Thứ Hai, 13 tháng 5, 2013

cửu kinh minh triết 41


VẠN NĂNG HÓA LINH NĂNG, SIÊU NĂNG VÀ THƯỜNG NĂNG
Chúng ta đặt vấn đề hệ thống Thống hóa là vạn năng thì giá trị vạn năng hoàn toàn phức tạp và vạn năng ấy không biến đổi thì trở nên siêu năng, linh năng và thường năng.
Chúng ta xác định về mặt bằng của duy ngã đại thể là có 2 vấn đề. Thứ nhất là tính khách quan về năng lượng, thứ hai là tính chủ quan về năng lực.
Năng lực là thuộc về nội tại của tri thức ánh sáng, là sức mạnh của sự hiểu biết và thuộc về tính chất của giá trị tập hợp về tổng thể tinh hoa ở phần tính.
Năng lượng là đa dạng hóa về năng lượng hóa học và các tính đặc biệt của giá trị năng lượng là hoàn toàn không bị biến đổi tính duy nhất.
Như vậy nếu chúng ta đứng trên những đại danh từ này thì chúng ta có thể nói là, ở những thế giới có những tiếng nói và ngôn ngữ khác nhau về các chủng tộc, nhưng xác định về giá trị nghĩa lý bất biến thể thì nghĩa lý đã được thống nhất trong ngôn ngữ thực tướng.

Nếu chúng ta có thể sinh ra tất cả các thứ tiếng cao cấp nhất cho đến thấp nhất, cho đến các hệ thống ngôn ngữ của la thiên, la tinh, hoặc hệ thống lập tự của các đa hình, thì nghĩa lý ngôn ngữ đại danh từ của tính đa năng và vạn năng không bao giờ biến đổi.
Chúng ta xác định hệ thống Thống hóa là vạn năng và vạn năng là trục của Thống hóa thì vạn năng ấy không bao giờ thay đổi. vì sao? Vì tính thường năng và vô cùng của tính thường năng trong siêu năng và linh năng. Vậy vạn năng có linh năng, có siêu năng và có thường năng.
Đối với thời gian, không gian và mọi năng lực, năng lượng của giá trị hóa về mặt lập thể của tính khách quan và chủ quan thì tất cả đều từ vạn năng cho. Đối với hệ thống Thống hóa là không có sự biến đổi của tính vô lượng nghĩa đối với vạn năng, siêu năng, linh năng và thường năng thì chúng ta không còn đặt một nghi thức nào đối với đấng Thống hóa. Vì sao vậy? Vì chúng ta xác định được thực tướng và tính chất giá trị không biến đổi ấy để trở nên vô lượng nghĩa và nhân ấy mà có vô lượng nghĩa khắp cả tam thiên đại thiên thế giới.
Chúng ta đi vào diệu nghĩa của toán học và đây là tính tất yếu về giá trị lý tính của toán học và chủ thể của giá trị hóa toán học trên các hệ thống lập số và lập hình và quỹ tích của lý tính thuộc về tổng hàm và không biến đổi của vô lượng các hạt trong sự nghiệp hóa đa năng và năng lực, năng lượng.
Chúng ta thấy mặt trời bằng duy ngã vạn pháp, tất cả đều có năng lực và năng lượng. Như năng lượng của ánh sáng, năng lượng của khoa học và năng lượng của các loại được cho trong vô lượng nghĩa về đồng, chì, sắt, thép, manhê, oxy, cacbon… thì tất cả những vô lượng của giá trị vật lý ấy cũng không thể tách rời tính chất thường năng và vạn năng mà có.
Chúng ta đã xác định hệ thống Thống hóa là vạn năng, thì tính trục là vạn năng chuyên môn. Vậy hệ thống lập thể là thừa giá trị tổng thể hóa của tính vạn năng chuyên môn và sự nghiệp chuyên môn hóa trong sự nghiệp vạn năng hóa.
Như vậy, căn cứ ở tính bất biến của trung tâm vạn năng, siêu năng, linh năng, thường năng và giá trị tổng thể hàm hoa trong các năng lực và sức mạnh đa năng đối với các năng lực và năng lượng được thiết lập của hệ thống duy ngã. Như vậy chúng ta thấy rằng các giá trị ngôn ngữ vô lượng nghĩa đã được tập hợp trong sức mạnh của tính và tướng.
Trong vạn năng có linh năng, có siêu năng và có thường năng. Nếu chúng ta đứng trên tinh thần của linh năng nhất nguyên mà hiểu không có hệ thống, thì sẽ hóa ra ông Thượng Đế hà hơi và thần linh của độc thần cũng nhân đó mà phát triển ra rồi đưa nhân loại đi đến con đường thần học. Vậy thần học là nghiên cứu về phần linh năng tuyệt đối của vũ trụ, và nơi ấy có quyền sinh hóa tất cả muôn loài, đó là Thượng đế. Thì ở đây ta rút phần linh năng ra để giải quyết đời sống cho nhân loại.
Nếu hiểu linh năng theo tính chủ quan thì nó sẽ có một quyền năng chủ quan chứ không phải là trung tâm vạn năng. Nên nó sẽ đánh mất bản chất của vô lượng nghĩa trong hệ thống trung tâm, mà bản chất của thần học lại có trong hệ thống trung tâm đó. Thì đó là độ lệch của các tôn giáo đã đi như vậy nên không có hệ thống chuyên môn cửu kinh minh triết. Vì hiểu theo thần học là không thừa nhận trung tâm vạn năng, không thừa nhận hệ thống Thống hóa, không thừa nhận về hệ thống kinh trục của hệ thống Thống hóa trong sức mạnh của vạn năng.
Như vậy, ta xác định nguồn gốc Thống hóa của vạn năng là có linh năng, siêu năng, thường năng và thậm chí có cả quyền năng. Nhưng ở đây nếu ta nói quyền năng, là thừa. Bởi ta xác định vạn năng là chúa của quyền năng và các loại quyền năng của duy ngã đại thể đã sao bản chép lại về giá trị nguyên lý của gốc vạn năng thì vẫn còn thừa. Như vậy ngôn ngữ nghĩa lý vô cùng của giá trị đại danh từ đối với sự nghiệp minh triết, là sự hiểu biết chắc thực trong sự nghiệp hóa thân. Còn nếu thay đổi sự hiểu biết đó thì hoàn toàn chúng ta sẽ rẻ đường trong hệ thống duy ngã đại thể và đồng thời không có con đường về trong hệ thống trung tâm. Vậy bèn nói quyền năng thì con số thừa của hệ thống vạn năng vô cùng và các ngôi kinh trục của hệ thống Thống hóa đã trở thành những bản nguyên thực tướng không biến đổi của hệ thống Thống hóa đã cho tất cả những hạt tâm bất biến thể ấy để hình thành ra hệ thống lập thể và nhờ vậy mà sự sống của nhân loại mới được đời đời trong sinh tử và đời đời trong thành trụ hoại không.
Nếu vạn năng thay đổi thì sẽ không có thành trụ hoại không, sinh trụ dị diệt và sinh lão bệnh tử mãi mãi. Nên sự hân hoan vui mừng chào đón cho sự mở đầu trong hệ thống lập thể của sự nghiệp thành trụ hoại không, sinh trụ dị diệt và sinh lão bệnh tử trong sức mạnh vạn năng được cho, đó là giá trị vô lượng nghĩa.
