|
Í
BẢO VỆ
MÔI TRƯỜNG SỐNG
ói đến môi trường sống trên hành tinh
này, là nói một môi trường
mà trong đó gồm có:
không gian, bầu không khí, các thứ khí, các loại từ trường, đất, đá, núi, sông, suối, biển, hồ, ao, mưa, nắng, gió, v.v...; có thời tiết khí hậu nóng, lạnh, ẩm, ướt; có rong rêu, ngàn cây nội cỏ và
có các loài động vật nhỏ li ti
như: loài côn trùng, vi sinh và vi khuẩn, cho đến các loài động vật to
lớn khổng lồ như: khủng long, cá
ông, voi, rắn, chim, v.v... Chúng
đang sống chung nhau trên hành tinh này, trong
đó
có loài người.
Loài
người
là
một loài động vật khôn ngoan
và
thông minh nhất trong các loài động vật. Chính vì sự khôn ngoan và thông minh đó, mà
có thể làm
cho môi trường
sống này bị huỷ diệt,
hoặc cũng có thể làm cho môi trường sống này
được mãi
mãi trường
tồn. Môi trường sống này, do được bảo vệ và giữ gìn vệ sinh đừng để bị ô nhiễm, thì sẽ đưa dần mức
sống của muôn loài đến chỗ an ổn,
yên
vui và thanh bình.
Nói đến môi trường sống, mà
không nói đến sự bảo vệ nó, thì chưa
đủ để nói đến môi trường
sống. Nói đến môi trường sống, thì coi chừng
người ta vô tình
nói đến sự huỷ diệt hơn là nói
đến
sự duy trì và bảo vệ nó.
Vì
hiện giờ, hằng ngày người ta đã huỷ diệt sự sống trên hành tinh này rất lớn, bằng cách không giữ gìn vệ sinh môi trường sống,
luôn luôn làm cho nó ô nhiễm.
ĐỐT RỪNG LÀ MỘT HÀNH ĐỘNG
PHÁ HOẠI MÔI SINH, TỘI ÁC KHÔNG THỂ THA THỨ ĐƯỢC
Đốt rừng là một hành động thiếu đạo
đức bảo vệ môi sinh, phá hoại
môi trường sống. Một hành
động tội ác rất nặng, đối với sự sống của muôn vật trên hành tinh này (Cứu chữa cháy rừng ở Tây Ban Nha -
Ảnh
trên Internet)
Một nắm rác, một tờ giấy vụn, một túi bọc ni lông ném bừa bãi, hành động ấy
là những hành
động thiếu đạo đức vệ sinh, hành động như vậy là những hành động phá hoại môi trường sống.
Hành động khạc, nhổ, tiêu tiểu bừa bãi cũng là những hành động thiếu đạo đức vệ sinh, khiến
cho môi trường sống ô nhiễm, bất tịnh, uế trược, hôi thối, đầy
dẫy những loại vi trùng mọi thứ
bịnh tật, nhất là vi trùng
bệnh lao phổi, bệnh ung
thư, bệnh
cùi, v.v...
Nói đến sự bảo vệ và giữ gìn môi trường sống tức là nói đến đạo đức vệ sinh. Đạo
đức vệ
sinh là
những hành động
hằng ngày
của chúng ta không làm
ô nhiễm
môi
trường sống.
Không làm ô nhiễm
môi
trường
sống tức là
không làm khổ đau cho mình và cho mọi người.
Từ ngàn
xưa
cho đến ngày
nay, con người
sống trên hành tinh này đã từng xây dựng bao nhiêu công trình vĩ
đại, để phục vụ đời sống tinh
thần và vật chất của
con người. Nhưng vô tình
chúng ta đã tự huỷ diệt sự sống chung của muôn
loài vật khác, trong đó có chúng ta.
