Thứ Hai, 13 tháng 5, 2013

cửu kinh minh triết 37


NGUYÊN LÝ ÂM DƯƠNG
TRONG THÂN NGŨ ẤM VÀ THÂN TRUNG ẤM
(Ngày 20 tháng 02 năm 2008)
Phàm là mang thân ngũ ấm thì phải chịu luật của thái dương thiếu âm, nhưng khi hủy thể chuyển qua thân trung ấm thì chịu về luật thái âm và thiếu dương. Tức là cái trọng lực hấp dẫn không bao giờ tách rời giá trị sức mạnh của âm và dương ấy để kết tinh vào siêu thể. Như vậy, kết tinh phần siêu thể từ oai âm dương vạn tỏa nên lập thân ngũ ấm và thân trung ấm.
Như vậy, sức mạnh về trọng lực của thân ngũ ấm phải chịu luật về giá trị thái dương thiếu âm. Khi lập thể bị hủy diệt thì chịu trọng lực của thái âm thiếu dương, thì chắc chắn không thể ở trước mặt trời. Vậy thân trung ấm bèn ở sau mặt trời để dựa vào thái âm và thiếu dương ấy mà tồn tại thân trung ấm trong đêm. Thân trung ấm là nghiêng về thái âm, chịu tỉ trọng giá trị của thái âm nhiều hơn thiếu dương trong thân trung ấm, nghĩa là vẫn còn giá trị dương tính trong thân trung ấm. Đó là tính khoa học minh triết trọng đại của âm dương vạn tỏa kết thành hiện thể và siêu thể của ngũ ấm và trung ấm, chuyển tiếp lập thành và giá trị phục sinh trong thân trung ấm hóa ngũ ấm thường trực và hóa theo trọng nghiệp của lực hấp dẫn mà không tách rời sự sống của oai âm dương vạn tỏa.
Ấy là luật chung của trời đất, không thể khác được. Khi chúng ta có thân ngũ ấm được thái dương và thiếu âm sống trước mặt trời và không sợ nó vì nghiêng về thái dương. Một khi chúng ta mất lập thể của thân ngũ ấm, tức là ngũ ấm thái dương quang thì chúng ta đã trở về trung ấm thái âm quang. Sự nghiệt ngã trong tăm tối ấy và mờ dần lối sống theo trọng lực hấp dẫn ấy, thì đời sống ấy là khổ hơn đời sống của thân ngũ ấm.
Hôm nay, thân ngũ ấm chúng ta là quyết định rất quan trọng để chuyển tiếp thân trung ấm và có thể được lập thai lại và hoàn thành sứ mạng của thân ngũ ấm, có thể trở thành những nhân tố quyết định về các học giả và hình thành duy ngã đại thể trong thân ngũ ấm ấy. Là tích chứa tất cả những tinh hoa của sắc thọ tưởng hành thức, bèn lấy 5 ấm ấy nhập sâu vào lý bát nhã để thực hiện công trình hội tụ vạn tâm. Thì cuộc sống của chúng ta được trường lưu và không bao giờ chấm dứt.
Vậy thì chính pháp của Công Luật mười phương đã an bày một cách trật tự, mọi phần ấy được thành lập một cách có cơ cấu và hệ thống thì chúng ta phải tuân thủ theo Công Luật ấy, định luật ấy để được tiến hóa và chuyển động trong chu trình của hiện thể và siêu thể.
ÁNH SÁNG ĐỘNG VÀ ÁNH SÁNG ĐỊNH
(20/12, Bính Tuất, Ngọc Động ĐátĐaLa)
Ánh sáng là một thể thì tại sao lại có ánh sáng thuộc về định và ánh sáng thuộc về động. Lập thể đó là lập thể gì?