Khi trở về đại thừa tạng thì Như Lai không chối bỏ sinh tử, mà lại nói: sinh tử là thường tình trong hệ thống giá trị hóa, và hệ thống thiết lập sinh tử như một chiếc cầu để có được một ngày sáng nhất của thời kỳ hóa thân trên đỉnh cao của giá trị trung tâm.
Vạn năng không chối bỏ sự thực về giá trị hóa của thành trụ hoại không, sinh trụ dị diệt và sinh lão bệnh tử và vạn năng là thực tướng thường chiếu ánh sáng trong hệ thống ấy.
Chúng ta đã xác định hệ thống Thống hóa là vạn năng thì những bản giác vô cùng của giá trị ánh sáng vô lượng nghĩa của thường năng, linh năng, đa năng, siêu năng và tổng hàm hoa siêu sắc năng đều có cả. Ta biết như vậy để ta không còn lầm đường lạc lối, thì sức mạnh của sự nghiệp hóa chúng ta đã nắm trong bàn tay và có trong sức mạnh của trái tim và khối óc để thực hiện những công trình hóa và trở về với vạn năng của chúng ta.
Bây giờ chúng ta suy nghiệm về những đại danh từ của vô lượng nghĩa về cái đặt ngôn thiết lập trong hệ thống tổng trì của các hành tinh và thái dương hệ, ngân hà, thiên hà trong trục trung tâm hóa của các ngôi sao kinh điển đối với sức mạnh của trung tâm vạn năng, thì vô lượng nghĩa ấy đã được tập hợp các đại danh từ trong ánh sáng và không bao giờ biến đổi tính ánh sáng của đại danh từ để thiết lập hóa ngọc ngôn và kim ngôn.
Đức Từ Phụ Thích Ca Mâu Ni đã dạy như vậy. Đây không phải là một sự rao giảng của Ngài mà là một sự phát loa công chứng của giá trị hóa trong Tam Thiên Đại Thiên Thế Giới và Bồ Tát quyền thừa đã làm nhân chứng sống cho mọi giá trị ấy mà ở đâu cũng có cả.
Phần nghị luận:
Ngài bảo ông Chơn Quốc Chính Thống trình bày
Ông Chơn Quốc Chính Thống: Thưa Cha, hôm nay chúng con được phép luận giải về đề tài ngôn ngữ và nghĩa lý bất biến trong hệ thống hóa, tức hôm nay Cha đã đưa chúng con về lĩnh vực của ngôn ngữ hóa kinh điển.
Chúng con đã thấy rằng không có một yếu tố và lĩnh vực nào mà thoát khỏi ra tính vạn năng của Thống hóa mà có. Vậy ngôn ngữ nhằm mục đích để trình bày tất cả tính vạn năng, linh năng, siêu năng và thường năng, cũng như quyền năng của Thống hóa. Đó là tính phương tiện thực tiễn của ngôn ngữ. Để chứng minh điều này, như trong thực tế các nhà khoa học kinh điển thì người ta dùng những ngôn ngữ để gặp nhau trong hệ thống của cửu kinh minh triết. Chẳng hạn như khoa học điện tử thì rõ ràng đó là điểm gặp nhau cuối cùng của mãn vật chất, cho nên đó là tính bất biến đổi về nghĩa lý của kinh điển, vì linh năng, siêu năng đa năng và thường năng đó là tính bất biến đổi. Như vậy nếu chúng ta đi thẳng về trục thực tướng của trung tâm vạn năng thì không có một cái gì biến đổi, dù ở một lập hình, lập thể nào. Chính vì đó mới gọi là chính pháp của Như Lai.
Như vậy trong mọi lĩnh vực chuyên môn và khoa học hàng ngày con người sẽ gặp nhau bằng tri thức và cuối cùng dẫn đến gặp nhau ở tri thức kinh điển.
Ngài dạy, gặp nhau ở những nghĩa lý thực tướng, gặp nhau ở những nghĩa lý của các ngôi sao kinh không biến đổi về trung tâm vạn năng, gặp nhau ở thực nghĩa về giá trị ánh sáng không biên giới và gặp nhau ở tính thường lưu ánh sáng mà không giới hạn.
Ông Chơn Quốc Chính Thống nói tiếp: như vậy muốn trình bày được thực tướng của tính vạn năng, linh năng, siêu năng và thường năng thì phải dùng chùm hoa ngôn ngữ thì mới trình bày hết vô lượng nghĩa của trung tâm vạn năng. Mặc dù ngôn ngữ nó vẫn là giới hạn trong vô cùng thực tướng của vũ trụ.
Hôm nay hạnh phúc thay chúng con được ở trong ngôi trường cửu kinh, hưởng được trí huệ phật quang soi chiếu cho chúng con mỗi ngày đi gần với tri thức kinh điển. Và tất cả các nhà khoa học trên thế giới sẽ gặp nhau tại một điểm đó là thực tướng của vũ trụ. Vì thế mà ông Enstein khi mà tìm ra nguyên lý cơ bản của nguyên tử thì ông chỉ biết dập đầu khuất phục trước đền lễ mà thôi.
Ngài bảo ông Chơn Ngọc Biện Hộ trình bày
Ông Chơn Ngọc Biện Hộ: Thưa cha, hôm nay chúng con xác định về hệ thống Thống hóa là vạn năng, linh năng, siêu năng và thường năng. Thì chúng con dựa trên hệ thống lập thể để biện chứng pháp về tính vạn năng ấy. Như trong tất cả các hạt cơ bản được năng sinh, năng hóa trong hệ thống Thống hóa, thì các hạt ấy đều có tính duy nhất và hoàn toàn không bao giờ biến đổi tính duy nhất. Cũng như trong tất cả các đơn vị hóa học và các nguyên tố hóa học cũng đều có tính chất duy nhất của nó và luôn luôn nó ở trong một hệ thống tương quan và thống nhất với nhau để thành lập những quy trình hóa trong hệ thống Thống hóa mang tính bất biến đổi, thì điều đó đã chứng minh cho giá trị siêu năng và thường năng đối với trung tâm vạn năng.
Như tất cả những ngôn ngữ đã thành lập trên toàn hành tinh, dù hàng ngàn ngôn ngữ khác nhau nhưng tất cả những ngôn ngữ đó đều chung từ một nguồn gốc của vạn năng hóa sinh và mục đích là đưa con người trở về chỗ thực tướng vô lượng nghĩa của trung tâm vạn năng. Và điều đó là biện chứng cho vô lượng nghĩa của vũ trụ thì giá trị đó là siêu năng, linh năng và thường năng rồi.
Để chứng minh về tính linh năng trong vạn năng, như chúng con đã được uống những liều thuốc dược linh của Mẹ qua Hồng Quang Thống Điển từ trung tâm vạn năng chiếu đến. Sức mạnh của Hồng quang đã hóa linh dược và đã chữa trị được rất nhiều những căn bệnh nan y mà định mệnh chưa kết số tử, thì đó là tính linh năng trong vạn năng.
Như vậy những đại danh từ và chùm hoa ngôn ngữ trong hệ thống cửu kinh là đại diện cho thực tướng vô lượng nghĩa của vũ trụ, và chúng con xác định vũ trụ là vạn năng, linh năng, siêu năng và thường năng.