Bằng chứng hiện giờ, chúng ta đã thấy trước mắt
những nhà máy sản xuất ra vật chất để phục vụ cho đời sống con người, thì thường thải ra
những chất khí độc, những chất độc hoá học. Từ những chất
khí hoá học độc đó, đã gây ra nhiều
loại bệnh tật cho con người, cho các loài vật,
cũng như làm cho tất cả những loài thảo mộc
khô héo, tàn úa và chết dần mòn.
Nói đến và kêu gọi mọi người
bảo vệ và giữ
gìn
môi
trường sống
trên
hành tinh
này, mà
không nói đến trách nhiệm
và
bổn phận đạo đức
vệ
sinh của
con người đối với sự sinh tồn của
muôn loài vạn vật, thì chúng tôi e rằng lời kêu
gọi bảo vệ đó chỉ là lời nói suông. Nếu có thật
tình cũng chỉ là một
việc làm
lấy lệ, cho có
hình thức mà thôi.
Nếu có một luật pháp nào được
đặt
ra, để bắt
buộc mọi người dân phải thi hành luật bảo vệ và giữ gìn vệ sinh môi trường sống, mà không dạy
họ
mọi hành động đạo đức về trách nhiệm và
bổn phận giữ gìn vệ sinh môi trường sống, thì
chẳng bao giờ họ tuân hành pháp luật đó. Cũng
giống như hiện giờ, luật lệ giao thông được
đặt
ra,
là để bắt buộc mọi người phải tuân hành, tuân hành là để bảo vệ sinh mạng chung cho
mọi người, nhưng người dân vẫn vi phạm luật giao thông.
Vì
thế, hằng ngày tai nạn giao thông
vẫn
xảy ra đều đều, đã để lại cho đất nước
này
một sự đau đớn
và
mất mát to lớn.
Luật lệ là giúp cho mọi người sống có an
ninh trật tự, thế mà áp dụng luật lệ thì mọi người sẽ rất khó chịu. Họ chẳng biết trách nhiệm và bổn phận thi hành đạo đức vệ sinh phải làm như thế nào cho đúng, cho phải. Vì thế từ trước đến
nay, người ta chỉ biết thi hành theo luật lệ giữ gìn vệ sinh, chứ nào có biết đâu lại có đạo đức
vệ
sinh môi trường bao giờ. Theo luật lệ vệ sinh,
thì họ làm
cho lấy
có,
còn nếu không có lời kêu gọi nhân dân giữ gìn vệ sinh thành phố sạch đẹp
của
nhà nước, thì họ lại
sống quăng ném rác bừa
bãi, không có chút hành động vệ sinh
nào
cả. Họ đâu biết rằng, hành động đạo đức vệ sinh
là đem
lại sức khoẻ bình an cho họ; họ đâu
biết rằng bịnh tật là do hành động ăn ở ném
rác bữa bãi thiếu vệ sinh.
MỘT HÌNH ẢNH ĐAU THƯƠNG DO THIẾU
ĐẠO
ĐỨC VỆ SINH MÔI TRƯỜNG
|
Người dân thành phố ném rác
bừa bãi, làm ô nhiễm môi trường sống
nơi đây,
tức
là người dân thành phố chưa hiểu đạo đức môi
sinh
là một điều quan trọng rất cần
thiết cho cuộc sống loài người (Cá chết nổi dày
đặc lẫn với rác bẩn
ở mé hồ Trúc
Bạch, phía gần đường Thanh Niên, Hà Nội - Ảnh
trên
Internet)
Ném rác từ trong nhà tới ngoài đường, đi tới đâu cũng thấy rác bẩn tới đó, dưới sông,
trên
bờ,
đâu
đâu cũng thấy rác bẩn. Thỉnh thoảng lại
thấy heo chết, chuột chết, gà chết... trôi nổi dưới
dòng sông, kinh, mương, rạch, suối, hồ,
ao,
v.v... mùi hôi thối bất tịnh lấy làm khó chịu. Lối sống như vậy chẳng khác nào là con thú vật. Mọi người sống như vậy làm
sao gọi là giữ vệ sinh
môi trường, sống như vậy chỉ là làm
ô nhiễm
thêm
môi trường mà thôi. Bằng chứng hiện giờ,
nhà nước kêu gọi người dân thành phố giữ gìn
vệ
sinh, để thành phố được sạch đẹp, nhưng người dân thành phố là dân trí thức, mà chuột chết còn ném ra đường phố, thì chúng tôi không
biết người
dân thành phố,
họ đã
hiểu gì về những hành động thiếu đạo đức
vệ sinh này. Đường
phố được quét dọn sạch sẽ,
thế
mà người ta vẫn ném rác bừa bãi, nhất là
những nơi không
có cảnh sát công lộ.