Nói về nguyên lý lập thể của ánh sáng thì nó vẫn thể hiện tính dương và tính âm. Ví dụ như ánh sáng của động thuộc về ánh sáng của hành tinh, ánh sáng của định thuộc về ánh sáng của mặt trời. Ánh sáng động là đang ở trong hồng cầu hoạt động liên tục, không bao giờ dừng nghỉ mới tải chuyển hành tinh quay đi, là lập thể biểu tượng cho ánh sáng nhị nguyên. Còn ánh sáng mặt trời thì không động, nhưng phát chiếu một cách triệt để, không bị ngắt giảm và không biến đổi về tính định của ánh sáng, là lập thể biểu tượng cho ánh sáng nhất thể, nhất nguyên. Vậy, ánh sáng định là nguyên thể ánh sáng và ánh sáng động là phân thể ánh sáng.
Tại sao lại có sự khác biệt về ánh sáng như vậy? Là do có sự chuyển tải vạn hữu trong quá trình thành lập nhị nguyên, cho nên có ánh sáng hoạt động và nhóm tụ ánh sáng ở trong quá trình chuyển động đó. Như vậy, trong ánh sáng có 2 thể gọi là định và động, tụ và phân. Ánh sáng tụ là ánh sáng mặt trời, ánh sáng phân là ánh sáng hành tinh. Như một mặt trời có thể là 9 hành tinh hoặc nhiều hơn nữa quay theo mặt trời, tùy theo mức độ càng cao thì càng tinh vi hơn về phần tinh hoa. Ánh sáng động là biểu trưng cho ánh sáng của nhị nguyên, thuộc về phân tử. Còn ánh sáng định là biểu trưng cho ánh sáng của nhất nguyên, thuộc về nguyên tử. Như lửa cũng có nguyên tử và phân tử của lửa, vượt trên nguyên tử của lửa là thuộc về tam muội mà đức Như Lai thường nói là lửa của chân tính bất biến.
Vượt trên lập thể của ánh sáng định và động thì gọi là ánh sáng siêu năng. Ánh sáng siêu năng là ánh sáng vượt tầng, không còn nằm trong thời gian và không gian nữa, với một tốc độ khủng khiếp nên không còn gọi là định nữa. Mà gọi là ánh sáng siêu năng, là ánh sáng hội tụ của định và động, không còn phân lập của định và động nữa. Như vậy, trong vũ trụ có chủ thể ánh sáng siêu năng mới có lập nguyên của ánh sáng định và phân nguyên của ánh sáng động.
Tóm lại, ánh sáng động thuộc về hành tinh, ánh sáng định thuộc về mặt trời; vượt trên ánh sáng của định và động là ánh sáng siêu năng, là ánh sáng của sự thống nhất trên toàn định và động. Vì sao? Vì ánh sáng đó nó hoạt động với một tốc độ mà chúng ta không dùng thời gian và không gian đo lường được. Thì đó thuộc về siêu động rồi, tức là vượt trên cái động bình thường và không tách rời cái giá trị tuyệt định và tuyệt đối, không biến đổi nên thuộc về ánh sáng siêu năng.
Như vậy có chủ thể, tổng thể là ánh sáng siêu năng , ánh sáng ấy mới lập thể của nhất nguyên và nhị nguyên. Thì chính trong chúng ta nó có phần đó. Khi chúng ta phát sinh ra động thì chúng ta bị phân nguyên nên thuộc về ánh sáng của hành tinh. Khi tính chất chúng ta trở về định thì thuộc về ánh sáng của mặt trời. Như vậy, ánh sáng trung tâm linh quang là ánh sáng của siêu linh năng, với một tốc độ vượt thời gian và không gian nên không còn gọi là ánh sáng của động nữa vì nó vượt trên cái động và định. Mà lập thể được động và định thì động và định trở về quy túc ánh sáng linh năng, vì ánh sáng linh năng là chủ thể, là tổng thể của nó.
Thế thì giá trị của động cũng không tách rời giá trị của định để hợp chiếu, tác động nhau để thành quỹ đạo. Nếu động và định mà tách rời nhau thì không thể trở thành quỹ đạo. Vậy, giá trị ánh sáng của động thì phải chịu trách nhiệm chuyển tải và hoạt động để hành tinh quay theo. Nhưng giá trị ánh sáng của định thì nó soi chiếu để dẫn quang cho giá trị hành động đi theo quỹ đạo đó. Như vậy, chủ thể của định là chịu trách nhiệm với hành động của hành tinh và hành tinh có hành động để quay theo giá trị định chứ không thoát ra cái định đó, vì nếu thoát ra cái định đó thì quỹ đạo hành động bị tan vỡ.