Ngài bảo ông Chơn Đạt Pháp Trí trình bày
Ông Chơn Đạt Pháp Trí: Thưa cha, chúng con xác định về ngôn ngữ thực tướng để biết trung tâm vạn năng. Vũ trụ luôn có 2 phần tính và thể, tổng hàm siêu sắc năng và sắc năng mới hình thành ra tất cả. ví dụ như nếu không có thực tướng của tổng hàm hoa vạn năng thì không thể thiết lập được ngân hà, thiên hà và thái dương hệ. Như vậy biện chứng ở vạn năng đã có siêu năng, thường năng và đa năng. Về tính chủ quan là chân tính tuyệt đối của vũ trụ, về tính khách quan là năng lượng mà hiện nay con người ta đang khai thác.
Về phần nhân sinh quan cũng không ngoài tổng hàm hoa thực tướng của vạn năng mà có. Như trong con người chúng ta có não bộ thần kinh, có tri thức và có tổng hàm hoa nên duy ngã đại thể đã có bác học, có siêu nhân và phật nhân. Như vậy tất cả những định luật của thành trụ hoại không, sinh trụ dị diệt và sinh lão bệnh tử đã trở thành nguyên tắc của công luật hóa để trở về với đấng Thống hóa vạn năng.
Ngài bảo ông Chơn Luân Thương Bang trình bày
Ông Chơn Luân Thương Bang: Thưa Ngài. Các đấng đã thành tựu bèn đến với thế gian mượn ngôn từ của hữu hạn để nói đến cái vô cùng nghĩa lý của vũ trụ. Như vậy về ngôn ngữ mà các đức Như Lai đã thiết lập thì hoàn toàn có giá trị tuyệt đối của nghĩa lý đó. Như hành tinh chúng ta có rất nhiều ngôn ngữ khác nhau thì đó là thể hiện tính tổng hàm hoa mà vũ trụ đã có. Nhưng tất cả những ngôn ngữ khác nhau ấy đều gặp nhau ở một nghĩa lý chung để hiểu về bản chất của vũ trụ. Nên chính vì những ngôn ngữ bất biến đổi đó đã trở thành giá trị kết tinh của những chùm hoa ngôn ngữ thuộc về kim ngôn và ngọc ngữ của các đức Như Lai và Như Lai đã dùng ngôn ngữ thực tướng làm phương tiện quý nhất để đưa mặt trần duy ngã đại thể trở về trung tâm vạn năng.
Như vậy, giá trị cuối cùng của con người là trở về gốc của Thống hóa trung tâm vạn năng mà có tính thường năng, linh năng và siêu năng. Nên tính chất và nghĩa lý bất biến đổi trong sự nghiệp hóa của trung tâm vạn năng phải mượn ngôn từ của nhị nguyên.
Ngài dạy, xác định về tính vạn năng vô ngại hóa hệ thống vật lý. Tính hệ thống vật lý không biến đổi về tính hạt và thống nhất không biến đổi về giá trị hóa là bản chất của vạn năng. Vô ngại hóa và thông chiếu ánh sáng của vạn năng trong cực vi và cực đại không bị biến lập và sụp đổ của giá trị hóa, đó là vạn năng.
Với các hệ thống trung tâm được thiết lập trong giá trị hóa và các nền hóa được cho trong các cấp độ khác nhau đều trở về thống nhất và không biến đổi trong hệ thống vạn năng. Đó là tính linh năng và vạn năng thường trụ.
Như vậy, các ngôi kinh chủ trong hệ thống Thống hóa vạn năng đã có sức chuyển động trong các chiều hướng khác nhau mà thiết lập vô lượng ngôn ngữ trong tính thống nhất và tính thống nhất của ngôn ngữ là đại diện cho các ngôn ngữ đã thiết lập trong hệ thống tiến hóa. Đều trở về tính trung tâm vạn năng để làm chủ. Vì sao? Vì vạn năng, thường năng, linh năng là tính vô ngại hóa trong vạn vật và vạn vật được ở trong sự nghiệp vô ngại ấy mà được hóa. Nếu bị ngại và tắt nghẽn ở tính vạn năng thì tất cả hóa học bị sụp đổ và nền nhị nguyên không có. Như vậy tính chất giá trị lập thể nhị nguyên cũng đã biểu trưng cho giá trị vô ngại trong sự nghiệp hóa của vật lý và thành lập hệ thống vật lý để làm nền hóa cho hệ thống của siêu năng lượng và ánh sáng của quyền năng và siêu năng.
Như vậy, tính chất đó đã có trong con người ở các cấp độ khác nhau, ở các tầng lớp khác nhau, ở sự chênh lệch xứ quán khác nhau. Nhưng tính thống nhất của giá trị vô ngại đều có mặt trần, đều có hình thành, đều có giá trị giống nhau và được sống trong giá trị thống nhất ấy. thì hệ thống Thống hóa là luôn thống nhất trong giá trị hóa của tính vô ngại, mà tính vô ngại là các ngôi kinh chủ của trục vạn năng.
Như vậy nghĩa lý ấy hoàn toàn không thay đổi, nếu nhân loại đi theo định luật thì sẽ trở thành Phật, trở thành Thánh và trở thành các cấp độ tiến hóa một cách trật tự. còn nếu đi ngược lại định luật thì đó là cái thừa không phải là sự thật. Nên các đức Như Lai biết nhân loại bị thừa nên đem các pháp thừa để hóa thừa, thành lập chỗ vô dư và thành tựu chỗ vô cùng.
Như vậy, vạn năng là tính vô ngại của linh năng, linh năng là tính vô ngại của siêu năng, siêu năng là tính vô ngại của thường năng. Như vậy các năng lực tổng thể hóa đều không bị biến đổi giá trị hóa, nên vật lý mới được hóa một cách trật tự.
Ngài bảo ông Chơn Thăng Ấn Chuyển phát biểu và xác định.
Ông Chơn Thăng Ấn Chuyển: Thưa cha, từ Thống hóa vạn năng đã hóa sinh ra tất cả vạn loại, thì trong tính chất của vạn loại đã có chùm hoa ngôn ngữ vô lượng nghĩa, tính chất ấy được thông suốt nên vô lượng nghĩa ấy bất biến thể trong hệ thống của muôn loài và trong hệ thống của tam thiên đại thiên thế giới.
Ngài dạy, thế thì vạn năng là trục của vô lượng nghĩa và hệ thống của muôn loài là vô lượng nghĩa của vạn năng. Lập thể biến đổi vô thường là vô thường của sự hóa thân, của sự thiết lập tiến hóa, chứ không phải vô thường để rồi mất đi. Vậy sự vô thường ấy là để thể hiện tính thường trụ giá trị hóa trong sự nghiệp bất biến đổi.
13/4/Canh Dần
NGHIỆM CHỨNG HẠ TẦNG VẠN HÌNH ĐỂ DẪN ĐẾN SIÊU CHỨNG THƯỢNG TẦNG VẠN NĂNG.
Đứng trên tính đại diện thì vạn hình cũng không thể thoát ra khỏi cửu khiếu đồng ưng và cửu khiếu đồng lập. Còn nếu chúng ta không thừa nhận vạn hình, thì cũng đồng nghĩa là không thừa nhận vạn năng. Vậy đứng trên tinh thần nghiệm chứng về quĩ tích thượng tầng của hệ thống vạn năng thì chúng ta thấy trong các dãi ngân hà, thiên hà thì thấy rõ về các hệ thống vô dư là nghiệm về hệ thống vạn năng.
Đối với hệ thống lỗ đen nếu trước đây không có các nhà khoa học, thì con người cũng không nghiệm chứng về trung tâm lỗ đen ở trong múi chuỗi của các dãi ngân hà, thiên hà.