Người dân
thành phố
mà còn
không
thấy
trách nhiệm và bổn phận đạo đức vệ sinh, sống
bừa
bãi như vậy, thì người dân nông thôn đâu có
cảnh sát công lộ, đâu có luật lệ. Cho nên họ
sống hoàn toàn thiếu đạo đức vệ sinh. Thiếu
đạo đức vệ sinh thì họ lại còn ném rác bừa bãi hơn
nữa.
Ở nông thôn và vùng ven
biển, nhờ
người thưa đất rộng, nên không khí có thoáng hơn, chứ dân nông thôn nhiều nhà chưa có cầu xí, phòng
tiêu tiểu. Sống một đời sống còn bừa bãi, rác bẩn đụng đâu ném bỏ đó, ngay cả phân người,
cũng tiện đâu đi
đấy!!??
Từ dân thành phố đến dân
nông thôn, đều không có ý thức giữ gìn môi trường sống trong sạch, nên
khiến cho môi trường sống ô nhiễm lại
càng ô nhiễm hơn. Vì thế mà con người bị bệnh
đau
đủ thứ chứng.
Tỉnh nào, huyện nào khắp trong nước, cũng
có bệnh viện mọc lên như nấm.
Vào bệnh viện
nào
cũng có bệnh nhân. Như vậy bệnh đau do
đâu
mà có nhiều như thế?
Như chúng ta đã biết, thành phố được
pháp
luật bảo vệ sạch đẹp, thế
mà thành phố còn chưa
sạch đẹp. Cho nên pháp luật bảo vệ môi trường sống trong sạch, không bằng lương tâm, trách nhiệm
và
bổn phận bảo
vệ
môi trường sống của mỗi người. Lương tâm, trách nhiệm, bổn phận
bảo
vệ môi trường sống của mọi người là đạo
đức
vệ sinh môi trường sống.
Biết
sáng tạo, biết xây dựng cho sự sống trên
hành tinh, mà
không biết sử dụng bảo vệ và giữ gìn vệ sinh sự
sống, thì đó là sự
huỷ diệt hành tinh, chứ không phải xây dựng cho hành tinh này tốt đẹp.
Nói đến sự bảo vệ và kêu gọi sự
bảo
vệ môi trường sống trên hành tinh này của mọi người,
mà không nói đến đạo đức trách nhiệm và bổn phận của con người đối với sự sinh tồn trên hành tinh này, thì e rằng đó là một lời kêu gọi suông,
một
việc làm lấy lệ cho có hình
thức, chứ
không phải thật tình muốn bảo vệ môi trường sống.
Nếu có một luật lệ
nào được đặt ra, bắt buộc
mọi người phải thi hành giữ gìn vệ sinh và bảo vệ môi trường
sống, thì chắc
chắn luật lệ này sẽ
gặp
rất nhiều khó khăn và khó thành công. Vì mọi người dân sẽ không chấp nhận thi hành luật lệ theo sự không tự giác, có nghĩa là họ sẽ thi
hành miễn cưỡng vì sự bắt buộc này. Cho nên, việc làm gì mà có sự bắt buộc thì rất khó kết
quả. Ngược lại việc làm này, là phải do ý thức
của mọi người hiểu rõ đạo đức làm người là
phải làm như vậy. Và họ còn phải thấy
được
trách nhiệm, bổn phận đối với môi trường sống
là
quan trọng
cho
cuộc sống của họ. Nhất là việc
làm này sẽ đem lại quyền lợi và lợi ích cho họ, thì họ chấp
nhận thi hành ngay liền. Vì thế, mà
chúng ta biết rất rõ về vấn đề bảo vệ và giữ gìn vệ sinh môi trường sống, là phải có sự hiểu biết
thấu suốt đạo đức của nó. Cho nên, vấn đề quan trọng là mọi người,
ai
ai cũng phải được học tập
đạo
đức vệ sinh môi trường sống.
