vượn nuôi, thì đứa bé lớn lên ăn bằng trái cây
mà không thể ăn thịt cá được.
Cũng đứa bé ấy được loài
sói
nuôi, thì đứa bé ấy ăn thịt sống của
con vật khác; cũng đứa bé ấy nếu được con
người nuôi thì
ăn thịt nấu chín.
Cho nên, về
vấn đề ăn uống là thói quen, chứ
không phải nhất định bắt buộc
loài vật nào phải
ăn uống theo thực phẩm của loài vật nấy. Nếu ăn
thịt chúng sanh thì thành thói quen ăn với thịt
chúng sanh. Nếu ăn với rau cải thì thành thói
quen với rau cải. Nếu ăn với trái cây thì thành
thói quen ăn trái cây. Cho nên, bản chất của loài
vật
và loài người do huân tập mà thành thói
quen.
Vì thế người ăn
thịt, cá thì
thành thói quen ăn với thịt cá, không có
thịt cá thì không ăn được, không có thịt cá thì sanh ra thèm thịt cá, cơ thể quen với thịt cá, không có thịt cá thì sanh ra bệnh tật. Do bịnh tật mà bảo rằng thiếu chất bổ thịt cá là
không đúng, Nếu cho rằng trong thịt cá (thịt động vật) là có chất bổ đầy
đủ, cũng là
không đúng. Con bò ăn cỏ cũng có chất bổ,
bằng chứng trong sữa bò có rất nhiều chất bổ.
Sữa bò từ cỏ mà có.
Vì
con bò không có ăn thịt
cá.
Do suy luận như vậy thì chúng
ta
biết, đâu phải từ
thịt cá mà có chất bổ. Nếu bảo rằng không ăn thịt cá thì cơ thể dễ sanh ra bệnh tật, thì điều
này cũng không đúng. Bịnh tật là do sự vô thường của cơ
thể;
do
ác tâm; do tâm hồn không thanh thản, an ổn; do cơ thể làm việc
quá
sức; do đói khát; do giận dữ rầu lo, phiền não; do đời sống thiếu đạo đức vệ sinh: vệ sinh về cơ thể, vệ sinh về tâm
hồn, vệ sinh về môi trường.
Nhất là do thiếu lòng thương yêu sự sống của
muôn loài vạn vật.
Bịnh tật không phải vì có thịt cá, hay không
có
thịt cá, mà bịnh tật là do cơ thể có sự thay đổi
sanh diệt vô thường, là do môi trường sống ô nhiễm, là do ăn uống không điều độ, là do ít vận động hay là do vận động quá nhiều, là do tâm
hồn không được thanh thản, an lạc,
v.v... như
chúng tôi đã nói ở trên.
ĐẠO ĐỨC HIẾU SINH KHÔNG CÓ, NGƯỜI TA GIẾT HẠI
LOÀI CÁ TÔM
Hàng ngày, loài
cá tôm bị giết hại để làm thực
phẩm cho con người nhiều không kể siết. Đó là
nhân, thì quả là nghề chài lưới
thường gặp những tai nạn: cướp biển, bão tố, sóng thần, v.v... có khi
chết
bỏ xác ngoài biển (Đánh bắt cá - Ảnh trên
Internet)
Cho nên, thịt cá cũng chỉ do ăn uống mà thành thói quen, cũng giống như người không
uống rượu thì không nghiện rượu.
Người không
hút thuốc lá thì không nghiện thuốc
lá. Người
không hút thuốc phiện thì không nghiện thuốc phiện. Người không ăn
thịt chúng sanh thì không nghiện
thịt chúng sanh. Nghiện tức là huân
tập
thành thói quen.
Khi nghiện một điều gì thì bỏ rất khó,
chẳng
hạn
người
ta đã
nghiện thịt chúng sanh, thì khi không có thịt chúng sanh người
ta sanh ra thèm khát. Vì thế người ta phải nuôi
chúng
sanh
để ăn
thịt. Những loài
vật thiên
nhiên người ta đã săn lùng bắt sạch, cho nên trên
hành tinh này có nhiều loài động vật hoang
dã
đã bị diệt chủng. Gần đây có những con vật mà
chúng tôi không còn gặp
chúng
nữa.
Cách đây 40, 50 năm,
nơi chúng tôi
ở có những loài chim,
sáo, cưỡng, nhồng, gõ kiến.
Hằng ngày chúng rộn rịp ca hót líu lo, líu lít,
còn bây giờ
thì không còn nữa, chúng đã bị diệt mất rồi.
Tiếng ca hót của chúng ngày xưa, nay đã im bặt, không còn nữa. Còn đâu những buổi trưa hè
với những tiếng chim kêu thân thương ấy, lúc
còn bé chúng tôi
đã
từng thưởng thức những bản
hoà tấu nhạc thiên nhiên của những loài chim, mà ngày nay chúng tôi không còn nghe tiếng
hót, tiếng ca ấy nữa.