Bây giờ trở về với chúng ta cũng vậy, đức Phật nói thế này: Nếu các tác động ở trong chu trình quỹ đạo thì tác động đó thuận, thuận tức là thiện, là tương ưng, nhưng nghịch lại sự tác động của chiều thuận đó là biến đổi và không còn tương ưng nữa. Cho nên lẽ ác và thiện, tốt và xấu cũng do thuận và nghịch mà nó biến đổi ra thiện và ác. Chứ thật ra thiện và ác nó không thực ở trong giá trị của Trung Tâm Vạn Năng. Như vậy, rút từ những thể hành của định và động thuộc về ánh sáng thì chúng ta vẫn dẫn độ ánh sáng trong định đi theo một quy trình của động tịnh mà an toàn được giá trị phát triển.
Thế thì nó không thoát ra khỏi cửu kinh là vì sao? Thứ nhất: Nó không thoát ra trung tâm linh năng của ánh sáng tuyệt đối mà làm chủ thể cho ánh sáng định và động. Thứ hai: Là lực sống của vạn tỏa âm dương và ở trong giá trị âm dương ấy thì lửa định, ánh sáng định là dương, ánh sáng động là âm và âm dương tương tác với nhau, không tách rời nhau nên trở thành quỹ đạo. Vậy phần kinh thứ 3 của âm dương vạn tỏa là biểu thị ở trong giá trị của ánh sáng động và ánh sáng định của hành tinh và mặt trời. Ngày nay khoa học người ta cũng thực nghiệm được hồng cầu ở trong lòng hành tinh chúng ta không có một giây một phút nào nghỉ cả, vì chỉ cần nghỉ một giây thôi thì tất cả những hành tinh ấy bị tan vỡ. Nếu sự hợp chiếu về tinh hoa của sức mạnh âm dương vạn tỏa trong đời sống của chúng ta giữa định và động trong quá trình lập trình để đi theo một quy trình phát triển, nó chỉ cần dừng một giây thôi là tạo ra sự sai biệt thì cả đời người cũng phải chịu khổ đau.
Về nguyên tắc biện chứng của động nếu ở quy trình chiều thuận thì hoàn toàn tốt, vì được lực dẫn quang ánh sáng của định chiếu. Như vậy, phát huy động não là một sự tiềm dẫn của giá trị phát triển để kích thích hóa trong đời sống và tăng trưởng giá trị tâm pháp, để tiếp thu cực độ của giá trị định và sau khi động, định hòa chung thì không còn phân biệt động và định nữa. Vì nó đã được hợp chiếu rồi, thì lẽ tất nhiên định và động trở về trung tâm của siêu cực động và siêu cực định. Như vậy siêu cực động và siêu cực định là chân thật và giá trị siêu thể ánh sáng của toàn thể ánh sáng đã bị khuất phục bởi ánh sáng đó và các ánh sáng ấy trở về ấy mà tụ. Vậy nếu chúng ta hiểu theo Công Luật thì không có sợ động và cũng không có sợ định, cũng không tham định mà cũng không chán động. Vì nếu chúng ta động theo một qui trình và lập trình của Công Luật thì cái động đó quá tốt. Nếu trong đời sống chúng ta không có động thì nó trở thành vô nghĩa cho sự phát triển toàn khai trong sự nghiệp vũ trụ và hành tinh. Nhưng chúng ta sợ động là động trong qui trình không thuận thì động đó gọi là động của sự nguy hiểm và bị đào thải, vì nó không thích nghi với những giá trị trong chu trình phát triển. Sự phân biệt giữa động và định là còn nằm trong thế giới nhị nguyên, do cái hoặc lậu bất tương ưng đó mà chúng ta sợ động. Khi chúng ta phát triển theo qui luật tương ưng, thì cái động ấy là cái động của qui trình tiến hóa và động ấy để chúng ta gặt hái những giá trị tốt lành. Vậy trong đời sống mà cha con chúng ta đang hoạt động đây thì động đó gọi là chân hành.