Muốn bảo vệ và giữ gìn vệ
sinh môi trường,
chỉ
khi
nào mọi người
nhận thức
thấy được
trách nhiệm và bổn phận đạo đức của mình. Đạo đức ấy sẽ đem
lại
sự lợi ích rất lớn cho sự sống
còn và hạnh phúc an vui của chính mình. Dù bất cứ
một hành động nào hay một việc làm nào,
khi một hành động hay một việc làm, mà người
ta
không thấy được
trách nhiệm và bổn phận, thì hành động ấy hay việc làm ấy sẽ không cẩn thận và kỹ lưỡng,
thì sự thất bại sẽ dễ dàng xảy đến. Ngược lại, muốn thành công dù việc nhỏ hay
việc
lớn, thì phải cẩn thận và kỹ lưỡng. Nhất là
trong việc vệ sinh môi trường sống, thì phải cẩn
thận và kỹ lưỡng nhiều hơn. Vì đó là lợi ích
chung của nhiều người và mọi sự sống khác.
RÁC NÉM BỪA BÃI LÀ TỰ LÀM KHỔ MÌNH, KHỔ NGƯỜI
|
Rác bẩn tràn lan như thế này thì bảo sao càng ngày càng có nhiều dịch bệnh, nhất là các
bệnh
tật nan y xảy đến với
đời sống của con người (Rùng mình với
rác
trên hồ Gươm,
sau
ngày thứ 3 của Đại lễ
1000 năm Thăng Long, Hà Nội tháng 10/2010
-
Ảnh
trên Internet)
Ở đây chúng ta phải hiểu, vấn
đề quan trọng nhất là phải thấy cho được bổn phận và trách
nhiệm đạo
đức trong
mọi việc làm. Hay
nói
cách khác cho dễ hiểu hơn, là phải thấy cho được trách nhiệm và bổn phận trong mỗi hành
động, việc làm của mình. Thì từ đó chúng ta mới
nhận ra được ánh sáng của đạo đức, chứ không được như vậy thì chúng ta chỉ nói suông ở danh từ đạo đức mà thôi. Nói đến trách nhiệm
và
bổn phận, tức là nói đến đạo đức nhân bản
không làm khổ mình, khổ người...
Nói đến đạo đức nhân bản không làm khổ mình khổ người,
mà không nói đến đạo đức vệ
sinh môi trường sống của con người, với sự sống của muôn loài vật khác thì chưa đủ.
Khi chúng ta hiểu được trách nhiệm
và
bổn phận bảo vệ môi trường sống, tức là hiểu được
đạo
đức vệ sinh môi trường sống như trên chúng
tôi đã nói, thì hằng ngày chúng ta phải thực hiện. Từ một nắm rác
trong
tay cũng
không
được ném bỏ bừa bãi, mà phải bỏ có nơi có chốn, cho đến việc khi
đi
tiêu tiểu, khạc, nhổ;
không được khạc nhổ, tiêu tiểu bừa bãi, mà phải có
nơi có chốn.
Hành động ném một nắm rác trong
tay không đúng chỗ, là thiếu đạo đức vệ sinh môi trường sống. Chúng ta đi trên xe đò hoặc xe buýt trên tuyến
đường xa, thường hay ăn bánh, trái cây,
mía ghim, v.v... thì vỏ trái cây, xác mía,
giấy gói
bánh, hoặc lá, hoặc túi ni lông đều ném
bừa
bãi xuống đường hoặc trong thùng xe. Trên xe lại có
người hút thuốc lá, ném tàn thuốc xuống đường,
lại
có người đang
ngồi trên xe
ho khạc nhổ
xuống đường, chẳng cần biết sạch dơ là gì.