Vậy, những bóng chim thân thương ấy đi về
đâu?! Và chúng tôi cảm thấy bùi ngùi thương nhớ những loài chim, những người bạn nhỏ bé
của chúng tôi, chỉ còn vang bóng một thời xa. Nếu xét cho cùng tận,
thì loài người là một loài động vật ác độc nhất trong các loài động vật.
MỘT HÌNH ẢNH ĐAU THƯƠNG
MÀ LOÀI NGƯỜI ĐÃ VÔ TÌNH ĐỂ LẠI
Nhìn hình ảnh này, máu, thịt, xương của loài
vật
đang đổ xuống và đổ mãi mãi (Lò giết mổ lợn
- Ảnh trên Internet)
Ai đã làm mất đi sự sống hồn nhiên của thiên
nhiên? Ai đã cướp đi sự sống của muôn loài vạn
vật? Bây giờ về quê tôi, tiếng máy cày, tiếng
động cơ xe gắn máy
chạy rộn rã ồn náo không còn như những ngày xưa, trong bầu không gian yên tịnh, tiếng chim kêu thánh thót gọi sáng, trưa, chiều.
Con người
đã
dùng mọi
cách
săn bắn, lưới
rập, bắt chúng để ăn thịt, khiến cho chúng vắng
bóng, mất đi. Đó là nói về những loài chim, còn những loài cá thì sao? Quê tôi cá cũng không
còn nữa, từ nơi đâu trôi dạt về một hai con cá,
thỉnh thoảng mới thấy một con cá mè, cá lòng
tong bơi lội vội vàng như e dè, sợ hãi. Chúng
đã nhiều lần thoát chết một cách bất ngờ. Bởi vì
con người hiện giờ tâm
quá ác độc như trên
chúng
tôi
đã nói,
dùng dòng
điện
chích vào trong nước, khiến cho loài thuỷ tộc không còn
tránh nơi đâu thoát khỏi chết. Nếu không có lệnh nhà nước
cấm, thì hôm nay
xuống sông
không còn có một con cá, một con tôm. Người ta đã quá ác độc, tàn nhẫn đối với những loài thú vật
hoang
dã,
có nhiều loài
vật
đã bị
tuyệt chủng.
Quê
tôi hiện giờ không
còn
tìm thấy
chim
cưỡng, chim hoạch trắng, hoạch mồng,
hoạch vàng, chim
sáo
sậu, sáo sành, sáo đen, v.v...
Ngày xưa cách đây 40, 50 năm, lúc chúng tôi
còn bé, cá bơi lội xanh nước. Nhìn đàn cá vui đùa bơi lội trong nước,
chúng thảnh thơi bơi lội tung tăng,
khiến cho lòng chúng tôi hân hoan
sung sướng, giống như chúng tôi đang bơi lội
an nhàn, vui đùa. Lúc bấy
giờ,
cảm tưởng của chúng tôi như đang hoà mình trong sự
sống chung nhau trên một
môi
trường hồn
nhiên,
thanh thản,
an lạc của vũ trụ thiên nhiên. Không có một con vật nào ăn hiếp con vật nào, không có một con vật lớn nào ăn thịt con vật bé nhỏ
nào.
Tuy lúc bấy giờ chúng tôi còn bé,
nhưng tâm hồn của chúng tôi luôn hướng về sự sống chung nhau, sự sống của
muôn loài, của ngàn cây nội cỏ, sự sống của thiên
nhiên, sự sống của môi trường sống, sự sống của hành tinh địa cầu của
chúng tôi.
SỰ SỐNG CỦA THIÊN NHIÊN: BIỂN, SÔNG, NÚI, ĐẤT, ĐÁ, CÂY CỎ VÀ CÁC LOÀI ĐỘNG VẬT, THỜI TIẾT VÀ KHÍ HẬU
(Một hình ảnh yên bình của thiên nhiên
châu
Phi - Ảnh trên Internet)
Một hành tinh có sự sống vô vàn
đẹp đẽ, có
một
màu xanh tươi
mát rượi như
lòng đại
dương, có muôn vàn vạn
loài vật khác nhau cùng sống chung nhau. Nếu mà tất cả
muôn loài vật đều biết thương nhau, đừng ăn thịt lẫn nhau
thì sự sống trên hành tinh này đẹp đẽ vô cùng.
Phải không hỡi các bạn?
Có một lần, chúng tôi cùng mười người bạn
và
ba vị Giáo sư: một ông dạy Anh văn, một ông dạy Pháp văn và một ông dạy Việt văn rủ nhau
đi
săn2. Chúng tôi đi săn bằng giàn thun (súng cao su), cung, tên,
ná, không có súng. Vì lúc bấy
giờ, đất nước chúng tôi đang có chiến tranh, nên
người dân không có quyền có
súng,
chỉ quân đội
mới
có súng.