Ngôn ngữ thì quá giới hạn, mà ta muốn dùng những ngôn ngữ tương quan với giá trị vô hạn thì không có. Chính vì vậy nên chúng ta hoàn toàn phải nghiệm. Nên mới nói rằng: Nghiệm chứng hạ tầng quĩ tích vạn hình để dẫn đến sự siêu chứng thượng tầng quĩ tích vạn năng, thì đó là nguyên tắc mà chúng ta không bao giờ có thể thay đổi.
Để nghiệm chứng về quĩ tích hạ tầng vạn hình, thì chúng ta khai thác ngay trong siêu vi qua kính hiển vi của cực đại, ta thấy các hệ thống vạn hình của các loại siêu vi hoàn toàn lập lại và có tính phức tạp. Từ phức tạp ở trong đời sống siêu vi có 2 loại, đó là một loại âm và một loại dương. Và cực độ của giá trị siêu vi có thể hoành hành ở trong mọi hệ thống lập hình, thuộc cửu khiếu đồng ưng và cửu khiếu đồng lập.
Trong hệ thống các loài, như loài rắn thì mọi hình thái và màu sắc của nó cũng đa dạng và không giống nhau. Hoặc loài ong thì cũng có nhiều loại ong như ong thế, ong vò vẻ, ong ruồi v.v…thì nó đều khác nhau về hình thái và màu sắc. Như vậy hình tích ấy hết sức là phong phú. Và có thể nói rằng trong hệ thống các loài ta không thể tính đếm hết được, thì tính vạn hình mà chúng ta đưa ra đó để lập lại vạn hình hóa trong các hình thể hình tích. Như vậy chúng ta đã nghiệm chứng được giá trị thực của hạ tầng quỹ tích vạn hình, là minh chứng hùng hồn nhất và có tính thuyết phục về hệ thống thượng tầng quỹ tích vạn năng.
Về quỹ tích vạn năng, như các nhà khoa học người ta cũng đã giải mã sơ bộ về vấn đề chuỗi và múi của ngân hà, thiên hà thấy rất nhiều trung tâm lỗ đen nó hoạt động rất kinh khiếp. Nếu thực sự ta dùng con mắt để thấy và tai để nghe, thì hoàn toàn chúng ta sẽ không chịu nỗi ở hệ thống thượng tầng này. Vì chúng ta đã hoàn toàn được thiết lập và đầy đủ quĩ tích của giá trị thượng tầng trong nhân bản duy ngã đại thể và duy ngã đại thể đã thể hiện ở tính nghiệm chứng trong quĩ tích hạ tầng vạn hình để dẫn đến siêu chứng quĩ tích thượng tầng vạn năng.
Khi chúng ta thừa nhận quĩ tích của vạn hình là hoàn toàn có thực, thì chúng ta cũng thừa nhận về tính đa năng của quĩ tích đồ hình vạn hình, đồng thời chúng ta thừa nhận giá trị đặc thù và kết tinh của giá trị đặc năng đối với tổng đồ hình ấy. Vì tất cả mọi hình thể đều có tính đặc năng của nó.
Khi chúng ta nói về hình tích, là nói về sự tích tụ của giá trị tổng thể tinh hoa thì bản chất của đa năng và bản chất của đặc năng hoàn toàn có trong đó. Như vậy, nhân ở đa năng tìm về siêu năng, nhân ở đặc năng tìm về linh năng, nhân ở quĩ tích đồ hình tích tụ tổng thể tinh hoa, thì chúng ta liền thấy được tính vạn năng trong đời sống của thế giới.
Trong thế giới này có thể nói kim chỉ nam là vạn năng, thì đích thực trung tâm vũ trụ là vạn năng. Chính vì vạn năng mà cho được vạn đồ hình. Chính vì vạn năng mà cho được đa năng và đặc năng. Vậy hạ tầng là đa năng thì thượng tầng là siêu năng. Hạ tầng là đặc năng thì thượng tầng là linh năng. Mà hạ tầng quĩ tích vạn hình là giá trị nghiệm chứng của tính vạn năng. Đối với tất cả chúng sinh về mặt lập thể đều có những đồ hình khác nhau. Như trong 36 loài ngạ quỉ đều mang những hình thể khác nhau. Hoặc trong đời sống của thực vật, tất cả các loại cây đều khác nhau về hoa lá và bản chất kết tinh. Nên mới có những loại cây quí và cây không quí.
Vậy về hình tích ở hạ tầng mang tính vạn hình, thì vạn hình này là từ sức mạnh của vạn năng hóa và chúng ta thống nhất được vạn năng hóa vạn hình. Thì muôn hình, muôn vẻ, muôn sắc màu ấy đều từ Trung Tâm Vạn Năng hóa và đó chính là sự nghiệp chuyên môn hóa tổng thể.
Nghiệm chứng là dựa trên nền tảng của biện chứng pháp, từ đó dẫn đến siêu chứng pháp. Thì siêu chứng pháp là thuộc về hệ thống trục chân tính vạn năng, là hoàn toàn vượt trên giá trị hiện hữu. Tức đây là siêu hữu, thì nó vẫn là vạn năng và tính chất vạn năng hoàn toàn không thay đổi trong hệ thống lập thể của vạn hình.
Như vậy, tính đại diện của thượng tầng về cơ cấu phức tạp, thì chúng ta thấy các hệ thống chuỗi và dãi ngân hà, thiên hà thuộc về trung tâm lỗ đen là đại diện và tạo thành sức mạnh vô cùng hóa. Tức là sinh diệt trung tâm lỗ đen hóa tổng thể tinh hoa, vậy trung tâm lỗ đen hoàn toàn có sinh và có diệt, thì chính đó là tính đại diện của trung tâm về mặt hệ thống cơ cấu máy móc và đại diện cho giá trị hệ thống tuần hoàn.
Vậy chúng ta được quyền thống nhất về nghiệm chứng hạ tầng quĩ tích vạn hình là sự nghiệp chung của hệ thống kinh trục đối với quĩ tích thượng tầng Trung Tâm Vạn Năng.
Phần nghị luận:
Ngài bảo ông Chơn Quốc Chính Thống trình bày.
Ông Chơn Quốc Chính Thống: Thưa cha, đề kinh hôm nay là cha đưa chúng con đi từ hạ tầng trở về 3 kinh trục. Thì đầu tiên là nghiệm chứng về quĩ tích đồ hình của vạn hình để trở về siêu chứng Trung Tâm Vạn Năng. Điều đó nền khoa học thực nghiệm đến ngày hôm nay từng bước đã khám phá ra và xác quyết rằng thế giới quan hoàn toàn là vạn hình và vô cùng phức tạp mà không thể tính đếm được. Như vậy, mọi hình thể ấy nó đều có quĩ tích nhất định và nằm trong định luật, qui luật hẳn hoi từ siêu vi cho đến đại thể và đại diện như lỗ đen mà các nhà khoa học trước đây đã hình dung và khám phá, thì đó cũng có một quĩ tích nhất định để đại diện cho tính vạn năng của Trung Tâm Vạn Năng. Về mặt lập thể ở mặt trạng khoa học đến ngày hôm nay người ta càng khám phá và xác quyết về lỗ đen ấy không phải là tự nhiên, mà bên trên lỗ đen là có một chủ tính để quyết định cho giá trị của lỗ đen. Như vậy, nếu ra khỏi hệ thống ngân hà và thiên hà thì chúng ta thấy là vô cùng của lỗ đen. Thì nhìn về mặt lập thể ấy chúng ta có thể xác quyết được vấn đề.