Với
những
hành động trên, là những hành
động thiếu đạo
đức
vệ sinh môi trường sống chung. Khiến cho mọi người khác,
trong đó có chúng ta, sẽ bị nhiễm
những bụi rác độc này mà thành bệnh.
Nhất là tàn thuốc lá thì rất độc, khi nhiễm vào
cơ thể sẽ sinh ra bệnh ung thư. Và nói đến bệnh
thì dù bất cứ bệnh gì, đã bệnh là đau khổ, chắc ai cũng biết rất rõ. Nhưng nguyên nhân gây ra bệnh thì ít ai lưu ý. Chính
nó là hành động thiếu đạo đức vệ sinh môi trường. Vì thế, hầu hết mọi
người, không ai chịu lưu ý hành động đạo đức vệ sinh môi
trường sống này. Nguyên nhân
bệnh
đau
phần nhiều
là do thiếu hiểu biết về đạo đức vệ sinh môi trường sống.
|
Ø
MÔI TRƯỜNG SỐNG Ô NHIỄM
LÀ ẢNH HƯỞNG ĐẾN
SỨC KHOẺ
CỦA CON NGƯỜI
ột hôm, vâng lời mẹ, chúng tôi về Sa Đéc thăm một người cậu sắp chết. Ông bị bệnh
lao phổi rất
lâu, đến thời kỳ không còn chữa được.
Đến nơi, thân hình cậu
chúng tôi chỉ còn da bọc xương. Ông quá ốm, nằm
trên giường bệnh,
Ông thở nghe nặng nhọc, mệt mỏi
và rất khó
chịu.
Xưa,
cậu
chúng tôi có một thân hình khoẻ
mạnh, tưởng chừng như cậu
không bao giờ đau
bệnh. Không ngờ lần về thăm này
cũng là lần thăm cuối cùng của chúng tôi, không bao giờ
gặp
còn lại cậu chúng
tôi được nữa.
Gặp chúng tôi, cậu rất
mừng,
nhưng đứng trước bệnh trạng này, chúng tôi nghĩ đến và tự đặt câu hỏi: Ai đã đem đến những bệnh trạng đau khổ này cho loài người?
Câu hỏi được đặt ra, tức là đã có câu trả lời. Bệnh trạng của con người là
do
chính con người
mang lại. Chứ không có ai mang lại cho nó cả,
như chúng tôi
đã
xác định ở trên.
MÔI TRƯỜNG SỐNG Ô NHIỄM LÀ ẢNH HƯỞNG ĐẾN SỨC KHOẺ CỦA CON NGƯỜI
(Thành phố Bát-da, Irac, gặp phải vấn đề ô
nhiễm môi trường trầm trọng vì chiến tranh
triền miên.
Nguồn nước cũng đã ô nhiễm nặng làm xuất hiện nhiều
dịch
bệnh truyền
nhiễm - Ảnh trên Internet)
Theo sự mê tín của
loài người, thì bệnh đau do Thần
Thánh phạt hoặc bị ma quỷ bắt, khiến
cho có tai nạn và bệnh đau. Từ sự mê tín này,
con người
mỗi
lần có tai nạn hoặc bệnh đau đều đến chùa, miếu,
nhà thờ, thánh thất tụng kinh,
niệm
Phật, sám hối, rửa tội, v.v... để cho tai qua, nạn khỏi, bệnh tật tiêu trừ. Những việc làm này rất mơ hồ, quá trừu tượng, không thiết thực, cụ
thể. Xét cho cùng, những
việc
làm
này là
thiếu đạo đức, lạc hậu, mê tín, nhảm nhí...
Với những việc làm này chỉ có lòng tin, nhưng
lại
tin một cách mù quáng, khiến mình trở thành
người vô đạo đức, hối lộ cho Thần,
Thánh, quỷ,
ma.