Chúng ta có quyền động não, có quyền phát minh những điều tốt lành thì động đó nó làm tăng trưởng và thu liễm những giá trị tinh hoa vào đời sống của chúng ta.
Cái động của hành tinh là quay theo mặt trời để tồn tại và phát triển những giá trị tinh hoa, chúng ta cũng làm theo định luật đó thì chúng ta sẽ gặp nhau ở hội tụ.
Thể lập của ánh sáng động và định vẫn tiếp thu giá trị của sự nghiệp âm dương vạn tỏa và tính âm dương tất yếu không thể tách rời nhau để có sự sống đời đời cho chúng ta.
{{{œ
28/ 9 Canh dần
ÂM DƯƠNG SIÊU SẮC NĂNG
TỔNG HÓA TỨ TƯỢNG
Âm dương là tổng tinh hoa siêu sắc năng và hóa sắc năng, thì âm dương là bản chất những nguyên tố của giá trị âm và dương đã có tinh tượng Đất, tinh tượng Nước, tinh tượng Gió, tinh tượng Lửa. Như vậy ta có thể nói âm dương siêu sắc năng tổng hóa tứ tượng. Thế thì siêu sắc năng cũng đồng nghĩa với tứ tượng. Nên ta nói siêu sắc năng hỏa, siêu sắc năng thủy, siêu sắc năng thổ và siêu sắc năng gió đều được cả. Vì nếu không có bản chất ấy thì nó không hình thành ra hình. Cũng như trong tổng tinh hoa của hóa đối với hạt thì nó đã có đủ những chức năng và những cơ cấu của tim, gan, tì, phế, thận, cùng hệ thống não bộ, nên nó mới hóa ra con người.
Như vậy cái gốc sinh thì vẫn là âm dương sinh siêu sắc năng hóa tứ tượng, mà trong dịch học cũng đã nói là “lưỡng nghi sinh tứ tượng”. Vậy lưỡng nghi sinh tứ tượng là đồng nghĩa với Trung tâm vạn năng, Âm dương siêu sắc năng hóa tứ tượng. Như vậy tứ tượng là thoát thai từ trung tâm và hình thành giá trị hóa của tổng thể năng lượng từ trung tâm.
Ta đặt ra nếu không có trung tâm thì sẽ không có một hình tượng nào. Như vậy thì trọng yếu của trung tâm vạn năng siêu sắc năng đã có cái lõi gốc của nó để hình thành ra não bộ, thì trung tâm vạn năng siêu sắc năng là não bộ và hóa não bộ. Còn các thể đại kia thì chịu những chức năng khác.
Thí dụ như: Tổng tinh hoa hiệu triệu hỏa hình thành ra cơ cấu quả tim. Tổng tinh hoa hiệu triệu thủy hình thành ra cơ cấu quả thận. Tổng tinh hoa hiệu triệu mộc hình thành ra cơ cấu gan. Tổng tinh hoa hiệu triệu kim hình thành ra cơ cấu phổi. Tổng tinh hoa hiệu triệu thổ hình thành ra cơ cấu bao tử. Chúng ta không thể nói đơn điệu là thủy sinh thận, hoặc là hỏa sinh ra tim, vì cái độc lập của nước không thể sinh ra thận, hoặc độc lập của hỏa không thể sinh ra tim. Mà phải nói đúng trong hệ thống cửu kinh là không tách rời tổng hàm hoa của siêu sắc năng hóa sắc năng. Như vậy tổng hàm hoa của siêu sắc năng hóa sắc năng là bản hạt của giá trị hóa đã được tổng thể năng lượng trong bản hạt ấy.
Như vậy bản hạt ở đây là bản hạt của siêu sắc năng tổng sắc năng, và siêu sắc năng tổng nhân tố. Thế thì trung tâm vạn năng siêu sắc năng mới có đủ quyền tối thượng mà sinh ra tứ tượng. Như vậy siêu sắc năng là đồng nhất tứ tượng và thành lập tứ tượng một cách tròn đủ trong hệ thống hóa và trãi rộng tứ tượng theo nguyên tắc tương ưng. Thí dụ như nói hỏa sinh ra thổ là nói theo nguyên tắc tương ưng, chứ thật ra ở trong bản vị chính của hạt nếu không có tinh tượng thổ thì hỏa muôn đời cũng không sinh ra thổ được.