Ngài dạy, ở đây chúng ta phải hiểu vô cùng là bản chất của hệ thống có tính thống nhất. Nếu nói về mặt bằng tổng thể của hành tinh là nói chung, nhưng trong hành tinh nếu chia ra múi thì có nhiều múi. Thí dụ như Tu Di thái nguyên và mỗi Tu Di thái nguyên là một hệ thống nguồn để tải trọng giá trị về các con sông cát. Thì cát đây gọi là cát đồng thể, nghĩa là dù ta không thể đếm hết số cát trên các con sông ấy nhưng là cát đồng thể. Như biển ở vùng nào thì cát đổng thể ở cùng đó, hoặc sông ở vùng nào thì các đồng thể trên vùng sông đó. Như vậy, các con sông là những dãi chuỗi chạy mãi từ thái nguyên đến biển thì đó là một hệ thống.
Đối với ngân hà và thiên hà là số lượng không thể tính đếm, thì ở đây chúng ta lấy con sông cát trên hành tinh để đại diện cho số lượng không thể tính đếm đó, mà bích dụ cho con sông cát của ngân hà thiên hà và con sông cát của giá trị quĩ tích đối với Trung Tâm Vạn Năng, hoặc là đối với trung tâm lỗ đen biện chứng pháp Trung Tâm Vạn Năng.
Ông Chơn Quốc Chính Thống nói tiếp: Thưa cha, như vậy các lỗ đen ấy hình thành trong qui trình chuyển động của quĩ tích, quĩ đạo và dựa trên nền tảng của kinh Vận luật tuần hoàn chu kinh. Và Vận luật tuần hoàn luôn luôn có liên quan đến Oai âm dương vạn tỏa. Thì đó là một qui trình hệ thống chứ không phải tự nhiên mà có. Như vậy, trong hệ thống của các múi, các chuỗi của ngân hà và thiên hà mới hình thành ra tất cả các hành tinh, các định tinh.
Như chúng ta ở tinh cầu này thì nghiệm chứng thấy đã là vạn hình rồi, nếu là ngân hà, thiên hà thì không thể là vạn hình nữa, mà đó là vạn năng.
Ngài dạy, ta nghiệm chứng mặt bằng của vạn hình từ phức tạp đến đơn giản là nhằm để giác ngộ và nhận chân tuyệt đối của vạn năng. Như lỗ đen của hệ thống ngân hà, thiên hà trong đó có tối và sáng, tức có âm và dương. Như vậy, tính đại diện của âm dương ở trong vạn hình, hoặc vạn hình ở trong âm dương. Chính sự phức tạp về tổng hàm hoa của âm dương trong hệ thống vạn năng, thì có tổng hàm hoa siêu sắc năng hóa sắc năng.
Như vậy, căn cứ trên vạn hình mà chúng ta thiết lập các bộ môn trong hệ thống chuyên môn vạn hình, thì chúng ta cũng nằm trong hình tích của 3 chiều. Về biện chứng pháp 3 chiều ấy mà chúng ta có thể thiết lập các công trình vĩ đại nhất trong các thế giới quan.
Như chúng ta đang ở trong phạm trù quĩ tích của hành tinh này thì chúng ta chỉ có những năng lực nhất định đối với hành tinh này. Nhưng khi vượt ra khỏi hành tinh này thì hình tích quĩ tích ấy lại trở nên khổng lồ hơn. Tùy theo mức độ càng về gốc thì giá trị vạn năng càng vĩ đại hơn.
Thế giới duy ngã là một tên gọi chung của sự thống nhất tính thể trong hệ thống vạn pháp kinh. Và duy ngã vạn pháp kinh thì có duy ngã đại thể để đại diện. Nhưng vượt tầng lên cao của Tứ Thiên Vương hoặc Đế Thích thì duy ngã ấy ở cấp cao hơn. Và chúng ta có thể dùng các danh từ thuộc về siêu năng quang và siêu linh quang.
Như vậy, chúng ta thấy về mặt biện chứng hạ tầng quĩ tích đa hình đều có đủ tất cả các năng lực đặc biệt nhất trong tổng thể tinh hoa. Và chính vì tổng thể tinh hoa đa dạng nên các hình tích ấy cũng đa dạng. Như chúng ta đã học về tính đặc năng của các loài, thì các loài đều có tính đặc năng của nó, thì đặc năng này từ vạn năng mà ra. Vậy mối chốt của giá trị vạn năng là có linh năng, có siêu năng. Nếu nói về kinh trục thì linh năng là Thống Thức Chân Quang, còn đặc năng thì quyền biến vô song của Âm Dương Vạn Tỏa trong tổng hàm hoa. Còn về vô ngại hóa trong vạn hình thì Trung Tâm Vạn Năng. Như vậy, thống nhất về hệ thống Thống Hóa là không thể tách rời 3 kinh trục để có tất cả vạn hình.
Về chuyên môn của siêu năng, đa năng là thuộc tính vạn năng. Và biện chứng pháp của lập thể là tính chất của giá trị vạn hình, quĩ tích của tính đa năng , quĩ tích của tính đặc năng và thống nhất trong tính vạn năng để có một sự nghiệp chuyên môn tròn đủ nhất về các chiều hướng khác nhau, mà phải trở về tính trung tâm để quyết định.
Một khi càng phân biệt thì càng làm sai đi tính Trung Tâm Vạn Năng, càng phân biệt thì càng không ngộ nhập được tính quĩ tích vạn hình và không phát huy được tính siêu năng, đặc năng trong vạn hình. Nên Như Lai dùng Bát Nhã là kinh hội tụ để quyết định về tính chủ của giá trị vạn năng và đồng thời vô quái ngại trong giá trị chuyên môn hóa đối với mặt lập thể và siêu thể.
Ngài bảo ông Chơn Ngọc Biện Hộ trình bày.
Ông Chơn Ngọc Biện Hộ: Thưa Cha, chúng con đã xác định tính vạn năng hoàn toàn có thực và được thống nhất trong hệ thống 3 kinh trục. Như vậy, muốn trở về với hệ thống vạn năng thì chúng con phải nghiệm chứng từ trong tất cả những quĩ tích vạn hình hạ tầng. Như chúng con đã học giữa vạn năng, đa năng và đặc năng; cũng như giữa đại ngã và duy ngã hoàn toàn không tách rời nhau và luôn luôn liên tịch chiếu. Như đề kinh Vạn năng vô quái ngại hóa vi mô và vĩ mô, cũng như vạn năng hóa linh năng, siêu năng, thường năng và đặc năng. Hay là tính ánh sáng tự chiếu vô biên và thể hoành tác sinh diệt vô tận không chấm dứt. Thì tất cả những đề kinh này đã nói lên tính thống nhất giữa đại ngã và tiểu ngã, cũng như giữa thượng tầng và hạ tầng đối với vạn năng, đa năng, siêu năng và đặc năng. Như vậy, tất cả những trung tâm lỗ đen của ngân hà, thiên hà, thái dương hệ mà khoa học đã tìm thấy đó là đại diện cho tính vạn năng của vũ trụ. Vì trong đó đã có âm dương và có tổng hàm hoa của siêu sắc năng hóa sắc năng.
Ngài dạy, sự sinh diệt tương tục vô tận không chấm dứt đối với trung tâm lỗ đen và dãi chuỗi của ngân hà, thiên hà cũng là trung tâm sinh diệt của hóa. Và trung tâm sinh diệt của hóa không chấm dứt nên chúng ta được hóa đời đời.