Bởi vì mình đã hiểu sai, cho bệnh đau, tai
nạn
và phước báo là do Thần, Thánh, ma, quỷ ban phước, giáng hoạ cho chúng ta. Chúng ta cần phải hiểu cho rõ ràng và cụ thể,
chứ không thể tin một cách mù quáng như vậy. Mà phải hiểu chính do chúng ta không biết giữ gìn vệ sinh môi trường sống, nên khiến cho môi trường sống ô nhiễm mang đầy bụi bặm, trong bụi bặm có rất nhiều loại khí độc, có rất
nhiều loại vi
trùng độc, có rất nhiều từ trường ác độc
do
thói quen của chúng ta thải ra, v.v...
Những loại
khí
độc và những
loại vi
trùng ấy phần lớn gây ra bệnh đau cho con người, nếu con người không biết giữ gìn môi trường sống, khiến cho nó đừng ô nhiễm,
thì con người mãi mãi phải chịu bệnh tật khổ đau.
Theo đạo đức
nhân bản - nhân quả, thì mỗi
hành động của con người
đều
mang đến hạnh phúc hay khổ đau cho họ. Nếu họ biết giữ gìn
đạo
đức vệ sinh môi trường sống, không làm
cho môi trường sống ô nhiễm,
bẩn
thỉu, thì làm
sao
con người bị
bệnh tật được.
Một người
lái xe đi đường thải ra khí độc do
xăng dầu đốt, và khạc nhổ đờm
dãi không nơi,
không chốn, đụng đâu nhổ đó. Người đi đường
ấy đâu biết rằng khí độc chiếc xe thải ra, và
hành động khạc nhổ bừa bãi đã gieo rắc
vi
trùng bệnh lao và bịnh ung thư cho người
khác.
Đó
là một hành
động thiếu đạo đức vệ sinh, gây ra bao nhiêu sự khổ đau cho nhiều người khác.
Một hành động vô ý thức,
đã
vô tình tạo cho môi trường
sống chung ô nhiễm. Và hầu hết hiện giờ
mọi người đang vô tình làm như vậy. Vì thế, hiện
giờ
trong
đất nước của chúng
ta (Việt
Nam), bệnh lao, bệnh ung thư đã giết chết biết bao nhiêu người và còn đang tràn
lan khắp nơi. Nếu vòng đai y tế không chặn đứng được, thì loài người
sẽ
tử vong nhiều
hơn nữa
về
những chứng bệnh lao và ung thư này.
Ngay từ
bây giờ, nếu chúng ta không thấy trách nhiệm và bổn phận đạo đức vệ sinh làm
người, luôn làm khổ mình khổ người, cứ sống
bừa
bãi vô đạo đức vệ sinh môi trường, thì phải chịu thọ những
sự
khổ đau về bệnh
tật. Chúng
ta không thấy
đạo đức vệ sinh môi trường sống là
quan trọng hàng đầu của cuộc sống con người, là tự
chúng ta đã huỷ diệt sự sống trên hành tinh này. Nếu mỗi ngày cứ
gia tăng sự ô nhiễm cho
hành tinh này, thì môi trường sống trên hành tinh này
sẽ
thành môi trường chết. Vì không còn
cây
cỏ và loài
vật sống được. Nếu chúng ta không thấy hành động khạc nhổ, ném rác bẩn
bừa
bãi, thải ra khí độc của
xăng dầu là một tội
lỗi rất lớn đối với sự sống của con người và sự
sống
của muôn
vật trên hành tinh này; nếu
chúng ta không thấy sự nguy hại cho sự sống trên
hành tinh này, mà
cứ đem những thuốc độc để diệt
côn trùng, cỏ
cây,
chuột bọ, sâu
rầy,
v.v...
một cách
bừa
bãi, là làm ô nhiễm
môi
trường sống. Hành động như vậy là không giữ gìn vệ sinh
môi trường sống
này,
thì có thể gây
ra
nhiều bệnh
tật
nan y, và đem đến sự khổ đau cho mọi cá nhân và mọi gia đình
nơi quê hương này.