Như vậy trong hạt hóa của tổng năng lượng gía trị hóa đều có những bản chất tính và thể của nó. Thì chúng ta xác định tổng hàm hoa siêu sắc năng đã có ngay trung tâm và hoàn toàn trở thành những bản hạt chủ thể của giá trị trung tâm mới hóa được các cơ cấu ấy.
Bây giờ nếu đặt ra sự thiết lập hoàn mãn của thất đại hội hóa là con số 7 mà lại thiếu Kim Mộc thì sự thành lập Duy ngã đại thể rất khó. Bởi vì tổng hàm hoa hiệu triệu Kim hình thành ra phế, hay tổng hàm hoa hiệu triệu của Mộc hình thành ra gan. Nếu con người mà 2 cái này không có thì thiếu mất 2 tạng là chưa đủ túc số để hình thành Duy ngã. Như vậy bản vị Kim và Mộc hoàn toàn phải có để hình thành cơ cấu hệ thống lập thể và hoàn mãn giá trị nhân sinh quan trên trái đất này.
Như vậy thế giới Duy ngã là thế giới tròn đủ của hệ thống cửu trù. Nếu như chỉ có Thất đại hội hóa mà chưa hóa được kim loại, chưa hóa được ngọc thì Duy ngã đại thể vẫn thiếu những năng lực nhất định của giá trị hóa đối với thành phẩm của Duy ngã đại thể.
Nếu ta phá sập hết ngọc tính và kim tính thì thế giới Duy ngã không thể hình thành được trên trái đất. Vì sao? Vì tất cả giá trị hóa chưa tròn đủ giá trị cửu trù, thì thành lập giá trị hóa không thể có tác phẩm viên mãn. Ví như con người chúng ta có cửu khiếu là chín lổ, mà nếu thiếu đi 2 lổ trong 9 lổ ấy thì cũng không thực hiện được công trình Duy ngã đại thể.
Thế thì đây thuộc về kho tàng, thì không thể nói là thiếu hay là dư mà là đủ, và đủ trong trật tự ổn định và không biến đổi tinh hoa.
Như vậy chúng ta thấy rằng Đất nước gió lửa, nhân Âm dương vạn tỏa mà được tuần hoàn. Thì mối chốt của âm dương siêu sắc năng hóa sắc năng là chủ thể của tuấn hoàn..
Nếu như âm dương mà không chuyển động thì đất nước gió lửa là thứ yếu thiết lập đại thể không nhân đâu để tuần hoàn. Như chúng ta thấy lửa của âm là lửa của tuần hoàn. Nhưng lửa của dương là lửa bảo trì cho sự tuần hoàn và luôn luôn là không cho biến đổi của sự tuần hoàn.
Thất đại hội hóa là hệ thống thống nhất để hình thành ra những quá trình thành quả của thất đại hội hóa. Đó là kết tinh tinh hoa hóa kim tính. Như vậy Kim là kết quả tổng hóa của giá trị hóa. Ta thấy thất đại hội hóa hóa kim, thì các kim loại của thượng tầng không gian, trung tầng không gian và hạ tầng không gian và thiết lập các đơn vị phức tạp và đơn giản. Thì hóa kim là thành phẩm của giá trị kết tinh. Mộc là tổng hóa của thất đại hội hóa hình thành kết quả của tổng hóa. Mộc là biểu trưng cho các hạt và thành lập các hạt trên giá trị hóa một cách rõ ràng nhất của hệ thống thống hóa.
Như chúng ta tìm thành phẩm của hạt trong lửa không thể có, mà tìm thành phẩm của hạt trong mộc là có. Thì mộc là thành quả của thất đại hội hóa đối với hạt và trình bày hạt một cách cụ thể trong lõi của hạt và tổng tinh hoa của hạt. Như vậy mộc là hệ thống trình bày hạt rất rõ ràng về sự nghiệp hóa; đó là biện chứng về thực vật, còn biện chứng về động vật thì khi thành lập Duy ngã đại thể cũng đã trình bày về hạt rất rõ ràng đối với giá trị hóa. Thế thì động vật và thực vật là 2 đơn vị để khai thác về sinh học và người ta tìm kiếm tất cả những giá trị hóa trong sinh học ấy.