Ông Chơn Ngọc Biện Hộ: Thưa Cha, như vậy từ trong tính đặc năng của muôn loài trên hành tinh mà chúng con thấy được tính linh năng, siêu năng và vạn năng của vũ trụ. Đồng thời thấy được tính quĩ tích trong vạn hình đó. Thí dụ như loài ong, loài kiến, loài mối…hoàn toàn nó có hệ thống quĩ tích nhất định, nên nó sống rất trật tự và trật tự trong qui trình thăng hoa.
Ngài dạy, Vì chủ thể của quĩ tích đó là tổng thể tinh hoa thì nó được hưởng thụ cái tổng tinh hoa ấy về mọi lĩnh vực của đơn giản và phức tạp. Nên càng ở hạ tầng thì tổng thể tinh hoa càng đơn giản, mà càng vượt lên thượng tầng thì tổng thể tinh hoa càng phức tạp. Chính vì vậy mà chúng ta có thể nói rằng: Từ đa năng đến siêu năng, từ đặc năng đến linh năng và từ các năng lực giá trị lập thể trong quĩ tích đều nằm ở Trung Tâm Vạn Năng.
Ông Chơn Ngọc Biện Hộ nói tiếp: Thưa Cha, như vậy là vô cùng và vô cùng có hệ thống quĩ tích chứa nhóm tổng tinh hoa của siêu sắc năng mới hóa sắc năng. Chúng con liên hệ lại trong vạn hình đó thì hình tích của nhân bản duy ngã đại thể là một biện chứng hùng hồn và cụ thể nhất. Vì nó đã hội tụ được tổng tinh hoa đầy đủ nhất của vũ trụ, nên nó có đa năng, linh năng, siêu năng và nó luôn luôn thường năng. Vì duy ngã đại thể đã coppy và làm ra được muôn hình, muôn sắc mà cụ thể là những công trình vĩ đại nhất trên thế gian này. Thì duy ngã đại thể là đại diện cho tính thống nhất của vạn hình và cũng là biện chứng cho giá trị của Trung Tâm Vạn Năng.
Ngài dạy, về hình tích con người thì tất cả đều giống nhau, đều có cửu khiếu, có não bộ và thống nhất một hệ thống ngũ tạng để làm cho một sự nghiệp chung đối với cơ thể và não bộ. Đó là tính thống nhất của hệ thống đã được thống nhất từ não bộ đến cơ cấu hệ thống. Ông Chơn Ngọc Biện Hộ đã nói bài rất hay. Hôm nay đối với Cha và con, đối với thầy và trò, đối với biểu tượng và hệ thống quyền thừa biểu tượng phải thống nhất liên tịch chiếu trong hệ thống cửu kinh. Nhằm để chuyển hóa ánh sáng cửu kinh đến các hệ thống não bộ được khơi động lên và khơi động lên rất mạnh, để chúng ta liên tịch chiếu trong hệ thống Cửu Kinh Minh Triết.
Ngài bảo ông Chơn Thăng Ấn Chuyển trình bày.
Ông Chơn Thăng Ấn Chuyển: Thưa Cha, từ thượng tầng vạn năng tổng tinh hoa đã hóa ra hạ tầng vạn hình. Thì từ nghiệm chứng hạ tầng vạn hình của nhân sinh quan và vũ trụ quan để chúng ta mới thấy được tính linh năng, siêu năng của Trung Tâm Vạn Năng đã thường chiếu và tịch chiếu trở thành một hệ thống thống nhất..
Trong tất cả muôn loài thực vật, động vật mà cao nhất là nhân bản duy ngã đại thể đã thể hiện tính chất quĩ tích vạn hình, để chứng minh cho vũ trụ có một hệ thống thống nhất là vạn năng. Ngày nay khoa học người ta đã dẫn chứng được vũ trụ có trung tâm lỗ đen và chính trung tâm lỗ đen đó mới sinh ra tất cả ngân hà, thiên hà là đại diện cho trung tâm của vũ trụ.
Sự sinh diệt tương tục trong hệ thống ngân hà, thiên hà, thái dương hệ, hành tinh, cũng là tính chất đại diện vạn hình, cũng là tính chất đại diện vạn năng đối với sự sống trong vũ trụ. Và nhân bản duy ngã đại thể là đại diện cấp cao nhất để nghiệm chứng, biện chứng và đại diện cho tổng thể vũ trụ quan trong hệ thống của vũ trụ.
Ngài bảo ông Chơn Minh Ứng Hội trình bày.
Ông Chơn Minh Ứng Hội: Thưa Cha, nghiệm chứng về hạ tầng thì trong muôn loài đã có tính đặc năng để tiến hóa và trở về với linh năng, thì trong đó có duy ngã đại thể. Nhìn lại trong tổng thể về phần lập thể là sinh diệt tương tục vô tận. Nhưng phần đặc năng là không biến mất trong các loài, vì vậy các loài được tồn tại và phát triển.
Như vậy, về phần hạ tầng chuyển động của thái dương hệ thì ta nhìn thấy được tổng thể về lập hình đối với những ngân hà, thiên hà. Mà trung tâm lỗ đen đã thể hiện được tính siêu năng, vạn năng của thượng tầng là vô cùng và hóa vô cùng.
Ngài dạy, về thượng tầng Trung Tâm Vạn Năng là chúng ta không thể thấy bằng mắt, mà phải thấy bằng giá trị của nghiệm chứng, biện chứng pháp để đạt được giá trị siêu chứng. Thì đây là một chặng đường đột phá về chân tính để chứng tính thấy được Trung Tâm Vạn Năng. Điều này hoàn toàn có thực trong đời sống của hệ thống duy ngã. Mà cụ thể các Tổ đã làm được điều đó.
Như vậy, chúng ta học rộng để biết giá trị thực về đặc năng, đa năng và siêu năng là có trong đời sống của Trung Tâm Vạn Năng. Vì tất cả những quĩ tích, hình tích của các loài không thể thoát ra ngoài Trung Tâm Vạn Năng để có đời sống. Mặc dù hình tích có khác nhau nhưng đều thống nhất trên sự sống là duy ngã đại thể cùng các loài đều cùng nhau hít thở o xy mà sống, hoặc tất cả cùng nhau uống nước để mà sống. Thì dây có tính đại diện thống nhất về giá trị sự sống. Thì các giá trị gốc của nguyên lý vẫn là thống nhất ở giá trị sự sống và sự sống thuộc về Trung Tâm Vạn Năng.
Như vậy, sự sống của giới hạn và vô hạn đều cùng một gốc của Trung Tâm Vạn Năng. Thì chúng ta có quyền khẳng quyết là giới hạn hay vô cùng cũng đều từ sự sống của Trung Tâm Vạn Năng. Như vậy, Trung Tâm Vạn Năng đã trở thành thực tướng đối với giới hạn và vô hạn.
17/9/ Canh Dần
VẠN PHÁP DUY TÂM TẠO, ĐẠO LUẬT DUY TÂM KHAI.
Ta phải hiểu rằng Tâm là một hệ thống Trung tâm có thể chia 3 phần gọi là thượng – trung – hạ. Chúng ta đã học “Duy tâm thượng Trung Tâm Vạn Năng – Duy tâm hạ ý thức tương tác:.