Đừng nghĩ rằng, làm kinh tế nông nghiệp
là
phải sử dụng thuốc sâu rầy. Trước kia ông
bà
của chúng ta đâu có sử dụng thuốc sâu
rầy. Chỉ có thời đại của chúng ta vì môi trường
quá
nhiễm độc, nên xuất hiện
các loại côn trùng sâu bọ phá hại mùa màng quá nặng.
Vì thế chúng ta mới
sử dụng thuốc sâu rầy. Do thuốc sâu rầy mà
môi trường sống của chúng ta bị ô nhiễm chất độc quá nặng.
Chúng tôi đồng ý điều này với bà con nông dân, nhưng thuốc sâu rầy có loại làm
nhiễm độc môi trường sống, nhưng cũng có những loại
thuốc sâu rầy không để lại môi trường sống
nhiễm độc. Xin cô, bác, anh, chị, em bà con
nông dân cần
phải lưu ý khi sử dụng thuốc sâu rầy, nên tránh những loại thuốc làm
ô nhiễm
và nhiễm độc môi trường sống.
Nếu sử dụng thuốc sâu rầy một cách
bừa
bãi, thì chúng tôi e rằng làm kinh tế để làm giàu cho
đất nước, nhưng ngược lại đã làm cho nhân dân bị bệnh,
thì không nên sử dụng những loại độc dược này.
Vấn đề này, chúng tôi xin các cơ quan của
nhà nước có đủ thẩm quyền xét duyệt những
loại thuốc sâu rầy mà nông dân đang sử dụng
trên đồng ruộng của mình. Loại nào để lại làm ô nhiễm
độc hại môi trường
sống thì đình chỉ cấm
lưu
hành, chứ người nông dân ít học làm sao
hiểu được.
Loại thuốc nào làm ô nhiễm và loại
thuốc nào không làm ô nhiễm
môi trường sống
thì chỉ có những nhà chuyên
sản xuất, họ sẽ biết rất rõ ràng. Đừng vì lợi nhỏ mà hại sự sống bình
an
của nhân dân cả nước. Những hành động trên, là các bạn đã vô tình làm cho mình trở
thành
người vô đạo
đức vệ
sinh môi
trường sống.
Người vô đạo đức
vệ
sinh thường hay quăng
ném rác bừa bãi, đụng đâu khạc nhổ, tiêu tiểu
không đúng chỗ. Chuột chết,
gà bịnh chết, heo bịnh chết, v.v... không chôn cho kín đáo, cho có vệ sinh, lại ném ra đường hoặc
ném
xuống sông,
kinh, suối, mương, ao, hồ nước. Khiến cho làm
ô nhiễm một vùng rộng lớn phải chịu những mùi hôi thối và nhiễm độc. Đó là những người vô đạo đức vệ sinh, họ là những người không phải
là
con người, mà là con người còn giữ nguyên bản chất của loài thú vật. Các bạn có muốn mình là con thú vật không? Nếu các bạn không muốn
mình là con
thú vật thì chúng tôi xin các bạn
đừng tiểu
tiện bừa bãi, đừng ném rác bừa bãi,
có con vật gì chết thì hãy đem
chôn kín đáo. Các
bạn có muốn mình là con người thật là người
không? Nếu các
bạn muốn mình là con người thật thì chúng tôi xin các
bạn
hãy vui lòng và
sung sướng sống đúng một đời sống đạo
đức nhân
bản
- nhân quả làm người.
ĐỨNG TIỂU BÊN HÈ PHỐ LÀ MỘT
HÀNH ĐỘNG THIẾU ĐẠO ĐỨC VỆ SINH
(Biển
cấm
còn chưa ngăn được ai, huống gì
chữ
viết -
Ảnh
trên Internet)
Vì lợi ích chung cho con người;
vì sức khoẻ
của mọi người; vì sự an vui hạnh phúc của sự sống muôn loài. Chúng tôi thành tâm tha thiết kêu gọi các bạn đừng khạc nhổ bừa bãi; đứng ném tàn thuốc bừa bãi; đừng ném rác bừa bãi bất cứ nơi đâu, đừng quăng những con vật chết
ra đường, xuống sông, suối, kinh, mương, ao,
hồ, v.v... mà hãy đem chôn cho kín đáo để giữ vệ sinh chung. Về khạc nhổ, thì các bạn hãy khạc nhổ vào trong chiếc khăn tay của các
bạn, để khi về nhà, các bạn sẽ tẩy trùng và giặt sạch
sẽ.