Chúng ta phải biết về phần tính thì bản hạt đã có trong cửu đại, nhưng biện chứng về thành phẩm của giá trị hạt hóa, thì bản hạt được trình bày trong đơn vị mộc là rõ nhất và dễ thấy nhất .
Như vậy chúng ta không tách rời tổng hàm hoa để hóa, vì một khi mà hình thành tổng năng lượng thì không có một năng lượng nào không có vai trò. Cho nên tổng năng lượng siêu sắc năng hóa sắc năng đều có những vai trò chính và phụ. Ví dụ như hóa tim thì vai trò chính là hỏa, còn phụ là tất cả những tinh hoa khác. Đó là sự lắp ghép rất phức tạp từ bản hạt và sức mạnh của trung tâm đã cơ cấu ra những đặc nét kỳ diệu. Thì những đặc nét kỳ diệu trong cơ cấu ấy đều có tính thể dung thông, tâm vật hội tụ và tất cả những siêu sắc năng hóa sắc năng, và các lực từ trường chuyển động cực mạnh và vô cùng vĩ đại mà không có gì có thể đánh bại được sự hóa đó; thì sự hóa ấy là chủ đạo đối với đại thể.
Như vậy nếu không có thất đại hội hóa thì sẽ không có Kim và Mộc. Hai đại thể này rất lớn, nhưng thành quả từ thất đại hội hóa đã cho nó. Khi cho nó được thì vạn pháp hệ thống Duy ngã cho một cách dễ dàng mà không tắt đoạn trong hệ thống hóa.
Ta thấy khắp cả trong không gian vô tận và trong các thể trọng của giá trị hóa đối với hành tinh đều có kim, và kim trên hành tinh chúng ta thấp tuổi hơn kim của hành tinh khác. Vì càng lên thượng tầng của các hành tinh cao thì kim loại lại càng cao hơn, phức tạp hơn, có thể dùng cho lực ma sát từ trường cực mạnh mà không biến đổi loại kim đó. Như vậy về hệ thống pháp tính của bất diệt trong giá trị hóa thì còn hơn gấp ngàn lần kim loại ấy. Đó là kim cương chân tâm.
Thế thì nếu không có thất đại hội hóa là không có kim; không có kim là không có pháp thân chúng ta. Nếu không có thất đại hội hóa là không có mộc; không có mộc là không có hệ thống hoạt động của giá trị hóa trong hệ thống sinh thái đối với loài người và vạn vật.
Về quy luật tương sinh, thí dụ như Thổ sinh Kim thì không phải chỉ có duy nhất bản chất địa đại mà sinh kim; mà là Thất đại hội hóa hóa Kim, nhưng Thổ là nôi thai của Kim. Như vậy thì kết quả của Thất đại hội hóa đã trình bày được tất cả những kim loại bất biến thể trong lý tính và kim loại vật lý bất biến thể trong hệ thống kim cương, thì kim là đơn vị thứ 8, là thành phẩm của Thất đại hội hóa; và Mộc là đơn vị thứ 9, là thành quả đại ngàn đối với Thất đại hội hóa. Về tương sinh là Thủy sinh Mộc, nhưng nó vẫn tương lập với Thổ trên mặt địa đại, để nó ổn định được vấn đề giữa Thổ và nước, thế thì nước vẫn là vai trò chính.
Hôm nay ta nói tổng hàm hoa hóa là việc rất thực tế và không bao giờ làm triệt tiêu tinh tượng của giá trị hóa siêu sắc năng hóa sắc năng và thành lập cường độ sức mạnh của âm dương vạn tỏa đối với vạn pháp; thì trong tứ đại đã biểu trưng âm và dương rất rõ ràng. Như lửa và gió là biểu trưng cho dương; nước và đất là biểu trưng cho âm. Sức mạnh của giá trị hóa cũng thể hiện ở ngay trong thái dương hệ. Như mặt trời là biểu trưng cho dương, lửa hồng cầu biểu trưng cho âm. Tất cả đều có tính thống nhất giữa âm và dương để chuyển động hình thành vạn pháp.