Một người
bạn của chúng tôi bắn được một con chim, con chim chết máu đỏ ướt cả lông, đôi mắt con chim mở tròn lóng lánh, nhìn chúng tôi như oán hờn, trách móc chúng tôi sao quá ác
độc, đã cướp đi sự sống của một con chim nhỏ
2-
Lúc bấy giờ, chúng tôi chỉ là một chú điệu ở
trong chùa, chỉ biết học
hành, học kinh tụng, học giới luật, học chữ Hán và đến trường học chữ
quốc
ngữ. Hằng ngày tụng kinh trong bốn thời công phu: khuya, chiều, tối, trưa, chứ chưa hiểu
biết tu để làm gì? Và tu như thế
nào? Chỉ biết cha mẹ cho đi tu là vào ở chùa. Thầy dạy sao thì học như vậy. Tâm hồn còn trong trắng chẳng ảnh hưởng tôn giáo,
chẳng lem luốc cuộc đời cũng
giống các bạn học sinh khác đồng lứa tuổi. Mãi
đến
cuối năm 1969, cái chết của người cha thân
yêu
làm chúng tôi bừng tỉnh. Năm 1970, chúng
tôi buông bỏ sạch, theo
Hoà Thượng Thanh Từ tu
thiền định.
bé.
Và
nếu còn tiếp tục trò chơi săn bắn này, thì chúng tôi sẽ còn cướp mạng sống của nhiều con vật khác nữa.
Nhìn con chim
chết trên bàn tay của
người
bạn
học, mà chúng tôi không cầm được nước mắt của mình, cả tâm
hồn chúng tôi tê tái, một
niềm thương xót tận đáy
lòng, dâng lên cổ họng, khiến cho chúng tôi nghẹn ngào, nước mắt lại
rơi
nhiều hơn
nữa.
Nhìn con chim đã chết, mà chúng tôi cảm
thấy như một người thân của mình chết,
tôi
thương con chim lắm! Thương như một người mẹ thương con.
Tôi thương con chim lắm!
Thương như thương thân mình.
Tôi
thương con
chim lắm!
Thương như ai đang cắt ruột gan chúng tôi.
Ngay liền lúc bấy giờ, chúng tôi ném chiếc súng cao su vào
bụi cây
trong rừng. Chúng tôi
đâu
còn vui thú gì đi săn nữa? Lòng dạ chúng
tôi tê tái. Trò vui ấy đã chết đi trong lòng của
chúng tôi và chết đi vĩnh viễn. Suốt cuộc đời của chúng
tôi, đây là
lần
đi săn cuối cùng.
Chúng tôi mãi mãi xa lìa những hành động thiếu
đạo đức hiếu sinh này. Rồi cáo từ trở về nhà, lấy
cớ là bị nhức đầu, không thể tiếp tục trò chơi
ác độc này
nữa.
Từ đó, tâm hồn của chúng tôi không
còn hứng thú trong trò chơi giải trí ác độc này nữa.
Nhìn cái chết của con chim, chúng tôi ưu tư và suy nghĩ về sự sống của con người.
Tại
sao con người lại quá ác độc như vậy? Lấy sự giết hại sanh linh mà làm trò giải trí của
mình.
Lấy
thịt chúng sanh làm món
ăn mà không thương
xót chút nào? Tại sao con người
biết sợ chết, biết sợ đau, sợ khổ, mà lại nhẫn
tâm giết hại và ăn
thịt chúng
sanh?
Con người có trí tuệ thông minh, biết đau khổ, biết ham sống, sợ
chết, biết không muốn ai làm khổ mình, biết ác, biết thiện,
biết xấu, biết
tốt, biết thương ghét, biết thù hận, biết xấu hổ. Mà sao lại nhẫn tâm giết hại chúng sanh, ăn thịt
chúng sanh cho đành? Ăn thịt chúng sanh lại còn khen ngon, khen ngọt, lại còn cho thịt chúng sanh là béo, là bổ, v.v.... Giết hại và ăn thịt
chúng sanh cũng chỉ là một thói quen ác đức,
một thói quen mê lầm, một thói quen
làm
tan nát sự sống chung trên hành tinh này. Một thói quen
để
tạo ra bao nhiêu
tội lỗi, để rồi phải tự gánh chịu bao nhiêu tai nạn, bao nhiêu bịnh tật khổ đau. Mà
các bạn có biết chăng?