Như vậy, chúng ta bèn niệm:
Vạn pháp duy tâm tạo. Nghĩa là duy tâm thượng trung tâm vạn năng tạo, còn duy tâm hạ là ý thức tương tác tạo. Vậy, ý thức tạo là nhân bản; mà trung tâm tạo là chủ thể của nhân bản. Thế thì ý thức nhân bản tạo ấy phải có nguồn của hệ thống tạo. Nếu chúng ta làm lệch cái nguồn của hệ thống tạo, thì những thứ tạo do ý thức tạo ra ấy có phải là chân tâm hay không? Thì Như Lai bèn nói không phải là chân tâm. Vì sao? Vì ý thức tạo đã đi lệch làm sai biệt và không có tính chất về giá trị của lõi trung tâm, thì đó là vọng tâm. Như vậy, Đất- Nước- Gió- Lửa là do ý niệm, tư tưởng chúng ta sinh nó ra. Hay là Đất- Nước- Gió- Lửa là do Trung Tâm Vạn Năng sinh nó ra? Thế mà sự nhầm lẫn của những người học Phật lại cho rằng do vọng tâm sinh ra Đất- Nước- Gió- Lửa.
Như vậy, tâm nào tạo ra vạn pháp và tâm nào ngộ nhập vạn pháp? Tâm tạo ra vạn pháp là tâm thuộc về đấng Tạo Hóa, còn tâm ngộ nhập vạn pháp là tâm của hệ thống duy ngã.
Nếu nói rằng Đất- Nước- Gió- Lửa là do vọng tâm sinh ra. Thì Chư Phật đã sạch hết các vọng niệm, sạch hết các lậu hoặc và hoàn toàn đã trở về chân tính, thì Ngài cũng không mất Đất- Nước- Gió- Lửa và Đất- Nước- Gió- Lửa cũng không mất trong đời sống nhân loại này.
Như vậy, ta hiểu như thế nào về cái vọng tâm sinh ra đất nước gió lửa mà đức Phật muốn nói?
Khi ta vọng tâm thì Đất- Nước- Gió- Lửa không mất, mà lại rất ràng buộc về tâm pháp ta và đồng thời chuyển thành dòng nghiệp cực mạnh, để biến đổi giá trị sự thực của ta nhỏ lại. Nhưng khi ta trở về chân tâm thì vạn pháp cũng không mất và không ràng buộc ta, mà ta lại làm chủ được vạn pháp. Thì vạn pháp lại trở thành phương tiện cho chân tâm.
Như vậy, khi ta vọng tâm thì Đất- Nước- Gió- Lửa vẫn là Đất- Nước- Gió- Lửa. Còn khi ta trở về chân tâm thì Đất- Nước- Gió- Lửa cũng vẫn là Đất- Nước- Gió- Lửa. Vì Đất- Nước- Gió- Lửa là tính khách quan của hệ thống pháp và là giá trị tổng hàm hoa siêu sắc năng của hệ thống pháp. Hệ thống pháp ấy không bao giờ mất vì sao? Vì Trung Tâm Vạn Năng luôn tồn tại vĩnh viễn trong đời sống của vũ trụ và không bao giờ hũy diệt. Trung Tâm Vạn Năng không hũy diệt thì Đất- Nước- Gió- Lửa cũng không có hũy diệt và tất cả tổng hàm hoa cũng không hũy diệt.
Như vậy, vọng tâm hay chân tâm nó chỉ có những trạng thái chuyển hóa và hình thành giá trị ràng buộc và không ràng buộc thuộc về tâm pháp ta. Còn đứng trên khách quan thì Đất- Nước- Gió- Lửa là nền hóa của duy ngã mãi mãi trong 3 thời kỳ quá khứ- hiện tại- vị lai không bao giờ tắt đoạn.
Ta đặt ra nếu sụp mất đi Đất- Nước- Gió- Lửa thì hệ thống duy ngã sẽ không còn trên đời này nữa. Thế thì diệu lý vô cùng kỳ diệu của đấng Thống Hóa cũng bị đứt đoạn giá trị hóa và hệ thống Thống Hóa không còn giá trị trên đời này và cũng không có giá trị trong hệ thống vũ trụ của sự nghiệp vô cùng. Thì chúng ta bèn thấy rằng: Duy tâm thượng Trung Tâm Vạn Năng tạo, duy tâm hạ ý thức tương tác vạn pháp. Chính sự tương tác vạn pháp đó mà trở về thống nhất cùng cái tạo nguyên lý và không lệch cái tạo nguyên lý ấy thì chúng ta được chân tâm.
Sự nghiệp tu chính là tìm về gốc của vũ trụ. Như 33 Tổ và tất cả các vị Thiền sư là tìm về gốc của vũ trụ và không có một người tu sĩ nào mà không tìm về gốc của vũ trụ. Tuy nhiên có nhiều phương pháp tìm khác nhau, song tất cả đều tìm về gốc vũ trụ là chính.
Tại sao tìm về gốc ấy? Vì gốc ấy sinh hóa ra vạn loại trong đó có chúng ta. Nếu không tìm về gốc đó thì chúng ta sẽ bị mất gốc. Như vậy, Như Lai nói “vạn pháp duy tâm tạo, đạo luật duy tâm khai”, thì chính cái gốc vũ trụ ấy tạo. Nhưng thường thì chúng sinh lại cố chấp là cái tâm của mình tạo ra, hoặc khai ra là hoàn toàn sai lệch.
Đạo luật duy tâm khai. Nếu sự khai hóa của trung tâm không có, thì liệu chúng ta có ý niệm, có tư tưởng để khai được hay không? Nếu ta cho rằng Ngài Ngọc Đảnh ra khai đạo. Nhưng nếu gốc của vũ trụ không có đạo, thì Ngài Ngọc Đảnh có khai đạo được hay không? Hoặc nếu gốc vũ trụ không có đạo thì Đức Thích Ca, hoặc Đức Ki Tô có ra khai đạo được hay không?
Thí dụ: có mặt trời chiếu sáng thì mới có năng lượng cho chúng ta thu hút, chứ con người không thể tạo ra năng lượng ấy được. Thế thì sự khai đạo này là dựa vào gốc của vũ trụ đã có đạo, thì con người mới đứng ra khai. Cũng như trong trời đất đã có nguồn nước từ gốc đổ về, thì con người nhân đó mà khai ra nhiều nhánh, nhiều kênh, nhiều lạch được.
Nhưng lấy gì để khai? Lấy cái biết để khai. Cái biết là ý thức đại diện cho cái tâm. Như vậy, duy ngã đại thể là con người mang cái biết đến để khai ra nguồn nước đó. Còn các loài vật chưa có ý thức tương tác thì không thể khai ra được. Tức là con người khai thác tất cả những thứ mà vũ trụ đã có. Vũ trụ là vô hạn nên con người tha hồ khai thác theo năng lực trí tuệ lớn hoặc nhỏ và khai mãi mà không bao giờ hết nguồn của vũ trụ. Đó là đạo luật duy tâm khai.
Nếu ta cố chấp cho rằng: “vạn pháp duy tâm tạo, đạo luật duy tâm khai” là con người tạo và con người khai. Nếu chấp như vậy thì duy ngã trở thành chủ thể. Thì hóa ra Phật lại có trước vũ trụ sao? Hoặc là ta có trước cha mẹ ta sao? Nếu nói ngược như vậy thì Như Lai đã trở thành Thống Hóa rồi. Nhưng thật ra Như Lai là chất liệu của đấng Thống Hóa chứ không phải Như Lai là đấng Thống Hóa của 3 kinh trục. Cũng như chính Cha đây là sản phẩm của 3 kinh trục, chứ Cha không thể là 3 kinh trục được.