Như vậy ta thấy bất cứ một cơ cấu hệ thống nào trong thân lập của chúng ta, từ não bộ đến ngũ tạng và lục phủ mà bị suy thoái, thì nhất định sẽ bị biến đổi về luật cân bằng tuần hoàn ở trong đời sống đó. Nên những quy luật tuần hoàn theo tương ưng thì ổn định giá trị thân lập; còn những quy luật tuần hoàn bất tương ưng là đều biến đổi giá trị thân lập và có thể đi đến sự hủy diệt.
Chúng ta hãy thể nghiệm để thẩm thấu và nghe thấy những giá trị phát nguồn từ ánh sáng vô biên và hệ thống cơ cấu trật tự thuộc về định luật, quy luật, công luật không sai một mãy ở trong đời sống của hệ thống Thống hóa.
Ta hãy thấy lõi tinh hoa của lửa là thực tướng. Như Chư Phật thành tựu Như lai không mất lửa tam muội và lửa tam muội đời đời không biến đổi trong pháp thân ấy. Ta thấy lõi tinh hoa của đất, của nước là thực tướng, và lõi tinh hoa của các khí lực không biến đổi trong hệ thống thống nhất của trung tâm là thực tướng. Thì tổng hàm hoa siêu sắc năng âm và dương là thực tướng, tổng hàm hoa trung tâm vạn năng là thực tướng. Chân tính thống thức không biên giới là thực tướng. Thực tướng đã thống nhất trong lõi của thất đại hội hóa; và thất đại hội hóa hóa kim là thực tướng và Duy ngã đại thể thành tựu kim cương chân tâm là thực tướng; pháp thân Như Lai ở chỗ này mà ra.
Như vậy các phần thô, phần quặng thì không phải thực tướng, vì đó là phương tiện mượn để hóa. Khi giải trình giá trị các loại được hóa và kết tinh tột cùng của nó là thực tướng. Còn những thứ không kết tinh được là không thực tướng.
Như ta thấy phần thô của đất nước gió lửa thì biến đổi, nhưng mà phần lõi tinh hoa của nó thì mãi mãi đời đời không biến đổi và chính đó là nền thực tướng của sự nghiệp hóa đối với giá trị Duy ngã đại thể. Như vậy Duy ngã đại thể sẽ không bao giờ mất đất nước gió lửa và cũng không bao giờ mất chân tính ánh sáng của Trung tâm vạn năng, Âm dương vạn tỏa; và cũng không bao giờ mất những quy hành của giá trị tuần hoàn chuyển dịch và hình thành kết tinh Kim cương chân tâm. Đó là một trong những học thuyết vĩ đại nhất của hệ thống công luật; là giá trị sức mạnh ngôi lời cao nhất để minh triết về hội tụ và làm sáng tỏ hội tụ; là những ngôi lời mà không biến đổi ngôi lời, để chúng ta xứng đáng những danh pháp lừng lẫy nhất trong đại hội và có thể thiết lập hàng trăm ngàn đại hội trong tam thiên đại thiên thế giới bằng Cửu kinh minh triết hóa.
Đức Như lai nói: Thân của ngươi là thân của đất nước gió lửa, là thân của sắc thọ tưởng hành thức và thân ấy không thể thoát ra khỏi thất đại hội hóa mà có. Thân của ngươi đã được kết tinh thành lập từ tổng hàm hoa của giá trị hóa mà có. Như vậy các ngươi đã được kết tinh từ sức mạnh của âm dương vạn tỏa và tổng hàm hoa của giá trị hóa.