Vì thế, hôm nay muôn loài vật lần lượt
đã vắng bóng. Vắng bóng một cách đau buồn và thương
nhớ. Buồn đau
và thương
nhớ
cho những ngày êm đẹp, yên lành đã qua của tuổi đời thơ ngây của chúng tôi. Chúng tôi ao ước có một ngày nào đó, nơi đây người và loài vật sống
bên
nhau thương yêu như anh em ruột trong một nhà. Nhưng làm
sao có được hỡi các bạn? Hạnh
phúc của ngày xưa trong tuổi thời thơ ấu đâu còn nữa? Những loài chim rừng và chúng tôi
sống bên nhau dưới những tán cây
trong khu
rừng râm
mát. Chúng líu lo tiếng hót, ngày nay
đâu
còn nữa???
Tại sao con người không tập sống
thành một thói quen biết thương yêu sự sống trên
hành tinh này? Một thói quen biết thương
yêu
sự
sống trên
hành tinh này là một thói quen tốt
đẹp
nhất, cao
thượng nhất. Một thói quen mang đến cho muôn loài vạn vật có một cuộc sống
bình an
và
nhiều hạnh phúc.
Còn ngược
lại, giết hại và ăn
thịt lẫn nhau thì
sự
sống trên tinh này sẽ là một sự tàn phá, một sự phá hoại, một sự huỷ diệt hành tinh sống thân
yêu
của chúng ta.
Mà chính
con
người rồi đây phải nhận lấy những hậu
quả của chính con người đã gây ra.
Tóm
lại, đạo đức
hiếu sinh là những hành
động sống hằng ngày của con người, mà mọi người ai cũng cần phải học tập và trau
dồi, để xứng đáng làm người.
Làm người mà không còn mang bản chất
hung ác của loài cầm thú thì mới thật sự làm người; làm người biết thương yêu sự sống của
muôn loài, thì mới đem lại sự an lạc và hạnh
phúc cho mình, cho muôn loài sống trên hành
tinh này.
Làm
người
biết
thương yêu và bảo
vệ hành tinh sống của chúng ta thì mới
thật
sự làm người,
mới
xứng đáng làm người. Có làm người như vậy mới
xứng đáng là người có đạo đức hiếu sinh. Còn ngược lại là phá hoại sự sống của nhau, làm đau khổ cho nhau. Phải không hỡi
các bạn?
Đạo Đức Hiếu Sinh! Có bốn
chữ rất đơn giản, nhưng hành động của nó cao thượng và
đẹp
đẽ tuyệt vời. Ai là người yêu thích đạo đức hiếu sinh này? Ai là người quyết tâm sống một
đời sống với đạo đức này?
Nếu ai sống được
với nó thì hạnh phúc trọn vẹn biết bao, đời sống như ở cõi Thiên Đàng.
Tâm hồn trong sạch, thanh thản, an vui, không
còn có một
ác pháp nào tác động được
vào tâm họ, không còn một chướng ngại nào làm vẩn đục tâm
họ được.
Các bạn có tin
điều này chăng?
Riêng chúng tôi thầm mong ước ngày nào đó, mọi người trên hành tinh này sẽ sống với
lòng thương yêu ấy, với đạo đức ấy, để đem lại sự thanh bình, yên ổn cho muôn loài. Và chúng tôi cũng còn thầm mơ ước
có ngày nào đó, Nhà
nước và Bộ Giáo dục đưa Đạo Đức Nhân Bản vào chương trình học tập cho các em và các
cháu. Để sau này em và cháu của chúng ta biết sống thương yêu sự sống trên hành tinh; biết
sống giữ gìn và bảo vệ môi sinh; biết sống có đạo đức, biết chan hoà tình thương mà không
bao giờ làm khổ mình, khổ người và khổ chúng sanh.
VÌ THIẾU LÒNG HIẾU SINH, MÀ CON NGƯỜI
PHẢI CHỊU NHIỀU QUẢ KHỔ
Đến lúc thời tiết
nhân duyên hội đủ, từ trường
ác
của những hành động sát hại
và
ăn thịt chúng sinh, phá
rừng, v.v...
tạo thành thảm
hoạ
dịch
bệnh, hạn hán, lũ lụt, động đất, sóng thần, v.v... Khi đó,
tài sản và sinh mạng
của con người còn đâu nữa (Động đất và sóng thần kinh hoàng
ở Nhật Bản ngày 11/3/2011, khiến 13 nghìn người
chết
và 15 nghìn người mất tích - Ảnh trên Internet)
|
Ø
Chương III:
ĐẠO ĐỨC
|
VỆ SINH MÔI TRƯỜNG SỐNG
0 nhận xét:
Đăng nhận xét
Ví bạn hãy dùng ngôn ngữ lịch sự, tôn trọng lẫn nhau, mỗi người có cấp độ trình độ riêng nên không nên phán xét nếu không thông hiểu. Xin cảm ơn!