Chúng ta phải giác ngộ chỗ này, để tính vững chắc của chân lý sẽ mãi mãi không thay đổi trong muôn đời sau. Còn nếu hiểu theo nhị thừa và căn cứ trên Tam tạng mà không hiểu được chỗ thậm thâm vi diệu pháp đó thì rõ ràng là oan cho Đức Phật Thích Ca. Như vậy, Đức Phật Thích Ca hiện nay vẫn còn phải chịu oan. Chính vì vậy mà thiền sư Tuệ Trung Thượng Sĩ mới nói rằng: “Phật Phật Phật bất khả kiến, pháp pháp pháp bất khả thuyết. Dục thức Phật tâm chúng sinh tâm, hậu thế đương lai Di Lặc quyết” Dịch: Phật Phật Phật không thể thấy, pháp pháp pháp không thể nói. Muốn biết Phật tâm, chúng sinh tâm, đợi đến đương lai Di Lặc quyết.
Như vậy, vấn đề này nhân loại cũng đã bàn cãi rất nhiều mà vẫn chưa xong. Chỉ có những vị chân tu đã vào được tứ thiền thì mới chứng thấy được bản lai diện mục. Ta phải hiểu bản lai diện mục không phải là vô minh, mà là gốc của sự nghiệp hóa. Thì bản lai diện mục là Trung Tâm Vạn Năng.
Hôm nay ta học hệ thống cửu kinh là để ta có mặt bằng của minh triết, để giải quyết những vấn đề mà chủ thuyết còn nhiều mâu thuẩn của duy tâm, duy vật, duy linh. Như đức Phật Ngài nói vật chất vô thường, là nói cho những hạng người còn quá đam mê vật chất, mà đối với công đức thì không hề quan tâm đến. Đó là nói theo kiểu pháp môn.
Hôm nay ta phải lấy sức mạnh của Cửu Kinh Minh Triết và nền khoa học đại ngã tổng quan, cùng sức mạnh của đại trí huệ cường độ ánh sáng chuyên môn hóa của Cửu Kinh Minh Triết mới khuất phục được loài người trong thế kỷ 21 này.
Duy tâm thượng Trung Tâm Vạn Năng tạo, là ta thừa nhận có thiên tạo. Như Đất- Nước- Gió- Lửa là thiên tạo, Núi- Sông là thiên tạo, Hành tinh là thiên tạo.
Duy tâm hạ ý thức tương tác tạo, là nhân tạo. Là nhân bản hóa cái gốc của thiên tạo mà ra. Thí dụ như con người làm ra chiếc máy bay là bắt chước từ thiên tạo đã tạo ra con chim. Nên nhân tạo là nhân bản hóa cái gốc của thiên tạo ra.
Như vậy, thế giới loài người đã công chứng là có thiên tạo và đồng thời cũng công chứng là có nhân tạo. Thế thì hiệp thông giữa công chứng thiên tạo và nhân tạo là hoàn toàn có thực trong đời sống của vũ trụ quan và nhân sinh quan.
Nếu khép kín về nhân tạo thì ta thấy con người là tạo ra những thứ mà thiên đã tạo rồi và con người lập lại hoặc sao chép cái nguyên bản gốc của thiên tạo đó. Ví dụ như con chim có trước máy bay.
Như vậy, ý thức tương tác phải theo hệ thống thiên tạo, là theo về nguồn gốc của định luật, qui luật và Công Luật vũ trụ thì mới có thể tạo ra được. Như ta tạo ra một cái nhà thì ta không thể lấy hư không tạo được, mà phải lấy tất cả những chất liệu của vũ trụ đã tạo ra rồi sắp xếp lại để dựng lên thành ngôi nhà. Thì đó thuộc về ý thức tương tác.
Thế nên ta xác định vạn pháp duy tâm tạo, thì không đơn thuần là nhân bản có thể tạo ra tất cả. Mà là Trung Tâm Vạn Năng tạo, còn nhân bản chỉ có sao chép bắt chước của vũ trụ mà thôi. Vì thật ra con người chỉ bắt chước ở một mức độ nào đó thôi, chứ không thể làm được cái nguyên bản chất liệu mà Thống Hóa đã làm. Ví dụ như con người không thể tạo ra nguyên tử năng lượng, vì tính duy nhất và độc lập của giá trị hóa đối với đấng Thống Hóa thì không ai có thể cướp quyền của Trung tâm. Thì đó cũng thuộc về độc tôn.
Như vậy, cái tâm của con người là thuộc về ý thức tương tác, là hội nhập vạn pháp. Nếu hội nhập đúng thì được hưởng thụ, được giải thoát, được trở về. Còn hội nhập sai thì chịu trầm luân mãi trong 6 đường sinh tử.
Còn “đạo luật duy tâm khai” cũng giống như thế. Như vậy, 2 câu này ghép lại thành Đạo- Pháp, và Đạo- Pháp ấy đã vốn có sẵn trong trời đất và loài người. cùng có sẵn trong muôn vật, muôn sự, mà không có thứ gì không có Đạo và Pháp.
Như vậy, Đạo- Pháp không phải chỉ có ở trong chùa mới có. Mà Đạo- Pháp là tổng thể hóa tinh hoa. Đạo- Pháp là có trong tất cả nơi nào có sự sống và có trong tất cả mọi sự chuyển động trong tuần vũ này.
Hôm nay, minh triết đã làm sáng tỏ về Đạo- Pháp và Đạo- Pháp tròn đủ của giá trị hóa đối với tổng thể vũ trụ quan và nhân sinh quan. Như vậy, Đạo- Pháp là quỹ đạo của vũ trụ, quỹ đạo của muôn loài và pháp tính hóa pháp thể và phương pháp hóa pháp thể cùng tất cả các thứ trên đời này đều có phương trình pháp và hóa pháp.
Ta phải hiểu Đạo- Pháp là không có cục bộ trong thời gian và không gian của bên này- bên kia, hoặc bên đông- bên tây, hoặc nhà anh, nhà tôi. Mà ta phải hiểu theo minh triết là tất cả loài người đều có Đạo- Pháp, nhưng khác nhau là Đạo- Pháp còn biên bìa, Đạo- Pháp đi vào thịt, Đạo- Pháp đi vào xương, vào máu và Đạo- Pháp đi vào cốt lõi tinh hoa. Đạo pháp ta có thể gọi chung, là tất cả đều nằm trọn vẹn trong và ngoài, trên và dưới không chỗ nào mà không có Đạo- Pháp.
Thí dụ như một cái cây thì gồm có võ cây, giác cây, lõi cây. Nhưng tất cả được gọi chung là cái cây.
“Vạn pháp duy tâm tạo, đạo luật duy tâm khai”, thống nhất Đạo- Pháp trong cội nguồn vô tận của vũ trụ quan và nhân sinh quan. Không có nơi nào mà không có đạo pháp của chư Phật, Bồ Tát, Thánh nhân, không có nơi nào mà không có Đạo- Pháp của Thống Hóa. Và không có nơi nào mà không có Đạo- Pháp của duy ngã đại thể, trên mặt bằng hóa nhiều chiều hướng khác nhau đều thống nhất trong Đạo- Pháp vũ trụ và nhân sinh đều trở thành một gốc.

0 nhận xét:

Đăng nhận xét

Ví bạn hãy dùng ngôn ngữ lịch sự, tôn trọng lẫn nhau, mỗi người có cấp độ trình độ riêng nên không nên phán xét nếu không thông hiểu. Xin cảm ơn!