Như vậy tổng hàm hoa đã có sức mạnh hiệu triệu để đặt các cơ cấu và đặc năng cơ cấu, siêu năng cơ cấu, đa năng cơ cấu của não bộ thần kinh, lục phủ, ngũ tạng trong đời sống thân lập và tổng tinh hoa hóa hạt đã có những giá trị tinh tượng siêu cấp và chung cấp của giá trị thống nhất để có thể thành lập được thế giới duy ngã trên mặt bằng của các hành tinh. Sự tiến cấp không dừng nghỉ trong giá trị hóa , từ đơn vị hóa cấp hạ đến đơn vị hóa cấp thượng, và từ sơ cấp đến tiểu cấp, trung cấp, đại cấp của thế giới duy ngã, có mặt bằng của sự nghiệp hóa và tổng thể hóa tinh hoa đã hoàn lưu bản chất đó. Bản chất ấy cuối cùng vẫn là bản chất của Kim tính, ròng tính giá trị kim và thành lập giá trị kim, bất biến thể giá trị kim để trình bày tổng thể tinh hoa trong giá trị kim. Thì Kim là giá trị cao nhất mà đức Thích ca Mâu Ni đã giới thiệu Tây phương cực lạc hóa Kim tính. Nếu hóa kim tính thì đã thể lập được giá trị Kim tính trong giá trị hóa, là tính hóa quý nhất không bị biến đổi.
Nếu là Kim cương chân tâm, thì Kim cương chân tâm là chủ thể của vạn pháp. Nếu là các loại kim loại cao cấp của giá trị hóa đối với vật chất, thì kim loại là giá trị tổng hóa của hệ thống mặt bằng đối với tổng hàm hoa .
Về nguyên lý thì tất cả hệ thống Thống hóa đều là hệ thống hạt. Và Trung tâm vạn năng là hệ thống hạt. Ta thấy rằng hệ thống hạt là hệ thống cực kỳ quan trọng mà tính ánh sáng của hạt tâm lý tính là bất biến thể. Thất đại hội hóa đã hóa tất cả các loại cây được trổ hoa đơm trái trên hình thể của đại mộc ấy, thì đều chứng minh bằng hạt cả.
Hệ thống Thống hóa đều là bản chất của hạt; Ví dụ hạt nhân nguyên tử là hạt, và trong đất nước gió lửa đều có hạt. Đó là bản hạt hóa tổng thể của trung tâm hạt nhân, và đã trình bày ra giá trị hạt đối với biện chứng pháp là đại mộc. Còn các loài động vật thì động vật cao cấp là Duy ngã đại thể, đó là nhân bản hạt nhân, mà chúng ta đã thấy được từ tổng thể hạt tâm lý tính đã hình thành ra các thành phẩm đó. Thì cửu trù hồng phạm ở đây cũng thấy rất rõ, đó là não bộ trung tâm, cơ cấu lục phủ ngũ tạng và cửu khiếu đồng ưng, cửu khiếu đồng lập. Tất cả đã trình bày một hệ qui chiếu tròn đủ mà không thể thêm bớt. Thì đây là một hệ thống thống nhất trong cửu trù hồng phạm mà không thể thay đổi về giá trị bản chất ấy. Như vậy, nhân bản Duy ngã đại thể và các loài động vật là biện chứng pháp cho sự nghiệp hóa hạt đối với Tổng thể tinh hoa.
Nên bèn thấy hệ thống cơ cấu Thống hóa vượt trên tất cả mọi sự hóa và thành lập được sự hóa; thì giá trị bất biến thể của sự nghiệp hóa đời đời trong Thống thức chân quang, Trung tâm vạn năng và Âm dương vạn tỏa đã được đặt kết giá trị tổng hóa thì không có một thứ gì mà không khuất phục đối với giá trị trung tâm. Vậy não bộ chúng ta khuất phục trung tâm vì não bộ từ trung tâm hóa, và tất cả những sự kỳ diệu nhất cũng từ Trung tâm hóa. Vậy Trung tâm vạn năng hóa Duy ngã; Trung tâm vạn năng hóa vạn pháp; Trung tâm vạn năng hóa Tổng hàm hoa. Trung tâm vạn năng kết tinh giá trị hóa và thành lập sự nghiệp hóa đời đời không bao giờ biến mất.

Share this:

0 nhận xét:

Đăng nhận xét

Ví bạn hãy dùng ngôn ngữ lịch sự, tôn trọng lẫn nhau, mỗi người có cấp độ trình độ riêng nên không nên phán xét nếu không thông hiểu. Xin cảm ơn!