Còn rác bẩn và tàn thuốc lá
thì các
bạn hãy
gom lại, bỏ vào thùng rác
có nơi, có chỗ. Đó là
các bạn biết thương mình, thương người; biết
đem
lại sức khoẻ cho mọi người và cho tất cả
những loài vật khác. Phải không hỡi các
bạn?
Các bạn làm được như vậy là các bạn đã mang vàng đến cho mọi
người: “Sức khoẻ là vàng,
là bạc”.
Hành động đó là những hành động đạo đức
vệ
sinh môi trường sống, những hành động như vậy rất đáng khen và đáng ca ngợi.
Tuy rằng những hành động rất tầm thường và rất quen
thuộc với mọi người, nhưng nếu các bạn không
chịu khó tập luyện cho quen, thì chúng tôi e
rằng các bạn khó mà giữ gìn được. Thói quen của các bạn từ lâu, là thói quen bừa bãi thiếu
đạo
đức vệ sinh môi sinh, tức là các bạn thiếu
trách nhiệm và bổn phận giữ gìn vệ sinh chung.
Vì
các bạn thấy những hành động đó quá tầm
thường, không quan trọng. Phải không hỡi các bạn?
Những hành động đó không tầm
thường đâu các bạn
ạ! Tuy những hành động rất tầm thường, ai
cũng
có
thể
làm được, nhưng nó
rất
cao
thượng và mang đầy đủ một tình thương rộng
lớn của
một
người có đạo đức làm người. Phải không hỡi các
bạn? Các
bạn cứ suy nghĩ kỹ lại đi! Rồi sẽ xác định.
Hành động khạc nhổ vào khăn tay của các
bạn
là các bạn sống đúng đạo đức vệ sinh môi
trường sống chung, hành động ấy đáng ca ngợi và khen
tặng, đáng kính
phục. Hành động lượm
những rác
bẩn cho vào túi xách để rồi đem
đến
thùng
rác bỏ vào. Đó cũng
là hành động đạo đức
vệ
sinh môi trường sống, hành động ấy cũng
đáng cho mọi người ca ngợi,
khen tặng và kính
phục. Hành động ấy là
hành
động biết bảo vệ sự
sống chung của nhau. Biết bảo vệ sự vệ sinh sống chung của nhau là hành động cao thượng. Các bạn đừng nghĩ rằng nó là hành động tầm
thường ai làm cũng được. Vì chính hành động tầm
thường ai làm cũng được, nhưng trong hành động đó nó mang đầy đủ tình thương cao quý đối với sự sống của mọi người.
Tại thành phố Hồ Chí Minh và bất cứ một thị
xã,
một thị trấn nào hay tại thủ đô Hà Nội, hằng
ngày một số tiền rất lớn phải chi tiêu cho sự quét dọn sạch đẹp các
nơi đó trong khắp đất
nước, thì các bạn cứ thử nghĩ và tưởng tượng, phải tốn hơn hằng tỷ bạc
trong mỗi tháng. Nếu mỗi người, mỗi hộ khẩu trong thành phố mà chỉ
cần
bỏ ra khoảng 30’ quét dọn, từ trong nhà ra ngoài cổng, khoảng đường trước nhà của mình,
0 nhận xét:
Đăng nhận xét
Ví bạn hãy dùng ngôn ngữ lịch sự, tôn trọng lẫn nhau, mỗi người có cấp độ trình độ riêng nên không nên phán xét nếu không thông hiểu. Xin cảm ơn!